truyện ngụ ngôn | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnMon, 22 Jul 2024 11:21:49 +0000en-UShourly1Truyện ngụ ngôn: Hòn đảo cô độchttps://chanhkien.org/2024/04/truyen-ngu-ngon-hon-dao-co-doc.htmlThu, 11 Apr 2024 02:03:02 +0000https://chanhkien.org/?p=32950Tác giả: Tiểu Chân Chân [ChanhKien.org] (1) Bạo lực – Cô độc Có một hòn đảo cô độc biệt lập tọa trên mặt biển mênh mang sương khói. Từ cách đây đã rất nhiều năm, có một đất nước cổ xưa lâu đời, đã từng trải qua nền văn minh huy hoàng xán lạn. Nhưng […]

The post Truyện ngụ ngôn: Hòn đảo cô độc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tiểu Chân Chân

[ChanhKien.org]

(1) Bạo lực – Cô độc

Có một hòn đảo cô độc biệt lập tọa trên mặt biển mênh mang sương khói.

Từ cách đây đã rất nhiều năm, có một đất nước cổ xưa lâu đời, đã từng trải qua nền văn minh huy hoàng xán lạn. Nhưng rồi một lần, một tai nạn đã bất ngờ giáng xuống nơi đây. Sau đó, người ta cho rằng đất nước cổ xưa kia đã biến mất trên hành tinh xanh mướt này. Những con dân lưu lạc tha thương này đành đem những điều tốt đẹp xa xưa cất giấu kín vào sâu trong ký ức.

Nhưng nó không hề biến mất mà chỉ là đã trở nên cách biệt với thế gian. Hòn đảo cô độc này là di chỉ của đất nước cổ xưa ấy.

Một kẻ tàn bạo đã trở thành quốc vương nơi đây, hắn dựa vào hai chữ khủng bố mà cai trị hòn đảo, mọi người đều âm thầm gọi hắn là bạo chúa.

Năm đó, khi tai họa ập đến, lão quân vương cảm thấy sự bất hạnh của đất nước là do lỗi lầm của bản thân mình nên đã tự nhận lấy trách nhiệm, tai nạn qua đi, cố quốc bị tổn thất nặng nề nhưng vẫn chưa bị diệt vong. Vị quân vương già vì mệt mỏi u sầu mà tạ thế. Một số vị đại thần thông tuệ cũng rất buồn rầu, không còn muốn tiếp tục cai quản cố quốc nơi khiến người ta đau lòng này nữa nên đã rời đi sống cuộc đời ẩn dật trong núi sâu rừng già. Cố quốc chỉ còn lại là một hòn đảo cô độc hoang vu. Kẻ tàn bạo kia thừa cơ chiếm lấy vương vị rồi tuyên bố rằng: “Do lão quân vương sợ hãi thiên nhiên nên tai họa ập đến, vì vậy mà con người không thể chiến thắng được nó. Lão quân vương là thủ phạm đầu sỏ khiến đất nước xưa suýt bị diệt vong”, rồi từ đó hắn dẫn dắt con người đấu Trời đấu Đất.

Lúc đầu khi bạo vương chiếm được ngôi vua, không phải ai cũng tâm phục khẩu phục ông ta. Không nói năng nhiều, ông ta đem tất cả những ai không chịu phục tùng giết chết, hơn nữa còn đi nói với mọi người rằng: “Những kẻ đó là những phần tử cũ do tội phạm đầu sỏ lão quân vương sắp đặt, bọn họ sẽ mang đến tai nạn cho thành phố này cho nên tất phải đem giết hết đi”. Có những người bán tín bán nghi, lại có những người biết là chuyện gì đang xảy ra nhưng cũng không dám lên tiếng.

Mà tên bạo chúa còn ra lệnh đem những lý thuyết này viết vào sách giáo khoa, kết quả là sau nhiều năm, người ta đã không còn biết đoạn thời gian lịch sử này là thế nào nữa. Những thanh niên mới lớn sau này còn gần hoàn toàn tin theo những gì bạo vương nói mà không có chút mảy may nghi ngờ. Nhưng mọi người vẫn không thích ông ta bởi vì ông ta thực sự không phải là người tốt. Mà thực ra thì, dưới sự cai trị của hắn, mọi người đã quên mất thế nào là người tốt, mà chỉ là trong thâm tâm họ cảm thấy ông ta chắc chắn không phải là một người tử tế.

Thỉnh thoảng, lại có một cơn gió biển rất mạnh thổi tới quét qua hòn đảo cô độc khiến cho ai nấy đều run lên vì sợ hãi.

Từ trong tiếng gào thét mạnh mẽ nghiêm nghị kia, bạo vương thường nghe thấy lời khiển trách nghiêm khắc của vị cựu quân vương, ông ta vô cùng sợ hãi, ra lệnh cho mọi người xây lên bức tường vừa cao vừa dày bao lấy bốn bề xung quanh hòn đảo, rồi lại bôi máu của những người bị ông ta giết lên đó.

Ông ta thích màu của máu. Nhìn thấy màu sắc đó, ông ta cảm thấy chỉ cần ai không nghe theo mệnh lệnh mình thì ông ta sẽ lấy máu của người đó mà bôi lên trên, ông ta cảm thấy không còn ai dám không tuân phục mình nữa.

Sau khi bức tường đã được xây dựng xong, những thủ hạ của tên bạo chúa tuyên bố: Quốc vương đã vì người dân mà lập được những công lao to lớn vĩ đại, khiến dân chúng tránh phải chịu khổ do gió biển gây ra!

Nhưng người ta lại cũng không thể ra biển được nữa. Bởi vì trên tường không có cửa, chân tường thì xích những con thú ăn thịt người, chúng suốt ngày chỉ nhìn và ngửi máu trên tường mà không sao ăn được nên thường tóm bắt những người sống dưới chân tường cứ dõi ánh mắt nhìn hướng ra thế giới bên ngoài mà ăn thịt.

Quốc vương lại ban hành luật mới: Nghiêm cấm đến gần chân tường, bằng không sẽ là tự tìm đến cái chết.

Vậy là lại không có một ai dám bén mảng lại gần bức tường dù chỉ là nửa bước.

(2) Đoạn tuyệt

Ngày xưa có ông lão thường xuyên lênh đênh trên biển cả, tri thức vô cùng uyên bác, là người rất thiện lương, bình thường hay dừng chân trên hòn đảo này để nghỉ ngơi, ông có những câu chuyện kể hoài không hết, ai gặp ông cũng đều yêu mến. Nhưng sau này, số lần ông đến ít dần đi. Người ta kể rằng có người đã nhìn thấy bạo vương tìm gặp ông ấy, nói rằng không cho phép ông thường xuyên đến đảo này. Mà ông lại là người thập phần thiện lương hòa ái, trước nay chưa từng tranh đấu gây gổ với ai.

Sau đó, bức tường được xây lên và ông ấy cũng đã không còn quay lại nữa.

Trên hòn đảo cô độc bị vây hãm bởi bức tường thành, những con người sống trong đó cũng đã đi qua rất nhiều năm tháng. Một thế hệ người dần dần già đi còn thế hệ người mới trưởng thành thì trong tư tưởng lại chỉ toàn là những lý luận của bạo vương kia.

Dần dần người ta căm ghét và giễu cợt lại những lý luận đó nhưng vẫn không dám chế giễu bạo vương. Vì đã quen nghe những lời nịnh nọt tán dương giả dối nên họ đã quên mất nhân quyền cơ bản thiên phú, quên mất biển rộng mênh mang, quên khoảng trời bao la vô tận, quên cả những cuộc phiêu lưu bay nhảy tự do tự tại: cuộc sống của con người đã trở nên lãnh đạm nhạt nhòa, sống trong vô minh ám độn.

Một vùng trời đất này cũng đã trở nên ô nhiễm và xú uế, bệnh tật nhiều hơn khiến con người trở nên ngột ngạt. Không khí ô nhiễm, nước ô nhiễm, thực phẩm có rất nhiều độc tố, lòng người cũng đã trở nên dơ bẩn, rất nhiều người bị chết bất đắc kỳ tử không rõ nguyên nhân.

“Đất nước cổ xưa có lẽ đã không thể cứu được nữa rồi…” Một vị trí giả ngước nhìn lên bầu trời đêm buồn rầu thốt lên. Vừa dứt lời, một tảng thiên thạch từ trên trời rơi xuống.

Ngày hôm sau, có người tìm thấy thi thể của ông lão trí giả, ông chết cùng với một con thú ăn thịt người. Nhưng không ai biết tại sao ông lại làm như vậy.

(3) Con người thế gian – Mối duyên chưa đoạn

Vị lão trí giả đã rời xa thế gian này, ông đã đến tuổi phải rời đi.

Mọi người chỉ tỏ ra hơi tiếc nuối một chút rồi rất nhanh chóng quên mất ông. Ở vùng đất này, mọi người đều than thở “lẽ nào là hồ đồ”, và con người không cần đến sự giúp đỡ của vị trí giả nữa. Trong tâm của những người dân nơi đây đã dưỡng thành một thói quen: Chỉ vào lúc họ cần bạn thì họ mới nghĩ đến bạn mà thôi.

Không có các bậc trí giả thì con người vẫn sống qua mỗi ngày như thế, không có con người thì trái đất vẫn quay. Mà những dự ngôn bậc trí giả lưu lại trước khi lâm chung kia cũng không thấy xảy ra.

Ngày lại ngày trôi qua.

Người ta đã quen với sự cai trị của bạo vương, cũng không còn quan tâm đến những mệnh lệnh mà ông ta đưa ra, thay vào đó, trong đầu họ chỉ còn chú trọng đến cuộc sống của chính bản thân mình, cố gắng hết sức để bản thân sống tốt hơn mỗi ngày, mỗi ngày bản thân lại mạnh hơn kẻ khác. Bạo vương cũng mong muốn như vậy, và sẽ không còn ai bới móc những thiếu sót khuyết điểm của hắn ta (mà đây là điều hắn ta sợ nhất) và hắn sẽ lại có cuộc sống tốt hơn những người kia.

Hòn đảo cô độc dần dần trở nên phồn thịnh, bất kể vẻ bề ngoài tô trát đến đâu thì cũng không che đậy được việc bên ngoài đẹp đẽ nhưng bên trong mục ruỗng hư nát, dù sao thì sắc màu nơi đây cũng rất nhiều, những sự việc trong sinh hoạt của con người cũng ngày càng nhiều hơn. Mọi người ai nấy đều bận rộn với cuộc sống riêng của bản thân mình.

Góc Đông Bắc của hòn đảo là một nơi khá tốt, có núi có sông, ở đó có một thị trấn rất sôi động náo nhiệt, có người mua kẻ bán, các loại công việc lặt vặt, xem bói… Người dân các ngành các nghề đều tự tìm kế mưu sinh. Có một ông lão đang ngồi trên đường, trước mặt bày ra một ván cờ tàn. Mỗi ngày ông đều đến, đã nhiều năm nay, mọi người đều quen biết ông.

Cờ là từ tổ tiên truyền lại, ai cũng đều có thể chơi, nếu thua sẽ trả cho ông năm xu.

“Nếu tôi thắng thì sao?”, có người hỏi.

“Vậy anh có thể cầm lấy cái này, nhưng chắc chắn tôi sẽ không thua anh được”. Ông lão vừa nói vừa chỉ chỉ vào cái hộp gỗ gụ nhỏ bên cạnh mình. Thoạt trông đã biết ngay đây chính là món cổ vật bảo bối do tổ tiên truyền lại.

Nhưng đã nhiều năm rồi mà không ai có thể thắng được ông, và ông cũng lấy điều này làm kế sinh nhai cho mình. Một số người hiếu thắng thì không tin rằng ván cờ này không thể phá được, họ vẽ lại cách bố trí của ván cờ tàn rồi đem về nghiền ngẫm từng nước đi, kết quả là hầu như tất cả các chiêu thức họ đều đã thử hết nhưng vẫn không tìm được cách nào đánh bại ông ấy. Nhưng mọi người vẫn tiếp tục tìm đến ông để chơi cờ.

Hai người chơi cờ, một nhóm người xem.

Không biết là khoảng thời gian nào, trong nhóm người đứng xem chơi cờ có một chàng trai. Anh ta chỉ lặng lẽ quan sát, từ sáng đến tối muộn, cứ vậy trong nhiều ngày. Có người thấy tướng mạo của anh ta tương đối thông minh nhanh nhẹn bèn mời anh ta chơi với ông lão một ván cờ, nhưng anh ta mỉm cười từ chối. “Nếu không chơi thì ngày nào anh cũng ở đây làm gì?”, người kia tỏ vẻ khó chịu hỏi lại. Nhưng chàng trai chỉ mỉm cười lặng thinh không nói, vẫn ngày ngày đến xem chơi cờ.

Cuối cùng, một ngày nọ, anh đột nhiên xin được chơi cờ với ông lão. Đám đông vây quanh xem rất nhiệt tình.

“Đỏ trước, đỏ trước”, ông lão luôn bắt đầu bằng câu này, và đây cũng là thông lệ trong những cuộc đấu cờ tàn.

Mặt trời chuyển dần từ Đông sang Nam, đến giữa trưa, có người giúp mang đồ ăn tới, mọi người vừa ăn vừa xem cờ. Một góc thị trấn nhỏ trong núi hôm nay trở nên yên tĩnh lạ thường, ai nấy đều đang trầm ngâm suy nghĩ.

Trong lúc bất tri bất giác, ông mặt trời đã vòng chuyển hướng sang Tây và sắp sửa lặn vào sườn núi.

Chàng trai không hề ăn những quân cờ của ông lão nhưng quân đen của ông lão đã bị quân đỏ của chàng thanh niên vây khốn vào trong. Ông lão trầm ngâm suy nghĩ rất lâu.

Đột nhiên chàng thanh niên rơi hàng nước mắt, sau đó khóc to lên: “Quân đen khổ quá! Quân đen khổ quá…”

Ông lão cũng lẩm bẩm nói thầm: “Bị phá ở thế này rồi, bí mật tổ tiên truyền lại bị phá như thế này rồi, tổ tiên của ta nói rằng chỉ có người đại từ đại bi mới có thể phá được thế trận bí ẩn này, cuối cùng thì nó đã bị phá rồi…” Hai người ngồi đối diện nhau cùng nhìn nhau thở dài.

Đám đông đang vây xung quanh xem cờ nghe không rõ hai người họ đang nói cái gì nên bảo nhau: “Ồ, bọn họ bị điên rồi…”

Ông lão đặt chiếc hộp gỗ gụ vào tay chàng trai, bảo chàng nhất định phải về nhà mới được mở ra xem.

Ngày hôm sau, ông lão chơi cờ không đến nữa, thực ra là từ đó trở đi ông lão đã không đến nữa. Không ai biết nhà ông ở đâu.

Những người đợi xem đánh cờ thấy ông lão không đến, vừa định tản đi thì thấy chàng thanh niên hớt hải chạy tới hỏi ông lão chơi cờ đã đi đâu rồi.

Mọi người nói ông ấy không đến và có lẽ sau này sẽ không đến nữa.

Chàng thanh niên tự nhủ: “Vậy những thứ quý giá như này, mình không thể lấy được…”, anh chàng vừa nói vừa rời khỏi đám đông.

Đây là câu chuyện tôi đã xem từ khi còn niên thiếu, lúc đó chỉ là đọc sơ qua một lần nhưng lại cảm thấy rất chấn động, bao nhiêu năm rồi mà vẫn không thể quên, đặc biệt là bốn chữ “Đại Từ Đại Bi”, cảm thấy ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Những câu chuyện truyền kỳ như này được lưu truyền lại ở rất nhiều nơi. Trước tiên tôi mượn câu chuyện này.

Về sau, mọi người nói rằng ông lão đánh cờ chính là hậu duệ của lão trí giả, lại cũng có người nói rằng chàng thanh niên kia tương lai sẽ trở thành một nhân vật có năng lực lớn mà cả đảo này ai ai cũng biết.

Lại nhiều năm nữa trôi qua, ông lão vẫn không xuất hiện, và chàng thanh niên cũng không hề xuất hiện. Mọi người thì chìm đắm trong cuộc sống riêng tư và những bận rộn cá nhân, không ai nghĩ ngợi gì tới ẩn ý đằng sau của chữ “Đại Từ Đại Bi” đó là gì nữa.

(4) Tương phùng – May mắn

Mọi người vắt óc vì cơm ăn, áo mặc hay nơi ở, việc làm của bản thân mình. Nếu như nói của cải mà ông trời ban cho thế gian này là một lượng nhất định, vậy nếu ai đó muốn bản thân mình có được nhiều hơn thì chỉ có thể là do tranh giành từ tay kẻ khác. Nhiều năm qua đi, người dân trên đảo đã quen tranh giành ỷ mạnh hiếp yếu. Bao năm lao tâm khổ tứ, thân thể càng ngày càng sa sút. Thực sự là như vậy: hễ mở mắt ra là thấy mệt mỏi vô cớ, sâu thẳm trong tâm đều cảm thấy rằng cuộc sống này đã quá mệt mỏi rồi…

Có người nằm trên giường bệnh vẫn nơm nớp lo sợ khi nhớ lại những món tiền đã đáp xuống tay mình rồi lại tuột đi. Thế giới này thật kỳ lạ, có những người nghèo khổ nhưng thân thể lại rất khỏe mạnh, có những người giàu có nhưng mắc bệnh hiếm hao tiền, có người bệnh vừa đến viện khám đã khỏi, có người thì chữa thế nào cũng không khỏi được. Nửa đời còn lại sống chung với bệnh tật, cuộc sống sẽ là uống thuốc thay cơm. Con người dường như sống trong những mức độ thống khổ đau đớn khác nhau, và rất nhiều người đã thực sự trở thành “túi thuốc”.

Đột nhiên một ngày nọ, mọi người nghe nói có một chàng trai chữa bệnh miễn phí cho rất nhiều người, giống như đem mọi người từ cõi chết trở về, anh ta lại là người hiền hậu tốt tính, kiến thức uyên thâm, không ai có thể đoán được năng lực của anh rốt cuộc cao đến mức độ nào. Đây quả thực là vận may từ trên trời rơi xuống, những người đã bị bệnh tật giày vò thống khổ lâu năm lần lượt đến hỏi thăm anh ta.

Bạo vương cũng nghe nói về anh chàng này đã nhiều năm, bạo vương dựa vào việc hút máu người để duy trì sinh mệnh, thọ mệnh của hắn vì thế dài hơn so với những người bình thường khác. Nhưng vẫn không thể né tránh được nỗi thống khổ bệnh tật. Bạo vương muốn mời anh ta về để chuyên môn trị bệnh cho mình.

Ngay khi mệnh lệnh vừa phát ra, bỗng đám thủ hạ bên dưới có người chạy tới nói: “Người ta nói là anh ta sẽ không trị bệnh cho ai nữa, người ta bảo là con người có bệnh là có nguyên nhân. Mọi người theo anh ta luyện tập để đạt đến thân thể khỏe mạnh, thậm chí có người còn cải lão hoàn đồng!”

Bạo vương cảm thấy rất khó chịu, nhưng cũng không dám đắc tội với chàng thanh niên có phần thần bí kia.

Chàng thanh niên thì không thích trị bệnh cho người khác. Anh ấy thuyết giảng cho mọi người nhiều điều. Mức độ hiểu biết của anh rất rộng, anh ấy nói với mọi người về một đất nước cổ xưa, nói rõ với mọi người về lịch sử nguồn gốc của sinh mệnh, nói rõ về nguyên nhân dẫn đến tình hình hiện tại trên đảo… Anh ấy còn nói với mọi người nhiều lần về việc tại sao họ phải làm người tốt. Chưa có ai đã từng được nghe những điều này, những người đã bị mụ mẫm lâu ngày đột nhiên cảm thấy trong sâu thẳm tâm hồn đã mở ra một cánh cửa sổ trời, lắng nghe đến mức say sưa.

Đây chính là những âm thanh mà từ trong sâu thẳm tâm can con người đã vất vả tìm cầu và đợi chờ khốn khổ. Con người ta biểu hiện bề mặt thì ngu ngơ ngây dại nhưng trong sâu thẳm tâm can lại ôm giữ những ký ức xa xăm không thể nào quên, và giờ đây những ký ức trầm mê này đang dần thức tỉnh.

Mọi người đột nhiên chợt hiểu ra bốn ký tự mà họ đã nghe qua từ nhiều năm trước: Đại Từ Đại Bi. Đó là hành động cứu độ một sinh mệnh từ căn bản. Mọi người bắt đầu tôn kính gọi chàng trai trẻ là Sư phụ.

Không lâu sau, tất cả mọi người đều trở nên thân tâm khỏe mạnh, bầu không khí trên đảo cũng được cải thiện theo. Đây là điều vượt ngoài sức tưởng tượng của mọi người. Hơn nữa, ngay cả một người bình thường cũng nhận thức rõ ràng rằng, món quà lớn nhất và tốt nhất chính là khiến một người đắc được thân tâm khỏe mạnh, cho nên những người đắc được điều tốt đẹp kia, họ không quên đem những lời Sư phụ giảng đi nói lại cho anh em bằng hữu, khiến họ cũng có cảm thụ một chút niềm vui được sinh ra lần nữa trong cơn tuyệt vọng khốn cùng.

Và vì để lấy lòng, thuộc hạ của bạo vương cũng đã có lần bảo ông ta thử tập một chút xem sao.

Bạo vương hỏa bốc lên đầu, từ đó cấm thủ hạ của mình nhắc lại câu chuyện này.

Sau này, người ta đã chứng kiến rất nhiều sự việc thần kỳ. Một ngày nọ, một em bé từ bên ngoài bức tường máu bay vào. Chú bé kia có bản sự rất lớn, chẳng những không bị thú ăn thịt người tấn công mà còn nghịch ngợm cưỡi trên lưng con thú ăn thịt một hồi, tóm chặt lấy tai nó rồi kéo thật mạnh, đến nỗi con thú ăn thịt người tức giận kêu oai oái cả ngày trời.

Chú bé đem theo một tấm ngọc bội đi tìm ông lão, tấm ngọc bội này là năm đó tặng cho ông lão lang thang trên biển cả. Chú bé nói cần đến hòn đảo để tìm cao nhân. Ông lão giật mình nói rằng: “Phải chăng vị cao nhân đó chính là chàng thanh niên kia? Vậy để ta giúp ngươi đi tìm anh ấy”. Chú bé vẫn ương ngạnh không chịu, nói rằng bản thân đã học được rất nhiều bản sự và tự mình muốn đi tìm cho ra.

Mấy ngày sau, trong số những người tập thể dục vào buổi sáng sớm xuất hiện một chú bé trông lớn cỡ một con búp bê bằng bạc.

Một số cụ già còn sống chợt nhớ ra câu chuyện về ông lão phiêu lưu trên biển cả, mà đứa trẻ này lại là hậu duệ của ông, trở thành người đồng môn, mọi người kính phục, vui mừng và ngày qua ngày sống cuộc đời vui vầy hạnh phúc.

Ông lão bày cờ cũng ở trong số đó, ông nhớ đến tổ tiên thông thái của mình, nếu họ còn sống thì sẽ không phải tuyệt vọng nữa.

Những câu chuyện này lại truyền đến tai bạo vương, hắn quả thực đã không thể giữ được bình tĩnh nữa rồi.

Một ngày nọ, gia đình của chú bé búp bê bạc đã thỉnh mời Sư phụ đến làm khách và Sư phụ đã nhận lời. Sau đó mọi người đã phát hiện ra rằng chú bé búp bê bạc không phải là người duy nhất có thể vượt qua bức tường vây đẫm máu.

Ngay khi họ rời đi, vị vua độc ác đã tức giận nổi trận lôi đình, và một cơn cuồng phong kéo theo mây đen và cát bụi cuộn lên bỗng đâu nổi lên dữ dội.

(5) Lịch sử

Sở dĩ hòn đảo cô độc được gọi là Thượng cô đảo là bởi vì thông tin trên đảo bị cô lập với phần còn lại của thế giới, vị bạo vương kiểm soát hết thảy các vấn đề trên đảo và hầu hết những thứ mọi người nghe được thì đều là tiếng nói của bạo vương.

Ngày nay hòn đảo cô độc bị hãm nhập vào ma nạn khủng bố sặc mùi máu tanh. Rất nhiều người quả thực đều không cảm nhận được, chỉ có họ mới cảm thụ được mạnh mẽ, cảm nhận được trường đại nạn to lớn nhường kia.

Một nhóm quần chúng thiện lương tay không tấc sắt, lại phải đối mặt với một con quái vật tàn bạo giết người không chớp mắt, cùng những hình cụ tra tấn trên toàn đất nước đều do nó khống chế. Trong thời gian rất ngắn, bao nhiêu gương mặt tươi tắn vui vẻ đã biến mất, bao nhiêu gia đình đang yên ấm đã bị phá nát.

Nhưng họ đối với bất kể tiền bạc hay quyền lực nào đều không tranh giành, ở nơi mà mọi người tôn sùng tranh đấu, dưới sự đối xử cực kỳ bất công như thế, ngay cả khi bị đánh họ cũng không đánh trả. Họ chỉ đang cố gắng giải thích bằng lý lẽ, ở nơi ngông cuồng không lý lẽ này họ vẫn đi nói lý lẽ. “Những kẻ này ngốc nghếch và yếu đuối, là loại người dễ bị bắt nạt nhất”, vị quốc vương độc ác kia luôn nghĩ như vậy.

“Dùng thủ đoạn cưỡng chế mà hăm dọa bọn họ, không cho phép bọn họ tiếp tục tập luyện nữa, bọn họ sẽ không tạo ra làn sóng nào đâu”. Một trong những thủ hạ của bạo vương đã từng tập luyện qua, thân thể anh ta đã khỏe mạnh hơn rất nhiều, nhưng lại trở nên ngây thơ thuần chân hơn xưa, giống như một đứa trẻ con vậy. Bạo vương cảm thấy thật buồn cười.

Bạo vương còn sợ không đối phó được với trẻ nhỏ sao? Hắn bịa ra mấy lời nói dối, vừa dỗ dành vừa dọa nạt nếu không hiệu quả, thì bọn họ sẽ ngoan ngoãn nghe lời ta thôi! Nói lý ấy à? Miệng của họ nhiều hay là miệng của bạo vương ta nhiều? Tất cả các phương tiện truyền thông lớn trong nước đều là miệng lưỡi của ta! Cho đến những người dân ngoan ngoãn theo ta mà ta đã tốn bao công sức nuôi dưỡng ra, ừm, bọn họ đương nhiên sẽ đi theo ta rồi, bạo vương lạnh lùng cười nham hiểm, trông giống như luồng khí đen lạnh lẽo thoát ra từ trong cái thây ma đã từ ngàn năm trước.

Tai nạn, nó không chỉ là một từ ngữ, thương vong cũng không chỉ là một con số, đó là hàng ngàn hàng vạn thân thể máu chảy đầu rơi, là hàng ngàn hàng vạn sinh mệnh và cũng là nỗi đau dai dẳng của hàng ngàn hàng vạn gia đình từ đó trở đi! Không ai muốn chứng kiến sự việc như thế này xảy ra, vì để giảm thiểu thống khổ của người khác, rất nhiều người đã tự mình bước ra, để duy hộ sự chân thành và thiện lương không hề dễ dàng có được này, rất nhiều người đã không hề do dự.

“Anh đã bao giờ mất đi một người thân yêu chưa?
Hãy tưởng tượng xem nếu có thì cảm giác của anh sẽ thế nào?
Ở nơi đây mỗi thời mỗi khắc đều có những sinh mệnh nào đó đang dần biến mất
Xin hãy đừng thờ ơ lạnh nhạt
Ký ức vui vẻ hạnh phúc và khoảng thời gian tuyệt vời kia xin nguyện chia sẻ cùng anh đến hết cuộc đời
Nhưng đột nhiên anh biến mất không dấu vết
Bạn có biết, anh ấy có còn sống hay không?
Xin hãy đừng thờ ơ…”

“Xin hãy đừng thờ ơ, hết thảy mọi chuyện đều xảy ra ở đây
Mất đi người thân, bạn có biết nó đau đớn thế nào không
Mất đi nhà cửa điền viên, bạn có biết nó lạnh lẽo đến nhường nào…”

Vào những ngày cuồng phong gào thét, những tiếng ca như thế văng vẳng vọng về. Ngày lại qua ngày, những âm thanh đã trở nên khàn đặc, và cổ họng thì rớm máu…

Cuối cùng cũng có người thực sự đã rơi nước mắt. Trong thời đại mà miệng lưỡi của bạo vương không ngừng khoa trương khoác lác, có thể nghe được những lời ca như vậy là điều không hề dễ dàng.

(6) Không thể hiểu nổi

Năm lại năm trôi qua, ngày lại ngày qua đi. Vị bạo vương cuối cùng cũng đã phát hiện ra ông ta đã phạm sai lầm. Nhưng ông ta dù thế nào cũng không thể hiểu.

Không có âm mưu, không có những cuộc chiến tanh mùi máu, và cũng không vật chất bạc tiền. Chỉ bằng tấm lòng thiện lương hòa ái đi khuyến thiện, đi giảng chân tướng và nói ra những lời đạo lý. Đối với nhóm người này, sau khi dùng mọi thủ đoạn có thể để đàn áp mà càng ngày họ lại càng trở nên ngoan cường hơn là sao?

Nhưng hiện thực đang bày ra trước mắt: Người tốt càng đàn áp lại càng nhiều, kẻ phục tùng ngoan ngoãn càng ngày càng ít đi.

Chỉ tiếc là, những kẻ ngu ngốc đó thậm chí còn không phát hiện ra đây là một sai lầm, đương nhiên là cũng rất khó phát hiện ra.

Những kẻ ngu ngốc lớn lên dưới sự giáo dục của bạo vương, họ lạc lối và điên cuồng hành động theo ý muốn của bạo vương, còn cảm thấy bản thân mình rất vinh diệu, và có tiền đồ (tương lai tươi sáng).

(7) Sự lựa chọn

Suy cho cùng thì, đã mất một thời gian quá dài như thế, đã tiêu phí một khối tài sản khổng lồ như vậy, hao tâm tổn sức dốc hết tâm trí mưu mô để nuôi dưỡng ra những kẻ ngu ngốc, nhưng không phải nói thay đổi liền có thể thay đổi được. Kẻ ngu ngốc cũng có những khi khiến người ta thất vọng, nhưng bọn họ quả thực là người vô tội, người minh bạch sẽ nhìn thấy được những kẻ ngu ngốc sắp bị chôn theo bạo vương, nhưng bản thân bọn họ lại hoàn toàn không cảm nhận được điều này.

Người thiện lương dũng cảm hãy vươn mình đứng lên. Hãy buông bỏ hết thảy bản thân để đấu tranh cho nhân quyền thiên phú mà con người nên có. Mất đi gia đình, sự nghiệp, danh vọng, sự thảnh thơi, phải bôn ba tứ xứ để nói cho những người dân ngốc nghếch. Suy cho cùng đa số những người vô tội đều bị mất tích trên hòn đảo lịch sử cổ xưa đáng quý này. Người thiện lương, dũng cảm và trí huệ đều là những người kiệt xuất trong dân chúng, và những người kiệt xuất này luôn là thiểu số.

Hầu hết mọi người, bởi vì những lời khuyến thiện họ nghe được khác sự giáo dục mà họ nhận được và những thói quen của bản thân họ, cảm thấy khó hiểu liền cười cợt hoặc thóa mạ một cách vô ý tứ, dù sao thì cũng có một tên bạo vương đang đứng sau đài. Bắt nạt người khác để làm vui bản thân, để tên bạo vương hèn hạ nếm trải lâu dài cái cảm giác được diễu võ giương oai, oai phong lẫm liệt kia của mình.

Nhưng nhờ sự nỗ lực của những người dũng cảm mà ngày càng có nhiều người có dũng khí đứng lên, bất chấp gió mưa, không kể ngày đêm. Lời dối trá dù xảo diệu đến đâu cũng không thể sánh được với những lời chân thật như thế vì phía sau nó ẩn chứa lực lượng khiến nhân tâm chấn động, những cám dỗ của quyền lực và tiền bạc cũng không thể địch lại được một trái tim thiện lương nhân hậu.

Tên bạo vương cuối cùng đã biết sợ hãi. Thuở ban đầu hắn cảm thấy mưu kế của mình cao minh hơn người nhưng hiện nay đã xuất hiện rất nhiều sự việc mà ông ta đã không ngờ tới. Ông ta lúc thì phát điên lúc thì sợ hãi. Hai tên thuộc hạ đều nhìn ông ta với vẻ thích thú. Sau đó, một tên cảm thấy đã chịu đựng ông ta đủ rồi thì bỏ chạy. Tên bạo vương cuối cùng cũng cảm thấy khủng hoảng, bèn trao cho người dân trên đảo một chút nhân quyền.

Người dân trên đảo có cuộc sống tự do một chút thì vui mừng lắm, phần đa đều cảm tạ hoàng ân, họ cảm thấy đức vua của mình càng ngày càng trở nên anh minh hơn.

Những người dũng cảm có cuộc sống không hề thảnh thơi, vẫn gian khổ bôn ba khắp nơi như thế.

Những nỗ lực của người dũng cảm đã khiến bạo vương có phần khiếp sợ, đành phải để cho người dân trên đảo được hưởng thêm ít lợi ích. Nhưng người dân trên đảo không biết rằng những lợi ích họ nhận được xuất phát từ việc người dũng cảm kia đã vạch trần tim đen của bạo vương, thay vào đó lại nghĩ rằng bạo vương cuối cùng đã thay đổi tốt đẹp hơn, và trong tâm họ nhen nhóm lên niềm hy vọng, cho rằng hắn sẽ càng ngày càng tốt. Sau đó, bạo vương lại càng chán ghét hơn những người dũng cảm kia đã vạch trần tim đen của mình, khiến cho bạo vương không thoải mái.

Một số người dũng cảm bị báo cáo, bị tra tấn và chịu đủ sự giày vò mà mất đi thân người, nhưng lại càng có nhiều người dũng cảm đã đứng lên.

Những người phục tùng lại càng khó hiểu, trong tâm cảm thấy bất lực: Cuộc sống như này chẳng phải quá tốt sao? Chẳng phải quốc vương đã thay đổi thái độ tốt hơn với chúng ta rồi sao? Sự việc những người dũng cảm kia bị tra tấn đến chết có phải là thật không? Quốc vương đối xử với chúng ta tốt hơn nhiều rồi, trước đây thì cũng có thể như thế, nhưng bây giờ…? Vì sao lại từ bỏ cuộc sống tốt đẹp này mà dấn thân bôn ba mạo hiểm? Ôi, những người dũng cảm bọn họ có lẽ là bị tâm thần mất rồi… Nhưng tại sao càng ngày lại càng có nhiều người dũng cảm đến vậy?

Quả thực ngày càng có nhiều người dũng cảm. Bạo vương lại càng thêm sợ hãi, không có thời gian rảnh rỗi để kiểm soát tất cả người dân trên đảo nên đã nới lỏng một chút quyền kiểm soát của mình đối với mọi người.

Hết lần này đến lần khác, người dân trên đảo được hưởng nhiều hơn quyền tự do và cũng thoải mái hơn. Đó là do những người dũng cảm đã dùng vô số khổ nạn mà đánh đổi.

Nhưng người dân trên đảo lại không hiểu được điều này, mà ngược lại còn thấy yêu quý bạo vương hơn, cho rằng cuối cùng ông ta đã trở nên tốt hơn, tâm đã thiện hơn, thực sự là quá tuyệt vời, và như vậy mọi người đều mau chóng nắm bắt cơ hội mà tận hưởng nó!

Người dũng cảm nói với người dân trên đảo phải tránh xa bạo vương, nhưng những người bị mê mờ này lại nhìn người dũng cảm bằng ánh mắt kỳ lạ và mắng nhiếc không tiếc lời.

Một nhà thơ cũng là một người hiểu biết, ông nói với người dân: “Đừng chỉ nhìn quần áo rách rưới lam lũ của họ, đừng thấy họ đang tứ xứ phiêu bạt, họ là những vị Thánh Cơ Đốc hóa trang, những vị Phật Đà hạ thế, đang bước đi trong thế giới ác độc này, kêu gọi những người có lương tri còn sót lại, họ đến để…” Còn chưa kịp nói xong thì người dân trên đảo đã đẩy nhà thơ bật sang chỗ khác.

Ông già chơi cờ cũng bị tố cáo, bị giam vào ngục, bị đánh cho bầm tím chi chít sẹo.

Đêm khuya, nhìn ra khung cửa sổ với song sắt loang lổ máu, họ nghĩ đến tổ tiên trí huệ của mình đã cùng bị diệt tận với con thú ăn thịt người kia. Cuối cùng họ cũng hiểu được vì sao tổ tiên của họ lại thất vọng đến thế. Than ôi, nhóm người chấp mê bất ngộ này, vì một chút lợi ích nhỏ nhoi của bản thân mà làm ra những việc trái lương tâm. Nhưng hiện tại thì họ đã không còn thất vọng nữa. Vừa rồi, mấy tên thuộc hạ của bạo vương đã xúi giục phạm nhân đi đánh họ, sau khi được họ khuyến thiện thì người đó đột nhiên ăn năn hối hận, ngồi phệt xuống đất mà khóc to lên.

Người dũng cảm vẫn như thế nỗ lực chăm chỉ, bất kể ngày đêm.

Những người dân không minh bạch trên đảo vẫn sống chết đi theo bạo vương, tiếp nhận những thụ hưởng chưa từng có được trong những năm cai trị của bạo vương này.

Cuối cùng đến một ngày, một thảm họa thiên nhiên khổng lồ càng ngày càng áp sát, nhưng những kẻ đang hưởng thụ kia lại không tin rằng tai nạn sắp sửa ập đến. Có người đi đánh thức họ nhưng kết quả vẫn không thay đổi được mấy, bộ máy tuyên truyền nhân thể càng được đà lu loa phê phán một phen, khiến mọi người càng không tin vào những lời khuyến thiện của người khác.

Trong lúc cuồng vọng cao trào, điều gì phải đến cuối cùng sẽ đến. Những kẻ chấp mê bất ngộ đều bị chôn vùi cùng với bạo vương, bước vào địa ngục khủng khiếp. Vào lúc quan cai ngục gọi đến họ, họ thậm chí còn cười lớn giễu cợt: “Ta không xuống địa ngục thì ai sẽ xuống địa ngục nào?” Nhưng đến khi thực sự phải đi rồi thì họ im bặt không còn nghe âm thanh gì nữa.

Đối với những người dũng cảm đã gian khổ bao năm, niềm vui cuối cùng cũng đã đến thế chỗ cho sự bi thương, đó sẽ là một thiện quả vô cùng tốt đẹp! Họ cũng là nhận ân sủng của Thần mà mang đến niềm an ủi cho cố quốc. Buồn thương, bi ai, khóc than, nghẹn ngào hay máu chảy… sau tất cả sẽ là niềm vui vô thượng!

“Đất nước cổ xưa đã được cải thiện cực kỳ tốt đẹp, họ đổ xô đến một vùng đất tựa như Memphis, Thánh Mercury của Hercules, vùng đất của hoa bách hợp, đại dương, chấn động lân bang…” Cố quốc lần nữa hưng thịnh trở lại, tường hòa và mỹ hảo biết bao. Những người minh bạch sớm, những bậc thiện lương, cuối cùng đã có cuộc sống thật sự tốt đẹp, đó là sự lựa chọn và cũng là phúc lành của họ.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/265008

The post Truyện ngụ ngôn: Hòn đảo cô độc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Truyện ngụ ngôn: Cây tùng và cây maihttps://chanhkien.org/2024/03/truyen-ngu-ngon-cay-tung-va-cay-mai.htmlFri, 01 Mar 2024 04:56:41 +0000https://chanhkien.org/?p=32692Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Hàn Mai [ChanhKien.org] Trong một công viên nhỏ ở phương Bắc, tuyết vẫn không ngừng rơi, toàn bộ công viên đều phủ lên một màu tuyết trắng, trừ cây tùng và cây mai ra thì tất cả đều đang ngủ đông. Cây tùng rũ rũ những bông tuyết khỏi […]

The post Truyện ngụ ngôn: Cây tùng và cây mai first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Hàn Mai

[ChanhKien.org]

Nguồn hình: commons.wikimedia.org. Họa sĩ : Kanō Tsunenobu (1636–1713).

Trong một công viên nhỏ ở phương Bắc, tuyết vẫn không ngừng rơi, toàn bộ công viên đều phủ lên một màu tuyết trắng, trừ cây tùng và cây mai ra thì tất cả đều đang ngủ đông. Cây tùng rũ rũ những bông tuyết khỏi đầu rồi nói với cây mai đứng bên cạnh: “Chị Mai ơi, những vị khác đều bảo hộ bản thân, trút hết lá và ngủ đông rồi, chị sao vẫn có nghị lực đến thế nhỉ, chị không sợ lạnh sao?” Cây mai khi nghe nói vậy thì cười cười rồi cũng lắc lư rũ nhẹ những bông tuyết trên thân, đáp: “Tôi nở hoa vào mùa đông khắc nghiệt để mang đến cho con người niềm hy vọng, một điều tốt đẹp, mùa đông rồi cũng sẽ qua đi và hy vọng thì ở ngay trước mắt đó thôi”. Cây tùng nghe xong thì gật gù tán thưởng, không nói gì nữa.

Tuyết vẫn không ngừng rơi, cây mai dường như nghĩ ra điều gì đó bèn hỏi cây tùng: “Tùng thụ đại ca, huynh thế nào mà quanh năm bốn mùa xanh tốt, chẳng cần nghỉ ngơi một chút nào?” Nghe xong điều này, cây tùng trầm tư suy nghĩ một lúc rồi trả lời: “Tính cách của tôi là sẽ không tùy vào hoàn cảnh môi trường và mùa vụ mà thay đổi bản thân, tôi chính là tôi mà thôi”. Cây mai sau khi nghe điều này thì cảm thấy rất khâm phục, nói: “Anh quả thật luôn nổi bật so với người khác, đúng là hình mẫu cho tôi noi theo”. Sau khi nghe mấy lời này, cây tùng ngẫm nghĩ một lát rồi nói với cây mai: “Chúng ta hãy cùng nhau mang lại hy vọng và sự mỹ diệu cho thế giới này nhé”. Cây mai vui vẻ gật gù nói: “Được nha, được nha!”

Một cơn gió mạnh thổi tới, hất tung những bông tuyết trắng rơi trên thân cây tùng và cây mai khiến chúng trông càng đẹp đẽ và kiên cường hơn nữa.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/128096

The post Truyện ngụ ngôn: Cây tùng và cây mai first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Truyện ngụ ngôn: Cây hoa hòe và biểu ngữ chân tướnghttps://chanhkien.org/2024/02/truyen-ngu-ngon-cay-hoa-hoe-va-bieu-ngu-chan-tuong.htmlSun, 18 Feb 2024 01:35:37 +0000https://chanhkien.org/?p=32606Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Hàn Mai [ChanhKien.org] Trên con phố cổ ở một thành phố nhỏ nọ, hai hàng cây hòe cổ thụ vững chãi đứng ngay ngắn chỉnh tề ở hai bên đường. Chúng đều đã ở đây nhiều năm rồi. Một đêm nọ, có mấy bạn trẻ dừng lại bên một […]

The post Truyện ngụ ngôn: Cây hoa hòe và biểu ngữ chân tướng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Hàn Mai

[ChanhKien.org]

Trên con phố cổ ở một thành phố nhỏ nọ, hai hàng cây hòe cổ thụ vững chãi đứng ngay ngắn chỉnh tề ở hai bên đường. Chúng đều đã ở đây nhiều năm rồi. Một đêm nọ, có mấy bạn trẻ dừng lại bên một gốc cây, cây hòe già nghĩ bụng: “Muộn thế này rồi sao còn chưa đi ngủ, còn chạy đến bên cạnh ta làm cái gì chứ?” Cây hòe già chợt nghe một người trong đó nói: “Cây này sum suê này, chắc sẽ dễ treo”. Người kia nói: “Được đấy, đúng là vậy”. Nói xong liền lấy trong túi ra một tấm biểu ngữ nhỏ có móc. Cây hòe già nghĩ: “Lại phải đeo cái gì đó lên lưng ta rồi đây, lần trước đã bị một cái thít ngang lưng đến giờ vẫn còn đau điếng”. Lúc này, cây hòe già nghe thấy tấm biểu ngữ nhỏ nói khẽ với nó: “Tôi là biểu ngữ chân tướng, là để nói lên sự thật”. Cây hòe già đã nghe nói về các biểu ngữ chân tướng, và cũng biết rằng cây nào được mang tấm biểu ngữ này đều sẽ trở thành cây báu, sẽ trở thành vua cây, không ngờ rằng điều tốt này lại rơi vào đầu mình.

Một cậu thanh niên ném mạnh một bức lên thân cây, nhưng cú ném hơi lệch, hơi cách thân cây một chút, cây hòe già liền nghĩ rằng không thể để nó rơi được, bèn vung mạnh một cái, một nhánh cây đã giữ được tấm biểu ngữ chân tướng, tấm biểu ngữ đã lập tức cảm ơn nó. Trước khi mấy thanh niên ra về, họ còn lập chưởng trợ giúp cây hòe già thanh lý thân thể, toàn bộ cái cây liền trở nên lấp lánh ánh quang, cây hòe già vô cùng mừng rỡ.

Vào lúc bình minh, rất nhiều người đi làm đều ngẩng đầu nhìn lên tấm biểu ngữ, kinh ngạc thốt lên: “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Pháp Luân Đại Pháp hảo!” Cây hòe già cũng hào hứng kêu lên: “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Pháp Luân Đại Pháp hảo!” Người đến càng ngày càng đông, lúc này có mấy người mặc y phục màu đen bước tới, tìm một cây sào tre muốn khều tấm biểu ngữ xuống. Cây hòe già ngẫm nghĩ, nhất định không thể để bọn họ khều nó xuống được, liền nói với tấm biểu ngữ: “Mau lên, chúng ta cùng chơi trò xích đu, anh hãy đung đưa đi” Tấm biểu ngữ chân tướng liền đu đưa lắc lư qua lại giữa những cành cây, mấy người kia khều một hồi lâu rồi cuối cùng vẫn lấy được tấm biểu ngữ chân tướng xuống. Cây hòe già liền rơi lệ, nó nói với tấm biểu ngữ chân tướng: “Anh đừng có đi”. Tấm biểu ngữ cũng nước mắt lưng tròng, nói: “Xin chớ đau buồn, anh đã giúp cho rất nhiều người biết được chân tướng, tương lai anh nhất định sẽ được đền đáp những điều tốt đẹp”.

Đường phố lại trở nên yên tĩnh, cây hòe già cũng đã khóc hết nước mắt, từ từ chìm vào giấc ngủ. Trong mông lung mơ màng, nó nghe thấy có người hô lớn: “Thụ vương! Thụ vương!” Cây hòe già ngẫm nghĩ xem ai đang la hét, mở mắt ra nhìn thì thấy là những cây hòe bên cạnh đang gọi chính mình. Cây hòe già cúi đầu xuống nhìn bản thân, phát hiện thấy thân thể mình đã biến thành vàng kim, trên vầng trán cũng xuất hiện một chữ “Vương, 王” lớn. Hóa ra cây hòe già đã thực sự đã trở thành vua của các loài cây.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/128138

The post Truyện ngụ ngôn: Cây hoa hòe và biểu ngữ chân tướng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Truyện ngụ ngôn: Con suối điênhttps://chanhkien.org/2024/02/truyen-ngu-ngon-con-suoi-dien.htmlTue, 06 Feb 2024 00:53:28 +0000https://chanhkien.org/?p=32526Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Thiên Nguyên [ChanhKien.org] Ngày xửa ngày xưa có một quốc gia nọ, người dân ở đất nước đó đều mắc bệnh điên, suốt ngày gây náo loạn, la hét ồn ào, và làm những điều vô cùng lố bịch. Hóa ra ở quốc gia này có một cái giếng […]

The post Truyện ngụ ngôn: Con suối điên first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Thiên Nguyên

[ChanhKien.org]

Ngày xửa ngày xưa có một quốc gia nọ, người dân ở đất nước đó đều mắc bệnh điên, suốt ngày gây náo loạn, la hét ồn ào, và làm những điều vô cùng lố bịch. Hóa ra ở quốc gia này có một cái giếng tên là “Suối điên”, nếu ai uống nước trong đó thì sẽ lập tức phát điên. Mà người ở quốc gia này trừ quốc vương ra thì tất cả người dân ở đây đều đã uống nước ở “Suối điên” này nên ai ai cũng trở nên điên điên khùng khùng. Sở dĩ quốc vương của quốc gia này không mắc bệnh điên là vì ông có một cái giếng chuyên dùng cho một mình ông uống. Tuy nhiên người dân cả nước đều bị mắc bệnh điên, nên trong mắt họ, vị quốc vương không mắc bệnh có bộ dạng khác với bọn họ ngược lại lại là một loại bệnh trạng. Vì vậy mà họ thống nhất phối hợp nhau, nhất loạt ra tay trị “bệnh” cho quốc vương. Những người này thay nhau giác hơi, châm cứu, xông ngải cứu, rồi còn cho quốc vương uống cả thuốc lá, mọi biện pháp đều được áp dụng hết. Lúc này, vị quốc vương cũng không thể chịu nổi sự hành hạ nữa đành phải tìm đến “Suối điên” để uống nước.

Sau khi vị quốc vương uống nước từ “Suối điên” xong, ông ta ngay lập tức phát bệnh điên và cũng biến thành một kẻ điên. Kết quả là, ở quốc gia này từ trên xuống dưới, bất luận là quốc vương hay người dân đều điên khùng như nhau; bất luận là người lớn hay trẻ nhỏ, đều hoang đường vô lý như nhau. Mọi người ai ai cũng đều điên điên khùng khùng như thế, nhưng dù vậy thì ai cũng đều vô cùng cao hứng, trong tâm thoải mái thanh thản.

Ở Trung Quốc ngày nay, tất cả mọi người đều bị thứ văn hóa đảng tà ác tiêm nhiễm, biến thành đâu đâu cũng là chỉ chạy theo lợi, tham lam không còn giới hạn, suốt ngày chỉ biết lừa gạt người khác hòng kiếm được tiền, giống như người xưa uống nước suối điên vậy (ám chỉ về văn hóa đảng). Mà những đệ tử Đại Pháp từ bỏ đi thứ văn hóa đảng tà ác này, trở nên lý trí hơn, thì ngược lại lại bị thế nhân cho rằng cả ngày không chịu cầu tài lừa người thì chẳng phải chính là kẻ ngốc sao? Con người thế gian hiện nay cũng nên thức tỉnh đi thôi, đó không phải là cuộc sống chính thường mà một người bình thường nên có.

“Chân, Thiện, Nhẫn” bao gồm các nguyên lý dạy người ta từ cách làm người cho đến tu luyện, thậm chí bao gồm các nguyên lý của Phật, Đạo, Thần, là Đại Pháp vũ trụ mà trước nay chưa từng có người giảng ra. Cầu mong tất cả mọi người đều có thể ghi nhớ “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, vì bản thân mà tuyển chọn cho mình một tương lai tốt đẹp hơn.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/129465

The post Truyện ngụ ngôn: Con suối điên first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Truyện ngụ ngôn: Sự lựa chọnhttps://chanhkien.org/2024/01/truyen-ngu-ngon-su-lua-chon.htmlSun, 28 Jan 2024 03:33:55 +0000https://chanhkien.org/?p=32458Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Tô Tỉnh [ChanhKien.org] Trong một khu rừng già ngút ngàn xanh thẳm và căng tràn nhựa sống, nó giống như một người mẹ vĩ đại, nuôi dưỡng chúng sinh muôn loài tiếp nối không ngừng nghỉ trong vương quốc rừng già. Một ngày nọ, có một đội tiều phu […]

The post Truyện ngụ ngôn: Sự lựa chọn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Tô Tỉnh

[ChanhKien.org]

Trong một khu rừng già ngút ngàn xanh thẳm và căng tràn nhựa sống, nó giống như một người mẹ vĩ đại, nuôi dưỡng chúng sinh muôn loài tiếp nối không ngừng nghỉ trong vương quốc rừng già.

Một ngày nọ, có một đội tiều phu vào khu rừng và rồi vang lên tiếng cưa “u u u” khi họ cưa một cái cây lớn. Cây sồi lớn nhìn thấy thì lập tức nghiêm khắc ngăn chặn, gào lên: “Có người đang chặt cây – có người đang chặt cây rồi–” những cái cây quanh đấy cũng theo đó mà hò hét kêu lên. Con hươu cao cổ tham gia đại hội rừng già nghe thấy vậy liền tức tối chỉ trích cây đại thụ vì phá hoại trật tự cuộc chơi. Nó quay về phía bác gấu vốn rất nổi tiếng và tao nhã đang đứng bên cạnh cổ súy: “Có người đốn cây, anh nhìn thấy sao?” Giọng nói phát ra còn chưa kịp dứt lời thì “rầm— rầm—” cây đại thụ đã đổ xuống cách đó không xa. Bác gấu giật nảy mình, vội vàng đỡ lấy cặp kính lão suýt chút nữa thì rơi xuống, chẳng nói nên lời. Hươu cao cổ cũng vươn cái cổ dài, lè lưỡi lắc đầu rồi bỏ đi.

“Có người đang đốn cây!” tiếng hô lớn bị nhấn chìm trong âm thanh của tiếng máy cưa vang lên chói tai chát chúa.

“Cứu, cứu, cứu”, chim ngói kêu lên hốt hoảng. Gà lôi giương cặp mắt sợ hãi, “Tôi— tôi—” mà không nói được thành lời.

“Có người đang đốn cây – có người đang đốn cây -” cái cây vẫn tiếp tục hô hoán. Con sói xám to lớn cảm thấy mất kiên nhẫn, như thể tiếng kêu cứu của cái cây đã làm phiền đến giấc mộng ngọt ngào của nó, liền quát lại cái cây: “Mày cứ la lối om sòm cái gì thế, chẳng phải là chỉ đốn có mấy cái cây thôi sao?” Heo rừng thấy tiếng kêu của cái cây thì thở dài ngao ngán nói: “Hôm qua có người cũng đến cưa mấy cây tùng già trước nhà chúng tôi. Tôi đến ngăn cản thì suýt chút nữa bị mấy người đó lấy mạng rồi…” Con cáo cắt ngang lời nó: “Người ta có câu lấy trứng chọi đá, hãy khôn ngoan một chút thì hơn”. Thỏ trắng nhỏ cũng nghe thấy tiếng hô hoán của cây, chúng liền nói: “Chúng ta sống nhờ cỏ, không liên quan gì đến cây cối cả”.

Lũ chim phía trên đầu cũng bảo nhau: “Chúng ta hãy đi tìm nơi khác để ở thôi” thản nhiên giống như đang bắt đầu ra khỏi cửa để đi du lịch. Gấu đen cũng nghe được tiếng kêu cứu của cái cây, nó không biết rốt cuộc người ta sẽ đốn bao nhiêu cây và thực hiện trong bao lâu, trong khi lo lắng cho bản thân, khi sự lo lắng trong tâm nó xuất hiện thì đồng thời cũng lóe lên một tia may mắn: “Trước mắt thì vẫn chưa có vấn đề gì lắm, ông trời không tuyệt đường sống của con người, ài dà—”

Cái cây cứ thế kêu gào mãi.

Mọi thành viên trong vương quốc rừng già đều nghe thấy âm thanh ấy, chúng hoặc bất lực, than thở, hoặc tức giận hay phản đối, không tán thành…

Ít năm sau, khu rừng bị tàn phá nặng nề, đàn sói biến mất không dấu vết, hổ báo không còn, khí hậu bắt đầu trở nên tồi tệ. Mặt đất không được tán cây che phủ, mặt trời như đốt lửa, các loài động vật trong vương quốc rừng già chết đói, chết bệnh nhiều không kể xiết, rất nhiều người thì chết vì nắng nóng, và lại có không ít những người may mắn sống sót thì lại mắc phải một căn bệnh lạ mà chết.

Nhiều năm sau, nơi đây mọc lên những đám cây con, và những con vật còn lại đã kể cho con cháu của chúng nghe câu chuyện cổ xưa mà chân thực kia – câu chuyện về sự lựa chọn đầy đau đớn bi thương.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/146774

The post Truyện ngụ ngôn: Sự lựa chọn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Truyện ngụ ngôn: Sự suy vong của vương quốc mèohttps://chanhkien.org/2024/01/truyen-ngu-ngon-su-suy-vong-cua-vuong-quoc-meo.htmlThu, 25 Jan 2024 07:17:32 +0000https://chanhkien.org/?p=32435Tác giả: Thuần Chân [ChanhKien.org] Nghe nói trong khu rừng già nguyên sinh nọ có một vương quốc mèo, nơi đó có rất nhiều loài mèo sinh sống cư ngụ. Chúng ăn, ngủ và chơi đùa trong vương quốc mèo của mình, cuộc sống vui vẻ hòa thuận. Tuy nhiên lũ mèo đôi khi cũng […]

The post Truyện ngụ ngôn: Sự suy vong của vương quốc mèo first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Thuần Chân

[ChanhKien.org]

Nghe nói trong khu rừng già nguyên sinh nọ có một vương quốc mèo, nơi đó có rất nhiều loài mèo sinh sống cư ngụ. Chúng ăn, ngủ và chơi đùa trong vương quốc mèo của mình, cuộc sống vui vẻ hòa thuận. Tuy nhiên lũ mèo đôi khi cũng xuất hiện sự ích kỷ, tranh giành thức ăn và lãnh thổ, nhưng chịu thương vong chỉ là số ít, và trong vương quốc mèo vẫn có rất nhiều mèo.

Tuy nhiên, theo thời gian trôi đi, vạn vật dần biến đổi thoái hóa thành xấu hỏng, thiên tai cũng xảy ra thường xuyên. Những trận lũ lụt vô tình tàn khốc do thiên tai nhân họa lần lượt nhấn chìm từng khu từng khu rừng một, nuốt chửng rất nhiều sinh mạng. Khu rừng của vương quốc mèo sắp bị xâm chiếm nhưng lũ mèo trong vương quốc vẫn hồn nhiên như không hề biết.

Mà phía sau vương quốc mèo có một ngọn núi cao, trên núi cao có một bậc trí giả rất thiện lương. Vì đứng ở nơi cao nên ông ấy có thể nhìn được xa, ông luôn âm thầm quan sát theo dõi hết thảy mọi chuyện sắp xảy ra phía trước. Nhận thấy lũ lụt sắp tràn đến vương quốc mèo, bậc trí giả không thể chịu đựng nổi việc những chú mèo linh lợi đáng yêu sắp phải gánh chịu tai nạn, ông bèn thả những chú chim bồ câu mình nuôi, bảo chúng bay đến khu rừng dưới chân núi để báo tin cho lũ mèo: nói rằng chỉ có cách leo lên núi mới có thể tránh được tai nạn. Đồng thời, nhà thông thái còn tự tay xây dựng một ngôi nhà cho mèo ở trên đỉnh núi, để lũ mèo khi chạy lên núi thì có chỗ trú chân.

Các chú chim bồ câu sau khi nhận lệnh xong thì lần lượt bay xuống núi, bay vào vương quốc mèo để nói cho lũ mèo biết sự thật. Nhưng chỉ có một số ít những chú mèo thông minh tin vào lời nói của chúng, chuẩn bị sẵn sàng chạy về phía sau núi; hầu hết trong số lũ mèo đều bán tín bán nghi, một số không muốn rời bỏ những đồ ăn phong phú đầy ắp hốc cây, một số thì không muốn chia tay với cái ổ êm ái mịn màng của mình, rất nhiều lý do khác nhau khiến chúng không chịu rời đi; cũng có những con mèo còn xem lời nói của bồ câu là trò đùa, căn bản là không tin rằng sẽ có bất kỳ tai nạn gì, bởi vì tổ tiên của chúng đã sinh sống ở đây bao năm qua đều tương đối bình an vô sự, lại càng không tin rằng ở trên núi kia còn có bậc trí giả nào đó, cảm thấy rằng sinh vật hùng dũng oai vệ nhất trên thế giới này chính là lão hổ; thậm chí có con còn coi lũ chim bồ câu như con mồi mà săn lùng đuổi giết…

Trong phút chốc, lũ lụt ào ào tràn tới khắp nơi. Những con mèo tỉnh ngộ đều chạy lên núi và được cứu sống; những chú chim bồ câu thì vỗ cánh bay thẳng lên trời; thật đáng thương cho những con mèo bướng bỉnh cố chấp trong nháy mắt đã bị vùi thân trong biển nước mênh mang cuồn cuộn, hối hận không kịp nữa. Những loại đồ ăn và tổ ấm đã từng được xem là quý báu kia giờ đây đều biến thành hư ảo; vương quốc nơi đã từng được coi là kiên cố không thể bị phá hoại kia thì giờ biến mất không dấu vết; vị vua chốn rừng già được mệnh danh là kẻ mạnh kia cuối cùng cũng không thể thoát khỏi vận hạn của mình.. .

Những chú mèo chạy thoát được đều là may mắn, nhưng vẫn có một số vì thiếu kiên trì và do mang theo quá nhiều đồ đạc nên cũng không cách nào lên đến đỉnh núi, cuối cùng những chú mèo lên được đỉnh núi đều được sống trong những “ngôi nhà mèo” do bậc trí giả đã tạo ra cho chúng, “Bên trong ngôi nhà đông ấm hè mát, không phải lo lắng đến cơm ăn, áo mặc, cũng không cần phải ngày ngày vất vả mệt nhọc đi săn nữa”. Những con mèo may mắn sống sót này vừa cảm thấy bản thân may mắn vừa cảm thấy nuối tiếc cho những người bạn đồng hành – chúng nghĩ về đám mèo non người trẻ dạ, vì tuổi nhỏ vô tri, ngày ngày chỉ biết chơi đùa ngủ nghỉ, mặc dù ngốc nghếch vô tri không phải là tội lỗi nhưng chính vì sự vô tri nên chúng mới bị chôn vùi sinh mệnh trong trường tai họa này.

Lại nhìn vào xã hội nhân loại ngày nay, thiên tai nhân họa liên tiếp xảy ra, đạo đức nhân loại bại hoại đã dẫn đến ngày tận thế của thế giới đang đến gần, người sáng suốt đang nâng cao đạo đức để đi tới những nơi cao đẹp hơn. Những người tu luyện Pháp Luân Công giống như những chú chim bồ câu kia vì để cứu người mà truyền rộng chân tướng, nhưng lại cũng có những người giống như những “con mèo” ngu muội kia, không tin vào sự tồn tại của Thần. Tồn tại sống sót hay hủy diệt tiêu vong đều dựa vào việc có tin hay không này vậy.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/155299

The post Truyện ngụ ngôn: Sự suy vong của vương quốc mèo first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Truyện ngụ ngôn: Quốc mã và Tuấn mã (Gồm bốn câu chuyện)https://chanhkien.org/2024/01/truyen-ngu-ngon-quoc-ma-va-tuan-ma-gom-bon-cau-chuyen.htmlTue, 16 Jan 2024 03:18:58 +0000https://chanhkien.org/?p=32382Tác giả: Mặc An [ChanhKien.org] 1. Quốc mã và Tuấn mã Có một người cưỡi “quốc mã” và một người cưỡi “tuấn mã” cùng rong ruổi trên một con đường. Con tuấn mã cắn vào bờm của con quốc mã, máu chảy xuống đất, nhưng quốc mã vẫn như cũ, cắm cúi bước đi như […]

The post Truyện ngụ ngôn: Quốc mã và Tuấn mã (Gồm bốn câu chuyện) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mặc An

[ChanhKien.org]

1. Quốc mã và Tuấn mã

Có một người cưỡi “quốc mã” và một người cưỡi “tuấn mã” cùng rong ruổi trên một con đường. Con tuấn mã cắn vào bờm của con quốc mã, máu chảy xuống đất, nhưng quốc mã vẫn như cũ, cắm cúi bước đi như không có chuyện gì xảy ra, dáng điệu thong thả, cũng không quay đầu lại nhìn, giống như cái gì cũng không để ý vậy.

Sau này, khi tuấn mã trở về nhà, nó cứ đứng ở đó, run rẩy suốt hai ngày, bỏ ăn bỏ uống. Chủ nhân của tuấn mã đem việc này nói với chủ nhân quốc mã. Chủ nhân quốc mã nói: “Chắc nó thấy hổ thẹn vì sự việc cắn con quốc mã đó! Nếu tôi dắt quốc mã đến và khuyên bảo nó thì có lẽ nó sẽ trở lại bình thường thôi”. Vậy là ông bèn dẫn quốc mã đi đến ngôi nhà đó. Khi quốc mã nhìn thấy tuấn mã, liền đến gần dụi dụi mũi làm thân, rồi lại cùng ăn cỏ trong máng của nó, chưa đầy một giờ sau thì bệnh của tuấn mã tự nhiên mà khỏi.

Loài bốn chân và ăn cỏ là ngựa, còn giống hai chân mà lại biết nói, là con người. Ví như con quốc mã này, có bốn chân dài và ăn cỏ, nó là loài ngựa, tai mắt mũi miệng của nó cũng thuộc về loài ngựa, tứ chi xương cốt của nó cũng thuộc về loài ngựa, nó không thể nói mà chỉ có thể kêu, cũng là thuộc về loài ngựa, nhưng khi quan sát những suy nghĩ trong tâm nó thì lại thấy giống với con người. Cho nên, nếu có thể làm được đến mức không so đo tính toán với sự xâm phạm của những con ngựa khác thì đó chính là quốc mã, còn phạm sai lầm mà biết hổ thẹn ăn năn, lại có thể sửa đổi, thì nó chính là tuấn mã.

(Trích trong tuyển tập “Lý Văn Công tập” của Lý Ngao)

Lời bàn:

Cả hai con ngựa này đều tốt: quốc mã thì “bị (xúc) phạm mà không để bụng”, đối với con tuấn mã mạo phạm bản thân nó, nó không buồn so đo tính sổ, chứ đừng nói đến chuyện báo thù, thể hiện sự khoan dung độ lượng. Điều này đương nhiên khiến người ta khâm phục. Mà con tuấn mã về sau này từ trong lương tâm của nó cũng đã phát hiện ra, thấy vô cùng xấu hổ, liền dũng cảm thừa nhận sai lầm, và triệt để sửa chữa, cũng giống như thế, khiến cho con người phải tán thưởng ngợi khen.

Nhìn lại con người chúng ta thì thấy, những kẻ không bằng ngựa rất nhiều! Những người như vậy thì nên học tập phong thái cư xử quân tử của hai con ngựa trong câu chuyện kể trên!

2. Kinh Vu

Ở dải đất Kinh- Sở này, phong tục cúng tế đã thịnh hành từ rất lâu. Có một thầy cúng khá nổi tiếng trong thôn. Ban đầu, ông ta cúng tế cho mọi người, chỉ yêu cầu khoản đãi bằng một bữa tiệc bình thường. Bằng cách này, ông ta dùng lời ca điệu múa để đón tiễn thần linh, đồng thời cầu nguyện rằng những kẻ hoạn nạn được ông trị bệnh đều có thể lập tức khỏe mạnh trở lại; cầu cho những người nông dân có một năm tươi tốt, mùa màng bội thu.

Sau này, ông ta làm lễ cúng tế cho mọi người thì yêu cầu người ta cho mình ăn lợn dê béo tốt và uống những ly mỹ tửu đầy tràn, nhưng những người bệnh được cầu cúng trị bệnh thì ngược lại đều chết. Còn cầu cúng cho nhà nông một năm tươi tốt thì ngược lại bị mất mùa chết đói. Thôn dân thấy vậy thì trong lòng vô cùng bất mãn, nhưng lại nghĩ không ra nguyên do vì sao?

Có người trong lúc tình cờ bàn luận về việc này đã nói: “Tôi trước đây đã từng đến nhà ông thầy cúng này chơi. Trong nhà ông ấy không có cái gì khiến ông ấy phải bận tâm, cho nên trong khi cúng tế cho mọi người thì tất cả đều là thành ý phát ra từ trong tâm ông ấy, thì thần ban phước cũng theo đó tương ứng mà giáng lâm; những vật phẩm dùng trong lễ cúng cũng được phân phát cho mọi người. Sau này, gia đình ông ta sinh thêm con cái, cơm ăn áo mặc cũng cần dùng nhiều hơn. Vì vậy, trong khi làm lễ cúng tế cho mọi người, ông ấy không thể dùng tâm thành kính của mình như trước, và các vị thần vì thế cũng không còn gần gũi và bảo hộ cho nữa. Vật phẩm dùng trong lễ cúng thần linh thì ông ta cũng đều lấy mang về nhà. Vị thầy cúng này cũng không phải kẻ trước kia minh mẫn sáng suốt, sau thì ngu đần xuẩn ngốc mà là dục vọng tự tư bám víu trong tâm nên không thể tập trung tinh thần mà chuyên tâm cầu xin thần thánh. Trong lòng luôn chỉ nghĩ đi chỗ khác”

Một thầy cúng cầu thần cũng cần dùng cái tâm thuần tịnh thành kính! Huống hồ là nguời khác!

(Theo “Sàm thư” của La Ẩn)

Lời bàn:

Ban đầu ông thầy cúng này không có gia đình ràng buộc, làm việc đều rất nghiêm túc thành kính, cho nên tâm thành tất linh. Sau này con cái đông lên, thường chỉ nghĩ đến củi cơm dầu muối tương dấm trà, cho nên trong tâm bất kính thì cầu thần cũng không linh nữa. Có thể thấy, tư tâm cũng là tai nạn của những người trách nhiệm hết mình, còn tạp niệm là kẻ địch của những người luôn tận tâm tận lực.

3. Thương Trung Dũng

Ở huyện Kim Khê, tỉnh Giang Tây, có một người đàn ông tên là Phương Trung Dũng. Gia đình nhiều thế hệ đều làm nghề nông. Khi Phương Trung Dũng lên năm tuổi, cậu chưa bao giờ nhìn thấy đồ dùng văn phòng như giấy, mực, bút. Một ngày nọ, cậu đột nhiên khóc và nói muốn có những thứ này, cha cậu bé cảm thấy rất kỳ lạ nên mượn đồ từ nhà hàng xóm đưa cho cậu. Cậu bé lập tức viết một bài thơ tứ tuyệt, mà hơn nữa còn tự mình viết tựa đề. Bài thơ này dựa trên chủ đề về phụng dưỡng cha mẹ, hòa thuận gia đình, và đã rất nhanh chóng lưu truyền ra trong giới đọc sách đồng hương. Từ đó về sau, khi cậu được giao cho đề tài và yêu cầu viết bài thơ cậu có thể lập tức viết ra ngay, mà hơn nữa văn phong, ý tứ đều rất tốt. Những người dân cùng huyện đều coi cậu là bậc kỳ tài. Dần dần, cha của cậu cũng được người ta tiếp đãi như thượng khách. Một số người còn mang tiền đến giúp đỡ gia đình cậu. Cha cậu cảm thấy như vậy kể cũng là món lợi (mà con trai và mình) xứng đáng được nhận nên mỗi ngày đều dẫn theo Phương Trung Dũng đi đến thăm nhà người dân trong huyện, không cho cậu đi học tiếp nữa.

Tôi (tác giả nguyên tác của bài viết Vương An Thạch tự xưng) từ lâu đã nghe nói về sự việc của Phương Trung Dũng. Một năm nọ, tôi cùng cha về quê và gặp Phương Trung Dũng tại nhà cậu ruột của mình. Cậu bé ấy giờ đã 12,13 tuổi rồi. Tôi đề nghị cậu làm thơ, nhưng những bài thơ cậu làm ra không còn tương xứng với danh tiếng trước đây của cậu nữa. Rồi lại bảy năm sau, tôi từ Dương Châu trở về nhà, lại đến nhà cậu tôi hỏi việc này thì mọi người đều nói: “Tài năng trí tuệ của Phương Trung Dũng đã biến mất rồi, giờ đây cậu ấy đã gần như giống những người bình thường khác”.

Tôi nghĩ: Tài trí, ngộ tính của Phương Trung Dũng là từ tiên thiên mà có, cậu ta bẩm sinh đã có được những thứ này, so với những nhân tài khi đó còn có phần nhỉnh hơn. Nhưng cuối cùng cậu ta lại biến thành một người bình thường, tất là vì cậu ta học hành quá ít. Những người giống như Trung Dũng, đã nhận được rất nhiều từ tiên thiên và cũng rất thông minh, nhưng lại thiếu mất sự bồi dưỡng rèn luyện ở hậu thiên sau này, cho nên đã trở thành một người bình thường. Như vậy, nếu những người được thiên phú kém hơn, bản thân chỉ là người có trí lực bình thường, nếu hậu thiên không chú trọng học tập, thì liệu họ có thể đuổi kịp tài năng của những người bình thường không?

(Theo “Thương Trung Dũng” của Vương An Thạch tuyển tập)

Lời bàn:

Không thể phủ nhận Phương Trung Dũng là bậc kỳ tài! Nhờ tư chất thiên bẩm xuất chúng, với tài năng vượt trội của mình, cậu không cần học thầy mà tùy hứng chơi đùa với giấy bút mực nghiên, sáng tác ra những áng văn thơ khiến người đời tán thưởng. Một bậc thiên tài như thế, cuối cùng lại trở nên tầm thường trong trò chơi không hồi kết của cha mình là “hàng ngày lôi kéo Trung Dũng đi gặp gỡ tiếp xúc dân làng”: “Những bài thơ cậu ấy mới viết không thể sánh được với những bài trước đây”; lại qua bảy năm sau, một vị thiên tài mà giờ đây “Đã không còn gì nữa”, cuối cùng đã bị hủy rồi, quả thực khiến người ta phải ngẫm nghĩ suy tư. Hãy thử suy nghĩ một chút, nếu cha của Trung Dũng không phải suốt ngày kéo cậu ta ra ngoài giao thiệp kiếm tiền mà biết tận dụng lợi thế, để cậu phát huy hết ưu thế về trí lực của tiên thiên, “bảo ban học hành”, vậy thì Trung Dũng cuối cùng liệu có thể trở thành một kẻ “phàm phu tục tử được không”. Đương nhiên là không!

Xem ra, con người là có rất nhiều những tư chất tốt đẹp bẩm sinh thiên phú, nhưng lại thiếu đi sự học tập trau dồi cần thiết ở hậu thiên, nếu muốn đạt được những thành tựu lớn thì trước sau cũng vẫn chỉ là mộng tưởng.

4. Con chuột tinh ranh (đáng sợ, thông minh)

Tô Tử (Tô Đông Pha) đang ngồi ở trong nhà vào ban đêm thì nhìn thấy một con chuột đang cắn thứ gì đó, Tô Tử vỗ vỗ vào đầu giường mấy cái thì con chuột ngừng cắn. Nhưng cứ ngừng vỗ thì nó lại tiếp tục cắn, Tô Tử kêu tiểu đồng lấy đèn cầy ra thắp lên thì nhìn thấy một chiếc túi rỗng, bên trong phát ra tiếng kêu chít chít.

Tô Tử nói: “Ồ, con chuột này hóa ra là bị nhốt trong túi nên không thoát ra được”.

Ông liền mở miệng túi ra xem, bên trong rất im ắng, như thể là không có gì trong đó, bèn giơ đèn cầy lên soi, lục túi thì phát hiện trong túi có một con chuột chết.

Tiểu đồng kinh ngạc nói: “Vừa xong nó còn đang gặm cái gì đó, làm sao lại chết nhanh như thế nhỉ? Vậy mới rồi là âm thanh gì? Lẽ nào là ma ám sao?”

Cậu dốc chiếc túi lên, đổ con chuột ra ngoài, con chuột vừa rơi xuống đất liền vùng chạy thoát thân. Dẫu là người có tay chân nhanh nhạy cũng không cách nào bắt được nó nữa.

Tô Tử cảm thán nói: “Kỳ lạ thật! Con chuột này quả là ranh mãnh”

(Theo “Con chuột tinh ranh” của Tô Thức)

Lời bàn:

Con chuột nhỏ bé này cũng quả là xảo trá, khi bị hãm trong tình cảnh ngặt nghèo, có thể thi triển một chút mưu mẹo nhỏ, thừa lúc con người không để ý mà vùng chạy thoát thân.

Nhưng mặt khác, nếu như Tô Tử và tiểu đồng ở trong cuộc sống hàng ngày chịu để ý quan sát tỉ mỉ, nắm rõ thói quen giả chết lừa người của lũ chuột thì họ đã không bị hiện tượng bỗng dưng “đột tử” của lũ chuột đánh lừa. Nếu như vậy thì con chuột kia dù có chắp thêm cánh chắc chắn cũng khó có thể trốn thoát được.

Vì vậy, Tô Tử đã suy ngẫm về vấn đề này, sau đó viết ra một bài “Duy đa học nhi thức chi (Chỉ có học nhiều mới biết được)” như một kinh nghiệm sống để cảnh báo cho người đời sau.

Nghe nói rằng, Tô Thức (Tô Đông Pha) viết bài này từ thời còn niên thiếu. Một thiếu nên chưa có nhiều trải nghiệm ở đời, lại có thể viết ra những dòng chữ tài hoa, giàu triết lý và phong phú đến vậy thì quả thực là không hề dễ dàng.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/158346

The post Truyện ngụ ngôn: Quốc mã và Tuấn mã (Gồm bốn câu chuyện) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Truyện ngụ ngôn: Thỏ trắng nhỏ và viên đá Mặt Trănghttps://chanhkien.org/2024/01/truyen-ngu-ngon-tho-trang-nho-va-vien-da-mat-trang.htmlTue, 09 Jan 2024 02:16:55 +0000https://chanhkien.org/?p=32322Tác giả: TX [ChanhKien.org] Làng của thỏ trắng nhỏ bị con rồng đỏ lớn chiếm đóng, dân làng bị bắt đi làm khổ sai, cuộc sống khốn khổ không sao kể xiết. Tương truyền ở phía xa xa có một ngọn núi gọi là núi Mặt Trăng, trên núi có một chiếc cầu vồng, phía […]

The post Truyện ngụ ngôn: Thỏ trắng nhỏ và viên đá Mặt Trăng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: TX

[ChanhKien.org]

Làng của thỏ trắng nhỏ bị con rồng đỏ lớn chiếm đóng, dân làng bị bắt đi làm khổ sai, cuộc sống khốn khổ không sao kể xiết. Tương truyền ở phía xa xa có một ngọn núi gọi là núi Mặt Trăng, trên núi có một chiếc cầu vồng, phía cuối cầu vồng là đỉnh Thái Dương, trên đỉnh Thái Dương có một viên đá Mặt Trăng, đá Mặt Trăng có pháp lực thần kỳ, có thể áp chế và thu phục ác long. Tuy nhiên, không có ai biết đường đi đến núi Mặt Trăng. Ngoại trừ chú dê tiên tri (sau đây ta gọi là Dương tiên tri nhé).

Vậy là thỏ trắng hướng lên trời cầu khẩn: “Thiên thượng, xin hãy chỉ cho con đường đến núi Mặt Trăng! Con muốn giải cứu dân làng của con!” Sau đó, Dương tiên tri thần kỳ xuất hiện, đưa cho thỏ trắng một tấm bản đồ, trên đó chỉ dẫn đường đi đến núi Mặt Trăng.

“Oa!” Thỏ con vui sướng kêu lên! Dương tiên tri âu yếm xoa đầu thỏ trắng nhỏ, nói: “Bất kể gặp phải khó khăn gì, con cũng phải kiên định bước tiếp nhé, tấm bản đồ này chắc chắn sẽ chỉ dẫn con tìm đến được núi Mặt Trăng”. Thỏ con gật đầu chắc nịch. Sau đó, Dương tiên tri xoẹt một cái liền biến mất. Chỉ còn mấy tiếng cười “Ha ha ha…” vang vọng lại.

Sau khi thu dọn hành lý, thỏ trắng bắt đầu hành trình đi tìm núi Mặt Trăng. Nhưng mà, vừa đến trạm đầu tiên, thỏ trắng đã trợn tròn mắt kinh ngạc. Trạm đầu tiên trên bản đồ có tên là Thung lũng táo gai! Tất cả chỉ toàn là gai góc!

Thỏ trắng nhỏ rùng mình ớn lạnh, hóa ra cuộc hành trình này lại nguy hiểm đến vậy! Dù sao thì như này cũng không có gì quá đáng sợ! Vậy là, nó bèn đi xuyên qua những bụi gai, đi mãi, đi mãi, cuối cùng đã đi qua hết Thung lũng táo gai.

Sau khi ra khỏi Thung lũng táo gai, thỏ trắng lại mở tấm bản đồ. Đó là “Lạc lối sa mạc”! Trong lòng chú thỏ trắng nhỏ lại bắt đầu run lên, dù sao thì trên tấm bản đồ còn có một hàng chữ nhỏ, viết rằng: “Chỉ cần trong lòng không có sợ hãi nào, một mạch tiến lên liền có thể đi qua!”

“Ừm! Vậy thì đi thôi!” Thế là thỏ trắng nhỏ nhằm hướng trước mặt cứ thế bước đi, đi mãi, đi mãi, cuối cùng thì cũng đi ra khỏi sa mạc rồi!

Phù! Mệt quá, hơi khát nước nữa. Thỏ trắng dừng lại một lát, lấy tấm bản đồ ra rồi nhìn trạm thứ ba.

Hả?! Ngôi làng trong mơ? “Đây là đâu?” Thỏ trắng có chút khó hiểu. Nó bước lên xem xét nhìn ngó! Cứ đi, đi nữa, thì thấy có một ngôi làng lớn hiện ra trước mặt. “Đẹp quá à!” Thỏ trắng nhỏ kêu lên.

Hai con dê trắng nhỏ nghe thấy tiếng kêu liền chạy tới. Một chú dê trắng hỏi: “Cậu nhất định là vừa mới từ “Lạc lối sa mạc” đi ra có phải không?” Chú dê còn lại tiếp lời: “Bạn thật xuất sắc đó! Từ hồi nào tới giờ tôi chưa từng thấy ai ra được khỏi đó đâu!”; “Chắc là cậu mệt rồi, chúng tôi dẫn cậu đi ăn gì đó ngon ngon một chút! Rồi chúng tôi sẽ dẫn cậu đi gặp dê mẹ của chúng tôi nhé”.

Mấy tiếng lao xao, hai chú dê trắng nhỏ dẫn thỏ con đến ngôi nhà lớn nhất thôn. Ở đây có những món ăn mỹ vị, có giường nệm êm ái, lại có một bầy dê nhỏ đang nhảy nhót tung tăng! Dê mẹ nhìn thấy thỏ con liền ôm nó vào lòng: “Ôi con ta, con thực sự suất sắc đó! Con có thể trong Lạc lối sa mạc mà đi ra đây. Con chắc mệt rồi, lại đây nghỉ ngơi chút đi!”, “Nhưng mà con cần đi tìm núi Mặt Trăng”, thỏ con nói. “Ồ, ở đây có rất nhiều món ăn ngon và trò chơi hấp dẫn, lại có nhiều em dê nhỏ ở cùng con nữa, chỉ là cha mẹ con không có ở đây nhưng dù sao thì dê mẹ ta đây sẽ coi con như con ruột của mình”. Tuy vậy, thỏ trắng nhỏ vẫn kiên quyết lắc đầu: “Dê mẹ à, con không thể nhận lòng tốt của mẹ! Con cần phải tiếp tục đi!”

“Soạt” một cái, ngôi làng trong mơ biến mất, chỉ còn vọng lại một tràng cười “Ha ha ha ha…”

“Nghe thấy giống giống tiếng của Dương tiên tri” Thỏ trắng lẩm bẩm, sau đó lại mở tấm bản đồ, trạm tiếp theo là… thôn Mặt Trăng!

Thật phấn khích! Cuối cùng cũng đã sắp đến núi Mặt Trăng rồi!

Thỏ Trắng vui vẻ lên đường và chẳng mấy chốc đã đến thôn Mặt Trăng.

Nhưng mà, vì sao thôn Mặt Trăng lại như thế này nhỉ?!

Đứng ở cổng lớn vào thôn Mặt Trăng, miệng của thỏ trắng há hốc đến nỗi có thể nhét vừa một cái bánh bao!

Cả ngôi làng trông như đang suy tàn, mà hơn nữa những thôn dân ở đây đang lao động khổ sai vất vả dưới sự sai khiến bởi đám thủ hạ của con đại hồng long!

Làm sao lại có thể ra nông nỗi này! Nơi này hẳn là cách núi Mặt Trăng không xa, vì sao lũ thủ hạ của con rồng đỏ dám tới nơi đây?

Thỏ trắng nhỏ có chút khó hiểu. Nó lặng lẽ chạy đến chỗ Ngưu đại thúc bên cạnh, hỏi: “Đại thúc, đây có phải là thôn Mặt Trăng không?” “Đúng vậy, thỏ nhỏ à, ngươi đến đây làm gì vậy?”

“À, con đến núi Mặt Trăng tìm đá Mặt Trăng để cứu những người thân của con ở quê nhà!”

“Ra vậy, nhưng mà làm gì có núi Mặt Trăng!”

“Cái gì?!”

“Có phải ngươi đã gặp Dương lão không? Sau đó ông ấy đưa cho ngươi một tấm bản đồ?”

“Phải, phải! Làm sao ngài biết?”

“Bởi vì,” Ngưu đại thúc nói, từ sau mông lấy ra một tấm bản đồ giống hệt.

“Cái này?!?” Thỏ trắng nhỏ trợn tròn mắt.

“Dương lão đó là một lão già điên, cậu bé ngốc nghếch ạ”.

Ngưu đại thúc ực lên một cái, không nói gì nữa, ánh mắt tỏ vẻ lạnh lùng thương hại. Nhìn chung là thỏ trắng không thể miêu tả được nữa.

Nó lại mở tấm bản đồ. Trạm tiếp theo là núi Mặt Trăng. “Bất luận gặp phải khó khăn gì, con cũng phải kiên định bước tiếp, tấm bản đồ này nhất định sẽ chỉ dẫn con đến được núi Mặt Trăng” lời của Dương tiên tri lại lần nữa vang lên trong tâm nó.

Đi tiếp thôi nào! Thế là thỏ trắng tiếp tục bước đi! Cuối cùng một tòa núi to lớn xinh đẹp xuất hiện trước mắt nó!

Núi Mặt Trăng!

Thỏ trắng nhỏ hứng khởi kêu lên. Phía xa xa có thể nhìn thấy đỉnh Thái Dương lờ mờ ẩn hiện.

Ha ha, thỏ trắng bò lên! Cuối cùng, đỉnh Thái Dương cũng ở trước mắt rồi.

Nhưng mà… uầy, sao lại không có đường đi nhỉ?

Đỉnh Thái Dương trước mặt không biết từ đâu mọc lên nhưng hiện không có cách nào để lên tới đó. Trên núi Mặt Trăng…

“Có cầu vồng kìa!”

Thỏ con phấn khích kêu lên, hai mắt tròn xoe, phát hiện trong không trung có một chiếc cầu vồng hiện ra mờ ảo, thông thẳng lên đỉnh ngọn núi kia.

Ha ha, thỏ con vui mừng quá. Đúng lúc đang định bước lên cầu thì đột nhiên có một giọng nói vang lên: “Đó là cầu vồng, cầu vồng thì có thể bước lên được sao? Ngươi giẫm lên có lẽ sẽ bị rơi xuống dưới đó”.

Cái này… Thỏ con đột nhiên nhớ tới lời của Dương tiên tri: “Bất kể là gặp phải khó khăn gì con đều phải kiên định bước tiếp, tấm bản đồ này nhất định sẽ chỉ dẫn con đến được núi Mặt Trăng”.

Ừm… Thỏ trắng nhỏ nhắm mắt lại, rồi lại mở ra, trong ánh mắt hiện lên vẻ kiên định dứt khoát, liền bước lên cầu.

“A!?!” Thỏ trắng nhỏ kêu lớn, từ gần đến xa. Hóa ra cầu vồng này có linh tính, ngay khi thỏ con vừa giẫm chân lên, chiếc cầu vồng liền giống như ngọn sóng cuốn lấy và đẩy nó lên đỉnh núi.

“Phịch”, thỏ con ngã xuống dưới.

Sau khi xoa xoa đầu, nó liền bò dậy.

Oái, là chân ai đây? Thỏ trắng nhỏ ngẩng đầu lên.

“Ha ha ha ha…”

“Này!? Dương tiên tri, làm sao mà ngài lại ở đây!?”

Dương tiên tri vuốt vuốt chòm râu, mỉm cười không nói gì.

“Lẽ nào ngài là chủ nhân của núi Mặt Trăng này sao?” Thỏ con phỏng đoán.

“Ha ha ha ha…” cái này, cái này, nếu là như vậy thì sao?! Nói cách khác, nếu như ngươi muốn tặng đá Mặt Trăng cho ai đó thì ngươi có thể đưa luôn nó cho họ sao?”

“Ha ha ha ha…”

“Vậy vì sao ngày hôm đó ở trong thôn ngài không đưa luôn viên đá đó cho con đi?” Thỏ con hỏi.

“Tiểu tử ngốc à, ngươi có biết cách sử dụng viên đá Mặt Trăng này không?”

Thỏ con lắc lắc đầu: “Dương gia gia ơi, con trước nay chưa bao giờ nghĩ tới chuyện đó”.

“Viên đá Mặt Trăng chỉ là một Pháp bảo, nếu như không có năng lượng lớn mạnh gia trì thì nó không thể phát huy tác dụng. Giống như guồng nước ở trong làng, nếu như không có dòng nước mạnh mẽ thì sẽ không thể đẩy cho nó quay được”, “và tất cả những khó khăn trùng trùng trên đường đi mà con gặp phải đều là để trui rèn bản thân con, hãy tự hỏi chính con xem con đã học được những gì trong suốt quãng đường gian nan đó?”

“Ừm, dũng khí này! Nhẫn nại này! Còn có nội tâm kiên định này! Ha ha, Dương gia gia ơi, con đã hiểu rồi!” Thỏ trắng nhỏ cao hứng phân giải.

“Ha ha ha ha…” Dương tiên tri lại biến mất, dưới bầu trời đêm, đá Mặt Trăng phát ra ánh sáng lấp lánh.

Sau đó…

Giống như tất cả những câu chuyện khác, con đại hồng long, chính là con rồng lớn màu đỏ đã bị một chú thỏ trắng bé nhỏ đánh bại.

Sau đó, mọi người cũng không ai biết chú thỏ trắng nhỏ thần kỳ rốt cuộc đã đi đâu. Nhưng câu chuyện về chú thỏ trắng nhỏ và viên đá Mặt Trăng vẫn luôn là câu chuyện được các em nhỏ nhắc đến nhiều nhất.

Một ngày nọ vào mấy năm sau, trong một quán trà…

“… Cứ như vậy, chú thỏ con đã đánh bại con rồng lớn màu đỏ mà mọi người đều khiếp sợ, đây chính là câu chuyện ‘Thỏ trắng nhỏ và viên đá Mặt Trăng’”, bác gấu vừa vỗ vỗ mặt bàn vừa kể chuyện.

“Òa!” những em bé đang nghe đọc sách đều hào hứng kêu lên.

“Nhưng mà đây vẫn chưa phải là tất cả”. Một tiếng nói êm ái cất lên. Bác gấu giương mục kỉnh, đặt tách trà trên tay xuống rồi ngẩng đầu lên.

Chỉ thấy một chú thỏ đội chiếc nón lá đang xoa xoa đầu bọn trẻ.

“Nếu con muốn, ta sẽ kể cho con nghe câu chuyện về chú thỏ nhỏ đã tìm thấy viên đá Mặt Trăng như thế nào. Nhưng là phải bắt đầu kể từ vị Dương tiên tri và tấm bản đồ của ông ấy. Đó mới là ý nghĩa thực sự của viên đá Mặt Trăng!”

Phần tái bút:

Thiên thượng đã vì ước nguyện của chúng ta hướng đến cầu vồng mà tạo cho chúng ta một con đường thông thẳng lên cầu vồng đó. Có thể trên đường đi, chúng ta có lúc sẽ nghi hoặc thắc mắc, rằng tại sao con đường này lại đầy rẫy những khảo nghiệm trùng trùng, kỳ thực, hết thảy những khảo nghiệm đều là để hiện thực hóa những ước nguyện mà chúng ta đã và đang ấp ủ bấy lâu!

Câu chuyện đến đây là hết rồi! Tạm biệt các bạn nhỏ nhé!

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/250689

The post Truyện ngụ ngôn: Thỏ trắng nhỏ và viên đá Mặt Trăng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Truyện ngụ ngôn: Đông Dương và Ô Khốchttps://chanhkien.org/2024/01/truyen-ngu-ngon-dong-duong-va-o-khoc.htmlWed, 03 Jan 2024 02:33:04 +0000https://chanhkien.org/?p=32261Tác giả: Thư Tỉnh [ChanhKien.org] Khi ăn một loại hoa quả, chúng ta thường cảm thấy một bên quả thì ngọt hơn còn bên kia thì chua hơn một chút, sau này chúng ta mới biết nguyên nhân là do trong quá trình sinh trưởng phát triển của quả nó đã bị ánh nắng chiếu […]

The post Truyện ngụ ngôn: Đông Dương và Ô Khốc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Thư Tỉnh

[ChanhKien.org]

Khi ăn một loại hoa quả, chúng ta thường cảm thấy một bên quả thì ngọt hơn còn bên kia thì chua hơn một chút, sau này chúng ta mới biết nguyên nhân là do trong quá trình sinh trưởng phát triển của quả nó đã bị ánh nắng chiếu lên không đều gây ra, bên có nắng sẽ ngọt hơn, trong khi mặt râm mát thì có mùi vị kém hơn. Quy luật vận hành của tự nhiên không chỉ ảnh hưởng đến thực vật mà ảnh hưởng với con người cũng là tương tự. Đông Dương và Ô Khốc vốn là anh em sinh đôi, nhưng trò đùa của số mệnh đã chia cắt họ, cuối cùng, Đông Dương được Thiên Sứ nuôi dưỡng còn Ô Khốc lại bị ác ma nhận nuôi.

Dưới ảnh hưởng của tình yêu và sự thiện lương của Thiên Sứ, Đông Dương dần dần trưởng thành cũng ấm áp, ôn hòa và trong sáng như cái tên của mình vậy. Anh ấy đối đãi với người khác nhẹ nhàng nhu hòa, không bao giờ tức giận, không thích chỉ trích người khác và cũng không chà đạp lên lòng tự tôn của mọi người, bản tính anh ấy nhã nhặn nhu hòa mà không yếu đuối, trầm tĩnh và bình thản khi gặp vấn đề, tâm địa thiện lương, trái tim tràn đầy năng lượng thuần chính của sự yêu thương đó có thể mang đến ánh sáng và hy vọng cho con người. Vì vậy, Đông Dương đi đến bất cứ đâu cũng đều được con người hoan nghênh chào đón, mọi người đều cảm nhận được một cảm giác thoải mái và an toàn khi ở bên cạnh anh ấy. Người ta thường nói nhân giả vô địch (người nhân từ không có kẻ địch), bởi vì tính cách thiện đãi giúp người này cùng với sự tốt bụng của mình nên anh ấy gần như không có bất kỳ mâu thuẫn nào dù trong gia đình hay ngoài xã hội, ngay cả những ngày cay đắng khổ sở nhất thì dưới thái độ lạc quan của Đông Dương cũng sẽ trở nên ngọt ngào. Thiên thần đã nuôi nấng anh ấy cũng rất mãn nguyện vừa lòng, ông nhìn thấy luồng lực lượng thuần chính thiện lương trong thân thể Đông Dương đã đang thay đổi hoàn cảnh môi trường của anh – bởi vì cặp mắt anh ấy tràn đầy ánh sáng cho nên thế giới mà anh ấy nhìn thấy cũng thật đẹp đẽ mỹ diệu và an vui.

Còn người anh em sinh đôi của anh ấy là Ô Khốc bị ma nuôi dưỡng, trải qua thời gian lâu dài bị ngấm nhiễm tư tưởng đấu tranh và giết chóc, từ đó hình thành một tính cách đen tối âm ám lạnh lùng, anh ta thích đấu tranh, thích bới móc chỉ trích người khác, không tôn trọng người khác, dễ dãi với những kỷ luật bản thân mà hà khắc khi đối đãi với mọi người, thích ở trên cao vượt trội hơn người mà đưa ra mệnh lệnh, kiêu căng ngạo mạn không quan tâm người khác nghĩ gì, buồn vui thất thường, hay thay đổi, tâm tự mãn, tâm tật đố mạnh mẽ, hay phàn nàn oán trách. Vì vậy, anh ta hầu như không có bạn bè, mọi người đều cố tình tránh xa anh ta, càng không cảm nhận được tình yêu và sự ấm áp càng khiến anh ta trở nên hung ác và tàn bạo, vì vậy anh ta đi gây rắc rối khắp nơi, gây lộn tranh đấu với người khác hòng chứng tỏ sức mạnh bản thân thông qua việc chinh phục, cho nên anh ta đi đến đâu đều biến nơi đó thành địa ngục trần gian, cuối cùng người thân bằng hữu đều xa lánh anh ta, và bản thân anh ta cũng chỉ có thể ở trong cuộc đấu tranh không chút ý nghĩa kia mà tiêu hao sinh mệnh của mình. Cũng vì vậy mà ác ma nuôi dưỡng anh ta không những không giúp anh ta mà còn xúi giục anh ta tăng cường thêm sự điên cuồng đi giết đi đấu, bởi vì ác ma cuối cùng vẫn là ác ma, nó không quan tâm đến sướng khổ sống chết của con người. Nó nuôi dưỡng loại người này không phải là phát từ thiện tâm mà là vì muốn biến họ thành đồng loại của chúng và đem nhân gian biến thành địa ngục. Vào lúc con người ta tranh đấu lẫn nhau thì nó rất đắc ý, bởi vì bất luận là bên nào bị đánh bại thì nó cũng là bên thắng cuộc; khi con người tàn sát lẫn nhau thì nó là vui mừng nhất, vì vào lúc con người bị sát hại thì tất sẽ bị hy sinh và đổ máu, và đối với loài sinh vật khát máu như nó mà nói thì đó chính là món ăn tuyệt hảo.

Có rất nhiều người đang nghiên cứu vấn đề về bản tính con người vốn là thiện hay vốn là ác. Từ quan điểm thực tế mà nhìn thì bản tính con người ban đầu nhất là thiện, và từ những ảnh hưởng hậu thiên của hoàn cảnh mà sẽ tạo thành sự khác biệt. Điều đáng sợ là đạo đức con người ngày nay đã tiêu vong, hoàn cảnh xã hội đáng lo ngại, đặc biệt là trong xã hội thể chế tập quyền (như Trung Quốc đại lục), người làm điều tốt thì bị đàn áp, người làm điều ác thì được dung túng, toàn bộ xã hội đều đang bóp nghẹt thiện lương khiến cho những người tốt sẽ chịu thiệt thòi, thương tổn, giống như một vùng đất âm ám lạnh lẽo hắc ám, thì làm sao có thể trồng ra trái ngọt được đây? Cho nên ở đó người giống như Đông Dương có lẽ chỉ đếm trên đầu ngón tay, mà người giống như Ô Khốc thì ở khắp nơi đâu đâu cũng có.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/266997

The post Truyện ngụ ngôn: Đông Dương và Ô Khốc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Truyện ngụ ngôn: Cuộc đối thoại giữa hai chú heohttps://chanhkien.org/2024/01/truyen-ngu-ngon-cuoc-doi-thoai-giua-hai-chu-heo.htmlMon, 01 Jan 2024 00:46:01 +0000https://chanhkien.org/?p=32242Tác giả: Đệ tử Đại Pháp [ChanhKien.org] Ông mặt trời vô tư rải ánh nắng vàng lấp lánh lên mọi ngóc ngách trên thế giới. Tất cả các sinh mệnh, sinh vật trên thế giới này đều đang thỏa thích tận hưởng phần ánh dương rực rỡ thuộc về riêng bản thân mình. Vào giữa […]

The post Truyện ngụ ngôn: Cuộc đối thoại giữa hai chú heo first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp

[ChanhKien.org]

Ông mặt trời vô tư rải ánh nắng vàng lấp lánh lên mọi ngóc ngách trên thế giới. Tất cả các sinh mệnh, sinh vật trên thế giới này đều đang thỏa thích tận hưởng phần ánh dương rực rỡ thuộc về riêng bản thân mình.

Vào giữa trưa, có hai chú heo lúc đó cũng đang tận hưởng những tia nắng ấm áp và cùng nhau huyên thuyên trò chuyện.

Chú heo A: Lão B này, tôi nghe nói dạo gần đây những người nuôi khỉ ngày càng quản chế chúng nghiêm khắc hơn.

Heo B: Tại sao vậy?

Heo A: Tôi nghe nói năm ngoái trên đường đi biểu diễn, lúc đi ngang qua “Núi Tượng Cương”, một con khỉ đã giật đứt dây thừng và chạy vào trong núi. Sau này nghe nói con khỉ đó sống tự do tự tại cùng các con khỉ hoang và các loài động vật khác trên núi, việc này có ảnh hưởng rất lớn đến những con khỉ khác. Một số con khỉ thường trèo lên tường rồi nhìn xa xăm về phía ngọn núi. Điều này khiến cho chủ nhân của chúng lo ngại, vậy nên hàng loạt các biện pháp quản lý mới đã được áp dụng. Đầu tiên là làm cho bức tường cao hơn và lợp mái lên khiến cho lũ khỉ không cách nào vượt tường được nữa, đồng thời đem dây buộc khỉ đổi thành dây xích sắt, như vậy mỗi con khỉ bị buộc sẽ chỉ có thể di chuyển trong một phạm vi nhất định xung quanh cái cột. Dù vậy, có những con khỉ vẫn thường trèo lên cột và lén nhìn ra ngoài qua những ô cửa sổ nhỏ trên tường. Đồng thời, chủ của chúng cũng thường dùng roi đi vòng quanh đàn khỉ và quất bất cứ con nào mà nhìn thấy không thuận mắt.

Heo B nghe đến đây liền thở dài ngao ngán, lắc lắc đầu.

Heo A tiếp tục nói: Tôi nghe nói cách đây mấy hôm còn giết một con gà trống gáy trước mặt đàn khỉ đó.

Heo B hỏi: Vì sao vậy?

Heo A: Anh nghĩ xem, mỗi ngày khoảng thời gian trước bình minh là yên tĩnh nhất, mà gà trống kia trời chưa sáng đã gáy: “Dậy mau, mau, dậy mau, mau, thức dậy, nhanh lên”. Vậy nên những con khỉ kia đều thức dậy rồi, thì có thể yên ổn an toàn không? Cho nên bọn họ liền khép cho nó tội gây rối trật tự và giết nó đi, tất nhiên mục đích chính vẫn là uy hiếp đe dọa lũ khỉ.

Heo A: Nghe nói gần đây có một con khỉ biến mất không rõ lý do, khiến cho lũ khỉ đều cảm thấy bất an.

Heo B: Lại có chuyện gì xảy ra nữa thế?

Heo A: Việc này phải kể từ trước nữa cơ. Trong các nhân vật có một quan chức cấp cao có biệt hiệu là “Vua Gà”, đã từng nhậm chức ở nhiều nơi, nghe đồn là hắn ta đi đến đâu cũng có rất nhiều “tình nhân, em út”, nói đúng ra thì họ cũng không được tính là “tình nhân, em út” gì, dù sao cũng chỉ có việc như vậy, kết quả rốt cuộc là có bao nhiêu người phụ nữ như thế, rồi họ lại có bao nhiêu đứa con, thì không ai biết. Hiện nay có những đứa bé đã trưởng thành, có hai đứa đã kết hôn, sinh ra một em bé bị bệnh bại não, dù đã đi khắp nơi tìm thầy tìm thuốc nhưng cũng không khỏi. Sau này nghe nói có một vị đại phu vùng sơn dã nói rằng thiếu cái gì thì phải bổ sung cái đó, có lẽ sẽ có tác dụng, bởi vì khỉ là loài động vật tương đối thông minh nên ông ta nói là uống óc khỉ sẽ có tác dụng, cho nên đã xuất hiện việc như thế này. Điều này khiến cho tất cả các con khỉ đều lo lắng sợ hãi, sợ rằng chính chúng cũng sẽ bị biến mất.

Heo B nghe vậy liền dậm mạnh chân nói: “Quả thực là vô cùng thú tính”, nói xong bèn cảm thấy bất lực, ngao ngán lắc đầu.

Heo A: Tôi cảm thấy là cũng không thể chỉ oán trách chủ nhân của lũ khỉ được, chủ nhân nuôi dưỡng anh thì anh phải luôn biết ngoan ngoãn vâng lời, tục ngữ có câu: “Chân vắt không qua được đùi”. Chiếc chân khỉ của anh nhỏ thế, làm sao vắt qua đùi của con người được? Thấy bảo chủ nhân của nó cũng là một loại người được đúc từ loại vật liệu đặc thù, loại người này trị người đều vô cùng hung ác vô nhân đạo, huống chi anh chỉ là một con khỉ? Nói đến những con khỉ này, cũng là bản tính của chúng khó thay đổi, tổ tiên của chúng là Tôn Ngộ Không không phải thường xuyên bị niệm chú Kim Cô lăn lộn khắp đất đó sao? Mà tổ tiên Bát Giới của chúng ta luôn luôn giữ vững quy củ. Dù cũng có bí mật tích cóp quỹ riêng nhưng cũng chẳng tính là gì so với hàng trăm, hàng nghìn tỉ mà bọn tham quan bây giờ dễ dàng kiếm được. Rồi có những lúc lén ngủ nướng, hóng hớt mách lẻo, thì cũng chẳng tính là gì cả, đều là những chuyện vặt vãnh không ảnh hưởng gì đến đại cục. Cũng có một khía cạnh mà có thể nhìn thấy sự thay đổi ở chủ nhân của lũ khỉ đó là việc phân phối mấy quả táo, là sự việc cải cách rất lớn. Ban đầu là “sáng bốn tối ba” được đổi thành “sáng ba tối bốn”, bằng cách này thì mỗi tối mỗi con khỉ có thể ăn nhiều hơn buổi sáng một quả táo. Bằng cách này thì số lượng vào ban đêm sẽ nhiều hơn 30% so với buổi sáng, anh nghĩ xem những con khỉ này trông thông minh như thế thì làm sao lại không tính toán ra được chứ? Ôi chao, tôi thực sự không biết phải nói như thế nào về chúng nữa. Thôi lại nói về chúng ta đi. Chủ nhân của chúng ta rất quan tâm chăm sóc chúng ta, chỉ muốn chúng ta sau một đêm liền béo ú, hơn nữa chúng ta lại trường kỳ được ăn loại thức ăn đặc biệt “Bốn tháng là béo”, đây có thể là những thứ mà ngay cả nhân loại cao cấp nhất cũng không được thưởng thức đó!

Heo B: Anh biết đó, nếu chúng ta béo ú sớm thì cũng sẽ sớm vào lò mổ mà thôi.

Heo A: Việc này… tôi không quản được nhiều đến thế, nhân loại chẳng phải là có câu nói thế này sao, trời sập thì mọi người cùng chết, vào lò mổ cũng không phải chỉ có một mình tôi. Triết lý sống của heo tôi là: Hôm nay có ăn thì hôm nay no, quan tâm gì ngày mai sống hay chết. Được rồi, không luyên thuyên mãi nữa, tôi buồn ngủ lắm rồi.

Nói xong, heo A đột nhiên sực nhớ ra điều gì đó, nói: Gần đây, những chủ nhân của chúng ta đều đang đàm luận một việc, hình như là về cuộc chiến thương mại với một quốc gia tên là Hoa Kỳ, mà hơn nữa còn dần dần leo thang, trong nước có một chuyên mục gọi là “Tiếng chuông” (1) ngày ngày phát các bài viết chỉ trích đối phương, không hiểu sao tôi cảm thấy có gì đó không đúng cho lắm, đã vào trận thì nên dùng kèn lệnh để cổ vũ sĩ khí, nhưng ở đây lại chỉ thích dùng tiếng chuông. Vừa nói nó vừa cúi đầu ngẫm nghĩ: tiếng chuông, tiếng chuông, tiếng chuông vang lên mỗi ngày. Đúng rồi, đây chẳng phải là điềm báo bậc đế vương sẽ băng hà, sẽ có sự cải triều hoán đại sao?! Thôi thôi, giờ thực sự là tôi muốn đi ngủ rồi. Nói xong, nó liền tìm một chỗ tương đối sạch sẽ rồi nằm xuống, sau đó cằn nhằn hai tiếng rồi chìm dần vào giấc mơ heo.

Chú thích của người dịch:

(1)”Tiếng chuông”: Cục Bình luận Quốc tế của Nhân dân Nhật báo, là tên viết tắt của “Tiếng nói Trung Quốc”, từ “中” được đổi thành “chuông” mang ý nghĩa là “tiếng chuông cảnh báo”.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/254088

The post Truyện ngụ ngôn: Cuộc đối thoại giữa hai chú heo first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Truyện ngụ ngôn: Vỏ ốc sênhttps://chanhkien.org/2023/12/truyen-ngu-ngon-vo-oc-sen.htmlSun, 24 Dec 2023 22:35:24 +0000https://chanhkien.org/?p=32190Tác giả: Vương Hạo Nhiên [ChanhKien.org] Tương truyền rằng, từ thuở xa xưa, đấng tạo hóa đã tạo ra loài ốc sên không hề có vỏ. Ốc sên vừa sinh ra không bao lâu đã có thể bò thoải mái, di chuyển tự do và tốc độ cũng rất nhanh. Tuy nhiên, khi gặp cỏ […]

The post Truyện ngụ ngôn: Vỏ ốc sên first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Vương Hạo Nhiên

[ChanhKien.org]

Tương truyền rằng, từ thuở xa xưa, đấng tạo hóa đã tạo ra loài ốc sên không hề có vỏ. Ốc sên vừa sinh ra không bao lâu đã có thể bò thoải mái, di chuyển tự do và tốc độ cũng rất nhanh. Tuy nhiên, khi gặp cỏ gai, ốc sên lập tức bò chậm lại, thận trọng rón rén vì sợ bị những chiếc gai nhọn kia làm tổn thương bản thân. Khi gặp gió to, giông bão, ốc sên cũng sẽ rất cẩn trọng tự giác dừng lại vì sợ bị gió lớn thổi bay.

Dần dần, những bước di chuyển của ốc sên trở nên chậm chạp, mỗi bước đi nó đều dáo dác nhìn trước ngó sau phân vân sợ hãi, bởi vì nó luôn sợ bản thân bị tổn thương, luôn làm nô lệ cho tâm sợ hãi thường trực mà trở thành kẻ không có chủ kiến, thành kẻ không dám đối diện với hiện thực, làm mất đi sự nỗ lực tiến lên phía trước và ngay cả dũng khí để tiến thêm một bước.

Hơn nữa, ốc sên còn có ý thức bảo vệ tự ngã rất mạnh mẽ, dần dần ý thức đó dung hợp thâm sâu vào sinh mệnh của ốc sên.

Phía trước đối với nó luôn rất xa vời nên dũng khí tiến về phía trước của nó đã hoàn toàn bị triệt tiêu. Bởi vì nó sợ bản thân phải chịu bất kể tổn thương nào, chỉ muốn bảo vệ bản thân mà không dám chịu đựng dù chỉ là một chút đau đớn, tâm lý sợ hãi đó giống như một lớp vỏ trứng vậy, dần dần mọc trên lưng nó, càng ngày càng lớn, cho đến khi nó bao phủ toàn bộ thân mình của ốc sên. Mỗi khi gặp phải rắc rối, ốc sên sẽ nhanh chóng rụt vào trong lớp vỏ này, cam tâm tình nguyện làm nô lệ cho tâm sợ hãi, hơn nữa còn rất phụ thuộc vào cái gọi là lớp vỏ bảo vệ này, thậm chí còn tỏ ra kính cẩn tôn sùng nó!

Từ đó, ốc sên hoàn toàn mất đi năng lực làm chủ sinh mệnh bản thân. Mỗi ngày đều tha theo cái vỏ thô kệch vụng về này mà chậm chạp lết đi, nó đã hoàn toàn bị mê mất rồi, hoàn toàn không muốn cải biến hoàn cảnh sinh mệnh không tốt của bản thân mình nữa!

Không những thế, nó còn đắm chìm trong cái vỏ rỗng chật hẹp đó, lại còn coi nó như tổ ấm của bản thân mình, và cũng không còn nhớ được diện mạo bản nguyên tiên thiên sinh mệnh của bản thân nữa!

(Con người à, bạn chẳng phải là đang như thế này sao?)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/252752

The post Truyện ngụ ngôn: Vỏ ốc sên first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Truyện ngụ ngôn: Cáo và chó sóihttps://chanhkien.org/2023/12/truyen-ngu-ngon-cao-va-cho-soi.htmlThu, 21 Dec 2023 02:42:32 +0000https://chanhkien.org/?p=32155Tác giả: Tiểu Chân Chân [ChanhKien.org] Trong một khu rừng nọ người ta thường thấy một con cáo và hai con chó sói đi cùng với nhau, bởi vì con cáo tương đối giảo hoạt hơn nên chẳng bao lâu đã khiến hai con sói phải tín phục rằng cáo chính là thủ lĩnh của […]

The post Truyện ngụ ngôn: Cáo và chó sói first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Tiểu Chân Chân

[ChanhKien.org]

Trong một khu rừng nọ người ta thường thấy một con cáo và hai con chó sói đi cùng với nhau, bởi vì con cáo tương đối giảo hoạt hơn nên chẳng bao lâu đã khiến hai con sói phải tín phục rằng cáo chính là thủ lĩnh của chúng. Gần đây, cáo ngắm nghía để mắt đến những con chim bồ câu đưa thư của người thợ săn nuôi nhưng lại luôn không thể thuận lợi ra tay, bởi vì chim bồ câu lúc ở bên ngoài hoạt động thường tương đối thông minh và lại có thể bay nên cáo không thể nào bắt được, còn nếu muốn đánh úp vào ban đêm thì lại sợ cây súng của người thợ săn. Thực sự là vừa muốn làm ác lại vừa sợ mạo hiểm, vậy là cáo ta bèn tìm đến hai “thủ hạ” của nó và ra lệnh cho chúng đêm xuống lẻn vào nhà thợ săn để tóm mấy con bồ câu đưa thư. Hai con chó sói cũng biết rõ sự lợi hại của khẩu súng săn nên không thấy hào hứng cho lắm với nhiệm vụ này. Nhưng con cáo đã giở thủ đoạn nửa như cứng rắn nửa lại mềm mỏng với chúng: một mặt nó đe dọa rằng đây là nhiệm vụ mà cấp trên giao cho, tất phải hoàn thành; mặt khác thì lừa phỉnh hai con chó sói rằng bồ câu bắt được nó cũng chỉ ăn một ít còn phần lớn sẽ dành cho hai con chó sói, đồng thời hứa hẹn rằng nếu ai bắt được nhiều bồ câu hơn sẽ được thăng chức làm tiểu đội trưởng. Vậy là, dưới sự o ép và dẫn dụ của con cáo với chúng, mấy con chó sói bắt đầu “hoạt động săn mồi” đầy mạo hiểm nhưng cuối cùng lại bị người thợ săn phát hiện vì đã gây ra tiếng động.

Khi người thợ săn cầm súng chĩa về phía chó sói, chúng mau chóng kêu oan và cầu xin tha mạng, nói rằng con cáo đã yêu cầu chúng làm như vậy, chúng cũng không thể làm khác.

Người thợ săn trả lời: “Các ngươi nói con cáo bảo các ngươi làm việc này vậy các ngươi có bằng chứng không? Liệu con cáo có vì điều này mà đến đây cứu các ngươi không?”

Hai con chó sói lúc này mới sực nhớ ra là con cáo đã bảo chúng “bán mạng”, tất cả chỉ là lời nói chót lưỡi đầu môi chứ hoàn toàn không để lại chứng cứ gì, lúc đó e rằng lời hứa hẹn lợi ích dành cho chúng cũng chỉ là một tấm chi phiếu trống trơn mà thôi. Hai con chó sói thấy chiêu đẩy trách nhiệm này không hiệu quả bèn giở bài “khổ nhục kế” ra, nói chúng đều là bị con cáo bức bách, bởi vì cáo là lãnh đạo của chúng nên mệnh lệnh của nó chúng không dám không phục tùng.

Người thợ săn cười chế nhạo nói: “Các ngươi không cần giảo biện lắm lời nữa. Chính mắt ta chứng kiến rằng chính các ngươi đến bắt lũ chim bồ câu đưa thư của ta. Đây là tội trạng mà các ngươi không thể chối cãi được. Các ngươi nếu nghe lời con cáo đến thế thì nó bảo các ngươi sát sinh các ngươi có sát sinh không? Nếu nó bảo các ngươi phải chết thì các ngươi cũng tự đi chết chứ? Chẳng phải chỉ vì thèm muốn những lợi ích mà nó hứa hẹn cho các ngươi kia? Vào thời khắc mà khi các ngươi bắt đầu làm ác, chính là đã quyết định kết cục hiện tại của các ngươi đó”.

Nói xong, người thợ săn không chút do dự nhắm họng súng vào bắn chết hai con chó sói. Cùng lúc đó, con cáo đang trốn trong rừng nhìn thấy cảnh tượng này thì mừng thầm trong bụng: “Cũng may là ta không có tự mình đi…”

Có thể thấy, người cố gắng làm điều ác không những không có kết cục tốt đẹp mà thường trở thành bia đỡ đạn cho người khác.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/265008

The post Truyện ngụ ngôn: Cáo và chó sói first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Truyện ngụ ngôn: Lão Hổ không ăn thịt ngườihttps://chanhkien.org/2023/12/truyen-ngu-ngon-lao-ho-khong-an-thit-nguoi.htmlTue, 19 Dec 2023 23:42:39 +0000https://chanhkien.org/?p=32147Tác giả: Lý Tử Kiếm [ChanhKien.org] Trong một khu rừng già xinh đẹp. Có một lữ khách bị lạc khỏi những người bạn đồng hành và đi lạc trong rừng. Lúc này, anh ta cảm thấy cô đơn và sợ hãi. Ngay lúc đó một con mãnh hổ trông rất oai vệ tiến về phía […]

The post Truyện ngụ ngôn: Lão Hổ không ăn thịt người first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lý Tử Kiếm

[ChanhKien.org]

Trong một khu rừng già xinh đẹp. Có một lữ khách bị lạc khỏi những người bạn đồng hành và đi lạc trong rừng. Lúc này, anh ta cảm thấy cô đơn và sợ hãi. Ngay lúc đó một con mãnh hổ trông rất oai vệ tiến về phía anh ta.

Lữ khách: “Chớ lại đây”

Lão Hổ: “Anh từ đâu đến?”

Lữ khách: “Trung Quốc”

Hổ: “Ôi chao!”

Lữ khách: “Sao thế? Ngài thấy cảm thán vì đất nước Trung Quốc chúng ta quá tuyệt vời đúng không?”

Lão Hổ: “Không phải vậy, ta nghe nói ở Trung Quốc có một con thú còn tàn bạo vô nhân tính hơn ta nữa ấy, nó tên là Trung Cộng”.

Lữ khách: “Ồ, ta là đảng viên ĐCSTQ đây!”

Lão Hổ: “Chao ôi! Ta cảm thấy thật xui xẻo và thương tâm vì gặp anh đó.”

Lữ khách: “Hả??”

Lão Hổ: “Trung Cộng cai trị Trung Quốc mấy chục năm, đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường và suy đồi đạo đức ở Trung Quốc, khiến hàng giả, hàng độc hại tràn lan khắp nơi. Người Trung Quốc các anh từ nhỏ đã uống sữa bột độc, lớn lên ăn gạo độc, dầu độc, thực phẩm độc, thuốc giả, dùng thịt gà, vịt, lợn bị bệnh chết, khắp nơi đều là chất độc, lão Hổ ta nhìn thấy ngươi đúng là một bữa yến tiệc ngon lành của ta, đang đói muốn chết mà còn không dám ăn vì sợ trúng độc đây, vậy thì có thể không thấy thương tâm sao?”

Lữ khách: “Ồ, đúng vậy đó. Đã vậy thì…tạm biệt nha, đừng làm lỡ việc tìm kiếm thức ăn của ngài nữa!”

Nói xong, lữ khách định bỏ chạy.

Lão Hổ: “Hẵng đợi đã! Ngươi nói ngươi là đảng viên như nào nhỉ? Là một tên thuộc nhóm của con thú ghê gớm Trung Cộng kia sao? Vậy thì ta cần phải thay trời hành đạo mới được!”

Lữ khách: “Đừng đừng, đừng ăn ta, tha cho ta đi”.

Lão Hổ: “Vì ngươi có độc nên ta sẽ không ăn thịt ngươi nhưng Trung Cộng là con ác thú giết người không chớp mắt, con người các ngươi không phải là có câu tục ngữ thế này sao?! “Hổ sinh do khả cận, nhân thục bất kham thân” (Dịch nghĩa: Hổ sống còn có thể gần, người quen thuộc chớ nên quá thân cận” Lão Hổ chúng ta đều là hổ mẹ không ăn thịt con, nhưng Trung Cộng các ngươi thì thậm chí ngay cả bạn bè quyến thuộc của bản thân mình mà còn có thể làm hại được, tùy tiện giết hại con dân của chính mình không từ thủ đoạn nào, ngay cả lão Hổ chúng ta cũng không như thế, ngươi là một tên trong nhóm đó nên ta không thể tha cho ngươi được”.

Lữ khách: “Ta thoái xuất khỏi Trung Cộng, thoái xuất khỏi Trung Cộng, xin ngài hãy thả cho ta đi. Ta thấy trên trang web Đại Kỷ Nguyên (The Epoch Times) có mục thoái ĐCSTQ, ta xin thề, nếu ta có thể sống sót trở về, ta nhất định sẽ thoái ĐCSTQ”.

Lão Hổ: “Đây mới là con đường đúng đắn đó”.

Lữ khách: “Vậy bây giờ ngài có thể thả cho ta đi được rồi chứ?”

Lão Hổ: “Hy vọng là ngươi không nuốt lời đó”.

Lữ khách: “Tuyệt đối sẽ không”.

Lão Hổ: “Ngươi trở về nói với thân bằng quyến thuộc của ngươi cũng thoái xuất đi, bằng không thì ngay cả lão Hổ ta cũng sẽ không đồng ý đâu đấy!”

Lữ khách: “Được được! Tạm biệt lão Hổ tiên sinh!”

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/274090

The post Truyện ngụ ngôn: Lão Hổ không ăn thịt người first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Truyện ngụ ngôn: Cái chết của cây cổ thụhttps://chanhkien.org/2022/04/truyen-ngu-ngon-cai-chet-cua-cay-co-thu.htmlTue, 05 Apr 2022 06:21:38 +0000https://chanhkien.org/?p=28467Tác giả: Điền Thi [ChanhKien.org] Có một cây cổ thụ khô héo sống trong khu rừng rậm trên cao nguyên. Nơi ấy quanh năm tuyết rơi, vô cùng lạnh lẽo. Một ngày nọ, có một con chim từ xa bay đến. Vừa mệt vừa đói, con chim liền đậu lên cành cây cổ thụ để […]

The post Truyện ngụ ngôn: Cái chết của cây cổ thụ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Điền Thi

[ChanhKien.org]

Có một cây cổ thụ khô héo sống trong khu rừng rậm trên cao nguyên. Nơi ấy quanh năm tuyết rơi, vô cùng lạnh lẽo.

Một ngày nọ, có một con chim từ xa bay đến. Vừa mệt vừa đói, con chim liền đậu lên cành cây cổ thụ để nghỉ ngơi.

“Này anh bạn, anh từ nơi rất xa tới đây phải không?”, cây cổ thụ hỏi con chim.

“Đúng thế. Tôi từ nơi rất xa rất xa bay ngang qua đây, trên đường dừng chân nghỉ ngơi một chút”, con chim đáp lời.

“Nơi mà anh đến ấy, có phải rất đẹp không?”, cây cổ thụ lại hỏi.

“Đúng vậy, nơi đó rất đẹp. Nơi đó có hoa, có cỏ, có dòng suối nhỏ và cả ao hồ. Còn có rất nhiều bạn bè tôi – những chú cá nhỏ, thỏ nhỏ, sóc nhỏ, mỗi ngày chúng tôi đều sống rất vui vẻ, quả thật không cô đơn chút nào. Hơn nữa ở đó cũng rất ấm áp, không lạnh giá như ở đây”.

“À, ra là thế, anh thật hạnh phúc! Ở đây vừa không ấm áp, tiết trời còn rất lạnh nữa. Tôi chưa từng rời khỏi nơi đây, cũng chẳng có bạn bè, tôi sống thật cô độc”, cây cổ thụ thở dài nói.

“Ôi, vậy thì anh thật là bất hạnh! Cuộc sống của anh quá cô đơn, và hơi ấm mà anh có thể cảm nhận được cũng quá ít”. Con chim cũng rất xúc động.

Lúc này có mấy người đi ngang qua đó, họ cảm thấy vừa lạnh lại vừa mệt.

Một người nói: “Nếu có đống lửa để sưởi thì thật tốt biết mấy”.

Bỗng nhiên họ phát hiện bên đường có một cây cổ thụ khô héo, thế là, họ hết sức vui vẻ đi về phía cây cổ thụ.

Con chim thấy trên tay họ có cái rìu bèn vội vàng bay sang đậu ở một cái cây khác.

Vài người giơ chiếc rìu trong tay mình lên chặt cây cổ thụ, biến cây cổ thụ thành đống củi.

Chốc lát sau, một đống lửa cháy bùng lên giữa đất trời băng tuyết. Mấy người ngồi quanh đống lửa, họ cảm thấy thật ấm áp. Trên khuôn mặt họ nở những nụ cười mãn nguyện bởi trời đã không còn băng giá nữa.

“Thật là một cây cổ thụ đáng thương! Anh đã từng cô đơn như thế, sống cuộc đời đơn độc ở một thế giới giá băng như thế!”, con chim than thở.

Cây cổ thụ mỉm cười trong ánh lửa: “Anh bạn, đừng thấy thương cảm cho tôi. Dẫu rằng tôi đã từng sống cô đơn, hiu quạnh thế nào, thì trên đời này ít nhất cũng có người nhờ tôi mà cảm thấy ấm áp”.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/42557

The post Truyện ngụ ngôn: Cái chết của cây cổ thụ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>