Toàn tân giải dịch | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnWed, 09 Apr 2025 02:31:32 +0000en-UShourly1Loạt bài: Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»https://chanhkien.org/2021/03/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do.htmlSun, 07 Mar 2021 13:12:27 +0000https://chanhkien.org/?p=27180Tác giả: Mộc Tử [Chanhkien.org]    Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 35 – Triều Thanh lập, truyền mười đời  Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 36 – Hiếu Trang hiền, Khang Hy thịnh Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 37 – Bắt sống Ngao Bái Toàn tân giải […]

The post Loạt bài: Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ» first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mộc Tử

[Chanhkien.org] 

 

Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 35 – Triều Thanh lập, truyền mười đời 

Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 36 – Hiếu Trang hiền, Khang Hy thịnh

Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 37 – Bắt sống Ngao Bái

Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 38 – Thiên Địa hội phản Thanh phục Minh

Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 39 – Loạn Thái Bình Thiên Quốc 

Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 40 – Liên quân Anh-Pháp vào Bắc Kinh

Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 41 – Lý Hồng Chương vận động Dương vụ

Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 42 – Chiến tranh Giáp Ngọ Trung-Nhật 

Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 43 – Loạn Nghĩa Hòa Đoàn

Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 44 – Liên quân tám nước phân chia Trung Quốc

Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 45 – Cách mạng Tân Hợi 

Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 45 – Cách mạng Tân Hợi

Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 46 – Chiến tranh thế giới I

Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 47 – Quốc vận Trung Hoa Dân Quốc 

Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 48 – Cha con họ Tưởng trung hiếu nhân nghĩa 

Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 49 – Ngụy Mãn Châu quốc kiến lập

Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 50 – Nhật Bản xâm Hoa

Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 51 – Chiến tranh Thái Bình Dương

Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 52 – Trung-Mỹ liên hợp kháng Nhật

Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 53 – Kết thúc chiến tranh thế giới II

Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 54 – Trung Cộng thiết quốc

Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 55 – Thánh nhân giáng thế

Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 56 – Đại Pháp khai truyền

Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 57 – Tà ác bức hại

Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 58 – Cửu Bình xuất, tà đảng vong

Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 60 – Tượng kết toàn văn

The post Loạt bài: Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ» first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 60 – Tượng kết toàn vănhttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-60.htmlhttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-60.html#respondThu, 28 Jun 2012 07:59:09 +0000https://chanhkien.org/?p=18642Trong đồ hình, hai vị Lý, Viên làm động tác đẩy lưng ("thôi bối"), "thôi" (推) [tuī] {đẩy} ẩn dụ chữ "thoái" (退) [tuì] {rút}. Một khi "thoái", là có thể giải dấu ấn của ma đỏ.

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 60 – Tượng kết toàn văn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mộc Tử

Tượng 60 «Thôi Bối Đồ»

[Chanhkien.org] Trong bức họa, hai vị Lý, Viên làm động tác đẩy lưng (“thôi bối”), “thôi” (推) [tuī] {đẩy} ẩn dụ chữ “thoái” (退) [tuì] {rút}. Một khi “thoái”, là có thể giải dấu ấn của ma đỏ.

Giới thiệu: «Thôi Bối Đồ» là cuốn sách tiên tri nổi tiếng nhất Trung Quốc, do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đồng sáng tác vào những năm Trinh Quán triều Đường, tổng cộng 60 hình vẽ (đồ tượng), bên dưới có “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ. Người thống trị sợ tính chuẩn xác của nó, nên cố ý đảo loạn thứ tự các Tượng, loạt bài này sắp xếp lại cho đúng.

*  *  *

Tượng 60 (Tượng kết toàn văn)

Sấm viết:

Nhất âm nhất dương
Vô chung vô thủy
Chung giả nhật chung
Thủy giả tự thủy

Tụng viết:

Mang mang thiên số thử trung cầu
Thế đạo hưng suy bất tự do
Vạn vạn thiên thiên thuyết bất tận
Bất như thôi bối khứ quy hưu

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Một âm một dương
Không cuối không đầu
Người cuối ngày cuối
Người đầu từ đầu

Tụng rằng:

Số Trời mênh mang ở trong cầu
Thói đời hưng suy chẳng tự do
Nói nghìn vạn lần cũng không hết
Không bằng đẩy lưng rồi nghỉ ngơi

Giải:

“Nhất âm nhất dương, Vô chung vô thủy, Chung giả nhật chung, Thủy giả tự thủy” (Một âm một dương, Không cuối không đầu, Người cuối ngày cuối, Người đầu từ đầu): vũ trụ cũ kết thúc, vũ trụ mới bắt đầu, con người phải lựa chọn để tiến nhập vị lai.

“Mang mang thiên số thử trung cầu, Thế đạo hưng suy bất tự do” (Số Trời mênh mang ở trong cầu, Thói đời hưng suy chẳng tự do), tương hỗ với hai câu trong Tượng 1, tức tổng Tượng bắt đầu, “Mang mang thiên địa, Bất tri sở chỉ” (Trời đất mênh mang, Không biết chốn dừng). “Thử trung cầu”, chữ “thử” (此) ở đây có thể tách thành “thất” (七) {bảy} và “chỉ” (止) {dừng}. Số Trời ở đây chính là “bảy”, tương ứng với câu “Hổ đấu long tranh sự chính kỳ” (Long tranh hổ đấu sự thật kỳ) trong Tượng 1 hay tổng Tượng, “kỳ” (奇) [qí] {kỳ lạ} ám chỉ “thất” (七) [qī] {số bảy}. Ý rằng «Thôi Bối Đồ» luận từ triều Đường trở đi, trải qua bảy triều đại, đến triều đại đỏ là dừng.

“Vạn vạn thiên thiên thuyết bất tận, Bất như thôi bối khứ quy hưu” (Nói nghìn vạn lần cũng không hết, Không bằng đẩy lưng rồi nghỉ ngơi): ý nói vũ trụ không nhớ kể quá khứ của hết thảy chúng sinh, chỉ cần thoái xuất tà giáo ma đỏ, không chửi rủa Đại Pháp, là có thể tiến nhập vị lai. Nếu có cơ hội thì tương lai sẽ bước trên con đường tu luyện, phản bổn quy chân. “Hưu” (休) [xiū] {nghỉ ngơi} với “tu” (修) [xiū] {tu luyện} là đồng âm.

Trong bức họa, hai vị Lý, Viên làm động tác đẩy lưng (“thôi bối”), “thôi” (推) [tuī] {đẩy} ẩn dụ chữ “thoái” (退) [tuì] {rút}. Một khi “thoái”, là có thể giải dấu ấn của ma đỏ. “Thoái” chính là chỗ then chốt nhất trong toàn bộ «Thôi Bối Đồ», là chìa khóa hướng tới tương lai, là mục đích cuối cùng mà hai vị Lý, Viên lưu lại dự ngôn này.

Tham khảo quy luật vận mệnh các triều đại:

1. Triều Đường: “Nhất quả nhất nhân” (Mỗi quả một nhân), 21 quả đại biểu 21 Hoàng đế triều Đường. “Nhị cửu tiên thành thật” (Hai chín trước thành thật) là khoảng 290 năm.

2. Ngũ Đại: “Thập tam đồng tử ngũ vương công” (Mười ba đồng tử năm vương công), chỉ 5 triều đại 13 Hoàng đế. “Ngũ thập tam tham vận bất thông” (Năm mươi ba xem vận bất thông) là 53 năm.

3. Triều Tống: “Nhị cửu tứ bát” (Hai chín bốn tám), “hai chín” chỉ Bắc Tống 9 Hoàng đế, Nam Tống 9 chủ; “bốn tám” chỉ lưỡng Tống tổng cộng 320 năm (8×4=32).

4. Triều Nguyên: “Tử tử tôn tôn ngũ ngũ nghi” (Con con cháu cháu năm năm nghi), triều Nguyên truyền được 10 Hoàng đế.

5. Triều Minh: “Bát cửu số tận” (Tám chín số tận), chỉ triều Minh tới Hoàng đế Sùng Trinh là trải qua 17 đời (=8+9).

6. Triều Thanh: Trong đồ hình con thuyền chở 10 người từ hướng Đông Bắc, chỉ triều Thanh sau khi nhập quan có 10 vị Hoàng đế.

7. Dân Quốc: “Nhất nhị tam tứ”, Dân Quốc có 5 vị Tổng thống. “Cước hạ vô lữ thủ vô mao”, chỉ 100 năm quốc vận (1912-2012). Chữ “thủ” (首) bỏ hai tóc (“mao”) ở trên và bỏ giày (“lữ”) ở dưới còn chữ “bách” (百), nghĩa là 100.

8. Triều đại đỏ: “Mạo nhi tu đới huyết vô đầu”, chỉ Trung Cộng hết bốn đời (Mao, Đặng, Giang, Hồ) là vong, cũng ám chỉ thống trị 64 năm (1949-2012).

Tham chiếu:

Triều Đường (khoảng 289 năm), dùng 8 Tượng.
Ngũ Đại (khoảng 53 năm), dùng 5 Tượng.
Triều Tống (khoảng 320 năm), dùng 10 Tượng.
Triều Nguyên (khoảng 98 năm), dùng 2 Tượng.
Triều Minh (khoảng 276 năm), dùng 8 Tượng.
Triều Thanh (khoảng 268 năm), dùng 11 Tượng.
Dân Quốc (khoảng 99 năm), dùng 8 Tượng.
Triều đại đỏ (khoảng 64 năm), dùng 5 Tượng.
Cộng thêm tổng Tượng mở đầu và 2 Tượng kết là tròn 60 Tượng.

Ghi chú:

Nguyên văn «Thôi Bối Đồ» trong loạt bài này lấy từ Wikipedia, ảnh lấy từ trên mạng, phần phá giải chỉnh lý từ các bài trên mạng. Loạt bài chỉ lý giải bản ý quẻ tượng của hai vị Lý, Viên, không dẫn thêm thuyết minh nào khác. Tất cả sự kiện lịch sử đều là an bài của vũ trụ cũ, hai vị Lý, Viên không phải người quyết định cuối cùng của cả vũ trụ, vấn đề năm 2012, chỉ để tham khảo. Hy vọng không dẫn khởi phỏng đoán nào khác của độc giả.

Mục đích chỉnh lý dự ngôn này là để giúp nhiều người Trung Quốc hơn nhìn rõ bản chất tà ác của Trung Cộng, từ đó thoái đảng tự cứu, lựa chọn cho mình tương lai tươi sáng.

(Hết)

Xem thêm:

>> Ca khúc: “Thôi Bối Đồ”
>> Những dự ngôn vĩ đại về thời đại ngày nay (5): Dự ngôn «Thôi Bối Đồ» triều Đường

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/gb/11/3/24/n3207657.htm

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 60 – Tượng kết toàn văn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-60.html/feed0
Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 59 – Chính Pháp độ nhânhttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-59.htmlhttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-59.html#respondThu, 28 Jun 2012 07:58:40 +0000https://chanhkien.org/?p=18638"Vô thành vô phủ, Vô nhĩ vô ngã, Thiên hạ nhất gia, Trị trăn đại hóa", miêu tả cảnh tượng sau khi Pháp Luân Đại Pháp giúp chỉnh thể đạo đức nhân loại hồi thăng.

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 59 – Chính Pháp độ nhân first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mộc Tử

Tượng 59 «Thôi Bối Đồ»

[Chanhkien.org] “Vô thành vô phủ, Vô nhĩ vô ngã, Thiên hạ nhất gia, Trị trăn đại hóa”, miêu tả cảnh tượng sau khi Pháp Luân Đại Pháp giúp chỉnh thể đạo đức nhân loại hồi thăng.

Giới thiệu: «Thôi Bối Đồ» là cuốn sách tiên tri nổi tiếng nhất Trung Quốc, do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đồng sáng tác vào những năm Trinh Quán triều Đường, tổng cộng 60 hình vẽ (đồ tượng), bên dưới có “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ. Người thống trị sợ tính chuẩn xác của nó, nên cố ý đảo loạn thứ tự các Tượng, loạt bài này sắp xếp lại cho đúng.

*  *  *

Tượng 59 (Chính Pháp độ nhân)

Sấm viết:

Vô thành vô phủ
Vô nhĩ vô ngã
Thiên hạ nhất gia
Trị trăn đại hóa

Tụng viết:

Nhất nhân vi đại thế giới phúc
Thủ chấp thiêm đồng bạt khứ trúc
Hồng hoàng hắc bạch bất phân minh
Đông Nam Tây Bắc tận hòa mục

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Không thành không phủ
Không bạn không tôi
Thiên hạ một nhà
Trị tới đại hóa

Tụng rằng:

Một người là lớn thế giới phúc
Tay cầm ống thẻ nhổ bạt trúc
Đỏ vàng đen trắng không phân biệt
Đông Nam Tây Bắc cùng hòa thuận

Giải:

“Vô thành vô phủ, Vô nhĩ vô ngã, Thiên hạ nhất gia, Trị trăn đại hóa” (Không thành không phủ, Không bạn không tôi, Thiên hạ một nhà, Trị tới đại hóa): miêu tả cảnh tượng sau khi Pháp Luân Đại Pháp giúp chỉnh thể đạo đức nhân loại hồi thăng.

“Nhất nhân vi đại thế giới phúc, Thủ chấp thiêm đồng bạt khứ trúc” (Một người là lớn thế giới phúc, Tay cầm ống thẻ nhổ bạt trúc): “Nhất nhân vi đại” trùng hợp với “đệ nhất nhân” trong Tượng 56, chỉ Sư phụ Lý Hồng Chí đem tới hy vọng và hạnh phúc cho chúng sinh toàn thế giới. Người xưa thường rút quẻ thẻ tre xem bói, như vậy “ống thẻ” chỉ vận mệnh của con người. Chữ “đồng” (筒) [tǒng], nghĩa là cái ống, đọc rất giống chữ “đồng” (同) [tóng], nghĩa là như nhau. Ẩn dụ Sư phụ của Đại Pháp cấp cơ hội đồng đẳng cho chúng sinh thế gian, chỉ xem một niệm lựa chọn của con người.

“Hồng hoàng hắc bạch bất phân minh, Đông Nam Tây Bắc tận hòa mục” (Đỏ vàng đen trắng không phân biệt, Đông Nam Tây Bắc cùng hòa thuận): hai câu này rất rõ ràng, chỉ Pháp Luân Đại Pháp sẽ hồng truyền toàn thế giới.

Trong bức họa, người sáng lập Pháp Luân Công nắm ống thẻ trong tay, đại biểu vận mệnh của tất cả chúng sinh, sắp xếp lại mới vị trí.

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/gb/11/3/22/n3205647.htm

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 59 – Chính Pháp độ nhân first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-59.html/feed0
Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 58 – Cửu Bình xuất, tà đảng vonghttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-58.htmlhttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-58.html#respondSun, 24 Jun 2012 13:49:24 +0000https://chanhkien.org/?p=18633Trong đồ hình là năm tiểu mục đồng (biên tập «Cửu Bình») cầm gậy (bút) đuổi Trung Cộng (đoạt chính quyền năm 1949 Kỷ Sửu, năm Trâu) ra khỏi vũ đài lịch sử.

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 58 – Cửu Bình xuất, tà đảng vong first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mộc Tử

Tượng 58 «Thôi Bối Đồ»

[Chanhkien.org] Trong bức họa là năm tiểu mục đồng (biên tập «Cửu Bình») cầm gậy (bút) đuổi Trung Cộng (đoạt chính quyền năm 1949 Kỷ Sửu, năm Trâu) ra khỏi vũ đài lịch sử. “Ngũ” (五) [wǔ], nghĩa là số năm, đồng âm với “ngũ” (伍) [wǔ], nghĩa là đội ngũ.

Giới thiệu: «Thôi Bối Đồ» là cuốn sách tiên tri nổi tiếng nhất Trung Quốc, do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đồng sáng tác vào những năm Trinh Quán triều Đường, tổng cộng 60 hình vẽ (đồ tượng), bên dưới có “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ. Người thống trị sợ tính chuẩn xác của nó, nên cố ý đảo loạn thứ tự các Tượng, loạt bài này sắp xếp lại cho đúng.

*  *  *

Tượng 58 (Cửu Bình xuất, tà đảng vong)

Sấm viết:

Lỗi lỗi lạc lạc
Tàn kỳ nhất cục
Trác tức cầu an
Tuy tiếu diệc khốc

Tụng viết:

Bất phân ngưu thử dữ ngưu dương
Khứ mao tồn khoát thượng xưng cường
Hoàn trung tự hữu chân long xuất
Cửu khúc Hoàng Hà thủy bất hoàng

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Hỗn loạn tự nhiên
Một ván cờ tàn
Thở phào cầu an
Tuy cười mà khóc

Tụng rằng:

Không phân trâu chuột hay trâu dê
Bỏ lông giữ da hãy xưng cường
Trong cõi tự xuất ra rồng thật
Chín khúc Hoàng Hà nước không vàng

Giải:

“Lỗi lỗi lạc lạc, Tàn kỳ nhất cục” (Hỗn loạn tự nhiên, Một ván cờ tàn): sau biến động ở Liên Xô và Đông Âu, liên minh cộng sản gần như giải thể, chỉ còn lại Trung Cộng và một số quốc gia nhỏ vẫn cố chèo chống, nhưng những ai minh bạch thì đều thấy rằng đảng cộng sản đã đến đường cùng rồi. “Lỗi lỗi” (磊磊) có tổng cộng sáu chữ “thạch” (石), mà “thạch” (石) [shí] với “thời” (时) [shí] là đồng âm. Chỉ sau khi qua sáu thời đại kể từ triều Đường (Ngũ Đại, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, Dân Quốc), triều đại đỏ là thời kỳ thống trị hắc ám nhất trong lịch sử Trung Quốc. “Tàn kỳ” (cờ tàn) chỉ triều đại thứ bảy là tàn bạo nhất, “cờ” (棋) [qí] với “thất” (七) [qī], nghĩa là bảy, đọc gần giống nhau.

“Trác tức cầu an, Tuy tiếu diệc khốc” (Thở phào cầu an, Tuy cười mà khóc): chỉ nhân dân sống tạm bợ, đành gượng cười vậy, sinh hoạt khốn khổ.

“Bất phân ngưu thử dữ ngưu dương, Khứ mao tồn khoát thượng xưng cường” (Không phân trâu chuột hay trâu dê, Bỏ lông giữ da hãy xưng cường): chỉ người ta không lại phân ra “chủ nghĩa xã hội” và “chủ nghĩa xã hội đặc sắc” khác nhau gì nữa, chủ nghĩa cộng sản đã sớm bị con người vứt bỏ rồi. “Chuột” là Tý, ngôi đầu trong Địa chi, chỉ giai đoạn sơ cấp của chủ nghĩa xã hội; “dương” (羊) [yáng] {con dê} với “dương” (洋) [yáng] {Tây dương} là đồng âm, chỉ mô hình chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên sau khi Mao Trạch Đông chết (“khứ mao”), người kế tục vẫn còn lợi dụng bộ da của “đảng”, tiếp tục với trò hề “hài hòa thịnh thế”, “nước lớn trỗi dậy”.

“Hoàn trung tự hữu chân long xuất, Cửu khúc Hoàng Hà thủy bất hoàng” (Trong cõi tự xuất ra rồng thật, Chín khúc Hoàng Hà nước không vàng): “chân long xuất” chỉ năm Rồng 2012, Trung Cộng diệt vong. Từ cuối năm 2004, «Cửu Bình» ra đời khiến người Trung Quốc nhìn rõ bản chất tà ác của Trung Cộng (“nước không vàng”), đua nhau thoái đảng (đảng, đoàn, đội), giải thể Trung Cộng. “Cửu” ở đây chính là «Cửu bình cộng sản đảng» (Chín bài bình luận về đảng cộng sản).

Trong bức họa là năm tiểu mục đồng (biên tập «Cửu Bình») cầm gậy (bút) đuổi Trung Cộng (đoạt chính quyền năm 1949 Kỷ Sửu, năm Trâu) ra khỏi vũ đài lịch sử. “Ngũ” (五) [wǔ], nghĩa là số năm, đồng âm với “ngũ” (伍) [wǔ], nghĩa là đội ngũ.

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/gb/11/3/21/n3204491.htm

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 58 – Cửu Bình xuất, tà đảng vong first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-58.html/feed0
Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 57 – Tà ác bức hạihttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-57.htmlhttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-57.html#respondSun, 24 Jun 2012 13:48:47 +0000https://chanhkien.org/?p=18630Trong đồ hình là một con hổ dữ sục đầu vào đám cỏ ở đầm trạch, ám chỉ Giang Trạch Dân tàn bạo bức hại dân chúng. "Thảo" là thảo dân, chỉ Giang Trạch Dân là họa của nhân dân.

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 57 – Tà ác bức hại first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mộc Tử

Tượng 57 «Thôi Bối Đồ».

[Chanhkien.org] Trong bức họa là một con hổ dữ sục đầu vào đám cỏ như lựa tìm thứ gì đó, ám chỉ Giang Trạch Dân tàn bạo bức hại dân chúng. “Trạch” (择) [zé] {lựa} với “trạch” (泽) [zé] {đầm} là đồng âm. “Thảo” {cỏ} là thảo dân, chỉ Giang Trạch Dân là họa của nhân dân.

Giới thiệu: «Thôi Bối Đồ» là cuốn sách tiên tri nổi tiếng nhất Trung Quốc, do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đồng sáng tác vào những năm Trinh Quán triều Đường, tổng cộng 60 hình vẽ (đồ tượng), bên dưới có “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ. Người thống trị sợ tính chuẩn xác của nó, nên cố ý đảo loạn thứ tự các Tượng, loạt bài này sắp xếp lại cho đúng.

*  *  *

Tượng 57 (Tà ác bức hại)

Sấm viết:

Thủy hỏa tương chiến
Thời cùng tắc biến
Trinh hạ khởi nguyên
Thú quý nhân tiện

Tụng viết:

Hổ đầu nhân ngộ hổ đầu niên
Bạch mễ doanh thương bất trị tiền
Sài lang kết đội nhai trung tẩu
Bát tận phong vân thủy kiến thiên

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Nước lửa tương chiến
Tới cùng thì biến
Hết trinh đến nguyên
Thú quý kẻ hèn

Tụng rằng:

Người đầu hổ gặp năm đầu hổ
Kho dư gạo trắng chẳng đáng tiền
Sài lang lập đội đi giữa phố
Quét sạch gió mây lại thấy trời

Giải:

“Thủy hỏa tương chiến, Thời cùng tắc biến, Trinh hạ khởi nguyên, Thú quý nhân tiện” (Nước lửa tương chiến, Tới cùng thì biến, Hết trinh đến nguyên, Thú quý kẻ hèn): lịch sử đã tới bước ngoặt cuối cùng trong giao thời giữa cũ và mới. Cầm thú lên nắm quyền, nhân quyền bị chà đạp đến cực độ. Trong «Kinh Dịch» có quái từ là: Nguyên hanh lợi trinh. “Trinh hạ khởi nguyên” có ý là bắt đầu lại mới.

“Hổ đầu nhân ngộ hổ đầu niên, Bạch mễ doanh thương bất trị tiền” (Người đầu hổ gặp năm đầu hổ, Kho dư gạo trắng chẳng đáng tiền): Giang Trạch Dân sinh năm 1926 Bính Dần, năm Hổ. Để chuẩn bị năm 1999 hành ác, năm 1997 sau khi Đặng Tiểu Bình qua đời, năm 1998, cũng là năm Hổ, Giang Trạch Dân bắt đầu tập hợp quyền lực trong tay. Năm 1998 là năm tổng sản lượng lương thực Trung Quốc đạt mức cao nhất trong lịch sử, tới 512 triệu tấn. Tuy nhiên Trung Cộng bóc lột bách tính, ép giá lương thực thật thấp để thu mua, dẫn tới hiện tượng “khó bán thóc”, “trồng lúa mắc lỗ”. Bởi vậy khiến đất ruộng bị bỏ phế rất nhiều, nông dân ào ào ly hương, đổ xô ra tỉnh ngoài để làm công.

“Sài lang kết đội nhai trung tẩu, Bát tận phong vân thủy kiến thiên” (Sài lang lập đội đi giữa phố, Quét sạch gió mây lại thấy trời): tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân câu kết với Đảng Cộng sản Trung Quốc bức hại Pháp Luân Công. Lợi dụng bộ máy quốc an, đặc vụ, cảnh sát, công an cùng đi trên đường phố giám sát khống chế nhân dân, bức hại học viên Pháp Luân Công, chẳng khác gì “lang sói”. Tuy nhiên cuối cùng cũng đến thời khắc rẽ mây nhìn thấy mặt trời, Pháp Luân Công được giải oan.

Trong bức họa là một con hổ dữ sục đầu vào đám cỏ như lựa tìm thứ gì đó, ám chỉ Giang Trạch Dân tàn bạo bức hại dân chúng. “Trạch” (择) [zé] {lựa} với “trạch” (泽) [zé] {đầm} là đồng âm. “Thảo” {cỏ} là thảo dân, chỉ Giang Trạch Dân là họa của nhân dân.

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/gb/11/3/16/n3199591.htm

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 57 – Tà ác bức hại first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-57.html/feed0
Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 56 – Đại Pháp khai truyềnhttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-56.htmlhttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-56.html#respondWed, 20 Jun 2012 05:20:39 +0000https://chanhkien.org/?p=18626Tác giả: Mộc Tử [Chanhkien.org] Chiếc tủ trong bức họa chứa kinh thư (sách Đại Pháp) và Pháp tượng (ảnh Sư phụ). Chữ “quỹ” (柜) [guì], nghĩa là cái tủ, đọc giống hệt chữ “quý” (贵) [guì], nghĩa là trân quý. Giới thiệu: «Thôi Bối Đồ» là cuốn sách tiên tri nổi tiếng nhất Trung […]

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 56 – Đại Pháp khai truyền first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mộc Tử

Tượng 56 «Thôi Bối Đồ»

[Chanhkien.org] Chiếc tủ trong bức họa chứa kinh thư (sách Đại Pháp) và Pháp tượng (ảnh Sư phụ). Chữ “quỹ” (柜) [guì], nghĩa là cái tủ, đọc giống hệt chữ “quý” (贵) [guì], nghĩa là trân quý.

Giới thiệu: «Thôi Bối Đồ» là cuốn sách tiên tri nổi tiếng nhất Trung Quốc, do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đồng sáng tác vào những năm Trinh Quán triều Đường, tổng cộng 60 hình vẽ (đồ tượng), bên dưới có “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ. Người thống trị sợ tính chuẩn xác của nó, nên cố ý đảo loạn thứ tự các Tượng, loạt bài này sắp xếp lại cho đúng.

*  *  *

Tượng 56 (Đại Pháp khai truyền)

Sấm viết:

Yển võ tu văn
Tử vi tinh minh
Thất phu hữu trách
Nhất ngôn vi bình

Tụng viết:

Vô vương vô đế định càn khôn
Lai tự điền gian đệ nhất nhân
Hảo bả cựu thư đô độc đáo
Nghĩa ngôn nhất xuất kiến anh minh

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Bỏ võ tu văn
Sao tử vi minh
Thất phu hữu trách
Một lời làm bình

Tụng rằng:

Không vua không đế định càn khôn
Đến từ nông thôn đệ nhất nhân
Bao nhiêu sách cổ đều đọc đủ
Nghĩa lời vừa nói thấy anh minh

Giải:

“Yển võ tu văn, Tử vi tinh minh” (Bỏ võ tu văn, Sao tử vi minh): sau khi chịu đựng đủ loại “vận động” tàn khốc của Trung Cộng, nhân dân Trung Quốc bắt đầu tìm về tín ngưỡng tinh thần, tìm kiếm chân Lý chân Pháp, đạo đức nhân loại bắt đầu hồi thăng. “Sao tử vi minh” chỉ chân Lý chân Pháp — Pháp Luân Đại Pháp.

“Thất phu hữu trách, Nhất ngôn vi bình” (Thất phu hữu trách, Một lời làm bình): đệ tử Pháp Luân Đại Pháp đều chiểu theo yêu cầu của Sư phụ là “có trách nhiệm đối với xã hội”, từ đó nghiêm khắc yêu cầu tiêu chuẩn tâm tính cho mình. Nói cách khác, là làm người tốt, trở thành chính nhân quân tử.

“Vô vương vô đế định càn khôn, Lai tự điền gian đệ nhất nhân” (Không vua không đế định càn khôn, Đến từ nông thôn đệ nhất nhân): “định càn khôn” chính là Pháp (法), “lai tự điền nhất nhân” (來自田一人) là cách viết chữ “Luân” (輪) theo lối phồn thể, chỉ Pháp Luân Đại Pháp. Câu này ý nói Sư phụ Lý Hồng Chí tuy xuất thân bình dân, nhưng truyền xuất Đại Pháp, hơn nữa là Đại Pháp căn bản của vũ trụ. “Đệ nhất nhân” ở đây với “Nhất nhân vi đại” (Một người là lớn) ở Tượng 59 là cùng một người, đều chỉ Đại sư Lý Hồng Chí.

“Hảo bả cựu thư đô độc đáo, Nghĩa ngôn nhất xuất kiến anh minh” (Bao nhiêu sách cổ đều đọc đủ, Nghĩa lời vừa nói thấy anh minh): chỉ người sáng lập Pháp Luân Công thông hiểu hết thảy sự lý cổ kim trong vũ trụ, lấy Pháp Lý để cảm phục thế nhân.

Chiếc tủ trong bức họa chứa kinh thư (sách Đại Pháp) và Pháp tượng (ảnh Sư phụ). Tầng thứ nhất chỉ trước ngày 20/7/1999, số người đọc sách rất nhiều, cả thực tu lẫn nửa tu nửa không; tầng thứ hai chỉ sau bức hại, số người đọc sách giảm xuống một chút; tầng trên cùng chỉ người tương lai đều đọc sách học Pháp, tuy nhiên Pháp tượng đã không còn được lưu lại cho người đời sau nữa. Chữ “quỹ” (柜) [guì], nghĩa là cái tủ, đọc giống hệt chữ “quý” (贵) [guì], nghĩa là trân quý.

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/gb/11/3/15/n3198554.htm

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 56 – Đại Pháp khai truyền first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-56.html/feed0
Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 55 – Thánh nhân giáng thếhttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-55.htmlhttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-55.html#respondWed, 20 Jun 2012 05:19:31 +0000https://chanhkien.org/?p=18622Trong đồ hình, một "nhân" (亻) một "cung" (弓) một "Tỳ Bà" ([pí·pá], hài âm của "bát" (八) [bā]), hợp thành chữ "Phật" (佛), chỉ Sư phụ Lý Hồng Chí truyền Đại Pháp của Phật gia. Thỏ ám chỉ thời gian.

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 55 – Thánh nhân giáng thế first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mộc Tử

Tượng 55 «Thôi Bối Đồ»

[Chanhkien.org] Trong bức họa, một “nhân” (亻) một “cung” (弓) một “Tỳ Bà” ([pí·pá], hài âm của “bát” (八) [bā]), hợp thành chữ “Phật” (佛), chỉ Sư phụ Lý Hồng Chí truyền Đại Pháp của Phật gia. Thỏ ám chỉ thời gian.

Giới thiệu: «Thôi Bối Đồ» là cuốn sách tiên tri nổi tiếng nhất Trung Quốc, do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đồng sáng tác vào những năm Trinh Quán triều Đường, tổng cộng 60 hình vẽ (đồ tượng), bên dưới có “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ. Người thống trị sợ tính chuẩn xác của nó, nên cố ý đảo loạn thứ tự các Tượng, loạt bài này sắp xếp lại cho đúng.

*  *  *

Tượng 55 (Thánh nhân giáng thế)

Sấm viết:

Mỹ nhân tự Tây lai
Triều trung nhật tiệm an
Trường cung tại địa
Nguy nhi bất nguy

Tụng viết:

Tây phương nữ tử Tỳ Bà tiên
Kiểu kiểu y thường sắc cánh tiên
Thử thời hồn tích nặc triều thị
Nháo loạn quân thần bách vạn bàn

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Mỹ nhân đến từ Tây
Trong triều dần dần an
Cung dài dưới đất
Nguy mà không nguy

Tụng rằng:

Cô gái Tây phương Tỳ Bà tiên
Trang phục rực rỡ sắc hơn tiên
Lúc này lặng xuống nơi triều thị
Nháo loạn vua tôi trăm vạn bàn

Giải:

“Mỹ nhân tự Tây lai, Triều trung nhật tiệm an” (Mỹ nhân đến từ Tây, Trong triều dần dần an): chỉ nước Mỹ đến từ phương Tây, giúp Trung Quốc đánh lại phát-xít Nhật. Ngày 25 tháng 6 năm 1950, quân đội Bắc Triều Tiên vượt vĩ tuyến 38 tiến vào Nam, khiến quân đội Liên Hợp Quốc do Mỹ đứng đầu phải tham chiến, chiến tranh Triều Tiên bùng phát. Liên Xô ngầm trợ giúp vũ khí phía sau, Trung Cộng xuất quân tham chiến. Năm 1953, chiến tranh Triều Tiên kết thúc (“Triều-Trung-Nhật tiệm an”).

“Trường cung tại địa, Nguy nhi bất nguy” (Cung dài dưới đất, Nguy mà không nguy): “chiến tranh Lạnh” giữa thế giới tự do và phe cộng sản bắt đầu. Bởi vì Đại Pháp cứu thế sắp hồng truyền nên không thể khai chiến, chỉ giữ cân bằng ở đó.

“Tây phương nữ tử Tỳ Bà tiên, Kiểu kiểu y thường sắc cánh tiên” (Cô gái Tây phương Tỳ Bà tiên, Trang phục rực rỡ sắc hơn tiên): phía trên chữ “Tỳ Bà” (琵琶) có tới bốn chữ “vương” (王), chỉ các nước tự do Tây phương. “Trang phục rực rỡ” ẩn dụ “thượng bạch” (sùng màu trắng), “bạch” thuộc Kim, ở phương Tây, chỉ phương Tây chủ tể thế giới. “Sắc hơn tiên” ẩn dụ nước Mỹ (“Mỹ” là đẹp), ám chỉ thiên thượng chỉ định Mỹ quốc lãnh đạo lực lượng thế giới tự do, ức chế sự bành trướng của phe cộng sản. Câu này còn ẩn ý sự xuất hiện của Phật Chủ. “Tây phương” ẩn dụ “Phật gia” (ví dụ Tây phương Cực Lạc, Tây Thiên); vì phía trên chữ “Tỳ Bà” (琵琶) có tới bốn chữ “vương” (王), nên Tiên nhân ôm cây Tỳ Bà ẩn dụ “vạn vương chi Vương” (Vua của các Vua). “Trang phục rực rỡ sắc hơn tiên” hình dung hào quang chói lọi của Phật Chủ.

“Thử thời hồn tích nặc triều thị, Nháo loạn quân thần bách vạn bàn” (Lúc này lặng xuống nơi triều thị, Nháo loạn vua tôi trăm vạn bàn): chỉ vào lúc này (năm Thỏ 1951), Sư phụ Lý Hồng Chí lặng lẽ xuống thế gian, bất chấp rối loạn của xã hội, chuẩn bị khai truyền Đại Pháp. “Hồn tích” là chỉ ẩn tung tích và thời gian, “tích” (迹) [jī] phát âm giống “kỷ” (纪) [jì], tức thời gian. “Nặc triều” (ẩn trong triều) là chỉ ẩn tàng bối cảnh chiến tranh Triều Tiên.

Trong bức họa, một “nhân” (亻) một “cung” (弓) một “Tỳ Bà” ([pí·pá], hài âm của “bát” (八) [bā]), hợp thành chữ “Phật” (佛), chỉ Sư phụ Lý Hồng Chí truyền Đại Pháp của Phật gia. Thỏ ám chỉ thời gian, năm Tân Mão 1951, năm sinh Sư phụ Lý Hồng Chí.

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/gb/11/3/14/n3197116.htm

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 55 – Thánh nhân giáng thế first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-55.html/feed0
Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 54 – Trung Cộng thiết quốchttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-54.htmlhttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-54.html#respondSun, 17 Jun 2012 06:03:09 +0000https://chanhkien.org/?p=18612Đầu cài hoa chỉ chuyên trang điểm để làm đẹp bản thân, mê hoặc thế nhân. Mũ đen thắt lưng đen giày đen, chỉ "thượng hắc" (sùng màu đen); "thượng hắc" (尚黑) chính là chữ "đảng" (黨) phồn thể.

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 54 – Trung Cộng thiết quốc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mộc Tử

Tượng 54 «Thôi Bối Đồ»

[Chanhkien.org] Đầu cài hoa chỉ chuyên trang điểm để làm đẹp bản thân, mê hoặc thế nhân. Mũ đen thắt lưng đen giày đen, chỉ “thượng hắc” (sùng màu đen); “thượng hắc” (尚黑) chính là chữ “đảng” (黨) phồn thể.

Giới thiệu: «Thôi Bối Đồ» là cuốn sách tiên tri nổi tiếng nhất Trung Quốc, do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đồng sáng tác vào những năm Trinh Quán triều Đường, tổng cộng 60 hình vẽ (đồ tượng), bên dưới có “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ. Người thống trị sợ tính chuẩn xác của nó, nên cố ý đảo loạn thứ tự các Tượng, loạt bài này sắp xếp lại cho đúng.

*  *  *

Tượng 54 (Trung Cộng thiết quốc)

Sấm viết:

Thiên địa hối manh
Thảo mộc phồn thực
Âm Dương phản bối
Thượng thổ hạ nhật

Tụng viết:

Mạo nhi tu đới huyết vô đầu
Thủ lộng càn khôn hà nhật hưu
Cửu thập cửu niên thành đại thác
Xưng vương chỉ hợp tại Tần Châu

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Trời đất tối tăm
Cỏ cây tươi tốt
Âm Dương đảo chiều
Mặt trời dưới đất

Tụng rằng:

Trẻ mũ phải đội huyết không đầu
Tay xách càn khôn ngày nào ngưng
Năm chín mươi chín sai lầm lớn
Xưng vương đơn độc tại Tần Châu

Giải:

“Thiên địa hối manh, Thảo mộc phồn thực” (Trời đất tối tăm, Cỏ cây tươi tốt): “Thảo mộc phồn thực” ẩn dụ hai chữ “cộng sản”, “cộng” (共) có bộ “thảo” (艹), “sản” (产) là sinh sôi. Kể từ năm 1949, Trung Cộng thiết lập chính quyền và thống trị bằng hắc ám. Tượng này là tổng Tượng dự ngôn về triều đại đỏ.

“Âm Dương phản bối, Thượng thổ hạ nhật” (Âm Dương đảo chiều, Mặt trời dưới đất): Nguyên phải là trời (nhật) trên đất (thổ) dưới, nhưng đây lại là “đất trên trời dưới”, ám chỉ Trung Cộng đảo ngược càn khôn, nghịch lại phép trời, phản lại Âm-Dương. Phần trên chữ “bối” (背) ghép lại thành chữ “Mao” (毛), “Âm Dương phản bối” cũng hợp với quẻ “Trạch”, “Thượng thổ hạ nhật” (上土下日) là tàn bút của chữ “Đông” (東) phồn thể, chỉ Mao Trạch Đông.

“Mạo nhi tu đới huyết vô đầu, Thủ lộng càn khôn hà nhật hưu” (Trẻ mũ phải đội huyết không đầu, Tay xách càn khôn ngày nào ngưng): chỉ các thủ đoạn tàn khốc của Trung Cộng như giết người, diễu phố, chụp mũ, hơn nữa vận động không ngừng, lăn đi lăn lại. “Mạo” (帽) [mào] là hài âm của “Mao” (毛) [máo], “nhi” (儿) là nhỏ, tức “Tiểu” (小), “tu” (须) ẩn chữ “Giang” (江), ngoài ra “tu” (须) nghĩa là “nhất định, không hàm hồ”; như vậy “Mạo nhi tu” là “Mao, Đặng, Giang, Hồ”. “Huyết vô đầu”, chữ “huyết” (血) bỏ đầu đi còn hình vuông với bốn gạch sổ, chính là “tứ” (四) {bốn}, “đới” (戴) [dài] đồng âm với “đại” (代) [dài], chỉ Trung Cộng hết “tứ đại” (bốn đời) thì vong. “Trẻ mũ phải đội”, chữ “nhi” (儿) đội thêm mũ là hình tượng chữ “lục” (六) {sáu}, “lục tứ” chỉ Trung Cộng thống trị khoảng 64 năm (1949-2012).

“Cửu thập cửu niên thành đại thác, Xưng vương chỉ hợp tại Tần Châu” (Năm chín mươi chín sai lầm lớn, Xưng vương đơn độc tại Tần Châu): Tháng 7 năm 1999, Trung Cộng phá hoại Thiên Pháp, bức hại Pháp Luân Đại Pháp, dẫn tới vận mệnh diệt vong.

Trong bức họa Trung Cộng dẫm lên quả cầu hình tròn, thuyết minh khẩu hiệu “giải phóng toàn nhân loại”. Vẻ mặt cuồng vọng tự cao, ám chỉ câu nói đoạn tuyệt của Mao Trạch Đông: “Đạp thêm cho nó một cước, để suốt đời nó không ngóc đầu lên được nữa”. Đầu cài hoa chỉ chuyên trang điểm để làm đẹp bản thân, mê hoặc thế nhân. Mũ đen thắt lưng đen giày đen, chỉ “thượng hắc” (sùng màu đen); “thượng hắc” (尚黑) chính là chữ “đảng” (黨) phồn thể.

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/gb/11/3/13/n3196548.htm

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 54 – Trung Cộng thiết quốc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-54.html/feed0
Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 53 – Kết thúc chiến tranh thế giới IIhttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-53.htmlhttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-53.html#respondSun, 17 Jun 2012 06:02:27 +0000https://chanhkien.org/?p=18817Trong bức họa, bốn người ôm cung là tứ cường sau chiến tranh thế giới II: Trung, Mỹ, Anh, Xô.

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 53 – Kết thúc chiến tranh thế giới II first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mộc Tử

Tượng 53 «Thôi Bối Đồ»

[Chanhkien.org] Trong bức họa, bốn người ôm cung là tứ cường sau chiến tranh thế giới II: Trung, Mỹ, Anh, Xô.

Giới thiệu: «Thôi Bối Đồ» là cuốn sách tiên tri nổi tiếng nhất Trung Quốc, do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đồng sáng tác vào những năm Trinh Quán triều Đường, tổng cộng 60 hình vẽ (đồ tượng), bên dưới có “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ. Người thống trị sợ tính chuẩn xác của nó, nên cố ý đảo loạn thứ tự các Tượng, loạt bài này sắp xếp lại cho đúng.

*  *  *

Tượng 53 (Kết thúc chiến tranh thế giới II)

Sấm viết:

Đại loạn bình
Tứ di phục
Xưng huynh đệ
Lục thất quốc

Tụng viết:

Phong yên tịnh tận hải vô ba
Xưng vương xưng đế hựu thống hòa
Do hữu Sát Tinh ẩn Tây Bắc
Vị năng biến xướng thái bình ca

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Đại loạn bình
Tứ di phục
Xưng anh em
Sáu bảy nước

Tụng rằng:

Khói lửa sạch trơn biển không òa
Xưng vua xưng đế lại thống hòa
Do có Sát Tinh ẩn Tây Bắc
Chưa thể hát lớn thái bình ca

Giải:

“Đại loạn bình, Tứ di phục”: chiến tranh thế giới II kết thúc, phe Trục chiến bại, Đồng Minh thắng lợi.

“Xưng huynh đệ, Lục thất quốc” (Xưng anh em, Sáu bảy nước): Trung, Mỹ, Anh, Liên Xô, Pháp, 5 nước đứng đầu phe Đồng Minh đề nghị thành lập Liên Hợp Quốc vào năm 1945, Trung Hoa Dân Quốc là một trong 5 thành viên cố định ở Hội đồng Bảo an.

“Phong yên tịnh tận hải vô ba, Xưng vương xưng đế hựu thống hòa” (Khói lửa sạch trơn biển không òa, Xưng vua xưng đế lại thống hòa): liên quan chặt chẽ với Tượng 51 “Hải cương vạn lý tận vân yên” (Ngoài biển vạn dặm đầy mây khói). Sau chiến tranh, công tác tái thiết bắt đầu, năm 1946 Trung Quốc chế định “Hiến pháp Trung Hoa Dân Quốc”. Ngày 19 tháng 4 năm 1948, Tưởng Giới Thạch trúng cử Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc (xưng đế). “Xưng đế” cũng tương hợp với “Quan trung Thiên Tử” ở Tượng 48 và “Ngô Sở Đế vương” ở Tượng 49. Còn “xưng vương” là Trung Cộng giả vờ đàm phán hòa bình (“thống hòa”), để rồi phát động nội chiến, tương ứng với “Xưng vương chỉ hợp tại Tần Châu” ở Tượng sau.

“Do hữu Sát Tinh ẩn Tây Bắc, Vị năng biến xướng thái bình ca” (Do có Sát Tinh ẩn Tây Bắc, Chưa thể hát lớn thái bình ca): Liên Xô chiếm cứ Đông Bắc đem nguyên vũ khí đạn dược của quân Nhật giao cấp cho Trung Cộng, Mao Trạch Đông tại Diên An ở Tây Bắc phái Lâm Bưu tiếp nhận vũ khí. Đây cũng là họa ngầm tạo điều kiện cho Trung Cộng cướp nước. “Sát Tinh” là sao năm cánh trên cờ máu của Trung Cộng.

Trong bức họa, bốn người ôm cung là tứ cường sau chiến tranh thế giới II: Trung, Mỹ, Anh, Xô.

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/gb/11/3/8/n3191099.htm

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 53 – Kết thúc chiến tranh thế giới II first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-53.html/feed0
Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 52 – Trung-Mỹ liên hợp kháng Nhậthttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-52.htmlhttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-52.html#respondThu, 14 Jun 2012 07:46:33 +0000https://chanhkien.org/?p=18813Trong bức họa là hai nước Trung-Mỹ đồng tâm hiệp lực, nhất trí tác chiến chống Nhật (mặt trời). Trước ngực hai người có chữ "tâm"(心).

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 52 – Trung-Mỹ liên hợp kháng Nhật first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mộc Tử

Tượng 52 «Thôi Bối Đồ»

[Chanhkien.org] Trong bức họa là hai nước Trung-Mỹ đồng tâm hiệp lực, nhất trí tác chiến chống Nhật (mặt trời). Trước ngực hai người có chữ “tâm”(心).

Giới thiệu: «Thôi Bối Đồ» là cuốn sách tiên tri nổi tiếng nhất Trung Quốc, do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đồng sáng tác vào những năm Trinh Quán triều Đường, tổng cộng 60 hình vẽ (đồ tượng), bên dưới có “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ. Người thống trị sợ tính chuẩn xác của nó, nên cố ý đảo loạn thứ tự các Tượng, loạt bài này sắp xếp lại cho đúng.

*  *  *

Tượng 52 (Trung-Mỹ liên hợp kháng Nhật)

Sấm viết:

Hữu khách Tây lai
Chí Đông nhi chỉ
Mộc Hỏa Kim Thủy
Tẩy thử đại sỉ

Tụng viết:

Viêm vận hoành khai thế giới đồng
Kim Ô ẩn nặc bạch dương trung
Tòng thử bất cảm xưng hùng trường
Binh khí toàn tiêu vận dĩ chung

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Có khách từ Tây
Đến Đông rồi dừng
Mộc Hỏa Kim Thủy
Tẩy nỗi nhục này

Tụng rằng:

Vận nóng mở rộng thế giới đồng
Kim Ô ẩn náu giữa bạch dương
Từ đó chẳng dám xưng hùng nữa
Binh khí trừ sạch vận đã xong

Giải:

“Hữu khách Tây lai, Chí Đông nhi chỉ” (Có khách từ Tây, Đến Đông rồi dừng): chỉ nước Mỹ từ phương Tây tới, kết liên minh với Trung Quốc.

“Mộc Hỏa Kim Thủy, Tẩy thử đại sỉ” (Mộc Hỏa Kim Thủy, Tẩy nỗi nhục này): “Mộc” chỉ Nhật Bản ở phương Đông, “Kim” chỉ nước Mỹ ở phương Tây; Kim khắc Mộc, Thủy khắc Hỏa. Ý nói nước Mỹ sẽ báo thù nỗi nhục Trân Châu Cảng.

“Viêm vận hoành khai thế giới đồng, Kim Ô ẩn nặc bạch dương trung” (Vận nóng mở rộng thế giới đồng, Kim Ô ẩn náu giữa bạch dương): trong Tượng 46, “Hỏa vận” chỉ chiến tranh thế giới I, còn ở Tượng này, “Viêm vận” chỉ chiến tranh thế giới II. Khi nước Mỹ tham chiến là chiến tranh thế giới II bùng nổ toàn diện. Nhật Bản cuối cùng thất bại đầu hàng. “Kim Ô” là tên gọi thời cổ của Thái Dương (mặt trời), ở đây chỉ Nhật Bản.

“Tòng thử bất cảm xưng hùng trường, Binh khí toàn tiêu vận dĩ chung” (Từ đó chẳng dám xưng hùng nữa, Binh khí trừ sạch vận đã xong): chỉ năm 1945, Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện, phe Đồng Minh yêu cầu Nhật Bản sửa đổi hiến pháp, chỉ rõ từ nay không được duy trì quân đội nữa.

Trong bức họa là hai nước Trung-Mỹ đồng tâm hiệp lực, nhất trí tác chiến chống Nhật (mặt trời). Trước ngực hai người có chữ “tâm” (心). Vị trí “một trước một sau” biểu thị Mỹ, Trung lần lượt tuyên chiến (ngày mùng 8, nước Mỹ tuyên chiến; ngày mùng 9, Trung Quốc tuyên chiến). Năm 1937, Nhật Bản xâm Hoa, chính phủ Dân Quốc vẫn cứ chiến mà không tuyên, nhẫn nhục đợi thời cơ. Mãi tới khi sự kiện “Trân Châu Cảng” bùng phát, mới lấy danh nghĩa quốc gia chính thức tuyên chiến với Nhật Bản.

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/gb/11/3/4/n3187632.htm

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 52 – Trung-Mỹ liên hợp kháng Nhật first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-52.html/feed0
Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 51 – Chiến tranh Thái Bình Dươnghttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-51.htmlhttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-51.html#respondThu, 14 Jun 2012 07:46:20 +0000https://chanhkien.org/?p=18809Trong hình vẽ là hai bên giao chiến trên biển: Mỹ quốc và Nhật Bản.

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 51 – Chiến tranh Thái Bình Dương first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mộc Tử

Tượng 51 «Thôi Bối Đồ»

[Chanhkien.org] Trong bức họa là hai bên giao chiến trên biển: Mỹ quốc và Nhật Bản.

Giới thiệu: «Thôi Bối Đồ» là cuốn sách tiên tri nổi tiếng nhất Trung Quốc, do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đồng sáng tác vào những năm Trinh Quán triều Đường, tổng cộng 60 hình vẽ (đồ tượng), bên dưới có “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ. Người thống trị sợ tính chuẩn xác của nó, nên cố ý đảo loạn thứ tự các Tượng, loạt bài này sắp xếp lại cho đúng.

*  *  *

Tượng 51 (Chiến tranh Thái Bình Dương)

Sấm viết:

Phi giả phi điểu
Tiềm giả phi ngư
Chiến bất tại binh
Tạo hóa du hí

Tụng viết:

Hải cương vạn lý tận vân yên
Thượng ngật vân tiêu hạ cập tuyền
Kim mẫu mộc công công ảo lộng
Can qua vị tiếp họa liên thiên

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Người bay chim bay
Người ẩn cá bơi
Chiến chẳng tại binh
Tạo hóa nô đùa

Tụng rằng:

Ngoài biển vạn dặm đầy mây khói
Trên tận mây xanh dưới suối nguồn
Mẹ vàng ông gỗ nên kỳ ảo
Can qua chưa tiếp họa mấy ngày

Giải:

“Phi giả phi điểu, Tiềm giả phi ngư” (Người bay chim bay, Người ẩn cá bơi): chỉ phi cơ và tàu ngầm.

“Chiến bất tại binh, Tạo hóa du hí” (Chiến chẳng tại binh, Tạo hóa nô đùa): chỉ chiến tranh hiện đại, khác với chiến tranh vũ khí lạnh trong quá khứ.

“Hải cương vạn lý tận vân yên, Thượng ngật vân tiêu hạ cập tuyền” (Ngoài biển vạn dặm đầy mây khói, Trên tận mây xanh dưới suối nguồn): chiến trường Thái Bình Dương dày đặc khói thuốc súng, hải-lục-không quân liên hợp tác chiến.

“Kim mẫu mộc công công ảo lộng, Can qua vị tiếp họa liên thiên” (Mẹ vàng ông gỗ nên kỳ ảo, Can qua chưa tiếp họa mấy ngày): chỉ ngày 7/12/1941, Nhật Bản tập kích Trân Châu Cảng, khởi đầu chiến tranh Thái Bình Dương. “Kim” {vàng} là phương Tây, ám chỉ nước Mỹ; “mẫu” {mẹ} là hàng không mẫu hạm, chỉ hạm đội Thái Bình Dương. “Mộc” {gỗ} là phương Đông, ám chỉ Nhật Bản; “công” {ông} chỉ Thiên hoàng Nhật Bản. “Kỳ ảo” chỉ kế hoạch tập kích bất ngờ. Trong ngũ hành, Kim khắc Mộc, ẩn dụ Nhật Bản cuối cùng sẽ thất bại.

Trong bức họa là hai bên giao chiến trên biển: Mỹ quốc và Nhật Bản.

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/gb/11/3/1/n3184274.htm

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 51 – Chiến tranh Thái Bình Dương first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-51.html/feed0
Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 50 – Nhật Bản xâm Hoahttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-50.htmlhttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-50.html#respondSun, 10 Jun 2012 16:58:19 +0000https://chanhkien.org/?p=18695Trong hình vẽ là mặt trời (Nhật) lặn sau núi đá (Thạch), chỉ Tưởng Giới Thạch kháng Nhật cuối cùng thắng lợi.

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 50 – Nhật Bản xâm Hoa first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mộc Tử

Tượng 50 «Thôi Bối Đồ»

[Chanhkien.org] Trong bức họa là mặt trời (Nhật) lặn sau núi đá (Thạch), chỉ Tưởng Giới Thạch kháng Nhật cuối cùng thắng lợi.

Giới thiệu: «Thôi Bối Đồ» là cuốn sách tiên tri nổi tiếng nhất Trung Quốc, do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đồng sáng tác vào những năm Trinh Quán triều Đường, tổng cộng 60 hình vẽ (đồ tượng), bên dưới có “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ. Người thống trị sợ tính chuẩn xác của nó, nên cố ý đảo loạn thứ tự các Tượng, loạt bài này sắp xếp lại cho đúng.

*  *  *

Tượng 50 (Nhật Bản xâm Hoa)

Sấm viết:

Điểu vô túc
Sơn hữu nguyệt
Húc sơ thăng
Nhân đô khốc

Tụng viết:

Thập nhị nguyệt trung khí bất hòa
Nam sơn hữu tước Bắc sơn la
Nhất triêu thính đắc kim kê khiếu
Đại hải trầm trầm Nhật dĩ quá

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Chim không chân
Núi có trăng
Nắng mới lên
Người đều khóc

Tụng rằng:

Giữa mười hai tháng khí bất hòa
Núi Nam có tước núi Bắc la
Mai kia nghe tiếng gà vàng gáy
Biển cả thâm trầm Nhật đã qua

Giải:

“Điểu vô túc, Sơn hữu nguyệt” (Chim không chân, Núi có trăng): chữ “điểu” (島) bỏ chân đi, phía trên vẫn còn chữ “nguyệt” (月), đặt lên chữ “sơn” (山) thì được chữ “đảo” (島) phồn thể. Trong đồ hình là chim đậu trên núi, cũng ám chỉ một chữ “đảo” (島). Câu này chỉ đảo quốc Nhật Bản.

“Húc sơ thăng, Nhân đô khốc” (Nắng mới lên, Người đều khóc): Nhật Bản xâm Hoa, người Trung Quốc rơi vào khổ nạn. “Nắng” chỉ cờ Thái Dương của Nhật Bản.

“Thập nhị nguyệt trung khí bất hòa, Nam sơn hữu tước Bắc sơn la” (Giữa mười hai tháng khí bất hòa, Núi Nam có tước núi Bắc la): giữa 12 tháng là tháng 6 Âm lịch, tức ngày 7/7/1937, xảy ra biến cố cầu Lư Câu. Nhật Bản nâng đỡ chính quyền Uông Tinh Vệ ở phía Nam (“tinh vệ” là tên một loài chim trong thần thoại, “tước” cũng là tên một loài chim), phía Bắc lại có Mãn Châu quốc của Ái Tân Giác La Phổ Nghi, (“la” chỉ họ Ái Tân Giác La). Tượng này nối tiếp chặt chẽ với Tượng trước.

“Nhất triêu thính đắc kim kê khiếu, Đại hải trầm trầm Nhật dĩ quá” (Mai kia nghe tiếng gà vàng gáy, Biển cả thâm trầm Nhật đã qua): chỉ năm 1945, năm Gà, Nhật Bản đầu hàng.

Trong bức họa là mặt trời (Nhật) lặn sau núi đá (Thạch), chỉ Tưởng Giới Thạch kháng Nhật cuối cùng thắng lợi.

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/gb/11/2/28/n3183221.htm

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 50 – Nhật Bản xâm Hoa first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-50.html/feed0
Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 49 – Ngụy Mãn Châu quốc kiến lậphttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-49.htmlhttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-49.html#respondSun, 10 Jun 2012 16:57:49 +0000https://chanhkien.org/?p=18691Trong hình vẽ là Phổ Nghi bị người Nhật Bản quản thúc khống chế. Phổ Nghi quay lưng về phía mặt trời (Nhật Bản), biểu thị trong tâm bất mãn.

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 49 – Ngụy Mãn Châu quốc kiến lập first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mộc Tử

Tượng 49 «Thôi Bối Đồ»

[Chanhkien.org] Trong bức họa là Phổ Nghi bị người Nhật Bản quản thúc khống chế. Phổ Nghi quay lưng về phía mặt trời (Nhật Bản), biểu thị trong tâm bất mãn.

Giới thiệu: «Thôi Bối Đồ» là cuốn sách tiên tri nổi tiếng nhất Trung Quốc, do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đồng sáng tác vào những năm Trinh Quán triều Đường, tổng cộng 60 hình vẽ (đồ tượng), bên dưới có “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ. Người thống trị sợ tính chuẩn xác của nó, nên cố ý đảo loạn thứ tự các Tượng, loạt bài này sắp xếp lại cho đúng.

*  *  *

Tượng 49 (Ngụy Mãn Châu quốc kiến lập)

Sấm viết:

Tuệ Tinh sạ kiến
Bất lợi Đông Bắc
Củ củ hà chi
Chiêm bỉ Lạc Quốc

Tụng viết:

Sàm thương nhất điểm hiện Đông phương
Ngô Sở y nhiên hữu Đế vương
Môn ngoại khách lai chung bất cửu
Càn khôn tái tạo tại Giác Cang

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Chợt thấy Sao Chổi
Bất lợi Đông Bắc
Lủi thủi làm chi
Ngước lên Lạc Quốc

Tụng rằng:

Một điểm ẩn gấp hiện Đông phương
Ngô Sở y rằng có Đế vương
Ngoài cửa khách đến không được lâu
Càn khôn tái tạo tại Giác Cang

Giải:

“Tuệ Tinh sạ kiến, Bất lợi Đông Bắc” (Chợt thấy Sao Chổi, Bất lợi Đông Bắc): Nhật Bản nhòm ngó Đông Bắc Trung Quốc.

“Củ củ hà chi, Chiêm bỉ Lạc Quốc” (Lủi thủi làm chi, Ngước lên Lạc Quốc): năm 1932, Phổ Nghi mộng tưởng lợi dụng lực lượng người Nhật Bản để khôi phục cựu quốc, lén lút đi vòng Thiên Tân, chạy đến Trường Xuân thành lập Mãn Châu quốc. “Mãn Châu” là danh xưng mà Hoàng Thái Cực cải thành, “Đông Bắc” là tên gọi do Dân Quốc không thừa nhận độc lập của Mãn Châu, sử dụng tới ngày nay. “Lạc Quốc” là cách nói “vương đạo lạc thổ” mà Mãn Châu tuyên dương.

“Sàm thương nhất điểm hiện Đông phương, Ngô Sở y nhiên hữu Đế vương, Môn ngoại khách lai chung bất cửu, Càn khôn tái tạo tại Giác Cang” (Một điểm ẩn gấp hiện Đông phương, Ngô Sở y rằng có Đế vương, Ngoài cửa khách đến không được lâu, Càn khôn tái tạo tại Giác Cang): vị khách đến ngoài cửa là Nhật Bản sẽ không giữ được lâu, lúc này chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đã thành lập tại Quảng Châu ở phương Nam. Quân cách mạng Quốc Dân do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo hoàn thành Bắc phạt, sơ bộ thống nhất Trung Quốc, chuẩn bị chấn hưng dân tộc Trung Hoa. “Đế vương” ở Ngô Sở chỉ Tưởng Giới Thạch sinh ra ở Chiết Giang (đất Ngô Sở), tương ứng với câu sấm “Quan trung Thiên Tử” trong Tượng 48. “Giác Cang” là “Đông phương”, ở đây chỉ Trung Quốc.

Trong bức họa là Phổ Nghi bị người Nhật Bản quản thúc khống chế. Phổ Nghi quay lưng về phía mặt trời (Nhật Bản), biểu thị trong tâm bất mãn.

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/gb/11/2/27/n3182369.htm

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 49 – Ngụy Mãn Châu quốc kiến lập first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-49.html/feed0
Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 48 – Cha con họ Tưởng trung hiếu nhân nghĩahttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-48.htmlhttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-48.html#respondWed, 06 Jun 2012 14:38:00 +0000https://chanhkien.org/?p=18687Trong bức vẽ là hai cha con, một già một trẻ đứng cùng một người quay lưng lại, dưới đất là một cành mạ xanh, ám chỉ Tôn Trung Sơn đem tư tưởng cộng hòa từ Tây phương về, "hòa" (和) [hé] {cộng hòa} với "hòa" (禾) [hé] {mạ non} là đồng âm.

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 48 – Cha con họ Tưởng trung hiếu nhân nghĩa first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mộc Tử

Tượng 48 «Thôi Bối Đồ»

[Chanhkien.org] Trong bức vẽ là hai cha con, một già một trẻ đứng cùng một người quay lưng lại, dưới đất là một cành mạ xanh, ám chỉ Tôn Trung Sơn đem tư tưởng cộng hòa từ Tây phương về, “hòa” (和) [hé] {cộng hòa} với “hòa” (禾) [hé] {mạ non} là đồng âm.

Giới thiệu: «Thôi Bối Đồ» là cuốn sách tiên tri nổi tiếng nhất Trung Quốc, do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đồng sáng tác vào những năm Trinh Quán triều Đường, tổng cộng 60 hình vẽ (đồ tượng), bên dưới có “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ. Người thống trị sợ tính chuẩn xác của nó, nên cố ý đảo loạn thứ tự các Tượng, loạt bài này sắp xếp lại cho đúng.

*  *  *

Tượng 48 (Cha con họ Tưởng trung hiếu nhân nghĩa)

Sấm viết:

Quan trung Thiên Tử
Lễ hiền hạ sĩ
Thuận thiên hưu mệnh
Bán lão hữu tử

Tụng viết:

Nhất cá hiếu tử tự Tây lai
Thủ ác Càn cương thiên hạ an
Vực trung lưỡng kiến tinh kỳ mĩ
Tiền nhân bất cập hậu nhân tài

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Thiên Tử quan trung
Chiêu hiền đãi sĩ
Thuận Trời theo mệnh
Nửa già có con

Tụng rằng:

Người con có hiếu đến từ Tây
Tay cầm Càn cương thiên hạ an
Trong nước thấy hai tinh kỳ đẹp
Tiền nhân không bì được hậu nhân

Giải:

“Quan trung Thiên Tử, Lễ hiền hạ sĩ” (Thiên Tử quan trung, Chiêu hiền đãi sĩ): chỉ họ Tưởng làm Tổng thống chính trực, trọng dụng nhân tài, tác phong khiêm tốn thân dân. “Trung” (中) ở đây là “trung chính”, Tưởng Trung Chính là tên thật của Tưởng Giới Thạch.

“Thuận thiên hưu mệnh, Bán lão hữu tử” (Thuận Trời theo mệnh, Nửa già có con): “thuận thiên” là “trung”, “hưu mệnh” là “nghĩa”; “bán lão hữu tử”, nửa chữ “lão” (老) ghép thêm chữ “tử” (子) được chữ “hiếu” (孝). Chỉ Tưởng Giới Thạch chú trọng “trung hiếu nhân nghĩa” trong tư tưởng truyền thống Trung Hoa, cha con họ Tưởng nhờ chữ “hiếu” mà vang danh thiên hạ.

“Nhất cá hiếu tử tự Tây lai, Thủ ác Càn cương thiên hạ an” (Người con có hiếu đến từ Tây, Tay cầm Càn cương thiên hạ an): Tưởng Kinh Quốc từ Liên Xô trở về, giúp phụ thân cai trị nước nhà ngày một hưng thịnh, hợp với câu sấm “Thùy củng nhi trị” (Không làm cũng trị) ở Tượng 47. “Càn cương thiên hạ”, “Càn cương” (乾纲) ẩn dụ chữ “Kinh” (经), “thiên hạ” ẩn dụ chữ “Quốc” (国), chỉ Tưởng Kinh Quốc.

“Vực trung lưỡng kiến tinh kỳ mĩ, Tiền nhân bất cập hậu nhân tài” (Trong nước thấy hai tinh kỳ đẹp, Tiền nhân không bì được hậu nhân): nước Mỹ hai lần phái binh sang Trung Quốc (“tinh kỳ mĩ” là cờ nước Mỹ), lần thứ nhất là liên quân tám nước, khi ấy triều Thanh không lợi dụng tốt cơ hội nước Mỹ bang trợ để đẩy Trung Quốc lên vũ đài thế giới. Nhưng lần này dưới sự trợ giúp của nước Mỹ, Trung Quốc sau chiến tranh trở thành “tứ cường” trên thế giới, lại là một trong những nước sáng lập Liên Hợp Quốc. Lúc này danh tiếng quốc gia lên cao chưa từng có, là lần đầu tiên sau thời “Khang Càn thịnh thế”. Tài năng của “tiền nhân” Lý Hồng Chương không sánh được “hậu nhân” là cha con họ Tưởng; điều này cũng ăn khớp với “Ngô Việt kỳ tài” trong tượng 41, chỉ Lý Hồng Chương.

Trong bức vẽ là hai cha con, một già một trẻ đứng cùng một người quay lưng lại, dưới đất là một cành mạ xanh, ám chỉ Tôn Trung Sơn đem tư tưởng cộng hòa từ Tây phương về, “hòa” (和) [hé] {cộng hòa} với “hòa” (禾) [hé] {mạ non} là đồng âm. Tuy nhiên cha con họ Tưởng mới là người nỗ lực thực thi tư tưởng này.

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/gb/11/2/24/n3179766.htm

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 48 – Cha con họ Tưởng trung hiếu nhân nghĩa first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-48.html/feed0
Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 47 – Quốc vận Trung Hoa Dân Quốchttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-47.htmlhttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-47.html#respondWed, 06 Jun 2012 14:37:20 +0000https://chanhkien.org/?p=18680"Tôi sinh là khỉ chết là điêu", ám chỉ Trung Hoa Dân Quốc sáng lập bởi Tôn Trung Sơn, "Tôn" (孙) [sūn] đồng âm với "tôn" (狲) [sūn], nghĩa là khỉ, kết thúc dưới thời Mã Anh Cửu, "Cửu" (九) [jiǔ] đọc gần giống "tựu" (鹫) [jiù], nghĩa là đại bàng.

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 47 – Quốc vận Trung Hoa Dân Quốc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mộc Tử

Tượng 47 «Thôi Bối Đồ»

[Chanhkien.org] “Sinh tôi là khỉ chết là điêu”: ám chỉ Trung Hoa Dân Quốc sáng lập bởi Tôn Trung Sơn, “Tôn” (孙) [sūn] đồng âm với “tôn” (狲) [sūn], nghĩa là khỉ, kết thúc dưới thời Mã Anh Cửu, “Cửu” (九) [jiǔ] đọc giống “tựu” (鹫) [jiù], nghĩa là đại bàng (“điêu”).

Giới thiệu: «Thôi Bối Đồ» là cuốn sách tiên tri nổi tiếng nhất Trung Quốc, do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đồng sáng tác vào những năm Trinh Quán triều Đường, tổng cộng 60 hình vẽ (đồ tượng), bên dưới có “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ. Người thống trị sợ tính chuẩn xác của nó, nên cố ý đảo loạn thứ tự các Tượng, loạt bài này sắp xếp lại cho đúng.

*  *  *

Tượng 47 (Quốc vận Trung Hoa Dân Quốc)

Sấm viết:

Nhất nhị tam tứ
Vô thổ hữu chủ
Tiểu tiểu Thiên Cang
Thùy củng nhi trị

Tụng viết:

Nhất khẩu Đông lai khí thái kiêu
Cước hạ vô lữ thủ vô mao
Nhược phùng Mộc Tử băng sương hoán
Sinh ngã giả hầu tử ngã điêu

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Một hai ba bốn
Không đất có chủ
Sao Bắc Đẩu nhỏ
Không làm cũng trị

Tụng rằng:

Một miệng từ Đông khí rất kiêu
Dưới chân không giày đầu không mao
Nếu gặp Mộc Tử băng sương tản
Sinh tôi là khỉ chết là điêu

Giải:

“Nhất nhị tam tứ, Vô thổ hữu chủ” (Một hai ba bốn, Không đất có chủ): “Nhất nhị tam tứ” chỉ “Kim Mộc Thủy Hỏa”. Thổ trong ngũ hành ổn định ở trung ương, Kim Mộc Thủy Hỏa bao quanh bốn phương, không có Thổ ngầm ý là bếp bênh rối loạn. Câu này chỉ Trung Hoa Dân Quốc từ khi đản sinh vẫn bấp bênh trong khói lửa chiến tranh. “Nhất nhị tam tứ” cũng chỉ Dân Quốc từ khi lập hiến có bốn họ Tổng thống do dân tuyển: cha con họ Tưởng (Tưởng Giới Thạch, Tưởng Kinh Quốc) hai đời làm Vương, là “Kim”; Lý Đăng Huy, chữ “Lý” (李) có bộ “Mộc” (木); Trần Thủy Biển, chữ “Thủy” (水) vốn thuộc Thủy; Mã Anh Cửu, “Mã” (ngựa) thuộc “Hỏa”. Dân Quốc tuy mất Đại Lục (Thổ), nhưng kế thừa văn minh truyền thống Trung Hoa, so với văn hóa Mác-Lê ngoại lai ở Đại Lục, thì đây mới là chủ nhân thực sự của dân tộc Trung Hoa.

“Tiểu tiểu Thiên Cang, Thùy củng nhi trị” (Sao Bắc Đẩu nhỏ, Không làm cũng trị): Dân Quốc tuy chỉ chiếm giữ Đài Loan nhỏ bé, nhưng cai trị cực kỳ phồn vinh.

“Nhất khẩu Đông lai khí thái kiêu” (Một miệng từ Đông khí rất kiêu): “nhất khẩu” (一口) là chữ “Nhật” (日), “Đông lai” ám chỉ Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai; câu này chỉ hai địch nhân lớn nhất của Trung Hoa Dân Quốc là Nhật Bản (đến từ phía Đông) và Trung Cộng. Nhật Bản làm suy yếu quốc lực Dân Quốc, Trung Cộng ngư ông đắc lợi lên đài.

“Cước hạ vô lữ thủ vô mao” (Dưới chân không giày đầu không mao): Tưởng Giới Thạch lãnh đạo cách mạng Quốc Dân, vật tư thiếu thốn, binh sĩ đều tận dụng lúc rảnh rỗi để bện giày rơm bằng tay, được gọi là “thảo hài binh” {lính giày cỏ}. Để biểu thị bản thân lúc nào cũng sẵn sàng bôn ba sa trường, trong thời kỳ kháng chiến, Tưởng Giới Thạch cũng để trọc đầu như binh sĩ (“đầu không mao”). Lấy đó để hình dung kháng chiến của Trung Hoa Dân Quốc gian nan cỡ nào. Ngoài ra, chữ “thủ” (首) bỏ hai tóc (“mao”) ở trên và bỏ giày (“lữ”) ở dưới còn chữ “bách” (百), nghĩa là 100. Ám chỉ quốc vận Dân Quốc ước chừng 100 năm (1912-2012).

“Nhược phùng Mộc Tử băng sương hoán” (Nếu gặp Mộc Tử băng sương tản): “Mộc Tử” (木子) là chữ “Lý” (李), chỉ Lý Đăng Huy; “băng sương” là Thủy (水), chỉ Trần Thủy Biển. “Hoán” (涣) [huàn], nghĩa là “tản, tiêu tán” đồng âm với “hoán” (换) [huàn], nghĩa là “đổi, thay thế”, chỉ Trần Thủy Biển thay thế Lý Đăng Huy.

“Sinh ngã giả hầu tử ngã điêu” (Sinh tôi là khỉ chết là điêu): ám chỉ Trung Hoa Dân Quốc sáng lập bởi Tôn Trung Sơn, “Tôn” (孙) [sūn] đồng âm với “tôn” (狲) [sūn], nghĩa là khỉ, kết thúc dưới thời Mã Anh Cửu, “Cửu” (九) [jiǔ] đọc giống “tựu” (鹫) [jiù], nghĩa là đại bàng (“điêu”).

Trong bức họa là ba trẻ nhi đồng, hàm ý khởi xướng “chủ nghĩa Tam dân”, trong tay cầm đảng huy của Quốc Dân Đảng.

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/gb/11/2/24/n3179757.htm

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 47 – Quốc vận Trung Hoa Dân Quốc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-47.html/feed0
Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 46 – Chiến tranh thế giới Ihttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-46.htmlhttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-46.html#respondSun, 03 Jun 2012 10:31:32 +0000https://chanhkien.org/?p=18666"Hỏa vận khai" là chiến tranh thế giới I, còn "Viêm vận khai" trong Tượng 52 là chiến tranh thế giới II. Tượng này ăn khớp trên dưới nên chỉ giải sơ qua.

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 46 – Chiến tranh thế giới I first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mộc Tử

Tượng 46 «Thôi Bối Đồ»

[Chanhkien.org] “Hỏa vận khai” là chiến tranh thế giới I, còn “Viêm vận khai” trong Tượng 52 là chiến tranh thế giới II. Tượng này ăn khớp trên dưới, ý đã khá rõ ràng nên chỉ giải sơ qua.

Giới thiệu: «Thôi Bối Đồ» là cuốn sách tiên tri nổi tiếng nhất Trung Quốc, do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đồng sáng tác vào những năm Trinh Quán triều Đường, tổng cộng 60 hình vẽ (đồ tượng), bên dưới có “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ. Người thống trị sợ tính chuẩn xác của nó, nên cố ý đảo loạn thứ tự các Tượng, loạt bài này sắp xếp lại cho đúng.

*  *  *

Tượng 46 (Chiến tranh thế giới I)

Sấm viết:

Môn ngoại nhất lộc
Quần hùng tranh trục
Kiếp cập diên ngư
Thủy thâm hỏa nhiệt

Tụng viết:

Hỏa vận khai thời họa mạn duyên
Vạn nhân hậu tử vạn nhân sinh
Hải ba năng sử giang hà trọc
Cảnh ngoại hà thù tại mục tiền

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Ngoài cửa một hươu
Quần hùng tranh đuổi
Cướp tới diên ngư
Nước sôi lửa bỏng

Tụng rằng:

Lúc vận lửa khai tai họa lan
Vạn người chết rồi vạn người sinh
Sóng biển khiến cho sông ngòi đục
Ngoài biên nơi nào tại nhãn tiền

Giải:

Đây là Tượng đầu tiên trong 8 Tượng thời Dân Quốc.

“Môn ngoại nhất lộc, Quần hùng tranh trục” (Ngoài cửa một hươu, Quần hùng tranh đuổi): chỉ ngoài biên giới Trung Quốc nổ ra đại chiến thế giới lần thứ I (tháng 8 năm 1914 – tháng 11 năm 1918).

“Hỏa vận khai” là chiến tranh thế giới I, còn “Viêm vận khai” trong Tượng 52 là chiến tranh thế giới II. Tượng này ăn khớp trên dưới, ý đã khá rõ ràng nên chỉ giải sơ qua.

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/gb/11/2/24/n3179737.htm

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 46 – Chiến tranh thế giới I first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-46.html/feed0
Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 45 – Cách mạng Tân Hợihttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-45.htmlhttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-45.html#respondSun, 03 Jun 2012 10:30:25 +0000https://chanhkien.org/?p=18802Trong đồ hình là quỷ cầm nguyên cái đầu (nguyên thủ), chỉ Viên Thế Khải khi nhậm chức Nguyên thủ được các cường quốc hỗ trợ thao túng. Cũng có lý giải là chỉ Lê Nguyên Hồng.

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 45 – Cách mạng Tân Hợi first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mộc Tử

Tượng 45 «Thôi Bối Đồ»

[Chanhkien.org] Trong bức họa là quỷ cầm nguyên cái đầu (nguyên thủ), chỉ Viên Thế Khải khi nhậm chức Nguyên thủ được các cường quốc hỗ trợ thao túng. Cũng có lý giải là chỉ Lê Nguyên Hồng.

Giới thiệu: «Thôi Bối Đồ» là cuốn sách tiên tri nổi tiếng nhất Trung Quốc, do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đồng sáng tác vào những năm Trinh Quán triều Đường, tổng cộng 60 hình vẽ (đồ tượng), bên dưới có “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ. Người thống trị sợ tính chuẩn xác của nó, nên cố ý đảo loạn thứ tự các Tượng, loạt bài này sắp xếp lại cho đúng.

*  *  *

Tượng 45 (Cách mạng Tân Hợi)

Sấm viết:

Hán Thủy mang mang
Bất thống kế thống
Nam Bắc bất phân
Hòa trung dữ cộng

Tụng viết:

Thủy thanh chung hữu kiệt
Đảo qua phùng bát nguyệt
Hải nội cánh vô vương
Bán hung hoàn bán cát

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Hán Thủy mênh mông
Không thống rồi thống
Nam Bắc không phân
Chung sức chung lòng

Tụng rằng:

Nước trong rồi cạn sạch
Trở giáo gặp tháng Tám
Trong nước càng không vua
Nửa hung lại nửa cát

Giải:

“Hán Thủy mang mang, Bất thống kế thống” (Hán Thủy mênh mông, Không thống rồi thống): “Hán Thủy” ám chỉ khởi nghĩa Vũ Xương. Đại biểu quyền lực hoàng gia là Tuyên Thống thoái vị, quốc gia theo yêu cầu của cộng hòa, thực hành chế độ Tổng thống.

“Nam Bắc bất phân, Hòa trung dữ cộng” (Nam Bắc không phân, Chung sức chung lòng): Viên Thế Khải ở phương Bắc, Tôn Trung Sơn ở phương Nam, hai bên đi đến thống nhất, thành lập quốc gia theo thể chế cộng hòa.

“Thủy thanh chung hữu kiệt, Đảo qua phùng bát nguyệt” (Nước trong rồi cạn sạch, Trở giáo gặp tháng Tám): phối hợp chặt chẽ với câu sấm “Hoàng Hà thủy thanh” (Nước Hoàng Hà trong) ở Tượng 35, “thanh” (清) {trong} chỉ triều Thanh. Tháng 10 năm 1911 (tháng 8 năm Tân Hợi theo Nông lịch), cách mạng Tân Hợi kết thúc thống trị của vương triều nhà Thanh.

“Hải nội cánh vô vương, Bán hung hoàn bán cát” (Trong nước càng không vua, Nửa hung lại nửa cát): nửa “hung” (兇) và nửa “cát” (吉) hợp lại thành một chữ Viên (袁), ám chỉ Viên Thế Khải soán quyền.

Trong bức họa là quỷ cầm nguyên cái đầu (nguyên thủ), chỉ Viên Thế Khải khi nhậm chức Nguyên thủ được các cường quốc hỗ trợ thao túng. Cũng có lý giải là chỉ Lê Nguyên Hồng.

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/gb/11/2/20/n3175714.htm

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 45 – Cách mạng Tân Hợi first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-45.html/feed0
Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 44 – Liên quân tám nước phân chia Trung Quốchttps://chanhkien.org/2012/05/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-44.htmlhttps://chanhkien.org/2012/05/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-44.html#respondWed, 30 May 2012 14:34:23 +0000https://chanhkien.org/?p=18798Trong đồ hình là tám cây đao, cây đao thứ ba từ trên xuống có lưỡi đao hướng lên trên, ám chỉ nước Mỹ không đồng ý phân chia Trung Quốc.

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 44 – Liên quân tám nước phân chia Trung Quốc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mộc Tử

Tượng 44 «Thôi Bối Đồ»

[Chanhkien.org] Trong bức họa là tám cây đao, cây đao thứ ba từ trên xuống có lưỡi đao hướng lên trên, ám chỉ nước Mỹ không đồng ý phân chia Trung Quốc.

Giới thiệu: «Thôi Bối Đồ» là cuốn sách tiên tri nổi tiếng nhất Trung Quốc, do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đồng sáng tác vào những năm Trinh Quán triều Đường, tổng cộng 60 hình vẽ (đồ tượng), bên dưới có “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ. Người thống trị sợ tính chuẩn xác của nó, nên cố ý đảo loạn thứ tự các Tượng, loạt bài này sắp xếp lại cho đúng.

*  *  *

Tượng 44 (Liên quân tám nước phân chia Trung Quốc)

Sấm viết:

Sơn cốc thiếu nhân khẩu
Dục tiễu thất kỳ sào
Đế vương xưng đệ huynh
Phân phân thị anh hào

Tụng viết:

Nhất cá hoặc nhân khẩu nội đề
Phân Nam phân Bắc phân Đông Tây
Lục hào chiêm tận văn minh kiến
Kỳ bố tinh la nhật nguyệt tề

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Thung lũng thiếu nhân khẩu
Muốn quét sạch tổ ấy
Đế vương xưng anh em
Ào ào là anh hào

Tụng rằng:

Một cái hoặc người khóc trong miệng
Phân Nam phân Bắc phân Đông Tây
Bói hết sáu hào văn minh thấy
Cờ vải lưới sao nhật nguyệt tròn

Giải:

“Sơn cốc thiếu nhân khẩu, Dục tiễu thất kỳ sào” (Thung lũng thiếu nhân khẩu, Muốn quét sạch tổ ấy): chữ “cốc” (谷) bỏ “nhân khẩu” (人口) còn chữ “bát” (八), chữ “dục” (欲) bỏ hết “nhân khẩu bát” (人口八) còn chữ “đao” (刀), ám chỉ liên quân tám nước (bát quốc) đánh vào Bắc Kinh, Hoàng đế Quang Tự bỏ chạy (“đào”).

“Đế vương xưng đệ huynh, Phân phân thị anh hào” (Đế vương xưng anh em, Ào ào là anh hào): Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, Nga, Đức, Ý, Áo-Hung, tám Đế quốc cùng xưng huynh đệ với nhau.

“Nhất cá hoặc nhân khẩu nội đề, Phân Nam phân Bắc phân Đông Tây” (Một cái hoặc người khóc trong miệng, Phân Nam phân Bắc phân Đông Tây): “Một cái hoặc người khóc trong miệng” là chữ “quốc” (国), ám chỉ quốc gia đối diện nguy cơ bị phân chia.

“Lục hào chiêm tận văn minh kiến, Kỳ bố tinh la nhật nguyệt tề” (Bói hết sáu hào văn minh thấy, Cờ vải lưới sao nhật nguyệt tròn): nước Mỹ kịch liệt phản đối ý kiến các nước, đề xuất chính sách mậu dịch “khai phóng mở cửa” (tương tự hiệp định tự do mậu dịch WTO ngày nay), chủ trương giữ nguyên chủ quyền và lãnh thổ Trung Quốc. Lại tiên phong lấy khoản bồi thường Canh Tý dùng cho phát triển giáo dục và giao lưu văn hóa Trung Quốc (“văn minh thấy”). Các quốc gia khác cũng đua nhau bắt chước. “Cờ vải lưới sao” là cờ sao kẻ sọc của Mỹ quốc. “Kỳ” (棋) {quân cờ} đồng âm với “kỳ” (旗) {lá cờ}.

Trong bức họa là tám cây đao, cây đao thứ ba từ trên xuống có lưỡi đao hướng lên trên, ám chỉ nước Mỹ không đồng ý phân chia Trung Quốc.

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/gb/11/2/20/n3175708.htm

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 44 – Liên quân tám nước phân chia Trung Quốc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/05/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-44.html/feed0
Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 43 – Loạn Nghĩa Hòa Đoànhttps://chanhkien.org/2012/05/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-43.htmlhttps://chanhkien.org/2012/05/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-43.html#respondWed, 30 May 2012 14:33:35 +0000https://chanhkien.org/?p=18794Trong đồ hình là Từ Hi Thái hậu dùng "Hồng Đăng Chiếu" (đèn đỏ soi sáng) chế ngự liệt cường. Sau chạy sang Tây An, dọc đường quan viên quỳ bái nghênh tiếp.

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 43 – Loạn Nghĩa Hòa Đoàn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mộc Tử

Tượng 43 «Thôi Bối Đồ»

[Chanhkien.org] Trong bức họa là Từ Hi Thái hậu dùng “Hồng Đăng Chiếu” {đèn đỏ soi sáng} chế ngự liệt cường. Sau chạy sang Tây An, dọc đường quan viên quỳ bái nghênh tiếp.

Giới thiệu: «Thôi Bối Đồ» là cuốn sách tiên tri nổi tiếng nhất Trung Quốc, do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đồng sáng tác vào những năm Trinh Quán triều Đường, tổng cộng 60 hình vẽ (đồ tượng), bên dưới có “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ. Người thống trị sợ tính chuẩn xác của nó, nên cố ý đảo loạn thứ tự các Tượng, loạt bài này sắp xếp lại cho đúng.

*  *  *

Tượng 43 (Loạn Nghĩa Hòa Đoàn)

Sấm viết:

Tiêm tiêm nữ tử
Xích thủ ngự địch
Bất phân họa phúc
Đăng quang tế nhật

Tụng viết:

Song quyền toàn chuyển càn khôn
Hải nội vô đoan bất tĩnh
Mẫu tử bất phân tiên hậu
Tây vọng Trường An nhập cận

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Phụ nữ thon thả
Tay không chống địch
Không phân họa phúc
Đèn che mặt trời

Tụng rằng:

Hai tay xoay chuyển càn khôn
Trong nước khi không không yên
Mẹ con không phân trước sau
Nhìn Tây vào bái Trường An

Giải:

“Tiêm tiêm nữ tử, Xích thủ ngự địch” (Phụ nữ thon thả, Tay không chống địch): chồng Từ Hi (Hoàng đế Hàm Phong) bệnh chết, con trai còn nhỏ, chỉ còn cách một mình chống đỡ vương triều nhà Thanh, đọ sức với liệt cường. “Hồng Đăng Chiếu” ngu muội, cổ xúy tay không dựa vào “bùa chú” là có thể đối đấu với nòng súng và đại bác. “Tiêm tiêm” (纤纤) {thon thả} ẩn dụ chữ “Từ” (慈), chỉ Từ Hi. “Xích thủ” {tay không} ẩn dụ “Hồng Đăng Chiếu” và “Nghĩa Hòa Đoàn”, còn gọi là Nghĩa Hòa Quyền, “quyền” (拳) là nắm tay.

“Bất phân họa phúc, Đăng quang tế nhật” (Không phân họa phúc, Đèn che mặt trời): “Hồng Đăng Chiếu”, “Nghĩa Hòa Đoàn” thế lực ngày càng lớn, Từ Hi muốn giúp Nghĩa Hòa Đoàn tranh đấu với liệt cường, ngư ông đắc lợi. Không nghĩ tới là đùa với lửa.

“Song quyền toàn chuyển càn khôn, Hải nội vô đoan bất tĩnh” (Hai tay xoay chuyển càn khôn, Trong nước khi không không yên): tháng 6 năm 1900, Từ Hi tuyên chiến với 11 nước, treo giải bắt giết người Tây. Nghĩa Hòa Đoàn (Nghĩa Hòa Quyền) tấn công sứ quán và giáo hội nước ngoài, tàn sát người Tây và dân chúng Trung Quốc tín giáo. Sự hung bạo khiến các nước điều quân bình loạn Trung Quốc. “Song quyền” là Nghĩa Hòa Quyền và chính quyền nhà Thanh.

“Mẫu tử bất phân tiên hậu, Tây vọng Trường An nhập cận” (Mẹ con không phân trước sau, Nhìn Tây vào bái Trường An): liên quân tám nước tiến công Bắc Kinh, Từ Hi mang Quang Tự chạy tới Tây An. Cũng hàm ý Từ Hi, Quang Tự gần như qua đời cùng lúc.

Trong bức họa là Từ Hi Thái hậu dùng “Hồng Đăng Chiếu” {đèn đỏ soi sáng} chế ngự liệt cường. Sau chạy sang Tây An, dọc đường quan viên quỳ bái nghênh tiếp.

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/b5/11/2/19/n3175098.htm

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 43 – Loạn Nghĩa Hòa Đoàn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/05/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-43.html/feed0
Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 42 – Chiến tranh Giáp Ngọ Trung-Nhậthttps://chanhkien.org/2012/05/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-42.htmlhttps://chanhkien.org/2012/05/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-42.html#respondSun, 27 May 2012 17:44:01 +0000https://chanhkien.org/?p=18747Trong đồ hình là một người nâng đỡ chiếc cây đang khuynh đảo, rễ cây đã lộ ra ngoài. "Khuynh" (倾) [qīng] {nghiêng ngả} với "Thanh" (清) [qīng] {triều Thanh} là đồng âm.

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 42 – Chiến tranh Giáp Ngọ Trung-Nhật first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mộc Tử

Tượng 42 «Thôi Bối Đồ»

[Chanhkien.org] Trong bức họa là một người nâng đỡ chiếc cây đang khuynh đảo, rễ cây đã lộ ra ngoài. “Khuynh” (倾) [qīng] {nghiêng ngả} với “Thanh” (清) [qīng] {triều Thanh} là đồng âm.

Giới thiệu: «Thôi Bối Đồ» là cuốn sách tiên tri nổi tiếng nhất Trung Quốc, do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đồng sáng tác vào những năm Trinh Quán triều Đường, tổng cộng 60 hình vẽ (đồ tượng), bên dưới có “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ. Người thống trị sợ tính chuẩn xác của nó, nên cố ý đảo loạn thứ tự các Tượng, loạt bài này sắp xếp lại cho đúng.

*  *  *

Tượng 42 (Chiến tranh Giáp Ngọ Trung-Nhật)

Sấm viết:

Cụ tắc sinh giới
Vô viễn vật giới
Thủy biên hữu nữ
Đối nhật tự bái

Tụng viết:

Ký du thần khí chung vô dụng
Dực dực tiểu tâm hữu thần chúng
Chuyển nguy vi an kiến tiết nghĩa
Vị tất hà sơn tự ngã tống

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Sợ thì sinh giới
Không xa chớ tới
Ven nước có nữ
Mặt trời tự bái

Tụng rằng:

Muốn thu thần khí thật uổng công
Cẩn thận chú ý bề tôi đông
Chuyển nguy thành an thấy tiết nghĩa
Non sông không hẳn tự mình tống

Giải:

“Cụ tắc sinh giới, Vô viễn vật giới” (Sợ thì sinh giới, Không xa chớ tới): chỉ “chiến tranh Giáp Ngọ” năm 1895. Lý Hồng Chương, Đinh Nhữ Xương sợ quân Nhật nên áp dụng chính sách phòng ngự dè dặt. Tàu thuyền của hạm đội Bắc Dương đại đa số gọi là “Viễn”, như Định Viễn, Trí Viễn, Trấn Viễn, Tế Viễn, v.v.

“Thủy biên hữu nữ, Đối nhật tự bái” (Ven nước có nữ, Mặt trời tự bái): thủy (氵) đặt cạnh “nữ” (女) chính là chữ “Nhữ” (汝), “nhật” (日) tự bái chính là chữ “Xương” (昌), chỉ Đinh Nhữ Xương. Thất bại khi chiến đấu với quân Nhật nguyên nhân là do chỉ huy cá nhân của Đinh Nhữ Xương. “Bái” (拜) [bài] {bái lạy} đồng âm với “bại” (败) [bài] {thất bại}.

“Ký du thần khí chung vô dụng, Dực dực tiểu tâm hữu thần chúng” (Muốn thu thần khí thật uổng công, Cẩn thận chú ý bề tôi đông): chỉ Nhật Bản muốn thôn tính Trung Quốc nhưng cuối cùng không được, trong triều có nhiều bề tôi trung thành bảo vệ.

“Chuyển nguy vi an kiến tiết nghĩa, Vị tất hà sơn tự ngã tống” (Chuyển nguy thành an thấy tiết nghĩa, Non sông không hẳn tự mình tống): Đinh Nhữ Xương và một số người theo ông tự sát báo quốc, Lý Hồng Chương cùng Nhật Bản ký kết điều ước Mã Quan, triều Thanh lại vượt qua một lần nguy cơ nữa. Tuy nhiên sau khi ký kết điều ước Mã Quan, người ta đem tội đổ hết lên đầu Lý Hồng Chương, gọi ông là “bán nước”, giáng ông xuống chức Tổng đốc Lưỡng Quảng. Triều Thanh diệt vong là quy luật “thành-trụ-hoại-diệt” tất nhiên của vũ trụ, cây lớn sắp đổ, sức người không sao đỡ được. “Non sông không hẳn tự mình tống” là giải thích lịch sử cho người đời sau, ăn khớp với câu tụng “Trời phái người này dẹp sát cơ” ở Tượng trước.

Trong bức họa là một người nâng đỡ chiếc cây đang khuynh đảo, rễ cây đã lộ ra ngoài. “Khuynh” (倾) [qīng] {nghiêng ngả} với “Thanh” (清) [qīng] {triều Thanh} là đồng âm. “Quả lựu” trên cây ám chỉ triều Thanh 16 năm sau (năm 1911) thì diệt vong, “thạch lựu” (石榴) [shí·liu], nghĩa là quả lựu, phát âm giống “thập lục” (十六) [shí·liù], nghĩa là 16.

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/gb/11/2/15/n3171090.htm

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 42 – Chiến tranh Giáp Ngọ Trung-Nhật first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/05/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-42.html/feed0
Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 41 – Lý Hồng Chương vận động Dương vụhttps://chanhkien.org/2012/05/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-41.htmlhttps://chanhkien.org/2012/05/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-41.html#respondSun, 27 May 2012 17:43:09 +0000https://chanhkien.org/?p=18743Trong đồ hình Lý Hồng Chương hắt nước (Hoài quân, thủy quân Bắc Dương) dập tắt chiến hỏa. Hắt nước là "dương thủy" (扬水), "dương" (扬) [yáng] {hắt} với "Dương" (洋) [yáng] {biển} là đồng âm, ẩn dụ thủy quân Bắc Dương.

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 41 – Lý Hồng Chương vận động Dương vụ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mộc Tử

Tượng 41 «Thôi Bối Đồ»

[Chanhkien.org] Trong bức họa Lý Hồng Chương hắt nước (Hoài quân, thủy quân Bắc Dương) dập tắt chiến hỏa. Hắt nước là “dương thủy” (扬水), “dương” (扬) [yáng] {hắt} với “dương” (洋) [yáng] {biển} là đồng âm, ẩn dụ thủy quân Bắc Dương.

Giới thiệu: «Thôi Bối Đồ» là cuốn sách tiên tri nổi tiếng nhất Trung Quốc, do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đồng sáng tác vào những năm Trinh Quán triều Đường, tổng cộng 60 hình vẽ (đồ tượng), bên dưới có “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ. Người thống trị sợ tính chuẩn xác của nó, nên cố ý đảo loạn thứ tự các Tượng, loạt bài này sắp xếp lại cho đúng.

*  *  *

Tượng 41 (Lý Hồng Chương vận động Dương vụ)

Sấm viết:

Vật cực tất phản
Dĩ độc chế độc
Tam xích đồng tử
Tứ di triếp phục

Tụng viết:

Khảm Ly tương khắc kiến thiên nghê
Thiên sứ tư nhân nhị sát cơ
Bất tín kỳ tài sản Ngô Việt
Trùng dương tòng thử tức binh sư

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Vật cực tất phản
Lấy độc trị độc
Đồng tử ba thước
Tứ di khiếp phục

Tụng rằng:

Khảm Ly tương khắc thấy mối trời
Trời phái người này dẹp sát cơ
Không tin kỳ tài từ Ngô Việt
Biển cả từ đó ngừng binh cơ

Giải:

“Dĩ độc chế độc” (Lấy độc trị độc): chỉ Lý Hồng Chương khởi xướng “vận động Dương vụ” “lấy Di chế Di”.

“Tam xích đồng tử” (Đồng tử ba thước): “tam xích” (三尺) tức chữ “trạch” (沢) [zé], đồng âm với “trạch” (泽) [zé] nghĩa là “sông” (Giang). “Tam xích đồng” tức “Giang Đồng”, ám chỉ Lý Hồng Chương. Lý Hồng Chương nguyên danh là Lý Chương Đồng, “Đồng” (桐) [tóng] với “đồng” (童) [tóng] là đồng âm.

“Tứ di triếp phục” (Tứ di khiếp phục): «Lý Hồng Chương truyện» trong sử triều Thanh bình rằng: “Hồng Chương đã dẹp nạn lớn, một mình làm chủ việc nước mấy thập niên, đối nội đối ngoại thường tự mình đảm trách, quốc gia nhờ thế nổi danh toàn cầu, trong ngoài chấn động kính phục, thời cận đại chưa từng có. Bình sinh lấy thiên hạ làm trách nhiệm, nhẫn nhục gánh vác, không hổ làm bề tôi của xã tắc”. Theo Thủ tướng Hirobumi của Nhật Bản, đây là người duy nhất trong Đế quốc Đại Thanh có khả năng tranh cường với các cường quốc trên thế giới.

“Khảm Ly tương khắc kiến thiên nghê, Thiên sứ tư nhân nhị sát cơ” (Khảm Ly tương khắc thấy mối trời, Trời phái người này dẹp sát cơ): “Khảm Ly” là Thủy Hỏa, ý là “Thủy khắc Hỏa”. Về đối nội, Lý Hồng Chương lập Hoài quân tiễu phỉ Thái Bình Thiên Quốc và loạn Niệp quân (khởi nghĩa nông dân phía Bắc An Huy, Hà Nam, Trung Quốc năm 1852-1868); về đối ngoại, hiện đại hóa phòng thủ trên biển—thủy quân Bắc Dương. Ý nói ông Trời phái người này dập tắt nguy cơ chiến hỏa. Chữ “nghê” (倪) có bộ “nhân” gợi ý chữ “tử” (子) {người}, ám chỉ họ “Lý” (李). Đây là bổ sung họ cho hai chữ “Giang Đồng” ở trên.

“Bất tín kỳ tài sản Ngô Việt, Trùng dương tòng thử tức binh sư” (Không tin kỳ tài từ Ngô Việt, Biển cả từ đó ngừng binh cơ): Lý Hồng Chương sinh ra tại An Huy (Ngô Việt), sáng lập mô hình phòng thủ trên biển và công nghiệp quân sự hiện đại. Ảnh hưởng của ông đối với Trung Quốc kéo dài mãi tới thời kỳ “quân phiệt Bắc Dương” thời Dân Quốc.

Trong bức họa Lý Hồng Chương hắt nước (Hoài quân, thủy quân Bắc Dương) dập tắt chiến hỏa. Hắt nước là “dương thủy” (扬水), “dương” (扬) [yáng] {hắt} với “dương” (洋) [yáng] {biển} là đồng âm, ẩn dụ thủy quân Bắc Dương.

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/b5/11/2/15/n3171078.htm

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 41 – Lý Hồng Chương vận động Dương vụ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/05/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-41.html/feed0
Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 40 – Liên quân Anh-Pháp vào Bắc Kinhhttps://chanhkien.org/2012/05/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-40.htmlhttps://chanhkien.org/2012/05/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-40.html#respondWed, 23 May 2012 16:41:10 +0000https://chanhkien.org/?p=18739Năm 1856, liên quân Anh-Pháp tiến vào Bắc Kinh. Trong bức vẽ, người đi theo phía sau là Sa Nga đục nước béo cò.

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 40 – Liên quân Anh-Pháp vào Bắc Kinh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mộc Tử

Tượng 40 «Thôi Bối Đồ»

[Chanhkien.org] Năm 1856, liên quân Anh-Pháp tiến vào Bắc Kinh. Trong bức vẽ, người đi theo phía sau là Sa Nga đục nước béo cò.

Giới thiệu: «Thôi Bối Đồ» là cuốn sách tiên tri nổi tiếng nhất Trung Quốc, do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đồng sáng tác vào những năm Trinh Quán triều Đường, tổng cộng 60 hình vẽ (đồ tượng), bên dưới có “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ. Người thống trị sợ tính chuẩn xác của nó, nên cố ý đảo loạn thứ tự các Tượng, loạt bài này sắp xếp lại cho đúng.

*  *  *

Tượng 40 (Liên quân Anh-Pháp vào Bắc Kinh)

Sấm viết:

Tây phương hữu nhân
Túc đạp thần kinh
Đế xuất bất hoàn
Tam đài phù khuynh

Tụng viết:

Hắc vân ảm ảm tự Tây lai
Đế tử lâm hà trúc kim đài
Nam hữu binh nhung Bắc hữu hỏa
Trung hưng tằng kiến hữu kỳ tài

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Phương Tây có người
Chân đạp thần kinh
Vua chạy không xong
Ba đài nâng đỡ

Tụng rằng:

Mây đen từ Tây sao ảm đạm
Con Vua gần sông dựng kim đài
Nam có việc quân Bắc có lửa
Phục hưng từng thấy có kỳ tài

Giải:

“Tây phương hữu nhân, Túc đạp thần kinh” (Phương Tây có người, Chân đạp thần kinh): chỉ năm 1856, liên quân Anh-Pháp tiến vào Bắc Kinh. Trong bức vẽ, người đi theo phía sau là Sa Nga đục nước béo cò.

“Đế xuất bất hoàn, Tam đài phù khuynh” (Vua chạy không xong, Ba đài nâng đỡ): Hoàng đế Hàm Phong bị bức rời kinh, bệnh chết tại Nhiệt Hà. Hoàng đế Đồng Trị kế vị, thời kỳ “Đồng Trị phục hưng” bắt đầu. “Tam đài” chỉ Hoàng đế Đồng Trị và lưỡng cung Thái hậu. Cũng có lý giải “tam đài” là ba người Tăng Quốc Phiên, Tả Tông Đường và Lý Hồng Chương.

“Hắc vân ảm ảm tự Tây lai, Đế tử lâm hà trúc kim đài” (Mây đen từ Tây sao ảm đạm, Con Vua gần sông dựng kim đài): giống ở trên. “Hà” {sông} chỉ Nhiệt Hà.

“Nam hữu binh nhung Bắc hữu hỏa” (Nam có việc quân Bắc có lửa): phía Nam có quân Thái Bình tạo phản, phía Bắc có Sa Nga xâm chiếm Đông Bắc và hơn 100 vạn km2 đất Tây Bắc.

“Trung hưng tằng kiến hữu kỳ tài” (Phục hưng từng thấy có kỳ tài): “Tằng” (曾) {từng} với “Tăng” (曾) {họ Tăng} đọc viết đều giống nhau. Tăng Quốc Phiên bình định Thái Bình Thiên Quốc, mở rộng giao thiệp với người nước ngoài, khiến triều Thanh xuất hiện cục diện “Đồng Trị phục hưng”. “Kỳ tài” Tăng Quốc Phiên ở Tượng này dẫn tới một “kỳ tài” khác ở Tượng sau—Lý Hồng Chương.

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/gb/11/2/13/n3169024.htm

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 40 – Liên quân Anh-Pháp vào Bắc Kinh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/05/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-40.html/feed0
Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 39 – Loạn Thái Bình Thiên Quốchttps://chanhkien.org/2012/05/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-39.htmlhttps://chanhkien.org/2012/05/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-39.html#respondWed, 23 May 2012 16:40:48 +0000https://chanhkien.org/?p=18735Trong đồ hình là đám xương khô do Hồng Tú Toàn tàn sát. "Thủy" (氵) {nước}, "thảo" (艹) {cỏ}, hai bộ "thi" (尸) cốt hợp thành chữ "Hồng" (洪).

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 39 – Loạn Thái Bình Thiên Quốc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mộc Tử

Tượng 39 «Thôi Bối Đồ»

[Chanhkien.org] Trong bức họa là đám xương khô do Hồng Tú Toàn sát hại. “Thủy” (氵) {nước}, “thảo” (艹) {cỏ}, hai bộ “thi” (尸) cốt hợp thành chữ “Hồng” (洪).

Giới thiệu: «Thôi Bối Đồ» là cuốn sách tiên tri nổi tiếng nhất Trung Quốc, do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đồng sáng tác vào những năm Trinh Quán triều Đường, tổng cộng 60 hình vẽ (đồ tượng), bên dưới có “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ. Người thống trị sợ tính chuẩn xác của nó, nên cố ý đảo loạn thứ tự các Tượng, loạt bài này sắp xếp lại cho đúng.

*  *  *

Tượng 39 (Loạn Thái Bình Thiên Quốc)

Sấm viết:

Đầu hữu phát
Y phạ bạch
Thái bình thời
Vương sát vương

Tụng viết:

Thái bình hựu kiến huyết hoa phi
Ngũ sắc chương thành quả ngoại y
Hồng thủy thao thiên miêu bất tú
Trung Nguyên tằng kiến mộng toàn phi

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Đầu có tóc
Áo sợ trắng
Thời thái bình
Vua giết vua

Tụng rằng:

Thái bình lại thấy máu bắn đi
Sớ thành năm màu bọc ngoại y
Hồng thủy cuộn trời mầm không nảy
Trung Nguyên từng thấy mộng toàn phi

Giải:

“Đầu hữu phát, Y phạ bạch” (Đầu có tóc, Áo sợ trắng): chỉ quân Thái Bình không cạo đầu, được gọi là “trường mao” (giặc tóc dài).

“Thái bình thời, Vương sát vương” (Thời thái bình, Vua giết vua): nói về hàng loạt sát phạt nội bộ trong Thái Bình Thiên Quốc. Bắc vương Vi Xương Huy nắm Bạch Kỳ tàn sát gia quyến Đông vương Dương Tú Thanh và Dực vương Thạch Đạt Khai, sau bị Thiên vương Hồng Tú Toàn giết chết.

“Thái bình hựu kiến huyết hoa phi, Ngũ sắc chương thành quả ngoại y” (Thái bình lại thấy máu bắn đi, Sớ thành năm màu bọc ngoại y): “huyết hoa phi” ở đây với “Dương hoa phi” (loạn Dương Quý Phi) và “Lý hoa phi” (loạn Lý Tự Thành) ở trước là cùng loại, tức binh loạn. Quân Thái Bình tác loạn, tàn sát dân chúng, khiến hàng nghìn vạn người chết oan. Dùng “Thiên triều điền mẫu chế độ”, “Tư chính tân thiên”, v.v. ba hoa chích chòe để bao bọc bề ngoài (“ngoại y”), lừa gạt dân chúng, che đậy bản chất sát nhân.

“Hồng thủy thao thiên miêu bất tú, Trung Nguyên tằng kiến mộng toàn phi” (Hồng thủy cuộn trời mầm không nảy, Trung Nguyên từng thấy mộng toàn phi): đầy đủ cả ba chữ “Hồng Tú Toàn”. Thái Bình Thiên Quốc từng chiếm 18 tỉnh, hơn một nửa Trung Quốc, nhưng rồi bị Tương quân của Tăng Quốc Phiên tiêu diệt. “Tằng” (曾) {từng} với “Tăng” (曾) {họ Tăng} là cùng một người: Tăng Quốc Phiên.

Trong bức họa là đám xương khô do Hồng Tú Toàn sát hại. “Thủy” (氵) {nước}, “thảo” (艹) {cỏ}, hai bộ “thi” (尸) cốt hợp thành chữ “Hồng” (洪).

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/gb/11/2/10/n3166424.htm

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 39 – Loạn Thái Bình Thiên Quốc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/05/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-39.html/feed0
Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 38 – Thiên Địa hội phản Thanh phục Minhhttps://chanhkien.org/2012/05/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-38.htmlhttps://chanhkien.org/2012/05/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-38.html#respondSat, 19 May 2012 06:43:59 +0000https://chanhkien.org/?p=18716Trong đồ hình là "thiên long" đấu với "địa xà", ám chỉ "Thiên Địa hội" với tôn chỉ "phản Thanh phục Minh".

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 38 – Thiên Địa hội phản Thanh phục Minh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mộc Tử

Tượng 38 «Thôi Bối Đồ»

[Chanhkien.org] Trong bức họa là “thiên long” đấu với “địa xà”, ám chỉ “Thiên Địa hội” với tôn chỉ “phản Thanh phục Minh”.

Giới thiệu: «Thôi Bối Đồ» là cuốn sách tiên tri nổi tiếng nhất Trung Quốc, do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đồng sáng tác vào những năm Trinh Quán triều Đường, tổng cộng 60 hình vẽ (đồ tượng), bên dưới có “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ. Người thống trị sợ tính chuẩn xác của nó, nên cố ý đảo loạn thứ tự các Tượng, loạt bài này sắp xếp lại cho đúng.

*  *  *

Tượng 38 (Phản Thanh phục Minh, Thiên Địa hội)

Sấm viết:

Mão Ngọ chi gian
Quyết tượng duy ly
Bát ngưu khiên động
Ung ung hi hi

Tụng viết:

Thủy hỏa ký tế nhân dân cát
Thủ trì kim qua bất sát tặc
Ngũ thập niên trung nhất tướng thần
Thanh thanh thảo tự điền gian xuất

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Giữa lúc Mão Ngọ
Voi ngất giữ khoảng
Tám trâu kéo theo
Nhộn nhịp rộn ràng

Tụng rằng:

Nước lửa đã qua nhân dân cát
Tay cầm mác vàng không giết giặc
Trong năm mươi năm một quan tướng
Cỏ xanh bát ngát nảy ngoài đồng

Giải:

“Mão Ngọ chi gian, Quyết tượng duy ly” (Giữa lúc Mão Ngọ, Voi ngất giữ khoảng): đầu triều Thanh, hai triều Khang Hy, Ung Chính, tuy nhân dân sinh hoạt an định, nhưng người Hán trong dân gian vẫn ngầm dấy khởi kêu gọi “phản Thanh phục Minh”. “Giữa lúc Mão Ngọ” là “Thìn Tỵ”, tức “long xà”.

“Bát ngưu khiên động, Ung ung hi hi” (Tám trâu kéo theo, Nhộn nhịp rộn ràng): “bát ngưu” (八牛) là chữ “Chu” (朱), họ của nhà Minh, ám chỉ phản kháng của lực lượng cũ triều Minh. “Ung ung hi hi” chỉ Khang Hy, Ung Chính.

“Thủy hỏa ký tế nhân dân cát, Thủ trì kim qua bất sát tặc” (Nước lửa đã qua nhân dân cát, Tay cầm mác vàng không giết giặc): chỉ triều Thanh thời đầu áp dụng chính sách vừa áp bức vừa vỗ về người Hán, đạt được thành công.

“Ngũ thập niên trung nhất tướng thần, Thanh thanh thảo tự điền gian xuất” (Trong năm mươi năm một quan tướng, Cỏ xanh bát ngát nảy ngoài đồng): chỉ người sáng lập Thiên Địa hội — tướng cũ nhà Minh là Trần Vĩnh Hoa (từ năm 1656-1680 trong quân, làm tướng 25 năm, trong “năm mươi năm”). “Thần” (臣) [chén] {bề tôi} đồng âm với “Trần” (陈) [chén] {họ Trần}. “Cỏ xanh bát ngát nảy ngoài đồng” là chữ “Hoa” (华). Dưới áp chế của triều Thanh, Thiên Địa hội sau bí mật phân thành Thanh bang, Hồng bang, Ca Lão hội, v.v. phân tán khắp dân gian. Các bang phái này đi theo vương triều nhà Thanh cho tới lúc kết thúc. Lịch sử tiến nhập vòng tuần hoàn: Tôn Trung Sơn thành lập Đồng Minh hội, đề xuất “đuổi người Tác-ta, khôi phục Trung Hoa”, khi ấy được bang trợ rất lớn bởi các bang phái như Ca Lão hội, Hồng bang. Sau cách mạng Tân Hợi, việc đầu tiên mà Tôn Trung Sơn làm là: bái lăng triều Minh.

Trong bức họa là “thiên long” đấu với “địa xà”, ám chỉ “Thiên Địa hội” với tôn chỉ “phản Thanh phục Minh”. “Địa đầu xà” sau này trở thành tục xưng của bang hội.

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/gb/11/2/10/n3166378.htm

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 38 – Thiên Địa hội phản Thanh phục Minh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/05/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-38.html/feed0
Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 37 – Bắt sống Ngao Báihttps://chanhkien.org/2012/05/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-37.htmlhttps://chanhkien.org/2012/05/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-37.html#respondSat, 19 May 2012 06:43:36 +0000https://chanhkien.org/?p=18712Trong đồ hình là Ngao Bái thần thái ngạo mạn, tựa như không phục. Giương hai tay ra ẩn dụ chữ "bái" (拜).

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 37 – Bắt sống Ngao Bái first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mộc Tử

Tượng 37 «Thôi Bối Đồ»

[Chanhkien.org] Trong bức họa là Ngao Bái thần thái ngạo mạn, tựa như không phục. Giương hai tay ra ẩn dụ chữ “bái” (拜).

Giới thiệu: «Thôi Bối Đồ» là cuốn sách tiên tri nổi tiếng nhất Trung Quốc, do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đồng sáng tác vào những năm Trinh Quán triều Đường, tổng cộng 60 hình vẽ (đồ tượng), bên dưới có “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ. Người thống trị sợ tính chuẩn xác của nó, nên cố ý đảo loạn thứ tự các Tượng, loạt bài này sắp xếp lại cho đúng.

*  *  *

Tượng 37 (Bắt sống Ngao Bái)

Sấm viết:

Ảm ảm âm mai
Sát bất dụng đao
Vạn nhân bất tử
Nhất nhân nan đào

Tụng viết:

Hữu nhất quân nhân thân đới cung
Chỉ ngôn ngã thị bạch đầu ông
Đông biên môn lí phục kim kiếm
Dũng sĩ hậu môn nhập Đế cung

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Âm u mù mịt
Giết không dùng đao
Vạn người không chết
Một người khó chạy

Tụng rằng:

Có một người lính mình đeo cung
Chỉ nói ta là bạch đầu ông
Hướng Đông cửa ngõ phục bảo kiếm
Dũng sĩ cổng sau nhập Đế cung

Giải:

“Ảm ảm âm mai, Sát bất dụng đao” (Âm u mù mịt, Giết không dùng đao): “giết không dùng đao” chỉ dùng hai tay, tức “song thủ”, hai chữ “thủ” (手) hợp thành một chữ “bái” (拜). Cũng nói Ngao Bái lạm quyền, kiêu căng tự đại. Bởi vậy Hoàng đế Khang Hy dùng diệu kế bắt sống Ngao Bái.

“Vạn nhân bất tử, Nhất nhân nan đào” (Vạn người không chết, Một người khó chạy): để mau chóng ổn định chính cục, không mở rộng phạm vi liên lụy và triệt hạ vây cánh.

“Hữu nhất quân nhân thân đới cung, Chỉ ngôn ngã thị bạch đầu ông” (Có một người lính mình đeo cung, Chỉ nói ta là bạch đầu ông): Ngao Bái vào điện mang theo mình thanh kiếm, lại hiệu xưng là “Mãn Châu đệ nhất dũng sĩ”, cậy công mà kiêu ngạo. Từng được ban hiệu là “Ba Đồ Lỗ” (“Ba Đồ Lỗ” là dịch âm Baturu của tiếng Mãn, nghĩa là: giỏi giang, hảo hán). “Bạch đầu ông” ở đây là biểu tượng hóa dịch âm của “Ba Đồ Lỗ”. “Có một người lính mình đeo cung”, chữ “nhân” (人) đeo thêm “cung” (弓) chính là chữ “Di” (夷), “người Di” chính là người Hồ (Mãn).

“Đông biên môn lí phục kim kiếm, Dũng sĩ hậu môn nhập Đế cung” (Hướng Đông cửa ngõ phục bảo kiếm, Dũng sĩ cổng sau nhập Đế cung): chính là nói Hoàng đế Khang Hy bày mưu, bí mật bố trí lực lượng, tháng 5 năm Khang Hy thứ 8 (năm 1669) bắt sống Ngao Bái.

Trong bức họa là Ngao Bái thần thái ngạo mạn, tựa như không phục. Giương hai tay ra ẩn dụ chữ “bái” (拜).

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/gb/11/2/6/n3162806.htm

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 37 – Bắt sống Ngao Bái first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/05/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-37.html/feed0
Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 36 – Hiếu Trang hiền, Khang Hy thịnhhttps://chanhkien.org/2012/05/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-36.htmlhttps://chanhkien.org/2012/05/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-36.html#respondTue, 15 May 2012 15:54:30 +0000https://chanhkien.org/?p=18708Trong đồ hình là hai người, một đàn ông một đàn bà, đứng với trang phục lộng lẫy (thịnh trang), ám chỉ sau Hiếu Trang là thời "Khang Càn thịnh thế".

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 36 – Hiếu Trang hiền, Khang Hy thịnh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mộc Tử

Tượng 36 «Thôi Bối Đồ»

[Chanhkien.org] Trong bức họa là hai người, một nam một nữ, đứng với trang phục lộng lẫy (thịnh trang), ám chỉ sau Hiếu Trang là thời “Khang Càn thịnh thế”.

Giới thiệu: «Thôi Bối Đồ» là cuốn sách tiên tri nổi tiếng nhất Trung Quốc, do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đồng sáng tác vào những năm Trinh Quán triều Đường, tổng cộng 60 hình vẽ (đồ tượng), bên dưới có “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ. Người thống trị sợ tính chuẩn xác của nó, nên cố ý đảo loạn thứ tự các Tượng, loạt bài này sắp xếp lại cho đúng.

*  *  *

Tượng 36 (Hiếu Trang hiền, Khang Hy thịnh)

Sấm viết:

Âm Dương hòa
Hóa dĩ chính
Khôn thuận nhi cảm
Hậu kiến Nghiêu Thuấn

Tụng viết:

Thùy vân nữ tử thượng cương cường
Khôn đức cư nhiên cảm tứ phương
Trùng kiến trung thiên tân khí tượng
Bặc niên nhất lục thọ nhi khang

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Âm Dương hòa
Hóa theo chính
Khôn thuận mà cảm
Sau thấy Nghiêu Thuấn

Tụng rằng:

Ai bảo nữ giới ấy cương cường
Đức Khôn rõ ràng cảm bốn phương
Lại thấy giữa trời tân khí tượng
Ước năm một sáu thọ mà khang

Giải:

“Âm Dương hòa, Hóa dĩ chính” (Âm Dương hòa, Hóa theo chính); “Thùy vân nữ tử thượng cương cường, Khôn đức cư nhiên cảm tứ phương” (Ai bảo nữ giới ấy cương cường, Đức Khôn rõ ràng cảm bốn phương): ở đây chỉ Hiếu Trang Văn Hoàng hậu, vợ Hoàng Thái Cực. Bà bình phục Nhiếp chính vương Đa Nhĩ Cổn, giúp quyền lực Hoàng đế trở về tay Thuận Trị, lấy nhu khắc cương, Hoàng thất quy chính. Giúp đỡ Hoàng đế Khang Hy tự mình chấp chính, dùng mưu bắt sống Ngao Bái, bình định Tam Phiên, đều là trợ giúp toàn lực sau hậu trường của Hiếu Trang Văn Hoàng hậu.

“Trùng kiến trung thiên tân khí tượng, Bặc niên nhất lục thọ nhi khang” (Lại thấy giữa trời tân khí tượng, Ước năm một sáu thọ mà khang): kể từ sau thời “Vĩnh Lạc thịnh thế” triều Minh, Trung Quốc lại nghênh đón “Khang Càn thịnh thế” triều Thanh. “Khang” (康) chỉ Khang Hy. Khang Hy gần 70 tuổi thì qua đời, ứng với câu “ước năm một sáu thọ” (7=1+6). “Sau thấy Nghiêu Thuấn” ý nói Khang Hy Đại Đế là một trong những Đế Vương đệ nhất từ thiên cổ (cũng hàm ý Càn Long).

Trong bức họa là hai người, một nam một nữ, đứng với trang phục lộng lẫy (thịnh trang), ám chỉ sau Hiếu Trang là thời “Khang Càn thịnh thế”.

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/gb/11/2/6/n3162784.htm

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 36 – Hiếu Trang hiền, Khang Hy thịnh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/05/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-36.html/feed0
Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 35 – Triều Thanh lập, truyền mười đờihttps://chanhkien.org/2012/05/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-35.htmlhttps://chanhkien.org/2012/05/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-35.html#respondTue, 15 May 2012 15:53:39 +0000https://chanhkien.org/?p=18704Trong đồ hình là thuyền chở 10 người, trên cắm 8 lá cờ (Bát Kỳ), ngụ ý rất rõ.

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 35 – Triều Thanh lập, truyền mười đời first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mộc Tử

Tượng 35 «Thôi Bối Đồ»

[Chanhkien.org] Trong bức họa là thuyền chở 10 người từ hướng Đông Bắc, trên cắm 8 lá cờ (Bát Kỳ), ngụ ý rất rõ.

Giới thiệu: «Thôi Bối Đồ» là cuốn sách tiên tri nổi tiếng nhất Trung Quốc, do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đồng sáng tác vào những năm Trinh Quán triều Đường, tổng cộng 60 hình vẽ (đồ tượng), bên dưới có “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ. Người thống trị sợ tính chuẩn xác của nó, nên cố ý đảo loạn thứ tự các Tượng, loạt bài này sắp xếp lại cho đúng.

*  *  *

Lời nói đầu

«Thôi Bối Đồ» (推背图) là cuốn sách sấm do Lý Thuần Phong và Viên Thiên Cang đồng biên soạn vào đầu những năm Trinh Quán triều Đường (năm 627-649), bao gồm 60 bức họa (đồ tượng), bản gốc phân thành Quyển 1 (đến Tượng 40) và Quyển 2 (sau Tượng 40). Mỗi bức họa ở dưới đều kèm theo “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ, tiên tri những sự kiện trọng đại phát sinh qua các triều đại Trung Quốc từ triều Đường về sau. Khi đối chiếu những sự việc được tiên đoán trong «Thôi Bối Đồ» với các sự kiện đã xảy ra, thì người ta phát hiện thấy sự chuẩn xác đến đáng kinh ngạc!

Từ Tượng 32 trở về trước, «Thôi Bối Đồ» dự đoán những sự kiện lịch sử chính xác đến 100%. Cũng chính vì thế mà «Thôi Bối Đồ» luôn thuộc loại “sách cấm” đối với những người đương quyền Trung Quốc qua các triều đại. Có người đã cố ý đả loạn thứ tự các Tượng đối với những dự ngôn của «Thôi Bối Đồ» từ triều Minh về sau, khiến người đời sau khó mà dịch giải. Bởi vậy loạt bài này dịch giải lại mới hoàn toàn «Thôi Bối Đồ» trên cơ sở sắp xếp lại đúng thứ tự các Tượng kể từ triều Thanh.

Sau đây là phá giải dự ngôn từ triều Thanh về sau (Tượng 35-60), với các Tượng được sắp xếp và đánh số lại theo đúng thứ tự:

Tượng 35 (Triều Thanh lập, truyền mười đời)

Sấm viết:

Hoàng Hà thủy thanh
Khí thuận tắc trị
Chủ khách bất phân
Địa chi vô Tý

Tụng viết:

Thiên Trường Bạch bộc lai
Hồ nhân khí bất suy
Phiên ly đa triệt khứ
Trĩ tử bán khả ai

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Nước Hoàng Hà trong
Khí thuận là trị
Chủ khách không phân
Địa chi không Tý

Tụng rằng:

Thác nước trời Trường Bạch
Người Hồ khí không suy
Hàng rào bỏ đi nhiều
Trẻ con nửa bi ai

Giải:

“Hoàng Hà thủy thanh, Khí thuận tắc trị” (Nước Hoàng Hà trong, Khí thuận là trị): đây là Tượng đầu tiên trong 11 Tượng về triều Thanh, khái quát quốc vận triều Thanh, chỉ triều Thanh từ thời Hoàng đế Thuận Trị là bắt đầu vào làm chủ Trung Nguyên. “Thanh” (清) {trong} chỉ triều Thanh, “trị” (治) chỉ Thuận Trị.

“Chủ khách bất phân, Địa chi vô Tý” (Chủ khách không phân, Địa chi không Tý): các bộ tộc Nữ Chân của Mãn Thanh nguyên là làm khách lệ thuộc triều Minh, nay đảo khách thành chủ. Ngoài ra còn hàm ý tộc Mãn dung nhập tộc Hán, ý là “Mãn Hán một nhà”. Nỗ Nhĩ Cáp Xích kiến lập “Hậu Kim”, đến năm 1636 Hoàng Thái Cực cải quốc hiệu thành “Thanh”, từ Thuận Trị truyền được 10 Hoàng đế. Địa chi có 12 ngôi, bởi vậy không tính Nỗ Nhĩ Cáp Xích (ngôi Tý) thì triều Thanh có tổng cộng 11 vị Hoàng đế.

“Thiên Trường Bạch bộc lai, Hồ nhân khí bất suy” (Thác nước trời Trường Bạch, Người Hồ khí không suy): núi Trường Bạch là đất phát tích mà ông Trời phú cho dân tộc Mãn. Sau triều Nguyên, người Hồ ở phương Bắc lại một lần nữa xâm nhập làm chủ Trung Nguyên.

“Phiên ly đa triệt khứ, Trĩ tử bán khả ai” (Hàng rào bỏ đi nhiều, Trẻ con nửa bi ai): bình loạn Tam Phiên (có chữ “phiên”), Trường Thành (“hàng rào”) không lại trở thành bức tường phân cách quân sự Bắc-Nam nữa. Đài Loan, Tân Cương, v.v. đều quy về bản đồ triều Thanh, cương vực rộng lớn chưa từng có. Sau khi nhập quan, Mãn Thanh truyền được 10 Hoàng đế, trong đó một nửa lên ngôi khi chưa đầy 10 tuổi (Thuận Trị, Khang Hy, Đồng Trị, Quang Tự, Tuyên Thống), đúng là khá “bi ai”.

Trong bức họa là thuyền chở 10 người từ hướng Đông Bắc, trên cắm 8 lá cờ (Bát Kỳ), ngụ ý rất rõ.

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/gb/11/2/2/n3160598.htm

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 35 – Triều Thanh lập, truyền mười đời first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/05/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-35.html/feed0