võ thuật truyền thống | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnThu, 24 Apr 2025 07:00:24 +0000en-UShourly1Võ đức: Tinh túy võ thuật truyền thống Trung Hoahttps://chanhkien.org/2023/08/vo-duc-tinh-tuy-vo-thuat-truyen-thong-trung-hoa.htmlFri, 25 Aug 2023 03:49:51 +0000https://chanhkien.org/?p=31170[ChanhKien.org] Loạt bài viết về cuộc thi võ thuật truyền thống Trung Hoa toàn thế giới lần thứ 7 năm 2022 của Đài truyền hình Tân Đường Nhân NTDTV (3) Văn hóa truyền thống Trung Hoa trước giờ vẫn luôn coi trọng đạo đức. Lão Tử giảng: “Đạo sinh, đức dưỡng”, vạn vật có đức […]

The post Võ đức: Tinh túy võ thuật truyền thống Trung Hoa first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Loạt bài viết về cuộc thi võ thuật truyền thống Trung Hoa toàn thế giới lần thứ 7 năm 2022 của Đài truyền hình Tân Đường Nhân NTDTV (3)

Văn hóa truyền thống Trung Hoa trước giờ vẫn luôn coi trọng đạo đức. Lão Tử giảng: “Đạo sinh, đức dưỡng”, vạn vật có đức thì tồn tại, mất đức thì diệt vong, mà võ đức lại chính là căn bản để võ thuật có thể tiếp tục truyền thừa, là thể hiện của cả đạo đức và võ nghệ.

Võ nghệ hàm chứa võ đức

Võ đức là gì? Từ “võ” (武) , được ghép bởi hai từ “chỉ” (止) và “qua” (戈), “chỉ qua” hội ý thành “võ”, có nghĩa là dùng võ để ngăn chặn cái ác, hoằng dương cái thiện, võ đức là đức dùng để chấm dứt xung đột.

Người học võ nếu như võ đức không tốt, không chỉ làm tổn hại người khác, mà còn làm hại tới tự thân. Trong Sách “Hình Ý quyền phổ” được viết bởi Bảo Hiển Đình, truyền nhân của Hình Ý quyền, có ghi chép lại về một số vị truyền nhân của Hình Ý quyền tuy rằng có thành tựu trong kỹ nghệ, nhưng do võ đức không tốt mà dẫn đến mất sớm.

Mã Tam Nguyên, truyền nhân của Hình Ý quyền, tính tình cương trực, tuy rằng công lực thâm hậu nhưng lại hiếu chiến, thích đánh nhau, từng hạ sát mấy chục võ sư xa gần, về sau ông ta mắc bệnh tâm thần, thấy cây lại tưởng là người mà dốc sức đánh, dẫn đến mất sớm.

Lão Cách Nhi, con trai của Trương Tụ, một truyền nhân khác của Hình Ý quyền, lúc 15 tuổi võ nghệ đã có thành tựu lớn, những võ sư ở Hà Nam chết dưới quyền của anh ta nhiều vô số kể, kết quả năm 20 tuổi không may chết trẻ.

Hơn nữa, người làm sư phụ nếu đem võ nghệ truyền cho người tâm thuật bất chính, còn có thể rước họa vào thân.

Trong “Mạnh Tử – Ly Lâu Hạ” có ghi chép lại, vào triều đại nhà Hạ có một người tên là Bàng Mông, theo một người tên Nghệ để học tiễn, sau khi học nghệ thành, trong lòng nghĩ: “Dưới trời đất này, so về tiễn thuật chỉ có thầy Nghệ là cao minh hơn mình, chỉ cần giết được Nghệ, ta sẽ là thiên hạ đệ nhất”. Thế là Bàng Mông bèn giết chết Nghệ. Đối với việc này, Mạnh Tử nói: “Ở đây Nghệ cũng có tội”, Mạnh Tử cho rằng Nghệ đã sai, lẽ ra ông không nên dạy võ nghệ cho kẻ tiểu nhân vô đức bất nghĩa như Bàng Mông, kết quả đã dẫn đến họa sát thân.

Thể hội về võ đức của các thí sinh tham dự cuộc thi các kỳ trước

“Võ đức” là giá trị cốt lõi mà đài truyền hình Tân Đường Nhân vẫn luôn nhấn mạnh kể từ khi bắt đầu cuộc thi võ thuật đầu tiên, cũng là trọng điểm trong vấn đề chấm điểm và đánh giá.

La Quốc Duy, huấn luyện viên của môn phái Võ Đang Tùng Khê, bày tỏ rằng cuộc thi do Tân Đường Nhân tổ chức khiến tất cả các tuyển thủ cảm thấy được tôn trọng. Cuộc thi đang tuyên dương võ đức một cách chân chính, võ đức đối với người học võ mà nói là rất trọng yếu. Ông nói, có rất nhiều võ sư thà mang võ công của mình chôn theo xuống mồ còn hơn là truyền thụ cho người khác, nguyên nhân đằng sau là có lý do của họ – nếu như dạy võ công cho kẻ không có quan niệm đạo đức, cũng bằng như trợ giúp cho người đó làm việc xấu, ngược lại còn làm hại họ. “Kẻ địch lớn nhất của một người chính là bản thân mình, luyện võ không phải là để vượt qua người khác, mà là tu luyện bản thân với cơ điểm là vượt qua chính mình”.

Rèn luyện bản thân, vứt bỏ tâm tranh đấu

Trương Ngộ Nạp, đệ tử đời thứ 13 của môn phái Huyền Môn Đan Võ Đang Trung Quốc, người đã giành chức quán quân đầu tiên của môn Nội gia quyền, đã bắt đầu luyện võ từ năm bốn tuổi, anh kể: “Đương nhiên lúc bắt đầu, muốn bảo trì tâm thái “không cầu thắng” là rất khó làm được, hồi tôi mới bắt đầu, mỗi lần tham gia cuộc thi thì trong tâm luôn mang theo tạp niệm “muốn giành chiến thắng”, nhưng tôi phát hiện, biểu hiện võ thuật của tôi sẽ thuận theo đó mà trở nên không tốt. Sau đó có một lần tôi giành vị trí á quân, trong tâm rất khó chịu, tôi nói với bản thân rằng không được như vậy, từ đó về sau, mỗi khi tôi tham gia thi đấu vẫn luôn rèn luyện bản thân mình không được có tâm tranh đấu”.

Học võ hơn 30 năm, đã học được “nhẫn nại”

Tống Oánh, quán quân nhóm quyền thuật nữ năm 2009, cho biết cô đã tập võ hơn 30 năm và một trong những thu hoạch lớn nhất chính là cô đã học được “nhẫn nại”. “Khi làm bất kể việc gì, nhất định cần phải nhẫn, đề cao cảnh giới của bản thân. Là người luyện võ, bạn nhất định cần phải tu luyện thân và tâm, điều quan trọng nhất là làm người, nếu không có võ đức thì đừng nên học võ”. Cô cười và nói, trước đây khi bản thân gặp phải chuyện bất bình, lúc đầu thường muốn động tay chân, thế nhưng, cần phải khắc chế bản thân, nghĩ rằng không thể động thủ, không thể làm thương tổn người khác.

Kỹ thuật càng cao, càng cần khiêm tốn

Huấn luyện viên Tinh Vũ Môn Đài Loan Lâm Chí Kiệt là người thường xuyên giành chiến thắng trong Cuộc thi võ thuật của đài truyền hình Tân Đường Nhân, ông bày tỏ: “Từ nhỏ luyện tập võ thuật là vì để rèn luyện thân thể, là một sở thích, sau khi đã đạt đến một trình độ nhất định thì chính là tu hành. Bây giờ, những gì tôi học được chính là đạo đức trong võ thuật. Kỹ thuật có cao đến đâu cũng cần phải rất khiêm tốn mà đối đãi người khác. Điều quan trọng mà tôi ngộ được là: “Kỹ thuật càng cao, càng cần khiêm tốn”.

Học được trí huệ khi đối mặt với việc bị bắt nạt

Hai cha con của Lưu Văn Hòa và Lưu Thượng Bằng đã giành được huy chương bạc và đồng trong nhóm quyền thuật nam năm 2009. Sau này, họ vẫn tích cực tham gia các cuộc thi tiếp theo, và đã trở thành người bạn tốt của mọi người. Thượng Bằng bắt đầu luyện võ từ năm chín tuổi, cha anh đã nghiêm khắc giáo huấn: “Bát Cực Quyền mà con luyện rất có lực sát thương, trừ phi gặp phải vấn đề liên quan đến sinh tử, còn đâu con không được phép ra tay”. Kể từ đó, Thượng Bằng ngoan ngoãn khắc cốt ghi tâm. Nhưng sau này, khi còn ở Trung Quốc, Thượng Bằng liên tục bị bắt nạt bởi những người bạn cùng lớp do ghen tị vì thành tích xuất sắc của anh. Thượng Bằng ghi nhớ lời dạy của cha mình, chỉ nhẫn chịu thống khổ, trước giờ không đánh lại. Một lần, cha cậu phát hiện trên thân của Thượng Bằng có những vết thương, sau khi gặng hỏi mới biết được Thượng Bằng ở trường học đã nhẫn chịu sự bắt nạt của những bạn cùng lớp trong nhiều năm. Cũng may là Lưu Văn Hòa cũng là một người học võ có võ đức, ông nén nhẫn chịu sự tức giận và thương xót Thượng Bằng, rồi suy nghĩ bình tĩnh lại để tìm phương án giải quyết chuyện này, cuối cùng dùng thiện niệm đã giải quyết tốt đẹp việc này.

Những thể hiện võ đức cao thượng của các tuyển thủ trong cuộc thi có ở khắp nơi, đây chỉ là một vài ví dụ, trong quá trình thi đấu, mọi người cùng nhau quan sát học hỏi, lặng lẽ chuyên chú quan sát màn trình diễn của các thí sinh trên sân khấu, cũng là một loại thể hiện của võ đức. Nhiều thí sinh cho biết, đến với cuộc thi của Tân Đường Nhân, cảm giác rất được tôn trọng và cảm nhận được sự tiếp đãi long trọng, không khí tường hòa, trang trọng trong suốt cuộc thi.

Cuộc thi võ thuật của Tân Đường Nhân lấy “võ thuật truyền thống” làm cốt lõi, và coi trọng đến việc kế thừa truyền thống và hoằng dương võ đức. Người dự thi phải là người kế thừa môn phái võ thuật truyền thống, những võ sư đoạt giải không chỉ là những người có công phu truyền thống thực chiến cao siêu mà còn là những người vừa giỏi võ thuật vừa có võ đức.

Hai chữ “công phu” còn chứa đựng những câu chuyện võ thuật có cả máu và nước mắt của từng môn, từng phái, từng thế hệ nối nghiệp trong quá trình kế thừa, có môn quy, có tổ huấn, dạy người phải tu dưỡng đạo đức, chọn người mà dạy, nếu như không gặp được người có đạo đức và không truyền dạy đồng nghĩa với việc những giá trị truyền thống sẽ bị xã hội hiện đại dần dần lãng quên, những thứ này đã đang được tìm lại và bảo lưu trong cuộc thi của Tân Đường Nhân. Lấy võ tu đức, võ nghệ và đạo đức cùng tu, mới có thể kế thừa võ đức của văn minh Thần truyền Trung Hoa 5000 năm.

Năm 2022, cuộc thi võ thuật truyền thống Trung Hoa toàn thế giới lần thứ 7 của NTDTV đã được tổ chức tại New York, Hoa Kỳ từ ngày 25 đến ngày 28 tháng 8 năm 2022.

Có hai địa điểm thi đấu trong cuộc thi, New York và Đài Loan, các tuyển thủ có thể đăng ký vòng sơ khảo ở bất kỳ địa điểm nào. Hiện tại đã bắt đầu báo danh đăng ký.

Để biết chi tiết, xin vui lòng theo dõi trang web của Cuộc thi võ thuật truyền thống Trung Hoa toàn cầu của NTDTV: martialarts.ntdtv.com

Đường dây nóng: 1-888-77-9228

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/274676

The post Võ đức: Tinh túy võ thuật truyền thống Trung Hoa first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Võ thuật truyền thống chú trọng công phu, tân võ thuật là sản phẩm của “Đại nhảy vọt”https://chanhkien.org/2023/08/vo-thuat-truyen-thong-chu-trong-cong-phu-tan-vo-thuat-la-san-pham-cua-dai-nhay-vot.htmlSun, 06 Aug 2023 03:59:47 +0000https://chanhkien.org/?p=31017[ChanhKien.org] Loạt bài viết về cuộc thi võ thuật truyền thống Trung Hoa toàn thế giới lần thứ 7 năm 2022 của Đài truyền hình Tân Đường Nhân NTDTV (2) Trung Nguyên đại địa là cội nguồn của võ thuật truyền thống, trải qua hàng ngàn năm tuế nguyệt xoay vần, sự phát triển của […]

The post Võ thuật truyền thống chú trọng công phu, tân võ thuật là sản phẩm của “Đại nhảy vọt” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

[ChanhKien.org]

Loạt bài viết về cuộc thi võ thuật truyền thống Trung Hoa toàn thế giới lần thứ 7 năm 2022 của Đài truyền hình Tân Đường Nhân NTDTV (2)

Trung Nguyên đại địa là cội nguồn của võ thuật truyền thống, trải qua hàng ngàn năm tuế nguyệt xoay vần, sự phát triển của võ thuật truyền thống trong các triều đại nhà Minh và nhà Thanh đã đạt đến độ hưng thịnh chưa từng có. Cho đến thời kỳ Trung Hoa Dân Quốc, hai gia lớn là nội gia và ngoại gia và các môn các phái đều được truyền thừa và phát triển rộng rãi, các môn phái võ thuật mọc lên như nấm, nhiều như sao trời, hơn nữa các gia các phái đều có một bộ hệ thống lý luận và kỹ thuật hoàn chỉnh.

Tuy nhiên, sau khi ĐCSTQ cướp đoạt chính quyền, cũng giống như các loại hình văn hóa truyền thống khác của Trung Hoa, võ thuật bị coi là “tứ cựu”, bị phá hoại một cách toàn diện và có hệ thống qua các cuộc vận động.

Tân võ thuật – Sản phẩm của “Đại nhảy vọt”

Trong thời kỳ “Đại nhảy vọt” năm 1958, võ thuật được yêu cầu phải “đại nhảy vọt”, vì vậy các cơ quan bộ ngành đã thêm một số động tác nhào lộn có độ khó cao và vũ đạo uyển chuyển vào trong các động tác võ thuật truyền thống, khiến nó trở thành cái gọi là tân võ thuật, còn được gọi là võ thuật tự chọn, võ thuật thi đấu hoặc võ thuật kiểu mẫu.

Trong thời kỳ Đại cách mạng Văn hóa, sự phá hoại võ thuật truyền thống càng triệt để hơn. Động tác của các môn các phái bị pha tạp với nhau, từ bộ động tác của môn này chọn ra vài động tác, từ động tác của môn kia chọn ra vài động tác, động tác vũ đạo, động tác thể thao, động tác diễn xiếc, thể thao nghệ thuật Tây phương, toàn bộ bị pha tạp với nhau, gọi là “lấy sở trường của các gia phái”.

Cái gọi là “tân võ thuật” thì thậm chí ngay cả động tác cơ bản của võ thuật cũng không có, chỉ còn lại cái danh “võ thuật”.

“Tân võ thuật” nhấn mạnh vào độ khó và đẹp mắt, do đó người ta thêm vào võ thuật những động tác thể thao, động tác kinh kịch, thậm chí động tác múa ba lê; để tăng thêm độ khó, họ còn thêm vào những động tác biểu diễn xiếc, đặt cho nó cái tên mỹ miều là “cổ vi kim dụng, Dương vi Trung dụng” (Ý nghĩa là tiếp thu, vận dụng những điều tinh túy của người xưa và của văn hóa phương Tây).

“Tân võ thuật” lập dị khác biệt, vừa giống như vũ đạo vừa giống thể thao, động tác đẹp mắt biến đổi, nhưng nó chỉ là những thứ sáo rỗng khua chân múa tay, nhấn mạnh vào kỹ năng, vừa không có tính thực tiễn, càng không có bất kể nội hàm nào. Tân võ thuật giống với các môn thể thao hơn, là môn thể thao nghệ thuật.

Lý Hữu Phủ, một chuyên gia nổi tiếng về võ thuật truyền thống Trung Hoa cho rằng: “‘Tân võ thuật’ ngày nay thậm chí đã không còn các động tác cơ bản của võ thuật truyền thống, “chạy lấy đà, nhảy, ném con dao lên không trung, lộn một vòng rồi bắt nó”, đó hoàn toàn là những thứ của thể thao nghệ thuật Tây phương, người phương Tây nhìn thoáng qua liền biết là những thứ của họ, như vậy làm sao có thể quảng bá ra công chúng? Nếu cứ tiếp tục như vậy, võ thuật truyền thống Trung Quốc sẽ biến mất, không còn gốc rễ và nếu muốn vươn ra thế giới sẽ rất khó”.

Có một số thí sinh nhìn thì có vẻ không thay đổi chiêu thức và kỹ thuật nhưng họ cũng đã đi theo con đường của tân võ thuật rồi. Ví dụ, một số người tập luyện binh khí rất tốt, nhưng đao họ dùng quá nhẹ và thương thì quá mỏng, Lý Hữu Phủ cho rằng họ làm vậy không phải để đạt được tốc độ nhanh, mà đã đi vào con đường của tân võ thuật rồi, “võ thuật truyền thống không yêu cầu nhanh, mà chú trọng công phu”.

Võ thuật truyền thống không chỉ mang tính nghệ thuật mà còn hàm chứa nhiều nội hàm và mang tính thực dụng: vừa có thể giúp thân thể khỏe mạnh dưỡng sinh, vừa có thể khắc chế kẻ địch để phòng thân, ngoài ra, võ thuật truyền thống còn có nội hàm tu luyện, nhất là còn coi trọng võ đức.

Tân võ thuật không những đã đánh mất bộ phận công phu và bộ phận tu luyện trong nội hàm của võ thuật truyền thống, mà thậm chí còn đánh mất cả tác dụng rèn luyện sức khỏe và dưỡng sinh.

Nhiều người luyện tập tân võ thuật đều cho biết, do tân võ thuật quá chú trọng đến việc phô diễn sức mạnh thể lực và kỹ xảo nên cơ thể họ chịu tổn thương lớn trong quá trình luyện tập và thi đấu.

Thí sinh người Pháp Guthwan, người đã vượt qua vòng loại giải võ thuật truyền thống Trung Hoa toàn thế giới lần thứ 6 năm 2019 cho biết, khi anh tập luyện tân võ thuật ở Trung Quốc Đại lục thì bị gãy sụn ở đầu gối, không thể luyện tập được nữa, đi đường cũng thấy đau, sau đó anh đổi sang luyện võ thuật dưỡng sinh truyền thống.

Sau khi vòng sơ khảo của cuộc thi lần thứ 3 khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2011 được công bố, trọng tài chính của cuộc thi, ông Lý Hữu Phủ, đã nghiêm túc nói với các thí sinh có mặt: “Tôi mừng cho những bạn đã lọt vào danh sách rút gọn, về những bạn không lọt vào, tôi còn cảm thấy buồn hơn các bạn. Có người thêm lẫn những thứ của tân võ thuật để luyện tập, điều này đang hại các bạn, đây là lời tôi nói từ tận đáy lòng!”

Môn phái võ thuật truyền thống đa dạng, phong cách Bắc Nam khác biệt

Võ thuật truyền thống Trung Hoa coi trọng môn phái và sư phụ truyền thừa, có rất nhiều môn phái, mỗi môn phái đều có bộ lý luận và kỹ thuật hoàn chỉnh của riêng mình, hơn nữa mỗi môn phái đều có những điểm đặc sắc và sở trường riêng từ phong cách đến phương pháp chiến đấu.

Trường phái võ thuật truyền thống có thể tạm chia thành hai thể hệ lớn là võ thuật phương Bắc và võ thuật phương Nam, người phương Bắc thân hình cao lớn, tính tình hào sảng, đường quyền phóng khoáng, ra quyền và đá chân đều mạnh, võ thuật phương Nam đa số đi quyền là chính, dùng chân ít hơn, cho nên có câu “Nam quyền Bắc thối”.

“Võ thuật phương Bắc” đặc biệt chú trọng đến “một tấc dài một tấc mạnh” (vũ khí dài nên phạm vi tấn công rộng), trong chiến đấu coi trọng “tay chân cùng ra đòn”, chẳng hạn như trường quyền (gồm các võ phái Tra quyền, Hoa quyền, Pháo quyền, Hồng quyền, Hoa quyền), Đường Lang, Bát Cực quyền, Thông Bối, Phiên Tử, Lục Hợp, Phách Quải,…

Vùng phía Nam nhiều sông hồ, thực chiến võ thuật phần lớn là ở trên thuyền, cho nên chú trọng đứng vững, đặc biệt chú trọng đánh áp sát, gọi là “một tấc ngắn, một tấc hiểm” (vũ khí ngắn nên đánh áp sát càng có lợi), như năm gia lớn ở Quảng Đông (Hồng, Lưu, Thái, Lý, Mạc), Vịnh Xuân, Kim Ưng, Đường Lang phương Nam,…

Mỗi môn phái đều có những đặc điểm riêng. “Thông Bối quyền” dùng lực dẫn thông suốt sống lưng và toàn thân, đồng thời chú trọng cả chiến đấu và dưỡng sinh; “Đường Lang quyền” thì thủ pháp tinh tế, thân pháp linh hoạt và có tính thực dụng cao; “Bát Cực quyền” phong cách mạnh mẽ cổ quái, được coi là bá vương đoản quyền; “Vịnh Xuân quyền” trong giao chiến không liều mạng tung quyền với đối thủ, mà sử dụng phương pháp “mượn lực phát lực, mượn lực chế ngự lực, vừa hóa giải vừa tấn công, coi trọng nội hàm võ học “lai lưu khứ tống” (đến thì đón đi thì tiễn).

Không chỉ vậy, trong võ thuật truyền thống, cùng một môn phái võ thuật ở các vùng khác nhau cũng phát triển theo các phong cách khác nhau, ví dụ như Hình Ý quyền, Hình Ý quyền của phái Hà Nam phong cách dũng mãnh, chắc khỏe, Hình Ý quyền của phái Hà Bắc tư thế vươn dài và vững vàng, Hình Ý của Sơn Tây chắc chắn và khéo léo.

Ngoài ra, so với võ thuật truyền thống với các trường phái đa dạng, “tân võ thuật” do ĐCSTQ quảng bá trộn lẫn các động tác của nhiều môn phái với nhau, cũng khiến các môn các phái dần biến mất.

Cuộc thi võ thuật truyền thống Trung Hoa toàn thế giới lần thứ 7 năm 2022 của NTDTV được tổ chức tại New York, Hoa Kỳ từ ngày 25 đến ngày 28 tháng 8 năm 2022.

Để biết chi tiết, xin vui lòng theo dõi trang web của Cuộc thi võ thuật truyền thống Trung Hoa toàn cầu của NTDTV: martialarts.ntdtv.com

Đường dây nóng: 1-888-77-9228

(Tân Đường Nhân)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/274377

The post Võ thuật truyền thống chú trọng công phu, tân võ thuật là sản phẩm của “Đại nhảy vọt” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tôn chỉ Cuộc thi Võ thuật của đài truyền hình Tân Đường Nhân: Phục hưng truyền thống, hoằng dương võ đứchttps://chanhkien.org/2023/05/ton-chi-cuoc-thi-vo-thuat-cua-dai-truyen-hinh-tan-duong-nhan-phuc-hung-truyen-thong-hoang-duong-vo-duc.htmlSun, 14 May 2023 23:27:04 +0000https://chanhkien.org/?p=30179[ChanhKien.org] Loạt bài viết điểm lại về Cuộc thi Võ thuật truyền thống Trung Hoa toàn thế giới lần thứ 7 năm 2022 của Đài truyền hình Tân Đường Nhân NTDTV (1) Cuộc thi Võ thuật truyền thống Trung Hoa toàn thế giới (International Chinese Traditional Martial Arts Competition) lần thứ 7 năm 2022 của […]

The post Tôn chỉ Cuộc thi Võ thuật của đài truyền hình Tân Đường Nhân: Phục hưng truyền thống, hoằng dương võ đức first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Loạt bài viết điểm lại về Cuộc thi Võ thuật truyền thống Trung Hoa toàn thế giới lần thứ 7 năm 2022 của Đài truyền hình Tân Đường Nhân NTDTV (1)

Cuộc thi Võ thuật truyền thống Trung Hoa toàn thế giới (International Chinese Traditional Martial Arts Competition) lần thứ 7 năm 2022 của đài truyền hình Tân Đường Nhân đã bắt đầu.

Kể từ cuộc thi đầu tiên vào năm 2008 đến năm 2022, Cuộc thi Võ thuật của đài truyền hình Tân Đường Nhân đã trải qua 13 năm. Trong sáu cuộc thi trước đó, 22 thanh bảo kiếm giải vàng đã được trao với tổng số tiền thưởng là 272.300 đô la Mỹ.

Trên con đường quảng bá võ thuật truyền thống, sự kiên trì với võ thuật truyền thống của Cuộc thi Võ thuật Tân Đường Nhân đã thắp lên những hoài bão đang dần lụi tàn của thế hệ võ sĩ xưa, đã củng cố quyết tâm của thế hệ trung niên được kế thừa di huấn của thầy và định hướng tương lai cho các bạn trẻ học võ, đồng thời quy tụ ngày càng nhiều bạn đồng hành cùng nhau khôi phục lại môn võ thuật cổ truyền đang dần bị mai một.

Điểm lại Cuộc thi Võ thuật lần thứ 7 năm 2022, tôi xin dùng bài viết này để điểm lại một số nội dung trong giải đã qua, rất mong có nhiều người trong giới võ thuật và những người đam mê võ thuật cùng tham gia giải đấu, hoằng dương (phát huy) võ thuật truyền thống.

Võ thuật truyền thống chân chính là văn hóa Thần truyền

Mở đầu của “Cuộc thi Võ thuật truyền thống Trung Hoa toàn cầu của Đài truyền hình Tân Đường Nhân” năm 2022, tôn chỉ đầu tiên của cuộc thi nêu rõ: “Cuộc thi nhằm mục đích kế thừa và phát triển võ thuật truyền thống, hoằng dương võ đức và phục hưng văn hóa Thần truyền của Trung Hoa”.

Từ “võ thuật” đã ăn sâu vào trái tim của người dân Trung Quốc. Tuy nhiên, khái niệm võ thuật của đa số người lại mơ hồ hoặc thậm chí là sai lầm. Có người cho rằng võ thuật là một môn thể thao rèn luyện thân thể, có người cho rằng võ thuật là kỹ thuật chiến đấu dùng trong đấu vật, giao tranh, cũng có người cho rằng võ thuật là những chiêu thức tay chân đẹp mắt dùng để biểu diễn. Trên thực tế, võ thuật truyền thống chân chính vừa không phải là một loại thể dục vận động, càng không phải là để mua vui cho quần chúng và những mánh khóe thủ đoạn của cái gọi là “tân võ thuật”.

Võ thuật đã xuất hiện ở Trung Quốc từ hàng ngàn năm trước, có thể bắt nguồn từ thời xa xưa khi Hoàng Đế sáng tạo ra binh khí và chiến đấu chống lại Xi Vưu, dùng võ thuật để ngăn chặn cái ác và trấn áp bạo lực. Một bộ phận thân pháp và hình thể của võ thuật đã được phát triển thành vũ đạo, được sử dụng trong tế tự và các buổi lễ trang trọng.

Trong Chu Dịch – Hệ Từ có ghi: “cổ chi vũ chi dĩ tẫn Thần”, có nghĩa là đánh trống và vũ đạo để bày tỏ lòng kính trọng hết mực với Thần. Lễ Ký – Minh Đường Vị có đoạn: “Miện nhi vũ Đại Vũ”. Đại Vũ là đề cập đến nhạc vũ Chu Vũ Vương chiến thắng Ân Trụ. Cũng tức là nói, nếu dùng để biểu dương cái thiện như tế lễ, kính Thần, chúc tụng, tán dương, vui mừng tuyên dương cái thiện thì là vũ trong vũ đạo; nếu dùng để ngăn chặn cái ác, đánh giặc, thể hiện sự dũng mãnh uy vũ và sức mạnh thì đó là chữ vũ trong võ thuật.

Võ (武) và vũ (舞), nhất vũ lưỡng dụng, đồng âm nhưng không đồng chữ, văn thì là vũ đạo, võ là dùng võ thuật ra trận đối địch, một âm một dương, một văn một võ, cân bằng âm dương, cân bằng chính phụ, trí huệ bác đại tinh thâm của văn hóa thần truyền được ẩn chứa trong đó.

Võ thuật truyền thống coi trọng kế thừa chân truyền, không thể tùy ý thay đổi

Trước đây, võ thuật truyền thống được gọi là “võ thuật chân truyền” hay “võ thuật sư truyền”. Nó bao gồm những nội hàm khác nhau như tu dưỡng đạo đức, kỹ pháp nghệ thuật, dưỡng sinh, cường thân, phòng vệ và ngăn chặn bạo lực,… Vì vậy, võ thuật cổ truyền có những phong cách và đặc điểm của từng trường phái, dù là nội gia quyền hay ngoại gia quyền thì các trường phái đều rất rõ ràng và có những điểm đặc sắc riêng. Bất kỳ đệ tử nào đến bái sư học nghệ, đều không được thay đổi phong cách và đặc điểm của môn phái đó nếu không được phép, một khi thay đổi, nó có thể không phải là công phu của môn phái này nữa.

Trong lịch sử, học tập võ thuật là một việc rất nghiêm túc, là để ra trận chém giết. Trên chiến trường đao quang kiếm ảnh, nếu chỉ hơi có sơ suất một chút liền có thể chết trên sa trường. Động tác võ thuật là ở trong thực chiến cận chiến trên chiến trường trải qua trăm ngàn lần rèn giũa mà thành, là kết tinh của trí tuệ hay hệ thống công pháp của người xưa trong thực chiến đối địch, do đó một chiêu một thức không thể thay đổi dù chỉ một chút, nhờ đó mà những động tác này được đảm bảo lưu truyền hàng nghìn năm không thay đổi.

Ngày nay, võ thuật không còn được sử dụng để chiến đấu trong chiến trận, nhưng quyền thuật, biểu diễn kỹ năng sử dụng binh khí hoặc công lực của các môn phái, mỗi chiêu mỗi thức đều chứa đựng trí tuệ của người xưa và những ảo mật trong rèn luyện công pháp của môn phái, tự ý thay đổi và tạo ra bộ khác, sẽ dẫn đến việc nội hàm bị biến mất.

Mô tả về các nhóm thi đấu

Võ thuật Trung Quốc có rất nhiều môn phái, điều này ở trong võ thuật thế giới là rất hiếm gặp. Theo thống kê, những quyền pháp với “lịch sử rõ ràng, mạch lạc có trật tự, phong cách độc đáo, tự thành thể hệ” có hơn 300 loại. Có học giả cho rằng việc có nhiều trường phái võ thuật Trung Quốc là do sự khác biệt về địa lý, khí hậu và văn hóa giữa miền Bắc và miền Nam mà thành.

Người miền Bắc cao lớn, khí hậu lạnh giá khắc nghiệt nên phần lớn phong cách quyền thuật của Bắc phái đều là khí thế mạnh mẽ, cởi mở và dứt khoát. Miền Nam có nhiều sông nước, người miền Nam có vóc dáng thấp bé, và phong cách ra đòn tổng thể của họ có nhiều biến hóa, coi trọng tàng phong tụ khí, thiên về biến hóa thủ pháp, trước giờ vẫn có cách nói “Nam quyền Bắc thối” (Nam đấm Bắc đá).

Ngoài việc nhiều môn phái và lý thuyết hoàn chỉnh, võ thuật truyền thống không chỉ bao gồm luyện tập tay không, cũng như các loại vũ khí dài và ngắn khác như đao, thương, kiếm, gậy,… mà còn có luyện tập hô hấp nội công, cũng như có cả ngoại công.

Trong Cuộc thi Võ thuật truyền thống Trung Hoa toàn thế giới của đài truyền hình Tân Đường Nhân, các loại hạng mục thi đấu quyền trong cuộc thi bao gồm các loại trường quyền (Tra, Hoa, Pháo, Hồng, Hoa, Thiếu Lâm, v.v.), các loại ngoại gia quyền pháp như Miên Quyền, Thông Bối, Đường Lang, Phiên Tử, Bát Cực, và các loại quyền pháp nội gia như Bát Quái, Hình Ý, cùng với quyền pháp phương Nam như: Hồng, Lưu, Thái, Lý, Mạc, Phật, Hạc, Vịnh,…

Các loại vũ khí bao gồm các vũ khí ngoại gia như: đao, thương, kiếm và gậy,… và các vũ khí nội gia như: Hình ý thương, đao, kiếm, cùng với uyên ương việt, vòng càn khôn.

Cuộc thi được chia thành: nhóm quyền thuật nam, nhóm quyền thuật nữ, nhóm quyền thuật phương Nam, nhóm binh khí nam, nhóm binh khí nữ, nhóm quyền thuật Thiếu Lâm và nhóm binh khí thanh thiếu niên.

Cuộc thi Võ thuật truyền thống Trung Hoa toàn thế giới lần thứ 7 năm 2022 của NTDTV đã được tổ chức tại New York, Hoa Kỳ từ ngày 25 đến ngày 28 tháng 8 năm 2022.

Để biết chi tiết, xin vui lòng theo dõi trang web của Cuộc thi Võ thuật truyền thống Trung Hoa toàn cầu của NTDTV: martialarts.ntdtv.com

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/274376

The post Tôn chỉ Cuộc thi Võ thuật của đài truyền hình Tân Đường Nhân: Phục hưng truyền thống, hoằng dương võ đức first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>