Tôn Ngộ Không và Chính Pháp | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnMon, 07 Apr 2025 01:25:15 +0000en-UShourly1Nguồn gốc của Tôn Ngộ Không và Chính Pháp (2)https://chanhkien.org/2022/12/nguon-goc-cua-ton-ngo-khong-va-chinh-phap-2.htmlFri, 02 Dec 2022 08:30:18 +0000https://chanhkien.org/?p=29328Tác giả: Hán Minh [ChanhKien.org] Tất cả mọi thứ đều được kiểm soát Trong tu luyện chúng ta biết rằng văn hóa truyền thống 5.000 năm của Trung Hoa là do Sư phụ dẫn dắt các đệ tử Đại Pháp khai sáng ra, rất nhiều danh nhân thánh hiền nổi tiếng trong lịch sử đều […]

The post Nguồn gốc của Tôn Ngộ Không và Chính Pháp (2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Hán Minh

[ChanhKien.org]

Tất cả mọi thứ đều được kiểm soát

Trong tu luyện chúng ta biết rằng văn hóa truyền thống 5.000 năm của Trung Hoa là do Sư phụ dẫn dắt các đệ tử Đại Pháp khai sáng ra, rất nhiều danh nhân thánh hiền nổi tiếng trong lịch sử đều là phân thân của Sư phụ đóng vai, trong đó có vua Nghiêu, vua Thuấn, vua Vũ, điều này được chứng thực trong loạt bài viết có tựa đề “Nhân vật anh hùng thiên cổ” của thời báo Epoch Times. Trong tu luyện tôi hiểu ra rằng không có nhân tố “ngẫu nhiên” tồn tại trong vũ trụ, tất cả đều là trật tự trong hỗn loạn. Pháp khí mà Tôn Ngộ Không sử dụng trong “Tây Du Ký” là Kim Cô bổng (còn gọi là gậy như ý), tiền thân của Pháp khí này chính là Định Hải Thần Châm mà Đại Vũ đã sử dụng để trị thủy.

Từ trong nguyên tác được biết rằng, vài ngày trước khi Tôn Ngộ Không chuẩn bị đến Long cung, cây Thần Châm này đột nhiên tỏa ra màu sắc dị thường, thần khí tràn đầy; và chuyến đi đến Long cung này là chủ ý của bốn con khỉ già ở Hoa Quả Sơn đã đề xuất cho Ngộ Không. Nhưng những con khỉ này từ trước khi Ngộ Không nhảy qua cầu sắt thì ngay cả đến sự tồn tại của Động Thủy Liêm chúng đều không biết, làm sao bây giờ lại biết có đường thông đạo đi dưới nước thông đến Long Cung? Và còn biết rằng có một cây Thần Châm trong Long Cung? Hơn nữa, mỗi lần Ngộ Không gặp phải vấn đề thì chính là bốn con khỉ này có thể giải đáp được? Nếu không có sự tồn tại của “ngẫu nhiên”, liệu đây có phải là có sự điểm hóa của Thần ở đằng sau?

Khi một sinh mệnh được sinh ra, cả đời của anh ta đã đồng thời tồn tại, đối ứng tầng tầng hướng lên trên như thế, tầng trên cùng là có một vị Thần cao hơn đang an bài. Tôi hiểu rằng đây chính là nguyên nhân mà bốn con khỉ có thể hướng dẫn, giải đáp vấn đề cho Ngộ Không, vì đằng sau đó là trí tuệ do Thần cấp, Thần đang điểm hóa. Có lẽ những con khỉ này đều không biết suy nghĩ đó từ đâu ra. Tiền thân của Kim Cô Bổng là Thần Châm được Đại Vũ sử dụng để trị thủy, là có duyên phận như vậy với Ngộ Không. Trong tín tức về nguyên lai của sư tổ Bồ Đề bao gồm Nho gia, Phật gia, Đạo gia, lại là sư phụ thực sự của Ngộ Không. Nguồn gốc của ông cao hơn Phật gia và Đạo gia, lịch sử của sinh mệnh ông vượt qua sự hủy diệt và tái tạo của vũ trụ, vốn có năng lực rất lớn rất vi quan, đều là có nguồn gốc từ Đại Đạo.

Khi Ngộ Không nhảy ra khỏi hòn đá tiên thì bắt đầu dùng đồ ăn thức uống trong Tam Giới, bản tính liền dần dần bị che giấu bởi vật chất của Tam giới, bởi vì một sinh mệnh cao tầng bước vào hạ giới thì phải phù hợp với các yếu tố sinh mệnh của tầng đó. Đây chính là nguyên nhân vì sao mà anh ta tu luyện từ nơi sư tổ Bồ Đề sau khi có được thành tựu rồi thì nảy sinh các chủng tâm chấp trước như tâm hiển thị,v.v.., bởi vì khi tiến nhập xuống hạ giới thì cần khoác lên một lớp “y phục”, thêm một tầng lạp tử thô hơn. Trong tam giới đều bị nhấn chìm bởi loại vật chất tình này, đặc biệt là tầng này của con người, đã có cặp mắt thịt này của con người rồi thì không nhìn thấy chân tướng, giới hạn trong một phạm vi nhỏ hẹp. Chính vì như thế thì mới có thể tu luyện, giống như là một “lò luyện đan”, sử dụng những vật chất xấu này để tu luyện. Nếu coi cơ thể con người là một tiểu vũ trụ, vậy thì trong tu luyện tại xã hội người thường chính là sự đồng thời xuất hiện các vũ trụ khác nhau. Mà nghiệp lực là nạn của chúng sinh trong phạm vi cơ thể chúng ta, hành thiện tích đức chẳng phải tương đương với việc cứu họ và quy chính phạm vi vũ trụ tương ứng sao? Như thế khi những nghiệp lực này phản ánh đến không gian của người thường thì chẳng phải sẽ biểu hiện thành mâu thuẫn hàng ngày của chúng ta sao? Vì vậy xét từ góc độ này, trong cuộc sống hàng ngày, có vô số thành tựu, bổ sung và thiện giải cho nhau đến từ các thiên thể xa xôi khác nhau. Sau khi đề cao trong mâu thuẫn, thì đã quy chính được phạm vi vũ trụ tương ứng, những sinh mệnh đã tạo ra mâu thuẫn cho chúng ta chẳng phải cũng chính là giúp chúng ta sao? Kỳ thực cũng được coi là đã lập được một công trong Chính Pháp, tôi hiểu rằng để thành tựu đệ tử Đại Pháp thì không thể an bài một sinh mệnh đơn thuần nào đó tồn tại, vì vậy cuối cùng trừ những kẻ cặn bã tà ác ra còn tất cả đều có thể được cứu. Đó không phải là cách làm đòi nợ lẫn nhau của cựu thế lực, đó chỉ là biểu hiện bề ngoài, dùng Pháp lý của tầng sâu hơn để đo lường Pháp, kỳ thực là sự hỗ trợ, thiện giải mà Sư phụ muốn.

(Còn tiếp)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/254588

The post Nguồn gốc của Tôn Ngộ Không và Chính Pháp (2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Nguồn gốc của Tôn Ngộ Không và Chính Pháp (1)https://chanhkien.org/2022/11/nguon-goc-cua-ton-ngo-khong-va-chinh-phap-1.htmlSat, 26 Nov 2022 09:42:16 +0000https://chanhkien.org/?p=29316Tác giả: Hán Minh [ChanhKien.org] Nguồn gốc ẩn chứa huyền cơ Khi nói đến nguồn gốc của Ngộ Không, người ta sẽ liên tưởng ngay đến hòn đá Tiên đã sinh ra anh ta, trong nguyên tác “Tây Du Ký” nói hòn đá này chính là: “Bách xuyên hội xứ kình thiên trụ, Vạn kiếp […]

The post Nguồn gốc của Tôn Ngộ Không và Chính Pháp (1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Hán Minh

[ChanhKien.org]

Nguồn gốc ẩn chứa huyền cơ

Khi nói đến nguồn gốc của Ngộ Không, người ta sẽ liên tưởng ngay đến hòn đá Tiên đã sinh ra anh ta, trong nguyên tác “Tây Du Ký” nói hòn đá này chính là: “Bách xuyên hội xứ kình thiên trụ, Vạn kiếp vô di đại địa căn” (Cột trời sững giữa trăm sông đổ lại, Gốc đất to lớn vạn kiếp không xê dịch). Phần mở đầu của “Tây Du Ký” có nói về việc Bàn Cổ khai thiên địa, cấu trúc của vũ trụ v.v., mô tả về những thứ trong phạm vi Tam giới, tôi hiểu rằng “kình thiên trụ” (cột chống trời) chính là để chỉ hòn đá này. Vì vậy nửa đầu câu có nghĩa là hòn đá tiên thai nghén ra Tôn Ngộ Không là nơi giao hội tất cả mạch lạc của toàn bộ Tam giới, có ý nghĩa là mạch chủ.

Kích thước của hòn đá tiên cũng tiết lộ những huyền cơ: “Hòn đá đó cao ba trượng sáu thước, năm tấc, có chu vi hai trượng, bốn thước. Cao ba trượng sáu thước năm tấc, hợp với vòng chu thiên 365 độ; chu vi hai trượng bốn thước, hợp với lịch chính 24 khí. Trên có 9 khiếu 8 lỗ, hợp với 9 cung 8 quẻ”. Rõ ràng đó đều là những tín tức của Đạo gia, có vẻ như nguồn gốc đó đã nói rõ rằng Ngộ Không là người của Đạo gia, và các kích thước đều có liên quan đến tinh hoa của vũ trụ và văn hóa Thần truyền của Trung Hoa. Theo hiểu biết cá nhân của tôi, Đạo gia rất chú trọng đến sự an bài, đặc biệt là Đạo gia giảng về đơn truyền qua các thế hệ, ai sẽ là đồ đệ kế tiếp thì đều được đặt định an bài từ trước, nó giống như những đường kinh mạch ngang dọc đan chéo nhau trùng trùng điệp điệp nhưng có trật tự rành mạch phân minh, đồng thời giống như các bánh răng của một chiếc đồng hồ vận hành theo một trình tự chặt chẽ.

Vậy “vạn kiếp” ở nửa sau câu nói có ý nghĩa gì? Đối với vũ trụ mà nói thì là đã trải qua bao lần hủy diệt và tái tạo, cho nên hòn đá tiên này không chỉ là nơi giao hội của bao đường kinh mạch của tam giới, mà dù có trải qua bao nhiêu lần hủy diệt và tái tạo thì nó vẫn không chút sứt mẻ, có nghĩa là nó không bị chế ước bởi Thành Trụ Hoại Diệt của vũ trụ cũ, nguồn gốc của nó cao hơn, vi quan hơn.

Hãy xem núi Hoa Quả Sơn của Ngộ Không, theo cách nói của Đạo gia thì động Thủy Liêm ở Hoa Quả Sơn chính là thế giới của Ngộ Không. Thông thường trong tu luyện của Đạo gia, chỉ có thể tu thành bằng cách tu luyện trong những sơn động phù hợp với môn phái hoặc thể hệ của mình…, tuy con người ở trong hang động, nhưng kỳ thực là ở trên thiên thượng, đối ứng với các thiên thể vũ trụ, nói trắng ra động tiên kỳ thực chính là thế giới của người tu luyện. Trong tác phẩm viết: “Núi này là mạch tổ của mười châu, là tay long của ba đảo bỏ lại, tự mở giữa trong đục mà đứng lên, phân rõ mờ mịt mà tạc thành”, nhưng chương mở đầu lại nói rõ “Nhớ từ đời Bàn Cổ mở mang, đời Tam Hoàng cai trị, đời Ngũ Đế định ra nhân luân, toàn thế giới mới chia ra làm 4 châu lớn”, trên thực tế tìm toàn bộ “Tây Du Ký” dường như chỉ nói về bốn châu, vậy “mười châu” là những gì? Cùng với sự tiến triển trong tu luyện, Sư phụ đã dần dần khai mở trí huệ của tôi, kết hợp với những sở đắc trong tu luyện, tôi bỗng nhiên tỉnh ngộ khi đọc chương mở đầu của nguyên tác lần thứ hai. Trong nguyên tác “Tây Du Ký” ẩn chứa rất nhiều huyền cơ và phép đố chữ, “thập châu” này cũng là một trong số đó. “Thập” có nghĩa là chữ thập đan chéo, ý nghĩa là trung tâm, điểm giao hội của vũ trụ, chính là bản thân Tam giới. Đồng thời Tam giới bị đóng kín lại, không một sinh mệnh nào xuống đây có thể thật sự thoát ra khỏi, cho nên chữ “thập” này đồng thời cũng có ngụ ý là phong ấn (niêm phong). Cho nên thập châu chính là châu bị phong ấn. Có người thông qua một số tài liệu lịch sử, dường như đã khám phá ra mười châu còn có mười cái tên cụ thể.

Kỳ thực phương diện này trong chương mở đầu của nguyên tác “Tây Du Ký” đã có luận bàn, phần mở đầu là một bài thơ, một câu trong đó là: “Phúc tải quần sinh ngưỡng chí nhân, Phát minh vạn vật giai thành thiện”, (Che chở mọi loài nhờ trời đất, Phát sinh muôn vật tốt lành thay), “phúc” và “tải” ở đây chính là chỉ “trời” và “đất”, quần sinh chính là vạn vật chúng sinh, “ngưỡng” nghĩa là dựa vào nhờ vào, vậy còn “chí nhân” là gì? Yếu tố được dùng để phát sinh ra vạn vật được nói ở câu sau chính là yếu tố “thiện” này. Cho nên nói một cách đơn giản, Bàn Cổ dùng yếu tố “thiện” này để tạo ra Tam giới. Trọng điểm của Phật gia là tu thiện, tôi hiểu rằng Tam giới chính là được khai sáng bởi những sinh mệnh và nhân tố của Phật gia. Trong “Chuyển Pháp Luân” Sư phụ đã giảng:

“Phật gia coi thế giới mười phương như một khái niệm [về] vũ trụ, bốn mặt tám phương, tám phương vị; có thể có người có thể nhìn thấy tồn tại trên dưới của nó {Pháp Luân} một công trụ, như vậy với trên dưới được thêm vào thì [nó] chính là thế giới mười phương, cấu thành nên vũ trụ này, đại biểu cho vũ trụ nói chung mà Phật gia nhìn nhận.”

Nói đến đây, tôi nhớ lại cách đây không lâu một đồng tu đã đăng một bài chia sẻ, nói rằng khi nhìn thấy cảnh tượng lúc hệ Ngân Hà được tạo ra, Bàn Cổ mà đồng tu đó nhìn thấy chính là hình tượng của Phật.

Vũ trụ là xuyên suốt từ trên xuống dưới, tầng tầng đối ứng với nhau. Vô luận các thiên thể ở bất kỳ tầng thứ nào hoặc bộ phận nào của vũ trụ cũng đều được truy xét đến tầng thấp nhất là tam giới này, theo một nghĩa nào đó mà giảng thì tam giới giống như là “gốc rễ” của tất cả sinh mệnh trong toàn bộ vũ trụ, tất cả đều có một chân đặt tại đây. Cũng chính là nói Tam giới tuy ở tầng thứ thấp nhưng phạm vi diện tích của chúng lại bao gồm toàn bộ đại vũ trụ, vì vậy nó là nơi giao hội của vũ trụ, là nơi trung tâm. Như vậy nhìn ngược lại, hòn đá Tiên sinh ra Ngộ Không lại chính là điểm hội tụ của trăm mạch nơi Tam giới, đó chẳng phải là trung tâm của toàn bộ vũ trụ sao?

Ngoài “mạch tổ mười châu”, thế giới của Ngộ Không cũng là “rồng của tam đảo”, có thể tìm thấy một số luận thuật về tam đảo trong “Sơn hải kinh”, chính là núi Tam Tiên, ở đây có liên quan đến Đạo giáo; theo kinh điển Phật giáo mà giảng, Tứ đại bộ châu có liên quan đến Phật giáo. Và thế giới của Tôn Ngộ Không là mạch tổ của họ, nghĩa là cội nguồn của Ngộ Không ít nhất phải cao hơn Phật gia và Đạo gia trong Tam giới. Và không khó để phát hiện ra rằng khi Ngộ Không mới xuất sơn, những vị thần tiên này không thể biết được nguồn gốc thực sự của anh ta là gì, không có tên tuổi và Tiên vị trong Tam giới, đều không biết anh ta tu luyện như thế nào. Điều này nói rõ nguồn gốc của Ngộ Không ít nhất cũng cao hơn những vị Thần Tiên trong hệ thống Tam giới, đương nhiên điều này có liên quan đến Sư phụ đầu tiên của anh ta là Bồ Đề Tổ Sư, nên tạm thời không nói ở đây, gác lại nói sau. Nguồn gốc loại này dường như cao hơn nguồn gốc của Phật gia và Đạo gia, trong loạt bài viết “Nhân vật anh hùng thiên cổ” – “Đại Đạo Luận” của Trương Tam Phong của báo Đại Kỷ Nguyên cũng tìm thấy luận thuật liên quan. Trương Tam Phong nói rằng Đại Đạo là ngọn nguồn của Nho, Phật, Đạo, và là một Đại Đạo Đại Pháp cao hơn. Nho, Phật, Đạo đều thể hiện sở trường của mình dưới Đại Đạo này. Tôi ngộ ra rằng đó chính là Tiên Thiên Đại Đạo có màu đỏ và xanh lam. Trong sách “Chuyển Pháp Luân” Sư phụ giảng:

“Hiển thị tại tầng cao nhất, thì mầu sắc của nó chính là như thế”. “Đạo [gia] mà chúng ta vẫn thường biết đến chính là [có thái cực đồ] có mầu sắc trên đỏ dưới đen. Thái cực trên đỏ dưới xanh lam là thuộc về Tiên Thiên Đại Đạo, bao gồm pháp môn tu luyện Kỳ Môn”

Tôi hiểu rằng tiên thiên có nghĩa là sinh ra đã là như thế rồi, là Đạo lâu đời nhất và nguyên thủy nhất được sinh ra dưới những đặc tính cơ bản nhất của vũ trụ, tức là Đại Đạo cao nhất. Khi đặc tính của vũ trụ càng xuống thấp thì biểu hiện càng phức tạp, Tiên Thiên Đại Đạo của Thái cực đỏ và xanh lam phát triển xuống, thì ngày càng nhiều sinh mệnh được tạo ra, bao gồm Nho, Phật, Đạo và đủ các loại Thần khác nhau.

Sư phụ thực sự

Nguồn gốc của sư phụ đầu tiên của Tôn Ngộ Không, Bồ Đề Tổ Sư, cũng không phải là bình thường. Khi Ngộ Không vừa xuất tâm tu luyện, đi khắp nơi tìm sư phụ thì người gặp được chính là Bồ Đề Tổ Sư, không đợi Ngộ Không gõ cửa, Bồ Đề Tổ Sư đã biết rằng anh ta đang ở ngoài động và biết được ý định của anh ta. Ngộ Không chính là đệ tử chân truyền của ông, những gì tinh hoa chỉ được truyền cho Ngộ Không, hơn nữa ông dùng phương thức dự ngôn khéo léo để nói ra tất cả những ma nạn trên con đường tu luyện của Ngộ Không, bao gồm cả chuyện đại náo thiên cung, bị thu phục ở phần sau, v.v.. Tôi hiểu rằng chỉ Sư phụ thực sự mới có thể làm được sự an bài như vậy, và Đường Tam Tạng chưa thực sự truyền cho Ngộ Không điều gì, Ngộ Không chỉ là trong ma nạn trên đường hộ tống Tam Tạng đi lấy kinh để tu luyện và đề cao mà thôi.

Trong những từ dùng để miêu tả Bồ Đề Tổ Sư cũng bao hàm Nho gia, Phật gia và Đạo gia, ông lại được gọi là “Trang nghiêm hưởng thọ cùng trời đất, Trải nhiều kiếp [nạn] tôn là đại pháp sư”. Đối với một vị Thần có thể thọ cùng trời đất, sao có thể coi là đã trải qua nhiều kiếp nạn? Đó là lịch sử của ông đã vượt qua sự hủy diệt và tái tạo lại vũ trụ. Sau này, khi Ngộ Không đại náo Thiên cung, không một vị thần nào có thể biết được quá trình tu luyện của anh ta, và anh ta đã liên tục tu luyện trong động tiên của Bồ Đề Tổ Sư chứ chưa bao giờ rời đi, nói cách khác Tổ Sư có đầy đủ pháp lực thần thông để khiến Ngộ Không “tan biến vô ảnh vô tung” trong Tam giới mà không sinh mệnh nào có thể nhận ra được.

Kỳ thực khi Tôn Ngộ Không nhập môn chính thức bảy năm sau mới được nghe Đạo, Bồ Đề Tổ Sư đã nói với anh ta rằng tất cả các phương pháp tu luyện trong lịch sử và trên thế gian đều vì chưa trải qua quá trình tu luyện chân chính mà không cách nào đạt được sự vĩnh hằng thực sự của sinh mệnh, trong đó có Nho gia, Phật gia, Đạo gia.

Cũng giống như tính mệnh song tu, các lớp tế bào và lạp tử cải biến từ trong vi quan, nhưng quy trình sắp xếp vẫn không thay đổi. Để cứu chúng sinh nhiều hơn nữa Sư phụ đã tương kế tựu kế, Sư phụ đã vì chúng ta mà chịu đựng rất nhiều nghiệp lực và các nhân tố ẩn sâu khác, bất luận hình thức không gian bề ngoài có hiểm ác đến đâu, chẳng qua cũng chỉ là “giả tướng” với một cảm giác chân thực mạnh mẽ mà thôi, Chính Pháp chắc chắn sẽ thành công!

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/254606

The post Nguồn gốc của Tôn Ngộ Không và Chính Pháp (1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>