Thanh xuân tươi sáng của hai anh em

[ChanhKien.org]

Ở độ tuổi thanh niên tràn đầy sức sống, chàng trai ấy với thân hình cao to, rắn rỏi lại không có sự cuồng nhiệt và nổi loạn của tuổi trẻ, mặc áo sơ mi ngắn tay sạch sẽ và gọn gàng, lông mày bộc lộ ra nét chính trực, ngay thẳng vững chắc, mỗi hành động cử chỉ đều bộc lộ ra sự quả cảm và cương nghị của một người đàn ông, sau khi biết được tuổi thực tế của anh ấy, bạn sẽ thấy thật khó tin, thực tế anh ấy mới có 23 tuổi thôi!

Anh ấy là Trung Ngọc Kỳ, từ nhỏ anh ấy đã rất thích suy nghĩ lặng lẽ một mình: “Con người đến thế gian, rốt cuộc là vì cái gì? Lẽ nào chỉ là những thứ đơn giản ở bề mặt nhìn thấy được như là quần áo, thức ăn, nơi ở và đi lại?” Anh ấy nhìn lên bầu trời, buồn khổ vì sao có rất nhiều chuyện không thể hiểu được, con người vì sao có bệnh, có nạn? Những đứa con cùng cha mẹ sinh ra, vì sao lại khác nhau? Tại sao bao nhiêu con người trên thế giới phồn hoa này, vận mệnh lại không giống nhau? Rốt cuộc, ý nghĩa chân chính của sinh mệnh là gì?

Để tìm được lời giải đáp, Ngọc Kỳ đã xem rất nhiều sách, nhưng vẫn không thể lý giải được, vẫn luôn cảm thấy bối rối. Khi Ngọc Kỳ học cấp ba, anh ấy đã kiên quyết chọn “Khoa Triết học” làm lựa chọn hàng đầu, với kỳ vọng sẽ từ triết học đạt được sự khai mở về trí huệ trong tương lai. Sau khi được nhận vào khoa Triết học của trường Đại học Phụ Đại Đài Loan, Ngọc Kỳ học tập chăm chỉ, cần mẫn, không mệt mỏi, tuy nhiên ba năm qua đi, tất cả những gì anh ấy nhận được chỉ là sự bất lực và thất vọng.

Ngọc Kỳ thở dài nói: “Hóa ra triết học chỉ là lý giải các cách nhìn khác nhau về vũ trụ của các triết học gia, nhưng ý kiến của một nhà triết học đưa ra trước đó sẽ lại bị một triết học gia sau lật lại, lịch sử chính là không ngừng lật đi lật lại như thế, họ dường như nói đều rất có đạo lý, nhưng lại đều không phải là đáp án chân chính.

Cho đến một ngày, khi Ngọc Kỳ đang học bài về Triết học Đạo gia ở trên lớp, giáo sư giảng dạy có nhắc đến “Pháp Luân Công”. Giáo sư nói Pháp Luân Công tại Trung Quốc đã được truyền bá rộng rãi, chỉ trong thời gian bảy năm ngắn ngủi đã có hơn 100 triệu người theo học và tu luyện. Ngọc Kỳ còn nhắc đến việc vị giáo sư này dường như có một số công năng, có thể cảm thụ được năng lượng tốt, sau khi ông ấy tiếp xúc với một số học viên Pháp Luân Công, liền cảm thấy Pháp Luân Công là một pháp môn tu luyện thuần chính, đồng thời khuyến nghị các sinh viên nếu như có cảm hứng, thì có thể đến hiệu sách mua cuốn “Chuyển Pháp Luân” để đọc.

Những lời nói của giáo sư giống như là ánh đèn thắp lên ánh sáng trong công cuộc tìm kiếm chân lý của Ngọc Kỳ. Một ngày nọ, khi Ngọc Kỳ đi đến hiệu sách, đúng lúc nhìn thấy một hàng sách “Chuyển Pháp Luân màu vàng kim, anh ấy vui mừng khôn xiết: “Đây chẳng đúng là cuốn sách mà giáo sư đã giới thiệu sao?” Ngọc Kỳ nhanh chóng mua nó, sau khi gấp gáp đọc qua được một lượt, Ngọc Kỳ cuối cùng đã hiểu ra những điều băn khoăn và nghi vấn mang trong lòng mình từ khi còn nhỏ tới lúc lớn lên.

Ngọc Kỳ nói: “Cuốn sách này đã vượt qua tất cả những thứ được viết từ các triết học gia, không một triết gia nào có thể cho thấy cảm giác khám phá thiên cơ giống như cuốn “Chuyển Pháp Luân này, sau khi đọc xong cuốn sách tôi đã có lý giải và nhận thức mới về chỉnh thể con người và vũ trụ, tôi đã biết về ý nghĩa của sinh mệnh, biết được vì sao con người đến thế gian, cũng biết được mục đích sống của mình là vì điều gì!”

Sau khi Ngọc Kỳ tu luyện, thân thể có sự chuyển biến rất lớn, không chỉ là khi đi đường, leo cầu thang, đều cảm thấy hết sức thoải mái, như có cảm giác nhẹ nhàng bay lên, ngay cả chứng viêm khớp ở đầu gối và vai do vận động quá mức trước đây cũng đã biến mất. chứng kiến sự chuyển biến nhanh chóng của cơ thể, Ngọc Kỳ cũng thôi thúc bản thân cần có sự đề cao về tâm tính.

Ngọc Kỳ có một người em trai 15 tuổi tên là Ngọc Hào, trước đây Ngọc Kỳ thường phớt lờ, làm ngơ với em trai của mình, khiến cho hai anh em ở nhà mà không nói với nhau nổi vài lời. Từ sau khi đắc Pháp, Ngọc Kỳ biết rằng mình nên thay đổi thái độ lạnh nhạt vô tình đối với người nhà, vậy là anh ấy bắt đầu quan tâm đến điều kiện cuộc sống và tình hình học tập của Ngọc Hào. Phát hiện ra khi Ngọc Hào lên cấp hai trở nên nổi loạn, bốc đồng và thô lỗ, Ngọc Kỳ ngay lập tức giới thiệu Pháp Luân Công cho Ngọc Hào, dạy em ấy luyện công, hy vọng em trai cũng sẽ đắc Pháp giống như mình.

Người em trai Ngọc Hào sau khi đọc xong cuốn “Chuyển Pháp Luân, cảm thấy những đạo lý được giảng trong sách quá hay, cậu ấy luôn thúc đẩy bản thân, phải dựạ theo tiêu chuẩn “Chân, Thiện, Nhẫn” để không ngừng tiến bộ. Trước đây cậu ấy thường xuyên bỏ học, đánh nhau, nói những lời tục tĩu, không nộp bài tập về nhà, là học sinh gây rắc rối cho giáo viên, nhưng sau khi tu luyện, Ngọc Hào trở nên lịch sự ôn hòa và khiêm tốn, hoàn toàn khác với con người trước đây.

Đồng thời khi tâm tính đề cao lên, cơ thể của Ngọc Hào cũng có chuyển biến rất lớn, trước đây đầu gối, các khớp xương đều hay bị đau vô cớ, nhưng hiện nay đều đã khỏe mạnh như bình thường. Khi Ngọc Hào thi lên cấp ba, đối mặt với áp lực học tập rất nặng nề, nhưng dù bận đến đâu, cậu vẫn kiên trì mỗi ngày đọc một, hai bài giảng trong sách “Chuyển Pháp Luân, đồng thời luyện đủ xong năm bài công pháp liền một mạch.

Nhờ sự dũng mãnh tinh tấn, các bạn ở lớp thường mất cả vài tiếng để học mỗi ngày, Ngọc Hào chỉ cần bỏ công sức bằng nửa thế đã học thông thạo các kiến thức cần học. Dù thường xuyên thức khuya đọc sách, mắt luôn phải hoạt động quá công suất, ngủ không đủ giấc, nhưng sáng hôm sau khi tỉnh giấc tinh thần lại vẫn luôn tràn đầy năng lượng và sảng khoái, điều này gây ấn tượng mạnh cho các bạn học ở bên cạnh khi họ đang phải lo lắng cho kỳ thi.

Hiện nay Ngọc Hào đã thi đỗ vào cấp ba như nguyện vọng, cậu ấy cảm thấy bản thân mình vô cùng may mắn vì đã đắc Pháp và tu luyện, đồng thời cũng mong muốn có thể nói với bạn bè về sự trân quý của Đại Pháp. Bây giờ, tâm nguyện lớn nhất của cậu ấy là có thể thành lập một câu lạc bộ Pháp Luân Công tại trường học, để tất cả giáo viên và học sinh trong trường đều có thể nhận ra rằng Pháp Luân Công là một công pháp tốt, mang lại nhiều lợi ích cả về thân lẫn tâm cho hàng trăm triệu người trên khắp thế giới!

Trong thời gian rảnh rỗi sau giờ làm và đi học, Ngọc Hào và anh trai Ngọc Kỳ của mình đều tham gia đoàn nhạc Thiên Quốc. Hai anh em có dáng người cao lớn như nhau, một người làm chỉ huy đoàn nhạc, còn một người chơi kèn tuba. Hai anh em tỏa sáng đầy chính khí, cùng nhau dùng âm nhạc du dương, thanh cao để nói với mọi người trên thế giới về vẻ đẹp và sự thuần chính của Đại Pháp!

Người anh Ngọc Kỳ nói: “Tôi cảm thấy đoàn nhạc Thiên Quốc có ý nghĩa vô cùng to lớn, vốn dĩ những người có ấn tượng tiêu cực với Pháp Luân Công do tiếp nhận những lời dối trá từ ĐCSTQ, vừa nghe bản nhạc của chúng tôi chơi, rất nhiều người đã thay đổi quan điểm của mình. Giống như ở Hồng Kông, nơi có rất nhiều người Hoa sinh sống, khi nhìn thấy chúng tôi xuất hiện ánh mắt của họ đều hết sức háo hức và chấn động, ánh mắt đó khiến tôi rất cảm động!”

Còn em trai Ngọc Hào thì bày tỏ: “Ban đầu tôi chọn kèn tuba để chơi, là bởi vì loại nhạc cụ này rất lớn, và khi chơi cảm giác rất ấn tượng. Nhưng sau đó tôi nhận ra rằng đây chính là đang chứng thực Pháp. Mặc dù mỗi buổi diễu hành đều rất vất vả, mùa hè rất nóng nực, nhưng nghĩ đến việc có thể khiến mọi người nhận biết về Pháp Luân Công, thì tôi lại cảm thấy những nỗi khổ này chẳng đáng là gì cả!”

Hai anh em người trước, người sau cùng bước vào tu luyện, vì là tu Chân nên họ đã cảm nhận được giá trị của sự chân thành của con người trên thế gian, từ lạnh lùng ích kỷ họ đã biết nghĩ cho người khác trước, “tiên tha hậu ngã”. Vì là tu Thiện, nên họ cảm nhận được tâm hồn rộng mở của lòng từ bi, từ thiếu kiên nhẫn nóng nảy họ đã trở nên khoan dung rộng lượng. Vì là tu Nhẫn, nên họ học được cách khoan dung đối đãi với người khác, trên mặt mang theo nụ cười, dũng cảm tự tin bước đi trên con đường nhân sinh.

Họ đang tu luyện trong “Chân, Thiện, Nhẫn”, không ngừng xóa tan u ám của thế gian trần tục trong tâm, khiến sinh mệnh chân chính của mình không ngừng tinh tấn trên con đường đại đạo phản bổn quy chân, không ngừng thăng hoa bản thân, cũng ảnh hưởng tốt đến mỗi người ở bên cạnh.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/48438