Vài suy nghĩ về lực hấp dẫn và cơ chế xoay chuyển

[Chanhkien.org] Sư Phụ Lý từng giảng rằng:

Có một loại vật chất cho phép con người ta đứng thẳng và ngăn họ bị ngiêng ngả sang hai bên; cũng có một loại vật chất tạo áp lực để ấn con người cũng như đồ vật xuống và ngăn không cho họ bay lơ lửng trên không.” (Pháp Luân Phật Pháp, Giảng Pháp tại Pháp hội châu Âu, ngày 30-31 tháng 05 năm 1998 tại Frankfurt, Đức) (bản dịch không chính thức)

Trước đây, tôi không hiểu câu này lắm khi mà ‘Luật Hấp dẫn’ của Newton dường như có thể giải thích được rất nhiều điều. Chúng ta chưa từng tìm ra bằng chứng chứng minh sai lầm của ‘Luật Hấp dẫn.’ Khi tôi đọc một bài báo có tựa đề “Mặt trăng nghịch lại với Luật Hấp dẫn”, tôi đột nhiên ngộ ra được vài điều.

Trái đất đang xoay quanh mặt trời và mặt trăng đang xoay quanh trái đất, không phải do tác dụng của lực hấp dẫn giữa chúng, mà do một loại cơ chế xoay chuyển đang khởi tác dụng. Những đồ vật trên trái đất bị rơi xuống không phải do lực hấp dẫn, mà là do có một loại vật chất hoạt động bên trên những đồ vật đó để ấn chúng xuống. ‘Thuyết Hấp dẫn’ dựa trên những quan sát về sự vận động của các thiên thể, đó là ‘Luật Kepler’. Điều đó là sai ngay từ bản chất.

Khi người ta du hành ngoài vũ trụ và bay vòng quanh trái đất trên một chiếc phi thuyền không gian, các nhà khoa học gọi đó là bay trong trạng thái ‘không trọng lượng.’ Thực ra cái ‘không trọng lượng’ này tồn tại bởi vì tại nơi đó loại vật chất có tác dụng đẩy cơ thể người ta xuống không còn tồn tại nữa. Lý do mà một chiếc phi thuyền không gian có thể bay vòng quanh trái đất không phải vì tốc độ được tính toán của nó phù hợp với quỹ đạo của lực trọng trường, mà vì chiếc phi thuyền không gian phù hợp với một loại cơ chế xoay chuyển. Do đó phi thuyền không gian được con người chế tạo tiêu hao nhiên liệu. Khi quỹ đạo của nó không phù hợp với cơ chế xoay chuyển kia, phi thuyền không gian cần đốt cháy nhiên liệu để xác lập lại quỹ đạo và tăng tốc; nếu không, nó sẽ rơi xuống một cách từ từ.

Vậy tại sao mặt trăng lại có thể xoay xung quanh trái đất trong một thời gian lâu như vậy mà không rơi xuống? Ấy là vì một nền văn minh tiền sử rất phát triển đã khám phá ra sự tồn tại của cơ chế xoay chuyển. Họ làm [ra] mặt trăng xoay quanh trái đất theo một cơ chế xoay chuyển chính xác, và nó cứ xoay mãi như vậy mà không cần tiêu hao nhiên liệu. Các nhà khoa học thấy rằng khi mặt trăng xoay quanh trái đất hay các hành tinh xoay quanh mặt trời, chúng không thật sự phù hợp với quỹ đạo được tính toán dựa trên ‘Thuyết Hấp dẫn’, do vậy các nhà khoa học dã đưa ra những phương trình toán học khác. Lấy ví dụ, ‘Thuyết Tương đối’ của Einstein thường được sử dụng để giải thích hiện tượng Sao Thủy lệch khỏi quỹ đạo của nó. Tuy nhiên, cơ chế xoay chuyển không đơn giản như điều các nhà khoa học tưởng tượng ra. Sư Phụ Lý đã giảng rằng: “Không phải chỉ có người [hay] động vật, mà cả thực vật cũng có sinh mệnh; ở trong không gian khác bất kể vật chất nào cũng đều thể hiện xuất lai ra sinh mệnh.” (Chuyển Pháp Luân). Cơ chế xoay chuyển này là một loại sinh mệnh, làm sao nó có thể được mô tả chỉ bằng vài lý thuyết toán học đơn giản như vậy? Sau một thời gian dài quan sát, con người đã tìm ra được ngày càng nhiều hiện tượng vượt khỏi sự hiểu biết của họ, và họ bắt đầu thay đổi lý thuyết cũ. Bằng cách này, họ sẽ không thể tìm ra được sự thật. Đây là sai lầm của khoa học hiện đại. Thực sự, nhiều hiện tượng có thể được giải thích bằng nhiều cách khác nhau, nhưng khi con người chấp nhận một cách giải thích nhất định, họ sẽ không muốn chấp nhận những cách giải thích khác một cách bảo thủ. Thay vào đó, họ sẽ nhanh chóng tìm cách sửa đổi những lỗ hổng trong lý thuyết cũ của họ.

Không có cách nào để giải thích những nghịch lý từ góc độ của khoa học hiện đại. Tuy nhiên, thật dễ để hiểu được chúng theo một cách chân chính và vĩ đại. Sư Phụ Lý từng nói: “Khoa học của Trung Quốc cổ đại khác với khoa học hiện nay mà chúng ta học từ phương tây, nó đi theo một con đường khác, có thể đưa đến trạng thái khác. Do đó không thể dùng phương pháp nhận thức của chúng ta hiện nay để nhận thức khoa học kỹ thuật của Trung Quốc cổ đại, bởi vì khoa học Trung Quốc cổ đại là nhắm thẳng vào [thân] thể người, sinh mệnh, vũ trụ; nhắm trực tiếp vào những điều ấy mà nghiên cứu, do đó [nó] đi theo một con đường khác.” Đây là công việc của mỗi học viên chân chính nhằm quy chính lại những sai lầm của khoa học hiện đại chiểu theo Đại Pháp được giảng bởi Sư Phụ.

Đây chỉ là suy nghĩ của cá nhân tôi, xin đừng ngại đưa ra ý kiến của các bạn.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/sci/sci/home/newscontent.asp?ID=9395
http://www.pureinsight.org/node/1102