Trang chủ Right arrow Văn hóa Right arrow Giải mã Tây Du

Tây Du luyện tâm (7): Núi này không phải núi kia

30-06-2025

Tác giả: Liễu Duyên

[ChanhKien.org]

Chúng ta đều biết rằng con khỉ ấy đến từ Hoa Quả Sơn, thai nghén tựu thành trong linh thạch, được trời sinh đất dưỡng, kế thừa tinh hoa của nhật nguyệt, không tiếp xúc khói lửa nhân gian, vậy nên bản tính thuần thiện, không nhiễm bụi trần. Có thể thấy, đặc điểm của sinh mệnh càng gần gũi với đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn của vũ trụ thì tầng thứ ban đầu càng cao.

Mà Hoa Quả Sơn đó tương ứng với vị trí huyệt Bách hội của thân thể con người, theo ý nghĩa bề mặt thì chính là chỗ trăm mạch tụ hội, cũng chính là chỗ kết nối giữa thân xác thịt của con người và không gian vũ trụ tầng cao hơn. Huyệt này cũng gọi là Thiên đỉnh, đỉnh thiên lập địa (đầu đội trời chân đạp đất), là vị trí trên bầu trời thẳng đỉnh đầu người. Hết thảy những suy nghĩ ý định, các kiểu nhân tâm phức tạp, bao gồm cả các tham niệm và nguyện vọng xuất phát từ nhục thân, thảy đều đối ứng với chỗ đang tồn tại của sinh mệnh. Thiện niệm cũng vậy mà ác niệm cũng vậy, bất kể phía sau ý niệm bị bao nhiêu nhân tố phức tạp thao túng thì lối ra vào chính là tại Bách hội. Niệm là do tâm sinh ra, tâm niệm có thể đạt đến chỗ trời nghe thấy trời thấu rõ, từ không gian khác mà nhìn thì thấy hùng vĩ hoành tráng. Bởi vậy, Bách hội giống như sân khấu lớn của tư duy, đầu đỉnh hướng lên trời, ngay khi người ta khởi tâm động niệm, lúc bản thân còn chưa kịp để ý thì chư Thần khắp trời đã nhìn một cái là thấy rõ không sót chỗ nào. Bạn nói xem, chút thông minh nhỏ bé kia của con người có thể che giấu được gì?

Nói đến khá buồn cười, thế nhân mãi cho rằng tư tưởng là của riêng mình, nghĩ gì chỉ bản thân mình biết, ra tay làm việc gì, đặc biệt là khi làm việc xấu, nếu bản thân không tự nói ra thì cũng chỉ có trời biết đất biết. “Tín tắc hữu bất tín tắc vô” (Tin Thần thì Thần có tồn tại, không tin Thần thì Thần không tồn tại), ai có thể nhìn thấy những suy nghĩ xấu xa, mà dù có nhìn thấy thì cũng không đưa ra được chứng cứ. Ít nhất là hiện nay máy tính vẫn chưa thể đem tư tưởng của người ta in ra không sót thứ gì, nhưng mà cũng nhanh thôi, chút việc này cũng không thể che giấu mãi đúng không? Kỳ thực, thật sự không che giấu được. Cái gọi là “tín tắc hữu bất tín tắc vô” chỉ là lời nói dối lừa mình dối người mê hoặc bản thân mà thôi, lắm lúc cả bản thân còn không lừa được. Do đó lúc làm việc ác sẽ có cảm giác kinh hồn khiếp vía. Điều này cho thấy người này còn cứu được, lương tri có thể khơi dậy. Một niệm phân ra thiện và ác, trong cuộc giao tranh giữa Thiên lý và tư dục của con người, nếu ác niệm chiếm thế thượng phong thì rất dễ sai một ly đi một dặm, đây là điều xảy ra trong tình huống thiếu hụt chính niệm.

Tuy nhiên, đối với người tu luyện thì căn bản đó không phải là vấn đề gì cả. Sự khác biệt giữa người tu luyện và người thường là gì? Lúc mới bắt đầu tu luyện, tôi hiểu rằng tu luyện là làm một người tốt, không làm điều ác. Sau khi cuộc bức hại xảy ra, tôi nhìn nhận rằng sự khác biệt đó là làm một đệ tử Đại Pháp kiên định. Bởi vì muốn làm một người tốt chính là phải nói lời chân thật, nhưng khi đối mặt với cường quyền bạo chính, nếu nói lời chân thật thì hậu quả là bị đàn áp bức hại, vậy nên phải vững như bàn thạch mới có thể vượt qua. Sau khi cảnh giới đề cao lên một chút, thì không còn chỉ là việc tự bảo vệ bản thân, mà còn là việc gánh vác sứ mệnh trợ Sư chính Pháp, cứu độ chúng sinh. Theo đó, khi lại đề cao lên một chút, thì nhận thức lúc này chính là kiểm soát tư duy. Chính niệm chính hành của đệ tử Đại Pháp chính là kiểm soát tốt nhất tư duy của bản thân. Đem tư duy hòa tan vào trong Pháp, dựa vào sức mạnh của Pháp lần nữa dung luyện bản thân, từ trong Pháp mà tu xuất những điều chính ngộ, bỏ đi những thứ của con người, thế mới có cơ hội đột phá, sinh xuất trí huệ cao tầng tái tạo Thần niệm. Tư tưởng càng thuần tịnh thì càng tiếp cận Thần, trong khi tư duy thăng hoa thì cảnh giới tầng thứ cũng không ngừng thăng lên.

Vì vậy, theo hiểu biết hiện tại của tôi, sự khác biệt giữa người tu luyện và người thường là người tu luyện có thể kiểm soát tư duy của bản thân để thực thi sứ mệnh, khiến tư tưởng của họ ngày càng tiếp cận với đặc tính vũ trụ, cũng có thể nói là khi tư tưởng tiếp cận không gian đó, thì cảnh giới là đang ở tại tầng thứ đó. Do vậy mà sinh ra được tâm từ bi tương ứng trong tầng thứ đó, nên có thể liên kết điều động năng lượng của không gian tầng thứ sở tại, vận dụng trí huệ giảng chân tướng cứu người. Lời nói ra có mang theo năng lượng của Pháp, trực tiếp phá trừ hết thảy các nhân tố tà ác cản trở người nghe chân tướng được cứu, điều động năng lượng của Chính Thần, đây là uy đức lớn nhất của việc tiêu trừ tà ác.

Vậy nên, biểu hiện rõ nhất của chủ ý thức mạnh chính là bảo trì chính niệm mọi lúc mọi nơi, kiểm soát được tư duy của chính mình, không bị phân tâm bởi sự can nhiễu của quan niệm bên ngoài, thậm chí bị quan niệm ngoại lai dẫn động từ khách thành chủ làm suy yếu chính niệm, đến thời khắc quan trọng dùng nhân tâm để đối đãi ma nạn, đó chỉ là tự tát vào mặt. Đương nhiên điều này cần có khả năng nhận thức phân biệt rất mạnh, chỉ những suy nghĩ mang nhẹ tình mới là suy nghĩ chân thật của bản thân, suy nghĩ nào không phù hợp với Pháp thì cần coi là mục tiêu quy chính. Bởi vì Pháp chỉ độ chủ nguyên thần, vậy nên chỉ có chủ ý thức (chủ nguyên thần) mới có thể kiểm soát tư duy. Muốn nhảy ra khỏi con người, bước đầu tiên để trở thành Thần là năng lực phân biệt cần phải cao, như thế mới tu xuất được Chân trong Chân-Thiện-Nhẫn.

Người thường hầu như không có chính niệm, tất cả thị phi đúng sai không dùng đạo đức để đo lường mà lấy lợi ích của bản thân để đo lường, coi việc tìm lợi tránh hại là bản tính tự nhiên của con người, đi vào con đường ích kỷ, người không vì mình trời tru đất diệt. Cơ điểm không đúng thì phương hướng tự nhiên đã sai càng sai thêm. Thiên tính chân thật của con người là lương tri lại trở thành chướng ngại cản trở con người đoạt thu lợi ích. Có lương tri lại trở thành thiếu thông minh, không có năng lực. Khi động chạm đến lợi ích thiết thân thì lương tri luôn bị vứt bỏ ít nhiều. Người bị dục vọng thúc đẩy sẽ không phân rõ được cái gì là chính niệm, tìm không thấy bản tính thật sự của bản thân. Mọi người hãy nhìn xem! Xã hội ngày nay, dưới sự thúc đẩy của lợi ích vật chất, mọi thứ đều là điên đảo trắng đen, thời kỳ mạt Pháp chính là đến như vậy. Tự tư và vô tư thật là khác biệt một trời một vực.

Sự khác biệt giữa người tu luyện và người thường đã thể hiện một cách chi tiết tường tận trong đại dịch hiện nay, trong đại đào thải do thiên tai nhân họa. Cần biết rằng, thuyết vô thần cho rằng tín Thần thì Thần tồn tại, không tín Thần thì Thần không tồn tại, đó chỉ là vì trong tim người đó không có Thần, chứ không phải trong tim người khác không có, càng không phải là thực tế không có, hay trong vũ trụ không có. Bịt tai trộm chuông thì điều vứt bỏ là bản tính chân thật nhất của chính mình, không hay không biết đã đánh mất vô số cơ duyên được cứu độ của bản thân, thật oan uổng quá rồi. Do vậy có thể thấy, cái gọi là “tín tắc hữu bất tín tắc vô” thì “vô” này không phải là không có Thần tồn tại, mà là chân ngã không tồn tại, “hữu” không phải là được cứu chuộc mà là bị trời phạt.

Do vậy chỗ trăm mạch tụ hội cũng là nơi tư duy giao lưu qua lại, là đường thông trong “thiên nhân hợp nhất”, là vị trí vô cùng quan trọng. Có thân xác thịt này rồi thì đường thông này cần đóng lại, phong ấn con người trong mê mới có thể tu luyện quay trở về. Con người sau khi sinh ra vài tháng, thóp trên đỉnh đầu bắt đầu đóng lại, tới tầm 6 – 7 tuổi thì đã đóng chặt rồi. Linh tính của trẻ em thông thường cũng dần mất đi ở độ tuổi này. Đây cũng là Thần bảo hộ con người, bởi vì vận dụng linh tính thì kèm theo công năng. Đối với người không tu luyện mà nói, sử dụng công năng sẽ tiêu hao lượng lớn năng lượng, tiêu hao quá nhiều thì thân thể yếu nhược, nghiêm trọng hơn sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ. Xưa nay cũng có thuyết rằng “quá thông minh không trường thọ”, cũng là có đạo lý.

Đá tiên thai nghén tựu thành con khỉ cũng đối ứng lên thân thể người, chính là cái phong ấn đóng chặt thóp – chút linh tính cuối cùng của con người. Cái gọi là “tâm viên ý mã” chính là nói nhân tâm dễ dàng thay đổi như muôn ngựa phi mau, không có gì ổn định. Nếu không sớm phong ấn chỗ thóp có thể thông thiên ấy, đợi đến khi lớn hơn một chút rồi sau khi hình thành tư duy quan niệm của bản thân, cái tâm ấy mà sai lệch một chút sẽ sinh ra ác niệm. Ác niệm khiến đức kia tổn thất quá nhiều rồi thì khí tinh hoa con người mang theo từ trước vốn để dùng làm phúc báo trợ giúp con người đi hết một đời, há không vì vậy mà sớm tiêu sạch hết. Nếu đã vậy, muốn trưởng thành cũng còn khó!

Trời xanh có đức hiếu sinh, đem con người phong ấn trong mê, lưu lại cơ hội phá mê khai ngộ, gặp được Chính Pháp hồng truyền, đắc Pháp tu luyện có thể bay một cái vọt tận trời, mở ra tầng tầng phong ấn tu xuất chính quả, hồi quy Thần vị.

Hoa Quả Sơn là đến như vậy. Nó là ngọn núi phong ấn linh tính của nhục thân, cũng là ngọn núi gông cùm. Với người thường mà nói, nó là núi, là ranh giới với trời hiểm trở không thể vượt qua. Đối với người tu luyện mà nói đó là một vũ trụ thu nhỏ bao la vạn tượng. Có thể nói trong vũ trụ có bao nhiêu tầng trời thì trong não người có bao nhiêu đó tầng cơ chế mạch lạc tương ứng, có thể thông qua tu luyện mà kết nối liên thông không giới hạn, cộng hưởng cùng tần số, giải phóng năng lượng. Đó chính là nguyên nhân vì sao não người chỉ khai mở được dưới 10%, bởi vì khai mở hoàn toàn thì chính là vũ trụ, năng lượng đó không phải là điều mà người thường có thể chịu đựng được. Vậy nên phải thông qua tu luyện, khiến nhục thân dần dần chuyển hóa thành vật chất cao năng lượng, rồi mới có thể từng tầng từng tầng kết nối vận dụng năng lượng của vũ trụ, trở thành Thần.

Gián cách khiến con người không thể trở thành Thần chỉ là quan niệm đã hình thành trong tâm người ta. Phá bỏ chấp trước do quan niệm sinh ra, giải phóng bản tính tiên thiên, dần quay về Thần là thành quả của tu luyện. Tất nhiên, quá trình này chắc chắn là ngàn khó vạn nguy, nếu không thì chín chín tám mươi mốt nạn từ đâu mà ra, lại còn không biết bao giờ mới kết thúc.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/283899

Ban Biên Tập Chánh Kiến

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.

Loạt bài