Trần duyên nhã tư: Học cách trân quý

Tác giả: Tiểu Liên

[Chanhkien.org] Trong biển người rộng lớn, chỉ là thông qua mối quan hệ nhân duyên mà bạn và tôi gặp nhau, hoặc thậm chí trở thành bạn bè và đồng hành. Chúng ta cùng nhau đi  trên con đường vô bờ bến và gian truân này. Thế giới con người là vô thường (không trường cửu hay lâu dài). Sự gặp gỡ của chúng ta đôi khi có thể là sự xa cách hoặc là gần nhau. Nhưng nếu chúng ta đang ràng buộc bởi mối quan hệ nhân duyên này, chúng ta hãy học cách trân quý nó. Cho dù sự ràng buộc này đã trải qua một thời gian dài hoặc biến nhanh như tia flash, tôi sẽ không có hối tiếc hay oán trách.

Tôi thường nghe người ta nói, “Cả cuộc sống của một người đến đây là để sống và để yêu thương. Vậy là đủ rồi.” Tôi nghĩ rằng điều đó có ý nghĩa hơn nếu bạn thêm vào “để trân quý”. Ý nghĩa của cuộc sống chính là quá trình của nó! Đây là một vấn đề khác với sở nguyện của chúng ta có được thực hiện hay không. Đó là bởi vì tất cả mọi thứ được an bài bởi các chư Thần, dựa trên các mối quan hệ nhân duyên,  nghiệp báo của chúng ta, và an bài một cách hệ thống toàn bộ bố cục của xã hội. Làm sao nó có thể đi theo sở nguyện của chúng ta được? Tất cả chúng ta có thể làm là trân quý mối quan hệ nhân duyên khó được này, cho dù đó là để làm công việc, sự nghiệp, gia đình chúng ta, hoặc với những người mà chúng ta yêu thương.

Tại sao một số người chỉ biết trân quý sau khi họ đã mất chúng? Khi chúng ta có mối quan hệ nhân duyên chúng ta thường không nhìn thấy tầm quan trọng của nó. Nó có thể giống như nói rằng chúng ta đã có ở đâu đó, nhưng chúng ta không nhận thức được nó. Khi chúng ta đánh mất nó, chỉ vài năm sau đó chúng ta sẽ nhận ra  chúng ta đã mất chính xác những gì. Bất luận là loại quan hệ nhân duyên nào. Khi chúng ta gặp nó, chúng ta nên cân nhắc nó một cách hợp lý. Nếu nó xứng đáng trân quý, chúng ta thực sự cần phải trân quý nó. Ngay cả khi nó kết thúc bằng kết quả là không gì cả, chúng ta cũng sẽ không hối tiếc. Đó là bởi vì chúng ta đã chân tâm thành ý mà trân quý mối quan hệ nhân duyên khó được rồi.

Khi một học viên Pháp Luân Công cho bạn biết sự thật, hoặc khi bạn cố gắng để hiểu sự thật về Pháp Luân Công thông qua các kênh khác nhau, hãy nhận thức nó và phân biệt đúng sai! Cơ duyên này đã kinh qua thiên bách niên rồi mới tạo thành! Khi bạn trân quý cơ duyên này, bạn thực sự đang trân quý chính mình.

Tôi muốn kết thúc bài này với một bài thơ “Duyên giải trần gian“:

Trong thế giới trần tục đầy phức tạp và cám dỗ
Dường như là chúng ta gặp nhau rất tình cờ
Hoặc là theo một cách rất bình thường
Có vẻ như là đơn giản.
Kỳ thật là

Có lẽ nó đã được an bài cho ngày này một thời gian rất lâu dài trước đây rồi.
Nếu bạn đả khai được ký ức đã ngủ yên thật lâu của bạn
Bạn sẽ phát hiện rằng

Chúng ta đã luân hồi chuyển thế kinh qua vô số khổ nạn trong trần thế lâu dài này
Và chúng ta đã từng tuyên thệ
Có lẽ chúng ta đã có lần  cùng nhau đi khắp mỗi góc trời
Có lẽ chúng ta đã từng là bạn bè trong thi ca hay là văn chương
Có lẽ chúng ta đã từng chinh chiến với nhau cho đất nước
Có lẽ chúng ta đã từng là những kẻ cướp ở sơn lâm nào đó hay trong giang hồ

Có rất nhiều, có lẽ nhiều hơn thế
Kỳ thật tất cả đó là vì để kết duyên
Để mà đến đời này chúng ta gặp nhau
Khi chúng ta gặp nhau
Tôi chân tâm thành ý mong bạn hãy giữ trong tâm mình “Pháp Luân Đại Pháp hảo”
Tôi nhu thanh tế ngữ (1) khuyên bạn hãy lập tức ‘tam thoái’ (2) để đảm bảo một tương lai bình an
Sinh sinh thế thế (3) tương ngộ
Sinh sinh thế thế kết duyên
Đều là để cho ngày hôm nay
Để nói cho bạn biết sự thật khi ngày nay Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền trên toàn thế giới
Để nói với bạn chân tướng
Bởi vì minh bạch được chân tướng có thể có được một ngày mai tốt đẹp
Đó là duyên giải trần gian (4) chân chính.

Chú thích:

(1) nhu thanh – nhu: mềm mại, thanh – giọng; tế ngữ – tế: nhỏ, tinh tế; ngữ – ngôn ngữ
(2) tam thoái:  thoái Đảng, thoái Đoàn, thoái Đội (các tổ chức liên hệ của Đảng Cộng sản Trung Quốc)
(3) sinh sinh thế thế: từ đời này đến đời khác, qua nhiều đời
(4) duyên giải trần gian: liễu giải mối duyên ở trần gian.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2009/9/14/61586.html
http://pureinsight.org/node/5857