[ChanhKien.org]
Nguyên văn
子貢曰:「如有博施(1)於民而能濟眾(2),何如?可謂仁乎?」子曰:「何事於仁?必也聖乎!堯舜(3)其猶病諸(4)。夫(5)仁者,己欲立而立人(6),己欲達而達人(7)。能近取譬(8),可謂仁之方(9)也已。」(《論語·雍也第六》)
Hán Việt
Tử Cống viết: “Như hữu bác thí (1) ư dân nhi năng tế chúng (2), hà như? Khả vị nhân hồ?” Tử viết: “Hà sự ư nhân? Tất dã thánh hồ! Nghiêu, Thuấn (3) kỳ do bệnh chư (4)! Phù (5) nhân giả, kỷ dục lập nhi lập nhân (6); kỷ dục đạt nhi đạt nhân (7). Năng cận thủ thí (8), khả vị nhân chi phương (9) dã dĩ.” (Luận Ngữ – Ung Dã đệ lục)
Phiên âm
Zǐ Gòng yuē: “Rú yǒu bó shī (1) yú mín ér néng jì zhòng (2), hé rú? Kě wèi rén hū?” Zǐ yuē: “Hé shì yú rén? Bì yě shèng hū! Yáo Shùn (3) qí yóu bìng zhū (4). Fū (5) rénzhě, jǐ yù lì ér lì rén (6), jǐ yù dá ér dá rén (7). Néng jìn qǔ pì (8), kě wèi rén zhī fāng (9) yě yǐ.” (Lúnyǔ·yōngyě dì lìu)
Chú âm
貢(ㄍㄨㄥˋ)曰(ㄩㄝ):「如(ㄖㄨˊ)有(ㄧㄡˇ)博(ㄅㄛˊ)施(ㄕ) (1) 於(ㄩˊ)民(ㄇㄧㄣˊ)而(ㄦˊ)能(ㄋㄥˊ)濟(ㄐㄧˋ)眾(ㄓㄨㄥˋ)(2),何(ㄏㄜˊ)如(ㄖㄨˊ)?可(ㄎㄜˇ)謂(ㄨㄟˋ)仁(ㄖㄣˊ)乎(ㄏㄨ)?」 子(ㄗˇ)曰(ㄩㄝ):「何(ㄏㄜˊ)事(ㄕˋ)於(ㄩˊ)仁(ㄖㄣˊ)?必(ㄅㄧˋ)也(ㄧㄝˇ)聖(ㄕㄥˋ)乎(ㄏㄨ)!堯(ㄧㄠˊ)舜(ㄕㄨㄣˋ)(3)其(ㄑㄧˊ)猶(ㄧㄡˊ)病(ㄅㄧㄥˋ)諸(ㄓㄨ)(4)。夫(ㄈㄨ)(5)仁(ㄖㄣˊ)者(ㄓㄜˇ),己(ㄐㄧˇ)欲(ㄩˋ)立(ㄌㄧˋ)而(ㄦˊ)立(ㄌㄧˋ)人(ㄖㄣˊ)(6),己(ㄐㄧˇ)欲(ㄩˋ)達(ㄉㄚˊ)而(ㄦˊ)達(ㄉㄚˊ)人(ㄖㄣˊ)(7)。能(ㄋㄥˊ)近(ㄐㄧㄣˋ)取(ㄑㄩˇ)譬(ㄆㄧˋ)(8),可(ㄎㄜˇ)謂(ㄨㄟˋ)仁(ㄖㄣˊ)之(ㄓ)方(ㄈㄤ)(9)也(ㄧㄝˇ)已(ㄧˇ)。」(《論(ㄌㄨㄣˊ)語(ㄩˇ)·雍(ㄩㄥ)也(ㄧㄝˇ)第(ㄉㄧˋ)六(ㄌㄧㄡˋ)》)
Chú thích
1. 博施 (Bác thí): ban ân huệ rộng khắp.
2. 濟眾 (Tế chúng): cứu tế dân chúng.
3. 堯舜 (Nghiêu Thuấn): là tên gọi chung của vua Đường Nghiêu và vua Ngu Thuấn, hai vị Thánh quân trong truyền thuyết thời thượng cổ. Nghiêu Thuấn là khuôn mẫu trong tâm trí của Khổng Tử, là bậc Thánh nhân trong nhận thức của Nho gia.
4. 病諸 (Bệnh chư): 病 (bệnh) tức là lo lắng, suy nghĩ. 諸 (chư) tức là hướng về, chỉ việc bố thí rộng rãi, cứu tế dân chúng. Bệnh chư chỉ việc bố thí rộng rãi, cứu tế dân chúng là rất khó thực hiện.
5. 夫 (Phu): đồng âm với 福 (phúc), trợ từ mở đầu câu.
6. 己欲立而立人 (Kỷ dục lập nhi lập nhân): bản thân có thể tu dưỡng tốt việc lập thân xử thế và cũng giúp người khác có thể tu dưỡng tốt việc lập thân xử thế.
7. 己欲达而达人 (Kỷ dục đạt nhi đạt nhân): tự mình có thể hiểu được lý lẽ, cũng giúp người khác có thể hiểu được lý lẽ.
8. 能近取譬 (Năng cận thủ thí): 近 (cận) là gần, chỉ bản thân. 譬 (thí) là lấy ví dụ. Có thể lấy ví dụ từ bản thân, suy từ bản thân ra người khác, điều mình không muốn thì không làm cho người khác.
9. 方 (Phương): phương pháp, biện pháp.
Giải nghĩa
Tử Cống nói: “Nếu có người có thể ban ân huệ rộng khắp và lại có thể cứu tế dân chúng, thì đó là người như thế nào? Có thể gọi là người nhân đức không?” Khổng tử nói: “Người đó đâu chỉ là người nhân đức mà ắt phải là bậc Thánh giả rồi! Ngay cả vua Nghiêu, vua Thuấn cũng chưa chắc đã làm được như vậy! Người nhân đức là người bản thân tu dưỡng tốt việc lập thân xử thế thì cũng giúp người khác có thể tu dưỡng tốt việc lập thân xử thế, bản thân có thể minh bạch sự lý thì cũng giúp người khác có thể minh bạch sự lý. Sự việc gì cũng suy xét ở bản thân, suy từ bản thân ra, điều mình không muốn thì không làm cho người khác, đây chính là phương pháp tu hành nhân đức.”
Nghiên cứu và phân tích
“Kỷ dục lập nhi lập nhân, kỷ dục đạt nhi đạt nhân” và “năng cận thủ thí” là con đường để tu hành nhân đức. “Năng cận thủ thí” tức là có thể đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, nghĩ cho người khác. Ví dụ: Nếu hoán đổi vị trí, mình là đối phương, thì mình đối xử với người ta như thế có được không? Đối phương sẽ cảm thấy như thế nào? Nếu họ không thích thì nên tôn trọng sự lựa chọn và mong muốn của họ mà đổi cách đối xử khác. Người ta có câu rằng “điều mình không muốn, chớ làm cho người”, nếu như người khác đối xử với mình như vậy thì mình cũng sẽ không hài lòng, nên từ sau không được đối xử với người ta như vậy. Ngược lại nếu đó là việc tốt mà mọi người đều mong muốn thì sao? Người nhân đức thì cần thiện đãi với người khác, mong muốn người khác trở nên tốt, nên bản thân sẵn sàng chia sẻ điều tốt với mọi người, vui vẻ hành thiện, giúp người khác thành công, đó chính là “thôi kỷ cập nhân” (suy từ bản thân ra người khác) và “kỷ lập lập nhân, kỷ đạt đạt nhân” (mình làm được thì cũng giúp đỡ người khác làm được, mình đạt được thì cũng giúp đỡ người khác đạt được).
Khởi điểm của người nhân đức là hướng thiện, thiện đãi, khoan dung và mang lại lợi ích cho người khác. Người nhân đức tu dưỡng tâm tính, nếu như có nguyện ý trở thành sinh mệnh đồng hóa với quy luật của vũ trụ, bước trên con đường phản bổn quy chân, đạt đến cảnh giới cao thì có thể siêu phàm thoát tục, trở thành bậc Thánh giả trong người thường, thậm chí có thể đạt đến cảnh giới “thần thánh”. Kỳ thực việc bố thí tài vật thông thường không phải là cốt lõi của việc thi ân rộng khắp và cứu tế dân chúng, bởi nó không giải quyết được vấn đề căn bản của nhân loại. Điều mà các bậc Thánh giả thực sự coi trọng chính là đạo đức của con người, nên việc thi ân rộng khắp, cứu tế dân chúng thực ra là thức tỉnh con người trọng đức hành thiện, bước đi trên con đường phản bổn quy chân, điều đó mới thực sự là “phổ độ”, “tế thế”. Đây đâu phải là việc mà người bình thường hay người nhân đức có thể tưởng tượng được?
Câu hỏi mở rộng
1, “Nhân đức” thực ra không phải là một cảnh giới xa xôi không thể với tới. Với tiền đề là tôn trọng ý nguyện và sự lựa chọn của người khác, những gì mình cho là tốt và mong muốn thì cũng muốn chia sẻ với người khác; điều gì mình cho là không tốt và không mong muốn, thì cũng không đùn đẩy cho người khác, mong người khác tránh xa những thứ bất thiện. Việc gì cũng nghĩ cho người khác, đối xử tốt với người khác, tuyên dương cái thiện trừ bỏ cái ác. Nếu thực sự làm được vậy thì chính là “ngã dục nhân, tư nhân chí hĩ.” (Ta muốn làm việc nhân đức thì ngay lập tức có thể làm được). (Trích “Luận Ngữ – Thuật nhi”)
Bạn hãy nghĩ xem: Bạn ghét nhất là bị người ta đối xử như thế nào? Bạn đã từng đối xử với ai như vậy chưa? Trước tiên hãy thử xem bạn có thể làm được “điều mình không muốn, chớ làm cho người” hay không?
2, Thể hiện của “kỷ lập lập nhân, kỷ đạt đạt nhân” là không ích kỷ, sẵn sàng chia sẻ và đối xử tốt với người khác, không tham lam, không ganh tỵ, không tranh đấu. Tu dưỡng tấm lòng không ích kỷ, cùng với nghiêm khắc yêu cầu bản thân và đề cao tâm tính sẽ có thể tạo nên sự khác biệt về tầng thứ, ví dụ: từ chia sẻ những điều tốt đẹp và vinh diệu cho đến chia sẻ thể hội trong tu luyện, đưa ra lời khuyên thiện ý, trao đổi những điều ngộ được trong Đạo.
Bạn hãy nghĩ xem mình có điều gì có thể chia sẻ với mọi người để cùng hưởng chung không? Tại sao lại có những điều tốt đẹp khác lại không thể cùng nhau hưởng chung? Mình có tư tâm nào không? Phương diện nào còn tương đối ích kỷ? Làm thế nào để tu bỏ tư?
Tham khảo
Nghĩ cho người khác và giúp đỡ người khác nhiều hơn, học hỏi đạo lý và ngộ Đạo nhiều hơn, tống khứ tâm chấp trước, dục vọng nhiều hơn, ít mưu cầu cho bản thân, ít hưởng lạc, phó xuất nhiều.
Câu chuyện lịch sử
Phạm Trọng Yêm buồn vui vì thiên hạ
Phạm Trọng Yêm bị giáng chức vào những năm cuối đời, sau khi bị giáng chức ông đã dùng bổng lộc tích lũy được trong nhiều năm để mua một nghìn mẫu đất màu mỡ ở quê hương Tô Châu, rồi cho thuê cày, dùng gạo thu tô đó để cứu tế cho những người nghèo khó trong dòng tộc. Có người không hiểu được cách làm của ông đã khuyên ông rằng: “Ông làm như thế này thì con cháu đời sau của ông sống thế nào đây? Họ sẽ vì thế mà sẽ oán hận ông đấy”.
Phạm Trọng Yêm thở dài nói: “Nếu con cháu thực sự oán hận tôi thì cũng là chưa hiểu tôi. Cái tôi để lại cho con cháu là thứ tài sản còn quý giá hơn thế!”
Người đó liền hỏi: “Rốt cuộc đó là thứ tài sản gì thế?”
Phạm Trọng Yêm trả lời: “Ngay từ khi còn trẻ, tôi đã lập chí hướng coi thiên hạ là trách nhiệm của mình. Nhưng sau khi trưởng thành, thi đỗ tiến sĩ và ra làm quan, tôi mới phát hiện ra rằng đây không phải là một việc đơn giản. Khi thì con đường quan lộ không thuận lợi, khi thì bị bó buộc ở nơi nào đó mà không thể phát huy tài năng, khi thì chức quan quá nhỏ khó có thể lên tiếng. Sau này, mặc dù được đảm nhiệm công việc cải cách triều chính, nhưng cũng vì thế mà tôi phải chịu tội và bị giáng chức về Đặng Châu. Bằng hữu của tôi là Đằng Tông Lượng, cũng vì đắc tội với một số hoạn quan nịnh thần mà bị giáng chức đến Nhạc Châu. Vào những lúc rảnh rỗi ngoài việc chính sự, ông ấy đã tu sửa lại Nhạc Dương Lâu và nhờ tôi viết một bài ký. Khi đó, tôi đã vui vẻ đồng ý”.
Người kia chen vào: “Chính là tác phẩm nổi tiếng Nhạc Dương Lâu Ký mà mọi người vẫn truyền tụng đó phải không? Tiên sinh viết quả thật là quá hay, đặc biệt là hai câu ‘Bất dĩ vật hỷ, bất dĩ kỷ bi’ (không vui vì vật chất, không buồn vì bản thân) và ‘Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc’ (lo trước nỗi lo của thiên hạ, vui sau niềm vui của thiên hạ). Hai câu này thực sự đã làm thức tỉnh nhân tâm!”
Phạm Trọng Yêm nói: “Đây chính là điều tôi đã nghĩ vào lúc đó! Hiện nay, dân chúng trong thiên hạ vẫn chưa thể hưởng niềm vui trọn vẹn, nhưng tôi đã già rồi, không còn đủ thời gian và sức lực để thực hiện hoài bão lớn lao mà mình đã lập từ thuở trẻ. Giờ đây, điều duy nhất tôi có thể làm là dồn hết khả năng của mình để cứu giúp những người trong gia tộc mà thôi”.
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/48868