Câu chuyện lịch sử: Nhiều người cùng nói làm tan chảy cả vàng

Tác giả: Hồng Nghị

[ChanhKien.org]

Tăng Tham (505 – 435 TCN), tự hiệu là Tử Ngọc, là người nước Lỗ vào cuối thời Xuân Thu, là đệ tử của Khổng Tử và được thiên hạ xưng là “Tăng Tử”.

Khi mẹ của Tăng Tham đang ở nhà quay sợi, đột nhiên có người chạy đến nói với bà: “Không xong rồi, Tăng Tham giết người rồi!”

Mẹ của Tăng Tham vô cùng ngạc nhiên. Bà nghĩ Tăng Tham là một người hết sức lương thiện, không thể làm ra việc giết người này được, vậy là bà liền nói ngay: “Không thể nào, Tăng Tham không thể giết người được”.

Được một lúc lại có một người chạy đến nói: “Đáng sợ quá, Tăng Tham giết người rồi!”

Lúc này mẹ của Tăng Tham vẫn nói: “Không thể nào, Tăng Tham không thể giết người được”. Nhưng liên tiếp sau đó lại có hai người nói giống như vậy, bà bắt đầu có chút hoài nghi, mặc dù bà vẫn tin tưởng Tăng Tham, vẫn cảm thấy Tăng Tham không thể giết người được, nhưng bà cũng không còn tâm trạng nào để tiếp tục quay sợi nữa, bắt đầu sốt ruột mong ngóng Tăng Tham về nhà.

Một lúc sau lại có một người nữa đến, lần này là hàng xóm của gia đình họ, cô ấy thở hổn hển nói với mẹ của Tăng Tham: “Nguy hiểm quá, Tăng Tham giết người rồi! Nó đã bị quan phủ bắt đi, nghe nói bây giờ đang thẩm tra rồi, bà hãy mau nghĩ cách làm thế nào đi”.

Lần này mẹ Tăng Tham bắt đầu tin rằng Tăng Tham đã giết người thật, bà đã khóc một cách buồn bã. Bởi vì thời đó có chế độ chịu phạt chung, nếu người nhà của mình phạm pháp, có thể cả gia đình sẽ theo đó mà gặp họa theo. Lúc này mọi người đều vội vàng khuyên mẹ của Tăng Tham hãy nhanh bỏ trốn, đề phòng bà ấy cũng bị quan phủ đến bắt đi. Nhưng nếu bà bỏ trốn, thì ai chăm sóc gia đình này đây?

Đúng lúc mọi người đang tranh luận sôi nổi thì Tăng Tham về đến nơi, mọi người được một phen kinh ngạc, họ đều hết sức ngạc nhiên mà hỏi Tăng Tham: “Không phải là anh giết người mà bị quan phủ bắt đi rồi sao? Sao bây giờ lại trở về được? Người anh giết là người xấu nên anh không phải đền mạng phải không?”

Tăng Tham nghe họ nói xong, liền mỉm cười nói: “Tôi làm sao có thể giết người được chứ? Nếu như giết người rồi, làm sao tôi có thể về nhà nhanh như thế này, chỉ là tôi ngẫu nhiên trùng tên, trùng họ với kẻ giết người kia thôi”.

Nếu một lời nói dối được nói ba lần, nó sẽ trở thành sự thật, nếu được lặp lại một nghìn lần, nó sẽ trở thành chân lý, đây cũng được gọi là “nhiều người nói cũng có thể làm tan chảy cả vàng, phỉ báng người ta nhiều cũng có thể hủy hoại người ta”. Khi ĐCSTQ tà ác đang đàn áp Pháp Luân Công, nó gieo rắc lòng thù hận đối với Pháp Luân Công trong người dân bằng cách tung tin đồn và phỉ báng hết ngày này qua ngày khác, ma hoá các đệ tử Đại Pháp tu tâm hướng thiện và theo Pháp Luân Phật Pháp phổ độ chúng sinh, từ đó đạt được mục đích xấu xa là đầu độc chúng sinh. Người xưa luôn nhấn mạnh cần phải cẩn trọng trong lời nói và việc làm, khi nói bất cứ điều gì nhất định phải suy nghĩ xem đây có phải là sự thật không, không thể tuỳ tiện nói mà không có cơ sở hoặc tung tin đồn thất thiệt, nếu không người tổn thương lại chính là bạn.

Nếu muốn biết chân tướng về Pháp Luân Công, nhất định không được nghe theo tuyên truyền dối trá từ ĐCSTQ. Hãy tìm cuốn Chuyển Pháp Luân và tự mình đọc kỹ, bạn sẽ biết được sự thật về Pháp Luân Công.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/40445