Một khoảnh khắc hạnh phúc và quý giá – Kỷ niệm 15 năm Sư phụ truyền Pháp ở Tề Tề Cáp Nhĩ

Tác giả: Hà Tượng

[Chanhkien.org] Ngày 16-07-1993 Sư phụ đến Tề Tề Cáp Nhĩ (một thành phố của tỉnh Hắc Long Giang) để mở khóa giảng Pháp. Tôi đã may mắn tham gia khóa học. Từ đó tôi bước trên con đường trọng đại nhất trong đời tôi. Suốt 15 năm qua, tôi liên tục học Pháp và tu luyện tâm tính của mình, và cũng như tôi đã trải qua các loại thống khổ, càng ngày tôi càng cảm thấy sự kỳ diệu của Đại Pháp, sự sâu sắc của Đại Pháp và tôi đã may mắn và hạnh phúc như thế nào…

1. Tạo nền tảng cho duyên tiền định của tôi với Pháp

Ngày 13/07/1993 một vài học viên khí công đến Hội Khí Công Thành phố để hỏi xem có thầy khí công nào sẽ đến thành phố chúng tôi. Chúng tôi được cho biết rằng thành phố chúng tôi có mời thư ký trưởng của Hội Nghiên Cứu Khí Công Trung Quốc, Lý Zinan, và người sáng lập Pháp Luân Công Trung Quốc, Sư phụ Lý Hồng Chí để mở khóa. Họ cho chúng tôi vài vé để tham dự khóa học. Vì thế sau khi chúng tôi quay lại, chúng tôi đọc giới thiệu và lập tức bị cuốn hút bởi ‘Pháp Luân’ mà bài báo giới thiệu. Hai ngày sau, cả 6 chúng tôi đến hội thảo khí công. Đầu tiên, Lý Zhinan báo cáo về khí công. Sau đó anh giới thiệu Pháp Luân Công với khán giả. Ông đề cao Pháp Luân Công. Ông nói rằng lời mời Sư phụ Lý Hồng Chí là thực hiện một lời hứa đến những người học khí công trong thành phố đã [mong đợi] nhiều năm (Xin lưu ý: Lý Zhinan đến thành phố chúng tôi nhiều lần để mở hội thảo khí công; một lần ông ta hứa sẽ giới thiệu thầy khí công giỏi nhất cho chúng tôi). Cá nhân tôi cảm thấy Lý Zhinan là người có lương tâm, hiểu biết và chân thành, vì thế tôi nghĩ thầy khí công mà Lý Zhinan giới thiệu phải rất tốt. Cuối buổi hội thảo của Lý Zhinan, ông mời Sư phụ Lý Hồng Chí điều hành buổi hội thảo với khán giả và nhờ Sư phụ bắt đầu buổi hội thảo. Khi Sư phụ xuất hiện trên sân khấu, tôi thấy Sư phụ có dáng vẻ cao quý, thiện lành và thần thái bao la, phóng khoáng. Nhưng cùng lúc, Sư phụ cũng lịch sự và ân cần. Tôi bị ấn tượng sâu sắc mà không nhận thức ra được. Khi Sư phụ điều chỉnh thân thể cho chúng tôi, tôi cảm thấy toàn thân ấm áp, đã lấy đi những đau đớn mà tôi đã trải qua nhiều năm. Trong khi nghe Sư phụ giảng, tôi bị cuốn hút bởi sự tu luyện tâm tính mà Sư phụ trình bày, phải thiện lành theo Phật Pháp, cũng như tính mệnh song tu. Ngày tiếp theo tất cả chúng đều sẳn sàng đến tham dự lớp học của Sư phụ.

Lúc đó, tôi đã tu tập trong Phật giáo được 2 năm. Tôi đã học nhiều môn khí công nhưng các bệnh viêm túi mật, chứng loạn thần kinh và viêm khớp mãn tính vẫn như trước đây. Sau đó, tôi tập trung đọc các sách Phật giáo hơn, hy vọng có thể tiêu trừ đi những nợ nghiệp của tôi. Tôi tập trung hơn vào Thiền Phật giáo.Tôi có thể còn nhớ để tìm được “tự ngã” và hiểu được “tự ngã”, tôi đã trải qua nhiều ngày đêm lặp lại ‘Tôi là ai?”, “ai là tôi”? Kết quả, tôi bị đau đầu và buồn nôn. Một năm sau, tôi vẫn không biết tôi là ai. Lúc đó, tôi khâm phục Huệ Năng, thiền sư đời thứ 6 trong Thiền tông Phật giáo, và cảm thấy sự ngộ của ông ta thật rất tốt. Tôi tự trách mình vì phẩm chất bẩm sinh thấp kém của mình, và tôi thường thất vọng vì tôi đã không sống cùng thời và cùng một thế giới với các vị Phật. Khi tôi học Pháp Luân Công, một trong những Pháp môn tu Phật, tôi rất hạnh phúc. Tôi tham dự lớp học của Sư phụ vì tôi vẫn còn nghĩ “vận dụng những điều tốt nhất của các trường phái khác” và tôi vẫn không nhận thức được rằng Pháp Luân Công vượt trên cả Phật giáo.

Tuy nhiên, khi tôi tham dự khóa học, những gì Sư phụ dạy là vượt qua những gì tôi học được trong Phật giáo. Hơn nữa, tôi đã không bao giờ nghe nhiều điều như thế trước đây. Tôi đã rất mơ hồ lúc đó. Khi Sư phụ đề cập đến Thích Ca Mâu Ni, Sư phụ đã không gán thêm tên của ông [Thích Ca Mâu Ni] với từ Phật [ở đằng sau], nhưng những gì Sư phụ giảng thì thật rõ ràng và thật hay về từ bi, tâm tính và quan hệ giữa công và tâm tính. Tự nhiên, tôi có một câu hỏi: “Sư Phụ của Pháp Luân Công là ai? Ông ấy cao hay thấp hơn so với Thích Ca Mâu Ni?” Bốn ngày sau, tôi không thể chịu đựng thêm, đã hỏi một đệ tử Đại Pháp, người đi cùng với Sư phụ đến đây. Tôi hỏi thẳng anh ta, “Thầy Lý cao hay thấp hơn so với Thích Ca Mâu Ni?” Anh ta cười, “ Hãy học Pháp thật tốt. Sư phụ cách xa so với Thích Ca Mâu Ni!”. Tôi đã nghi ngờ câu trả lời của anh ta, nhưng mặt khác tôi nghĩ nếu nó đúng [thì] tôi thật sự may mắn. Có lẽ Sư phụ biết những nghi ngờ của tôi. Trong những ngày tiếp theo, Sư phụ đề cập rõ ràng rằng Thích Ca Mâu Ni, Jesus, Lão Tử, v.v. đang ở xung quanh lớp học và đang bảo hộ môi trường [xung quanh]. Sư phụ cũng đề cập rằng Ông đã chịu đựng nhiều thống khổ để cứu độ chúng sinh. Lúc ấy tôi đã không hoàn toàn hiểu ý của Sư phụ [muốn giảng]. Sau nhiều năm, bây giờ tôi đã hiểu sâu sắc rằng để cứu độ chúng ta, Sư phụ đã trải qua những thống khổ khổng lồ. Nó vượt quá sự mô tả.

Sau khi biết Pháp Luân Đại Pháp, vì tôi đã học những điều của Thiền tông Phật giáo, tôi thường so sánh các sách của Pháp Luân Công với các bài trích của thiền sư đời thứ 6 Thiền tông Huệ Năng. Sau khi suy nghĩ cẩn thận, tôi cảm thấy Pháp Luân Сông là vượt qua, vì thế tôi muốn tham dự thêm các lớp Đại Pháp. Nó thật sự giống như điều nhiều người nói “một ước mong thành sự thật”. Dưới sự dẫn dắt của Sư phụ, tôi có cơ hội đi 3 chuyến để tham dự các lớp Đại Pháp ở Đại Liên, Cáp Nhĩ Tân và Quảng Châu. Ngược lại, không có cách nào để một người bận rộn như tôi lại có thời gian đi các thành phố khác. Tôi nhớ rằng, ở Quảng Châu, tôi đã hỏi Sư phụ một câu hỏi liên quan đến Phật giáo. Câu trả lời của Sư phụ hoàn toàn chinh phục tôi về “tầng thứ” của Sư phụ. Câu hỏi của tôi là, “Có phải vị Pháp Luân Thánh Vương mà Sư phụ đề cập trong các bài giảng trước đây chính là vị Pháp Luân Thánh Vương mà Thích Ca Mâu Ni đề cập đến trong Hoa Sen Kinh Diệu Pháp?” Sư phụ trả lời, “Trong quá khứ, Phật Thích Ca Mâu Ni đã đề cập đến Pháp Luân Thánh Vương. Phật Thích Ca Mâu Ni đề cập nhiều điều về Bánh xe Pháp và vị Pháp Luân Thánh Vương nhiều lần trước đây. Khi người đời sau cố gắng nhớ lại những điều Phật Thích Ca Mâu Ni nói, họ không còn trình bày một cách đầy đủ chúng nữa. Vì thế người đời sau không thể hiểu được ý nghĩa chân chính những điều Phật Thích Ca Mâu Ni nói, tạo ra những sự hiểu biết sai lầm. Sau đó, những thứ như là ‘bánh xe bạc’ ‘bánh xe sắt’ ‘bánh xe đồng’ v.v. xuất hiện, tất cả những thứ mà được tạo ra bởi con người sau đó. Và họ cũng nói về việc Phật Thích Ca Mâu Ni sẽ chuyển Bánh xe Pháp và những thứ khác. Về vấn đề này, Phật Thích Ca Mâu Ni đã không nói gì về việc tự mình chuyển Bánh xe Pháp. Phật Thích Ca Mâu Ni có thể đoán được tương lai và ông ta nhìn thấy và biết việc như thế sẽ xảy ra trong tương lai” (Chuyển Pháp Luân Diễn Giải, “Giảng Pháp và trả lời câu hỏi ở Quảng Châu”). Tôi cảm thấy Sư phụ rất quen thuộc với Hoa Sen Kinh Diệu Pháp mà Sư phụ đã biết rất rõ về bánh xe vàng, bánh xe bạc, bánh xe sắt và bánh xe đồng và ông ngay cả có thể chỉnh đúng các kinh kệ. Xa hơn nữa tôi nghĩ rằng nguyên nhân mà Sư phụ biết đến Hoa Sen Kinh Diệu Pháp rất rõ không phải là Sư phụ đọc nó trước đây, mà là bởi vì Sư phụ đã nhìn thấy những điều thật sự xảy ra cách đây 2.500 năm bắng cách sử dụng “Phật Pháp thần thông”. Thêm nữa, tôi đã hỏi nhiều hòa thượng vài câu hỏi liên quan đến Hoa Sen Kinh Diệu Pháp, họ nói rằng họ chưa bao giờ đọc nó trước đây. Không chỉ Sư phụ biết về Hoa Sen Kinh Diệu Pháp mà Sư phụ còn biết những ghi chép về “bốn vương bánh xe”. Như các bạn biết, sách Hoa Sen Kinh Diệu Pháp rất dày. Phải mất ít nhất 30 phút mới tìm ra chương viết về “bốn vương bánh xe”. Nhưng Sư phụ nói chúng ngay lập tức. Lúc đó, dựa vào hiểu biết của tôi, tôi tin tưởng chắc chắn rằng Sư phụ cao hơn Phật Thích Ca Mâu Ni. Bây giờ tôi nhìn lại, tôi nhận thấy những cách nhìn phán đoán về tầng thứ Sư phụ cao hay thấp thế nào hoàn toàn là những quan điểm của con người, nó không dựa trên sự hiểu biết của Đại Pháp. Tuy vậy, nó cũng đủ để tôi quyết định tu luyện và ngộ trong Đại Pháp.

Nói về sự ngộ trong Pháp, tôi có thể nói tự tin rằng không những tất cả bệnh tật của tôi đã biến mất mà tôi đã thật sự ngộ ra được rằng tôi là ai và ngộ ra các nguyên lý của Pháp ở tầng thứ của tôi. Tôi cảm thấy hạnh phúc và may mắn đã chọn đúng đường để trở về nguồn cội của mình. Tôi đã không ngộ ra được điều này khi tôi học Phật giáo, nó sẽ không là gì cả nếu không buông bỏ các chấp trước của một người xuống nhanh chóng, như thế người đó có thể nhìn thấy được Phật tính của mình, gọi đó là ‘chân ngã’. Con người thời nay không thể ngộ ra điều này ngay cả nếu họ tụng kinh, ‘Tôi là ai? Ai là tôi?’, bởi vì con người thời nay có nghiệp lực khổng lồ và những quan niệm người thường. Làm sao họ có thể nhìn thấy được ‘chân ngã’ của mình ngay lập tức được? Nhưng tu luyện trong Đại Pháp, ngay cả một người với nghiệp lực khổng lồ như tôi có thể đạt được điều đó!

2. Ngộ Pháp về liên quan đến “nhổ răng”

Khi Sư phụ đến Tề Tề Cáp Nhĩ giảng Pháp, một bài giảng quan trọng và không thể quên đối với tôi liên quan đến việc ‘nhổ răng’ mà mọi người đều biết. Bài giảng này trong phần “Trị bệnh ở bệnh viện và trị bệnh bằng khí công” trong bài giảng thứ 7 của sách Chuyển Pháp Luân. Bài giảng này sẽ không thể quên. Nói về việc ‘nhổ răng’ ở trên, nhiều người thường đã chứng kiến nó ở Tề Tề Cáp Nhĩ. Tôi gặp anh ta nhiều lần ở cổng thứ 2 của Công Viên Long Sa. Anh ta nhổ răng cho nhiều người và bán thuốc của anh ta. Những chiếc răng được nhổ chất cao như một cái đồi nhỏ. Khi tôi nhìn lại, cảnh tượng đó thật sinh động trong tâm trí tôi. Nhưng tôi không bao giờ nghĩ rằng chỉ một việc nhỏ như vây cũng trở thành một phần của luật vũ trụ, mang hàm ý những nguyên lý cao tầng và sâu xa.

Lúc đó Sư phụ ở khách sạn Vũ Di, nơi rất gần với cổng thứ 2 của công viên Long Sa. Thỉnh thoảng Sư phụ đi dạo công viên vào buổi sáng. Nhiều người thấy Ông. Một học viên một lần nhìn thấy Sư phụ chữa lành cho một đứa trẻ khuyết tật. Đứa trẻ đó đã không thể tự mình bước đi. Sư phụ nhìn thấy và bảo bố mẹ nó hãy để đứa trẻ tự đi. Dưới sự hướng dẫn của Sư phụ đứa trẻ đã bắt đầu tự mình đi chậm chậm được. Bố mẹ đứa trẻ quá hạnh phúc. Khi họ ôm đứa trẻ vui sướng và tìm lại ân nhân, Sư phụ đã đi rồi. Sư phụ luôn âm thầm dạy những nguyên lý của Ông bằng những hành động của mình.

Sư phụ đưa câu chuyện ‘nhổ răng’ vào sách Chuyển Pháp Luân để hiển lộ những nguyên lý cao tầng và sâu xa. Nó giống như câu chuyện ‘nhổ răng’ là một ví dụ rằng dược thảo Trung Hoa cổ tốt hơn y khoa hiện đại phương Tây. Tuy nhiên, từ điều này, tôi đã ngộ được nguyên lý: cái không vượt qua được cái có. Bởi vì cái thứ khí thuốc vàng nhìn không thấy đó có thể làm lung lay những cái răng cắm sâu ngay cả chỉ tiếp xúc ngoài má của bệnh nhân, nó phải di chuyển trong không gian khác. Những dụng cụ phức tạp trong phòng nha, mặc dù có thể nhổ được răng, nó thường mang lại đau đớn cho bệnh nhân. So sánh thì, nó bất tiện cho cả nha sỹ và bệnh nhân. Vì thế bài giảng này đã vượt khỏi những quan niệm khoa học hiện đại và cũng nói lên một nguyên lý cao tầng và sâu xa của cái “không”. Tương tự như vậy, khi tôi nhìn việc chúng ta phát chính niệm mỗi ngày, tôi nhận thấy rằng chúng giống như thứ khí thuốc màu vàng có thể nhổ được răng. Những khí thuốc này không nhìn thấy nhưng có thể nhổ răng; chính niệm của chúng ta cũng không nhìn thấy, nhưng có thể tiêu trừ tà ác, băng qua các sông núi, xuyên qua các tường cao của nhà tù và hàng rào gai thép. Chính niệm của chúng ta giống như khí thuốc màu vàng kia, còn mạnh hơn và mãnh lực hơn. Tiêu trừ tà ác giống như nhổ một cái răng từ miệng cọp. Nó dường như rất khó, nhưng chính niệm của chúng ta có thể hoàn toàn tiêu trừ những kẻ đen tối, tà linh Đảng Cộng sản Trung Quốc độc hại và tà ma can nhiễu. Mãnh lực này không thể đạt được bởi bất kỳ những phi cơ hay tên lửa chiến đấu với kỷ thuật hiện đại. Nó biểu thị một nguyên lý cao tầng:

“Vô vô vô không vô đông tây.
Vô thiện vô ác xuất liễu cực.
Tiến tắc khả thành vạn vạn vật.
Thoái khứ toàn vô vĩnh thị mê. ”

Dịch tiếng Việt:

Không không không trống không có vật gì.
Không có thiện không có ác đã ra khỏi tận cùng cực điểm.
Tiến đến thì sẽ trở thành tất cả mọi vật.
Lui đi hoàn toàn không có dấu vết sẽ mãi mãi là câu đố (không hiểu).

(Hồng Ngâm II – “Vô” hay “Không có”)

Hôm nay tôi viết ra đây những điều tôi ngộ về “nhổ răng”. Tôi hy vọng tất cả các học viên chúng ta nhìn những tà ác như những cái răng nhỏ. Dù răng có cứng rắn thế nào, hãy cùng phát chính niệm mạnh mẽ để nhổ gốc chúng trong không gian khác, và sau đó làm chúng nổ tung bằng ‘cái vẫy’ “Thoái đảng Trung Cộng”.

3. Những khó khăn của việc giảng Pháp

Sư phụ đã vượt qua nhiều trở ngại khi giảng Pháp ở Tề Tề Cáp Nhĩ. Tôi nhớ rằng vào ngày thứ 3, có một cơn bão bất thường, gây nên nhiều bất tiện cho Sư phụ và các học viên. Vài người trong lớp học cũng tạo ra trở ngại. Ví dụ, một người đàn ông ngồi bên cạnh tôi nói nhảm suốt thời gian. Khi Sư phụ nói về điều gì đó, người đàn ông đó luôn nói điều gì đó ngược lại. Tuy nhiên, mọi người không để ý đến anh ta. Cuối cùng, trong trường chân chính người đàn ông đó bỏ đi ra ngoài mà không để ai nhìn thấy.

Để tiết kiệm tiền cho các học viên Đại Pháp, học phí cho khóa học rất thấp. Lúc đầu học phí chỉ có 42 nhân dân tệ (khoảng 5$) một người. Nhiều ngày sau, nó chỉ còn một nữa. Kết quả là, 300 người tham dự lớp học ngày đầu tiên, đến ngày cuối cùng là 400 người. Học phí thu được trong toàn khóa học chẳng nhiều. Bên cạnh đó, theo hợp đồng, một tỷ lệ phần trăm của học phí trao cho Hội Khí Công địa phương. Hội khí công thì theo đuổi tiền bạc. Vì vậy họ không thấy vui vì học phí quá thấp. Khi khóa học kết thúc, Hội khí công ngay cả không đưa Sư phụ ra ga tàu. Để tiết kiệm tiền cho học viên, Sư phụ đã hy sinh sự tiện nghi của mình. Vào ngày cuối cùng của khóa học, Sư phụ và các thành viên đã không nghỉ ngơi mà đi thẳng đón chuyến tàu vào lúc 11 giờ khuya.

Tôi nhớ rằng ngày cuối cùng, vì Sư phụ không muốn chúng tôi đến ga tàu để tiễn, chúng tôi đứng trước cửa Cung Văn Hóa nơi Sư phụ có thể thấy chúng tôi trên đường đi ra ga tàu. Mỗi chúng tôi đều rơi nước mắt khi tiễn Sư phụ trong ánh đèn mờ của đêm.

Khi gợi nhớ lại những ngày Sư phụ dạy Pháp ở Tề Tề Cáp Nhĩ, niềm hạnh phúc, những kỷ niệm quý báu, dáng vẻ thanh cao bao la của Sư phụ và sự tuyệt vời của Đại Pháp vượt quá lời miêu tả. Đơn giản là: tôi thật sự may mắn khi tu luyện Đại Pháp trong đời người [này]. Khi chúng ta đắc Pháp, thời đại của chúng ta đang kết thúc. Niềm hạnh phúc đắc Pháp giống như nếm mật [ong]. Không có điều gì trên đời này có thể so sánh với nó cả. Sự từ bi và trí huệ của Sư phụ, thái độ và nụ cười của Sư phụ, sự quan tâm và nổ lực của Sư phụ…, sẽ mãi ở Tề Tề Cáp Nhĩ đây và trong mỗi trái tim của mỗi học viên Đại Pháp.

Với tôi, không kể là thống khổ to lớn nào mà tôi cần phải đi qua, tôi sẽ bước vững chắc trên con đường mà Sư phụ an bài cho đến khi tôi đạt Viên Mãn.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/6/30/53576.html
http://www.pureinsight.org/node/5504