Tư tưởng cao thượng | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnThu, 24 Apr 2025 07:00:24 +0000en-UShourly1Loạt bài: Trần duyên nhã tưhttps://chanhkien.org/2021/03/loat-bai-tran-duyen-nha-tu.htmlMon, 08 Mar 2021 18:54:25 +0000https://chanhkien.org/?p=27276Tác giả: Tiểu Liên [Chanhkien.org]   Trần duyên nhã tư: Giữ mãi thanh xuân Trần duyên nhã tư: Phiêu bạt nơi chân trời Trần duyên nhã tư: Tận hưởng sự cô đơn Trần duyên nhã tư: Thành tâm thành ý Trần duyên nhã tư: Mỉm cười trong cõi hồng trần Trần duyên nhã tư: Học […]

The post Loạt bài: Trần duyên nhã tư first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tiểu Liên

[Chanhkien.org]

 

Trần duyên nhã tư: Giữ mãi thanh xuân

Trần duyên nhã tư: Phiêu bạt nơi chân trời

Trần duyên nhã tư: Tận hưởng sự cô đơn

Trần duyên nhã tư: Thành tâm thành ý

Trần duyên nhã tư: Mỉm cười trong cõi hồng trần

Trần duyên nhã tư: Học cách trân quý

The post Loạt bài: Trần duyên nhã tư first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Trần duyên nhã tư: Giữ mãi thanh xuânhttps://chanhkien.org/2014/09/tran-duyen-nha-tu-giu-mai-thanh-xuan.htmlWed, 10 Sep 2014 13:49:22 +0000http://chanhkien.org/?p=22629Hôm qua, các công nhân trong tổ hỏi tôi: “Anh rốt cuộc là bao nhiêu tuổi rồi?”

The post Trần duyên nhã tư: Giữ mãi thanh xuân first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tiểu Liên

[Chanhkien.org] Hôm qua, các công nhân trong tổ hỏi tôi: “Anh rốt cuộc là bao nhiêu tuổi rồi?” Trong họ có một người nói tôi tối đa cũng không quá 25 tuổi. Tôi cười cười, nói ra tuổi thật của mình. Họ rất kinh ngạc. Tôi nói thật ra một mặt là vì tôi là người tu luyện Pháp Luân Công, người luyện công bản thân nhìn rất trẻ tuổi; một mặt khác, người tu luyện không xem nặng tốt xấu hay được mất trong cuộc sống. Bảo trì một loại cảnh giới tâm tính trong sáng, đối xử với mọi chuyện đều tùy duyên. Có thể nói gần mười năm trở lại đây, tôi đã trải qua tất cả những thăng trầm, cay đắng ngọt bùi của một đời người. Nhưng dù tôi gặp đau khổ, hay sự tình khó khăn hơn nữa, tôi đều xua đuổi ra khỏi suy nghĩ, buông xuống được, cũng không ưu sầu. Tôi biết rằng mỗi người đều có vận mệnh riêng. Vì vậy trong nội tâm chỉ có thiện niệm và trong sáng vô tư. Vậy nên, so với các bạn cùng lứa tuổi thì tôi trẻ hơn rất rất nhiều.

Thật ra, cuộc sống có rất nhiều chuyện không theo mong muốn của mình, bạn buồn, cũng không thay đổi được. Vì thế, dứt khoát buông nó đi. Dùng một loại tâm cảnh tùy duyên rộng rãi mà đối mặt với mọi việc.

Người sống trong cuộc đời, cái gì là của mình? Tôi thấy sức khỏe và nội tâm vui vẻ mới thật là của mình. Tiền tài, danh lợi và các loại tình của con người đều là những điều không đáng tin, đều giống như thời tiết thay đổi thất thường, đều sẽ có lúc được và mất; như vậy, tâm của chúng ta sao còn đặt trên những vật ngoài thân lên xuống chìm nổi kia chứ? Dù gặp được chuyện tốt, hay là chuyện xấu, đều dùng một tâm thanh tịnh đối đãi, người như vậy không phải sống rất có trí tuệ sao?

Đời người trăm năm, sống thế nào cũng là sống, sao phải cần hòa mình chìm đắm vào cảm nhận những điều được mất kia?

Những người công nhân gật đầu nói: “Trong nội tâm khoáng đạt một chút, thật sự là quà tặng lớn nhất cho bản thân!”

Thật ra đúng là như vậy. Gặp chuyện đau khổ hay khó khăn, bạn buồn cũng sẽ qua, vui cũng sẽ qua. “Buồn” rất dễ xảy ra vấn đề, cuối cùng tự tạo thêm tổn thương cho thân thể của mình. Cần gì phải vậy?

Trăm năm đời người, thoáng một cái là qua, đến trên đời này một lần cũng không dễ dàng. Sao không giữ lại niềm vui, giữ lại nét thanh xuân?

Tất nhiên, có thể giác ngộ điều này, cũng chỉ vì có thành tâm tu luyện Phật Pháp, khiến tâm của mình khoáng đạt, khiến bản thân hiểu rõ vũ trụ, trần gian!

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/77171

The post Trần duyên nhã tư: Giữ mãi thanh xuân first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Trần duyên nhã tư: Phiêu bạt nơi chân trờihttps://chanhkien.org/2010/05/loat-bai-ve-tu-tuong-cao-thuong-phieu-bat-noi-chan-troi.htmlhttps://chanhkien.org/2010/05/loat-bai-ve-tu-tuong-cao-thuong-phieu-bat-noi-chan-troi.html#respondMon, 03 May 2010 15:25:22 +0000http://chanhkien.org/?p=6068Tác giả: Tiểu Liên [Chanhkien.org] Nhiều ngày trước, tôi đã ở một nơi nào đó. Một ngày nọ, trời bắt đầu mưa, cho nên tôi đơn giản là bước đi trong mưa cho tới trạm dừng xe buýt tiếp theo. Khi tôi đi ngang qua một chiếc cầu, trời mưa nặng hạt hơn. Nhìn lên […]

The post Trần duyên nhã tư: Phiêu bạt nơi chân trời first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tiểu Liên

[Chanhkien.org] Nhiều ngày trước, tôi đã ở một nơi nào đó. Một ngày nọ, trời bắt đầu mưa, cho nên tôi đơn giản là bước đi trong mưa cho tới trạm dừng xe buýt tiếp theo. Khi tôi đi ngang qua một chiếc cầu, trời mưa nặng hạt hơn. Nhìn lên bầu trời xanh ngắt và mặt đất ướt sũng, tôi đột nhiên cảm thấy chưa bao giờ mình gần với Mẹ Thiên Nhiên như lúc này!

Những chiếc xe hơi phóng qua. Đối với họ, tôi là một người xa lạ. Vào thời điểm ấy, tôi đột nhiên hiểu ra “lãng tích thiên nhai” (phiêu bạt nơi chân trời) thực sự có nghĩa là gì, điều mà tôi vẫn luôn tự hỏi.

Tôi chưa từng đi nhiều nơi trong kiếp này. Tuy nhiên, tư tưởng của tôi vẫn luôn du hành đây đó. Đôi chân tôi đi qua hết năm này tới năm khác, còn trí óc tôi du hành tới quá khứ xa xôi, hay nhìn thấu vị lai…

Là người tu luyện, cách mà chúng ta nhìn mọi thứ khác với người bình thường, và điều mà chúng ta biết về thế giới là cách biệt rất xa so với khoa học hiện đại. Do vậy, dưới đây là điều mà tôi đã suy nghĩ rất sâu sắc về vấn đề này. Để có thể giao tiếp một cách hiệu quả hơn, tôi đã dùng hình thức văn xuôi.

Một người đi hết cuộc đời của mình và khó mà dừng lại được. Ban ngày, chúng ta bước đi trong công việc; và đến đêm, chúng ta thực sự vẫn bước đi khi chúng ta ngủ. Chỉ có điều là đôi khi chúng ta bước đi bằng đôi chân, và những lúc khác, ngay cả khi cơ thể chúng ta không di chuyển chút nào, thời gian vẫn trôi đi bất chấp chúng ta chú ý hay không. Để kiếm sống, một người có thể đi đây đi đó, liên tục chuyển chỗ ở trong suốt cuộc đời. Một vài người khác có thể vẫn sống trong ngôi nhà của họ trong suốt cuộc đời, và thậm chí còn biến mất cùng với ngôi nhà.

Như một câu hát của người Trung Quốc: Phiêu bạt khắp chân trời, đâu là nhà? Sự thực là! Đâu là nhà?!

Có thể nào chúng ta đến thế giới này chỉ vì ‘tình’, chẳng hạn như yêu, ghét, lo lắng,…?

Thực ra, tất cả chúng ta đều đến từ những tầng thứ khác nhau trong không gian vũ trụ. Ở nơi đó, chúng ta không có sự vô thường của sinh tử, hay sự đau khổ của luân hồi. Mọi thứ đều tốt đẹp, không những chân thực và trường cửu, mà còn thuần tịnh và thần thánh nữa.

Ở nơi đó, không có bụi trần và bẩn thỉu, mà rất tốt đẹp và vĩnh hằng.

Ở nơi đó:

Núi, không chỉ uy nghi và tú lệ, mà còn có thể tùy ý biến hóa hình trạng, còn có thể trở nên trong suốt. Tất cả mọi thứ đều có thể được tìm thấy trên một ngọn núi, hay bên trong một ngọn núi.

Cây, không chỉ muôn hình vạn trạng, mà còn có thể nhảy múa. Lá cây có thể tùy ý biến hóa thành nhiều hình dạng khác nhau.

Nhà, không chỉ để ở. Không có cung điện nào trên thế gian có thể sánh được với sự hoa lệ và thần thánh ở nơi ấy.

Sinh mệnh, không hề có xung đột hay mâu thuẫn như trên thế gian. Họ chỉ có “từ bi” và “khoan dung” mà thôi …

Khởi đầu, chúng ta đã ở nơi đó trong một thời gian dài gần như vô tận. Và rồi một số vấn đề bắt đầu nảy sinh ở đó. Chúng ta muốn tu luyện ở thế giới con người để đắc được Đại Pháp, để rồi trở về nhà khi Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền.

Vì vậy, khi chúng ta bắt đầu hạ xuống, đó là để nói, chúng ta bắt đầu phiêu bạt nơi chân trời!

Chẳng phải vậy sao? Đối với một sinh mệnh, chỉ có ngôi nhà ban đầu, nơi sinh mệnh ấy được sinh ra mới có thể gọi là “nhà”.

Chúng ta không ngừng hạ xuống tầng thứ thấp hơn, nói cách khác, chúng ta không ngừng tiến nhập vào phương thức sinh tồn và tư duy thấp kém hơn; chúng ta kết duyên, kết oán với các sinh mệnh khác nhau, ân oán đan chéo vào nhau. Rồi chúng ta tiến nhập vào Tam Giới, tiến nhập vào vòng luân hồi chuyển thế. Điều này có nghĩa rằng nếu chúng ta không đắc được chính Pháp, chúng ta sẽ vĩnh viễn không bao giờ trở về thiên thượng được.

Những ai có chút kinh nghiệm sống đều biết rằng “phiêu bạt” đồng nghĩa với việc bị bắt nạt và chịu tủi nhục. Khi chúng ta hạ xuống, chúng ta đã kinh nghiệm đủ loại ức hiếp và tủi nhục. Thật buồn biết bao khi hồi tưởng lại những điều này. Nó giống như một người thông minh và giàu có nhất đi tới một nơi mà anh ta bị đối xử như kẻ ngu ngốc và hèn mọn nhất. Khi hạ xuống, trí tuệ ban đầu của chúng ta dần dần bị phong bế. Nhưng một khi chúng ta minh bạch ra chút chân lý nào đó, những trải nghiệm quá khứ dường như rất chân thực.

Khi chúng ta hạ xuống và trải qua đủ loại khó nạn, chúng ta lang thang qua nhiều tầng thứ không gian khác nhau của vũ trụ. Không còn sự từ bi của bố mẹ chúng ta trên thiên thượng, không còn sự ủng hộ thuần chính của chúng sinh trên thiên thượng. Hạ xuống, cũng đồng nghĩa với tiến nhập vào cõi mê và vô thường, và rồi liên tục tiến nhập vào cõi mê hơn và vô thường hơn, cho tới khi tới cõi mê nhất và vô thường nhất – thế giới con người.

Ở nơi đây, có nỗi khổ của sinh–lão–bệnh–tử; có ân-oán chồng chéo lên nhau. Ở nơi đây, chúng ta không thể nhìn thấy các không gian khác, ngoài không gian mà cặp mắt thịt có thể nhìn thấy.

Trong cõi thế tục này, nhìn dòng người đi lại ùn ùn trên phố ở đằng xa và những ngôi nhà san sát ở ngay gần, tôi không biết phải nói sao.

Ngay cả ở ngoài thế tục, tức vào chùa xuất gia, người ta cũng không thể có được sự thư thái của tâm hồn. Làm sao để tống khứ đi tất cả những ý niệm thế tục đây?

Cuộc đời của một người không thể tránh được phải chịu khổ và khó nạn, phải trải qua những sự việc không như ý muốn. Cuộc đời của một lãng tử có hạnh phúc hay không?

Còn đáng buồn hơn, mọi nỗi thống khổ và vô thường vốn không thuộc về chúng ta, đang bị chúng ta coi là chân thực. Chúng ta coi cái khách sạn này như là ngôi nhà thực sự của mình!

Kỳ thực, mỗi chúng ta đã phiêu bạt nơi chân trời trong quá lâu rồi; giờ là lúc để chúng ta trở về nhà.

Nhìn lên những vì sao, tính đếm số ngày mà tôi đã ở đây, bỏ đi những ân oán trong tâm trí, giờ tôi đang bước đi trên con đường trở về nhà!

Cầm cuốn sách Chuyển Pháp Luân trên tay, tôi biết rằng đây là con đường duy nhất để trở về nhà; và đây cũng là điều mà chúng ta hằng tìm kiếm từ khi chúng ta tới đây.

Hãy trân quý tất cả những điều này. Điều mà chúng ta hằng mong đợi đang sắp xảy ra! Đây là điều mà chúng ta đã phiêu bạt khắp chân trời góc bể để tìm kiếm!

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2008/6/16/53347.html
http://pureinsight.org/node/5426

The post Trần duyên nhã tư: Phiêu bạt nơi chân trời first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/05/loat-bai-ve-tu-tuong-cao-thuong-phieu-bat-noi-chan-troi.html/feed0
Trần duyên nhã tư: Tận hưởng sự cô đơnhttps://chanhkien.org/2010/04/loat-bai-ve-tu-tuong-cao-thuong-tan-huong-su-co-don.htmlhttps://chanhkien.org/2010/04/loat-bai-ve-tu-tuong-cao-thuong-tan-huong-su-co-don.html#respondTue, 20 Apr 2010 09:06:52 +0000http://chanhkien.org/?p=6018Tác giả: Tiểu Liên [Chanhkien.org] Câu nói nổi tiếng: “Từ xưa đến nay, các bậc thánh hiền đều cô đơn” đã được lưu truyền trong một thời gian dài. Tuy nhiên, nếu chúng ta đảo ngược lại, thì nó sẽ không nhất định là đúng nữa… “Những ai tận hưởng sự cô đơn không nhất […]

The post Trần duyên nhã tư: Tận hưởng sự cô đơn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tiểu Liên

[Chanhkien.org] Câu nói nổi tiếng: “Từ xưa đến nay, các bậc thánh hiền đều cô đơn” đã được lưu truyền trong một thời gian dài. Tuy nhiên, nếu chúng ta đảo ngược lại, thì nó sẽ không nhất định là đúng nữa… “Những ai tận hưởng sự cô đơn không nhất định phải là bậc thánh hiền”. Cá nhân tôi, tôi có thể tận hưởng sự cô đơn, nhưng tôi chỉ là một ‘kẻ vô danh’.

Khi tôi còn nhỏ, mỗi khi trăng tròn, tôi thường nhìn qua cửa sổ, chăm chú vào những ngôi sao. Tôi tự hỏi rằng liệu có con người ở những hành tinh khác hay không, và liệu họ cũng nhìn chúng ta qua những cánh cửa sổ của họ hay không.

Khi những người lớn rất cao hứng chỉ vì chút lợi lộc, và đau khổ chỉ vì những mất mát nhỏ nhoi, tôi tự hỏi rằng tại sao con người lại hành xử như vậy.

Giờ đây, khi đã tu luyện, tôi không ngừng nhận thấy rằng cái gọi là “hạnh phúc” mà con người truy cầu, và “nỗi đau” mà họ cố gắng trốn tránh chỉ như bong bóng mà thôi. Chúng trông bóng bẩy và sáng chói, nhưng chúng có thể nổ bất cứ lúc nào. Liệu ai có thể tận hưởng hạnh phúc mãi mãi và chịu đau khổ mãi mãi? Mọi thứ trong thế gian này chỉ là tạm bợ, không trường tồn. Do đó, bậc trí giả không bao giờ coi hạnh phúc, đau khổ, được và mất là quan trọng. Họ hiểu rằng “vạn sự vạn vật đều có nhân duyên”. Tuy nhiên, vì họ có những cách nhìn khác biệt về mọi sự trên thế gian, trong con mắt của người thường, những bậc trí giả này dường như thật khác thường và cô đơn.

Dưới con mắt của các bậc trí giả, mọi thứ trong thế gian con người đều có nhân duyên. Do vậy, họ không vui mừng hay ưu phiền về những thứ này. Họ tĩnh như nước vậy. Mặc dù vậy, họ vẫn có công việc trong xã hội, gia đình và bạn bè, nhưng tâm của họ đã vượt ra khỏi thế giới trần tục. Họ có hiếu với cha mẹ, nghĩa hiệp với bạn bè, cung kính với người thân, và làm tốt công việc của họ.

Chúng ta thường nói rằng “mỗi người đều có chí hướng khác nhau” hay “mỗi người đều có số phận khác nhau” – về cơ bản, chính là có cách sống khác nhau. Tuy nhiên, đôi khi rất khó cho người thường hiểu được cách tư duy như vậy. Một số người đã ngộ ra được điều gì đó huy hoàng và vĩnh hằng hơn là những thứ của người thường. Ngộ ra được chân lý vĩ đại hơn, họ thấy rằng mọi chúng sinh đều đang đau khổ, và từ đó phát sinh lòng từ bi với chúng sinh.

Dù người khác có tốt hay không tốt với tôi, tôi vẫn luôn đối xử với họ bằng lòng từ bi, mà không quan tâm tới được hay mất. Dù thân tôi đang ở đây, tâm tôi đã vượt ra khỏi thế giới con người. Các quan niệm con người của tôi đã được gột sạch, và tôi tận hưởng sự thuần tịnh, chân chính, hạnh phúc và tĩnh lặng của đời sống thường ngày, trong sự hài hòa với trời và đất. Những cảm giác huy hoàng và tuyệt diệu này không thể cảm nhận được bằng tâm hồn vẫn bị bao phủ bởi bụi trần của thế tục.

Vì vậy, mặc dù có vẻ như tôi đang rất cô đơn, thực ra, tôi không cô đơn, mà tôi đang sống một cuộc sống vô cùng hạnh phúc! Tâm tôi như hòa vào vũ trụ mênh mang, thấu hiểu luật nhân quả, hiểu được nguyên nhân của vạn sự vạn vật. Nó chẳng vui vẻ lắm sao? Đó chính là trạng thái mà tôi có được sau nhiều năm tu luyện. Thực ra, tu luyện là con đường duy nhất để thăng hoa về tâm linh.

Nếu muốn đạt được trạng thái này, các bạn phải thực thi những điều được chỉ dạy trong cuốn sách Chuyển Pháp Luân.

Cuối cùng, xin chúc mọi người một Trung thu vui vẻ!

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2008/9/15/54867.html
http://pureinsight.org/node/5592

The post Trần duyên nhã tư: Tận hưởng sự cô đơn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/04/loat-bai-ve-tu-tuong-cao-thuong-tan-huong-su-co-don.html/feed0
Trần duyên nhã tư: Thành tâm thành ýhttps://chanhkien.org/2010/04/loat-bai-ve-tu-tuong-cao-thuong-thanh-tam-thanh-y.htmlhttps://chanhkien.org/2010/04/loat-bai-ve-tu-tuong-cao-thuong-thanh-tam-thanh-y.html#respondSat, 17 Apr 2010 13:48:40 +0000http://chanhkien.org/?p=5995Tác giả: Tiểu Liên [Chanhkien.org] Sống trong thế giới bận rộn này, mỗi người trong chúng ta đều tiếp xúc với nhiều người và với tất cả mọi thứ – kiểu cách hay khoan dung, to tát hay nhỏ nhặt, mới hay cũ v.v Vì thiếu đi sự chân thật trong xã hội ngày nay, […]

The post Trần duyên nhã tư: Thành tâm thành ý first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tiểu Liên

[Chanhkien.org] Sống trong thế giới bận rộn này, mỗi người trong chúng ta đều tiếp xúc với nhiều người và với tất cả mọi thứ – kiểu cách hay khoan dung, to tát hay nhỏ nhặt, mới hay cũ v.v

Vì thiếu đi sự chân thật trong xã hội ngày nay, sự dối trá và độc ác luôn ở xung quanh và có thể dễ dàng làm tổn thương chúng ta. Để chạy theo lợi lộc, nhiều người không từ bất cứ điều gì để đạt được chúng. Vì vậy, nhiều người vô tình hình thành tâm lý tự bảo vệ bản thân đối với người khác. Thông thường, điều này phù hợp với lô-gíc, nhưng nếu một người làm quá đi, người đó có thể làm tổn thương những ai thật sự tốt bụng và không trông đợi bất cứ điều gì từ anh/cô ấy. Nhiều người bạn thật sự tốt bụng của tôi thường nói “Thật khó để làm người tốt!”

Trời ơi! “Làm người tốt” thật là khó. Theo suy nghĩ thiển cận của tôi, “người tốt” này đang tìm kiếm điều gì đó có thể nhận lại được, như là sự trả ơn, thấu hiểu và sự công nhận. Khi bạn cảm thấy hạnh phúc khi giúp đỡ người khác thì tại sao bạn lại trông đợi họ nói “cảm ơn”? Đây chẳng phải là truy cầu sao? Có thật là nếu bạn không nhận được sự thấu hiểu thích đáng từ những người mà bạn đã giúp đỡ thì bạn sẽ ngưng việc giúp đỡ họ và thôi trở thành một người tốt?!

Dòng suy nghĩ này xuất phát từ một bài báo mà tôi vừa mới đọc.

Thực ra, tôi nghĩ có lẽ bạn đã từng gặp một nhóm người thật sự tử tế với người khác và không đòi hỏi nhận lại bất cứ điều gì. Họ đối mặt với mọi việc với một nụ cười, dù là được khen ngợi hay bị chế nhạo. Một số người có thể nói họ ngu ngốc và “quê mùa”, nhưng họ có những theo đuổi của riêng họ. Hãy lấy tôi làm ví dụ. Sống trong khu vực nhỏ bé của mình, tôi không có cơ hội nói chuyện với nhiều người mỗi ngày, nhưng tôi thật sự hạnh phúc, ngay cả khi gia đình tôi cũng không có bên cạnh tôi và tôi không có bất cứ thứ gì cả. Đó là vì tôi hiểu rằng giữa những lợi ích vật chất trong thế giới con người, có những thứ đáng giá hơn để theo đuổi, đó chính là lòng từ bi và sự chân thật!

Lòng từ bi và sự chân thật là hoàn toàn vị tha và khiến một người không đòi hỏi nhận lại bất cứ điều gì. Chúng là thể hiện của sự giác ngộ sau khi buông bỏ những quan niệm xấu và là kết quả của bản chất cuộc sống.

Một người không thể tồn tại trong xã hội nếu không có tiền hay không làm việc để kiếm tiền. Khi quan tâm đến công việc cho tốt, sắp xếp cuộc sống cho tốt, nếu chúng ta có thể đối đãi với người khác với lòng từ bi thuần khiết và sự chân thật, bất kể người khác có đối xử với chúng ta như thế nào đi nữa, thì ít nhất chúng ta sẽ không thất vọng vì lương tâm của chúng ta.

Nếu một người có thể thật sự đối đãi với người khác bằng sự chân thật và không bận tâm đến mất hay được trong thế giới con người, thì anh/cô ấy sẽ sở hữu một trái tim rộng lượng, thấu hiểu được nguyên nhân và kết quả của mọi điều.

Hãy để cho tất cả chúng ta có một trái tim từ bi thuần khiết và chân thật để chúng ta có thể xây dựng một thế giới tuyệt vời cho người khác và cho chính chúng ta.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/1/28/50690.html
http://www.pureinsight.org/pi/index.php?news=5237

The post Trần duyên nhã tư: Thành tâm thành ý first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/04/loat-bai-ve-tu-tuong-cao-thuong-thanh-tam-thanh-y.html/feed0
Trần duyên nhã tư: Mỉm cười trong cõi hồng trầnhttps://chanhkien.org/2010/01/mim-cuoi-trong-coi-hong-tran.htmlhttps://chanhkien.org/2010/01/mim-cuoi-trong-coi-hong-tran.html#respondMon, 04 Jan 2010 21:45:57 +0000https://chanhkien.org/?p=4557Tác giả: Tiểu Liên [ChanhKien.org] Trong suốt hành trình cuộc đời, chúng ta có lúc đối mặt với rất nhiều bất hạnh và khó khăn. Có người thì cảm thấy đau đớn, lúng túng hay buồn khổ. Có người thì cảm thấy thất bại và không thể nào thoát ra khỏi tình cảnh đó trong […]

The post Trần duyên nhã tư: Mỉm cười trong cõi hồng trần first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tiểu Liên

[ChanhKien.org]

Trong suốt hành trình cuộc đời, chúng ta có lúc đối mặt với rất nhiều bất hạnh và khó khăn. Có người thì cảm thấy đau đớn, lúng túng hay buồn khổ. Có người thì cảm thấy thất bại và không thể nào thoát ra khỏi tình cảnh đó trong một thời gian dài.

Khi bình tĩnh trở lại, chúng ta có thể tự hỏi mình: tại sao chúng ta phải ứng xử với những khó khăn theo cách như vậy? Một người bạn của tôi một lần đã nói rằng mọi thứ xảy ra đều có tiền duyên đằng sau nó. Điều này là hoàn toàn đúng.

Mọi việc đều được gây ra bởi nhân duyên. Vì vậy, chúng ta không cần phải lo lắng quá nhiều về kết quả của những chuyện xảy ra hằng ngày. Thêm vào đó, rất nhiều người thông tuệ nhận ra rằng thế gian này là hư ảo, huyễn tượng và hoàn cảnh này được tạo ra bởi các vị Thần để giúp con người hoàn trả nợ nghiệp. Chỉ sau khi trả hết nợ nghiệp thông qua luân hồi chuyển sinh thì mới có thể quay trở về ngôi nhà nguyên thủy của mình, một nơi tốt đẹp hơn rất nhiều. Từ quan điểm này, đối với một người gặp những đau khổ và đối mặt với những điều không may bất ngờ xảy ra trong cuộc đời, thì cũng không nhất thiết là việc không tốt.

Khi trải qua một điều gì không tốt, nếu chúng ta có thể nhìn vào trong tâm và đối xử với nó như một cơ hội để từ bỏ những thiếu sót, thì chúng ta sẽ ngày càng trở nên hoàn thiện hơn (trưởng thành hơn). Như thế những điều rắc rối sẽ không xảy ra một cách vô ích.

Thực tế, chúng ta có thể luôn luôn ứng xử mọi việc theo cách đơn giản nếu chúng ta sử dụng năng lực và trí tuệ. Trong bài viết của mình, một người tu luyện đã viết, “Sự giản đơn là một chủng trí huệ.” Theo quan điểm của tôi, sự giản đơn không những chỉ là một chủng trí huệ mà còn là một sự biểu hiện năng lực và cảnh giới của một người. Bất cứ khi nào đối mặt với một việc gì đó, nếu chúng ta đều minh bạch những gì cần trân quý và những gì cần từ bỏ, thì chúng ta có thể ứng xử với mọi việc với từ bi, thay vì bằng cái tình. Bằng cách này, mọi thứ sẽ được ứng xử một cách tốt đẹp.

Từ một góc độ khác, chấp nhận một thứ không tốt xảy ra gây cho chúng ta đau khổ; chúng ta nên tận dụng cơ hội này để thăng tiến [đề cao] bản thân ngày càng tốt hơn. Chỉ sau đó chúng ta mới có thể sử dụng tốt nhất những cơ hội và bước đi trên con đường của chúng ta một cách tốt đẹp trong tương lai.

Nếu một người có thể vẫn giữ được sự bình tĩnh bởi ngoại cảnh, thì họ hoàn toàn ở trong một cảnh giới rất cao. Vì vậy, họ có thể tập trung vào những việc mà họ dự định làm và giữ được đầu óc thanh tỉnh.

Khi một người sống trong thế giới trần tục nhưng tư tưởng vượt ra khỏi nó, cuộc sống sẽ được cảm nhận theo một cách khác. Khi những điều phiền muộn hoặc đau khổ xảy đến, chúng có thể thể hiện ra là rất khủng khiếp. Nhưng, khi quay đầu nhìn lại sau khi vượt qua chúng, chúng ta sẽ thấy rằng chúng thực tế còn hơn cả tầm thường.

Như vậy, không chấp vào những đau khổ và khó khăn khi gặp phải, chúng ta có thể giữ được thái độ lạc quan và hướng lên. Khi đạt được điều này, chúng ta sẽ trở nên hoàn thiện, trưởng thành với toàn tâm là hy vọng và ánh sáng thay vì cảm giác buồn bã và đau khổ, và nó sẽ dẫn tới một sự thay đổi căn bản về nhân sinh quan của một người. Một người sẽ cảm nhận được hạnh phúc thực sự và nhận ra được rằng điều rất quan trọng là phải luôn có một trái tim từ bi và tâm thái hòa ái, khoan dung. Để người khác tin tưởng và khoan dung cho chúng ta, thì trước tiên chúng ta cần tin tưởng và khoan dung cho họ.

Khi chúng ta sống giống như vậy, chúng ta sẽ giữ được tâm thái vui vẻ và mang theo bên mình một nụ cười trong cõi hồng trần.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2009/9/16/61634.html
http://pureinsight.org/node/586

The post Trần duyên nhã tư: Mỉm cười trong cõi hồng trần first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/01/mim-cuoi-trong-coi-hong-tran.html/feed0
Trần duyên nhã tư: Học cách trân quýhttps://chanhkien.org/2010/01/tran-duyen-nha-tu-hoc-cach-tran-quy.htmlhttps://chanhkien.org/2010/01/tran-duyen-nha-tu-hoc-cach-tran-quy.html#respondSat, 02 Jan 2010 23:00:01 +0000https://chanhkien.org/?p=4539Tác giả: Tiểu Liên [Chanhkien.org] Trong biển người rộng lớn, chỉ là thông qua mối quan hệ nhân duyên mà bạn và tôi gặp nhau, hoặc thậm chí trở thành bạn bè và đồng hành. Chúng ta cùng nhau đi  trên con đường vô bờ bến và gian truân này. Thế giới con người là […]

The post Trần duyên nhã tư: Học cách trân quý first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tiểu Liên

[Chanhkien.org] Trong biển người rộng lớn, chỉ là thông qua mối quan hệ nhân duyên mà bạn và tôi gặp nhau, hoặc thậm chí trở thành bạn bè và đồng hành. Chúng ta cùng nhau đi  trên con đường vô bờ bến và gian truân này. Thế giới con người là vô thường (không trường cửu hay lâu dài). Sự gặp gỡ của chúng ta đôi khi có thể là sự xa cách hoặc là gần nhau. Nhưng nếu chúng ta đang ràng buộc bởi mối quan hệ nhân duyên này, chúng ta hãy học cách trân quý nó. Cho dù sự ràng buộc này đã trải qua một thời gian dài hoặc biến nhanh như tia flash, tôi sẽ không có hối tiếc hay oán trách.

Tôi thường nghe người ta nói, “Cả cuộc sống của một người đến đây là để sống và để yêu thương. Vậy là đủ rồi.” Tôi nghĩ rằng điều đó có ý nghĩa hơn nếu bạn thêm vào “để trân quý”. Ý nghĩa của cuộc sống chính là quá trình của nó! Đây là một vấn đề khác với sở nguyện của chúng ta có được thực hiện hay không. Đó là bởi vì tất cả mọi thứ được an bài bởi các chư Thần, dựa trên các mối quan hệ nhân duyên,  nghiệp báo của chúng ta, và an bài một cách hệ thống toàn bộ bố cục của xã hội. Làm sao nó có thể đi theo sở nguyện của chúng ta được? Tất cả chúng ta có thể làm là trân quý mối quan hệ nhân duyên khó được này, cho dù đó là để làm công việc, sự nghiệp, gia đình chúng ta, hoặc với những người mà chúng ta yêu thương.

Tại sao một số người chỉ biết trân quý sau khi họ đã mất chúng? Khi chúng ta có mối quan hệ nhân duyên chúng ta thường không nhìn thấy tầm quan trọng của nó. Nó có thể giống như nói rằng chúng ta đã có ở đâu đó, nhưng chúng ta không nhận thức được nó. Khi chúng ta đánh mất nó, chỉ vài năm sau đó chúng ta sẽ nhận ra  chúng ta đã mất chính xác những gì. Bất luận là loại quan hệ nhân duyên nào. Khi chúng ta gặp nó, chúng ta nên cân nhắc nó một cách hợp lý. Nếu nó xứng đáng trân quý, chúng ta thực sự cần phải trân quý nó. Ngay cả khi nó kết thúc bằng kết quả là không gì cả, chúng ta cũng sẽ không hối tiếc. Đó là bởi vì chúng ta đã chân tâm thành ý mà trân quý mối quan hệ nhân duyên khó được rồi.

Khi một học viên Pháp Luân Công cho bạn biết sự thật, hoặc khi bạn cố gắng để hiểu sự thật về Pháp Luân Công thông qua các kênh khác nhau, hãy nhận thức nó và phân biệt đúng sai! Cơ duyên này đã kinh qua thiên bách niên rồi mới tạo thành! Khi bạn trân quý cơ duyên này, bạn thực sự đang trân quý chính mình.

Tôi muốn kết thúc bài này với một bài thơ “Duyên giải trần gian“:

Trong thế giới trần tục đầy phức tạp và cám dỗ
Dường như là chúng ta gặp nhau rất tình cờ
Hoặc là theo một cách rất bình thường
Có vẻ như là đơn giản.
Kỳ thật là

Có lẽ nó đã được an bài cho ngày này một thời gian rất lâu dài trước đây rồi.
Nếu bạn đả khai được ký ức đã ngủ yên thật lâu của bạn
Bạn sẽ phát hiện rằng

Chúng ta đã luân hồi chuyển thế kinh qua vô số khổ nạn trong trần thế lâu dài này
Và chúng ta đã từng tuyên thệ
Có lẽ chúng ta đã có lần  cùng nhau đi khắp mỗi góc trời
Có lẽ chúng ta đã từng là bạn bè trong thi ca hay là văn chương
Có lẽ chúng ta đã từng chinh chiến với nhau cho đất nước
Có lẽ chúng ta đã từng là những kẻ cướp ở sơn lâm nào đó hay trong giang hồ

Có rất nhiều, có lẽ nhiều hơn thế
Kỳ thật tất cả đó là vì để kết duyên
Để mà đến đời này chúng ta gặp nhau
Khi chúng ta gặp nhau
Tôi chân tâm thành ý mong bạn hãy giữ trong tâm mình “Pháp Luân Đại Pháp hảo”
Tôi nhu thanh tế ngữ (1) khuyên bạn hãy lập tức ‘tam thoái’ (2) để đảm bảo một tương lai bình an
Sinh sinh thế thế (3) tương ngộ
Sinh sinh thế thế kết duyên
Đều là để cho ngày hôm nay
Để nói cho bạn biết sự thật khi ngày nay Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền trên toàn thế giới
Để nói với bạn chân tướng
Bởi vì minh bạch được chân tướng có thể có được một ngày mai tốt đẹp
Đó là duyên giải trần gian (4) chân chính.

Chú thích:

(1) nhu thanh – nhu: mềm mại, thanh – giọng; tế ngữ – tế: nhỏ, tinh tế; ngữ – ngôn ngữ
(2) tam thoái:  thoái Đảng, thoái Đoàn, thoái Đội (các tổ chức liên hệ của Đảng Cộng sản Trung Quốc)
(3) sinh sinh thế thế: từ đời này đến đời khác, qua nhiều đời
(4) duyên giải trần gian: liễu giải mối duyên ở trần gian.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2009/9/14/61586.html
http://pureinsight.org/node/5857

The post Trần duyên nhã tư: Học cách trân quý first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/01/tran-duyen-nha-tu-hoc-cach-tran-quy.html/feed0
Tâm Đạo: Cống hiến là việc làm còn lại của chúng tahttps://chanhkien.org/2008/10/tam-dao-cong-hien-la-viec-lam-con-lai-cua-chung-ta.htmlhttps://chanhkien.org/2008/10/tam-dao-cong-hien-la-viec-lam-con-lai-cua-chung-ta.html#respondThu, 23 Oct 2008 15:35:36 +0000https://chanhkien.org/?p=877Tác giả: Tiểu Liên [Chanhkien.org] Vài ngày gần đây, tôi đã nghĩ về một đề tài thật nhiều. Tôi muốn chia sẻ những suy nghĩ [này] với các bạn đồng tu bởi vì nó liên quan đến việc vứt bỏ tính ích kỷ của chúng ta. Tất cả chúng ta đều đến từ vũ trụ […]

The post Tâm Đạo: Cống hiến là việc làm còn lại của chúng ta first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tiểu Liên

[Chanhkien.org] Vài ngày gần đây, tôi đã nghĩ về một đề tài thật nhiều. Tôi muốn chia sẻ những suy nghĩ [này] với các bạn đồng tu bởi vì nó liên quan đến việc vứt bỏ tính ích kỷ của chúng ta.

Tất cả chúng ta đều đến từ vũ trụ cũ. Tại sao vũ trụ cũ trở nên thoái hóa? Đó có phải là vì sự có mặt của tính ích kỷ? Bây giờ tất cả chúng ta đều hiểu Pháp lý và biết rằng nếu chúng ta không vứt bỏ tính ích kỷ, chúng ta không thể đáp ứng được yêu cầu của vũ trụ mới. Khi đối mặt với những nhân tố ích kỷ khác nhau, chúng ta tự xét mình thật nghiêm khắc và vứt bỏ tính ích kỷ càng sớm càng tốt.

Ví dụ, tôi thường quan sát xem những Giác Giả ở những tầng cao hơn. Khi họ xem xét những sự việc cần được giải quyết, họ không bao giờ quan tâm đến được mất của chính họ, chỉ [quan tâm] đến được mất của chúng sinh. Họ sẵn sàng từ bỏ tất cả những thứ thuộc về họ vì chúng sinh. Các bạn có biết Thần sở hữu nhiều như thế nào không? Những gì Thần sở hữu rất thật và là vĩnh cửu. Tuy nhiên, vì lợi ích của chúng sinh và vũ trụ, họ sẵn sàng từ bỏ tất cả. Cảnh giới vô ngã và vị tha của họ là phi thường. Khi một sinh mệnh thật sự có thể làm điều đó, sinh mệnh đó sẽ mất gì? Kỳ thật, sinh mệnh đó không mất gì cả mà còn nhận được điều tốt lành hơn.

Ngày nay, con người chỉ nghĩ đến nhu cầu của mình và sẽ làm mọi thứ vì lợi ích cá nhân. Tất cả những gì con người nghĩ và làm đều xoay quanh một điều: lợi ích cá nhân. Một vài người ngay cả chỉ muốn được nhiều hơn mà không phải trả ra gì cả. Đây là điều tại sao mà không có niềm vui khi sống trong hiện tại, con người đã trở thành kẻ thù của nhau.

Là những người tu luyện, chúng ta không quan tâm được mất ở chốn này. Thường thì, chúng ta có thể hành xử rất tốt, chỉ có vài lúc chúng ta không thể kiểm soát tự bản thân mình.

Tôi tin rằng sự trả ơn (bằng tình cảm) là quy luật đúng cho người thường. Nhưng nếu chúng ta áp dụng chúng trong tu luyện, nó sẽ gây hại hơn là tốt. Thật sự, nó có nghĩa rằng chúng ta đã không hoàn toàn vứt bỏ tâm tham lam của mình.

Ví dụ, ngay cả bây giờ khi chúng ta giảng sự thật, nhiều người hiểu nhầm rằng chúng ta muốn gì đó từ họ. Chúng ta phải đi đến một trạng thái “ Từ bi vô lượng để làm rung động người đời”. Không kể là những người khác đối xử thế nào, chúng ta phải giữ [tâm] bất động. Sư phụ chúng ta đến thế giới đồi bại này là vì sự cứu độ chúng ta, và tất cả những gì Sư phụ mong muốn là những trái tim từ bi của chúng ta. Tôi cảm thấy rằng khi chúng ta thật sự muốn cứu độ chúng sinh, nhiều người cũng sẽ hỏi về vấn đề này. Tôi tin rằng chúng ta có thể trả lời rằng “Chúng tôi không muốn gì từ bạn cả mà chỉ hy vọng rằng bạn biết sự thật và có từ bi trong tim bạn”. Vì thế, sau khi người ta hiểu sự thật, họ sẽ giúp chúng ta bằng nhiều cách và tránh bị hiểu lầm. Chúng ta nên tránh vấn đề liên quan đến tiền bạc và chúng ta không nên lấy trợ cấp vì sự biết ơn của họ vì đó không phải là thái độ của một sinh mệnh giác ngộ.

Thường thì những học viên sẽ phạm phải sai lầm. Có lẽ, họ sẽ trở nên trì trệ trong việc tu luyện của mình. Với lòng từ bi, những học viên khác có thể chia sẻ với họ và giúp họ đề cao tâm tính. Tuy nhiên, một vài người tu luyện nuôi dưỡng những điều mà khó có thể nhận ra được. Ví dụ, các bạn có lẽ đã giúp anh ta ngộ ra điều gì đó (thật sự nó được an bài bởi Sư phụ), và anh ta sẽ cảm thấy như bị ép buộc phải giúp [lại] các bạn [vấn đề] tài chính khi bạn đang thật sự cần tiền sao cho anh ta cảm thấy dễ chịu hơn.

Tôi tin rằng những tư tưởng loại này là một phần quan niệm của con người và chúng cần nên loại bỏ. Trong các học viên chúng ta, hoặc ngay cả với người thường, sẽ là tốt nhất nếu không động chạm [đến vấn đề] tiền bạc trừ khi nó tuyệt đối cần thiết cho các hoạt động chứng thực Pháp. Là những đệ tử Đại Pháp, không kể nếu chúng ta đang làm việc với đồng tu hay người thường, những gì chúng ta làm ở đây là cống hiến, và chúng ta không nên nghĩ những gì chúng ta có thể lấy lại được, bao gồm cả tiền và danh vọng, trong việc giảng sự thật hoặc giúp đỡ đồng tu.

Những người tu luyện không có khả năng về thương mại, thì nói rằng từ bỏ bớt lợi nhuận. Đó là quan niệm tồi tệ nhất. Ngay cả chính tôi, sau khi viết bài báo một thời gian lâu và cống hiến nhiều trong việc chứng thực Pháp. Tôi đã nghĩ về việc tôi đã hy sinh nhiều như thế nào, và khi đảng tà ác sụp đổ, tôi nên đạt lại những điều này điều kia. Đó là quan niệm người thường muốn có phần thưởng của tôi. Thỉnh thoảng, những học viên biết về điều này và cố gắng giúp đỡ tôi. Tôi đã miễn cưỡng đồng ý sự giúp đỡ của họ nhưng tôi không thật sự có thể vứt bỏ chấp trước của mình vào danh tiếng. Bây giờ tôi hổ thẹn khi nghĩ về điều đó, Tôi xấu hổ khi được gọi là đệ tử Đại Pháp thời Chính Pháp. Cách mà tôi cư xử là một sỉ nhục trong chuyện này.

Không kể là các sinh mệnh giác ngộ làm gì, đó là biểu lộ tự nhiên của sinh mệnh và là một thể hiện của từ bi vô lượng. Đó là những gì mà Pháp vũ trụ yêu cầu cho tất cả các sinh mệnh. Chúng ta phai đạt được trạng thái của vô ngã và vị tha để đáp ứng được yêu cầu của Đại Pháp.

Dựa trên những gì được đề cập ở trên, [có một thời gian dài] tôi đã đi khỏi thành phố nhưng giờ thì đã trở lại. Tôi tự nương cậy vào chính mình và ít nhất là về vấn đề thuê nhà và thực phẩm được giải quyết. Những người khác nhau có những con đường tu luyện khác nhau và cần phải phán xét theo hoàn cảnh riêng của họ. Không phải mỗi sinh mệnh đều cần sự giúp đỡ của người khác để tu luyện và chứng thực Pháp. Cần sự giúp đỡ tự nó là một thiếu sót và ít nhất tôi đã không bước đi đúng con đường của mình trong vấn đề này. Vì thế tôi quyết định trở về [nhà] bởi vì tôi không muốn làm phiền những đồng tu khác thêm nữa. Tôi đã tìm được việc làm để tự nuôi bản thân. Tôi tiếp tục sử dụng máy tính còn ít chức năng của tôi chỉ để gõ bởi vì nó không thể làm gì khác, ngoài việc chỉ có thể truy cập Internet. Tôi làm sạch tư tưởng của mình và làm việc riêng của mình. Tôi tin rằng cách sống của tôi bây giờ hoàn toàn là chấp nhận được.

Tôi ở đây không phụ thuộc vào ai và có một ý chí tốt. Tôi chấp nhận sự giúp đỡ trước đây, nhưng thường thì nó không thoải mái cho tôi lắm. Về sau, tôi quyết định là tôi nên bước đi trên con đường của mình thật đúng đắn. Kỳ thực, nó không là điều gì khó lắm. Khi mà chúng ta đã có Pháp và những chúng sinh ở trong tâm chúng ta, mọi việc sẽ là tốt nhất.

Là những người tu luyện Đại Pháp của vũ trụ, chúng ta chỉ nên nghĩ cho người khác, từ bi với tất cả sinh mệnh, và cống hiến! Chúng ta không thể nghĩ [đến việc] đạt lại được gì đó, bao gồm cả việc thông cảm hay là tự chứng thực mình, những điều mà đơn giản chỉ là hình thức. Chúng ta hiểu thấu điều này sớm hơn, chúng ta càng có thể đáp ứng được yêu cầu của vũ trụ mới sớm hơn.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/6/15/53346.html

The post Tâm Đạo: Cống hiến là việc làm còn lại của chúng ta first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2008/10/tam-dao-cong-hien-la-viec-lam-con-lai-cua-chung-ta.html/feed0