Tứ đại phát minh | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnSun, 12 Jan 2025 03:50:00 +0000en-UShourly1Tứ đại phát minh của Trung Quốc cổ đại: Kỹ thuật in ấnhttps://chanhkien.org/2022/07/tu-dai-phat-minh-cua-trung-quoc-co-dai-ky-thuat-in-an.htmlFri, 01 Jul 2022 23:38:32 +0000https://chanhkien.org/?p=28759Tác giả: Lữ Văn Thiên [ChanhKien.org] 1. Bản in sớm nhất Bản in sớm nhất còn lại đến nay là bản in kinh Phật đời nhà Đường. Kinh Chú Đại Bi là một trong những bản in kinh Phật giáo Tây Tạng sớm nhất trên thế giới hiện còn tồn tại. Kinh Chú dài 34cm, […]

The post Tứ đại phát minh của Trung Quốc cổ đại: Kỹ thuật in ấn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lữ Văn Thiên

[ChanhKien.org]

1. Bản in sớm nhất

Bản in sớm nhất còn lại đến nay là bản in kinh Phật đời nhà Đường. Kinh Chú Đại Bi là một trong những bản in kinh Phật giáo Tây Tạng sớm nhất trên thế giới hiện còn tồn tại. Kinh Chú dài 34cm, rộng 31cm, được in trên loại giấy làm từ tơ tằm nổi tiếng. Đặc trưng của bản in này là mỏng và trong mờ, độ đàn hồi cao. Chính giữa bản in có một ô vuông nhỏ, giữa ô vuông có in hình một vị Bồ Tát sáu tay, tay cầm các loại Pháp khí. Xung quanh khắc những vòng tròn chữ Phạn, bên ngoài các chữ Phạn có hai lớp đường viền, bốn góc và các bên khắc tượng Bồ Tát, ở giữa có hình ảnh vật cúng tế. Phía bên phải của bản khắc Kinh Chú có cột chữ bằng tiếng Hán: “Cuốn Kinh Chú được in và bán ở phường Long Trì, huyện Thành Đô, phủ Thành Đô đời nhà Đường”, đây là bản in cuối đời nhà Đường.

Ở Trung Quốc còn phát hiện một bản in có niên đại được xác định sớm nhất là Kinh Kim Cương được in vào đời Đường, trên bản in ghi rõ “Năm thứ 9 Hàm Thông” tức năm 868, “Ngày 15 tháng 4, Vương Kiệt vâng mệnh song thân in ra để hoằng Pháp”. Quyển kinh sách này có dạng cuộn, dài 4877mm, rộng 244mm. Ngoài quyển sách có bức tranh Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết Pháp tại Jetavanavihara (một thánh địa Phật giáo nổi tiếng), phần sau là toàn văn của Kinh Kim Cương. Cuốn sách này được khắc rất tinh xảo, nét chữ mộc mạc, chắc chắn, nét khắc khéo léo, mực in trên cuốn sách đậm, đều, rõ ràng, nổi bật.

Bộ Kinh Kim CươngChú Đại Bi in vào đời Đường này là những bản in sớm nhất vẫn còn được lưu giữ ở Trung Quốc đến ngày nay, có thể gọi là bảo vật quý hiếm trong lịch sử in ấn cổ đại.

2. Nguồn gốc của chữ Hán

“Thời thượng cổ cai trị bằng cách thắt nút dây thừng, sau này các thánh nhân đã sử dụng chữ viết để thay thế” (Kinh Dịch). Chữ Hán có nguồn gốc từ chữ tượng hình thời cổ đại cách đây 5000 năm. Những ghi chép đầu tiên liên quan đến việc “Thương Hiệt tạo chữ” được đề cập tại chương thứ 2 tập 17 sách Lã Thị Xuân Thu.

Truyền thuyết nói rằng Thương Hiệt là sử quan của Hoàng Đế, sinh ra đã biết chữ, thông minh, trí tuệ, phải chăng khải ngộ đầy đủ quẻ Trạch Thiên Quải? (Quẻ này ngụ ý rằng: Các bề tôi nên phò tá quân vương, giúp vua cai trị tốt). “Ông quan sát các đường nét trên móng vuốt của chim thú, nhận biết được sự tương đồng và khác biệt để tạo ra chữ vết. Dùng cái nghệ của trăm nghề, quan sát vạn vật phẩm, dựa vào hình ảnh của sự vật mà vẽ ra hình tượng, cho nên gọi là văn (文). Về sau kết hợp với âm đọc (hình thanh) gọi là tự (字). Văn tự ngày càng nhiều lên, viết trên tấm lụa hoặc thẻ tre gọi là sách.” (Thuyết Văn Giải Tự của Hứa Thận thời Đông Hán)

Trong hơn 2.000 năm từ thời đại Ngũ Đế (Hoàng Đế, Chuyên Húc, Đế Cốc, Nghiêu, Thuấn) đến thời nhà Tần, các đời vua và vương triều khác nhau lại thay đổi hình dạng chữ theo các cách khác nhau mà không có sự tương đồng, nhiều kiểu chữ viết từng được lưu truyền như chữ Giáp Cốt, chữ Kim, chữ Triện, chữ Lệ, và nhiều kiểu chữ khác. Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Nguyên vào năm 221 trước Công nguyên, chữ Triện và chữ Lệ được quy định là loại chữ thông dụng.

3. Khởi nguồn của kỹ thuật in ấn

Kỹ thuật in ấn nguyên bắt nguồn từ con dấu và in dập thời cổ đại. Các con dấu thời Chiến Quốc hầu hết là các chữ chìm khắc vào trong ấn, đến thời Lưỡng Hán (Đông Hán và Tây Hán) chữ khắc nổi dần dần trở nên phổ biến. Từ việc sử dụng con dấu, người xưa đã phát minh ra phương pháp khắc chữ nổi viết ngược để tạo ra chữ viết xuôi, tức là phương pháp khắc chữ nổi.

Kỹ thuật in dập bắt đầu xuất hiện vào thời Đông Tấn, người xưa dùng giấy ướt ép chặt lên bia đá, đợi giấy khô rồi dùng mực chà lên các chữ viết hay hình vẽ, gọi là “dập đá”. Kỹ thuật in dập đá là chữ chìm viết xuôi, tức bản in ra là chữ trắng trên nền đen, còn dùng con dấu chữ khắc nổi thì cho ra bản in là chữ đen trên nền trắng. Sau này phương pháp khắc chữ chìm viết xuôi mô phỏng theo con dấu đã được thay thế bằng phương pháp khắc chữ nổi viết ngược, bôi mực đen lên con dấu rồi đóng lên mặt giấy, gọi là kỹ thuật khắc in. Khắc in là sự kết hợp hai phương pháp con dấu và in dập, kỹ thuật này bắt nguồn từ thời nhà Đường.

4. Bối cảnh văn hóa của kỹ thuật in ấn

Sau khi nền văn hóa rực rỡ thời Tây Hán kết thúc, văn hóa Trung Nguyên vốn tôn sùng Nho giáo và Đạo giáo, bắt đầu du nhập tư tưởng Phật giáo. Vào năm Vĩnh Bình thứ 10 triều đại Đông Hán (năm 67), Hán Minh Đế cử sứ thần triều đình đi về phía Tây tới nước Thiên Trúc lễ Phật, từ đó Phật giáo bắt đầu truyền đến phía Đông, tức truyền vào Trung Nguyên. Sự truyền bá của Phật giáo ở Đông Thổ vừa vặn cùng thời với sự xuất hiện của nghề làm giấy. Vào năm 105, Thái Luân phát minh ra giấy Thái Hầu, từ đây thời đại dùng vải lụa để chuyển tải chữ viết đã tiến sang thời đại dùng giấy để chuyển tải chữ viết, phương thức truyền bá văn hóa cũng thay đổi từ việc giáo dục một thầy một trò của thời kỳ dùng vải lụa sang giáo dục rộng rãi vào thời kỳ dùng giấy. Các phương tiện in ấn cơ bản đã được hoàn thiện.

Văn hóa Đôn Hoàng trong thời Đại Đường bước vào thời kỳ hoàng kim, đây là kho báu chứa đựng tinh hoa tượng trưng cho nền văn hóa Thần truyền của Trung Nguyên. Việc phát minh ra kỹ thuật in ấn vào thời nhà Đường có nguyên nhân sâu xa từ sự hồng truyền các kinh sách Phật giáo. Vào năm Trinh Quán thứ nhất (năm 627), hòa thượng Huyền Trang đi đến nước Thiên Trúc ở phía Tây để cầu Pháp thỉnh kinh, sau 18 năm ông trở về Trường An, ở lại chùa Hoằng Phúc để dịch kinh Phật. Đường Huyền Trang từng in rất nhiều “tranh Phổ Hiền Bồ Tát” và phân phát cho các tín đồ. Vào năm Đường Vĩnh Huy thứ ba (năm 652), Huyền Trang tấu xin vua cho xây dựng Nhạn Tháp để cất giữ kinh và tranh. Trong cuộc đời mình, hòa thượng Huyền Trang đã dịch khoảng 75 bộ kinh Phật, tổng cộng là 1.335 quyển.

Cùng với sự hồng truyền của Phật giáo, các cao tăng Phật giáo cũng lần lượt xuất hiện. Vào năm Đường Tiên Thiên thứ hai, tức năm năm Công nguyên 712, lục tổ Huệ Năng của Thiền Tông viên tịch ở chùa Quốc Ân, nhục thân của ông không bị tiêu hủy mà vẫn tồn tại cho đến ngày nay, hiện ở chùa Nam Hoa, Tào Khê.

5. Giải thích về kỹ thuật in ấn

Trong những năm Khánh Lịch thời Tống Nhân Tông (năm 1041-1049), Tất Thăng phát minh ra loại bản sắp chữ bằng đất sét có thể di chuyển được. Trong sách Mộng Khê Bút Đàm có ghi chép rằng “Phương pháp in ấn này sử dụng chữ khắc bằng đất sét, mỏng như cạnh đồng tiền, mỗi chữ là một con dấu, dùng lửa nung cho cứng. Đầu tiên chuẩn bị một tấm thép, trên đó có một lớp kết dính bằng nhựa thông hoặc sáp ong trộn với bột giấy. Nếu chỉ in ba hoặc hai bản thì cách in này không đơn giản, nhưng nếu in hàng chục hàng trăm nghìn bản thì sẽ cực kỳ nhanh chóng”.

Chữ in rời bằng đất sét dễ hư hỏng, không dùng lâu được. Trong những năm Đại Đức thời vua Nguyên Thành Tông triều đại nhà Thanh (năm 1297-1308), Vương Trinh đã tạo ra một bộ chữ rời bằng gỗ, hơn nữa còn thiết kế ra một cái giá quay vòng để sắp chữ. Loại chữ rời này được sắp lên giá chữ theo vần, khi sắp chữ thì bánh xe quay, người xếp chữ có thể ngồi để chọn chữ.

Kể từ khi ra đời vào thời nhà Đường, kỹ thuật in ấn luôn sử dụng phương pháp in đơn sắc, thường là màu đen, đôi khi là màu đỏ hoặc xanh lam. Ngoài in văn tự, một lĩnh vực ứng dụng khác của in xen màu là in ảnh. Lúc đầu dùng mấy loại màu để tô lên một tấm chạm khắc, chẳng hạn để in một bức tranh ba màu thì màu nâu đỏ tô trên cành cây, màu xanh lá cây vẽ trên lá và màu hồng vẽ trên hoa. Nhưng in theo cách này thì màu sắc dễ bị lẫn lộn không rõ. Vì vậy người ta lại dựa theo mức độ đậm nhạt và sự tương phản màu trong bản vẽ gốc mà phân loại màu sắc, khắc thành nhiều tấm in, sau đó dựa theo màu sắc mà in xen màu hoặc in chồng màu, để có được màu sắc như ý. Bộ sách Thập Trúc Trai họa phổ vào những năm đầu niên hiệu Thiên Khải, Triều Minh (Minh Hi Tông 1621 – 1627) không chỉ có màu sắc tươi sáng, mà còn nổi bật từng đường nét của mây và sóng nước. Đến lúc này thuật in ấn cổ đại đã bước vào giai đoạn hoàn thiện.

Tệp đính kèm: Ứng dụng của kỹ thuật in màu cổ đại – Tranh Tết Dương Liễu Thanh.

Dẫn lời sư phụ phường tranh Dương Thành Hiệu thuộc dòng tranh Tết Dương Liễu Thanh: Dựa theo tư liệu thì tranh Tết ở Trung Quốc đã có lịch sử hơn 2.000 năm. Tranh Tết Dương Liễu Thanh ở Thiên Tân có lịch sử hơn 400 năm.

Nói đơn giản thì năm quy trình của tranh Tết là: cấu, khắc, ấn, họa và bồi (kết cấu, khắc, in, vẽ, đắp). Tranh khắc trên bản gỗ là khắc ngược, khi in ra sẽ được mặt chính. Quy trình thứ ba của tranh Tết là in tranh, quy trình này có hai nội dung, một là phương pháp vẽ đường mực, tức là vẽ màu trực tiếp sau khi in; hai là in xen màu, in xen năm màu sắc với nhau.

Ở Trung Quốc có rất nhiều câu chuyện dân gian, đặc biệt là tứ đại danh tác của Trung Quốc: Hồng Lâu Mộng, Tam Quốc diễn Nghĩa, Thủy HửTây Du Ký. Nhất là vào những ngày đông rét mướt, người lớn thường thông qua những bức tranh Tết này để kể cho trẻ con nghe rất nhiều câu chuyện với nội dung đặc sắc. Trẻ con cũng thích nghe, mà người già cũng thích kể, cho nên đó là một trong những lý do khiến mọi người rất yêu thích tranh Tết.

6. Lời kết

Chữ Hán, kỹ thuật làm giấy và kỹ thuật in ấn truyền tải văn hóa Trung Nguyên. Trải qua thời gian khoảng chừng 5000 năm, những phát minh này đã xuất hiện trong ánh hào quang và bụi trần của thế gian, hun đúc nên nội hàm và tư tưởng thâm sâu của văn hóa Trung Nguyên, là kiến chứng cho những vinh quang và suy bại trong lịch sử xa xưa, để chờ đợi hy vọng và tương lai.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/30555

The post Tứ đại phát minh của Trung Quốc cổ đại: Kỹ thuật in ấn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tứ đại phát minh của Trung Quốc cổ đại: Kỹ thuật làm giấyhttps://chanhkien.org/2022/05/tu-dai-phat-minh-cua-trung-quoc-co-dai-ky-thuat-lam-giay.htmlThu, 05 May 2022 09:23:13 +0000https://chanhkien.org/?p=28547Do NTDTV sản xuất [ChanhKien.org] 1. Giấy Thái Hầu Vào năm Hưng Nguyên thời Đông Hán (năm 105), Thái Luân tấu trình kỹ thuật làm giấy lên Hán Hòa Đế (Hoàng đế thứ tư của nhà Đông Hán), được Hoàng đế ban thưởng lớn và cho phép sử dụng rộng rãi. Năm 116, Thái Luân […]

The post Tứ đại phát minh của Trung Quốc cổ đại: Kỹ thuật làm giấy first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Do NTDTV sản xuất

[ChanhKien.org]

1. Giấy Thái Hầu

Vào năm Hưng Nguyên thời Đông Hán (năm 105), Thái Luân tấu trình kỹ thuật làm giấy lên Hán Hòa Đế (Hoàng đế thứ tư của nhà Đông Hán), được Hoàng đế ban thưởng lớn và cho phép sử dụng rộng rãi. Năm 116, Thái Luân được tấn phong làm Long Đình Hầu. Trí tuệ của Thái Luân đã mang lại lợi ích cho muôn dân, nên người ta gọi giấy do Thái Luân làm ra là “giấy Thái Hầu”, lưu danh thiên hạ.

Thái Luân tự Kính Trọng, là người gốc Quý Dương thời Đông Hán, hiện nay là thành phố Sâm Châu, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Ông là Thái giám thời Đông Hán, mất năm 121.

Sách “Hậu Hán thư – Thái Luân truyện” ghi: “Từ xa xưa, chữ viết đa phần được viết trên thẻ tre, có người viết trên lụa nên gọi là chỉ (giấy). Lụa thì đắt tiền còn thẻ tre thì nặng, không thuận tiện cho con người. Thái Luân liền nảy ra ý tưởng sử dụng vỏ cây, cây gai dầu, vải cũ và lưới đánh cá để làm giấy”.

Kể từ thời Thái Luân, kỹ thuật và nguyên liệu làm giấy đã không ngừng phát triển qua các triều đại, nhưng nguyên lý làm giấy của Thái Luân vẫn được sử dụng cho đến tận ngày nay.

2. Mắt nhìn tâm hiểu và sự thể hiện trên mai rùa, xương thú, thẻ tre và lụa

Trải qua nạn hồng thủy cùng sự trôi dạt và thay đổi của các lục địa, trên các lưu vực sông tại Ai Cập cổ đại, La Mã, Ấn Độ và vùng Trung Nguyên lần lượt xuất hiện nền văn minh nhân loại.

Cách đây 5.000 năm, vào thời đại Tam Hoàng Ngũ Đế cổ đại (khoảng thế kỷ 26 TCN ~ đầu thế kỷ 21 TCN), chữ tượng hình đã được lưu truyền ở vùng Trung Nguyên. Trong các đồ gốm sứ và các bản giáp cốt khai quật được, người ta có thể tìm thấy các ghi chép về việc cổ nhân quan sát thiên tượng. Cách đây 4.500 năm người xưa đã biết quan sát mặt trời, mặt trăng và sông núi, còn cách đây hơn 3.000 năm, trên thế giới đã xuất hiện những ghi chép bằng văn tự sớm nhất về “nhật thực”.

Cuốn sách “Hoàng Đế Nội Kinh” xuất hiện sớm nhất vào thời Chiến Quốc đã ghi lại các câu hỏi của Hoàng Đế về hiện tượng tự nhiên, thân thể con người, những câu trả lời và giải thích của đạo sĩ Kỳ Bá và Lôi Công trên cơ sở vận dụng học thuyết âm dương ngũ hành. Cuốn sách này được coi là cuốn sách kinh điển đầu tiên của y học Trung Quốc.

Chương đầu tiên “Thượng Cổ Thiên Chân Luận” của sách “Hoàng Đế Nội Kinh” viết:

Ngày xưa Hoàng Đế sinh ra đã là Thần linh, sức yếu nhưng có khả năng ăn nói, lúc nhỏ thì gọn gàng chỉnh tề, khi lớn thì đôn hậu minh mẫn, đến khi công thành danh toại thì lên trời. Hoàng Đế hỏi Thiên Sư (Kỳ Bá) rằng: Ta nghe người thời thượng cổ đều sống tới trăm tuổi mà sức khỏe không kém sút, người đời nay tuổi mới năm mươi mà sức khỏe đã kém sút. Đó là vì thời thế khác hay là lỗi tại người chăng?

Kỳ Bá thưa rằng: Người thời thượng cổ biết Đạo, chiểu theo âm dương, điều hòa với thuật số, ăn uống có chừng mực, sinh hoạt điều độ, không làm quá sức, cho nên gìn giữ được cả hình hài và tinh thần, sống trọn số trời, hơn trăm tuổi mới thác.

Hoàng Đế quan trắc quy luật vận hành của mặt trời, mặt trăng và các vì sao để lập ra lịch, phù hợp với quy luật bốn mùa của trời đất, suy đoán sự biến hóa của âm dương, lý giải đạo lý về sự sống và cái chết. Đến thời trị vì của Nghiêu Thuấn, người dân được giáo hóa, tôn kính Trời và kính trọng Thần linh, tự ước thúc bản thân. Tương truyền lúc đó trời đầy sao sáng, sương ngọt rơi xuống, người người nhường nhau đi đường, chó không sủa to, lúa mọc hai bông, đêm mưa ngày nắng.

Ngay từ khi văn tự và công cụ viết còn ở thời kỳ sơ khai nguyên thủy, học thuyết âm dương của Đạo gia đã trở thành lý niệm trong cuộc sống con người, hình thần đầy đủ, khẩu thụ tâm truyền trở thành cách mà mọi người giao lưu trao đổi với nhau. Sách “Thiên công khai vật” ghi: Tinh hoa của vạn vật, vi diệu của trời đất được truyền từ xưa đến nay, từ Hoa Hạ truyền ra bốn phương, để người đời sau có thể mắt nhìn mà tâm hiểu. Vậy thì truyền tải bằng cách nào đây? Nhà vua và thần dân trao đổi với nhau, thầy giáo truyền thụ bài học cho học sinh, nếu chỉ dựa vào lời nói truyền miệng thì có thể truyền được cho bao nhiêu người. Nhưng chỉ cần một tờ giấy dài một tấc hoặc một nửa cuộn sách thì sự việc được trình bày rõ ràng thông suốt, mọi nghi vấn đều tan biến.

Theo phương thức giao lưu trao đổi đơn giản và rõ ràng này của người xưa, phương tiện chuyển tải chữ viết đã trải qua một quá trình phát triển lịch sử hơn 3.000 năm từ chữ giáp cốt, thẻ tre, lụa cho đến giấy.

Năm 1972, hơn 900 sách thẻ tre, một cuốn sách lụa với hơn 120.000 ký tự và năm bức tranh lụa màu tinh xảo đã được khai quật trong lăng mộ thời Tây Hán ở Mã Vương Đôi, Trường Sa, Hồ Nam, Trung Quốc.

Sách “Sử ký – Lão Tử Hàn Phi liệt truyện” viết: Năm 516 TCN, trước khi Lão Tử rời khỏi cửa ải Hàm Cốc, tướng canh Doãn Hỉ nhìn thấy những đám mây màu tím ở phía Đông tụ lại thành hình rồng bay, trong tâm biết Lão Tử sắp đến, bèn sai người quét dọn đường và thắp hương hai bên đường. Cảm nhận được tấm chân tình của ông, Lão Tử đã viết cuốn “ Đạo Đức Kinh” 5.000 chữ, sau đó cưỡi trâu xanh đi về phía Tây.

Sau gần 2.500 năm, toàn văn cuốn “Đạo Đức Kinh” của Lão Tử tổng cộng 91 chương, hình thức chữ Lệ viết trên lụa đã được người đời sau biết đến. Lúc đó dường như mây tía của Lão Tử năm xưa đã đến phương Đông, khiến các học giả và chuyên gia phương Đông và phương Tây được mở rộng tầm mắt. Đây cũng là hình thức chuyển tải văn tự trên sách lụa sớm nhất trên thế giới cho đến nay.

Thẻ tre và lụa mỏng được sử dụng làm phương tiện viết chữ mãi cho đến triều đại nhà Tần và nhà Hán. Sách “Trang Tử – Thiên Hạ” viết: “Huệ Thi là người hiểu sâu biết rộng về mọi mặt, sách của ông chất năm xe”, ghi lại rằng danh sĩ Huệ Thi thời Chiến Quốc chu du thiên hạ để học hỏi, sách mà ông mang theo chất đầy năm xe. Sách “Sử Ký – Tần Thủy Hoàng bản kỷ” ghi: “Mọi sự việc trong thiên hạ dù lớn hay nhỏ đều do đức vua quyết định, vua cân đá mà biết được số sách đã đọc”. Một hòn đá là 120 cân, nghĩa là Tần Thủy Hoàng một ngày đã đích thân phê duyệt 120 cân văn bản bằng thẻ tre mà các quan văn đã viết ra.

3. Kỹ thuật làm giấy thời cổ đại

                                       Công nghệ làm giấy thời nhà Hán

Giấy trừng tâm đường

 

Giấy thời nhà TốngGiấy Tuyên – nguồn gốc từ thời Đường

Nghề làm giấy bắt đầu xuất hiện vào thời nhà Tần và nhà Hán. Năm 1973, giấy gai dầu sử dụng vào thời Tây Hán đã được khai quật ở Kim Quan, Cam Túc, Trung Quốc. Tác phẩm “Thiên công khai vật” của Tống Ưng Tinh thời nhà Minh ghi lại quá trình làm giấy ở Trung Quốc cổ đại như sau: Băm nhỏ tre ngâm dưới ao, cho vào nồi nấu sôi đủ lửa, dùng tấm màn nhúng vào nước chứa bột tre, (bột giấy kết thành lớp mỏng bám trên mặt tấm màn), tách lớp giấy ra khỏi tấm màn, đặt tấm gỗ lên trên tờ giấy để ép hết nước, hong khô qua lửa.

Thợ cả dạy cách làm giấy Tuyên thủ công thời cổ đại:

“Trước và sau tiết Thanh Minh Cốc Vũ (tre) được đốn hạ, ném xuống ao ngâm hơn 100 ngày. Ngâm xong vớt ra, chặt thành từng khúc, tước vỏ, bỏ mắt, rồi cho vôi sống vào nấu cùng, thường phải nấu khoảng một tuần.

Nấu xong thì lọc và rửa sạch, dội nước, nghiền nát, còn phải nấu lần thứ hai, có thể chưng thay nấu, như vậy là sạch cơ bản, sau khi cọ rửa và dội nước thì còn lại sợi tinh khiết. Giống như vừa nói vì sao những tấm giấy không dính, bản thân sợi không có độ dính, chỉ giống như bông, không dính, bạn kéo lên không hỏng, rất mềm mại dẻo dai mà lại phòng chống côn trùng, vì nó không có thêm chất gì cả, không có gì có thể ăn được, không có chút tinh bột hay tạp chất nào, chuột có ăn cũng không hết đói thì nó cắn làm gì. Trước đây hoàng thượng ở trong cung lo lắng không yên về các bức ngự bút ngự họa của mình, còn phải trộn thêm một ít dược liệu vào trong đó.

Thực tế giấy Tuyên bảo quản tốt, hơi ẩm một chút, thì sẽ không hỏng, ít nhất trên 200 năm mới hơi ngả sang màu vàng nhưng không bị mục nát; hiện tại rất nhiều thứ trong bảo tàng đều được làm bằng giấy Tuyên. Sách và thư họa đều dùng giấy Tuyên.

Đây là giá để ép giấy (xem hình phía trên), dùng đòn bẩy ép hết nước trong giấy ra, hong khô. Các lớp giấy sẽ không bị dính vào nhau vì vải trơn ở đây được làm bằng len, đợi khô nước sau gần một ngày đêm thì chuyển đến đây”.

4. Sự trùng hợp thời gian với việc truyền bá Phật giáo sang phương Đông

Năm 111 TCN, sau khi Hán Vũ Đế chính thức thành lập quận Đôn Hoàng, ông đã bố trí bốn đô úy để trấn giữ bốn cửa ải cổ là Ngọc Môn, Dương Quan, Trung Bộ và Nghi Hòa. Vào năm Vĩnh Bình thứ 11 triều đại Đông Hán (năm 68), hai nhà sư Ấn Độ đã mang kinh Phật đến tặng cho kinh thành Lạc Dương nhà Đông Hán, và bắt đầu xây dựng chùa Bạch Mã. Với vai trò truyền tải văn minh, thuật làm giấy không lâu sau bước vào thời đại Phật giáo thịnh hành – thời Nam Bắc triều.

5. Sự truyền bá kỹ thuật làm giấy

Bắt đầu từ thế kỷ thứ 4, kỹ thuật làm giấy đã truyền đến Đông Á, Nam Á, Trung Á và đến tận châu Phi. Vào thế kỷ 12 nó được truyền sang châu Âu và Tây Á.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/30354

The post Tứ đại phát minh của Trung Quốc cổ đại: Kỹ thuật làm giấy first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tứ đại phát minh của Trung Quốc cổ đại: La bànhttps://chanhkien.org/2022/03/bon-phat-minh-vi-dai-cua-trung-quoc-co-dai-la-ban.htmlWed, 09 Mar 2022 09:16:10 +0000https://chanhkien.org/?p=28420Tác giả: Lữ Văn Thiên [ChanhKien.org] 1. Đá nam châm và la bàn Không thể xác minh được đá nam châm xuất hiện từ niên đại nào. Ghi chép sớm nhất về đá nam châm thời cổ đại có thể được tìm thấy trong sách Quản Tử – Địa số thiên. Khoảng 5000-2070 TCN, Hoàng đế […]

The post Tứ đại phát minh của Trung Quốc cổ đại: La bàn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lữ Văn Thiên

[ChanhKien.org]

1. Đá nam châm và la bàn

Không thể xác minh được đá nam châm xuất hiện từ niên đại nào. Ghi chép sớm nhất về đá nam châm thời cổ đại có thể được tìm thấy trong sách Quản Tử – Địa số thiên. Khoảng 5000-2070 TCN, Hoàng đế hỏi Bá Cao: Ta muốn tập hợp thiên hạ thì có cách nào không? Bá Cao trả lời: Nếu trên núi có đá chu sa thì ở dưới có mỏ vàng, trên núi có đá nam châm thì ở dưới có đồng, trên núi có đá thạch anh thì ở dưới có chì, thiếc, đồng đỏ, trên núi có đất đỏ thì ở dưới có sắt, nhìn núi mà có thể thấy được mỏ khoáng. Nếu phát hiện trên núi có mỏ, Quốc vương cần phong toả nghiêm ngặt mà cúng tế.

Trước thời nhà Tần và nhà Hán, trong các sách cổ Trung Quốc không có chữ “磁” (từ), nam châm được viết là “慈石” (từ thạch). Tại sao lại như thế? Cao Dụ thời Đông Hán giải thích rằng: “Đá, là mẹ của sắt. Đá có từ tính thì sẽ hút được con của nó”. Hoá ra người Trung Quốc xưa đã so sánh việc đá nam châm hút sắt với từ mẫu yêu con, do đó người ta gọi nam châm là “từ thạch”.

La bàn là loại khí cụ dùng để định vị phương hướng sớm nhất, nó xuất hiện và được sử dụng từ thời Chiến quốc vào thế kỷ thứ 5 TCN. La bàn khi đó không chỉ được sử dụng như một công cụ đo lường mà nó còn được sử dụng để đưa ra mưu lược và quốc sách. Sách Quỷ Cốc Tử – Mưu Thiên thế kỷ thứ 4 TCN viết: Người nước Trịnh vào núi tìm ngọc, đi bằng xe có la bàn, vì vậy không bị nhầm đường. Con người khi đo lường phẩm chất, đo lường năng lực, đo lường tình cảm, thì việc này cũng giống như làm việc phải có la bàn vậy.

Trong cuốn Hàn Phi Tử – Hữu Độ Thiên vào thế kỷ thứ 3 TCN có ghi lại: Bề tôi làm hại vua, cũng giống như xác định địa hình khi đi đường, từ gần đến xa, địa hình thay đổi, dần dần làm cho vua mất phương hướng, đổi hướng từ Đông sang Tây mà không hay biết. Vì thế tiên vương đặt ra kim chỉ nam (tức quốc pháp) để biết sớm và chiều (hướng mặt trời mọc và lặn, tức biết đâu là chính đâu là tà). Nhờ vậy mà bậc minh chủ có thể khiến cho quần thần không dám đưa ra chủ ý vượt ra ngoài pháp luật, không dám mưu cầu lợi ích vượt quá quy định của pháp luật, nhất cử nhất động đều phải hợp pháp.

2. La bàn của nhà Hán tung hoành thời không


(Hình ảnh minh hoạ: La bàn hình chiếc thìa)

La bàn thời nhà Hán bao gồm một chiếc thìa nhỏ và một đĩa xoay tạo thành, chiếc thìa nhỏ được mài thành từ nam châm tự nhiên, đáy của chiếc thìa là một bề mặt hình bán cầu, khi tay cầm của thìa bị ngoại lực di chuyển thì thân chiếc thìa sẽ quay trên đĩa xoay với đáy thìa là tâm.

Đĩa xoay được làm bằng đồng, có hình tròn bên trong và hình vuông bên ngoài. Bát Quái, Thiên Can, Địa Chi và 28 chòm sao được bố trí theo thứ tự ở ngoại vi của vòng tròn trung tâm. Ngoại trừ các phần trùng hợp, tổng cộng có 24 hướng chỉ đường được đánh dấu. Thiên Can, Địa Chi tượng trưng cho thời gian, Bát Quái và 28 chòm sao tượng trưng cho vũ trụ và 28 nhóm tinh tượng đối lập nhau.

Thiên Can gồm: Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý, Địa Chi gồm: Tý Sửu Dần Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi. Khi chúng được kết hợp với nhau thì tạo thành các chiều thời không khác nhau. (Tức là Bát Quái gồm Càn, Khôn, Cấn, Chấn, Khảm, Li, Tốn, Đoài đại diện cho các hướng), còn 28 chòm sao là 28 nhóm bản đồ chiêm tinh đại diện cho bầu trời, (tên gọi là Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ, Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích, Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Chủy, Sâm, Tỉnh, Quỷ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn). Cái muôi của la bàn được đặt xuống đất thì gốc của nó chỉ hướng Nam. Khi quan sát kỹ, chúng ta sẽ thấy rằng cái muôi của la bàn liên tục vận chuyển giữa các nhân tố thời không, nó sẽ qua lại như con thoi trong các thời không khác nhau, như thể vũ trụ mênh mông, sau khi dừng lại, tay cầm của cái muôi được định vị về phía Nam. Trong một khoảnh khắc, phương vị thời không thay đổi từ vô hình thành hữu hình, như thể thực sự có thể sờ được nó. Người xưa đứng trên cơ điểm của vũ trụ để nắm bắt mối liên hệ đối ứng giữa thân thể người với thời không, là phát hiện sớm nhất về sự tồn tại và định hướng của năng lượng từ tính, la bàn là một ứng dụng của trí tuệ này.

Thiên Can và Địa Chi được gọi chung là Can Chi. 10 Thiên Can phân thành: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. 12 Địa Chi là: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Khi kết hợp với nhau tạo thành một vòng tuần hoàn 60 Can Chi, mở đầu bằng “Giáp Tý”. Trong lịch sử, Can Chi đã được sử dụng trong gần 3.000 năm để ghi năm. Thiên Can Địa Chi cũng được dùng để tính ngày. 12 Địa Chi tương ứng với 12 canh giờ, và 1 canh giờ tương đương với 2 giờ đồng hồ ngày nay. Vào thời Nam Tống, đồng hồ mặt trời theo đường xích đạo được sử dụng rộng rãi để xem giờ, sử dụng bóng của kim đồng hồ để xác định thời gian. Ngày Hạ chí ở Bắc Cực thì bóng ngắn, ngày 60 khắc, đêm 40 khắc. Ngày Đông Chí ở Nam Cực thì bóng dài, đêm 60 khắc, ngày 40 khắc. Dịch thông quái nghiệm viết: “Vào ngày Đông Chí, bóng mặt trời dài 1 trượng 3 thước. Vào ngày Hạ Chí, bóng mặt trời dài 1 thước 5 tấc. Gọi là đồng hồ lập bát thước”.

3. Những bí ẩn chưa có lời giải

Những hiểu biết của người cổ đại về sinh mệnh và quy luật tự nhiên còn ẩn chứa trong đó rất nhiều điều bí ẩn mà con người ngày nay chưa giải đáp được. Năm 132, Trương Hành phát minh ra máy đo địa chấn. Cho đến ngày nay thì người ta vẫn chưa thể lý giải được nguyên lý cơ học và nguyên lý cảm ứng chấn động của nó.

(Hình ảnh minh hoạ: Máy đo địa chấn của Trương Hành)

Sách Hậu Hán Thư – Trương Hành liệt truyện có ghi chép: Vào năm Dương Gia thứ nhất, Trương Hành đã tạo ra máy đo địa chấn. Nó được làm bằng đồng tinh luyện, có đường kính 8 thước, nắp nhô lên, hình dáng giống như một cái bình rượu, xung quanh được trang trí hình núi, rùa, chim, thú được viết theo thể triện văn. Ở giữa bình có một chiếc cột trụ, từ đó có tám thanh xà ngang toả ra xung quanh, có tác dụng làm đóng mở máy. Bên ngoài bình có tám con rồng, mỗi con trong miệng lại ngậm một quả cầu bằng đồng, ở dưới tương ứng có tám con cóc trong tư thế đang há miệng để hứng lấy quả cầu. Cơ chế vận hành linh hoạt của chiếc máy đều được giấu rất kín đáo tỉ mỉ trong bình. Nếu có địa chấn, thì cái bình sẽ rung, rồng máy sẽ nhả quả cầu ra, và con cóc sẽ hứng lấy quả cầu. Tiếng động được tạo ra khi quả cầu rơi vào miệng cóc bên dưới sẽ giúp người ta biết được có dấu hiệu của động đất. Mặc dù một con rồng chuyển động, nhưng bảy con rồng khác thì lại bất động, tìm theo hướng của nó sẽ biết được nơi có động đất. Kiểm nghiệm lại sự việc, thì chính xác như Thần. Theo sách cổ ghi lại, từng có lần một con rồng máy chuyển động mà mặt đất không chuyển động, các học giả ở kinh thành liền cho rằng cỗ máy không hiệu nghiệm. Vài ngày sau, dịch trạm về báo quả là có trận động đất xảy ra ở Lũng Tây, lúc này mọi người mới khâm phục sự kỳ diệu của cỗ máy. Từ đó về sau, nhà vua lệnh cho quan sử ghi chép lại hướng xảy ra động đất.

4. Sự phát triển của la bàn

Theo ghi chép trong cuốn Mộng Khê Bút Đàm của Thẩm Quát, vào thời Bắc Tống có bốn loại thiết bị la bàn sử dụng các phương pháp đo khác nhau, gồm phương pháp nổi trên mặt nước, phương pháp treo sợi tơ, phương pháp chỉ móng tay và phương pháp xoay muôi. Phương pháp la bàn nổi trên mặt nước là xuyên một kim chỉ nam qua tâm sợi bấc đèn, rồi cho vào bát nước, dùng lực nổi của bấc đèn và lực trượt của nước để đưa kim chỉ nam chỉ về hướng Nam Bắc. Phương pháp treo sợi chỉ là buộc một đầu sợi chỉ vào giữa kim chỉ nam, đầu kia treo lên giá gỗ, đặt một đĩa tròn có ghi phương hướng ở dưới kim, khi đứng yên, kim sẽ chỉ hướng Nam Bắc. Phương pháp chỉ móng tay là đặt một cây kim chỉ nam lên móng tay cái, kim từ tính sẽ quay trên bề mặt nhẵn của móng tay để chỉ hướng Nam Bắc. Phương pháp xoay muôi là đặt kim chỉ nam hình cái muôi lên cạnh bát. Trong số bốn phương pháp, thì phương pháp treo sợi chỉ giúp kim chỉ nam chuyển động linh hoạt, độ chính xác tương đối cao trong việc định hướng, nhưng khi sử dụng không được có gió, các vật thể không được lung lay, nên có rất nhiều hạn chế. Còn phương pháp la bàn nổi trên mặt nước thì có thể duy trì một cách tương đối mức độ và sự ổn định của kim chỉ nam.

Khi Thẩm Quát thử nghiệm phương pháp la bàn treo, ông đã nhiều lần phát hiện ra rằng kim chỉ nam không chỉ hướng chính Nam và chính Bắc, mà hơi lệch về phía Tây Bắc và Đông Nam, do đó ông đã phát hiện ra độ nghiêng từ tính — góc nghiêng được tạo ra với đường nối hai cực Bắc Nam của địa cầu, đây là ghi chép sớm nhất trên thế giới về độ nghiêng từ tính của Trái đất.

Ngoài các loại la bàn trên, vào thời nhà Nguyên, người ta còn tạo ra các công cụ la bàn hình con rùa, con cá. Trong các loại la bàn này thì một cục nam châm sẽ được đặt vào bụng cá khắc gỗ hoặc rùa khắc gỗ, rồi đặt lên một cây kim thẳng đứng. Đến năm Gia Tĩnh triều Minh, lại xuất hiện la bàn khô. La bàn khô được đỡ bởi một chiếc đinh ở trung tâm của kim chỉ nam, làm cho lực ma sát của kim chỉ nam rất nhỏ, kim chỉ nam có thể quay tự do. Vì kim chỉ nam có điểm tựa cố định nên sẽ không lắc lư như khi ở trên mặt nước. Do đó la bàn khô thích hợp với hàng hải hơn so với la bàn nước.

5. Văn minh được truyền ra thế giới

Trịnh Hòa, một nhà hàng hải Trung Quốc vào thời nhà Minh đã từng bảy lần dẫn theo hạm đội lớn sang phương Tây. Trịnh Hòa dẫn đầu một hạm đội hơn 27.000 người trên hơn 60 con thuyền lớn có la bàn và bản đồ hàng hải, những con thuyền lớn này được gọi là “Bảo thuyền” (thuyền quý). “Bảo thuyền” lớn nhất dài 40 trượng và rộng 18 trượng, là con thuyền lớn nhất trên biển vào thời điểm đó. Đội thuyền đã đến nhiều nơi ở bán đảo Đông Dương, quần đảo Nam Dương, Ấn Độ, Ba Tư và Ả Rập, cho đến tận bờ biển phía Đông của châu Phi. Họ đã đi qua hơn 30 quốc gia.

Vào khoảng thế kỷ 12, la bàn đã đến Ả Rập thông qua hoạt động thương mại, và sau đó được truyền đến châu Âu.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/30557

The post Tứ đại phát minh của Trung Quốc cổ đại: La bàn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tứ đại phát minh của Trung Quốc cổ đại: Thuốc súnghttps://chanhkien.org/2022/01/tu-dai-phat-minh-cua-trung-quoc-co-dai-thuoc-sung.htmlTue, 25 Jan 2022 01:08:39 +0000https://chanhkien.org/?p=28285Tác giả: Lữ Văn Thiên [ChanhKien.org] 1. Thần Tông tạo vũ khí Lưu huỳnh, đá tiêu (Kali Nitrat – KNO₃) và than (bột than) là các thành phần chính chế tạo ra thuốc súng trong thời cổ đại, chúng được bắt đầu sử dụng từ thời nhà Đường. Trong những năm Khánh Lịch triều Bắc […]

The post Tứ đại phát minh của Trung Quốc cổ đại: Thuốc súng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lữ Văn Thiên

[ChanhKien.org]

1. Thần Tông tạo vũ khí

Lưu huỳnh, đá tiêu (Kali Nitrat – KNO₃) và than (bột than) là các thành phần chính chế tạo ra thuốc súng trong thời cổ đại, chúng được bắt đầu sử dụng từ thời nhà Đường. Trong những năm Khánh Lịch triều Bắc Tống (tức những năm 1044 CN), trong cuốn binh thư “Võ Kinh Tổng Yếu” đã xuất hiện những ghi chép đầu tiên về các phương pháp điều chế thuốc súng. Trong thời gian Tống Thần Tông tại vị, [triều đình] đã liên tiếp cho lập nên các xưởng vũ khí quân sự và ngự tiền sở [1], vì thế một lượng lớn đá tiêu, lưu huỳnh được sử dụng trong y dược cổ truyền đã được chuyển đổi sang [lĩnh vực] quân đội.

2. Trung y và Lưu tiêu

“Lưu tiêu” chỉ lưu huỳnh và Kali Nitrat.

Đá tiêu và lưu huỳnh là một vị thuốc Trung y trong bộ Ngọc Thạch, được lưu truyền trong dân gian từ thời Xuân Thu. Theo ghi chép của cuốn “Thần Nông Bản Thảo kinh” thì:

“Đá lưu huỳnh có vị chua tính ôn, có độc… có công dụng làm chắc xương cốt, trị rụng tóc (hói trọc), có thể biến vàng, bạc, đồng, sắt thành vật lạ khác. Nó sinh ra trong các khe núi.”

“Đá tiêu có vị đắng tính hàn. Chủ trị (đặc trị) chứng ngũ tạng tích nhiệt, đầy hơi chướng bụng; làm sạch đường ăn uống, thúc đẩy trao đổi chất, trừ tà khí. Tinh chế đá tiêu giống như cao, sử dụng trong thời gian dài thì thân thể nhẹ nhàng. Nó có tên khác là xun-phát na-tri ngậm nước (Na2SO4.10H2O). Nó sinh ra từ trong các khe núi.”

3. “Đa sự chi thu” và sự xuất hiện của các Thánh nhân

(Chú thích của dịch giả: “Đa sự chi thu” có hàm nghĩa là chỉ sự rối loạn, thời buổi rối ren, mất an ninh)

Thuốc súng xuất hiện trong khoảng thời gian chuyển giao giữa nhà Tây Chu và thời kỳ Chiến Quốc, đây là thời kỳ các vị Thần quy vị (giải thích của dịch giả: các vị thần quy vị là việc Khương Tử Nha lãnh nhận nhiệm vụ Phong thần trong Phong Thần Diễn Nghĩa), các nước chư hầu xưng hùng, Trung Quốc ở trong thế cục rối ren, động loạn. Thời Xuân Thu còn xuất hiện các học thuyết mới lạ mà trước nay chưa từng có như Bách gia Chư tử, lễ – nhạc – văn chương lúc này cũng bước vào thời kỳ hưng thịnh.

Khổng Tử vấn lễ (Khổng Tử thỉnh giáo Lão Tử)

Lão Tử: “Ngô văn chi, lương cổ thâm tàng nhược hư, quân tử thịnh đức dung mạo nhược ngu. Khứ tử chi ngạo khí dữ đa dục, thái sắc dữ dâm chí, thị giai vô ích vu tử chi thân. Ngô sở dĩ cáo tử, nhược thị nhi dĩ.”

(Lão Tử: Ta từng nghe điều này, một thương nhân tài giỏi che giấu sự giàu có của mình một cách kín đáo, nhưng bề ngoài xem ra chẳng có gì cả; một bậc quân tử có tu dưỡng, bên trong ẩn chứa đạo đức, nhưng bề ngoài xem ra có vẻ ngu ngốc khờ khạo. Phải loại bỏ tính ngạo mạn và lòng tham dục vọng, sắc và dục đều không có lợi cho cơ thể con người . Vì vậy ta nói với phu tử (chỉ Khổng Tử) như thế mà thôi.)

(Lương cổ: 良贾 (âm cổ) là chỉ người kinh doanh buôn bán giỏi; thâm tàng 深藏 là chỉ báu vật được ẩn giấu, không để mọi người nhìn thấy. Người quân tử là người bên trong có thịnh đức nhưng vẻ ngoài của họ khiêm nhường như một kẻ khờ khạo. Vẻ ngoài chính trực, ngạo mạn cũng như sắc và dục đều không giúp ích được gì cho phu tử, cần phải loại bỏ).

Khổng Tử: Con chim, ta biết chúng có thể bay; con cá, ta biết chúng có thể bơi; … còn rồng, ta không thể biết nó cưỡi gió mây mà lên trời. Ngày nay ta thấy Lão Tử cũng giống như một con rồng!

Sách “Sử ký • Lão Tử Hàn Phi Liệt Truyện” có ghi chép: Lão Tử tu dưỡng đạo đức, ông học theo cách “tự ẩn vô danh vi vụ” (ẩn mình vô danh mà phụng sự)… Khi thấy nhà Chu suy yếu, ông liền viết cuốn sách nổi tiếng nói về ý nghĩa của đạo đức gồm hơn 5.000 chữ (Đạo đức kinh) rồi rời đi, không biết ông đã đi đâu.

Chỉ vài năm trước khi Khổng Tử ra đời, trên bán đảo Nam Á đã xuất hiện một nhân vật “kinh thiên động địa”.

Vào năm 565 Trước Công nguyên, Đức Phật Thích tôn của Phật giáo là Phật Thích Ca Mâu Ni giáng thế tại nước Ca-tỳ-la-vệ ở phía bắc Ấn Độ cổ đại (ngày nay thuộc nước Nepal).

Lúc bấy giờ Bà La Môn giáo đã bước vào thời kỳ mạt pháp, xuất hiện việc sát sinh để cúng tế, các học phái ngoại đạo thừa cơ nổi lên, các nước lớn đều đứng lên tiến hành tự trị. Vào thế kỷ thứ 6 TCN, Thích Ca Mâu Ni đã thị hiện thành Phật, khai thị con đường giải thoát cho chúng sinh ở thế giới Ta Bà và kiến lập nên Phật giáo nguyên thủy.

Sau thời Xuân Thu, tam giáo (Nho-Thích-Đạo) bắt đầu được lưu truyền ở Trung Nguyên, mở ra các triều đại đế vương kéo dài hơn hai nghìn năm.

4. Luyện đan và Đạo

Đá tiêu và lưu huỳnh, trong thời cổ đại thường được Đạo gia sử dụng để luyện đan. Trong cuốn “Bão Phốc Tử Nội Thiên” của Cát Hồng triều Tấn đã biên tập hàng chục phương pháp luyện đan, trong đó có cả phương pháp Cửu chuyển kim đan thuật. Dược tính của đá tiêu và lưu huỳnh là có độc tính, tại sao lại có thể dùng nó để luyện đan tu Đạo, đến nay điều này vẫn là một bí mật trong những bí mật, nhưng các thời đại những cao nhân đạo sĩ như vậy cũng không hiếm, cũng không khó để tìm thấy họ.

Dựa theo những ghi chép về truyện Gia Cát Lượng trong “Tam Quốc Chí • Thục Chí”: “(Gia Cát Lượng) đã “suy diễn” (chuyển biến) binh pháp để tạo ra bát trận đồ”. Ông đã dùng đá xếp bát lũy thạch trận, biến hóa khôn lường, có thể chống lại mười vạn tinh binh.

Trí huệ của Gia Cát Lượng không chỉ thể hiện ở tài mưu lược quân sự mà còn rất giỏi xem thiên tượng dịch số. Tiếp nối sau Khương Tử Nha thời nhà Chu, Gia Cát Lượng đã viết cuốn dự ngôn thứ hai về các triều đại trong lịch sử mang tên là “Mã Tiền Khóa”.

Trong những năm Quang Tự triều Thanh, lão hòa thượng tên là Thủ Nguyên ở núi Bạch Hạc đã giải mã từng lời tiên tri từ thời Quang Tự trở về trước trong “Mã Tiền Khóa”. Lời tiên tri cho nhà Thanh là quẻ thứ chín của “Mã Tiền Khóa”: “Thủy nguyệt hữu chủ, cổ nguyệt vi quân, thập truyền tuyệt thống, tương kính nhược tân”.

Hòa thượng Thủ Nguyên giải thích: “‘Thủy nguyệt hữu chủ’ là chữ: thanh (清), ‘cổ nguyệt’ (古月) là chữ ‘hồ’ (胡), người Hồ làm vua, e rằng số trời không thể cưỡng được?” Tiếp đó ông lại nói rằng: “Lão tăng sinh vào năm Gia Khánh thứ mười (1806 CN), năm nay 86 tuổi (1892), mấy câu sau không dám luận bàn tùy tiện”. Nếu hòa thượng Thủ Nguyên có thể đợi mười mấy năm nữa, ông sẽ được tận mắt chứng kiến cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911, khi vị hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh là Tuyên Thống thoái vị trong buồn thảm. Lời giải thích đầy đủ của khóa này sẽ là: “Thống” (统) là chỉ hoàng đế “Tuyên Thống” (宣统), “Thập truyền tuyệt Thống” là chỉ nhà Thanh từ Thuận Trị nhập quan (tiến vào quan ải) xưng đế đến Tuyên Thống tổng cộng trải qua mười đời hoàng đế.

Các thời đại đều xuất hiện những nhà tiên tri giỏi giải thích Dịch Tượng như Khương Thượng (Khương Tử Nha), Khổng Minh. Sau “Mã Tiền khóa” của Khổng Minh thì có “Thôi Bối Đồ” của Lý Thuần Phong và Viên Thiên Cương thời Đường, “Mai Hoa Thi” của Thiệu Ung triều Tống, sau đó còn có “Thiêu Bính Ca” của Lưu Bá Ôn thời nhà Minh, tất cả đều để lại những dự ngôn chính xác và có hệ thống về thế sự sau này. Nhìn vào những lời dự ngôn về các triều đại này, theo xoay vần năm tháng nó dường như trở nên huyền bí không thể đoán trước, sự biến đổi của thế cục dường như đều tuân theo trật tự. Trong u minh có định số, nguồn gốc sâu xa của mỗi triều đại trong lịch sử 5.000 năm của Trung Nguyên, phải chăng đều ẩn chứa một chân cơ bí mật nào đó mà không thể nói rõ ra được.

5. Giải thích về thuốc súng

Vào thời nhà Minh (1368-1644) lần lượt xuất hiện nhiều loại vũ khí được làm từ thuốc súng. “Tật lê đào đạn” (bom gốm), thạch lôi (mìn đá) là những loại hỏa khí có sức nổ tương đương với lựu đạn và mìn. “Nhất oa phong” (như ong vỡ tổ) là một loại vũ khí bắn ra nhiều hỏa tiễn, đốt ngòi lửa là có thể cùng một lúc phóng ra 32 hỏa tiễn.

Theo ghi chép trong hai cuốn binh thư thời Minh là “Võ Bị Chí” và “Hỏa Long Kinh”: “Hỏa long xuất thủy” là loại vũ khí dài năm thước làm bằng ống của cây trúc, phần này gọi là thân rồng; ở bên trong phần bụng rồng có một số đạn có thể bắn ra như hỏa tiễn; ở phía trước và sau thân rồng lần lượt đặt bốn ống thuốc súng lớn. Hỏa long xuất thủy được dùng trong thủy chiến để chống lại tàu chiến của địch. Khi châm lửa bốn ống thuốc súng lớn gắn trên thân rồng, những hỏa tiễn cấp một này có thể đẩy hỏa long bay xa hai hoặc ba dặm trên mặt nước, sau đó khi hỏa tiễn cấp một cháy hết, nó sẽ tự động đốt cháy hỏa tiễn cấp hai trong bụng rồng, lúc này, từ miệng rồng bắn ra những hỏa tiễn bay vào kẻ thù và đốt cháy tàu địch.

Vào đầu thế kỷ 13 (giữa những năm 1225 và năm 1250 CN), cách thức chế tạo thuốc súng đã được truyền từ Trung Quốc sang Ả Rập (Ba Tư gọi đó là “muối Trung Quốc”, Ai Cập gọi đó là “Tuyết Trung Quốc”), sau đó nó được truyền đến châu Âu.

6. Bí ẩn về thuốc súng

Vào cuối thời nhà Thanh (1644 – 1911) đã xuất hiện các sự kiện lịch sử như: trào lưu thực dân đã phá vỡ sự truyền thừa trên phương diện lãnh thổ và huyết thống, cách mạng công nghiệp thế chỗ cho các lý niệm và giá trị quan truyền thống. Cùng với đó các cuộc chiến tranh kéo dài gần nửa thế kỷ đã phân ra thế cục của hai phe lớn trên thế giới đó là phe phương Đông (đại diện là Nga) và phe phương Tây (đại diện là Hoa Kỳ).

Sau gần ba nghìn năm thăng trầm dâu bể, thuốc súng đã đi qua bước chuyển mình từ văn hóa truyền thống sang thời đại thông tin. Thuốc súng có mặt từ trong chiến tranh, Trung Y, thậm chí đến cả trong giới tu luyện Đạo gia cho đến các mặt khác của cuộc sống con người. Nội hàm văn hóa sâu sắc của thuốc súng là đồng nhất với văn minh cổ đại Trung Quốc mà cho đến hôm nay vẫn để lại những ký ức về phương Đông thần bí nói chung.

Chú thích: [1] Ngự tiền sở 御前所: tên đầy đủ “Ngự tiền quân khí sở” 御前军器所 là cơ sở chế tạo binh khí do cấp nhà nước được lập ra vào cuối thời Bắc Tống, hoạt động dưới sự giám sát trực tiếp của nhà vua.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/30556

The post Tứ đại phát minh của Trung Quốc cổ đại: Thuốc súng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>