Mạn đàm về Thần và khoa học

Tác giả: Đệ tử Đại Pháp

[Chanhkien.org] Bởi vì khoa học không thể chứng minh sự tồn tại của Thần, nên nhiều người tuyên bố rằng Thần không tồn tại. Thực ra, chúng ta đều quên mất điểm này: mặc dù khoa học không thể chứng minh sự tồn tại của Thần, nó cũng không thể bác bỏ sự tồn tại đó.

Nếu chúng ta tĩnh tâm và suy ngẫm cẩn thận về điều này, thì sẽ thấy các môn khoa học tự nhiên đều không tuyên bố liệu Thần có tồn tại hay không. Lấy ví dụ, toán học nói với chúng ta rằng 1 + 1 = 2. Đẳng thức này được cho là đúng, bất chấp sự tồn tại của Thần. Vật lý học nói với chúng ta rằng “khoảng cách là bằng thời gian nhân với vận tốc”. Công thức này cũng được coi là đúng bất chấp sự tồn tại của Thần. Hóa học tuyên bố hyđrô + ôxy = nước; điều này là hợp lệ bất chấp sự tồn tại của Thần, v.v.

Điều duy nhất khiến người ta nghi ngờ về vai trò của Thần, đó là thuyết tiến hóa của Darwin. Học thuyết này đã được chấp nhận như một chân lý, bởi vì chúng ta đều được dạy như vậy từ trung học. Một khi được chấp nhận, người ta không còn đặt câu hỏi về nó nữa và coi nó như chân lý. Trên thực tế, học thuyết của Dawin chỉ là một giả thuyết. Bằng chứng duy nhất của Darwin đến từ những khám phá về hóa thạch ở các thời kỳ khác nhau. Rồi ông ta sắp xếp những hóa thạch đó theo một chuỗi thời gian giả định và lấy đó làm bằng chứng ủng hộ giả thuyết về tiến hóa. Có những lỗ hổng lớn trong giả thuyết này. Nếu nó được coi là bằng chứng cho một học thuyết, thì cho tới giờ, chưa có ai tìm thấy hóa thạch người theo “cây tiến hóa” giữa 4 và 8 triệu năm trước, hay chưa có ai tìm thấy các loài chuyển tiếp giữa khỉ và vượn, hay giữa vượn và người.

Từ góc độ thực nghiệm, có nhiều câu hỏi tương tự được đặt ra mà không thể giải thích. Ví dụ, tại sao nước mắt của khỉ và vượn lại không mặn, trong khi nước mắt con người lại mặn? Tại sao vượn từ những vùng khác nhau trên thế giới lại chỉ cho thấy những khác biệt rất nhỏ, mà nếu chúng ta tiến hóa từ vượn thành nhiều chủng tộc khác nhau, thì mỗi chủng tộc lại có khác biệt rất lớn về văn hóa và ngôn ngữ?

Theo nguyên lý tiến hóa, luôn tồn tại “sự giữ lại những gì hữu ích và thoái hóa những gì vô ích” trong các nội tạng khác nhau của tất cả các loài. Tuy nhiên, khoa học hiện đại đã chứng minh rằng 90% não người vẫn chưa được sử dụng. Vậy tại sao những vùng không dùng đến trong não ấy không bị teo mất? Nói cách khác, tại sao não chúng ta lại phát triển nhiều phần “vô dụng” như thế trong quá trình tiến hóa từ vượn thành người? Đây chỉ là vài ví dụ được nêu ra. Ngoài ra, các nhà khoa học ứng dụng công nghệ di truyền đã thu được bằng chứng rằng gene của vượn có xác suất rất thấp để có thể tiến hóa thành người.

Thực ra, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã đặt câu hỏi về thuyết tiến hóa của Darwin. Trong vũ trụ bao la này, con người thật quá ư nhỏ bé. Có thể nào con người thực sự là sinh vật thông minh duy nhất trong vũ trụ? Tại sao câu hỏi này lại ít được tìm tòi khám phá đến thế? Sau cùng, một vị Thần đơn giản là một sinh mệnh cao cấp hơn con người, xét về trí tuệ, năng lực và cảnh giới. Có gì phải sợ hãi khi đề cập đến điều này? Chỉ là vì con người ngày nay coi việc kiếm tiền là quan trọng hơn tất cả. Do đó, càng ít người sẵn sàng suy ngẫm về những câu hỏi kiểu như vậy. Đây là một điều đáng tiếc nhất của nhân loại. Và ngày nay, nhiều nhà khoa học đã quá tự mãn với những thành tựu khoa học của họ trong quá khứ, và kết quả là mất hết tinh thần và can đảm để khám phá những điều chưa biết. Một số người khăng khăng với những lý thuyết xưa cũ và từ chối chấp nhận thực tại khách quan. Đây là điều đáng tiếc nhất của khoa học.

Bằng cách khảo sát lịch sử khoa học, chúng ta sẽ thấy nhiều lĩnh vực khoa học tự nhiên đã từ từ phát triển dưới sự hướng dẫn của các giả thuyết. Chừng nào một giả thuyết hay lý thuyết có thể cung cấp giải thích thỏa đáng cho một số hiện tượng quan sát được, hay cho sự thực nghiệm—và đến lượt nó lại được chứng minh bởi thực nghiệm, thì khoa học ấy sẽ tạm thời được chấp nhận, và được sử dụng để dẫn dắt hành động thực tế. Đó là, cho tới khi có những lý thuyết hoàn hảo hơn thay thế nó, hoặc có những bằng chứng thuyết phục phủ nhận nó, thì nó vẫn được chấp nhận.

Sự thực chứng minh rằng các nguyên lý được giảng bởi Pháp Luân Đại Pháp là khác biệt rất lớn với khoa học hiện đại, xét về tư duy, thuật ngữ và phương pháp. Nó cũng tương tự Trung y khác biệt hoàn toàn với Tây y, xét về lý thuyết và phương pháp luận, nhưng vẫn phát triển như một môn khoa học độc lập. Bản thân Pháp Luân Đại Pháp không chỉ được chứng thực ở mức độ lý thuyết, mà nó còn giải thích được các hiện tượng trong tự nhiên, cuộc sống, xã hội, và vũ trụ, thậm chí còn hoàn hảo và toàn diện hơn. Ở khía cạnh thực hành, nó đã hướng dẫn hàng triệu người tu luyện đạt tới mức phục hồi hoàn hoàn từ các chứng bệnh nan y. Nó cho phép ngày càng nhiều người có được thân thể kiện khang, năng lượng tràn đầy, an hòa vui vẻ từ tận nội tâm, nâng cao tiêu chuẩn đạo đức, hiểu biết mới về đời người, cũng như trạng thái tuyệt diệu khi loại bỏ hoàn toàn sự sợ hãi. Điều này đã được chứng thực bởi hàng triệu học viên Pháp Luân Công thông qua tu luyện.

Nhiều điều khoa học thực chứng không thể giải thích đã được giải thích bởi Pháp Luân Đại Pháp.

Nhiều điều khoa học thực chứng không thể đạt được đã đạt được bởi Pháp Luân Đại Pháp.

Chỉ xét từ hai khía cạnh này, Pháp Luân Đại Pháp đã không chỉ là một khoa học, mà còn là một khoa học siêu thường. Tôi hy vọng rằng các nhà khoa học chân chính sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn về thế nào là khoa học thực sự.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2002/1/10/13263.html
http://pureinsight.org/node/997