Quan điểm của tôi về một số an bài trong lịch sử (Phần 1)

Tác giả: Một học viên Đại Pháp tại Washington D.C.

[Chanhkien.org] Lịch sử nền văn minh nhân loại đã phát sinh nhiều sự kiện được cho là ‘tình cờ’. Thậm chí cả khi người bình thường gọi chúng là ‘sự trùng hợp’, nhiều điều trong số chúng không dễ mà giải thích được. Là những học viên, chúng ta đều biết rằng lịch sử loài người đã được an bài một cách tỉ mỉ và có hệ thống, và tất cả đều vì Pháp mà đến. Có một khía cạnh tích cực trong đó, chẳng hạn như cho phép con người ngày nay hiểu được Phật, Đạo hay tin vào Thần. Cũng có một khía cạnh tiêu cực ở trong đó, chẳng hạn như nhiều nhân tố phản diện được chủ ý an bài để “khảo nghiệm” Đại Pháp. Nếu chúng ta lấy Đại Pháp làm đề tài trọng tâm, chúng ta có thể giải thích mạch lạc tại sao những điều như vậy lại xảy ra trong lịch sử loài người. Dưới đây là quan điểm của cá nhân tôi về một số an bài trong lịch sử. Nếu có điều gì không phù hợp, xin vui lòng chỉ rõ.

1. Tín ngưỡng về Phật và Đạo tại Trung Quốc

Trong một thời gian rất lâu dài, Trung Quốc đã được an bài là sẽ trở thành sân khấu chính cho sự phổ truyền của Đại Pháp ngày nay. Do vậy, có rất nhiều phương pháp tu Phật và tu Đạo đã tồn tại xuyên suốt lịch sử Trung Quốc, và những phương pháp tu luyện này rất phổ biến. Chỉ khi ấy người ta mới có một hiểu biết sâu sắc về “Đạo”. Điều này rất khác so với phương Tây, nơi mà phương pháp tu Đạo hầu như không được biết đến. Do đó, từ những giai đoạn đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, ‘Đạo’ đã trở thành một phần của nền văn hóa, một nền văn hóa được khai sáng từ thời Hoàng Đế. Thời ấy, “Đạo” không phải là một tôn giáo, nhưng dường như ai ai cũng đều thực hành “Đạo.”

Sau này, có những sự xung khắc giữa Phật và Đạo. Trong những năm Hội Xương (841 – 847 sau công nguyên) triều đại nhà Đường, Phật giáo đã trải qua thời kỳ pháp nạn khi hiện tượng ‘hưng Đạo diệt Phật’ phát sinh. Điều này có liên quan đến sự trỗi dậy của ‘Đạo giáo’ mà Sư Phụ đã đề cập đến trong “Giảng Pháp tại buổi họp Diễn giải về Sáng tác Mỹ thuật.”

2. Vài sự trùng hợp về thời gian trong lịch sử

Khi đạo đức con người suy đồi trong thời kỳ Xuân Thu- Chiến Quốc (770 – 476 trước công nguyên) tại Trung Quốc, rất phổ biến khi mà “người đắc Đạo tự tách mình khỏi xã hội”, để họ không thể bị ô nhiễm. Từ rất sớm, một vài cá nhân có ảnh hưởng rất lớn đến nhân loại đã giáng sinh trong gần như cùng một thời điểm. Họ là Lão Tử và Khổng Tử ở Trung Quốc, Thích Ca Mâu Ni ở Ấn Độ và Socrates ở Hy Lạp cổ đại.

Nền văn minh phương Đông và phương Tây là hai thể hệ hoàn toàn khác nhau. Nhưng vì Trung Quốc là sân khấu lớn cho sự phổ truyền của Đại Pháp, nền văn minh Hy Lạp đã bị thu hồi lại sau khi đạt đến đỉnh điểm. Học trò nổi tiếng nhất của Socrates là Plato, và học trò nổi tiếng nhất của Plato là Aristotle. Socrates, Plato và Aristotle được biết đến như là ba nhà sáng lập lớn nhất của nền văn minh phương Tây. Nhưng Aristotle đã thực sự đi theo một con đường khác so với Socrates về cách tiếp cận và khám phá thế giới. Aristotle đề cao logic, quan sát và thực nghiệm. Đây chính là nền tảng của khoa học hiện đại phương Tây. Nhưng khoa học hiện đại phương Tây đã đi theo một con đường sai lầm, điều mà tôi sẽ không bàn tới trong khuôn khổ bài viết này.

Mục đích sự xuất hiện của Phật giáo tại Ấn Độ là để chuẩn bị cho sự phổ truyền của nó tại phương Đông. Hai trăm năm sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn, vua A Dục đã thiết lập một nền quân chủ hùng mạnh nhất tại Ấn Độ, vương triều Khổng Tước. Đây là điểm khởi đầu cho sự hoằng dương của Phật giáo trên khắp thế giới. Trong thời gian đó, các quan lại từ Triều đình Ấn Độ đã tới thăm Trung Quốc. Lúc ấy, Trung Quốc đang dưới thời nhà Tần (221 – 207 trước công nguyên). Vào thời ấy thì Phật giáo chưa bắt rễ tại Trung Quốc. Nhưng kể từ đó, Ấn Độ tiếp tục nỗ lực phổ truyền Phật giáo sang các quốc gia khác.

Vào đầu thời Đông Hán (25 – 220 sau công nguyên), văn hóa Phật giáo bắt đầu bén rễ tại Trung Quốc. Hán Minh Đế (58 – 76 sau công nguyên) đã có một giấc mơ khi ông nhìn thấy một người phóng ánh kim quang trên đỉnh đầu bay trên sân Hoàng cung. Ngày hôm sau, Hoàng đế triệu tập các quần thần để giải mộng. Một đại thần trình bày lời giải đáp của ông như sau: “Có một vị thần đến từ phương Tây được gọi là ‘Phật’. Điều này giống hệt với những gì mà Hoàng thượng đã mơ thấy.” Vị Hoàng đế ngay lập tức cử sứ giả sang Tây Thiên thỉnh Kinh. Tại Afghanistan, sứ giả gặp hai vị cao tăng, những người đang đi sang phương Đông để phổ truyền Phật giáo. Các sứ thần dùng ngựa bạch để mang Kinh về Kinh đô tại Lạc Dương. Hoàng đế đã cho xây dựng một ngôi đền để hoằng dương hai vị cao tăng ở nơi đó và đặt tên là “Đền Bạch Mã.” Đây là điểm mốc chính thức đánh dấu sự phổ truyền của Phật giáo tại Trung Quốc.

Lúc ấy, Phật giáo vẫn cần phải tồn tại ở Ấn Độ. Phật giáo không được phổ truyền tại Trung Quốc trên diện rộng cho tới thời Nam Bắc Triều (420-589 sau công nguyên), nhà Tùy (581 – 618 sau công nguyên) và Đường (618 – 905 sau công nguyên). Khi Phật giáo lên đến điểm cực thịnh tại Trung Quốc thì Phật giáo đã hoàn tất sứ mệnh của nó tại Ấn Độ. Bắt đầu từ giữa cho tới cuối thời nhà Đường, khoảng thời gian bắt đầu từ thế kỷ thứ 8 sau công nguyên, Phật giáo dần dần nhường chỗ cho Ấn Độ giáo và cuối cùng bị tiêu mất tại Ấn Độ.

3. Sự hưng thịnh của nền văn hóa Trung Quốc

Để thúc đẩy nền văn hóa Trung Quốc, không thể có hai trung tâm trong một thế giới luôn tranh giành địa vị thống trị. Do đó, khi văn hóa và khoa học tại Trung Quốc đang thành tựu huy hoàng, nền văn hóa phương Tây đã bị hạn chế rất nhiều. Alexander Đại đế, một học trò của Aristotle, đã sưu tập các thành tựu từ những nền văn minh tiên tiến nhất tại Bắc Phi, Ai Cập cổ đại, nước Do Thái cổ đại và Babylon cổ đại, rồi xây dựng Thư viện Alexander và một viện bảo tàng có tên là ‘Temple of Muses’ tại thành phố Alexandria thuộc Ai Cập cổ đại. Nhưng nó đã bị hỏa thiêu bởi Caesar vào khoảng năm 641 sau công nguyên. Thời kỳ Trung Cổ bắt đầu không lâu sau đó. Nhà thờ và nhà nước đã được cột chặt vào nhau một cách gắn bó, và kiểm soát rất chặt chẽ tâm trí của dân chúng.

Vào thời điểm đó, Trung Quốc đã tự nhiên trở thành trung tâm để học hỏi từ các nước lân bang. Bắc Mỹ vẫn chưa hề được phát hiện. Trung Quốc là nền văn minh huy hoàng nhất tại lục địa châu Âu, châu Á và châu Phi. Vào đầu triều Hán (206 trước công nguyên – 220 sau công nguyên), Hán Vũ Đế (140 – 86 trước công nguyên) đã cử Trương Khiên đi sang Tây Vực. Sau khi chịu đựng rất nhiều gian khổ, ông đã đi qua Tân Cương, vùng Trung Đông và cuối cùng là tới La Mã. Dường như mục đích chuyến đi của ông là để người dân thế giới lúc bấy giờ biết về Trung Quốc và nền văn minh Trung Hoa. Sau này, hạm đội của Đô đốc Trịnh Hòa đã hành trình qua nhiều đại dương. Đó là một hình thức xuất khẩu nền văn hóa Trung Quốc. Vào cùng thời điểm, nhiều quốc gia đã thiết lập tiền duyên với Trung Quốc thông qua những cuộc giao lưu này.

Khi nền văn hóa Trung Quốc tiếp tục phát triển, nó đã lên đến đỉnh điểm vào thời nhà Đường, với Khổng giáo, Phật giáo và Đạo giáo trở thành ‘tam giáo’ và đạt đỉnh cao của sự huy hoàng. Xã hội Trung Quốc đã đi trước phần còn lại của thế giới trong vài trăm năm. Nhằm lót đường cho sự trỗi dậy của Đảng Cộng sản mà sẽ được sử dụng để ‘khảo nghiệm’ Đại Pháp, cựu thế lực đã tạo ra một số an bài bằng cách trấn áp nền văn hóa Trung Quốc và thúc đẩy nền văn hóa phương Tây.

4. Sự phục hưng của nền văn hóa phương Tây

Sau triều đại nhà Đường, Trung Quốc trải qua thời chiến loạn ‘Ngũ đại thập quốc’ (907 – 1234 sau công nguyên) và cuối cùng là thống nhất dưới triều Tống (960 – 1278 sau công nguyên). Khi triều Tống bắt đầu, ‘Trình Chu lý học’ bắt đầu xuất hiện. Đây là một triết học được lập ra bởi hai anh em Trình Hạo và Trình Di vào thời Bắc Tống và được hoàn tất bởi Chu Hy vào thời Nam Tống. Tôi có cảm giác rằng thứ triết học này rất khác so với những lời dạy của đức Khổng Tử và báo trước một sự trượt dốc của nền văn hóa Trung Hoa.

Khi nền văn hóa Trung Quốc bắt đầu xuống dốc, Đế chế Ottoman trỗi dậy tại Thổ Nhĩ Kỳ vào khoảng thế kỷ 13 sau công nguyên và xâm lược La Mã. Nhiều trí thức đã mang một số lớn các tác phẩm nghệ thuật, văn học, lịch sử và triết học từ thời Hy Lap và La Mã cổ đại sang những quốc gia Tây Âu tỵ nạn. Điều này cho phép dân chúng tại những quốc gia này có cơ hội hiểu biết về sự rực rỡ của nền văn hóa Hy Lạp cổ đại. Florence nhanh chóng trở thành trung tâm văn hóa Hy-La cổ đại trong thời kỳ hồi phục và phát triển. Nó được biết đến với cái tên ‘thời kỳ Phục Hưng.”

“Phong trào Phục Hưng” là sự khởi đầu cho thời kỳ hồi phục và thịnh vượng của khoa học và văn hóa phương Tây. Đúng lúc ấy, nền văn hóa Trung Quốc suy tàn nhanh chóng. Điều này rất giống với những gì xảy ra dưới thời Lão Tử, ngoại trừ đổi vai hoàn toàn – Trung Quốc giờ đang tuột dốc còn phương Tây thì đang trỗi dậy. Trung Quốc trải qua thời nhà Nguyên (1206 – 1341 sau công nguyên) và Minh (1368 – 1628 sau công nguyên). Đế chế Mông Cổ, những người lập ra triều đại nhà Nguyên không bị đồng hóa bởi người Hán và biết rất ít về nền văn hóa Trung Quốc. Dưới sự cai trị của họ, văn hóa Trung Quốc đã suy tàn nhanh chóng.

Trong thời nhà Minh, Triều đình đã thiết lập một hệ thống, trong đó quan lại được lựa chọn từ dân chúng thông qua khoa cử dựa trên cách mà họ viết ‘bát cổ văn’, một bài luận gồm tám phần được viết theo đề tài Khổng Tử. Bài luận nhằm kiểm tra thí sinh có thể trở thành “đại thánh nhân lập ngôn” hay không. Điều này quả thực là nực cười. Làm sao có người hiểu được đức Khổng Tử đã nói những gì, và làm sao trí tuệ của họ có thể sánh với đức Khổng Tử?

Hệ thống ‘bát cổ văn’ đã đóng vai trò hạn chế các nhà trí thức Trung Quốc về việc họ có thể nói gì và không thể nói gì. Nó cũng chấm dứt sự tiên tiến của khoa học tại Trung Quốc. Sự đóng góp của Trung Quốc cho khoa học về cơ bản đã chấm dứt trong triều đại nhà Tống. Đó không phải là vì nền văn hóa Trung Quốc không còn tốt nữa. Đó là bởi vì người dân Trung Quốc đã chệch khỏi nền văn hóa của họ. Người ta đã quên mất tinh thần của khoa học tại Trung Quốc cổ đại, điều dựa trên sự hiểu biết vĩ mô về Trời và Đất, cũng như học hỏi và dung hòa các giá trị khác. Đây rõ ràng là một bước tiến hành của cựu thế lực nhằm hạn chế nền văn hóa Trung Quốc.

Sự hạn chế đối với văn hóa và khoa học Trung Quốc đã được tiền hành để phương Tây có thể xâm nhập vào Trung Quốc thông qua sức mạnh quân sự, và trải đường cho sự xâm nhập của học thuyết cộng sản của Marx vào Trung Quốc.

5. Sự bảo tồn nền văn hóa truyền thống Trung Quốc

Phải nói rằng, từ sau triều đại nhà Tống, Trung Quốc đã luôn luôn nhấn mạnh vào việc ghi chép lịch sử. Thậm chí khi nền văn hóa Trung Quốc đang suy tàn, mỗi triều đại vẫn tận tâm sưu tập tinh hoa trong các tác phẩm của các bậc tiền bối xưa. Những học giả kiệt xuất đương thời có trách nhiệm tập kết kinh thư về nền văn minh Trung Quốc cổ đại. Trong thời nhà Tống, cuốn sách ‘Thái Bình Ngự Lãm’ được biên soạn; trong thời nhà Minh, cuốn sách ‘Vĩnh Lạc Đại Điển’ được biên soạn và trong thời nhà Thanh là cuốn ‘Tứ Khố Toàn Thư’. Những tác phẩm này có mục đích hoàn chỉnh và hệ thống nền văn hóa truyền thống chân chính của Trung Quốc, để người Trung Quốc mãi mãi không quên đi nền văn hóa Thần truyền của họ, nền văn hóa đã được tích lũy qua hàng ngàn năm.

(Còn tiếp…)

Xem tiếp Phần 2.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/12/28/30416.html
http://www.pureinsight.org/node/2711