Có phải bệnh di truyền là một biểu hiện của nghiệp lực truyền từ tổ tiên?

[Chanhkien.org] Y học hiện đại tin rằng những đột biến di truyền (đột biến Gen) là những sự kiện ngẫu nhiên gây ra bởi những ‘sai sót’ trong các nhân của tế bào hay bị nhiễm những độc tố như hoá chất, phóng xạ, v.v. mà những thứ này đã thay đổi hệ di truyền trong ADN nằm trong nhân tế bào của chúng ta. Vì ADN là ‘nền móng của đời sống’ những đột biến thay đổi ADN có thể đưa đến những thiếu sót di truyền trong thân thể con người và những bệnh tật có tính di truyền.

Có chừng 4,000 căn bệnh di truyền được biết đến (thống kê từ Viện Y học Howard Hughes) mà nó di truyền từ đời này sang đời khác. Những bệnh này là từ những tình trạng nhẹ mà có thể đưa đến tật nguyền, dị dạng và thậm chí bị chết. Bất cứ khi nào tôi thấy các trẻ em bị những căn bệnh này, tôi cảm thấy xót thương cho chúng. Tuy nhiên, tôi cũng suy nghĩ đến những gì mà chúng và tổ tiên chúng đã làm trong các kiếp sống trước đây đã đem lại những hậu quả nghiệp lực nặng nề này.

Trong quyển Chuyển Pháp Luân, ông Lý Hồng Chí nói về một loại nghiệp lực ‘còn nữa là thứ giống như cái ống dẫn đến, loại này ít gặp, đều là do tổ tiên ở trên tích tụ lại; cũng có tình huống như thế’. Vì loại nghiệp lực hiếm thấy này chuyển đến bằng đường ống qua nhiều đời, điều này có thể là nguyên nhân chính chỉ khi nào chúng biểu hiện như là một loại biến chứng di truyền đưa đến những bệnh gia truyền (mà cũng là hiếm thấy). Nếu như vậy, thì những loại đột biến này thật sự ngẫu nhiên không?

Khoa học ngày nay có thể tìm thấy những loại đột biến này. Báo USA Today báo rằng có hơn 200,000 thử nghiệm thực hiện hàng năm và gần như 400 thử nghiệm về các đột biến đang có được (thử nghiệm di truyền mang đến những chọn lựa đau buồn, 4/23/01). Hiện nay con người thậm chí còn biết được rằng họ có thể sẽ mang bệnh di truyền. Khoa học tin rằng bằng cách biết trước những đột biến này là gì và xảy ra ở đâu, họ có thể phát minh ra cách chữa trị cho các bệnh này. Rất nhiều phương pháp trị liệu và thuốc men đang được điều chế để ‘trị và ngừa’ các bệnh này.

Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn điều này từ khía cạnh của bài giảng của Sư phụ Lý, chúng ta biết rằng cách ‘trị và phòng bệnh’ này là qua tu luyện về đức hạnh và không còn tạo ra nghiệp lực cho các đời sau, “Còn một tình huống: trong gia tộc và từ tổ tiên có thể tích lại [những thứ ấy]. Những người già trong quá khứ giảng câu này: ‘hãy tích đức hãy tích đức; tổ tiên tích đức; người kia thất đức, tổn đức’. Những câu này giảng hết sức đúng’.

Khoa học ngày nay chỉ có thể nhìn thấy ADN ở mức phân tử. Theo Sư phụ Lý, nghiệp hay đức, cả hai đều tồn tại ở dạng vật chất, tồn tại ở các tầng rất vi quan, vượt qua giới hạn của khoa học hiện đại, mà chỉ có thể khám phá được vật thể ở tầng neutrino. [Ghi chú: đây là sự hiểu biết của người viết]. Vì thế, nếu nghiệp lực của tổ tiên là nguyên nhân của những bệnh di truyền, tìm cách chữa trị chúng ở tầng phân tử thì sẽ rất khó khăn. Đó cũng giống như cố nhổ cỏ trong vườn mà chỉ cắt chúng ở trên mặt đất và gốc rễ của chúng vẫn nằm dưới đất và chúng sẽ mọc lại.

Sư phụ Lý giảng rằng “Thân thể con người không nên có bệnh; có bệnh là thuộc về trạng thái không đúng đắn” . Nếu nghiệp lực là vật chất mà nó ngược lại với đặc tính ‘Chân, Thiện, Nhẫn’ của vũ trụ, thì nó có ‘không đúng đắn’ không? Nếu nó biểu hiện ở chung quanh cơ thể con nguời, thì nó có thể biến cơ thể người đó thành ‘không đúng đắn’ không? Nếu nghiệp lực của tổ tiên là truyền xuống qua nhiều đời khác, có thể nó là điều đã gây ra  ‘không đúng đắn’ (đột biến) trong các Gen của tế bào mà điều đó đưa đến những đột biến chứng và những bệnh tật di truyền không?

Trong tương lai, khoa học có thể nghiên cứu về những vật chất về nghiệp lực và đức mà tồn tại ở các tầng vô cùng vi tế qua khỏi cả tầng phân tử ADN. Nếu làm được như thế, khoa học sẽ hiểu nhiều về những chủng loại vật chất này và sự thật về ‘đức’ của con người không chỉ là triết lý hay quan niệm về tâm linh, mà là loại vật chất tồn tại thật sự, ‘Vật chất màu trắng cùng vật chất màu đen, hai loại vật chất ấy tồn tại đồng thời. Giữa hai loại vật chất ấy có quan hệ thế nào? Loại vật chất đức là khi chúng ta chịu khổ, bị đánh đập, làm việc tốt thì được nó; còn vật chất màu đen là khi người ta làm việc xấu, làm việc không tốt, hiếp đáp người khác, thì nhận được loại chất màu đen.’ .

[Ghi chú: Đây chỉ là một bài viết về sự suy nghĩ của một đệ tử Pháp Luân Công đang làm công việc nghiên cứu về vạn vật học. Người đọc nên tìm đọc Chuyển Pháp Luân để hiểu thêm]

Dịch từ:

http://pureinsight.org/node/158