y học | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnSun, 14 Jul 2024 03:05:56 +0000en-UShourly1Câu chuyện Đông y: Phương thuốc chữa mụn nhọt từ một dị nhân truyền lạihttps://chanhkien.org/2020/08/cau-chuyen-dong-y-phuong-thuoc-chua-mun-nhot-tu-mot-di-nhan-truyen-lai.htmlFri, 07 Aug 2020 01:42:05 +0000https://chanhkien.org/?p=26474Tác giả: Minh Cổ [ChanhKien.org] Đông y dược học cổ đại của Trung Quốc đa số là do Thần và các dị nhân truyền lại. Ví dụ như trong “Sử ký” có ghi lại câu chuyện về quan hệ gắn bó giữa Biển Thước và dị nhân Trường Tang Quân, Trường Tang Quân lấy phương […]

The post Câu chuyện Đông y: Phương thuốc chữa mụn nhọt từ một dị nhân truyền lại first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Minh Cổ

[ChanhKien.org] Đông y dược học cổ đại của Trung Quốc đa số là do Thần và các dị nhân truyền lại. Ví dụ như trong “Sử ký” có ghi lại câu chuyện về quan hệ gắn bó giữa Biển Thước và dị nhân Trường Tang Quân, Trường Tang Quân lấy phương thuốc cấm truyền trao cho Biển Thước, lại còn đưa thuốc cho Biển Thước uống sau đó đột nhiên biến mất. Biển Thước sau khi uống thuốc đã khai mở được Thiên nhãn, khi xem bệnh có thể thấy hết được chỗ kết bệnh trong ngũ tạng, bởi thế mà tinh thông y thuật, nức tiếng đương thời. Danh thần Hồng Mại thời Nam Tống cũng đã ghi chép lại một phương thuốc chữa mụn nhọt từ một dị nhân truyền lại trong tác phẩm “Di Kiên Chí”.

Huyện Hấp thời Tống (nay là huyện Hấp, tỉnh An Huy) có vị “huyện thừa” tên Hồ Quyền. “Huyện thừa” là tên gọi chức quan thời cổ đại, là quan viên phụ tá cho huyện lệnh. Hồ Quyền từng gặp một vị dị nhân ở kinh thành và được vị dị nhân này truyền thụ cho phương thuốc “Nội Thác tán” trị “ung thư” (ở đây chỉ có nghĩa là mụn nhọt, không phải là ung thư mà chúng ta biết hiện nay, nhọt sưng đỏ là ung 癰, không sưng đỏ là thư 疽). “Ung thư” là bệnh ung mủ cấp tính, phát ra trên bề mặt cơ thể, tứ chi, nội tạng. “Nội Thác tán” là tên một phương thuốc Trung y, loại thuốc này khi sử dụng thông thường cần nghiền thành bột thô hoặc bột mịn, nhiều loại phương thuốc Nội Thác tán vẫn được lưu truyền cho tới ngày nay .

Dị nhân đó truyền lại rằng: Nội Thác tán này của ta có thể khiến những nhọt độc chưa hình thành kia nhanh chóng tản mất; nhọt độc đã hình thành sẽ nhanh chóng vỡ ra, không cần dao rạch, châm chích mà mủ sẽ tự chảy ra, không cần dùng tay nặn, thịt thối sẽ tự tiêu; đã uống thuốc này rồi thì những thống khổ do nhọt độc gây ra liền tức khắc được giảm nhẹ. Phương pháp phối ngũ của thuốc này là dùng: Nhân sâm, Đương quy, Hoàng kỳ mỗi thứ 2 lạng (1 lạng thời đó = 50g hiện nay), Khung cùng, Phòng phong, Hậu phác, Cát cánh, Bạch chỉ, Cam thảo mỗi thứ nửa lạng, đều nghiền thành bột nhỏ rồi thêm vào 1 lạng bột Quế, sau khi trộn đều hỗn hợp bột thuốc, chia từ 3-5 chỉ (1 chỉ = 1/10 lạng) làm một phần, uống thuốc cùng với rượu hâm nóng, cần cố gắng uống nhiều rượu nóng một chút, nếu như không thể uống rượu thì đun nước mộc hương lên thay thế, tuy nhiên nước mộc hương không có hiệu quả tốt như rượu nóng.

Hồ Quyền sau khi nhận được phương thuốc không có giấu cho riêng mình mà nói cho mọi người, ví dụ như một người nào đó ở kinh thành bị mọc hơn 70 cái nhọt độc ở vùng lưng, rất nhiều thầy thuốc đều chữa trị nhưng không thấy hiệu quả. Hồ Quyền cho người đó phương thuốc này, anh ta xem xong đã cười và cho rằng phương thuốc này là giả, nói anh ta từ trước tới giờ chưa từng nghe rằng phương thuốc này có thể chữa nhọt độc ‘ung thư’. Hồ Quyền kiên trì nói: “phương thuốc của cổ nhân tự có ý nghĩa riêng, anh xem dược tính của 10 vị thuốc này đều rất bình hòa, đa số đều là dẫn thông huyết mạch, bổ trung ích khí, anh dùng thuốc này dù cho bệnh không khỏi thì đối với anh cũng không có hại gì! Anh còn sợ gì chứ?” Sau đó Hồ Quyền đích thân tìm thuốc cho người bệnh, phối dược, tăng liều lượng thuốc lên tới 6 tiền, uống với nửa thăng (10 thăng là 1 đấu) rượu nóng, chỉ chốc lát sau bệnh nhân cảm giác đỡ đau nhức tới hơn một nửa. Sau khi uống mấy lần thuốc thì mụn nhọt trên người anh ta nung mủ và vỡ ra hết, cảm giác có thứ gì đó từ trong mụn mủ nhô lên, máu mủ trong nhọt độc chảy hết ra ngoài, tính ra từ khi bắt đầu dùng thuốc chỉ qua một tháng bệnh nhân đã khỏi hẳn.

Còn có một ông lão trên ngực bị sưng lên lở loét, khí độc lại từ từ công lên, cuối cùng bên phải cổ kết một cái bọc to tướng giống như trái bầu vậy, người không cử động được nữa, dùng thuốc này sau chỉ một ngày chỗ sưng lở loét trên ngực liền bình phục, cái bọc sưng trên cổ cũng tiêu nhỏ còn bằng hạt dẻ, ngày thứ hai thì hoàn toàn tiêu mất. Ngoài ra còn có một ông lão bị phát “ung thư” (mụn nhọt) ở trên đầu, người đó khăng khăng không chịu tin tưởng phương thuốc, nhất định đến chỗ thầy thuốc khác chữa trị, cuối cùng qua đời. Năm sau, người con của ông lão đó cũng mắc mụn nhọt như vậy, vị trí và chứng trạng phát bệnh giống y hệt với người cha đã mất. Người con tin tưởng phương thuốc này, lấy rượu nóng uống đến say một ngày đêm, hôm sau tỉnh rượu thì bệnh đã khỏi.

Trong tác phẩm nổi tiếng “Di kiên chí” Hồng Mại có giới thiệu: Phương thuốc này đã chữa khỏi cho không biết bao nhiêu người, “hết sức hiệu nghiệm, thật là bảo vật của thần tiên tại thế gian”. Rồi còn tổng kết ra kinh nghiệm của ông “cách chọn thuốc là quý cái tinh túy mà bỏ cái thô”, cũng nói rằng hai huynh trưởng của ông đã khắc bản phương thuốc này! Trung y dược là nội dung trọng yếu của văn hóa Thần truyền Trung Quốc, thần y, thần dược cổ đại liên tiếp xuất hiện, song đến hiện nay, người ta do chịu ảnh hưởng của Trung Cộng mà càng ngày càng không tin Thần Phật, cũng càng ngày càng không có cách nào nắm vững tinh túy của văn hóa Thần truyền, Trung y dược cũng theo đó mà đi xuống. Câu chuyện được giới thiệu ngày hôm nay chủ yếu là để con người hiểu được sự thần kỳ của Trung y cổ đại. Còn phương thuốc chỉ để tham khảo, bởi rất nhiều Trung dược ngày nay do sự biến đổi nơi trồng, thời điểm thu hái, phương pháp bào chế, yếu tố sử dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học..vv mà hiệu quả thuốc, dược tính cũng đều bị biến đổi.

Câu chuyện về một ông lão bị mọc ung nhọt trên vùng đầu, bởi vì không tin phương thuốc của dị nhân mà chết, con trai ông lão cũng mắc cùng chứng bệnh giống cha, bởi tin tưởng phương thuốc mà sống, hai người cha con một sống một chết khiến người ta cảm khái. Bất giác khiến người viết liên tưởng đến tình hình hiện nay: Pháp Luân Công là công pháp tu luyện thượng thừa nhất của Phật gia, nói thẳng ra là Phật Pháp, đã vậy thì thái độ đối với Phật Pháp là cực kỳ trọng yếu. Trung Cộng bức hại Pháp Luân Công tất chịu ác báo mà tiêu vong, năm nay (2020) đại dịch viêm phổi hoành hành chính là một ác báo. Trong tình hình dịch bệnh, người tu luyện Pháp Luân Công bảo cho chúng sinh: thành tâm niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, ôn dịch tự nhiên được trị khỏi. Đã có người tin theo, đọc thầm hoặc niệm đọc lớn ra “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, triệu chứng của ôn dịch trong thời gian ngắn không thuốc mà khỏi, ví dụ như vậy rất nhiều, chỉ là Trung Cộng không bảo cho biết mà thôi; có người bệnh cố chấp không tin tưởng, kết quả đã rời thế gian. Tin hay không tin, giống như trong câu chuyện của cha con người bệnh kia, kết cục cuối cùng là khác biệt sinh tử, người tin thì sống, người không tin thì mất. Hy vọng chúng sinh có thể nhớ kỹ: niệm: “Pháp Luân Đại Pháp hảo” chính là linh đan diệu dược bảo bình an trong ôn dịch, đừng để bi kịch tái diễn lại nữa.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/259736

The post Câu chuyện Đông y: Phương thuốc chữa mụn nhọt từ một dị nhân truyền lại first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Truyền thuyết dân gian: Thì ra các ngự y trị bệnh là dựa vào cái nàyhttps://chanhkien.org/2020/04/truyen-thuyet-dan-gian-thi-ra-cac-ngu-y-tri-benh-la-dua-vao-cai-nay.htmlWed, 29 Apr 2020 06:59:40 +0000https://chanhkien.org/?p=26231Tác giả: Trần Hy [ChanhKien.org] Các ngự y trong những triều đại lịch sử xưa đều là những danh y nổi danh đương thời, có những vị còn là tổ truyền của một trường phái y học Trung Hoa. Phương pháp điều trị bệnh của họ đều vô cùng cao siêu. Thời đó số ngự […]

The post Truyền thuyết dân gian: Thì ra các ngự y trị bệnh là dựa vào cái này first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Trần Hy


[ChanhKien.org] Các ngự y trong những triều đại lịch sử xưa đều là những danh y nổi danh đương thời, có những vị còn là tổ truyền của một trường phái y học Trung Hoa. Phương pháp điều trị bệnh của họ đều vô cùng cao siêu. Thời đó số ngự y là nam chiếm đa số và rất ít có những nữ ngự y. Nhưng khi trị bệnh cho phụ nữ xuất hiện một vấn đề là người phụ nữ thời cổ thường không thể gặp đàn ông, đặc biệt là các cô gái chưa xuất giá. Thế là từ đó chúng ta mới có câu nói: “Bắt mạch qua sợi tơ”.

Có rất nhiều người dùi sâu vào những cảm giác mẫn cảm trên đầu ngón tay mà nghiên cứu, như vậy là đã đi lệch rồi. Sự thật là các đại y học gia đó đều có trang bị trên mình “con mắt thứ ba”.

1. Hoa Đà “bắt mạch qua sợi tơ”

Hoa Đà thường điều trị bệnh cho những quý nhân, quan lớn cho tới cả hoàng thân quốc thích, mặc dù ông ở dân gian trị bệnh nhưng nói ông là một ngự y cũng không có gì quá đáng.

Có lần ông cần xem bệnh cho một cô con gái nhà đại phú, bởi không được gặp mặt cho nên ông đã dùng thuật “bắt mạch qua sợi tơ”. Tuy nhiên người nhà đại phú này không tin vào thuật trên nên đã quyết định thử thách ông.

Chủ nhà lấy ra ba sợi tơ, một sợi buộc vào then cửa đặt trên chiếc ghế, một sợi trên tay người hầu gái và một sợi cột vào chén nước rồi để Hoa Đà xem mạch. Hoa Đà nói: “Ba mạch này phân biệt là trùng mạch, âm mạch và thủy mạch”. Chủ nhà nghĩ: “Âm mạch là chỉ người hầu gái đúng rồi, thủy mạch là chén nước, vậy còn trùng mạch không đúng!”, liền hỏi Hoa Đà: “Hoa tiên sinh, âm mạch là chỉ người hầu gái, thủy mạch là chỉ chén nước, thế còn trùng mạch là gì?”. Hoa Đà cười nói: “Có phải ngài nối một sợi vào chiếc ghế không?”. Chủ nhà nói: “Phải a!”,  Hoa Đà nói: “Ngài lấy rìu bổ cái ghế ra xem sao”. Chủ nhà theo yêu cầu của Hoa Đà bổ chiếc ghế ra thì phát hiện có một con mọt đang sống trong gỗ, đột nhiên hiểu ra ý của Hoa Đà. “Trùng mạch chính là để chỉ con mọt này!”

Chủ nhà bội phục sát đất, nhưng ông không biết rằng Hoa Đà đã dùng con mắt thứ ba mà nhìn thấy tất cả thậm chí là bên trong những thớ gỗ của chiếc ghế. Nếu vẫn chưa rõ về sự tồn tại của con mắt thứ ba, chúng ta cùng tìm hiểu câu chuyện tiếp theo sau đây.

2. “Thiên nhãn” của ngự y

Theo sử sách ghi lại, vào thời Võ Tắc Thiên, Phụng các thị lang Chu Doãn Nguyên sau khi lên yết triều thì quay trở về nội các. Cùng lúc đó Thái Bình công chúa cho mời một vị ngự y từ Chính Quang Môn vào cung, vừa hay nhìn thấy một con quỷ đang bẻ đầu Chu Doãn Nguyên, còn có hai con quỷ khác trong tay cầm gậy gỗ đứng sau ông, đi thẳng ra Cảnh Vận Môn. Ngự y đem sự tình này kể với Thái Bình công chúa, Thái Bình công chúa đem chuyện này tâu lên Võ Tắc Thiên. Võ Tắc Thiên lấy làm lạ bèn phái người đi xem xét. Chu Doãn Nguyên ở trong nội các không có việc gì làm, ăn cơm xong liền trở về phòng nghỉ ngơi. Sau buổi trưa đi vệ sinh, Trường Sâm Điển thấy ông đi vệ sinh rất lâu, trong lòng cảm thấy kỳ lạ nên liền đi xem ông ra sao thì phát hiện Chu Doãn Nguyên đã ngã xuống sàn nhà vệ sinh, Sâm Điển nâng ông ta dậy thì thấy mắt ông trợn ngược, không nói được câu nào, miệng chảy nước dãi, liền tâu chuyện này lên Võ Tắc Thiên, Võ Tắc Thiên hỏi ngự y: “Ông ấy còn sống được bao lâu nữa?”. Ngự y đáp: “Nhiều nhất là hai-ba ngày, nhanh thì một ngày là ông không còn sống được nữa”. Võ Tắc Thiên sai người khiêng vị quan và cả chiếc giường về nơi ở, nửa ngày sau thì chết.

Điều này cho thấy một vấn đề rằng, đó là Võ Tắc Thiên tin vào sự tồn tại của “thiên nhãn” (thiên mục, con mắt thứ ba). Nói chung đây có lẽ là một trạng thái của người thời xưa.

Số lượng những danh y khai thiên nhãn thời cổ đại cũng không phải là ít, đây là một trạng thái thường thấy thời đó. Thiên mục của con người không những có thể xem bề mặt bên ngoài đồ vật mà còn có thể nhìn ở mức vi quan, so với công nghệ phóng đại của tây y thì còn mạnh hơn nhiều, chính xác hơn nhiều.

 

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/257972

The post Truyền thuyết dân gian: Thì ra các ngự y trị bệnh là dựa vào cái này first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Y học dân gian: Thuật chữa bệnh độc đáo của bà nộihttps://chanhkien.org/2020/04/y-hoc-dan-gian-thuat-chua-benh-doc-dao-cua-ba-noi.htmlWed, 29 Apr 2020 06:26:14 +0000https://chanhkien.org/?p=26230Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Đại lục   [ChanhKien.org] Bà nội tôi không học qua trường lớp, cũng không biết đọc sách, chỉ là hồi nhỏ được cụ cố của tôi —vốn là chủ một tiệm thuốc— chỉ dạy một vài tuyệt chiêu, thật sự có thể tay đưa tới là khỏi bệnh, không cần […]

The post Y học dân gian: Thuật chữa bệnh độc đáo của bà nội first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Đại lục

 

[ChanhKien.org] Bà nội tôi không học qua trường lớp, cũng không biết đọc sách, chỉ là hồi nhỏ được cụ cố của tôi —vốn là chủ một tiệm thuốc— chỉ dạy một vài tuyệt chiêu, thật sự có thể tay đưa tới là khỏi bệnh, không cần uống thuốc. Lúc rảnh rỗi, tôi thường xem bà nội cứu người và cảm thấy thật thần kỳ. Đáng tiếc lúc đó tuổi còn quá nhỏ, chưa học được, sau này muốn học thì bà nội tuổi tác đã cao, nên cũng đành thôi không học nữa.

1. Chữa trị cho bệnh nhân hôn mê bất tỉnh

Hồi tôi còn nhỏ, ở nông thôn thường có những người vì cãi cọ gay gắt, hay gặp phải điều gì đó nghĩ không thông mà bị ngất xỉu (điển hình của chứng “khí huyết công tâm”). Bà nội thường chỉ sử dụng một cây kim rất phổ thông, hơ qua ngọn lửa hoặc nhúng vào rượu có độ cao để tiêu độc, sát trùng. Lúc người nào đó bất tỉnh, bà dùng một tay bấm vào huyệt Nhân trung, tay kia chích cây kim vào giữa Nhân trung, một dòng máu đen liền chảy ra (có lúc chỉ vài giọt), thế là bệnh nhân liền từ từ tỉnh lại. Không cần dùng đến bất kỳ thiết bị hay thuốc chuyên dụng nào. Bà nội căn cứ vào tình huống cụ thể mà có thể chích máu trên các đầu ngón tay, máu chảy ra đều là máu đen. Bà nội tôi cũng biết rằng thuật “thích huyết” (chích máu) có thể điều trị rất nhiều bệnh tật. Nhưng thời gian lâu dài đã khiến bà dần quên hết.

Thực ra loại phương pháp này ở vùng chúng tôi không chỉ có bà nội biết, thôn bên cạnh cũng có người biết. Đây có thể được xem như là một cách chữa bệnh dân gian độc đáo. Nhưng ngày nay, những thuật chữa bệnh độc đáo như vậy đã dần dần bị thất truyền. Tựu chung có bốn nguyên nhân chủ yếu: một là thế hệ của bà không được đi học, nên không được danh chính ngôn thuận hành nghề; hai là dụng cụ mà các bà sử dụng thì người ngày nay cho rằng chưa đạt tiêu chuẩn về tiêu độc sát trùng, người ta cũng không tin tưởng; ba là hiện nay mâu thuẫn trong ngành y rất gay gắt, tranh cãi ầm ĩ không được còn đưa nhau ra kiện tụng; cuối cùng, hiện nay người ta làm gì cũng đều là vì tiền, không khám bệnh, không kê đơn thuốc thì làm sao có thể kiếm được tiền? Nói chung thuật chữa bệnh loại này dần dà bị thất truyền.

2. Rượu cồn nóng tiêu độc, tan vết bầm tím

Người nông thôn làm việc thường hay bị những vết xước hoặc bầm tím chân tay, dùng rượu trắng với nồng độ rượu cao không chỉ có thể tiêu độc sát trùng, mà xoa bóp ngoài vết thương còn giúp lưu thông máu. Bà nội sử dụng loại rượu gạo phổ biến ở nông thôn, lấy một chiếc chén sứ thường dùng để uống rượu (chiếc chén rất nhỏ), rót ra nửa chén rượu rồi châm lửa đốt. Ngọn lửa cao khoảng ba-bốn phân, bà nội trực tiếp đưa tay vào chén để chấm rượu (rượu lúc đó rất nóng) rồi bôi lên vết thương của bệnh nhân, đồng thời nhẹ nhàng xoa bóp, để hoạt huyết tiêu ứ. Sau đó lại lặp lại động tác trên, lấy rượu nóng trong chén xoa nhẹ quanh chỗ đau. Sau khoảng nửa tiếng đồng hồ, tôi vẫn không nhìn thấy tay bà nội có thay đổi gì.

Rượu mạnh ở nhiệt độ cao có thể tiêu độc sát trùng, xoa bóp nhẹ nhàng tại chỗ đau còn có thể lưu thông máu. Thật là một công đôi việc. Loại phương pháp này khó làm nhất ở chỗ nhiệt độ của rượu rất cao, nhưng tay của bà nội lại không hề bị thương, đến giờ tôi cũng vẫn chưa thể nào hiểu được.

3. Thư tịch cổ có ghi chép việc Tần Minh Hạc thích huyết trị chứng phong huyền cho Đường Cao Tông

Trong thư tịch cổ Trung Quốc cũng có ghi chép lại thuật thích huyết trị bệnh tương tự. Đường Cao Tông bị mắc chứng phong huyền, rất khổ sở, hoa mắt chóng mặt, không thể nhìn rõ. Cao Tông cho triệu ngự y Tần Minh Hạc đến chẩn bệnh, Tần Minh Hạc sau khi xem bệnh nói: “Thưa bệ hạ, bệnh này do nhiễm phải gió độc mà thành, châm vào đỉnh đầu để thích ra một chút máu sẽ khỏi”. Khi đó, Võ Tắc Thiên đang ngồi phía sau rèm chấp chính, nghe thấy vậy liền nổi trận lôi đình nói: “Người này đáng chém! Đầu của Thiên tử làm sao có thể để chảy máu được!”. Tần Minh Hạc phục đầu lạy xin tha mạng. Hoàng đế Cao Tông nói: “Đến khám bệnh thì nghị đàm về bệnh trạng là điều không nên bị trị tội, đầu của trẫm cảm giác vô cùng nặng nề, dường như sắp không chịu được nữa rồi, thích ra một chút máu chưa chắc đã là việc xấu. Để ông ta thử xem sao!”. Tần Minh Hạc thích vào huyệt Bách hội và huyệt Não hộ của Đường Cao Tông, tiết ra vài giọt máu. Ngay sau đó Đường Cao Tông nói: “Mắt của trẫm đã có thể nhìn rõ lại rồi”. Hoàng đế vừa dứt lời, Võ Tắc Thiên ở sau rèm hành đại lễ, cảm tạ Tần Minh Hạc và nói: “Đây là Thượng thiên ban tặng thần y cho ta!”. Sau đó đích thân ban tặng lụa là, châu báu cho Tần Minh Hạc.

Trung y cho rằng căn nguyên của bệnh là do khí huyết không thông, khí huyết ứ tắc ở các vị trí khác nhau gây ra các bệnh khác nhau. Thích huyết trực tiếp làm vật chất xấu phóng xuất ra ngoài cơ thể (máu thích ra thông thường có màu đen, đều là những thứ không tốt), bệnh tình liền thuyên giảm. Nếu là hôn mê ngất xỉu thì ngay lúc ấy cũng liền tỉnh lại.

Những thuật chữa bệnh độc đáo như của bà nội ở nhiều nơi khác cũng có người biết dùng. Vô cùng hiệu quả. Khác với Tây y, Trung y kết hợp một phần những thứ của mạch lạc với Thiên can Địa chi, thời thần khác nhau mắc bệnh khác nhau, khu vực phát bệnh khác nhau, phương pháp điều trị cũng sẽ khác.

Trung y cổ đại có rất nhiều truyền thuyết nói về con mắt thứ ba (thiên mục), có thể nhìn thấu mạch lạc và hướng đi của khí huyết, phương pháp trị liệu trực tiếp nhắm vào bệnh tật để giải quyết, nên hiệu quả trị bệnh tốt hơn.

 

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/257951

The post Y học dân gian: Thuật chữa bệnh độc đáo của bà nội first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Nội hàm của “sinh mệnh”: Trung y và Tây yhttps://chanhkien.org/2013/07/noi-ham-cua-sinh-menh-trung-y-va-tay-y.htmlhttps://chanhkien.org/2013/07/noi-ham-cua-sinh-menh-trung-y-va-tay-y.html#respondSat, 20 Jul 2013 07:57:44 +0000http://chanhkien.org/?p=21785Chúng ta liệu có nên hoàn toàn tin vào y học hiện đại phương Tây hay không? Hay là cần nhận thức lại mới về Trung y và các truyền thuyết cổ đại? Điều này rất đáng để chúng ta nghiên cứu và suy ngẫm.

The post Nội hàm của “sinh mệnh”: Trung y và Tây y first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Vương Nguyên Phủ

[Chanhkien.org] Ở phương Đông cổ đại có thần thoại về Nữ Oa tạo ra con người; ở phương Tây cổ đại có ghi chép về Thượng Đế sáng tạo nhân loại; Trung y cổ đại cũng nói con người là do “thiên địa hợp khí” mà hình thành; điều này khác biệt rất lớn với y học phương Tây cho rằng con người chỉ bắt nguồn từ sự kết hợp giữa tinh trùng của người cha và trứng của người mẹ. Vậy thì rốt cuộc nội hàm của “sinh mệnh” là gì? Đây cũng là vấn đề căn bản của sinh mệnh con người. Chúng ta liệu có nên hoàn toàn tin vào y học hiện đại phương Tây hay không? Hay là cần nhận thức lại mới về Trung y và các truyền thuyết cổ đại? Điều này rất đáng để chúng ta nghiên cứu và suy ngẫm.

Lý luận về sự sống của Tây y

(I) Nguồn gốc của sinh mệnh: Con người bắt nguồn từ tinh trùng người cha và trứng của người mẹ

Y học hiện đại phương Tây cho rằng con người bắt nguồn từ tinh trùng người cha và trứng của người mẹ, trải qua quá trình thụ tinh kết hợp thành trứng đã thụ tinh, rồi lại phân hóa thành phôi thai, tiếp đó phát triển thành thân thể người. Thân thể người có 23 cặp nhiễm sắc thể, mỗi cặp nhiễm sắc thể đều lần lượt đến từ cha và mẹ, do đó mỗi cá nhân đều đồng thời mang theo đặc tính của cả cha lẫn mẹ.

(II) Cấu thành của sinh mệnh: phân tử—tế bào—tổ chức [mô]—cơ quan—hệ thống—nhân thể

Luận thuật cơ bản của y học phương Tây đối với cấu tạo thân thể người là lấy kết cấu sau làm cơ sở: tế bào—tổ chức [mô]—cơ quan—hệ thống—nhân thể

(1) tế bào: là đơn vị cơ bản cấu tạo nên thân thể người và các chức năng.

(2) tổ chức [mô]: là tổ chức đặc định do các tế bào giống nhau cấu thành, ví như biểu mô (da), mô liên kết, mô cơ thịt và mô thần kinh.

(3) cơ quan: bộ phận chức năng do các mô khác nhau cấu thành, ví dụ dạ dày là do bốn loại tổ chức mô khác nhau tạo thành.

(4) hệ thống: do nhiều cơ quan cùng chấp hành một loại chức năng sinh lý nhất định tập hợp thành một hệ thống. Thân thể người có tổng cộng 10 hệ thống lớn (hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ nội tiết, hệ thần kinh, hệ miễn dịch, hệ huyết dịch và tạo huyết, hệ vận động, hệ sinh sản, hệ tiết niệu).

(5) phân tử: mấy chục năm qua, “sinh vật học phân tử” đã giúp Tây y tiến từ nghiên cứu tế bào sang lĩnh vực phân tử. Gen di truyền của người mang theo DNA của nhiễm sắc thể. Theo thống kê, thân thể người có mấy vạn gen di truyền, chính là các gen di truyền trong cơ thể thẩm thấu qua hợp chất protein, chấp hành chức năng của tế bào, quyết định tính trạng bên ngoài của nhân thể, tất nhiên hoàn cảnh cũng có ảnh hưởng tới biểu hiện gen di truyền.

Lý luận về sự sống của Trung y

(I) Nguồn gốc của sinh mệnh: con người là “thiên địa hợp khí” hình thành

Thánh kinh «Hoàng Đế nội kinh» của Trung y viết: “Phu nhân sinh vu địa, huyền mệnh vu thiên, thiên địa hợp khí, mệnh chi viết nhân”. Ý tứ là nói rằng, con người dẫu sinh ra ở “đất”, nhưng nguồn gốc sinh mệnh con người lại bắt nguồn từ “trời”, hơn nữa con người là do tác dụng của “thiên địa hợp khí” mà hình thành, tức con người là sản vật dưới tác dụng đồng thời của cả “trời” và “đất”.

«Hoàng Đế nội kinh» còn nói, con người là lấy tinh cha và huyết mẹ làm cơ sở, mà để hình thành một con người hoàn chỉnh, ngoại trừ khí huyết hòa thuận, trong ngoài thông suốt, ngũ tạng sinh thành ra, còn ắt phải có “thần” ngụ ở tim, “hồn” và “phách” mới có thể đầy đủ kiện toàn.

(II) Cấu thành của sinh mệnh: thành phần “hữu hình” của nhân thể và “vô hình” của sinh mệnh

Con người là do “thiên địa hợp khí” sản sinh, do đó cấu thành con người cũng bao hàm hai bộ phận lớn: “thành phần của trời” và “thành phần của đất”. “Trời” thuộc về vô hình, “đất” thuộc về hữu hình; bởi vậy sinh mệnh con người không chỉ gồm nhân thể “hữu hình”, mà còn ẩn tàng thành phần sinh mệnh “vô hình” (thần, hồn, phách, v.v.)

Cấu thành con ngườiHữu hình/vô hìnhVí dụ
Thành phần của đấtThành phần hữu hình (mắt nhìn thấy được)ngũ tạng, lục phủ, tứ chi, bách hài
Thành phần của trờiThành phần vô hình (mắt không nhìn thấy)thần, hồn, phách, khí, mệnh môn

(III) “Nguyên thần” là chủ tể chân chính của con người

Cả Trung y và Đạo gia đều nhìn nhận “tinh”, “khí”, “thần” là “tam bảo” của sinh mệnh con người; trong đó, “nguyên thần” là trọng yếu nhất, là chủ tể chân chính của con người. «Hoàng Đế nội kinh» nói: “Thất thần giả tử, đắc thần giả sinh dã”, nghĩa là người mất thần thì chết, có thần thì sống; “nguyên thần” là thứ ắt phải có trong cấu thành hoàn chỉnh sinh mệnh con người. Ngoài ra đáng chú ý là “nguyên thần” có năng lực hộ vệ sinh mệnh lớn nhất, là “pháp bảo” tốt nhất để nhân thể chống lại bệnh tật.

Trung y và Tây y bản chất khác nhau rất lớn

Nhìn nhận của Trung y và Tây y đối với “sinh mệnh” có sự khác biệt rất lớn. Y học hiện đại ưa thích dùng khoa học thực chứng để kiểm tra Trung y cổ đại, cho rằng thành phần “vô hình” của sinh mệnh mà Trung y giảng không có căn cứ khoa học. Trên thực tế, bộ phận “vô hình” mà Trung y giảng đã siêu xuất khỏi phạm vi năng lực của khoa học phương Tây. Vì sao «Hoàng Đế nội kinh» của Trung y đã giảng rõ về bộ phận “vô hình” mà mắt người nhìn không thấy, nhưng Tây y không có cách nào nghiên cứu nó? Ấy là bởi bản chất bất đồng của hai phương thức y học này.

Tây y thuộc về “y học thực chứng”, phần lớn dùng mắt thịt để nghiên cứu nhân thể “hữu hình”, dẫu rằng một số máy móc thiết bị có thể thăm dò bộ phận “vô hình”, thế nhưng vẫn còn rất hữu hạn. Tuy nhiên, Trung y thuộc về “y học Thần truyền”, là do Thần “Thượng Đế” truyền xuống, chẳng hạn Hoàng Đế, ngoài ra các “thần y” như Biển Thước, Hoa Đà, v.v. đều có công năngthiên mục”, trang bị năng lực thấu thị nhân thể, vì vậy có thể nhìn thấy bộ phận “vô hình” mà người bình thường không thể thấy, ví như hướng đi của khí, tồn tại của kinh lạc, thần, hồn, phách, mệnh môn, v.v. Đây cũng là nguyên nhân vì sao y học phương Tây có nghiên cứu thế nào cũng không thể rõ, lại còn cho rằng Trung y là mê tín, không khoa học.

Xem thêm:

>> Tại sao “nguyên thần” của con người lại có chữ “thần”

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/61404

The post Nội hàm của “sinh mệnh”: Trung y và Tây y first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2013/07/noi-ham-cua-sinh-menh-trung-y-va-tay-y.html/feed0
Chuyện lạ nghề y: Y sĩ tộc Mông Cổhttps://chanhkien.org/2011/10/chuyen-la-nghe-y-y-si-toc-mong-co.htmlhttps://chanhkien.org/2011/10/chuyen-la-nghe-y-y-si-toc-mong-co.html#respondSun, 23 Oct 2011 11:01:18 +0000http://chanhkien.org/?p=13500Tác giả: La Chân [Chanhkien.org] Vào triều Thanh, người ta thường lựa chọn một số thầy thuốc tộc Mông Cổ tinh thông liệu pháp nắn xương vào cung, gọi là y sĩ Mông Cổ. Trong cung nếu có thái giám ngã bị thương, thì đều do họ trị liệu. Chỉ trong một khoảng thời gian […]

The post Chuyện lạ nghề y: Y sĩ tộc Mông Cổ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: La Chân

[Chanhkien.org] Vào triều Thanh, người ta thường lựa chọn một số thầy thuốc tộc Mông Cổ tinh thông liệu pháp nắn xương vào cung, gọi là y sĩ Mông Cổ. Trong cung nếu có thái giám ngã bị thương, thì đều do họ trị liệu. Chỉ trong một khoảng thời gian nhất định, họ đã có thể trị khỏi bệnh.

Có viên Tề Tức thị lang người Thiên Đài, từ trên ngựa bị ngã xuống, bị thương ở đầu, rất đau đớn. Y sĩ Mông Cổ bèn dùng bọng đái trâu đắp lên đầu, kết quả lập tức không còn đau nữa.

Còn có một cá nhân, cũng bị ngã từ trên ngựa xuống, không đau chỗ khác, chỉ là khi hai chân muốn đi về phía trước thì lại thành lùi về phía sau. Lại mời y sĩ Mông Cổ đến trị liệu. Y sĩ Mông Cổ không dùng thuốc, mà gọi đến hai thanh niên khỏe mạnh, đi ra ngoài sân trống, ném vị bệnh nhân này xuống. Ném xuống mấy lần rồi để ông ta xuống đất, bệnh nhân đi lại như thường, coi như bình thường. Bệnh nhân này hỏi ông: “Đây là vì nguyên nhân gì?”

Y sĩ Mông Cổ bèn đáp: “Đây là vì ông ngã rất nặng, lá gan bị lật ngược, uống thuốc không có tác dụng, chỉ có quẳng xuống thế này, mới khiến lá gan lật trở lại.”

Vào những năm Càn Long, y sĩ Mông Cổ trứ danh nhất là Giác La Y Tang. Ông làm nghề bó xương, dần dần trở thành cự phú. Ông dạy đồ đệ phương pháp này: trước tiên đem cây bút vót làm mấy đoạn, sau đó để đồ đệ dùng giấy bao đoạn bút lại, từng đoạn từng đoạn. Nếu như giấy không bị chọc thủng, thì chính là y thuật đã đạt rồi. Để họ chiểu theo phương pháp này mà tiếp cốt, thì tự nhiên rất hữu hiệu.

Đúng là:

Y đàn Hoa Hạ thật huyền áo,
Y sĩ cổ đại có nhiều mẹo.
Không cần kim tiêm và uống thuốc,
Đủ loại bệnh tật được trị liệu!

(Truyện từ «Thanh bái loại sao» – “Những câu chuyện vụn vặt triều Thanh”)

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2009/12/12/63084.html

The post Chuyện lạ nghề y: Y sĩ tộc Mông Cổ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/10/chuyen-la-nghe-y-y-si-toc-mong-co.html/feed0
Cảnh giới của Trung y và Tây yhttps://chanhkien.org/2011/09/canh-gioi-cua-trung-y-va-tay-y.htmlhttps://chanhkien.org/2011/09/canh-gioi-cua-trung-y-va-tay-y.html#respondMon, 26 Sep 2011 05:07:03 +0000http://chanhkien.org/?p=13179Tác giả: Tống Thần Quang [Chanhkien.org] Tây y ngày nay đã rất phát triển và khiến chúng ta kinh ngạc với các thiết bị: CT, siêu âm, MRI, và kính hiển vi điện tử. Các thiết bị này có thể dễ dàng phát hiện những thay đổi của tế bào ở mức phân tử, và […]

The post Cảnh giới của Trung y và Tây y first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tống Thần Quang

[Chanhkien.org] Tây y ngày nay đã rất phát triển và khiến chúng ta kinh ngạc với các thiết bị: CT, siêu âm, MRI, và kính hiển vi điện tử. Các thiết bị này có thể dễ dàng phát hiện những thay đổi của tế bào ở mức phân tử, và còn giúp phát triển các phương pháp điều trị hiệu quả đối với nhiều vi khuẩn và virus. Tuy nhiên, nhiều căn bệnh không phải là vấn đề của một tế bào đơn lẻ, mà là của cả một mô, một hệ thống, thậm chí nhiều hệ thống khác kết nối với hệ thống này. Do đó, không phải là Tây y không tốt, mà bởi vì nó chưa thể đột phá khỏi tầng diện phân tử. Kết quả là nó không thể quản được toàn bộ hệ thống hay tổ hợp nhiều hệ thống sinh học trong cơ thể người.

Con người được Thần tạo ra. Cơ thể người là rất phức tạp và không có cách nào để mô phỏng. Do đó, khi con người muốn khám phá cơ thể được vốn được tạo bởi Thần này, họ cần nghiên cứu các vật chất ở mức vi quan mà không thể nhận thức được thông qua nghiên cứu: đó là hệ phân tử và hệ thống vi quan hơn phân tử. Và đây cũng là lý do tại sao khoa học hiện đại vẫn không thể loại trừ ung thư, AIDS và những căn bệnh đáng sợ khác.

Còn Trung y được Thần truyền cấp cho con người và nó có những đặc tính siêu thường. Nó mang theo năng lực nhất định mà Thần cấp cho con người, có thể siêu xuất tầng diện phân tử, bao trùm toàn bộ thể hệ, và tổng hợp năng lực của nhiều hệ thống sinh học. Trung y tiến hành điều trị dựa trên lý luận Âm-Dương Ngũ hành. Thảo dược, châm cứu, xoa bóp, nắn xương, khí công, v.v. đều là các phương pháp vận dụng nguyên lý này. Âm-Dương Ngũ hành có lớn có nhỏ, và khi đã biết cách vận dụng nguyên lý này, thì có thể tiến hành điều trị từ cả hoành quan lẫn vi quan. Trung y có vũ trụ quan là ‘thiên nhân hợp nhất’. Khi Trung y trị bệnh theo Âm-Dương Ngũ hành, nó cũng câu thông với trời, hiệp điệu với trời, và được trợ giúp bởi thiên thượng. Do đó, Trung y có thể trị được những căn bệnh ác tính mà Tây y bó tay. Bởi vì Âm-Dương, Ngũ hành là đặc tính của các sinh mệnh và vật chất trong vũ trụ, nên cơ thể người cần đạt được ‘thiên nhân hợp nhất’; con người thuận thiên thì mới được kiện khang. Cơ thể người có bệnh ở đâu, thì chỗ có bệnh ấy phải vận hành theo nguyên lý Âm-Dương Ngũ hành mới có thể được thiên thượng điều trị và khiến bệnh nhân hồi phục. Bởi vì Trung y là Thần truyền, nên điều này cũng giống niệm khẩu quyết khi luyện công để được Giác Giả gia trì.

Để trị bệnh, thầy thuốc Trung y trước tiên phải thuận theo trời, tức minh bạch quy luật vận hành của Âm-Dương Ngũ hành. Họ cũng phải tuân thủ đạo đức để phù hợp với yêu cầu của thiên thượng, ngày càng đồng hóa với Đạo, và nhận được sự trợ giúp của Đạo. Tức đắc Đạo thì giúp được nhiều, thất Đạo thì giúp được ít. Trung Quốc cổ đại có rất nhiều danh y, mà y thuật cao siêu của họ khiến người đời sau thán phục. Ấy cũng là bởi vì họ có đạo đức cao thượng.

Bản thân tôi biết rất nhiều bác sĩ Trung y tập Pháp Luân Công và họ đều có một nhận thức chung. Đó là sau khi tu luyện Pháp Luân Công, tất cả họ đều sản sinh một loại tâm từ bi khi tiến hành điều trị cho bệnh nhân. Sau đó họ kinh ngạc với kết quả trị bệnh của mình. Hiệu quả trị liệu siêu thường như vậy trước đây chưa từng có, thậm chí bản thân họ cũng cảm thấy khó tin. Đó là bởi vì học viên Pháp Luân Công chiểu theo đặc tính “Chân-Thiện-Nhẫn” tối cao của vũ trụ để tu luyện, và luôn vươn lên trở thành người có đạo đức cao thượng hơn.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2007/5/19/43974.html
http://pureinsight.org/node/4627

The post Cảnh giới của Trung y và Tây y first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/09/canh-gioi-cua-trung-y-va-tay-y.html/feed0
Khám phá Trung y: Châm cứu khởi tác dụng như thế nào?https://chanhkien.org/2011/09/kham-pha-trung-y-cham-cuu-khoi-tac-dung-nhu-the-nao.htmlhttps://chanhkien.org/2011/09/kham-pha-trung-y-cham-cuu-khoi-tac-dung-nhu-the-nao.html#respondSat, 24 Sep 2011 07:07:02 +0000http://chanhkien.org/?p=13145Tác giả: Tống Thần Quang [Chanhkien.org] Châm cứu phát triển đến ngày hôm nay, đã trải qua rất nhiều thay đổi. Từ thời xa xưa, cổ nhân Trung Quốc đã biết cách dùng kim châm đá, thứ được con người ngày nay coi là loại kim châm cổ xưa nhất. Tuy nhiên rất ít người […]

The post Khám phá Trung y: Châm cứu khởi tác dụng như thế nào? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tống Thần Quang

[Chanhkien.org] Châm cứu phát triển đến ngày hôm nay, đã trải qua rất nhiều thay đổi. Từ thời xa xưa, cổ nhân Trung Quốc đã biết cách dùng kim châm đá, thứ được con người ngày nay coi là loại kim châm cổ xưa nhất. Tuy nhiên rất ít người biết rằng, thực ra kim châm đá còn hữu hiệu hơn cả kim châm thời nay. Sau đó kim châm được phát minh ra, và có rất nhiều loại khác nhau, đi kèm với nó là các kỹ thuật châm cứu. Trong Trung y, có câu nói rằng: “Thầy thuốc tồi chú trọng hình thức, thầy thuốc giỏi chú trọng tinh thần”. Có nghĩa là một thầy thuốc Trung y tồi chỉ nỗ lực với các kỹ thuật bề mặt, trong khi thầy thuốc Trung y giỏi chú ý đến cả kỹ thuật bên ngoài lẫn tinh thần bên trong đó.

Vậy châm cứu khởi tác dụng như thế nào? Để hiểu được nguyên lý này, trước hết người ta phải biết được nguồn gốc của nó. Nói thẳng ra, châm cứu là do Thần truyền cấp cho con người, và vì thế nó có cơ chế đặc biệt đằng sau. Cũng là nói rằng, những thứ Thần truyền là thần thánh và có năng lực mà Thần ban cho con người. Khi dùng châm cứu trị bệnh, thì linh tính của châm cứu câu thông với trời, và được thiên thượng trợ giúp. Không chỉ châm cứu, mà các thầy thuốc Trung y khi ngưng thần tĩnh tâm, tâm không tạp niệm mà chữa trị cho bệnh nhân, thì tự nhiên cũng câu thông với trời và được Thần bang trợ.

Chúng ta biết rằng, các hình thức tồn tại của kinh lạc là không cách nào dùng phương pháp khoa học hiện đại để phát hiện được. Thế nhưng những người tu luyện ở Trung Quốc cổ đại đã có thể vẽ chúng rõ ràng trên giấy. Điều này cho thấy kinh lạc tồn tại ở không gian khác. Vật chất ở không gian này, chẳng hạn kim châm và ngải, làm sao có thể động chạm đến không gian bên kia được? Bác sĩ châm cứu đưa cây kim vào trong cơ thể bệnh nhân, đôi khi giữ cây kim ở đó một lúc, và căn bệnh được cứu chữa. Điều ấy diễn ra như thế nào? Bởi vì châm cứu là do Thần truyền cho con người, nên năng lực của Thần đã khởi tác dụng với kinh lạc ở không gian khác. Điều này dựa trên nguyên lý tương tự với Thần tạo ra con người từ đất sét và cấp linh tính cho con người. Trong «Chuyển Pháp Luân» nói:

Không phải chỉ có người [hay] động vật, mà cả thực vật cũng có sinh mệnh; ở trong không gian khác bất kể vật chất nào cũng đều thể hiện xuất lai ra sinh mệnh. Khi thiên mục của chư vị khai mở đến tầng Pháp nhãn, [thì] chư vị sẽ phát hiện rằng mọi thứ như đá, tường đều có thể nói chuyện với chư vị, gọi chào chư vị.”

Thần đã truyền cấp một số thứ cho con người, nhưng vẫn chừa lại không gian cho con người nghiên cứu và phát triển. Do đó, bắt đầu từ «Hoàng Đế nội kinh» trở đi, nhiều kỹ thuật châm cứu đã được con người phát triển. Sau đó, ngày càng nhiều thứ bề mặt được phát triển và con người ngày càng mù mờ hơn về các nguyên lý của châm cứu. Tuy nhiên, dù sao đi nữa, châm cứu cũng là được Thần truyền cấp cho con người. Cho dù ai sử dụng nó, thì chừng nào người ấy còn có đạo đức và y đức, thì tác dụng chữa bệnh sẽ được triển hiện, bởi vì nó là sự trợ giúp từ thiên thượng.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/6/10/44342.html
http://pureinsight.org/node/4694

The post Khám phá Trung y: Châm cứu khởi tác dụng như thế nào? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/09/kham-pha-trung-y-cham-cuu-khoi-tac-dung-nhu-the-nao.html/feed0
Thiển đàm về kinh lạchttps://chanhkien.org/2011/04/thien-dam-ve-kinh-lac.htmlhttps://chanhkien.org/2011/04/thien-dam-ve-kinh-lac.html#respondMon, 25 Apr 2011 06:17:40 +0000https://chanhkien.org/?p=11679Tác giả: Tống Thần Quang [Chanhkien.org] Hai chữ “kinh lạc” luôn cho người ta một cảm giác thần bí. Tây Y từng cho rằng kinh lạc là các dây thần kinh và huyết quản, bởi vì kinh lạc thường men theo các dây thần kinh và huyết quản. Một số người nghĩ rằng kinh lạc […]

The post Thiển đàm về kinh lạc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tống Thần Quang

[Chanhkien.org] Hai chữ “kinh lạc” luôn cho người ta một cảm giác thần bí. Tây Y từng cho rằng kinh lạc là các dây thần kinh và huyết quản, bởi vì kinh lạc thường men theo các dây thần kinh và huyết quản. Một số người nghĩ rằng kinh lạc là không tồn tại bởi vì chúng không thể được quan sát trong phẫu thuật. Tuy nhiên sự tồn tại vật chất của kinh lạc đã được xác nhận bằng phương pháp trắc nghiệm đồng vị phóng xạ. Mặc dù vậy, người ta vẫn không có khái niệm rõ ràng về thuật ngữ này. Ngày nay, con người đã có nhận thức mới về kinh lạc và coi chúng tồn tại độc lập với dây thần kinh và huyết quản.

Người viết cho rằng thân thể người là do hai chủng vật chất cấu thành, đó là vật chất và siêu vật chất. Vật chất là chỉ các phân tử trong không gian con người đây, ví dụ da thịt, xương cốt, máu, tóc, v.v. Còn siêu vật chất là những thứ không thuộc vật chất phân tử ở tầng không gian này, chẳng hạn kinh lạc, hồn phách tồn tại trong lục phủ ngũ tạng, v.v.

Y học đương đại thường tiến hành nghiên cứu tại tầng phân tử. Bởi vì Thần cũng tạo ra vật chất tại tầng phân tử nên con người có thể nghiên cứu mãi trong không gian con người này, tuy nhiên sẽ không bao giờ tìm ra lời giải đáp tối hậu. Một số học giả như Albert Einstein đã nhận thấy sự tồn tại của Thần và cuối cùng trở thành người tin vào Thần.

Kinh lạc và nội tạng người là có liên hệ. Phủ tạng là nơi cư ngụ của linh hồn. Trung Y giảng rằng “thần ngụ tại tim, hồn ngụ tại gan, chí ngụ tại thận, phách ngụ tại phổi, và ý ngụ tại tì”. Sự điều khiển và vận động của kinh lạc không chỉ ảnh hưởng đến cơ thể mà còn ảnh hưởng đến tinh thần con người. Khi tinh thần hồi phục thì thể xác cũng hồi phục theo. Tinh thần cũng là vật chất, chẳng qua nó là vật chất siêu hình và tinh vi hơn.

Trung Y bắt nguồn từ Đạo gia. Phật, Đạo, Thần tuy có danh xưng khác nhau nhưng ở cùng một cảnh giới. Tu luyện Đạo gia giảng dẫn theo mạch, và trong Phật gia cũng có pháp môn giảng thông mạch. Thực ra ai cũng có cơ duyên tu luyện. Khi người ta bắt đầu tu luyện, điều đầu tiên là thông hai mạch Nhâm và Đốc, tức tiểu chu thiên. Khi tiểu chu thiên thông rồi, bách bệnh đã không còn. Sau đó cần phải đả thông đại chu thiên. Khi đại chu thiên và tiểu chu thiên đều thông rồi thì người ta có thể hấp thu vật chất cao năng lượng từ vũ trụ. Đến khi năng lượng này lấp đầy cơ thể thì người này đã trở thành một người siêu thường rồi.

Vậy thì bản chất thực sự của kinh lạc là gì? Có thể nói rằng, chính Thần đã tạo ra kinh lạc. Khi tạo ra con người, Thần đã tạo ra kinh lạc như một ‘thông đạo’ hướng lên Trời. Do đó rất nhiều công pháp đều phải bắt đầu bằng việc thông chu thiên. Nghe thì dễ, nhưng để đả thông cả đại, tiểu chu thiên thì có thể mất đến vài chục năm tu luyện gian khổ, hoặc thậm chí cả đời người.

Hơn 2.500 trước, Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói rằng sẽ có một vị Như Lai với năng lực và thần thông tối quảng đại trong vũ trụ gọi là “Chuyển Luân Thánh Vương” (thiên thượng gọi là “Pháp Luân Thánh Vương”) hạ thế truyền Pháp độ nhân. Cũng theo kinh Phật, khi Pháp Luân Thánh Vương xuất hiện tại thế gian thì cũng là lúc mà thiên hoa Ưu Đàm Bà La 3.000 năm mới nở một lần khai nở. Loài hoa này là sự thể hiện đại ân và đại đức của Ngài đối với nhân loại.

Hiện nay, Pháp Luân Đại Pháp đang hồng truyền trên khắp thế giới. Sự tu luyện của Pháp Luân Đại Pháp là khác với các phương pháp tu luyện khác. Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp tránh hình thức ‘nhất mạch đới bách mạch’, mà khiến trăm mạch đồng thời đả khai, trăm mạch đồng thời vận chuyển, yêu cầu người tu luyện đồng hóa với đặc tính “Chân, Thiện, Nhẫn” của vũ trụ. Khi ấy chỉ trong một thời gian ngắn, người tu luyện sẽ đạt đến một cảnh giới mà các phương pháp tu luyện khác không thể đạt được trong vài chục năm, thậm chí cả một đời.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/10/25/49006.html
http://pureinsight.org/node/5029

The post Thiển đàm về kinh lạc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/04/thien-dam-ve-kinh-lac.html/feed0
Triết lý của Y học truyền thống Trung Hoahttps://chanhkien.org/2011/01/triet-ly-cua-y-hoc-truyen-thong-trung-hoa.htmlhttps://chanhkien.org/2011/01/triet-ly-cua-y-hoc-truyen-thong-trung-hoa.html#respondWed, 26 Jan 2011 12:56:09 +0000https://chanhkien.org/?p=10531Mọi người đều muốn cảm thấy thoải mái, tráng kiện và khỏe mạnh. Nhiều người tìm kiếm các hệ thống chữa trị toàn diện và các phương pháp nhẹ nhàng hơn để điều trị các chứng bệnh của họ. Vì thế, Trung Y đã lan truyền rộng rãi và ngày nay có mặt trên khắp […]

The post Triết lý của Y học truyền thống Trung Hoa first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Một bệnh nhân được điều trị bằng châm cứu để giảm thâm quầng quanh mắt. (China Photos/Getty Images)

Mọi người đều muốn cảm thấy thoải mái, tráng kiện và khỏe mạnh. Nhiều người tìm kiếm các hệ thống chữa trị toàn diện và các phương pháp nhẹ nhàng hơn để điều trị các chứng bệnh của họ. Vì thế, Trung Y đã lan truyền rộng rãi và ngày nay có mặt trên khắp thế giới.

Âm và Dương trong tự nhiên và vũ trụ

Trung Y có lịch sử hàng ngàn năm. Nguồn gốc của nó có thể được lần ngược lại khoảng 1 vạn năm. Từ lúc bắt đầu, nó đã chọn cách tiếp cận khác với của Tây Y hiện đại.

Các triết gia Trung Quốc cổ đại, thông qua việc quan sát tự nhiên và vũ trụ, đã nhận ra sự tồn tại của hai lực đối lập – Âm và Dương. Hai lực này đối nghịch nhau, nhưng chúng đồng thời bổ sung cho nhau và phụ thuộc vào nhau.

Triết học Trung Quốc nguyên thủy coi học thuyết Âm-Dương là quy luật cơ bản của vũ trụ. Âm và Dương có thể được thấy trong mọi mặt của tự nhiên, bao gồm cả xã hội loài người. Nếu không có xấu, thì không có tốt; không có thù hận, thì không có tình yêu. Âm và Dương cũng có thể được thấy trong các Thái Cực ngày và đêm, lạnh và nóng, đàn ông và đàn bà, chiến thắng và thất bại …

Một câu chuyện cổ Trung Quốc

“Một người chồng nọ có một tình nhân. Vợ của anh ta không sao hiểu được, vì cô xinh đẹp hơn người tình nhân kia rất nhiều, và luôn đối tốt và quan tâm đến chồng của mình. Tại sao chồng cô lại phản bội cô? Cô đến gặp một nhà thông thái để tìm lời khuyên. Nhà thông thái nói với cô hãy ngừng trang điểm làm đẹp và một tháng sau hãy quay lại gặp ông. Cô làm theo lời khuyên của nhà thông thái, và quay lại sau một tháng. Lần này nhà thông thái khuyên: “Bây giờ hãy bắt đầu làm đẹp trở lại, nhưng hãy tạo khoảng cách với chồng của cô.” Trong tháng đầu, người chồng thường hay chế nhạo người vợ vì cô đã quá bỏ bê bản thân mình. Sau đó, khi người vợ lại trở nên xinh đẹp, anh ta đã không thể hiểu tại sao mình lại phản bội người vợ hấp dẫn của mình.”

Làm thế nào mà người vợ có thể giành lại chồng của mình? Theo học thuyết Âm-Dương, sự hoàn mỹ liên tục của người vợ chỉ biểu hiện một trong hai mặt của cô. Sự cân bằng là cần thiết để đánh thức sự yêu thích của người chồng đối với cô. Không có mặt nào trong hai mặt đó có thể tồn tại một mình. (Trích từ cuốn “Kỷ yếu Y học Trung Quốc” của Ost Zhou)

Ngũ hành

Một mô hình triết học khác của Trung Quốc cổ đại là học thuyết ngũ hành. Học thuyết này cho rằng mọi thứ trong vũ trụ đều được hình thành từ ngũ hành là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ, chúng có tương tác với nhau.

Bởi vì trong vũ trụ bao la này, bản thân thân thể con người cũng được coi là một “tiểu vũ trụ”, các mô hình triết học này cũng được áp dụng cho con người. Theo học thuyết của Trung Y, tất cả các chức năng của cơ thể được điều khiển và duy trì thông qua một loại năng lượng quang trọng sống còn, gọi là “khí”. Loại khí này không phải chạy lung tung trong cơ thể, mà chảy qua các kênh nhất định – và được gọi là “kinh mạch”. Các lực âm và dương cũng có tác dụng trong luồng năng lượng ổn định này.

Hệ thống mạch lạc và luồng năng lượng bị ứ tắc

Nếu như sự cân bằng âm dương bị phá vỡ, điều này có thể dẫn đến sự rối loạn nghiêm trọng của luồng năng lượng trong hệ thống kinh mạch. Nó có thể gây ra sự thịnh hay suy của khí trong một số bộ phận nhất định hoặc cả hệ thống cơ thể.

Sự thịnh hay suy của khí có thể dẫn đến bệnh tật bởi vì cơ thể sẽ ở trong trạng thái mất cân bằng. Có những sự mất cân bằng mãn tính có thể gây ra hậu quả không lớn nhưng ảnh hưởng lâu dài. Sự mất cân bằng cấp tính được thể hiện dưới dạng các bệnh như sốt hay nhiễm trùng. Nhiều dạng mất cân bằng phức tạp khác cũng có thể xuất hiện.

Do vậy, mục đích của các phương pháp trị liệu, dù cho đó là kim châm, thủ châm, cứu (dùng ngải nhung để làm nóng huyệt), mát xa, điều trị bằng thảo dược, ăn kiêng, hoặc tập khí công – đều là đánh thông các dòng khí để hồi phục lại sự điều hòa và cân bằng trong cơ thể. Điều này cũng bao gồm việc thiết lập lại sự cân bằng động giữa âm và dương và của ngũ hành.

Các nghiên cứu khoa học

Vào thế kỷ 20, các nhà khoa học trên thế giới đã cố gắng để hiểu được cơ chế của châm cứu. Nhưng theo quan điểm của Tây Y, chỉ những thứ mà có thể chứng thực thông qua đo lường và tái lập được thì mới được thừa nhận. Những quan điểm khởi thủy của khoa học cổ đại Trung Hoa và khoa học hiện đại của Tây phương đã cách biệt nhau quá xa.

Có rất nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để tìm ra các chứng cứ khoa học về sự tồn tại của các huyệt đạo, các đường kinh mạch và các cơ chế liên quan. Tiến sĩ Jean-Claude Darras thuộc bệnh viện Necker tại Paris đã sử dụng các chất phóng xạ để chứng minh sự tồn tại của các đường kinh mạch. Ông đã tiêm chất phóng xạ này cho một số con lợn gi-nê tại một số huyệt đạo nhất định. Với sự trợ giúp của máy quay phát sáng, ông đã có thể theo dõi sự chuyển động của chất phóng xạ theo các đường kinh mạch. Còn trong nhóm điều khiển, chất phóng xạ được tiêm vào một điểm trung tính của da. Không có sự di chuyển nào của chất phóng xạ được phát hiện trong nhóm điều khiển này.

Giáo sư Popp, tiến sĩ Schlebusch, và tiến sĩ Maric-Oehler đã tiến hành thí nghiệm với một máy quay hồng ngoại. Họ sử dụng ngài nhung để làm nóng một vùng nhất định trên cơ thể để xem hướng chạy của một kinh mạch có trở nên nhìn thấy được không. Thông qua những bức ảnh chụp hồng ngoại, họ có thể nhìn thấy sự tăng nhiệt độ dọc theo kinh mạch đó. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với mô tả của khoa học cổ đại 5.000 năm tuổi của Trung Quốc về kinh mạch.

Tiềm năng của huyệt đạo

Viện Y học lâm sàng và thực nghiệm tại Novosibirsk đã chứng minh rằng chức năng của các huyệt đạo giống như một loại “cửa ánh sáng”. Ánh sáng chỉ có thể lọt vào cơ thể hoặc lọt ra khỏi cơ thể thông qua các huyệt đạo.

Nghiên cứu tại đại học Pyongyang ở Bắc Triều Tiên vào những năm 1970 đã hé lộ rằng điện năng tại những huyệt đạo và kinh mạch là khác so với những vị trí khác trên da.

Các nhà khoa học cũng đã có thể chứng minh rằng hiệu ứng của việc châm kim vào huyệt đạo có thể rút ngắn việc truyền tín hiệu đau đến tủy sống. Khi một chiếc kim được châm vào, chất endophin trong não tăng lên, và những chất đưa tin (chất gây mê narcotics và chất dẫn truyền thần kinh neurotransmitters tự nhiên của cơ thể) sẽ được phân tán. Điều này có tác dụng ngăn việc kích hoạt cơn đau chính và thậm chí có thể làm tiêu tan nó.

Những ứng dụng khả dĩ

Ngoại trừ những bệnh đe dọa tính mạng nghiêm trọng, mà cần phải phẫu thuật, thì hầu như không có giới hạn nào cho việc sử dụng Trung Y. Điều này đặc biệt đúng trong điều trị thảo dược.

Dựa trên các số liệu của nhiều bệnh nhân, các bệnh sau là có phản ứng đặc biệt hiệu quả khi sử dụng thảo dược Trung Quốc: đau đầu, chứng đau nửa đầu, chứng đau dây thần kinh, mệt mỏi, các bệnh về xương sống và khớp, dị ứng, hen suyễn, và rối loạn tiêu hóa.

Các danh y Trung Quốc đều có khả năng đặc biệt

Làm sao mà hệ thống cổ xưa này lại có thể được thông hiểu một cách chính xác như vậy? Các văn bản đầu tiên về châm cứu đã được tìm thấy trong cuốn “Hoàng Đế Nội Kinh”, được viết vào khoảng năm 2.500 trước Công Nguyên. Thậm chí cho đến ngày nay, nó vẫn được coi là tài liệu tham khảo chuẩn tắc để hiểu về châm cứu Trung Hoa. Làm sao mà các chuyên gia y học thời Trung Hoa cổ đại có thể thấu hiểu và ghi lại hệ thống kinh mạch rất phức tạp và các huyệt đạo của nó?

(Theo The Epoch Times)

The post Triết lý của Y học truyền thống Trung Hoa first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/01/triet-ly-cua-y-hoc-truyen-thong-trung-hoa.html/feed0
Tây Y – Trung Y – Tu luyệnhttps://chanhkien.org/2011/01/tay-y-trung-y-tu-luyen.htmlhttps://chanhkien.org/2011/01/tay-y-trung-y-tu-luyen.html#respondSun, 02 Jan 2011 10:26:28 +0000http://chanhkien.org/?p=10284Tác giả: Phượng Minh [Chanhkien.org] Con người ta sống ở trên thế gian, hàng ngày ăn ngũ cốc, liệu có thể hết bệnh hay không? Bởi vì con người phải chịu đựng thống khổ, khó chịu nên họ cố gắng hết sức để tránh bệnh tật. Có câu nói “Chỉ cần hết bệnh thì có […]

The post Tây Y – Trung Y – Tu luyện first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Phượng Minh

[Chanhkien.org] Con người ta sống ở trên thế gian, hàng ngày ăn ngũ cốc, liệu có thể hết bệnh hay không? Bởi vì con người phải chịu đựng thống khổ, khó chịu nên họ cố gắng hết sức để tránh bệnh tật. Có câu nói “Chỉ cần hết bệnh thì có tốn bao nhiêu tiền cũng được”. Đó là lý do tại sao chúng ta phải có nhiều phương thuốc, phòng khám và bệnh viện. Có ba phương cách chính để phòng và trị bệnh: Tây Y, Trung Y và khí công (hay tu luyện).

Tây Y hiện là phương pháp chủ yếu hay phổ biến nhất để chữa bệnh. Tây Y bao gồm một bộ các lý thuyết và kỹ thuật trị bệnh, từ tiêm thuốc, uống thuốc, phẫu thuật cho tới xạ trị,… Bằng cách chữa trị các triệu chứng, Tây Y là con đường thẳng, và đôi lúc hơi máy móc khi điều trị một bệnh nhân. Lấy ví dụ, sốt thì dùng thuốc hạ nhiệt, viêm thì dùng thuốc kháng sinh, u bướu thì dùng phẫu thuật…

Trung Y, ngược lại, sau khi hưng thịnh vào thời cổ đại rồi trở nên lạc hậu, thì nay lại đang hưng khởi trở lại. Thay vì dùng phương pháp phân tích và trị liệu như Tây Y, Trung Y xem xét cơ thể người trên toàn bộ hệ thống, vận dụng những học thuyết như kinh lạc, Tý Ngọ lưu chú đồ, Âm Dương Ngũ Hành,… Với một hệ thống khái niệm toàn diện và hữu cơ, các thầy thuốc Trung Y nhấn mạnh vào sự hài hòa bên trong cơ thể người và sự hòa hợp giữa con người với môi trường (thiên nhân hợp nhất).

Lấy ví dụ, các thầy thuốc Trung Y coi những cảm xúc mạnh mẽ là không tốt cho sức khỏe, chẳng hạn giận dữ làm hại gan, buồn bã làm hại tì, sợ hãi làm hại thận… Do vậy để phòng bệnh và trị bệnh có hiệu quả thì không chỉ dùng thuốc mà còn phải chú trọng điều tiết, cải thiện tâm tình của tự thân và tập quán sinh hoạt. Đây chính là điểm mà Trung Y cao thâm hơn Tây Y.

Tôi có một người bạn tốt, một nữ giáo sư đại học, người mà kinh nguyệt đột ngột bị ngừng một thời gian. Cô cảm thấy khó chịu và đã nhiều lần đi khám bác sĩ Tây Y. Các bác sĩ cho rằng đây là vấn đề phụ khoa và kê rất nhiều đơn thuốc. Nhưng việc trị liệu không có tác dụng. Sau đó, một số người khuyên cô thử gặp một bác sĩ Trung Y lão niên. Sau khi khám, bác sĩ này cho biết nguyên nhân của sự khó chịu là thiếu máu vào dạ dày. Ông kê đơn theo Trung Y và nó có tác dụng ngay lập tức. Điều này có vẻ kỳ lạ – nguyên nhân gây ra bệnh phụ khoa lại đến từ dạ dày. Nhưng từ điều này, chúng ta có thể thấy bác sĩ Trung Y này có một hiểu biết thâm sâu hơn về bệnh tật và cơ thể người, từ đó đưa ra phương thức điều trị hiệu quả.

Khí công là một danh từ có vẻ tương đối mới, nhưng thực chất là đề cập đến tu luyện có từ hàng ngàn năm. Khi cả Tây Y và Trung Y đều không trị được bệnh thì người ta tìm đến khí công. Đối với những người mới bắt đầu, khí công dường như gồm một bộ các động tác liên quan đến sự vận hành của khí. Thế nhưng với người tu luyện thực sự, họ thấy rằng bệnh tật là có nguyên nhân từ nghiệp lực được tạo ra từ quá khứ. Do vậy, để trị hoàn toàn bệnh thì phải tu luyện, tiêu nghiệp, hay nói cách khác là trả nợ nghiệp gây ra từ quá khứ. Ngoài ra, nó còn đòi hỏi nhân tâm hướng thiện, cần phải Chân, phải Thiện và phải Nhẫn. Rèn luyện ba đức tính này là cách thức cơ bản nhất để trị tận gốc bệnh.

Tôi từng chứng kiến một trường hợp sau ở Đài Loan, nơi có một người phụ nữ trung niên bị ung thư vú. Sau khi bắt đầu tập Pháp Luân Công, một ngày nọ bà ngồi thiền, nhập định thâm sâu và thấy ở không gian khác có một con cá màu bạc rất thù hận bà. Hóa ra trong quá khứ bà đã từng giết chết con cá này và nó rất oán hận bà, từ đó dẫn tới biểu hiện bệnh tật cho bà ở không gian này.

Nhưng kể từ khi bà bắt đầu tu luyện ba đức tính trên, Phật Pháp đã giúp hóa giải oán hận của con cá đối với bà. Kết quả là ở không gian này những khối loét và mủ đã lành, và căn bệnh của bà biến mất.

Một câu chuyện khác mà tôi biết là về một bác sĩ hiện đang sống tại Hoa Kỳ. Ông đã học Trung Y ở Trung Quốc, Tây Y ở Hoa Kỳ và sau đó tập Pháp Luân Công. Sau khi nghỉ việc tại bệnh viện, ông mở một phòng khám tư. Ông đặt phí chữa bệnh cho bệnh nhân như sau: Tây Y 200$, Trung Y 100$ và dạy Pháp Luân Công 0$ (miễn phí). Khi được hỏi về ba mức phí này, ông trả lời: “Nếu bạn đến điều trị bằng Tây Y, tôi phải có trách nhiệm hoàn toàn đối với sức khỏe của bạn, cho nên tôi lấy mức giá cao nhất. Khi bạn đến trị bệnh bằng Trung Y, tôi chỉ gánh phân nửa trách nhiệm, bởi vì nửa kia phụ thuộc vào hành vi của chính bạn – liệu bạn có theo đề xuất cải thiện tập quán sinh hoạt mà tôi đưa ra hay không. Còn khi bạn học Pháp Luân Công, bạn phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về sức khỏe của mình, đó là lý do tôi không lấy tiền, dạy miễn phí.”

Vị bác sĩ này có lẽ đã hiểu được chân lý và bí ẩn đằng sau việc trị bệnh. Có ba loại phương pháp, ba loại cơ chế, ba loại tầng thứ, theo thứ tự tăng cao dần.

Từ câu chuyện này, chúng ta có thể thấy ba cấp độ của việc trị bệnh. Nếu bạn muốn được khỏe mạnh hoàn toàn, bạn sẽ chọn phương pháp nào đây?

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2010/12/20/70407.html
http://pureinsight.org/node/6075

The post Tây Y – Trung Y – Tu luyện first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/01/tay-y-trung-y-tu-luyen.html/feed0
Châm cứu Trung Y với sức khỏe tinh thần (Phần 2)https://chanhkien.org/2010/12/cham-cuu-trung-y-voi-suc-khoe-tinh-than-phan-2.htmlhttps://chanhkien.org/2010/12/cham-cuu-trung-y-voi-suc-khoe-tinh-than-phan-2.html#respondWed, 29 Dec 2010 13:55:35 +0000http://chanhkien.org/?p=10232Tác giả: Bác sĩ Jingduan Dương Theo Trung Y, cơ thể người là một tiểu vũ trụ và mang đặc tính của tự nhiên. Ngũ tạng có mang tính chất và năng lượng ngũ hành. Can (gan) thuộc mộc và gió; tâm (tim) tạng, thuộc hoả và nhiệt, tì vị thuộc thổ và ẩm ướt; […]

The post Châm cứu Trung Y với sức khỏe tinh thần (Phần 2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Bác sĩ Jingduan Dương

Sự liên hệ tương sinh và tương khắc của các tạng và các hành trong Trung Y. (Louise McCoy/Thời báo Đại Kỷ Nguyên)

Theo Trung Y, cơ thể người là một tiểu vũ trụ và mang đặc tính của tự nhiên.

Ngũ tạng có mang tính chất và năng lượng ngũ hành. Can (gan) thuộc mộc và gió; tâm (tim) tạng, thuộc hoả và nhiệt, tì vị thuộc thổ và ẩm ướt; phế (phổi) tạng, thuộc kim và khô ráo; thận thuộc thuỷ và hàn.

Các vòng tương sinh và tương khắc giải thích mối liên hệ của một “hành” với “hành” khác. Vòng sinh mô tả mối liên hệ tương sinh của ngũ hành: Mộc có thể sinh hoả; hoả có thể bồi đắp cho thổ; thổ cung cấp kim loại; kim có thể bị tan chảy; và thuỷ có thể làm cây cối sinh sôi.

Các xúc cảm của những “hành” đó có cùng sự tương sinh: Sự đầy đủ (gan) có thể tạo niềm vui (hoả); sự vui sướng (tâm) dẫn tới tự tin (thổ); lòng tự tin dẫn đến sự sung mãn về tinh thần (kim), tạo ra động lực (thuỷ); và động lực lại có thể mang đến cảm giác về sự đầy đủ.

Vòng khắc mô tả mối quan hệ xung khắc của ngũ hành: nước thì dập lửa; lửa làm tan chảy kim; kim cắt được mộc; mộc thì mọc xuyên vào thổ; và thổ thì có thể ngăn cản được thuỷ.

Tương tự, có một sự xung khắc như thế về khía cảnh cảm xúc của những hành này: Sợ hãi (thận, thuỷ) có thể hạn chế sự phấn khích (tâm, hoả); sự thoả mãn có thể lấn án nỗi buồn (phế, kim); buồn phiền có thể hạn chế tức giận (gan, mộc); sự tức giận có thể che lấp nỗi lo âu (tì, thổ); và sự lo lắng có thể che đậy sự sợ hãi.

Ví dụ, một bệnh nhân đang khóc có thể che đậy được nỗi tức giận tiềm ẩn; sự tức giận có thể diễn hoá thành lo lắng. Nỗi sợ hãi có thể được dùng để khống chế sự hưng phấn, và thói quen tìm cảm giác mạnh có thể được dùng để tránh sự đau buồn.

Sự ổn định của một sinh thể là ngũ hành phải ở trạng thái cân bằng. Khi một “hành” vượng hoặc suy, nó tác động tới mối tương quan giữa các hành khác.

Mộc quá vượng có thể gây rối loạn cho sự hoạt động của kim và lấn át thổ. Khi gan bì trì trệ với nỗi bực tức và oán hận, nó có thể tạo ra những triệu chứng trong phổi, chẳng hạn như ho, thở khò khè, buồn bã và tác động tới tuyến tuỵ, tạo nêu triệu chứng khó tiêu, mệt mỏi, và lo lắng.

Khi một hành bị suy, nó có thể không “sinh” hay điều khiển được. Ví dụ, nếu thận khí bị suy – do mối liên hệ trong vòng sinh khắc – nó có thể tạo nên sự suy yếu của gan, gây nên chứng thiếu ngủ, chóng mặt, và trầm cảm, và sự quá tải của tim, dẫn tới nhịp tim nhanh, lo lắng, và mất ngủ.

Do đó, những triệu chứng lâm sàng của những tuyến đặc biệt hoặc sự mất cân bằng của “hành” có thể là nguyên nhân trọng yếu của tuyến hoặc “hành” đó hoặc có thể là nguyên nhân thứ yếu với tuyến khác hoặc hành mà có tác động xuôi theo vòng. Một bác sĩ Trung Y có kinh nghiệm có những cách để ước định những vấn đề này và quyết định những sự bất bình thường chủ yếu và thứ yếu.

Theo lý thuyết Trung Y, các tạng có những điểm trên bề mặt của cơ thể mà thường xuyên trao đổi với môi trường bên ngoài. Những điểm trên bề mặt này, được gọi là huyệt, có thể được sử dụng để điều chỉnh tình trạng của khí thông qua các tạng tới khắp nơi bên trong cơ thể.

Trong Trung Y thực hành cổ điển, đại phu phải đánh giá tình trạng khí của bệnh nhân liên quan với các tạng và quyết định phác đồ điều trị hợp lý. Ông ta hoặc bà ta sẽ lựa chọn những bộ huyệt và thủ pháp châm cứu để khôi phục lại sự cân bằng. Các đại phu giỏi sẽ hỏi về các triệu chứng một cách có hệ thống và khám xét các dấu hiệu, bao gồm xem lưỡi, bắt mạch, để chẩn đoán.

Trong thời hiện đại, châm cứu không thường xuyên được sử dụng do nền tảng lý thuyết của Trung Y cổ điển. Một số thêm vào các kích thích điện với những cây kim để tăng hiệu quả của chúng. Những người khác đã phát triển một phương thức điều trị cố định cho mọi bệnh nhân với một tình trạng nhất định mà không liên quan đến việc khám về tình trạng khí và các tạng.

Sự không nhất quán trong việc làm sao châm cứu được tiếp cận và ứng dụng có thể phần nào do sự khác nhau giữa các nghiên cứu. Khi được hoàn thành theo nguyên lý của Trung Y, châm cứu trông cậy vào sự đánh giá về năng lượng mà nó phục thuộc vào kinh nghiệm lâm sàng và sự học tập của người châm trên nền tảng lý thuyết về Trung Y.

Sự khác nhau đặc thù về dạng năng lượng và các thủ pháp châm kim biến ảo làm nó trở nên khó khăn để tạo thành những nghiên cứu khách quan và những phương thức thí nghiệm chuẩn.

(Theo The Epoch Times)

The post Châm cứu Trung Y với sức khỏe tinh thần (Phần 2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/12/cham-cuu-trung-y-voi-suc-khoe-tinh-than-phan-2.html/feed0
Châm cứu Trung Y với sức khỏe tinh thần (Phần 1)https://chanhkien.org/2010/12/cham-cuu-trung-y-voi-suc-khoe-tinh-than-phan-1.htmlhttps://chanhkien.org/2010/12/cham-cuu-trung-y-voi-suc-khoe-tinh-than-phan-1.html#respondSat, 25 Dec 2010 19:37:52 +0000https://chanhkien.org/?p=10221Tác giả: Bác sĩ Jingduan Dương Trung Y là một hệ thống chữa bệnh hoàn chỉnh mà theo ghi chép đã xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng 100 năm trước Công Nguyên. Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, và Việt Nam sau đó đã phát triển những hình thức đặc thù riêng từ hệ thống […]

The post Châm cứu Trung Y với sức khỏe tinh thần (Phần 1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Bác sĩ Jingduan Dương

Châm cứu là một phần quan trọng của y học Trung Quốc (China Photos/Getty Images).

Trung Y là một hệ thống chữa bệnh hoàn chỉnh mà theo ghi chép đã xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng 100 năm trước Công Nguyên. Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, và Việt Nam sau đó đã phát triển những hình thức đặc thù riêng từ hệ thống gốc của Trung Quốc.

Trung Y mô tả sinh lý học và tinh thần học của con người bằng khí, một dạng năng lượng sống mà lưu chuyển thông qua các kênh năng lượng được gọi là các đường kinh lạc. Trung Y liên liên hệ đặc biệt các trạng thái tinh thần cụ thể và chức năng của cơ thể với các đường kinh lạc tương ứng.

Sự cân bằng về khí được mô tả bằng khái niệm âm và dương, nó đại diện cho sự trái ngược về tính chất của năng lượng. Con người được coi là khoẻ mạnh khi khí vận chuyển trong mỗi kinh được cân bằng về âm dương, đầy đủ, và dịch chuyển một cách tự do đúng hướng.

Châm cứu, một trong những phương thức điều trị chủ yếu của Trung Y, là phương pháp y học xa xưa nhất và thông dụng nhất trên thế giới. Châm cứu đã được sử dụng riêng biệt hoặc kết hợp với Tây Y để điều trị khá nhiều những rối loạn thần kinh, chẳng hạn như trầm cảm, lo âu, mất ngủ, đau đớn, và nghiện ngập. Có khá nhiều những tài liệu khoa học chứng minh tác dụng của châm cứu.

Khí (cũng được đánh vần là “chi”) là khái niệm chủ yếu trong Trung Y. Khí là một dạng của năng lượng mà tồn tại cả bên trong và bên ngoài cơ thể người. Ví dụ, thuật ngữ thông dụng mô tả sinh lý học con người, chẳng hạn như khí huyết, vệ khí, tạng khí, kinh khí, dưỡng khí, và những thứ mô tả ngoại tà, chẳng hạn như phong, thấp, nhiệt, hàn, thử, phản ánh rằng khí là năng lượng phía sau vẻ ngoài hoặc chức năng của chính chúng ta hoặc của vũ trụ xung quanh chúng ta.

Bằng cách bảo tồn khái niệm này, khí cũng mô tả chức năng thần kinh và những cảm xúc. Trong tiếng Trung, cảm xúc được theo sau bởi từ khí; ví dụ, sự tức giận được gọi là “tức khí”, và sự vui mừng được gọi là “hảo khí”. Do đó, khi được can thiệp bằng châm cứu hoặc dược thảo Trung Quốc, nó không chỉ có tác động đến chức năng vật lý của cơ thể mà còn các chức năng về thần kinh và cảm xúc.

Chất lượng của khí được phân loại thành hai nhóm chính: âm và dương. Âm và dương là những năng lượng đối lập nhưng tồn tại một cách độc lập. Khí dương cần sự nuôi dưỡng của khí âm để hoạt động, và khí âm cần chức năng của khí dương để được tạo ra và sử dụng.

Khi khí âm bị suy (nhược), khí dương sẽ thịnh. Điều này có thể diễn hoá thành những triệu chứng giống như nóng nảy, đổ mồ hôi đêm, lo lắng, khó ngủ, cao huyết áp, và táo bón. Khi khí dương bị suy, khí âm thịnh, nó có thể biểu hiện bằng sự tăng cảm giác lạnh lẽo, mệt mỏi, tiêu chảy, trao đổi chất bị chậm lại, ứ nước, tụt huyết áp, và vận động thần kinh chậm chạp.

Sự trầm cảm nặng là biểu hiện tâm thần cực đoan của khí âm thịnh và khí dương suy. Bệnh tâm thần thì trái lại, là sự biểu hiện quá độ của khí dương thịnh và khí âm suy. Sự chuyển đổi khác thường giữa cực âm và cực dương là tương tự như hình thái cực đồ. Điều kiện tiên quyết trong điều trị của bác sĩ Trung Y là cân bằng khí âm và khí dương.

Do bản chất bao hàm, tương quan, và giống như mạng lưới của hệ thống kinh lạc trong Trung Y, những kết nối đặc biệt giữa mỗi đường kinh, với chức năng thể chất và cảm xúc có sẵn, làm cho nó trở thành một mô hình hoàn chỉnh của sự hiểu biết về sức khoẻ thể chất và tinh thần.

Những biểu lộ về nhận thức và cảm xúc được nhìn như thành phần của khí, và mỗi đường kinh chịu trách nhiệm cho những chức năng tinh thần cụ thể. Ví dụ, sự đau khổ là được biểu hiện thông qua phế kinh, và mọi người trong quá trình đau khổ có thể nhạy cảm hơn với các bệnh truyền nhiễm hệ hô hấp trên.

Trong khi các mẫu y sinh có thể diễn giải một sự kết hợp như thế bằng suy giảm miễn dịch do căng thẳng kéo dài vì buồn bã, Trung Y có thể mô tả vấn đề bằng nguyên nhân cảm xúc, gây ra sự mất cân bằng trong phế kinh (nơi khống chế sự buồn bã), trở nên suy nhược về khí một cách tương ứng.

Trong Trung Y, các cảm xúc và chức năng tinh thần không bị hạn chế bởi não nhưng được nhìn nhận xa hơn như là sự tương tác giữa não và các kinh lạc. Nhìn theo cách khác, thì bộ não là một phần của mỗi kinh độc lập. Sức khoẻ của mỗi đường kinh tác động tới não, một cơ quan được gọi là siêu thường trong Trung Y.

(Theo The Epoch Times)

The post Châm cứu Trung Y với sức khỏe tinh thần (Phần 1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/12/cham-cuu-trung-y-voi-suc-khoe-tinh-than-phan-1.html/feed0
Quan điểm của Trung Y về ‘stress’https://chanhkien.org/2010/12/quan-diem-cua-trung-y-ve-stress.htmlhttps://chanhkien.org/2010/12/quan-diem-cua-trung-y-ve-stress.html#respondMon, 20 Dec 2010 15:10:20 +0000https://chanhkien.org/?p=10145Tác giả: Bác sĩ Trung Y Meiyi Lin Trong xã hội ngày nay, mọi người đều phải đối mặt với vấn đề ‘stress’. Một lượng ít, thích hợp áp lực có thể có ích, nhưng căng thẳng quá mức về thân và tâm sẽ gây ra những vấn đề về sức khỏe. Người ta có […]

The post Quan điểm của Trung Y về ‘stress’ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Bác sĩ Trung Y Meiyi Lin

Tâm trạng thoải mái giúp cân bằng khí trong cơ thể (Patrick Lin/AFP/Getty Images)

Trong xã hội ngày nay, mọi người đều phải đối mặt với vấn đề ‘stress’. Một lượng ít, thích hợp áp lực có thể có ích, nhưng căng thẳng quá mức về thân và tâm sẽ gây ra những vấn đề về sức khỏe. Người ta có bảy loại tâm trạng: Hạnh phúc, giận dữ, lo lắng, cô đơn, buồn bã, sợ hãi và hốt hoảng. Dưới điều kiện bình thường thì sẽ không gây ra bệnh tật nào. Tuy nhiên, cảm xúc thái quá sẽ tạo ra sự khó chịu trong cơ thể.

Trung Y tin rằng mục đích chân chính của việc giữ gìn sức khỏe là giữ cho tâm lý và thể chất được cân bằng vào mọi lúc. Một tâm trạng thoải mái vừa đủ sẽ cân bằng khí và huyết. Cảm xúc thái quá sẽ tác động tới nội tạng, gây hỗn loạn khí trong nội tạng và dẫn đến mắc bệnh.

Khi người ta cực kỳ hạnh phúc, khí ở tim của họ bị đình trệ và tâm của họ trở nên rối loạn. Tim sẽ đập nhanh, xuất hiện chứng mất ngủ và mất cân bằng về tâm thần. Nếu nghiêm trọng, họ có thể cười không ngớt và hành động không mục đích. Đó gọi là: “Hạnh phúc thái quá dẫn đến mất khí,” và “hạnh phúc thái quá làm hại tim.”

Khi người ta hoảng hốt, khí ở tim trở nên rối loạn, gây ra hoang mang, hồi hộp, mất ngủ, lo lắng và thậm chí là rối loạn tâm thần. Đó gọi là: “Lo lắng làm khí hỗn loạn.”

Khi người ta giận dữ, họ sẽ trở nên mất kiên nhẫn, đau đầu, đỏ mặt hay thậm chí ngất xỉu. Điều này có thể tác động đến tỳ vị, làm gia tăng những triệu chứng như nôn mửa và mất ngon miệng. Đây gọi là: “Tức giận làm gia tăng khí” và “giận dữ làm hại gan.”

Khi quá buồn bã, người ta sẽ mất giọng và không thể nói với khí lực sung mãn, trở nên chán nản, tức ngực, khó thở, đó gọi là “buồn bã gây ra mất khí”, “lo lắng làm xấu khí” và “buồn chán làm hại phổi.”

Khi quá sợ hãi, người ta sẽ trở nên xanh xao, hoa mắt chóng mặt hay thậm chí suy sụp. Vài người sẽ không thể kiềm chế được đường tiểu tiện. Đó gọi là “sợ hãi làm xuống khí” và “lo sợ làm hại thận.”

Khi một người bị đau đớn, chụp phim là điều cần thiết, nhưng không nên quên điều hòa cảm xúc của họ. Để trở nên mạnh khỏe, điều quan trọng nhất là phải tu tâm dưỡng tính.

Có một sự luyện tập hợp lý, một chế độ ăn uống thích hợp, và duy trì tính khí là liều thuốc lý tưởng cho một cuộc sống mạnh khỏe.

(Theo The Epoch Times)

The post Quan điểm của Trung Y về ‘stress’ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/12/quan-diem-cua-trung-y-ve-stress.html/feed0
Tôn Tư Mạc (Phần 2)https://chanhkien.org/2010/12/ton-tu-mac-phan-2.htmlhttps://chanhkien.org/2010/12/ton-tu-mac-phan-2.html#respondSun, 19 Dec 2010 09:56:11 +0000https://chanhkien.org/?p=10084Tác giả: Sơn Hành Đạo đức nghề y và cống hiến cho y học của Tôn Tư Mạc Tôn Tư Mạc đã bày tỏ lòng tin tưởng rằng y học là một nghệ thuật của sự nhân ái. Trong cuốn “Đại Y Tinh Thành”, ông viết: “Khi một thầy thuốc vĩ đại chữa trị cho […]

The post Tôn Tư Mạc (Phần 2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Sơn Hành

Đạo đức nghề y và cống hiến cho y học của Tôn Tư Mạc

Tôn Tư Mạc là một thầy thuốc xuất chúng của Trung Quốc.

Tôn Tư Mạc đã bày tỏ lòng tin tưởng rằng y học là một nghệ thuật của sự nhân ái. Trong cuốn “Đại Y Tinh Thành”, ông viết: “Khi một thầy thuốc vĩ đại chữa trị cho bệnh nhân, ông ta phải tập trung, bình tĩnh, đồng thời thoát khỏi mọi dục vọng và truy cầu.”

“Người thầy thuốc cần phải có một trái tim từ bi và muốn tự mình cống hiến để chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân. Nếu có người bệnh tật đến xin chữa trị, không nên hỏi người ta sang hay hèn, giàu hay nghèo, già hay trẻ, đẹp hay xấu, người thân hay kẻ thù, người Hán hay dân tộc thiểu số, người trí tuệ hay kẻ ngu dốt. Người thầy thuốc xem tất cả đều bình đẳng, và ông coi họ như những người thân thiết nhất…”

Ông sử dụng cách tiếp cận biện chứng để trị bệnh. Ông tin rằng nếu người bệnh biết cách tự chăm sóc và giữ gìn sức khỏe thì sẽ có thể vô bệnh. Chỉ cần “Lương y trị bệnh với các phương thuốc và châm cứu, thì bệnh nhân có thể hết bệnh, trời đất có thể tiêu tai ương”. Ông nhấn mạnh vào đạo đức nghề y và đối xử bình đẳng với mọi bệnh nhân. Ông nói: “Mạng người là quý giá nhất, ngàn lượng vàng dẫu quý, song một phương thuốc trị bệnh cho người ta còn quý hơn cả ngàn lượng vàng.”

Tôn Tư Mạc cũng cực kỳ coi trọng việc chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em. Ông đã viết các tác phẩm: “Phụ Nhân Phương” 3 quyển, “Thiếu Tiểu Anh Nhụ Phương” 2 quyển, rồi đưa vào bộ sách “Thiên Kim Yếu Phương”.

“Thiên Kim Yếu Phương” là bộ bách khoa toàn thư y học sớm nhất của Trung Quốc. Bộ sách bao gồm rất nhiều đề mục, từ cơ sở lý luận cho đến các khoa lâm sàng, từ lý thuyết cho đến phương pháp kê thuốc, bài thuốc, vị thuốc. Một phần trong cuốn sách là bộ tư liệu y học cổ.

Một phần khác trong cuốn sách là bộ bài thuốc được lưu truyền trong dân gian. Bộ sách này hấp thu tinh hoa của mọi trường phái, và được phổ biến rộng rãi cho đến tận ngày nay. Rất nhiều nội dung vẫn còn có tác dụng chỉ đạo, có giá trị học thuật cực kỳ cao, quả thật là báu vật ngàn vàng của y học Trung Quốc.

Nhờ thu thập kinh nghiệm lâm sàng từ thời Trương Trọng Cảnh cho đến thời Tôn Tư Mạc, đồng thời liệt kê từng thành tựu của các bài thuốc trong hàng trăm năm, bộ sách đã thể hiện sự uyên bác tột bậc và kỹ năng y học tinh xảo của Tôn Tư Mạc.

Người đời sau gọi “Thiên Kim Yếu Phương” là ông tổ của các sách y học.

Tôn Tư Mạc tôn sùng thuật dưỡng sinh và ông cũng tự mình thử nghiệm. Chính nhờ thông hiểu thuật dưỡng sinh mà dù đã hơn trăm tuổi, ông vẫn tai nghe mắt thấy tinh tường.

Ông lấy tư tưởng dưỡng sinh của Nho gia, Đạo gia, Phật gia và thuật dưỡng sinh của Ấn Độ đem kết hợp với lý thuyết dưỡng sinh của Trung Y.  Ông đã đưa ra rất nhiều phương pháp dưỡng sinh thiết thực mà dễ thực hành, và cho đến tận ngày nay, chúng vẫn có thể chỉ đạo sinh hoạt thường ngày của con người.

Ví dụ: “Một người nên bảo trì tâm thái cân bằng, không nên cứ một mực theo đuổi danh lợi. Người ta ăn uống cần phải điều độ, không nên ăn hay uống quá nhiều. Khí huyết cần phải chú ý lưu thông, không nên lười biếng lười vận động. Sinh hoạt thường ngày cần phải ổn định, không nên trái với quy luật tự nhiên…”

Tôn Tư Mạc cũng là người đầu tiên trên thế giới phát minh ra thuật dẫn niệu. Theo ghi chép trong lịch sử, một trong số những bệnh nhân của ông không thể đi tiểu được. Thấy người bệnh cực kỳ đau đớn, Tôn Tư Mạc nghĩ: “Đã quá muộn để dùng thuốc trị bệnh cho anh ta. Nếu có cách nào đó nhét một cái ống vào niệu đạo của anh ta, nước tiểu sẽ có thể đi ra ngoài một cách tự nhiên.”

Ông thấy một đứa trẻ nhà hàng xóm đang chơi đùa bằng cách thổi một cây hành lá. Cây hành lá này rất mỏng, dài và mềm. Vậy là Tôn Tư Mạc quyết định dùng cây hành này làm một cái ống và thử nghiệm. Ông chọn một cây hành lá thích hợp, hơ nhẹ nó, cắt bỏ phần đuôi nhọn, và rồi cẩn thận đưa nó vào niệu đạo của bệnh nhân.

Rồi ông thổi nhẹ vào chiếc ống. Đúng như ông đã dự đoán, nước tiểu chảy ra theo chiếc ống. Bụng dưới sưng phồng của bệnh nhân ngày càng nhỏ lại, và cuối cùng căn bệnh đã được cứu chữa.

Tôn Tư Mạc coi trọng tu thân dưỡng tính, cả đức hạnh và y thuật của ông đều cao siêu. Ông đã trở thành một nhân vật cực kỳ vĩ đại và nổi tiếng, được giới y học và nhiều thế hệ dân chúng vô cùng kính trọng.

Dịch từ:

http://www.minghui.org/mh/articles/2009/12/25/215055.html
http://clearwisdom.net/html/articles/2010/1/16/113945.html

The post Tôn Tư Mạc (Phần 2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/12/ton-tu-mac-phan-2.html/feed0
Tôn Tư Mạc (Phần 1)https://chanhkien.org/2010/12/ton-tu-mac-phan-1.htmlhttps://chanhkien.org/2010/12/ton-tu-mac-phan-1.html#respondSat, 18 Dec 2010 05:31:52 +0000https://chanhkien.org/?p=10060Tác giả: Sơn Hành Những kiệt tác y học lưu lại cho hậu thế của Tôn Tư Mạc Tôn Tư Mạc, còn được gọi là Dược vương Tôn Thiên Y, là thầy thuốc nổi tiếng thời cổ đại của Trung Quốc. Ông cũng là một người ứng dụng khí công vào thuật dưỡng sinh. Ông […]

The post Tôn Tư Mạc (Phần 1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Sơn Hành

Những kiệt tác y học lưu lại cho hậu thế của Tôn Tư Mạc

Tôn Tư Mạc là một thầy thuốc xuất chúng của Trung Quốc.

Tôn Tư Mạc, còn được gọi là Dược vương Tôn Thiên Y, là thầy thuốc nổi tiếng thời cổ đại của Trung Quốc. Ông cũng là một người ứng dụng khí công vào thuật dưỡng sinh.

Ông sinh vào thời Tây Ngụy. Tương truyền rằng ông sống đến năm 141 tuổi rồi đi tu tiên. Tôn Tư Mạc hồi nhỏ thường bị bệnh, do vậy ông đã quyết định học nghề y. Ông rất uyên bác thông hiểu kinh điển, lịch sử Trung Quốc và các học thuyết của Bách gia chư tử.

Mới lên 7 tuổi, ông đã có thể “Mỗi ngày đọc thuộc lòng 1.000 chữ”. Chính vì khả năng ghi nhớ kỳ lạ như vậy nên ông được người ta gọi là “Thánh đồng”.

Tới năm 20 tuổi, ông có thể đĩnh đạc đàm luận về học thuyết Lão Tử, Trang Tử, đồng thời cũng tinh thông việc biên soạn kinh điển Phật gia.

Vào thời Tùy Đường, Tôn Tư Mạc từ chối không ra làm quan. Đường Thái Tông Lý Thế Dân từng tự mình đích thân lên núi tiếp kiến ông.

Tôn Tư Mạc nổi danh với việc tổng kết kinh nghiệm lâm sàng và lý luận y học từ thời Đường trở về trước, từ đó biên soạn thành hai bộ kiệt tác y học: “Thiên Kim Yếu Phương” (Phương thuốc giá trị cả ngàn lượng vàng) và “Thiên Kim Dực Phương” (Phần bổ sung của ‘Thiên Kim Yếu Phương’). Bộ sách “Thiên Kim Yếu Phương” gồm 30 quyển, chia làm 232 chủ đề.

Cả đời Tôn Tư Mạc biên soạn hơn 80 bộ sách, ngoại trừ “Thiên Kim Yếu Phương” và “Thiên Kim Dực Phương” ra, còn có “Lão Tử Chú”, “Trang Tử Chú”, “Chẩm Trung Tố Thư” 1 quyển, “Hội Tam Giáo Luận” 1 quyển, “Phúc Lộc Luận” 3 quyển, “Nhiếp Sinh Chân Lục” 1 quyển, “Quy Kinh” 1 quyển cùng các tác phẩm khác.

Tôn Tư Mạc tin rằng: “Mạng người là quý giá nhất, ngàn lượng vàng dẫu quý, song một phương thuốc trị bệnh cho người ta còn quý hơn cả ngàn lượng vàng”. Thành ngữ “Thiên Kim” có nghĩa là “ngàn lượng vàng” cũng từ đó mà ra đời. Toàn bộ sách bao gồm 5.300 bài thuốc, trong đó tập hợp các phương thuốc phổ biến với nội dung rất phong phú.

Bộ sách là một kiệt tác tiêu biểu cho sự phát triển của y học đời Đường. Nó có ảnh hưởng lớn và đóng góp đáng kể cho sự phát triển của y học, nhất là các bài thuốc để lại cho hậu thế. Những kiệt tác này cũng đóng góp vào sự phát triển của y học tại Nhật Bản và Triều Tiên.

“Thiên Kim Dực Phương” cũng bao gồm 30 quyển. Tôn Tư Mạc đã viết tác phẩm này trong những năm tuổi già. Nó có quan hệ bổ sung toàn diện cho cuốn “Thiên Kim Yếu Phương”.

Ông chia cuốn “Kim Thiên Dực Phương” ra làm 189 chủ đề, bao gồm hơn 2.900 bài thuốc. Cuốn sách ghi lại 800 vị thuốc, đặc biệt chữa trị rất hiệu nghiệm cho các chứng bệnh như thương hàn, trúng phong, các bệnh vặt và chứng ung nhọt.

Dịch từ:

http://www.minghui.org/mh/articles/2009/12/25/215055.html
http://clearwisdom.net/html/articles/2010/1/16/113945.html

The post Tôn Tư Mạc (Phần 1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/12/ton-tu-mac-phan-1.html/feed0
Biển Thướchttps://chanhkien.org/2010/12/bien-thuoc.htmlhttps://chanhkien.org/2010/12/bien-thuoc.html#respondSat, 11 Dec 2010 13:04:44 +0000https://chanhkien.org/?p=9988Tác giả: Pingzi Ruo Biển Thước là một vị danh y nổi tiếng của Trung Quốc. Khi khám cho người bệnh, ông có thể thấy được nguyên nhân gốc rễ của căn bệnh đó. Một lần nọ, khi Biển Thước đến nước Tề, Tề Hoàn Công thiết đãi ông như thượng khách. Biển Thước vừa […]

The post Biển Thước first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Pingzi Ruo

Biển Thước. (Ảnh: The Epoch Times)

Biển Thước là một vị danh y nổi tiếng của Trung Quốc. Khi khám cho người bệnh, ông có thể thấy được nguyên nhân gốc rễ của căn bệnh đó.

Một lần nọ, khi Biển Thước đến nước Tề, Tề Hoàn Công thiết đãi ông như thượng khách. Biển Thước vừa nhìn qua Tề Hoàn Công, bèn tâu: “Bệ hạ có bệnh ở cơ bắp. Nếu không chữa trị, bệnh sẽ trầm trọng thêm”.

Vua Tề đáp lại “Ta thấy trong người rất khỏe”. Biển Thước nghe vậy bèn lui ra.

Năm ngày sau, Biển Thước quay lại yết kiến vua Tề và nói: “Bệ hạ có bệnh trong máu. Nếu không kịp thời chữa trị, bệnh sẽ trầm trọng thêm”.

Tề Hoàn Công trả lời “Ta thấy trong người rất khỏe”. Biển Thước lại cáo lui.

Năm ngày sau, Biển Thước lại vào yết kiến Tề Hoàn Công và nói: “Bệ hạ có bệnh trong dạ dày. Nếu không sớm chữa trị, bệnh sẽ trầm trọng thêm”. Tề Hoàn Công chẳng nói lời nào. Biển Thước lại cáo lui một lần nữa.

Năm ngày sau nữa, Biển Thước lại vào gặp Tề Hoàn Công. Vừa nhìn thấy vua Tề từ xa, Biển Thước liền đi mất. Một người hầu cận của Tề Hoàn Công thấy vậy liền hỏi Biển Thước vì sao ông lại rời đi. Biển Thước trả lời: “Khi bệnh còn ở cơ bắp, dược liệu có thể chữa trị được. Khi bệnh ở trong máu, châm cứu có thể chữa trị được. Khi bệnh ở trong dạ dày, rượu thuốc có thể chữa trị được. Nhưng khi bệnh đã vào đến tủy xương, thì ngay cả thần thánh cũng phải bó tay! Bệnh của Tề Hoàn Công đã vào đến tủy xương rồi, tôi không thể chữa trị được nữa”.

Sau năm ngày, quả nhiên Tề Hoàn Công thấy trong người đau nhức. Ông được đưa đến chỗ Biển Thước, nhưng lần này Biển Thước đã rời đi rồi. Chẳng bao lâu sau, Tề Hoàn Công qua đời.

Thậm chí ngày nay, các bác sĩ Trung Y vẫn phải học tập phương pháp bắt mạch của Biển Thước. Tác phẩm quan trọng bậc nhất mà Biển Thước để lại là “Hoàng Đế 81 Nạn Kinh”, một công trình đặt nền móng cho Trung Y, và đã có một ảnh hưởng quan trọng trong sự phát triển của y khoa Trung Quốc.

(Theo The Epoch Times)

The post Biển Thước first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/12/bien-thuoc.html/feed0
Chữa bệnh bằng cách loại bỏ độc trùng trong cơ thểhttps://chanhkien.org/2010/12/chua-benh-bang-cach-loai-bo-doc-trung-trong-co-the.htmlhttps://chanhkien.org/2010/12/chua-benh-bang-cach-loai-bo-doc-trung-trong-co-the.html#respondThu, 09 Dec 2010 17:02:34 +0000https://chanhkien.org/?p=9952Tác giả: Zhong Yi Các phương pháp và hình thức trị liệu của y học Trung Quốc thời cổ đại rất phong phú đa dạng, trong đó có một số nội dung mà có lẽ con người hiện đại khó lòng tiếp nhận nổi. Tuy nhiên, những việc đó xác thực là có tồn tại […]

The post Chữa bệnh bằng cách loại bỏ độc trùng trong cơ thể first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Zhong Yi

Hiệu quả chữa bệnh kỳ diệu của Trung Y khó có thể được con người thời nay tiếp nhận. (Ảnh: The Epoch Times)

Các phương pháp và hình thức trị liệu của y học Trung Quốc thời cổ đại rất phong phú đa dạng, trong đó có một số nội dung mà có lẽ con người hiện đại khó lòng tiếp nhận nổi. Tuy nhiên, những việc đó xác thực là có tồn tại vào thời cổ đại, còn được ghi chép và lưu lại trong lịch sử.

Phương pháp bắt trùng chữa bệnh trong Trung Y, không chỉ đơn giản như trục xuất ký sinh trùng gây bệnh trong nhận thức của Tây Y. Có một vài ví dụ cụ thể [về phương pháp này], mà nếu sử dụng Tây Y thì căn bản là không thể giải thích sáng tỏ nổi.

Trong sách “Danh Y Loại Án” có ghi: Vương Hải Tàng (danh y thời nhà Kim, học trò của Lý Đông Viên) nói: Có một người bệnh tên là Dương Thời, bị mắc chứng phong tấn công vào tim, ăn vào thứ gì cũng đều bị nôn ra, toàn thân héo gầy. Ông bèn cho người bệnh uống viên thuốc “Vạn bệnh tử uyển”. Uống được 20 ngày, bệnh nhân đi ngoài ra 5, 6 khối thịt hình thù giống như con cóc, cùng với nhiều mủ trắng, rồi khỏi bệnh. Còn có một viên quan Thị lang họ Triệu mắc bệnh, hễ ăn là nôn, mắt mờ không nhìn được. Người bệnh cũng uống viên “Vạn bệnh tử uyển”, thế là đi ngoài ra 5, 7 con rắn xanh và rất nhiều mủ độc. Sau đó khỏi bệnh.

Trong sách “Minh sử” có ghi chép: Đới Nguyên Lễ (một Ngự y thời nhà Minh, là học trò của Chu Đan Khê) tuân theo mệnh lệnh của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương (người sáng lập ra triều đại nhà Minh, làm vua từ năm 1368 đến 1398) chữa bệnh cho hoàng tử Yến Vương. Ông lấy những vị thuốc mà thầy thuốc trước đó đã dùng để đối chiếu, xem xét vì sao lại không có hiệu quả. Rồi ông hỏi Yến Vương thích ăn gì. Yến Vương nói thích ăn rau cần tây nhất. Đới Nguyên Lễ nói: Tôi biết nguyên nhân phát bệnh rồi. Thế là ông kê một phương thuốc thích hợp. Ngay trong tối hôm ấy, Yến Vương đi ngoài ra rất nhiều con châu chấu nhỏ, thế là khỏi bệnh.

Nôn ra một con châu chấu

Danh y Trần Sỹ Đạc trong sách “Bản Thảo Tân Biên” có ghi chép: Khi ông đi du lịch tại Hồ Bắc ở Hán Khẩu, có chủ nhân của một chiếc thuyền chở khách bị ho đã lâu ngày. Hỏi ông ấy vì sao mắc bệnh. Ông nói chiếc thuyền khi cập bến ở Tầm Giang, đang đêm có cơn lốc, trong khi ông bận rộn kêu lái thuyền chuẩn bị buồm và dây buộc thuyền, đột nhiên mưa xối vào lưng ông, cảm thấy lạnh buốt, từ đó ông bị ho khan mãi cho tới tận hôm nay. Càng ho thì trong lồng ngực càng cảm thấy ngứa, cho đến khi ho cảm thấy đau đớn, thổ huyết một trận thì mới tạm dừng ho.

Ông nói: Nhất định là mưa lạnh đã xuyên thấu qua phổi, khiến cho trong phổi đã sinh ra trùng rồi. Người chủ thuyền không tin. Không lâu sau ông ta sẽ đau ngực, rồi thổ huyết, làm sao cứu được nữa đây? Trần Sĩ Đạc bèn nói: hãy mau chóng uống nước ô mai đi. Ông ta uống xong quả nhiên đau đớn giảm đi nhiều, hỏi Trần Sĩ Đạc thế là tại làm sao. Trần Sĩ Đạc nói: Đó là phương pháp thử, để kiểm nghiệm xem có trùng hay không. Trùng mà gặp phải vị chua thì sẽ ẩn nấp. Ông uống nước ô mai thì đau đớn tạm giải trừ, nhất định là do trùng đang tác quái rồi. Ông ấy lúc đó mới chịu tin tưởng Trần Sĩ Đạc.

Thứ nước uống đặc biệt

Trần Sĩ Đạc dùng lá “vạn niên thanh” giã lấy nước, dùng rượu hòa vào trong một cái chén, bảo ông ta khi ngực đau thì mau chóng uống ngay vào. Buổi tối, quả nhiên ngực ông ta lại đau, uống thuốc vào thì cơn đau càng dữ dội, đau đến độ chết đi sống lại. Ông ta cảm thấy vô cùng khát nước, muốn uống trà. Trần Sĩ Đạc cấm ông ta uống, khuyên ông ta uống thêm Vạn niên thanh. Ông ta không chịu nghe, Trần Sĩ Đạc bèn ép ông ta uống. Sau khi ông ta uống xong thì càng đau đớn, yết hầu ngứa ran. Trần Sĩ Đạc nói: đó là trùng gặp thuốc đang muốn chạy ra ngoài đó, hãy mau chóng uống vạn niên thanh nữa đi. Ông ta bèn uống nữa, uống xong thì bắt đầu hộc máu, con trùng cùng với máu đồng thời phun ra. Con trùng đó dài khoảng 1 đốt ngón tay rưỡi, to bằng ngón tay, thân trông như con dế mèn. Chân nó dài như con bọ ngựa, đầu nó màu tím hồng, dưới ánh đèn sáng nhìn thấy trên đầu nó có 2 cái xúc tu dài 1 đốt ngón tay, trên lưng có cánh chưa mục đủ, bụng còn chưa đủ lớn. Con trùng còn ôm theo một khối máu tụ to bằng ngón tay.

Bắt trùng chữa bệnh là một phương pháp trị liệu vẫn được áp dụng bởi các bác sỹ Trung Y hàng đầu cho tới tận thế kỷ 20. Trong sách “Bồ Phụ Chu y án” ghi lại câu chuyện Bồ Phụ Chu dùng “Ôn bạch hoàn” để trị bệnh “Trùng cổ” (có triệu chứng gần giống với bệnh gan xơ cứng trướng nước) cho người cậu ruột. Cậu ông uống xong thì nôn ra 2 con trùng, dài 8 đốt ngón tay, to như cái quản bút, màu vàng hình dạng giống như con lươn. Trong sách “Vương Miên Chi phương tề học giảng cảo” có ghi chép: một bệnh nhân nọ dùng “Miết giáp tiên hoàn”, “Chu xa hoàn” để trị bệnh bụng trướng nước, khi đang đi trên đường thì đột ngột muốn đi đại tiện. Đại tiện ra một thứ có màu xanh lục. Căn bệnh bụng phình trướng nước lập tức khỏi ngay.

Mặc dù người ta lảng tránh thảo luận về những chuyện này ở Trung Quốc ngày nay, nhưng dù sao đi nữa đó cũng là những hiện tượng đã được ghi chép lại.

(Theo The Epoch Times)

The post Chữa bệnh bằng cách loại bỏ độc trùng trong cơ thể first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/12/chua-benh-bang-cach-loai-bo-doc-trung-trong-co-the.html/feed0
Khám phá Trung Y: 12 thời thần và nhân thểhttps://chanhkien.org/2010/06/kham-pha-trung-y-12-thoi-than-va-nhan-the.htmlhttps://chanhkien.org/2010/06/kham-pha-trung-y-12-thoi-than-va-nhan-the.html#respondMon, 28 Jun 2010 14:54:20 +0000http://chanhkien.org/?p=6371Tác giả: Thạch Ngọc Khôn [Chanhkien.org] Thân thể người (nhân thể) có một quy tắc thời gian. “Cái chuông sinh mệnh của nhân thể” (đồng hồ sinh học) chạy đến đâu, thân thể người muốn làm gì, thì thân thể người tự nhiên biết ngay. Bởi vậy, ăn uống, nghỉ ngơi, bài tiết, v.v. thông […]

The post Khám phá Trung Y: 12 thời thần và nhân thể first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Thạch Ngọc Khôn

Nguồn hình: Chánh Kiến sưu tầm và thiết kế.

[Chanhkien.org] Thân thể người (nhân thể) có một quy tắc thời gian. “Cái chuông sinh mệnh của nhân thể” (đồng hồ sinh học) chạy đến đâu, thân thể người muốn làm gì, thì thân thể người tự nhiên biết ngay. Bởi vậy, ăn uống, nghỉ ngơi, bài tiết, v.v. thông thường đều có quy luật. Cái “chuông” này không chỉ biết nhắc nhở con người lúc nào nên làm gì, nó còn có thể ngưng vận hành nếu bạn cứ mãi vi phạm chỉ lệnh của nó. Ở nơi sâu xa, có một “thần linh” đang nghiêm khắc thao túng, coi sóc những sự việc này.

Như vậy, “cái chuông” của nhân thể và cái chuông thời gian trong sinh hoạt hằng ngày của chúng ta có quan hệ gì? Chúng có liên thông và liên kết cẩn mật với nhau.

Khí huyết là tinh vi, là tinh hoa của nhân thể, nhất định có tính lưu động. Người xưa cho rằng khí huyết là thông qua kinh lạc chảy vào các bộ phận của cơ thể, đẩy chất dinh dưỡng vào nội tạng, tay chân và bách mạch. Sự lưu hành này cung cấp dinh dưỡng cho kết cấu của lục phủ ngũ tạng, đều gồm có tiết luật thời gian lên xuống như thuỷ triều.

“12 thời thần” (*), là lấy khoảng thời gian từ sáng đến đêm tối phân ra 12 đoạn, dùng Địa Chi đặt tên cho mỗi đoạn thời gian. Quan hệ giữa 12 thời thần và 24 tiếng đồng hồ như sau:

Giờ Tý (23 giờ đêm – 1giờ sáng), giờ Sửu (1-3 giờ sáng), giờ Dần (3-5 giờ sáng), giờ Mão (5-7 giờ sáng), giờ Thìn (7-9 giờ sáng), giờ Tị (9-11 giờ sáng), giờ Ngọ (11-13 giờ chiều), giờ Mùi (13-15 giờ chiều), giờ Thân (15-17 giờ chiều), giờ Dậu (17-19 giờ tối), giờ Tuất (17-19 giờ tối), giờ Hợi (21-23 giờ đêm).

Đường dây chủ yếu của nó là bắt đầu từ kinh phế (phổi) (3-5 giờ sáng), đến đại trường (ruột già) (5-7 giờ sáng), vị (dạ dày) (7-9 giờ sáng), tỳ (lá lách) (9-11 giờ sáng), tim (tâm) (11-13 giờ chiều), tiểu trường (ruột) (13-15 giờ chiều) bàng quang (bọng đái) (15-17 giờ chiều), thận (17-19 giờ tối), tâm bào (màng tim) (19-21 giờ tối), tam tiêu (21-23 giờ tối), đởm (túi mật) (23 giờ tối – 1 giờ sáng), can (gan) (1-3 giờ sáng).

Mỗi kinh mạch là tương ứng với một thời thần. Vì vậy, đối với những bệnh tật trầm trọng của một nội tạng, thì cái chuông sinh mệnh của bệnh nhân luôn luôn chạy đến bộ vị của thời thần ấy thì đình chỉ lại.

Trong quá khứ, những người tu Đạo biết được quy luật tuần hoàn của kinh lạc, khí và huyết. Vì vậy, trong dân gian mới có phương pháp điểm huyệt, đó là căn cứ vào phương hướng cái chuông sinh mệnh của nhân thể. Lúc khí huyết chạy đến vị trí huyệt đặc định của một kinh mạch, chỉ cần điểm vào một cái, thì sẽ khiến cơ thể không nhúc nhích được, hay là không thể ngồi dậy được, và nó sẽ tự động giải khai. “Người thông thường coi đó là một màn biểu diễn, còn người hiểu biết thì coi đó là một môn Đạo”. Người biết khí huyết, chỉ cần điểm môt cái thì sẽ giải khai.

* * * * *

Chú thích của người dịch:

(*) Thời gian tính theo cách tính giờ của người xưa, 1 ngày là 12 thời thần.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2003/1/28/20213p.html

The post Khám phá Trung Y: 12 thời thần và nhân thể first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/06/kham-pha-trung-y-12-thoi-than-va-nhan-the.html/feed0
Giai thoại về công dụng của Ngưu Hoànghttps://chanhkien.org/2009/09/giai-thoai-ve-cong-dung-cua-nguu-hoang.htmlhttps://chanhkien.org/2009/09/giai-thoai-ve-cong-dung-cua-nguu-hoang.html#respondThu, 24 Sep 2009 22:46:15 +0000https://chanhkien.org/?p=2915Tác giả: Thiên Nhất [Chanhkien.org] Trong y học Trung Quốc, Ngưu Hoàng thường được sử dụng để chữa trị các loại bệnh về răng miệng. Nó có tác dụng đặc biệt đối với các bệnh như đau răng, viêm lợi. Các nha sĩ phương Tây sử dụng các thiết bị phức tạp và dược phẩm, […]

The post Giai thoại về công dụng của Ngưu Hoàng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Thiên Nhất

Biển Thước.

[Chanhkien.org] Trong y học Trung Quốc, Ngưu Hoàng thường được sử dụng để chữa trị các loại bệnh về răng miệng. Nó có tác dụng đặc biệt đối với các bệnh như đau răng, viêm lợi. Các nha sĩ phương Tây sử dụng các thiết bị phức tạp và dược phẩm, trong khi các bác sĩ Trung Quốc có thể chữa các loại bệnh cấp về răng miệng bằng Ngưu Hoàng.

Ở Trung Quốc, Ngưu Hoàng đã được dùng như một loại thuốc trong hơn hai nghìn năm qua. Cuốn từ điển cổ ngữ về các loại thảo mộc cơ bản của Thần Nông đã phân các loại thuốc Trung Quốc thành nhiều hạng khác nhau và xếp Ngưu Hoàng vào hạng được đánh giá cao nhất. Vì Ngưu Hoàng có thể hạ sốt và giải độc, nó thường được sử dụng để chữa sốt cao, bất tỉnh (ngất xỉu), chứng co giật, đột quỵ, động kinh, và những bệnh khác.

Ngưu Hoàng là một loại sỏi kết thành trong mật một con bò cái bị ốm. Khi bị đau đớn vì nó, con bò trở nên gầy mòn, ăn ít cỏ, và cần uống nhiều nước. Nó không đủ khoẻ để bước đi và mắt của nó chuyển sang màu đỏ. Cuối cùng nó chết vì ốm. Ngưu Hoàng hình thành một cách tự nhiên là thường được tính theo giá của cuộc đời của một con bò, và vì thế mà nó rất đắt.

Có một câu chuyện thú vị về Biển Thước và Ngưu Hoàng. Biển Thước là một thầy thuốc nổi tiếng thời Trung Quốc cổ đại, là người có khả năng siêu phàm và chữa khỏi bệnh cho rất nhiều người. Một ngày nọ, Biển Thước kiếm được một viên Thanh Mông thạch (một dạng khoáng chất do quá trình axít hoá) cho người hàng xóm của mình, ông Cố Dương Văn. Biển Thước dự tính nghiền nó thành bột để chữa bệnh đột quỵ và bệnh liệt của ông Cố Dương Văn. Bỗng nhiên, Biển Thước nghe thấy những tiếng động bên ngoài nhà mình và ông hỏi nguyên nhân. Dương Bảo, con trai của Dương Văn, đang bảo một người giết một con bò cái 10 năm tuổi của nhà họ Dương, con vật đã bị ốm từ 2 năm trước. Sau khi con bò cái bị giết, Dương Bảo tìm thấy một viên sỏi trong túi mật của nó. Biển Thước chú ý đến viên sỏi và hỏi Dương Bảo liệu ông có thể lấy nó không. Dương Bảo cười và bảo, “Đại phu, ông muốn dùng nó để làm thuốc hả?” Sau đó ông đặt viên sỏi bên cạnh viên Thanh Mông thạch.

Lúc này,tự nhiên Dương Văn bị đột quỵ. Biển Thước nhào tới ông ta và nhìn vào mắt ông ta đang trợn ngược lên, nôn khan, chân tay ông ta thì lạnh, hơi thở thì ngắn. Ông ta đang trong tình trạng nguy kịch. Biển Thước nói với Dương Bảo, “Nhanh lên, mau đưa cho ta viên Thanh Mông thạch mà ta để ở trên bàn”. Dương Bảo chạy tới nhà Biển Thước và mang thuốc về. Biển Thước không có thời giờ để xem nó rồi nhanh chóng nghiền nó thành bột. Sau đó ông ước lượng một thang và cho Dương Văn uống. Chẳng mấy chốc, Dương Văn dứt cơn co giật, hơi thở trở nên ổn định, và ông ta đã khôi phục sự tỉnh táo.

Khi Biển Thước trở về nhà, ông phát hiện ra viên Thanh Mông thạch vẫn còn ở trên bàn, trong khi Ngưu Hoàng thì biến mất. Ông hỏi người nhà, “Ai đã lấy Ngưu Hoàng đi rồi?”. Người nhà ông nói, “Dương Bảo đến để lấy thuốc và anh ta bảo làm theo những gì ông bảo”. Sự ngẫu nhiên này khiến cho Biển Thước suy nghĩ, “Phải chăng Ngưu Hoàng có khả năng làm hết khó thở và điều hòa hệ thống hô hấp?” Ngày hôm sau, ông chủ tâm sử dụng Ngưu Hoàng trong thuốc của Dương Văn thay thế cho Thanh Môn thạch. Ba ngày sau, tình trạng của Dương Văn cải thiện một cách thần kỳ. Ông ta không chỉ hết co giật mà còn cử động được tay chân bị liệt của mình.

Từ trường hợp này, Biển Thước kết luận, “Do Ngưu Hoàng được ngâm trong túi mật của con bò trong một thời gian dài, vì vậy tính hàn của nó có thể thấu tới tim và gan của người bệnh. Nó có thể lọc tim, thông các mạch, điều hòa gan và chữa liệt”.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2003/2/18/20430.html

http://www.pureinsight.org/pi/index.php?news=1502

The post Giai thoại về công dụng của Ngưu Hoàng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2009/09/giai-thoai-ve-cong-dung-cua-nguu-hoang.html/feed0
Khám phá Trung Y: Chẳng trách điểm huyệt không có tác dụng đối với tôi!https://chanhkien.org/2009/05/kham-pha-trung-y-chang-trach-diem-huyet-khong-co-tac-dung-doi-voi-toi.htmlhttps://chanhkien.org/2009/05/kham-pha-trung-y-chang-trach-diem-huyet-khong-co-tac-dung-doi-voi-toi.html#respondMon, 25 May 2009 21:13:09 +0000https://chanhkien.org/?p=1863Tác giả: Tống Thần Quang [Chanhkien.org] Theo quan điểm của Trung Y, cơ thể người có mười hai kinh mạch, mười lăm mạch lạc, ngoài ra còn có kỳ kinh bát mạch. Mười hai kinh mạch có mối quan hệ liên thông với lục phủ ngũ tạng, thông qua mạch lạc, và liên tiếp nối […]

The post Khám phá Trung Y: Chẳng trách điểm huyệt không có tác dụng đối với tôi! first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tống Thần Quang

[Chanhkien.org] Theo quan điểm của Trung Y, cơ thể người có mười hai kinh mạch, mười lăm mạch lạc, ngoài ra còn có kỳ kinh bát mạch. Mười hai kinh mạch có mối quan hệ liên thông với lục phủ ngũ tạng, thông qua mạch lạc, và liên tiếp nối vào nhau. Người ta tin rằng khí liên tục tuần hoàn nội tại trong kinh mạch. Khi mà khí đến vị trí của huyệt vị, thì người ta dùng tay ấn vào đó, và cổ nhân gọi phương pháp này là “Tý Ngọ lưu chú”,”phi đằng bát pháp” và “linh bát pháp”.

Trong kỳ kinh bát mạch, có hai mạch đặc biệt được gọi là “nhâm” và “đốc”. Nhâm mạch bắt đầu từ huyệt hội âm, chạy lên trên, men theo đường giữa mặt trước của cơ thể người và kết thúc tại huyệt “thừa tương” ở bên dưới môi dưới. Đốc mạch cũng bắt đầu từ huyệt hội âm, men theo đường giữa mặt sau của cơ thể người mà đi lên, qua đỉnh đầu, và kết thúc tại huyệt “nhân trung” ở phía trên môi trên. Có thể nói là nhâm mạch chịu trách nhiệm cho phần mặt âm của cơ thể, trong khi đốc mạch chịu trách nhiệm cho phần mặt dương của cơ thể. Hai mạch nhâm và đốc này hình thành nên vòng tuần hoàn “tiểu chu thiên”. Trung Y giảng, khi tiểu chu thiên được thông rồi thì bách bệnh đều không còn tồn tại nữa. Trên thực tế chính là tu luyện chứ không phải là châm cứu có thể đả thông vòng tuần hoàn tiểu chu thiên. Nhưng cả hai phương pháp này đều đồng ý rằng việc đả thông kinh lạc giúp cho cơ thể khỏe mạnh.

“Tý Ngọ lưu chú”,”phi đằng bát pháp” và “linh bát pháp” là các phương pháp trị bệnh bằng cách điểm huyệt một số lần nhất định trong ngày. Việc dùng đúng những phương pháp này có thể tăng cường hiệu quả trị bệnh. Trước đây tôi thường hay sử dụng những phương pháp này để tự điều chỉnh thân thể. Mỗi khi bị bệnh rồi sử dụng phương pháp này thì tôi thấy nó cũng có tác dụng khá tốt.

Sau đó, có người giới thiệu cho tôi Pháp Luân Công. Tôi đã đọc Chuyển Pháp Luân và thấy rằng thật là thần kỳ: Pháp Luân Công khai mở tất cả các kênh năng lượng trong cơ thể ngay khi bạn bắt đầu tập, trong khi phải mất tới cả chục năm để đạt được điều đó trong các công pháp khác. Do đó, tôi bắt đầu tập Pháp Luân Công.

Một thời gian sau, tôi cảm thấy cơ thể mình thay đổi – tôi thấy mình tràn đầy năng lượng. Mặc dù đôi khi tôi cảm thấy không được khỏe, tôi biết rằng đó chỉ là biểu hiện của nghiệp bệnh. Nhưng do tôi đã có một quá trình nghiên cứu lâu dài đối với Trung Y, tôi đã thử phương pháp điểm huyệt kia để làm giảm bớt sự khó chịu. Tuy nhiên, nó không có tác dụng đối với tôi bất kể tôi có cố gắng thế nào. Thật là kỳ lạ, nhưng sự khó chịu ấy lại biến mất ngay khi mà tôi tập các bài công pháp Pháp Luân Công.

Tôi tự hỏi tại sao khả năng y học của tôi lại suy giảm đến như vậy, nhưng khi tôi thao tác trên các bệnh nhân mà không phải là học viên, nó hoạt động rất tốt. Và rồi cuối cùng tôi đã hiểu ra: Các kênh năng lượng của người tập Pháp Luân Công ngày càng trở nên rộng hơn, và cuối cùng, tất cả các kênh năng lượng nối liền với nhau làm một và khi đó cả cơ thể đã ở trong trạng thái “không mạch không huyệt”. Tôi cũng đã hiểu ra rằng đối với học viên, sự khó chịu không phải có nguyên nhân từ bệnh tật, mà đó chỉ là sự chuyển động của các dòng năng lượng (công). Chẳng trách điểm huyệt không có tác dụng đối với tôi!

18-01-2009

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2009/1/18/57322.html
http://www.pureinsight.org/node/5707

The post Khám phá Trung Y: Chẳng trách điểm huyệt không có tác dụng đối với tôi! first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2009/05/kham-pha-trung-y-chang-trach-diem-huyet-khong-co-tac-dung-doi-voi-toi.html/feed0
Chuyện kể Trung Y: Trung Y Chúc Dohttps://chanhkien.org/2009/04/nhung-chuyen-ke-trung-y-trung-y-chuc-do.htmlhttps://chanhkien.org/2009/04/nhung-chuyen-ke-trung-y-trung-y-chuc-do.html#respondTue, 07 Apr 2009 08:41:03 +0000https://chanhkien.org/?p=1582Tác giả: Tống Thần Quang [Chanhkien.org] Trong “Hoàng Đế nội kinh”, “Di tinh biến khí luận thiên”, có đề cập đến “Chúc Do”. Hoàng Đế có nghe thuyết cách chữa bệnh thời cổ đại, các vật chất tinh vi có thể được di nhập vào nội thể dùng phương pháp Chúc Do và giúp trị […]

The post Chuyện kể Trung Y: Trung Y Chúc Do first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tống Thần Quang

[Chanhkien.org] Trong “Hoàng Đế nội kinh”, “Di tinh biến khí luận thiên”, có đề cập đến “Chúc Do”. Hoàng Đế có nghe thuyết cách chữa bệnh thời cổ đại, các vật chất tinh vi có thể được di nhập vào nội thể dùng phương pháp Chúc Do và giúp trị bệnh.

Tên Chúc Do đến từ đâu? Theo Kinh Dịch, ‘Chúc’ nghĩa là làm hài lòng chư Thần, và ‘Do’ nghĩa là nguyên do, nguyên cớ. Vì thế, ‘Chúc Do’ nghĩa là cầu chư Thần ban phúc, tiêu trừ tai họa.

Trước đây tôi có một cuốn sách về Chúc Do. Có khoảng mười ngàn câu chú [điều], và mỗi loại bệnh tật cần một loại câu chú khác nhau – nó rất khó nhớ. Thật là khó khăn để học các kỹ năng mà không được chân truyền. Vì vậy, tôi chỉ đọc một vài trang trước khi đặt nó xuống. Sau đó tôi nhận ra rằng có quá nhiều bệnh tật mà không thể chữa được bằng Chúc Do. Không nghi ngờ gì là có một phần riêng biệt là Chúc Do trong Trung Y. Ngoài ra, một số bệnh tật rất nặng mà niệm chú không có tác dụng.

Một lần tôi nghe một câu chuyện có một khí công sư cố chữa cho một bệnh nhân tăng ure-huyết vì có vấn đề về quả cật. Vài người với thiên mục khai mở nhìn thấy một linh thể giống như một loài cá piranha [1] ở trên đầu của bệnh nhân. Khí công sư đó không có khả năng để loại bỏ được linh thể. Thực tế là, có rất nhiều nguyên nhân vì sao một vài bệnh khó chữa. Lấy một ví dụ, trước đây có một khí công sư đa tu luyện rất nhiều năm và phát minh ra phương pháp trị bệnh ung thư. Tuy nhiên, sau đó khí công sư này chết vì khối u não.

Sau khi thành một thầy thuốc Trung Y trong nhiều năm, tôi có thể nói bệnh nào không thể chữa sau chỉ một lần tiếp xúc với bệnh nhân. Nhưng nếu một thầy thuốc cứ khăng khăng chữa những bệnh đó, họ có thể tự mình mang bệnh và ngay cả mang rắc rối đến những thành viên trong gia đình họ.

Sau khi tu luyện Pháp Luân Công, tôi cảm nhận sâu sắc rằng làm một học viên Pháp Luân Công thật may mắn. Trong hàng chục triệu các học viên Đại Pháp, có bao nhiêu căn bệnh mà không thể chữa được bởi Tây Y hoặc Trung Y? Đặc biệt là đối với các học viên Pháp Luân Công các bệnh này đều chữa khỏi. Điều này giúp tôi thực sự hiểu rõ [câu] “Phật Pháp vô biên” có nội hàm vĩ đại [như thế nào]. Kinh nghiệm của tôi cũng làm cho tôi cảm thấy sâu sắc rằng, đối với người sáng lập của Pháp Luân Công, đã hy sinh rất nhiều cho những học viên của mình, điều mà các học viên sẽ không thể nào nhận thức hết được. Thật sự là may mắn cho một người sống trong thời kỳ lịch sử này.

Ở đây tôi muốn nói với mọi người: xin vui lòng hãy thức tỉnh, vì cơ hội này chỉ đến một lần.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/12/15/56604.html
http://www.pureinsight.org/node/5656

The post Chuyện kể Trung Y: Trung Y Chúc Do first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2009/04/nhung-chuyen-ke-trung-y-trung-y-chuc-do.html/feed0
Sâm và các phương thuốc kháchttps://chanhkien.org/2009/02/sam-va-cac-phuong-thuoc-khac.htmlhttps://chanhkien.org/2009/02/sam-va-cac-phuong-thuoc-khac.html#respondTue, 24 Feb 2009 08:16:04 +0000https://chanhkien.org/?p=1360Tác giả: Tống Thần Quang [Chanhkien.org] Một hôm, một bác sĩ Trung Y nói rằng một bệnh nhân của ông cho rằng Trung Y không thể sánh kịp với những loại thuốc thảo dược hiện nay. Một số phương thuốc có cả vài chục vị hợp thành, trong khi các toa thuốc Trung Y, chẳng […]

The post Sâm và các phương thuốc khác first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tống Thần Quang

[Chanhkien.org] Một hôm, một bác sĩ Trung Y nói rằng một bệnh nhân của ông cho rằng Trung Y không thể sánh kịp với những loại thuốc thảo dược hiện nay. Một số phương thuốc có cả vài chục vị hợp thành, trong khi các toa thuốc Trung Y, chẳng hạn như sâm, chỉ có duy nhất một vị.

Một thông dịch viên làm việc thông dịch qua nhiều năm nay đã cảm thấy thiếu sinh lực và yếu ớt, đến độ ông gặp khó khăn khi nói chuyện. Ông đã thử nhiều phương thuốc nhưng vẫn không thấy khả quan. Rồi ông tìm đến một bác sĩ Trung Y. Vị bác sĩ này bảo ông ngậm một miếng sâm. Cách này làm cho triệu chứng bệnh của ông khỏi.

Tại sao các phương thuốc chứa nhiều vị lại không có hiệu lực hơn một miếng sâm?

Theo cuốn “Thần Nông bản thảo kinh”, sâm có vị ngọt và hơi lạnh. Nó đặc biệt tốt cho các nội tạng quan trọng. Khoa học hiện đại có thể phân tích các vị trong Trung Y, nhưng vẫn không đạt tới tinh túy thực sự của nó. Thực ra, đặc tính của các vị trong Trung Y thì không thể nào tách ra được. Đặc tính của Trung Y nghiên cứu về bản chất của Âm và Dương (lạnh, mát, ấm và nóng) và vị của nó (ngọt, cay, mặn, chua, và đắng). Mỗi vị có thể được chia theo bản chất và đặc tính. Ví dụ, vị ngọt có thể làm gia tăng tuần hoàn máu và tăng cường sinh lực.

Đặc tính mà sâm có được có mối quan hệ với môi trường mà nó mọc. Sâm hoang dã thường mọc ở sườn núi với độ cao từ 500 đến 1.100 mét. Nó thường được tìm thấy ở núi Trường Bạch và Tiểu Hưng An Lĩnh ở Đông Bắc Trung Quốc. Chữ “sơn” tiếng Hoa đến từ quẻ “Cấn” trong Bát Quái. Quẻ này mang nhiều Âm hơn Dương và đối ứng với tính hàn lạnh của núi. Vì thế, sâm có một chút tính hàn. Nhưng sâm mọc trên sườn núi, tức là ở bên mặt Dương của núi, vì thế sâm cũng có một chút tính Dương. Thêm vào đó, quẻ “Cấn” thuộc về yếu tố “Thổ” mang tính ngọt, và vì thế sâm có phần tính Dương của ngọt.

Trong số các bộ phận nội tạng của chúng ta, lá lách và bụng thuộc về tính Thổ, mà theo Trung Y là gốc của năng lượng. Vì thế, phần Dương của tính ngọt trong sâm có thể củng cố tính Dương của lá lách và bụng, theo đó mang năng lượng đến khắp toàn thân.

Cổng vào núi Trường Bạch (từ Wikipedia).

Đây là lý do tại sao những phương thuốc khác không thể sánh được với hiệu quả chữa lành bệnh của sâm. Nhưng dĩ nhiên, tại một tầng thứ thâm sâu hơn, sâm và các yếu tố khác của Trung Y có hiệu quả bởi vì chúng được truyền cấp cho con người bởi Thần. Trung Y chính là một món quà của Thần cho nhân loại.

Ngày 5, tháng 12 , 2008

Dịch từ:

http://www.pureinsight.org/node/5655

The post Sâm và các phương thuốc khác first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2009/02/sam-va-cac-phuong-thuoc-khac.html/feed0
Khám phá Trung Y: Một phương pháp cầm máu dị thườnghttps://chanhkien.org/2009/02/kham-pha-trung-y-mot-phuong-phap-cam-mau-di-thuong.htmlhttps://chanhkien.org/2009/02/kham-pha-trung-y-mot-phuong-phap-cam-mau-di-thuong.html#respondTue, 03 Feb 2009 04:53:37 +0000https://chanhkien.org/?p=1307Tác giả: Tống Thần Quang [Chanhkien.org] Một hôm, tôi đi ngang một trung tâm trị liệu. Có nhiều bệnh nhân đang đứng xếp hàng. Một trong những người đó có người trông rất là lo lắng, đang ấn ngón tay trái của mình lên cánh tay phải. Tôi bước đến anh ta và đã hỏi […]

The post Khám phá Trung Y: Một phương pháp cầm máu dị thường first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tống Thần Quang

[Chanhkien.org] Một hôm, tôi đi ngang một trung tâm trị liệu. Có nhiều bệnh nhân đang đứng xếp hàng. Một trong những người đó có người trông rất là lo lắng, đang ấn ngón tay trái của mình lên cánh tay phải. Tôi bước đến anh ta và đã hỏi xem anh ta có chuyện gì không. Anh ta nói rằng anh ta là đầu bếp và đã cắt nhầm mình trong lúc xắt thịt. Vết cắt rất sâu và nghiêm trọng. Bác sĩ đã không có thời gian khám cho anh ta bởi vì ông đang giúp đỡ một bệnh nhân bị bỏng nước sôi. Cách chữa trị thật sự rất đơn giản. Tôi bảo anh đầu bếp, “Hãy đi vào phòng tắm và cho nước tiểu lên vết cắt. Nó sẽ cầm máu.” Hai ngày hôm sau, tôi đã gặp lại anh đầu bếp. Anh bảo tôi điều này có hiệu quả. Tôi đã nhìn vào ngón tay anh ta, và tôi đã thấy nó đã lành hẳn mà cũng không có sẹo.

Làm sao nước tiểu có thể cầm máu?

Theo y học Tây phương hiện đại, chất cấu thành chính của nước tiểu là nước. Cộng thêm, nó có chất urê, acid uric, creatine, creatinine, acid amino, amine, acid hippuric, acid glucuronic, acid lactic, và acid β-hydroxybutyric. Vì thế theo những gì mà y học Tây phương được biết, thì khó mà biết được là những chất nào trong này đã có thể cầm máu.

Tuy nhiên, y học Trung Quốc vận dụng lý thuyết âm dương và ngũ hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Mỗi bộ phận trong thân thể mang tính âm hoặc dương và tương xứng với một trong năm nhân tố của kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Nước tiểu đi qua một vài nội tạng vì thế nó cũng được quy định bởi những đặc tính này. Các cơ chế vận hành tự động và có một mối quan hệ cân bằng. Nếu một người thấu hiểu về những lý thuyết của y học Trung Quốc, điều này dễ dàng thấy được những nguyên lý vốn có trong nước tiểu có thể dùng để cầm máu.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/11/5/55780.html
http://www.pureinsight.org/node/5644

The post Khám phá Trung Y: Một phương pháp cầm máu dị thường first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2009/02/kham-pha-trung-y-mot-phuong-phap-cam-mau-di-thuong.html/feed0
Chữa bệnh ở phần trên cơ thể từ phần dưới cơ thểhttps://chanhkien.org/2008/12/chua-benh-o-phan-tren-co-the-tu-phan-duoi-co-the.htmlhttps://chanhkien.org/2008/12/chua-benh-o-phan-tren-co-the-tu-phan-duoi-co-the.html#respondWed, 31 Dec 2008 08:48:02 +0000https://chanhkien.org/?p=1087Tác giả: Tống Thần Quang [Chanhkien.org] Trong một cuộc viếng thăm, tôi đưa chuyên đề nghiên cứu về Trung y cho một nhóm đồng nghiệp. Sau đó, tôi trình bày một số phương pháp chữa trị trên hai bệnh nhân. Bệnh nhân đầu tiên đau vai và cổ đã được ba tháng. Ông ấy đã […]

The post Chữa bệnh ở phần trên cơ thể từ phần dưới cơ thể first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tống Thần Quang

[Chanhkien.org] Trong một cuộc viếng thăm, tôi đưa chuyên đề nghiên cứu về Trung y cho một nhóm đồng nghiệp. Sau đó, tôi trình bày một số phương pháp chữa trị trên hai bệnh nhân.

Bệnh nhân đầu tiên đau vai và cổ đã được ba tháng. Ông ấy đã thử châm cứu, vật lý trị liệu, mát xa, v.v… nhưng đều không có hiệu quả. Lúc đó, ông ấy hầu như không thể nâng tay lên cao được. Tôi chữa cho ông ta bằng cách ấn vào hai huyệt trên chân ông ta bằng một que gỗ nhỏ bằng cây bút, và chỉ trong vòng hai phút, bệnh nhân có thể nâng tay lên được.

Bệnh nhân thứ hai bị cứng cổ trong vài ngày. Ông ta đã thử mát xa, chườm nóng nhưng đều vô hiệu. Dựa vào tình trạng của bệnh nhân, tôi ấn bốn huyệt châm cứu trên vai và chân của ông ta. Ngay lập tức, nỗi đau trên cổ của ông ấy biến mất, và ông có thể xoay cổ tự nhiên.

Căn bệnh ở cổ và vai của cả hai bệnh nhân đều được chữa trị từ chân. Phương pháp này có tên là “Từ thân dưới mà trị bệnh ở thân trên.” Thực sự không phải châm cứu, vật lí trị liệu, mát xa vô hiệu, nhưng những phương pháp này không phải cách trị liệu cho trường hợp của những bệnh nhân này.

Trung y giảng âm dương bình hành. Phần trên cơ thể là dương, phần dưới là âm. Do đó, cổ và vai là dương, còn chân là âm. Có những kinh lạc nối giữa cổ, vai và chân. Vì vậy, đạo lí trị bệnh thật ra rất đơn giản. Từ phần âm cơ thể mà trị bệnh ở phần dương cơ thể, làm cho âm dương điều hòa thì bệnh tật có thể tiêu trừ. Tuy vậy, nói lúc nào cũng dễ hơn làm. Để có thể thật sự chữa được, người thầy thuốc cần quan sát bệnh trạng thật kỹ càng.

Trung y có nói bệnh tật dễ đến nhưng khó đi. Từ đó có thể nhận thấy để trị một căn bệnh rất khó. Hơn thế nữa, người dân bình thường khó có thể đủ khả năng chi trả chi phí cho các phương pháp trị liệu trên thế giới hiện nay nếu họ mắc phải một căn bệnh lạ.

Tuy nhiên, có một tin tốt lành. Mười sáu năm về trước, một bộ công pháp đã tiết lộ nguyên nhân căn bản của bệnh tật. Bộ công pháp này là Pháp Luân Công. Ngày nay, Pháp Luân Công đã lan truyền ra xã hội, chữa miễn phí tất cả các bệnh tật bấy lâu nay thách thức các bác sĩ Trung và Tây y. Pháp Luân Công nói cho mọi người biết rằng để có thể hoàn toàn không mắc bệnh, con người phải chú ý đến đạo đức, không ngừng đề cao tâm tính và luôn nghĩ đến người khác trước khi nghĩ đến bản thân mình.

Là một thầy thuốc Trung y, tôi tin rằng bộ công pháp này không chỉ làm cho bệnh tật biến mất, mà còn làm cho các vấn đề của xã hội và quốc gia không còn tồn tại nữa.

31/10/2008

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/10/31/55685.html
http://www.pureinsight.org/node/5619

The post Chữa bệnh ở phần trên cơ thể từ phần dưới cơ thể first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2008/12/chua-benh-o-phan-tren-co-the-tu-phan-duoi-co-the.html/feed0
Ớt cay chữa bệnh, vận dụng lý thuyết âm dương và ngũ hành trong Trung Yhttps://chanhkien.org/2008/10/ot-cay-chua-benh-van-dung-ly-thuyet-am-duong-va-ngu-hanh-trong-trung-y.htmlhttps://chanhkien.org/2008/10/ot-cay-chua-benh-van-dung-ly-thuyet-am-duong-va-ngu-hanh-trong-trung-y.html#respondThu, 23 Oct 2008 16:43:14 +0000https://chanhkien.org/?p=886Tác giả: Tống Thần Quang [Chanhkien.org] Một hôm, một người bệnh nhân đến viếng thăm tôi khi tôi đang nấu ăn. Vì thế, tôi đã mời anh ấy dùng bữa trưa với tôi. Người bệnh nhân này nói rằng anh ta bị chứng táo bón và đã không thể ăn bởi vì trong bữa ăn […]

The post Ớt cay chữa bệnh, vận dụng lý thuyết âm dương và ngũ hành trong Trung Y first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tống Thần Quang

[Chanhkien.org] Một hôm, một người bệnh nhân đến viếng thăm tôi khi tôi đang nấu ăn. Vì thế, tôi đã mời anh ấy dùng bữa trưa với tôi. Người bệnh nhân này nói rằng anh ta bị chứng táo bón và đã không thể ăn bởi vì trong bữa ăn đã có ớt đỏ. Sau khi nghĩ về chuyện này, tôi đã bảo anh ta rằng sẽ không có vấn đề gì nếu chỉ ăn phần ớt mà tôi xớt cho anh ta, và ớt cũng có thể chữa trị bệnh táo bón. Rồi tôi đưa anh ấy ít ớt. Ngày hôm sau, người bệnh nhân này rất vui và bảo tôi rằng phương cách của tôi rất tốt bởi vì anh ấy đã đi đến nhà vệ sinh ngay sau khi rời khỏi nhà tôi. Anh ta đã bảo tôi rằng anh đã không tin khi nghe tôi nói ớt có thể chữa bệnh táo bón bởi vì các bác sĩ khác nói với anh ta ngược lại.

Ớt chữa trị bệnh táo bón không chỉ là một điều bí mật, mà tôi đã thật sự chưa bao giờ dùng ớt để chữa bệnh táo bón trước đây. Tôi chỉ nghĩ đơn giản rằng nó sẽ có tác dụng theo sự hiểu biết về âm dương và ngũ hành trong y học của Trung Quốc. Đặc tính y học của ớt là nóng và nó có vị cay. Theo âm dương, nóng là dương và nó có thể hấp thụ âm; và từ lý thuyết ngũ hành, cay là vàng và tính chất của vàng là khô. Thông thường, bạn có thể nghĩ rằng một bệnh nhân bị táo bón không nên ăn ớt. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy rằng hình dạng của trái ớt tương tự như ruột của chúng ta và cả hai đều trống rỗng. Ớt nóng, hấp thụ âm, và sự hấp thụ quá tải của âm có thể tránh khỏi nếu bạn dùng đúng một liều lượng ớt; các phân tử ớt có thể lan ra một cách dễ dàng và thúc đẩy quá trình lưu thông. Nếu chúng ta sử dụng phân tử ớt đúng liều lượng, nó có thể giúp sự lưu chuyển trong dạ dày. Nóng là lửa, và cay là vàng, sự phối hợp của lửa và vàng có thể tạo ra nước. Nước là chất lỏng và có thể làm giảm sự khô. Vì thế, tôi chỉ áp dụng lý thuyết của âm dương và ngũ hành để giúp chữa trị bệnh táo bón của anh ấy.

Y học Trung Quốc dựa trên sự tác động lẫn nhau của âm dương và ngũ hành. Nếu bạn học lý thuyết này, bạn có thể hiểu mọi thứ trong y học Trung Quốc, và nếu bạn hiểu tất cả những điều này, bạn sẽ biết lý thuyết về tất cả chủng loại. Mọi thứ đều tạo ra từ một thứ. Đó là cái gì? Đó là Đạo và Pháp. Tuy nhiên, trong thế giới này có một Pháp cao nhất, mà có thể cho để cho tất cả Pháp xoay chuyển thành một.

Vào triều đại nhà Minh, Lưu Bá Ôn đã tiết lộ Pháp tối cao của vũ trụ này đến người thường. Trong dự ngôn Thiêu Bính Ca của ông, Lưu Bá Ôn đã trả lời các câu hỏi cho Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương, và ý nghĩa phỏng theo đó là thế giới con người đang tuột dốc đến một mức độ tà ác và thối nát mà không một thánh nhân nào có thể cứu độ được. Trong tình trạng này, chỉ có Phật Di Lặc có thể cứu độ được họ. Phật Di Lặc bảo với các vị Thần trên thiên đường rằng Ông chỉ truyền Pháp với 3 chữ khi Ông xuống thế giới loài người, và Ông chỉ sử dụng Pháp này để tất cả Pháp chuyển thành một và để chính lại vũ trụ. Và rồi Ông đã đi xuống thế giới con người.

Pháp tối cao trong vũ trụ này là gì? Nó là đặc tính tối cao của vũ trụ này: “Chân, Thiện, Nhẫn.” Trong “Luận Ngữ” (Chuyển Pháp Luân), nói rằng:

“Phật Pháp là từ những lạp tử, phân tử đến vũ trụ, từ thứ nhỏ hơn cho đến lớn hơn, nhìn thấu hết thảy điều bí mật, không gì không bao hàm, không gì bị bỏ sót. Nó là đặc tính Chân – Thiện – Nhẫn của vũ trụ, với những luận thuật khác nhau của các tầng thứ khác nhau; cũng chính là điều Đạo gia gọi là “Đạo”, Phật gia gọi là “Pháp”.”

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/9/11/54813.html
http://www.pureinsight.org/node/5550

The post Ớt cay chữa bệnh, vận dụng lý thuyết âm dương và ngũ hành trong Trung Y first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2008/10/ot-cay-chua-benh-van-dung-ly-thuyet-am-duong-va-ngu-hanh-trong-trung-y.html/feed0
Năng lực về y học truyền thống của Trung Quốchttps://chanhkien.org/2007/08/nang-luc-ve-y-hoc-truyen-thong-cua-trung-quoc.htmlhttps://chanhkien.org/2007/08/nang-luc-ve-y-hoc-truyen-thong-cua-trung-quoc.html#respondMon, 06 Aug 2007 22:54:00 +0000Tác giả: Tống Thần Quang [Chanhkien.org] Y học truyền thống của Trung Quốc, hay Trung Y, có một câu nói, “Thứ nhất, xoa bóp; thứ nhì, châm cứu; thứ ba, phép cứu bằng ngải; và thứ tư, thuốc.” ý nói là, hồi xưa ở Trung Quốc, khi bác sĩ trị bệnh cho một bệnh nhân, […]

The post Năng lực về y học truyền thống của Trung Quốc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tống Thần Quang

[Chanhkien.org] Y học truyền thống của Trung Quốc, hay Trung Y, có một câu nói, “Thứ nhất, xoa bóp; thứ nhì, châm cứu; thứ ba, phép cứu bằng ngải; và thứ tư, thuốc.” ý nói là, hồi xưa ở Trung Quốc, khi bác sĩ trị bệnh cho một bệnh nhân, đầu tiên là ông ấy dùng xoa bóp. Nếu chữa không được, bác sĩ chữa bằng kỹ xảo châm cứu. Nếu như châm cứu không được nữa, bác sĩ dùng phép ngải với vài cây thuốc, và nếu như tất cả không được, cuổi cùng phải dùng thuốc.

Y học truyền thống của Trung Quốc là được truyền xuống từ thiên thượng, cho nên khả năng lành lại là nhờ thiên thượng. Trong thời đại khác nhau của lịch sử, sự suy tàn của con người về nhân phẩm và kiến thức, khả năng chửa trị của Trung Quốc mang đến từ thượng đế khác với những loại khác.

Thời xưa ở Trung Quốc, một vài bác sĩ chữa trị lành cho bệnh nhân đơn thuần chỉ là nói chuyện với người ấy. Bởi vì thời đó, nhân phẩm của bác sĩ rất là cao, dễ dàng vang âm như là Đạo. Cho nên, năng lượng mang đến từ thiên thượng, và có thể chữa lành bệnh cho bệnh nhân không cần trị liệu. Sự phơi bày giống nhau có thể được tìm thấy trong sách Sự Thay đổi của Khí trong “Hoàng Đế Nội Kinh”, mặc dù từ sự phơi bày, mọi người có thể thấy bất cứ lúc nào người ta cũng biết về sự tồn tại của phương pháp. Từ khi quyến sách không có hình chỉ dẫn riêng phương pháp trị liệu.

Y học của Trung Quốc ngày nay, hợp nhất với y học phương Tây và phổ biến rộng hơn, y học phương Tây không có khác xa nhiều với cách trị liệu cho các bệnh khác. Cách trị lành bệnh cho bệnh nhân đơn giản chỉ là nói chuyện với họ liên quan đến những thần thoại cổ xưa.

Dù sao đi nữa, lịch sử vẫn đi vào thời đại nguyên cổ. Câu chuyện của một bệnh nhân lành bệnh bằng cách nói chuyện với họ đã được phổ biến. Sự này xảy ra mọi lúc và hơn nữa, không cần bác sĩ. Bệnh nhân có thể tự lành bệnh bằng cách nào đó. Từ website Minh Huệ, bạn có thể thấy những trường hợp giống nhau, Trong nhiều trường hợp, sau đó bệnh nhân tụng kinh “Pháp Luân Công là tốt” hay “Chân-Thiên-Nhẫn là tốt”, những bệnh ngang bướng, chữa y học Trung Quốc hay phương Tây đều lành cả, và trị hết mà không để lại một dấu tích!

Trong Chuyển Pháp Luân, nói rằng “Phật pháp vô biên”, “Phật quang phổ chiếu lễ nghĩa viên minh”.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/7/3/44647.html
http://pureinsight.org/pi/index.php?news=4749

The post Năng lực về y học truyền thống của Trung Quốc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2007/08/nang-luc-ve-y-hoc-truyen-thong-cua-trung-quoc.html/feed0
Câu chuyện về Lý Thời Trânhttps://chanhkien.org/2007/05/cau-chuyen-ve-ly-thoi-tran.htmlhttps://chanhkien.org/2007/05/cau-chuyen-ve-ly-thoi-tran.html#respondThu, 17 May 2007 12:49:00 +0000Tác giả: Hồ Nãi Văn [Chanhkien.org] Theo cuốn tiểu sử “Minh ngoại sử bản truyện”, Lý Thời Trân sinh ra tại Kỳ Châu (ngày nay là Kỳ Xuân, tỉnh Hồ Bắc). Ông sống từ năm 1518 đến năm 1593 vào triều Minh. Khi Lý Thời Trân sinh ra, có một con nai trắng đi vào […]

The post Câu chuyện về Lý Thời Trân first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: H Nãi Văn

[Chanhkien.org]

Các chuyên gia thảo mộc dạy Lý Thời Trân về các loại cây trong vùng (Bưu thiếp năm 1988, Thiên Tân, Trung Quốc)

Theo cuốn tiểu sử “Minh ngoại sử bản truyện”, Lý Thời Trân sinh ra tại Kỳ Châu (ngày nay là Kỳ Xuân, tỉnh Hồ Bắc). Ông sống từ năm 1518 đến năm 1593 vào triều Minh.

Khi Lý Thời Trân sinh ra, có một con nai trắng đi vào phòng. Kể từ khi còn nhỏ, Lý Thời Trân đã được cho là có mệnh học thứ gì đó liên quan đến thuật tu tiên.

Lý Thời Trân rất thích đọc sách, và ông rất thông thái nhờ đọc nhiều sách. Lý Thời Trân thích đọc nhất là các cuốn sách y khoa, và ông cũng rất giỏi về y thuật, và vì vậy người ta coi ông là một thầy thuốc.

Lý Thời Trân thấy rằng cách phân loại thảo mộc trong sách cổ Trung Hoa quá phức tạp; tên của chúng không được đặt đúng chỗ, và ông không nghĩ rằng các loại thảo mộc đã được ghi chép một cách thích hợp. Do đó, ông đã mất 30 năm để biên soạn bộ sách “Bản thảo cương mục”, sau ba lần hiệu chỉnh và bao gồm nội dung của hơn 800 cuốn sách y học khác nhau.

Các tác phẩm khác của ông bao gồm: “Sở quán thi”, “Y án”, “Mạch quyết”, “Ngũ tạng đồ luận”, “Tam Tiêu Khách nan”, “Mệnh Môn khảo” và “Thi thoại”.

Trong những năm tuổi già, Lý Thời Trân tự gọi mình là “Tần Hồ sơn nhân”. Ông không những là một y sĩ và nhà nghiên cứu thảo mộc nổi tiếng, mà còn là một người tu luyện, và ông thường ngồi đả tọa luyện công hàng đêm.

Mặc dù Lý Thời Trân tinh thông y học và cũng là người tu tiên, ông rất chú trọng đến Kỳ kinh bát mạch. Ông chỉ ra trong cuốn “Kỳ kinh bát mạch khảo” rằng những người tu tiên nhất định phải biết về Kỳ kinh bát mạch. Ông cho rằng họ sẽ hiểu được thế giới thực tại trong nghề nghiệp của chính họ nếu họ biết về Kỳ kinh bát mạch.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/4/17/43361.html

http://www.pureinsight.org/pi/index.php?news=4539

The post Câu chuyện về Lý Thời Trân first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2007/05/cau-chuyen-ve-ly-thoi-tran.html/feed0