Không để tâm đến đúng sai của người khác

Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp Trung Quốc

[Chanhkien.org] Có một hiện tượng thường không dễ dàng nhận thấy trong tu luyện. Nó là việc để tâm quá nhiều đến thiếu sót của những người khác, trong khi đó lại bỏ qua việc tìm kiếm bên trong mình những lỗi lầm của chính mình. Lấy một ví dụ, một ai đó có thể nói rằng, một học viên đã không làm theo Pháp hay rằng anh ta đã sai lầm. Chúng ta vẫn cứ nghe những lời phàn nàn trên lặp lại. Tuy nhiên, khi sự hiểu biết nguyên lý của Pháp trở nên rõ ràng và trạng thái tu luyện của bạn được đề cao, bạn sẽ hiểu rằng tất cả những gì xảy ra trong các môi trường xung quanh bạn là để bạn đề cao trong tu luyện – tâm của bạn [có thể] khoan dung và từ bi như thế nào. Khi bạn không còn cảm thấy sự đúng sai của người khác từ trong tâm của bạn, bạn sẽ thấy rằng mọi thứ xung quanh bạn là tất cả con đường của bạn đi qua trong tu luyện. Bạn sẽ chỉ có thể thấy nuối tiếc nếu bạn không làm tốt trong suốt quá trình này.

Tôi đã có kinh nghiệm với một người học viên có thiên mục khai mở. Chúng tôi đã rất hợp nhau, nhưng sau đó, tôi thấy rằng nhiều việc cô ấy nói là không phù hợp với Pháp. Mặc dù chúng tôi chia sẻ sự hiểu biết vói nhau, nó cũng thật khó khăn đối với chúng tôi để có thể đi đến một điểm chung. Vì vậy, tôi đã dần dần ít liên lạc với cô ấy. Sau đó, khi cô ấy đến thăm tôi, tôi thấy khó chịu vì những từ ngữ hoặc hành động của cô ấy không dựa trên Pháp. Sau đó tôi đã ngồi lê đôi mách về hành vi của cô với các học viên trong nhóm của tôi. Như hiểu biết hiện tại của tôi thì đây là loại lý lẽ giống như cuộc tranh luận giữa Thần Tú ở “Bắc Phái” và Huệ Năng. Mặc dù tôi có thể đúng, nhưng nó vẫn chỉ là sự thỏa mãn chấp trước của người thường.

Sư phụ giảng: “Một Vị Phật Như Lai hiểu biết suy nghĩ của cả gia súc và ngựa, nhưng Ông sẽ không bao giờ sử dụng phương cách suy nghĩ của chúng để suy nghĩ về sự việc” ( “Giảng Pháp tại Pháp Hội Miền Tây Mỹ Quốc 2004 “). Khi tôi thật sự ngộ được Pháp này, tôi cảm thấy rằng người học viên có thiên mục khai mở đó thực sự là xuất sắc. Trong thời gian vài năm vừa qua, mặc dù tôi thường xuyên chỉ trích cô ấy, cô ấy vẫn im lặng, tiếp tục làm tốt nhất việc chứng thực Pháp của cô ấy trong địa phương của mình. Tuy nhiên, tôi đã để tâm nhiều vào những sai lầm của cô ấy. Tôi quá lý tưởng cô ấy, và vì vậy, tôi không cho phép cô ấy làm cho bất kỳ sai lầm. Khi cô ấy đã làm gì đó sai, tôi sẽ không cho phép nó như vậy. Sư phụ đã đề cập đến “thiên mục” trong các bài giảng của mình, và phải có Pháp tương ứng cho các học viên này. Tại sao tôi phải xem xét các học viên như thế là khác với bản thân mình? Tôi đã luôn e ngại rằng cô ấy có ảnh hưởng tiêu cực lên những học viên khác. Tôi lo lắng về việc cô ấy [có thể] gây tổn hại cho Pháp. Trong khi đó, tôi đã quên tu luyện bản thân mình. Một vấn đề thực tế là, sự tiến bộ của những người tu luyện không phản ánh lên việc người nào đó đúng hay sai. Đối mặt với sai lầm của người khác, bạn nên đối xử với mỗi một tình huống một cách hòa ái. Bạn không nên có lo lắng, mà là một để cao sự hiểu biết về Pháp một cách rõ ràng và sâu sắc. Bạn không nên giữ lại bất kỳ sự phản kháng nào trong tâm. Đây là sự đề cao tâm tính. Đôi khi, chúng tôi sẽ nhìn thấy hiện tượng này. Để làm một cái gì đó hoặc làm một số dự án, sẽ có một số tranh luận với nhau trong những học viên. Mỗi người đều khẳng định “tính đúng đắn” của mình. Những học viên này tranh đấu với nhau ở tầng thứ của người thường và có thể đề cao được một chút trong sự tu luyện của họ.

Trong lúc chia sẻ, một đồng tu đã cho một ví dụ. Chỉnh thể các đệ tử Đại Pháp giống như một trường học mà được chuyển từ các trường tiểu học, trung học cơ sở và các trường trung học cho đến cao đẳng. Trong trường học, có những học sinh ở nhiều cấp độ khác nhau. Trong toàn bộ cộng đồng này, có tất cả các loại hiểu biết về mọi thứ. Khi bạn nhìn thấy người nào đó khẳng định mình đúng, bạn có nghĩ rằng họ đúng không? Sư phụ đã luôn giảng cho chúng ta rằng nó không phải là vấn đề đúng hay sai. Một người nên buông bỏ ý kiến cá nhân [ngay cả] ý kiến đó là đúng nhất và tốt nhất. Nếu một người có thể im lặng chấp nhận ngay cả những cái “sai” (khi một ai đó biểu lộ ra) từ trong sâu thẳm trong tâm của mình, điều đó cũng gần với cảnh giới tư tưởng của một vị Phật. Một người có thể cười một cách an lạc như một La Hán khi anh ta đối diện với tất cả những khó khăn gian khổ và nỗi đau [có thể] làm thấu tim xương trong suốt quá trình [tu luyện].

Mỗi khi tôi truy cập vào trang Minh Huệ, tôi hy vọng xem những bài viết có chiều sâu và sức mạnh. Trong thực tế, đó là sự thiên vị của tôi về sự hiểu biết của những đồng tu về Pháp và các trạng thái đề cao của họ. Mỗi lần, khi tôi xem những bài viết này, tôi đưa cả hai tay lên đầu thể hiện sự ngưỡng mộ. Một ngày nọ, một đồng tu mà đã có bất đồng với tôi đến thăm. Trong suốt cuộc trò chuyện, tôi hiểu điều anh ta nói dường như là đơn giản, nhưng rất ý nghĩa. Tôi chắp hai tay hợp thập trong tâm mình đối với anh ấy. Khi nhìn lại một tranh luận và mâu thuẫn giữ tôi và anh ấy cách đây vài năm, tôi cảm thấy hổ thẹn. Tôi nhận thấy rằng tôi đã quá ích kỷ và tự cao. Lúc đó, tôi nhiều lần nghĩ về việc viết một lá thư cho Sư phụ để chứng minh rằng tôi đúng và anh ấy đã sai. Bây giờ tôi tự cười vào bản thân mình khi nhớ lại điều này.

Trong quá trình giảng chân tướng và cứu độ chúng sinh, nhiều việc của chúng ta tập trung sự chú ý về việc khẳng định một học viên là đúng và người khác là sai. Lại một lần nữa, các khảo nghiệm này chỉ là để chúng tôi vượt qua trạng thái thấp nhất trong tu luyện, để cho chúng ta thấy rằng đề cao chân chính là buông bỏ, chứ không phải là đắc được.

Trong thực tế, khi việc xảy ra, nếu tâm của một người không thoải mái, xung đột có thể xảy ra. Đây là thời điểm mà cho chúng ta cơ hội để để cao tâm tính của mình. Khi chúng ta có thể đặt cái tôi của mình qua một bên, chúng ta có thể giúp đỡ những người khác một cách thầm lặng với sự từ bi và trí tuệ mà sự tu luyện Đại Pháp ban cho chúng ta. Chúng ta có thể làm việc trên cơ sở có trách nhiệm với Pháp, với vũ trụ, và với tất cả chúng sinh. Mỗi một người nghĩ rằng chúng ta nên cân nhắc đên chúng sinh trước tiên. Đó là biểu hiện thật sự của sự thành thục và hoàn mỹ của toàn chỉnh thể các học viên. Khi chúng ta không còn dao động bởi những sự rắc rối của người đời và không còn cảm nhận sự đúng sai của người khác, tôi cảm nhận rằng tâm tôi sau đó giác ngộ và hiểu biết [sự] đề cao có nghĩa là gì.

Đây là hiểu biết cá nhân. Xin vui lòng chỉ ra những điều điều không phù hợp với Pháp.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/11/9/55854.html
http://www.pureinsight.org/node/5661