Nghệ thuật nhân thể biến dị

Tác giả: San Lý Nhân

[Chanhkien.org] Sư Phụ đã từng giảng về “nghệ thuật lõa thể” trong bài giảng thứ Chín của băng tiếng Giảng Pháp tại Quảng Châu. Sư Phụ nói rằng những loại hình nghệ thuật như vậy là không có vấn đề gì đối với người phương Tây, nhưng Ngài không nghĩ rằng người Trung Quốc nên vẽ tranh khỏa thân.

Trong quá khứ, tôi không hiểu lắm về điều mà Sư Phụ ám chỉ. Tôi tự hỏi mình rằng tại sao lại có hai tiêu chuẩn khác nhau dành cho người phương Tây và người Trung Quốc? Gần đây, tôi đã có hiểu biết mới sau khi học bài “Giảng Pháp tại Pháp hội Quốc tế Washington D.C 2001.

Sư Phụ giảng: “[…] mỗi triều vua một triều quan, mỗi triều con người từ trên trời một triều dân, một triều văn hoá, một triều phục sức.

Sư Phụ cũng giảng: “Tại mỗi một thời kỳ trong lịch sử, đều có các chúng sinh của các thế giới thiên quốc khác nhau đến trung thổ để kết duyên; họ đại biểu cho hệ các thể vũ trụ của họ.

Như vậy, sau một thời gian khi tại vùng đất trung thổ có nhiều người quá không chứa được; do đó sau khi kết duyên rồi thì đời sau [họ] chuyển sinh sang vùng đất khác.

Trước đây tôi đã từng giảng, tôi nói rằng trên thế giới bất kể một quốc gia nào đều không hề tồn tại một cách ngẫu nhiên trên thế giới này, [chúng] đều có ý nghĩa và mục đích tồn tại của nó.

Cuối cùng tôi đã nhận ra rằng nền văn hóa của mỗi quốc gia là đối ứng với một thể hệ vũ trụ.

Tôi biết rằng Thần đã tạo ra mỗi nền văn hóa của các vùng khác nhau trên Trái đất. Mỗi nền văn hóa tương ứng với một thể hệ vũ trụ khác nhau. Cái mà chúng ta gọi là ‘nghệ thuật’ thực ra là một cách thức ca ngợi Thần và thể hiện lòng kính ngưỡng của nhân loại đối với Thần. Ở thể hệ vũ trụ mà đối ứng với thế giới phương Tây thực sự có một số vị thần lõa thể. Đó là hình thức tồn tại ở thể hệ của họ. Lấy ví dụ, có hình vẽ các thiên thần hay nữ thần bán lõa thể trong các nhà thờ cổ ở phương Tây. Những nghệ sĩ ở phương Tây cổ đại đã vẽ những vị thần lõa thể hay bán lõa thể này dựa theo những gì họ nhìn thấy qua thiên mục. Người phương Tây thời cổ đại đã vẽ những vị thần lõa thể này với một lòng kính ngưỡng. Sau này, những người gọi là “nghệ thuật gia” đã trở nên băng hoại về đạo đức. Vì những giá trị lệch lạc này mà các nghệ sĩ đời sau không thể nhìn thấy những cảnh tượng tại những không gian cao tầng nữa. Mặc dù họ không thể thấy Thần, họ vẫn tiếp tục vẽ. Chủ đề của họ là gì? Họ vẽ người khỏa thân thay vào đó. Đây là một biểu hiện của sự suy đồi. Giống như những gì Sư Phụ nói trong Chuyển Pháp Luân:

Vì tâm tính có hạn, các tâm dục vọng ở cảnh giới người thường chưa bỏ, tâm sắc [dục] chưa bỏ, xích độ của tâm tính chỉ ở đó thôi, đảm bảo rằng hễ dùng một cái là tà ngay.” (“Nam nữ song tu”, bài giảng thứ Năm trong Chuyển Pháp Luân).

Cái được gọi là “nghệ thuật nhân thể” (nude art) đã được khai thủy trong thời kỳ Phục Hưng, và thực ra là một sản phẩm biến dị. Với sự phát triển của nghệ thuật nhân thể, chuẩn mực đạo đức của nhân loại tiếp tục trượt dốc. “Nghệ thuật nhân thể” chủ trương ủng hộ vẻ đẹp của thân thể con người và giải phóng nhân tính. Nhưng trên thực tế, đây là sự phóng túng trong dục vọng.

Thời trang của con người cũng đã bị tác động một cách tiêu cực. Thời trang hiện đại của nhân loại chủ trương ‘da trần’. Trong thời cổ đại, vô luận là tại xã hội Tây phương hay Đông phương, phụ nữ đều mặc váy dài và chỉ để lộ rất ít da trần. Nhưng phụ nữ ngày nay mặc những chiếc quần rất ngắn hay váy ngắn nơi công cộng. Bất cứ ai cũng có thể nhìn vào đó. Phụ nữ thậm chí còn mặc bikini bên ngoài phòng ngủ của họ. Hiện tượng xã hội biến dị này thực ra đều bắt nguồn từ “nghệ thuật nhân thể.” Quảng cáo thường chiếu “nghệ thuật nhân thể” ở khắp mọi nơi, và trên Internet cũng vậy. Một số người gọi “nghệ thuật nhân thể” bằng cái tên đúng của nó: tranh ảnh khiêu dâm.

Người phụ nữ Trung Quốc thời cổ đại sẽ cảm thấy ngượng ngùng và giận dữ nếu một người đàn ông không phải là chồng của mình nhìn thấy đôi chân trần của họ. Phụ nữ ngày nay thản nhiên phơi ra mỗi xen-ti-mét trên làn da của họ. Do sự ảnh hưởng từ văn hóa phương Tây và sự hủy diệt văn hóa truyền thống của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), quan niệm đạo đức của người Trung Quốc ngày nay đã trượt dốc một cách mau chóng. Họ tổ chức những màn trình diễn gây sốc với cảnh khỏa thân. ĐCSTQ còn phê phán “lễ giáo phong kiến.” Nhưng thực ra, chính những “lễ giáo” này là do thánh nhân truyền lại cho người Trung Quốc để họ giữ gìn đạo đức và ước thúc tâm pháp. Chữ “lễ” (禮) trong xã hội Trung Quốc xưa là những lễ nghi mà có thể so sánh với giới luật trong Phật giáo, và nó cấp cho con người những quy tắc hành xử. Nếu người ta tuân theo những lễ nghi này, họ sẽ ít vi phạm các chuẩn mức đạo đức. Chữ “giáo” (教) có nghĩa là những lời giáo hóa của thánh nhân nhằm duy trì đạo đức tâm pháp của con người. Tại Trung Quốc cổ đại, “lễ giáo” là một phần của văn hóa Thần truyền và có tác dụng duy trì tiêu chuẩn đạo đức của con người. Sau này, cùng với sự bại hoại của xã hội, con người không còn hành xử theo “lễ giáo” và nhân loại đã mất đi đạo đức tâm pháp để câu thúc. Các lễ nghi chỉ có tác dụng như vật trang trí.

Không hề có “nghệ thuật lõa thể” trong văn hóa truyền thống Trung Quốc. Trang phục của người Trung Quốc cổ đại là giống như những gì tại thể hệ vũ trụ đối ứng với họ. Y phục của phụ nữ Trung Quốc cổ xưa giống với y phục của các ‘phi thiên’ được khắc trong động đá tại Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc. Vì vậy, sẽ không phù hợp nếu so sánh nghệ thuật lõa thể của phương Tây với nghệ thuật truyền thống Trung Hoa. Nó cũng như đầu voi đuôi chuột vậy.

Tôi không nghĩ rằng sẽ có “nghệ thuật lõa thể” trong xã hội nhân loại tương lai, thậm chí cả tại xã hội Tây phương. Tôi không nghĩ rằng đây là thứ thích hợp cho xã hội tương lai.

Sư Phụ giảng: “[…]còn trong tác phẩm mỹ thuật, thì không ai biết nổi rằng đó là nghệ thuật chân chính hay là một cái gì đó; nền nghệ thuật dân tộc cổ xưa của Trung Quốc chúng ta vốn không hề có những thứ ấy. Mà truyền thống dân tộc Trung Hoa của chúng ta cũng không phải là do ai phát minh, ai sáng tác ra cả. Khi giảng về văn hoá tiền sử tôi đã nói rồi, hết thảy mọi thứ đều có căn nguyên của nó.” (“Tâm thanh tịnh”, bài giảng thứ Chín của Chuyển Pháp Luân).

Sự xuất hiện các hình chân dung khỏa thân trong thế giới Tây phương cổ đại có thể có căn nguyên từ những sinh mệnh cao tầng biến dị và đã chệch khỏi Pháp. Người nghệ sĩ có căn cơ tốt sẽ kính trọng các thiên thần hay nữ thần lõa thể khi họ thấy bằng thiên mục. Người thường sẽ không nhìn chân dung các thiên thần hay nữ thần này với lòng kính ngưỡng. Bởi vì người thường sẽ dùng nhân tâm mà đối đãi và những ý nghĩ này chính là báng bổ Thần. Theo thiển ý của tôi, nó giống như “nam nữ song tu”.

Sư Phụ giảng: “[…] tuỳ tiện truyền [nó] ở tầng thấp, thì chính là truyền tà pháp.” (“Nam nữ song tu”, bài giảng thứ Năm trong Chuyển Pháp Luân).

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2001/8/7/11199.html
http://www.pureinsight.org/node/3423