Tra tấn | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnSun, 11 Aug 2024 23:40:50 +0000en-UShourly1Tranh của học viên Pháp Luân Công: “Tín niệm phá tan xiềng xích”https://chanhkien.org/2010/11/tranh-cua-hoc-vien-phap-luan-cong-tin-niem-pha-tan-xieng-xich.htmlhttps://chanhkien.org/2010/11/tranh-cua-hoc-vien-phap-luan-cong-tin-niem-pha-tan-xieng-xich.html#respondThu, 04 Nov 2010 15:36:57 +0000https://chanhkien.org/?p=7659Tác giả: Amy Lee [Chanhkien.org] Lấy cảm hứng từ kinh nghiệm cá nhân khi bị giam giữ trong nhà tù Trung Quốc, Amy Lee đã sáng tác bức tranh này để bày tỏ sự quyết tâm bảo vệ các nguyên lý tu luyện Chân, Thiện, Nhẫn của các học viên Pháp Luân Công, bất chấp việc […]

The post Tranh của học viên Pháp Luân Công: “Tín niệm phá tan xiềng xích” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Amy Lee

Tranh bút lông truyền thống Trung Quốc trên lụa, “Tín niệm phá tan xiềng xích”, của Amy Lee (53 X 33), 2004

[Chanhkien.org] Lấy cảm hứng từ kinh nghiệm cá nhân khi bị giam giữ trong nhà tù Trung Quốc, Amy Lee đã sáng tác bức tranh này để bày tỏ sự quyết tâm bảo vệ các nguyên lý tu luyện Chân, Thiện, Nhẫn của các học viên Pháp Luân Công, bất chấp việc họ bị mất tự do, bị mắng chửi và ngược đãi hàng ngày trong các trại lao động cưỡng bức và nhà tù trên khắp Trung Quốc. Người nữ học viên Pháp Luân Công này không mảy may sợ hãi khi đối mặt với tra tấn. Dù tay chân đang bị còng, nhưng cô vẫn kiên định ngồi xếp bằng trong thế hoa sen. Chi tiết này cho thấy rằng cô đang ở trong tù và phải hứng chịu đủ loại tra tấn. Vẻ mặt an hòa của cô tiết lộ rằng cô đã từ chối từ bỏ đức tin ngay cả khi bị tra tấn. Một thiên thần đã đến thăm cô, ban cho cô sức mạnh và lòng can đảm để vượt qua ma nạn.

Về Amy Lee:

Amy Lee là một học viên Pháp Luân Công. Cô từng là một nhà thiết kế thời trang thành đạt tại Trung Quốc, và thường dùng kỹ năng vẽ tranh truyền thống Trung Quốc của mình để thư giãn vào thời gian rỗi. Cô có một sự nghiệp rất thành đạt, một gia đình đầm ấm với chồng và một con gái. Nhưng Giang Trạch Dân đã hủy hoại gia đình và sự nghiệp của cô, khi ông ta ra lệnh cấm và bắt đầu công khai đàn áp Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999. Ngoài ra, Amy Lee đã nhiều lần bị bắt giữ, cầm tù, và chịu đựng đủ loại tra tấn. Cô từng bị đưa tới Phân khu 13 của Bộ Công An tại Bắc Kinh để thẩm vấn, khi đó một công an đã lột hết quần áo của cô và liên tục đánh cô cho tới bất tỉnh. Khi cô từ chối từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công bất chấp sự tra tấn và ngược đãi của công an, công an đã chuyển cô tới một bệnh viện tâm thần, nơi cô bị tra tấn bằng bức thực, nguyên nhân số một gây ra cái chết của các học viên Pháp Luân Công, mặc dù lúc ấy cô không tuyệt thực. Chế độ cộng sản Trung Quốc thường nhốt những người bất đồng chính kiến trong các bệnh viện tâm thần, và tra tấn họ bằng cách tiêm thuốc thần kinh. Sau đó, “Phòng 610” Quảng Châu đã bắt cóc Amy Lee và đưa cô vào một trung tâm cưỡng bức tẩy não địa phương, nơi cô phải chịu đựng sự giày vò về tinh thần. Sau khi thoát khỏi trung tâm tẩy não, cô không còn lựa chọn nào khác ngoài việc bỏ nhà lưu lạc để tránh bị bức hại thêm nữa. Với sự trợ giúp của những người hảo tâm, Amy Lee đã thoát được sang Hoa Kỳ vào năm 2001.

Amy Lee là một nạn nhân trong cuộc đàn áp của Giang Trạch Dân đối với các học viên Pháp Luân Công. Cô đã chứng kiến sự tàn bạo của chế độ cộng sản Trung Quốc với các học viên, chứng kiến đức tin kiên định của họ, và cách họ liên tục vượt qua sự đe dọa sinh tử như thế nào. Lấy cảm hứng bởi vẻ đẹp của Pháp Luân Công, lòng từ bi và sự can đảm của các học viên, Amy Lee đã quyết định kể câu chuyện về Pháp Luân Công từ tận đáy lòng, và những nét cọ của cô là để đánh thức lương tâm và thiện niệm của con người.

Lời bình tại triển lãm tranh:

Bức tranh đáng chú ý này được vẽ trên giấy lụa trong. Đây là một hình thức nghệ thuật Trung Hoa hoàn hảo. Màu sắc trông thật tự nhiên; thí dụ, màu vàng nhạt được tạo ra từ trà. Bản phác thảo hoàn chỉnh được vẽ trước tiên, sau đó được gắn vào giấy lụa một cách cẩn thận theo từng lớp; tiếp theo chất màu khoáng được vẽ lên tấm lụa trong suốt. Đây là bức chân dung tự họa của chính tác giả, để chia sẻ về một kinh nghiệm đáng nhớ nhất của cô. Sau khi bị đánh đập và tra tấn trong gần 2 tuần, cô vô cùng đau đớn; mỗi phần thân thể cô đều chịu thống khổ. Dù vẫn đang bị còng, cô đã xếp chân theo thế song bàn kiết già và bắt đầu tập bài công pháp thứ năm: Thần Thông Gia Trì pháp. Như được minh họa trong bức tranh, các Pháp Luân ngũ sắc xoay chuyển khắp xung quanh cô, và làm lành vết thương cho cô. Và rồi, một thiên thần đã tới và chỉ đường cho cô. Nguyên thần của cô ly thể, đi theo thiên thần và trông thấy một cảnh tượng tuyệt đẹp, một thiên đường đang chờ đợi cô. Khi nguyên thần cô trở lại thân thể, mọi sự đau đớn trong cô đều biết mất và cô đã được chữa lành. Trong căn hầm tối tăm khủng khiếp và đầy chuột này, cô ngồi đó với vẻ mặt hạnh phúc vui tươi, không gì có thể động tới cô nữa. Khi họ cố gắng tẩy não và tra tấn cô lần nữa, cô có thể nhớ lại cảnh tượng kia, và nơi chốn tối tăm này lại tràn ngập ánh sáng. Cô tự nói với mình rằng khi thoát ra ngoài, cô sẽ vẽ lại trải nghiệm này.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/12/25/30458.html
http://pureinsight.org/node/2842

The post Tranh của học viên Pháp Luân Công: “Tín niệm phá tan xiềng xích” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/11/tranh-cua-hoc-vien-phap-luan-cong-tin-niem-pha-tan-xieng-xich.html/feed0
Tranh của học viên Pháp Luân Công: “Quang minh và hắc ám”https://chanhkien.org/2010/10/tranh-cua-hoc-vien-phap-luan-cong-quang-minh-va-hac-am.htmlhttps://chanhkien.org/2010/10/tranh-cua-hoc-vien-phap-luan-cong-quang-minh-va-hac-am.html#respondSat, 30 Oct 2010 13:34:10 +0000https://chanhkien.org/?p=7507Tác giả: Tiếu Bình [Chanhkien.org] Bức tranh này có tựa đề “Quang minh và hắc ám”. Tôi đã biết nhiều sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Khi tôi biết rằng bà Tề Bỉnh Thục, cháu gái của họa sĩ Trung Quốc huyền thoại Tề Bạch Thạch, đã bị giam […]

The post Tranh của học viên Pháp Luân Công: “Quang minh và hắc ám” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tiếu Bình

Tranh sơn dầu trên vải “Quang minh và hắc ám” của Tiếu Bình, (40in X 30in), 2004

[Chanhkien.org] Bức tranh này có tựa đề “Quang minh và hắc ám”. Tôi đã biết nhiều sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Khi tôi biết rằng bà Tề Bỉnh Thục, cháu gái của họa sĩ Trung Quốc huyền thoại Tề Bạch Thạch, đã bị giam trong một bệnh viện tâm thần chỉ vì bà tập Pháp Luân Công, tôi đã quyết định tiết lộ sự thật qua bức tranh của tôi rằng các học viên Pháp Luân Công là họa sĩ cũng trở thành nạn nhân trong đàn áp của Giang Trạch Dân. Đó là lý do tôi chọn chủ đề là tại một bệnh viện tâm thần.

Tôi đã chọn một nữ học viên Pháp Luân Công làm nhân vật chính trong bức tranh. Vẻ từ bi và điềm tĩnh của cô tương phản mạnh với sự đồi bại và độc ác của những người cảnh sát đứng bên cạnh cô. Mặc dù cô đang bị ngược đãi tâm thần, chẳng hạn bị tiêm thuốc Thorazine, tâm cô vẫn thăng hoa lên cảnh giới cao vì cô sung mãn bởi Chân-Thiện-Nhẫn ngay thời khắc đen tối nhất. Mặc dù đang chịu đựng sự tra tấn từ cảnh sát, tâm cô vẫn cao quý, và không ngừng theo đuổi sự tốt đẹp và đức hạnh. Một luồng sáng chói lòa chiếu lên khuôn mặt cô, đó là hai tiểu anh hài {thiên sứ} đã tới. Một trong hai tiểu anh hài trao cho cô một chiếc vương miện vàng như một cử chỉ chúc phúc.

Tôi tưởng tượng rằng cô ấy đã phải chịu đựng sự đau đớn rất lớn, nhưng tôi chỉ thể hiện một chút cau mày trên khuôn mặt cô, vì tôi muốn nhấn mạnh lòng từ bi của cô với những người cảnh sát đang tra tấn mình.

Bức tranh sơn dầu này có nhiều đặc điểm của một bức tranh màu nước điển hình, như cách dùng màu, độ trong của màu và các nét bút lông. Nó trông giống một bức tranh màu nước hơn là một bức tranh sơn dầu. Tôi cần phải mài dũa thêm kỹ năng vẽ tranh sơn dầu của mình. Tôi phải thừa nhận rằng tôi chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi kỹ thuật vẽ tranh màu nước, bởi vì tôi đã vẽ rất nhiều tranh màu nước trong quá khứ. Sẽ dễ dàng hơn cho tôi khi thực hành kỹ năng vẽ tranh màu nước. Nhưng tôi cảm thấy là tôi đã rất bộ rất nhiều từ khi vẽ tranh sơn dầu để phơi bày cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Tranh sơn dầu cho phép tôi biểu đạt một chủ đề với các chi tiết đẹp hơn. Có vô số kỹ năng vẽ tranh sơn dầu đáng để học hỏi và thực hành. Các họa sĩ nổi tiếng trong lịch sử đã để lại rất nhiều kiệt tác tranh sơn dầu để tôi học hỏi. Tôi thực sự cảm thấy tranh sơn dầu rất thích hợp để miêu tả cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

[Falunart.org] Để chuyển hướng công luận chống lại Pháp Luân Công, các kênh truyền thông nhà nước của Trung Quốc đã tuyên truyền giả dối rằng người tập Pháp Luân Công sẽ phát điên. Các cảnh sát trong bức tranh này đang tiêm các loại thuốc tâm thần lên người phụ nữ, chỉ vì cô từ chối từ bỏ đức tin của mình vào Pháp Luân Công. Các loại thuốc này khiến nạn nhân nói nhịu lưỡi, tê bại và thậm chí là tử vong. Các “lớp cải tạo” thường sử dụng hình thức ngược đãi này. Ánh sáng trong bức tranh đại diện cho ý nghĩa rằng không thể thay đổi một tâm hồn chân chính.

Lời bình tại triển lãm tranh:

Bức tranh này được gọi là “Quang minh và hắc ám”. Chữ viết trên chiếc áo blouse ở phông nền ghi “Bệnh viện tâm thần”, nhưng những người đàn ông này rõ ràng không phải là bác sĩ.

Trong ánh mắt người học viên, chúng ta có thể thấy sức mạnh và nỗi buồn, nhưng không phải là buồn cho chính cô, mà là một lòng từ bi mạnh mẽ và chờ đợi sự hối cải.

Có một sự tương phản mạnh giữa làn da trắng mịn của cô gái với nước da sẫm màu và tái nhợt của những người cảnh sát. Trong ánh mắt của người cảnh sát đang tiêm cô, các bạn có thể thấy sự hoài nghi xen lẫn nỗi sợ hãi, họ đang cố gắng bẽ gãy tinh thần cô nhưng không thể. Tại sao cô lại mạnh mẽ như vậy? Giờ họ đã viện đến cả hóa chất, nhưng cô vẫn từ bi, thiện và không chút sợ hãi. Tại sao như vậy?

Người cảnh sát giữ vai cô trông như một con thú, tay ông ta quặp lấy cô như móng vuốt vậy. Luồng ánh sáng trong bức tranh làm lu mờ con thú đứng sau cô, và các sinh mệnh thiên đường đang thưởng cho cô vương miện và khích lệ cô giữ vững bản thân. Những người cảnh sát có được thể xác cô nhưng không có được tinh thần cô, cô đang ở giữa nơi tràn đầy ánh sáng.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/11/13/29905.html
http://pureinsight.org/node/2639

The post Tranh của học viên Pháp Luân Công: “Quang minh và hắc ám” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/10/tranh-cua-hoc-vien-phap-luan-cong-quang-minh-va-hac-am.html/feed0
Tranh chủ đề tra tấn của học viên Pháp Luân Công: “Bức thực”https://chanhkien.org/2010/10/tranh-chu-de-tra-tan-cua-hoc-vien-phap-luan-cong-buc-thuc.htmlhttps://chanhkien.org/2010/10/tranh-chu-de-tra-tan-cua-hoc-vien-phap-luan-cong-buc-thuc.html#respondThu, 28 Oct 2010 13:17:24 +0000https://chanhkien.org/?p=7131[Chanhkien.org] Đây là một bức chân dung rất chân thực thuộc thể loại tra tấn mà cảnh sát Trung Quốc thường sử dụng đối với các học viên Pháp Luân Công, và là nguyên nhân số một gây ra cái chết của các học viên Pháp Luân Công bị ngược đãi – bức thực tàn […]

The post Tranh chủ đề tra tấn của học viên Pháp Luân Công: “Bức thực” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tranh sơn dầu ‘Bức thực’ của Uông Vệ Tinh, (22in X 30in), 2004

[Chanhkien.org] Đây là một bức chân dung rất chân thực thuộc thể loại tra tấn mà cảnh sát Trung Quốc thường sử dụng đối với các học viên Pháp Luân Công, và là nguyên nhân số một gây ra cái chết của các học viên Pháp Luân Công bị ngược đãi – bức thực tàn bạo. Hầu như bất cứ học viên Pháp Luân Công nào từng tuyệt thực trong khi bị giam giữ đều đã trải qua sự bức thực ngược đãi kiểu này. Nhiều học viên không tuyệt thực cũng bị tra tấn bằng phương pháp này. Bức tranh “Bức thực” mô tả cảnh tượng ba cảnh sát Trung Quốc tra tấn một nữ học viên Pháp Luân Công bằng bức thực tàn bạo.

Mục đích của bức thực không phải để cung cấp dinh dưỡng, mà là để tra tấn các học viên và gây ra sự đau đớn khôn tả, nhằm buộc họ từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Đại Pháp. Với mục đích ấy, cảnh sát Trung Quốc đã sử dụng nhiều phương thức khác nhau để gây đau đớn và thương tật cho các học viên, bao gồm: liên tục cắm vào và rút ra các ống dẫn thực, để lại ống dẫn thực trong dạ dày, bẻ răng trong quá trình bức thực, bức thực bằng nước muối nồng độ cao, bằng giấm, rượu mạnh, hạt tiêu cay, mù tạc, nước sôi, phân và nước tiểu cùng nhiều thứ độc hại khác. Nhiều học viên Pháp Luân Công sống sót sau khi liên tục bị tra tấn bằng bức thực vẫn phải chịu đựng những thương tật dai dẳng và nghiêm trọng do bức thực gây ra với nội tạng họ.

Cảnh sát Trung Quốc dùng bức thực để tạo ra sự đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần cho các học viên Pháp Luân Công. Cực kỳ đau đớn và nhục nhã khi bị bức thực bằng nước muối bão hòa, nước hạt tiêu nóng, rượu mạnh, chất tẩy rửa, phân và nước tiểu. Để thỏa thú vui đồi bại của họ, một số cảnh sát Trung Quốc còn lệnh cho các tù nhân tiếp tay trong quá trình bức thực. Lấy ví dụ, cảnh sát Trung Quốc có thể lệnh cho các tù nhân bơm hơi vào dạ dày các học viên Pháp Luân Công sau khi bức thực họ bằng nước muối bão hòa, rồi sau đó bảo họ dậm mạnh lên bụng các học viên để đẩy nước muối bão hòa ra ngoài qua đường mắt và mũi. Hoặc là, khi các học viên Pháp Luân Công liên tục bị tiêu chảy vì bức thực, cảnh sát Trung Quốc sẽ không cho họ vào nhà vệ sinh, mà trói ngược họ lên một cánh cổng kim loại trong xà lim để xem học viên bị sỉ nhục khi bài tiết lên chính họ như một hình thức giải trí.

Để ngăn các học viên kháng cự lại sự bức thực tàn bạo, cảnh sát có thể không cho học viên động đậy bằng cách sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, chẳng hạn còng tay sau lưng, buộc họ đeo gông cùm nặng hoặc đội mũ kim loại nặng để hạn chế cử động đầu. Đôi khi cảnh sát có thể bắt các học viên “nuốt khi bay” [1] trước khi bức thực để khiến họ không nhúc nhích được.

Chú thích:

[1] Trong phương thức tra tấn “nuốt khi bay”, phần dưới cơ thể các học viên được trói chặt xuống sàn nhà. Sáu đến mười cảnh sát và tù nhân sẽ nắm tay các học viên và vặn ra sau. Một số họ bẻ đầu và phần trên cơ thể các học viên xuống cho tới khi trán họ chạm đầu gối. Họ thường tra tấn kiểu này trong vài giờ hoặc thậm chí hơn 10 giờ đồng hồ mỗi lần. Nhưng điều độc ác nhất là, khi một số học viên run rẩy và không thể đứng thẳng dậy, cảnh sát đẩy họ xuống gầm một chiếc giường thấp để họ bị mắc trong tư thế như vậy.

[Falunart.org] Khi bị giam giữ, bị tra tấn tàn bạo, tẩy não và lao động cưỡng bức, các học viên Pháp Luân Công không còn cách kháng cự nào khác ngoài tuyệt thực. Cảnh sát Trung Quốc thường sử dụng bức thực như một hình thức tra tấn. Trong quá trình bức thực, cảnh sát giữ đầu nạn nhân và cạy miệng họ bằng kẹp kim loại. Sau đó, họ luồn một ống cao su qua thực quản hay nhét chúng qua lỗ mũi. Rồi họ đổ vào ống hỗn hợp nước và bột ngô, nước muối nồng độ cao, hạt tiêu cay, và thậm chí cả chất thải bài tiết của người. Mục đích là gây ra sự đau đớn và bẻ gãy ý chí nạn nhân. Hình thức tra tấn này cực kỳ đau đớn và là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra cái chết cho các học viên.

Lời bình tại triển lãm tranh:

Trong bức tranh này, ánh sáng tỏa ra từ người học viên, một ánh quang huy tươi sáng giữa nơi chốn đen tối.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/11/18/29993.html
http://pureinsight.org/node/2652

The post Tranh chủ đề tra tấn của học viên Pháp Luân Công: “Bức thực” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/10/tranh-chu-de-tra-tan-cua-hoc-vien-phap-luan-cong-buc-thuc.html/feed0
Tranh của học viên Pháp Luân Công: “Giữa cơn bão tuyết”https://chanhkien.org/2010/10/tranh-cua-hoc-vien-phap-luan-cong-giua-con-bao-tuyet.htmlhttps://chanhkien.org/2010/10/tranh-cua-hoc-vien-phap-luan-cong-giua-con-bao-tuyet.html#respondTue, 19 Oct 2010 00:49:42 +0000https://chanhkien.org/?p=6927[Chanhkien.org] Đây là bức tranh “Giữa cơn bão tuyết”, miêu tả ba viên cảnh sát Trung Quốc đang buộc một nữ học viên Pháp Luân Công bước đi bằng chân trần ở ngoài trời giữa cơn bão tuyết. Bức tranh dựa trên một câu chuyện có thật. Bà Trần Tử Tú, 59 tuổi, là một […]

The post Tranh của học viên Pháp Luân Công: “Giữa cơn bão tuyết” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tranh sơn dầu ‘Giữa cơn bão tuyết’ của Diêu Trọng Kỳ, (48in X 36in), 2004

[Chanhkien.org] Đây là bức tranh “Giữa cơn bão tuyết”, miêu tả ba viên cảnh sát Trung Quốc đang buộc một nữ học viên Pháp Luân Công bước đi bằng chân trần ở ngoài trời giữa cơn bão tuyết. Bức tranh dựa trên một câu chuyện có thật.

Bà Trần Tử Tú, 59 tuổi, là một học viên Pháp Luân Công sống tại thành phố Duy Phường, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ngày 16 tháng 02 năm 2000, các cảnh sát địa phương tại Duy Phường, những người được giao nhiệm vụ bức hại Pháp Luân Công đã bắt cóc bà và đưa bà tới một đồn cảnh sát. Ngày hôm sau, bà được chuyển tới một trung tâm cưỡng bức tẩy não, nơi cảnh sát địa phương liên tục đánh đập bà bằng những cây gậy cao su dày và sốc điện vào cẳng chân, bàn chân, thắt lưng, đầu và cổ bà bằng dùi cui điện để buộc bà từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công. Sớm ngày 20 tháng 02, bà Trần Tử Tú đang hấp hối, nhưng vẫn bị buộc phải chạy chân không trên tuyết. “Hai ngày tra tấn đã để lại trên đôi chân bà những vết thâm tím, và mái tóc ngắn màu đen của bà dính đầy máu và mủ, theo lời những người cùng xà lim và các tù nhân khác đã chứng kiến sự kiện. Bà đã lết ra bên ngoài, nôn mửa và ngã xuống. Bà đã không bao giờ tỉnh dậy nữa, và qua đời vào ngày 21 tháng 02.” Ian Johnson, phóng viên kỳ cựu của Tạp chí phố Wall, đã tiến hành một cuộc điều tra và viết tường trình về câu chuyện của bà vào ngày 20 tháng 4 năm 2000. Câu chuyện của bà Trần đã làm cảm động vô số độc giả, những người bị sốc sau khi biết rằng chính quyền cộng sản Trung Quốc tra tấn các công dân của chính họ và ngăn cấm tín ngưỡng tinh thần ngay trong thế kỷ 21 này.

Lời bình tại triển lãm tranh:

Trong tác phẩm này, bạn thấy ba người lính canh đang đẩy và sốc dùi cui điện vào một nữ học viên Pháp Luân Công 58 tuổi ở giữa trận bão tuyết lạnh thấu xương. Người phụ nữ đang bước đi trong tư thế ngẩng cao đầu với ánh mắt đầy quyết tâm, minh chứng rằng bà không bao giờ phản bội lại lương tâm.

“Tu luyệt thật khó; khó [là ở chỗ] bất kể khi trời đổ đất sụp, tà ác điên cuồng bức hại, [lúc] liên quan đến sống chết, vẫn có thể vững vàng tiến bước trên con đường tu luyện của [bản thân] chư vị; bất kể sự việc gì ở xã hội nhân loại đều không can nhiễu được đến bước đi đều chân trên con đường tu luyện.” (“Lộ”, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/11/20/30000.html
http://pureinsight.org/node/2654

The post Tranh của học viên Pháp Luân Công: “Giữa cơn bão tuyết” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/10/tranh-cua-hoc-vien-phap-luan-cong-giua-con-bao-tuyet.html/feed0
Tranh chủ đề tra tấn của học viên Pháp Luân Công: “Vô nhân tính”https://chanhkien.org/2010/10/tranh-chu-de-tra-tan-cua-hoc-vien-phap-luan-cong-vo-nhan-tinh.htmlhttps://chanhkien.org/2010/10/tranh-chu-de-tra-tan-cua-hoc-vien-phap-luan-cong-vo-nhan-tinh.html#respondTue, 19 Oct 2010 00:37:29 +0000https://chanhkien.org/?p=6908Tác giả: Trần Tiếu Bình [Falunart.org] Những người cảnh sát đang dìm đầu một người đàn ông vào một xô đựng phân người. Một người cảnh sát đang bịt mũi lại vì sợ bị mùi. Một nữ học viên Pháp Luân Công mang thai đang bị treo lên bức tường ở khung nền. [Chanhkien.org] Bức […]

The post Tranh chủ đề tra tấn của học viên Pháp Luân Công: “Vô nhân tính” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Trần Tiếu Bình

Tranh sơn dầu ‘Vô nhân tính’ của Trần Tiếu Bình, (22in X 30in), 2004

[Falunart.org] Những người cảnh sát đang dìm đầu một người đàn ông vào một xô đựng phân người. Một người cảnh sát đang bịt mũi lại vì sợ bị mùi. Một nữ học viên Pháp Luân Công mang thai đang bị treo lên bức tường ở khung nền.

[Chanhkien.org] Bức tranh “Vô nhân tính” mô tả một căn phòng tra tấn, nơi hai người cảnh sát Trung Quốc đang dìm đầu một học viên Pháp Luân Công vào một xô đựng đầy phân và nước tiểu, trong khi một nữ học viên Pháp Luân Công mang thai đang bị treo ở bức tường trên khung nền. Đây là bức họa dựa trên sự thực về cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc, chỉ có điều là tôi đã đưa hai câu chuyện có thực vào trong cùng một bức tranh. Treo một nữ học viên lên không trung bằng cách trói vào cổ tay trong một thời gian dài gây ra sự đau đớn kinh khủng và có thể khiến hai tay bị liệt hoàn toàn, nhưng loại hình tra tấn này gần như vẫn chưa tàn bạo và bỉ ổi bằng sự quấy nhiễu và tấn công tình dục. Về mặt tình cảm, tôi không thể miêu tả cảnh tấn công ấy với các nữ học viên Pháp Luân Công, nên tôi đã quyết định chỉ vẽ cảnh tra tấn bằng cách treo một nữ học viên Pháp Luân Công trẻ tuổi đang có thai lên một bức tường.

Tôi tin rằng những ai có cơ hội xem bức tranh này sẽ biết được sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Họ sẽ bị sốc trước thực tế cuộc bức hại, và nói cho nhiều người hơn nữa biết. Tôi có ý định để người ta biết được sự tàn ác trong cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công.

Tôi đã có một thời gian khó khăn khi tìm cách bài trí bố cục cho bức tranh. Nó được chia ra làm ba phần lớn. Phía trên cùng là một nữ học viên Pháp Luân Công mang thai bị treo lên không trung ở khung nền. Những người cảnh sát Trung Quốc tiến hành tra tấn nằm ở chính giữa bức tranh. Một nam học viên Pháp Luân Công bị tra tấn bằng sự lăng nhục nằm ở dưới cùng, phần cận cảnh của bức tranh. Đây là một bố cục khó. Nó dễ trở thành ba phần tách biệt và không liên hệ gì với nhau. Cuối cùng, tôi đã quyết định để những người cảnh sát trong mảng tối và đưa hai học viên Pháp Luân Công ra mảng sáng, nơi được chiếu sáng. Tôi muốn thu hút sự chú ý của người xem vào hai người học viên Pháp Luân Công này, bởi vì họ đại diện cho ánh sáng và niềm hy vọng.

Tôi được đào tạo về vẽ tranh màu nước truyền thống Trung Quốc. Đó là những kỹ thuật rất đẹp mắt để biểu lộ các đường nét và một bầu không khí được tôn lên. Nó là một trường phái hoàn toàn khác với tranh sơn dầu Tây phương. Tranh màu nước truyền thống Trung Quốc vẽ phong cảnh biểu đạt cái nhìn chủ quan của người họa sĩ về cảnh quan thiên nhiên, hay mối liên hệ giữa người họa sĩ và phong cảnh. Một bức tranh phong cảnh Trung Quốc đẹp sẽ khiến người xem cảm thấy họ đang đứng ngay trước phong cảnh thật sự và thấy rất thư giãn, an bình. Nó sẽ khiến người xem quên đi những lo âu và phiền muộn. Một bức tranh màu nước tốt thì trông thật thỏa con mắt.

Mặt khác, tranh sơn dầu là một phương tiện tuyệt vời để biểu đạt sự vật trong không gian ba chiều và các chi tiết chân thực. Nó gần với cuộc sống hơn. Ngược lại, tranh họa truyền thống Trung Quốc thì thiên về ý tưởng và tâm linh. Phật giáo và Đạo giáo đã là một phần không thể thiếu trong lịch sử và văn hóa Trung Quốc. Đa số người Trung Quốc lớn lên dưới ảnh hưởng của Phật giáo, Đạo giáo và Khổng giáo. Vì vậy, các yếu tố này tự nhiên được lĩnh hội trong tranh truyền thống Trung Quốc, khiến chúng trở nên ý tưởng và tâm linh hơn. Tranh sơn dầu Tây phương thì trông chân thực và giống ba chiều. Đây là hai phong cách hoàn toàn khác nhau. Tôi cần học hỏi thêm và phát triển kỹ năng vẽ tranh sơn dầu của mình để khiến chúng trông thật hơn nữa.

Dịch từ:

http://pureinsight.org/node/2640

The post Tranh chủ đề tra tấn của học viên Pháp Luân Công: “Vô nhân tính” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/10/tranh-chu-de-tra-tan-cua-hoc-vien-phap-luan-cong-vo-nhan-tinh.html/feed0
Tranh của đệ tử Pháp Luân Công: “Tại sao?”https://chanhkien.org/2010/10/tranh-cua-de-tu-phap-luan-cong-tai-sao.htmlhttps://chanhkien.org/2010/10/tranh-cua-de-tu-phap-luan-cong-tai-sao.html#respondSun, 10 Oct 2010 16:53:53 +0000https://chanhkien.org/?p=6850[Chanhkien.org] Lời ban biên tập: Từ khi Giang Trạch Dân và những người đi theo bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào ngày 20/7/1999 cho tới nay, hơn 3.000 học viên được xác nhận là đã chết vì bị bức hại. Con số thực tế còn cao hơn nhiều. Cảnh sát Trung Quốc đã […]

The post Tranh của đệ tử Pháp Luân Công: “Tại sao?” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tranh sơn dầu ‘Tại sao?’ của Uông Vệ Tinh, (26in x 20in.), 2004

[Chanhkien.org] Lời ban biên tập: Từ khi Giang Trạch Dân và những người đi theo bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào ngày 20/7/1999 cho tới nay, hơn 3.000 học viên được xác nhận là đã chết vì bị bức hại. Con số thực tế còn cao hơn nhiều. Cảnh sát Trung Quốc đã lục soát bất hợp pháp tư gia của các học viên Pháp Luân Công và lấy đi tài sản cá nhân của họ. Hàng triệu học viên đã bị đưa vào trại lao động cưỡng bức và nhà tù, nơi họ bị tra tấn cả về thể xác lẫn tinh thần. Con của các học viên Pháp Luân Công đã trở thành nạn nhân của cuộc bức hại phi nghĩa. Một số em đã trở thành vô gia cư sau khi cảnh sát bắt cóc cha mẹ các em. Một số em đã phải sống dưới sự nuôi dưỡng của ông bà, những người phải tự kiếm sống một cách độc lập. Một số em thì bị giam giữ phi pháp trong nhà tù cùng cha mẹ các em. Một số em đã trở thành những đứa trẻ mồ côi không nơi nương tựa khi cha mẹ các em bị tra tấn đến chết. Các học viên Pháp Luân Công là họa sĩ đang dùng cây cọ của mình để tiết lộ với thế giới rằng những trẻ em vô tội tại Trung Quốc cũng là nạn nhân của cuộc đàn áp do Giang khởi xướng. Họ hy vọng rằng tác phẩm nghệ thuật của họ sẽ giúp khơi dậy nhận thức và lương tâm của người dân thế giới, cũng như góp phần chấm dứt cuộc đàn áp vô nhân tính đối với các học viên Pháp Luân Công và con cái họ.

* * * * *

[Falunart.org] Bức tranh này dựa trên một câu chuyện có thực. Một người mẹ và đứa con trai bị bắt giữ tại Trung Quốc đơn giản chỉ vì họ tập Pháp Luân Công. Bị đánh đập, cậu bé gạt nước mắt và tự hỏi: Tại sao? Tại sao cảnh sát lại đánh em và mẹ em?

Lời dẫn tại triển lãm tranh:

Bức tranh này được vẽ theo yêu cầu của một học viên sống tại New York. Câu chuyện này đã xảy ra đối với cô và người con trai. Họ đã thật may mắn khi trốn thoát khỏi Trung Quốc và hiện đang sống tại Flushing, New York. Cô muốn cả thế giới biết rằng có rất nhiều trẻ em đang phải sống trong những nơi tối tăm. Đôi khi, các em phải sống trên phố như những đứa trẻ mồ côi, đôi khi các em cũng bị bắt cóc cùng cha mẹ.

Bức tranh mạnh mẽ này có thể đánh thức những cảm xúc sâu thẳm. Bố cục bức tranh với những chấn song và đường kẻ ngang trên áo đứa trẻ gợi nhớ về một trại tập trung. Các bạn có thể thấy trên nét mặt em, sau khi ở đó và chứng kiến tất cả những sự khủng khiếp này, em chỉ còn lại một câu hỏi xúc động – Tại sao? Tại sao họ đã làm điều này?

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/11/7/29837.html
http://pureinsight.org/node/2607

The post Tranh của đệ tử Pháp Luân Công: “Tại sao?” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/10/tranh-cua-de-tu-phap-luan-cong-tai-sao.html/feed0
Tranh chủ đề tra tấn của đệ tử Pháp Luân Công: “Xiên tăm tre”https://chanhkien.org/2010/10/tranh-chu-de-tra-tan-cua-de-tu-phap-luan-cong-xien-tam-tre.htmlhttps://chanhkien.org/2010/10/tranh-chu-de-tra-tan-cua-de-tu-phap-luan-cong-xien-tam-tre.html#respondSun, 03 Oct 2010 17:54:48 +0000https://chanhkien.org/?p=6828Lời ban biên tập: Sau khi chế độ Giang Trạch Dân bắt đầu bức hại các học viên Pháp Luân Công vào ngày 20/7/1999, các học viên là họa sĩ hy vọng rằng thông qua nghệ thuật, họ sẽ có thể triển hiện những trải nghiệm tuyệt vời khi tập luyện, chính niệm bất phá […]

The post Tranh chủ đề tra tấn của đệ tử Pháp Luân Công: “Xiên tăm tre” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tranh phấn màu trên giấy “Xiên tăm tre” của Vương Chí Bình, (39in X 27.5in), 2004

Lời ban biên tập:Sau khi chế độ Giang Trạch Dân bắt đầu bức hại các học viên Pháp Luân Công vào ngày 20/7/1999, các học viên là họa sĩ hy vọng rằng thông qua nghệ thuật, họ sẽ có thể triển hiện những trải nghiệm tuyệt vời khi tập luyện, chính niệm bất phá giúp các học viên trụ vững trước cuộc bức hại, sự kiên định vào Chân Thiện Nhẫn, và tín niệm rằng chính nghĩa cuối cùng sẽ chiến thắng tà ác.

* * * * *

[Chanhkien.org] Bức tranh này minh họa sinh động một trong những phương thức tra tấn mà cảnh sát Trung Quốc sử dụng đối với các học viên Pháp Luân Công: Xiên tăm tre. Cảnh sát Trung Quốc thường đâm dưới móng tay các học viên bằng những cái xiên tre để buộc họ từ bỏ Pháp Luân Công. Nạn nhân thường ngất xỉu trong khi bị tra tấn với sự đau đớn cực độ và chảy rất nhiều máu.

Có rất nhiều biến thể của phương thức tra tấn độc ác này. Cảnh sát có thể dùng búa đóng những xiên tre sắc nhọn vào dưới móng tay của người học viên thông qua đầu nhọn của xiên tre. Trong quá trình đóng, móng tay sẽ hoàn toàn bị tróc ra. Ban đầu, cảnh sát chỉ đóng xiên tre vào một ngón tay. Nếu người học viên vẫn không chịu khuất phục, cảnh sát sẽ đóng tiếp các xiên tre vào những ngón còn lại, cho đến khi đủ mười ngón. Trong một biến thể khác, cảnh sát kẹp đầu ngón tay của người học viên bằng một cái kìm hoặc một dụng cụ tra tấn ngón tay. Họ cũng đập lưng bàn tay người học viên bằng mặt bên của chiếc giày thể thao có đế cao su cứng, bằng búa, hay thậm chí bằng chiếc may khoan chạy điện.

Lời bình tại triển lãm tranh:

Chữ viết trên bức tường ở nền bức tranh là “Pháp Luân Đại Pháp hảo”. Đây là một thông điệp đầy ý nghĩa, trong đó Đại Pháp là cách nói của văn hóa Trung Quốc cổ xưa, chỉ con đường một người rèn luyện tâm tính để trở về bản nguyên tốt đẹp và thần thánh. Tại Trung Quốc, nơi chủ nghĩa vô thần được áp đặt, những niềm tin này bị cho là xấu.

Một cánh tay của người học viên bị bẻ quặt ra sau lưng, trong khi tay kia bị trói vào ghế và những chiếc tăm tre được xiên dưới móng tay anh. Tại sao anh vẫn bình thản mà không đánh trả hay la lên? Đó là vì chữ Chân đã cho anh sự can đảm, chữ Thiện đã khiến trái tim anh hoàn toàn vô ngã, và chữ Nhẫn đã cho anh sức mạnh nội tâm để chịu đựng.

Nét mặt kiên định bất động của anh dường như đã khiến một người cảnh sát thay đổi thái độ, người ở bên phải đang nhìn thẳng vào anh.

Dịch từ:

http://pureinsight.org/node/2627

The post Tranh chủ đề tra tấn của đệ tử Pháp Luân Công: “Xiên tăm tre” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/10/tranh-chu-de-tra-tan-cua-de-tu-phap-luan-cong-xien-tam-tre.html/feed0
Tranh chủ đề tra tấn của đệ tử Pháp Luân Công: “Ghế hổ”https://chanhkien.org/2010/10/tranh-chu-de-tra-tan-cua-de-tu-phap-luan-cong-ghe-ho.htmlhttps://chanhkien.org/2010/10/tranh-chu-de-tra-tan-cua-de-tu-phap-luan-cong-ghe-ho.html#respondSun, 03 Oct 2010 17:51:57 +0000https://chanhkien.org/?p=6823Lời ban biên tập: Sau khi chế độ Giang Trạch Dân bắt đầu bức hại các học viên Pháp Luân Công vào ngày 20/7/1999, các học viên là họa sĩ hy vọng rằng thông qua nghệ thuật, họ sẽ có thể triển hiện những trải nghiệm tuyệt vời khi tập luyện, chính niệm bất phá […]

The post Tranh chủ đề tra tấn của đệ tử Pháp Luân Công: “Ghế hổ” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tranh phấn màu trên giấy “Ghế hổ” của Vương Chí Bình, (39in X 27.5in), 2004

Lời ban biên tập:Sau khi chế độ Giang Trạch Dân bắt đầu bức hại các học viên Pháp Luân Công vào ngày 20/7/1999, các học viên là họa sĩ hy vọng rằng thông qua nghệ thuật, họ sẽ có thể triển hiện những trải nghiệm tuyệt vời khi tập luyện, chính niệm bất phá giúp các học viên trụ vững trước cuộc bức hại, sự kiên định vào Chân Thiện Nhẫn, và tín niệm rằng chính nghĩa cuối cùng sẽ chiến thắng tà ác.

* * * * *

[Falunart.org] Tác phẩm này minh họa một phương pháp tra tấn phổ biến được sử dụng để gây ra sự đau đớn kinh khiếp và kéo dài. Gạch được kê dưới chân trong khi dây thừng trói chân bị kéo chặt, và có thể dẫn tới gẫy chân. Người họa sĩ đã vẽ trên đầu hai người đàn ông những vòng tròn – một tỏa sáng, một tối tăm và ma quái. Sự tương phản này cho thấy điều có thể chờ đợi hai người đàn ông sau khi họ kết thúc cuộc đời dựa trên sự lựa chọn mà họ đã làm.

[Chanhkien.org] Bức tranh này minh họa sinh động một trong những phương thức tra tấn độc ác nhất của cảnh sát Trung Quốc đối với các học viên Pháp Luân Công: Ghế hổ. Trong khi tra tấn, cảnh sát buộc chặt hai chân của nạn nhân vào ghế hổ bằng dây thừng. Rồi họ kê gạch hay các vật cứng khác dưới chân của nạn chân. Họ liên tục xếp nhiều lớp gạch lên cho tới khi dây trói bị đứt. Nạn nhân phải chịu đựng sự đau đớn khôn tả và thường ngất xỉu trong những đợt tra tấn như vậy.

Những hình thức tra tấn khác thường được áp dụng với nạn nhân cùng lúc họ bị tra tấn bằng “ghế hổ”, bao gồm: sốc điện, còng tay sau lưng, đốt cơ thể bằng thuốc lá, đóng xiên tre vào dưới móng tay, đâm sườn bằng bút nhọn, đâm má bằng tua vít, tát vào mặt, đâm đinh vào mặt, và “buộc” chặt miệng bằng dây thừng (thường nạn nhân không thể ngậm miệng vào được khi hai khóe miệng họ đã bị xé rách.)

Lời bình tại triển lãm tranh:

Những chi tiết trong bức tranh phấn màu này là rất tinh tế, và bạn có thể cảm nhận được sự ấm áp trong nước da của người học viên. Các học viên trong những hoàn cảnh như thế này vẫn liên tục giảng chân tướng về cuộc bức hại, bằng cách cho mọi người, bao gồm cả những người tra tấn họ, biết rằng họ là những người tốt đang bị bức hại, và khuyên họ chấm dứt bức hại. Hai vòng tròn trên đầu họ đại diện cho điều chờ đợi mỗi người trong tương lai. Một quầng sáng, tỏa ra nhiều màu sắc. Một quầng tối, với hình đầu lâu biến thành nhỏ dần cho tới mất hút. Hàm nghĩa mà người họa sĩ muốn biểu đạt ở đây là lượng nghiệp lực mà người đàn ông này (kẻ tra tấn) gây ra sẽ khiến anh ta chịu đau đớn và bị tận diệt từng lớp. Anh ta đã phải nhận quả báo vì hành động bức hại một con người lương thiện và vị tha, người đang trên con đường tu luyện. Bằng cách này, người họa sĩ đã biểu thị nguyên lý “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”. Có một sự bình thản với lòng từ bi hiện trên nét mặt người học viên. Sức mạnh của lòng can đảm có thể thấy tận sâu trong mắt anh. Anh sẽ không gục ngã!

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/11/14/29923.html
http://pureinsight.org/node/2626

The post Tranh chủ đề tra tấn của đệ tử Pháp Luân Công: “Ghế hổ” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/10/tranh-chu-de-tra-tan-cua-de-tu-phap-luan-cong-ghe-ho.html/feed0
Tranh chủ đề tra tấn của đệ tử Pháp Luân Công: “Tàn nhẫn”https://chanhkien.org/2010/09/tranh-chu-de-tra-tan-cua-de-tu-phap-luan-cong-tan-nhan.htmlhttps://chanhkien.org/2010/09/tranh-chu-de-tra-tan-cua-de-tu-phap-luan-cong-tan-nhan.html#respondFri, 24 Sep 2010 17:49:21 +0000https://chanhkien.org/?p=6778[Chanhkien.org] Lời ban biên tập: Sau khi chế độ Giang Trạch Dân bắt đầu bức hại các học viên Pháp Luân Công vào ngày 20/7/1999, các học viên là họa sĩ hy vọng rằng thông qua nghệ thuật, họ sẽ có thể triển hiện những trải nghiệm tuyệt vời khi tập luyện, chính niệm bất […]

The post Tranh chủ đề tra tấn của đệ tử Pháp Luân Công: “Tàn nhẫn” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tranh phấn màu ‘Tàn nhẫn’ của Vương Chí Bình, 2003-2004.

[Chanhkien.org] Lời ban biên tập:Sau khi chế độ Giang Trạch Dân bắt đầu bức hại các học viên Pháp Luân Công vào ngày 20/7/1999, các học viên là họa sĩ hy vọng rằng thông qua nghệ thuật, họ sẽ có thể triển hiện những trải nghiệm tuyệt vời khi tập luyện, chính niệm bất phá giúp các học viên trụ vững trước cuộc bức hại, sự kiên định vào Chân Thiện Nhẫn, và tín niệm rằng chính nghĩa cuối cùng sẽ chiến thắng tà ác.

* * * * *

Bức tranh này minh họa sống động một trong số rất nhiều phương thức tra tấn khủng khiếp trong các trung tâm giam giữ, nhà tù và trại lao động cưỡng bức tại Trung Quốc, thường được sử dụng đối với các học viên Pháp Luân Công để buộc họ từ bỏ đức tin. Đây là một hình thức tra tấn cực kỳ độc ác. Nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị liệt cánh tay sau khi bị treo trên không trung trong một thời gian dài. Khi bị treo, các học viên Pháp Luân Công thường bị đánh bằng gậy, dùi cui, hay thậm chí roi da.

Lời bình tại triển lãm tranh:

Ngay từ cái nhìn đầu tiên, bức tranh này dường như đã giống cảnh tra tấn tàn bạo trong một câu chuyện có thực mà người họa sĩ muốn kể.

Bức tranh thu hút sự chú ý của bạn, từ đôi chân giang rộng của con chó cho tới cái miệng của nó khi định ngoạm vào chân cô gái, từ những nếp gấp trên quần cô, các vệt máu, đôi chân kéo lê trên mặt sàn, cho tới người cảnh sát cầm chiếc thắt lưng trông như con rắn. Quả thực là một trận đòn man dại lên thân cô. Trong ánh mắt những người cảnh sát, có sự biến đổi sắc thái từ sự hoài nghi và bất đắc dĩ, cho tới nỗi sợ hãi.

Khi cô gái bị trói chặt vào hai sợi dây thừng, giữa trận bão tra tấn man dại này, trong ánh mắt cô vẫn toát lên vẻ điềm tĩnh, như thể cô đang trong “mắt bão” vậy. Ánh sáng từ ô cửa sổ nhỏ hẹp trong nhà ngục chiếu thẳng vào mặt cô, cho thấy linh hồn cô đã thăng hoa và vượt trên hoàn cảnh. Ngay trong nơi tối tăm này, người họa sĩ vẫn thể hiện được sự chiến thắng của tinh thần con người.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/11/11/29888.html
http://pureinsight.org/node/2615

The post Tranh chủ đề tra tấn của đệ tử Pháp Luân Công: “Tàn nhẫn” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/09/tranh-chu-de-tra-tan-cua-de-tu-phap-luan-cong-tan-nhan.html/feed0
Tranh của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp: “Không sợ”https://chanhkien.org/2010/09/tranh-cua-de-tu-phap-luan-dai-phap-khong-so.htmlhttps://chanhkien.org/2010/09/tranh-cua-de-tu-phap-luan-dai-phap-khong-so.html#respondThu, 16 Sep 2010 19:03:41 +0000https://chanhkien.org/?p=6735[Chanhkien.org] Lời ban biên tập: Sau khi chế độ Giang Trạch Dân bắt đầu bức hại các học viên Pháp Luân Công vào ngày 20/7/1999, các học viên là họa sĩ hy vọng rằng thông qua nghệ thuật, họ sẽ có thể triển hiện những trải nghiệm tuyệt vời khi tập luyện, chính niệm bất […]

The post Tranh của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp: “Không sợ” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tranh sơn dầu “Không sợ” của Lý Tiến Vũ, (48 in x 36 in), 2005

[Chanhkien.org] Lời ban biên tập: Sau khi chế độ Giang Trạch Dân bắt đầu bức hại các học viên Pháp Luân Công vào ngày 20/7/1999, các học viên là họa sĩ hy vọng rằng thông qua nghệ thuật, họ sẽ có thể triển hiện những trải nghiệm tuyệt vời khi tập luyện, chính niệm bất phá giúp các học viên trụ vững trước cuộc bức hại, sự kiên định vào Chân Thiện Nhẫn, và tín niệm rằng chính nghĩa cuối cùng sẽ chiến thắng tà ác.

* * * * *

Bức tranh này vẽ cảnh một nữ học viên Pháp Luân Công phải chịu đựng sự tra tấn trong nhà tù Trung Quốc. Những người cảnh sát tà ác đã dùng dùi cui điện để sốc điện cô gái vô tội này. Trong bức tranh, dù phải đối mặt với sự tra tấn nhưng nét mặt người học viên này vẫn bình thản và tường hòa, đó là vì cô có đức tin kiên định vào Chân-Thiện-Nhẫn. Trong tâm cô vẫn tràn đầy những cảnh tượng tươi sáng.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2005/4/12/31915.html

The post Tranh của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp: “Không sợ” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/09/tranh-cua-de-tu-phap-luan-dai-phap-khong-so.html/feed0
Tranh chủ đề tra tấn của học viên Pháp Luân Công: “Tra tấn phụ nữ”https://chanhkien.org/2010/09/tranh-chu-de-tra-tan-cua-hoc-vien-phap-luan-cong-tra-tan-phu-nu.htmlhttps://chanhkien.org/2010/09/tranh-chu-de-tra-tan-cua-hoc-vien-phap-luan-cong-tra-tan-phu-nu.html#respondThu, 16 Sep 2010 19:01:50 +0000https://chanhkien.org/?p=6732[Chanhkien.org] Lời ban biên tập: Sau khi chế độ Giang Trạch Dân bắt đầu bức hại các học viên Pháp Luân Công vào ngày 20/7/1999, các học viên là họa sĩ hy vọng rằng thông qua nghệ thuật, họ sẽ có thể triển hiện những trải nghiệm tuyệt vời khi tập luyện, chính niệm bất […]

The post Tranh chủ đề tra tấn của học viên Pháp Luân Công: “Tra tấn phụ nữ” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tranh phấn màu trên giấy “Tra tấn phụ nữ” của Vương Chí Bình, (39in X 27.5in), 2004

Tranh phấn màu trên giấy “Tra tấn phụ nữ” của Vương Chí Bình, (39in X 27.5in), 2004

[Chanhkien.org] Lời ban biên tập: Sau khi chế độ Giang Trạch Dân bắt đầu bức hại các học viên Pháp Luân Công vào ngày 20/7/1999, các học viên là họa sĩ hy vọng rằng thông qua nghệ thuật, họ sẽ có thể triển hiện những trải nghiệm tuyệt vời khi tập luyện, chính niệm bất phá giúp các học viên trụ vững trước cuộc bức hại, sự kiên định vào Chân Thiện Nhẫn, và tín niệm rằng chính nghĩa cuối cùng sẽ chiến thắng tà ác.

* * * * *

Tất cả các phương thức tra tấn về thể xác đã được Đảng Cộng sản Trung Quốc sử dụng kết hợp với sự bức hại tinh thần, để cố gắng ép buộc các học viên Pháp Luân Công từ bỏ tu luyện, trong khi buộc họ viết “ba tuyên bố”. Đó là “hối quá thư”, lá thư bày tỏ sự hối hận; “bảo chứng thư”, lá thư cam kết sẽ không tập Pháp Luân Công nữa, và “yết phê thư”, lá thư khai ra tên và địa chỉ của tất cả thành viên gia đình, bạn bè và người quen tập Pháp Luân Công, từ đó khiến họ phản bội lại đức tin và linh hồn. Kinh khủng không kém là sự tấn công và quấy nhiễu tình dục của cảnh sát Trung Quốc đối với các nữ học viên Pháp Luân Công. Đây chính là tội ác chống lại loài người đáng lên án nhất trong lịch sử nhân loại. Bức tranh này miêu tả sự tấn công tình dục của cảnh sát Trung Quốc đối với các học viên Pháp Luân Công.

Theo lời kể của các nữ tù nhân lương tâm từng bị tra tấn trong nhà tù Trung Quốc, sự tra tấn tình dục và thể xác khủng khiếp đã được tiến hành không chỉ bởi cảnh sát, mà còn với sự hợp tác của các tù nhân. Thậm chí một số nữ học viên Pháp Luân Công đã từng bị lột hết quần áo và nhốt vào xà-lim nam.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/11/16/29952.html
http://pureinsight.org/node/2651

The post Tranh chủ đề tra tấn của học viên Pháp Luân Công: “Tra tấn phụ nữ” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/09/tranh-chu-de-tra-tan-cua-hoc-vien-phap-luan-cong-tra-tan-phu-nu.html/feed0
Tranh chủ đề tra tấn của học viên Pháp Luân Công: “Đánh hội đồng”https://chanhkien.org/2010/09/tranh-chu-de-tra-tan-cua-hoc-vien-phap-luan-cong-danh-hoi-dong.htmlhttps://chanhkien.org/2010/09/tranh-chu-de-tra-tan-cua-hoc-vien-phap-luan-cong-danh-hoi-dong.html#respondThu, 16 Sep 2010 18:58:58 +0000https://chanhkien.org/?p=6729[Chanhkien.org] Lời ban biên tập: Sau khi chế độ Giang Trạch Dân bắt đầu bức hại các học viên Pháp Luân Công vào ngày 20/7/1999, các học viên là họa sĩ hy vọng rằng thông qua nghệ thuật, họ sẽ có thể triển hiện những trải nghiệm tuyệt vời khi tập luyện, chính niệm bất […]

The post Tranh chủ đề tra tấn của học viên Pháp Luân Công: “Đánh hội đồng” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tranh phấn màu trên giấy “Đánh hội đồng” của Vương Chí Bình, (22 in x 22 in), 2004

[Chanhkien.org] Lời ban biên tập: Sau khi chế độ Giang Trạch Dân bắt đầu bức hại các học viên Pháp Luân Công vào ngày 20/7/1999, các học viên là họa sĩ hy vọng rằng thông qua nghệ thuật, họ sẽ có thể triển hiện những trải nghiệm tuyệt vời khi tập luyện, chính niệm bất phá giúp các học viên trụ vững trước cuộc bức hại, sự kiên định vào Chân Thiện Nhẫn, và tín niệm rằng chính nghĩa cuối cùng sẽ chiến thắng tà ác.

* * * * *

Tất cả các phương thức tra tấn về thể xác đã được Đảng Cộng sản Trung Quốc sử dụng kết hợp với sự bức hại tinh thần, để cố gắng ép buộc các học viên Pháp Luân Công từ bỏ tu luyện, trong khi buộc họ viết “ba tuyên bố”. Đó là “hối quá thư”, lá thư bày tỏ sự hối hận; “bảo chứng thư”, lá thư cam kết sẽ không tập Pháp Luân Công nữa, và “yết phê thư”, lá thư khai ra tên và địa chỉ của tất cả thành viên gia đình, bạn bè và người quen tập Pháp Luân Công, từ đó khiến họ phản bội lại đức tin và linh hồn. Kinh khủng không kém là sự tấn công và quấy nhiễu tình dục của cảnh sát Trung Quốc đối với các nữ học viên Pháp Luân Công. Đây chính là tội ác chống lại loài người đáng lên án nhất trong lịch sử nhân loại. Bức tranh này miêu tả sự tấn công tình dục của cảnh sát Trung Quốc đối với các học viên Pháp Luân Công.

Những người đàn ông đang tra tấn người phụ nữ trẻ này là các cảnh sát và tù nhân trong nhà tù Trung Quốc, họ cùng nhau làm điều đó. Sức nặng kinh khủng ép xuống vùng bụng dưới của người học viên này làm cô khó thở và có thể khiến cô bị liệt.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/11/19/29998.html
http://pureinsight.org/node/2653

The post Tranh chủ đề tra tấn của học viên Pháp Luân Công: “Đánh hội đồng” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/09/tranh-chu-de-tra-tan-cua-hoc-vien-phap-luan-cong-danh-hoi-dong.html/feed0
Tranh chủ đề tra tấn của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp: “Ngược đãi”https://chanhkien.org/2010/09/tranh-chu-de-tra-tan-cua-de-tu-phap-luan-dai-phap-nguoc-dai.htmlhttps://chanhkien.org/2010/09/tranh-chu-de-tra-tan-cua-de-tu-phap-luan-dai-phap-nguoc-dai.html#respondFri, 10 Sep 2010 03:27:26 +0000https://chanhkien.org/?p=6668[Chanhkien.org] Cảnh tượng trong bức tranh này dựa trên một câu chuyện có thật: Vào ngày 20 tháng 11 năm 2001, khoảng 2 giờ chiều, ba mươi sáu người Tây phương từ khắp nơi trên thế giới đã tập hợp tại quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Họ ngồi trong tư […]

The post Tranh chủ đề tra tấn của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp: “Ngược đãi” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tranh màu nước trên giấy: “Ngược đãi” của Vương Chí Bình (37 inch x 25.5 inch), 2004

[Chanhkien.org] Cảnh tượng trong bức tranh này dựa trên một câu chuyện có thật: Vào ngày 20 tháng 11 năm 2001, khoảng 2 giờ chiều, ba mươi sáu người Tây phương từ khắp nơi trên thế giới đã tập hợp tại quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Họ ngồi trong tư thế thiền định, giương cao một lá cờ màu vàng thêu dòng chữ “Chân, Thiện, Nhẫn”, nhắm mắt và bắt đầu bài tập thiền của Pháp Luân Công.

Vài giây sau, những chiếc xe cảnh sát lao đến bao vây nhóm người này, và các sĩ quan bắt những người Tây phương vào trong xe. Đáp lại, những người này bắt đầu hô to bằng tiếng Trung Quốc: “Pháp Luân Công là tốt!” Hành động của họ thật ôn hòa và hoàn toàn phù hợp với những quyền cơ bản được nêu ra trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Tuy vậy, tất cả các học viên này đã bị bắt, bị ngược đãi, và bị trục xuất bởi cảnh sát Trung Quốc. Nhiều người trong số họ đã bị đánh đập dã man. Trong khi bị cảnh sát bắt giữ, các học viên này không được phép liên lạc với gia đình, không được phép có đại diện pháp luật, và thậm chí không được phép liên lạc với đại sứ quán của họ. Họ bị thẩm vấn, hăm dọa, và hầu hết đều bị cảnh sát lấy cắp những tài sản có giá trị.

Những bức hình này đã được chụp bốn ngày sau khi Helene Petit, một học viên Pháp Luân Công người Pháp, bị đánh bởi cảnh sát Trung Quốc tại Bắc Kinh vào ngày 20-11-2001. Đây là bằng chứng xác đáng chống lại những lời dối trá ngoan cố của chính quyền cộng sản Trung Quốc rằng cảnh sát của họ không bao giờ viện đến các phương pháp bạo lực đối với các học viên Pháp Luân Công trong tù.

Vài tháng sau, ngày 14-2-2002, một nhóm khác gồm 40 học viên Pháp Luân Công người Tây phương từ khắp thế giới đã đến quảng trường Thiên An Môn để tiếp tục thỉnh nguyện với chính quyền cộng sản Trung Quốc nhằm kết thúc cuộc đàn áp dã man lên các học viên Pháp Luân Công. Họ đã giương cao những biểu ngữ và hô to cho những người ở quãng trường Thiên An Môn nghe rằng: “Pháp Luân Đại Pháp (hay Pháp Luân Công) là tốt!” Một lần nữa, những học viên Tây phương này đã bị cảnh sát Trung Quốc bắt giữ và đánh đập.

Có 25 người Mỹ trong số 40 học viên Pháp Luân Công Tây phương kể trên, và khoảng 5 người là nữ. Họ là những người da trắng, người Mỹ gốc Phi và người Mỹ gốc Á. Khi trở về Mỹ, mặt và toàn thân họ mang theo các dấu vết của sự ngược đãi. Một số thì bị xé áo và bứt nút. Quần của một học viên nữ bị rách tàn tạ; ống tay áo của một học viên nữ khác bị rách từ trên vai và có thể bị rớt ra bất cứ lúc nào. Ba học viên phải đi chân không và quay về mà không mang theo hành lý vì cảnh sát Trung Quốc đã lấy cắp toàn bộ tài sản của họ.

Trong các cuộc phỏng vấn khi họ trở về vào năm 2002, những học viên này đã tiết lộ tình trạng bạo lực của cảnh sát Trung Quốc. Một học viên nữ kể lại: “Cảnh sát tại quãng trường Thiên An Môn liên tục nâng tôi lên và ném tôi xuống đất. Trong những trận tra tấn lặp đi lặp lại, quần của tôi đã bị rách và phần lưng dưới của tôi đã bị thương. Đến giờ tôi vẫn còn khó khăn khi cúi xuống nhặt đồ dưới đất.” Một học viên nữ nhỏ nhắn, cao khoảng 1,5 mét, nói: “Cảnh sát ở Thiên An Môn nắm tóc tôi kéo vào xe. Rất nhiều tóc của tôi đã bị giựt đứt. Tôi cảm thấy dường như da đầu của tôi bị lột khỏi đầu vậy. Sau khi mấy viên cảnh sát ném tôi vào xe, họ đóng cửa lại và bắt đầu đánh đập tôi một cách tàn bạo. Sau đó họ liên tục đè đầu tôi xuống ngực và làm cổ tôi bị thương. Bây giờ tôi vẫn còn thấy đau cổ.” Ngay cả các học viên nam cũng là nạn nhân của sự hung bạo. Nhiều học viên nam quay về với những vết thâm tím có thể nhìn thấy trên mặt. Một số thì mắt bị sưng đỏ do bị đánh. Một học viên nam trông rất xanh xao. Anh ấy phải đi chân không và mặc một chiếc áo sơ mi trắng bị cảnh sát Trung Quốc xé nát trông như một miếng giẻ rách. Tất cả nút áo đều bị đứt hết. Khi anh kéo áo lên để lộ tấm lưng, mọi người đều thấy những đường lằn đỏ trên lưng của anh, cho thấy sự tra tấn bằng roi da mà anh đã phải chịu đựng khi bị giam giữ.

Sự ngược đãi về thể chất và tinh thần của cảnh sát Trung Quốc đối với các học viên Pháp Luân Công Tây phương đã vạch trần những lời dối trá của chính quyền cộng sản Trung Quốc rằng cảnh sát của họ bị buộc không được dùng bao lực đối với học viên Pháp Luân Công trong nước. Nếu cảnh sát Trung Quốc không ngần ngại đánh đập những người ngoại quốc này, dù biết rằng những nạn nhân này sẽ bị trục xuất trong vài giờ tới, thì liệu còn điều gì mà họ không dám làm với những học viên tại Trung Quốc, những người mà họ có thể tống giam vô thời hạn?

Lời bình của người hướng dẫn triển lãm tranh:

Họa sĩ đã bộc lộ nội tâm của từng người trong bức tranh này. Những người cảnh sát tà ác này có các hình đầu lâu đằng sau đầu tượng trưng cho ma quỷ từ địa ngục. Và người học viên với vòng hào quang ánh sáng trên đầu tượng trưng cho sự hy sinh thuần khiết thần thánh của cô để cứu những người khác. Cảnh tượng trong bức tranh này dựa trên một câu chuyện có thật: Vào ngày 20 tháng 11 năm 2001, khoảng 2 giờ chiều, ba mươi sáu người Tây phương từ khắp nơi trên thế giới đã tập hợp tại quãng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Họ ngồi trong tư thế thiền định, giương cao một lá cờ màu vàng được thêu dòng chữ “Chân, Thiện, Nhẫn”, nhắm mắt và bắt đầu bài tập thiền của Pháp Luân Công.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/11/22/30002.html
http://pureinsight.org/node/2674

The post Tranh chủ đề tra tấn của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp: “Ngược đãi” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/09/tranh-chu-de-tra-tan-cua-de-tu-phap-luan-dai-phap-nguoc-dai.html/feed0
Tranh của đệ tử Pháp Luân Công: “Bức tường đỏ”https://chanhkien.org/2010/09/tranh-cua-de-tu-phap-luan-cong-buc-tuong-do.htmlhttps://chanhkien.org/2010/09/tranh-cua-de-tu-phap-luan-cong-buc-tuong-do.html#respondThu, 09 Sep 2010 02:53:57 +0000https://chanhkien.org/?p=6664Tác giả: Trương Côn Luân [Falunart.org] Lời giới thiệu của Falunart.org: Tác phẩm này ghi lại trải nghiệm cá nhân và sự xúc động nội tâm của người họa sĩ, Giáo sư Trương Côn Luân. Giáo sư Trương đã bị cầm tù tại Trung Quốc trong 3 tháng, và trong thời gian ấy ông đã […]

The post Tranh của đệ tử Pháp Luân Công: “Bức tường đỏ” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Trương Côn Luân

Tranh sơn dầu: “Bức tường đỏ” của Trương Côn Luân (36 inch x 48 inch), 2004

Tranh sơn dầu: “Bức tường đỏ” của Trương Côn Luân (36 inch x 48 inch), 2004

[Falunart.org] Lời giới thiệu của Falunart.org:

Tác phẩm này ghi lại trải nghiệm cá nhân và sự xúc động nội tâm của người họa sĩ, Giáo sư Trương Côn Luân. Giáo sư Trương đã bị cầm tù tại Trung Quốc trong 3 tháng, và trong thời gian ấy ông đã bị tra tấn cả về thể xác lẫn tinh thần, bao gồm cả tẩy não. Hai chữ Hán màu trắng (“bức hại”) trên bức tường màu đỏ đại diện cho cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc, dữ dội đến mức nó khiến Trung Quốc như trở thành một nhà tù khổng lồ. Những vết nứt trên bức tường cho thấy bất chấp sự uy hiếp và có vẻ vững chắc của bức tường, sự sụp đổ của nó đã bắt đầu.

[Chanhkien.org] Lời giới thiệu của Giáo sư Trương Côn Luân:

Sử sách Trung Quốc được ghi chép trong 5.000 năm. Trung Quốc có một nền văn minh liên tục không gián đoạn lâu đời nhất trên thế giới và nền văn hóa của họ thật đáng ganh tỵ. Thế nhưng nền văn hóa truyền thống Trung Hoa đã bị trượt dốc kể từ đầu những năm 1900 và đã bị hủy hoại hoàn toàn. Sau khi Giang Trạch Dân lên nắm chính quyền, sự phá hoại đã lên đến đỉnh điểm chưa từng có. Dưới chế độ độc tài của Giang, nền văn hóa Trung Hoa cổ xưa và nhân quyền đã trở thành một chủ đề cấm kỵ và nhân phẩm bị coi thường. Giang Trạch Dân chỉ sống vì quyền lực chính trị và sự sung túc của bản thân.

Giang Trạch Dân đã cấm Pháp Luân Công, vốn ủng hộ cho truyền thống Trung Hoa thời hoàng kim, trong đó dạy người ta phải chân chính và lương thiện. Môn tập đã trở nên phổ biến vì những lợi ích cho sức khỏe của cả tâm lẫn thân. Người ta thấy rằng những người tu luyện Pháp Luân Công được chữa lành bệnh tật, thậm chí cả những căn bệnh hiểm nghèo, trong một thời gian rất ngắn kể từ khi bắt đầu luyện tập. Họ đã tìm được niềm hạnh phúc với cuộc sống không thuốc men và thoát khỏi những vướng bận trong tâm.

Những thanh niên phạm tội, không thể cải tạo, và lầm đường lạc lối đều cải biến thành người tốt sau khi tập Pháp Luân Công. Họ đã có thể tìm được ý nghĩa thực sự của cuộc sống. Người ta thấy rằng môn tập này không đòi hỏi phải quảng cáo hay tuyên truyền để phổ biến trong quần chúng. Nó đã được truyền miệng từ người này sang người khác ở Trung Quốc. Chỉ trong vòng vài năm, hơn một trăm triệu người đã luyện tập nó. Do đó, với những quan niệm và tư tưởng của người thường, các lãnh đạo của một quốc gia đều chấn động với viễn cảnh như thế. Một đất nước đã đạt được một nền văn hóa có đạo đức cao. Điều đó chẳng phải tuyệt lắm sao? Nhưng vì sự đố kỵ, Giang Trạch Dân đã bắt đầu đàn áp và cấm đoán Pháp Luân Công!

Giang Trạch Dân đã nắm được quyền lực là nhờ vụ thảm sát ngày 4 tháng 6 trên quảng trường Thiên An Môn. Quyền lực chính trị của ông ta dựa trên sự áp bức người khác. Những “thành tựu” của ông ta đều vấy máu. “Bức tường đỏ” là biểu tượng cho chế độ độc tài của Giang Trạch Dân. Thật sự mà nói, thì màu đỏ được ưa thích đối với người Trung Quốc.

Trong bức tranh này, màu đỏ thật kinh khủng và đáng sợ. Bức tường trông rất ngột ngạt. Nhưng có nhiều vết nứt dưới nền móng và trên đỉnh, và nó sắp sụp đổ. Nó diễn tả một nền độc tài đang lung lay. Trong chế độ của Giang, các đệ tử Đại Pháp phải chịu đựng những nỗi thống khổ to lớn. Tuy nhiên, tinh thần của họ mãi tỏa sáng (như ánh quang huy quanh họ trong bức tranh), bởi vì họ vô vị kỷ và sống theo chân lý của vũ trụ. Họ đang thực hiện một điều thật vĩ đại và từ bi, và kết quả sẽ thật huy hoàng!

Hãy nhìn vào người đệ tử Pháp Luân Công đang phải gánh chịu sự bức hại này, nguyên thần của anh ta đã thăng hoa. Người đó chính là tôi! Tôi đã bị bắt giữ bốn lần ở Trung Quốc, bị đánh đập và bị sốc bằng dùi cui điện. Nhà của tôi bị lục soát. Tôi đã bị bỏ tù và kết án lao động cưỡng bức một cách bất hợp pháp. Sau khi được thả, ở Trung Quốc không còn nơi nào mà tôi có thể nói lên sự thật. Trung Quốc gần như là một nhà tù khổng lồ! Nhất cử nhất động của tôi đều bị theo dõi và tôi có thể bị bắt bất kỳ lúc nào mà không cần lý do. Theo công luận trên thế giới, không có lý do gì để chính quyền Trung Quốc không thả tôi. Thậm chí sau khi được thả, tôi vẫn không được tự do. Bức tranh này phản ánh những cảm xúc và hoàn cảnh khó khăn của tôi vào thời điểm đó.

Bị sốc bằng dùi cui điện là một trải nghiệm thật kinh khủng và đau đớn. Tôi đã từng bị hai cây dùi cui điện sốc cùng một lúc. Sau đó, tôi bị kết án lao động cưỡng bức. Một sự việc xảy ra vào cái ngày mà tôi được gửi đến trại lao động cưỡng bức đã khắc sâu vào tâm trí của tôi mãi mãi. Cảnh sát phát hiện một học viên Pháp Luân Công đang tập các bài công pháp. Người học viên đó đã bị đánh gần chết. Hai mươi tám học viên khác không thể chấp nhận sự tàn bạo này và đã bảo cảnh sát hãy ngừng vi phạm nhân quyền. Cảnh sát bỏ ngoài tai những lời của họ. Hai mươi tám học viên này đã tuyệt thực để cho phía cảnh sát nhận thấy họ đã làm điều sai trái. Phía cảnh sát đã không ngần ngại đáp trả bằng bạo lực và không còn kiêng nể gì. Họ lôi các học viên ra ngoài và đánh đập họ dã man. Nhiều người đã bị thương nặng.

Sau khi đến trại lao động, trong lúc đang tắm, tôi để ý thấy nhiều học viên bị thương trên phạm vi rộng và máu khô phủ khắp toàn thân họ. Chẳng lẽ họ không biết rằng những màn tra tấn này sẽ không thể thay đổi được lòng tin sâu sắc của con người vào chân lý hay sao? Sau đó, tôi lại bị chuyển sang trại lao động khác.

Tại đó, các nhân viên quản giáo rất xảo quyệt trong việc lừa dối và làm các học viên mê muội. Các đặc vụ được cài vào để lan truyền những lời dối trá nhằm gây xáo trộn tư tưởng của học viên. Mục đích là lừa gạt họ. Bởi vì các học viên này đã bị giam cầm rất lâu rồi, họ đã bị mất liên lạc với các học viên khác. Do vậy, chính quyền đã phái những đặc vụ giả làm học viên Pháp Luân Công. Họ lan truyền tin đồn và tin tức bịa đặt để làm lung lạc các học viên. Các học viên Pháp Luân Công đã bị tẩy não và bị lừa dối dưới những điều kiện như vậy.

Tại đó, một học viên đã kể với tôi rằng khi anh ta đi thỉnh nguyện lần đầu tiên, cảnh sát đã đánh anh ta gần mù mắt. Khi họ nghĩ rằng đã giết chết anh, họ đưa anh đến Thạch Gia Trang, một nơi xa xôi, và bỏ anh ở lại đó. Anh ấy đã hồi phục tại đó. Anh quyết định phải nói sự thật và thỉnh nguyện với chính quyền. Anh nghĩ rằng mình phải giúp cho chính quyền hiểu về những việc sai trái mà họ đã phạm phải. Vì vậy anh đã quay lại Bắc Kinh và bị bắt một lần nữa. Lần này, cảnh sát nhét cát vào đế giày của họ rồi giậm lên mông của anh cho đến khi anh còn miếng da nào. Sự đau đớn là không thể tả. Khi kể cho tôi điều này, toàn thân của anh đã run lên và nước mắt anh trào ra.

Một cụ già, vốn là một cựu giáo viên, đã bị giam giữ cũng tại trại lao động đó. Vì ông đã từ chối từ bỏ việc tu luyện, ông đã bị nhốt trong một cái lồng sắt. Hai cánh tay của ông bị trói với tư thế giống như trong bức tranh. Ông không thể cử động được. Sau đó cảnh sát ra lệnh cho một tên tù nhân độc ác giữ một con rắn ở cổ của ông. Con rắn đã cắn ông ấy, một chiếc răng nanh bị gẫy và mắc trong cổ của ông. Cụ già đã lấy cái răng nanh ra. Ông là một đệ tử và miễn nhiễm với chất độc. Đó là điều siêu thường. Nếu ông là một người thường, khi đó không còn nghi ngờ gì nữa rằng ông sẽ chết. Tôi biết rất nhiều sự việc tương tự. Bạn bè tôi và phụ huynh những học trò của tôi cũng đã chứng kiến sự việc này. Giang Trạch Dân đã xem thường những việc này, bỏ qua những lợi ích đối với người Trung Quốc. Những gì được miêu tả trong bức tranh này chính là sự khủng bố được tạo ra dưới sự đàn áp độc tài của Giang.

Giang Trạch Dân đã ra chỉ thị phải xử lý với các học viên Pháp Luân Công: “vắt kiệt tài chính, bôi nhọ thanh danh, và hủy hoại thân thể”. Tôi tin rằng các bạn có thể hình dung được Giang đã tận dụng bộ máy chính quyền như thế nào, bao gồm hệ thống giáo dục và luật pháp, quân đội, đặc vụ, và mọi cấp chính quyền, từ cao nhất cho tới thấp nhất nhằm thực hiện cuộc đàn áp. Bất kỳ sinh viên nào tập Pháp Luân Công hay ủng hộ Pháp Luân Công đều bị buộc thôi học. Truyền thông nhà nước, phát thanh truyền hình, bộ ngoại giao, và nhiều cơ quan khác đều góp phần vào cuộc bức hại này. Giang Trạch Dân đã sử dụng hơn một phần tư ngân sách nhà nước để đàn áp Pháp Luân Công. Điều này cho các bạn thấy mức độ cực điểm của cuộc đàn áp. Các phương pháp trong cuộc bức hại này bao gồm các phương pháp đã được sử dụng trên thế giới trong quá khứ và hiện tại. Có hơn một trăm phương thức tra tấn. Các bạn có thể tưởng tượng việc đó thật nhẫn tâm, tàn bạo và độc ác như thế nào!

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/12/2/30174.html
http://pureinsight.org/node/2730

The post Tranh của đệ tử Pháp Luân Công: “Bức tường đỏ” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/09/tranh-cua-de-tu-phap-luan-cong-buc-tuong-do.html/feed0
Tranh của học viên Pháp Luân Công: “Thảm kịch tại Trung Quốc” (cập nhật)https://chanhkien.org/2010/09/tranh-cua-hoc-vien-phap-luan-cong-tham-kich-tai-trung-quoc-cap-nhat.htmlhttps://chanhkien.org/2010/09/tranh-cua-hoc-vien-phap-luan-cong-tham-kich-tai-trung-quoc-cap-nhat.html#respondSat, 04 Sep 2010 09:52:30 +0000https://chanhkien.org/?p=6593[Chanhkien.org] Một người vợ trẻ đau khổ trước cái chết đau đớn của chồng cô. Điều đầu tiên mà người xem thấy là xác một người đàn ông trẻ và một phụ nữ trẻ đẹp đang khóc thương cho cái chết của anh. Người họa sĩ đã cố gắng khắc họa cuộc đàn áp tàn […]

The post Tranh của học viên Pháp Luân Công: “Thảm kịch tại Trung Quốc” (cập nhật) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

[Chanhkien.org] Một người vợ trẻ đau khổ trước cái chết đau đớn của chồng cô.

Điều đầu tiên mà người xem thấy là xác một người đàn ông trẻ và một phụ nữ trẻ đẹp đang khóc thương cho cái chết của anh. Người họa sĩ đã cố gắng khắc họa cuộc đàn áp tàn bạo khủng khiếp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), điều mà họ đang giấu diếm cả thế giới. Mục tiêu của cuộc đàn áp tàn nhẫn này là buộc các học viên Pháp Luân Công từ bỏ đức tin của họ, hoặc là tra tấn họ tới chết. Bức tranh này cũng cho thấy các học viên Pháp Luân Công đã phải chịu đựng sự đau đớn về cả thể xác và tinh thần như thế nào, chỉ vì họ đứng ra bảo vệ đức tin, sự thật, và công lý. Họ sẽ không bị lung lay niềm tin vào Chân-Thiện-Nhẫn, cho dù có mất đi mạng sống của mình. Thông qua bức tranh, người họa sĩ kêu gọi mọi người bảo vệ công lý cho các học viên Pháp Luân Công, và khôi phục lương tri của con người.

Đây là cái chết bi thương của một học viên Pháp Luân Công, người đã phải chịu nhiều hình thức tra tấn vô nhân tính. Một bầu không khí bi thương và đau đớn bao trùm khắp bức tranh. Cách sử dụng nền màu tối đã tạo ra cảm giác của sự đàn áp. Người họa sĩ đã sử dụng kết cấu hình chữ thập, điều tạo ra một cảm giác thần thánh đi kèm bi ai, đồng thời đặt trọng tâm vào sự nghiêm trọng của vấn đề. Những kỹ thuật này không chỉ mô tả sự dày vò tinh thần của người phụ nữ trẻ trong giọt nước mắt thầm lặng, mà còn thể hiện bầu không khí khủng bố, ám ảnh và lạnh gáy trong cuộc đàn áp của ĐCSTQ.

Chúng ta có thể thấy tác giả đã nhấn mạnh cái chết bi thương vào lòng khán giả bằng cách khắc họa thế giới nội tâm của người phụ nữ trẻ thay vì người đàn ông đã qua đời. Người phụ nữ trẻ, chứ không phải là nạn nhân đã chết, mới là trung tâm của bức tranh. Cô là nhân vật chính, là người khiến khán giả cảm động. Họa sĩ đã gửi đi một thông điệp thật ý nghĩa và trường tồn. Ông đã biểu đạt tinh thần bất diệt của tất cả các học viên Pháp Luân Công, những người đã từ chối từ bỏ đức tin, ngay cả khi chịu đựng tra tấn, và thậm chí là cái chết.

Người phụ nữ trẻ rõ ràng là rất bị dày vò trước cái chết bi thương của chồng. Cách mà cô tự ôm lấy mình, và giọt nước mắt thầm lặng của cô cho chúng ta cảm giác và cảm nhận được nỗi buồn của chính cô.

Đôi nhẫn cưới trên tay họ gợi ý về mối quan hệ giữa người đàn ông và người phụ nữ. Chiếc đồng hồ đeo tay bằng kim loại của người phụ nữ trẻ và chiếc quần jean mà cô mặc gợi ý rằng đây là một thảm kịch thời hiện đại. Chiếc phù hiệu Pháp Luân bị che khuất một phần chỉ ra rằng cô cũng là một học viên Pháp Luân Công. Khi ủng hộ cho tinh thần bất khuất của người chồng, cô đã phải chịu đựng cái chết bi thảm của anh, cũng như sự bức hại mà chính cô phải đối mặt. Trên thực tế, ĐCSTQ sẽ không bao giờ đồng ý để cô gặp chồng trước khi anh chết. Vì vậy, chúng ta có thể kết luận rằng người họa sĩ đã đưa nhiều thời gian và không gian khác nhau vào bức tranh này. Người vợ trẻ khóc thương chồng này đang ngồi cạnh anh, có thể là một biểu tượng rằng tinh thần của cô cũng giống như anh.

Cách ăn mặc cẩn thận và thanh nhã của người phụ nữ trẻ cho thấy sự khéo léo và tài năng của người họa sĩ. Mỗi chi tiết nhỏ về người phụ nữ này đều mang theo một ý nghĩa đặc biệt nào đó.

Giờ hãy chuyển sang người đàn ông bị chết với đôi còng chân và vết bầm ở mắt cá chân của anh. Đôi còng chân ngụ ý rằng anh đã bị tra tấn tàn bạo trong tù trước khi chết. Dấu đỏ là một biểu tượng của ĐCSTQ, ngụ ý anh đã phải chịu đựng sự khủng bố đỏ. Người đàn ông trẻ cầm một mảnh giấy bị xé rách trên tay trái, với 3 chữ Hán lớn ghi “tẩy não ban” (lớp tẩy não). Nó ngụ ý rằng người đàn ông trẻ đã phản đối sự tẩy não của ĐCSTQ, một hình thức tra tấn tinh thần, trước khi anh chết. Người họa sĩ đã rất thành công khi minh họa sự tà ác và tàn bạo của ĐCSTQ khi thống trị Trung Quốc bằng khủng bố, và người đàn ông trẻ dũng cảm, người đã không chịu đầu hàng trước sự khủng bố của ĐCSTQ.

Bức tranh cho thấy rằng đây là một kiệt tác thực sự, với hàm nghĩa phong phú và vượt xa sự tái hiện đơn thuần một thực tế về khủng bố và máu. Bằng cách nhìn đơn giản vào bức tranh, chúng ta có thể tưởng tượng được câu chuyện buồn đằng sau bức chân dung. Mỗi chi tiết nhỏ trong bức tranh đều dẫn người xem liên tưởng ra sự khủng khiếp và bản chất côn đồ của ĐCSTQ cùng những người đi theo. Người xem có thể dễ dàng liên tưởng rằng quyền con người của đôi vợ chồng trẻ chắc hẳn đã bị vi phạm nghiêm trọng, và rằng họ đã phải chịu sự tra tấn về thể xác và tinh thần kinh khủng nhất tại Trung Quốc.

Những giọt nước mắt của người phụ nữ trẻ là một lời buộc tội thầm lặng đối với những kẻ đã giết hại chồng cô. Đây là cách mà họa sĩ kêu gọi công lý và thức tỉnh lương tâm của con người.

Lời bình thêm của người hướng dẫn triển lãm tranh:

Kiệt tác tuyệt đẹp này được vẽ bởi Lý Viên, một học viên Pháp Luân Công Nhật Bản.

Mảnh giấy bị xé rách và vo lại nằm trên cánh tay dính máu của người đàn ông. Họa sĩ đã để lại chi tiết này để cho người xem tự quyết định, xem liệu người học viên này có ký vào tờ giấy đó và từ bỏ đức tin của anh vào Chân Thiện Nhẫn hay không.

Tôi tin rằng người họa sĩ đã để lại một số bằng chứng để cho thấy anh đã không ký, như các bạn thấy, tay phải của anh xoay xuống và đặt lên ngực – ngay cả khi đã chết, trông anh vẫn rất đẹp, và một luồng ánh sáng màu vàng kim tỏa ra từ bên dưới bàn tay anh. Có lẽ điều này cho thấy một trái tim bằng vàng của ai đó đứng ra duy hộ chân lý. Nền của bức tranh rất ảm đạm và lạnh lẽo. Chiếc còng chân, sợi dây thừng giống như con rắn (góc dưới bên trái bức tranh) và chiếc dùi cui điện cho thấy sự tà ác đã diễn ra ở đó. Tương phản lại là ánh sáng ấm áp dịu dàng phát ra từ người phụ nữ ở trung tâm bức tranh. Chiếc nhẫn cưới trên ngón tay cô chỉ ra rằng cô chính là vợ của người học viên đã chết. Họa sĩ đã nhấn mạnh vào sự chân chính của cô gái, trong nếp thẳng của chiếc quần cô mặc, kiểu tóc mà cô để, và ánh sáng phát ra từ cánh tay cô khiến cô như một cột sáng giữa nơi đen tối. Họa sĩ đã để cô ngồi lên tấm khăn trải giường màu trắng ở giữa khung cảnh, cho thấy sự khủng khiếp và chịu đựng là vượt ra ngoài sự cầm tù và tra tấn với các học viên, nó còn ảnh hưởng đến người thân trong gia đình và bạn bè của họ. Sự đau khổ của anh đã kết thúc bằng cái chết, và cô gái tiếp tục chịu đựng sự đau khổ ấy. Điều đáng nói nhất của bức tranh này là nét biểu lộ trong ánh mắt cô gái – một nỗi buồn, nhưng kiên cường. Sự mãnh liệt trong cái nhìn đã cho thấy quyết tâm của cô. Cô nhìn thẳng về trước mặt, dù từ bất cứ góc độ nào. Tay của cô xếp chéo và kiên định nắm tay lại, nhưng không chặt, cho thấy sự quyết tâm không thể lung lay. Cô không suy sụp hay có ý định trả thù, nhưng tin vào sự thật. Cách sử dụng ánh sáng của người họa sĩ trong bức tranh này thật đáng kinh ngạc. Xuyên suốt toàn bộ quá trình tạo ra tác phẩm này là một kỹ thuật gọi là “đánh bóng”, nó khiến ánh sáng liên tục chiếu vào bức tranh một cách tự nhiên, tất cả đã tạo ra tác phẩm kiệt tác này.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2005/4/24/32054.html
http://pureinsight.org/node/3203

The post Tranh của học viên Pháp Luân Công: “Thảm kịch tại Trung Quốc” (cập nhật) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/09/tranh-cua-hoc-vien-phap-luan-cong-tham-kich-tai-trung-quoc-cap-nhat.html/feed0
Tranh của đệ tử Pháp Luân Công: “Cảnh sát tà ác”https://chanhkien.org/2010/09/tranh-cua-de-tu-phap-luan-cong-canh-sat-ta-ac.htmlhttps://chanhkien.org/2010/09/tranh-cua-de-tu-phap-luan-cong-canh-sat-ta-ac.html#respondThu, 02 Sep 2010 20:03:52 +0000https://chanhkien.org/?p=6574Tác giả: Trương Côn Luân [Chanhkien.org] Hai trong số những viên cảnh sát trong bức họa ở trên đang cầm hai vỏ chai bia, cho thấy họ đã uống say trước khi bắt đầu đấm đá người học viên Pháp Luân Công đang nằm trên sàn. Viên cảnh sát thứ ba trông có vẻ tỉnh […]

The post Tranh của đệ tử Pháp Luân Công: “Cảnh sát tà ác” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Trương Côn Luân

Tranh sơn dầu: “Cảnh sát tà ác” của Trương Côn Luân (40inch x 30inch), 2004

[Chanhkien.org] Hai trong số những viên cảnh sát trong bức họa ở trên đang cầm hai vỏ chai bia, cho thấy họ đã uống say trước khi bắt đầu đấm đá người học viên Pháp Luân Công đang nằm trên sàn. Viên cảnh sát thứ ba trông có vẻ tỉnh bơ với thói quen bạo lực này vì ông ta vừa hút thuốc vừa đá vào người học viên Pháp Luân Công, rõ ràng là đang bị thương nặng gây ra bởi sự tàn ác của những cảnh sát này.

Con rắn, con cáo, và bộ xương người phía trên đầu của các viên cảnh sát này cho thấy tâm trí của họ có thể đã bị chiếm hữu (phụ thể) bởi đám quái thú và lạn quỷ, khi mà họ không những có khả năng mà còn thích thú với việc gây ra những tội ác vô nhân tính như vậy đối với các học viên Pháp Luân Công yêu hòa bình. Các học viên Pháp Luân Công được yêu cầu không đánh lại khi bị đánh và không mắng chửi lại khi bị mắng chửi (đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu).

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/12/14/30294.html
http://pureinsight.org/node/2737

The post Tranh của đệ tử Pháp Luân Công: “Cảnh sát tà ác” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/09/tranh-cua-de-tu-phap-luan-cong-canh-sat-ta-ac.html/feed0
Tranh của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp: “Tra tấn bằng nước lạnh”https://chanhkien.org/2010/08/tranh-cua-de-tu-phap-luan-dai-phap-tra-tan-bang-nuoc-lanh.htmlhttps://chanhkien.org/2010/08/tranh-cua-de-tu-phap-luan-dai-phap-tra-tan-bang-nuoc-lanh.html#respondWed, 18 Aug 2010 12:35:16 +0000http://chanhkien.org/?p=6473  [Chanhkien.org] Người họa sĩ đã minh họa thủ đoạn tra tấn bằng nước lạnh được sử dụng kết hợp với thủ đoạn tra tấn “giường chết” khét tiếng. Những kẻ cai ngục của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại các nhà tù và trại lao động thường trói các học viên Pháp Luân Công, […]

The post Tranh của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp: “Tra tấn bằng nước lạnh” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
 

Tranh sơn dầu: “Tra tấn bằng nước lạnh” của họa sĩ Yao Chongqi, 2004

Tranh sơn dầu: “Tra tấn bằng nước lạnh” của họa sĩ Diêu Trọng Kỳ, 2004

[Chanhkien.org] Người họa sĩ đã minh họa thủ đoạn tra tấn bằng nước lạnh được sử dụng kết hợp với thủ đoạn tra tấn “giường chết” khét tiếng. Những kẻ cai ngục của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại các nhà tù và trại lao động thường trói các học viên Pháp Luân Công, những người kiên định với đức tin của họ, vào một chiếc giường sắt hay gỗ với tứ chi của họ bị giang ra và còng họ ở đó trong nhiều tuần. Trong thời gian ấy, họ không thể cử động được. Đôi khi, những kẻ tra tấn lột hết quần áo của các nữ học viên Pháp Luân Công khi tra tấn họ bằng “giường chết” để lăng nhục họ.

Trong bức tranh này, người nữ học viên Pháp Luân Công bị lột trần truồng và trói vào một cây thánh giá trong căn phòng giữa mùa đông lạnh buốt, nơi không có lò sưởi, với cả cửa sổ và cửa chính đều mở. Những vỉa đá được hình thành ở cạnh của cây thánh giá cho thấy nhiệt độ là lạnh như thế nào. Người cảnh sát trong bức tranh dường như đã hoàn toàn mất hết lương tâm và nhân tính của mình, khi ông ta trút nước từ một cái xô lên người nữ học viên Pháp Luân Công bị lột trần, khi mà cơ thể của cô đã bị đóng băng. Cô có vẻ như đã bất tỉnh hay thậm chí đã chết vì sự tra tấn, khi chúng ta thấy hai mắt cô đã khép lại. Vầng sáng quanh đầu cô có thể được hiểu là một biểu tượng của đức tin kiên định của cô vào Pháp Luân Công.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/12/27/30473.html
http://pureinsight.org/node/2835

The post Tranh của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp: “Tra tấn bằng nước lạnh” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/08/tranh-cua-de-tu-phap-luan-dai-phap-tra-tan-bang-nuoc-lanh.html/feed0
Tranh chủ đề tra tấn của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp: “Lò nướng người”https://chanhkien.org/2006/05/tranh-chu-de-tra-tan-cua-de-tu-phap-luan-dai-phap-lo-nuong-nguoi.htmlhttps://chanhkien.org/2006/05/tranh-chu-de-tra-tan-cua-de-tu-phap-luan-dai-phap-lo-nuong-nguoi.html#respondFri, 26 May 2006 17:13:00 +0000[Chanhkien.org] Lời Ban biên tập: Sau khi chế độ Giang Trạch Dân bắt đầu chính sách khủng bố Pháp Luân Công trong kể từ ngày 20 tháng 7 năm 1999, các đệ tử Pháp Luân Công và là nghệ sĩ đă dùng ng̣òi bút của mình để nói lên sự hạnh phúc mà họ có […]

The post Tranh chủ đề tra tấn của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp: “Lò nướng người” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

[Chanhkien.org] Lời Ban biên tập: Sau khi chế độ Giang Trạch Dân bắt đầu chính sách khủng bố Pháp Luân Công trong kể từ ngày 20 tháng 7 năm 1999, các đệ tử Pháp Luân Công và là nghệ sĩ đă dùng ng̣òi bút của mình để nói lên sự hạnh phúc mà họ có được từ khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, lòng thành tín của họ giúp họ vượt qua biết bao nhiêu thử thách, bao nhiêu đau đớn, thảm trạng do chính sách khủng bố gây nên. Họ tiếp tục dấn thân theo con đương tu luyện Chân Thiện Nhẫn, và lòng thành tín của họ sẽ chinh phục tất cả tà ác và cuối cùng sẽ toàn thắng.

*  *  *  *  *

Bức họa này diễn tả một cách sống động “lò nướng người” — một trong những phương pháp tra tấn vô cùng dă man mà các công an Trung Quốc sử dụng để tra tấn khi họ bị giam giữ trong các trại giam, trại cưỡng bức lao động, lớp tẩy năo, nhằm mục đích để cưỡng bức các đệ tử Pháp Luân Công thoái xuất với lòng thành tín của mình.

Đây là một trong những đòn tra tấn dă man chưa từng thấy. Công an Trung Quốc dùng thuốc lá để đốt mặt mũi các đệ tử, gây nên đau đớn và thương tật trên mặt của họ. Một số cống an tà ác khác đă đốt mặt các phụ nữ Pháp Luân Công bắng cách này, để cho họ phải mang thương tật suốt đời. Sự tàn ác, dă man của công an Trung Quốc vượt quá sự dă man của Đức Quốc Xă trong thời đệ nhị thế chiến.

Cùng nhiều hình thức khác mà chúng gọi là “lò nướng người”, như là dùng diêm quẹt để đốt tóc, lông mày, lông mi, cằm, lưng bàn tay, khủy tay, và thậm chí vào chổ kín của con người. Một số công an dùng bàn ủi nóng, hay thép nung lửa cho đến khi chúng nóng chảy và dùng chúng để đốt vào ngực và đùi các đệ tử.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/11/12/29908.html
http://www.pureinsight.org/node/2616

The post Tranh chủ đề tra tấn của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp: “Lò nướng người” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2006/05/tranh-chu-de-tra-tan-cua-de-tu-phap-luan-dai-phap-lo-nuong-nguoi.html/feed0
Tranh của đệ tử Đại Pháp: “Thảm kịch tại Trung Quốc”https://chanhkien.org/2005/01/tranh-cua-de-tu-dai-phap-tham-kich-tai-trung-quoc.htmlhttps://chanhkien.org/2005/01/tranh-cua-de-tu-dai-phap-tham-kich-tai-trung-quoc.html#respondSat, 01 Jan 2005 00:00:00 +0000[Chanhkien.org] Một người vợ khóc bên cạnh chồng đã bị tra tấn đến chết ở một trung tâm tẩy não. Anh cầm trong tay một văn kiện mà anh bị ép buộc phải ký tên, đó là một lời hứa để phỉ báng Pháp Luân Công. Dịch từ: http://falunart.org/artwork.php?&id=21http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/12/13/30295.html

The post Tranh của đệ tử Đại Pháp: “Thảm kịch tại Trung Quốc” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tranh sơn dầu "Thảm kịch tại Trung Quốc" của họa sĩ Lý Viên, năm 2004.

[Chanhkien.org] Một người vợ khóc bên cạnh chồng đã bị tra tấn đến chết ở một trung tâm tẩy não. Anh cầm trong tay một văn kiện mà anh bị ép buộc phải ký tên, đó là một lời hứa để phỉ báng Pháp Luân Công.

Dịch từ:

http://falunart.org/artwork.php?&id=21
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/12/13/30295.html

The post Tranh của đệ tử Đại Pháp: “Thảm kịch tại Trung Quốc” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2005/01/tranh-cua-de-tu-dai-phap-tham-kich-tai-trung-quoc.html/feed0
Tác phẩm nghệ thuật của đệ tử Đại Pháp: “Tra tấn trong lồng sắt”https://chanhkien.org/2004/01/tac-pham-nghe-thuat-cua-de-tu-dai-phap-tra-tan-trong-long-sat.htmlhttps://chanhkien.org/2004/01/tac-pham-nghe-thuat-cua-de-tu-dai-phap-tra-tan-trong-long-sat.html#respondThu, 01 Jan 2004 00:00:00 +0000[Chanhkien.org] Tượng điêu khắc: “Tra tấn trong lồng sắt” của Kunlun Zhang (cao 35 inch), 2004 Giáo sư Đại học Trương Côn Luân (Kunlun Zhang) là một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp, người đã bị tra tấn, hành hạ tại các trại cưỡng bức lao động tại Trung Quốc vì lòng thành tín của […]

The post Tác phẩm nghệ thuật của đệ tử Đại Pháp: “Tra tấn trong lồng sắt” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[Chanhkien.org]

Tượng điêu khắc: “Tra tấn trong lồng sắt” của Kunlun Zhang (cao 35 inch), 2004

Giáo sư Đại học Trương Côn Luân (Kunlun Zhang) là một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp, người đã bị tra tấn, hành hạ tại các trại cưỡng bức lao động tại Trung Quốc vì lòng thành tín của ông với Pháp Luân Đại Pháp, và sau đó được giải cứu đến Canada. Tượng điêu khắc “Tra tấn trong lồng sắt” là bằng chứng hùng hồn mà ông muốn thế giới biết về những sự thật vô nhân đạo trong những nhà tù, trại cưỡng bức lao động tại Trung Quốc. Tượng điêu khắc này nhắc nhở đến những gì mà các đệ tử Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc đang gánh chịu, về những mất mát, đau khổ, khủng bố mà chính sách bức hại đặt lên đầu họ. Tượng điêu khắc này diễn tả một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp bị biệt giam trong lồng sắt nhỏ, bị bắt ngồi, không đứng lên được như là người bình thường, Giáo sư  Trương muốn cho thế giới biết rằng các đệ tử Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc bị tước đoạt hết mọi quyền tự do căn bản của con người như tự do ngôn luận, báo chí, tín ngưỡng, hội họp… Họ còn bị tước đoạt hết tài sản, việc làm, nhà cửa và ngay đến mạng sống của họ. Rất nhiều đệ tử Pháp Luân Đại Pháp bị bắt đều trải qua hình phạt nặng nề này và nhiều phương pháp tra tấn khác nữa. Họ bị bắt ngồi rất im lặng trên những ghế rất nhỏ chụm hai đầu gối lại và hai tay chống vào đầu gối từ sáng đến tối. Chỉ trong vòng 1 tiếng đồng hồ, họ đã bị đau lưng tột độ và tê cứng chân tay. Sau vài ngày, mông của họ bắt đầu ung thối và làm độc. Những vết lở loét này gây đau đớn vô cùng tận khi họ thay áo quần, đi tắm… Đây chỉ là một trong hàng trăm phương pháp tra tấn mà chế độ cộng sản Trung Quốc khủng bố họ. Thậm chí các đệ tử Pháp Luân Đại Pháp không bị giam cầm họ cũng không có quyền tự do gì. Họ cũng bị sống trong cảnh cơ cực, lầm than, thiếu tự do, và bị theo dõi, đe doạ đủ điều. Điện thoại của họ bị gắn máy nghe lén; họ bị theo dõi bất cứ nơi nào họ đến. Họ không được vào mạng Internet. Họ có thể bị bắt bớ, đánh đập, bỏ tù bất cứ khi nào bởi công an Trung Quốc. Đối với các đệ tử Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc thì Trung Quốc chính là nhà tù khổng lồ nơi mà họ cũng không thể duỗi tay, giang chân như người đàn ông trong tượng điêu khắc.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/12/9/30250.html
http://www.pureinsight.org/pi/articles/2005/2/28/2812.html

The post Tác phẩm nghệ thuật của đệ tử Đại Pháp: “Tra tấn trong lồng sắt” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2004/01/tac-pham-nghe-thuat-cua-de-tu-dai-phap-tra-tan-trong-long-sat.html/feed0