Phỏng vấn các họa sĩ được vinh danh trong triển lãm tranh “Lòng can đảm không bị lung lay”, được giới thiệu bởi giáo sư Trương Côn Luân

Tranh sơn dầu “Đóa sen thắp sáng” của Chen Xiaoping (51in. X 51 in. )

Tranh sơn dầu “Đóa sen thắp sáng” của Chen Xiaoping (51in. X 51 in. )

[Chanhkien.org]

Ghi chú của ban biên tập: Vào ngày 15-16 tháng 7, cuộc triển lãm tranh có tên “Lòng can đảm không bị lung lay” được tổ chức tại hội trường triển lãm của tòa nhà Rayburn thuộc Hạ viện của Quốc Hội Mỹ. Cuộc triển lãm được tài trợ bởi Hội Pháp Luân Đại Pháp tại Washington, D.C. Các tác phẩm nghệ thuật là những sáng tác của các đệ tử Pháp Luân Công. Một vài họa sĩ này vẫn còn bị cầm tù một cách bất hợp pháp tại Trung Quốc. Sau 5 năm của cuộc bức hại tàn bạo, những đệ tử Pháp Luân Công này, cũng như là các họa sĩ, hy vọng dùng nghệ thuật để chuyển tải niềm vui của sự giác ngộ tâm hồn của họ sau khi luyện tập Pháp Luân Công, lòng can đảm không bị lung lay của các đệ tử, lòng kiên nhẫn theo đuổi những nguyên lý của vũ trụ – “Chân, Thiện, Nhẫn, ” và niềm tin vào công bằng cuối cùng sẽ chiến thắng tà ác. Mỗi họa sĩ có những nét đặc trưng riêng của họ. Họ cố gắng hết sức để dùng những kỹ năng vẽ truyền thống để đạt được những mục đích của họ. Lần lượt chúng tôi sẽ giới thiệu những tác phẩm của các họa sĩ này, những câu chuyện và ý niệm thể hiện đằng sau các tác phẩm nghệ thuật của họ, quá trình sáng tạo, và các kỹ xảo được sử dụng trong khi vẽ.

PV: Chu Thanh Minh, phóng viên của Chánh Kiến Net.

GS Zhang: Giáo sư Trương Côn Luân, nhà họa sĩ và điêu khắc

2004-7-17-zhangwithpainting

PV: Thưa giáo sư Zhang, ông là một trong những người tổ chức cuộc triển lãm này. Xin ông vui lòng nói cho chúng tôi biết thêm về cuộc triển lãm này.

GS Zhang: Các học viên Pháp Luân Công là những họa sĩ đã tạo ra tất cả các tác phẩm được trưng bày tại đây. Một vài họa sĩ là những người rất có tài năng. Các đề tài của các tác phẩm này tất cả đều có liên quan đến Pháp Luân Đại Pháp.

Có 2 nguyên nhân cho cuộc triển lãm này. Lý do đầu tiên là, trong suốt cuộc đời của họ, các họa sĩ này đã tìm kiếm con đường thanh khiết và thanh bạch để bày tỏ mình qua tác phẩm nghệ thuật của họ nhưng đã không tìm thấy. Tất cả các trường nghệ thuật khác nhau trong xã hội ngày nay đang bị ảnh hưởng bởi đủ loại ý niệm và đã che dấu đi sự thanh khiết của các nghệ sĩ, cái thật của họ. Họ chỉ có thể lấy lại được tâm hồn thanh khiết qua luyện tập Pháp Luân Công. Sau khi họ đã thanh lọc tâm hồn của họ, họ đã có thể giải phóng chính họ ra khỏi vô số những ý niệm và đã tìm thấy bản ngã chân thực của mình. Chỉ khi đó họ mới có thể bày tỏ tất cả những điều ở bề mặt của họ, những điều tốt đẹp lại đến rất tự nhiên. Những tác phẩm nghệ thuật này mô tả những điều kỳ diệu mà họ đã trải qua trong sự tu luyện của họ, đồng thời miêu tả những kinh nghiệm mà họ và những đệ tử khác đã và đang gánh chịu trong suốt cuộc bức hại Pháp Luân Công tàn bạo. Đồng thời, những tác phẩm này cũng cho thấy tinh thần vững vàng của các đệ tử Đại Pháp trong việc bảo vệ những nguyên lý của vũ trụ, cũng như những kết thúc bi thảm của những thế lực tà ác khi chúng bị hủy diệt – những điều mà các đệ tử Đại Pháp có thể thấy trước mắt.

Cuộc triển lãm được chia làm 4 chủ đề: sự hài hòa, nghịch cảnh, lòng can đảm, và sự công bằng. Cuộc bức hại không có căn cứ và không thể chấp nhận được. Các đệ tử Đại Pháp đã bày tỏ lòng can đảm bao la trong suốt cuộc bức hại. Phần cuối của cuộc trưng bày nói về việc thế lực tà ác sẽ bị đưa ra tòa án của công lý, và những nguyên lý trời đất như thế nào; đó là điều tất nhiên sẽ xảy ra. Mọi người đang xác định vị trí cho chính mình. Đó là tại sao đệ tử Đại Pháp làm hết sức để giảng rõ chân tượng.

PV: Tôi tin rằng những ai xem cuộc trưng bày này sẽ có nhiều tác động về những điều này. Tôi đã chú ý thấy những người xem đến từ khắp mọi nơi, và cuộc trưng bày đã làm lay động họ rất lớn. Nhiều người trong số họ đã nói rằng họ muốn giúp đỡ các đệ tử Đại Pháp để chấm dứt cuộc bức hại này càng sớm càng tốt. Cuộc triển lãm này đã mang lại ý nghĩa thật to lớn.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/7/17/28221.html