Ngộ thiên cơ của Thần qua «Khải Huyền» của «Thánh Kinh» (Phần 5)

Tác giả: Đường Lý

[Chanhkien.org]

5. Tân thiên, tân địa và tân Jerusalem

Chương 21 «Khải Huyền» của «Thánh Kinh» viết: “Sau đó tôi thấy trời mới và đất mới, vì trời thứ nhất và đất thứ nhất đã qua rồi, và biển cũng không còn nữa.  Tôi thấy thành thánh, là Giê-ru-sa-lem mới từ Đức Chúa Trời, từ trời hạ xuống, và đã được chuẩn bị sẵn như cô dâu trang sức sẵn để đón chồng nàng.” (Khải Huyền, 21:1-2)

Đây là miêu tả sau khi đại kiếp nạn qua đi, nhân loại tiến nhập vào kỷ nguyên mới.

Tân Jerusalem, “Thành được thiết kế vuông vức, với chiều ngang và chiều dọc bằng nhau; vị thiên sứ dùng cây thước ấy đo thành: mỗi chiều là hai ngàn bốn trăm cây số; chiều ngang, chiều dọc, và chiều cao đều bằng nhau.” (Khải Huyền, 21:16) Có nghĩa là thành thánh này chính là toàn bộ chỉnh thể thế giới mới.

Tôi không thấy đền thờ trong thành, vì Chúa, Đức Chúa Trời Toàn Năng, và Chiên Con là đền thờ của thành.” (Khải Huyền, 21:22)

Ban ngày các cổng thành không bao giờ đóng lại, và nơi đó không có ban đêm.” (Khải Huyền, 21:25)

Như vậy thế giới mới là thế giới đại đồng nằm dưới Phật quang phổ chiếu của Chủ Thần, con người chiểu theo Đại Pháp vũ trụ để tu luyện thăng hoa.

Chương 22 «Khải Huyền» viết:

Vị thiên sứ ấy chỉ cho tôi một sông nước sự sống; dòng sông trong suốt như pha lê, chảy ra từ ngai của Đức Chúa Trời và của Chiên Con. Giữa quảng trường của thành, nơi tẻ ra của hai nhánh sông, có một cây sự sống sinh trái mười hai đợt, mỗi tháng một đợt, và lá của cây ấy được dùng để chữa lành các dân.” (Khải Huyền, 22:1-2)

Phước cho người nào giặt sạch áo choàng của mình, để có thể có quyền hưởng trái của cây sự sống và có thể đi qua các cổng để vào thành. Nhưng bọn chó, những kẻ làm tà thuật, những kẻ gian dâm, những kẻ giết người, những kẻ thờ thần tượng, và những kẻ yêu mến và thực hành sự giả dối, đều phải ở bên ngoài.” (Khải Huyền, 22:14-15)

Ở đây, «Khải Huyền» dùng “nước sự sống” để ám chỉ Đại Pháp có thể cứu độ con người, dùng “cây sự sống” sinh trái để ám chỉ những người tu luyện theo Đại Pháp (giặt sạch áo choàng) tu thành chính quả. Còn những người không chịu xóa dấu ấn con thú, không công nhận Đại Pháp và không theo Đại Pháp làm người tốt (không thụ ấn của Thần) đều không có tên trong “sách sự sống” (Book of Life) của Thần, không thể tiến nhập kỷ nguyên mới mà bị đào thải.

Kết thúc của «Khải Huyền» (Chương 22) nhiều lần nhấn mạnh thiên cơ về Chủ Thần sẽ sớm trở lại nhân gian.

Này, Ta đến mau chóng, đem phần thưởng theo với Ta, để thưởng phạt mỗi người tùy việc họ làm. Ta là An-pha và Ô-mê-ga, Đầu Tiên và Cuối Cùng, Khởi Nguyên và Tận Chung.” (Khải Huyền, 22:12-13)

Này, Ta đến mau chóng. Phước cho người vâng giữ những lời tiên tri trong sách này.” (Khải Huyền, 22:7)

Chủ Thần đến nhân gian để trừng trị tà ác, cứu vãn nhân loại, khiến nhân loại được tân sinh, tiến nhập kỷ nguyên mới.

Các dự ngôn cả trong và ngoài Trung Quốc đều có nhiều miêu tả về kỷ nguyên mới của nhân loại. Như Tượng 59 dự ngôn «Thôi Bối Đồ» triều Đường, sấm viết: “Vô thành vô phủ, Vô nhĩ vô ngã, Thiên hạ nhất gia, Trị trăn đại hóa” (Không thành không phủ, Không bạn không tôi, Thiên hạ một nhà, Trị tới đại hóa). Tụng viết: “Nhất nhân vi đại thế giới phúc, Thủ chấp thiêm đồng bạt khứ trúc, Hồ hoàng hắc bạch bất phân minh, Đông tây nam bắc tận hòa mục” (Một người là lớn thế giới phúc, Tay cầm ống thẻ nhổ sạch trúc, Đỏ vàng đen trắng không phân minh, Đông tây nam bắc cùng hòa thuận). Ca ngợi hình thức tu luyện Đại Đạo vô hình của Pháp Luân Đại Pháp, ca tụng Đại Thánh nhân không phân màu da, không phân địa vực, mà từ bi vô lượng phổ độ chúng sinh, khen ngợi kỷ nguyên mới đem đến cho nhân loại thế giới đại đồng tốt đẹp vô hạn.

Để kết thúc loạt bài này, chúng ta hãy cùng nhau ngẫm lại đoạn miêu tả mở đầu «Khải Huyền» của «Thánh Kinh»:

Phước cho người đọc và những người nghe những lời tiên tri này, và vâng giữ những điều đã chép trong đó, vì thì giờ đã gần rồi.” (Khải Huyền, 1:3)

Người viết đột nhiên nghĩ rằng: Nguyên Cơ Đốc giáo là tôn giáo cứu độ người da trắng Tây phương, vì sao thời cận đại lại lưu truyền rộng rãi trong người Trung Quốc da vàng, rất nhiều gia đình đều có một bản «Thánh Kinh»? Chẳng phải là Thần cố ý để nhiều người Trung Quốc có thể đọc «Khải Huyền», tiếp thụ giáo huấn của Thần, tránh nạn tự cứu mà tiến nhập kỷ nguyên mới của nhân loại?

Chỉ cần đọc hiểu «Khải Huyền» thì có thể nhìn thấy rõ an bài trong lịch sử, thấu tỏ Thiên ý và từ bi của Thần!

Chính là:

Thánh Vương Chính Pháp hạ phàm trần,
Đại chiến Chính-tà chấn càn khôn.
Thẩm phán của Thần định công tội,
Chớ theo tà đảng chết vùi thân.

Ghi chú: Để hiểu được toàn bộ nội dung «Khải Huyền», mời quý độc giả đọc loạt bài Chính giải «Thánh Kinh•Khải Huyền».

(Hết)

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2007/6/8/44305.html