Thoát khỏi trạng thái bất ngộ khó phát hiện

Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ] Đã từ khá lâu, tôi vẫn luôn cho rằng viết “bảo chứng”* cho tà ác, hay hoàn toàn chạy sang vị trí đối lập với Đại Pháp mới được xem là “tà ngộ”*. Mãi gần đây mới giật mình tỉnh ngộ: vào giai đoạn này hết thảy những nhận thức trong tư tưởng mà không đạt được tiêu chuẩn Chính Pháp thì đều rất không tốt. Chỉ là khác nhau về vấn đề nặng hay nhẹ thôi. Nếu không kịp thời tỉnh ngộ thì cũng rất nguy hiểm, bởi vì vật chất và tinh thần là nhất tính.

Tôi là một trong loạt những đệ tử Đại Pháp đầu tiên bị bắt sau khi lên Bắc Kinh thỉnh nguyện sau 20-7-1999. Trải qua hai năm chịu đựng các loại bức hại cả về thân và tâm trong tù, đến tháng 8-2001 tôi cũng là một trong loạt các đệ tử Đại Pháp kiên định đầu tiên được trả tự do một cách vô điều kiện. Sau đó phải lưu lạc vô gia cư, đến nay vẫn luôn luôn đảm nhiệm các công tác Đại Pháp. Tôi tự nhận rằng đối với Pháp Lý, mình có nhận thức rõ ràng. Tôi mù quáng tưởng rằng bản thân mình đã theo kịp với tiến trình Chính Pháp và phù hợp với tiêu chuẩn đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp. Tuy nhiên trên con đường Chính Pháp của mình, tôi rốt cuộc hiểu ra: mình cũng thuộc loại “bất ngộ” đang trong tình huống rất nguy hiểm.

Trong tu luyện, tôi coi trọng học Pháp, cũng làm ba việc. Nhưng tôi không nhận ra rằng mình ôm giữ mục đích quá mạnh về nâng cao bản thân trong quá trình học và hành. Tôi tự thấy rằng tâm tính đề cao rất chậm. Các bạn đồng tu cũng nói tôi tuy học Pháp thì nhiều mà cải biến lại ít. Ngoài ra trong tu luyện vẫn không dứt khỏi bị danh-lợi-tình quấy nhiễu. Khi gặp đại quan đại nạn, thì nhờ có cơ sở học Pháp và lòng kiên định đối với Pháp cũng như có Sư tôn gánh chịu và trợ giúp, nên tôi cũng có thể vượt qua, nhưng trong đó phải chịu đựng biết bao khổ sở. Sâu thẳm trong thâm cảm tự tôi thấy dường như mình đang lạc sang con đường mà cựu thế lực an bài. Nhưng mà, làm thế nào phá trừ an bài của cựu thế lực, để đi cho tốt cho chính trên con đường Chính Pháp mà Sư tôn đã an bài?

Tôi cần phải cải biến từ gốc rễ cái trạng thái tu luyện của mình. Tôi dành nguyên một buổi sáng để tự xét mình, tìm trong bản thân mình xem nguyên sơ vì sao mình đã tham gia tu luyện Đại Pháp? vì sao lên Bắc kinh thỉnh nguyện? vì sao trong áp lực nặng nề như thế vẫn kiên trì cho đến hôm nay? vì sao trong tu luyện Chính Pháp thần thánh đến như thế mà vẫn nhiều khi cảm thấy lẫn lộn, tâm khổ tâm mệt? Khi tự xét mãi mà không giải được, tôi mở mục “Minh Huệ tuần” (Minghui Weekly), và thấy nhiều bài khác nhau luận thuật về “tà ngộ”, và cặp mắt tôi dừng tại một bài về chấp trước căn bản. Tôi đã thấy qua bài này rồi, nhưng vì chắc rằng nó không có liên quan gì đến mình nên đã không đọc. Sau khi đọc đi đọc lại bài này, tôi lại đọc các kinh văn “Đối thoại với thời gian”, “Tiến về viên mãn”, “Đạo hàng” của Sư tôn, tôi đột nhiên giật mình hiểu ra: nguyên là tôi vẫn luôn ở trong trạng thái bất ngộ của tu luyện cá nhân, vẫn luôn đi theo con đường mà cựu thế lực an bài!

Tôi đột nhiên nhận ra rằng mấy năm qua mình vẫn luôn cầm sách tiểu học đến trường đại học, chưa đột phá được chấp trước căn bản của mình, ôm giữ xuất phát điểm giải thoát cá nhân mình khi thực thi công tác Đại Pháp, nội tâm sâu thẳm vẫn còn tâm lý dơ bẩn là thu đắc lợi ích từ Đại Pháp. Cái tâm “hữu vi” đó có khác gì việc đựng miếu cúng thần của những nhân sỹ trong tôn giáo đâu? Tôi đã bị mắc vào vòng tự trách, thất vọng, những được mất của bản thân mình: ‘những công trước đây nay phí hoài’. Mãi cho đến khi nghĩ đến từ bi của Sư phụ: “Tôi muốn cứu độ họ” (“Giảng Pháp tại Pháp hội tiết nguyên tiêu 2003”), rồi nghĩ đến trong “Chuyển Pháp Luân” Sư phụ đã giảng: “Lập tức nhận thức được thì càng tốt, [nhưng] ngộ ra một cách từ từ thì cũng được”. Nhưng trong quá trình ngộ ra một cách từ từ ấy, Sư phụ đã phải gánh chịu xiết bao tâm huyết cho các đệ tử! Tôi vực lại dần dần, sắp xếp lại nền tảng cho chính, chính niệm chính hành, hoà nhập vào Chính Pháp. Sau khi sắp xếp nền tảng cho chính thì trong học Pháp can nhiễu đã ít đi, các phương diện khó khăn như danh-lợi-tình cũng giảm thiểu, ngoài ra công tác giảng thanh chân tượng cũng càng ngày càng tự nhiên càng ngày càng thành thục; thật sự thưởng thức được cảnh siêu nhiên sau khi thản nhiên dứt bỏ.

Dưới đây tôi xin vắn tắt trình bày một số loại, dạng trạng thái tư tưởng “chấp mê bất ngộ” rất khó nhận ra trong công tác Chính Pháp.

Phát triển sự nghiệp: Loại hình này có đặc điểm không coi trọng học Pháp, luyện công, phát chính niệm, chỉ bận làm việc, cho rằng công tác Chính Pháp là tu luyện Chính Pháp. Loại người này tâm cầu danh còn mạnh lắm, biểu hiện là [làm] Chính Pháp, nhưng thực chất đã tạp lẫn với việc thông qua công tác Chính Pháp để thể hiện và nổi trội khả năng cá nhân. Quan niệm đẳng cấp nặng nề, vô hình chung tự coi mình như lãnh đạo. Mở rộng ham muốn chi phối người khác và tiền bạc. Tà ác nhắm chính vào cái tâm này mà an bài sao cho họ có nhiều công tác. Làm người đó bận nhiều việc mà không còn thời gian học Pháp. Rơi vào vòng luẩn quẩn tà ác là càng bận vào công tác càng không học được Pháp.

Tu luyện cá nhân: Trong công tác Chính Pháp thì loại hình này vấp phải can nhiễu các loại rất nhiều. Loại người này chú trọng học Pháp, luyện công, phát chính niệm và tham dự Chính Pháp. Xét ngoài thấy rất tinh tấn, nhưng đang ôm giữ tâm hữu cầu đề cao bản thân đến viên mãn rất mạnh khi tham dự Chính Pháp. Loại người này thường gặp nhiều rắc rối khó khăn trong khảo nghiệm tâm tính. Vì cựu thế lực lợi dụng việc cho rằng đề cao tự ngã trong tu luyện cá nhân là quan trọng nhất nên an bài sao cho gặp phải những cái gọi là khảo nghiệm tâm tính, khiến họ không còn thời gian cứu độ chúng sinh.

Chìm đắm trong tình: Những ai chấp trước vào thân tình (tình cảm gia đình), có rất nhiều can nhiễu gia đình, ảnh hưởng nghiêm trọng trực tiếp đến công tác tư liệu giảng chân tượng, gây rắc rối cho toàn thể công tác Chính Pháp. Những ai chấp trước vào tình cảm nam nữ nhất định sẽ bị các tư tưởng biến dĩ thao túng, tà ác lợi dụng, khuếch đại và tăng cường chấp trước đó để an bài những cái gọi là “cửa ải tình”, gây những giả tượng, mâu thuẫn và xung đột. Mục đích là khiến tinh lực hao tốn, ảnh hưởng đến Chính Pháp và cứu độ thế nhân. Cũng khiến người đó mắc vào cái cớ là tu luyện cần phù hợp với trạng thái người thường để để càng chìm đắm trong tình không tự dứt ra được.

Mong cầu an nhàn: (an dật) Trong loại hình này, những ai chấp trước vào tiền tài. Cựu thế lực sẽ khiến kinh doanh của người đó rất thành công, khiến cho con đường phát tài nở rộ không còn chú ý đến tu luyện được nữa. Ai cầu được an nhàn trong cuộc sống người thường, cựu thế lực để người đó bận vào những việc làm ăn hàng ngày, và phải tiếp xúc nhiều với người thường, không còn thời giờ học Pháp và phát chính niệm. Làm cho có tu hay không, có luyện hay không, bản thân người đó cũng cho rằng cần phù hợp với tu luyện trong trạng thái người thường. Mục đích của cựu thế lực là khiến người này dần dần xa rời tu luyện.

Còn có chấp trước vào công năng, chấp trước vào “ngộ” những Pháp lý ở cao tầng. Cũng có người không còn đọc mạng lưới Minh Huệ (minhhue.net), v.v. Dẫu là thuộc loại hình nào, thì đều là chấp trước vào tự ngã, chưa có nhảy xuất khỏi “con người”, đều là những tư tưởng bất chính cần phải phá trừ trong giai đoạn này.

Nhận thức của tôi còn rất hạn chế, mong các bạn đồng tu từ bi chỉ điểm.

* * * * *

Dịch từ:

http://www.minghui.org/mh/articles/2003/12/18/62473.html
http://www.clearwisdom.net/emh/articles/2004/1/16/44140.html

Chú thích của người dịch (chỉ để tham khảo):

▪ “bảo chứng”: mấy tờ cam đoan mà tà ác ở Trung Quốc cưỡng ép người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp phải viết, trong đó có cam kết không luyện công, cam kết không kháng nghị, v.v.
tà ngộ: ngộ theo đường tà, tức là tu luyện lầm đường lạc lối (theo chữ nghĩa).
đại quan đại nạn: khảo nghiệm khắt khe và nạn lớn.