Những câu chuyện tu luyện

[ChanhKien.org]

1) Uy lực của chính niệm

Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp Trung Quốc

“Các người không thể hại được tôi.” Niệm chân chính này xuất phát từ tận đáy lòng của một người có thể làm chấn động cả vũ trụ. Nó đã ở trong tâm của đệ tử Đại Pháp này trong mười năm qua. Bất cứ khi nào cô gặp nguy hiểm, câu nói đó đều vang lên trong đầu của cô: “Các người không thể hại được tôi. Các người không thể hại được tôi.”

Một ngày nọ, cô ấy lên tầng sáu của một tòa nhà để phát tài liệu giảng sự thật. Bỗng nhiên cửa bật mở và một viên cảnh sát phóng ra: “Sao cô dám phát tài liệu ở nhà tôi hả?” Ông ta cố gắng bắt cô ấy. Cô vẫn bình tĩnh phát chính niệm mạnh mẽ và nghĩ thầm: “Ông không thể hại được tôi! Ông không thể hại được tôi!” Viên cảnh sát liếc nhìn cô giận dữ và định lôi điện thoại ra. Cô và viên cảnh sát ấy nhìn nhau trong mười phút. Cô lặp đi lặp lại suy nghĩ ấy trong khi phát chính niệm. Cô cảm thấy điều ấy mạnh mẽ đến mức không ai có thể làm hại cô. Sau một lúc, viên cảnh sát bỏ đi xuống cầu thang. Mối nguy hiểm đã qua!

Trên thực tế, khi bạn thật sự thấu hiểu được một lời giảng của Sư Phụ, thì bạn có thể chuyển nguy thành an.

2) “Thực ra tôi cũng không tệ hơn những người khác”

Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp Trung Quốc

Một ngày kia, có vài đệ tử cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm. Một đệ tử có diện mạo không đẹp nói: “Tôi rất hay nghe một đồng tu nói rằng anh ấy tu luyện không tốt và vẫn còn nhiều chấp trước, tôi thường nghĩ rằng mình cũng không tệ hơn những người khác.” Lời nói của anh ấy đã làm chúng tôi sửng sốt. Thì ra có nhiều đệ tử cũng có những suy nghĩ tương tự.

“Thực ra tôi cũng không tệ hơn những người khác.” Nhân tâm nào đang ẩn giấu trong suy nghĩ này? Tại sao có một số học viên không nghe theo người phụ trách? Tại sao một số học viên không thể ngừng tranh cãi với các đồng tu khác? Tại sao một số học viên chỉ chú ý đến những thiếu sót của người khác… Chẳng phải là vì họ cảm thấy mình “không tệ hơn những người khác” đó sao? Bây giờ là lúc phải vứt bỏ tận gốc “tâm ích kỷ”. Các sinh mệnh và cảnh giới khác nhau đều bắt nguồn từ Pháp. Khi bạn vứt bỏ đi cái chấp trước “không tệ hơn những người khác,” bạn sẽ thấy mình thật nhỏ bé so với Pháp. Bạn sẽ không còn cái suy nghĩ so sánh mình với người khác nữa.

3) “Nói mạnh vào”[1] khi các đồng tu chia sẻ kinh nghiệm

Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp

Việc này thường xuyên xảy ra trong các buổi chia sẻ kinh nghiệm, khi một học viên chỉ ra những thiếu sót của một học viên khác, ngay lập tức một số học viên liền bình luận thêm: “Đúng đó, sau chừng ấy năm mà anh ta vẫn luôn cực đoan! Ví dụ như…” Khi một học viên nhắc đến một một cặp vợ chồng cùng tu luyện nhưng họ vẫn còn chấp trước tranh đấu sau nhiều năm, một học viên khác liền nói thêm: “Đúng vậy. Ngày hôm kia tôi đã đến nhà họ và lúc đó họ đang cãi nhau. Họ đều là những học viên lâu năm nhưng sao họ không biết tự nhìn vào trong chứ? Họ đã ở lại mãi tại một tầng quá lâu rồi. Sư Phụ ắt đang lo lắng cho họ lắm.”

Thực ra chính kiểu chia sẻ như thế này còn làm Sư Phụ lo lắng hơn. Đừng bàn tán về thiếu sót của đồng tu khác. Hãy nhìn vào những ưu điểm của họ. Đối xử với các đồng tu bằng chính niệm. Tận dụng những thiếu sót của học viên khác để làm tấm gương cho mình hướng nội. Chỉ bằng cách này chúng ta mới có thể tìm ra thiếu sót của bản thân. Nhìn vào bên trong là điểm mấu chốt của tu luyện. Bằng việc bình luận về người khác, chúng ta sẽ rơi vào một thói quen xấu ngăn cản chúng ta hướng nội.

4) Chính niệm làm gió ngưng thổi

Tác giả: Văn Ngộ

Năm 2003, không ai có thể phát tài liệu giảng sự thật ở địa phương tôi. Do đó tôi đã dùng bút lông để viết nội dung giảng chân tượng vào những mẩu giấy đỏ và đến tối thì ra ngoài dán chúng cùng với vợ của tôi. Một đêm nọ, chúng tôi đi ra ngoài làm việc đó. Nhưng gió to đến nỗi chúng tôi rất khó khăn để dán chúng lên tường. Hơn nữa, loại giấy đỏ vốn rất mỏng, vì vậy nó dễ bị gió xé rách. Tôi phải làm sao đây? Tôi xuất một niệm “Gió hãy ngừng thổi”. Tôi bảo vợ tôi cùng phát chính niệm. Vợ tôi đã làm như thế. Vài phút sau, gió ngừng thổi và bầu trời quang đãng. Trăng rất sáng. Chúng tôi đã hoàn thành việc dán biểu ngữ một cách suôn sẻ và quay về nhà an toàn.

[1] Nguyên tác: “Nhất bang hống”, tác giả dùng dấu ngoặc kép có thể là vì trích từ sách Chuyển Pháp Luân: “Nhất bang hống, tựu tương tín liễu” (“Nhiều người cứ nói mạnh vào, liền có người tin theo”) (Vấn đề hữu sở cầu – Bài giảng thứ hai – Chuyển Pháp Luân, bản dịch năm 2004).

Dịch từ:

http://pureinsight.org/node/6029

http://zhengjian.org/zj/articles/2010/8/16/67937.html