Những sự việc được tiên đoán trong «Thôi Bối Đồ» hiện đang phát sinh (1): Tượng thứ 40

Tác giả: Trương Kiệt Liên

[Chanhkien.org]

«Thôi Bối Đồ» có thể nói là bộ sách tiên tri thần kỳ được lưu truyền rộng rãi trong dân gian Trung Quốc, bởi vì «Thôi Bối Đồ» dự đoán quá chính xác những sự kiện xảy ra trong lịch sử. Cũng chính vì thế mà «Thôi Bối Đồ» luôn thuộc loại “sách cấm” đối với những người đương quyền Trung Quốc qua các triều đại.

Tượng thứ 40 là kết thúc của quyển 1, xưa nay có rất nhiều người muốn phá giải tượng này, chẳng ngờ Tượng 40 lại tóm lược một sự kiện lớn xảy ra trong chính thời kỳ lịch sử nhân loại ngày nay.

«Thôi Bối Đồ» là cuốn sách sấm do quan Tư Thiên Giám Lý Thuần Phong và ẩn sĩ Viên Thiên Cang đồng biên soạn vào đầu những năm Trinh Quán của triều Đường (năm 627-649 SCN theo Tây lịch), bao gồm 60 hình vẽ (đồ tượng), bản gốc phân thành Quyển 1 (đến Tượng 40) và Quyển 2 (sau Tượng 40). Mỗi bức hình ở dưới đều kèm theo “Sấm viết” và “Tụng viết” bằng thơ, dự ngôn từ triều Đường cho tới nay, tới tận tương lai, về các sự kiện trọng đại phát sinh qua các triều đại Trung Quốc.

Thời gian càng ngày càng gấp

Nội dung từ Tượng 2 cho tới Tượng 9 của Thôi Bối Đồ dự đoán các sự việc của triều Đường (năm 618-907 SCN theo Tây lịch). Dùng thủ pháp rất ẩn ý để dự ngôn các sự kiện trong gần 300 năm của triều Đường, bao gồm Võ Tắc Thiên nắm quyền, loạn An Sử, cái chết của Dương Quý Phi, dị tộc xâm nhập Trung Nguyên, loạn Kiến Trung, Hoàng Sào dấy binh cho tới Chu Ôn diệt Đường, v.v.

Tiếp theo từ Tượng 10 cho tới Tượng 14 là thời Ngũ Đại; Tượng 15 tới Tượng 20 nói về Bắc Tống; Tượng 21 đến Tượng 24 nói về Nam Tống, với triều Nguyên chỉ có hai Tượng 25 và 26 trong khoảng thời gian chưa đầy 100 năm. Tiếp đó Tượng 27 là triều Minh khai quốc cho đến Tượng 32 là triều Minh diệt, Tượng 33 đến Tượng 37 nói về triều Thanh. Cho tới Tượng 39 là Nhật Bản xâm lược Trung Hoa, bước vào thời cận đại.

Có thể thấy trong 60 tượng, 2/3 số tượng đầu ghi lại sự thay đổi các triều đại cho tới cận đại, với mỗi tượng tương ứng cho chu kỳ thời gian khoảng vài thập niên. Tuy nhiên từ cận đại trở đi, trong 20 tượng cuối ghi lại những sự kiện lịch sử trọng đại thì mật độ dự đoán rõ ràng là tăng lên, có khi cùng một sự kiện nhưng miêu tả ở nhiều cấp độ khác nhau.

Loại tình huống này cũng rất giống với một vận động viên Ma-ra-tông chạy cự ly dài, đến lúc anh ta tăng tốc thì cũng là sắp đến đích.

Do «Thôi Bối Đồ» dự đoán quá chính xác những sự kiện lịch sử nên nó thuộc vào hàng “sách cấm” đối với những người đương quyền. Phiên bản lưu hành hiện nay là phiên bản có lời bình giải của tài tử Kim Thánh Thán vào triều Thanh, đối với những lời tiên tri từ triều Thanh về sau đã bị người “có dụng ý xấu” cố ý làm xáo trộn. Ví như Tượng 55 thuyết minh rõ ràng về chiến tranh Giáp Ngọ thời Thanh mạt.

Tính chân thực của «Thôi Bối Đồ» là không còn nghi ngờ gì nữa. Tượng cuối cùng của Quyển 1, Tượng 40 là tượng chuyển tiếp giữa hai quyển nên được đặc biệt chú ý. Dựa trên tổng hợp và bổ sung các phát hiện phá giải «Thôi Bối Đồ» có liên quan trên Chánh Kiến Net, xã hội nhân loại hiện tại chính đang nằm trong 30 năm biến đổi lớn từ Tượng 40 đến Tượng 44. Có thể nói đây là đoạn bứt phá cuối cùng của «Thôi Bối Đồ», ở đây chúng ta cùng nhau chia sẻ với những người hữu duyên, cũng đồng thời vạch rõ sứ mệnh lịch sử trọng đại của «Thôi Bối Đồ».

Tượng thứ 40: Khái quát về sự truyền bá nhân gian của Pháp Luân Đại Pháp

Tượng thứ 40 là kết thúc của quyển 1, xưa nay vốn có nhiều người muốn phá giải tượng này, bởi rằng dựa trên thứ tự lịch sử, Tượng 39 của «Thôi Bối Đồ» là quân Nhật xâm lược Trung Hoa, Tượng 40 tất nhiên nên nói về sự việc thời hiện đại. Chẳng ngờ Tượng thứ 40 khái quát về một sự kiện lớn mà nhân loại hiện đang trải qua, nên sau đây sẽ phân tích cặn kẽ về tượng này, đưa nội dung chủ yếu của «Thôi Bối Đồ» ra phân tích.

Hoặc có thể có cao nhân nào đó biết được tính trọng yếu của sự kiện này nên khi làm xáo trộn «Thôi Bối Đồ» đã cố ý đem bộ phận trọng yếu này ra đặt tại vị trí đặc thù để khiến người ta ngộ được.

Tượng thứ 40 «Thôi Bối Đồ»

第四十象 癸卯
Tượng thứ 40 Quý Mão

谶曰
一二三四 无土有主
小小天罡 垂拱而治

颂曰
一口东来气太骄
脚下无履首无毛
若逢木子冰霜涣
生我者猴死我雕

Sấm viết:

Nhất nhị tam tứ
Vô thổ hữu chủ
Tiểu tiểu Thiên Cang
Thùy củng nhi trị

Tụng viết:

Nhất khẩu đông lai khí thái kiêu
Cước hạ vô lữ thủ vô mao
Nhược phùng Mộc Tử băng sương hoán
Sinh ngã giả hầu tử ngã điêu

Tạm dịch:

Sấm nói:

Một hai ba bốn
Không đất có chủ
Tiểu tiểu Thiên Cang
Không làm cũng trị

Tụng nói:

Một miệng phía chủ khí thật kiêu
Chân không có móng đầu không mao
Nếu gặp Mộc Tử băng sương hết
Tôi sinh là khỉ chết là điêu

Trước hết nhìn vào gợi ý ở đồ hình. Bức hình vẽ ba hài tử hoặc thiếu niên mặc cổ trang, đứng thành vòng tròn, mỗi người cầm trên tay một vật có dạng bánh xe (luân tử), trông giống bánh xe đang quay (phi luân). Mỗi người cầm bánh xe đều đưa tay về phía trước. Trông như mấy đứa bé đang chơi đùa, cũng giống như mỗi người cầm luân tử đang bận làm điều gì đó.

Xem xét trong số các sự kiện trọng đại đã hoặc đang phát sinh, đại sự kiện có quan hệ với vật hình bánh xe này, thì không gì khác ngoài Pháp Luân Công với Pháp Luân hình bánh xe. Pháp Luân Công lấy Pháp Luân làm ký hiệu, Pháp Luân là xoay chuyển, tương tự bánh xe đang quay. Xem ra Tượng thứ 40 tiên tri về sự kiện có liên quan tới Pháp Luân Công.

«Thôi Bối Đồ» có rất ít bức họa với một vài người cùng làm một việc gì đó, đều là dùng một cá nhân để khái quát sự việc. Bức họa này vẽ ba cá nhân cùng làm một việc, là một câu đố chữ, ba cá nhân ở cùng một chỗ, ba chữ “nhân” (人) hình thành nên một chữ “chúng” (众), có nghĩa là “nhiều, đông”, đó là để nói có rất nhiều người cầm phi luân, dự báo sự hồng truyền của Pháp Luân Đại Pháp. Pháp Luân Công được truyền ra công chúng năm 1992, đến năm 1998 Ủy ban Thể thao Quốc gia Trung Quốc điều tra số người luyện Pháp Luân Công lên đến 70 triệu người. Hiện tại Pháp Luân Công đã được phổ biến đến 144 quốc gia.

Ngoài ra, ba tiểu hài cầm phi luân được vẽ ở Tượng 40 cũng có liên quan đến vấn đề tu luyện. Trong tu luyện giảng sinh mệnh chân chính của con người là nguyên thần, nguyên thần bất diệt, có thể có phúc phận tu luyện Đại Pháp, thì ở không gian khác hình tượng nguyên thần cũng có thể là hài tử, bởi vì sinh mệnh càng cao quý thì trông càng trẻ. Dùng hình tượng đứa trẻ để miêu tả đệ tử tu luyện Pháp Luân Công, cũng rất hợp lý.

Lại xem bốn câu thơ sấm, cũng gọi là thơ kệ, sấm là ẩn ngữ để dự đoán cát hung. Dự ngôn này là về Pháp Luân Công, thì câu sấm ắt cũng có liên quan đến Pháp Luân Công. Đem câu trên “Nhất nhị tam tứ” với câu dưới “Vô thổ hữu chủ” kết hợp lại thì sẽ tương đối rõ.

Người có đất trong quá khứ được mọi người tôn kính, người có nhiều đất xưng là Vương hoặc là Hậu, người có đất lớn nhất xưng là Hoàng đế, cũng như câu “Thiên hạ dưới gầm trời này đều là đất của Vua”. Còn ở đây người không có đất lại được tôn làm Chủ, thì hiển nhiên là chỉ lãnh tụ tinh thần được mọi người tôn kính. Pháp Luân Công phổ biến nguyên lý “Chân Thiện Nhẫn”, người khai sáng Pháp Luân Công, Lý Hồng Chí Tiên sinh không có một nửa chức quan, vậy mà vẫn có hàng triệu người theo. Hiện nay, hoa Ưu Đàm Bà La 3.000 năm mới nở một lần đang nở rộ, trùng hợp với dự ngôn trong kinh Phật về Chuyển Luân Thánh Vương hạ thế độ nhân, “Vô thổ hữu chủ” vậy mà cũng không khó giải thích..

“Nhất nhị tam tứ” có thể chỉ bốn giai đoạn phổ biến của Pháp Luân Công. Từ năm 1992 đến năm 1994 Lý Tiên sinh tự mình truyền Pháp truyền công tại Trung Quốc, từ năm 1994 đến năm 1999 là thời kỳ tự do phổ biến, từ năm 1999 đến khi kết thúc trấn áp là thời kỳ bức hại, cuối cùng sau khi trấn áp kết thúc là thời kỳ quảng truyền. Hiện tại chính là giai đoạn cuối của thời kỳ thứ 3, Pháp Luân Công đứng vững trước trấn áp tàn khốc, bắt đầu dần dần hồng truyền trên phạm vi toàn thế giới.

Đạo gia cho rằng Thiên Cang là chòm sao Bắc Đẩu trong số 36 thần tinh, đến khi Pháp Luân Công tiến nhập vào giai đoạn 4 tức quảng truyền, thì cũng là lúc chân tướng đại hiển. Người tu luyện công thành viên mãn, thần thông đại hiển, một số ít Giác Giả như “Tiểu tiểu Thiên Cang” cùng giúp quản lý nhân gian, không động tay không động chân mà vẫn có thể làm điều người động tay động chân mới có thể làm, trước sự uy nghiêm của Thần, cục diện “Không làm cũng trị” xuất hiện. Nhân loại phổ biến đạo đức cao thượng, không cần đến pháp luật quản con người nữa, lúc này nhân loại cũng đã minh bạch là việc gì rồi, ào ào tiến vào tu luyện, muốn được đắc độ.

Phá giải bốn câu tụng

“Nhất khẩu đông lai khí thái kiêu”
(Một miệng phía chủ khí thật kiêu)

Tháng 7 năm 1999, họ Giang xuất phát từ tâm đố kỵ, tự mãn kiêu căng, vô lý phát động cuộc trấn áp tàn khốc đối với Pháp Luân Công. Tại thời kỳ đầu của cuộc đàn áp, những phê phán đối với Pháp Luân Công là phô thiên cái địa, truyền hình, báo chí, đài phát thanh,… hết thảy phương tiện truyền thông đều cùng vu khống Pháp Luân Công, gần như liên tục 24 giờ một ngày, bầu trời như sụp đổ, dư luận đều đảo hướng theo một chiều.

“Cước hạ vô lữ thủ vô mao”
(Chân không có móng đầu không mao)

Người ra lệnh trấn áp Pháp Luân Công là động vật hạ đẳng đến cỡ nào? Động vật trên cạn có móng (sỉ), loài chim trên trời có lông vũ (mao), cũng không phù hợp với miêu tả trong câu này. Người có công năng đều biết rằng, chủ nguyên thần của Giang là một con cóc, phó nguyên thần là con cá sấu. Cóc nhái, cá sấu có chân có đầu, chính là “Chân không có móng đầu không mao”. Cóc nhái, cá sấu đều thích nước, chính là cư dân của đầm lầy (Giang Trạch Dân). Hợp thành một thể thì vừa nhát gan, lại vừa hung ác vô cùng.

Trong mệnh của Giang đã định trước là có quan hệ với “thủy”, sinh ra tại Giang Tô, phất lên ở Thượng Hải, sau đến Bắc Kinh đảm nhận “tam vị nhất thể” (ba chức Tổng bí thư, Chủ tịch nước và Chủ tịch Quân ủy Trung ương) ở tại Trung Nam Hải. Đề bạt và phát tài cũng có quan hệ với “thủy”, Giang mạo nhận cha là Giang Thượng Thanh để được Trương Ái Bình đề bạt, “Bình” (萍) cũng có bộ “thủy” (氵); ở Thượng Hải được Uông Đạo Hàm đề bạt, “Uông” (汪) cũng có bộ “thủy”. Ân nhân chính trị của Giang là Bạc Nhất Ba, “Ba” (波) cũng có bộ “thủy”.

“Nhược phùng Mộc Tử băng sương hoán”
(Nếu gặp Mộc Tử băng sương hết)

“Mộc Tử”, chữ “Mộc” (木) đặt trên chữ “Tử” (子) là chữ “Lý” (李), chính là chỉ người khai sáng Pháp Luân Công, Lý Hồng Chí Tiên sinh và những người tu luyện Đại Pháp đi theo Ông. “Băng sương” là chỉ vận động chính trị chỉnh nhân sở trường của Trung Cộng (Đảng Cộng sản Trung Quốc). Trong lịch sử, Trung Cộng đã phát động các cuộc vận động chính trị toàn quốc để diệt trừ đối thủ, chưa từng sẩy tay. Tuy nhiên lần này gặp phải đoàn thể tu luyện chân chính, gặp phải “Mộc Tử”, những kinh nghiệm quá khứ nay không linh nghiệm nữa. Họ Giang khoác lác rằng “trong ba tháng tiêu diệt Pháp Luân Công”, tới nay 11 năm Pháp Luân Công vẫn sừng sững như xưa, còn Trung Cộng hiện tại sợ nhất là Pháp Luân Công, vận động trấn áp đã thất bại triệt để, chỉ còn duy trì máy móc mà thôi. Tiêu tán, tan rã, kết thúc, chấm dứt, có ý là tiêu tan băng sương vậy.

“Sinh ngã giả hầu tử ngã điêu”
(Tôi sinh là khỉ chết là điêu)

Tháng 5 năm 1992, Pháp Luân Công được truyền ra công chúng, năm ấy chính là năm Thân (con khỉ), chỉ Pháp Luân Công truyền xuất đưa con người tới tương lai tốt đẹp, con đường sinh. Đại bàng (điêu) là loài chim hợp với năm Dậu (con gà), tháng 7 năm 1921 là ngày thành lập đảng của Trung Cộng, năm ấy theo Nông lịch là năm Tân Dậu, tức năm con gà. Thứ âm hồn đến từ phương Tây (Tây lai u linh) này sau khi chiếm đoạt chính quyền đã hủy diệt văn hóa Trung Hoa, đoạn tuyệt nhân dân trong nước với huyết mạch dân tộc, nay lại đang ép nhân dân chống lại Phật Pháp, phạm đại tội, bẫy người dân trong nước vào ngõ cụt, chính là con đường tử.

(Còn tiếp)

Dịch từ:

http://news.zhengjian.org/node/3382