Vị lai Bát quái phương vị (Phần 2)

Tác giả: Tiểu Nham

[Chanhkien.org]

(I) Lời mở đầu và nguyên do

2. Nguyên do

Nói đến Bát quái, danh từ này đã bị người Trung Quốc thời nay làm biến dị mất rồi. Ví như nói cá nhân này rất “bát quái”, thì chính là nói cá nhân này rất bậy bạ, lời nói ra quá mức độ. Người “bái quái” cũng giống như là tự dưng dựng chuyện vậy. Bởi vì người ta không lý giải được, cho nên hiện tại họ cấp cho danh từ “bát quái” này hàm nghĩa rất thế tục. Kỳ thực đây là không tôn trọng văn hóa truyền thống Trung Hoa và khinh nhờn tổ tiên Trung Hoa, cũng giống như tên món ăn “Phật nhảy qua tường” vậy. Phật là khẩu đoạn chấp trước, làm sao có thể “nhảy qua tường” để đến nhân gian thưởng thức mỹ vị được! Cái gọi là “mỹ vị” ở nhân gian, đối với Phật mà nói cũng tựa như đồ rác rưởi vậy! Đây là bởi vì thế nhân vô tri, nên mới dám nói như thế. Lý giải về Bát quái của con người thế gian cũng giống như thế.

Nói đến Bát quái, tôi cũng cần phải nói về kết duyên của tôi với Bát quái. Người Trung Quốc hiện tại đại đa số là bất tín mệnh, không tin vào vận mệnh. Do chịu giáo dục bởi khoa học thực chứng của phương Tây nên người ta dần dần chỉ tin vào phấn đấu cá nhân và sức mạnh của đồng tiền, hơn nữa người Trung Quốc thời nay còn thực dụng hơn cả người Tây phương. Tuy nhiên tôi cũng giống như những người tu hành, đều là tín mệnh, tin vào vận mệnh. Tôi cho rằng duyên phận với Bát quái của tôi là khá lâu dài, nên muốn “kể từ đầu”; đương nhiên “từ đầu” này chỉ là từ đầu trong kiếp sống này, chứ còn nói về đời trước, thì e rằng rất nhiều người không tin nổi nữa.

Nói là từ đầu, thì cũng là hơn 30 năm trước, cũng chính là mấy năm khi “Cách mạng Văn hóa” vừa mới kết thúc. Khi ấy tôi còn là một thiếu niên liễu lĩnh. Tôi có một vị đồng học, tổ tiên từng làm quan lớn khi Chính phủ Dân Quốc rời Đông Bắc sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc và tiếp nhận rất nhiều sách vở của Hoàng cung Mãn Châu (rất nhiều đều là Phổ Nghi năm ấy đem từ Bảo tàng Cố cung).

Một lần tôi và đồng học đến đó, chỉ thấy mấy gian phòng, khắp nơi là thư tịch; đồng học nói với tôi có thể lấy tùy thích. Khi ấy tôi chọn mấy bản đẹp, trong đó có cuốn «Cổ văn quan chỉ» được khâu chỉ, «Tứ khố toàn thư» trong Bảo tàng Cố cung, còn có «Thần thoại La Mã» xuất bản bằng tiếng Pháp từ thế kỷ 17, v.v. Tôi chọn mấy cuốn với tiêu chuẩn là nhìn đẹp, tốt nhất là văn hay tranh đẹp. Trong đó có một cuốn sách hình gọi là «Hán thượng dịch». Đây chính là lần kết duyên tối nguyên sơ của tôi với «Kinh dịch». Điều đáng tiếc chính là, những cuốn sách còn lại cuối cùng đều bị bán làm phế phẩm, trở thành bột giấy, không còn nữa.

Cầm cuốn «Hán thượng dịch» trở về nhà, tôi hỏi mẹ tôi cái này có nghĩa là gì; mẹ tôi trả lời không được, nói đến hỏi thử bà ngoại xem. Bà ngoại tôi đã học qua trường tư thục, đối với Tứ thư, Ngũ kinh thì thuộc làu làu. Bà ngoại tôi là thầy dạy nhập môn của tôi, từng giảng cho tôi rất nhiều cố sự thời Xuân Thu Chiến Quốc và các điển cổ truyền thống, do đó «Đông Chu liệt quốc chí» đã trở thành sách giáo khoa của tôi hồi còn nhỏ. Thế là sau khi đến bà ngoại, tôi đem cuốn «Hán thượng dịch» cho bà xem. Bà ngoại xem xong nói, mỗi chữ hoặc mỗi câu trong đó thì bà đều hiểu nghĩa, nhưng không biết là nói về điều gì. Tôi nghe bà nói xong thấy rất nhụt chí, sau đó định từ bỏ cuốn «Hán thượng dịch» này. Đây chính là lần kết duyên đầu tiên của tôi với «Kinh dịch». Sự việc đã trôi qua hơn 30 năm rồi. Dưới đây tôi lại nói về duyên phận lần thứ hai của tôi với «Kinh dịch». Lần duyên phận này tương đối lâu dài, trước sau lên tới 8 năm.

Hồi tưởng lại, thấy khi còn trẻ, tôi đã là người rất kiên định theo đuổi khoa học thực chứng. Tôi đặc biệt sùng bái thành tựu vật lý học cận đại. Giấc mơ thời niên thiếu của tôi chính là có thể tiến thêm một bước nữa, học tập vật lý học hoặc nghề nghiệp liên quan đến vật lý học. Xã hội thời bấy giờ giảng “học giỏi Toán Lý Hóa, có đi khắp thiên hạ cũng không sợ”. Đây cũng chính là những năm tôi lần đầu tiên tiếp xúc với «Hán thượng dịch». Tôi đã bắt đầu đọc cuốn «Vật lý học sử», đồng thời bắt đầu đọc sách liên quan đến triết học Newton và tư tưởng Einstein. Ở tuổi của tôi lúc bấy giờ, đây đã là rất quá mức rồi.

Tuy nhiên, đối với hình thành thế giới quan của tôi, ngoại trừ ảnh hưởng của khoa học thực chứng ra, thì còn có một sự kiện ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng của tôi. Đây chính là loạt tiết mục trên truyền hình, gọi là “Hướng về tương lai”, hình như là phim của Đức, nói về bí ẩn Kim tự tháp, bí ẩn Atlantis, bí ẩn đảo Phục Sinh, v.v. “Ồ, khoa học không thể giải quyết tất cả vấn đề, còn có rất nhiều ẩn đố chưa được nhân loại giải thích!” Đây là cách nghĩ của tôi năm ấy, từ đó thế giới quan của tôi cởi mở hơn nhiều, không còn phong bế chật hẹp như trước nữa; tôi cũng không còn coi khoa học thực chứng là một loại chân lý tuyệt đối nữa.

Sau khi vào đại học, vì một số nguyên nhân, tôi không chọn học vật lý học, nhưng vẫn muốn lấy phương pháp vật lý học để vận dụng vào lĩnh vực chuyên nghiệp của tôi. Như một loại sở thích và niềm tin, tôi không hề từ bỏ học tập và nghiên cứu vật lý học. Tôi nghiên cứu chủ yếu về lý luận kết cấu xua tan, nhiệt lực học phi cân đối, luận từ trường, lượng tử lực học, thuyết Tương đối rộng, thuyết Tương đối hẹp cũng nghiên cứu không ít. Tuy nhiên nghiên cứu đi nghiên cứu lại, tôi phát hiện vật lý học cũng không phải là chân lý tuyệt đối; vật lý học dựa trên rất nhiều mệnh đề và giả thiết. Đặc biệt sau khi học về giả thuyết kiểm nghiệm trong thống kê, tôi biết loại giả thiết kiểm nghiệm này kỳ thực là rất chủ quan. Chỉ nằm trong phạm vi những giả thiết ấy thì các loại công thức và lý luận mới chính xác. Tuy nhiên một khi vượt qua những mệnh đề và giả thiết ấy, thì công thức và lý luận vật lý học lại không sử dụng được. Cũng chính là nói vật lý học hay là khoa học thực chứng đều không phải là vạn năng, mà chỉ là một loại chân lý tương đối. Sau đó tôi bắt đầu suy ngẫm, thấy rằng tính chân lý của khoa học là hữu hạn, là tương đối; như vậy tôi phải đi đâu đó để tìm tri thức hoặc chân lý cao hơn. Cá nhân tôi rất thích tư duy lô-gíc, thế là sau đó tự nhiên nghĩ đến mặt đối lập của khoa học—tôn giáo (thực ra cũng không phải là đối lập, chỉ là khi ấy tôi nghĩ như thế). Do đó tôi bắt đầu nghiên cứu khá hệ thống các loại tri thức tôn giáo, ví dụ Cơ Đốc giáo, Thánh Kinh, Phật giáo, Đạo giáo, v.v. Khi ấy, tôi gặp được một vị bằng hữu A, là bằng hữu của cha mẹ tôi, sau đó trở thành bạn vong niên của tôi. Bằng hữu A bắt đầu dẫn dắt tôi tiếp xúc có hệ thống với văn hóa truyền thống Trung Quốc và tư tưởng Phật giáo. Sau đó tôi học mệnh lý học, xem tướng và tứ trụ bát tự, v.v. thậm chí tôi đã từng xem bói cho hơn 100 vị bằng hữu. Đây là thời kỳ tiếp xúc với Bát quái lần thứ hai của tôi. Tôi không chỉ xem các loại bản đọc «Kinh dịch» bạch thoại, mà còn tìm được mấy bản «Chu dịch» đã được phiên dịch thành Anh văn từ những năm 1930. Lúc bấy giờ tôi rất kinh ngạc, ảnh hưởng của «Chu dịch» đã sớm lan ra nước ngoài, vậy mà trong hệ thống giáo dục của chúng tôi khi ấy thì một chút cũng không có. Sau đó thông qua đọc rất nhiều bản dịch Anh văn, tôi đã có hiểu biết sâu hơn về bản «Kinh dịch» bằng tiếng Trung. Ví dụ Anh văn dịch «Kinh dịch» là “The Book of Change”; từ “change” là một tầng lý giải mới đối với “dịch” (biến hóa); trước đây tôi nghĩ «Kinh dịch» chỉ là một cái tên sách mà không ngộ được hàm nghĩa sâu hơn của chữ “dịch”.

Trong thời gian ấy, đối với nghiên cứu «Kinh dịch» của tôi còn có một động lực thúc đẩy, là gì vậy? Chính là tư tưởng binh pháp truyền thống của Trung Quốc. Thời ấy tôi rất hứng thú với «Binh pháp Tôn Tử» cũng như các tác phẩm tương quan, và những tư tưởng này cuối cùng đã trở thành một bộ phận trong hệ thống lý luận luận văn Tiến sĩ của tôi. Trong binh thư có một bản «Tam thập lục kế». «Tam thập lục kế» tại Trung Quốc có thể nói là người người đều biết, thế nhưng rất ít người chân chính nghiên cứu nó. «Tam thập lục kế» trở thành sách vào triều Minh, mỗi kế trong cuốn sách đều sử dụng nguyên lý trong «Kinh dịch» để giải thích. Điều này đối với tôi là một gợi ý rất lớn. Ví dụ cổ nhân dùng các số 6, 7, 8, 9 để biểu thị các hạng ứng dụng. Trong đó 6, 8 là Âm, 7, 9 là Dương. «Kinh dịch» dùng 6 để đại biểu Âm, lấy 9 để đại biểu Dương, ví như thượng cửu, thượng lục, sơ cửu, cửu nhị, cửu ngũ, v.v. Dương 9 Âm 6 chính là khái niệm hào của Âm Dương, và không chỉ có vậy. Thượng cửu, sơ lục, trưởng nam, thiếu nữ, vị trí trưởng ấu, Dương trưởng Âm thiếu; ở đây còn có khái niệm về hào vị. Điều này rất có quan hệ với ý nghĩa “trưởng nam thiếu nữ” của “Hậu thiên Bát quái phương vị”. Ví như, “trưởng nam” đối ứng với 9, đại biểu Dương, Dương 7, 9 đứng đầu lấy làm trưởng giả, Dương giả là 9, làm trưởng, tức trưởng nam; “thiếu nữ” đối ứng với 6, đại biểu Âm, Âm 6, 8 đứng đầu lấy làm thiếu giả, là 6, làm thiếu, tức thiếu nữ.

Trở lại đề tài chính, như vậy vì sao gọi là «Tam thập lục kế»? Lẽ nào trí tuệ Trung Quốc chỉ có 36 cái thôi sao? Đương nhiên không phải vậy. «Tam thập lục kế» có nghĩa là gì? Chúng ta biết rằng, 6 đại biểu Âm, binh gia giảng chính là âm mưu quỷ kế, do đó lấy ý là 6×6=36; “lục” đại biểu ý là âm mưu, tam thập lục thuộc về âm của âm, chứ tuyệt không phải trí tuệ Trung Quốc chỉ có 36 cái.

Bởi vì «Tam thập lục kế» là dùng tư tưởng 8×8=64 quẻ trong «Kinh dịch» để tiến hành giải thích, nên khi ấy tôi nghĩ, liệu có thể lấy một bộ phận quẻ tượng trong «Kinh dịch» để dùng cho nghiên cứu quan hệ “mô hình xung đột đối kháng” của xã hội nhân loại hay không. Liệu có thể đem điều này áp dụng vào nghiên cứu xung đột xã hội “phi đối kháng”, ví dụ kinh tế hay không. Đây chính là cách nghĩ lúc bấy giờ của tôi. Sau đó tôi bắt đầu nghiên cứu «Kinh dịch» khá hệ thống, thậm chí còn tham gia các khóa học chuyên nghiệp, dùng phương pháp thống kê học để viết mấy bài luận văn học kỳ chuyên thảo luận về quan hệ giữa «Kinh dịch» và «Tam thập lục kế».

Chúng ta biết rằng, Dịch học có thể phân thành hai nhánh lớn là Nho học và Đạo học; Khổng Tử làm thập dực, càng chú trọng về bộ phận tư tưởng trong Dịch học, thuộc về Nho học dịch; còn Đạo học dịch càng chú trọng vào thuật số và toán lý. Tuy nhiên sau khi Đổng Trọng Thư thời Tây Hán độc tôn Nho thuật, Nho học dịch được đưa vào căn phòng thanh lịch, còn Đạo học dịch đi vào bí truyền trong dân gian. Trên thực tế, những thư tịch về Dịch học mà chúng ta thấy ngoài xã hội hiện nay đều thuộc về Nho học dịch, còn những họ lớn thuật toán trong lịch sử như «Mai hoa thi» của Thiệu Ung triều Tống, «Thôi bối đồ» của Viên Thiên Cang triều Đường, «Thiêu bính ca» của Lưu Bá Ôn triều Minh đều thuộc về Đạo học dịch, hơn nữa đều là những dự ngôn vĩ đại truyền tụng cổ kim.

Nói thẳng ra, trong thời kỳ này tôi chủ yếu mới chỉ dừng lại ở tầng diện gọi là “thuật” khi nghiên cứu và lý giải «Kinh dịch»; coi như học được thủ pháp này, toán pháp kia. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng thủ pháp chân chính là không thể từ Nho học dịch lưu truyền trong xã hội mà nắm được, cũng không thể từ cái gọi là thủ pháp và thuật số xuất bản ngoài xã hội để tìm được đáp án; những thứ chân chính đều là bí truyền cả! Toán lý chân chính, trong các sách này đều không có giảng.

Sau đó tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, do đó đã vứt bỏ những thứ này, không lại hiếu kỳ về cái gì gọi là cát hung nữa, không lại tìm tòi tiểu đạo về vận mệnh nữa. Vậy là duyên phận thứ ba đối với «Kinh dịch» của tôi đã kết thúc. Thật ra, đây là thời kỳ tôi học tập khá có hệ thống về «Kinh dịch». Tuy nhiên tư tưởng chân chính đằng sau những tri thức này (không chỉ tư tưởng triết học của Nho học dịch, mà tư tưởng toán lý và quy luật vũ trụ ẩn đằng sau) vẫn còn là đám sương mù, không cách nào từ bản chất, từ cơ chế mà thấy rõ ràng được. Kể từ đó, bởi vì đã học Đại Pháp rồi, đối với các chủng lý luận thế tục và sách vở ngoài xã hội tôi không còn hứng thú nữa, cũng không lại quan tâm đến học thuyết nào đó nơi người thường nữa, bởi vì những thứ đó rất đơn giản, không có gì là thật cả, nhìn một cái là biết ngay.

Lại khá nhiều năm qua đi như vậy. Đến năm 2005, do yêu cầu công tác, tôi cần phải tiến hành nghiên cứu các tư tưởng quản lý khác nhau ở cả Đông và Tây phương. Xuất phát từ gợi ý từ tư tưởng Bát quái phương vị, một ngày kia (có lẽ là tầm ngày 20 tháng 8 năm 2006) tôi đưa ra kết cấu nghiên cứu song bàn, trong là “nhân bàn”, ngoài là “thiên bàn”. Đồng thời tôi cũng phát hiện trong thể hệ tư duy Tây phương không hề có khái niệm về “vị trí” (khái niệm bối cảnh “context” là sau lý luận hệ thống mới có). Tôi phát hiện tư tưởng Tây phương bao giờ cũng tìm kiếm một loại góc độ quan sát tuyệt đối. Còn tư tưởng Bát quái, người phân Âm Dương, là dùng hào để biểu thị {hào gồm có hào Âm biểu thị bằng nét đứt và hào Dương biểu thị bằng nét liền}. Ngoài khái niệm về hào ra, còn có khái niệm về hào vị {vị trí của hào trong quẻ}, đây là điều không có trong truyền thống nghiên cứu Tây phương. Thông qua mô hình song bàn, căn cứ quan hệ tương hỗ giữa “chủ thể” và “khách thể” (tương đương với hào) cũng như “chủ vị” và “khách vị” (tương đương với hào vị), tôi đã nghiên cứu về “thiên nhân hợp nhất” trong truyền thống Đông phương và “tri hành hợp nhất” trong phương thức biểu đạt Bát quái. Tôi cũng nghiên cứu dưới điều kiện “Âm Dương phản bối”, quan hệ đảo ngược giữa “chủ thể” và “khách thể” trong tư tưởng Tây phương, cùng cái gọi là “khách quan” được nhấn mạnh trong tư tưởng Tây phương, cũng như vấn đề lai nguyên trong tư duy về thủ đoạn “vật chất”. Đây là bắt đầu lần tiếp xúc thứ ba của tôi với «Kinh dịch».

Lần này khác với những lần trước chính là, bởi vì bản thân là người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đã nhiều năm, hiểu rằng rất nhiều chỗ trong «Chuyển Pháp Luân» đều là tiết lộ Pháp lý tầng thứ cao trong vũ trụ. Những vấn đề Dịch học trước đây nhìn không ra, những cơ lý đằng sau «Kinh dịch» mà trước đây không phát hiện ra thì nay đều minh bạch cả, thậm chí chỉ nhìn một cái là rõ ngay. Từ đó tôi dễ dàng đưa ra những phát hiện về lý luận. Trong thời gian này tôi cảm nhận sâu sắc rằng, không phải bản thân có bản sự gì, cũng không phải bản thân thông minh thế nào, vậy mà trong bao nhiêu năm căn bản không xem lại «Kinh dịch», nói gì đến nghiên cứu, thế nhưng chỉ nhìn một cái đã minh bạch rồi, đây hoàn toàn là công của Pháp Luân Đại Pháp. Bộ Pháp này quả thực là quá vĩ đại, có thể khai mở hết thảy bí ẩn trong vũ trụ. Những yêu cầu trong công tác và nghiên cứu của tôi hết thảy đều nằm trong bộ Đại Pháp này. Trong khoảng thời gian này, cụ thể là ngày 2 tháng 9 năm 2006, tôi đã vận dụng cơ lý xoay chuyển Pháp Luân của Pháp Luân Đại Pháp để suy ra nguyên lý chuyển từ “Tiên thiên Bát quái phương vị” sang “Hậu thiên Bát quái phương vị”.

Sau khi tìm được cơ lý “Hậu thiên Bát quái phương vị”, tôi cảm thấy chẳng để làm gì và còn định bỏ tại đó, không định nghĩ đến nó nữa.

Lần này, nguyên do lần kết duyên thứ tư của tôi với «Kinh dịch» là như thế này. Hai tháng trước, tôi một lần nữa gặp lại bằng hữu A; tôi hỏi ông căn cứ nghiên cứu cổ tịch, mệnh lý học và thuật số bao nhiêu năm của ông thì ông có biết ai đã hiểu được năm xưa Văn Vương đã suy luận “Hậu thiên Bát quái” từ “Tiên thiên Bát quái” như thế nào? Bằng hữu A trả lời rằng ông chưa từng nghe nói có ai nghiên cứu ra điều này, chỉ biết mệnh lý thuật số mấy nghìn năm qua đều kiến lập trên cơ sở “Hậu thiên Bát quái” của Văn Vương. Còn Văn Vương đã suy ra “Hậu thiên Bát quái” như thế nào thì e rằng chẳng ai biết, ngoại trừ mấy pháp môn bí truyền của Đạo gia thì may ra có người biết. Sau đó tôi nói với bằng hữu A rằng tôi đã suy ra được rồi. Bằng hữu A giật mình.

Đây còn chưa phải toàn bộ chỗ mấu chốt của vấn đề. Chỗ mấu chốt là đoạn đối thoại sau đó giữa tôi và bằng hữu A. Bằng hữu A nói: “Ông đã có thể từ ‘Tiên thiên Bát quái’ mà suy ra “Hậu thiên Bát quái’, vậy thì nhất định ông có thể từ ‘Hậu thiên Bát quái” suy ra ‘Vị lai Bát quái'”.

Có lẽ có độc giả đã biết rằng, trong giới mệnh lý học, ngay từ cuối những năm 80 thế kỷ trước, rất nhiều “cao nhân” đều biết thiên tượng của vũ trụ hiện nay đã biến đổi rồi. Văn Vương năm xưa đưa ra “Hậu thiên Bát quái” cũng chính hợp với biến đổi thiên tượng lúc ấy giờ; xem bói dùng “Tiên thiên Bát quái’ không còn linh nữa, do đó Văn Vương tất phải căn cứ biến hóa thiên tượng khi ấy để đưa ra một bộ “Hậu thiên Bát quái” thích ứng với thiên tượng mới. Hiện tại 3.000 năm đã qua rồi, lại tới thời đại biến hóa thiên tượng rồi, do đó căn cứ thuật số trong «Dịch lý», bất luận là xem bói bốc quẻ hay tứ trụ bát tự cũng đều không chuẩn xác nữa. Thiên tượng đã cải biến rồi, tất cả thuật số toán pháp kiến lập trên cơ sở “Hậu thiên Bát quái phương vị” đều không còn linh nữa. Bằng hữu A đã rất sớm nói với tôi, hiện tại gieo quẻ đã không còn linh nữa, nhưng xem tướng thì còn được, là vì tướng do tâm sinh, có thể tùy thiên tượng biến hóa mà biến hóa, thế nhưng quẻ tượng thì đã không thể sử dụng được nữa. Từ đó bằng hữu A cứ nghĩ rằng, hiện tại thiên tượng vũ trụ đã biến đổi rồi, dù sao cũng phải có người đứng ra công bố Bát quái phương vị đồ ứng với thiên tượng mới của vũ trụ chứ! Đây là điều mà bằng hữu A nhớ mãi không quên, do đó tự nhiên ông cứ kiến nghị tôi đưa ra “Vị lai Bát quái”.

Đây là sự việc mới xảy ra 2 tháng trước. Bằng hữu A cứ nói, tôi cứ nghe, cũng không có chuyển biến gì. Tối ngày 11 tháng 12, tôi mất ngủ, trằn trọc mãi không ngủ được. Mấy hôm ấy tôi đang chuẩn bị bài diễn thuyết về tư tưởng quản lý kinh doanh xí nghiệp và văn hóa truyền thống, do đó đến tối đại não vẫn khá hưng phấn. Đã quá 2 giờ đêm, tôi vẫn ngủ không được, xem ra cả đêm không ngủ được, thì đột nhiên nghĩ tới sự việc bằng hữu A mời tôi đưa ra “Vị lai Bát quái”. Thế là tôi nghĩ nên thử xem sao, vừa nằm vừa bắt đầu suy nghĩ, nói đến cũng thật thần kỳ, tôi không vẽ hình mà chỉ tính toán trong đầu não, tưởng tượng xem “Vị lai Bát quái” rốt cuộc là thế nào. Cứ như vậy, một tiếng đồng hồ trôi qua, tôi sắp nhắm mắt lại rồi mà vẫn cảm thấy thật khó mà tin nổi, chẳng lẽ đưa ra dễ dàng như vậy ư?!

Suy ra được rồi, tôi vẫn còn chưa yên tâm, thế là sáng sớm hôm sau ngồi dậy đã cầm bút vẽ hình trên giấy, nghiệm chứng một lần nữa. Cách tính toán không có gì, nhưng kết quả bức vẽ lại khiến tôi giật mình. Đây chẳng phải là kết quả Chính Pháp vũ trụ mà Pháp Luân Đại Pháp tiết lộ hay sao?! Đây chẳng phải là kết quả giảng chân tướng cứu thế nhân của vô số đệ tử Pháp Luân Đại Pháp tu luyện trong Chính Pháp ư?! Đây chẳng phải là kết cục cuối cùng của chúng sinh trên thế gian hay sao?! Là thẩm phán tối hậu?! Điều này không khỏi khiến tôi nghĩ về bài thơ “Vô đề” trong tập Hồng Ngâm II của Lý Hồng Chí Tiên sinh, trong đó có câu: “Thần nhân quỷ súc diệt, Vị trí tự kỷ định“.

Ôi chao, kết quả thật đáng kinh ngạc! Văn minh Trung Hoa 5.000 năm chỉ để đợi ngày này! Những ông tổ văn hóa Trung Hoa trong thời đầu của nền văn minh đã sớm đưa đại kết cục 5.000 năm sau vào ẩn đố trong Bái quái! Quả thực là quá thần kỳ, không thể tin được, quá vĩ đại! Những người Trung Quốc đáng quý, các bạn không được có lỗi với tổ tiên nhé! Phải xứng đáng với chiếu cố và an bài vi diệu vô cùng của Thần trên thiên thượng! Đừng để vì món lợi nhỏ trước mắt mà đánh mất cơ duyên đã chờ đợi trong hàng ức vạn năm!

Tôi có một vị bằng hữu là tư vấn quản lý công ty mới đây đã nhiều lần hỏi tôi rằng, xã hội nhân loại vì sao “khởi điểm đã là đỉnh điểm”? Thượng Đế đã có an bài tỉ mỉ trong 5.000 năm qua, mục đích để làm gì? Cuối cùng để nhân loại chúng ta hiểu được điều gì? Đối diện với những câu hỏi này, tôi đã không ngừng từ Pháp lý của Pháp Luân Đại Pháp để giải thích. Tuy nhiên vị bằng hữu này của tôi vẫn không ngừng hỏi. Hai ngày trước, tôi đã đưa phát hiện “Vị lai Bát quái phương vị” nói cho vị này, và vị bằng hữu trông như đang ôm bảo bối trước ngực vậy. Nguyên là tôi không định dùng phát hiện này để giải đáp vấn đề cho bằng hữu, thế nhưng kết quả phát hiện đã giải đáp trọn vẹn những bí mật mà bằng hữu của tôi quan tâm; điều này vượt ra ngoài dự liệu của tôi.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/book/html/8gua/b001.htm