Thiển ngộ về từ thiện của con người và từ bi của Phật

Tác giả: Vô Trần

[Chanhkien.org] Đầu năm 2000, vào ngày mùng 6 Tết Âm lịch, tôi rời nhà để cùng hai đồng tu đi khắp toàn quốc hồng Pháp, cũng như chia sẻ nhận thức về tu luyện và quan hệ của nó với Chính Pháp. Trong chuyến đi, chúng tôi đã lắng nghe nhiều câu chuyện cảm động, cũng như những trường hợp bị bức hại nghiêm trọng.

Khi nghe những câu chuyện bức hại đó, ba chúng tôi đã có những phản ứng khác nhau. Xúc động trước khổ nạn to lớn mà các học viên phải gánh chịu, tôi chỉ muốn khóc. Học viên A, tuy nhiên, thường chỉ muốn cười, như thể cô ấy đã thấy ngày càng nhiều học viên bước ra khỏi con người và tiến bước trên con đường trở thành Thần. Học viên B, trái lại, rất bình tĩnh và không có bất cứ cảm xúc đặc biệt nào. Anh đã bước ra chứng thực Pháp kể từ ngày 25 tháng 4 năm 1999, và sau khi chứng kiến nhiều câu chuyện bi tráng, anh có thể đối diện với chúng thật bình tĩnh. Nhìn lại, tôi nhận ra rằng ba phản ứng khác nhau này đại diện cho ba cảnh giới khác nhau. Thực ra, lòng từ bi của một Giác Giả đối với chúng sinh là vượt xa quan niệm con người; người học viên A kia hài lòng khi cô thấy các học viên đã được tịnh hóa và bước đi trên con đường phản bổn quy chân.

Nhìn lại bản thân, tôi thấy mình mới chỉ vừa bước ra khỏi con người và vẫn còn cái tình mạnh mẽ khi đi cùng hai học viên kia. Sau khi nghe những câu chuyện bị bức hại nghiêm trọng khiến gia đình ly tán và các hậu quả không mong muốn khác, tôi thường cảm thấy buồn xen lẫn phẫn nộ. Lúc đầu, tôi không hiểu được các phản ứng từ hai học viên A và B. Khi đề cao trong tu luyện, tôi mới hiểu được rằng lòng từ bi của Phật là khác hoàn toàn lòng từ thiện của con người. Lý trong thế gian con người là phản đảo, và chịu khổ cũng như hoàn trả nghiệp thực sự là một việc tốt. Tất nhiên, chúng ta không thể thừa nhận cuộc bức hại. Ngay sau đó, hai học viên kia đã bị bắt giữ và tôi tiếp tục đi cùng một học viên khác.

Chúng tôi đã đến một thành phố nhỏ, và các học viên ở đó có hiểu biết khá khác về vấn đề bước ra chứng thực Pháp. Một số phản đối điều này, cho rằng nó sẽ dẫn tới bị bức hại thêm nữa và gây tổn thất cho sách Đại Pháp nếu nhà của các học viên bị lục soát. Họ nghĩ các học viên nên tu luyện tại nhà một cách bí mật, và họ thậm chí còn lấy kinh văn “Một đòn nặng” trong «Tinh Tấn Yếu Chỉ» để ngăn chúng tôi. Họ nói rằng chúng tôi đã thiếu “Thiện” khi cứ đi khắp nơi trên toàn quốc, tăng thêm gánh nặng cho các đồng tu, và gây phiền phức cho chính gia đình chúng tôi.

Lúc ấy, mặc dù chưa biết phát chính niệm, nhưng tôi đã bình tĩnh chia sẻ hiểu biết của tôi với họ. Tôi nói rằng, nếu Đại Pháp không bị bức hại thì chúng tôi cũng không cần rời nhà để phản bức hại. Mặc dù gia đình chúng tôi có thể chịu đựng một thời gian, họ sẽ nhận được những hồi báo tốt nhất khi chúng tôi viên mãn trong tương lai. Lý do chúng tôi đi khắp toàn quốc là vì môi trường tu luyện của chúng tôi đã bị đánh phá bởi tà ác và chúng tôi cần tập hợp với nhau để xây dựng lại môi trường—luyện công và học Pháp nhóm—theo như Sư phụ yêu cầu. Tiêu trừ cuộc bức hại chính là một phần của Chính Pháp. Khi các học viên hỏi về gia đình tôi, tôi đã nói với họ rằng mặc dù gia đình tôi không hiểu, nhưng điều họ lựa chọn sẽ quyết định tương lai của chính họ. Nếu tôi ở lại nhà cùng một người thường vì cái tình, chẳng phải họ đã phạm tội khi ngăn cản một Giác Giả hay sao? Không có hai khả năng ấy, điều gì sẽ khiến họ có một tương lai tốt hơn?

Sau khi nghe những lời này, một đồng tu xúc động nói: “Vâng. Chúng tôi không thể viên mãn nếu không bước ra trong hoàn cảnh này. Gia đình chúng tôi đang phạm tội nếu họ ngăn cản chúng tôi bằng cái tình. Xưa nay chữ trung và chữ hiếu khó mà song toàn cho được!” Tôi nói: “Nếu chúng ta ở lại cùng gia đình như những người thường khác, chúng ta cũng chỉ có thể ở bên nhau trong vài thập niên là cùng. Sau đó, chúng ta vẫn phải rời xa nhau trong đau đớn. Dựa trên quan hệ nhân duyên, chúng ta có thể không gặp lại nhau nữa. Mặt khác, nếu chúng ta có thể đạt viên mãn, thì ít nhất họ cũng có cơ hội làm chúng sinh trong thế giới của chúng ta. Điều này mới là vĩnh hằng. Nếu chúng ta so sánh hai khả năng, liệu chúng ta sẽ chọn cái nào để thực sự có trách nhiệm với gia đình?” Các học viên khác thở dài: “Chúng tôi cũng minh bạch, nhưng thật khó để nhắc nổi bước chân nặng nề này.”

Tại đây, tôi đã thấy quyết tâm theo Pháp của họ bị cản trở bởi cái tình của họ đối với gia đình. Điều này cũng đã xảy ra với tôi trong quá khứ. Sau khi trung tâm giam giữ thả tôi vào đêm Giao thừa, tôi đã nhận được nhiều điểm hóa từ các giấc mơ rằng tôi nên bước ra để hồng Pháp. Cuối cùng, trong một giấc mơ, gia đình tôi đã ép tôi rời nhà với cái roi trong tay. Điều này tiếp tục trong vòng 6 ngày, và mỗi ngày đều rất khó khăn, như thể thật là tội lỗi khi cứ ở nhà như vậy. Trong khi ấy, tôi không biết liệu tôi có thể trở về nhà an toàn nếu tôi chọn cách bước ra hay không. Tuy nhiên, cảm giác về trách nhiệm đã thúc đẩy tôi tiến bước và làm những điều tôi nên làm. Cuối cùng, tôi hiểu rằng mặc dù trên bề mặt, gia đình tôi không muốn tôi đi, bởi vì điều đó có thể khiến cuộc sống họ khó khăn hơn, nhưng trên thực tế, bản ngã chân thật của họ đang thúc giục tôi bước ra khỏi con người, cho cả tôi và chính họ.

Cái tình ấy—không sẵn sàng làm tổn thương gia đình bằng cách rời bỏ họ—thực sự dựa trên những quan niệm con người. Nó tồn tại bởi tính ích kỷ. Lòng từ bi chân chính là nhìn thấu qua những hiện tượng bề mặt và thực sự có trách nhiệm với tương lai. Chúng ta biết rằng theo các nguyên lý của Phật gia, không điều gì xảy ra là ngẫu nhiên. Những điều mà gia đình tôi đang phải chịu đựng hôm nay, bởi tôi đã tham gia Chính Pháp, sẽ thực sự mang cho họ một tương lai tươi sáng sau này.

Sau khi tôi hiểu được điều này, một thành viên trong gia đình đã cho tôi một chút tiền để chi tiêu hàng ngày và để tôi có thể bước ra. Một ngày, trong khi thiền định, nguyên thần của tôi ly thể và bay lên trời theo Pháp thân của Sư phụ. Tôi có thể thấy Sư phụ bước đi từng bước về phía trước một cách nặng nề. Tôi cảm thấy không tốt và muốn đến gần hơn. Tuy nhiên, tôi không thể đến gần hơn cho dù tôi đã cố thế nào, mặc dù Sư phụ dường như đi rất chậm. Thấy được nỗi khổ của Sư phụ trong Chính Pháp, tôi đã quyết định trở thành một đệ tử Đại Pháp chân chính, người thực sự ‘trợ Sư Chính Pháp’.

Đã 11 năm trôi qua kể từ khi điều này xảy ra. Giờ đây, một số học viên vẫn không thể bước ra chứng thực Pháp và thoát khỏi cái vỏ con người; một số thậm chí còn bị bẫy trong các loại khổ nạn khác nhau, như bị gia đình can nhiễu hay gặp nghiệp bệnh. Bởi vì Sư phụ không muốn bỏ chúng ta lại đằng sau, chúng ta phải cố gắng hết sức để bắt kịp tiến trình Chính Pháp bằng cách làm tốt ba việc Sư phụ yêu cầu.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2011/1/21/71230.html
http://pureinsight.org/node/6092