Nhật ký tu luyện: “Tự vệ”

Tác giả: Thiên Chân

[Chanhkien.org] Tôi để ý một hiện tượng: cứ khi nào nghe tin tức về việc bức hại, phần người của tôi bị khích động. Tôi cảm thấy sự đe dọa của tà ác từ xa cũng như ở gần. Vì vậy, tôi luôn luôn cân nhắc [một cách] không cố ý về sự an toàn của riêng mình và nghĩ làm sao để bảo vệ chính mình. Thường thì, tôi phát chính niệm mạnh mẽ hơn và chú ý vào chính niệm chính hành. Tuy nhiên, xuất phát điểm của tôi là phòng vệ chính mình từ việc bị bức hại. Ý nghĩ này thỉnh thoảng rất tinh vi, nhưng rất thường là một ý nghĩ đầu tiên mà tôi có.

Điều này không đúng! Đó không phải là đặt mình vào vị trí ưu tiên hàng đầu sao? Sự an toàn của những học viên khác và sự giảm thiệt hại cho việc cứu độ chúng sinh đã không được ưu tiên hàng đầu trong khi chúng nên như vậy. Sự tự vệ này là ích kỷ, là một vấn đề hệ trọng nhưng rất khó nhận biết! Làm sao một người có chính niệm chính hành trong khi đó đang ôm giữ những tư tưởng ích kỷ? Nghe thật buồn cười! Sự ích kỷ không phù hợp với chính niệm chính hành.

Điều này không thuộc về những sinh mệnh thần thánh nguyên thủy chúng ta. Đây chỉ là quan niệm con người. Dĩ nhiên, tại tầng con người, quan niệm này là không có thể bị khiển trách và loài người không thể sống thiếu nó. Tuy nhiên, là những học viên Đại Pháp, chúng ta nên vứt bỏ nó một cách vô điều kiện bởi vì nó không phải là quan niệm của thần và nó không phù hợp với “vô ngã và vị tha”. Vì nó không phải là quan niệm của thần, chúng ta phải loại bỏ nó, nếu không làm sao chúng ta bước về phía trước ra khỏi nhân tính trong khi bị chấp trước vào ích kỷ?

Tôi rất sốc sau khi tôi nhận ra điều này bởi vì tôi không để ý nó trước đây. Thật sự là tôi đã không bao giờ nghĩ về nó theo cách này. Vì thế tôi tự hỏi mình, ” Có phải tôi thật sự đã vứt bỏ sinh tử? Nếu tôi có, làm sao mà tôi vẫn còn nghĩ về sự an toàn của tôi trước tiên? Làm sao tôi cảm thấy sự đe dọa của sự bức hại của tà ác lại quá mạnh? Những ý nghĩ này không nên có.” Quan niệm con người quá ngoan cố đến nỗi khi đến thời gian cho các học viên Đại Pháp từ bỏ chúng, các học viên ngay cả không nhận ra sự tồn tại của chúng. Các học viên cũng không thể nói rằng những quan niệm này là những nguyên lý trái ngược ở một tầng thứ cao.

Sư phụ giảng, “Không phải là tôi đã nói trước đây sao: sinh mệnh trong tương lai làm việc là vì người khác, không phải cho chính họ? Tiến trình này là chính xác mà trong đó những phẩm chât này được tôi luyện trong chư vị, vì thế chư vị không thể chỉ nghĩ về chính mình. Điều gì mà chư vị sợ? Dường như là đủ mọi thứ. (“Giảng Pháp tại Pháp Hội New York 2004”). Chúng ta đang được tôi luyện để trở thành những sinh mệnh vô ngã, vì thế chúng ta cần loại bỏ những chấp trước về ích kỷ ngay lập tức, nếu không chúng ta sẽ không đáp ứng được yêu cầu mà Sư phụ đã đề ra.

Quan niệm về tự vệ liên quan đến chấp trước về sợ hãi hơn cả. Vì tôi đã không vứt bỏ được sinh tử, tôi vẫn còn sợ tà ác. Tại sao tôi để ý quá nhiều đến cuộc bức hại? Vì chấp trước con người của tôi quá mạnh. Trong những chấp trước này, chấp trước về sợ hãi là số một! Mặc dù nguyên nhân thì hoàn toàn đơn giản, một vài học viên, rất khó vứt bỏ chấp trước này. Nó thường là khi chấp trước con người càng mạnh mẽ, thì cuộc bức hại càng tàn khốc. Đây là bởi vì cựu thế lực muốn “khảo nghiệm” những tư tưởng các học viên Đại Pháp. Tự vệ là một trong những tư tưởng con người.

Dưới sự thống trị kinh hoàng của Trung Cộng tà ác, những chính niệm của những người thường bị thoái hóa vì họ xem những tư tưởng này là bình thường. Điều đó rất buồn. Nói một cách khác, con người sợ hãi sự bức hại của Trung Cộng. Hầu hết sự sợ hãi của con người rất mạnh. Người thân và bạn bè tôi biết sự thật rồi, nhưng họ nghĩ thật là nguy hiểm khi giảng sự thật. Vì thế, họ cứ nói với tôi: ” Anh nên học cách tự vệ. Nếu anh không thể tự vệ, làm sao anh có thể nói với về những điều khác nữa?” Trên thực tế, “tự vệ” của họ nghĩa là “không giảng sự thật”. Khi người thường biết được sự thật, họ có thể được cứu. Với những tư tưởng khác của họ, chúng không quan trọng trong lúc này. Người thường không biết những nguyên lý của Pháp. Họ không biết cuộc bức hại này là gì, vì thế nếu chúng ta nghĩ sự việc từ cách nhìn của họ, dĩ nhiên kết luận là kết luận của con người. Nhưng chúng ta là những người tu luyện, nếu chúng ta có những tư tưởng như thế, tuyệt đối là sai. Có vài học viên ở nhà vì sự “tự vệ” của họ, hoặc là dùng những phương cách người thường hoặc là những phương cách “khôn khéo” khác để cố gắng tránh cuộc bức hại. Không nghi ngờ gì nữa đây là những hành động thể hiện của những chấp trước con người mạnh mẽ và sự không hiểu Pháp. Thực tế là, bị bức hại như là kết quả của việc ngồi ở nhà. Dĩ nhiên, chúng ta không chấp nhận sự bức hại. Nhưng nó đã diễn ra. Nó là bởi vì tà ác nhìn thấy những quan niệm con người về “tự vệ” [nên] tà ác chộp lấy sơ hở sử dụng để chống lại những học viên đó. Tà ác ở trên tầng con người, vì thế những phương cách con người này có thể giúp được gì? Các học viên chia sẻ trên Minh Huệ rằng giữ chính niệm chính hành là một cách an toàn nhất. Hoàn toàn đúng. Dĩ nhiên, chính niệm chính hành của chúng ta không phải cho mục đích bảo vệ cho chính mình, mà là trạng thái các học viên nên có. Dưới trạng thái này, chúng ta an toàn nhất. Chúng ta không phải là những người thường bị tấn công. Chúng ta có sự chăm sóc và bảo vệ của Sư phụ. Khi nào chúng ta có chính niệm và làm 3 việc tốt, ai có thể dám bức hại chúng ta? Vì thế một khi chúng ta có tư tưởng tự vệ, đó là một chấp trước và nó trở thành gánh nặng.

Điều này cũng liên quan đến vấn đề an toàn. Lưu tâm đến sự an toàn và an ninh để tránh bức hại là cần thiết. Nhưng xuất phát điểm của những tâm trí này rất quan trọng. Nếu xuất phát điểm là vì chính mình và lo lắng riêng cho sự an toàn của mình, chư vị có thể rơi vào tư tưởng con người về tự vệ. Nói một cách khác, nếu chư vị bất cẩn với việc cân nhắc an toàn và chư vị còn ngay cả không cân nhắc đến sự an toàn của những học viên khác, đó là không hợp lý và đó không là chính niệm chính hành. Điều đó rất nguy hiểm.

Khả năng giới hạn và sự ích kỷ của con người làm cho họ nghĩ về tự vệ là một phần cuộc sống của họ và là bản năng, trong khi một vị thần mà có những khả năng thần thánh sẽ không và không nên có tư tưởng như thế. Một vị thần của một thiên thể to lớn cân nhắc toàn diện để bảo vệ chân lý và quan tâm đến chúng sinh của mình. Làm sao anh ta có thể cân nhắc việc bảo vệ chính mình? Nó sẽ là một sĩ nhục cho anh ta ngay cả khi thảo luận về nó. Dĩ nhiên, vì bản tính ích kỷ và trí tuệ giới hạn, cựu thế lực muốn an bài chính Pháp để tự cứu chính mình, nhưng chúng không biết rằng chúng thật sự đã can nhiễu chính Pháp. Tư tưởng tự cứu chính mình [được xem như] bản án tự hủy diệt. Đây là thể hiện không tránh khỏi của vũ trụ cũ sau khi đã thoái hóa trong tiến trình của nguyên lý [của] Pháp cũ: thành, trụ, hoại và diệt.

Chúng ta không đào sâu vào giới hạn nông cạn của tự vệ. Chúng ta là cứu những thiên thể to lớn và chúng sinh, không phải là bảo vệ chính mình. Đó là tại sao Sư phụ và các thần đã chọn chúng ta. Đó là tại sao chúng ta dám đến thế giới con người, với đầy những tà ác, trợ Sư chính Pháp với hiểm nguy không có thể quay về thiên đàng mãi mãi hay lạc mất sinh mệnh. Trong thế giới con người qua nhiều kiếp đời như thế, chúng ta đã phát triển những tư tưởng ngoan cố và sâu đậm, và những quan niệm của con người. Tự vệ là một trong chúng. Bây giờ chúng ta đang bước [những] bước đi cuối cùng trên con đường tu luyện thần thánh. Để vứt bỏ hoàn toàn nhân tính và hoàn thành bước đi cuối cùng của chúng ta, chúng ta phải hoàn toàn từ bỏ tất cả những ích kỷ bao gồm cả sự tự vệ!

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/10/14/55394.html
http://www.pureinsight.org/node/5609