Trong nơi u minh có định số | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnThu, 10 Apr 2025 00:14:36 +0000en-UShourly1Trong nơi u minh có định số: Kỳ nhân dị sĩ biết trước thiên cơhttps://chanhkien.org/2024/11/trong-noi-u-minh-co-dinh-so-ky-nhan-di-si-biet-truoc-thien-co.htmlFri, 29 Nov 2024 23:54:30 +0000https://chanhkien.org/?p=35132Tác giả: Lưu Hiểu [ChanhKien.org] Bất kể con người có tin hay không nhưng vận mệnh của một người từ khi sinh ra sớm đã được định sẵn dựa trên nhân quả thiện ác từ kiếp trước, trừ phi trong cuộc đời sau này họ làm những việc đại thiện, đại ác, hoặc là bước […]

The post Trong nơi u minh có định số: Kỳ nhân dị sĩ biết trước thiên cơ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Lưu Hiểu

[ChanhKien.org]

Bất kể con người có tin hay không nhưng vận mệnh của một người từ khi sinh ra sớm đã được định sẵn dựa trên nhân quả thiện ác từ kiếp trước, trừ phi trong cuộc đời sau này họ làm những việc đại thiện, đại ác, hoặc là bước trên con đường tu hành, thì có lẽ sẽ phát sinh một số cải biến. Có lẽ là vì để giúp thế nhân minh bạch rằng trong nơi u minh hết thảy đều đã có định số, trong u minh hết thảy đều là an bài của Thần, trời cao đã an bài cho một số người có năng lực đặc biệt, làm cho những kỳ nhân dị sĩ này có thể thấu lộ thiên cơ, dùng phương thức dự ngôn tiên tri để dự đoán vận mệnh tương lai. Trong các triều đại lịch sử những kỳ nhân dị sĩ như vậy cũng không phải là hiếm thấy.

Thiết Quan đạo nhân dự ngôn Chu Nguyên Chương nhất thống thiên hạ

Vào cuối thời nhà Nguyên đầu nhà Minh có một vị Đạo sỹ tên là Trương Cảnh Hòa, người ta thường gọi ông là Thiết Quan đạo nhân, đạo thuật của ông cao thâm khó lường. Khi Chu Nguyên Chương tranh bá thiên hạ, từng cho quân sĩ trú chân tại Trừ Dương, Trương Cảnh Hòa tới doanh trại nơi đóng quân nói với Chu Nguyên Chương rằng: “Thiên hạ rối loạn, người không có sứ mệnh thì không dễ dẹp yên thiên hạ, nay xem ra, có lẽ sứ mệnh ấy thuộc về Minh Công”, ý tứ nói rằng Chu Nguyên Chương là người phụng thiên mệnh để dẹp yên thiên hạ. Ông còn nói với Chu Nguyên Chương rằng Chu Nguyên Chương có tướng mạo: “Mắt phượng mày rồng, tướng mạo phi phàm, vô cùng cao quý”.

Chu Nguyên Chương nghe được thì vô cùng vui sướng, bèn đưa Trương Cảnh Hòa vào trong trướng làm quân sư. Mỗi lần trước khi giao chiến với Trần Hữu Lượng, Chu Nguyên Chương đều mời Trương Cảnh Hòa dự đoán vận khí cát hung, lần nào dự đoán cũng đều ứng nghiệm. Trong trận Phàn Dương, Trần Hữu Lượng trúng tên mà chết, hai quân đều không hay biết, sau khi Trương Cảnh Hòa xem vận khí biết được việc ấy liền mật tấu lên Chu Nguyên Chương, đồng thời ông còn viết văn tế và cử người khóc Trần Hữu Lượng, tinh thần quân sĩ phía Trần Hữu Lượng tức khắc hoang mang, cuối cùng nhanh chóng bị đánh bại.

Sau khi Chu Nguyên Chương định đô ở Kim Lăng (Nam Kinh), phàm là mỗi khi có việc quân trọng đại thì đều tham vấn ý kiến của Trương Cảnh Hòa rồi mới quyết định. Chu Nguyên Chương từng đến thăm chùa Kê Minh Sơn, ông cảm thấy ngôi chùa này quá cao, có thể nhìn thấy hết hoàng cung, vì vậy ông muốn phá hủy sơn tự để trùng tu lại, nhưng suy nghĩ ấy ông không để ai biết, ông cũng không nói việc này với Trương Cảnh Hòa. Tuy nhiên, có một hôm, Trương Cảnh Hòa mang sự việc Chu Nguyên Chương muốn phá bỏ chùa nói với các tăng nhân ở chùa Kê Minh Sơn, ông lại còn mách nước cho họ đợi khi nào Chu Nguyên Chương đến thăm chùa thì cản giá cầu xin miễn cho phá chùa, như vậy chùa mới có thể được bảo toàn.

Các tăng nhân biết rõ tài năng của Trương Cảnh Hòa, bèn nhằm lúc Chu Nguyên Chương đến chùa Kê Minh Sơn thì liền xuống núi cách mấy dặm đốt hương, chờ đợi để gặp Chu Nguyên Chương bái kiến và thỉnh cầu. Chu Nguyên Chương trong tâm rất bối rối, khi hỏi ra mới biết là do Trương Cảnh Hòa bày cách cho làm như vậy, vì thế ông càng cho rằng Trương Cảnh Hòa không phải là phàm nhân và cũng bỏ ý định phá chùa.

Trương Cảnh Hòa từng nói với Đại tướng khai quốc Từ Đạt của triều Minh rằng, ông có “Hai xương gò má có sắc đỏ, mắt sáng như lửa” vì thế tương lai sẽ làm quan đến hàng cực phẩm, nhưng đáng tiếc thọ mệnh chỉ được ở mức trung bình. Quả nhiên, sau khi triều Minh được kiến lập, Từ Đạt làm đến chức thừa tướng, nhưng tới 54 tuổi thì qua đời, sau khi tạ thế ông được truy phong Võ Ninh Vương.

Khi Trương Cảnh Hòa dựng lều định cư ở núi Vu Chung, Lương Quốc Công Lam Ngọc từng mang bình rượu ngon tới thăm hỏi ông. Vì Trương Cảnh Hòa vận trang phục giản dị ra nghênh tiếp, nên Lam Ngọc cho rằng Trương Cảnh Hòa ngạo mạn vô lễ, bèn ra câu đối cười nhạo ông. Trương Cảnh Hòa ra câu đối đáp lại, ám chỉ rằng Lam Ngọc tương lai sẽ mưu đồ phản nghịch. Quả nhiên sau này Lam Ngọc vì tội mưu đồ phản nghịch mà bị tru di tam tộc.

Vào một ngày nọ Trương Cảnh Hòa ngã xuống nước mà chết, Chu Nguyên Chương hạ lệnh tìm thi thể ông, nhưng tìm khắp nơi mà không thấy. Không lâu sau, có một lính canh ở Đồng Quan (huyện thuộc tỉnh Thiểm Tây), tấu lên rằng: “Vào ngày đó, tháng đó, đã thấy Thiết quan đạo sỹ mang theo cây trượng xuất quan”. Tính ra thì đó chính là ngày mà ông ngã xuống nước.

Kỳ tăng giỏi sờ xương đoán vận mệnh

Vào giữa triều Minh, ở chùa Bán Đường, Hổ Khâu có vị tăng nhân mù cả hai mắt thường gọi là Thiện Vu Sủy Cốt. “Sủy cốt” còn gọi là “Mạc cốt thuật”, là một thuật loại xem tướng, thông qua việc sờ xương cốt của con người để đoán vận mệnh, căn cứ vào thể trạng cao thấp, lớn nhỏ, dài ngắn mà suy đoán người đó thông minh hay ngu dốt, quý tiện, thọ yểu, bần hàn hay phú quý.

Năm Gia Tĩnh, tiến sĩ Lục Xán có ngoại tổ phụ (ông ngoại) tên là Hồ Công, khi còn nhỏ gia đình dẫn ông đi tìm Sủy Cốt Tăng, sau khi sờ xương Sủy Cốt Tăng nói rằng: “Đứa trẻ này một ngày kia sẽ được đeo đai vàng, nhớ trân quý vinh dự này”. Đeo đai vàng ám chỉ việc tương lai sẽ được làm quan. Hồ Công sau khi lớn lên, quả nhiên thi đỗ tiến sĩ, và làm quan đến chức Tham nghị Sơn Tây.

Còn có một vị đồng hương của Lục Xán là Thạch Ất, vì gia cảnh bần hàn nên phải đi làm thợ dệt thuê, ông cũng dẫn hai người con đi tìm Sủy Cốt Tăng để xem vận mệnh. Sủy Cốt Tăng nói rằng: “Xương cốt của hai đứa trẻ này tương lai sẽ là ông chủ giàu có”. Thạch Ất không dám tin, Sủy Cốt Tăng nhắc nhở ông không nên coi thường hai người con của mình. Những người nghe chuyện cũng không có mấy ai dám tin. Nhưng sự thực đã vượt ngoài suy nghĩ của mọi người. Sau khi hai người con của Thạch gia lớn lên, quả nhiên xây dựng được gia nghiệp, nhiều tiền lắm của, giàu có nổi tiếng cả vùng.

Ngoài ra còn có một người tên là Cung Đại, gia cảnh cũng không đến nỗi nào, chỉ là tướng mạo béo mập, giữa rốn có một nốt ruồi đen to vài thốn. Anh từng nói rằng phúc khí cả cuộc đời anh đều từ đó mà ra. Cung Đại có điểm đặc biệt là hàng ngày khi nói chuyện với những người trong nhà thì rất thích cười lớn. Có một hôm, ở nhà Sủy Cốt Tăng, anh không ngừng cười nói vui vẻ với mọi người, Sủy Cốt Tăng nói với anh: “Anh đừng cười nữa. Năm sau nốt ruồi đen ở rốn anh bị rơi ra, khi đó anh sẽ chết”. Cung Đại nghe thấy vậy, cảm thất rất không vui, nhưng cũng không nói gì. Sau đó khi đi tắm, anh chạm phải nốt ruồi đen, đột nhiên nốt ruồi đen rơi ra. Sau đó mấy hôm, Cung Đại chết.

Tư liệu tham khảo “Canh tỵ biên”

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/271717

The post Trong nơi u minh có định số: Kỳ nhân dị sĩ biết trước thiên cơ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Trong nơi u minh có định số: Mối duyên kiếp trước giữa Đường Huyền Tông và chùa Hồi Hướnghttps://chanhkien.org/2024/09/trong-noi-u-minh-co-dinh-so-moi-duyen-kiep-truoc-giua-duong-huyen-tong-va-chua-hoi-huong.htmlTue, 03 Sep 2024 01:38:36 +0000https://chanhkien.org/?p=34058Tác giả: Hiểu Huy chỉnh lý [ChanhKien.org] Vào những năm cuối thời kì Khai Nguyên, Đường Huyền Tông mơ thấy có người nói với mình: “Hãy mang 500 chiếc khăn tay và 500 áo cà sa đến chùa Hồi Hướng bố thí”. Tỉnh dậy ông hỏi những người xung quanh chùa Hồi Hướng ở đâu, […]

The post Trong nơi u minh có định số: Mối duyên kiếp trước giữa Đường Huyền Tông và chùa Hồi Hướng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Hiểu Huy chỉnh lý

[ChanhKien.org]

Nguồn hình: Chánh Kiến sưu tầm và thiết kế.

Vào những năm cuối thời kì Khai Nguyên, Đường Huyền Tông mơ thấy có người nói với mình: “Hãy mang 500 chiếc khăn tay và 500 áo cà sa đến chùa Hồi Hướng bố thí”. Tỉnh dậy ông hỏi những người xung quanh chùa Hồi Hướng ở đâu, mọi người đều đáp không có chùa nào tên là Hồi Hướng cả. Đường Huyền Tông bèn phái người đi tìm tuyển những tăng nhân có đạo hạnh cao thâm và bảo họ đi thăm dò chùa Hồi Hướng.

Có một vị tăng điên sống lang bạt nay đây mai đó đứng ra ứng tuyển, bảo: “Ta biết chùa Hồi Hướng ở đâu”. Đường Huyền Tông hỏi ông ấy cần bao nhiêu người giúp đỡ, ông đáp: “Chỉ lấy những thứ cần mang theo và một cân hương quý là có thể đi ngay”. Đường Huyền Tông đưa những thứ cần thiết xong, vị tăng điên liền tiến vào núi Chung Nam.

Vị tăng điên đi được hai ngày thì đến một nơi cheo leo hiểm trở trong núi sâu nhưng lại không thấy gì cả. Đột nhiên một tấm bia đá hiện ra trước mặt, ông kinh ngạc thốt lên: “Nơi đây con người không thể đặt chân đến được, sao có thể có thứ này!” Ông thắp ít hương quý mà mình mang theo, từ trưa đến tối không ngừng dập đầu lễ bái cầu xin, khổ sở van nài trước tấm bia. Qua một lúc rất lâu thì có sương mù dâng lên trong thung lũng, dày đặc đến mức khó phân biệt rõ các vật xung quanh. Sau đó màn sương dần tan đi, giữa lưng chừng núi hiện ra tòa kiến trúc cột đỏ tường trắng đẹp lung linh như tranh vẽ. Thêm một lúc nữa thì cảnh vật trở nên rõ ràng hơn, đó là một ngôi chùa đứng sừng sững trong mây, trên cổng có một tấm bảng rất lớn đề hai chữ “Hồi Hướng”. Vị tăng điên rất vui mừng, vội vàng leo lên núi, một lúc sau đã tới cổng chùa.

Bấy giờ trời đang hoàng hôn, từ trong chùa vọng ra tiếng đánh chuông và tiếng tăng chúng niệm Phật. Người gác cổng hỏi thăm ông từ nơi nào tới rồi dẫn ông vào chùa. Đầu tiên ông gặp một vị sư già nói với ông: “Đường hoàng đế vạn phúc” và để ông đi phía sau các vị tăng đến từng phòng để phát khăn tay và các vật dụng khác. Cuối cùng chỉ còn lại một bộ vật dụng, một gian phòng không người ở với chiếc giường trống.

Vị tăng điên nói ra mục đích của mình, người sư già mỉm cười mời ông ngồi xuống, quay sang nói với anh hầu: “Sang gian phòng kia mang cây sáo lại đây”. Anh hầu mang đến cây sáo, vị tăng điên nhìn qua thì phát hiện đó là một cây sáo bằng ngọc. Sư già hỏi: “Ngài đã gặp Hồ tăng bao giờ chưa?” Vị tăng điên đáp: “Đã gặp”. Vị sư già bảo: “Cây sáo ngọc này tạm thời thay thế quân chủ của ngài. Trong nước sẽ có họa loạn, vô số người sẽ phải chết. Tên của cây sáo ngọc này là Ma Diệt Vương. Căn phòng trống kia chính là căn phòng của quân chủ ngài, khi quân chủ của ngài còn ở chùa này, vì ham mê thổi sáo mà bị giáng xuống nhân gian. Đây là cây sáo ông ta thường thổi. Giờ kỳ hạn đã mãn, lập tức trả lại ông ta thôi”.

Hôm sau, sau khi dùng bữa với vị tăng điên, sư già bảo: “Đã đến lúc ngài cần trở về, hãy giao cây sáo ngọc này lại cho quân chủ của ngài. Còn khăn tay và áo cà sa của ông ta, cũng nên để ông ta tự giữ lấy”. Vị tăng điên thi lễ chào từ biệt và được tiểu đồng đưa ra ngoài. Đi được vài bước ông lại thấy mây mù tụ lại tứ phía, đến khi mây mù tản đi thì không thấy chùa Hồi Hướng đâu nữa.

Sau khi vị tăng điên trở về đã mang các món khăn tay, cây sáo… vào cung dâng lên Đường Huyền Tông rồi kể lại toàn bộ sự việc. Huyền Tông nghe xong vô cùng xúc động, cầm cây sáo lên và bắt đầu thổi, cảm giác như thể trước đây ông đã từng thổi cây sáo này.

20 năm sau loạn An Sử xảy ra. “Hồ tăng” mà vị tăng điên từng gặp chính là An Lộc Sơn.

Theo “Dật sử”

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/54536

The post Trong nơi u minh có định số: Mối duyên kiếp trước giữa Đường Huyền Tông và chùa Hồi Hướng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Trong nơi u minh có định số: Tiết Unghttps://chanhkien.org/2023/05/trong-noi-u-minh-co-dinh-so-tiet-ung.htmlSun, 07 May 2023 02:39:57 +0000https://chanhkien.org/?p=30050Tác giả: Sử Nhiên chỉnh lý [ChanhKien.org] Quan thị lang Tiết Ung có nguyện vọng làm tể tướng. Đương thời có một người tên là Trương Sơn Nhân rất giỏi thuật xem tướng. Một ngày nọ, binh bộ lang trung Thôi Tạo và vị tiến sĩ khoa cử trước là Khương Công Phụ cùng đến […]

The post Trong nơi u minh có định số: Tiết Ung first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Sử Nhiên chỉnh lý

[ChanhKien.org]

Quan thị lang Tiết Ung có nguyện vọng làm tể tướng. Đương thời có một người tên là Trương Sơn Nhân rất giỏi thuật xem tướng.

Một ngày nọ, binh bộ lang trung Thôi Tạo và vị tiến sĩ khoa cử trước là Khương Công Phụ cùng đến nhà Tiết Ung làm khách. Tiết Ung hỏi Trương Sơn Nhân rằng: “Trong mấy vị ngồi đây có ai có thể làm tể tướng không?” Trong lòng Tiết Ung nghĩ nếu như câu trả lời là có thì tể tướng ắt phải là mình. Trương Sơn Nhân đáp: “Có”. Tiết Ung hỏi: “Đó là ai?” Trương đáp: “Có hai người”. Tiết Ung cho rằng một trong hai người đó là mình. Lại hỏi tiếp: “Là hai người nào?” Trương đáp: “Thôi, Khương hai vị chắc chắn sẽ làm tể tướng, hơn nữa lại nhậm chức cùng thời kỳ”. Tiết Ung vừa kinh ngạc vừa tức giận, im lặng không nói câu nào, trong lòng hết sức không vui. Sau đó Thôi Tạo hỏi: “Sao lại nhậm chức đồng thời?” Ý Thôi Tạo là Khương Công Phụ hiện tại vẫn chưa có chức quan gì, còn mình đương là quan chính lang, không thể cùng làm tể tướng một lúc được. Trương nói: “Vận mệnh định như thế rồi, hơn nữa sau này quan thị lang còn nhậm chức sau Khương Công Phụ”.

Sau đó Khương Công Phụ làm quan công tào ở Kinh Triệu, lại còn nhậm cả chức hàn lâm học sĩ. Lúc này người ta đồn rằng tướng quân thành Kinh Dương là Diêu Lệnh Ngôn muốn vào thành bắt Chu Thử, Chu Thử từng làm thống soái của Kinh Dương, rất được lòng quân. Khương Công Phụ đã dâng thư lên hoàng đế xin phái người đi điều tra vụ việc. 10 ngày sau khi thư được dâng lên, Đường Đức Tông đến Phụng Thiên, hối hận vì đã không tiếp thu ý kiến của Khương Công Phụ. Đường Đức Tông bèn ở hành cung hạ lệnh thăng cho Khương Công Phụ lên cấp trung bình chương sự, tức tể tướng.

Nửa năm sau, Thôi Tạo từ chức lang trung được thăng lên làm tể tướng, quả nhiên cùng một thời kỳ nhưng nhậm chức sau Khương Công Phụ.

Còn Tiết Ung mãi về sau này vẫn không được làm tể tướng.

Từ sự việc này ta có thể thấy rằng quan vận không phải định theo vị trí tiền bối hay hậu bối, mà hết thảy là theo thiên ý.

Trích từ Gia thoại lục của Vi Huyến thời Đường

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/23748

The post Trong nơi u minh có định số: Tiết Ung first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Trong nơi u minh có định số: Tai nạn của Trương Quânhttps://chanhkien.org/2023/04/trong-noi-u-minh-co-dinh-so-tai-nan-cua-truong-quan.htmlFri, 21 Apr 2023 08:19:30 +0000https://chanhkien.org/?p=29922Tác giả: Thái Bình chỉnh lý [ChanhKien.org] Những năm Khai Nguyên thời vua Đường Huyền Tông, có một vị tăng nhân tên là Nghĩa Phúc, là người Thượng Đảng (vùng đông nam tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc ngày nay). Ông chuyên tâm tu Phật, là người đoan chính thanh bạch, bất kể là công khanh […]

The post Trong nơi u minh có định số: Tai nạn của Trương Quân first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Thái Bình chỉnh lý

[ChanhKien.org]

Những năm Khai Nguyên thời vua Đường Huyền Tông, có một vị tăng nhân tên là Nghĩa Phúc, là người Thượng Đảng (vùng đông nam tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc ngày nay). Ông chuyên tâm tu Phật, là người đoan chính thanh bạch, bất kể là công khanh đại thần hay thường dân bách tính đều rất thích theo ông học tập Phật Pháp. Ông từng cùng hoàng đế đến Đông Đô, Lạc Dương, dọc đường các quận, huyện ông đi qua người người đều ngưỡng mộ ông, số tiền bố thí lên đến mấy vạn nhưng ông đều không nhận.

Chợt một sáng sớm nọ ông triệu tập các môn đồ lại và bảo họ rằng mình sắp rời khỏi thế gian. Binh bộ thượng thư Trương Quân, trung thư thị lang Nghiêm Đĩnh Chi, binh bộ thị lang Phòng Lang, lễ bộ thị lang Vi Trắc và những người khác ngày thường rất kính trọng ông, hôm ấy họ đều có mặt. Như thường lệ Nghĩa Phúc chuẩn bị đăng đàn giảng Pháp cho các môn đồ. Ông nói: “Hôm nay là ngày ta sẽ ra đi, ta muốn từ biệt các vị”. Không lâu sau Trương Quân nói với Phòng Lang: “Tôi uống đan dược của Đạo gia quanh năm, chưa từng dự tang lễ của người khác (một số tiểu Đạo thế gian cho rằng tiếp xúc với những việc ma chay tang lễ sẽ bị khí xấu bám lên thân)”. Nói xong Trương Quân liền lén lút đi mất.

Nghĩa Phúc đột nhiên quay sang nói với Phòng Lang rằng: “Bần tăng và Trương Công giao du với nhau đã nhiều năm. Trương Quân sắp gặp phải một tai nạn rất lớn, cả danh dự lẫn tiết tháo đều bị tổn hại. Nếu ông ấy có thể kiên trì ở lại đến khi Pháp hội kết thúc thì có thể miễn trừ được tai nạn ấy. Tiếc thay!” Rồi ông nắm lấy tay Phòng Lang nói: “Tương lai ngài nhất định sẽ thành danh tướng thời Đường trung hưng. Ngài nhớ làm cho thật tốt!” Nói xong thì qua đời.

Sau này khi An Lộc Sơn mưu phản, Trương Quân bị quân phản loạn bắt được và được An Lộc Sơn ban cho một chức quan trọng yếu, quả nhiên khí tiết, danh dự đều bị tổn hại. Còn Phòng Lang lại tham gia bình định quân phản loạn, trải qua thời Đường trung hưng, qua hai lần hoàng triều, gìn giữ được khí tiết của mình.

Theo Minh Hoàng tạp lục của Trịnh Xử Hối thời Đường.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/22628

The post Trong nơi u minh có định số: Tai nạn của Trương Quân first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Trong nơi u minh có định số: Dự ngôn của tăng nhân Diệu Ứnghttps://chanhkien.org/2022/10/trong-noi-u-minh-co-dinh-so-du-ngon-cua-tang-nhan-dieu-ung.htmlMon, 03 Oct 2022 00:27:42 +0000https://chanhkien.org/?p=29145Bài viết của Đức Huệ [ChanhKien.org] Cuối thời Bắc Tống, có một vị tăng nhân pháp danh là “Diệu Ứng”, có thần thông có thể đoán trước tương lai, cũng vì thế mà danh tiếng khắp thế gian. Đương thời, có vị quan lớn gọi là Ngô Mẫn, tự là “Nguyên Trung”. Một hôm, tăng […]

The post Trong nơi u minh có định số: Dự ngôn của tăng nhân Diệu Ứng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Bài viết của Đức Huệ

[ChanhKien.org]

Cuối thời Bắc Tống, có một vị tăng nhân pháp danh là “Diệu Ứng”, có thần thông có thể đoán trước tương lai, cũng vì thế mà danh tiếng khắp thế gian. Đương thời, có vị quan lớn gọi là Ngô Mẫn, tự là “Nguyên Trung”. Một hôm, tăng nhân Diệu Ứng đột nhiên đến thăm Ngô Mẫn, cũng nói với ông ba dự ngôn làm người ta kinh ngạc: Thứ nhất, “Thiên hạ sẽ loạn”, trong loạn thế ngài sẽ làm Tể tướng. Thứ 2, bây giờ tôi muốn đi đến phương Nam, tương lai sẽ gặp lại ngài ở Lĩnh Nam. Thứ 3, sau khi tôi viên tịch, thọ mệnh của ngài cũng không dài. Nói xong những lời này, ông cũng không giải thích gì thêm, quay người cáo từ rời đi.

Không lâu sau, quân Kim nam tiến, quốc chính hỗn loạn. Tống Huy Tông quyết định nhường ngôi vị cho Tống Khâm Tông, chiếu thư truyền ngôi chính là do Ngô Mẫn soạn, do đó Tống Khâm Tông rất coi trọng Ngô Mẫn, thăng chức cho ông làm “Tri Khu Mật Viện Sự” kiêm “Tiểu Tể”. “Tiểu Tể” là phó tể tướng, “Khu Mật Viện” là cơ quan chỉ huy quân sự của Triều Tống, “Tri Khu Mật Viện Sự” là Trưởng quan của “Khu Mật Viện”, giống như Bộ trưởng Quốc phòng bây giờ. Ngô Mẫn trong tích tắc nắm quyền bính trong triều, nhưng chưa đầy một năm thì do bất hoà với “Thái Tể” (Tể tướng) mà bị giáng chức tới phương Nam. Trong hoạ đắc phúc, ông cũng vì thế mà rời xa Kinh thành, tránh khỏi họa lúc Bắc Tống bị diệt vong “Tĩnh Khang chi biến” (biến cố Tĩnh Khang, Tĩnh Khang là niên hiệu vua Tống Khâm Tông).

Thời kỳ nam triều Tống Cao Tông lại mời Ngô Mẫn làm Huyền phủ sứ Hồ Nam Quảng Tây. Vào một ngày sau khi nhậm chức, ông ở Liễu Châu (nay là thành phố Liễu Châu – Quảng Tây) lại gặp tăng nhân Diệu Ứng, lúc này ông nhớ tới lời dự ngôn năm đó của Diệu Ứng, vô cùng cảm khái nói: hai điều trong lời dự ngôn của ngài năm đó đều ứng nghiệm rồi, trong lúc loạn thế do quân Kim nam tiến, tôi đã thành tể tướng, thoắt cái lại bị giáng chức tới phương Nam, giờ đây được gặp lại ngài ở đất Lĩnh Nam. Ngô Mẫn ngộ ra rằng Diệu Ứng là cao tăng đắc Đạo, thật sự có thần thông đoán trước tương lai, tiếp đãi ông vô cùng nhiệt tình, hai người còn chơi cờ với nhau. Ngày hôm sau, Ngô Mẫn tới chùa tìm Diệu Ứng, thật bất ngờ tăng nhân trong chùa nói với ông: hôm qua sau khi Diệu Ứng quay trở về thì viên tịch rồi. Ngô Mẫn sau khi nghe xong ngộ rằng mệnh của mình cũng không còn dài nữa, liền sắp xếp hậu sự. Quả nhiên sau mấy hôm, Ngô Mẫn đột nhiên qua đời. Mọi người biết điều thứ 3 trong dự ngôn của Diệu Ứng đã ứng nghiệm rồi, sau khi Diệu Ứng mất, thọ mệnh của Ngô Mẫn cũng không dài nữa.

Tại sao dự ngôn của tăng nhân Diệu Ứng lại chuẩn xác đến vậy, là vì ông là người tu luyện. Người tu luyện đến một trình độ nhất định sẽ có thần thông, cũng chính là siêu năng lực có thể nhìn thấy tương lai. Hiện nay, rất nhiều người tu luyện vì sao khuyên người ta thoái Đảng, chính là vì trong quá trình tu luyện, từ Pháp lý mà họ biết rõ rằng: Trung Cộng đã hại rất nhiều người trong mấy chục năm qua, tội nghiệp của Trung Cộng quá nhiều quá lớn rồi, không chỉ những bị diệt vong mà sẽ còn kéo theo cả những thành viên trong Đảng đó. Không ít người tu luyện có thần thông đã nhìn thấy tương lai Trung Cộng bị diệt vong, thậm chí là cả quá trình Trung Cộng từng bước từng bước bị diệt vong, nhìn thấy cảnh tượng những thành viên trong Đảng Đoàn Đội trở thành vật tuẫn táng theo, cùng cảnh tượng người tử vong trong các loại thiên tai nhân họa và đại dịch bệnh.

Muốn tránh thảm kịch phát sinh như thế này chỉ có duy nhất một cách, chính là cố gắng mau chóng thanh minh thoái khỏi tổ chức Đảng Đoàn Đội của Trung Cộng; khi bạn thoái xuất khỏi Trung Cộng rồi, bạn không còn là thành viên của nó nữa, đến lúc nó bị tai ương diệt vong cũng là lúc ông Trời tính sổ với nó, bạn sẽ không bị dính líu với nó. Thế nên những người tu luyện này mới dùng tâm đại từ bi mà khuyên con người thế gian thoái xuất khỏi hết thảy các tổ chức của Trung Cộng, họ chỉ là vì cứu người mà thôi, về căn bản không có liên quan gì đến chính trị hay bất kỳ quyền thế gì ở nhân gian.

Nguồn tài liệu: “Đầu hạt lục”.

Dịch từ : http://big5.zhengjian.org/node/277082

The post Trong nơi u minh có định số: Dự ngôn của tăng nhân Diệu Ứng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Trong nơi u minh có định số: Ngô Thiếu Thànhhttps://chanhkien.org/2022/08/trong-noi-u-minh-co-dinh-so-ngo-thieu-thanh.htmlFri, 12 Aug 2022 08:56:53 +0000https://chanhkien.org/?p=28940Tác giả: Sử Nhiên chỉnh lý [ChanhKien.org] Dưới thời Đường Đức Tông, Ngô Thiếu Thành từng làm quan đến chức tiết độ sứ. Lúc nghèo khổ ông từng bị bắt đi làm lính đánh trận, sau đó chạy trốn đến Thượng Thái, do [hoàn cảnh] đói rét cơ cực nên đành phải sống bằng nghề […]

The post Trong nơi u minh có định số: Ngô Thiếu Thành first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Sử Nhiên chỉnh lý

[ChanhKien.org]

Dưới thời Đường Đức Tông, Ngô Thiếu Thành từng làm quan đến chức tiết độ sứ. Lúc nghèo khổ ông từng bị bắt đi làm lính đánh trận, sau đó chạy trốn đến Thượng Thái, do [hoàn cảnh] đói rét cơ cực nên đành phải sống bằng nghề ăn xin.

Ở huyện Thượng Thái có mấy người thợ săn săn được một con hươu trên núi, theo phong tục của địa phương, nếu săn được thú lớn thì phải đem nội tạng con thú hạ thuỷ để tế Thần núi. Sau khi tế Thần núi xong các thợ săn muốn ăn thịt hươu. Đột nhiên từ trên không có tiếng người nói vọng xuống: “Hãy đợi Ngô thượng thư!” Mọi người thảy đều kinh hoàng bèn dừng việc ăn thịt hươu lại.

Một lúc lâu sau, các thợ săn lại muốn ăn thịt. Từ trên không lại có tiếng người nói vọng xuống: “Quan thượng thư đã sắp đến rồi, sao không chờ thêm một chút?” Một lúc sau có một người trông như người lao động khổ sai mang một cái túi nhỏ đi ngang qua, thấy đám thợ săn ông ta chắp chắp tay rồi ngồi xuống. Những người thợ săn hỏi ông ta danh tính, ông đáp mình họ Ngô, họ cảm thấy vô cùng kinh ngạc. Ăn thịt hươu xong đám thợ săn đứng dậy chúc mừng ông, nói: “Ngài sẽ sớm được vinh hiển, hy vọng [sau này] ngài nhớ đến tên chúng tôi”. Rồi họ kể cho ông nghe những chuyện vừa mới xảy ra. Ngô Thiếu Thành nói: “Tôi là một người đào ngũ khỏi quân binh, may là không bị bắt lại, có thể làm lính đã đủ lắm rồi, nào đâu có thể có chuyện phú quý được”. Nói xong ông cười to rồi bắt tay những người thợ săn chào từ biệt.

Mấy năm sau, Ngô Thiếu Thành quả nhiên trở thành quan tiết độ sứ kiêm binh bộ thượng thư. Ông đã phái người đi tìm những người thợ săn khi xưa đã mời ông ăn thịt hươu và ban tặng họ không ít tiền tài.

Theo sách Tục định mệnh lục của Lã Đạo Sinh thời Đường

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/26302

The post Trong nơi u minh có định số: Ngô Thiếu Thành first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Trong nơi u minh có định số: Tần Thuỷ Hoànghttps://chanhkien.org/2022/07/trong-noi-u-minh-co-dinh-so-tan-thuy-hoang.htmlWed, 27 Jul 2022 04:47:41 +0000https://chanhkien.org/?p=28839Tác giả: Sử Nhiên chỉnh lý [ChanhKien.org] Tần Thủy Hoàng là con trai của Trang Tương Vương, họ Doanh, tên Chính, là người kế thừa ngôi vị của Trang Tương Vương, kế vị trở thành Tần Vương. Sau khi lên ngôi Tần Thủy Hoàng trải qua 26 năm đông chinh tây phạt, thôn tính sáu […]

The post Trong nơi u minh có định số: Tần Thuỷ Hoàng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Sử Nhiên chỉnh lý

[ChanhKien.org]

Tần Thủy Hoàng là con trai của Trang Tương Vương, họ Doanh, tên Chính, là người kế thừa ngôi vị của Trang Tương Vương, kế vị trở thành Tần Vương. Sau khi lên ngôi Tần Thủy Hoàng trải qua 26 năm đông chinh tây phạt, thôn tính sáu nước, thống nhất thiên hạ. Sách Sử ký – Tần Thủy Hoàng bản kỷ có ghi chép rằng: “Tần vương còn lòng tham lam hèn hạ, hành sự tự theo ý mình, không tin công thần, không kết thân với dân sĩ, phế bỏ vương đạo, lập ra quyền riêng, dùng hình pháp tàn khốc và cấm văn thư, trước dùng sức mạnh sau mới tính tới nhân nghĩa, lấy bạo ngược để thống trị thiên hạ”. Một ông vua tàn bạo như thế ắt khó tránh bị trời trừng phạt.

Năm Thuỷ Hoàng thứ 36 (năm 221 TCN), sao Hỏa Tinh (sao Huỳnh Hoặc) xâm nhập vào khu vực của sao Tâm (Tâm Tú), đây là điềm báo từ thiên tượng rằng đế vương sẽ gặp tai hoạ. Lúc ấy có mảnh thiên thạch rơi xuống Đông Quận, sau khi rơi xuống đất thì biến thành đá, có ai đó đã khắc lên hòn đá một câu rằng: “Thủy Hoàng đế chết thì đất bị chia”. Tần Thủy Hoàng biết được tin ấy đã phái ngự sử tra hỏi từng nhà một, [nhưng] không có ai đứng ra thừa nhận, Thủy Hoàng bèn ra lệnh bắt tất cả những cư dân sống gần hòn đá ấy giết hết, lại còn thiêu chảy tiêu hủy cả hòn đá.

Một ngày mùa thu năm đó, đêm nọ có sứ giả đang đi từ Quan Đông qua Hoa Âm trên đường Bình Thư (nay là phía bắc huyện Hoa Sơn tỉnh Thiểm Tây), gặp một người trên tay có cầm viên ngọc bích, người ấy chặn đường sứ giả và nói: “Hãy thay ta dâng viên ngọc bích này cho Thủy Thần”. Người cầm ngọc còn nhân cơ hội nói: “Năm nay thì Tổ Long chết” (tổ nghĩa là cái đầu tiên, cũng giống như thủy, long hay rồng đại biểu cho quân vương một nước, Tổ Long chết ám thị rằng Thủy Hoàng sắp chết). Sứ giả hỏi tại sao thì người ấy đã biến mất, để lại viên ngọc bích ở đấy.

Sứ giả trở về triều, dâng viên ngọc bích lên và bẩm báo đầu đuôi câu chuyện mình đã trải qua cho Tần Thủy Hoàng. Tần Thủy Hoàng nghe xong trầm mặc rất lâu rồi nói: “Quỷ núi chẳng qua chỉ biết việc xảy ra trong một năm mà thôi”. Lúc ấy đương là mùa thu, Thủy Hoàng nói những ngày của năm nay chẳng còn bao nhiêu nữa, câu nói ấy chưa chắc đã ứng nghiệm. Đến lúc tan chầu, Thủy Hoàng lại nói: “Tổ Long đó là tổ tiên của loài người”. Ông ta cố ý giải thích chữ “Tổ” thành tổ tiên, mà tổ tiên là những người đã khuất rồi, thế nên câu “Tổ Long chết” không có liên hệ gì với ông ta. Rồi Thủy Hoàng lệnh cho ngự phủ xem xét viên ngọc, không ngờ rằng, viên ngọc ấy là viên ngọc mà nhà vua sơ ý đánh rơi xuống sông khi vượt qua Trường Giang vào năm Tần Thủy Hoàng thứ 28.

Ngày quý sửu tháng mười năm Thủy Hoàng thứ 37 (năm 210 TCN), Thủy Hoàng ra ngoài tuần du. Một hôm Thủy Hoàng mộng thấy mình cùng Thần biển giao chiến, bèn mời một vị thầy giải mộng đến xem xét giấc mộng, vị thầy nói: “Thủy thần vốn không thể để người trông thấy được, nên hiện thành con đại ngư giao long. Hiện tại hoàng thượng thờ phụng chu đáo cung kính nhưng lại xuất hiện ác thần, vậy phải nên trừ bỏ ông ta thì thiện Thần mới thực sự đến được”. Thủy Hoàng liền hạ lệnh ra biển lùng bắt cá lớn, tự mình còn mang theo cung nỏ bắn được nhiều phát đợi đến khi có cá lớn xuất hiện thì bắn, nhà vua đi từ Lang Gia đến núi Vinh Thành nhưng không phát hiện ra cá lớn. Khi đến Chi Phù (nay là vùng đông bắc huyện Phúc Sơn tỉnh Sơn Đông) thì bắn chết một con cá lớn.

Khi tuần du về phía Tây đến bến Bình Nguyên thì Thủy Hoàng đổ bệnh, bệnh tình ngày một trầm trọng, đến ngày bính dần tháng bảy, Thủy Hoàng vì bệnh mà băng hà tại Bình Đài thuộc đất Sa Khâu (nay là đông bắc huyện Bình Hương tỉnh Hà Bắc).

Dựa theo “Sử ký – Tần Thủy Hoàng bản kỷ [1]” của Tư Mã Thiên

[1] Sử ký của Tư Mã Thiên có chia làm một số phần lớn như bản kỷ, thế gia, liệt truyện. Trong đó các cuốn bản kỷ là nói về những nhân vật có tước ngang hoàng đế như Tần Thủy Hoàng, Hạng Vũ, Lưu Bang.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/24445

The post Trong nơi u minh có định số: Tần Thuỷ Hoàng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Trong nơi u minh có định số: Người U Châuhttps://chanhkien.org/2022/04/trong-noi-u-minh-co-dinh-so-nguoi-u-chau.htmlFri, 01 Apr 2022 02:52:12 +0000https://chanhkien.org/?p=28462Tác giả: Sử Nhiên chỉnh lý [ChanhKien.org] Vào những năm Thiên Thụ, Võ Tắc Thiên có thói quen thích thay đổi chữ để tạo ra những chữ mới, tuy nhiên bà đã đụng phải rất nhiều điều kỵ. Có một người U Châu (ngày nay thuộc tây nam Bắc Kinh) tên là Tầm Như Ý […]

The post Trong nơi u minh có định số: Người U Châu first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Sử Nhiên chỉnh lý

[ChanhKien.org]

Vào những năm Thiên Thụ, Võ Tắc Thiên có thói quen thích thay đổi chữ để tạo ra những chữ mới, tuy nhiên bà đã đụng phải rất nhiều điều kỵ.

Có một người U Châu (ngày nay thuộc tây nam Bắc Kinh) tên là Tầm Như Ý đã dâng lên Võ Tắc Thiên một phong thư nói rằng: “Chữ quốc (國) bên trong có chữ hoặc (或), mà chữ hoặc 或 này chính là điềm chỉ thiên hạ sẽ đại loạn. Xin bệ hạ hãy đổi thành chữ (武, chữ này cũng là họ của Võ Tắc Thiên) bên trong bộ vi (口) để ngăn chặn điềm gở này”. Võ Tắc Thiên sau khi xem xong bức thư đã rất cao hứng, liền hạ lệnh tạo chữ theo yêu cầu của Tầm Như Ý.

Hơn một tháng sau, lại có người dâng lên một phong thư nói rằng: “Chữ (武) đặt trong bộ vi (口), chữ chẳng khác gì chữ (囚: nghĩa là người bị bỏ tù), đây là điềm hết sức không may”. Võ Tắc Thiên xem thư xong đã vô cùng kinh ngạc, lập tức thu hồi mệnh lệnh, cho sửa chữ quốc (國) thành chữ quốc 圀 có bát phương (八方) ở bên trong bộ vi (口).

Sau này khi Hiếu Hoà trở thành hoàng đế, quả nhiên Võ Tắc Thiên đã bị giam ở cung Thượng Dương (上陽宮: thượng dương tức mặt trời lên, ý là mặt trời chiếu khắp nơi, chiếu bát phương, ứng với bát phương ở bên trong bộ vi 口 của chữ quốc 圀).

Trích từ sách Triều dã thiêm tái của Trương Trạc thời Đường.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/22491

The post Trong nơi u minh có định số: Người U Châu first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Trong nơi u minh có định số: Dự ngôn viết trên thân cáhttps://chanhkien.org/2022/03/trong-noi-u-minh-co-dinh-so-du-ngon-viet-tren-than-ca.htmlMon, 21 Mar 2022 09:24:48 +0000https://chanhkien.org/?p=28448Tác giả: Đức Huệ [ChanhKien.org] Thời cổ đại có những dự ngôn được truyền miệng, có dự ngôn được ghi chép bằng văn tự, hôm nay xin được giới thiệu với mọi người ba dự ngôn được viết trên thân cá. Theo ghi chép từ Tập Dị Ký đời nhà Đường, ở Kim Châu huyện […]

The post Trong nơi u minh có định số: Dự ngôn viết trên thân cá first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đức Huệ

[ChanhKien.org]

Thời cổ đại có những dự ngôn được truyền miệng, có dự ngôn được ghi chép bằng văn tự, hôm nay xin được giới thiệu với mọi người ba dự ngôn được viết trên thân cá.

Theo ghi chép từ Tập Dị Ký đời nhà Đường, ở Kim Châu huyện Tuần Dương (nay là huyện Tuần Dương thành phố An Khang tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc), một người dân ở thôn Thuỷ Nam tên là Bách Quân Hoài đã bắt được một con cá lớn dài mấy thước ở hồ Lặc Mạc gần sông Hán. Anh này phát hiện trên thân con cá lại có chữ viết, đó là một bài thơ, viết rằng: “Tam độ quá hải, lưỡng độ thượng Hán. Hành chí Lặc Mạc, mệnh chúc Bách Quân” (nghĩa là Ba lượt bơi qua biển, hai lượt vào sông Hán. Đến hồ Lặc Mạc thì mệnh rơi vào tay Bách Quân). Ngoài ra theo cuốn Linh quái tập của Trương Tiến thời Đường ghi chép, ở quận Ngô (nay là gần Tô Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc) một ngư dân tên Trương Hồ Tử từng câu được một con cá lớn ở Thái Hồ. Trên bụng con cá có một bài thơ viết bằng chu sa: “Cửu đăng Long Môn sơn, tam ẩm Thái Hồ thủy. Tất cánh bất thành long, mệnh phụ Trương Hồ Tử” (nghĩa là Chín lần lên núi Long Môn, ba lượt uống nước Thái Hồ. Rốt cuộc cũng chẳng thành rồng được, số mệnh giờ phụ thuộc vào Trương Hồ Tử).

Cả hai bài thơ dự ngôn viết trên thân cá này vào đều được ghi lại trong quyển Toàn Đường Thi – quyển 867 [1] thời nhà Thanh, với tiêu đề lần lượt là “Ngư thân tự” và “Ngư đan chu thư”. Ngoài ra câu thơ “Canh điều Lặc Mạc ngư” trong bài thơ “Trúc chi từ – Ngã ức Kim Châu hảo” của văn nhân triều Thanh Trương Bằng Phi (tự là Phù Cửu, hiệu Bửu Sơn) cũng có nhắc đến sự việc Bách Quân Hoài bắt được cá lớn ở hồ Lặc Mạc.

Trong quyển sách cổ Di kiên chí – Di kiên chí ất quyển – đệ thập thời Nam Tống cũng có ghi lại một câu chuyện tương tự. Mùa xuân năm Thuần Hi thứ tám thời Tống Hiếu Tông (năm 1181) ở huyện Nam Thành phủ Kiến Xương (nay là huyện Nam Thành, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc) nhiều ngày trời mưa to khiến nước suối ở đây dâng cao, người dân địa phương bèn giăng lưới bên bờ để bắt cá, nguyên vùng này vốn không có cá lớn, ngay cả con cá lớn nhất bắt được trên sông cũng không nặng quá hai cân. Có một ngư dân trong vùng tên là Dương Thọ Tử ở cảng Chương Sơn giăng lưới, lúc thu lưới không những không cách nào kéo lưới lên được mà còn suýt bị kéo ngược xuống sông, anh bèn hô lớn nhờ người giúp đỡ. Có ba ngư dân vội chạy đến cùng giúp Dương Thọ Tử kéo lưới lên kiểm tra, phát hiện trong lưới có một con cá khổng lồ đang không ngừng giãy giụa, bốn người phải mất rất lâu mới kéo lưới cá lên bờ được, rồi họ dùng chĩa đâm chết con cá, đem cân thử thì thấy con cá nặng những 100 cân. Nhóm người của Dương Thọ Tử quan sát con cá tỉ mỉ thấy trên trán nó có ẩn hiện văn tự màu đỏ thắm, nhưng bốn người đều không biết chữ, đúng lúc ấy có một thư sinh trong vùng đi ngang qua, vị thư sinh giải thích cho bốn người rằng văn tự được viết trên trán cá là ba câu dự ngôn: “Tam độ nhập triều môn, tứ độ tao đại thủy, hạ sao khước phùng Dương Thọ Tử” (nghĩa là Ba lượt gặp triều môn, bốn lần gặp nước lớn, cuối cùng lại gặp Dương Thọ Tử). Ở thôn của Dương Thọ Tử thì người mang họ Dương chiếm nhiều nhất, còn người bắt được con cá to này chính là Dương Thọ Tử, điều này hoàn toàn ứng nghiệm với dự ngôn trên thân cá.

Xem ra ngay cả vận mệnh của cá cũng có định số, vậy thì vận mệnh con người càng được định rõ hơn, nếu vậy ai là người đã lưu lại dự ngôn trên thân cá, ai đã lặng lẽ an bài hết thảy mọi việc? Đáp án duy nhất chính là trong vũ trụ có tồn tại Thần, chính là Thần đã an bài tất cả. Đương nhiên là con người khác với động vật, con người có tư tưởng phức tạp hơn, khi gặp chuyện thì có quyền lựa chọn rất lớn. Nếu như con người lựa chọn cách thông qua làm việc xấu để giành được những thứ lợi ích mà trong mệnh vốn không có như tài phú, địa vị… thì người ấy chính là đang phá hoại an bài của Thần, họ nhất định sẽ phải chịu ác báo.

[1] Xem Toàn Đường Thi ở đây: http://www.xysa.com/quantangshi/t-index.htm

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/252680

The post Trong nơi u minh có định số: Dự ngôn viết trên thân cá first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Trong nơi u minh có định số: Tham mưu trưởng là chức quan gì?https://chanhkien.org/2021/03/trong-noi-u-minh-co-dinh-so-tham-muu-truong-la-chuc-quan-gi.htmlFri, 19 Mar 2021 15:13:29 +0000https://chanhkien.org/?p=27327Đức Huệ [ChanhKien.org] Một người họ Hùng cuối nhà Thanh, đầu thời Trung Hoa Dân Quốc đến cuối đời tin theo Phật giáo, khi ở tại Bắc Kinh, ông từng ở chùa Quảng Tế một thời gian. Ông từng nói với người khác về chuyện lạ mà ông trực tiếp trải nghiệm. Khi ông còn […]

The post Trong nơi u minh có định số: Tham mưu trưởng là chức quan gì? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Đức Huệ

[ChanhKien.org]

Một người họ Hùng cuối nhà Thanh, đầu thời Trung Hoa Dân Quốc đến cuối đời tin theo Phật giáo, khi ở tại Bắc Kinh, ông từng ở chùa Quảng Tế một thời gian. Ông từng nói với người khác về chuyện lạ mà ông trực tiếp trải nghiệm. Khi ông còn trẻ, lúc đó vẫn còn là thời kỳ nhà Thanh, ông có một giấc mộng rất rõ ràng, trong mộng một vị  tự xưng là Thanh Y Đồng Tử, phụng ý chỉ của Thần, dẫn ông đi gặp Thần. Thanh Y Đồng Tử dẫn đường, đi được một đoạn thì đến một nơi biên giới, chỉ thấy Thần điện nguy nga, cực kỳ tráng quan hoa lệ, vào trong Thần điện, thì ở chỗ cao nhất có một vị Thần linh đang ngồi, phục trang tôn quý hoa lệ, như bậc Vương giả trong nhân gian. Hai bên còn có rất nhiều thị giả đứng hầu.

Vị Thần này hỏi han người họ Hùng, sau khi xác nhận thân phận của ông, thì bảo một người thị giả đứng cạnh mở một cuốn sách lớn ra, mở đến trang ghi chép về ông cho ông xem. Ông tiến lên nhìn, thì trên đó viết: Người họ Hùng sinh giờ nào, ngày nào, tháng nào, năm nào, ở nơi nào, cha mẹ là ai, khi lớn lên sẽ trải qua những việc gì, tham gia khoa cử được công danh gì, làm chức quan gì rồi dần dần thăng quan, cho đến tận chức Thượng thư Bộ lại. Tuy nhiên sau đó lại thêm một hàng chữ nói: Vợ không có tội, nhưng Hùng mỗ lại ly hôn bà, do vậy tất cả danh vọng khoa cử, chức quan đều tiêu hết, chức quan chỉ đến tham mưu trưởng.

Tham mưu trưởng? Tham mưu trưởng là chức quan gì? Hùng mỗ đang thấy rất bối rối, vừa nghĩ đến đó, thì thị giả thu lại quyển sách. Vị Thần linh còn nói với ông: Ngươi đọc sách khổ học cũng không dễ dàng gì, vậy mà lại làm lỡ dở tiền đồ của mình như vậy, thật đáng tiếc, gọi ngươi đến đây để ngươi biết việc này, hiện giờ về đi. Thế là Thanh Y Đồng Tử lại đưa ông trở về, ông tỉnh mộng. Ông biết giấc mộng này không tầm thường, ông tra hết cả các chức văn võ của triều Thanh, đều không có chức “tham mưu trưởng”, nên giấc mộng này cũng không thực sự để trong tâm. Sau này ông tham gia khoa cử nhiều lần, nhưng đều đứng cuối bảng. Thời gian trôi đi, năm 1895, chiến tranh Giáp Ngọ bùng nổ, quân Thanh thất bại. Triều Thanh quyết định luyện quân đội theo cách mới, dựa theo chế độ quân đội phương Tây, bắt đầu chế định ra một bộ tổ chức biên chế của lục quân cận đại, chế độ chỉ định quan quân. Năm 1904, triều Thanh chính thức tổ chức lại quân đội, trong biên chế quân đội mới thiết lập chức “tổng tham mưu quan nhất viên” ở cấp tư lệnh, nhưng vẫn không có chức “tham mưu trưởng”.

Sau khi cách mạng Tân Hợi nổ ra vào năm 1911, quân cách mạng phản Thanh của Trung Hoa Dân Quốc chính thức xuất hiện chức vụ “tham mưu trưởng”. Hùng mỗ có một người bạn tốt, tham gia cách mạng, làm đô đốc trong Trung Hoa Dân Quốc, “đô đốc” là chức quan cao nhất ở cấp tỉnh. Người bạn tốt này cứ muốn Hùng mỗ làm tham mưu trưởng cho ông ấy. Nhận được tin này, Hùng mỗ đột nhiên minh bạch ra rằng giấc mơ mình gặp hồi trẻ là thật, cũng từ đó minh bạch rằng đời người là do Thần an bài, tâm danh lợi giảm rất nhiều. Người bạn tốt này rất có quyền lực, ông quả thực thoái thác không được, thế là đến nhận chức được vài hôm thì tìm lý do từ chức, từ đó nhất tâm tin theo Phật giáo. Sau khi câu chuyện của ông được truyền ra, Tổng thư ký Quốc vụ viện Trung Hoa Dân Quốc là Quách Tắc Vân ghi lại.

Câu chuyện này bắt nguồn từ “Động Linh Bổ Chí” của ông Quách Tắc Vân, tính chân thực của nó thì khỏi cần nghi ngờ. Thời trẻ vị họ Hùng này tra hết các chức quan, mà không tìm được chức “tham mưu trưởng”, nên không tin lắm, cuối cùng đến thời kỳ Dân Quốc thì quả thật có chức “tham mưu trưởng”, người khác còn ép ông phải làm. Câu chuyện này cũng cho chúng ta hay rằng sinh mệnh của con người là do Thần căn cứ vào thiện ác của mỗi người mà an bài, quy luật thiện ác đến cuối cùng rồi sẽ báo, mỗi người cho đến mỗi tổ chức cho dù tin hay không đều không chạy thoát được. Trung Cộng là một tổ chức cũng sẽ chịu nhận pháp lý nhân quả báo ứng chế ước. Có người cho rằng Trung Cộng hôm nay, về đối nội vẫn còn có thể tiếp tục thống trị người Trung Quốc, kỳ thực không hẳn. Bởi vì tội ác của Trung Cộng quá lớn, thượng Thiên từ sớm đã định ra an bài lịch sử “Trời diệt Trung Cộng”. Trung Cộng sở dĩ có thể sống lay lắt đến hôm nay, chính là vì Thần còn đang đợi ngày càng nhiều người Trung Quốc thức tỉnh, thoái xuất khỏi các tổ chức của Trung Cộng, để tránh khỏi sau này chịu nạn cùng Trung Cộng vì là một thành viên của nó. Trong câu chuyện này người họ Hùng trước đây không tin giấc mộng, nhưng đến đúng thời điểm, thì chức tham mưu trưởng không làm không được; hiện giờ có người không tin “Trời diệt Trung Cộng”, nhưng đúng đến lúc Thần định lại rồi, thì sợ rằng muốn thoái cũng không kịp nữa rồi. Nếu muốn tránh được bi kịch trong tương lai, thì chỉ có cách là tranh thủ hiện giờ vẫn còn thời gian, còn cơ hội, nhanh chóng thoái đảng, thoái đoàn, thoái đội!

Nguồn gốc tư liệu: “Đồng Linh Bổ Chí”

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/261188

The post Trong nơi u minh có định số: Tham mưu trưởng là chức quan gì? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Trong nơi u minh có định số: Khó cải thiên mệnhhttps://chanhkien.org/2021/03/trong-noi-u-minh-co-dinh-so-kho-cai-thien-menh.htmlTue, 09 Mar 2021 21:29:59 +0000https://chanhkien.org/?p=27294Tác giả: Linh Lung [ChanhKien.org] Chúng ta đều biết rằng Vân Trung Tử trong “Phong Thần Diễn Nghĩa” đã từng muốn dùng kiếm gỗ để giết Đắc Kỷ, thay đổi vận mệnh của nhà Thương, cuối cùng thất bại trở về. Vào triều Đường có vị Tể Tướng tên Giả Đam do Thần Tiên chuyển […]

The post Trong nơi u minh có định số: Khó cải thiên mệnh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Linh Lung

[ChanhKien.org]

Chúng ta đều biết rằng Vân Trung Tử trong “Phong Thần Diễn Nghĩa” đã từng muốn dùng kiếm gỗ để giết Đắc Kỷ, thay đổi vận mệnh của nhà Thương, cuối cùng thất bại trở về. Vào triều Đường có vị Tể Tướng tên Giả Đam do Thần Tiên chuyển thế, cũng muốn một lần cải biến hỏa hoạn, cuối cùng cũng là không thành công.

1. Giả Đam chỉ thị cho quan viên cổng thành giết những kẻ kỳ quái tiến vào thành

Giả Đam, Tể Tướng nhà Đường vốn là thân viên chuyển thế tinh thông thiên văn, địa lý và các việc ma quái. Có nhiều việc mà ông chưa cần bói đã biết, đúng là có sự kỳ diệu quỷ thần cũng không biết. Một hôm, ông bỗng gọi binh lính ở phía đông thành Chiêu Thủ đến để phân phó: “Trưa mai nếu có người kỳ quái muốn vào thành, nhất quyết không cho hắn vào thành, phải đánh cho hắn bể đầu chảy máu, cho dù có đánh chết cũng không sao. Nếu cho hắn vào thành, thì sẽ đem đến tai họa không nhỏ.” Lệnh của Giả Tể tướng vừa dứt, tất cả binh lính đều tuân lệnh xuất phát. Trên đường đi, họ thương lượng: “Cái người ly kỳ cổ quái là như thế nào, lẽ nào lại là ba đầu sáu tay!” Một người lính nói: “Trên đời này làm gì mà có người ba đầu sáu tay chứ, chẳng qua là tướng mạo kỳ lạ hiếm có, hoặc là lời nói, y phục khác với người thường mà thôi.” Lại một người lính khác nói: “Chỉ đến vào giờ trưa thôi, nếu có người cổ quái kỳ lạ thì đúng là hắn, ngoài giờ trưa ra, thì không liên quan rồi.” Mọi người đều nói: “Chỉ nhìn buổi trưa.”

2. Môn quan lĩnh mệnh đánh thương hỏa yêu

Ngày hôm sau, quân lính cẩn thận canh giữ cửa đông, khi đến gần giữa trưa, các quân lính chăm chú nhìn người đi đường không rời mắt. Chỉ thấy ở phía xa cách đó một trăm bước có hai ni cô trẻ tuổi từ phía đông đi tới, khoa tay múa chân. Quân lính có hơi nghi ngờ nhìn hai ni cô đang dần dần đi tới, khuôn mặt tô một lớp phấn màu đỏ, ánh mắt khẽ nhếch lên, nụ cười rạng rỡ, giống như một ca kỹ, bên ngoài khoác một bộ đạo bào tối màu, mặc áo bên trong thì là màu đỏ, ngay cả cái váy phía dưới cũng là màu đỏ. Tất cả quân lính đều nói: “Trên đời này sao lại có hai cô ni cô kỳ quái như thế chứ? Đây chính là cổ quái kỳ lạ.” Đoàn quân lính vây quanh hai ni cô và đánh đến hộc máu. Ni cô liên tục la hét thảm thiết, nhưng quân lính vẫn không tha, đánh đến nỗi người thì rách đầu người thì chân gãy, máu nhộm đỏ mặt đất. Chúng binh lính thấy họ chỉ là người và liên tục xin tha mới dừng tay. Hai ni cô van xin binh lính dừng tay và đi ra khỏi vòng vây, một người che cái đầu rách, người kia kéo lê một cái chân gãy, che đầu ôm chân, khập khiễng mà chạy trốn. Đi được mấy chục bước, đến bên một gốc cây, hai nữ tu chui vào bụi cỏ rồi đột ngột biến mất.

3. Giả Đam nói chân tướng, hóa ra là quỷ lửa

Các quân lính sửng sốt, vội vàng chạy đến bụi cỏ bên cây, cẩn thận tìm kiếm nhưng không có tung tích, vội vàng báo cho Giả Tể Tướng. Giả Tể Tướng nói: “Ta đã phân phó rằng có đánh chết cũng không sao, các người sao lại để hắn sống rời đi?” Tất cả quân lính đều nói: “Bọn tiểu nhân thấy chúng là người và còn mang trọng thương nên đã thả chúng đi, nào biết rằng chúng chính là hai con yêu quái. Nếu lúc ấy bọn tiểu nhân biết trước chúng là yêu quái thì đã đánh chết chúng rồi.” Giả Tể Tướng nói: “Các người đều không biết đây chính là Hỏa Yêu, nếu trong một trận đánh chết nó thì sẽ không có hậu hoạn, nhưng nay nó mang trọng thương mà rời đi, thì hỏa hoạn ắt không thể tránh khỏi.” Trong thời gian ngắn, đông thành bùng lên hỏa hoạn, đốt cháy hơn một ngàn ngôi nhà. Mọi người đều biết đến sự thần kỳ của Giả Tể Tướng. (Từ “Tây Hồ Tập Hai” Cuốn thứ hai mươi tư – Nhận hồi lộc Đông Nhạc Đế chủng)

4. Thiên ý khó phạm, Thần Tiên bất lực

Tuy Giả Đam là Thần Tiên chuyển thế, ông biết rằng hỏa hoạn là Thiên ý. Giả Đam lại không dám đem chân tướng nói ra, cũng giống như Vân Trung Tử năm ấy, không dám dùng kiếm thật, cũng không dám trực tiếp giết Đắc Kỷ.

Thực ra, các vị Thần Tiên đều biết Thiên ý khó phạm, nhưng có những lúc họ lại không cam tâm, đều mang tâm từ bi, muốn làm chút gì đó, nhưng tiếc là hầu hết họ đều ra về tay trắng.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/261140

The post Trong nơi u minh có định số: Khó cải thiên mệnh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Trong nơi u minh có định số: Lý Lăng Dung số sinh quý tửhttps://chanhkien.org/2020/09/trong-u-minh-co-dinh-so-ly-lang-dung-so-sinh-quy-tu.htmlSun, 20 Sep 2020 14:09:33 +0000https://chanhkien.org/?p=26585Tác giả: Minh Cổ   [ChanhKien.org] Lý Lăng Dung là mẹ của Tấn Hiếu Vũ Đế Tư Mã Diệu, được tấn phong Hoàng thái hậu, sau khi Tấn Hiếu Vũ Đế qua đời được tôn là “Thái hoàng thái hậu”. Cuộc đời của Lý Lăng Dung có thể nói là rất thần kỳ, trước đây […]

The post Trong nơi u minh có định số: Lý Lăng Dung số sinh quý tử first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Minh Cổ

 

[ChanhKien.org] Lý Lăng Dung là mẹ của Tấn Hiếu Vũ Đế Tư Mã Diệu, được tấn phong Hoàng thái hậu, sau khi Tấn Hiếu Vũ Đế qua đời được tôn là “Thái hoàng thái hậu”. Cuộc đời của Lý Lăng Dung có thể nói là rất thần kỳ, trước đây Tấn Giản Văn Đế Tư Mã Dục khi chưa làm hoàng đế có năm người con trai: trong đó ba người chết yểu khi còn thơ, hai người còn lại chết khi là thanh niên hoặc thiếu niên, không để lại người nối dõi. Vì vậy Tấn Giản Văn Đế vừa trở thành hoàng đế đã phiền não vì không có con trai để kế thừa ngai vàng. Vào lúc đó, Tấn Giản Văn Đế đã 52 tuổi, đã quá già, mà các phi tần suốt gần 10 năm lại không mang thai.

Tấn Giản Văn Đế ra lệnh cho thầy bói Hộ Khiêm xem một quẻ, Hộ Khiêm xem và giải thích rằng: “Hậu cung có một cô gái sẽ sinh hai quý tử, trong đó một người sau này sẽ làm cho nhà Tấn thịnh vượng”, cũng chính là nói: có một cô gái trong hậu cung có thể sinh ra hai hoàng tử tôn quý cho bệ hạ, một người trong đó sẽ có thể làm rạng rỡ triều Tấn. Lúc đó, Từ Quý Nhân vừa sinh hạ công chúa Tân An, vì phẩm hạnh tốt nên được sủng ái. Nhưng suốt cả năm sau đó, cô không bao giờ có dấu hiệu mang thai như Tấn Giản Văn Đế hy vọng. Sau đó, hoàng đế lại thỉnh giáo đạo sĩ Hứa Mại, Hứa Mại nói: “Hạ thần là một người thích phong cảnh, vốn không có Đạo thuật, không thể dự đoán được tương lai, bệ hạ, ngài nên nghe lời Hộ Khiêm”. Thế là, Tấn Giản Văn Đế tiếp tục chọn một vài phi tần từ trong cung nữ, nhưng đáng tiếc là mấy năm sau vẫn không có con.

Sau đó Tấn Giản Văn Đế tìm một người rất giỏi xem tướng, trước tiên cho ông ta xem các phi tần ai là người có thể sinh con trai, nhưng thầy tướng nhìn hết các ái phi của hoàng đế, nói rằng không ai trong số họ có số mệnh sinh hoàng tử. Bất đắc dĩ Tấn Giản Văn Đế đành phải gọi tất cả các cung nữ, nô tỳ ra để thầy tướng xem. Khi thầy tướng nhìn thấy Lý Lăng Dung liền nói: “Người này được đấy, chính cô ấy có thể sinh hoàng tử”. Lý Lăng Dung vốn xuất thân “hèn mọn”, là con của một gia đình bình dân, dáng người cao và da ngăm đen, vì vậy cô chỉ là một cung nữ bình thường làm việc trong một xưởng dệt. Lý Lăng Dung còn có tên gọi khác là “Côn Luân”. Vì núi Côn Luân nằm ở phía bắc, màu sắc đối ứng với phương bắc trong Ngũ Hành là màu đen, nên biệt danh Côn Luân là nói đến làn da đen của cô.

Vào thời đó mọi người thường coi làn da trắng là đẹp, làn da đen của Lý Lăng Dung vốn không thể được Hoàng thượng ưa chuộng. Nhưng thầy tướng nói rằng cô có thể sinh hoàng tử, nên Tấn Giản Văn Đế không thể không nhận cô làm thiếp. Lý Lăng Dung liên tục mơ thấy “hai con rồng nằm gối đầu lên hai đầu gối, mặt trời và mặt trăng nhập vào vòng tay”, cô kể cho các phi tần khác nghe, truyền đến tai hoàng đế, Hoàng đế nghĩ rằng cô không phải là tầm thường. Sau này Lý Lăng Dung quả nhiên đã sinh ra Tấn Hiếu Vũ Đế, Hội Kê Văn Hiếu Vương và Phàn Dương công chúa. Khi Lý Lăng Dung mang thai Tấn Hiếu Vũ Đế, trong mơ nghe thấy Thần nói với cô: Con sẽ sinh hạ được một bé trai, hãy đặt tên tự cho nó là “Xương Minh”. Quả nhiên khi đứa trẻ sinh ra, đúng là vào sáng sớm khi mặt trời bừng sáng mọc ở phía đông, bởi vì “Diệu” có nghĩa là tỏa sáng và tươi sáng, vì vậy lấy tên là “Diệu”, tự là “Xương Minh”. Tấn Hiếu Vũ Đế Tư Mã Diệu sau này trở thành vị quân vương quyền lực nhất kể từ khi thành lập triều đại Đông Tấn, trong thời gian tại vị, ông đã đánh bại nhà Tần trong trận Phì Thủy, quả nhiên ứng nghiệm dự ngôn “Kỳ nhất chung thịnh Tấn thất” (người ấy cuối cùng làm cho nhà Tấn thịnh vượng).

Ngày nay một số trang web ở Trung Quốc đại lục khi giới thiệu về Lý Lăng Dung, chỉ dựa vào ghi chép về làn da đen mà nói rằng bà có thể là một người da đen châu Phi, kiểu nhận định lấy lòng người thật nực cười này thể hiện tâm thái đùa giỡn, bất kính của con người đối với lịch sử sau khi tiếp nhận chủ nghĩa vô thần. Loại tâm thái này khiến mọi người không nhận ra được kinh nghiệm và các bài học từ lịch sử. Theo ý kiến của tác giả, Lý Lăng Dung vốn ban đầu tuyệt nhiên không có hy vọng nhưng lại có thể dựa vào việc sinh quý tử mà một bước lên trời, tính kỳ dị ấy đã nói rõ: Lịch sử là do Thần an bài, và sự an bài của Thần thường thường ngoài sức tưởng tượng của con người, những việc mà do Thần Phật định liệu rồi, có thể chúng ta nghĩ là không thể xảy ra, nhưng tới lúc thì nó sẽ xảy ra; ngoài ra câu chuyện này cũng cho chúng ta thấy rằng không thể trông mặt mà bắt hình dong, không thể vì xuất thân thấp hèn mà coi thường người khác.

Nguồn tư liệu: Tấn thư – Quyển 9 – Đế kỷ đệ cửu; Tấn thư – Quyển ba mươi hai – Liệt truyện đệ nhị

 

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/260416

The post Trong nơi u minh có định số: Lý Lăng Dung số sinh quý tử first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>