Vũ điệu cung đình Trung Quốc | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnThu, 24 Apr 2025 07:00:24 +0000en-UShourly1Vũ điệu cung đình Trung Quốc (Phần 6): Thời kỳ Nguyên – Minhhttps://chanhkien.org/2025/01/vu-dieu-cung-dinh-trung-quoc-phan-6-thoi-ky-nguyen-minh.htmlMon, 06 Jan 2025 02:47:06 +0000https://chanhkien.org/?p=35781Tác giả: Như Chi [ChanhKien.org] Triều đại nhà Nguyên là chính quyền do người dân tộc thiểu số Mông Cổ kiến lập nên. Các vũ điệu cung đình trong thời kỳ này ngoài việc mang đậm đặc điểm của dân tộc Mông Cổ, còn dung nhập và tiếp nhận hình thức ca múa đại khúc […]

The post Vũ điệu cung đình Trung Quốc (Phần 6): Thời kỳ Nguyên – Minh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Như Chi

[ChanhKien.org]

Triều đại nhà Nguyên là chính quyền do người dân tộc thiểu số Mông Cổ kiến lập nên. Các vũ điệu cung đình trong thời kỳ này ngoài việc mang đậm đặc điểm của dân tộc Mông Cổ, còn dung nhập và tiếp nhận hình thức ca múa đại khúc cung đình triều Tống, từ đó tạo thành nét đặc sắc riêng. Đội vũ của thời kỳ này gồm có bốn đội: Nhạc Âm Vương đội, biểu diễn vào dịp Tết Nguyên Đán; Thọ Tinh đội, biểu diễn vào ngày lễ Thiên Thọ; Lễ Nhạc đội, biểu diễn trong các buổi triều hội. Ngoài ra còn có Thuyết Pháp đội, đại khái là dùng trong các dịp lễ Phật. Bốn đội này, mỗi đội cũng được chia thành mười đội nhỏ giống như thời Tống. Tuy nhiên, điểm khác với thời Tống là, các đội múa này không thể biểu diễn riêng lẻ mà phải kết hợp với nhau, giống như mười phần khác nhau của một tiết mục nhỏ.

Nét đặc trưng thứ nhất của vũ điệu cung đình thời Nguyên thể hiện ở phương diện mang đậm màu sắc tôn giáo. Chẳng hạn, theo “Nguyên sử – Lễ nhạc” ghi chép, trong các đội vũ nói trên, tiểu đội thứ hai của “Thuyết Pháp đội” gồm: “Mười người nữ, đội mũ tăng già, mặc thiền y màu tím, thắt lưng bằng dây lụa; tiếp theo là một người nữ mặc cà sa gấm”; tiểu đội thứ tư gồm: “Một người nam, đội mũ ẩn sĩ, mặc đạo bào lụa trắng, thắt lưng bằng dây lụa, tay cầm phất trần”; tiểu đội thứ chín gồm: “Hai mươi người nữ, đội mũ Bồ Tát bằng kim ngọc, mặc y phục đỏ thêu chỉ vàng, tay cầm bảo cái”; tiểu đội thứ mười gồm: “Tám người nữ, đội mũ thanh loa kế, mặc y phục trắng thêu chỉ vàng, tay cầm hoa sen vàng. Tiếp đến là tám người nam, mặc áo giáp vàng, đóng vai tám vị Kim Cương. Tiếp đến là một người nam đóng vai Bồ Tát Văn Thù, cầm gậy như ý; một người nam đóng vai Bồ Tát Phổ Hiền, tay cầm hoa sen Tây Tạng; một người đóng vai Phật Như Lai”. Trong đó, vừa có Phật gia vừa có Đạo gia, thể hiện tính dung hòa của các tôn giáo trong thời Nguyên. “Nhạc Âm Vương đội” cũng tương tự như “Thuyết Pháp đội”, cũng có sắm vai Ngũ Phương Bồ Tát và Lạc Âm Vương Bồ Tát.

Ngoài ra, thời Nguyên còn có một vũ điệu tán Phật (ca tụng Phật) rất nổi tiếng được gọi là “Thập lục Thiên ma vũ”. Vũ điệu kể về câu chuyện mười sáu vị Thiên ma xuất hiện dưới hình dạng của Bồ Tát, mê hoặc thế nhân, về sau bị Phật Thích Ca hàng phục. Mười sáu vũ công hóa trang thành hình dáng Bồ Tát, đầu đội mũ Phật, mặc thiên y, cổ đeo chuỗi ngọc, chân mang vân hài, một tay cầm pháp khí, một tay làm thủ ấn, hai cánh tay liên tục múa, biến hóa khôn lường. Tương truyền rằng, người xem điệu múa này đều cảm thấy nội tâm vô cùng rung động.

Ngoài các vũ điệu tán Phật, thời Nguyên còn có vũ điệu “Ngang loan thúc hạc chi vũ” rất nổi tiếng, mang đậm sắc thái của Đạo gia. Vũ điệu thông qua mô phỏng thần thái và động tác của Tiên loan, Tiên hạc để thể hiện khát vọng hướng tới cuộc sống của Tiên nhân.

Nét đặc trưng thứ hai thể hiện ở phong cách đậm chất dân tộc. Nhiều tiết mục biểu diễn trong các đội múa đều thể hiện phong cách phóng khoáng, hào sảng, nhiệt tình, đầy sức sống của người Mông Cổ. Tiêu biểu là vũ điệu “Đảo lạt”. Theo ngôn ngữ Mông Cổ thì “Đảo lạt” có nghĩa là “ca hát”. Tuy nhiên, theo tư liệu của thời Thanh, thì đây là một hình thức biểu diễn kết hợp giữa ca hát, múa, và nhạc. Vũ điệu này gần giống với các vũ điệu phổ biến như “Đăng vũ” (múa đèn) hay “Chung oản vũ” (múa bát) của người Mông Cổ ngày nay. Đều là những vũ điệu múa đơn của nữ yêu cầu kỹ thuật cao.

Nét đặc trưng thứ ba là, âm nhạc và vũ điệu cung đình thời Nguyên còn tiếp nhận phong cách múa của người Hán ở Trung Nguyên. Chẳng hạn như, quy mô và hình thức biểu diễn đều mô phỏng “Đội vũ” và “Đại khúc ca vũ” thời Tống, bao gồm cả các nghi lễ tế tự và triều hội. Vẫn duy trì hai loại “múa văn” và “múa võ” dùng để tế tự Trời đất, tổ tiên, Thần linh…, cùng với phong cách phục sức, đạo cụ và nhạc khúc.

Sau khi người Hán kiến lập triều Minh, âm nhạc và vũ điệu cung đình đã quay trở về phong cách múa truyền thống của người Hán. Vũ điệu cung đình thời Minh cũng được chia thành vũ điệu Nhã nhạc và vũ điệu Yến nhạc, nhưng thiếu sự đổi mới. “Đại khái là vẫn dựa trên các vũ điệu cũ của các thời Hán, Đường, Tống, Nguyên và chỉ thay đổi đôi chút về tên gọi”, nên ít có tác phẩm lưu truyền cho hậu thế.

Vũ điệu Nhã nhạc thời Minh vẫn duy trì hai loại “múa văn” và “múa võ”, chủ yếu dùng trong các nghi lễ tế tự, không có gì khác biệt so với các thời kỳ trước đó. Vũ điệu Yến nhạc cũng không có điểm đặc biệt nổi bật, chỉ là càng coi trọng tính lễ nghi và nghi thức. Theo “Minh sử – Nhạc chí” ghi, trong các buổi thiết đãi yến tiệc lớn, thường sử dụng “cửu tấu tam vũ” (chín bản tấu nhạc và ba điệu múa). Tam vũ gồm: “Bình định thiên hạ chi vũ”, “Phủ an tứ di chi vũ”, và “Xa thư hội đồng chi vũ”. Sau khi cửu tấu, yến tiệc kết thúc bằng một tiết mục đội vũ. Trong các buổi chầu lớn, Giáo phường ty sẽ sắp xếp Trung và Thiều Nhạc tại phía Đông và phía Tây trong điện, hướng về phía Bắc; xếp đội vũ lớn ở phía Đông và phía Tây thềm đỏ cung điện, cũng hướng về phía Bắc. Sau khi Hoàng đế tuyên chế xong, bách quan vừa múa vừa tung hô, đại nhạc được tấu lên. Nếu có sứ thần ngoại quốc đến triều kiến, khi Hoàng đế ban yến tiệc, có thể kết hợp sử dụng đại nhạc, tế nhạc và đội múa. Các đội múa trong dịp này gồm “Chư quốc lai triều chi vũ” và “Trường sinh đội chi vũ” v.v.

Tuy nhiên, vũ điệu cung đình thời Minh tiếp tục kế thừa truyền thống uyển chuyển và trang nhã trong vũ điệu của người Hán. Trong một số bản khắc hình vẽ minh họa thời Minh, có thể thấy nhiều hình ảnh thể hiện dáng múa uyển chuyển, duyên dáng. Chẳng hạn như hình ảnh vũ công múa đơn trong “Đường thi diễm dật phẩm”, hay điệu múa “Kinh hồng vũ” của Mai Phi trong “Thái Phi toàn truyện” …

Nhìn chung, vũ điệu cung đình thời Minh không có được sự hưng thịnh, bao dung và đa dạng, đạt đến đỉnh cao như ở thời Đường. Đặc điểm nổi bật của vũ điệu cung đình thời Minh là tính hình thức hóa.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/43874

The post Vũ điệu cung đình Trung Quốc (Phần 6): Thời kỳ Nguyên – Minh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Vũ điệu cung đình Trung Quốc (Phần 5): Thời kỳ Lưỡng Tốnghttps://chanhkien.org/2024/10/vu-dieu-cung-dinh-trung-quoc-phan-5-thoi-ky-luong-tong.htmlSun, 13 Oct 2024 00:14:26 +0000https://chanhkien.org/?p=34708Tác giả: Như Chi [ChanhKien.org] Vũ điệu cung đình Trung Quốc trải qua thời kỳ phát triển đỉnh cao vào thời Đường, đến thời Tống đã bước vào một giai đoạn mới, giai đoạn chuẩn hóa cao độ. Hình thức biểu diễn của vũ điệu cung đình thời Tống có sự khác biệt với thời […]

The post Vũ điệu cung đình Trung Quốc (Phần 5): Thời kỳ Lưỡng Tống first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Như Chi

[ChanhKien.org]

Vũ điệu cung đình Trung Quốc trải qua thời kỳ phát triển đỉnh cao vào thời Đường, đến thời Tống đã bước vào một giai đoạn mới, giai đoạn chuẩn hóa cao độ.

Hình thức biểu diễn của vũ điệu cung đình thời Tống có sự khác biệt với thời Đường. Điểm khác biệt quan trọng nhất là sự xuất hiện của “Đội vũ” (múa theo đội nhóm) và “Đại khúc ca vũ” có tình tiết, diễn đạt câu chuyện theo tuyến tính nhân vật. Đặc điểm chung là vẫn mang tính trang nhã, chuẩn mực của thời kỳ trước. Mặc dù “Đội vũ” đã xuất hiện vào thời Đường, ví dụ như “Bồ Tát Man đội vũ” và “Thán Bách Niên đội vũ”. Nhưng đến thời Tống, đội vũ đã được chuẩn hóa cao độ. Tuy nhiên, về cơ bản nó kế thừa vũ điệu của thời Đường và thiếu sự sáng tạo.

Theo “Tống thư – Nhạc chí” ghi chép, đội vũ được chia thành “Tiểu Nhi đội” và “Nữ Đệ Tử đội”. Mỗi loại lại được chia thành mười đội múa độc lập.

“Tiểu Nhi đội” gồm 72 người, bao gồm: một là Chá Chi đội, vũ công mặc áo bào rộng bằng tơ mỏng ngũ sắc có thêu hoa văn, đội mũ Hồ, đeo thắt lưng bạc; hai là Kiếm Khí đội, vũ công mặc áo ngắn bằng tơ mỏng ngũ sắc có thêu hoa văn, trên đầu quấn khăn chít gấp chéo chân, trán đeo dải lụa đỏ, tay cầm binh khí; ba là Bà La Môn đội, vũ công mặc tăng y bằng tơ mỏng màu tím, áo choàng ngắn đỏ, cầm gậy thiếc hình trụ; bốn là Túy Hồ Đằng đội, vũ công mặc áo ngắn bằng gấm đỏ, đội mũ dạ; năm là Hộn Thần Vạn Tuế Nhạc đội, vũ công mặc áo rộng bằng tơ mỏng màu tím, màu đỏ và màu xanh, đầu vấn khăn chít cài hoa; sáu là Nhi Đồng Cảm Thánh Nhạc đội, vũ công mặc áo tơ mỏng màu xanh sáng, đeo thắt lưng lụa, (tóc) tết hình hai trái đào; bảy là Ngọc Thố Hồn Thoát đội, vũ công mặc áo ngắn bằng tơ mỏng tứ sắc có thêu hoa văn, đeo thắt lưng bạc, đầu đội mũ ngọc thố (thỏ ngọc); tám là Dị Vực Triều Thiên đội, vũ công đeo đai lưng bạc, đầu đội mũ di, tay cầm đĩa ngọc; chín là Nhi Đồng Giải Hồng đội, vũ công mặc áo ngắn màu tím đỏ có thêu hoa văn, đeo thắt lưng bạc, đầu đội mũ phượng cài hoa; mười là Xạ Điêu Hồi Cốt đội, vũ công mặc áo ngắn gấm có hình chim ưng lượn quanh, tay cầm khay khắc hình xạ điêu.

“Nữ Đệ Tử đội” có tổng cộng 153 người, bao gồm: một là Bồ Tát Man đội, vũ công mặc áo xếp tầng hẹp màu đỏ, đội mũ quyển vân; hai là Cảm Hóa Nhạc đội, vũ công mặc áo suông tơ mỏng màu xanh sáng, tóc bối sơ kế, đeo thắt lưng lụa; ba là Phao Cầu Nhạc đội, vũ công mặc áo rộng bằng tơ mỏng tứ sắc có thêu hoa văn, đeo thắt lưng bạc, nâng tú cầu (quả cầu thêu nhiều màu); bốn là Giai Nhân Tiễn Mẫu Đơn đội, vũ công mặc áo xếp tầng màu đỏ tươi, đội kim quan, tay cầm cành hoa mẫu đơn tươi; năm là Phất Nghê Thường đội, vũ công mặc áo xếp tầng màu đỏ thanh thoát, choàng khăn quàng vai xanh ngọc, đội mũ tiên, trán đeo dải lụa đỏ thêu đẹp đẽ; sáu là Thải Liên đội, vũ công mặc áo suông rộng bằng tơ mỏng màu đỏ, váy hồng, tóc vấn vân hoàn kế, ngồi thuyền hoa, tay cầm hoa sen; bảy là Phượng Nghênh Nhạc đội, vũ công mặc y phục xếp tầng màu hồng thanh thoát, tóc vấn vân hoàn phượng kế; tám là Bồ Tát Hiến Hương Hoa đội, vũ công mặc y phục xếp tầng hẹp màu tươi sáng, đầu đội bảo quan, tay cầm khay hoa thơm; chín là Thải Vân Tiên đội, vũ công mặc Đạo y màu vàng tươi, choàng khăn quàng vai màu tím, đầu đội mũ tiên, tay cầm cờ tiết, quạt hạc; mười là Đả Cầu Nhạc đội, vũ công mặc áo ngắn hẹp bằng tơ mỏng thêu hoa văn, đeo thắt lưng bạc, đầu vấn khăn chít có gắn hoa xếp thuận chiều, tay cầm cây trượng gắn hình cầu.

Hai mươi đội vũ đề cập ở trên biểu diễn trong các buổi tế tự, điển lễ, yến tiệc của cung đình triều Tống.

Ngoài những đội vũ nêu trên, thời Tống còn xuất hiện “Đại khúc ca vũ”, kết hợp giữa thơ ca, đọc lời thoại, đội vũ và tình tiết câu chuyện. Hơn nữa có sự phân công và tên hiệu cho các nhân vật. Chẳng hạn như người cầm gậy trúc, chỉ huy đội vũ lên xuống sân khấu và đọc lời giới thiệu gọi là “Trúc can tử”, có lẽ tương đương với người dẫn chương trình ngày nay. “Trúc can tử” còn được gọi là “Tham quân sắc”, khi biểu diễn dẫn dắt đội múa lên sân khấu, gọi là “Câu đội”, khi biểu diễn kết thúc, dẫn dắt vũ đội rời khỏi sân khấu gọi là “Khiển đội” hoặc “Phóng đội”. Đội nhạc phía sau đội vũ gọi là “Hậu hành”. Vũ công múa đơn gọi là “Hoa tâm”, có lời kịch đối thoại với “Trúc can tử”, v.v.

Đại khúc thời Đường vẫn là những tổ khúc ca vũ đơn giản, được chia thành “Tán tự”, “Trung tự” và “Phá”, thông thường dài vài chục đoạn. Trong khi đó, đại khúc thời Tống ngắn hơn, chỉ lấy một bộ phận để biểu diễn, gọi là “trích biên”. Khi diễn xuất, thông thường phần ca vũ bắt đầu từ phần “Trung tự”, cũng có khi sử dụng từ phần “Nhập phá” trở xuống. Để hiểu về trình tự biểu diễn của đại khúc thời Tống, hãy lấy “Kiếm vũ” làm ví dụ.

Khi bắt đầu biểu diễn “Kiếm vũ”, “Trúc can tử” ra sân khấu trước tiên, đọc lời kịch, sau đó chỉ huy đội vũ vào ra sân khấu. Nội dung biểu diễn được chia thành hai phần:

Phần một: “Nhạc bộ hát từ khúc, múa một đoạn phá khúc điệu Kiếm khí”. (Sau khi múa xong, hai người đứng hai bên. Lại có hai người mặc Hán phục đi ra, ngồi đối diện nhau, trên bàn bày trái cây). “Trúc can tử” giới thiệu bối cảnh vũ đạo, giới thiệu về Hồng môn yến thời Hán Sở tương tranh. Tiếp đó, nhạc bộ hát một khúc phần phá khúc của điệu Kiếm khí. Lại có hai người lên sân khấu, một người thực hiện vũ điệu để hành thích người mặc Hán phục bên phải; người kia cũng thực hiện điệu múa để ngăn cản. Sau khi hai người múa xong thì rời sân khấu, hai diễn viên mặc Hán phục cũng rời sân khấu. Từ phần giới thiệu và vũ đạo nói trên có thể thấy nội dung của màn biểu diễn nói về chuyện gì. Hai người mặc Hán phục, một là Lưu Bang, một là Hạng Vũ; người múa kiếm, kẻ ám sát là Hạng Trang, người cản lại là Hạng Bá.

Phần hai: (Lại có hai người mặc trang phục thời Đường xuất hiện, ngồi đối diện nhau. Trên bàn bày bút, nghiên mực, giấy. Hai diễn viên khác đứng, một người mặc trang phục phụ nữ). “Trúc can tử” đọc lời bạch. Sau đó, nhạc bộ hát một đoạn phần phá khúc của vũ điệu Kiếm khí. Hai diễn viên múa, một nam một nữ múa với nhau. Màn biểu diễn này kể về câu chuyện của vũ công nổi tiếng thời Đại Đường là Công Tôn đại nương múa điệu “Kiếm khí”. Diễn viên mặc trang phục phụ nữ chính là Công Tôn đại nương, múa kiếm “tạo thành thế long xà múa lượn uyển chuyển”, anh vũ mạnh mẽ. Hai người mặc trang phục thời Đường, một là thư pháp gia nổi tiếng Trương Húc, một là thi Thánh Đỗ Phủ. Trên bàn có bút, nghiên và giấy, vừa thể hiện “thảo thư đại tiến” của Trương Húc, vừa thể hiện “lệ cú tân thành” của Đỗ Phủ, ý nói về danh tác “Quan Công Tôn đại nương đệ tử vũ Kiếm khí hành” của Đỗ Phủ.

Qua hình thức biểu diễn “Kiếm vũ”, có thể thấy rằng biểu diễn đại khúc bình thường đều có một chủ đề và thể hiện những nội dung câu chuyện lịch sử nhất định. Kết hợp với việc sắm vai nhân vật đơn giản, cùng với những bài hát trữ tình và nhạc đệm phù hợp với tình tiết câu chuyện, tạo thành một loại vũ kịch đơn giản lấy ca múa là chủ yếu.

Tuy nhiên, không phải tất cả đại khúc thời Tống đều coi trọng nhân vật và tình tiết, có một số đại khúc không có nhân vật và tình tiết, chỉ có đối thoại, âm nhạc và vũ điệu. Chúng gần gũi hơn với đại khúc thời Đường, điểm khác biệt là có hình thức “Đội vũ”. Ví dụ như đại khúc “Thải liên vũ”.

Ngoài hai mươi đội vũ kể trên, trong đại khúc cũng bao gồm đội vũ tương xứng như “Thái thanh vũ”, “Ngư phụ vũ”, “Hoa vũ”, “Kiếm vũ”, v.v. Các tư liệu lịch sử ghi chép lại rằng, thời Tống có ít nhất bốn mươi bộ đại khúc nổi tiếng như “Nam lữ bạc mị”, “Hàng hoàng long”, v.v.

Thời Tống, ngoại trừ các đội vũ và các đại khúc ca vũ cung đình, còn rất nhiều vũ điệu xuất sắc từ thời Đường như “Hồ toàn”, “Bạch”, “Tiền khê”, “Lục yêu” v.v. vẫn tồn tại độc lập.

Sự chuẩn hóa cao độ vũ điệu vào thời Tống đã đặt định nền tảng cho hý khúc vũ đạo. Nhưng một trong những ảnh hưởng tiêu cực mà nó mang lại là hạn chế sự biểu đạt cảm xúc trong vũ điệu.

Vào năm Hội Đồng thứ chín thời Liêu (năm 946), ở Biện Lương đã tiếp nhận nhã nhạc, tán nhạc từ Trung Nguyên, từ đó có đại khúc, trở thành tiết mục biểu diễn quan trọng trong các hoạt động yến tiệc, khánh chúc của cung đình. Những năm Thiên Phụ (1117-1122), Kim Thái Tổ Hoàn Nhan A Cốt Đả tấn công nước Liêu và tiếp nhận đại khúc của Liêu. Về sau, người Kim diệt Bắc Tống, lại tiếp nhận đại khúc của Bắc Tống. Do vậy thể loại đại khúc vô cùng hưng thịnh ở thời Liêu và thời Kim. Biểu diễn điệu vũ toàn (múa xoay người) trong đại khúc của người Kim đã phát triển trở thành múa đối diễn giữa hai người là chính.

(Còn tiếp)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/43698

The post Vũ điệu cung đình Trung Quốc (Phần 5): Thời kỳ Lưỡng Tống first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Vũ điệu cung đình Trung Quốc (Phần 4): Thời kỳ Đại Đường (2)https://chanhkien.org/2024/08/vu-dieu-cung-dinh-trung-quoc-phan-4-thoi-ky-dai-duong-2.htmlThu, 29 Aug 2024 03:00:22 +0000https://chanhkien.org/?p=33975[ChanhKien.org] Ngoài Cửu bộ kỹ, Thập bộ kỹ, Tọa bộ kỹ, Lập bộ kỹ, vũ điệu cung đình thời Đường còn có “Kiện vũ” và “Nhuyễn vũ”. Kiện vũ là múa võ, Nhuyễn vũ là múa văn. Trong “Giáo phường ký” của Thôi Lệnh Khâm thời Đường nói rằng: “Những vũ điệu như ‘Thùy thủ […]

The post Vũ điệu cung đình Trung Quốc (Phần 4): Thời kỳ Đại Đường (2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

[ChanhKien.org]

Ngoài Cửu bộ kỹ, Thập bộ kỹ, Tọa bộ kỹ, Lập bộ kỹ, vũ điệu cung đình thời Đường còn có “Kiện vũ” và “Nhuyễn vũ”. Kiện vũ là múa võ, Nhuyễn vũ là múa văn.

Trong “Giáo phường ký” của Thôi Lệnh Khâm thời Đường nói rằng: “Những vũ điệu như ‘Thùy thủ la, Hồi ba nhạc, Lan Lăng Vương, Xuân Oanh, Bán xã, Cừ tá tịch, Điểu dạ đề’ thuộc về Nhuyễn vũ. Các vũ điệu như ‘A liêu, Chá chi, Hoàng, Phất lâm, Đại vị châu, Đạt Ma’ thuộc về Kiện vũ.” Theo thống kê, thời Đường có 11 vũ điệu thuộc Kiện vũ và 13 vũ điệu thuộc Nhuyễn vũ.

Các vũ điệu tiêu biểu của Kiện vũ gồm có “Kiếm khí vũ”, “Hồ toàn vũ”, “Hồ đằng vũ” và “Chá chi vũ”.

Vũ điệu “Kiếm khí vũ” có động tác khỏe đẹp, khí thế hào hùng, mang đặc tính của võ thuật. Vào thời nhà Đường, Công Tôn đại nương là nữ vũ công múa điệu kiếm khí giỏi nhất. Bài thơ “Quan Công Tôn đại nương đệ tử vũ ‘Kiếm khí’ hành” của thi nhân nổi tiếng thời Đường Đỗ Phủ ghi lại cảnh Công Tôn đại nương múa kiếm, khiến người đọc có thể cảm nhận được khí thế mạnh mẽ, bừng bừng hùng tráng:

“Tích hữu giai nhân Công Tôn thị,
Nhất vũ kiếm khí động tứ phương.
Quan giả như sơn sắc tự tang,
Thiên địa vi chi cửu đê ngang.
Thước như nghệ xạ cửu nhật lạc,
Kiểu như quần đế tham long tường.
Lai như lôi đình thu chấn nộ,
Bãi như giang hải ngưng thanh quang”.

(Trích bài thơ ‘Quan Công Tôn đại nương đệ tử vũ kiếm khí hành’ – Đỗ Phủ)

Tạm dịch:

Xưa kia có người đẹp họ Công Tôn,
Mỗi khi múa điệu kiếm khí, rung động cả bốn phương.
Người xem vững như núi cũng khiếp đảm,
Trời đất theo nhịp múa đó mà lên cao xuống thấp.
Kiếm chớp sáng như Hậu Nghệ bắn rơi chín mặt trời,
Oai phong như các vị Thần cưỡi rồng lượn.
Thế đến như sấm sét thu hết cơn giận dữ,
Thế dừng như sông bể đọng ánh sáng trong.

Vũ điệu “Hồ toàn vũ” có nguồn gốc từ Khang Cư quốc ở Tây Vực, do các vũ nữ hiến tặng cho Hoàng đế nhà Đường vào những năm cuối thời Thiên Bảo. Vì sao lại gọi là Hồ toàn vũ? Tương truyền rằng, vì vũ điệu này có nhịp điệu nhanh, vui tươi, hơn nữa có nhiều động tác xoay tròn liên tục do dùng bàn chân di chuyển, nên được gọi là Hồ toàn (旋 toàn: xoay chuyển). Trong “Thông điển – Quyển nhất tứ lục” thời Đường có ghi: “Điệu múa xoay chuyển như gió, nên thường gọi là Hồ toàn”.

Nhạc khí đệm nhạc cho vũ điệu “Hồ toàn vũ” chủ yếu là trống. Cùng lúc với tiếng trống, tiếng đàn vang lên, vũ nữ nhảy điệu Hồ toàn nâng hai tay áo lên cao nhanh chóng nhảy múa: “Hồi tuyết phiêu dao chuyển bồng vũ, tả tuyền hữu chuyển bất tri bì, thiên tạp vạn chu vô dĩ thì.” [1] Đây là những câu thơ miêu tả thiếu nữ múa điệu Hồ toàn vũ. Động tác xoay chuyển nhanh như những bông tuyết bay nhẹ nhàng, thấp thoáng trong không trung, như cỏ bông mềm mại múa theo chiều gió. Nữ vũ công xoay chuyển mãi không hề mệt mỏi, xoay tròn vô số vòng rồi vẫn chưa dừng lại.

Lúc này, “Nhân gian vật loại vô khả bỉ, bôn xa luân hoãn toàn phong trì” [2], không có vật gì trên đời này có thể so sánh với những vòng xoay của các nàng. Ngay cả bánh xe chạy như bay cũng đều cảm thấy chậm hơn, thậm chí cả cơn gió xoáy cũng thua kém hơn một chút. Trong điệu múa xoay vòng, khán giả có thể nhận ra rằng “Vạn quá kỳ thùy biện thủy chung, tứ tọa an năng phân bối diện” (Nàng múa muôn vàn vòng ai có thể phân biệt trước–sau, người ngồi xem bốn bề không thể biết đâu là mặt đâu là lưng nàng). Ngay cả người xem cũng bị làm cho hoa mắt, không thể phân biệt được đâu là phía mặt đâu là phía lưng của những thiếu nữ đang múa điệu Hồ toàn. Trên các bức bích họa trong hang động Quy Tư và Đôn Hoàng ở Tân Cương, có rất nhiều hình ảnh các vũ nữ đang xoay tròn. Hai mũi chân của họ bắt chéo nhau, tay trái đặt trên hông và tay phải nâng lên cao. Những dải lụa màu sắc trên thân tung bay uốn lượn. Làn váy cũng xoay theo uốn thành những đường vòng cung, vô cùng mỹ lệ.

Sau khi “Hồ toàn vũ” từ Tây Vực du nhập vào Trung Nguyên, đã trở thành một trong những vũ điệu được ưa chuộng nhất trong thời đó, thịnh hành trong khoảng 50 năm. Sủng phi Dương Quý Phi và sủng thần người Hồ An Lộc Sơn của Đường Huyền Tông là những người múa điệu Hồ toàn giỏi nhất. Tương truyền rằng điệu múa Hồ toàn của Dương Quý Phi có sự biến hóa khôn lường, khiến cho Đường Huyền Tông mê mẩn.

Cả nam và nữ đều có thể biểu diễn được điệu “Hồ toàn vũ”, có thể múa đơn và cũng có thể múa ba hoặc bốn người. Tuy nhiên, vào thời nhà Đường, phụ nữ người Hán có thể múa điệu Hồ toàn, trong khi nam giới người Hán có thân phận thường không múa vũ điệu này.

“Hồ đằng vũ” là một vũ điệu hoàn toàn mang vẻ nam tính, thể hiện tính cách hào phóng, cởi mở của các chàng trai. Vì sao lại gọi là Hồ đằng? Có lẽ vì vũ điệu này dùng những bước nhảy liên tục là chính, các bước nhảy nhanh dồn dập, biến hóa khó lường, nên mới có tên là “Hồ đằng” (腾 đằng: nhảy, nhảy lên). Động tác của Hồ đằng vũ chủ yếu ở phần chân. Các điệu múa cổ đại của vùng Tây Vực nhấn mạnh việc sử dụng nhiều động tác bước chân di chuyển, như đi bộ, tha bộ, toái bộ, đạp bộ, đọa bộ, cùng với các loại bước nhảy khác nhau.

“Chá chi vũ” cũng là một vũ điệu đến từ Tây Vực. Nét đặc trưng của vũ điệu này là nhanh, tư thái thướt tha, biến hóa phong phú, eo lưng mềm mại và thân hình nhẹ nhàng, sôi nổi thanh thoát. Về sau còn xuất hiện một vũ điệu Chá chi đặc biệt. Tuy nhiên, sau này “Chá chi vũ” bắt đầu có sự đổi hướng dần chuyển về phong cách “Nhuyễn vũ”.

Các vũ điệu tiêu biểu của Nhuyễn vũ gồm có “Lục yêu vũ” và “Xuân oanh chuyển”.

Trong “Nhạc phủ tạp lục ký” của thời Đường ghi chép: “Vũ điệu ‘Lục yêu’ (绿腰: eo màu xanh) cũng là một vũ điệu thuộc Nhuyễn vũ”. Vũ điệu này vốn có tên là “Lục yếu” (录要: Ghi chép lại phần quan trọng) hay “Lục yêu” (六幺: sáu điều đặc biệt nhất). Tương truyền rằng vào những năm Trinh Nguyên thời vua Đường Đức Tông, một số nhạc công đã dâng lên một bản nhạc mới, được vua Đức Tông vô cùng yêu thích. Nhưng Đường Đức Tông cảm thấy giai điệu quá dài nên ông đã ra lệnh chắt lọc những phần tinh túy đặc sắc của nó, tức là “Lục xuất yếu giả, nhân dĩ vi danh” (chép lại phần quan trọng, lấy đó làm tên). Sau đó không biết tại sao lại biến thành “Lục yêu” (绿腰) hay “Lục yêu” (六幺), có lẽ đây đều là những tên gọi khác.

Sau khi xuất hiện, nhạc khúc “Lục yêu” đã được lưu truyền rộng rãi. Trong bài thơ “Dương liễu chi” của nhà thơ Bạch Cư Dị có câu: “Khúc ‘Lục yêu’, ‘Thủy điệu’ nhà nhà đều ca”. Về sau, nhạc khúc này được kết hợp với vũ điệu, trở thành điệu múa đơn dành cho nữ, với đặc trưng chính là múa tay áo dài. Từ bài thơ “Trường Sa cửu nhật đăng đông lâu quan vũ” của thi nhân Lý Quần Ngọc thời Đường, có thể hình dung khái quát về tư thế và thần thái của người múa vũ điệu này.

Bài thơ rằng:

Nam quốc hữu giai nhân, khinh doanh Lục yêu vũ.
Hoa diên cửu thu mộ, phi mệ phất vân vũ.
Phiên như lan điều thúy, uyển như du long cử.
Việt diễm bãi tiền khê, ngô cơ đình bạch trữ.
Mạn thái bất năng cùng, phồn tư khúc hướng chung.
Đê hồi liên phá lãng, lăng loạn tuyết oanh phong.
Trụy nhị thì lưu hễ, tu cư dục tố không.
Duy sầu tróc bất trụ, phi khứ trục kinh hồng.

Tạm dịch:

Nước nam có người đẹp, nhẹ nhàng múa điệu Lục yêu.
Tiệc hoa tàn thu, tay áo bay phất nhẹ tựa mây mưa.
Văn nhã như lan, nhanh như chim trả, uyển chuyển như rồng múa.
Đẹp hơn thiếu nữ Việt, hơn cả cô gái Ngô trong tà áo trắng.
Dáng điệu chậm rãi không dứt, tư thế biến hóa khi về cuối.
Xoay chuyển như sen vượt sóng, bay như tuyết trong gió.
Khuyên ngọc rũ xuống đong đưa, vạt áo dài như muốn bay lên không.
Chỉ sợ không giữ được, như cánh chim hồng giật mình bay đi.

Thiếu nữ xinh đẹp trong bộ trang phục múa với ống tay áo dài, nhẹ nhàng chuyển múa. Khi mới bắt đầu, dáng múa thong thả chậm rãi lại biến hóa nhiều tư thế, uyển chuyển như chim trả, như rồng bay lượn, không gì sánh được. Hai ống tay áo của nàng bay lượn như tuyết trong gió, xoay chuyển như bông hoa sen rẽ sóng nhô lên mặt nước. Đến khi sắp kết thúc, tiết tấu vũ điệu đang chậm rãi chuyển sang nhanh, khuyên ngọc lay động, tà áo dài cũng theo đó mà tung bay, như cưỡi gió mà đi, như con chim hồng giật mình bay vút đi.

Đến thời Tống, vũ khúc “Lục yêu” vẫn còn thịnh hành. Văn nhân Âu Dương Tu thời Tống có câu thơ rằng “Tham khán Lục yêu hoa thập bát” (Say xem điệp khúc hoa thập bát của điệu Lục yêu).

Chữ “chuyển” (囀) trong “Xuân oanh chuyển” có nghĩa là giọng hát tươi đẹp tuyệt vời. Theo “Giáo phường ký” thời Đường ghi, Hoàng đế Cao Tông “đã từng ngồi nghe tiếng chim oanh lúc sáng sớm, nên lệnh cho người soạn nhạc khúc là Bạch Minh Đạt viết thành bản nhạc ‘Xuân oanh chuyển’. Về sau, bản nhạc này cũng trở thành bản nhạc múa”. Bạch Minh Đạt là một âm nhạc gia rất nổi tiếng thời bấy giờ của Quy Tư quốc (thành phố Kuchar, thuộc Tân Cương ngày nay), nên tác phẩm âm nhạc của ông mang phong cách của Quy Tư.

Lời miêu tả trong bài thơ “Pháp khúc” của thi nhân Nguyên Chẩn đã khẳng định nhạc khúc “Xuân oanh chuyển” là thuộc Hồ khúc, tức là theo làn điệu của các dân tộc thiểu số.

Bài thơ “Pháp khúc” viết:

“Tự tòng hồ kỵ khởi yên trần, mao mạo tinh thiên mãn hàm lạc.
Nữ vi hồ phụ học hồ trang, kỹ tiến hồ âm vụ hồ nhạc.
Hỏa phượng thanh thẩm đa yết tuyệt, xuân oanh chuyển bãi trường tiêu tác.”

Tạm dịch:

Từ khi ngựa người Hồ dấy lên khói lửa, thành Hàm Dương, Lạc Dương chìm trong sợ hãi, tanh hôi.
Phụ nữ mặc phục trang người Hồ, làm người Hồ, vũ nữ hát tiếng Hồ, diễn nhạc Hồ.
Bài ‘Hỏa phượng’ nuốt lặng nghẹn ngào, điệu ‘Xuân oanh chuyển’ đã dừng không còn náo nhiệt.

“Hỏa phượng” là vũ khúc được lưu truyền từ thời Bắc Ngụy, còn “Xuân oanh chuyển” được sáng tác vào thời nhà Đường.

Về hình thức của vũ điệu “Xuân oanh chuyển”, đến nay vẫn chưa tìm thấy tài liệu ghi chép chi tiết. Trương Hữu, người thời Đường có bài thơ “Xuân oanh chuyển” miêu tả dáng vẻ, thần thái ca múa biểu diễn vũ điệu này trong cung đình: “Nội nhân dĩ xướng xuân oanh chuyển, hoa hạ ta ta nhuyễn vũ lai” (Nàng ca bài ‘Xuân oanh chuyển’, hoa rơi lả tả múa thướt tha).

Các đại khúc thời nhà Đường, còn được gọi là “Pháp khúc”, là một phần quan trọng trong các buổi yến tiệc. Đại khúc là một loại biểu diễn nghệ thuật quy mô lớn kết hợp giữa nhạc cụ, thanh nhạc và vũ điệu. Kết cấu của đại khúc thường được chia thành ba phần: (1) Tán tự: chủ yếu là dùng nhạc cụ diễn tấu; (2) Trung tự: (phách nhịp, ca hát) dùng ca hát là chính; (3) Phá: là cao trào của toàn bộ màn biểu diễn, dùng vũ điệu là chính. Những đại khúc nổi tiếng gồm có “Nghê thường vũ y vũ”, “Đạp kim liên”, “Ngọc thụ hậu đình hoa”, v.v.

“Nghê thường vũ y vũ” chủ yếu kể về câu chuyện Đường Huyền Tông gặp tiên tử ở Cung trăng, nên vũ điệu uyển chuyển thể hiện hình ảnh tiên nữ thanh nhã, thoát tục. Ngoài ra, trang phục của vũ điệu mang đậm chất mỹ lệ, thanh thoát của tiên nữ:

“Án tiền vũ giả nhan như ngọc,
Bất trước nhân gian tục y phục.
Hồng thường hà bí bộ dao quán,
Điền anh lũy lũy bội san san.”

(Bài thơ ‘Nghê thường vũ y ca hòa vi chi’ – Bạch Cư Dị)

Tạm dịch:

Trước án vũ nữ dung nhan như ngọc,
Xiêm áo chẳng giống nơi phàm tục.
Khăn choàng, váy dài, trâm cài rực rỡ đủ màu,
Chuỗi ngọc lớp lớp tiếng leng keng.

Tương truyền, vũ khúc này được mọi người vô cùng yêu thích, và đã được lưu truyền tới hàng trăm năm. Đại thi nhân Bạch Cư Dị thời Đường đã từng ca ngợi điệu múa này: “Thiên ca vạn vũ bất khả số, tựu trung tối ái nghê thường vũ.” (Tạm dịch: Bài ca vũ điệu nhiều vô kể, hay nhất là điệu Nghê thường).

Thời Đường còn có các vở ca múa kịch, tạp kỹ biểu diễn những nhân vật và tình tiết cốt truyện cụ thể. Những vở ca múa kịch, tạp kỹ này là những vũ điệu nhạc tục dân gian, thường xuất hiện trong các dịp lễ hội và hoạt động giải trí của cung đình. Những vở ca múa kịch nổi tiếng bao gồm “Đại diện” (“Lan Lăng Vương nhập trận khúc”), “Bát đầu”, “Đạp dao nương”, v.v.

Vở ca múa kịch “Đại diện” còn được gọi là “Lan Lăng Vương nhập trận khúc”, có nguồn gốc từ thời Bắc Tề. Lan Lăng Vương Trường Cung của Bắc Tề, không chỉ tài giỏi, oai vũ anh dũng, mà còn có tướng mạo tuấn tú, thường xuyên đeo mặt nạ khi ra trận. Vì vậy, khi biểu diễn vở ca múa kịch này, các vũ công đeo mặt nạ, bắt chước hình ảnh oai hùng của Lan Lăng Vương chỉ huy chiến đấu, ca ngợi chiến tích của ông. Vở ca múa kịch này được biểu diễn và lưu truyền trong thời gian dài mà không hề làm giảm sự yêu thích của người xem.

Vở “Bát đầu” có xuất xứ từ vùng Tây Vực. Nội dung chủ yếu kể về câu chuyện một người Hồ bị mãnh thú ăn thịt, sau đó con trai của người đó lên núi tìm mãnh thú để báo thù.

Vở “Đạp dao nương” được sáng tác vào cuối thời nhà Tùy. Vào thời đó, ở vùng Hà Nội (phía bắc sông Hoàng Hà, Trung Quốc cổ đại) có một người đàn ông dung mạo xấu xí và nghiện rượu, thường tự nhận mình là lang trung (thầy lang), mỗi khi ông say rượu về nhà sẽ đánh vợ. Người vợ của ông xinh đẹp, hát hay, thường ngâm hát những khúc ca oán thán, đau khổ. Người vùng Hà Sóc (phía bắc sông Hoàng Hà, Trung Quốc cổ đại) mỗi khi diễn vở này thường kết hợp với nhạc cụ dây và sáo để thể hiện tâm trạng của người vợ. Khi biểu diễn, người diễn vai người vợ bi thương kể lể, mỗi khi khóc kể sẽ thường đong đưa thân thể, cho nên được gọi là “Đạp dao nương”.

Nhìn chung, âm nhạc và vũ điệu thời Đường không chỉ là sự tổng hợp hoàn chỉnh về mặt nội dung, hình thức, phong cách, kỹ thuật, mà còn là một thời kỳ đỉnh cao. Điều này liên quan mật thiết đến tinh thần khí phách “dung nạp hết thảy, dung hòa mọi thứ” của thời Đường. Hơn nữa, do hầu hết các Hoàng đế thời Đường tôn sùng Phật giáo, hoặc tôn sùng Đạo giáo, nên trong âm nhạc và vũ điệu của thời Đường có không ít vũ điệu mang đậm tính sùng Tiên, kính Đạo. Tiêu biểu như các vũ điệu “Tứ phương Bồ Tát vũ”, “Ngũ phương sư tử vũ”, “Thiên Trúc nhạc”, “Vân Thiều nhạc”, v.v.

Âm nhạc và vũ điệu thời Đường đã lưu lại một trang rực rỡ nhất trong lịch sử văn hóa Trung Hoa.

Chú thích: [1], [2] là những câu thơ được trích từ bài thơ ‘Hồ toàn nữ’ của nhà thơ Bạch Cư Dị.

(Bài viết đăng lại theo bản dịch của Epoch Times Tiếng Việt)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/43679

The post Vũ điệu cung đình Trung Quốc (Phần 4): Thời kỳ Đại Đường (2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Vũ điệu cung đình Trung Quốc (Phần 4): Thời kỳ Đại Đường (1)https://chanhkien.org/2024/08/vu-dieu-cung-dinh-trung-quoc-phan-4-thoi-ky-dai-duong-1.htmlSun, 25 Aug 2024 03:34:21 +0000https://chanhkien.org/?p=33942[ChanhKien.org] Sự phát triển của vũ điệu cung đình trong các thời kỳ Ngụy, Tấn, Nam Bắc triều và thời nhà Tùy đã tạo cơ sở cho vũ điệu cung đình Trung Quốc phát triển mạnh mẽ chưa từng có. Đến thời nhà Đường, một trong ba triều đại thịnh vượng nhất ở Trung Quốc, […]

The post Vũ điệu cung đình Trung Quốc (Phần 4): Thời kỳ Đại Đường (1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Sự phát triển của vũ điệu cung đình trong các thời kỳ Ngụy, Tấn, Nam Bắc triều và thời nhà Tùy đã tạo cơ sở cho vũ điệu cung đình Trung Quốc phát triển mạnh mẽ chưa từng có. Đến thời nhà Đường, một trong ba triều đại thịnh vượng nhất ở Trung Quốc, vũ điệu cung đình đạt đến đỉnh cao.

Vũ điệu cung đình thời Đại Đường với đặc điểm thể loại phong phú, hình thức đa dạng, phân loại chi tiết, kỹ thuật điêu luyện, là điều chưa từng có ở các triều đại trước.

Trước hết, xét về thể loại, các vũ điệu cung đình được dùng trong yến tiệc cung đình triều Đường gồm có: Cửu bộ kỹ, Thập bộ kỹ, Tọa bộ kỹ, Lập bộ kỹ, Kiện vũ, Nhuyễn vũ, Đại khúc, Ca vũ kịch, tạp kỹ v.v.

Giai đoạn đầu thời Đường, nội dung chủ yếu của vũ điệu cung đình có “Cửu bộ kỹ và Thập bộ kỹ”. Hai loại này được chế định trên cơ sở “Thất bộ nhạc” thời nhà Tùy. Trong “Cựu Đường thư – Âm nhạc chí” ghi: “Sau khi Cao Tổ lên ngôi, thiết yến noi theo chế định cũ của nhà Tùy, dùng chín bộ nhạc, về sau phân thành hai bộ: Lập bộ và Tọa bộ (bộ nhạc đứng và bộ nhạc ngồi)”.

Trong cuốn “Thông điển” của Đỗ Hữu triều Đường, ghi rằng: “Phàm là đại yến tiệc thì sẽ thiết đặt mười bộ nhạc kỹ ở trong sảnh lớn, gồm cả nhạc kỹ trong nước và ngoài nước. Một là Yến nhạc kỹ, hai là Thanh nhạc kỹ (còn gọi là “Thanh Thương nhạc”), ba là Tây Lương kỹ, bốn là Thiên Trúc kỹ, năm là Cao Ly kỹ, sáu là Quy Tư kỹ, bảy là An Quốc kỹ, tám là Sơ Lặc kỹ, chín là Khang Quốc kỹ, mười là Cao Xương kỹ”.

“Yến nhạc” là âm nhạc và vũ điệu truyền thống của dân tộc Hán ở Trung Nguyên, với khung cảnh hoành tráng, không khí sôi nổi. Nội dung chủ yếu là ca ngợi Hoàng đế, chúc mừng cảnh phồn vinh thịnh vượng. “Yến nhạc” bao gồm bốn bộ nhạc vũ: “Phá trận nhạc”, “Khánh thiện nhạc”, “Cảnh vân nhạc”, “Thừa thiên nhạc”.

“Thanh nhạc” còn gọi là “Thanh Thương nhạc” cũng là một vũ điệu của dân tộc Hán ở Trung Nguyên. Vũ điệu này phát triển từ thời Hán qua các thời Ngụy, Tấn và Nam Bắc triều cho đến thời Đường. Nội dung bao gồm: “Bạch trữ vũ”, “Ba du vũ”, “Phất vũ”, “Tiền khê vũ”, “Bỉ vũ”. Một số vũ điệu dùng trong tế tự, nhưng cũng được biểu diễn khi thiết yến tiệc.

“Tây Lương nhạc” là vũ điệu có nguồn gốc từ vùng Cam Túc. Nó là kết quả của sự kết hợp giữa âm nhạc và vũ điệu của thời Hán, thời Tấn cùng âm nhạc và vũ điệu của Tây Vực. Vũ điệu tiêu biểu là điệu “Sư tử vũ”.

“Thiên Trúc nhạc” và “Cao Ly nhạc” đều là những vũ điệu của nước ngoài. “Thiên Trúc nhạc” có nguồn gốc từ Ấn Độ. Nó là âm nhạc và vũ điệu Phật giáo, truyền vào Trung Nguyên theo sự truyền nhập của Phật giáo. “Cao Ly nhạc” có nguồn gốc từ Triều Tiên cổ, là một vũ điệu mang tính nghệ thuật vô cùng mạnh mẽ.

“Quy Tư nhạc”, “An Quốc nhạc”, “Sơ Lặc nhạc”, “Cao Xương nhạc” đều xuất xứ từ Tây Vực. Vũ điệu của Tây Vực có đặc điểm là tiết tấu nhanh sôi động, điệu múa mới lạ, độc đáo. Trong vũ điệu của “Quy Tư nhạc” có các động tác như lắc đầu, nâng mắt, búng ngón tay v.v. Trong vũ điệu của các dân tộc thiểu số vùng Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Uzbekistan ngày nay vẫn còn mang những đặc điểm này. “Khang Quốc nhạc” còn được gọi là “Hồ Toàn vũ”, là điệu múa xoay tròn nhanh và mạnh mẽ như gió.

Thời Đường Huyền Tông đã phân chia vũ điệu cung đình thành “Lập bộ kỹ” và “Tọa bộ kỹ” dựa trên cơ sở của “Cửu bộ kỹ”, “Thập bộ kỹ”. “Lập bộ kỹ” thường biểu diễn ở dưới sảnh đường, quy mô khá nhỏ, tiết mục biểu diễn tương đối trang nhã. “Tọa bộ kỹ” thường biểu diễn trên sảnh đường, quy mô to lớn, chú trọng khí thế và phô trương. Nhà thơ Bạch Cư Dị từng viết rằng: “Diễn trên sảnh đường thì tọa (ngồi), dưới sảnh đường thì lập (đứng)… Lập thì rẻ rúng, tọa sang quý, Tọa bộ lui xuống Lập bộ thay, đánh trống thổi sênh và diễn tạp kỹ.”

Theo “Cựu Đường thư – Âm nhạc chí” ghi: “Nay Lập bộ kỹ gồm có “An nhạc”, “Thái bình nhạc”, “Phá trận nhạc”, “Khánh thiện nhạc”, “Đại định nhạc”, “Thượng nguyên nhạc”, “Thánh thọ nhạc”, “Nhạc thánh nhạc”, tổng cộng có tám bộ. Tọa bộ kỹ gồm có “Yến nhạc”, “Trường thọ nhạc”, “Thiên thu nhạc”, “Điểu ca vạn thọ nhạc”, “Long trì nhạc”, “Phá trận nhạc”, tổng cộng có sáu bộ.

“An nhạc” trong Lập bộ kỹ là kế thừa âm nhạc và vũ điệu của thời Bắc Chu. Bởi vì hàng ngũ của Lập bộ kỹ xếp ngay ngắn, vuông vức giống như thành quách, cho nên thời Bắc Chu còn gọi là “Thành vũ” (điệu múa thành quách). Đội ngũ biểu diễn có tám mươi người, đều đeo mặt nạ gỗ, miệng chó tai thú, cài chuỗi trang sức màu vàng kim buông xuống dọc theo mái tóc, đầu đội mũ da họa hình thú dữ. Vũ điệu mang phong cách Hồ vũ (điệu múa của người Hồ).

“Thái bình nhạc” cũng gọi là Ngũ phương sư tử vũ, người biểu diễn đông đảo, là vũ điệu nổi tiếng trong thời Đường.

“Phá trận nhạc” là điệu múa do Hoàng đế Đường Thái Tông sáng tạo. Vũ điệu ca ngợi võ công của Hoàng đế Đường Thái Tông, với 120 người biểu diễn. Điệu múa phát huy tinh thần mạnh mẽ, âm nhạc khẳng khái, hào hùng.

“Khánh thiện nhạc” cũng do Hoàng đế Đường Thái Tông sáng tạo, có 64 người biểu diễn. Vũ điệu này chủ yếu thể hiện tư tưởng dùng văn đức cai quản thiên hạ, làm cho thiên hạ an ổn, yên vui của Đường Thái Tông. [Đặc trưng của] vũ điệu là chậm rãi, tao nhã.

“Đại định nhạc” bắt nguồn từ “Phá trận nhạc”, là âm nhạc và vũ điệu thời Hoàng đế Đường Cao Tông, có 140 người biểu diễn. Vũ điệu này lấy biểu tượng bình định Liêu Đông để ổn định vùng ven biên cảnh.

“Thượng nguyên nhạc” do Hoàng đế Đường Cao Tông sáng tạo, có 180 người biểu diễn. Vì người biểu diễn mặc y phục nhiều màu sắc, tượng trưng cho nguyên khí, nên gọi là “Thượng nguyên”. Vũ điệu này mang sắc thái Đạo gia.

“Thánh thọ nhạc” do Võ Hậu của Hoàng đế Đường Cao Tông sáng tạo, gồm 140 người biểu diễn. Khi biểu diễn vũ điệu, những vũ công sắp xếp thành hàng lối, và không ngừng thay đổi. Mỗi lần thay đổi sẽ xếp thành một chữ. Vũ điệu sẽ kết thúc sau khi xếp thành 16 chữ: “Thánh siêu thiên cổ, Đạo thái bách vương, Hoàng đế vạn niên, Bảo tộ di xương”.

“Quang thánh nhạc” do Đường Huyền Tông sáng tạo, gồm 80 người biểu diễn. Vũ điệu này mang nội dung của “Thượng Nguyên” và “Thánh thọ”, là bộ nhạc vũ ca ngợi Đường Huyền Tông.

Từ “Phá trận vũ” trở xuống, “đều sử dụng đại cổ (trống lớn) âm như sấm, kết hợp với âm nhạc Quy Tư, âm thanh vang xa chấn động trăm dặm, rung chuyển cả sơn cốc”. “Đại định nhạc” kết hợp thêm nhạc cụ chiêng vàng. Chỉ có “Khánh thiện vũ” dùng nhạc Tây Lương, và là vũ điệu tao nhã nhất.

Ba vũ điệu “Phá trận”, “Thượng nguyên”, “Khánh thiện” cũng được biểu diễn trong các lễ tế tự tổ miếu. “Phá trận” là múa võ, gọi là “Thất đức”; “Khánh thiện” là múa văn, gọi là “Cửu công”. Về sau, sau khi Võ Tắc Thiên soán vị, bà đã phá hủy Thái miếu của nhà Đường. Các nghi lễ tế tự kể trên chỉ còn danh mà không còn cử hành trong thực tế.

“Yến nhạc” trong Tọa bộ kỹ gồm có bốn phần: “Cảnh vân nhạc”, “Khánh thiện nhạc”, “Tiểu phá trận nhạc”, “Thừa thiên nhạc”. Tất cả đều là các vũ điệu ca ngợi thành tựu huy hoàng của triều Đại Đường.

“Trường thọ nhạc” là vũ điệu được sáng tạo dưới thời Võ Tắc Thiên, thể hiện nội dung chúc thọ Hoàng đế.

“Thiên thụ nhạc” là vũ điệu sáng tạo khi Võ Tắc Thiên làm Hoàng đế, chủ yếu là ca ngợi công đức của Võ Tắc Thiên.

“Điểu ca vạn thọ nhạc” cũng là vũ điệu được sáng tạo dưới thời Võ Tắc Thiên. Vũ điệu này do ba người hóa trang thành hình chim, biểu diễn thể hiện lòng tôn sùng đối với Võ Tắc Thiên.

“Long trì nhạc” do Đường Huyền Tông sáng tác, là vũ điệu tao nhã, ưu mỹ.

“Tiểu phá trận nhạc” cũng là vũ điệu do Đường Huyền Tông sáng tạo và cải biên, thể hiện cuộc sống chiến đấu.

Từ “Trường thọ nhạc” trở xuống, đều sử dụng nhạc Quy Tư, các vũ công đều mang giày ủng. Chỉ có “Long trì nhạc” sử dụng nhã nhạc, không có chuông khánh, các vũ công mang giày gõ xuống nền.

(Bài viết đăng lại theo bản dịch của Epoch Times Tiếng Việt)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/43680

The post Vũ điệu cung đình Trung Quốc (Phần 4): Thời kỳ Đại Đường (1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Vũ điệu cung đình Trung Quốc (Phần 3): Thời Ngụy, Tấn và Nam Bắc triềuhttps://chanhkien.org/2024/08/vu-dieu-cung-dinh-trung-quoc-phan-3-thoi-nguy-tan-va-nam-bac-trieu.htmlThu, 22 Aug 2024 03:48:16 +0000https://chanhkien.org/?p=33884[ChanhKien.org] Sự phát triển của vũ điệu cung đình vào thời Hán đã đặt định cơ sở cho đỉnh cao của múa cung đình Trung Quốc. Trong đó, thời kỳ Ngụy, Tấn, Nam Bắc triều là giai đoạn chuẩn bị trước khi bước vào thời kỳ đỉnh cao. Âm nhạc và vũ điệu Thanh Thương, […]

The post Vũ điệu cung đình Trung Quốc (Phần 3): Thời Ngụy, Tấn và Nam Bắc triều first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

[ChanhKien.org]

Sự phát triển của vũ điệu cung đình vào thời Hán đã đặt định cơ sở cho đỉnh cao của múa cung đình Trung Quốc. Trong đó, thời kỳ Ngụy, Tấn, Nam Bắc triều là giai đoạn chuẩn bị trước khi bước vào thời kỳ đỉnh cao.

Âm nhạc và vũ điệu Thanh Thương, cùng với vũ điệu người Hồ là chủ lưu của âm nhạc và vũ điệu cung đình thời Ngụy, Tấn và Nam Bắc triều.

Âm nhạc và vũ điệu Thanh Thương là tên gọi âm nhạc và vũ điệu dân gian truyền thống của dân tộc Hán. Vào thời Ngụy còn thiết lập “Thanh Thương thự”. Đến thời Tây Tấn, âm nhạc Thanh Thương đã phát triển rộng rãi trong cung đình. Sau khi nhà Đông Tấn đóng đô ở Giang Nam, thì xuất hiện thể loại Ngô ca Giang Nam, Tây thanh Kinh Sở, đều có nguồn gốc từ âm nhạc Thanh Thương.

Trong “Ngụy thư – Nhạc chí” ghi chép: “Sơ, Cao Tổ (Hiếu Văn Đế) đánh dẹp Hoài Hán, Thế Tông (Tuyên Vũ Đế) bình định Thọ Xuân, dung nhập kỹ thuật ca múa ở vùng đó. Những nhạc khúc cổ xưa của vùng Giang Tả (Giang Đông, phía đông sông Dương Tử) truyền vào Trung Nguyên như ‘Minh quân’, ‘Thánh chủ’, ‘Công mạc’, ‘Bạch cưu’, cùng với Ngô ca Giang Nam, Tây thanh Kinh Sở, được gọi chung là Thanh Thương”.

Đặc điểm chính của âm nhạc và vũ điệu Thanh Thương là thanh lệ phiêu dật, trang nhã cao quý, ung dung nhẹ nhàng. Hơn nữa, vũ điệu trữ tình, lời ca thể hiện đều rất mạnh mẽ. Ví dụ như khúc “Bạch trữ vũ” nổi danh đương thời, biểu đạt cảm xúc tình cảm đa dạng phong phú, thể hiện nỗi tương tư ly biệt, có lời lẽ buồn khổ than thở cõi nhân sinh, có kính Tiên hướng Đạo. Vũ điệu này rất nhẹ nhàng, phiêu dật.

Vào thời Nam Bắc triều, Lưu Thước người nhà Tống sau khi xem “Bạch trữ vũ” đã viết một bài thơ rằng: “Trạng tự minh nguyệt phiếm vân hà, thể như khinh phong động lưu ba” (Tạm dịch: Dáng như trăng sáng hiện ra trong sông mây, thân như gió nhẹ xao động làn sóng). Lại như điệu “Đại thùy thủ” mang theo tinh thần nhẹ nhàng phiêu dật: “La y tứ phong dẫn, khinh đái nhậm thanh dao” (Tạm dịch: Áo thưa theo làn gió, nhẹ nhàng mặc gió đưa). Ngoài ra, còn có các điệu múa “Minh quân”, “Ba du vũ”, “Công mạc vũ”, “Đạc vũ”, “Kiếp vũ” v.v.

“Hồ vũ” chủ yếu là chỉ điệu múa của các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc. Vào thời nhà Hán, Hồ vũ đã du nhập vào Trường An. Trong thời Tam Quốc, Hồ vũ được lưu truyền và phổ biến càng rộng rãi ở vùng Trung Nguyên. Cuốn “Ngụy thư” đã ghi chép việc Tào Thực của nước Ngụy, sau khi tắm gội xong, đã nhảy một điệu Hồ vũ gọi là “Ngũ chùy đoàn”.

Trong thời kỳ Nam Bắc triều, các điệu nhạc như “Thiên Trúc nhạc”, “Quy Tư nhạc”, “Sơ Lặc nhạc”, “An Quốc nhạc”, “Cao Ly nhạc”, “Khang Quốc nhạc”, “Cao Xương nhạc” v.v. đều lần lượt truyền nhập vào Trung Nguyên, và được cung đình Bắc triều tiếp nhận. Như trong cuốn “Cựu Đường thư – Âm nhạc chí” ghi chép: “Chu Vũ Đế cưới công chúa của Đột Quyết và lập làm Hoàng Hậu. Các nước Tây Vực cử phái đoàn đến đưa dâu. Vì vậy, âm nhạc của các nước Quy Tư, Sơ Lặc, An Quốc, Khang Quốc đều quy tụ về Trường An.”

Đặc điểm của Hồ vũ là sự cởi mở, hào phóng, mạnh mẽ, mộc mạc. “Thiên Trúc nhạc” là âm nhạc và vũ điệu được truyền nhập từ Ấn Độ, mang đậm phong cách Ấn Độ và màu sắc tôn giáo. “Quy Tư nhạc” là âm nhạc và vũ điệu đến từ vùng Tân Cương và Quy Tư, vừa mang đặc điểm vũ điệu của các dân tộc thiểu số Tân Cương, vừa mang màu sắc Phật giáo.

Phần lớn các Hoàng đế thời Ngụy, Tấn và Nam Bắc triều đều sùng Phật kính Đạo. Do vậy, vũ điệu cung đình cũng mang màu sắc tôn giáo.

(Bài viết đăng lại theo bản dịch của Epoch Times Tiếng Việt)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/43652

The post Vũ điệu cung đình Trung Quốc (Phần 3): Thời Ngụy, Tấn và Nam Bắc triều first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Vũ điệu cung đình Trung Quốc (Phần 2): Thời Đông Hán và Tây Hánhttps://chanhkien.org/2024/08/vu-dieu-cung-dinh-trung-quoc-phan-2-thoi-dong-han-va-tay-han.htmlTue, 20 Aug 2024 04:28:32 +0000https://chanhkien.org/?p=33859[ChanhKien.org] Trong thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc, âm nhạc và vũ điệu dân gian tiến nhập vào cung đình. Nhã nhạc và vũ điệu cung đình Trung Quốc được khởi xướng từ thời Tây Chu cho đến lúc này vẫn lưu giữ được nét trang trọng và cao nhã của quá khứ, đồng thời […]

The post Vũ điệu cung đình Trung Quốc (Phần 2): Thời Đông Hán và Tây Hán first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Trong thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc, âm nhạc và vũ điệu dân gian tiến nhập vào cung đình. Nhã nhạc và vũ điệu cung đình Trung Quốc được khởi xướng từ thời Tây Chu cho đến lúc này vẫn lưu giữ được nét trang trọng và cao nhã của quá khứ, đồng thời bắt đầu tiếp thu âm nhạc và vũ điệu dân gian.

Âm nhạc và vũ điệu dân gian bắt đầu chiếm một vị trí nhất định trong vũ điệu cung đình. Trước hết, nó thể hiện ở việc thiết lập cơ quan quản lý âm nhạc và vũ điệu dân gian.

Trong thời gian thống trị ngắn ngủi của nhà Tần, “Nhạc Phủ” đã sớm xuất hiện để quản lý nhạc vũ dân gian. Tuy nhiên, đến thời Vũ Đế của nhà Tây Hán, cơ quan này mới chính thức hình thành.

Chủng loại nhạc vũ trong Nhạc Phủ rất phong phú, bao gồm nhạc vũ giao tế, nhạc vũ binh pháp, nhạc mừng yến tiệc cung đình, v.v. Về phong cách, có các nhạc vũ từ các vùng miền và dân tộc khác nhau như Giang Nam, Hoài Nam, Tây Nam, v.v. Về hình thức, có các hình thức biểu diễn như diễn tấu nhạc khí, ngâm tụng ca xướng, vũ điệu xướng ưu (còn gọi là “diễn hài”). Thành viên của Nhạc Phủ bao gồm các nghệ sĩ dân gian đến từ khắp nơi trên đất nước, cơ cấu rất lớn. Đến thời Hán Ai Đế lên ngôi, số lượng nghệ nhân của Nhạc Phủ đã lên đến hơn 800 người. Vào cuối thời Tây Hán, Nhạc Phủ bị giải tán.

Sau khi nhà Đông Hán được kiến lập, Hoàng đế khôi phục cơ cấu quản lý vũ nhạc thông tục của dân gian, nhưng tên gọi được đổi thành “Hoàng Môn Cổ Xuy Thự”. Văn nhân Thái Ung nói rằng: “Âm nhạc thời Hán có bốn phẩm cấp, thứ nhất là Thái dư nhạc, thứ hai là Nhã tụng nhạc, thứ ba là Hoàng Môn cổ xuy, thứ tư là Đoản tiêu nao ca”.

Các Hoàng đế của nhà Tây Hán và Đông Hán đều rất sùng chuộng nhạc vũ dân gian. Ví dụ, Hoàng đế Hán Vũ Đế của nhà Tây Hán đã dùng nhạc vũ dân gian để chiêu đãi tân khách của “Tứ di” (bốn bộ lạc dân tộc được cho là man di mọi rợ) đến kinh đô triều bái. Theo dấu chân các tân khách này, vũ điệu của các dân tộc thiểu số cũng dần dần hội tụ về kinh đô. Trong “Đông Đô phú” của Ban Cố thời Đông Hán có viết: “Nhạc tấu của Tứ di, có thể đạt đến đức rộng lớn, Cấm, Mại, Đâu, Ly, đều tập hợp đủ cả”. Trong “Ngũ kinh thông nghĩa” viết: “Âm nhạc của Tứ di, minh đức thấm rộng chiếu rọi tứ phía”.

Hình thức vũ điệu của Tứ di là: “Nhạc vũ của Đông Di là múa mâu, nhạc vũ của Tây Nam Di là múa lông vũ, nhạc vũ của Tây Di là múa kích, nhạc vũ của Bắc Di là múa khiên (binh vũ)”. Ngoài ra, các điệu múa của Tây Vực cũng bắt đầu lưu hành trong giới quý tộc. Những điệu múa của các dân tộc thiểu số này thâm nhập và giao hòa với nhạc vũ dân gian trong cung đình Trung Quốc.

Nhạc vũ dân gian thời Hán bao gồm múa võ và múa văn. Điệu múa võ mạnh mẽ, tư thế hiên ngang hào khí, khí thế dũng mãnh, có sức cuốn hút và tạo ấn tượng lớn. Ví dụ như múa kiếm, múa côn, múa đao, múa khiên, múa thích. Múa văn có các điệu tay áo dài thắt eo, múa nâng tay lên cao, múa trên mặt trống tròn v.v. Đặc điểm chính của múa văn là phiêu dật và kỹ thuật đòi hỏi độ khó vô cùng cao. Về sau, múa văn đã chiếm một vị trí quan trọng trong vũ điệu cung đình Trung Quốc.

Thời Lưỡng Hán, số lượng nhạc vũ nhã nhạc ít hơn so với nhạc vũ dân gian. Sách “Hán Thư – Lễ Nhạc Chí” ghi chép, vũ nhạc thanh nhã có “Vũ đức” do Cao Tổ sáng tác (về sau đổi tên thành “Chiêu đức”, “Thịnh đức”), “Chiêu vũ” do Do Thuấn sáng tác và được đổi tên thành “Văn thủy” vào năm Cao Tổ thứ sáu, “Ngũ hành” (vốn là “Chu vũ”, được đổi tên vào năm Tần Thủy Hoàng thứ 26), còn có “Tứ thời” (Hiếu Văn Đế sáng tác, biểu thị thiên hạ an hòa, thái bình), “Chiêu dung nhạc”, “Lễ dung nhạc”.

Các vũ điệu nhã nhạc kể trên chủ yếu được sử dụng để tế lễ. Ví dụ, các vũ điệu “Vũ đức”, “Văn thủy” và “Ngũ hành” biểu diễn trong miếu thờ của Hán Cao Tổ. Các vũ điệu “Chiêu đức”, “Văn thủy”, “Tứ thời”, “Ngũ hành” biểu diễn trong miếu thờ Hiếu Văn Đế. Các vũ điệu “Thịnh đức”, “Văn thủy”, “Tứ thời”, “Ngũ hành” biểu diễn trong miếu thờ Hiếu Vũ Đế. Trong miếu thờ các vị Hoàng đế thường được biểu diễn các vũ điệu “Văn thủy”, “Tứ thời”, “Ngũ hành vũ”.

(Bài viết đăng lại theo bản dịch của Epoch Times Tiếng Việt)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/43657

The post Vũ điệu cung đình Trung Quốc (Phần 2): Thời Đông Hán và Tây Hán first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Vũ điệu cung đình Trung Quốc (Phần 1): Thời Tây Chu và thời Xuân Thu Chiến Quốchttps://chanhkien.org/2024/08/vu-dieu-cung-dinh-trung-quoc-phan-1-thoi-tay-chu-va-thoi-xuan-thu-chien-quoc.htmlSat, 17 Aug 2024 03:16:40 +0000https://chanhkien.org/?p=33746[ChanhKien.org] Vũ điệu cung đình Trung Quốc được hình thành, xác lập và phát triển cùng với sự xuất hiện của các cung đình thời cổ đại. Nó đã lưu lại một chương đầy màu sắc trong lịch sử văn hóa huy hoàng của Trung Hoa. Vào thế kỷ 21 trước Công nguyên, Khải kiến […]

The post Vũ điệu cung đình Trung Quốc (Phần 1): Thời Tây Chu và thời Xuân Thu Chiến Quốc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Vũ điệu cung đình Trung Quốc được hình thành, xác lập và phát triển cùng với sự xuất hiện của các cung đình thời cổ đại. Nó đã lưu lại một chương đầy màu sắc trong lịch sử văn hóa huy hoàng của Trung Hoa.

Vào thế kỷ 21 trước Công nguyên, Khải kiến lập vương triều đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc – triều đình nhà Hạ. Thời đó, người ta tin vào quỷ Thần, nên mọi chuyện dù lớn hay nhỏ của đất nước đều tiến hành bốc quẻ xem bói toán và thực hiện các hoạt động tế tự. Vì vậy, vũ đạo thời đó chủ yếu được biểu diễn trong các dịp tế tự và mừng công.

Truyền thuyết kể rằng, Khải rất thích ca múa. Theo ghi chép trong “Trúc thư kỉ niên”, ông đã từng ra lệnh múa điệu “Cửu thiều”. Nội dung của điệu múa tuy người ngày nay không còn được biết đến, nhưng có thể đoán rằng nó có liên quan đến việc tế tự. Trong “Sơn hải kinh – Đại hoang tây kinh” cũng ghi chép, nói Khải đến nơi Thiên đế ở và nhận được từ Thiên thượng hai tác phẩm nhạc vũ “Cửu biện” và “Cửu ca” rồi mang chúng trở lại nhân gian. Từ hai tác phẩm này, ông lại chế thành vũ điệu “Cửu thiều”.

Vào thời Hạ Kiệt, vị Hoàng đế cuối cùng của nhà Hạ, trong cung điện của ông có 30.000 nữ nhạc, âm nhạc dâm tục vang vọng khắp thành (“Quản Tử – Khinh trọng giáp”). Thời đó, vũ nhạc chuộng sự xa hoa nhưng bản thân Hạ Kiệt lại chìm đắm vào những thú vui dâm tục, cuối cùng dẫn đến mất nước.

Nhà Ân Thương thay thế nhà Hạ, kính trọng quỷ Thần giống như triều đại trước. Phàm lúc cử hành “lễ” trong các dịp tế tự đều biểu diễn ca múa. Người nhà Thương dùng âm nhạc để trò chuyện với quỷ Thần, ca hát để quỷ Thần nghe. Vũ nhạc trở thành thứ mà con người hiến dâng, kính phụng, làm vui lòng quỷ Thần, là phương tiện giao tiếp quan trọng giữa con người và các vị Thần. Đôi khi, các vị vua nhà Thương còn đích thân nhảy múa, chẳng hạn như trong giáp cốt văn thời Ân Khư đã ghi lại việc vua Thương biểu diễn vũ điệu “Vũ vũ” để tế Thần.

Sau khi nhà Thương sụp đổ, cùng với sự kiến lập của nhà Tây Chu, vương thất đã chế định chế độ lễ nhạc hoàn chỉnh và chi tiết, đánh dấu sự xác lập chính thức của vũ điệu cung đình Trung Quốc. “Lễ” dùng để chỉ các nghi thức như tế tự, tiệc thiết đãi trong cung đình, v.v. “Nhạc” dùng để chỉ âm nhạc và vũ điệu đi kèm với “Lễ”. Chế độ lễ nhạc của nhà Chu có hai nội dung cơ bản, một là quy định đẳng cấp, hai là quy định vũ nhạc đi kèm với lễ về cơ bản là nhã nhạc.

Theo chế độ lễ nhạc của nhà Chu, những người ở hoàn cảnh và địa vị khác nhau không chỉ có lễ nghi khác biệt, mà âm nhạc sử dụng cũng không giống nhau. Nhạc khí sử dụng cũng khác nhau, thứ bậc phân ra rất nghiêm ngặt.

Theo “Chu lễ – Xuân quan” ghi chép: ví dụ khi tế tự Thiên thần, “bèn tấu chuông vàng, hát bài Đại lữ, múa điệu “Vân môn”. Khi tế đất, “tấu Thái thấu, ca bài Ứng chung, múa điệu “Hàm trì”. Lúc tế núi sông, “tấu Nhuy tân, ca bài Hàm chung, múa điệu “Đại Hạ”. Khi cúng tế bốn phương, phải “tấu Cô tiễn, ca bài Nam lữ, múa điệu “Cửu thiều”.

Khi cúng tế phụ mẫu, phải “tấu Di tắc, ca bài Tiểu lữ, múa điệu “Đại hoạch”. Khi cúng tế tiên tổ, phải “tấu Vô tạ, ca bài Hiệp chung, múa điệu “Đại vũ”. Hai bậc quân vương gặp nhau, phải dùng điệu “Văn vương” đại nhã. Chư hầu thiết bày yến tiệc chiêu đãi sứ thần đến thăm, phải dùng các điệu múa tiểu nhã như “Lộc minh”, “Tứ độ”, “Hoàng hoàng giả hoa”. Còn như lúc Thiên tử tế tổ tiên thì phải dùng “Ung tụng”, kẻ sĩ đại phu không được dùng điệu này.

Trong nhã nhạc thời Chu, nhạc cụ, vũ đạo và ca hát thường được biểu diễn riêng biệt, không hoàn toàn kết hợp cùng một lần. Vũ điệu được phối hợp với ca xướng và sáo hoặc nhạc cụ tương tự như sáo. Ca xướng đi kèm với nhạc cụ đàn, như đàn sắt, hoặc các loại như quản, sênh. Nhạc khí được gọi là “kim tấu”, là sự hòa tấu của chuông, trống và khánh. “Kim tấu” có tiêu chuẩn rất cao, chỉ có Thiên tử và Chư hầu mới sử dụng, còn kẻ sĩ đại phu chỉ được sử dụng trống.

Vào thời kỳ đó, có thể nhìn thấy “âm nhạc và vũ điệu của sáu triều đại”, gồm “Vân môn” thời Hoàng Đế, “Hàm trì” thời vua Nghiêu, “Cửu thiều” thời vua Thuấn, “Đại hạ” thời vua Vũ, “Đại hoạch” thời nhà Thương và “Đại vũ” thời nhà Chu.

Các điệu múa cung đình thời nhà Chu chủ yếu được biểu diễn vào những dịp sau:

1. Dùng trong tế tự

“Chu Lễ – Địa quan” ghi rằng: “Nhiệm vụ của vũ sư bao gồm: dạy múa binh, lúc tế tự núi sông hướng dẫn mọi người vũ đạo; dạy múa lụa, lúc tế tự xã tắc, hướng dẫn mọi người vũ đạo; dạy múa lông, lúc tế tự bốn phương, hướng dẫn mọi người vũ đạo; dạy múa hoàng, lúc đại hạn cầu mưa hướng dẫn mọi người vũ đạo”. “Người múa lụa, toàn thân khoác lông vũ. Người múa điệu lông, bỏ bớt lông vũ. Người múa điệu hoàng, dùng lông làm mũ đội lên đầu, y phục cũng bằng lông ngọc bích.”

2. Dùng trong các nghi lễ cầu cúng

“Chu Lễ – Địa quan” ghi chép: “Tư vu chưởng quản những thầy tế, nếu trong nước xảy ra hạn hán nghiêm trọng, người này sẽ dẫn đầu nhóm thầy tế nhảy múa cầu mưa. Ngoài ra, khi tế tự vị thần của vạn vật, người này sẽ múa vũ điệu binh và dải lụa”.

3. Dùng để xua đuổi dịch bệnh

4. Dùng trong giáo dục

“Chu Lễ – Địa quan” ghi rằng: “Nhạc sư chưởng quản chính sự quốc học, giáo dục con em quý tộc học tập tiểu vũ (chỉ vũ điệu được học khi còn nhỏ)”. Tiểu vũ bao gồm “Bạt vũ”, “Vũ vũ”, “Hoàng vũ”, “Mao vũ”, “Can vũ” và “Nhân vũ”.

Thông qua việc học âm nhạc và vũ điệu, những con em quý tộc này có thể nhảy “Vân môn”, “Hàm trì”, “Đại thiều”, “Đại hạ”, “Đại hoạch” và “Đại vũ”. Âm luật hài hòa, vũ điệu ứng hợp thì có thể dùng để tế tự Thiên thần, nhân quỷ, Địa chi, giúp quốc gia hòa thuận, vạn dân hòa hợp, tân khách yên vui, người ở xa thần phục, vạn vật hưng thịnh.

5. Dùng trong yến tiệc

Vũ điệu biểu diễn vào thời đó có các điệu múa cung tên. Vũ điệu cung đình thời Tây Chu dựa trên âm nhạc và vũ điệu của triều đại Ân Thương. Với quan niệm “dùng đức phối trời”, vũ điệu cung đình phát triển theo hướng mang tính lễ nghi và làm suy yếu chức năng giải trí. Nội dung chính của vũ điệu là múa nhã nhạc, với đặc trưng cao quý và trang nghiêm.

Ví dụ, khi Thiên tử nhà Chu tế tự vào ngày Đông chí và Hạ chí, lúc Thiên tử đăng đàn cầu đảo, đội múa hiến điệu “Vân môn” và “Hàm trì”. Người múa nhanh chậm vừa phải, tiến thoái có trật tự, ung dung, làm nổi bật sự trang trọng, Thần thánh, trung dung và an tĩnh.

“Tả truyện” có ghi lại cảm khái của Quý Trát, công tử nước Ngô, khi xem vũ điệu tao nhã ở nước Lỗ. Khi xem vũ điệu “Tượng tiêu” và “Nam thược”, ông nói: “Đẹp thay, nhưng thật đáng tiếc!” Khi xem vũ điệu “Đại vũ”, ông nói: “Đẹp thay sự thịnh vượng của nhà Chu, nay còn có thể được nhìn thấy vũ điệu này sao!” Khi xem vũ điệu “Thiều hoạch”, ông nói: “Đây là sự vĩ đại của bậc Thánh nhân, còn có đức khiêm nhường, đó là cái khó của bậc Thánh nhân vậy!”

Khi nhìn thấy vũ điệu “Đại hạ”, ông nói: “Đẹp thay! Cần chuyên nhưng không có đức. Ngoài Vũ ra, ai có sửa được!” Khi nhìn thấy vũ điệu “Thiều sóc”, ông nói: “Đức ấy lớn thay! Sự to lớn ấy như trời không nơi nào không thể che phủ, như đất không nơi nào không thể gánh vác! Tuy đức ấy rất thịnh, nhưng đã thêm vào sự khinh thường. Dừng lại thôi! Nếu có nhạc khác, ta không dám thỉnh mời!”

Từ đó có thể thấy, vũ điệu “Thiều sóc” mà Quý Trát đánh giá rất cao là do “đức” đã đạt tới cực điểm. Sự khoan hậu và nhân từ to lớn trong đó không có âm nhạc hay vũ điệu nào có thể sánh cùng.

Đến thời Xuân Thu Chiến Quốc, với sự suy yếu quyền lực của vương thất nhà Chu, chế độ lễ nhạc từng được kiến lập cũng bắt đầu sụp đổ. Một số chư hầu bắt đầu sử dụng âm nhạc và vũ điệu vượt lễ.

Chẳng hạn, trong “Luận ngữ” ghi chép: “Khổng Tử nói Quý Thị múa bát dật trong cung đình. Điều này có thể nhẫn được thì có cái gì không thể nhẫn. Đó là vượt lễ với bề trên vậy.” Cũng thời gian đó, “tân nhạc” (cho rằng người hát xướng xuất sắc là nữ nhạc) bị chỉ trích là “Trịnh Vệ chi âm” (Âm của nước Trịnh, nước Vệ) cũng tiến nhập vào cung đình, khiến nhã nhạc nguyên sơ bị ảnh hưởng bởi nhạc tục dân gian.

Vì thế, Khổng Tử đã than thở “ghét màu tím vì nó át màu đỏ son, ghét âm thanh của Trịnh vì nó làm loạn nhã nhạc”. Từ đó trở đi, vũ nhạc thông tục của dân gian bắt đầu tiến nhập vào cung đình và cả hai dần hòa nhập vào nhau.

Ngoài ra, chức năng giải trí của vũ điệu cung đình lúc này cũng được tăng cường. Vũ điệu trở nên nhẹ nhàng, phiêu dật, duyên dáng hơn, khiến nó càng đẹp mắt và đặt nền móng cho sự phát triển ổn định của vũ điệu cung đình về sau. Vũ điệu tương đối phổ biến vào lúc ấy là điệu múa tay áo dài, eo nhỏ. Chúng ta có thể có cái nhìn sơ lược từ những ghi chép sau đây.

“Sở từ” chép: “Hai mươi tám vũ công xếp hàng uyển chuyển bắt đầu múa vũ điệu của nước Trịnh, tay áo như giao hòa với sào tre dưới nhịp điệu”. Còn viết: “Lông vũ bay tà tà theo điệu thúy tằng (Tằng là điệu múa. Ý nói kỹ năng của người múa giống như chuyển động của chim trả), xướng thơ và nhảy múa”.

(Bài viết đăng lại theo bản dịch của Epoch Times Tiếng Việt)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/43656

The post Vũ điệu cung đình Trung Quốc (Phần 1): Thời Tây Chu và thời Xuân Thu Chiến Quốc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>