Câu chuyện luân hồi: Pháp khí của một nhà sư trẻ

Tác giả: Bình Liên

[Chanhkien.org] Vào thời Ấn Độ cổ, có một ngôi chùa nằm bên cạnh sông Hằng, ở đó có rất nhiều sư sãi. Trong số họ, có một nhà sư trẻ nhưng rất chăm chỉ tu luyện, ông đọc kinh và thiền định hằng ngày. Tuy nhiên, ông cảm thấy vẫn không đạt được định khi thiền tập. Một ngày, vị sư này đi dọc bờ sông Hằng với một tâm hồn nặng trĩu. Tuy nhiên, ngắm xem những phản chiếu trên mặt nước của dòng sông êm đềm như là những đoá hoa sen, nhà sư cảm thấy nhẹ nhàng.

Sau khi đi ngược trở về, một viên sỏi được sóng đẩy vào chân ông. Vị sư nhìn vào viên sỏi, mà có hình hơi tròn và sáng chói vì nhiều năm bị nước đánh mòn. Nó trông nhẵn bóng và sinh động, dường như nó cũng có linh hồn. Dòng nước vẫn tự do trôi chảy và êm đềm, trôi về miền phía đông theo sự dẫn độ của tự nhiên. Vị sư trẻ nhìn chăm chú vào dòng nước: Nước và đá, hai vật chạm vào nhau đã tạo nên một hình dáng theo sự hài hoà và khó khăn của nhau, và đời sống của chúng đã thay đổi và nâng cao một cách an hạ và điều hoà. Những tảng đá trên bờ sông thì khô cứng và linh hồn chúng cũng khô cứng vì thiếu nước. Và nước dọc bờ sông, cũng lười biếng không trôi chảy về miền đại dương, đã trở thành những vùng nước ô nhiễm chỉ là chỗ sống cho ruồi muỗi.

Vị sư trẻ hình như đã giác ngộ được điều gì to tát. Ông liền nhặt một miếng đá khô và đem nó về chùa. Từ đó, ông ghi chép kinh lên trên miếng đá và ghi chép như thế bất cứ khi nào ông có thời gian. Trong quá trình này, tâm trí của ông từ từ mở rộng và tâm của ông nâng cao không ngừng. Ông có rất nhiều câu hỏi và được câu trả lời ngay lập tức từ những bài kinh kệ, mà điều này đã đưa ra nhiều câu hỏi và câu trả lời mới. Ông tiếp tục có thêm những giác ngộ mới về ý nghĩ của thần thánh và lòng từ bi của họ. Ông cũng thấy rằng, vũ khí của loài người là sắt thép, nhưng vũ khí của người tu luyện là niềm tin và khả năng hoà nhập vào Pháp và lòng từ bi. Biển tình của ông dần dần tan biến, và ông càng trở nên giác ngộ nhiều hơn. Ông thanh lọc tâm thể ông bằng kinh kệ và hình thành một thiên đường đồ sộ và vững vàng nhờ vào những giác ngộ của ông từ kinh kệ.

Mỗi một chữ mà ông viết sáng rực rỡ như là một Pháp khí. Nó làm tan biến tất cả những gì không trung chính. Tà ác cũng tình nguyện làm thần bảo hộ Pháp cho ông. Khi ông ta viết, kẻ thù không dám đối mặt, và nếu chúng cố gắng, thì những con ngựa của chúng không dám tiến tới. Những lời mà ông viết đã thay đổi rất lớn những biến đổi của vũ trụ tại từng tầng. Thần Mặt trời cũng sẽ làm tan mây tối để chiếu sáng lên ông. Với những dòng chữ của ông, thậm chí những sinh linh dưới địa ngục mà đã có một thiên duyên với ông cũng được giảm bớt đau đớn. Lòng thành tín vô biên của ông trong tu luyện đã từ từ tạo nên một lòng đại từ đại bi.

Rồi trải qua nhiều kiếp khác, vị sư trẻ này được tái sinh và đắc Pháp, và đã trở thành một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp. Khi đời sống hoà tan vào Pháp, không còn điều gì can nhiễu vào sự chọn lựa của ông, dầu ông có thích điều đó hay không. Vì trong tu luyện Đại Pháp, một đời sống như thế rõ ràng là được Thần thánh đã chọn lựa. Và ông ta cũng biết rõ ràng rằng chỉ có một đời sống khi mà chính nó đã trừ dứt hết mọi chấp trước người thường mới có thể thật sự bảo hộ được Đại Pháp.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/12/29/50124.htm l
http://pureinsight.org/pi/index.php?news=5185