Trẻ em | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnThu, 24 Apr 2025 07:00:24 +0000en-UShourly1Tại sao trẻ em mất dần khả năng khi chúng lớn lên?https://chanhkien.org/2011/07/tai-sao-tre-em-mat-dan-kha-nang-khi-chung-lon-len.htmlhttps://chanhkien.org/2011/07/tai-sao-tre-em-mat-dan-kha-nang-khi-chung-lon-len.html#respondWed, 20 Jul 2011 03:40:09 +0000https://chanhkien.org/?p=12627Người ta thường cho rằng khi con người ta lớn lên, kiến thức của họ tăng lên và khả năng của họ cũng được cải thiện. Liệu có đúng như vậy không?

The post Tại sao trẻ em mất dần khả năng khi chúng lớn lên? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đồng Vân

[Chanhkien.org] Người ta thường cho rằng khi con người ta lớn lên, kiến thức của họ tăng lên và khả năng của họ cũng được cải thiện. Liệu có đúng như vậy không?

Theo một nghiên cứu khoa học công bố ngày 17 tháng 5 năm 2002, các nhà khoa học tại Đại học Minnesota (Mỹ), Đại học Sheffield và Đại học College London (Anh) đã làm thí nghiệm với những đứa trẻ 6 tháng tuổi, 9 tháng tuổi, và người lớn về khả năng phân biệt những gương mặt người khác nhau, cũng như các động vật, chẳng hạn khỉ. Kết quả cho thấy khi trẻ em lớn lên, khả năng phân biệt các gương mặt, đặc biệt gương mặt các loài thú của chúng dần dần giảm bớt. Lấy ví dụ, những đứa trẻ dưới 6 tháng tuổi có thể phân biệt gương mặt các con khỉ một cách rất dễ dàng; trong khi đối với những đứa trẻ 9 tháng tuổi, khả năng này giảm xuống chỉ bằng mức phân biệt gương mặt người. Ngược lại, khả năng phân biệt các gương mặt người là như nhau với cùng nhóm tuổi.

Thật thú vị, năng lực của những đứa trẻ không chỉ hạn chế trong các lĩnh vực này. Nghiên cứu đã cho thấy trong khi những đứa trẻ 6 tháng tuổi có thể phân biệt gần 11 thứ tiếng, những đứa trẻ 9 tháng tuổi chỉ có thể phân biệt được ngôn ngữ mẹ để của chúng mà thôi.

Nghiên cứu của Đại học McMaster ở Canada cũng ủng hộ những phát hiện này. Các nhà nghiên cứu đã khám phá ra rằng mặc dù trẻ sơ sinh cần thời gian để thích nghi, chúng nhanh chóng sở hữu khả năng phân biệt đủ loại gương mặt. Khả năng của một người lớn khi phân biệt các gương mặt động vật, đặc biệt những loại không quen thuộc, là thấp hơn rất nhiều khả năng phân biệt các gương mặt người. Còn với trẻ em, khả năng của chúng khi phân biệt các gương mặt, dù là người hay động vật, là tương đương nhau.

Nghiên cứu này đã nói lên rằng: Mặc dù kiến thức dường như được tích lũy khi con người lớn lên, nhiều khả năng thực sự đã thoái hóa. Có nhiều trường hợp các thần đồng lại chỉ đạt được những thành quả tầm thường khi chúng lớn lên. Điều này là vì quá trình học hỏi cũng là một quá trình tích lũy quan niệm. Thực ra, trong các kiến thức được giảng dạy trong hệ thống giáo dục, liệu có bao nhiêu là hiểu biết chân chính về tự nhiên và xã hội? Kết quả là, con đường tìm kiếm chân lý đã trở nên gian nan và dài đằng đẵng.

Trên thực tế, đủ loại định kiến và quan niệm sai lầm, chẳng hạn như sự ích kỷ, đã được con người ta tích lũy hàng ngày một cách vô thức. Dần dần, khi họ lớn lên, đủ loại nhân tố sẽ trở nên cắm rễ sâu, và bản tính thiện lương của con người gần như bị mai một. Cũng giống như một mảnh vải sạch màu trắng. Một khi bị nhúng vào thùng thuốc nhuộm, nó rất khó để khôi phục trở lại màu sắc ban đầu.

Khi con người trưởng thành, họ không chỉ mất đi sự thuần khiết lúc sinh ra, mà còn lu mờ trí tuệ. Chúng ta có thể tưởng tượng rằng bản tính thiện lương chỉ có thể được bảo tồn hoàn hảo khi người ta tách xa khỏi những quan niệm ô nhiễm ngay từ khi còn rất trẻ. Đây cũng là con đường duy nhất để sở hữu trí tuệ vĩ đại. Tuy nhiên, rất khó để đạt được điều này.

Trên thực tế, con đường tu luyện từ xưa tới nay trong lịch sử loài người chính là con đường “phản bổn quy chân”, một quá trình trở về bản tính lương thiện và thuần khiết của sinh mệnh.

Tham khảo:

1. http://www.sciencedaily.com/releases/2002/05/020517080606.htm

2. Pascalis, O., M. de Haan, and C.A. Nelson, “Is Face Processing Species-Specific During the First Year of Life?” Science, 2002. 296 (5571): p. 1321-3.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2002/6/1/16282.html
http://pureinsight.org/node/206

The post Tại sao trẻ em mất dần khả năng khi chúng lớn lên? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/07/tai-sao-tre-em-mat-dan-kha-nang-khi-chung-lon-len.html/feed0
Vì sao người ta “nhìn mà không thấy”?https://chanhkien.org/2011/06/vi-sao-nguoi-ta-nhin-ma-khong-thay.htmlhttps://chanhkien.org/2011/06/vi-sao-nguoi-ta-nhin-ma-khong-thay.html#respondTue, 21 Jun 2011 03:26:35 +0000https://chanhkien.org/?p=12468Bạn có thể ngạc nhiên khi nghe nói rằng chúng ta chính là những tù nhân của bộ não.

The post Vì sao người ta “nhìn mà không thấy”? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Hề Giác

[ChanhKien.org]

Bạn có thể ngạc nhiên khi nghe nói rằng chúng ta chính là những tù nhân của bộ não. Bộ não nằm dưới sự kiểm soát của chúng ta. Làm sao chúng ta có thể là tù nhân của chính bộ não chúng ta được? Thế nhưng, các nhà khoa học đã phát hiện đây chính là sự thật. Một nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Mắt Smith-Kettlewell tại San Francisco đã khám phá ra rằng chúng ta chỉ nhìn thấy những gì mà bộ não cho phép chúng ta thấy. Con người ta thường “nhìn mà không thấy”, thậm chí ngay cả những vật thể ở trong thị trường của chúng ta.

Theo báo cáo trong tạp chí Nature, số 414, những người tham gia nghiên cứu được cho xem một số điểm xanh xoay tròn trên nền là những điểm vàng bất động. Tuy nhiên, tất cả những điểm vàng đều “biến mất” trong mắt những người tham gia. Những điểm vàng này biến mất không phải bởi máy tính, mà bởi chính bộ não của những người ấy. Những điểm vàng vẫn hiển thị trên màn hình, nhưng người ta đơn giản là không thấy chúng. Bài viết đề xuất rằng bộ não chúng ta nắm giữ các quan niệm về thế giới là như thế nào. Dựa trên các quan niệm này, bộ não sẽ xác định điều gì nên thấy và điều gì không nên thấy. Trong thí nghiệm này, những người tham gia được cho xem các điểm xanh xoay tròn giữa các điểm vàng bất động, nhưng bộ não không cho phép họ nhìn thấy những điểm xanh. Hiện tượng này gọi là “vận động dẫn tới mù”.

Các nhà nghiên cứu tin rằng điều này thường xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, nhưng chúng ta đơn giản là không nhận ra. Lấy ví dụ, khi lái xe trên một đường cao tốc với nhiều ánh đèn giao thông, người tài xế thường bỏ qua những ánh đèn chiếu hậu của những chiếc xe đỗ bên đường.

Chúng ta đều tin rằng điều mà chúng ta cảm nhận được từ các giác quan là chân thực. Chúng ta chấp nhận rằng điều mà bộ não nhận thức được từ các giác quan của chúng ta là chân thực. Từ nghiên cứu này, chúng ta biết rằng quan niệm này là không đúng. Chính bộ não chúng ta xác định cái gì nên thấy và cái gì không nên thấy. Và rồi điều gì xác định cái mà bộ não chúng ta “thấy”? Điều gì quyết định cách bộ não chúng ta nhận thức thế giới này?

Thực ra, điều mà con mắt chúng ta nhìn thấy được là rất hạn chế. Con mắt chúng ta chỉ có thể cảm nhận được ánh sáng nhìn thấy với bước sóng từ 312 nm đến 1.050 nm. Ở mức hoành quan và vi quan hơn, tất cả những gì chúng ta có thể thấy chỉ là một phần rất nhỏ của vũ trụ, và các vật thể đi vào tầm nhìn chúng ta chỉ có thể được thấy sau khi phản ánh đến bộ não. Khả năng nhận thức của chúng ta bị hạn chế bởi sự giới hạn của các giác quan. Một bài báo xuất bản ngày 17/5/2002 trên tạp chí khoa học Science nói rằng một đứa trẻ 6 tháng tuổi có khả năng lớn hơn một đứa trẻ 9 tháng tuổi khi phân biệt các khuôn mặt người và động vật. Còn gì nữa? Một đứa trẻ 6 tháng tuổi có thể phân biệt các ngôn ngữ, trong khi một đứa trẻ 9 tháng tuổi chỉ có thể nhận ra sự khác biệt trong ngôn ngữ của chính mình. Chúng ta đều tin rằng khả năng của chúng ta là bắt nguồn từ sự giáo dục sau khi sinh ra, nhưng một số khả năng thực sự đáng kinh ngạc lại mất dần sau khi sinh ra.

Trong cả hai nền văn hóa Đông và Tây phương đều có ghi chép lại về những khả năng thần kỳ của con người. Ngày nay, những điều này được coi là thần thoại. Tuy nhiên, chúng ta có thể tìm lại các năng lực thoái hóa của con người, chẳng hạn so sánh khả năng của một đứa trẻ 6 tháng tuổi với một đứa trẻ 9 tháng tuổi. Bởi vì chúng ta đều có một đôi mắt thịt và bộ não chúng ta xác định thế giới là như thế nào dựa trên các quan niệm, chúng ta không thể thấy được chân tướng thực sự của thế giới này. Trở về với bản ngã thực sự (phản bổn quy chân) chính là con đường giúp chúng ta hiểu được những bí ẩn trong cuộc sống.

Tham khảo:

1. Bonneh, Y.S., Cooperman, A., and Sagi, D., “Motion-induced Blindness in Normal Observers,” Nature, # 411, 798 – 801, (2001)

2. Pascalis, O., de Haan, M., and Nelson, C.A., “Is Face Processing Species-specific During the First Year of Life?” Science, 2002, 296 (5571), p. 1321-3.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2002/8/23/18251.html
http://pureinsight.org/node/225

 

The post Vì sao người ta “nhìn mà không thấy”? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/06/vi-sao-nguoi-ta-nhin-ma-khong-thay.html/feed0
Đôi mắt của những đứa trẻ nói lên điều gì?https://chanhkien.org/2011/05/doi-mat-cua-nhung-dua-tre-noi-len-dieu-gi.htmlhttps://chanhkien.org/2011/05/doi-mat-cua-nhung-dua-tre-noi-len-dieu-gi.html#respondWed, 25 May 2011 07:01:04 +0000https://chanhkien.org/?p=12145Ai cũng thích nhìn khuôn mặt, đôi mắt và động tác của những đứa trẻ, bởi vì từ đó người ta có thể thấy sự tinh khiết trong nhân tính mà con người chúng ta ao ước.

The post Đôi mắt của những đứa trẻ nói lên điều gì? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Nhậm Bách Minh

[ChanhKien.org]

Ai cũng thích nhìn khuôn mặt, đôi mắt và động tác của những đứa trẻ, bởi vì từ đó người ta có thể thấy sự tinh khiết trong nhân tính mà con người chúng ta ao ước. Và rồi, thế giới trong mắt những đứa trẻ là như thế nào và chúng nhìn nhận mọi việc ra sao với sự trong sáng thuần khiết?

Một bài viết về những thí nghiệm thú vị được tiến hành bởi Hàn Lâm và các đồng nghiệp của ông tại Đại học Yale đã xuất hiện trên tập san Tự nhiên Anh quốc (British Nature) vào ngày 22 tháng 11 năm 2007. Họ đã tiến hành thí nghiệm với những đứa trẻ từ 6-10 tháng tuổi. Trong tất cả các thí nghiệm, những đứa trẻ ngồi trên đùi cha mẹ chúng, nhưng cha mẹ chúng được yêu cầu không biểu lộ bất cứ phản ứng nào có thể xảy ra đối với những màn trình diễn.

Trong thí nghiệm đầu tiên, Hàn Lâm và các đồng nghiệp đã cho những đứa trẻ xem một người gỗ. Họ gắn hai con mắt lớn lên đó và biểu thị rằng anh ta đang cố gắng leo lên một ngọn núi. Anh ta cố gắng leo lên ngọn núi một vài lần, do đó những đứa trẻ sẽ hiểu được ý định của người leo núi.

Trong thí nghiệm thứ hai, những đứa trẻ được cho xem người leo núi tiếp tục nỗ lực của mình, với hai người khác xuất hiện, một người đẩy anh ta lên đỉnh và người kia đẩy anh ta xuống núi một cách ác ý.

Sau khi xem xong, những đứa trẻ được khuyến khích lựa chọn một trong hai người. Khoảng 80% những đứa trẻ cố gắng chạm vào người đã giúp đỡ người leo núi. Các nhà nghiên cứu nói rằng đây là một dấu hiệu rõ rệt cho thấy những đứa trẻ đồng tình với hành động của anh ta.

Những thí nghiệm này có tầm quan trọng rất lớn đối với cả thế giới. Những đứa trẻ đã thấy điều gì? Tại sao chúng ủng hộ chàng trai tốt bụng và chúng dùng điều gì để phán xét? Nhưng điều này thực sự là động lực nguyên thủy nhất đối với nền đạo đức nhân loại.

Có lẽ sự thơ ngây của những đứa trẻ đã cho chúng thấy một thế giới thực sự khác biệt với thế giới trần tục của chúng ta. Trong giới tu luyện, người ta cho rằng có hai loại vật chất ở không gian khác mà mắt người nhìn không thấy, đó là vật chất màu trắng (đức) và vật chất màu đen (nghiệp); chúng tăng hay giảm là tùy thuộc vào hành vi của con người. Tất nhiên, làm điều xấu sẽ nhận được vật chất màu đen, còn làm điều tốt sẽ nhận được vật chất màu trắng.

Các nghiên cứu đã cho thấy trẻ em dưới 6 tuổi ít bị ô nhiễm bởi xã hội nhân loại và có thể bào trì sự hồn nhiên vốn có của chúng, do đó chúng có thể thấy những điều mà người bình thường không thấy được.

Lấy ví dụ, khi những đứa trẻ chọn đồ chơi, chúng thường chọn vật có màu sắc sặc sỡ và tươi sáng. Vậy thì nếu được lựa chọn, những đứa trẻ sẽ quyết định như thế nào giữa đức màu trắng và nghiệp màu đen?

Tiếp theo, các nhà nghiên cứu để người leo núi lần lượt đến gần hai người này, người giúp đỡ và người ngăn cản, để xem những đứa trẻ sẽ phản ứng như thế nào. Các thí nghiệm cho thấy khi người leo núi tới gần người đã ngăn cản nỗ lực của anh ta, thì những đứa trẻ thể hiện sự kinh ngạc và khó hiểu. Hiển nhiên, đó là bởi vì khi đến gần người mang nhiều nghiệp lực màu đen, người ta sẽ bị ô nhiễm. Những đứa trẻ ngạc nhiên khi thấy điều đó.

Sau đó, các nhà nghiên cứu đưa vào thí nghiệm một người đứng trong vùng màu xám, và những đứa trẻ được lựa chọn giữa chàng trai tốt bụng và người đứng trong vùng màu xám. Tất nhiên những đứa trẻ lại chọn chàng trai tốt bụng.

Nhưng những đứa trẻ sẽ chọn người đứng trong vùng màu xám nếu chúng chỉ được phép lựa chọn giữa anh ta và chàng trai xấu tính. Các nhà khoa học đã cố gắng giải thích phát hiện này bằng cách thiết kế một loạt các chuỗi lô-gíc khác nhau, điều rất phức tạp với những đứa trẻ. Họ không nhận ra rằng những đứa trẻ đã sử dụng huệ nhãn để phân biệt trong quá trình này và chỉ có một nguyên lý: Những gì tỏa sáng hơn ở không gian khác sẽ được chọn.

Trong con mắt của những đứa trẻ, thế giới này thật là giản đơn. Ai có nhiều vật chất màu đen hơn thì đó là người xấu, và đây chính là chân lý của vũ trụ. Không gì có thể che giấu được và mọi thứ rất rõ ràng trước mắt chúng. Điều đáng buồn là, sau khi người ta trưởng thành, họ tiếp nhận các “kiến thức”, trở nên thành thục, phức tạp hơn, và mất đi huệ nhãn của mình. Mọi thứ dần dần trở nên mờ ảo trước mắt họ và họ không còn phân biệt được tốt-xấu, thiện-ác nữa.

Khi tiêu chuẩn đạo đức bị bóp méo, cho dù người ta có phạm phải tội ác lớn thế nào, họ vẫn tìm được lý do biện minh cho hành động của mình. Những người ở xung quanh thì bàng quan thờ ơ, còn những người chạy theo lợi ích cá nhân thì có rất nhiều. So với những đứa trẻ thơ ngây có thể lựa chọn đúng đắn kia, thì chúng ta đã trở nên thông minh hay ngốc nghếch hơn?

Các nhà khoa học đã mất nhiều công sức nghiên cứu về những đứa trẻ. Nếu bỏ chút thời gian và suy ngẫm, thì chúng ta sẽ khám phá ra rằng những đứa trẻ nhỏ dù không biết nói nhưng vẫn sẵn sàng chìa tay ra kéo những người cần giúp đỡ một cách vô điều kiện. Một số người nói, con người hiện đại chúng ta nên cảm thấy xấu hổ trước mặt những đứa trẻ trong sáng.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/11/25/49517.html
http://pureinsight.org/node/5096

The post Đôi mắt của những đứa trẻ nói lên điều gì? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/05/doi-mat-cua-nhung-dua-tre-noi-len-dieu-gi.html/feed0
Vài suy nghĩ về thực tế những đứa trẻ thích giúp đỡ người kháchttps://chanhkien.org/2011/05/vai-suy-nghi-ve-thuc-te-nhung-dua-tre-thich-giup-do-nguoi-khac.htmlhttps://chanhkien.org/2011/05/vai-suy-nghi-ve-thuc-te-nhung-dua-tre-thich-giup-do-nguoi-khac.html#respondFri, 20 May 2011 04:06:40 +0000https://chanhkien.org/?p=12083Mới đây tôi đã đọc được một mẩu tin rất thú vị. Các nhà khoa học của Viện Planck tại Đức đã tiến hành một nghiên cứu trên những đứa trẻ 18 tháng tuổi.

The post Vài suy nghĩ về thực tế những đứa trẻ thích giúp đỡ người khác first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chu Chính

[Chanhkien.org] Mới đây tôi đã đọc được một mẩu tin rất thú vị. Các nhà khoa học của Viện Planck tại Đức đã tiến hành một nghiên cứu trên những đứa trẻ 18 tháng tuổi. Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm một vài kịch bản khác nhau. Trong tất cả các kịch bản, các nhà khoa học đều cần sự giúp đỡ. Lấy ví dụ, họ không thể lấy một đồ vật trên sàn nhà. Trong những thí nghiệm này, những đứa trẻ đều hăng hái giúp đỡ người khác, bao gồm cả những người lạ.

Các nhà nghiên cứu cũng khám phá ra rằng những đứa trẻ thực sự có ý định muốn giúp đỡ, chứ không chỉ coi những đồ vật như là đồ chơi. Lấy ví dụ, khi các nhà nghiên cứu đánh rơi kẹp khi đang cố gắng phơi quần áo, thì những đứa trẻ sẽ giúp họ nhặt những cái kẹp lên. Tuy nhiên, khi các nhà nghiên cứu chỉ đơn thuần là thả những cái kẹp xuống đất, thì những đứa trẻ không phản ứng gì. Còn có nhiều ví dụ tương tự. Những đứa trẻ cũng không cho thấy chúng trông đợi được đền đáp thứ gì sau khi giúp đỡ. Kết quả nghiên cứu đã được xuất bản trong số ra ngày 3/3/2006 trên tạp chí khoa học Science.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng kết quả này là rất có ý nghĩa, bởi vì đối tượng thí nghiệm là những đứa bé rất ít tuổi. Chúng vẫn còn phải lót tã và thậm chí chưa thể nói. Tuy nhiên, chúng thích giúp đỡ người khác. Trong 84% số kịch bản, những đứa trẻ bắt đầu giúp đỡ người khác chỉ trong 10 giây. Các nhà nghiên cứu không cần phải gửi đi các tín hiệu cầu sự giúp đỡ, chẳng hạn giao tiếp bằng mắt.

Nghiên cứu này khiến tôi suy nghĩ về những người lớn ngày nay và thậm chí lứa tuổi thanh thiếu niên. Họ đã hình thành một bộ các quan niệm về cách đối xử với người khác. Nếu ai đó cần sự giúp đỡ, phản ứng đầu tiên của họ là xác định xem liệu giúp đỡ người khác có lợi cho họ hay không. Chúng ta nên cảm thấy hổ thẹn vì hành vi của bản thân trước những đứa trẻ trong sáng.

Từ một góc độ khác, nếu có một cách khiến con người quay trở về bản ngã thực sự của mình (phản bổn quy chân) và đối xử tốt với người khác, thì chẳng phải xã hội này sẽ trở nên tốt đẹp hơn sao?

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2006/6/15/38137.html
http://pureinsight.org/node/4054

The post Vài suy nghĩ về thực tế những đứa trẻ thích giúp đỡ người khác first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/05/vai-suy-nghi-ve-thuc-te-nhung-dua-tre-thich-giup-do-nguoi-khac.html/feed0