Trương Quả Lão cưỡi lừa ngược

[Chanhkien.org] Sư Phụ Lý đề cập trong chương : “ Phản tu và tá công” của cuốn Chuyển Pháp Luân rằng: “Trương Quả Lão- một trong bát tiên cưỡi lừa ngược, rất ít người biết được tại sao ông lại cưỡi lừa ngược. Ông phát hiện rằng đi về trước lại chính là thụt lùi nên ông quay trở lại cưỡi như thế.

Trương Quả Lão , còn gọi là Trương lão , là một trong bát tiên trong Đạo gia. Theo “Đường Thục” (Cuốn sách của nhà Đường), Trương Quả Lão là một người có thực sống trong Khiêu Trung Sơn của tỉnh Sơn Tây. Ông cho rằng mình đã luyện được thành thuật trường sinh bất lão. Vua Đường Huyền Tông nhiều lần mời ông đến nhưng ông luôn luôn lịch sự từ chối. Hoàng hậu Võ Tắc Thiên cũng đã cố gắng mời ông tới. Để thoát lệnh này, Trương Quả Lão giả bộ chết ở phía trước 1 ngôi đền. Vào thời gian đấy, trời mùa hè nóng nực nên cơ thể ông sớm bắt đầu phân hủy và bốc mùi khủng khiếp. Hoàng hậu Võ Tắc Thiên nghe tin này, đã từ bỏ ý định. Nhưng ngay sau đó, có người thấy ông xuất hiện trong núi Hoàn Châu.

Vua Đường Huyền Tông mời ông tới nhiều lần để hỏi cách đạt được thuật trường sinh bất lão. Khi vua gặp Trương Quả Lão thấy ông già yếu hom hem như vậy, vua hỏi ông: “Khanh đã đạt được thuật Trường sinh bất lão nhưng sao trông khanh già yếu vậy,tóc thưa bạc, răng móm thế?” Trương Quả Lão trả lời, “Đến từng tuổi này thần không có phương pháp nào hết nên mới ra nỗi này! Thật là xấu hổ quá! Nếu thần bứt tóc và bẻ răng của mình ra sau đó có lẽ nào thần lại không có được những cái mới! Sau đó ông đứng ngay giữa trước cung điện bứt tóc bẻ răng văng ra Hoàng đế thấy thế có 1 chút kinh sợ và gọi cận thần mang ông xuống nghỉ . Chỉ 1 chốc sau, Trương Qủa Lão quay lại cung điện,với 1 diện mạo hoàn toàn mới: tóc đen dầy, răng trắng. Các quan lại trong triều thấy thế rất kính phục, tới trước Trương Quả Lão hỏi xin phương pháp để cải lão hoàn đồng. Trương Quả Lão khước từ .

Một ngày, Đường Huyền Tông đi săn bắn và bắt được một hươu lớn. Con hươu này có 1 điểm khác với các con khác!. Khi nhà bếp chuẩn bị giết nó , Trương Qủa Lão thấy vậy ngay lập tức ngăn lại. Ông nói: “Đây là con hươu thần đã sống trên ngàn năm rồi. Khi Hán Vũ Đế đi săn và bắt được nó thần đã theo ông ta và thấy ông ta thả con hươu ngay sau đó! Đường Huyền Tông hỏi, ‘Làm thế nào khanh có thể biết được đây là con hươu mà khanh thấy trước kia trong khi trên đời này có rất nhiều hươu và trải qua bao nhiêu năm như thế? Trương Quả Lão thưa: “Khi Hán Vũ Đế thả con hươu ông đã đánh dấu trên sừng bên trái của nó bằng 1 miếng đồng. Sau đó vua Đường Huyền Tông sai người đi kiểm tra lại và quả thật thấy 1 miếng đồng dài 2 phân nhưng hầu như không thể nhận ra chữ viết trên đó nữa! Vua Đường Huyền Tông lại hỏi:” Vậy thế từ năm Hán Vũ Đế đi săn trải qua bao nhiêu năm rùi? Trương Quả Lão thưa: Từ đó tới nay đã 852 năm trôi qua! Vua Đường Huyền Tông sai người đi kiểm tra lại. Người báo lên rằng thông tin đó là hoàn hoàn chính xác

Trương Quả Lão chết ngay sau khi ông hồi sơn. Đường Huyền Tông xây cho ông một đạo quán gọi là “Khấu Hạ Quán”. Trương Quả Lão có một thói quen lạ: ông luôn cưỡi ngược trên con lừa trắng và có thể đi hàng vạn dặm mỗi ngày. Dĩ nhiên con lừa của ông cũng là 1 con lừa tiên và ông nói rằng ông có thể gói nó và cất vào trong tay nải khi ông ta không cưỡi nữa.

Sư Phụ Lý đề cập trong chương : “Ý niệm” của cuốn Chuyển Pháp Luân rằng: “Hôm rồi tôi giảng Trương Quả Lão cưỡi lừa ngược, [người ta] không lý giải được ý nghĩa đó là gì. Ông thấy rằng tiến lên lại chính là thụt lùi, con người càng ngày càng rời xa đặc tính vũ trụ. Trong quá trình diễn hoá của vũ trụ, nhất là hiện nay từ khi tiến nhập vào trào lưu kinh tế hàng hoá mạnh mẽ ấy, rất nhiều người đạo đức đã trở nên bại hoại, càng ngày càng xa rời đặc tính Chân Thiện Nhẫn của vũ trụ; những người ở cõi người thường trong trào lưu ấy cũng trôi theo mà không cảm nhận được mức độ đạo đức bại hoại đến đâu; do vậy có người còn cho rằng như thế là tốt; chỉ ai có tâm tính tu luyện lên trên rồi sau đó ngoảnh lại nhìn, mới có thể nhận ra rằng đạo đức của nhân loại đã bại hoại đến mức độ đáng sợ như thế nào.

Dịch từ:

http://www.pureinsight.org/node/966