Một khác biệt nhỏ ở bề mặt có thể là một khoảng cách lớn trong cảnh giới tu luyện

Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp

[Chanhkien.org] Thỉnh thoảng khi tôi lắng nghe kinh nghiệm tâm đắc của các bạn đồng tu, tôi có cảm giác rằng hiểu biết về Pháp của họ thật tốt quá. So sánh với họ, tôi cảm thấy tụt lại phía sau. Tuy nhiên, mặc dù bề mặt có vẻ như chỉ là một khác biệt nhỏ, tại vi quan đó là một khoảng cách lớn.

Tôi vẫn còn nhớ khi tôi là một cộng tác viên trong khu vực chúng tôi, trong một giai đoạn, các đồng tu thích lắng nghe tôi chia sẻ. Bởi tôi có thể nói chuyện thao thao một cách sinh động và hấp dẫn, không khí thật là sôi nổi. Tôi cảm thấy thật là tốt khi nghe được những lời tán dương và nhìn thấy những cái nhìn đầy ngưỡng mộ từ các bạn đồng tu. Họ đều nói tôi tu luyện khá quá và được sáng soi và cảnh giới của tôi thật cao. Nhưng có thật vậy không? Khi tôi bình tĩnh lại và nhìn lại mình, tôi cảm thấy thật tệ. Ở bề mặt, tôi đã làm các đồ án Đại Pháp một cách hăng say; tôi làm một cách toàn tâm toàn ý. Nhưng thực sự trong sâu thẳm nội tâm tôi là tôi đang chứng thực bản thân và hiển thị bản thân, điều vốn dĩ là đặc tính của các sinh mệnh của vũ trụ cũ. Mặc dầu vậy các đồng tu không thấy được điều đó. Sự trang nghiêm của tu luyện không biểu thị ra ở bề mặt; mà thay vào đó, là việc một người tu luyện đồng hóa với tiêu chuẩn của Đại Pháp một cách tĩnh lặng và vững chắc. Sư Phụ đã nói nhiều về điều này trong nhiều bài giảng, và tôi nhận thấy Ngài đã vén mở sự khác biệt cảnh giới mà các sinh mệnh của vũ trụ mới nên đạt tới. Những cảnh giới ấy chỉ có thể được sáng soi thông qua tu luyện một cách thực chất. Một khi bạn được sáng soi, bạn có thể chiểu theo các tiêu chuẩn đòi hỏi khác biệt mà Sư Phụ đã đặt ra cho các đệ tử Đại Pháp tại các cảnh giới khác nhau trong quá trình Chính Pháp. Vì thế, đôi khi mặc dù điều đó có vẻ như chúng ta đều làm cùng một công việc như nhau, thực ra lại có khác biệt lớn trong tâm tính và cảnh giới tu luyện.

Hôm nay khi tôi nói chuyện với các bạn đồng tu, tôi đã để ý nhiều đến từng từ ngữ và ý niệm của tôi dành cho các bạn đồng tu và Đại Pháp, chứ không phải cho bản thân tôi [như trước]. Mặc dù sự tự ý thức được việc này có vẻ chỉ là một khác biệt nho nhỏ, thì tôi đã mất nhiều năm mới nhận ra được.

Tối qua khi tôi nói chuyện với một nữ khách hàng quen xinh đẹp qua điện thoại. Cô ấy bảo tôi rằng chồng cô đã ra khỏi thành phố đi công tác và cô ở nhà có một mình. Tôi đã bối rối và lo lắng khi nghe vậy. Chúng tôi chẳng có việc gì thảo luận nhưng chúng tôi đã nói với nhau suốt nửa tiếng đồng hồ liền. Cuối cùng, tôi lệnh cho bản thân nói lời tạm biệt. Tôi tự hỏi bản thân rằng tôi có muốn đến thăm cô ấy không. Không! Thế tại sao tôi lại nói chuyện lâu như thế? Nếu là trường hợp một người đàn ông hoặc một người phụ nữ xấu xí nào đó, tôi có nói chuyện lâu thế không? Tôi đã nghĩ tôi đã loại bỏ được chấp trước vào dục vọng và cảm xúc, nhưng thực tế thì chưa. Tôi chỉ là chưa kinh qua một khảo nghiệm nào như thế mà thôi. Sư Phụ giảng trong bài “Đạo trung”:

“Tâm không để đây — Không tranh với đời.
Nhìn mà chẳng thấy — Không mê không hoặc.
Nghe mà chẳng theo — Tâm đâu rối loạn…”
. (Hồng Ngâm)

Tôi được sáng soi rằng Sư Phụ đang nói đến một cảnh giới. Tôi chỉ cách cảnh giới đó một khoảng cách nhỏ thôi. Tuy nhiên, cái “khoảng cách nhỏ” đó thật là khó vượt qua, như khoảng cách hàng vạn dặm.

Chiều hôm đó, một khách hàng xinh đẹp khác mà tôi quen thân đang cãi nhau với những người bán hàng của tôi về giá cả. Khi cô trông thấy tôi, cô tóm lấy cánh tay tôi, ngả người về phía tôi, và cư xử một cách không phù hợp. Cô gọi tôi là “anh trai” và đề nghị giá thấp hơn. Mọi người nhìn tôi. Mặc dù tôi trông đứng đắn vào thời khắc đó, trong tâm tôi đã hy vọng cô ấy sẽ dựa vào vai tôi lâu hơn chút nữa.

Tu luyện, thế nào là tu luyện? Khi sự việc xảy ra bất ngờ, tôi rốt cục có thể nhìn thấy khoảng cách trong các cảnh giới khác nhau. Trong khoảnh khắc ấy, đó là cuộc chiến giữa Chính và Tà ! Nếu một người không thể loại bỏ chấp trước và đồng hóa với Đại Pháp, anh ta sẽ nằm trong cảnh giới thường nhân ở lãnh vực ấy. Một vài học viên nói : « Tôi không chấp trước vào ham muốn. Đó chỉ là đôi lúc khi tôi trông thấy một phụ nữ đẹp trên đường phố, tôi không thể đừng nhìn một cái ». Thực tế, cái nhìn đó chứng tỏ sự khác biệt về cảnh giới. Có vẻ như chính cái chỉ « nhìn » đó ngăn cản ta trở về bản nguyên của mình. Có một câu chuyện Phật giáo: một người con gái sắp sửa đắc chính quả, nhưng trước khi rời đi, mẹ cô van xin cô quay lại nhìn bà lần cuối. Vào khoảnh khắc ấy, người con gái không thể hoàn toàn trừ dứt chấp trước vào cảm xúc, và quay lại nhìn mẹ. Kết quả là, cô rơi xuống. Tôi nghĩ câu chuyện này dược viết dành cho các đệ tử Đại Pháp hôm nay. Cảnh giới của một người tu luyện là gì ? Cũng không có phương thức hay tiền lệ nào để so sánh. Đệ tử Đại Pháp là mẫu mực cho các sinh mệnh trong vũ trụ mới. Đức hạnh vĩ đại của các đệ tử Đại Pháp sẽ trường cửu cùng vũ trụ mới. Mỗi bước đường tu luyện và cảnh giới phải đạt được tiêu chuẩn cao của vũ trụ mới. Chúng ta có nên thật sự nghiêm túc trong tu luyện hay không ?

Một lần tôi hỏi một đồng tu liệu anh có đi gặp một đồng tu khác không. Anh bảo không. Tôi hỏi tại sao. Anh trả lời có điều gì đó trong tâm không muốn anh ấy gặp đồng tu kia. Vậy nên tôi hỏi liệu đó có phải liên quan đến một xung đột nào đó trong quá khứ hay là một bất đồng quan điểm hay không. Anh ấy trả lời không, mà là một cái gì đó khó giải thích. Tôi biết rằng mặc dù “cái gì đó khó giải thích” chỉ là một cảm giác mơ hồ, trong không gian khác có thể lại là một ngọn núi và niệm ấy có thể điều khiển chúng ta. Bạn có thể nói được sự khác nhau trong các không gian khác giữa “gặp mặt mà không nghi ngại” và “có chướng ngại trong tâm”? Hơn nữa, tôi nhận thấy các đồng tu tạo thành nhiều nhóm khác nhau. Các học viên trong cùng một nhóm nói chuyện thoải mái và có thể giải quyết xung đột rất nhanh chóng. Tuy nhiên, lại là một khác biệt hoàn toàn giữa các học viên trong các nhóm nhỏ khác nhau. Bởi đứng trên các góc nhìn khác biệt và bất đồng ý kiến, khoảng cách giữa các đồng tu tăng lên. Mặc dù các học viên tất cả đều hiểu điều đó là được an bài bởi cựu thế lực và họ nên phá vỡ các khoảng cách, không ai sẵn lòng làm việc ấy trước tiên. Họ cứ khăng khăng: “Tôi chẳng chống lại anh ta. Sư Phụ giảng không nên có khoảng cách giữa các đồng tu. Nếu mà có một khoảng cách, tất cả là bởi tại họ không tu luyện tốt. Các hành vi của tôi là theo tiêu chuẩn của Pháp. Tôi đã chẳng làm điều gì sai hết”. Tôi cũng từng kinh qua như vậy. Phần khó khăn nhất là khi điều đó xảy đến, người tu luyện không nhìn vào bên trong, và vì thế anh ta bị điều khiển bởi các suy nghĩ thường nhân trong một thời gian dài. Nếu người tu luyện nhìn vào bên trong và vứt bỏ các chấp trước con người lập tức, anh sẽ nhận thấy sự khác biệt to lớn về cảnh giới.

Trong lúc tôi đang viết bài này, tôi nhớ ra một kinh nghiệm lần tôi chia sẻ với một đồng tu mà thiên mục mở. Tôi đã nói chuyện với cô vài lần trước đây. Tôi chỉ ra rằng một số việc cô hướng dẫn các bạn đồng tu khác làm là không đúng với tiêu chuẩn của Pháp, và cô nên ngừng lại. Tôi đã nghĩ rằng tôi đang trong tiêu chuẩn của Pháp và tôi đang có trách nhiệm với Pháp và các bạn đồng tu. Tuy nhiên, cô không tán thành và chúng tôi đã có bất hòa. Sau đó, tôi nghĩ lại vài lần. Nhưng tôi vẫn cho rằng mình đúng. Vì thế, trong một khoảng thời gian dài tôi khăng khăng mình đúng. Thực sự thì, khăng khăng một người là “đúng” hay “sai” là đang đi theo con đường an bài bởi thế lực cũ bởi chúng tạo ra khoảng cách giữa các học viên. Sau này, tôi xem đi xem lại video “Giảng Pháp cho các học viên Úc châu”. Tôi bắt đầu nhận ra gốc rễ của vấn đề với đồng tu ấy là từ bên trong tôi. Sư Phụ giảng chúng ta không được tranh đấu cho những điều của người thường, và chỉ khi một người từ bỏ các chấp trước con người mới có thể đạt được những điều thần thánh. Sư Phụ cũng giảng nếu chúng ta chỉ ra các vấn đề với một tâm hồn trong sáng và từ bi, thì người khác sẽ cảm động rơi nước mắt. Tôi đã sốc. Tôi đang tu luyện thành gì đây? Tâm tôi không trong sạch, đó là chia sẻ của tôi đề cao tự ngã bản thân và mang tâm oán giận hướng đến đồng tu ấy. Cả cuộc nói chuyện của tôi toàn là “Cô…… cô…….”. Không theo tiêu chuẩn của Pháp, lời của tôi không mang theo năng lượng của Pháp; và kết quả là, chúng không thể thuyết phục người ta.

Sau khi tôi thực sự sửa mình và đề cao trong lãnh vực này, tôi đã tình cờ gặp lại đồng tu ấy. Chúng tôi chỉ ra các khuyết điểm của nhau, và lần đó cuộc nói chuyện của chúng tôi thật hòa hợp. Trái tim tôi thực tâm vì Pháp và cho sự tốt đẹp của cô ấy. Tôi kể cô nghe tất cả những gì tôi muốn nói. Tôi có thể cảm thấy dòng năng lượng ấm áp của lòng từ bi và quan tâm chảy đều trong trái tim tôi. Mọi lời tôi nói là trong sáng không có thành tố của “tự ngã”. Cuối cùng, cô nắm lấy tay tôi mà nước mắt tuôn trào trên khóe mắt và nói: “Tôi cũng là một học viên. Tôi có các khảo nghiệm phải vượt qua, và tôi cũng phạm sai lầm. Điều anh nói thật tốt quá. Tôi muốn nghe anh nói với tôi như thế”. Tôi hầu như bật khóc. Trong trái tim tôi, không có gì ngoài niệm “vì cô ấy”.

Ở bề mặt, vấn đề chúng ta trao đổi là như nhau, nhưng kết quả của hai cuộc nói chuyện là hoàn toàn khác hẳn. Điều đó nghĩa là gì? Tôi nhận thấy đôi khi ở bề ngoài, điều đó dường như chỉ là một khác biệt rất nhỏ, tuy nhiên, chúng ta phải tu luyện nghiêm túc nỗ lực rất nhiều để làm nên khác biệt ấy!

Cứ mỗi khi tôi xem video “Giảng Pháp cho các học viên Úc châu”, tôi luôn luôn xúc động ở phần khi mà Sư Phụ chỉ ngón tay vào ngực mình với một biểu đạt chân thành và mong ước tha thiết và giảng: “Tu luyện, tu luyện, đó là thăng tiến thực sự của bản thân chư vị… Đó là sự thăng tiến của nội tâm, chỉ khi chư vị tự mình cải biến bản thân, chư vị mới có thể trở thành một sinh mệnh thần thánh” (bản dịch không chính thức). Mỗi khi tôi xem video ấy, tôi thấy buồn và muốn khóc. Sư Phụ đã cho các đệ tử Đại Pháp quá nhiều không lời nào tả nổi. Lo lắng của Sư Phụ về tiến trình chậm chạp trong tu luyện của các đệ tử khiến tôi thấy không yên lòng và xấu hổ bản thân. Suốt giai đoạn cuối cùng này của quá trình Chính Pháp, tôi sẽ tu luyện tốt và không bao giờ tỏ ra không xứng đáng với lòng khoan dung của Sư Phụ! Tôi sẽ làm cho hiểu biết của tôi về các đệ tử Đại Pháp chín chắn hơn, dùng các tiêu chuẩn của sự Viên mãn để đo lường bản thân, và đối đãi với các ý niệm hàng ngày, mọi việc, và mọi ý niệm một cách nghiêm cẩn. Khi thời gian tu luyện chấm dứt, tôi sẽ có thể nói một cách bình thản và chân thật: “Năng lực nhẫn nại chịu đựng của tôi đã đạt đến giới hạn của nó. Tôi không có gì để hối tiếc. Tôi đã làm xong mọi việc mà tôi đã thề nguyện phải làm!”

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/12/19/56689.html

http://pureinsight.org/node/5676