“Gió ngát hương bay tới thiên đường” – Một chút luận bàn về âm nhạc Đại Pháp (Pháp Luân Công)

Tác giả: Nhạc Nhân

[Chanhkien.org] Trong khi hàng triệu người tu luyện Pháp Luân Công đang bảo vệ giá trị nhân quyền căn bản trong cuộc sống tại Trung Quốc, những người tu luyện theo nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn” trên toàn thế giới thực sự đã mở ra một nền văn hóa mới cho nhân loại. Từ “Triển lãm nghệ thuật quốc tế Chân, Thiện, Nhẫn” tới âm nhạc Pháp Luân Công, những người tu luyện đã mang đến một chương mới trong văn minh nhân loại và đưa con người vượt ra khỏi những mê mờ, hỗn độn của nhân thế ở thời điểm chuyển giao thế kỷ. Có lẽ những bông hoa đẹp một cách kỳ lạ này trong thế giới nghệ thuật cũng chưa hẳn đã trở thành quen thuộc với mọi người, nhưng sức sống mạnh mẽ của chúng hiển nhiên dự báo trước xu hướng tương lai của văn minh nhân loại. Khi những chương trình nghệ thuật hoàn toàn mới này xuất hiện trước mắt chúng ta, việc xem xét nó một cách toàn diện có thể giúp chúng ta nhận thức rõ hơn được về xu hướng của văn minh tương lai. Dựa trên việc nghiên cứu này, bài viết sẽ đưa ra một vài nhìn nhận về âm nhạc Pháp Luân Công.

Trước hết, chúng ta cùng nhìn lại lịch sử phát triển của âm nhạc Đại Pháp. Âm nhạc Đại Pháp xuất hiện lúc ban đầu là các bản nhạc đi kèm với các bài tập công. Để giúp người tu luyện nhập tĩnh trong quá trình tập công, Pháp Luân Công hữu ý chấp nhận các bản nhạc phụ trợ. Thông qua việc nghe những bản nhạc dân gian nhẹ nhàng và nhu hòa, những tạp niệm sẽ được thanh lọc ra khỏi tâm trí của người tu luyện. Dần dần, người tu luyện sẽ đạt được sự thanh tịnh trong tâm, từ đó đạt được hiểu quả tốt nhất từ việc tập luyện các bài công pháp. Những bản nhạc phụ trợ cho các bài tập đã đặt định cơ sở cho sự phát triển của âm nhạc Pháp Luân Công. Nó tập chung vào chủ đề tu luyện và dùng âm nhạc như một gạch nối để liên kết thân thể người tu luyện và vũ trụ với nhau.

Với sự phát triển nhanh chóng của Pháp Luân Công vào giữa những năm 1990, hai tác phẩm âm nhạc tiêu biểu đã xuất hiện theo sau những bản nhạc phụ trợ cho bài tập – Phổ độ (Pudu) và Tế thế (Jishi), và nhanh chóng trở thành biểu tượng của Pháp Luân Công. Hai bản nhạc này có phong cách hơi khác nhau, bản nhạc thứ nhất biểu thị sức mạnh tinh thần hùng tráng trong mỗi nốt nhạc, tựa hồ như những cơn sóng ào ạt, cuộn trào của dòng lịch sử nhân loại từ thời cổ đại cho đến đương đại. Bản nhạc thứ hai (Tế thế)  có một chút nặng nề hơn, nhưng âm điệu nhu hòa, khiến cho người nghe liên tưởng đến ánh mắt thương xót, từ bi của các bậc Giác Giả từ thiên thượng.

Hai bản nhạc dựa trên hai lối giai điệu âm nhạc truyền thống Trung Quốc và hé mở vũ trụ quan vô cùng hùng vĩ của Pháp Luân Công. Phổ độ được soạn dựa trên giai âm Cung. Giai âm Cung tượng trưng cho “Quân (vua)” trong thời cổ xưa, và cũng bao hàm ý nghĩa là “Thiên” (Trời); Tế thế, thì lại dựa trên giai âm Thương. Giai âm Thương tượng trưng cho “thần” (quan lại, bề tôi) trong âm nhạc cổ điển Trung Quốc, và cũng bao hàm ý nghĩa là “Địa” (đất). Âm nhạc dựa trên giai âm Cung mang sắc thái trong sáng và mang chí khí của nam tử, trong khi đó âm nhạc của âm Thương tương đối u buồn, ảm đạm, biểu thị vẻ đẹp của sự nhu hòa, mềm mại. Từ sự tương hợp của “Quân” và “Thần”, “Thiên” và “Địa”, có thể thấy được vũ trụ quan rộng lớn của Pháp Luân Công. Đồng thời, những bản nhạc này cũng hàm chứa một ý nghĩa thâm sâu của việc cứu độ thế nhân.

Từ năm 1999, Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu đàn áp, bức hại tàn bạo Pháp Luân Công, âm nhạc đã trở thành công cụ đầy sức mạnh giúp cho các đệ tử Pháp Luân Công giảng rõ chân tượng. Càng ngày càng có nhiều những nghệ sĩ chuyên nghiệp tham gia, và âm nhạc Đại Pháp bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ đó. Rất nhiều hình thức thể hiện âm nhạc đã được sử dụng. Ví dụ, các nhạc công phương Tây đã soạn bản giao hưởng quy mô lớn, “Pháp Luân Đại Pháp hảo,” và bản độc tấu đàn dương cầm của bản nhạc Phổ Độ. Những nhạc công Trung Quốc đã dùng những nhạc cụ truyền thống của Trung Quốc như đàn Tranh (đàn 25 dây), sáo (sáo ngang), đàn nhị, khí nhạc trong bản độc tấu dựa trên bản nhạc thuộc chủ đề tu luyện, chẳng hạn như độc tấu đàn tranh bài “Tu luyện”, hay độc tấu Sáo với bài “Cộng thần du”. Rất nhiều hình thức âm nhạc, chẳng hạn kinh kịch, tiểu hợp xướng và nhị trùng xướng (hát đôi) cũng được sử dụng để thể hiện những khía cạnh sâu sắc của những di sản văn hóa truyền thống Trung Quốc và phô bày sự thực của cuộc bức hại. Một điều cần được nói đến đó là việc các đệ tử Đại Pháp Tây phương đã sử dụng âm nhạc kháng nghị, vốn đã tồn tại trong âm nhạc Tây phương, để bày tỏ hi vọng vì hòa bình và phản đối cuộc bức hại bằng các ngôn ngữ âm nhạc. Một bài hát tiêu biểu thuộc thể loại này là “Dove High Over the Storm”.

Nội dung của âm nhạc Đại Pháp ở điểm này đã vượt quá phạm vi của tu luyện cá nhân. Thay vào đó nó đã bao trọn tất cả các chúng sinh trong vũ trụ. Việc sáng tác và biểu diễn đều dựa theo chủ đề cứu độ con người và các sinh mệnh trong thế giới này. Cần phải làm rõ một vấn đề, đó là, mặc dù  âm nhạc Pháp Luân Công trong suốt giai đoạn này có một vài nét tương đồng với âm nhạc tôn giáo, đặc biệt nhạc Thiên Chúa giáo, tuy nhiên do tính độc đáo của tập thể những người sáng tác cũng như tính phi tôn giáo tự nhiên của Pháp Luân Công, nó đã không đi theo con đường tạo ra một loại âm nhạc đặc thù và chủ đề đặc thù giống như nhạc Thiên Chúa giáo. Thay vào đó nó lấy một dạng âm nhạc dân gian làm phương thức sáng tác. Tương phản với nhạc tôn giáo phương Tây với chủ đề rất rõ ràng về sự cứu độ của Chúa và sự cứu rỗi, âm nhạc Đại Pháp có nội dung hết sức phong phú đa dạng: từ những thể ngộ trong quá trình tu luyện cá nhân, những nhận thức về vũ trụ, lịch sử và cuộc sống thực tại, cũng như cố gắng liễu giải chân tượng về Pháp Luân Công và phản đối cuộc đàn áp. Trong lúc đó, bởi vì người tu luyện Pháp Luân Công không có hình thức tôn giáo, âm nhạc của nó cũng không phải là âm nhạc lễ nghi tôn giáo. Cũng bởi điều này, âm nhạc Đại Pháp có thể được biểu diễn theo nhiều phong cách và thuận tiện cho việc phổ biến và phổ truyền trong xã hội hiện đại.

Từ góc độ phổ truyền, âm nhạc Đại Pháp có tính chất riêng. Trước hết, chủ thể những người tu luyện là ở Trung Quốc. Sau cuộc đàn áp của chính quyền Trung Cộng, âm nhạc Đại Pháp không thể phổ biến công khai thông qua những kênh chính thức ở Trung Quốc. Vì vậy mạng Internet trở thành kênh chính thức để phổ truyền âm nhạc ở Trung Hoa Lục Địa. Luôn có những mục âm nhạc ở trên các website chính thức của Đại Pháp, chẳng hạn như mục “Thiên Âm” trên trang zhengjian.org (Chánh Kiến Net). Thêm vào đó, những người  tu luyện ở hải ngoại đã cho cả thế giới được nghe lời ca của họ thông qua những buổi hòa nhạc, diễu hành, biểu diễn trên đường phố và chương trình dạ hội Tết cổ truyền Trung Hoa toàn cầu. Đáng chú ý nhất là đội trống lưng và “Thiên Quốc Nhạc Đoàn”, cả hai đều được tổ chức bởi các đệ tử Đại Pháp. Đội múa trống đã chọn yêu cổ (một loại trống đeo ở chỗ thắt lưng khi biểu diễn) – một loại nhạc khí cổ truyền của vùng Sơn Tây, Trung Quốc, là nhạc cụ chủ đạo, và hầu như được sử dụng các buổi diễu hành. Thứ hai đó là một đoàn nhạc diễu hành được thành lập bởi những người tu luyện Pháp Luân Công. Có ba đoàn nhạc chính nằm ở New York, San Francisco, và Toronto. Khác với Đội múa trống, “Đoàn nhạc Thiên Quốc” là một đoàn quân nhạc với những sáng tác chủ yếu là dành cho các nhạc cụ: kèn và trống. Ban nhạc biểu diễn các bản nhạc chủ yếu do người tu luyện sáng tác cũng như các bản nhạc Âu châu và Mỹ. Đội múa trống và “Đoàn nhạc Thiên Quốc” đều được lập ra bởi các đệ tử Pháp Luân Công. Khả năng tổ chức một ban nhạc quy mô tầm cỡ ở hải ngoại với các thành viên chủ yếu là người tu luyện Đại Pháp đã viết nên một chương quan trọng trong lịch sử âm nhạc Trung Quốc. Cũng cần nói rõ rằng cả Đội múa trống và “Đoàn nhạc Thiên Quốc” đều tham gia vào các hoạt động của cộng đồng ở hải ngoại. Những buổi trình diễn trực tiếp đã trở thành một cách quan trọng để âm nhạc Đại Pháp tiếp xúc với khán thính giả, và do đó cả hai ban nhạc đã trở thành một phương tiện mạnh mẽ nhất để phổ truyền âm nhạc Đại Pháp.

Tiếp theo, chúng ta sẽ nói sơ lược về chức năng văn hóa của âm nhạc Đại Pháp. Hầu hết âm nhạc truyền thống đảm trách chức năng một dạng văn hóa. Âm nhạc Đại Pháp cũng như vậy. Trước hết, dù chủ đề sáng tác là về những ngộ thức trong tu luyện cá nhân hay liễu giải chân tướng và chống đàn áp, bức hại, việc sáng tác âm nhạc Đại Pháp là đều dựa trên nguyên lý – “Chân, Thiện, Nhẫn” – đó là những nguyên lý đạo đức căn bản nhất của con người. Khi ý tưởng đề cao nhân bản thấm sâu vào quá trình sáng tác âm nhạc, tâm hồn của người nghe sẽ được tịnh hóa đến một mức độ nhất định. Trong “Nhạc ký” – một văn bản cổ xưa của Trung Quốc đã viết, “phàm âm giả, sinh vu nhân tâm giả dã; nhạc giả, thông luân lý giả dã. Thị cố tri thanh nhi bất tri âm giả, cầm thú thị dã; tri âm nhi bất tri nhạc giả, chúng thứ thị dã. Duy quân tử duy năng tri nhạc.” (tạm dịch: “Thường là người nghe nhạc, là những người có nhân tâm vậy. Người nghe nhạc, là người nghe hiểu được luân lý. Chỉ nghe thanh âm chứ không hiểu được thanh âm, chỉ là loài cầm thú; hiểu được thanh âm mà không biết thưởng thức nhạc, chỉ là người phàm tục. Chỉ có người quân tử mới có khả năng cảm thụ âm nhạc). Lý luận âm nhạc cổ điển Trung Quốc chính xác là đề cao chính nhạc (âm nhạc với đạo lý chân chính). Chức năng căn bản của nó là thanh lọc nhân tâm và nâng cao đạo đức con người. Với sự soi sáng của âm nhạc, giúp cho con người giao hòa với vũ trụ vĩnh hằng, một cách hiệu quả làm cho cuộc sống của con người và vũ trụ trở thành đồng nhất, như vậy đạt được mục đích “Thiên nhân hợp nhất”. Quan điểm này hoàn toàn tương đồng với những gì âm nhạc Đại Pháp tạo ra trong xã hội hiện đại ngày nay. Chúng ta thử nhìn vào văn hóa âm nhạc hiện đại ngày nay, đặc biệt sau thời kỳ xã hội trở thành một loại hàng hóa bị điều khiển, âm nhạc bị thương mại hóa trên một phạm vi rộng lớn. Vì là một phần trong hoạt động thương mại của con người, những tính chất của một loại hàng hóa giải trí đã dần dần thay thế chức năng tự nhiên của âm nhạc là giáo hóa con người. Trong hoàn cảnh như vậy, âm nhạc được sáng tác bởi các đệ tử Đại Pháp không chỉ giúp cho chính tác giả đề cao cảnh giới trong tiến trình tu luyện, mà nó còn nối kết âm nhạc với cuộc sống con người và ý nghĩa của cuộc sống. Nó đã làm cho âm nhạc trở thành một mắt xích quan trọng trong việc nối kết đời sống, thiên nhiên, và vũ trụ thành một thể thống nhất. Như thế, nếu sự phát triển của văn hóa âm nhạc hiện đại tạo ra sự rạn nứt giữa âm nhạc và cuộc sống, thì âm nhạc Đại Pháp lại một cách hiệu quả hàn gắn những vết nứt đó, và đồng thời giúp cho con người trở về với những giá trị truyền thống của họ.

Tiếp nữa,  đặt ra yêu cầu thiết yếu là phản đối cuộc đàn áp bức hại, âm nhạc Đại Pháp đã trải ra một con đường mới cho văn hóa âm nhạc Trung Quốc. Trong lịch sử của ĐCSTQ, như là hệ quả của những âm thanh chướng tai tạo ra bởi các công cụ tuyên truyền, văn hóa âm nhạc truyền thống Trung Quốc đã bị cưỡng ép trở thành một thứ chính trị và được sử dụng như một công cụ cho ĐCSTQ. Từ thời điểm xuất bản cuốn “Các bài phát biểu tại buổi tọa đàm văn học nghệ thuật ở  Diên An” năm 1942, những người phục vụ trong ĐCSTQ đã thiết lập một đường hướng cho văn hóa âm nhạc Trung Quốc. Dưới sự điều khiển của ĐCSTQ đối với ý thức hệ, cũng như những chính sách chặt chẽ đối với việc cải biên các bài hát dân gian truyền thống Trung Quốc, âm nhạc truyền thống Trung Quốc đã dần dần mất đi bản sắc dân tộc vốn có. Hơn nữa, trong suốt thời kỳ “Đại cách mạng văn hóa”, có cái gọi là “Hí kịch cách mạng”  đã trở thành một hình thức sinh hoạt âm nhạc trên cả nước và cắt đứt mối liên hệ giữa người dân và nghệ thuật truyền thống triệt để hơn nữa. Bắt đầu từ những năm đầu thập kỷ 90, thể loại âm nhạc này lại một lần nữa được mang trở lại và vẫn còn được phổ biến trong một khoảng thời gian. Dưới sự kiểm soát hoàn toàn ý thức hệ, âm nhạc Trung Quốc đã phải chịu một thảm họa chưa từng có, đặc biệt là  nhận thức về âm nhạc đã hoàn toàn bị thay thế bởi ý thức hệ “cách mạng vô sản”. Khi các đệ tử Đại Pháp sáng tác một số lượng lớn các tác phẩm để giảng chân tượng, đặc biệt những bài liên hệ với “Cửu bình,” trong khi loại bỏ đi những suy nghĩ méo mó nhồi sọ vào đầu người dân, nó cũng giúp mở ra một con đường thực sự cho văn hóa âm nhạc Trung Quốc khôi phục lại đặc tính chân thực và ý thức chính thể.

Phương Tây có một câu danh ngôn: “Nhân tính đặt lên trên dân tộc tính.” Như một hiện tượng văn hóa hoàn toàn mới, âm nhạc Đại Pháp dựa trên nguyên lý căn bản của vũ trụ – “Chân, Thiện, Nhẫn.” Chính vì vậy nó đã mang những người sáng tác âm nhạc của các chủng tộc, đất nước và nền văn hóa khác nhau lại với nhau. Có người được đào tạo chuyên nghiệp, có người thì chỉ là những người bình thường say mê âm nhạc. Đó là sự đa dạng độc đáo của âm nhạc, và nó mang ý nghĩa toàn thế giới khi dựa trên cơ sở là văn hóa tinh thần của âm nhạc truyền thống Trung Quốc. Trong khi khôi phục lại ý thức chủ thể của âm nhạc Trung Quốc, đồng thời cũng là những đóng góp giá trị nhất của văn hóa âm nhạc Trung Quốc với thế giới. Khi nhìn lại dòng lịch sử âm nhạc Trung Quốc, người Trung Quốc sẽ hối tiếc vì đã để mất phong cách âm nhạc triều đại nhà Đường và ngoài ra sẽ còn cảm thấy vô cùng xấu hổ về âm nhạc Trung Quốc đương đại, một thứ âm nhạc đã bị hủy diệt bởi ĐCSTQ. Sẽ không có gì phải hồ nghi việc âm nhạc Đại Pháp sẽ dẫn đường cho một thời kỳ phục hưng văn hóa, và đồng thời giúp chúng ta lý giải được đặc tính căn bản của vũ trụ, “Chân, Thiện, Nhẫn”.

Dịch từ:

http://pureinsight.org/node/4303
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2006/7/31/38799.html