Nói về chữ “Dịch” trong «Kinh Dịch»



Tác giả: Thần Quang

[Chanhkien.org] Nếu như tách chữ, thì chữ “Dịch” (易) là do “nhật” (日) và “vật” (勿) ghép thành. Từ tượng hình mà xét, “nhật” tượng trưng mặt trời, “vật” tượng trưng mặt trăng. Từ học thuyết Âm-Dương của Đạo gia mà giảng, “nhật” là Dương, “nguyệt” là Âm. Do đó xét theo tượng hình thì chữ “Dịch” (易) là do Âm-Dương hợp thành.

Tuy nhiên, nội hàm của “Dịch” không phải chỉ dừng tại đó, mà tiến thêm một bước nữa, chúng ta sẽ thấy trong “Dịch” ẩn tàng ảnh tượng của Thái Cực.

Đạo nói: Nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật.

Nhật nguyệt luân chuyển, Âm-Dương giao thế, là sự việc đơn giản nhất trong Thiên Địa. Tuy nhiên trong cái giản đơn này hàm chứa vạn sự vạn tượng.

Người xưa nói, trong một giọt nước thấy thế giới. Phật Thích Ca Mâu Ni nói, trong một hạt cát có tam thiên đại thiên thế giới.

Như trên đã nói, từ chữ “Dịch” (易) này có thể nhìn ra ảnh tượng Thái Cực. Từ hoành quan mà giảng, Thái Cực của Đạo gia chính là một vũ trụ. Từ vi quan mà giảng, ảnh tượng Thái Cực trong chữ “Dịch” có thể nói là ảnh thu nhỏ vũ trụ Thái Cực của Đạo gia. Do đó, biến hóa thiên tượng trong vũ trụ đều phản ánh trong chữ “Dịch” này.

Khoa học hiện đại đã vô cùng phát triển, có thể thông qua máy vi tính để tiến hành phân tích phép toán với một lượng số liệu lớn, thậm chí có thể dự báo được thời tiết và kinh tế. Tuy nhiên đối với biến hóa của thiên tượng thì khoa học quả là bất lực.

Vậy mà «Kinh Dịch» có thể thăm dò được vạn sự vạn tượng trong Trời Đất, ấy là vì nó được an bài xảo diệu bởi Thần. Mục đích là giúp con người có thể nhìn thấy chân tướng vũ trụ, từ đó không bị lạc mất trong bước ngoặt của lịch sử này.

Lưu Bá Ôn triều Minh, từ hơn 500 trước đã đem chân tướng quan trọng trong lịch sử lưu lại cho người thời nay dưới hình thức dự ngôn. Trong bia ký tại núi Thái Bạch ông viết:

Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn,
Kẻ giàu một vạn lưu hai ba.
Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển,
Nhìn xem ngày chết ở nhãn tiền.

Trên đời có người hành Đại Thiện,
Lây bởi kiếp này thật không đáng.

Tiền bạc là vật bảo,
Nhìn thấu dùng không được.
Quả thực là vật bảo,
Lòng đất nứt không đảo.
Bảy người một đường tẩu,
Dẫn dụ đã vào khẩu.
Ba chấm cộng một câu,
Bát Vương nhị thập khẩu.”

Sáu câu đầu, độc giả đều có thể minh bạch ra. Ai đang hành Đại Thiện, có thể khiến người ta miễn kiếp nạn đây? Đáp án nằm tại tám câu sau. Ở đây đã tiết lộ hai thiên cơ: Trong bốn câu trước, “Tiền bạc là vật bảo” ám chỉ Pháp Luân. Nhìn vào đồ hình Pháp Luân của Pháp Luân Công, chúng ta thấy phù hiệu chữ Vạn (卍) ở giữa có hình vuông, trông rất giống hình đồng tiền thời cổ đại với lỗ vuông ở giữa.

Pháp Luân là vật bảo, không thể lưu thông giống như tiền bạc, cũng không thể mua được bằng tiền, nhưng lại có thể cứu người giữa cơn nguy nan, quả là vật báu vô giá. Còn bốn câu sau để hiểu được thì phải phá giải câu đố chữ ẩn bên trong:

Bảy người một đường tẩu, Dẫn dụ đã vào khẩu”: chính là chữ “Chân” (眞), viết theo tả pháp cổ đại. Chữ “Chân (眞) có thượng bộ là chữ “thất” (七), nghĩa là “bảy”; hạ bộ là do “nhân” (人) và “nhất” (一) tổ hợp mà thành, nghĩa là “một đường chạy”; đem phần “cung” (弓) của chữ “dẫn” (引) xếp đan xen vào chữ “khẩu” (口) thì tạo thành chữ “mục” (目), đây chính là phần giữa của chữ “Chân” (眞).

Ba chấm cộng một câu”: chính là chữ “Nhẫn” (忍). Trong ba chấm này, đem một chấm đan vào bộ “đao” (刀) ở nửa trên của chữ “câu” (勾) tạo thành chữ “nhẫn” (刃); rồi lại đem hai chấm đặt lên nửa dưới “厶” của chữ “câu” (勾) tạo thành chữ “tâm” (心); chữ “nhẫn” (刃) đặt trên chữ “tâm” (心) chính là chữ “Nhẫn” (忍).

Bát Vương nhị thập khẩu”: chính là chữ “Thiện” (善). Chữ “Thiện” (善) từ trên xuống dưới là do “bát” (八) (lật ngược), “Vương” (王), “niệm” (廿) (nghĩa là 20), và “khẩu” (口) tổ hợp thành.

Bảy người một đường tẩu, Dẫn dụ đã vào khẩu. Ba chấm cộng một câu, Bát Vương nhị thập khẩu”, liên kết lại tạo thành “Chân, Thiện, Nhẫn” (眞善忍). Pháp Luân Công có thể khiến người ta phản bổn quy chân, đồng thời tu luyện chiểu theo nguyên tắc chỉ đạo tối cao “Chân-Thiện-Nhẫn” của vũ trụ.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/9/10/54761.html



Ngày đăng: 09-10-2011

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.