Một chia sẻ về học Pháp

Tác giả: Thanh Thủy

[Chanhkien.org] Một buổi sáng, cách đây khoảng 3 tháng, một đồng tu và tôi đã học Pháp cùng nhau.

Sư phụ giảng trong Chuyển Pháp Luân, “Niệm Phật hiệu thì người ta phải niệm một cách nhất tâm bất loạn, trong tâm không suy nghĩ gì cả, niệm đến mức các bộ phận khác trong đại não đều tê liệt, không còn biết gì nữa, một niệm thay vạn niệm; từng chữ từng chữ “A Di Đà Phật” đều có thể hiển hiện trước mắt.” (Bài giảng thứ 9 – “Tâm thanh tịnh”). Tôi nghĩ rằng chúng ta cũng có thể trong trạng thái này khi học Pháp.

Để đạt được đến trạng thái “từng chữ từng chữ … đều có thể hiển hiện trước mắt.” chúng tôi cố gắng đọc Pháp thật chậm và nhớ mỗi một từ. Lúc đầu, vẫn không có một ấn tượng nào trong trí chúng tôi sau khi đọc phần đầu ngay cả nếu chúng tôi đọc nó thật chậm. Dường như rất khó để cố nhớ mỗi một từ. Vì thế chúng tôi đọc những phần mà chúng tôi không thể nhớ một lần nữa. Vào lúc đó, chúng tôi quỳ gối để học Pháp để thể hiện sự kính trọng Pháp. Sau đó đến ngày thứ 2, chúng tôi có thể nhớ từng từ. Chúng tôi đã học Pháp mỗi ngày và chúng tôi đã giải quyết những vấn đề của chúng tôi bằng việc học Pháp. Pháp đã cho chúng tôi những điểm hóa về việc làm thế nào để đạt được thành công, làm thế nào để vượt qua thống khổ, và làm thể làm để thực hiện những dự án chứng thực Pháp. Thỉnh thoảng, trong nhiều giờ học Pháp, chúng tôi cảm thấy Sư phụ đang nói về chúng tôi. Trước đó, khi tôi học Pháp với các đồng tu, tôi luôn có cảm giác là tôi không thể nhớ phần mà các học viên khác đọc. Tuy nhiên lần này dường như tôi đang đọc khi học viên khác đang đọc và tất cả Pháp được phản ảnh trong trí tôi. Chúng tôi đã rất hạnh phúc khi học Pháp và chúng tôi có thể cảm thấy Sư phụ đang dìu dắt chúng tôi trong công việc Đại Pháp.

Thật khiến tôi hạnh phúc khi nghĩ về việc học Pháp này. Đó là lần đầu tiên mà tôi có thể hiểu được lời giảng của Sư phụ trong “Giảng Pháp và giải Pháp tại Pháp hội ở trung tâm thành thị New York 2003” : “Đã là đệ tử Đại Pháp, là đệ tử Đại pháp trong thời kỳ Chính Pháp, chư vị cần thực thi những gì, [thì] từ trong “Chuyển Pháp Luân” chư vị có thể nhận thức được, theo Pháp lý chư vị có thể biết được. Không chỉ có thể nhận thức đến bước này, rằng cụ thể thực hiện ra sao, làm thế nào cho tốt – [nếu] chư vị liên tục đọc sách – thì đến cả các việc của bước sau, chư vị cũng nhìn thấy, có thể điểm hóa cho chư vị. Cũng không chỉ vậy, đến tậng bước cuối cùng cũng có thể điểm [hóa] cho chư vị. Dẫu chư vị tu cao đến mấy, đều ở trong đó cả. Một đệ tử Đại Pháp cần làm thế nào, đều trong đó cả.”

Mặc dù chúng tôi chỉ có thể cảm nhận được một phần nhỏ của Pháp tinh thâm này, chúng tôi vẫn có thể trải nghiệm được sức mạnh của Pháp. Càng học nghĩa là càng tin [tưởng] và càng [có] chính niệm. Tất cả chúng ta đều biết nguyên lý của Pháp “Tu tại tự kỷ, công tại Sư phụ”.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/9/30/55124.html
http://www.pureinsight.org/node/5603