Giải mã văn hóa Trung Hoa (I): Đồ hình cổ xưa hiện Pháp Luân

Tác giả: Chính Ngộ

[Chanhkien.org] Như mọi người đều biết, trong lịch sử Trung Quốc có một số đồ hình gắn liền với dân tộc Trung Hoa, ví dụ Hà Đồ, Lạc Thư, Bát quái, Thái Cực, phù hiệu chữ Vạn (卍), tựa như xuất hiện ngay khi kỷ nguyên lịch sử mới bắt đầu. Trước tiên chúng ta nói về ghi chép liên quan trong văn hiến cổ đại:

Tương truyền vào thời Phục Hy trong Tam Hoàng thời thượng cổ, trên sông Hoàng Hà xuất hiện một con Long Mã (đầu rồng mình ngựa), trên lưng có những điểm đen trắng cấu thành một bức đồ; Phục Hy theo đó mà diễn ra Bát quái, bức đồ này gọi là “Hà Đồ”. Rất nhiều người đều thử một quá trình suy luận như vậy, nhưng đều thất bại, từ đó cho rằng đây chỉ là truyền thuyết. Thực ra điều này là có thật, sau đây tôi sẽ nói về quá trình đưa ra như thế nào. Xin xem hình dưới:

Hình 1: Hà Đồ.

Tương truyền khi Đại Vũ trong Ngũ Đế trị thủy, trên sông Lạc xuất hiện một con rùa lớn, trên lưng rùa mang hoa văn cấu thành một bức đồ, bức đồ gọi là “Lạc Thư”. Xin xem hình dưới:

Hình 2: Lạc Thư.

Có người nói Hà Đồ, Lạc Thư đã được thừa nhận và ghi lại rõ ràng trong văn hiến thời cổ đại, nhưng phù hiệu chữ Vạn (卍) thì không phải của Trung Quốc, mà là sau này Phật giáo truyền nhập vào Trung Quốc mới có. Thực ra điều này không sai; tuy nhiên phù hiệu chữ Vạn (卍) này đã liên tục được lưu truyền tại Trung Quốc, chỉ là vô cùng ẩn giấu. Bí mật này kỳ thực ẩn trong Hà Đồ và Lạc Thư.

Lĩnh vực số học của chúng ta đối với nghiên cứu Lạc Thư là có rất nhiều, bởi vì Lạc Thư rất minh hiển, bất luận là ngang, dọc, trái, phải, chéo thì cộng tổng 3 số đều được 15. Đây chính là ma phương trong số học. Tuy rằng số học hiện đại dường như chưa động chạm đến Hà Đồ, nhưng khoa học cổ đại là có nghiên cứu; kỳ thực từ Hà Đồ này chúng ta có thể nhìn ra một quy luật. Lấy 10 và 5 làm trục. 1-6, 2-7, 3-8, 4-9, bốn cặp số này đều có liên hệ mật thiết với nhau. Trong rất nhiều sách cổ thời cổ đại đều có luận thuật, hơn nữa nhiều ngành học đã vận dụng thành công quy luật này. Ở đây tôi không muốn dẫn giải những thứ này, mà chỉ xin đưa ra mấy câu trong tri thức văn hóa cổ đại Trung Quốc: “Thiên nhất sinh thủy, Địa lục thành chi…” Ai không tin có thể tra thử xem. Tôi có thể đưa ra mấy ví dụ nữa, bàn tính của Trung Quốc cũng sinh ra như vậy. Như mọi người biết, cách tính này kỳ thực là cực kỳ nhanh, vượt qua cả máy tính. Trên bàn tính, 1 và 6 đều là một hạt bên dưới, khác biệt với trên 0 còn có 5. 2-7, 3-8, 4-9, mấy cặp số này cũng như vậy. Điều này thuyết minh rằng giữa mấy số này xác thực là có liên hệ vi diệu. Sự thật chứng minh rằng các quy luật này không chỉ tồn tại, mà còn có tác dụng rất lớn.

Chúng ta đem quy luật loại này đưa vào Lạc Thư thì có thể được tình huống sau. Lấy 5 làm trung tâm, 1-6, 2-7, 3-8, 4-9 lần lượt có 4 cặp số nối liền. Được hình bên dưới:

Hình 3: Quan hệ giữa Lạc Thư và ma phương. Cộng ngang, dọc, trái, phải, chéo thì đều được 15. Nối 1-6, 2-7, 3-8, 4-9 với 5 được phù hiệu chữ Vạn (卍).

Thật kinh ngạc! Cả người Đông và Tây phương đều thấy vậy! Tiêu chí của Phật gia—phù hiệu chữ Vạn (卍). Chúng ta biết rằng phù hiệu chữ Vạn (卍) này đều từng xuất hiện tại Ấn Độ và Tây Âu. Giới học thuật thường cho rằng Trung Quốc cũng đã sớm có, nhưng không có gì để chứng minh. Chẳng ngờ nó ẩn thân tại nơi đây. Hai đồ hình này đã được lưu truyền rất lâu trong lịch sử Trung Quốc. Khi giao thông trong quá khứ còn chưa thông suốt, cả Đông và Tây phương đều có phù hiệu này, liệu có thể là trùng hợp không?

Trong «Chuyển Pháp Luân» chỉ rõ: “Thực ra không chỉ khí công là được lưu lại từ niên đại xa xưa; [mà] Thái Cực, Hà Đồ, Lạc Thư, Chu Dịch, Bát Quái, v.v. đều là [những thứ] di lưu từ tiền sử. Vậy nên chúng ta hôm nay đứng tại góc độ người thường mà nghiên cứu chúng, nhận thức chúng, [thì] chẳng nghiên cứu được gì sáng tỏ. Đứng tại tầng, từ góc độ, trong cảnh giới tư tưởng của người thường, [thì] lý giải không được những điều chân chính [trong ấy].

Chỉ một lời là rõ ngay. Đến đây dường như đã kết thúc rồi, không phải! Kỳ thực chúng ta mới chỉ vừa bắt đầu mà thôi.

Có người có thể nghĩ, lẽ nào là Pháp Luân? Không sai!

Trong giảng Pháp, Sư phụ Lý Hồng Chí đã nhiều lần giảng về vấn đề phản lý tại nhân gian, còn giảng qua câu chuyện Trương Quả Lão cưỡi lừa ngược. Chúng ta nhìn thấy đúng là như vậy. Chúng ta biết rằng, có hai phù hiệu căn bản và trọng yếu nhất được lưu truyền từ thời cổ đại. Một là Thái Cực đồ của Trung Quốc, và một là phù hiệu chữ Vạn (卍). Vì nguyên nhân nào, thì trong «Chuyển Pháp Luân» Sư phụ Lý Hồng Chí đã nói rất tường tận rồi. Số lẻ cấu thành Lạc Thư (9 con số), ở trên đã phân tích qua, ở đó ẩn tàng phù hiệu chữ (卍); còn số chẵn cấu thành Hà Đồ (10 con số), ở đó ẩn tàng Thái Cực (sẽ có bài phân tích tường tận sau). Thực ra Thái Cực và phù hiệu chữ Vạn (卍) có nguồn gốc sâu xa hơn Hà Đồ, Lạc Thư nhiều, chỉ là hai phù hiệu tạo nên hai đồ hình. Từ đó chúng ta có thể tìm lại quá khứ. Như vậy chúng ta đã biết phù hiệu chữ Vạn (卍) diễn xuất số lẻ, Thái Cực diễn xuất số chẵn. Các con số trong Lạc Thư chia thành hai nhóm, lần lượt là 1, 3, 5, 7, 9 (5 số lẻ) và 2, 4, 6, 8 (4 số chẵn). Chúng ta dùng phù hiệu chữ Vạn (卍) để thay thế số lẻ trong Lạc Thư, lại dùng Thái Cực để thay thế số chẵn, thì sẽ được một đồ hình, với bốn vị trí chính và trung tâm là phù hiệu chữ Vạn (卍), còn tứ giác là bốn Thái Cực, chính là đồ hình Pháp Luân.

Trong lịch sử, các loại sự tình đều sớm được an bài, hết thảy đều để chúng ta hôm nay có thể nhận thức Pháp. Trong những phần sau, tôi sẽ đàm luận về một số biểu hiện khác mà tôi ngộ được. Thái Cực cấu thành Ngũ hành như thế nào; Thái Cực, Ngũ hành biểu hiện ra sao trong giới tự nhiên và trên thân thể chúng ta; Pháp thượng tầng kéo theo biểu hiện của Pháp hạ tầng trong vật chất xung quanh chúng ta như thế nào, v.v. Sự thật chứng minh rằng «Chuyển Pháp Luân» quả đúng là Thiên Thư, câu nào cũng đều là chân lý, thiên cơ. Văn hóa Trung Quốc xác thực là văn hóa Thần truyền. Chúng ta may mắn sinh ra vào thời Đại Pháp hồng truyền, do vậy phải trân quý cơ duyên vạn cổ khó gặp này; hãy tu luyện Đại Pháp, ra sức tinh tấn, mới không phụ lòng từ bi hồng đại của Phật Chủ.

(còn tiếp)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/5/6/52710.html