Những sự việc được tiên đoán trong «Thôi Bối Đồ» hiện đang phát sinh (3): Tượng thứ 43, 44

Tác giả: Trương Kiệt Liên

[Chanhkien.org] Giới thiệu:

«Thôi Bối Đồ» có thể nói là bộ sách tiên tri thần kỳ được lưu truyền rộng rãi trong dân gian Trung Quốc, bởi vì «Thôi Bối Đồ» dự đoán quá chính xác những sự kiện xảy ra trong lịch sử. Cũng chính vì thế mà «Thôi Bối Đồ» luôn thuộc loại “sách cấm” đối với những người đương quyền Trung Quốc qua các triều đại.

«Thôi Bối Đồ» là cuốn sách sấm do quan Tư Thiên Giám Lý Thuần Phong và ẩn sĩ Viên Thiên Cang đồng biên soạn vào đầu những năm Trinh Quán của triều Đường (năm 627-649 SCN theo Tây lịch), bao gồm 60 hình vẽ (đồ tượng), bản gốc phân thành Quyển 1 (đến Tượng 40) và Quyển 2 (sau Tượng 40). Mỗi bức hình ở dưới đều kèm theo “Sấm viết” và “Tụng viết” bằng thơ, dự ngôn từ triều Đường cho tới nay, tới tận tương lai, về các sự kiện trọng đại phát sinh qua các triều đại Trung Quốc.

Tượng thứ 43: Bắt đầu Pháp Chính Nhân Gian

Tượng 43 «Thôi Bối Đồ».

第四十三象 丙午
Tượng thứ 43 Bính Ngọ

谶曰
君非君 臣非臣
始艰危 终克定

颂曰
黑兔走入青龙穴
欲尽不尽不可说
惟有外边根树上
三十年中子孙结

Sấm viết:

Quân phi quân
Thần phi thần
Thủy gian nguy
Chung khắc định

Tụng viết:

Hắc thỏ tẩu nhập thanh long huyệt
Dục tận bất tận bất khả thuyết
Duy hữu ngoại biên căn thụ thượng
Tam thập niên trung tử tôn kết

Tạm dịch:

Sấm nói:

Vua không vua
Tôi không tôi
Hết gian nguy
Rồi cũng định

Tụng nói:

Thỏ đen chạy vào huyệt thanh long
Muốn biết vĩnh viễn không thể nói
Chỉ có bên ngoài trên căn thụ
Trong ba thập niên con cháu kết

Trong đồ hình là một già một trẻ đang làm động tác trông giống như luyện công, già mặc trang phục thường dân, trẻ mặc quan phục. Thực ra, đây là phản ánh lúc Pháp Chính Nhân Gian, con người đối diện với chân tướng đại hiển, không phân biệt quan dân, bần tiện, cùng đua nhau gia nhập tu luyện.

Hai câu “Quân phi quân; Thần phi thần” chính là trạng thái xã hội lúc ấy. Sau khi Pháp Chính Nhân Gian bắt đầu, người ta đều minh bạch ý nghĩa của sinh mệnh, kết cấu xã hội lúc ấy phát sinh biến hóa hoàn toàn, con người không còn hứng thú với những mưu cầu danh lợi trong quá khứ nữa. Xã hội do các Giác Giả quản lý, con người chuyên tâm tu luyện.

“Hết gian nguy; Rồi cũng định”, loại hình chuyển đổi này đối với tâm lý nhân loại hình thành nên xung kích cự đại, nhân loại bắt đầu quá trình tiêu nghiệp trên phạm vi rộng, hoàn cảnh sinh tồn rất gian khổ. Nhân tâm lúc đầu có chấn động, nhưng cuối cùng con người tâm phục khẩu phục, hiểu rõ cần phải làm như thế nào, phải nắm chắc tu luyện để thoát ly bể khổ như thế nào.

Bây giờ trở lại xem bốn câu tụng của Tượng 43. “Hắc thỏ tẩu nhập thanh long huyệt; Dục tận bất tận bất khả thuyết”. Câu đầu tiên nhất định là chỉ thời gian. “Hắc thỏ”, chỉ có Quý Mão là phù hợp với “hắc thỏ”, trong số các Thiên Can thì Nhâm, Quý chỉ Thủy, Thủy chủ màu đen, Mão chỉ thỏ. “Hắc thỏ” rõ ràng là chỉ năm Quý Mão. Phiên theo lịch Vạn Niên, năm 2023 chính là năm Quý Mão. “Thỏ đen chạy vào huyệt thanh long”, ở đây Đông phương Giáp Ất Mộc thuộc vào thanh long, lại làm chủ mùa Xuân, sự việc này sẽ phát sinh vào năm 2023, mùa Xuân năm Quý Mão. Tuy rằng thời gian đã rõ ràng, nhưng “Muốn biết vĩnh viễn không thể nói”, tình huống cụ thể lúc ấy vẫn rất khó mà xác định, thời gian có thể sớm có thể muộn, là do Thần Chủ nắm giữ.

Hai câu sau “Duy hữu ngoại biên căn thụ thượng; Tam thập niên trung tử tôn kết”, “căn thụ” chắc chắn chỉ người mang họ Lý, bởi vì chữ” (李) do “Mộc Tử” (木子) ghép thành, “Mộc Tử” hàm nghĩa “căn thụ”. “Trong ba thập niên con cháu kết”, Pháp Luân Đại Pháp truyền xuất vào tháng 5 năm 1992, đến năm 2023 là tròn 30 năm. Trong ba thập niên này, Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền trên toàn thế giới cũng như Đại Lục, chính là “ngoại biên căn thụ thượng” “con cháu kết” rồi, đây là an bài lịch sử.

Tượng thứ 44: Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền khắp thế giới

Tượng 44 «Thôi Bối Đồ».

第四十四象 丁未
Tượng thứ 44 Đinh Mùi

谶曰
日月丽天
群阴慑服
百灵来朝
双羽四足

颂曰
中国而今有圣人
虽非豪杰也周成
四夷重译称天子
否极泰来九国春

Sấm viết:

Nhật nguyệt lệ thiên
Quần âm nhiếp phục
Bách linh lai triều
Song vũ tứ túc

Tụng viết:

Trung Quốc nhi kim hữu Thánh nhân
Tuy phi hào kiệt dã chu thành
Tứ di trùng dịch xưng Thiên Tử
Phủ cực thái lai cửu quốc Xuân

Tạm dịch:

Sấm nói:

Nhật nguyệt tươi đẹp
Quần âm khuất phục
Sơn ca về triều
Đôi cánh sung túc

Tụng nói:

Trung Quốc ngày nay có Thánh nhân
Dẫu không hào kiệt cũng chu toàn
Tứ Di nhìn lại xưng Thiên Tử
Khổ tận cam lai nước mãi Xuân

Trong đồ hình vẽ một người ngồi hướng về phương Nam xưng Đế, một người mình đeo cung dài, hướng về bậc tôn giả ngồi phía trước triều bái. Tỏ rõ rằng bốn biển hướng về Thánh nhân mà tâm phục khẩu phục.

Sấm ở đây viết mấy câu có vẻ hơi mơ hồ, nhưng xác thực là cảnh tượng nhất định xuất hiện trong tương lai. Sau Pháp Chính Nhân Gian, thế giới tịnh hóa, vạn vật canh tân.

Tụng nói “Trung Quốc ngày nay có Thánh nhân, Dẫu không hào kiệt cũng chu toàn”. “Thánh nhân” là từ trước đây dùng để gọi người có đạo đức và trí tuệ tối cao. Pháp Luân Công tuy liên tục bị nhà cầm quyền Trung Quốc vu khống và phỉ báng nhưng vẫn cứu độ thế nhân, đây là điều bất kỳ thánh nhân truyền Đạo nào trong lịch sử cũng không làm được. Lý Hồng Chí Đại sư không phải bậc anh hùng hào kiệt rong ruổi nơi chiến trường, mà dẫn dắt đệ tử làm việc Chính Pháp, phi thường viên mãn, do vậy gọi là “Dẫu không hào kiệt cũng chu toàn”. “Tứ Di nhìn lại xưng Thiên Tử; Khổ tận cam lai nước mãi Xuân”, là nói con người thế giới rồi sẽ nhìn nhận lại Lý Hồng Chí Đại sư, thấy rằng quả thực đúng là bậc thần tiên. “Tứ Di” ở đây là chỉ chung các nước bên ngoài Trung Quốc. Pháp Luân Đại Pháp sau khi chịu đựng bức hại nghiêm trọng sẽ phát triển phồn vinh trên toàn thế giới.

Còn lại, các dự ngôn ở Tượng 45, 46, 47, 59, 60,… cũng đều có liên quan tới Đại Pháp, nhưng ở đây không bàn thêm nữa.

(Hết)

Dịch từ:

http://news.zhengjian.org/node/3382