văn hoá tu luyện thần truyền | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnThu, 10 Apr 2025 00:14:36 +0000en-UShourly1Chính thuyết về Văn hóa tu luyện Thần truyền (Hậu ký): Chứng kiến lịch sử, Thần Phật đến vì bạnhttps://chanhkien.org/2023/10/chinh-thuyet-ve-van-hoa-tu-luyen-than-truyen-hau-ky-chung-kien-lich-su-than-phat-den-vi-ban.htmlMon, 16 Oct 2023 02:53:19 +0000https://chanhkien.org/?p=31547Tác giả: Tống Minh [ChanhKien.org] Buổi sáng hôm đó khi tôi viết phần hậu ký này, trên đường đi tôi đã liên tục nhìn thấy hai tờ decal dán “Trịnh trọng tuyên bố” của thời báo Epoch Times, bên cạnh tờ decal dán thứ hai có một người phụ nữ đang dừng chân quan sát, […]

The post Chính thuyết về Văn hóa tu luyện Thần truyền (Hậu ký): Chứng kiến lịch sử, Thần Phật đến vì bạn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tống Minh

[ChanhKien.org]

Buổi sáng hôm đó khi tôi viết phần hậu ký này, trên đường đi tôi đã liên tục nhìn thấy hai tờ decal dán “Trịnh trọng tuyên bố” của thời báo Epoch Times, bên cạnh tờ decal dán thứ hai có một người phụ nữ đang dừng chân quan sát, tôi cảm thấy việc này rất tốt, liền muốn nhân cơ hội này đi đến bên cô ấy để thuận tiện khuyên cô ấy tam thoái. Nào ngờ khi tôi đi nhanh đến gần, người phụ nữ kia đã nhanh chóng dùng móng tay cào cào lên tờ decal dán kia, sau đó nhanh chóng rời đi. Tôi đến gần nhìn kỹ thì phát hiện cô ấy đã bóc đi mất chữ “Phật” trong bản tuyên bố: “… Đảng tà ác này – Ma giáo trong lịch sử đã phạm phải tội ác tày trời đối với chúng sinh, đối với Thần Phật, Thần nhất định phải xử lý ác ma này…” Tôi thấy rất khó hiểu, hành vi của người phụ nữ này hoàn toàn không giống như logic bình thường, nếu như nói cô ấy không đồng tình với bản “Trịnh trọng tuyên bố” của Epoch Times thì có thể quay đầu rời đi, thậm chí là xé bỏ, mà không nên chỉ bóc đi một chữ như vậy. Nếu như cô ấy đồng ý với nó, thì càng không có lý do gì bóc đi chữ “Phật” này.

Đây là biểu hiện của việc không tin vào Thần Phật, vậy thì cũng có người rất tin tưởng vào Thần Phật. Một hôm mẹ tôi đi ra ngoài giải quyết công việc, trên đường nhìn thấy một người đàn ông khoảng 40 tuổi bị tàn tật, anh ấy đang ở cùng với mẹ của mình. Trong lúc nói chuyện với người phụ nữ đó, mẹ tôi mới biết người con trai tàn tật của bà mười mấy năm trước đã bị què chân vì đấu vật, đi lại rất bất tiện, từ đầu đến chân phía bên trái biểu hiện ra triệu chứng giống như “liệt nửa người”, nhưng ý thức vẫn thanh tỉnh. Vì thế mẹ tôi lấy ra một tấm “thẻ bình an” đưa cho anh ta, người đàn ông kia đọc câu đầu tiên “Thiện đãi Đại Pháp”, liền cất lên giọng nói có chút khàn khàn: “Cô là Bồ Tát, Bồ Tát…”, mẹ tôi cười và nói, cô không phải Bồ Tát, cháu muốn cảm ơn, thì hãy cảm ơn thầy Lý của các cô đi. Mẹ tôi liền bảo anh ấy hãy thường niệm chín chữ chân ngôn “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo” viết trên tấm thẻ này, sẽ đắc được phúc báo. Người đàn ông ấy lập tức đọc to theo. Khi mẹ tôi giải quyết công việc xong quay trở về thì vẫn nhìn thấy hai mẹ con họ, bà liền hỏi người đàn ông kia, cháu còn nhớ rõ chín chữ kia không? Người đàn ông lập tức đọc lớn: “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo”. Mẹ tôi lại hỏi anh ấy có xem TV không, mẹ anh ấy trả lời có. Mẹ tôi nói rằng bà còn có một đĩa CD dạ hội Shen Yun, hai mẹ con trở về có thể mở ra xem. Vừa nói dứt lời, người đàn ông kia lập tức đưa tay phải còn khỏe ra tỏ ý muốn lấy, còn vừa nói: “Cô là Bồ Tát, Bồ Tát…” Sau khi mẹ tôi trở về kể cho tôi nghe chuyện này bà đã cảm thán thốt lên rằng anh ấy minh bạch chân tướng hơn so với rất nhiều người bình thường.

Người Trung Quốc ngày nay, do thời gian dài chịu sự đầu độc của văn hóa tà đảng Trung Cộng, rất nhiều người đối với lịch sử của dân tộc mình, đối với văn hóa Thần truyền của Trung Hoa là không hiểu rõ, cũng là xa rời, cắt đứt với nó. Đặc biệt là tà đảng Trung Cộng từ khi bức hại Pháp Luân Công đến nay đã khiến cho đạo đức của toàn thể xã hội Trung Quốc trượt dốc nghiêm trọng, cũng khiến cho rất nhiều người ngày nay, tiêu chuẩn đạo đức của họ rất thấp, niềm tin vào Thần Phật cũng rất thấp. Giống như vị doanh nhân được nhắc tới trong phần mở đầu của loạt bài này, cùng với người phụ nữ bóc xé chữ này, người trước thì nhìn thấy sự thật rồi cũng không tin, còn người sau lại có hành vi không lý trí. Đối diện với những người thế nhân như vậy, nên làm sao bây giờ?

Thần Phật có trí huệ vô lượng, có thể dùng hình thức khác nhau mà triển hiện ra cơ duyên cứu độ cho thế nhân. Có người vốn tin Thần Phật, thì có thể cảm nhận được chính là Thần Phật đang trực tiếp cứu độ. Có người yêu thích nghệ thuật, thì đi xem biểu diễn Shen Yun thuần thiện thuần mỹ; Có người còn có chính nghĩa, thì xin hãy nghe xem Trung Cộng rốt cuộc tà ác đến như thế nào. Có người có tâm thiện lương, thì xin hãy ghi nhớ “Chân, Thiện, Nhẫn” ở trong lòng. Còn có người không tin nhân quả báo ứng, như vậy hiện thế hiện báo bạn có tin hay không? Còn có người nói lời độc ác đối với Thần Phật, nhưng lòng từ bi của Thần Phật cuối cùng khiến cho họ sinh thiện niệm. Còn có người ngoan cố không thể cảm hóa, vậy thì hãy kiên trì hết lần này đến lần khác mang theo tâm thái “vì bạn mà đến” để cảm hóa họ, mở ra bầu trời trong xanh cho họ. Mà thật sự có người tội ác tày trời không điều ác nào không làm, thì chờ đợi họ chính là sự uy nghiêm vô thượng của Thần Phật.

Tất cả những gì người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp làm hôm nay là tuân theo hồng thế hạo đãng của Chính Pháp vũ trụ và sự từ bi cứu độ của Thần Phật hết lần này đến lần khác vì thế nhân mà đến, Pháp Luân Đại Pháp đã truyền thế được 21 năm rồi (tính tại thời điểm viết bài này), trong cuộc phản bức hại mà giảng thanh chân tướng cứu độ chúng sinh cũng đã kéo dài liên tục 14 năm. Về sự cứu độ của Thần Phật, những trường hợp như vậy nhiều không đếm xuể, không thể kể xiết. Vào ngày hôm nay của lịch sử, chúng ta quay đầu nhìn lại tất cả những điều này, nhìn lại văn hóa tu luyện Thần truyền Trung Hoa trong lịch sử, nhìn lại quá trình chúng ta đã trải qua từ vô vàn năm tháng đến nay, không phải là để ngược dòng tìm lại những khổ nạn và huy hoàng của quá khứ, mà là khôi phục lại lịch sử chân thật, để mở ra một cánh cửa lớn hiểu rõ chân tướng cho thế nhân ngày nay, đồng thời vào thời khắc then chốt này của lịch sử, nắm chắc cơ duyên cứu độ của Thần Phật.

Không thể dùng ngôn ngữ nào để biểu đạt hết được ân cứu độ của Pháp Luân Đại Pháp đối với chúng sinh; cũng không có ngôn từ nào có thể diễn tả hết được lòng biết ơn đối với hồng ân cứu độ của Sư phụ Lý Hồng Chí đã mang Pháp Luân Đại Pháp đến cho tất cả chúng sinh.

Chứng kiến lịch sử ngày hôm nay, trong những năm tháng dài đằng đẵng của lịch sử có lẽ chỉ là những năm tháng thăng trầm bể dâu trôi qua trong chớp mắt, nhưng tất cả những câu chuyện đang xảy ra, bạn và tôi đều đang trải qua từng khoảnh khắc, cho dù bạn có tin hay không, tất cả đều không ngoại lệ, đều đang nói lên một sự thật: Thần Phật đã đến nhân gian, Thần Phật đến vì bạn.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/118478

The post Chính thuyết về Văn hóa tu luyện Thần truyền (Hậu ký): Chứng kiến lịch sử, Thần Phật đến vì bạn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Chính thuyết về Văn hóa tu luyện Thần truyền (Phần 9): Thần nhân đồng tại nói về cứu độhttps://chanhkien.org/2023/10/chinh-thuyet-ve-van-hoa-tu-luyen-than-truyen-phan-9-than-nhan-dong-tai-noi-ve-cuu-do.htmlSat, 14 Oct 2023 02:46:27 +0000https://chanhkien.org/?p=31532Tác giả: Tống Minh [ChanhKien.org] Ở Trung Quốc cổ đại, cho dù là hòa thượng hay là đạo sĩ, chỉ cần vừa xuất gia, thế nhân liền coi họ là “bán Thần”, không còn đối đãi với họ như người bình thường nữa. Phật giáo Đạo giáo trong lịch sử tuy chỉ là một loại […]

The post Chính thuyết về Văn hóa tu luyện Thần truyền (Phần 9): Thần nhân đồng tại nói về cứu độ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tống Minh

[ChanhKien.org]

Ở Trung Quốc cổ đại, cho dù là hòa thượng hay là đạo sĩ, chỉ cần vừa xuất gia, thế nhân liền coi họ là “bán Thần”, không còn đối đãi với họ như người bình thường nữa. Phật giáo Đạo giáo trong lịch sử tuy chỉ là một loại hình thức tu luyện, nhưng trong đó người tu luyện một cách chân chính, tu luyện thật sự đều có mục tiêu cụ thể. Tu Phật thì sao, mục tiêu cuối cùng là thành tựu chính quả với quả vị khác nhau bắt đầu từ sơ quả La Hán. Còn về tu Đạo, sở dĩ gọi là trường sinh chi đạo, vì để cuối cùng tu thành chân nhân..vv.., cũng là biểu hiện khác nhau do sự khác biệt giữa hai hệ thống lớn của Phật giáo và Đạo giáo tạo thành.

Một người bình thường có thể thành tựu thành sinh mệnh vĩ đại như Thần, Phật, thì đây chính là phương thức cứu độ sinh mệnh lấy giải thoát cá nhân làm mục đích mà Thần Phật đã tạo ra cho chúng sinh, như vậy đối với người tu luyện mà nói, hiển nhiên là có tiêu chuẩn và yêu cầu cao hơn siêu việt khỏi hình thức sinh mệnh này của nhân loại, đây là một nguyên nhân khiến cho người xuất gia được coi là “bán Thần”. Một nguyên nhân khác là, tu luyện trong lịch sử, cho dù các gia các môn tu luyện như thế nào, nhưng ngay từ đầu phần lớn đều bắt đầu thay đổi từ bề mặt cơ thể con người, như vậy rất dễ dàng biểu hiện ra một số công năng thần thông, lúc ẩn lúc hiện như Thần, như vậy thế nhân sẽ cho rằng đó là “Thần”. Thực ra đứng ở góc độ tu luyện mà nói, có thể họ chỉ vừa mới bắt đầu nhập môn, hơn nữa tu luyện chính pháp môn đều không chú trọng tới công năng thần thông, mà là lấy đại Đạo và Phật Pháp làm căn bản. Vậy tại sao lại coi là “bán Thần”? Bởi vì suy cho cùng họ vẫn còn có mặt chưa tu xong, mặt chưa tu xong này chính là biểu hiện của con người.

Trung Quốc cổ đại, đặc biệt là trong lịch sử Trung Quốc cổ đại ngược dòng về triều đại nhà Chu, tiêu chuẩn đạo đức xã hội nhân loại khi đó tương đối cao, một mặt Thần cũng dễ dàng triển hiện cho thế nhân thấy, mặt khác cũng bởi vì loại chính tín này của con người đối với Thần, nên cũng có rất nhiều người có thể tiến vào trong tu luyện. Đó là thời kỳ Thần nhân đồng tại, trong tiểu thuyết “Phong Thần Diễn Nghĩa”, chúng ta còn có thể hình dung ra được biểu hiện cụ thể lúc đó. Như vậy theo sự phát triển của xã hội, tư tưởng của nhân loại cũng càng ngày càng phức tạp, chính là sau khi nhân tâm càng ngày càng ích kỷ, mặt bằng đạo đức chung của xã hội cũng sẽ trượt dốc nhanh hơn, như thế Thần Phật sẽ không dễ dàng hiển hiện cho con người thấy nữa, mà con người đối với Thần Phật càng ngày càng không tin, cũng dẫn đến đạo đức tiếp tục trượt dốc. Cái gọi là thế phong nhật hạ (tức là: phong khí, phong tục lề thói xã hội ngày càng bại hoại, ngày một xấu đi), nhân tâm bất cổ (tức là: người đọc sách trong xã hội khí chất xấu đi, mất đi sự đôn hậu hiền lương mà trở nên xảo trá giả dối, tâm địa không còn được đôn hậu như người thời xưa), chính là nói đến loại biểu hiện chung này. Cho dù là như vậy, Thần Phật cũng thông qua phương thức khác để cảnh cáo cho con người biết, khuyên con người hướng thiện, để chờ đợi cơ duyên sinh mệnh có thể được cứu độ chân chính, cứu độ thực sự. Người xưa có câu “Cử đầu tam xích hữu Thần minh” (nghĩa là trên đầu ba thước có Thần linh), “Nhân gian tư ngữ, thiên văn nhược lôi” (nghĩa là những lời nói riêng tư âm thầm chốn nhân gian, Trời nghe rõ ràng như tiếng sấm), “Nhân tâm sinh nhất niệm, Thiên địa tận giai tri” (nghĩa là khi tâm con người sinh ra một niệm, thì cả trời và đất đều biết), “Thiện ác đáo đầu chung hữu báo, chỉ tranh lai tảo dữ lai trì” (nghĩa là thiện ác cuối cùng đều có báo ứng, chỉ là đến sớm hay muộn mà thôi). Như vậy ở trong một hoàn cảnh như trong mê tại chốn nhân gian này, có thể ngộ được sự tồn tại của Thần Phật hay không, đối với Thần Phật có thể chính tín hay không, đối với con người mà nói thì đây chính là một vấn đề rất mấu chốt.

Tại sao lại nói như vậy? Nếu như nói con người là do Thần tạo ra, như vậy Thần và con người đã có quan hệ uyên nguyên rất sâu xa không thể đoạn tuyệt, nếu như một người không tin Thần, thậm chí rời bỏ Thần, như vậy người như thế nên đi theo hướng nào? Đó không phải là một hậu quả khủng khiếp sao? Nói tà đảng Trung Cộng tà ác, nó khiến con người ly khai rời xa Thần Phật, khiến con người trở thành người không có gốc rễ, nguồn cội, từ đó mà đoạn tuyệt với hy vọng được Thần thực sự cứu độ của con người, chính là một trong những hành vi tà ác do tuyên truyền chủ nghĩa vô thần tạo ra.

Trong văn hóa của rất nhiều dân tộc trên thế giới, không chỉ lưu lại những truyền thuyết khác nhau về Thần tạo ra con người, mà còn ghi lại lời tiên tri trong lịch sử về việc ngày nay Thần sẽ trở lại. Trong “Kinh Thánh” nói Thần sẽ trở lại tiến hành phán xét ngày tận thế đối với con người, trong kinh Phật ghi lại sự nở rộ của hoa Ưu Đàm Bà La biểu thị cho việc Chuyển Luân Thánh Vương sẽ hạ thế truyền Pháp độ nhân. Còn lời dự ngôn của Trung Quốc thì càng có hệ thống và đa dạng hơn, hầu như mỗi triều đại đều có những lời dự ngôn có hệ thống lưu lại cho người đời sau, chúng đều tiên tri rằng ngày nay trong lịch sử sẽ có một sự kiện lớn phát sinh, mà một loại biểu hiện trong đó chính là đây sẽ là một thời kỳ mà con người và Thần cùng tồn tại.

Đã có rất nhiều ví dụ và lời dự ngôn đều chỉ ra một sự thật như thế này – hiện tượng tu luyện Pháp Luân Công mà hàng trăm triệu người đang thực hành, cùng với sự đàn áp dã man tàn ác của tà đảng Trung Cộng nhắm vào Pháp Luân Công, từ đó dẫn tới việc giảng thanh chân tướng cứu độ thế nhân của những người tu luyện Pháp Luân Công trong cuộc phản bức hại.

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là Đại Pháp tu luyện thượng thừa của Phật gia, năm 1992 được ông Lý Hồng Chí truyền ra từ Trung Quốc, lấy đặc tính tối cao của vũ trụ “Chân – Thiện – Nhẫn” làm chỉ đạo, chỉ trong bảy năm ngắn ngủi, thông qua phương thức người truyền người, tâm truyền tâm, đã nhanh chóng có đến hàng trăm triệu người tham gia. Tuy nhiên, vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, tà đảng Trung Cộng lại vì tư lợi của bản thân mà bắt đầu đàn áp tàn khốc, đến nay đã kéo dài liên tục suốt 14 năm (tính tại thời điểm bài viết) mà vẫn chưa dừng lại. Sự đối lập giữa “Chân, Thiện, Nhẫn” mà Pháp Luân Công đại diện và tà ác mà Trung Cộng đại diện trong cuộc bức hại và phản bức hại suốt 14 năm qua (tính tại thời điểm viết bài này) là sâu sắc và rõ ràng, mỗi người trên thế gian có cơ hội hiểu rõ những chân tướng này đều có mức độ chấn động khác nhau thậm chí chấn động đến tận sâu trong nội tâm, từ đó cũng thúc đẩy thế nhân suy nghĩ lại: Pháp Luân Công rốt cuộc là gì? Tại sao Trung Cộng lại tàn ác như vậy? Tại sao lại có cuộc bức hại này? Đối diện với cuộc bức hại này, chúng ta có thể làm được điều gì?

Cuộc bức hại này tuy là tà ác, hơn nữa số người liên quan đến rất nhiều, sự biểu hiện của cuộc bức hại cũng vô cùng tàn khốc, thế nhưng, hàng trăm triệu người tu luyện Pháp Luân Công, đều là những người tu luyện đi trên con đường của Thần, họ là bán Thần, họ có một mặt Thần đã tu xong, điều này không giống với những người tu luyện trong lịch sử, họ bắt đầu cải biến từ vi quan nhất của sinh mệnh, cho nên cũng không biểu hiện ra công năng thần thông trên diện rộng. Con người không bức hại được Thần, người tu luyện Pháp Luân Công chân chính, tu luyện thật sự đều sẽ được viên mãn quy vị, mà kết cục của người bức hại đều có thể tưởng tượng ra được. Người thật sự bị bức hại thực ra là người thế gian, người thế gian bởi vì không rõ chân tướng, đã nghe những lời dối trá bịa đặt của tà đảng Trung Cộng, hoặc cho rằng cuộc bức hại không liên quan gì đến họ, không muốn tìm hiểu sự thật, đều khiến cho sinh mệnh của mình rơi vào mối nguy thực sự. Mà mối nguy này, chính là ở giữa chính nghĩa và tà ác, bạn không lựa chọn chính nghĩa, vậy thì bạn sẽ theo tà ác mà đi, mà kết cục của tà ác, kết cục của tà đảng Trung Cộng, lại là chính nó lựa chọn kể từ khi bắt đầu bức hại Pháp Luân Công, khi đứng ở mặt đối lập với “Chân, Thiện, Nhẫn” của Đại Pháp vũ trụ đã được định trước rồi.

Từ xưa đến nay, có vô số người đang truy tìm Thần Phật, đang truy tìm con đường Thần Phật đã đi qua. Nhưng sự xuất hiện của Thần Phật chỉ có thể dựa vào ý chí của Thần Phật mà xuất hiện, không dựa vào ý chí của con người mà thay đổi. “Dùng hình tướng con người mà hành sự, dùng ngôn ngữ con người mà hiển thị Pháp lý” [1], Thần Phật quay trở lại, đối với con người ngày nay mà nói, điều đó có nghĩa là cơ duyên cứu độ chân chính đối với con người đã đến. Thế nhân ngộ hay không ngộ, tin hay không tin, điều kiện cực kỳ quan trọng để được đắc cứu cũng có tiêu chuẩn cụ thể. Khi có người nói cho bạn biết chân tướng của Pháp Luân Công, khi bạn nhìn thấy một tờ truyền đơn chân tướng, đĩa CD, khi có người nói cho bạn biết Thần Phật đã ở tại nhân gian, thái độ của bạn sẽ quyết định tương lai của chính mình.

Chương trình nghệ thuật lưu diễn toàn cầu Shen Yun (Thần vận), đã khiến người xem lưu luyến quên lối về. Việc lấy sức mạnh của người tu luyện chân chính làm diễn viên để biểu hiện ra nghệ thuật, cũng thật sự giống như đưa Thần Phật triển hiện ra trên sân khấu, đi tới thế giới nhân gian. Có khán giả kinh ngạc mà thốt lên rằng thật sự là Thần Phật đã xuống với thế gian rồi. Có khán giả chấn động, đó chính là sự cứu độ từ bi của Thần Phật. Khi lịch sử lật qua trang này của ngày hôm nay, người tương lai sẽ nhìn thấy sự vĩ đại của người tu luyện Đại Pháp, càng cảm kích vô hạn Pháp Luân Đại Pháp và hồng ân cứu độ của Đại sư Lý Hồng Chí đã mang Pháp Luân Đại Pháp đến cho chúng sinh.

(Xin đón đọc phần kế tiếp: “Chứng kiến lịch sử, Thần Phật đến vì bạn”)

Ghi chú:

[1] Trích bài “Các thệ ước của chư Thần đang thực hiện” trong cuốn Tinh tấn yếu chỉ II của Sư phụ Lý Hồng Chí

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/118477

The post Chính thuyết về Văn hóa tu luyện Thần truyền (Phần 9): Thần nhân đồng tại nói về cứu độ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Chính thuyết về Văn hóa tu luyện Thần truyền (Phần 8): Tu luyện Chính Pháphttps://chanhkien.org/2023/10/chinh-thuyet-ve-van-hoa-tu-luyen-than-truyen-phan-8-tu-luyen-chinh-phap.htmlFri, 06 Oct 2023 03:40:18 +0000https://chanhkien.org/?p=31462Tác giả: Tống Minh [ChanhKien.org] Đối với với vấn đề tu luyện là gì? Trong cuốn sách “Chuyển Pháp Luân“, ông Lý Hồng Chí đã có một câu nói ngắn gọn súc tích giải thích rõ vấn đề này: “[Tôi] nói rõ cho chư vị một chân lý: toàn bộ quá trình tu luyện của […]

The post Chính thuyết về Văn hóa tu luyện Thần truyền (Phần 8): Tu luyện Chính Pháp first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tống Minh

[ChanhKien.org]

Đối với với vấn đề tu luyện là gì? Trong cuốn sách Chuyển Pháp Luân, ông Lý Hồng Chí đã có một câu nói ngắn gọn súc tích giải thích rõ vấn đề này:

“[Tôi] nói rõ cho chư vị một chân lý: toàn bộ quá trình tu luyện của người ta chính là quá trình liên tục tống khứ tâm chấp trước của con người”.

Câu nói này nghe có vẻ rất đơn giản nhưng để thực hiện được thì thật không dễ dàng gì, đặc biệt là trong hình thức tu luyện không thoát ly khỏi thế tục như tu luyện Đại Pháp, trải nghiệm về niềm vui và sự gian khổ trong tu luyện, cũng chỉ có người tu luyện thực sự mới có thể hiểu được.

Ông Lý Hồng Chí từng viết:

Phan thượng cao giai thiên xích lộ
Bàn hồi lập đẩu nan khởi bộ
Hồi thủ như khán tu chính Pháp
Đình vu bán thiên nan đắc độ
Hằng tâm cử túc vạn cân thối
Nhẫn khổ tinh tấn khứ chấp trước
Đại Pháp đệ tử thiên bách vạn
Công thành viên mãn tại cao xứ.

Dịch nghĩa:

Leo lên đường bậc cao nghìn thước
Bậc dốc ngại khó khởi bước lên
Quay đầu thấy tựa tu chính Pháp
Chẳng thể giữa chừng không tiến thêm
Tâm vững cất bước chân nặng nặng
Tinh tấn nhẫn khổ bỏ chấp trước
Đệ tử Đại Pháp trăm nghìn vạn
Viên mãn công thành tại cõi trên.

(Đăng Thái Sơn – Hồng Ngâm)

Bài thơ “Đăng Thái Sơn” (Lên núi Thái Sơn) được ông Lý Hồng Chí viết vào ngày 15 tháng 4 năm 1996. Có thể coi bài thơ như là tinh tấn chỉ nam giảng cho người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, cũng để cho thế nhân có thể hiểu một cách sinh động quá trình tu luyện của người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Khác với phương thức tu luyện quen thuộc được con người biết rõ vốn lưu truyền từ xưa đến nay, tu luyện Đại Pháp không vào chùa miếu, cũng không lên núi để tu luyện, người tu luyện càng không phân biệt tuổi tác, giới tính, chủng tộc, tầng lớp xã hội và nghề nghiệp khác nhau. Đại Pháp căn bản của vũ trụ “Chân, Thiện, Nhẫn” trực chỉ nhân tâm, giống như một ngọn đèn sáng, phá vỡ sương mù của thế gian, cũng khiến cho tất cả những người có chí tu luyện có thể bước vào cánh cửa tu luyện một cách chân chính, đích thực.

“Đại Pháp hồng truyền, người nghe thấy sẽ tìm, người đắc được sẽ thích, người tu tăng lên hàng ngày, nay không đếm xiết”. [1] Từ năm 1992, chỉ trong bảy năm ngắn ngủi, những người có duyên đã nườm nượp kéo đến, Pháp Luân Đại Pháp thông qua phương thức người truyền người, tâm truyền tâm, đã nhanh chóng có đến hàng trăm triệu người tham gia. Người ngày nay thông qua một số hình ảnh lịch sử và tâm đắc thể hội tu luyện của người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, có thể nhìn thấy sự sôi nổi, rầm rộ khi đó. Mặc dù hình thức biểu hiện trên bề mặt xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ là bình lặng, nhưng hàng trăm triệu người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp sau khi thông qua tu luyện đạt được thân tâm khỏe mạnh, đạo đức thăng hoa đã đem đến những thay đổi to lớn, mang lại sức ảnh hưởng chấn động và sâu sắc đối với các mặt của đời sống xã hội. Đủ loại sự tích, thần tích sau khi người tu luyện thông qua tu luyện tâm tính thăng hoa có được càng làm cảm động rất nhiều thế nhân bên cạnh họ.

Tuy nhiên, vào tháng 7 năm 1999, giống như lời dự ngôn mà Nostradamus đã ghi lại trong cuốn sách “Những lời tiên tri” (Les Propheties), cuộc bức hại tà ác nhắm vào người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đã xảy ra. Cựu thế lực bại hoại trong vũ trụ để đạt được mục đích riêng của họ, đã lấy danh nghĩa khảo nghiệm Đại Pháp và người tu luyện Đại Pháp, thao túng tà đảng Trung Cộng chốn nhân gian, phát động một đại nạn lớn chưa từng có trong lịch sử, mức độ tà ác của nó đã bao trùm toàn thế giới. Nhìn lại tình hình khi đó, cảm nhận những đám mây đen bao phủ u ám cả bầu trời khiến người ta nghẹt thở. Cùng với sự đàn áp phô thiên cái địa, rợp trời dậy đất của tà ác cho đến nay vẫn khiến người ta khắc sâu trong ký ức. Chính vào thời điểm đen tối nhất của cái gọi là thử thách tà ác này, ngày 22 tháng 5 năm 2000, ông Lý Hồng Chí đã viết bài Tâm tự minh:

Pháp độ chúng sinh Sư đạo hàng
Nhất phàm thăng khởi ức phàm dương
Phóng hạ chấp trước khinh chu khoái
Nhân tâm phàm trọng nan quá dương
Phong vân đột biến thiên dục trụy
Bài sơn đảo hải phiên ác lãng
Kiên tu Đại Pháp khẩn tuỳ Sư
Chấp trước thái trọng mê phương hướng
Thuyền phiên phàm đoạn đào mệnh khứ
Nê sa đào tận hiển kim quang
Sinh tử phi thị thuyết đại thoại
Năng hành bất hành kiến chân tướng
Đãi đáo tha nhật viên mãn thời
Chân tướng đại hiển thiên hạ mang

Dịch nghĩa:

Pháp độ chúng sinh, Thầy dẫn lối
Một buồm căng, trăm triệu thuyền theo
Xả chấp trước, thuyền thời nhẹ lướt
Nặng phàm tình, biển rộng sao qua
Gió mây chợt chuyển, trời muốn sập
Núi lở biển gầm, sóng cuộn dâng
Sát theo Thầy, vững tu Đại Pháp
Chấp trước nhiều, lạc hướng chốn mê
Thuyền lật buồm tan, chạy thoát thân
Cát bùn đãi sạch, thấy vàng chân
Chỗ sinh tử, nói nhiều chẳng đặng
Làm được không, mới thật tỏ tường
Một mai cho đến ngày viên mãn
Sự thực lộ ra mới bàng hoàng

Đối mặt với trận đại nạn cuồn cuộn ngút trời này, biết đi đâu về đâu, biết đi theo con đường nào? Mỗi người tu luyện Đại Pháp một cách chân chính, thực sự đều dùng chính thực tiễn của bản thân mình để đưa ra cùng một câu trả lời.

Tất cả những người tu luyện trong lịch sử Trung Quốc, bất kể là tu luyện như thế nào, đều lấy giải thoát cá nhân làm mục đích, bất kể thế nhân đối với người tu luyện như thế nào, người tu luyện không nhập thế gian, cũng không quản việc của thế nhân, tốt xấu của thế nhân cứ để tùy họ. Mà trong lịch sử mục đích thực chất của việc tu luyện là để con người ngày nay có thể nhận thức được nền văn hóa cần thiết mà Đại Pháp đã đặt định ra, vậy thì hình thức tu luyện “đại đạo vô hình” này của Đại Pháp sẽ biến thành tấm gương không có sự tham chiếu chưa từng có trong lịch sử. Làm thế nào để hoàn thành việc tu luyện của đệ tử Đại Pháp trong cuộc phản bức hại, làm thế nào để thực sự cứu độ những người bị bức hại, cứu độ đông đảo dân chúng bị những lời dối trá của Trung Cộng lừa gạt, đã trở thành một khảo nghiệm đích thực bày ra trước mặt người tu luyện Đại Pháp.

Cuộc bức hại tà ác này mở màn bằng thanh thế hết sức hung hăng ngạo mạn, trong cuộc bức hại này tà đảng Trung Cộng lại cố ý tiến hành che giấu tội ác tà ác của nó, cộng thêm những biểu hiện lý tính bình hòa và tâm đại thiện đại nhẫn mà những người tu luyện Đại Pháp thể hiện ra trong cuộc bức hại, cho nên trên bề mặt xã hội Trung Quốc không tạo ra biến động lớn, nhưng dần dần, mọi người dần cảm nhận được sự đại thiện đại nhẫn cắm rễ vào chân lý Phật Pháp của những người tu luyện Đại Pháp, cảm nhận được sự chịu đựng to lớn và sự cống hiến quên mình trong thầm lặng của họ, và từ đó mang lại ảnh hưởng sâu sắc cho xã hội Trung Quốc.

Hai tháng sau khi cuộc bức hại bắt đầu, những người tu luyện Đại Pháp đã phá vỡ sự phong tỏa trùng trùng lớp lớp lúc bấy giờ, tổ chức thành công một cuộc họp báo ở Bắc Kinh, lấy thân phận thật sự của mình lần đầu tiên nói cho toàn thế giới biết sự thật về tình hình thực tế mà các học viên Pháp Luân Đại Pháp phải chịu đựng trong cuộc bức hại tà ác này, sự việc này đã thu hút được sự chú ý của toàn thế giới. Những học viên tu luyện Đại Pháp tham gia buổi họp báo sau đó đã bị bắt trong sự trả thù điên cuồng của tà đảng Trung Cộng, nữ đệ tử Đại Pháp hào hoa phong nhã Đinh Diên đã bị dùng hình thức thủy lao bức hại đến chết tại trại giam nữ Thừa Đức tỉnh Hà Bắc.

Trong những lời dối trá và lừa gạt mà tà đảng Trung Cộng không ngừng tạo ra nhằm vào người dân Trung Quốc hết lần này đến lần khác để bôi nhọ Pháp Luân Đại Pháp, đặc biệt là “Vụ tự thiêu giả ở Thiên An Môn” do tà đảng Trung Cộng đã mất rất nhiều công sức dàn dựng và tuyên truyền vào tháng 1 năm 2001 đã kích động rất lớn sự thù hận của người dân đối với người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Ngày 5 tháng 3 năm 2002, tám kênh của mạng lưới truyền hình cáp Trường Xuân tỉnh Cát Lâm, đồng thời phát sóng hai đoạn phim chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp: “Là tự thiêu hay là trò lừa bịp”, ” Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền khắp thế giới”, thời gian phát sóng dài đến 40, 50 phút, có đến hàng trăm nghìn khán giả đã xem. Đoạn phim đó khiến rất nhiều người dân biết được chân tướng Pháp Luân Đại Pháp bị vu khống và bức hại. Tuy nhiên, sự kiện chèn sóng phát đi sự thật thành công đã phải trả giá bằng sự phó xuất cực đại của rất nhiều người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Dưới mật lệnh “giết không tha” của Giang Trạch Dân, hơn 5.000 người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp tại Trường Xuân đã bị bắt giữ phi pháp, ít nhất 7 người bị đánh chết, 15 người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp bị kết án phi pháp từ 4 đến 20 năm tù với hình phạt rất nặng.

Đã 14 năm (tính tại thời điểm bài viết) kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu cho đến nay, Minh Huệ Net thông qua các kênh khác nhau đã liên tục thu thập được 3.643 trường hợp những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp bị bức hại đến chết, còn có nhiều trường hợp tử vong khác do chính sách diệt chủng quần thể của tà đảng Trung Cộng mà không thể biết được. Đặc biệt, kể từ năm 2005 đến nay các nhân chứng có liên quan đã vạch trần ra sự tồn tại của một lượng lớn trại tập trung ở Trung Quốc dùng để giam giữ những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp nhằm mục đích “thu hoạch nội tạng sống của các học viên Pháp Luân Đại Pháp”, hành động này đã vượt qua giới hạn lương tri đạo đức của nhân loại, được cho là “tà ác chưa từng có trên tinh cầu này”.

Cho dù trong hình thế khắc nghiệt như vậy, nhưng ngày càng có nhiều người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đứng lên, họ đã dùng nhiều phương thức khác nhau để bước trên con đường tu luyện Chính Pháp, giảng thanh chân tướng, trợ Sư Chính Pháp, cứu độ chúng sinh. Nhìn lại những năm tháng khó khăn gian khổ đó, ở Quảng trường Thiên An Môn, ở nơi đầu đường cuối ngõ, ở bất cứ nơi nào người Trung Quốc có thể xuất hiện, ở rất nhiều nơi trên thế giới, các học viên Pháp Luân Đại Pháp không oán trách cũng không hối hận, kiên trì không ngừng làm những việc như giảng thanh chân tướng, ngăn chặn bức hại, cứu độ chúng sinh.

Để giương cao chính nghĩa, bảo vệ công lý và giảng thanh chân tướng, cứu độ chúng sinh, từ ngày 29 tháng 8 năm 2000, học viên tu luyện Pháp Luân Đại Pháp ở Hồng Kông là Chu Kha Minh và học viên tu luyện Pháp Luân Đại Pháp ở Bắc Kinh là Vương Kiệt đã bắt đầu đệ đơn khởi kiện Giang Trạch Dân lên Viện kiểm sát tối cao Trung Quốc. Trong 14 năm qua (tính tại thời điểm bài viết là năm 2013 theo Tây lịch), các vụ kiện nhằm vào Giang Trạch Dân – thủ phạm chính, kẻ đầu sỏ của cuộc đàn áp, bức hại Pháp Luân Đại Pháp đã lan rộng đến 21 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có Trung Quốc đại lục, Hồng Kông và Đài Loan, đồng thời được đệ trình lên Liên Hợp Quốc. Vào ngày 17 tháng 12 năm 2009, Tòa án Liên bang Argentina đã đưa ra một phán quyết lịch sử: ra lệnh cho Tổ chức cảnh sát hình sự Quốc tế (Interpol) của Cảnh sát Liên bang Argentina bắt giữ Giang Trạch Dân và La Cán – hai quan chức của tà đảng Trung Cộng vì những tội ác chống lại loại người mà họ đã phạm phải do đàn áp và bức hại Pháp Luân Đại Pháp.

Tháng 11 năm 2004, “Cửu bình cộng sản đảng” ra đời, lần đầu tiên đã tiến hành phân tích thấu đáo bản chất tà ác của ĐCSTQ một cách hệ thống, toàn diện, cũng từ góc độ vạch trần bản chất tà ác của ĐCSTQ và nói rõ tại sao lại xảy ra cuộc bức hại tà ác nhằm vào người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Từ góc độ tu luyện mà xét, cuộc bức hại nhằm vào Pháp Luân Đại Pháp lần này so với rất nhiều chính giáo từng bị bức hại trong lịch sử có gì khác biệt không? Hình thức biểu hiện của bức hại là giống nhau, nhưng hành động từ bi mà người tu luyện Đại Pháp thể hiện ra lại hoàn toàn khác với tất cả biểu hiện trong lịch sử. Trong phản bức hại, những người tu luyện này vẫn kiên tu Đại Pháp, trong giảng thanh chân tướng cứu độ chúng sinh, hoàn thành sứ mệnh lịch sử trợ Sư Chính Pháp. Quá trình tu luyện như vậy, vượt qua tất cả quá trình tu luyện trong lịch sử. Quá trình tu luyện như vậy mới là quá trình tu luyện chân thực được trao cho người tu luyện Đại Pháp – tu luyện Chính Pháp.

Năm 2006, đoàn nghệ thuật Shen Yun (Thần Vận) được thành lập. Với sứ mệnh khôi phục và hồng dương văn hóa Thần truyền Trung Hoa, dùng hình thức nghệ thuật chính thống lấy ca múa và nhạc cụ thể hiện, để đưa tinh hoa văn hóa Thần truyền 5000 năm của Trung Hoa lần đầu tiên triển hiện ra trên vũ đài thế giới. Trong năm năm trở lại đây (tính đến thời điểm bài viết là năm 2013 theo Tây lịch), số khán giả trong các buổi biểu diễn lưu diễn toàn cầu đã vượt quá một triệu người, đi đến bất cứ nơi đâu, họ cũng nhận được những tràng pháo tay vang dội và danh tiếng lên cao. Khi khán giả được thưởng thức văn hóa Thần truyền Trung Hoa thuần thiện thuần mỹ, sẽ cảm nhận thấy hình tượng biểu hiện của Thần Phật được triển hiện ra một cách chân thực nhất, đồng thời càng chỉ rõ ra sự vĩ đại của Pháp Luân Đại Pháp và người tu luyện Chính Pháp.

Lịch sử bức hại tà ác cuối cùng sẽ kết thúc trước khi hồng thế Chính Pháp vũ trụ tiến nhập vào nhân gian. Chúng sinh cũng sẽ phải đối mặt với những kết quả khác nhau trong những lựa chọn khác nhau của mình, nhân tâm chắc chắn sẽ quy chính, mà tu luyện Chính Pháp, cơ duyên tu luyện Đại Pháp vạn cổ khó gặp kể từ khi khai thiên tịch địa đến nay là cơ hội chưa từng có và sẽ không bao giờ có lại lần nữa. Nó chắc chắn sẽ lưu lại sâu sắc trong lịch sử nhân loại, được truyền tụng, ca ngợi từ thế hệ này sang thế hệ khác.

(Xin đón đọc phần kế tiếp: “Thần nhân đồng tại nói về cứu độ”)

Ghi chú:

[1] Trích từ bài “Bái Sư” trong cuốn Tinh tấn yếu chỉ của Sư phụ Lý Hồng Chí.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/118476

The post Chính thuyết về Văn hóa tu luyện Thần truyền (Phần 8): Tu luyện Chính Pháp first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Chính thuyết về Văn hóa tu luyện Thần truyền (Phần 7): Đoạn tuyệt và tái sinhhttps://chanhkien.org/2023/08/chinh-thuyet-ve-van-hoa-tu-luyen-than-truyen-phan-7-doan-tuyet-va-tai-sinh.htmlWed, 30 Aug 2023 00:21:46 +0000https://chanhkien.org/?p=31205Tác giả: Tống Minh [ChanhKien.org] Tư tưởng học thuyết của ba gia Nho Thích Đạo cùng với sự mở rộng của ba giáo Nho Thích Đạo kéo dài thành hình thức biểu hiện cụ thể của xã hội, là đại diện chủ lưu trong nền văn minh Thần truyền Trung Hoa, trong dòng sông dài […]

The post Chính thuyết về Văn hóa tu luyện Thần truyền (Phần 7): Đoạn tuyệt và tái sinh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tống Minh

[ChanhKien.org]

Tư tưởng học thuyết của ba gia Nho Thích Đạo cùng với sự mở rộng của ba giáo Nho Thích Đạo kéo dài thành hình thức biểu hiện cụ thể của xã hội, là đại diện chủ lưu trong nền văn minh Thần truyền Trung Hoa, trong dòng sông dài của lịch sử Trung Hoa luôn kèm theo biểu hiện cộng sinh mà lại có tranh đấu lẫn nhau. Loại biểu hiện này, lấy việc “đốt sách chôn Nho” của Tần Thủy Hoàng, “Bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật” của Hán Vũ Đế và “Tam vũ nhất tông” để tiêu diệt Phật giáo làm đầu.

Tư tưởng của Đạo gia có nguồn gốc lâu đời, vẫn có thể ngược dòng đến thần thoại Bàn Cổ khai thiên địa, nhưng thực sự được con người biết đến rộng rãi là bắt nguồn từ “Đạo Đức Kinh” của Lão Tử. Tư tưởng Nho gia của Khổng Tử xuất hiện trong thời đại huy hoàng của phong trào “Trăm hoa đua nở” thời Tiên Tần, đến thời Hán Vũ Đế, do phù hợp yêu cầu trị quốc của các bậc Đế Vương, từ đó được lập làm tư tưởng chính thống thống trị của Đế Vương, đồng thời ảnh hưởng sâu sắc đến sự thay đổi triều đại hơn 2000 năm của Trung Quốc.

Đạo gia cùng Nho gia từ xưa đến nay đã có liên kết theo vô số cách, Khổng Tử đã từng hỏi lễ với Lão Tử, như vậy Đạo gia và Nho gia rốt cuộc là có quan hệ gì đây? Học giả đứng ở góc độ tư tưởng học thuyết sẽ có nhận thức khác nhau, nhưng chỉ có đứng ở góc độ tu luyện, mới có thể hiểu thấu được thực chất của nó.

Trong “Sử Ký” có một đoạn Lão Tử nói với Khổng Tử: “Những người ông nói đều tan xương nát thịt cả rồi, chỉ còn lời nói của họ thôi (Khổng Tử chủ trương theo lễ nghi của các vua đời trước, Lão Tử bác lại ý kiến đó). Vả lại, người quân tử gặp thời thì xe ngựa nghênh ngang; không gặp thời thì như cỏ bồng xoay chuyển. Tôi nghe nói: ‘Người buôn giỏi thì biết giấu của báu, khiến người ta thấy dường như không có hàng, người quân tử có đức tốt thì diện mạo dường như ngu si’. Ông nên bỏ cái khí kiêu ngạo cùng cái lòng ham muốn nhiều, cái vẻ hăm hở cùng cái chí tham lam đi. Những cái ấy đều không có ích gì cho ông. Tôi chỉ bảo ông có thế thôi”. Đoạn văn này nghe có vẻ đơn giản nhưng dường như không dễ hiểu sâu sắc, nên chỉ có thể dùng một đoạn bạch thoại của Lã Động Tân trong “Bát Tiên Đắc Đạo Ký” làm chú thích cho đoạn văn này. “Cái học của Khổng thánh nhân là nhập thế chính đạo, lời lời bình dị mà cận nhân tình, có thể làm mẫu mực cho người đời. Nếu ai ai cũng như vậy, thì thiên hạ khá được thái bình, nhưng đó chưa phải là đạo thường trị vĩnh cửu. Còn như diệu nghĩa xuất thế, đều nằm trong “Đạo Đức Kinh” của Lão Tử. Nếu mọi người đều học tập theo, ắt muôn năm thường trị, vĩnh viễn không có chuyện loạn. Đạo tối cao trong sách đó, mọi người đều chịu là đúng, nhưng người ngày nay chỉ nhìn thoáng qua, mới cho là mối học dị đoan. Lại còn có nhiều yếu chỉ của Huyền môn, đạo thuật chính tông, đều là học vấn tối cao về nhân sinh. Ngày nay, những người tự nhận là thông đạt, lại khinh rẻ, chê bai đạo đó. Chỉ vì đạo đó không thi hành, thiên hạ mới thường loạn vậy”. Tuy nhiên, trong bài giảng Pháp của ông Lý Hồng Chí, ông đã giải thích thực chất của mối quan hệ giữa chúng một cách ngắn gọn và súc tích. “Nho giáo khi tu luyện đến tầng cực cao, nó quy về Đạo gia” [1] “Khổng Tử giảng là đạo lý làm người, chứ không giảng về tu luyện”. [2] Lão Tử giảng là phương pháp tu luyện. Nhưng trên thực tế, người Trung Quốc lấy tư tưởng Nho gia và tư tưởng Đạo gia hợp cả lại. [3]

Cho nên đứng trên ý nghĩa này mà nói, trong lịch sử cho dù là việc “Đốt sách chôn Nho” của Tần Thủy Hoàng, hay là sau này hành vi sùng Đạo, sùng Phật của Đế Vương mang đến ức chế tạm thời cho Nho giáo, kỳ thật đều không làm cho tư tưởng Nho gia cùng Nho giáo chính thống có thể đoạn tuyệt, cho dù là trong lịch sử phát sinh mấy lần người dị tộc (dân tộc khác) xâm lược quốc gia Hán tộc, cuối cùng đều là tư tưởng chính thống của Nho gia ảnh hưởng, cùng dung hợp văn hóa dị tộc.

Mà trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc có đến bốn lần gặp đại Pháp nạn, Bắc Ngụy Thái Vũ Đế phế Phật sáu năm, sau khi Văn Thành Đế kế vị, chiếu phục Phật Pháp. Bắc Chu Vũ Đế diệt Phật năm năm, sau khi Tuyên Đế, Tĩnh Đế kế vị, Phật Pháp lại hưng thịnh. Đường Vũ Tông Hội Xương diệt Phật sáu năm, Tuyên Tông lên ngôi, Phật giáo phục hưng. Sau, Chu Thế Tông diệt Phật bốn năm, sau thời Bắc Tống, Phật giáo lại hưng thịnh.

Nhìn chung mấy lần Pháp nạn này của Phật giáo, vừa có nhân tố Phật Đạo cạnh tranh nhau, chẳng hạn như Bắc Ngụy Thái Võ Đế, Đường Vũ Tông ủng hộ Đạo, Bắc Chu Võ Đế cấm Phật ức Đạo, độc trọng Nho gia, Chu Thế Tông thông thư sử Hoàng Lão. Nhìn từ góc độ tu luyện, đây cũng là giáo huấn phản diện lưu lại cho hậu nhân, cuộc bức hại Chính Pháp tất yếu sẽ mang đến hậu quả xấu cho người bức hại, bốn lần diệt Phật, ngắn thì bốn năm, dài không quá sáu năm, Phật giáo đều phục hưng rất nhanh sau khi người bức hại chủ đạo chết đi, đây đều là nhìn từ bề mặt. Về thực chất, những gì bị hủy diệt bất quá là hình thức tôn giáo, phá chùa miếu, tăng ni hoàn tục, v.v… đối với bản thân Phật Pháp là không cách nào dùng thủ đoạn thế tục mà tiêu diệt được, Phật giáo trong lịch sử Trung Quốc những quá trình truyền thừa này, kỳ thật cũng là lưu lại cho hậu nhân hôm nay tài liệu tham chiếu để có thể nhận thức về Chính Pháp.

Lại từ một góc độ khác, Đạo giáo Phật giáo bất quá là hai loại hình thức tu luyện mà thế nhân biết đến, Phật giáo nói có tám vạn bốn ngàn pháp môn, đều có thể tu Phật. Đạo giáo nói có ba ngàn sáu trăm pháp môn, đều có thể nhập đạo. Như vậy trong dân gian, tại các tầng thứ khác nhau kỳ thực vẫn có những hình thức tu luyện khác không được con người biết đến, các triều đại cũng chưa bao giờ đoạn tuyệt. Người tu luyện thời xưa không quan tâm đến chuyện thế gian, chuyện thế gian cũng không ảnh hưởng đến họ, nhưng câu chuyện tu luyện của họ vẫn luôn có trong dân gian, ở các tầng thứ khác nhau mà dùng phương thức truyền miệng hoặc bí mật để lưu truyền lại, đồng thời trong diễn dịch của thế nhân hình thành thần thoại hoặc truyền thuyết dân gian.

Sâu trong nội tâm người Trung Quốc đều có tâm hướng Phật hướng Đạo, điều này bắt nguồn từ văn hóa Thần truyền mà dân tộc chúng ta truyền thừa đã lâu chưa từng đoạn tuyệt. Tuy nhiên, gần 100 năm nay, tà đảng Trung Cộng tuyên truyền thuyết vô thần tàn sát bừa bãi vùng đất Trung Hoa, đã phá hoại toàn diện văn hóa Thần truyền mà người Trung Quốc dựa vào để sinh tồn và phát triển, đồng thời đã mang đến tai họa nghiêm trọng cho người Trung Quốc. Luận thuyết về phương diện này, trong cuốn sách “Cửu Bình Cộng sản đảng”, đã có nhận định toàn diện sâu sắc, ở đây sẽ không nhắc đến nhiều nữa. Như vậy vào thời điểm mà Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo đồng thời bị tiêu diệt, độc tôn tà giáo cộng sản Marx Lenin, còn văn hóa Thần truyền Trung Hoa đối mặt với thời khắc kế thừa chân chính bị đoạn tuyệt. Năm 1992, Ông Lý Hồng Chí, đứng trên cơ điểm Phật gia mà truyền ra Đại Pháp căn bản của vũ trụ, truyền ra đặc tính cao nhất của vũ trụ – “Chân, Thiện, Nhẫn”, khiến văn hóa Thần truyền Trung Hoa ở bên bờ vực kế thừa đoạn tuyệt tiếp tục có sức sống mới, cũng vì chúng sinh mang đến hy vọng sinh mệnh chân chính được cứu độ. Tuy nhiên, những sinh mệnh bại hoại cũ trong vũ trụ lại khăng khăng muốn tiến hành cái gọi là khảo nghiệm đối với Chính Pháp, do đó thao túng tà đảng Trung Cộng chốn nhân gian, phát động một kiếp nạn từ cổ đến nay chưa từng có, một kiếp nạn lớn không chỉ nhằm vào người Trung Quốc, mà là nhằm vào tất cả chúng sinh vì Pháp mà đến.

Cuộc bức hại này từ ngày 20/7/1999 đến nay (tính thời điểm bài viết là năm 2013 theo Tây lịch) đã diễn ra được 14 năm và vẫn đang tiếp diễn, sự hủy diệt của nó đối với lương tri đạo đức xã hội của Trung Quốc là rất thảm khốc, đồng thời trực tiếp dẫn đến sự bại hoại toàn diện của xã hội. Ảnh hưởng của nó đối với cộng đồng quốc tế trên rất nhiều phương diện, hơn nữa đã vượt qua giới hạn lương tâm đạo đức của nhân loại. Pháp Luân Đại Pháp là Phật Pháp, bất kể tà đảng Trung Cộng hung hăng ngang ngược như thế nào thì con người cũng không thể bức hại được Phật Pháp, người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, cho dù gặp phải bức hại tàn khốc như thế nào, họ đều là người bước đi trên con đường của Thần, vậy thì bị bức hại thật sự này thực ra là thế nhân, thế nhân đi theo, thờ ơ, coi nhẹ và không muốn tiếp nhận chân tướng đối với cuộc bức hại này sẽ mang đến nguy cơ chân chính cho sinh mệnh của mình.

Trong tương lai không xa, cũng giống như tất cả sự kiện bức hại Chính Pháp trong lịch sử, cuộc bức hại nhằm vào người tu luyện Pháp Luân Công này cuối cùng sẽ kết thúc trong vô vọng, thủ phạm đầu ác tất sẽ nhận được kết cục xứng đáng, nhân tâm sẽ quy thiện, người tu luyện Đại Pháp sẽ hoàn thành sứ mệnh lịch sử trợ Sư Chính Pháp, cứu độ chúng sinh viên mãn quy vị, Thần Phật sẽ đại hiển, lịch sử cũng sẽ bước vào kỷ nguyên mới, đồng thời dưới sự chỉ dẫn của Đại Pháp vũ trụ “Chân, Thiện, Nhẫn” sẽ khai sáng ra một nền văn hóa Thần truyền mới thuộc về nhân loại tương lai.

(Xin đón đọc phần kế tiếp: “Tu luyện Chính Pháp”)

Ghi chú:

[1] Trích bài giảng thứ năm trong cuốn Chuyển Pháp Luân của Sư phụ Lý Hồng Chí

[2] Trích bài: “Độ nhân [là] giảng Pháp, không làm biểu diễn” trong cuốn Chuyển Pháp Luân (Quyển 2) của Sư phụ Lý Hồng Chí

[3] Trích bài: “Không tu Đạo mà đã ở trong Đạo” trong cuốn trong cuốn Chuyển Pháp Luân (Quyển 2) của Sư phụ Lý Hồng Chí

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/118475

Chú thích của người dịch:

Bài dịch có tham khảo bản dịch “Sử Ký” của dịch giả Phan Ngọc và bản dịch “Bát Tiên Đắc Đạo Ký” của dịch giả Nguyễn Đức Lân.

The post Chính thuyết về Văn hóa tu luyện Thần truyền (Phần 7): Đoạn tuyệt và tái sinh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Chính thuyết về Văn hóa tu luyện Thần truyền (Phần 6): Đời đời kế thừahttps://chanhkien.org/2023/08/chinh-thuyet-ve-van-hoa-tu-luyen-than-truyen-phan-6-doi-doi-ke-thua.htmlTue, 22 Aug 2023 02:59:20 +0000https://chanhkien.org/?p=31152Tác giả: Tống Minh [ChanhKien.org] Người Trung Quốc đã sinh sôi nảy nở trên mảnh đất cổ được gọi là “Thần Châu” này, đời đời kế thừa, trong 5000 năm qua, đã sáng tạo ra một nền văn minh Thần truyền Trung Hoa huy hoàng xán lạn. Người Trung Quốc ngày nay khi nhìn lại […]

The post Chính thuyết về Văn hóa tu luyện Thần truyền (Phần 6): Đời đời kế thừa first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tống Minh

[ChanhKien.org]

Người Trung Quốc đã sinh sôi nảy nở trên mảnh đất cổ được gọi là “Thần Châu” này, đời đời kế thừa, trong 5000 năm qua, đã sáng tạo ra một nền văn minh Thần truyền Trung Hoa huy hoàng xán lạn. Người Trung Quốc ngày nay khi nhìn lại lịch sử của mình, từ trong sử sách chúng ta có thể thấy, đặc biệt là trong hơn 2000 năm qua, cho dù triều đại thay đổi như thế nào, thế sự đổi thay ra sao, nền văn minh Hoa Hạ đã truyền lại bằng một hình thức hoàn chỉnh, liên tục, phong phú đa nguyên khiến người ta kinh ngạc. Mặc dù trong dòng sông dài của lịch sử có sự mất mát, nhưng thông qua các phương diện như ghi chép văn tự, di tích lịch sử, âm nhạc hội họa, kiến trúc trang phục, truyền thuyết dân gian cũng như nội hàm văn hóa thấm sâu trong sâu thẳm nội tâm của chúng ta, khiến người Trung Quốc ngày nay vẫn luôn khát khao, ngưỡng mộ phẩm đức cao quý, thanh cao và có niềm tự hào sâu sắc đối với nền văn hóa Thần truyền Trung Hoa. Văn hóa tu luyện là cốt lõi của văn hóa Thần truyền cũng được đời đời kế thừa, không chỉ mở rộng kéo dài đến mọi phương diện đời sống của người Trung Quốc, mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến thế giới tinh thần nội tâm của người Trung Quốc.

Trước thời Tiên Tần, Trung Quốc là thời kỳ nhân Thần đồng tại, tuy nhiên, thuận theo lễ nhạc giáo hóa băng hoại, kỉ cương xã hội đổ nát, đạo đức trượt dốc, chính tín vào Thần dần dần mất đi, Thần cũng không còn dễ dàng hiển hiện ra nữa, thế nhân càng biểu hiện ra nỗ lực truy tìm Thần nhiều hơn. Cho nên chúng ta đã nhìn thấy trong lịch sử có câu chuyện hoang đường về hai đời đế vương là Tần Hoàng và Hán Vũ cầu lấy tiên dược, từ đó cũng thấy được tập tục, thị hiếu hướng Đạo trong người dân được ảnh hưởng bởi thế hệ trước, thế hệ trước làm gì, thế hệ sau bắt chước làm theo. Thời Hán Minh Đế, Phật giáo được truyền vào Trung Quốc, trong sách “Ngụy Thư Thích Lão Chí” có ghi chép lại sau khi vua Hán Minh Đế dạ mộng kim nhân (đêm mơ thấy vị Thần cao lớn toàn thân lấp lánh ánh sáng vàng), tỉnh giấc ông đã sai sứ giả đi tìm kiếm Phật, sau đó cho xây dựng chùa Bạch Mã ở Lạc Dương, Phật giáo ở Trung Quốc cũng bắt đầu từ đó. Thời vua Hán Thuận Đế, Trương Đạo Lăng sáng lập ra “Ngũ Đấu Mễ” giáo, Đạo giáo bản địa từ đó mà hưng thịnh. Vào thời Tam Quốc, có thuật dẫn Đạo dưỡng tính, các văn sĩ, sĩ đại phu học theo, trở thành trào lưu thời bấy giờ. Triều đại nhà Tấn tôn sùng tự nhiên, các sĩ đại phu không nhìn thực tế, hay thích đàm đạo triết lý suông, còn kẻ sĩ thì thích uống Ngũ thạch tán, Ngũ thạch tán này lại bắt nguồn từ thuật Ngoại đan của Đạo gia. Trong thời kỳ Nam Bắc triều, Phật giáo đã nghênh đón một thời kỳ phồn vinh, nhìn vào hình tượng điêu khắc tại các hang động vách đá ở Đôn Hoàng, Long Môn, Vân Cương, chúng ta có thể hình dung ra được sự phát triển phồn thịnh của Phật giáo thời bấy giờ, cái gọi là “Nam triều tứ bách bát thập tự” ý nói vào thời đại Nam triều có rất nhiều ngôi chùa đã được xây dựng, có thể thấy lúc đó có rất nhiều tín đồ Phật giáo. Bồ đề Đạt Ma cũng sáng lập ra Thiền tông vào thời điểm này. Triều đại nhà Đường là thời kỳ đỉnh cao huy hoàng trong nền văn minh Thần truyền Trung Hoa, với tư tưởng dung nạp hết thảy đã làm cho Phật giáo và Đạo giáo đều có sự phát triển mạnh mẽ, cho dù là hoàng tộc, sĩ phu hay là bách tính bình dân, tinh thần tín Phật tín Đạo đã được mở rộng. Có “Đại Đường Tây Vực Ký” của cao tăng Đường Huyền Trang, thuật lại công lao đi thỉnh chân kinh, có “Thánh Giáo Tự” của Đường Thái Tông, để biểu dương cái đức của chính giáo. Có lời dự ngôn “Thôi bối đồ” truyền thế, có “Dược Vương” Tôn Tư Mạc cứu tế thế nhân, nhật nguyệt tinh huy, mỗi người đều có sở trường riêng. Tống Thái Tổ Hoa Sơn gặp tử vi Lão tổ Trần Đoàn, Khâu Xử Cơ với chuyến Tây du của Trường Xuân Chân nhân, tất cả đều ra đời vào lúc Đạo giáo hưng thịnh. Mà triều đại nhà Minh lại là thời kỳ đỉnh cao của Đạo giáo, Thái Cực quyền mà người ngày nay quen thuộc chính là do Đạo sĩ đời nhà Minh là Trương Tam Phong truyền ra. Đến triều đại nhà Thanh, Phật giáo, đặc biệt là Phật giáo Tây Tạng đã phát triển và được truyền bá mạnh mẽ. Thuận Trị đế xuất gia làm tăng, mà thời “Khang Càn thịnh thế” (thời hoàng kim Khang Hy – Càn Long) lại là thịnh thế cuối cùng trong lịch sử cổ đại Trung Quốc có thể so sánh với thời Đường Trinh Quán – Khai Nguyên thịnh thế.

Cần phải nói rõ một điểm rằng tôn giáo không hẳn là tu luyện, Thần Phật cũng không coi trọng hình thức tôn giáo, chỉ nhìn vào nhân tâm. Đương nhiên trong tôn giáo, đặc biệt là trong Phật giáo, Đạo giáo nguyên thủy có không ít người thông qua hình thức tu luyện tôn giáo này tu luyện thành công, nhưng đến thời cận đại, đặc biệt là sau khi ĐCSTQ cướp đoạt chính quyền và xây dựng chính quyền mới, những bại tượng tôn giáo liên tục xuất hiện, không còn là nơi thanh tu của người tu luyện nữa.

Như vậy trong lịch sử rốt cuộc có bao nhiêu người đã từng tu luyện đây? Truy tìm con số này đối với con người ngày nay mà nói kỳ thực không có ý nghĩa. Chúng ta không bàn luận về trước thời Tiên Tần, chỉ nói riêng nhân vật lịch sử, từ thời Hậu Tần những nhân vật khiến người Trung Quốc nghe nhiều nên thuộc có thể kể đến như Trương Lương, một trong ba anh hùng hào kiệt thời Hán, cuối cùng cũng đi tu Đạo; Trương Đạo Lăng là cháu đời thứ tám của Trương Lương, người sáng lập Đạo giáo bản địa. Gia Cát Lượng cũng là nhân vật Đạo gia, có dự ngôn “Mã Tiền Khóa” truyền đời, Kê Khang là một trong Trúc Lâm thất hiền giỏi về Thuật Đạo Dẫn. Trong các đại thi nhân đời Đường, Thanh Liên cư sĩ Lý Bạch giỏi về Đạo, Hương Sơn cư sĩ Bạch Cư Dị giỏi về Phật, Vương Duy có hiệu Ma Cật cư sĩ. Đời Tống, Thiệu Ung nghiên cứu sâu về dịch học, nghiên cứu thiên nhân, có thể dự đoán trước được kiếp sau, “Mai Hoa Thi” chính là lời dự ngôn được ông lưu lại. Lưu Bá Ôn thời nhà Minh giúp Chu Nguyên Chương định đỉnh thiên hạ, cũng truyền ra những lời dự ngôn nhằm vào đời sau như “Thiêu Bính Ca”, “Kim Lăng tháp bi văn”. Các cao tăng đại đức trong lịch sử Phật giáo nhiều không đếm xuể, bốn bộ “Cao tăng truyện” lưu lại cho hậu nhân bình luận.

Ngoài những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử, còn có rất nhiều nhân vật tiêu biểu trong các ngành nghề, hay các danh nhân tên tuổi như sấm dậy bên tai đã được nhiều người ngưỡng mộ từ lâu, hoặc những người cả đời sống ẩn mình nhưng tên tuổi lại được lưu truyền trong truyền thuyết. Như thợ mộc tổ sư Lỗ Ban, nghe nói có thể tạo ra một loại chim gỗ biết bay. Tranh vẽ của Họa Thánh Ngô Đạo Tử vô cùng chân thực, có danh xưng là trường phái “Ngô Đái Đương Phong”, một nét bút có thể vẽ ra ánh sáng quang huy của Thần Phật, hình tượng được vẽ ra vừa sống động lại có thần, giống như thật. Nhạc thánh Sư Khoáng dùng dây Chủy (Chủy là một trong năm âm thời cổ tương đương với số năm trong giản phổ) để tấu bản Huyền Hạc hạ tập, Liệt đội minh vũ; dùng dây “Giốc” (Giốc là một trong năm âm cổ, tương đương với số ba trong giản phổ) để tấu Phong vũ bạo tới, Liệt màn phi ngói. Biển Thước, Hoa Đà được thế nhân xưng danh Thần y. Mà Quỷ Cốc Tử bồi dưỡng ra Tôn Tẫn, Bàng Quyên, Tô Tần, Trương Nghi, Mao Toại, Từ Phúc, trong dân gian được gọi là Vương Thiện lão tổ, là tổ sư phong thủy hay còn gọi là Ham dư thuật. Tổ sư của Lê Viên Hành là Đường Minh Hoàng, câu chuyện tình yêu giữa ông và Dương quý phi được Bạch Cư Dị viết thành bài thơ “Trường hận ca” truyền xướng ngàn năm, cũng không thoát khỏi quan hệ với Thần Tiên. Còn vô số các di tích lịch sử văn hóa, nghệ thuật kiến trúc cổ đại, tượng Phật giáo cổ đại khắp nơi ở Trung Quốc như Tiên nữ bay trên trời ở hang Mạc Cao Đôn Hoàng, tượng ở hang đá Ma Nhai với số lượng đông đảo cũng phản ánh công nghệ tinh xảo của người thợ thủ công thời xưa. Cái gọi là kỹ thuật gần gũi Đạo là gì? – Là người xưa chính tín đối với Thần Phật từ đó có thể đạt tới thành tựu nghệ thuật kiệt xuất.

“Học sinh trong quá khứ gọi là nho sinh, trước khi lên lớp đều phải ngồi đả tọa, điều tức, tĩnh tâm, sau đó đọc sách. Quá khứ là như vậy, trong các ngành các nghề của Trung Quốc cổ xưa, hầu như đều chú trọng điều tức, tĩnh tâm. Trong một trạng thái như vậy, sẽ làm được rất nhiều rất nhiều sự việc mà bình thường không thể làm được, điều này đã rất gần với tu luyện khí công rồi. Trong quan niệm tư tưởng của người Trung Quốc cổ xưa vẫn luôn xuyên suốt một loại văn hóa như vậy.”[1]

Thời kỳ văn hóa Phục Hưng phương Tây bắt đầu vào cuối thế kỷ 13, trở nên hưng thịnh vào thế kỷ 16, xuất hiện những nhân vật kiệt xuất tiêu biểu như nhà thơ Dante, họa sĩ Da Vinci, họa sĩ Michelangelo, họa sĩ Raphael, đã sáng tạo ra những kiệt tác truyền đời bất hủ cho nền văn minh nhân loại ngày nay, mà họ đều là tín đồ chính giáo thành kính. Nhưng ở Trung Quốc cận đại, dưới sự khống chế của tà linh cộng sản từ phương Tây, tà đảng Trung Cộng tuyên dương thuyết vô thần đã tiến hành cuộc phá hoại mang tính hủy diệt toàn diện đối với văn hóa Thần truyền Trung Hoa trong gần một thế kỷ, sau khi tiến hành cuộc bức hại tàn khốc đối với thể xác và tinh thần của người Trung Quốc, văn hóa Thần truyền Trung Hoa đã gần đến bờ vực kế thừa đoạn tuyệt. May mắn thay, sự ra đời của Pháp Luân Công (còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, Pháp Luân Phật Pháp) đã mở ra hy vọng chân chính cho sự mở đầu phục hưng của nền văn minh Thần truyền Trung Hoa. Khi lịch sử sắp lật qua trang này, mỗi một người Trung Quốc đều cần phải lựa chọn, đương nhiên sẽ lựa chọn làm truyền nhân của Viêm Hoàng chứ không phải hậu duệ của chủ nghĩa Mác. Mà mỗi một người Trung Quốc cũng đều cần phải suy nghĩ lại, suy xét lại căn nguyên của tất cả bi kịch này, suy nghĩ xem tại sao bức hại tà ác của Trung Cộng tàn sát bừa bãi trên mảnh đất Trung Hoa cho đến tận ngày nay, từ đó tiếp tục xây dựng lại mối quan hệ hài hòa giữa con người với Thần Phật, trời đất và tự nhiên, từ đó tìm được giá trị chân chính mà chúng ta có thể truyền lại qua nhiều thế hệ.

Hiện nay, đoàn nghệ thuật Shen Yun đang thực hiện chuyến lưu diễn toàn cầu, những ai may mắn được chiêm ngưỡng buổi biểu diễn huy hoàng tráng lệ này, chắc chắn tất cả mọi người, không có ai ngoại lệ, sẽ đều bị chấn động bởi tinh hoa văn hóa Thần truyền 5000 năm của Trung Hoa được triển hiện ra. Sự thể hiện thần kỳ của phông nền sân khấu giống hệt như Thần Phật hạ lâm chốn nhân gian, biểu hiện nghệ thuật thuần thiện, thuần mỹ cảm động thế nhân, mọi người dường như cũng dần dần nhận ra đây chính là sự quay trở lại của Thần Phật mà con người từ sâu thẳm trong lòng đã mong mỏi bấy lâu nay.

Ghi chú: [1] Trích trong Kinh văn “Giảng Pháp tại Lễ thành lập Phật học hội Singapore” của Sư Phụ Lý Hồng Chí.

(Xin đón đọc phần kế tiếp: “Đoạn tuyệt và tái sinh”)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/118474

The post Chính thuyết về Văn hóa tu luyện Thần truyền (Phần 6): Đời đời kế thừa first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Chính thuyết về Văn hóa tu luyện Thần truyền (Phần 5): Thần thoại diễn nghĩahttps://chanhkien.org/2023/08/chinh-thuyet-ve-van-hoa-tu-luyen-than-truyen-phan-5-than-thoai-dien-nghia.htmlSat, 12 Aug 2023 00:05:56 +0000https://chanhkien.org/?p=31062Tác giả: Tống Minh [ChanhKien.org] Ký ức có thể truy ngược dòng lịch sử đời người, còn sử sách thì truyền tải lại văn minh dân tộc. Nhưng khổ một nỗi đời người ngắn ngủi bất quá chỉ kéo dài tới trăm năm, rất nhiều trải nghiệm của bản thân thời thơ ấu có lẽ […]

The post Chính thuyết về Văn hóa tu luyện Thần truyền (Phần 5): Thần thoại diễn nghĩa first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Tống Minh

[ChanhKien.org]

Ký ức có thể truy ngược dòng lịch sử đời người, còn sử sách thì truyền tải lại văn minh dân tộc. Nhưng khổ một nỗi đời người ngắn ngủi bất quá chỉ kéo dài tới trăm năm, rất nhiều trải nghiệm của bản thân thời thơ ấu có lẽ khi về già cũng không nhớ nổi, huống chi là những năm tháng dài đằng đẵng, trên dưới 5000 năm. Trung Quốc là quốc gia có ghi chép lịch sử dài nhất và đầy đủ nhất trên thế giới, với 25 bộ sử huy hoàng đã ghi chép lại nền văn minh Thần truyền Trung Hoa gần 5000 năm, nhưng sử sách cũng không thể bao quát hết các nền văn hóa của dân tộc Hoa Hạ, đặc biệt là lịch sử ba nghìn năm kể từ trước triều Tần. Những câu chữ ít ỏi mà con cháu ngày nay đọc được trong sử sách cũng chỉ là một cái nhìn thoáng qua về xã hội lúc bấy giờ.

Ngoài chính sử, còn có dã sử, kinh điển tôn giáo, câu chuyện truyền thuyết dân gian, những giai thoại truyền thuyết ít ai biết đến được truyền miệng cũng như các bài thơ từ, khúc phù, tiểu phẩm, truyện truyền kỳ, truyện ngụ ngôn, tiểu thuyết… và các tác phẩm văn tự khác. Chúng cùng với nền văn hóa do dân tộc Hoa Hạ sáng tạo ra trong các loại hình nghệ thuật đời sống khác, cùng nhau trình diễn ra cho thế hệ sau thấy một đất nước có nền văn hóa Thần truyền phong phú đa nguyên, đó chính là nền văn hóa trên mảnh đất Hoa Hạ Thần Châu.

Tại sao cổ nhân lưu lại những ghi chép này? Mà so với các dân tộc và nền văn minh khác trên thế giới, tại sao người Trung Quốc xưa lưu lại nhiều ghi chép đến như vậy? Đây là câu hỏi khiến nhiều học giả trăn trở và không thể giải đáp. Người xưa dùng văn chương để truyền tải đạo lý làm người, chức năng cơ bản nhất của nó chính là lưu lại cho hậu thế đọc, đặc biệt là để cho con người ngày nay đọc. Đọc điều gì đây? Chính là đọc những gì đã từng xảy ra trong lịch sử, văn hóa khác nhau, từ ngữ khác nhau, quan niệm khác nhau, nội hàm biểu hiện ra là gì? Người xưa đã làm thế nào khi đối mặt với những sự việc khác nhau, đâu là bài học giáo huấn chính diện, đâu là lời cảnh tỉnh phản diện, cũng như đâu là dự ngôn có chủ ý? Những nền văn hóa này làm phong phú tư tưởng của hậu thế, cũng như trong vô thức hình thành quan niệm và hành vi cụ thể khác nhau của con người, từ đó để lại cho người đời sau một nền văn minh phồn vinh thịnh vượng và có thể lấy đó làm gương mà học hỏi.

Từ một góc độ khác mà nhìn thì con người dễ quên và cần được nhắc nhở liên tục. Nhìn từ lịch sử, con người liên tục đối mặt với những vấn đề giống nhau và liên tục phạm những sai lầm giống nhau. Vì thế, sự tồn tại của lịch sử có thể gợi mở cho các thế hệ tương lai trên nhiều phương diện. Hoàng đế Đường Thái Tông nói rằng: “Lấy lịch sử làm gương soi có thể biết sự hưng vong của một triều đại”. Đối với mỗi người, đứng ở những góc độ khác nhau có thể có những gợi ý khác nhau. Chúng ta ở đây chỉ luận bàn về thần thoại truyền thuyết.

Thần thoại truyền thuyết hiếm khi xuất hiện trong chính sử mà đa phần hay bắt gặp trong dã sử, những tác phẩm tiểu thuyết và câu chuyện dân gian, đây thực ra là sự an bài có chủ ý của Thần. Bởi vì nhân gian không phải là thế giới của Thần, chính là có tồn tại hai mặt tín và không tín, ngộ và không ngộ. Chính vì con người ở trong mê lầm khổ đau mới có thể tu luyện, cũng vì thế mà Thần Phật mới để lại cho con người một đường thiên cơ – chính là con đường tu luyện. Vậy Thần Phật là gì? Tu luyện là gì? Làm thế nào để tu luyện? Tu luyện biểu hiện ra như thế nào? Ai đã từng tu luyện? v.v… Những bí ẩn này trong giới tu luyện trong quá khứ vốn thuộc về thiên cơ mật truyền, không thể dễ dàng trực tiếp truyền đạt ra cho con người, bởi vì con người không dễ lý giải được, mà còn vì dễ dàng đạt được thì cũng dễ đánh mất. Do đó, thông qua phương thức truyền thuyết thần thoại này để triển hiện những hình tượng, hình ảnh cho hậu thế, điều này không chỉ mang lại cho con người niềm hy vọng mà còn đặt định ra một nền văn hóa để con người có thể nhận thức được về Thần Phật, nhận thức được văn hóa tu luyện. “Tây Du Ký”, “Phong Thần Diễn Nghĩa” và “Bát Tiên Đắc Đạo Ký” là ba cuốn tiểu thuyết đại diện tiêu biểu trong số đó.

Ba cuốn tiểu thuyết thần thoại này được lần lượt sáng tác vào thời nhà Minh và nhà Thanh. Trong số này, ngoài Ngô Thừa Ân – tác giả của “Tây Du Ký” có thông tin về cuộc đời có thể kiểm chứng được thì Hứa Trọng Lâm – tác giả của “Phong Thần Diễn Nghĩa”, và Ngô Vô Đạo Nhân – tác giả của “Bát Tiên Đắc Đạo”, chỉ có một số ghi chép tiểu sử, không thể kiểm chứng. Thực ra, từ góc độ tu luyện mà nhận thức, ba cuốn tiểu thuyết này đều do những người tu luyện viết ra, Ngô Thừa Ân tự hiệu Xạ Dương Sơn Nhân, Hứa Trọng Lâm tự hiệu Trung Sơn Dật Tẩu, Ngô Vô Đạo Nhân trực tiếp thẳng thắn xưng mình là một Đạo nhân và trong lời giới thiệu của mình, ông kể từ khi còn nhỏ đã vào chùa Thanh Vân Quan ở Thành Đô xuất gia tu hành, tu luyện 28 năm mới đạt được thành tựu. Bộ “Bát Tiên Đắc Đạo Ký” này là một cuốn sách giáo khoa vỡ lòng phỏng theo Nho giáo và được để lại như một tài liệu tham khảo nhập môn cho những người đến sau.

“Tây Du Ký” thể hiện quá trình tu luyện của Phật gia một cách đầy đủ và sinh động nhất. Nhiều từ ngữ trong số này đều được con người ngày nay sử dụng hàng ngày mà không biết rằng, thực ra chúng đều có nguồn gốc từ tu luyện, chẳng hạn như: Tâm viên ý mã, Linh đài phương thốn, Tà nguyệt tam tâm (1) phản ánh ra đều là nội hàm của tu luyện. Và câu chuyện về bốn vị thầy trò đã trải qua chín chín tám mươi mốt kiếp nạn để lấy kinh thành công đã ăn sâu vào lòng người. Trư Bát Giới pháp danh Ngộ Năng, Sa hòa thượng pháp danh Ngộ Tịnh, Tôn Hành Giả pháp danh Ngộ Không, Đường Huyền Trang pháp danh Tam Tạng cùng với việc lấy kinh thành công, tu luyện đắc được quả vị cho thấy một cách sinh động các tiêu chuẩn và biểu hiện khác nhau của sự tu luyện, đồng thời cũng triển hiện một thế giới Thần Phật bao la rộng lớn cho các thế hệ tương lai.

Còn tiểu thuyết “Phong Thần Diễn Nghĩa” giúp cho hậu nhân biết rằng, ít nhất vào thời điểm nhà Chu khai quốc, Trung Quốc vẫn là một thời kỳ Thần nhân đồng tại. Mà trong diễn nghĩa đã biểu hiện ra vô số điển cố, như Thái Công câu cá; Nguyện giả thượng câu; Văn Vương bị giam cầm, diễn giải Chu Dịch; Thần Tiên lịch kiếp, ứng kiếp mà ra, ứng vận mà sinh… đều từ những góc độ khác nhau mà phản ánh nội hàm tu luyện khác nhau. Mà người ta cũng thông qua hình tượng của tiểu thuyết để miêu tả hoàn chỉnh khái niệm về việc thành lập thể hệ Thần Tiên của Đạo gia.

“Bát Tiên Đắc Đạo Ký” thì bắt đầu từ rất lâu trước khi Đại Vũ trị thủy, kể về một câu chuyện Bát Tiên đắc đạo nổi tiếng, nhà nhà đều biết của người Trung Quốc. Từ Thiết Quải Lý, người đầu tiên đắc đạo vào thời điểm chuyển giao của hai triều đại Hạ – Thương cho đến Tào Quốc Cữu, người đắc đạo cuối cùng ở triều đại nhà Tống, trước sau đã trải qua hàng ngàn năm văn hóa. Hình tượng nam, nữ, già, trẻ, giàu, nghèo, sang, hèn được thể hiện trong Bát Tiên nói cho hậu nhân biết, tu luyện không phân biệt giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp và giai cấp xã hội, chỉ nhìn nhân tâm. Trong những màn diễn dịch thần thoại xuyên suốt mấy nghìn năm này, chúng ta cũng đã thấy được nguồn gốc sâu xa của tu luyện thông qua những câu chuyện quá đỗi quen thuộc với người Trung Quốc như Nhị long hý châu, Mạnh Khương Nữ tuẫn phu, Hằng Nga bay lên cung trăng, Đông Phương Sóc bày kế hái trộm đào, Phí Trường Phòng bắt quỷ, Bạch Nương Tử, Thủy Mạn Kim Sơn, chó cắn Lã Động Tân, Vương Thái chẻ núi cứu mẹ, Hàn Tương Tử cứu độ Văn Công v. v… hay như canh Mạnh Bà, làm đạo tràng trong vỏ ốc, cá chép vượt long môn, nước triều lên ở sông Tiền Đường v.v… Lai lịch nguồn gốc các điển cố, kỳ cảnh (những cảnh sắc kỳ diệu) cùng nguồn gốc uyên nguyên của tu luyện. Điều này cũng chứng minh tính xác thực của văn hóa do các vị Thần truyền lại từ một khía cạnh khác.

Cho dù có bao nhiêu thần thoại truyền thuyết được truyền lại từ xưa đến nay, người tin tưởng sẽ luôn tin vào chúng, người không tin cũng rất khó chuyển biến quan niệm của họ. Kỳ thật mỗi người đều có chí riêng, từ xưa đến nay cũng chưa từng có thuyết cưỡng cầu phải tu luyện, chẳng qua con người là do Thần tạo ra, con người cũng có cội nguồn, đứng từ góc độ tu luyện mà xét thì không nỡ nhìn con người mê lạc trong hồng trần mà tiếp tục trầm luân, xuất phát từ tâm từ bi chỉ có thể khuyến thiện mà thôi, cũng chỉ mong có thể giữ được thiện niệm của con người, lưu lại cơ duyên của tương lai. Trong tiểu thuyết thần thoại đều biểu hiện ra quan điểm này.

Thực ra, chính tín vào Thần Phật có quan hệ trực tiếp liên quan đến mặt bằng đạo đức chung của xã hội, chuẩn mực đạo đức chung của xã hội càng cao thì con người càng tin vào Thần Phật, Thần Phật càng xuất hiện nhiều. Ngược lại, chuẩn mực đạo đức càng thấp, con người càng ngày càng không tin vào Thần Phật, Thần Phật càng không dễ dàng hiển hiện, tu luyện sẽ càng gian nan. Thần thoại truyền thuyết trở thành đề tài trong những câu chuyện tầm phào, trà dư tửu hậu, con người nói đến Thần Phật khó lòng thể hiện ra lòng thành kính, đây cũng là một biểu hiện của sự băng hoại đạo đức toàn xã hội. “Người làm quan chẳng ngó tới việc công, chỉ biết ăn hối lộ, lại hối lộ công khai, bất kể ngày đêm, có khác gì lũ quỷ tranh ăn? Ở người dân thường, thì hiếu đạo bị phế bỏ, dâm phong (giải phóng tình dục) được đề xướng, người ta chỉ cầu có lợi ở mình, không màng tới lễ nghĩa, liêm sỉ. Thứ lòng dạ của quỷ, mưu trí của quỷ đó, dần dần truyền cho người sống, đến một lúc, người và quỷ không còn phân biệt. Những thói xấu tràn ngập vũ trụ, biến thế giới của người thành thế giới của quỷ nhưng đó đều là chuyện trong tương lai. Theo nhãn quang của bần đạo, đại khái từ nay tới 1500 năm sau, tất sẽ bày ra cảnh tượng đó”. Đoạn dự ngôn này của Trương Quả trong phần 80 của tác phẩm “Bát Tiên Đắc Đạo Ký” càng là lời cảnh tỉnh cho thế hệ mai sau.

Trong chớp mắt lịch sử đã đi tới ngày hôm nay, con người dường như cảm thấy mình cách Thần Phật đã rất xa xôi. Nhưng nếu có người nói cho bạn biết rằng Thần Phật đã ở tại nhân gian, có thể có người sẽ rất kích động, dường như là mở rộng gián tiếp kết nối với cơ duyên đã gieo trồng từ lâu. Có người có thể thờ ơ, phớt lờ sự thuyết phục khuyến thiện. Có người có thể cười nhạo, cho đó là sự ngu dốt, mê tín. Có người mừng rỡ mà truy tìm nguồn gốc của Đại Pháp. Lịch sử sẽ ghi lại một cách trung thực tất cả những điều này, và sự vĩ đại của Pháp Luân Đại Pháp và những huyền thoại về thời kỳ Chính Pháp sẽ được kể mãi mãi cho đến muôn đời sau.

(Xin đón đọc bài kế tiếp: “Đời đời kế thừa”)

(1): Tham khảo bài viết Phiếm đàm về “Tây Du Ký”

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/118473

The post Chính thuyết về Văn hóa tu luyện Thần truyền (Phần 5): Thần thoại diễn nghĩa first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Chính thuyết về Văn hóa tu luyện Thần truyền (Phần 4): Bề trên của Đế vươnghttps://chanhkien.org/2023/08/chinh-thuyet-ve-van-hoa-tu-luyen-than-truyen-phan-4-be-tren-cua-de-vuong.htmlFri, 04 Aug 2023 03:42:11 +0000https://chanhkien.org/?p=30990Tác giả: Tống Minh [ChanhKien.org] Truy cầu của nhân sinh là gì? Con người nên sống vì điều gì? Vấn đề này từ xưa đến nay đã có vô số người đặt câu hỏi, có vô số người đã suy nghĩ tìm tòi câu trả lời, từ đó đã diễn dịch ra vô số câu […]

The post Chính thuyết về Văn hóa tu luyện Thần truyền (Phần 4): Bề trên của Đế vương first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Tống Minh

[ChanhKien.org]

Truy cầu của nhân sinh là gì? Con người nên sống vì điều gì? Vấn đề này từ xưa đến nay đã có vô số người đặt câu hỏi, có vô số người đã suy nghĩ tìm tòi câu trả lời, từ đó đã diễn dịch ra vô số câu chuyện. Có người muốn sống một cuộc đời thật oanh liệt, lấy trị quốc bình thiên hạ làm nhiệm vụ chính của mình. Có người muốn sống cảnh thanh bần giữ mình, giữ gìn truyền thống làm ruộng đọc sách truyền từ đời này sang đời khác; có người sống xa xỉ cực độ sẽ không có kết thúc tốt đẹp. Có người đứng ngoài thế tục, nhẹ nhàng rời chốn nhân gian bay lên thành Tiên. Dục vọng nhân gian, không có gì ngoài ba điều là danh – lợi – tình, mà các bậc Đế vương, đặc biệt là các bậc Đế vương thời xưa, dường như là người có thể đạt được dục vọng nhân gian tới hạn độ tối đa. Cái gọi là “Phổ thiên chi hạ, mạc phi vương thổ. Suất thổ chi tân, mạc phi vương Thần” có nghĩa là gì? Có nghĩa là: “Khắp dưới gầm trời, chẳng có chỗ nào không phải là lãnh thổ của vua. Khắp các bến bờ trên cõi đất, chẳng ai là không phải bề tôi của vua”. Bậc Đế vương giàu có nức tiếng thiên hạ, cũng đã đứng ở đỉnh cao quyền thế nhân gian, đã đến bước này, họ còn có điều gì có thể truy cầu đây?

Hoàng đế các triều đại Trung Quốc, đều xưng là “Thiên tử”, người có quyền lực tối cao thì xưng Đế, mà quyền của Vua là do Thần trao cho, biểu thị mình thay Trời chăm sóc, bảo vệ muôn dân. Nói cách khác, Hoàng đế cũng không phải là tồn tại cao nhất, trên Đế vương, còn có Thiên Đế, Thần Tiên. Mà trường sinh bất lão của các vị Thần Tiên trong truyền thuyết, cũng trở thành sự truy cầu vọng tưởng của các vị Đế vương muốn trường sinh bất lão, vĩnh viễn hưởng thụ quyền lực của Đế vương. Tần Thủy Hoàng phái các phương sĩ (chỉ những người luyện phép Tiên) cầu lấy tiên dược, Hán Vũ Đế lệnh cho Đông Phương Sóc lên Thiên đình hái trộm đào tiên của Tây Vương Mẫu, tất cả đều có thể tìm thấy trong chính sử. Cho dù bản thân họ làm như vậy là đúng hay sai, thì thực ra Đế vương cũng chẳng qua là dùng quyền thế trong tay họ để nỗ lực truy tìm Thần. Chỉ có điều, loại cố gắng này không phải bởi vì bạn là Đế vương mà hạ thấp yêu cầu tương ứng, sự thật chứng minh rằng loại nỗ lực này của Đế vương thường là tốn công vô ích, tuy nhiên, kinh nghiệm thất bại của họ cũng có một ý nghĩa tích cực, đó chính là dục vọng của nhân gian không phải là mục tiêu đáng để con người chấp trước theo đuổi.

Nói đến việc tu luyện của Đế vương, trong lịch sử còn có một vị Hoàng đế tên là Lương Vũ Đế, trong thời ông trị vì ông không chỉ cho xây dựng chùa chiền có quy mô hùng vĩ, mà còn lấy địa vị Hoàng đế chí tôn để xuất gia, kết quả sao nhãng triều chính, cuối cùng bị chết đói vì loạn Hầu Cảnh (cuộc nổi dậy chống lại triều đình nhà Lương của tướng Hầu Cảnh). Lương Vũ Đế từng có một cuộc đối thoại với Đạt Ma. Ông hỏi rằng ông một đời cất chùa, độ tăng, bố thí cơm cho thầy tu, như vậy có được công đức gì chăng? Tổ Bồ Đề Đạt Ma trả lời một cách rõ ràng rằng: Những việc làm ấy thực không có công đức gì cả! Sự đắc ý của Lương Vũ Đế khiến cho Tổ Bồ Đề Đạt Ma mất hứng, nói chuyện không hợp ý, vì thế Đạt Ma cũng băng qua sông mà đi, đáng tiếc cho Lương Vũ Đế một lòng hướng Phật, nhưng do không hiểu về tu luyện đã bỏ lỡ cơ hội kết duyên với Phật Pháp. Hoàng đế Minh Gia Tĩnh sùng tín Đạo giáo, vọng tưởng luyện đan trường sinh, cũng do không hiểu về tu luyện, đã làm rất nhiều chuyện xuẩn ngốc. Ông còn tự phong cho mình nhiều Đạo hiệu đặc biệt, nào là Chân nhân, Chân quân, Tiên ông cho đến Đế quân, trở thành chuyện cười thiên cổ. Minh triều cũng từ thời Minh Gia Tĩnh mà đi đến bại vong.

Có không ít câu chuyện về các vị Đế vương cầu Phật hướng Đạo mà trở thành truyện cười, một mặt thể hiện ra rằng các vị Hoàng đế thực chất cũng có những dục vọng truy cầu giống như bách tính. Vì vậy, đối với việc tu luyện, không vì sự cao thấp của địa vị xã hội mà thay đổi tiêu chuẩn. Nên mới nói tu luyện chỉ nhìn vào nhân tâm con người. Tiếp theo, tại sao các vị Đế vương nối tiếp nhau làm những việc này từ đời này đến đời khác, trong khi ngoại trừ việc người người đều có tâm cầu Phật hướng Đạo ra, nhìn từ góc độ nào đó, các vị Đế vương dường như càng dễ dàng thoát khỏi sự bận tâm về danh-lợi-tình để tu luyện? Bởi vì một bậc tôn quý như Đế vương, cũng dễ dàng biết được một số chuyện mà bách tính không biết, đặc biệt là những chuyện liên quan đến giới tu luyện. Hết đời này sang đời khác, hết người này đến người khác muốn trở thành một thành viên trong quần thể người muốn tu luyện, cũng là nói về nguồn gốc mối quan hệ giữa tu luyện và con người, cũng như sự khát khao và khó có được đối với chân Pháp đại Đạo. Hơn nữa, những câu chuyện hoang đường của họ cũng đủ để cảnh tỉnh những người tu luyện sau này tránh mắc phải, đây cũng là một phần của văn hóa tu luyện Thần truyền. Có mặt tích cực cũng có mặt tiêu cực, có thành công cũng có thất bại. Những câu chuyện phong phú này được trình diễn như một vở kịch cho người đời sau xem, đặc biệt là lưu lại để con người ngày nay được nhìn thấy.

Đương nhiên, cũng có những bậc Đế vương biểu hiện ra mặt tích cực, vì cầu chính Pháp, cũng không động niệm, không màng đến ngôi vị Hoàng đế. Trước khi Thích Ca Mâu Ni xuất gia, ông có địa vị cao quý của một vị Hoàng tử. Hoàng đế Thuận Trị từ bỏ ngôi vị Hoàng đế để tu Phật Pháp. Mà các vị minh quân được công nhận trong lịch sử như Hán Văn Đế, Đường Thái Tông, Khang Hy Đế…, khi tại vị, ngoài việc cần chính vì dân, làm tốt bổn phận của một Hoàng đế ra, cũng không ngoại lệ biểu hiện ra sự bao dung, ủng hộ và công nhận đối với tôn giáo chính pháp, cũng vì thế mà trong thời đại của các vị vua này trị vì cũng tự nhiên có một thời đại thịnh thế, quốc thái dân an.

Là Hoàng đế thì phải làm tròn trách nhiệm của một Hoàng đế, phải trở thành một vị Hoàng đế tốt, đây là bổn phận. Vừa muốn làm tròn trách nhiệm của một Hoàng đế lại mong muốn tu luyện thành Tiên thành Phật, dường như khó có thể có được hai điều này, trong lịch sử ngoại trừ Hoàng Đế sau khi đại trị thiên hạ thăng thiên thành Tiên ra, trong các vị Đế Vương sau này khó xuất hiện lại lần nữa. Muốn trở thành bề trên của Đế vương, vẫn là khó hơn lên trời xanh.

Trong các thư sách kinh điển của Đạo gia, thường dùng cách lấy Đạo trị quốc làm Vương để ví với con đường tu luyện, cũng có thể coi đó như là một phần thành tựu có được của các bậc Đế vương. Trong “Đạo Đức kinh” của Lão Tử có năm nghìn chữ, trong “Trang Tử” còn có bài “Ứng Đế Vương” thể hiện trực tiếp hơn, trên bề mặt đều nói về Đạo trị quốc làm vua, thực tế đều đang nói về làm thế nào để tu luyện, nhưng ít người có thể hiểu được.

Tại buổi hòa nhạc của dàn hợp xướng Thần Vận năm 2011, bài hát “Đời người là vì sao” đã hát ra câu trả lời mà hàng nghìn năm nay con người đã vất vả đi tìm kiếm. Trong lời bài hát có viết:

“Nhân sinh bách niên vi thuỳ mang

Danh lợi thân tình quải đoạn trường

Khúc chung hý tán thuỳ thị ngã

Thương thiên vô ngữ lưỡng mê mang

Đại Pháp hồng truyền tại thân bàng

Liễu giải chân tướng chỉ mê hàng

Hoán tỉnh chúng sinh minh thiện ác

Trảo hồi tự ngã hồi thiên đường” [1]

Diễn nghĩa:

Trăm năm đời người vì ai mà bận rộn

Danh lợi thân tình vướng vào làm khổ tâm

Khúc nhạc kết, vở kịch xong thì ai là tôi nhỉ

Trời cao không nói chi, chúng ta đều mê mang

Đại Pháp hồng truyền ngay bên thân

Liễu giải chân tướng sẽ chỉ ra đường lối

Đánh thức chúng sinh minh tỏ thiện ác

Tìm về ‘tự ngã’, quay về thiên đường”

Pháp Luân Đại Pháp đang ở ngay bên cạnh bạn và tôi.

(Xin đón đọc bài kế tiếp: “Thần Thoại Diễn Nghĩa”)

Chú thích: [1] Bài thơ “Đời người là vì sao” – Hồng Ngâm 3 của Đại Sư Lý Hồng Chí.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/118472

The post Chính thuyết về Văn hóa tu luyện Thần truyền (Phần 4): Bề trên của Đế vương first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Chính thuyết về Văn hóa tu luyện Thần truyền (Phần 3): Không ai không biết, ai có thể biết?https://chanhkien.org/2023/07/chinh-thuyet-ve-van-hoa-tu-luyen-than-truyen-phan-3-khong-ai-khong-biet-ai-co-the-biet.htmlSat, 08 Jul 2023 02:41:49 +0000https://chanhkien.org/?p=30783Tác giả: Tống Minh [ChanhKien.org] Người Trung Quốc ngày nay ít nhiều đều đã nghe nói hoặc nhìn thấy các hình thức tu luyện khác nhau, như Đạo sĩ xuất gia tu Đạo, hòa thượng xuất gia tu hành, và cũng biết về một số câu chuyện trong tiểu thuyết thần thoại như “Bát Tiên […]

The post Chính thuyết về Văn hóa tu luyện Thần truyền (Phần 3): Không ai không biết, ai có thể biết? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tống Minh

[ChanhKien.org]

Người Trung Quốc ngày nay ít nhiều đều đã nghe nói hoặc nhìn thấy các hình thức tu luyện khác nhau, như Đạo sĩ xuất gia tu Đạo, hòa thượng xuất gia tu hành, và cũng biết về một số câu chuyện trong tiểu thuyết thần thoại như “Bát Tiên quá hải” và “Tây Thiên thỉnh kinh”. Nói cách khác, người Trung Quốc ngày nay cho dù họ có tin hay không thì họ đều đã nghe nói đến các khái niệm về Phật, Đạo, Thần và tu luyện. Như vậy, trong đông đảo chúng sinh, người như thế nào mới có thể tìm được cửa mà bước vào con đường tu luyện? Hay nói cách khác, Thần, Phật sẽ lựa chọn người như thế nào làm đệ tử đây?

Trong hồi 68 của bộ tiểu thuyết “Tam Quốc Diễn Nghĩa”, có một câu chuyện thần thoại tu luyện kể về “Tả Từ trêu chọc Tào Tháo”. Chuyện rằng, Tả Từ học Đạo ở núi Nga Mi trong 30 năm, có được ba cuốn thiên thư, bởi vì có mối quan hệ cũ với Tào Tháo, Tả Từ bèn đi khuyên Tào Tháo tu hành: “Đại Vương phú quý đã tột bậc, sao không theo bần đạo vào núi Nga Mi tu hành? Bần đạo sẽ truyền ba quyển thiên thư ấy cho Ngài”. Nhưng Tào Tháo tham luyến quyền lực địa vị, nên không những không tin không học mà thậm chí còn muốn hãm hại Tả Từ. Sau này mặc dù bị Tả Từ nhiều lần đùa giỡn điểm hóa, nhưng Tào Tháo vẫn không ngộ ra.

Đó không phải là trường hợp độc nhất vô nhị, trong hồi 95 và 96 của truyện “Bát Tiên Đắc Đạo” có viết rằng: Hàn Tương Tử nhận nhiệm vụ của Tiên ông Lã Động Tân đi điểm hóa chú của mình là Hàn Dũ. Hàn Dũ nghe nói Hàn Tương Tử mấy năm nay đều học Đạo liền nổi cơn thịnh nộ. Từ đó, mặc dù Hàn Tương Tử đã nhiều lần thông qua điểm tỉnh nguồn gốc kiếp trước của Hàn Dũ và hiển hiện linh ứng, nhưng vì Hàn Dũ “giữ ý niệm trần tục quá nặng, không tin vào Đại Đạo” nên từ đầu đến cuối đều không nghe theo Hàn Tương Tử. Cho đến khi Hàn Dũ vì dâng biểu can gián vua về việc rước cốt Phật, đã đắc tội, bị giáng chức đày đi Triều Châu, một nơi xa xôi hẻo lánh thuộc vùng Lĩnh Nam; chính trong lúc khốn đốn sầu khổ, tình cảnh tuyệt vọng không lối thoát ở Lam Quan (tên một địa danh trên đường đến Triều Châu), tâm danh lợi cũng trở nên nhạt nhòa, cuối cùng Hàn Dũ đã tin vào Đại Đạo. Hàn Tương Tử vì vậy mà thở dài nói: “Người đời vì danh, vì lợi toan tính vất vả, đến khi sắp chết, lại cầu mong được sống hết tuổi thọ, chết an lành trên giường. Kết cục đó chẳng đáng thương xót than thở lắm sao?” Bài thơ “Tả thiên chí Lam Quan thị điệt tôn Tương” (tạm dịch: Bị giáng chức đến Lam Quan gặp cháu Tương) của Hàn Dũ nói về người cháu trai họ Tương, chính là nói về Hàn Tương Tử, và câu thơ nổi tiếng trong bài thơ: “Vân hoành Tần Lĩnh gia hà tại, tuyết ủng Lam Quan mã bất tiền” (dịch nghĩa: Mây giăng ngang Tần Lĩnh nhà của ta ở nơi đâu, Tuyết phủ kín Lam Quan ngựa không đi tới được nữa), chính là miêu tả chân thật cảnh tượng khi Hàn Dũ quay đầu ngộ Đạo.

Tâm danh lợi quá nặng, cho dù có con đường tu luyện thì cũng không tìm được cửa mà bước vào. Cái gọi là “Yêu triền thập vạn quán, kỵ hạc thượng Dương Châu” (Lưng giắt mười vạn quan tiền, bước lên lưng hạc bay về Dương Châu) có ý tứ gì? Ý rằng, người này vừa muốn có vạn quan tiền, lại vừa muốn thành Tiên, cùng lúc được tất cả, có thể như vậy chăng? Điều đó càng cho thấy thế nhân không hiểu về tu luyện cho nên mộng tưởng hão huyền.

Sư phụ Đạo gia tuyển chọn đồ đệ, việc chọn ra một người trong vạn người được xem như yêu cầu bình thường, nhưng đối với thế nhân mà nói, điều này dường như rất mơ hồ. Vậy Phật gia giảng phổ độ, có phải là cơ hội nhiều hơn một chút hay không? Trong kinh Phật ghi lại rằng Phật Thích Ca Mâu Ni khi còn tại thế “Đắc Đạo giả như lâm” (Người đắc Đạo nhiều như rừng cây), có phải yêu cầu của Phật gia đối với đệ tử không nghiêm khắc như vậy hay không? Đương nhiên không phải vậy, tiêu chuẩn tu luyện ở các tầng khác nhau là khác nhau. Hay là con người thời đó dễ dàng tu luyện hơn? Cũng không nhất định là như vậy, Phật Thích Ca Mâu Ni từng nói rằng Ấn Độ cổ khi đó là thế giới ngũ độc.

Thực ra trong tu luyện cho dù Đạo gia giảng sư phụ chọn đồ đệ, hay Phật gia giảng ai có thể tu thì người ấy tu, thì điều kiện tiên quyết chính là liệu người ta có chính tín vào “Đại Đạo” hoặc “Phật Pháp” hay không, và liệu người ta có thể nhận thức được bản thân việc tu luyện hay không, có thể nhận thức thì có thể tu, không thể nhận thức thì không thể nói đến việc tu luyện. Hoặc là hình thức có vẻ như đang tu luyện, nhưng không hiểu về tu luyện cũng không tu lên được. Như vậy, làm thế nào mới có thể nhận thức được bản thân của việc tu luyện, từ đó có cơ hội chân chính nhận thức Đại Đạo và Phật Pháp đây?

Con người là do Thần tạo ra, sau khi tạo ra con người, Thần cũng đã lưu lại cho con người đạo lý và tiêu chuẩn làm người. Ở Trung Quốc, đây chính là đạo lý mà Nho gia nói đến, lễ nghĩa liêm sỉ, tam cương ngũ thường… Mà nếu muốn siêu việt trên con người trở thành sinh mệnh của cảnh giới cao hơn, thì tự nhiên cũng có yêu cầu cao hơn, đó là tiêu chuẩn của tầng thứ khác nhau trong tu luyện. Như vậy, xứng đáng làm người, làm người tốt chân chính, cũng chính là yêu cầu tối thiểu để con người có thể tu luyện. Mà tiêu chuẩn đo lường này không phải đứng tại góc độ con người, hay sự đánh giá của tiêu chuẩn đạo đức đang không ngừng trượt dốc mà chính bản thân con người khó có thể tự nhận biết được.

“Chân Thiện Nhẫn là tiêu chuẩn duy nhất để nhận định người tốt xấu”[1]

“Dẫu tiêu chuẩn đạo đức của nhân loại có thay đổi thế nào đi nữa, đặc tính của vũ trụ không hề thay đổi; Nó chính là tiêu chuẩn duy nhất để xác định người tốt xấu.”[1]

“Là một cá nhân, nếu thuận với đặc tính Chân Thiện Nhẫn này của vũ trụ, thì mới là một người tốt; còn người hành xử trái biệt với đặc tính này, thì đúng là một người xấu. Trong đơn vị [công tác], hoặc ngoài xã hội, có người có thể nói chư vị xấu, [nhưng] chư vị không nhất định đúng là xấu; có người nói chư vị tốt, chư vị lại cũng không nhất định đúng là tốt. Là người tu luyện, [nếu] đồng hoá với đặc tính này, [thì] chư vị chính là người đắc Đạo; [Pháp] lý đơn giản như vậy.”[1]

Năm 1992, Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, Pháp Luân Phật Pháp) được truyền ra từ Trung Quốc, chỉ trong bảy năm ngắn ngủi, thông qua phương thức người truyền người, tâm truyền tâm đã có 100 triệu người tham gia tu luyện Pháp Luân Công. Đặc biệt là sau cuộc bức hại tàn khốc Pháp Luân Công một cách phi pháp của ĐCSTQ vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, Pháp Luân Công lại càng phổ truyền ra toàn thế giới, cuộc phản bức hại kiên cường bất khuất, ôn hòa và lý tính của các đệ tử Pháp Luân Công cũng đã bước sang năm thứ 14 (tính tại thời điểm của bài viết). Hiện nay, nếu có ai nói: “Trên thế giới không ai không biết tới Pháp Luân Công”, thì đó chính là sự thật. Ngoại trừ ở Trung Quốc đại lục bị ĐCSTQ bức hại một cách vô tội thì Pháp Luân Công đã lan truyền đến hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, các cuốn sách liên quan đến Pháp Luân Công đã được dịch sang hơn 40 loại ngôn ngữ, trong 21 năm qua, các cuốn sách đã nhận được hàng ngàn lời khen ngợi từ mọi tầng lớp xã hội ở các quốc gia trên thế giới.

Pháp Luân Công từ chỗ không có ai biết phát triển đến hàng trăm triệu người biết đến. Trong đó lại có biết bao nhiêu câu chuyện chua xót, bao nhiêu nhân chứng kỳ diệu. Hàng trăm triệu học viên Pháp Luân Công đang dùng những gì mà bản thân mình đã trải qua để kể lại một câu chuyện thần thoại tu luyện hiện đại đang diễn ra, nhìn có vẻ như tĩnh lặng, bình thường nhưng thực ra rất vĩ đại và oanh liệt. Câu chuyện thần thoại này xuyên suốt từ vạn cổ đến nay, siêu việt khỏi lịch sử lâu dài của nhân loại. Ai biết được chúng ta đã từng trải qua muôn vàn khó khăn, gian khổ như thế nào, đã từng đi mòn giày sắt để tìm kiếm, lại trải qua bao nhiêu lần chờ đợi vô vọng trong luân hồi, chờ đợi tới ngày hôm nay, Pháp Luân Đại Pháp, bộ Đại Pháp vũ trụ này đã được đưa đến trước mặt mỗi người.

Đây thật là:

Vạn cổ thiên môn khai,

Chúng sinh vì Pháp lai.

Phúc âm truyền thiên hạ,

Thùy nhân hoàn bồi hồi?

Dịch nghĩa:

Cổng trời vạn cổ đã mở,

Chúng sinh vì Pháp mà đến.

Phúc âm truyền khắp thiên hạ,

Ai kia sao còn do dự?

(Xin đón đọc bài kế tiếp: “Bề trên của Đế Vương”)

Ghi chú: [1] Trích Bài giảng thứ nhất trong “Chuyển Pháp Luân” của Sư phụ Lý Hồng Chí

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/118471

The post Chính thuyết về Văn hóa tu luyện Thần truyền (Phần 3): Không ai không biết, ai có thể biết? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Chính thuyết về Văn hóa tu luyện Thần truyền (Phần 2): Tiết lộ một đường thiên cơhttps://chanhkien.org/2023/06/chinh-thuyet-ve-van-hoa-tu-luyen-than-truyen-phan-2-tiet-lo-mot-duong-thien-co.htmlThu, 29 Jun 2023 03:00:55 +0000https://chanhkien.org/?p=30671Tác giả: Tống Minh [ChanhKien.org] Trong số rất nhiều ngọn núi nổi tiếng ở Trung Quốc có một cảnh quan vô cùng độc đáo gọi là “một đường trời”. Tại sao lại gọi là “một đường trời”? Chúng ta hãy thử tưởng tượng mình đang đứng giữa hai vách núi cao chênh vênh sát nhau, […]

The post Chính thuyết về Văn hóa tu luyện Thần truyền (Phần 2): Tiết lộ một đường thiên cơ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Tống Minh

[ChanhKien.org]

Trong số rất nhiều ngọn núi nổi tiếng ở Trung Quốc có một cảnh quan vô cùng độc đáo gọi là “một đường trời”. Tại sao lại gọi là “một đường trời”? Chúng ta hãy thử tưởng tượng mình đang đứng giữa hai vách núi cao chênh vênh sát nhau, khi ấy ngước lên nhìn trời sẽ thấy chỉ còn lại một đường trời xanh, đó là lý do danh xưng “một đường trời” ra đời. Trong giới tu luyện thường dùng hình tượng này để miêu tả trong sự mênh mông bao la của thiên cơ, chỉ còn lại một đường hy vọng mà thôi. Từ xưa đến nay, người cầu Đạo nhiều không sao kể xiết, nhưng người đắc Đạo hiếm có khó tìm, đó cũng là hình ảnh để miêu tả về sự khó khăn gian khổ trong tu luyện.

Trong lịch sử, sự khó khăn của việc tu luyện đầu tiên thể hiện ở việc khó đắc Pháp, cái gọi là “Chân truyền một câu nói, giả truyền vạn cuốn sách” có ý gì? Ý tứ là đạo lý lớn vốn cực kỳ đơn giản, đơn giản đến mức chỉ dùng một, hai câu là nói rõ được. Vậy chúng ta thử xem trong bộ Đạo Tạng, Đại Tạng Kinh có biết bao nhiêu vạn cuốn kinh thư? Ai biết được câu nào là Đại Đạo? Câu nào là chân Pháp? Biết bao người suốt đời miệt mài nghiên cứu kinh sách mà vẫn không tìm ra câu trả lời. Trong tác phẩm Tây Du Ký kể về Đường Tăng đi Tây Thiên thỉnh kinh phải trải qua chín chín tám mươi mốt kiếp nạn, đây vẫn còn là tu luyện chính pháp môn. Nếu bỏ lỡ chính Pháp thì vẫn còn có cơ hội hối hận mà quay đầu, giống như câu chuyện về Bát Tiên Hàn Tương Tử (một trong tám vị Tiên) thời nhà Đường đắc Đạo, hay như Phí Trường Phòng thời Đông Hán bỏ lỡ tiên duyên nhưng giữ vững quyết tâm không đổi, cuối cùng vẫn có cơ hội quay về Đại Đạo. Nhưng nếu như lầm đường lạc lối mà tu “thiền cáo hoang” thì chỉ sợ ngay cả cơ hội hối hận cũng không có. Thứ nữa là tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong tu luyện không cho phép tái phạm sai lầm, những ví dụ chỉ vì một khảo nghiệm không vượt qua được mà đứt gánh giữa đường, hối hận cả đời xuất hiện không ít trong các truyền thuyết thần thoại. Khó khăn thứ ba là một đời khó tu thành chính quả, như Đường Tăng phải mất đến mười kiếp tu hành khổ hạnh mới chứng được quả Phật. Vậy khó khăn thứ tư là gì? Chính là nỗi khổ luân hồi, khó tìm được cơ duyên tu luyện. Bởi vì một đời tu không thành, trong luân hồi chuyển sinh nếu không đắc được thân người cũng khó lòng tu được chính Pháp. Không dễ gì đắc được thân người rồi, nhưng trong quá trình chuyển sinh, ký ức bị phong kín, tâm trí bị xóa sạch, lại thường dễ bị mê mờ mất đi bản tính trong cõi hồng trần, từ đó dẫn đến nghiệp lớn phong bế toàn thân mà mất đi cơ duyên tu luyện lần nữa. Trong tác phẩm Tây Du Ký có một câu danh ngôn kinh điển, đó là: “Thân người khó được, Trung Thổ khó sinh, chính Pháp khó gặp, được cả ba điều, may mắn lắm thay” (Trung Quốc vốn được coi là Trung Thổ), điều này cũng đủ để nhắc nhở cho những người tu luyện sau này dè chừng.

Mặc dù từ xưa đến nay tu luyện vốn là “một đường thiên cơ” rất hẹp, nhưng chưa bao giờ vì thế mà cắt đứt đi tâm cầu Đạo, hướng Đạo của con người. Phần mở đầu truyện Bát Tiên Đắc Đạo Ký có nói: “Các vị Thần Tiên chẳng qua cũng chỉ là những người phàm tục tu luyện mà thành. Phàm nhân ai cũng có thể trở thành Thần Tiên, chỉ sợ lòng không kiên định mà thôi”. “Triêu văn Đạo, tịch khả tử”, nghĩa là buổi sáng được nghe Đạo, tối chết cũng cam lòng – câu nói này có thể coi như lời thề được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác của những người Trung Quốc trên con đường truy cầu Đạo Thánh hiền. Cho nên, chúng ta mới có thể nghe trong lịch sử về câu chuyện nhị tổ Thiền tông Huệ Khả chặt đứt cánh tay của mình để cầu Pháp đồng thời cảm nhận được sự chấn động vĩ đại của Tôn giả Milarepa (Mật Lặc Nhật Ba) trong Bạch giáo Mật tông khổ tu một đời, cuối cùng thành Phật quả.

“Lạc sâu trong cõi hồng trần, mê mờ không biết đường về, thấm thoát đã trăm nghìn năm, may gặp Sư tôn phổ độ, đắc độ, đắc độ, đừng lỡ cơ duyên lần nữa”. Lời bài hát “Như mộng lệnh – Đắc độ” [1] này là tiếng lòng phát ra từ sâu thẳm tâm hồn của một người tu luyện Pháp Luân Công sau khi được nghe Đạo và đắc Pháp. Anh đã thể hiện chân thực niềm vui mừng khôn tả của một người tu luyện sau khi trải qua muôn vàn khó khăn gian khổ, đi từ thất vọng này đến tuyệt vọng khác, tìm hết núi này đến núi khác, cuối cùng đã gặp được chính Pháp.

Có thể nói, có bao nhiêu người tu luyện Pháp Luân Công thì có bấy nhiêu câu chuyện về những người tu luyện Pháp Luân Công nghe Đạo đắc Pháp. Mặc dù mỗi người đều có nhân duyên khác nhau nhưng những người tu luyện Pháp Luân Công ai cũng đều bày tỏ lòng biết ơn không lời nào diễn tả được đối với sự từ bi cứu độ của Sư phụ.

Trong lịch sử, Đạo gia giảng tu chân, tu luyện chân chính đều là sư phụ chọn đồ đệ, bạn muốn tu luyện, còn phải được sư phụ xem bạn có xứng hay không, có được hay không. Phật gia tu thiện giảng phổ độ chúng sinh, nhưng Phật Thích Ca Mâu Ni tại Ấn Độ cổ đã niết bàn được hơn 2500 năm rồi, Phật Pháp của Phật Thích Ca Mâu Ni từng truyền cũng đã sớm đi vào mạt Pháp rồi, thời kỳ mạt Pháp hòa thượng tự độ còn khó nói gì đến độ nhân? Ai có thể độ nhân? Phổ độ như thế nào? Nơi nào trên thế gian có chính Pháp phổ độ? Trên thế gian khi nào mới có chính Pháp không cần cải biến nhục thân hiện tại, người tu hành vẫn có thể trở thành một vị Phật giác ngộ viên mãn đây? Lịch sử chớp mắt đã trôi qua 2000 năm trong tiếng gọi khắc khoải mong chờ.

“Đãng đãng thiên môn vạn cổ khai, kỷ nhân quy khứ kỷ nhân lai” (dịch nghĩa: Cánh cổng trời vĩ đại từ vạn cổ tới nay mới khai mở lần đầu tiên. Biết bao nhiêu người tới nhân gian, biết bao nhiêu người có thể trở về?) “Một đường thiên cơ” của tu luyện này đã thăng trầm trong dòng sông dài của lịch sử, dưới sự an bài của Thần Phật, trong sự truy tìm của người tu luyện đã không ngừng đặt định ra cho thế nhân nhận thức về Thần Phật và tu luyện, nhận thức sự khác nhau về hình thức và văn hóa tiêu chuẩn của tu luyện. Cuối cùng, chúng ta đã đợi đến ngày Đại Pháp khai truyền, “một đường thiên cơ” này cũng không còn là “thiên cơ” nữa, từ xưa đến nay lần đầu tiên thực sự lưu lại cho con người một chiếc thang lên trời – đó chính là cuốn thiên thư “Chuyển Pháp Luân“.

(Xin đón đọc bài kế tiếp: “Không ai không biết, ai có thể biết?”)

[1] Theo hiểu biết của người dịch, “Như mộng lệnh” là một thể từ mà trong đó bài từ có 33 chữ, 7 câu, câu thứ 5 và thứ 6 điệp khúc.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/118470

The post Chính thuyết về Văn hóa tu luyện Thần truyền (Phần 2): Tiết lộ một đường thiên cơ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Chính thuyết về Văn hóa tu luyện Thần truyền (Phần 1): Nguồn gốc của tu luyệnhttps://chanhkien.org/2023/06/chinh-thuyet-ve-van-hoa-tu-luyen-than-truyen-phan-1-nguon-goc-cua-tu-luyen.htmlThu, 22 Jun 2023 02:17:07 +0000https://chanhkien.org/?p=30585Tác giả: Tống Minh [ChanhKien.org] Người Trung Quốc, bao gồm người Hoa, thường tự gọi mình là “Viêm Hoàng tử tôn” (con cháu của Viêm Hoàng), mà Viêm Đế và Hoàng Đế lại được coi là nhân văn sơ tổ (người đặt định ra nền văn hóa) của dân tộc Hoa Hạ. Dựa trên các […]

The post Chính thuyết về Văn hóa tu luyện Thần truyền (Phần 1): Nguồn gốc của tu luyện first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tống Minh

[ChanhKien.org]

Người Trung Quốc, bao gồm người Hoa, thường tự gọi mình là “Viêm Hoàng tử tôn” (con cháu của Viêm Hoàng), mà Viêm Đế và Hoàng Đế lại được coi là nhân văn sơ tổ (người đặt định ra nền văn hóa) của dân tộc Hoa Hạ. Dựa trên các tư liệu lịch sử lưu trữ hiện có, thời đại Hoàng Đế được ước tính vào khoảng 5000 năm trước công nguyên. Theo ghi chép trong Hoàng Đế nội kinh, trước thời đại Hoàng Đế sống, còn có thời Thượng cổ, Trung cổ nhưng niên đại quá lâu không thể xác định được. Tuy nhiên, từ trong những vết tích ít ỏi mà lịch sử lưu lại, chúng ta có thể thấy được đó là thời kỳ Thần nhân đồng tại, là một thời kỳ mà cả chỉnh thể xã hội có đạo đức cao thượng.

Người đời nay nhận thức Hoàng Đế nội kinh dưới góc độ khoa học hiện đại, họ chỉ xem, nghiên cứu nó như một tác phẩm y học cổ đại, còn đối với tôn giáo sinh ra và phát triển ở Trung Quốc như Đạo giáo mà nói, họ lại chỉ coi đó là một trong những tác phẩm kinh điển trong Đạo Tạng mà thôi, trong khi đó Hoàng Đế cùng Lão Tử cũng là những nhân vật đại diện cho Đạo gia.

Trong phần Thượng cổ Thiên Chân Luận – phần mở đầu của Hoàng Đế nội kinh có viết: “Thời xưa, Hoàng Đế khi sinh ra đã có tính thần linh, tuổi còn nhỏ đã biết nói năng lưu loát, thuở ấu thơ đã có thể lĩnh hội được mọi việc xung quanh rất nhanh chóng, lớn lên tính tình đôn hậu, thông minh tài giỏi, khi trưởng thành được lên ngôi vua, làm xong mọi việc thì lên trời”. Lên trời ở đây chính là nói Hoàng Đế sau khi tu luyện viên mãn thì bạch nhật phi thăng (giữa ban ngày sáng tỏ bay vút lên trời cao). Trong “Chương XI Tại Hựu” – phần Ngoại Thiên – cuốn Trang Tử Nam Hoa Kinh có đoạn ghi chép lại rằng: “Hoàng Đế cầu Đạo Quảng Thành Tử, từ đó mà đắc Đại Đạo”. Mà Quảng Thành Tử là ai? Trong tiểu thuyết “Phong Thần Diễn Nghĩa” thời nhà Minh có nói Quảng Thành Tử là đệ tử của Nguyên Thủy Thiên Tôn, ông là một trong 12 đại Kim Tiên của Đạo giáo. Nguyên Thủy Thiên Tôn cùng Thái Thượng Lão Quân vốn là Thần Tiên cao nhất trong hệ thống Đạo gia mà con người có thể biết đến trong truyền thuyết thần thoại của Trung Quốc.

Tu luyện là gì? Nhìn từ truyền thuyết của Hoàng Đế thì thấy quá trình một người trở thành Thần – đó chính là tu luyện. Đạo gia cho rằng thông qua tu luyện đắc đạo sẽ thành Chân nhân, đó cũng chính là khái niệm Thần Tiên trong nhận thức thông thường của con người.

Như vậy tu luyện, luyện đan là danh từ trong Đạo giáo, trong lịch sử Trung Quốc ngoài Đạo giáo ra, còn có Phật giáo, Phật giáo giảng về thiền định tu hành, cuối cùng tu thành chính quả khác nhau: từ quả vị La Hán, Bồ Tát, cho đến quả vị Phật. Chân nhân của Đạo giáo và quả vị chính quả của Phật giáo có quan hệ đối ứng gì? Trong tác phẩm “Phong Thần Diễn Nghĩa”, chúng ta có thể biết được đại khái rằng Kim Tiên trong Đạo giáo cơ bản tương đương với quả vị Bồ Tát trong Phật giáo. Nói cách khác, cho dù là tu luyện, luyện đan trong Đạo giáo hay tu hành thiền định trong Phật giáo, cho đến cuối cùng đều có thể đạt tới thành tựu giống nhau, cũng vì sự khác biệt về thể hệ giữa Đạo giáo và Phật giáo mới khiến họ dùng “Đạo” và “Pháp” nên tạo thành lý giải khác nhau đối với chân lý của vũ trụ.

Nếu nói Thần tạo ra con người, như vậy cũng có nghĩa là Thần Phật đã lưu lại hình thức và phương pháp tu luyện khác nhau, tu luyện đã trở thành con đường duy nhất để con người có thể truy tìm Thần. Nói đến đây chúng ta có thể thấy rằng, lịch sử của tu luyện đã có từ rất lâu đời, rốt cuộc giới Thần Tiên đã có lịch sử bao nhiêu năm rồi? “Một ngày trên trời bằng ngàn năm mặt đất”. “Sơn trung vô giáp tí, tuế nguyệt bất tri niên” (dịch nghĩa: Trong núi chẳng có lịch, ngày tháng qua đi chẳng hay năm nào). Trong quan điểm thời không được miêu tả trong kinh Phật đề cập tới khái niệm về con số thiên văn vũ trụ là kiếp và ức kiếp (một kiếp tương đương với bao nhiêu ức năm). Mà trong lịch sử văn minh nhân loại lần này, đặc biệt là bắt đầu từ khi lịch sử Trung Quốc có văn tự ghi chép, văn hóa Thần, Phật và tu luyện đã được lưu truyền liên tục từ đời này qua đời khác, trở nên xuyên suốt trong mọi phương diện đời sống của người Trung Quốc.

Người Trung Quốc ngày nay biết tới tu luyện bắt đầu từ “cơn sốt khí công” vào giữa và cuối Cách mạng Văn hóa (1966-1976), cơn sốt khí công rầm rộ kéo dài đến gần 20 năm, có đến hơn 2000 môn phái khí công, thế nhưng dường như chẳng ai thực sự nói rõ được nguồn gốc lịch sử uyên nguyên của tu luyện là gì, mãi cho đến khi Pháp Luân Công được phổ truyền ra công chúng vào năm 1992, người ta mới có thể thực sự nhận thức lại về nguồn gốc lịch sử chân chính của tu luyện.

“Khí công là văn hóa tiền sử”, “Khí công chính là tu luyện”. [1]

Pháp Luân Công, hay còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, được ông Lý Hồng Chí phổ truyền ra công chúng.

Pháp Luân Đại Pháp là Đại Pháp tu luyện thượng thừa của Phật gia, là lấy [việc] đồng hoá với đặc tính “Chân Thiện Nhẫn” của vũ trụ làm căn bản, lấy đặc tính tối cao của vũ trụ làm chỉ đạo, là chiểu theo nguyên lý diễn hoá của vũ trụ mà tu luyện; do vậy [điều] chúng ta tu luyện là Đại Pháp Đại Đạo”.

Cuốn sách Chuyển Pháp Luân đã chỉ rõ bản chất phương pháp tu luyện của hai gia phái Phật và Đạo, đồng thời chỉ ra sự khác biệt cơ bản giữa Pháp Luân Công với Phật giáo và Đạo giáo.

“Đạo gia tu luyện Chân Thiện Nhẫn, trọng điểm tu Chân; vậy nên Đạo gia giảng tu chân dưỡng tính, nói lời chân, làm điều chân, làm chân nhân, phản bổn quy chân, cuối cùng tu thành Chân Nhân. Nhưng cũng có Nhẫn, cũng có Thiện; [còn] trọng điểm rơi vào tu Chân. Trọng điểm của Phật gia rơi vào tu Thiện của Chân Thiện Nhẫn. Vì tu Thiện có thể tu xuất tâm đại từ bi; một khi xuất hiện tâm từ bi, thì [thấy] chúng sinh rất khổ, do vậy phát sinh nguyện vọng muốn phổ độ chúng sinh. Nhưng cũng có Chân, cũng có Nhẫn; trọng điểm rơi vào tu Thiện. Pháp môn Pháp Luân Đại Pháp của chúng ta chiểu theo tiêu chuẩn tối cao của vũ trụ — Chân Thiện Nhẫn đồng tu — [vậy nên] công chúng ta luyện rất to lớn”.

Trong các bài giảng Pháp sau này, ông Lý Hồng Chí đã tiết lộ thêm một bước về sự khác biệt giữa tu luyện Pháp Luân Công ngày nay và tu luyện trong lịch sử.

“Thích Ca Mâu Ni, Lão Tử cũng như Jesus xuất hiện, mới làm cho con người hôm nay thật sự nhận thức được thế nào là ‘chính tín’ và ‘tu luyện’, thế nào là ‘Phật Đạo Thần’, hết thảy những điều như thế. Lịch sử đã làm tư tưởng con người hôm nay phong phú lên, làm cho con người có thể nhận thức lý giải Pháp, có thể đắc Pháp. Hết thảy quá trình lịch sử của nhân loại đều là để đặt định cho cơ sở này; nói cách khác, chính vì để truyền Đại Pháp nên mới tạo ra con người và văn hoá con người; chứ không phải Pháp là giảng cho phù hợp với văn hoá nhân loại, lại càng không phải là sản phẩm của văn hoá nhân loại.” (2)

“…Các vị tưởng rằng tu hành và tín ngưỡng [của] các tôn giáo trong lịch sử mới là tu luyện duy nhất thôi sao? Nếu như hết thảy những gì trong Tam giới và lịch sử con người đều được an bài cho Chính Pháp vũ trụ, thì lịch sử đó chỉ là việc Đại Pháp thông qua quá trình lịch sử mà tạo nên chúng sinh, nhân loại cùng phương thức tư tưởng và văn hoá của con người mà thôi; nhờ đó mà đến thời Đại Pháp hồng truyền sẽ khiến tư tưởng con người có thể lý giải được Pháp, hiểu được Pháp là gì, tu luyện là gì, cứu độ chúng sinh là gì, v.v. cũng như các hình thức tu luyện. Nếu đúng như vậy, thì hết thảy tu luyện và tín ngưỡng trong lịch sử đều chẳng phải [chính] là đặt định ra văn hoá tại thế gian cho Chính Pháp vũ trụ sau này? Con đường ‘người thành Thần’ là gì? Chư Thần trên thiên [thượng] đều nói rằng tôi lưu lại cho con người một chiếc thang bắc lên trời đó.” [3]

Đối với những người không tu luyện, không biết tu luyện vì điều gì thì thấy những lời mà ông Lý Hồng Chí nói ở trên dường như rất khó lý giải, nhưng trong mắt người tu luyện chân chính, đây chính là thiên cơ.

Trong lịch sử lâu dài đằng đẵng, mảnh đất Trung Hoa đã để lại vô số điều của văn hóa Thần truyền: có Bàn Cổ khai thiên địa, Nữ Oa tạo ra con người; có Thần Nông nếm bách thảo, Đại Vũ trị thủy; có Thương Hiệt tạo ra chữ cảm động Thần linh, gạo từ trên trời rơi xuống, quỷ thần ban đêm cũng kinh hãi khóc rống; có tử khí Đông lai (chỉ điềm may mắn đến từ phương Đông) của Lão Tử, có bạch nhật phi thăng của Hoàng Đế; lại có Phong Thần Diễn Nghĩa, bát Tiên đắc Đạo, Tây du thỉnh kinh, có đủ loại thần thoại truyền thuyết lưu truyền từ xưa đến nay, cũng có nhiều thần tích của người tu luyện hiển hiện, còn có hạt giống hướng tới Thần Phật vốn chôn giấu sâu trong nội tâm mỗi người Trung Quốc. Hạt giống này trong bụi phủ của lịch sử có lẽ vẫn luôn chờ đợi đến ngày hôm nay, chờ đợi đến ngày cơ duyên tu luyện chân chính tới, Pháp Luân Công chỉ một câu đã nói rõ về nguồn gốc tu luyện, có lẽ đây chính là mở ra đại đạo căn bản để chúng ta chân chính hướng về phía trước truy tìm Thần. Người có duyên nghe đạo đắc Pháp, người có chí cuối cùng thành chính quả, đó là vì để viên mãn.

(Xin đón đọc bài kế tiếp: “Tiết lộ một đường thiên cơ”)

Ghi chú:

[1] Trích “Bài giảng thứ nhất” trong “Chuyển Pháp Luân” – Sư phụ Lý Hồng Chí;

[2] Trích “Giảng Pháp trong chuyến đi quanh Bắc Mỹ” – Sư phụ Lý Hồng Chí;

[3] Trích kinh văn “Gậy cảnh tỉnh mạnh mẽ” – Sư phụ Lý Hồng Chí.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/118469

The post Chính thuyết về Văn hóa tu luyện Thần truyền (Phần 1): Nguồn gốc của tu luyện first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Chính thuyết về văn hóa tu luyện Thần truyền Trung Hoa (Phần 1): Lời nói đầu: Thần Phật tại nhân gianhttps://chanhkien.org/2023/06/chinh-thuyet-ve-van-hoa-tu-luyen-than-truyen-trung-hoa-phan-1-loi-noi-dau-than-phat-tai-nhan-gian.htmlSat, 17 Jun 2023 08:15:58 +0000https://chanhkien.org/?p=30474Tác giả: Tống Minh [ChanhKien.org] Kính dâng bài viết này để ca ngợi Sư phụ Lý Hồng Chí và Pháp Luân Đại Pháp. Kính tặng bài viết này cho vô số chúng sinh đã vì Pháp mà đến trong hàng ngàn năm qua. Kính dâng bài viết này để kỷ niệm 21 năm ngày Pháp […]

The post Chính thuyết về văn hóa tu luyện Thần truyền Trung Hoa (Phần 1): Lời nói đầu: Thần Phật tại nhân gian first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tống Minh

[ChanhKien.org]

Kính dâng bài viết này để ca ngợi Sư phụ Lý Hồng Chí và Pháp Luân Đại Pháp.

Kính tặng bài viết này cho vô số chúng sinh đã vì Pháp mà đến trong hàng ngàn năm qua.

Kính dâng bài viết này để kỷ niệm 21 năm ngày Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền.

Lời nói đầu: Thần Phật tại nhân gian

Phần một: Nguồn gốc của tu luyện

Phần hai: Tiết lộ một đường Thiên cơ

Phần ba: Không ai không biết, nhưng ai có thể biết?

Phần bốn: Bề trên của Đế Vương

Phần năm: Thần thoại diễn nghĩa

Phần sáu: Đời đời kế thừa

Phần bảy: Đoạn tuyệt và tái sinh

Phần tám: Tu luyện Chính Pháp

Phần chín: Thần nhân đồng tại bàn về cứu độ

Lời cuối sách: Kiến chứng lịch sử, Thần Phật đến vì bạn

Lời nói đầu: Thần Phật tại nhân gian

Từ xưa đến nay người Trung Quốc đã có tín ngưỡng chính thống đối với trời đất và Thần Phật, đây không chỉ bởi vì Trung Quốc có nền văn hóa Thần truyền lâu đời, mà còn vì người Trung Quốc trong lịch sử từ lâu đã gieo trong sâu thẳm tâm hồn hạt giống hướng tới Thần Phật. Trong lịch sử, tín ngưỡng đối với Thần Phật của người Trung Quốc rất thành kính và sâu sắc, vừa phong phú vừa đa dạng. Trong mọi mặt của đời sống bất kể là trong chính sử, dã sử, truyền thuyết dân gian, hội họa, âm nhạc, kiến trúc, điêu khắc và nhiều lĩnh vực khác đều có thể tìm thấy vô số những bản ghi chép về phương diện này. Loại truyền thừa này được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua văn tự, hình tượng hiện vật hay truyền miệng mà không bị gián đoạn. Dù trải qua sự tuyên truyền vô thần luận cùng với sự phá hoại bừa bãi nền văn hóa Thần truyền Trung Hoa của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong suốt 64 năm cướp nước thì loại truyền thừa này vẫn không thể bị cắt đứt. Một khi cơ hội đến, hạt giống này sẽ bắt đầu bén rễ nảy mầm, cũng có thể coi đây là thời cơ để tiếp nối cơ duyên vạn cổ về khát vọng được Thần Phật chân chính cứu độ từ bao đời nay.

Người dân trong xã hội Trung Quốc hiện nay biểu hiện tín ngưỡng vào Thần Phật ở hai trạng thái cực đoan cực xấu. Một mặt, việc hương hỏa thịnh vượng trong các đền chùa dường như đang phù hộ cho các “quyền nam tiền nữ” (chỉ những kẻ có tiền, có quyền) tiêu tai giải nạn, thăng chức phát tài. Trong số đó không thiếu các quan chức các cấp của Trung Cộng, những người tự xưng là vô thần, cũng như những người dân thường, dẫn đầu bởi những doanh nhân tài phiệt giàu có cho đến mọi tầng lớp trong xã hội cũng ùn ùn kéo tới đền chùa sì sụp khấn vái. Họ lấy cái gọi là cúng dường tượng Phật tạo bằng đất nung làm phương tiện và điều kiện để đạt được ham muốn cá nhân. Mặt khác, họ hoàn toàn tự lừa mình gạt người, tự tuyên bố cho rằng không có vị Thần Phật nào tồn tại, nhưng khi nói ra những lời đó họ không nhận thấy sự thiếu tự tin của chính mình.

Có người nói, tôi thấy Thần Phật triển hiện thì tôi mới tin. Thực ra, Thần Phật luôn triển hiện ở khắp nơi, chỉ có điều bạn nhìn thấy rồi cũng không tin, hơn nữa do chịu ảnh hưởng của quan niệm cố hữu hạn hẹp của mình, ngay cả khi Thần Phật thực sự triển hiện ra trước mặt bạn, bạn vẫn có thể tìm ra lý do để không tin. Lấy một ví dụ, trong các ngôi chùa lớn nhỏ đều có thể nhìn thấy tượng Phật, nhưng bạn có bao giờ nghĩ tới tại sao tượng Phật lại có hình tượng như vậy không? Rất có khả năng ai đó đã nhìn thấy hình tượng của Phật sau đó thể hiện ra thông qua các hình thức nghệ thuật, hoặc cũng có thể đó chỉ là sự tưởng tượng của con người như những người tin vào thuyết vô thần luận tuyên bố. Nhưng, cho dù có là tưởng tượng thì tại sao lại tưởng tượng thành hình tượng như vậy mà không phải hình tượng khác? Bạn không nhìn thấy không có nghĩa là người khác không nhìn thấy, cho dù bạn có nhìn thấy hay không thì Thần Phật đều tồn tại, giống như bạn không nhìn thấy sóng vô tuyến, nhưng nó thực sự tồn tại.

Ngoài những hình tượng của Thần Phật được triển hiện ra dưới nhiều hình thức khác nhau, từ xưa đến nay trong nhân gian cũng đã lưu lại rất nhiều thần tích kỳ diệu đủ để gợi mở cho con người về sự tồn tại của Thần Phật. Lấy một ví dụ rất gần với chúng ta, lại có thể kiểm chứng bất cứ lúc nào. Vào tháng 6 năm 2002, tại thôn Đào Pha, xã Chưởng Bộ, huyện Bình Đường, tỉnh Quý Châu đã phát hiện một tảng đá Tàng Tự Thạch, trên mặt đá có sáu chữ lớn “Trung Quốc Cộng sản Đảng vong”. Sau khi được các chuyên gia có thẩm quyền kiểm chứng, đã xác định rằng tảng đá này được hình thành tự nhiên cách đây 270 triệu năm, chính quyền địa phương đã quảng cáo tảng đá này là “tảng đá cứu tinh” và quảng bá như một dự án du lịch, có thể tìm thấy những lời giới thiệu liên quan trên website chính thức của họ. Tất nhiên, họ chỉ đề cập đến năm chữ đầu tiên, thế nhưng bất kể trên vé thắng cảnh hay những người đến tham quan trực tiếp ai cũng đều nhìn thấy rõ ràng sáu chữ. Hơn nữa trong sáu chữ này, chữ “Quốc” và chữ “sản” đều là chữ “Quốc” (國) và chữ “sản” (産) phồn thể. Nếu như từ tự nhiên sinh ra mà gắn vào, đây đã là một xác suất không thể tin được. Đây không phải là thần tích thì là gì?! Mặc dù sự thật đã làm cho người ta chấn động, nhưng ngay cả như vậy, có những người vẫn không tin. Một doanh nhân sau khi nghe tin đã nhất quyết đánh cược đòi lái xe suốt đêm để đi kiểm tra thực tế. Sau đó nhờ mọi người khuyên giải mới chịu lên mạng internet và trang web của chính quyền địa phương để tìm hiểu, anh ấy đã thấy được sự thật. Dù lý trí anh ấy biết đây là sự thật, nhưng miệng vẫn nói không thể tin được, và anh ấy đã tự tìm lý do cho rằng đó là do chính quyền địa phương tạo ra vì lợi ích kinh tế. Trong lịch sử, Trần Hậu Chủ viết bài “Ngọc thụ hậu đình hoa” (Cây ngọc ở vườn hoa sau cung cấm) đã bị cho là “vong quốc chi âm” (âm nhạc mất nước). Dù chính quyền địa phương không có can đảm để làm điều đó, ngay cả khi nó được tạo ra bởi chính quyền như anh ấy nói, thì nó cũng là điềm báo về sự diệt vong do Thần mượn tay bọn họ mà tạo ra.

Tín ngưỡng đối với Thần Phật, từ trước đến nay luôn là tin và ngộ đặt lên trước. Bởi vì so với những gì con người đã biết thì vẫn còn rất nhiều điều chưa biết. Còn khoa học thực chứng mà nhân loại đã biết lại vô cùng hạn hẹp, đó chẳng qua chỉ là một phương thức nhận thức vật chất, sinh mệnh, vũ trụ theo kiểu người mù sờ voi mà thôi. Đồng thời bởi vì khoa học hiện đại với sự hạn chế vốn có của nó không thể nhận thức được đạo đức, điều này cũng khiến cho việc chứng thực sự tồn tại của Thần Phật không thể thực hiện được. Vậy có con đường nào khác để thực sự nhận thức được về Thần Phật không? Thực ra, trong lịch sử văn hóa Thần truyền Trung Hoa đã sớm có từ lâu, đó chính là thông qua tu luyện.

Trong giới tư tưởng, các triết gia đã chỉ ra rằng con người có ba câu hỏi lớn đó là: Con người từ đâu đến? Đến đây để làm gì? Rồi sẽ đi về đâu? Con người là do Thần tạo ra, điều này trong lịch sử các dân tộc khác nhau trên thế giới đều có truyền thuyết như vậy, chẳng hạn như Nữ Oa của phương Đông tạo ra con người, Thượng Đế Giê-hô-va của phương Tây tạo ra con người. Điều này chẳng đã trả lời cho câu hỏi con người từ đâu đến? Mà con người đến đây làm gì? Rồi sẽ đi về đâu? Nếu tìm hiểu sâu hơn một chút, thì tại sao Thần lại tạo ra con người? Đây dường như vẫn là vấn đề tìm kiếm mãi mà không có lời giải. Từ xưa đến nay trên mảnh đất “Thần Châu” cổ xưa của Trung Quốc đã có biết bao Đế Vương tướng quân hiền thần, phú ông thương nhân, danh nhân kiệt xuất cho đến bách tính thường dân áo vải đã cùng nhau diễn dịch phần quan trọng nhất của văn hóa Thần truyền Trung Hoa, đó là văn hóa tu luyện, cũng từ đó đặt nền móng cho nhân loại ngày nay để có thể thực sự nhận thức về Thần Phật thông quá các phương diện khác nhau.

Năm 1992, Pháp Luân Công được truyền ra từ Trung Quốc dưới hình thức khí công, dường như đây là lần đầu tiên mọi người thực sự nhận ra được nội hàm của việc tu luyện. Tu luyện là gì? Nguồn gốc lịch sử uyên nguyên của tu luyện là gì? Mục đích của tu luyện là gì? Tu luyện và Thần Phật có mối liên hệ gì? Từ đó đã khởi nguồn một hiện tượng lịch sử vẫn kéo dài cho đến ngày nay và đã có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt của xã hội nhân loại – đó là tu luyện Pháp Luân Công. 21 năm qua các học viên Pháp Luân Công đã thể hiện sự chân thành thiện lương, sự thăng hoa về đạo đức trên vũ đài thế giới, đặc biệt là khi đối mặt với sự đàn áp phi pháp và tàn bạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu từ năm 1999 đến nay. Trong cuộc bức hại các học viên vẫn thể hiện ra sự ôn hòa, kiên cường bất khuất, đại thiện đại nhẫn, điều đó càng trực tiếp thể hiện rõ ràng chân lý “Chân, Thiện, Nhẫn” của vũ trụ mà người tu luyện Pháp Luân Công thực hành theo giữa chốn nhân gian, đồng thời cũng đã tiết lộ thêm một bước về bản chất của tu luyện.

Pháp Luân Công là tu luyện, Pháp Luân Công cũng không hẳn chỉ là tu luyện. Khi lịch sử đi đến ngày hôm nay, chúng ta cần phải từ góc độ văn hóa tu luyện để nhận thức lại mối quan hệ giữa Thần Phật và lịch sử của chúng ta, để nắm chắc cơ duyên vạn cổ trong thời khắc lịch sử quan trọng này. Đồng thời, thực tiễn tu luyện của hàng trăm triệu học viên Pháp Luân Công đang tạo ra một nền văn hóa tu luyện mới cho nhân loại, tất cả những điều này đều chỉ ra một sự thật mà con người đang dần được hiểu rõ hơn – đó là Thần Phật đã đến nhân gian.

Chín bài viết trong loạt bài “Chính thuyết về văn hóa tu luyện Thần truyền Trung Hoa” sẽ trình bày các hiện tượng văn hóa tu luyện trong lịch sử Trung Quốc, đặc biệt là hiện tượng tu luyện Pháp Luân Công ngày nay. Thông qua ngôn ngữ thông tục và dễ hiểu, nhằm cung cấp cho con người ngày nay một góc nhìn để nhận biết về Pháp Luân Công và những gợi mở sâu sắc mà Pháp Luân Công đã mang đến cho chúng ta. Lý do tôi sử dụng chính thuyết cho tiêu đề bài viết là vì nó khác với nghiên cứu văn hóa và học thuật thông thường, mà đó là nhận thức hoàn toàn mới của một học viên tu luyện Pháp Luân Công sau khi đã thăng hoa về thể chất và tinh thần. Có câu rằng: “Bất thức Lư San chân diện mục, Chỉ duyên thân tại thử san trung” (dịch nghĩa: “Hình dáng Lư Sơn không thấy thật, Chỉ vì thân giữa núi non này”) chỉ phù hợp với đời sống người thường, còn với những chuyện trong tu luyện vốn siêu việt khỏi toàn bộ tri thức của nhân loại, muốn nhận thức về nó mà không thực sự bước vào tu luyện, thì chẳng khác nào ngắm hoa trong sương, không sao thấy rõ, chạm vào không được và càng không thể nhận thức được hết.

Đi theo con đường tu luyện mà Thần Phật chỉ dẫn, hướng lên phía trước tìm kiếm Thần, Thần Phật đã triển hiện ở chốn nhân gian.

(Xin đón đọc bài kế tiếp: “Nguồn gốc của tu luyện”)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/118455

The post Chính thuyết về văn hóa tu luyện Thần truyền Trung Hoa (Phần 1): Lời nói đầu: Thần Phật tại nhân gian first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>