Trải nghiệm sự tuyệt diệu của Đại Pháp qua nhạc Phổ Độ

Tác giả: Tử Vi

[Chanhkien.org] Sau khi đọc “Giảng Pháp tại hội nghiên cứu sáng tác mỹ thuật [2003]” của Sư phụ, tôi muốn chia sẻ với các bạn đồng tu điều tôi đã trải nghiệm trong vài năm qua. Trong thời điểm khốc liệt nhất của cuộc bức hại tại Trung Quốc, âm nhạc Đại Pháp đã giúp tôi có được tĩnh lặng trong nội tâm và sự can đảm. Ngoài ra, nó cũng là một cách tuyệt vời và hiệu quả để giảng chân tướng. Đồng thời, nó cũng giúp các bạn đồng tu của tôi ở trại lao động. Lắng nghe và hát theo bản nhạc này đã giúp tôi có được hiểu biết sâu hơn về Pháp, cũng như chứng nghiệm sâu sắc hơn sức mạnh của Đại Pháp.

Năm 2002, tôi đã bị thương nặng bởi cuộc bức hại tà ác. Trong khi phục hồi, tôi thường ngân nga nhạc Phổ Độ. Mặc dù thích hát, tôi không ngường nghe quá nhiều nhạc Phổ Độ trước cuộc bức hại. Tuy nhiên, trong lúc dưỡng sức, Sư phụ đã ban cho tôi sức mạnh và tôi đã dần nhớ lại nhạc Phổ Độ, cho tới khi tôi có thể ngân nga toàn bản nhạc. Tôi đã không có sách vào thời điểm đó, vì vậy Phổ Độ và Hồng Ngâm được viết lên một tờ giấy và trở thành công cụ học Pháp chính của tôi. Ban đầu, tôi đã không thể đọc được tốt các nốt nhạc, nhưng trong quá trình hát nhạc Phổ Độ, trí huệ của tôi đã được mở ra và tôi có thể nhận biết các nốt nhạc. Điều này khiến tôi hát được các nốt nhạc đó. Vẻ đẹp và sự thánh khiết của âm nhạc Đại Pháp đã đi theo tôi suốt thời điểm khó khăn nhất trong tu luyện.

Năm 2001, tôi rời khỏi nhà. Trong thời gian đó, để khích lệ nhiều đồng tu hơn nữa bước ra chứng thực Pháp, tôi đã viết và in các nốt nhạc, rồi đưa chúng cho các học viên khác. Chúng tôi hát cùng nhau, và một học viên bắt đầu khóc. Cô ấy nói cô sẽ hát bài Phổ Độ trong bữa tiệc tại đơn vị cô. Đôi khi đang hát, tôi cũng cảm thấy muốn khóc. Tôi đã nói với các học viên khác: “Trong bản nhạc này, tôi có thể cảm nhận được sức mạnh to lớn và sự vĩ đại của Sư phụ. Tôi cảm thấy đoạn cao trào ở cuối bài đại biểu cho tiến trình Chính Pháp hiện nay. Khi gần kết thúc bản nhạc, nước mắt tôi tuôn rơi.”

Trong thời gian ấy, vài học viên và tôi đã tới nhiều nơi để chứng thực Pháp. Khi chúng tôi đi, bất cứ ai cũng sẽ hát nhạc Phổ Độ. Đôi khi, nhiều người đang yên lặng đợi xe buýt, nhưng tôi không thể tìm được chủ đề giảng chân tướng nào cho những người đứng cạnh tôi. Do đó, tôi đơn giản là bắt đầu ngân nga nhạc Phổ Độ, như thể tôi đang hát cho chính mình nghe vậy. Không lâu sau, mọi người bắt đầu chú ý và hỏi: “Chị là nhạc sĩ phải không?” “Không… Bản nhạc này hay chứ?” “Vâng!” “Đây là âm nhạc của Pháp Luân Đại Pháp”. Bằng cách này, tôi đã nói với họ sự thật.

Vào cuối năm 2001, tôi bị giam trong một trung tâm giam giữ. Đó đúng là một địa ngục bao quanh bởi những cánh cổng của quỷ sứ. Không chỉ học viên Pháp Luân Công bị bức hại, mà cả người phụ trách các lớp cũng phải chịu đựng, không ai vui vẻ cả. Trong một vài ngày khi chúng tôi không phải làm việc, mọi người phải tham dự các lớp. Lính gác yêu cầu chúng tôi hát “bài hát chuyển hóa” và các bài hát của tà đảng. Không học viên Pháp Luân Công nào hát cả. Người phụ trách lớp trở nên lo lắng: “Chị có biết chúng ta sẽ phải chịu đựng như thế nào cùng các học viên Pháp Luân Công không? Cuối cùng hôm nay chúng ta có thể hát một số bài hát và vui vẻ, nhưng chị lại không hát. Nếu lính gác ghé vào cửa và thấy im lặng như thế này, tôi sẽ bị phạt.” Thấy sự lo lắng của cô ấy, tôi nghĩ chúng tôi đã không hiểu nhau, do đó tôi nói: “Được rồi, tôi sẽ hát một bài”. “Thật tuyệt”. Người phụ trách lớp cảm thấy rất nhẹ nhõm. Rồi tôi bắt đầu hát nhạc Phổ Độ một cách nhẹ nhàng. Người phụ trách lớp cảm thấy lạ lùng sau khi tôi hát xong đoạn dạo đầu, cô hỏi: “Bài của chị không có lời à? Chỉ có nhạc thôi à?” Tôi nhìn quanh và nhìn vào các học viên. Mọi người đều ngạc nhiên đầy thích thú và một số họ còn ngân nga theo tôi. Nhận thấy mọi người đã hiểu tôi, tôi phớt lờ câu hỏi của người phụ trách lớp và tiếp tục hát. Căn phòng yên lặng một lúc lâu và giai điệu đẹp đẽ khiến môi trường tĩnh lặng và tường hòa.

Sau đó, tôi được chuyển sang một lớp khác, và tôi vẫn tiếp tục hát nhạc Phổ Độ. Bầu không khí trong lớp chúng tôi luôn giống như một ngày lễ. Sau khi rời khỏi đó, người phụ trách lớp vẫn nhớ: “Bản nhạc mà Tử Vi hát thực sự tuyệt vời”. Bất kể ở lớp nào, tôi vẫn luôn giảng chân tướng cho mọi người. Tất cả họ đều thực sự nhận ra vẻ đẹp của Đại Pháp thông qua âm nhạc.

Năm 2002, tôi bị giam trong một trại lao động. Môi trường ở đó rất tà ác. Tôi nghĩ tôi chỉ có thể khích lệ các bạn đồng tu thông qua học Pháp, bất chấp việc bị theo dõi chặt chẽ. Nhằm tránh gây thiệt hại thêm nữa cho các đệ tử Đại Pháp, tôi đã chia sẻ kinh văn mới bằng trí nhớ. Tuy nhiên, tôi thấy rằng trại lao động khuyến khích người ta hát bất kể bài hát nào, và dường như mọi người đều chép các nốt nhạc vào một cuốn sổ. Tôi viết xuống các nốt nhạc Phổ Độ để mọi người có thể hát nó. Các lính canh không biết chúng tôi đang chép bài hát nào. Âm nhạc được viết theo cách tôi có thể chia sẻ nội dung về Pháp ở đó. Sau đó, thêm các học viên đến và họ nói có các bài hát được viết bởi đệ tử Đại Pháp trên Chánh Kiến Net. Họ dạy tôi các bài “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, “Đắc độ”, v.v. Rồi tôi viết xuống các nốt nhạc của những bài hát ấy và đưa cho mọi người. Lính gác không biết chúng tôi đang làm gì. Tôi chia sẻ với các học viên khác: “Cá nhân tôi cảm thấy Phổ Độ và Tế Thế, được gọi là âm nhạc Đại Pháp bởi Sư phụ, cũng là Pháp, và âm nhạc được viết bởi đệ tử Đại Pháp cũng hay giống như các bài viết trên Minh Huệ Net”. Tại nơi tà ác ấy, các bài hát này đã khích lệ mạnh mẽ các học viên, tăng cường chính niệm của những ai bị bối rối và giúp mọi người quyết tâm hơn.

Tôi không thể nhớ được tôi đã hát nhạc Phổ Độ bao nhiêu lần cho các đồng tu trong trại lao động. Trước khi rời trại, tôi đã có một cơ hội khác để hát nhạc Phổ Độ cho một học viên. Trong lần tôi đang hát ấy, người học viên này muốn xen vào nhưng rồi lại thôi. Khuôn mặt cô đầy sự vui mừng và phấn khích. Học viên này đã tu luyện với thiên mục mở, và ngay khi tôi hát xong, cô nói: “Trường này rất tốt. Một bức tường bằng ánh sáng vàng đã dựng lên từ bên này sang bên kia căn phòng. Tôi chưa từng thấy một màu vàng kim nào đẹp như thế, và khi chị hát đến cao trào, trường ấy trở nên ngày càng mạnh và màu vàng kim trở nên ngày càng đẹp!” Cuối cùng tôi đã hiểu ra tại sao trong trại lao động, mọi người bắt đầu khóc khi tôi hát nhạc Phổ Độ. Điều này đã tăng cường tín tâm của tôi rằng âm nhạc Đại Pháp cũng là một Pháp khí, và sức mạnh của Pháp tất nhiên thật vĩ đại.

Từ âm nhạc Đại Pháp, tôi đã hiểu thêm về hàm nghĩa thâm sâu tuyệt diệu của Đại Pháp, nhưng thật khó để tôi diễn đạt thành lời. Tôi thực sự biết ơn Sư phụ vì đã ban cho tôi âm nhạc tuyệt vời của Đại Pháp – một Pháp thật trân quý đối với chúng tôi.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2005/12/9/34888.html
http://pureinsight.org/node/3611