Nhạc phim “Bão cát”

[Chanhkien.org] Sau đây là một số bài hát và soundtrack được sử dụng trong phim “Bão cát”: http://www.requisitefilms.com/podcast/list.aspx

  1. “Flowers Blossom in Spring”, biểu diễn bởi Yin Yue
  2. “Quiet Night, Single Star”, biểu diễn bởi Yin Yue
  3. Ascendance
  4. Awakening
  5. Pei Yue Bei Ge (Cello)

Tuyên bố của đạo diễn Michael Mahonen:

“Bão cát” (Sandstorm) được sản xuất để giúp tiết lộ về cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công đang diễn ra tại Trung Quốc. Cuộc bức hại đã được ghi nhận bởi các tổ chức nhân quyền và nhiều chính phủ khác nhau trên khắp thế giới, nhưng thật khó để đưa thông tin ra khỏi Trung Quốc, khi ở đây có nhiều phương thức được sử dụng để ngăn thông tin lọt ra thế giới bên ngoài và ngăn người dân Trung Quốc tiếp cận chúng.

Các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc đã mạo hiểm tính mạng mình để cung cấp cho thế giới bên ngoài các phương thức bức hại, những kỹ thuật tra tấn khác nhau và các trường hợp bị chết. Tất cả các sự kiện, phương thức bức hại và đoạn hội thoại được minh họa trong bộ phim là dựa trên các trường hợp có thực của học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Câu chuyện là giả tưởng nhưng dựa trên các báo cáo đầu tay có thật này.

Tôi đã lấy cảm hứng để viết kịch bản sau khi tập Pháp Luân Công trong khoảng 1 năm. Tôi đã đọc kỹ các cuốn sách của Pháp Luân Công và cũng đã đọc các tuyên truyền từ phía Trung Quốc, điều nhằm biện hộ về cuộc bức hại cho thế giới bên ngoài. Tuyên truyền tuyên bố rằng các học viên Pháp Luân Công tự vẫn, giết hại thành viên gia đình, tự mổ bụng, tự thiêu và nhiều cáo buộc khác trái ngược với lời dạy của Pháp Luân Công về Chân, Thiện và Nhẫn. Một số cáo buộc này, đặc biệt là “vụ tự thiêu” trên quảng trường Thiên An Môn năm 2001, ban đầu có tác dụng lừa dối nhiều người. Kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu, các ảnh hưởng từ tuyên truyền đã dần giảm bớt, khi Pháp Luân Công giờ đã phổ biến trên khắp thế giới và thể hiện là một môn tập yên hòa và có ích.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều người bên trong Trung Quốc bị lừa dối nặng nề, và tất cả thông tin họ nhận được đều là dối trá qua các phương tiện truyền thông hoàn toàn do nhà nước kiểm soát, chẳng hạn hãng thông tấn Tân Hoa Xã. Mọi kênh truyền hình, ấn bản và đài phát thanh đều “lên án” và nói xấu Pháp Luân Công một cách có hệ thống kể từ khi cuộc đàn áp bắt đầu vào tháng 7 năm 1999. Điều này cùng với sự phong tỏa thông tin từ thế giới bên ngoài khiến người dân Trung Quốc rất khó biết được điều gì đang diễn ra, ngay cả trên đất nước của chính họ.

Những khán giả đầu tiên mà tôi nghĩ đến khi viết kịch bản chính là các viên cảnh sát Trung Quốc, những người bức hại các học viên. Một số cảnh sát đã bị lừa dối bởi tuyên truyền, một số thì biết sự thật nhưng vẫn tiến hành bức hại vì lo sợ bị mất việc và lo cho sự an toàn của chính họ. Một số người đã tra tấn các học viên và tống tiền gia đình họ để đổi lấy sự tự do của các học viên. Những hành động này được tiến hành dưới sự chỉ đạo của “Phòng 610”, một cơ quan tương tự Gestapo của Đức Quốc Xã, và được bảo vệ bởi sự che dấu các hành vi tội ác. Các thành viên gia đình học viên rất lo lắng cho sự an toàn của chính họ và thường chọn cách im lặng để chấp nhận nỗi đau, còn hơn là nói ra và mạo hiểm tất cả. Điều này khiến công chúng bị mù mờ trước tình hình thực tế xảy ra ngay sau lưng họ.

“Bão cát” muốn đưa ra ánh sáng những sự tàn bạo này bằng cách tiết lộ sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Công cho mọi người, cả bên trong và bên ngoài Trung Quốc theo cách mà bộ phim có thể.

Website chính thức của bộ phim: http://www.sandstormmovie.com/

Dịch từ:

http://pureinsight.org/node/2967