Nguyên lý 80/20: Ý nghĩa và nguồn gốc (Phần 2)

Tác giả: Tiểu Nham

[Chanhkien.org]

1. Một số cách biểu đạt của nguyên lý 80/20

Như vậy tiếp theo chúng ta sẽ đưa ra một số cách diễn đạt thông thường của nguyên lý 80/20. Trước tiên chúng ta hãy nói về cách diễn đạt kinh điển nhất—nguyên lý Pareto. Theo nguyên lý Pareto, thông thường 80% hồi báo, sản xuất và kết quả của chúng ta đến từ 20% đầu vào, nỗ lực và nguyên nhân; tức là chỉ 20% đầu vào quyết định 80% đầu ra. Đây là một cách biểu đạt tương đối mang tính sản xuất-tiêu thụ. Nếu như đổi thành ngôn ngữ kinh doanh thì thông thường 80% lợi nhuận của doanh nghiệp đến từ 20% hạng mục hoặc khách hàng trọng yếu. Tiếp theo, thông qua phát triển lâu dài, nguyên lý 80/20 được ứng dụng trong khoa học về quản lý, rằng 80% giá trị sáng tạo của một doanh nghiệp đến từ 20% nhân tố, và 20% giá trị kia đến từ 80% nhân tố còn lại. Ở đây chúng ta hình như chỉ đổi chữ “lợi nhuận” thành “giá trị”. Từ góc độ doanh số của sản phẩm hoặc kinh doanh của doanh nghiệp mà mở rộng ra, Pareto còn phát hiện ra rằng trong xã hội, thường thì 20% tổng dân số và tổng số người giàu nắm giữ 80% của cải trong xã hội. Những cách nói trên đây tuy khác nhau, nhưng đều thuộc về hình thức diễn đạt của Pareto, thuộc góc độ sáng tạo ra của cải.

Ngoài ra, nguyên lý 80/20 còn có hình thức biểu đạt là “nguyên tắc tiết kiệm công của Zipf” (đương nhiên điều này không thuộc phạm trù sáng tạo ra của cải, mà là một loại biểu thuật về hiệu suất công việc). “Nguyên tắc tiết kiệm công của Zipf” cho rằng, các loại tài nguyên mà doanh nghiệp sử dụng (bao gồm nhân lực, hàng hóa, thời gian, kỹ xảo và các tài nguyên mang tính sản xuất khác) đều tồn tại một loại tự điều chỉnh để thực hiện xu hướng tối thiểu hóa lượng công việc. Cũng là nói rằng, chúng điều chỉnh đến khi 20-30% tài nguyên quyết định 70-80% hoạt động sản xuất liên quan. Đây là cách biểu đạt Zipf (Zipf’s law) của nguyên lý 80/20. Ngoài ra, nguyên lý 80/20 còn có cách biểu thuật về “thiểu số chính yếu” của chuyên gia quản lý chất lượng nổi tiếng Juran; đây cũng là cách biểu thị thuộc về hiệu suất.

Chúng ta biết rằng, trước khi nguyên lý 80/20 được phổ biến rộng rãi, tuyệt đại đa số doanh nghiệp đều cho rằng tính trọng yếu của toàn bộ khách hàng của họ là như nhau. Điều này là nhất trí với tư duy “lượng tính” trong khoa học thực chứng mà Newton khai sáng, cũng là nói rằng với chỉnh thể “hệ thống Newton”, công năng và ý nghĩa của một yếu tố so với yếu tố khác là như nhau; chúng chỉ khác nhau về số lượng hoặc lớn nhỏ, chứ không khác nhau về “chất tính”. Chỉ dưới sự bảo chứng của nguyên tắc “lượng tính” không có “chất tính” này thì phương pháp vi phân mà Newton khai sáng và thủ đoạn “phân chia” của khoa học thực chứng mới có thể được thành lập. Chẳng phải trước đây chúng ta đã từng nói về ví dụ “lợn và nhân bánh” hay sao? Nói đến vấn đề này, cũng là nói “chất tính” đã mất đi thuộc tính sinh mệnh rồi. Tuy nhiên nguyên lý 80/20 lại thay đổi cách nhận thức truyền thống của chúng ta. Nguyên lý 80/20 nói với chúng ta về một “hiện tượng bất cân xứng” giữa đầu vào và đầu ra trong sản xuất, thế nhưng loại “hiện tượng bất cân xứng” này lại tồn tại rộng rãi trong cuộc sống của con người, bởi vậy nguyên lý 80/20 đã trở thành phép tắc cơ bản thông dụng nhất trong lĩnh vực thương nghiệp hiện nay. Kỳ thực cái gọi là “hiện tượng bất cân xứng” này chẳng phải chính là “năng lượng không bất biến” hay sao?! Do đó rất nhiều người không dám nghĩ tới hoặc không dám nói ra, bởi vậy nguyên lý 80/20 thực ra đã lật đổ tư duy của nhân loại. Chính bởi nó mang tính lật đổ, nên Thomas Kuhn mới gọi nó là một cuộc “cách mạng khoa học”. Bởi vì chẳng mấy ai có thể giải thích được nguồn gốc của nguyên lý 80/20, nên nguyên lý 80/20 đã trở thành một loại kết luận mặc nhiên mà người ta chỉ mải mê ứng dụng mà thôi.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/book/html/shan/x076.htm