Ngắm lăng mộ Hoàng đế nhà Tần và nghĩ về bạo chính: Viếng thăm Trường An và ngộ được Thiên Ý

Tác giả: Đường Lý

[Chanhkien.org] Tôi vẫn còn nhớ một chuyến viếng thăm Tây An, cố đô của Trung Quốc. Tôi đã lên kế hoạch rời Tây An và trở về nhà sau khi thăm Vườn Sen có từ triều đại nhà Đường. Nhưng bạn tôi đã thúc giục tôi ở lại thêm vài ngày nữa và ngắm cảnh nhiều hơn. Tôi không có tâm trạng nào khi đi thăm những chiến binh bằng đất nung được chôn cạnh lăng mộ Tần Thủy Hoàng (259-210 trước công nguyên), vị Hoàng đế đầu tiên của nhà Tần. Đó là bởi vì tôi đã nghe nói từ nhỏ rằng Tần Thủy Hoàng là một bạo chúa đã từng đốt sách và chôn sống học trò. Nhưng bạn tôi nói rằng: “Nhiều du khách ngoại quốc đã tới du lịch tại địa điểm này, nơi được biết đến như là ‘kỳ quan thứ 8 của thế giới.’ Tại sao bạn không đi thăm nó?” Do đó tôi bèn tới chân núi Ly Sơn, nơi khu lăng mộ tọa lạc.

Việc xây dựng khu lăng mộ này thật là một kỳ công vĩ đại. Địa điểm du lịch rất hút khách, ồn ào và náo nhiệt. Nó giống như xem một bộ phim, khi tôi thấy những cái hố chôn trong lăng mộ và khu triển lãm. Những cỗ xe ngựa bằng đồng được chạm khắc tinh xảo, những con kỵ mã, những hàng chiến binh bằng đất nung thật xứng danh ‘kỳ quan hàng đầu thế giới.’ Tôi cảm thấy vô cùng thán phục kỹ thuật khéo léo của những người thợ thủ công Trung Hoa xưa.

Nhưng thậm chí sau khi nhìn thấy vẻ ngạc nhiên thán phục của du khách, tôi vẫn không thấy hứng thú. Thay vào đó, tâm trạng của tôi càng nặng nề hơn. Sách lịch sử đã đề cập đến sự chuyên chế bạo ngược của Tần Thủy Hoàng, những luật lệ hà khắc và hình phạt nặng nề dưới thời của ông. Ông thu thuế rất nặng để xây dựng những công trình đồ sộ, và đời sống người dân vô cùng cơ cực dưới sự cai trị của ông. Lăng mộ của ông tọa lạc gần một ngọn đồi và không cao lắm. Nếu không thấy nó, tôi thật khó mà tin được một công trình kiến trúc ngầm đồ sộ lại có thể nằm bên cạnh một ngọn đồi nhỏ như vậy. Lăng mộ là một trong vài công trình lớn được xây dựng đồng thời vào thời điểm đó. Tần Thủy Hoàng cũng đã xây một cung điện vô cùng xa hoa được biết đến với cái tên ‘Cung A Phòng.’ Ông cũng bắt đầu xây dựng Vạn Lý Trường Thành. Đến khi ông thống nhất Trung Quốc, đất nước đã trải qua nhiều năm nội chiến. Người dân phải xây lại nhà và ổn định cuộc sống sau thời kỳ lịch sử hỗn loạn ấy. Vậy mà họ đã bị bắt phải làm việc cực nhọc hơn và nộp thuế còn cao hơn dưới thời trị vì của Tần Thủy Hoàng. Nhiều gia đình đã phải ly tán và nhiều người đã bị chết khi phải tha hương. Tôi có thể tưởng tượng được những bộ xương chất đống và nghe được tiếng than khóc của những oan hồn. Dường như có cả tiếng gào khóc của 460 nho sĩ bị chôn sống theo lệnh của Tần Thủy Hoàng chỉ vì họ dám nói lên quan điểm của mình.

Tại sao khu lăng mộ bị bỏ quên 2.000 năm này lại đột nhiên được tìm thấy vào năm 1974 dưới thời cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)? Tôi không nghĩ khu lăng mộ được khai quật là để du khách tham quan hay để chế độ cộng sản Trung Quốc kiếm tiền từ nó. Rõ ràng nó không làm cho ĐCSTQ trông đẹp mặt hơn. Vậy phải có một lý do thâm sâu ở đằng sau việc khám phá ra lăng mộ này! Tôi đột nhiên nhớ lại những gì Mao Trạch Đông đã từng nói thẳng thừng rằng: “Tần Thủy Hoàng đáng kể gì? Ông ta chỉ giết có 46 chục Nho sĩ. Còn chúng ta đã giết 46 ngàn thằng trí thức hủ nho ấy chứ. Có kẻ chửi chúng ta là độc tài thống trị, là Tần Thuỷ Hoàng thời nay. Chúng ta thừa nhận hết, rằng rất đúng sự thực.” Tôi thình lình nhận ra rằng khu lăng mộ nhà Tần được phát hiện ra ngay sau khi Chủ tịch Mao nói những lời này. Tôi tin rằng khu lăng mộ đã được an bài để con người nhận thức được sự bạo chính dưới thời nhà Tần. Quan trọng hơn, nó cảnh báo người đời rằng có một chế độ còn bạo ngược gấp cả trăm lần Tần Thủy Hoàng, đó chính là ĐCSTQ.

Có hai câu thành ngữ được dùng để mô tả những gì đã xảy ra trong thời đại nhà Tần: “Chỉ vào một con hươu và nói với mọi người nó là một con ngựa” (*) cùng với “đốt sách và chôn sống Nho sĩ.” Những câu thành ngữ trên đã cho người ta ý tưởng về hai kỹ thuật cơ bản của bạo chính. Để lừa dối người dân Trung Quốc và duy trì sự thống trị của mình, ĐCSTQ cũng áp dụng những kỹ thuật tương tự. “Chỉ lộc vi mã” (“Chỉ vào một con hươu và nói với mọi người nó là một con ngựa”) là một đặc điểm cơ bản trong văn hóa của tà đảng. Chẳng phải ĐCSTQ đã buộc các công dân của nó phải chấp nhận tà thuyết cộng sản của Karl Marx như là chân lý tuyệt đối cho cả thế giới hay sao? Chẳng phải nó đã ép buộc người dân tin rằng chủ nghĩa xã hội mà nó đang thực hiện, thứ bắt nguồn từ phương tây, là ‘đặc sắc’ nhất tại Trung Quốc? Khi tạo ra sự bất công và bức hại nhân dân, ĐCSTQ đã đồng thời sử dụng hai kỹ thuật được đề cập ở trên. Đầu tiên, nó bóp méo sự thật và tuyên truyền sự dối trá để rồi tiến hành cuộc bức hại tàn nhẫn. Nó cũng áp dụng kỹ thuật “chia để trị” bằng cách phân chia người dân thành nhiều giai cấp khác nhau và bức hại các giai cấp này trong các thời điểm khác nhau. Ngay sau khi nó nắm quyền tại Đại Lục, nó đã buộc tội địa chủ và tư sản là ‘kẻ thù của nhân dân’ để hoàn toàn tiêu diệt họ. Nó dán nhãn các nhóm tôn giáo khác nhau là “mê tín” và “phản động” và bức hại những người trong các tôn giáo này. Và rồi nó gọi những nhà trí thức chân chính là “cánh hữu” và công kích họ một cách tàn nhẫn. Trong cuộc thảm sát Thiên An Môn năm 1989, nó gọi những sinh viên yêu nước và ủng hộ dân chủ là “phản cách mạng” và giết hàng ngàn người trong số họ, tuyên bố rằng nó đang dẹp một cuộc ‘bạo động’. Để bức hại Pháp Luân Công, ĐCSTQ cũng sử dụng những kỹ thuật tương tự. Nó dán nhãn môn tập luyện yên hòa và từ bi này là ‘tà giáo’ và ‘tổ chức phi pháp’ nhằm đàn áp các học viên Pháp Luân Công một cách tàn nhẫn. Chế độ cộng sản Trung Quốc đã ra chỉ thị “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, và hủy hoại thân thể” các học viên Pháp Luân Công trong một nỗ lực chưa có tiền lệ nhằm ‘nhổ tận gốc’ Pháp Luân Công. Một trại tập trung ở quận Tô Gia Đồn, thành phố Thẩm Dương đã được phát hiện gần đây. Khoảng 6.000 học viên Pháp Luân Công bị gửi tới trại và nội tạng của họ (thận, gan, giác mạc,…) bị mổ cắp ngay khi họ vẫn còn sống. Sau khi nội tạng của họ được lấy đi, thi thể các học viên này được hỏa táng bí mật trong lò hỏa thiêu, công trình được chuyển đổi từ một lò đun nước. Sự tàn ác này là một ví dụ điển hình cho sự giết chóc tàn bạo của ĐCSTQ. Trại tập trung Tô Gia Đồn không phải là trại tập trung duy nhất tại Trung Quốc Đại Lục. Những trại như vậy nằm rải rác khắp nước Trung Quốc. Sự độc tài và bạo chính của ĐCSTQ có thể được đánh giá là tàn ác nhất trong lịch sử nhân loại tự cổ chí kim. Thậm chí ngay cả Tần Thủy Hoàng cũng không thể đem ra để so sánh được.

Một ví dụ về cố tình bóp méo và xuyên tạc sự thật, đó một đạo diễn điện ảnh nổi tiếng của Trung Quốc đã làm một bộ phim “Anh hùng”, trong đó ca ngợi Tần Thủy Hoàng, đồng thời tuyên bố rằng dù ông tàn ác nhưng sự ổn định của đất nước là quan trọng hơn hết. Người dân địa phương thậm chí đã soạn ra một bản opera ở tỉnh Thiểm Tây có tên gọi là “Thiên cổ nhất đế” nhằm tán dương kẻ bạo ngược. Tất cả những điều này đã được làm ra để bày tỏ lòng trung thành của họ với ĐCSTQ và để lừa người dân tin rằng Tần Thủy Hoàng là một anh hùng. Nếu Tần Thủy Hoàng là một anh hùng thì ĐCSTQ, kẻ tàn ác gấp 100 lần ông ta, phải là một ‘đại anh hùng’. Thật nhục nhã và bi ai cho giới văn nghệ sĩ Trung Quốc khi đã tạo ra những “tác phẩm nghệ thuật” kiểu như vậy.

Nhưng lịch sử thật vô tình. “Thiện hữu thiện báo, ác giả ác báo” là một quy luật vũ trụ mà không thể bị vi phạm. Sự bạo chính được chỉ định là sẽ không thể kéo dài được lâu. Tần Thủy Hoàng nghĩ rằng ông có thể duy trì cơ nghiệp của mình mãi mãi; nhưng ba năm sau khi ông chết, “trước khi khói lửa kịp nguội tàn, nổi loạn lại khởi lên tại tỉnh Sơn Đông.” Triều đại nhà Tần đã sụp đổ chỉ sau gần 40 năm. ĐCSTQ độc tài và bạo chính tất nhiên cũng sẽ đoản mệnh. Tà đảng sẽ bị phán xét trong lịch sử. Với tất cả tội ác, nó sẽ phải chịu quả báo để an ủi 80 triệu vong linh bị sát hại dưới thời thống trị của ĐCSTQ.

Trong chuyến viếng thăm khu lăng mộ, tôi luôn tự hỏi tại sao Trời lại chọn cách khai quật lăng mộ để nhắc nhở người đời về tội ác dưới triều đại nhà Tần? Tôi đột nhiên nghĩ tới những lời thanh minh và dự ngôn được đăng trên Thời báo Đại Kỷ Nguyên. Khi Trời tiêu diệt ĐCSTQ, nếu họ không thanh minh thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó để xóa đi dấu ấn của tà ác, những người bị đánh dấu bởi tà ác (Đảng, đoàn, đội viên) sẽ bị hủy diệt cùng ĐCSTQ và trở thành vật hy sinh cho tà đảng. “Bạo chính” và “Tuẫn táng” (bị chôn sống theo người chết) là những chủ đề nổi bật trong lăng mộ nhà Tần ở Lâm Đồng. Tôi tin rằng Trời đang sử dụng lăng mộ để nhắc nhở người đời về ý nghĩa của “Tuẫn táng.”

Các bạn, khi các bạn đến thăm ngọn Ly Sơn ở Lâm Đồng, xin đừng nghĩ rằng khu lăng mộ là để cho du khách thưởng ngoạn và là ‘kỳ quan thế giới’ được tạo ra bởi Tần Thủy Hoàng. Đây là sự cảnh tỉnh từ bi của Trời. Xin hãy đọc “Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản” (Cửu Bình) một cách nghiêm túc để nhận ra sự tàn bạo cũng như tội ác của ĐCSTQ. Hãy thoát khỏi tà đảng, thanh minh tam thoái (thoái Đảng, đoàn, đội) để xóa đi dấu vết tà ác và bắt đầu một cuộc sống mới. Nếu không, khi Trời diệt ĐCSTQ, các bạn sẽ trở thành vật hiến tế cho kẻ bạo ngược, giống như những bức tượng bằng đất nung và vĩnh viễn ở trong Địa ngục!

Sau đây là một bài thơ:

Trung Cộng khốc ngược tái bạo Tần,
Bồi táng khanh biên khoái thanh tỉnh.
Quyết liệt ác đảng trạch tân lộ,
Bất tố bạo chính tuẫn táng nhân!”

Tạm diễn nghĩa:

“Sự tàn bạo của Trung Cộng như lặp lại thời nhà Tần,
Mau thanh tỉnh để tránh bị chôn sống theo [tà đảng].
Thoái xuất khỏi ác đảng và mở ra đường sống cho mình,
Đừng trở thành vật hy sinh cho kẻ bạo ngược!”

Chú thích:

(*) Trong triều đại nhà Tần, Tổng Thái giám Triệu Cao đã mang vào hoàng cung một con hươu và nói đó là một con ngựa. Chỉ một vài quan lại dám không đồng ý và nói đó là một con hươu. Triệu Cao tin rằng những viên quan dám gọi con vật là hươu là những người chống lại mình và bãi chức họ.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2006/4/4/36344.html

http://www.pureinsight.org/node/3951