Vẻ đẹp | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnWed, 09 Apr 2025 02:31:32 +0000en-UShourly1Tranh đoạt giải vàng: Mẹ trong mắt em (Video)https://chanhkien.org/2011/12/tranh-doat-giai-vang-me-trong-mat-em-video.htmlhttps://chanhkien.org/2011/12/tranh-doat-giai-vang-me-trong-mat-em-video.html#respondThu, 08 Dec 2011 14:03:24 +0000https://chanhkien.org/?p=14515Là một người tu luyện, mỗi ngày cô đều đả tọa luyện công, và đem vẻ đẹp của tu luyện triển hiện thông qua cây cọ vẽ chính là nguyện vọng của cô.

The post Tranh đoạt giải vàng: Mẹ trong mắt em (Video) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

[Chanhkien.org] Trần Tiếu Bình sinh ra tại Trung Quốc và tu nghiệp tại Hoa Kỳ. Trong quá trình học tập nghệ thuật gốm sứ và tranh màu nước ở Mỹ, cuộc đời hội họa của cô đã được đặt nền móng vững chắc. Sau khi tốt nghiệp đại học mỹ thuật, cô sang Canada phát triển sự nghiệp, và bắt đầu định cư tại Mỹ từ năm ngoái.

Năm nay là năm thứ 2 cô tham dự cuộc thi tranh sơn dầu dành cho người Hoa toàn cầu do Đài truyền hình Tân Đường Nhân tổ chức. Là một người tu luyện, mỗi ngày cô đều đả tọa luyện công, và đem vẻ đẹp của tu luyện triển hiện thông qua cây cọ vẽ chính là nguyện vọng của cô. Bức tranh “Mẹ trong mắt em” (còn có tên khác là “Thuần tịnh nhập tiên cảnh”) của cô đã đoạt giải vàng cuộc thi năm nay. Kết cấu tác phẩm này đã phá vỡ lệ thường, và bằng cảm giác chân thật khi đả tọa, bức họa đã triển hiện rõ nét sự tráng lệ của không gian khác với cảnh tượng thù thắng. Trần Tiếu Bình nói: “Rất nhiều điều mỹ diệu trong tu luyện không cách nào dùng ngôn ngữ để biểu đạt, thế nhưng có thể dùng bút vẽ để triển hiện ra, và tranh sơn dầu có thể biểu đạt những điều mà mắt người không nhìn thấy. Hội họa là một quá trình liên tục khám phá và đề cao”.

Trong quá trình sáng tác tranh sơn dầu tả thực, lĩnh hội của Trần Tiếu Bình như sau: tranh sơn dầu tả thực truyền thống là một loại nghệ thuật hoàn mỹ, truy cầu không ngừng để đạt tới toàn Thiện, toàn Mỹ. Họa sĩ không ngừng tiến bộ thông qua đề cao tâm thái bản thân mới có thể vẽ ra những tác phẩm hoàn mỹ. Vẻ đẹp chân chính của tác phẩm có thể khiến người ta cảm động mới có thể đạt được mục đích sáng tác. Văn hóa Thần truyền chính là văn hóa mà Thần truyền cấp cho con người, như vậy họa sĩ phải làm thế nào để đem tư duy của Thần truyền cấp cho thế nhân? Trần Tiếu Bình cho rằng, thuần Chân, thuần Thiện, thuần Mỹ là điều Thần hy vọng nhìn thấy từ tác phẩm, là tinh thần mà người họa sĩ nên triển hiện cho con người thế gian. Trần Tiếu Bình cho biết, thông qua tu luyện và đức tin, cô không ngừng tịnh hóa thân tâm, từ đó cảm giác được trong họa cũng có Đạo. Đạo của hội họa chính là thông qua tịnh hóa tâm linh bản thân mới có thể sáng tác được tác phẩm đẹp, mới có thể để người xem bức vẽ thu được lợi ích. Tranh sơn dầu lưu hành tại xã hội hiện đại gần như đều biến dị và phô trương, và không phù hợp với lý niệm văn hóa truyền thống. Chỉ những tác phẩm biểu hiện sự hài hòa và cao thượng mới có thể biểu đạt nội hàm văn hóa truyền thống.

Trần Tiếu Bình cho rằng, thông qua thủ pháp tả thực tinh tế, tư tưởng và theo đuổi của người họa sĩ có thể được biểu đạt, bởi vậy tranh cũng như người. Tác phẩm nghệ thuật tốt có thể khai mở thiện niệm của con người, nâng cao cảnh giới tư tưởng của con người; do đó, nghệ thuật chính thống có thể mang tới ảnh hưởng chính diện và sâu sắc đối với nhân loại. Bàn tới quan hệ giữa tâm tính và kỹ năng, Trần Tiếu Bình nói, bằng cách học hỏi các tác phẩm nổi tiếng, người ta có thể nâng cao kỹ pháp, tuy nhiên tu dưỡng đạo đức mới là trọng yếu nhất. Trong lịch sử Trung Quốc, trong số những người tu luyện cổ đại như đạo sĩ, hòa thượng, có rất nhiều là họa sĩ ưu tú. Tranh bút lông Trung Quốc của họ có nội dung siêu phàm thoát tục và triển hiện cảnh giới tinh thần cao thượng. Đó là bởi vì họ đã thoát ly thế tục mới có thể vẽ ra các tác phẩm có cảnh giới cao như thế. Người tu luyện sau khi vứt bỏ tâm danh lợi thì cảnh giới tinh thần mới đề cao lên theo. Dùng trí tuệ mà Thần cấp cho con người mới có thể triển hiện nội hàm thuần Chân, thuần Thiện, thuần Mỹ ở mức độ cao nhất.

Trần Tiếu Bình nói, linh cảm tác phẩm “Mẹ trong mắt em” đoạt giải vàng của cô hoàn toàn đến từ cuốn sách “Chuyển Pháp Luân“. Là một người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, cô biết rằng thiên mục của đứa bé dưới 6 tuổi được khai mở, bởi vậy nó có thể nhìn thấy cảnh tượng không gian khác. Trong khi tự mình đả tọa, cô cũng từng có trải nghiệm tương tự. Điều mà bức tranh này triển hiện là một loại cảnh giới phi phàm. Ngoại trừ tác phẩm đoạt giải vàng ra, Trần Tiếu Bình còn có hai tác phẩm nữa cũng lọt vào vòng chung kết cuộc thi lần này, đó là “Ánh sáng trong đêm” và “Bài ca thiên sứ”. “Ánh sáng trong đêm” là bức tranh cô vẽ mấy năm trước, biểu hiện tâm thuần thiện của đệ tử Đại Pháp, giữa ban đêm mạo hiểm đi dán biểu ngữ chân tướng, trong đêm tối âm thầm truyền ánh sáng cho con người thế gian. Nếu tất cả mọi người đều nhận thức được ánh sáng này, thì thế nhân có thể thoát khỏi tà ác, phân biệt đúng sai, và chân chính hướng tới tương lai tốt đẹp.

Trần Tiếu Bình cho biết, “Bài ca thiên sứ” đến từ một câu chuyện có thật: Một nữ học viên Pháp Luân Công người Mỹ là một nghệ sĩ thanh nhạc; sau khi tới Trung Quốc du lịch, cô bị cảnh sát Trung Quốc bắt lên xe chỉ vì lên tiếng ủng hộ Pháp Luân Công. Lúc đầu cảnh sát rất hung ác, nhưng khi cô hát lên bài ca mỹ diệu bằng tiếng Trung, cảnh sát đều bị cô cảm động rơi nước mắt. Trần Tiếu Bình nói, sau khi đọc câu chuyện này, cô rất cảm động nên đã sáng tác bức họa này. Cô hy vọng câu chuyện này có thể cảm động tất cả người xem. Bài ca thiên sứ có thể khiến cảnh sát tà ác rơi lệ, nhờ đó ngăn họ hành ác. Từ đó có thể thấy, lực lượng của từ bi và thuần thiện là to lớn và mỹ diệu như thế nào!

Dịch từ:

http://news.zhengjian.org/node/9653

The post Tranh đoạt giải vàng: Mẹ trong mắt em (Video) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/12/tranh-doat-giai-vang-me-trong-mat-em-video.html/feed0
Tranh đoạt giải bạc: “Nhân sinh như mộng, ta là ai” (Video)https://chanhkien.org/2011/12/tranh-doat-giai-bac-nhan-sinh-nhu-mong-ta-la-ai-video.htmlhttps://chanhkien.org/2011/12/tranh-doat-giai-bac-nhan-sinh-nhu-mong-ta-la-ai-video.html#respondMon, 05 Dec 2011 14:37:38 +0000https://chanhkien.org/?p=14228Bức tranh "Ta là ai" của họa sĩ người Mỹ Đổng Tích Cường đã đoạt giải bạc trong cuộc thi tranh sơn dầu lần thứ 3 dành cho người Hoa toàn cầu năm 2011.

The post Tranh đoạt giải bạc: “Nhân sinh như mộng, ta là ai” (Video) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

[Chanhkien.org] Bức tranh “Ta là ai” của họa sĩ người Mỹ Đổng Tích Cường đã đoạt giải bạc trong cuộc thi tranh sơn dầu lần thứ 3 dành cho người Hoa toàn cầu năm 2011. Trong lễ trao giải, ông đã giới thiệu với phóng viên về tác phẩm tâm đắc này.

Đổng Tích Cường nói: “Ta là ai”, tác phẩm này được vẽ trong gần 2 năm. Trong 2 năm ấy, nó vẫn không ngừng được hoàn thiện. Tiềm ý thức là một loại nhận thức kỳ diệu của con người, cũng là tư tưởng cơ bản cấu thành bức họa này. Tôi đã lựa chọn, suy xét rất nhiều khuôn mẫu, và chuẩn bị kỹ pháp hội họa tả thực để diễn xuất văn hóa truyền thống. Khi ấy trong đầu tôi đã xác định thế nào là đẹp, vẻ đẹp của bức họa là gì. Làm sao để đem ngôn ngữ hội họa diễn xuất vẻ thuần chính là quá trình mày mò sáng tác của tôi.

Đổng Tích Cường cho biết, con người đều là sinh mệnh cao tầng hạ xuống từ thượng giới, và khi đến thế gian con người đều đã mê mất phương hướng. Bối cảnh bức họa của ông, bao gồm cả nhân vật đều rất trong sáng, bởi vì những thứ trên thiên thượng đều rất trong sáng và đẹp đẽ. Khung nền là biển khơi với những làn sóng dữ, tượng trưng sự hiểm ác của thế gian. Trước mặt nhân vật nữ chính là một bản sách “Những câu chuyện có thật về luân hồi”. Chỉ riêng tiêu đề này đã gợi người ta suy ngẫm: Ta là ai? Làm sao để trở về thế giới thiên quốc? Đệ tử Đại Pháp chính là hy vọng đắc cứu của con người thế gian.

Đổng Tích Cường cho rằng, mỗi cá nhân đều nên suy xét về vấn đề sinh-lão-bệnh tử, mỗi cá nhân đều nên suy xét mình đến thế gian để làm gì? Hãy tĩnh lại và suy ngẫm xem. Nền nghệ thuật chân chính được kiến lập trên thần vận của kỹ pháp, thế nhưng xã hội hiện tại lại thiếu mất cảnh giới tinh thần ấy, nhưng đó mới là thứ gây chấn động nhân tâm! Dù sao đi nữa, mỹ thuật chính là nghệ thuật về cái đẹp; văn hóa mà Thần truyền cấp cho nhân loại không phải là cái đẹp của thế tục, mà là cảnh giới cao thượng của siêu phàm thoát tục. Trong bức họa của ông, nhân vật nữ là một người tu luyện. Sở dĩ ông lựa chọn cô là bởi vì cô có khả năng biểu hiện nội hàm thâm sâu mà ông muốn thể hiện.

Mọi thứ trên thiên thượng đều thanh tịnh trong suốt, và làm người tốt cũng là phản bổn quy chân, vứt bỏ những điều xấu trong tư tưởng. Trước mặt cô gái là một luồng sáng, biểu thị đây là hy vọng được đắc cứu, nó có thể khiến nội tâm con người trở nên thanh tĩnh và tường hòa. Đổng Tích Cường nói, trước đây ông theo đuổi kỹ pháp hội họa và ngôn ngữ thuần chính của tranh sơn dầu. Sau khi học tập các tác phẩm nghệ thuật bậc thầy, ông cảm thấy vô cùng chấn động trước thần vận của kỹ pháp. Loại thần vận này nhất định phải thông qua sự đề cao tâm tính của bản thân họa sĩ mà biểu hiện ra, bởi vậy kỹ pháp chỉ là công cụ, còn thực sự cảm động nhân tâm chính là thần vận và lực sống đằng sau tác phẩm. Cuối cùng, ông lấy một bài thơ để biểu đạt nội hàm tác phẩm “Ta là ai”:

Hồng trần mạt thế bao họa tai,
Nhân sinh như mộng, ta là ai?
Vạn cổ cơ duyên gặp Đại Pháp,
Trân quý lúc này, phút khó phai.

Đổng Tích Cường cho biết ông rất cao hứng với tác phẩm của mình, và đây là một sự khích lệ lớn trong suốt thời gian dài sáng tác nghệ thuật của ông. Từ nay về sau, ông sẽ theo mạch suy nghĩ này để sáng tác, từ đó đem nội hàm văn hóa truyền thống Trung Hoa biểu hiện hùng vĩ hơn nữa.

Dịch từ:

http://news.zhengjian.org/node/9654

The post Tranh đoạt giải bạc: “Nhân sinh như mộng, ta là ai” (Video) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/12/tranh-doat-giai-bac-nhan-sinh-nhu-mong-ta-la-ai-video.html/feed0
Tranh của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp: “Đội trống lưng”https://chanhkien.org/2010/10/tranh-cua-de-tu-phap-luan-dai-phap-doi-trong-lung.htmlhttps://chanhkien.org/2010/10/tranh-cua-de-tu-phap-luan-dai-phap-doi-trong-lung.html#respondMon, 11 Oct 2010 16:44:23 +0000https://chanhkien.org/?p=6863[Chanhkien.org] Ở nhiều thành phố lớn trên thế giới, các học viên Pháp Luân Công thường tham gia các buổi diễn hành để tôn vinh văn hóa truyền thống Trung Quốc. Người họa sĩ đã vẽ các thiên sứ chơi đùa trên những đám mây, bắt chước theo tiếng trống đồng nhất ở bên dưới. […]

The post Tranh của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp: “Đội trống lưng” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tranh bút màu trên giấy ‘Đội trống lưng’ của Trần Tiếu Bình, (32.5in X 41in), 2004

[Chanhkien.org] Ở nhiều thành phố lớn trên thế giới, các học viên Pháp Luân Công thường tham gia các buổi diễn hành để tôn vinh văn hóa truyền thống Trung Quốc. Người họa sĩ đã vẽ các thiên sứ chơi đùa trên những đám mây, bắt chước theo tiếng trống đồng nhất ở bên dưới.

Lời bình tại triển lãm tranh:

Tác phẩm vui mắt này cho người xem một cảm giác ấm áp và hứng khởi khi đội trống lưng trình diễn trong một sự kiện cộng đồng. Ánh sáng chiếu rọi lên gương mặt của mỗi người khi đội trống lưng tiến đến. “Anh hài”, hay các tiểu thiên sứ, chỉ xuất hiện trong một trường năng lượng tích cực, đang chơi đùa hồ hởi trên bầu trời. Một học viên Pháp Luân Côngthiên mục mở đã mô tả điều này cho người họa sĩ. Một số người tu luyện có thể nhìn thấy các cảnh tượng ở không gian khác bằng con mắt thứ ba của họ. Thường thì, những người có thiên mục mở thường ở hai đầu, trẻ em với tâm trong sáng và người già có ít tâm chấp trước. Với những người không thể nhìn thấy màn trình diễn vui vẻ này trên bầu trời, họ chắc chắn vẫn cảm nhận được một luồng năng lượng mạnh mẽ trong suốt như ánh sáng và những khuôn mặt tươi cười.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/11/25/30053.html
http://pureinsight.org/node/2675

The post Tranh của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp: “Đội trống lưng” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/10/tranh-cua-de-tu-phap-luan-dai-phap-doi-trong-lung.html/feed0
Tranh của đệ tử Đại Pháp: “Phản bổn quy chân”https://chanhkien.org/2010/10/tranh-cua-de-tu-dai-phap-phan-bon-quy-chan.htmlhttps://chanhkien.org/2010/10/tranh-cua-de-tu-dai-phap-phan-bon-quy-chan.html#respondSun, 10 Oct 2010 16:50:27 +0000https://chanhkien.org/?p=6846Tác giả: Diêu Trọng Kỳ [Chanhkien.org] Bức tranh này lấy cảm hứng từ một bức ảnh tiểu đệ tử Đại Pháp. Một ngày nọ, một đôi vợ chồng tập luyện Pháp Luân Công nhìn quanh nhà để tìm đứa con trai 6 tháng tuổi và thấy bé đang ngồi tập bài “Thần Thông Gia Trì […]

The post Tranh của đệ tử Đại Pháp: “Phản bổn quy chân” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Diêu Trọng Kỳ

Tranh sơn dầu: ‘Phản bổn quy chân’ của Diêu Trọng Kỳ, (41in X 41in), 2002

Tranh sơn dầu: ‘Phản bổn quy chân’ của Diêu Trọng Kỳ, (41in X 41in), 2002

[Chanhkien.org] Bức tranh này lấy cảm hứng từ một bức ảnh tiểu đệ tử Đại Pháp. Một ngày nọ, một đôi vợ chồng tập luyện Pháp Luân Công nhìn quanh nhà để tìm đứa con trai 6 tháng tuổi và thấy bé đang ngồi tập bài “Thần Thông Gia Trì pháp” một cách yên bình. Tôi rất cảm động và đã lấy cảm hứng từ câu chuyện trên và bức ảnh. Tôi đã luôn muốn tạo ra một bức tranh với chủ đề ‘phản bổn quy chân’. Tôi không nghĩ rằng nếu tôi vẽ một người lớn trong tranh, nó sẽ hoàn toàn truyền tải được cảm giác thuần tịnh của trẻ con. Trẻ con có một vẻ kiền tịnh và thuần khiết phi thường, và một đứa bé không mặc y phục tạo nên một cảm giác thật kiền tịnh.

Dưới đây là câu chuyện và bức ảnh đã cho tôi cảm hứng sáng tác bức tranh này

Kid
Một ngày tháng 8 năm 1997, tôi cùng chồng tôi phát hiện thấy đứa con trai 6 tháng tuổi của chúng tôi rất im ắng và không có chút tiếng động gì. Chúng tôi tới xem sao và thấy bé đang ngồi đả tọa tập bài “Thần Thông Gia Trì pháp” một cách an tịnh.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/12/4/30206.html
http://pureinsight.org/node/2686

The post Tranh của đệ tử Đại Pháp: “Phản bổn quy chân” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/10/tranh-cua-de-tu-dai-phap-phan-bon-quy-chan.html/feed0
Tranh của học viên Pháp Luân Công: “Không chốn nương thân”https://chanhkien.org/2010/09/tranh-cua-hoc-vien-phap-luan-cong-khong-chon-nuong-than.htmlhttps://chanhkien.org/2010/09/tranh-cua-hoc-vien-phap-luan-cong-khong-chon-nuong-than.html#respondFri, 24 Sep 2010 00:10:54 +0000https://chanhkien.org/?p=6773[Chanhkien.org] Lời ban biên tập: Một loạt các bức tranh của học viên Pháp Luân Đại Pháp sẽ được trưng bày tại các phòng tranh trên khắp thế giới. Chánh Kiến Net sẽ giới thiệu những tác phẩm này kể từ hôm nay. Xin gửi phản hồi và yêu cầu của bạn về thông tin […]

The post Tranh của học viên Pháp Luân Công: “Không chốn nương thân” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[Chanhkien.org] Lời ban biên tập: Một loạt các bức tranh của học viên Pháp Luân Đại Pháp sẽ được trưng bày tại các phòng tranh trên khắp thế giới. Chánh Kiến Net sẽ giới thiệu những tác phẩm này kể từ hôm nay. Xin gửi phản hồi và yêu cầu của bạn về thông tin trưng bày tới [email protected]

Tranh sơn dầu “Không nơi nương tựa” của họa sĩ Lý Viên, “48 x 36”, 2006.

Tranh sơn dầu “Không chốn nương thân” của họa sĩ Lý Viên, “48 x 36”, 2006.

Rất nhiều học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc, để tránh bị bức hại và làm liên lụy đến gia đình nên không còn cách nào khác ngoài việc từ bỏ công việc ổn định, điều kiện sinh hoạt thoải mái, và bị bức bách phải bỏ nhà đi lưu lạc. Họ thường xuyên phải sống tạm bợ trong cảnh cơ hàn và khốn khó, thậm chí với hai bàn tay trắng, với niềm an ủi duy nhất là tiếp tục tu luyện. Cô gái trong bức tranh này đang sống tạm trong một căn nhà lá, chỉ còn lại một nửa cái bánh bao, và cô đang ngủ thiếp đi vì mệt mỏi. Dù vậy tay cô vẫn ôm chặt cuốn “Chuyển Pháp Luân”, quyển sách chỉ đạo tu luyện của Pháp Luân Đại Pháp. Trong giấc mộng, một vị thiên sứ tới ngồi bên cô, diễn tấu cho cô nghe những bản nhạc thần tiên mỹ diệu như muốn khích lệ cô.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/5/9/52754.html

The post Tranh của học viên Pháp Luân Công: “Không chốn nương thân” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/09/tranh-cua-hoc-vien-phap-luan-cong-khong-chon-nuong-than.html/feed0
Tranh của đệ tử Đại Pháp: “Món quà”https://chanhkien.org/2010/09/tranh-cua-de-tu-dai-phap-mon-qua.htmlhttps://chanhkien.org/2010/09/tranh-cua-de-tu-dai-phap-mon-qua.html#respondFri, 24 Sep 2010 00:08:03 +0000https://chanhkien.org/?p=6767[Chanhkien.org] Lời ban biên tập: Một loạt các bức tranh của học viên Pháp Luân Đại Pháp sẽ được trưng bày tại các phòng tranh trên khắp thế giới. Chánh Kiến Net sẽ giới thiệu những tác phẩm này kể từ hôm nay. Xin gửi phản hồi và yêu cầu của bạn về thông tin […]

The post Tranh của đệ tử Đại Pháp: “Món quà” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[Chanhkien.org] Lời ban biên tập: Một loạt các bức tranh của học viên Pháp Luân Đại Pháp sẽ được trưng bày tại các phòng tranh trên khắp thế giới. Chánh Kiến Net sẽ giới thiệu những tác phẩm này kể từ hôm nay. Xin gửi phản hồi và yêu cầu của bạn về thông tin trưng bày tới [email protected]

Tranh sơn dầu “Món quà” của Kathleen Gillis, “32 x 58”, 2006.

Tranh sơn dầu “Món quà” của Kathleen Gillis, “32 x 58”, 2006.

Khi các đệ tử Đại Pháp giảng chân tướng tại Manhattan, một tiểu đệ tử Pháp Luân Công đã tặng cho một cụ bà món quà là bông sen giấy mà em tự gấp để bày tỏ lòng thiện tâm. Em hy vọng rằng những người biết được chân tướng sẽ có một tương lai tốt đẹp.

Dịch từ:

http://big5.zhengjian.org/articles/2008/5/19/52933.html

The post Tranh của đệ tử Đại Pháp: “Món quà” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/09/tranh-cua-de-tu-dai-phap-mon-qua.html/feed0
Tranh của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp: “Thiên nhân hợp nhất”https://chanhkien.org/2010/09/tranh-cua-de-tu-phap-luan-dai-phap-thien-nhan-hop-nhat.htmlhttps://chanhkien.org/2010/09/tranh-cua-de-tu-phap-luan-dai-phap-thien-nhan-hop-nhat.html#respondSun, 12 Sep 2010 06:16:53 +0000https://chanhkien.org/?p=6682Tác giả: Trần Tiếu Bình [ChanhKien.org] Bức tranh này miêu tả một cô gái trẻ đang tập bài công pháp số năm của Pháp Luân Công, “Thần thông gia trì pháp”. Nước biển trong vắt và bầu trời xanh phản ánh sự thanh tĩnh của cô và cảm giác được hòa nhập với thiên thượng […]

The post Tranh của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp: “Thiên nhân hợp nhất” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Trần Tiếu Bình

Tranh sơn dầu: “Thiên nhân hợp nhất” của Trần Tiếu Bình (47 inch x 69 inch), 2004

[ChanhKien.org] Bức tranh này miêu tả một cô gái trẻ đang tập bài công pháp số năm của Pháp Luân Công, “Thần thông gia trì pháp”. Nước biển trong vắt và bầu trời xanh phản ánh sự thanh tĩnh của cô và cảm giác được hòa nhập với thiên thượng trong khi nhập định. Bốn “tiểu anh hài” (những đứa bé thiên thần sinh ra cùng với quá trình tu luyện) đang chơi đùa giữa trường năng lượng.

Trạng thái “Tam hoa tụ đỉnh” trong bức tranh “Thiên nhân hợp nhất” này đã được đề cập đến trong cuốn sách Chuyển Pháp Luân. Hiện tượng này xảy ra tại một không gian khác khi một người tu luyện đạt đến cảnh giới cao trong quá trình tu luyện. Theo sách Chuyển Pháp Luân: “Ba đoá hoa luân phiên xoay chuyển trên đỉnh đầu, xoay chuyển xuôi, xoay chuyển ngược; ba đoá hoa cũng tự xoay chuyển. Mỗi đoá hoa có một cột trụ lớn, to bằng đường kính của hoa. Ba chiếc cột trụ lớn ấy thông thẳng lên đỉnh trời, nhưng đó không phải là công trụ; chúng có hình thức như thế; huyền diệu phi thường” (“Chu thiên”, Bài giảng thứ 8, Chuyển Pháp Luân). Bởi vì chỉ một vài người tu luyện có thiên mục khai mở mới có thể nhìn thấy tam hoa tụ đỉnh, tôi nghĩ rằng mình nên chia sẻ cảnh tượng huyền diệu và thần thánh này với các đồng tu.

Từ phương diện sáng tác, thật là một thử thách để vẽ một cột trụ to ở giữa một bức tranh. Do đó khi nghĩ đến chủ đề “tam hoa tụ đỉnh”, tôi đã quyết định tập trung vào sự hòa hợp giữa người tu luyện và thiên giới thông qua tam hoa tụ đỉnh. Nhằm bộc lộ được chiều sâu và bề rộng của cột trụ ánh sáng, tôi đã vẽ biển làm nền. Bằng cách này, người tu luyện đang thiền định và cột trụ ánh sáng trên đầu của cô sẽ trở nên nổi bật. Tôi cũng vẽ các hài nhi từ khác không gian khác để làm bức tranh thu hút hơn và để lái sự chú ý khỏi đường thẳng tắp trong cột trụ ánh sáng. Những hài nhi đang bay lơ lửng mang lại nhiều sức sống cho bức tranh. Những hài nhi này thực sự tồn tại trong các không gian khác, chỉ có là người thường không thể nhìn thấy chúng.

Tập bài công pháp ngồi là một điều thú vị đối với tôi. Thỉnh thoảng chân tôi bị đau, nhưng nó không là gì cả so với niềm vui mà thiền định mang lại. Khi tôi bắt chéo chân lên nhau, nhắm mắt, và nhập định, tôi được diễn hóa trong một trường năng lượng mạnh mẽ và từ bi. Tiến nhập vào trạng thái thanh tĩnh và bình yên là một trải nghiệm tuyệt diệu và đẹp đẽ. Tôi cảm thấy mình đẹp đẽ nhất khi tôi hoàn toàn thư giãn trong lúc tập bài công pháp ngồi. Đó là khi tôi cảm thấy mình không mang một lớp mặt nạ nào. Tôi cảm thấy dường như mình đã trở về nhà bởi vì đó chính là bản ngã chân thực của tôi.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/11/23/29904.html
http://pureinsight.org/node/2671

The post Tranh của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp: “Thiên nhân hợp nhất” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/09/tranh-cua-de-tu-phap-luan-dai-phap-thien-nhan-hop-nhat.html/feed0
Tranh của đệ tử Đại Pháp: “Kiên tu Đại Pháp khẩn tùy Sư”https://chanhkien.org/2010/09/tranh-cua-de-tu-dai-phap-kien-tu-dai-phap-khan-tuy-su.htmlhttps://chanhkien.org/2010/09/tranh-cua-de-tu-dai-phap-kien-tu-dai-phap-khan-tuy-su.html#respondMon, 06 Sep 2010 10:40:15 +0000https://chanhkien.org/?p=6638Tác giả: Trần Tiếu Bình [Chanhkien.org] Bức tranh khắc họa các đệ tử Đại Pháp đối diện với những làn sóng tà ác to lớn với vẻ tường hòa và từ bi, đồng thời kiên định tu luyện. Dịch từ: http://www.zhengjian.org/zj/articles/2003/7/13/22514.htmlhttp://pureinsight.org/node/1728

The post Tranh của đệ tử Đại Pháp: “Kiên tu Đại Pháp khẩn tùy Sư” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Trần Tiếu Bình

[Chanhkien.org]

Tranh “Kiên tu Đại Pháp khẩn tùy Sư” của họa sĩ Trần Tiếu Bình (Chen Xiaoping).

Tranh “Kiên tu Đại Pháp khẩn tùy Sư” của họa sĩ Trần Tiếu Bình (Chen Xiaoping).

Bức tranh khắc họa các đệ tử Đại Pháp đối diện với những làn sóng tà ác to lớn với vẻ tường hòa và từ bi, đồng thời kiên định tu luyện.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2003/7/13/22514.html
http://pureinsight.org/node/1728

The post Tranh của đệ tử Đại Pháp: “Kiên tu Đại Pháp khẩn tùy Sư” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/09/tranh-cua-de-tu-dai-phap-kien-tu-dai-phap-khan-tuy-su.html/feed0
Tranh của đệ tử Đại Pháp: “Cô gái Triều Tiên đả thủ ấn”https://chanhkien.org/2010/09/tranh-cua-de-tu-dai-phap-co-gai-trieu-tien-da-thu-an.htmlhttps://chanhkien.org/2010/09/tranh-cua-de-tu-dai-phap-co-gai-trieu-tien-da-thu-an.html#respondMon, 06 Sep 2010 10:37:56 +0000https://chanhkien.org/?p=6637Tác giả: Quỳnh An [Chanhkien.org] Dịch từ: http://www.zhengjian.org/zj/articles/2003/9/25/23635.htmlhttp://pureinsight.org/node/2270

The post Tranh của đệ tử Đại Pháp: “Cô gái Triều Tiên đả thủ ấn” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Quỳnh An

[Chanhkien.org]

Tranh “Cô gái Triều Tiên đả thủ ấn” của họa sĩ Quỳnh An.

Tranh “Cô gái Triều Tiên đả thủ ấn” của họa sĩ Quỳnh An.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2003/9/25/23635.html
http://pureinsight.org/node/2270

The post Tranh của đệ tử Đại Pháp: “Cô gái Triều Tiên đả thủ ấn” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/09/tranh-cua-de-tu-dai-phap-co-gai-trieu-tien-da-thu-an.html/feed0
Tranh của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp: “Pháp Chính Càn Khôn”https://chanhkien.org/2010/09/tranh-cua-de-tu-phap-luan-dai-phap-phap-chinh-can-khon.htmlhttps://chanhkien.org/2010/09/tranh-cua-de-tu-phap-luan-dai-phap-phap-chinh-can-khon.html#respondSat, 04 Sep 2010 13:20:25 +0000https://chanhkien.org/?p=6611Tác giả: Trần Chính Bình [Chanhkien.org] Một học viên Pháp Luân Công với thiên mục khai mở đã kể cho tôi nghe một câu chuyện. Anh ấy nhìn thấy thông qua thiên mục rằng năm con rồng vàng đã đi cùng với Sư Phụ khi Ngài giáng hạ xuống thế gian con người để cứu […]

The post Tranh của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp: “Pháp Chính Càn Khôn” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Trần Chính Bình

Tranh màu nước: “Pháp Chính Càn Khôn” của Trần Chính Bình (122inch x 52 inch), 2004

Tranh màu nước: “Pháp Chính Càn Khôn” của Trần Chính Bình (122inch x 52 inch), 2004

[Chanhkien.org] Một học viên Pháp Luân Công với thiên mục khai mở đã kể cho tôi nghe một câu chuyện. Anh ấy nhìn thấy thông qua thiên mục rằng năm con rồng vàng đã đi cùng với Sư Phụ khi Ngài giáng hạ xuống thế gian con người để cứu độ chúng sinh. Câu chuyện này đã cho tôi cảm hứng để sáng tác bức tranh này. Tôi quyết định dùng câu chuyện này để mô tả thời khắc Pháp Chính Càn Khôn.

Tôi đã vẽ ba con rồng đang kéo chiếc xe bằng vàng chở Sư Phụ bởi vì không đủ chỗ để vẽ cả năm con rồng kéo xe. Tôi vẽ hai con rồng kia thành đồ trang trí cho chiếc xe. Bằng cách này thì vẫn có đủ năm con rồng trong bức tranh. Tôi vẽ Sư Phụ nhìn lên trên bức tranh để phản ánh ý nghĩa rằng Ngài đang điều khiển tất cả. Đứng dưới chiếc xe bằng vàng của Sư Phụ là các chủng Thần khác nhau, chẳng hạn như Phật, Đạo, Thần. Có những vị Thần với hình dạng người châu Á, người da trắng, và người châu Phi. Một số trong đó đang chơi đủ loại nhạc cụ. Một vị nữ Thần đang ghi chép vào một cuộn giấy bằng bút lông. Tôi đang cố gắng biểu đạt rằng các học viên Pháp Luân Công vận dụng những loại hình nghệ thuật khác nhau, ví dụ như âm nhạc, văn chương, để ‘trợ Sư Chính Pháp’. Những vị Thần khác đang dùng bàn tay phải lập chưởng trước ngực hoặc làm thủ ấn Liên Hoa. Ở góc trên bên trái của bức tranh, có nhiều hàng Phật, Đạo, Thần từ các tầng vụ trụ khác nhau, đang giáng hạ xuống thế giới con người cùng Sư Phụ. Tôi đang miêu tả lại quá trình Chính Pháp tại một không gian khác, đối ứng với không gian của nhân loại.

PCCK1

PCCK2

PCCK3

“Pháp Chính Càn Khôn”

Thực ra bức tranh này chỉ là phần giữa của một bức tranh khổng lồ hiện vẫn đang trong quá trình sáng tác. Tôi muốn tả lại cuộc chiến giữa Chính và Tà trên thiên thượng trong phần đầu, và tất cả chúng sinh ở mọi không gian cùng chào đón Chính Pháp trong phần cuối. Tôi mới chỉ hoàn thành phần giữa của bức tranh, “Pháp Chính Càn Khôn”.

Tôi đã dùng kỹ thuật vẽ tranh của cả Trung Quốc và phương Tây trong tác phẩm này. Tôi thấy màu nước Trung Quốc và màu bột phương Tây rất giống như hai anh em, bởi vì chúng đều sử dụng chất liệu màu hòa vào nước và đều sử dụng bút lông để vẽ. Sự khác nhau giữa hai kỹ thuật này là bộ màu phương Tây chú trọng vào độ tương phản giữa ánh sáng, màu sắc và không gian. Những bức tranh bột màu nước phương Tây cũng mô tả sự vật theo cách của người phương Tây. Tranh bột màu của phương Tây “nói”, còn tranh màu nước Trung Quốc thì “ngụ ý”. Tôi đã tận dụng những ưu điểm này của cả kỹ thuật vẽ tranh Trung Quốc và phương Tây, bởi vì tôi đã được đào tạo căn bản trong cả hai trường phái. Tôi dùng rất nhiều đường viền, vốn thường thấy trong các bức tranh màu nước Trung Quốc. Bố cục của bức tranh này cũng được sáng tác theo phong cách Trung Quốc. Nhưng tôi đã áp dụng rất nhiều kỹ thuật của phương Tây để tạo nên sự tương phản giữa sáng và tối, giữa màu nóng và màu lạnh. Bằng cách này, tôi nghĩ mình đã làm cho bức tranh thêm sinh động và đa dạng màu sắc.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2005/1/1/30540.html
http://pureinsight.org/node/2729

The post Tranh của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp: “Pháp Chính Càn Khôn” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/09/tranh-cua-de-tu-phap-luan-dai-phap-phap-chinh-can-khon.html/feed0
Tranh của học viên Pháp Luân Đại Pháp: “Đồng hóa”https://chanhkien.org/2010/09/tranh-cua-hoc-vien-phap-luan-dai-phap-dong-hoa.htmlhttps://chanhkien.org/2010/09/tranh-cua-hoc-vien-phap-luan-dai-phap-dong-hoa.html#respondWed, 01 Sep 2010 09:54:34 +0000https://chanhkien.org/?p=6531Tác giả: Kathleen Gillis [Chanhkien.org] Người anh trai và em gái trong bức tranh này đang đọc Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chỉ đạo tu luyện của Pháp Luân Đại Pháp. Đám sương mù màu đỏ đang xoay chuyển bên trên là một biểu hiện của đạo lý thâm sâu trong cuốn sách. Cuốn sách […]

The post Tranh của học viên Pháp Luân Đại Pháp: “Đồng hóa” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Kathleen Gillis

Tranh sơn dầu: “Đồng hóa” của Kathleen Gillis (32in X 57.5 in), 2004

[Chanhkien.org] Người anh trai và em gái trong bức tranh này đang đọc Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chỉ đạo tu luyện của Pháp Luân Đại Pháp. Đám sương mù màu đỏ đang xoay chuyển bên trên là một biểu hiện của đạo lý thâm sâu trong cuốn sách. Cuốn sách đã được dịch sang hơn 20 thứ tiếng.

Tôi muốn vẽ bức tranh này với một cảm giác gia đình gần gũi, điều thu hút các khán giả Tây phương. Có hai nhân tố chính trong bức tranh này: đám sương mù đỏ và những đứa cháu của tôi. Một lần nọ, tôi nhìn thấy bức ảnh một học viên Pháp Luân Công đang đọc Chuyển Pháp Luân nơi công cộng. Trong bức ảnh, tôi thấy một đám sương mù màu đỏ trên đầu họ. Khi chồng tôi trông thấy bức ảnh, ông kêu lên: “Nhìn khuôn mặt trong đám sương kìa!” Tôi kinh ngạc trước giây phút huyền diệu được máy ảnh bắt được đó. Tôi đã không chú ý đến gương mặt trong đám sương, cho tới khi chồng tôi chỉ ra điều đó. Tôi đã quyết định đưa đám sương màu đỏ với gương mặt vào bức chân dung gia đình về hai đứa cháu của tôi khi chúng đang đọc Chuyển Pháp Luân. Sau đó, tôi nhận thấy đám sương màu đỏ xoay chuyển đó thực ra là một chùm Pháp Luân đang cùng nhau xoay chuyển. Những Pháp Luân này khi được chụp trông giống như một đám sương mù màu đỏ. Khuôn mặt này hóa ra là một sinh mệnh cao cấp khi tu luyện. Hai đứa trẻ trong bức tranh là cháu gái và cháu trai tôi. Tôi đã chụp ảnh chúng trước khi tôi bắt đầu vẽ bức tranh này.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/11/28/30099.html
http://pureinsight.org/node/2705

The post Tranh của học viên Pháp Luân Đại Pháp: “Đồng hóa” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/09/tranh-cua-hoc-vien-phap-luan-dai-phap-dong-hoa.html/feed0
Tranh của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp: “Thệ ước”https://chanhkien.org/2010/08/tranh-cua-de-tu-phap-luan-dai-phap-the-uoc.htmlhttps://chanhkien.org/2010/08/tranh-cua-de-tu-phap-luan-dai-phap-the-uoc.html#respondMon, 23 Aug 2010 09:42:38 +0000https://chanhkien.org/?p=6492Chanhkien.org] Các vị Thần tiên thuộc nhiều chủng Thần và văn hóa khác nhau trong bức tranh này đang trên đường xuống hạ giới để làm trọn thệ ước của họ, đó là ‘trợ Sư Chính Pháp’. Một Pháp Luân lớn đang xoay chuyển bên trên các vị Thần. Thần thái họ đầy vẻ uy […]

The post Tranh của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp: “Thệ ước” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Chanhkien.org] Các vị Thần tiên thuộc nhiều chủng Thần và văn hóa khác nhau trong bức tranh này đang trên đường xuống hạ giới để làm trọn thệ ước của họ, đó là ‘trợ Sư Chính Pháp’. Một Pháp Luân lớn đang xoay chuyển bên trên các vị Thần. Thần thái họ đầy vẻ uy nghiêm và tường hòa khi biết rằng họ đang hoàn thành thệ ước vĩ đại, đó là trợ giúp Đức Phật Chủ trong Chính Pháp chưa từng có tiền lệ trong lịch sử.

Lời bình thêm của người giới thiệu triển lãm tranh:

Bức tranh này dùng cả kỹ thuật của hội họa phương Đông và phương Tây, với hơn một họa sĩ tham dự vào việc sáng tạo. Những chiếc áo choàng rất đẹp với màu trong suốt mang tính chất siêu phàm thoát tục. Cưỡi trên những toà sen và đi theo hình ngọn sóng, họ trông rất khác nhau, nhưng đều có ít nhất một vài điểm chung: sự can đảm của Thần, trái tim khoan dung, và thệ ước cần thực hiện. Tác phẩm này lấy cảm hứng từ một truyền thuyết cổ. Tất cả các sinh mệnh này đều đến từ nhiều thiên quốc khác nhau, những nơi thật huy hoàng và tuyệt diệu, nhưng họ đã có thệ ước để tới đây, với đầu não bị tẩy đi, và không biết họ đến từ đâu nữa, để tiến nhập vào cõi mê, với nguy cơ không thể tìm đường trở về nhà. Sứ mệnh mà họ đã thề: tới đây để giúp cứu độ chúng sinh và để chính lại vũ trụ, khiến mọi thứ trở nên tốt đẹp trở lại.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/12/17/30355.html
http://pureinsight.org/node/2779

The post Tranh của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp: “Thệ ước” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/08/tranh-cua-de-tu-phap-luan-dai-phap-the-uoc.html/feed0
Tranh của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp: “Đêm tĩnh lặng”https://chanhkien.org/2008/06/tranh-cua-de-tu-phap-luan-dai-phap-dem-tinh-lang.htmlhttps://chanhkien.org/2008/06/tranh-cua-de-tu-phap-luan-dai-phap-dem-tinh-lang.html#respondFri, 06 Jun 2008 15:39:00 +0000[Chanhkien.org] Ghi chú của Ban biên tập: Một loạt tranh sơn dầu mới của các đệ tử Pháp Luân Công sẽ được triển lãm tại các viện bảo tàng trên khắp thế giới. Chánh Kiến sẽ giới thiệu những tác phẩm này bắt đầu từ hôm nay. Xin gửi ý kiến của độc giả về […]

The post Tranh của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp: “Đêm tĩnh lặng” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[Chanhkien.org] Ghi chú của Ban biên tập: Một loạt tranh sơn dầu mới của các đệ tử Pháp Luân Công sẽ được triển lãm tại các viện bảo tàng trên khắp thế giới. Chánh Kiến sẽ giới thiệu những tác phẩm này bắt đầu từ hôm nay. Xin gửi ý kiến của độc giả về cuộc triển lãm cho [email protected]

" Rọi sáng, " tranh sơn dầu, Chen Xiaoping, 30"x36" (2005)

Pháp Luân Công là một pháp môn tu luyện cả tâm và thân. Ngoài việc tập những bài động tác, một đệ tử cần phải học sách Chuyển Pháp Luân hàng ngày, là quyển sách chính dạy việc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Một người tu luyện luôn luôn so sánh mình với những yêu cầu, đòi hỏi của các nguyên tắc của Pháp và luôn luôn tự nhìn vào trong và trừ dứt những khuyết điểm để nâng cao tâm tính của mình. Người mẹ trẻ trong bức tranh, trong khi bồng đứa con đang ngủ say, đã tìm thời gian để học các nguyên lý của Pháp. Điều đó nói lên rằng cô tu luyện rất tinh tấn trong khi bận rộn với công việc hằng ngày của mình. Đây chính là ưu điểm của tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, mà không tách rời người tu luyện với xã hội. Bức tranh toả ra một bầu không khí ấm áp và thanh tịnh.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/4/30/52606.html
http://www.pureinsight.org/pi/index.php?news=5345

The post Tranh của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp: “Đêm tĩnh lặng” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2008/06/tranh-cua-de-tu-phap-luan-dai-phap-dem-tinh-lang.html/feed0
Tranh của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp: “Chuyển Đại Pháp Luân”https://chanhkien.org/2004/01/tranh-cua-de-tu-phap-luan-dai-phap-chuyen-dai-phap-luan.htmlhttps://chanhkien.org/2004/01/tranh-cua-de-tu-phap-luan-dai-phap-chuyen-dai-phap-luan.html#respondThu, 01 Jan 2004 00:00:00 +0000[Chanhkien.org] Bức tranh này diễn tả người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, Sư phụ Lý Hồng Chí, đang đứng trước khán giả tại Pháp hội Washington D.C năm 2003. Theo những đệ tử có thiên nhãn được mở, thì Sư phụ Lý đang phát ra từng lớp, từng lớp Pháp Luân để ban phát […]

The post Tranh của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp: “Chuyển Đại Pháp Luân” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tranh sơn dầu trên vải: “Chuyển Đại Pháp Luân” của Kunlun Zhang (82. 5 X 63), 2004

[Chanhkien.org] Bức tranh này diễn tả người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, Sư phụ Lý Hồng Chí, đang đứng trước khán giả tại Pháp hội Washington D.C năm 2003. Theo những đệ tử có thiên nhãn được mở, thì Sư phụ Lý đang phát ra từng lớp, từng lớp Pháp Luân để ban phát những điều kỳ diệu cho hơn 5.000 đệ tử Pháp Luân Đại Pháp tại Pháp hội. Mỗi đệ tử nhận được nhiều điều khác nhau dựa trên tình trạng cá nhân của họ. Thân hình của Sư phụ tại các tầng không gian khác rất cao lớn, không so sánh được. Sư phụ phát ra nhiều luồng năng lượng có màu đỏ, làm sáng rực cả phòng Pháp hội rộng lớn. Rất nhiều Pháp Luân lớn, nhỏ, đủ cỡ quay bên trong xương và các bộ phận nội tạng của tất cả các đệ tử tại Pháp hội. Cảnh tượng trông rất huyền diệu và thần thánh.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/12/21/30360.html

The post Tranh của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp: “Chuyển Đại Pháp Luân” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2004/01/tranh-cua-de-tu-phap-luan-dai-phap-chuyen-dai-phap-luan.html/feed0
Tranh của đệ tử Đại Pháp: “Kim cương bất động”https://chanhkien.org/2004/01/tranh-cua-de-tu-dai-phap-kim-cuong-bat-dong.htmlhttps://chanhkien.org/2004/01/tranh-cua-de-tu-dai-phap-kim-cuong-bat-dong.html#respondThu, 01 Jan 2004 00:00:00 +0000[Chanhkien.org] Bức tranh Trung Quốc này cho thấy một người phụ nữ ngồi thiền bất động khi cảnh sát cố gắng bắt cô. Các thiên thần đang cố gắng ngăn cản những người cảnh sát. Người họa sĩ đã vẽ từ kinh nghiệm cá nhân của cô, người từng hứng chịu sự bạo lực của […]

The post Tranh của đệ tử Đại Pháp: “Kim cương bất động” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tranh Trung Quốc: “Kim Cương Bất Động” của Amy Lee (34in X 55in), 2004

[Chanhkien.org] Bức tranh Trung Quốc này cho thấy một người phụ nữ ngồi thiền bất động khi cảnh sát cố gắng bắt cô. Các thiên thần đang cố gắng ngăn cản những người cảnh sát. Người họa sĩ đã vẽ từ kinh nghiệm cá nhân của cô, người từng hứng chịu sự bạo lực của cuộc bức hại.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/12/12/30293.html

The post Tranh của đệ tử Đại Pháp: “Kim cương bất động” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2004/01/tranh-cua-de-tu-dai-phap-kim-cuong-bat-dong.html/feed0
Tranh của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp: “Tấm khẩu hiệu”https://chanhkien.org/2004/01/tranh-cua-de-tu-phap-luan-dai-phap-tam-khau-hieu.htmlhttps://chanhkien.org/2004/01/tranh-cua-de-tu-phap-luan-dai-phap-tam-khau-hieu.html#respondThu, 01 Jan 2004 00:00:00 +0000[Chanhkien.org] Người phụ nữ trẻ này đang may một tấm khẩu hiệu với dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo” bằng Hán ngữ và Anh ngữ. Vô số các đệ tử Pháp Luân Đại Pháp đã và đang gánh chịu những khủng bố, tra tấn, lao động cưỡng bức, hãm hiếp, bị cưỡng bức phá […]

The post Tranh của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp: “Tấm khẩu hiệu” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tranh sơn dầu: "Tấm khẩu hiệu" của Xiqiang Dong (48in X 36in), 2004

[Chanhkien.org] Người phụ nữ trẻ này đang may một tấm khẩu hiệu với dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo” bằng Hán ngữ và Anh ngữ. Vô số các đệ tử Pháp Luân Đại Pháp đã và đang gánh chịu những khủng bố, tra tấn, lao động cưỡng bức, hãm hiếp, bị cưỡng bức phá thai… và còn nhiều đệ tử khác đã phải trả lấy mạng sống chính mình chỉ vì họ nói hay viết “Pháp Luân Đại Pháp hảo” để thách thức với sự tuyên truyền, lừa dối của chính quyền độc tài Trung Quốc đối với mọi người.

Em bé nằm trên sàn là biểu tượng của sự hy vọng, thể hiện rằng tính chất ôn hoà, lương thiện của Pháp Luân Đại Pháp sẽ chiến thắng.

Lời bình thêm:

Bức tranh này nhìn rất chân thực và bắt mắt. Nó miêu tả một ngày bình thường của hột học viên kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu. Người họa sĩ rất biết cách cân bằng màu sắc, giữa màu vàng sáng của tấm biểu ngữ với các chi tiết trên tấm thảm. Tấm biểu ngữ viết “Pháp Luân Đại Pháp hảo”. Dưới sự thống trị tàn bạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chủ nghĩa vô thần đã bị cưỡng chế lên người dân và họ bị dạy điều ngược lại. Chiếc hộp màu xám nhỏ là một máy khuếch đại âm thanh mà các học viên Pháp Luân Công dùng để nghe Phật Pháp và nhạc tập công. Nhìn vào mắt đứa bé, chúng ta thấy nó cũng đang lắng nghe.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/12/6/30223.html

The post Tranh của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp: “Tấm khẩu hiệu” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2004/01/tranh-cua-de-tu-phap-luan-dai-phap-tam-khau-hieu.html/feed0
Tranh của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp: “Hoa sen tinh khiết”https://chanhkien.org/2004/01/tranh-cua-de-tu-phap-luan-dai-phap-hoa-sen-tinh-khiet.htmlhttps://chanhkien.org/2004/01/tranh-cua-de-tu-phap-luan-dai-phap-hoa-sen-tinh-khiet.html#respondThu, 01 Jan 2004 00:00:00 +0000[Chanhkien.org] Người phụ nữ trong bức tranh đang tập bài công pháp thứ năm của Pháp Luân Đại Pháp (Thần Thông Gia Trì Pháp). Hoa sen đang nở rộ xung quanh cô, chứng tỏ sự thanh lọc thân và tâm của cô do ảnh hưởng của thiền định. Lời bình thêm: “Hoa sen tinh khiết” […]

The post Tranh của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp: “Hoa sen tinh khiết” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

[Chanhkien.org] Người phụ nữ trong bức tranh đang tập bài công pháp thứ năm của Pháp Luân Đại Pháp (Thần Thông Gia Trì Pháp). Hoa sen đang nở rộ xung quanh cô, chứng tỏ sự thanh lọc thân và tâm của cô do ảnh hưởng của thiền định.

Lời bình thêm: “Hoa sen tinh khiết” được vẽ với phong cách pha trộn giữa tranh Trung Quốc và tranh màu nước truyền thống Tây phương. Người họa sĩ nói cô đã chọn pha trộn hai truyền thống này bởi vì cô tin rằng các nghệ thuật truyền thống đều là món quà của Thần, cảnh giới biểu hiện là cao, và chúng có thể giúp con người ta đạt tới sự giác ngộ về tâm linh. Khi được hoi điều gì đã tạo cảm hứng để cô vẽ tác phẩm này, cô nói:

– Là một học viên Pháp Luân Công, ý nghĩ đầu tiên của tôi là làm sao mang đến ý tưởng sự tuyệt diệu trong tu luyện và trạng thái siêu việt trải nghiệm được. Pháp Luân Đại Pháp tu luyện cả tâm lẫn thân, và thiền định có thể cho phép người ta đạt đến trạng thái “định”, một thời khắc thiêng liêng và thần thánh. Tôi muốn biểu lộ tính chất này, kinh nghiệm siêu việt mà Pháp Luân Công có thể mang đến.

Trong bức tranh này, “Hoa sen”, một cô gái đang ngồi thiền. Cô cho ấn tượng về sự thuần tịnh, thoát tục. Tóc của cô cuộn lên cao cho thấy tầng thứ tâm tính mà cô đã đạt đến. Nền bức tranh là những bông sen, cũng cho một cảm giác rất ấn tượng. Hoa sen là biểu tượng của sự tinh khiết và cũng là hoa trong thế giới Phật. Theo văn hóa truyền thống Trung Quốc, hoa sen thể hiện duyên tiền định với Phật Pháp, và được dùng như là biểu tượng của quả vị, tức là, mức độ cao về tâm tính mà người ta đạt tới. Thiếu nữ tinh khiết ngồi trước hoa sen, thật là thuần tịnh tuyệt mỹ, siêu phàm thoát tục.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/12/20/30359.html
http://www.pureinsight.org/node/2790

The post Tranh của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp: “Hoa sen tinh khiết” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2004/01/tranh-cua-de-tu-phap-luan-dai-phap-hoa-sen-tinh-khiet.html/feed0