Sự hồng truyền của Pháp Luân Đại Pháp và bùng phát của siêu tân tinh

Tác giả: Vân Hải

[Chanhkien.org] Gần đây, các nhà thiên văn học đã quan sát được nhiều hiện tượng thiên văn kỳ thú, ví dụ như sự hình thành của siêu tân tinh và sự va chạm các thiên hà. Người Trung Quốc cổ đại tin rằng “Thiên nhân hợp nhất”, và rằng thông qua quan sát thiên tượng có thể dự báo sự biến động của xã hội nhân loại.

Sự hồng truyền của Pháp Luân Đại Pháp là một đại sự cực kỳ hy hữu trong lịch sử nhân loại, nên tất nhiên cũng phản ánh qua thiên tượng. Thực ra, trong những năm Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền, từ năm 1992 cho đến nay, các nhà khoa học đã quan sát được rất nhiều biến hóa thiên tượng kỳ diệu. Bởi vì dữ liệu các quan sát này là khá rải rác và cũng bị ảnh hưởng bởi sự phát triển của công nghệ, nên rất khó để thống kê các thay đổi này. Nhưng các quan sát về bùng phát siêu tân tinh đã được ghi lại và được theo dõi trong một thời gian dài. Các dữ liệu được ghi lại là khá đầy đủ và công nghệ được sử dụng để quan sát siêu tân tinh cũng khá ổn định, do đó chúng ta có thể cung cấp một phân tích thống kê về bùng phát siêu tân tinh.

Bùng phát siêu tân tinh (supernovae) là chỉ hiện tượng một ngôi sao bùng nổ, phát phóng một lượng lớn năng lượng trong một khoảng thời gian ngắn. Siêu tân tinh “1987A” được phát hiện năm 1987 là một ví dụ điển hình. Khi bùng phát siêu tân tinh xảy ra, chỉ trong vòng vài giờ, độ sáng của nó gia tăng đến mức có thể nhìn thấy bằng mắt thịt và kéo dài trong vài tháng trước khi tối trở lại.

1. Nguồn dữ liệu

Tất cả dữ liệu trong bài được lấy từ: http://www.cbat.eps.harvard.edu/lists/Supernovae.html (The Central Bureau for Astronomical Telegrams – CBAT, hoạt động tại Đài quan trắc Vật lý-Thiên văn Smithsonian). Website này liệt kê tất cả các vụ bùng phát siêu tân tinh được phát hiện từ năm 1006 cho đến nay.

2. Thiết bị nghiên cứu đã cải tiến hay thiên tượng đã thay đổi?

Số đo cường độ của mỗi vụ bùng phát siêu tân tinh khi phát hiện cũng được liệt kê trong website ở trên. Số đo càng nhỏ cho thấy cường độ càng lớn. Khi công nghệ và thiết bị quan sát đang trở nên ngày càng chính xác, ngày càng nhiều hiện tượng đã được phát hiện. Để tránh bị ảnh hưởng bởi độ chính xác gia tăng của thiết bị, chúng ta chọn số đo cường độ 20 như là điểm mốc tham chiếu, bởi vì công nghệ năm 1950 đã có thể phát hiện mức bùng phát siêu tân tinh này. Lấy ví dụ, trước đây người ta chỉ có thể phát hiện siêu tân tinh có số đo cường độ tương đương hoặc ít hơn 18, bởi vậy 100% các phát hiện là các siêu tân tinh có cường độ lớn hơn 18. Khi máy móc đã có thể phát hiện siêu tân tinh với số đo cường độ 20, thì người ta có thể quan sát siêu tân tinh có cường độ nhỏ hơn 18, tức là tỷ lệ % các phát hiện siêu tân tinh cường độ lớn hơn 18 được giảm thiểu, do đó cường độ trung bình cũng giảm xuống theo. Nói cách khác, nếu siêu tân tinh quan sát được có số đo cường độ lớn hơn 20 bị ảnh hưởng bởi độ nhạy của máy móc, thì tỷ lệ siêu tân tinh có cường độ lớn hơn 18 sẽ bị giảm xuống hàng năm với độ nhạy gia tăng của máy móc. Cường độ trung bình siêu tân tinh có số đo cường độ ít hơn hoặc bằng 20 sẽ giảm xuống hàng năm. Hình 1 minh họa tỷ lệ % các siêu tân tinh được phát hiện mới đây với cường độ lớn hơn 18 trong tất cả các siêu tân tinh có số đo cường độ lớn hơn hoặc bằng 20 theo hàm thời gian. Có thể thấy sau năm 1990, có cả tăng và giảm trong tỷ lệ các vụ bùng phát siêu tân tinh mạnh. Trong hình 2, chúng ta minh họa cường độ trung bình của siêu tân tinh có số đo nhỏ hơn 20 theo hàm thời gian từ năm 1990. Chúng ta có thể thấy có cả tăng và giảm trong cường độ trung bình này và sự thay đổi tương đương là nằm trong độ lệch chuẩn. Bằng cách này, ảnh hưởng có thể từ độ nhạy của máy móc trong phát hiện về siêu tân tinh, với số đo cường độ lớn hơn hoặc bằng 20 đã được loại bỏ.

Hình 1: Siêu tân tinh với cường độ mạnh hơn 18 trong % những siêu tân tinh có số đo cường độ lớn hơn 20 theo hàm thời gian tính từ năm 1990.

Hình 2: Cường độ trung bình của siêu tân tinh có số đo cường độ nhỏ hơn 20 theo hàm thời gian tính từ năm 1990.

Hình 3 thể hiện số siêu tân tinh được phát hiện kể từ năm 1980 với số đo cường độ nhỏ hơn 20. Từ hình 3, người ta có thể thấy số siêu tân tinh đạt đỉnh vào năm 1992. Năm 1999, số siêu tân tinh đạt một đỉnh mới và giữ nguyên cho tới năm 2000. (Giá trị thấp vào năm 2002 là do dữ liệu không đầy đủ chỉ trong 5 tháng). Người ta đều biết rằng Pháp Luân Đại Pháp được giới thiệu ra công chúng năm 1992 và bị bức hại tại Trung Quốc từ năm 1999. Liệu có thể là ngẫu nhiên không?

Hình 3: Số siêu tân tinh với số đo cường độ nhỏ hơn 20 từ năm 1980-2002.

Hình 4: Số siêu tân tinh với số đo cường độ nhỏ hơn 20 từ năm 1980-2012.

Mặc dù những siêu tân tinh này cách rất xa trái đất, chúng vẫn không nằm ngoài câu nói của người Trung Quốc xưa: “Quan sát thiên tượng vào ban đêm” (Dạ quan thiên tượng). Người cổ đại không chỉ quan sát thiên tượng trong hệ mặt trời, mà còn quan sát những tinh thể rất xa xăm. Người cổ đại có thể dự báo đại sự sắp xảy ra trong vài ngày, hoặc thậm chí vài tháng dựa trên quan sát thiên tượng diễn ra ở những tinh thể xa xôi. Những ví dụ như vậy có thể được tìm thấy ở bất cứ đâu trong văn hiến lịch sử Trung Quốc. Chúng ta biết rằng tinh thể gần nhất ngoài hệ mặt trời nằm cách chúng ta vài năm ánh sáng. Sự việc trên bầu trời và sự việc dưới mặt đất là có liên hệ với nhau. Mặc dù quan hệ này nằm ngoài tầm hiểu biết của khoa học hiện đại, nó đã được hiểu thấu bởi người Trung Quốc cổ đại: “Khoa học của Trung Quốc cổ đại khác với khoa học hiện nay mà chúng ta học từ phương tây, nó đi theo một con đường khác, có thể đưa đến trạng thái khác.” (“Chuyển Pháp Luân” – Bài giảng thứ bảy). Khi vũ trụ phát sinh một biến đổi vĩ đại, sẽ có biến hóa thiên tượng và biến đổi tương ứng ở thế gian con người. Loại “trùng hợp” này thực ra không kỳ lạ chút nào.

Tham khảo:

1. http://www.cbat.eps.harvard.edu/lists/Supernovae.html
2. http://www.cbat.eps.harvard.edu/index.html

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2002/6/22/16531.html
http://www.clearwisdom.net/emh/articles/2002/6/25/23460.html