tinh giải luận ngữ | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnTue, 08 Apr 2025 14:29:12 +0000en-UShourly1Tinh giải luận ngữ (47): Con người cần sống ngay thẳnghttps://chanhkien.org/2025/04/tinh-giai-luan-ngu-47-con-nguoi-can-song-ngay-thang.htmlSat, 05 Apr 2025 01:36:02 +0000https://chanhkien.org/?p=37002[ChanhKien.org] Nguyên văn 子曰:“人之生(1)也直(2),罔(3)之生也幸(4)而免(5)。” (《论语·雍也第六》) Hán Việt Tử viết: “Nhân chi sinh (1) dã trực (2), võng (3) chi sinh dã hạnh (4) nhi miễn (5)”. (Luận ngữ – Chương 6 – Ung dã) Phiên âm Zǐ yuē: “Rén zhī shēng yě zhí, wǎng zhī shēng yě xìng ér miǎn”. (Lúnyǔ·yōngyě dì lìu) Chú âm […]

The post Tinh giải luận ngữ (47): Con người cần sống ngay thẳng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Nguyên văn

子曰:“人之生(1)也直(2),罔(3)之生也幸(4)而免(5)。” (《论语·雍也第六》)

Hán Việt

Tử viết: “Nhân chi sinh (1) dã trực (2), võng (3) chi sinh dã hạnh (4) nhi miễn (5)”. (Luận ngữ – Chương 6 – Ung dã)

Phiên âm

Zǐ yuē: “Rén zhī shēng yě zhí, wǎng zhī shēng yě xìng ér miǎn”. (Lúnyǔ·yōngyě dì lìu)

Chú âm

子ㄗˇ曰ㄩㄝˋ:“人ㄖㄣˊ之ㄓ 生ㄕㄥ 也ㄧㄝˇ 直ㄓˊ,罔ㄨㄤˇ 之ㄓ 生ㄕㄥ 也ㄧㄝˇ 幸ㄒㄧㄥˋ 而ㄦˊ 免ㄇㄧㄢˇ。” (《论ㄌㄨㄣˊ语ㄩˇ·雍ㄩㄥ也ㄧㄝˇ第ㄉㄧˋ六ㄌㄧㄡˋ》)

Chú thích

1. 生 (sinh): sinh sống

2. 直 (trực): chỉ bản tính chính trực phù hợp với đạo lý sinh trưởng không ngừng.

3. 罔 (võng): xuyên tạc bịa đặt, không chính trực, rời xa đạo lý sinh trưởng không ngừng.

4. 幸 (hạnh): may mắn nhất thời. Những lời xuyên tạc đặt điều dẫn đến trạng thái không đúng đắn, không nên sống như vậy.

5. 免 (miễn): tạm thời tránh khỏi kiếp nạn. Sinh mệnh vẫn còn cơ hội nhận ra lỗi lầm của mình và tu chính, nếu không biết hối cải thì ắt gặp kiếp nạn.

Diễn nghĩa

Khổng Tử nói: “Con người có thể sống tốt là nhờ có bản tính chính trực phù hợp với đạo lý sinh trưởng không ngừng, nếu như rời xa hay làm mất đi bản tính ngay thẳng ấy, thì chỉ có thể tạm thời may mắn tránh được kiếp nạn mà sống tạm bợ qua ngày mà thôi”.

Nghiên cứu và phân tích

Con người nên đỉnh thiên lập địa giống như cây cối, đều nên ngay thẳng mà sống trên mặt đất vậy, nếu chỉ cần hơi chút ngả nghiêng hay cong vẹo mà không uốn thẳng lại ngay, thì ngày sau khó mà thành tài. Con người có bản tính chính trực, cũng phù hợp với Đạo trung dung. Thực ra, đó chính là cốt lõi để con người có thể sống hưng thịnh, thiên địa, sinh mệnh, vạn vật chẳng phải cũng cần phù hợp với quy luật vận hành của vũ trụ và đạo lý sinh sôi không ngừng hay sao? Nếu con người quên đi bản tính của mình là đến từ Thiên Đạo, bỏ gốc lấy ngọn, một mực truy cầu hưởng lạc vật chất tại thế gian, thì chính là chạy theo hướng ngược lại, tự làm tự chịu.

“Nhân chi sinh dã trực”, trong câu này cũng mang ý nghĩa bảo hộ bản tính thừa hưởng từ Thiên Đạo, ý nghĩa là không thể xa rời. Nếu cứ an yên và đắm chìm trong hưởng lạc vật chất thì chính là đã quá xa rời Thiên Đạo rồi. Hưởng thụ vật chất tưởng chừng là rất thực tế nhưng thực chất lại chính là hư huyễn, thật ra chính là sống trong “võng” (dối trá), chính là “hạnh nhi miễn” (may mắn tránh được kiếp nạn). Hạnh phúc chân chính của sinh mệnh nào đâu phải do hướng ngoại cầu, mà nên xuất phát từ bản tính chính trực đã có sẵn từ tiên thiên, tự tìm thấy niềm vui trong Đạo.

Câu hỏi mở rộng

1. Con người hiện đại có cuộc sống sung túc đủ đầy, khoa học kỹ thuật phát triển, hàng hóa và đồ chơi giải trí muốn gì có nấy, đáng lẽ phải thấy hài lòng, nhưng tại sao trong nội tâm người ta lại trống rỗng, cô đơn và có cảm giác mất mát?

Tham khảo

Trong một xã hội tiêu dùng hoang phí hiện nay, rất nhiều người đều chìm đắm trong sự hưởng lạc vô bờ mà vật chất khoa học kỹ thuật mang lại, sống một cách vô cùng nhàn hạ, dường như người ta dần trở nên nghiện cái cuộc sống đắm chìm, dựa dẫm, an nhàn, hưởng lạc này, từ đó bành trướng cái “võng” (dối trá), đè nén phần “trực” (chính trực). Khi văn minh vật chất đầy rẫy trong cuộc sống, nhưng văn minh tinh thần lại không được coi trọng, hệ quả là đạo đức suy thoái, thiện ác, tốt xấu khó mà phân biệt được, theo đó các loại biểu hiện, tín tức, tâm lý biến thái tạp loạn xuất hiện ồ ạt khiến cho rất nhiều người học theo, chỉ cần có tiền để kiếm, có tiền để tiêu, thì dường như không có ai quản, mặc sức làm chuyện thất đức để đổi lấy hưởng lạc vật chất, sa lầy vào vũng bùn ấy mà không thể thoát ra, hoàn toàn không biết rằng tinh thần bản thân đang suy kiệt, đang sống trong “võng” (điều giả dối).

2. Sự xuất hiện của thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh có liên quan tới việc con người đã rời quá xa với bản tính chính trực hay không?

Tham khảo

“Võng chi sinh dã hạnh nhi miễn” (không ngay thẳng cũng sống được, ấy là nhờ may mắn tránh khỏi tai họa mà thôi), nhưng người mà “dối trá” cũng có thể gặp nạn hoặc tử vong, đó chính là “báo ứng” mà người ta thường hay nói! “Hạnh nhi miễn” (may mắn tránh được kiếp nạn) chính là “không phải là không có báo ứng, chỉ là thời gian chưa đến mà thôi”. Rất nhiều người vì không nhìn thấy những kẻ “lừa dối”, kẻ làm xằng làm bậy gặp báo ứng, nên cũng bắt chước theo “gian dối” mà không “ngay thẳng”. Đó chính là quá trình đạo đức xã hội trượt dốc, sinh mệnh sa đọa, không tin rằng sẽ có báo ứng. Nếu xã hội vẫn cứ trượt dốc như thế, thì mỗi cá nhân hay toàn bộ xã hội đều sẽ tiến gần đến họa nạn hoặc hủy diệt. Nếu tai họa vẫn chưa xuất hiện thì tức là vẫn còn cơ hội sửa chữa, sửa chữa thì không nên nhìn người khác, những người vẫn còn lương tri sẽ biết bản thân phải có trách nhiệm đối với sinh mệnh chính mình, sẽ biết trân quý sinh mệnh của mình. Nếu những kẻ “gian dối” không biết hối lỗi, thì công bằng mà nói, đều sẽ phải bồi thường, sớm muộn gì đều phải gặp báo ứng, ví như: dịch bệnh, chiến tranh hay thảm họa thiên tai…

Câu chuyện lịch sử

Lấy đức tu thân

Khổng Tử nói: “Con người hiện nay có thể phân thành bốn loại: người tầm thường, kẻ sĩ, quân tử và hiền nhân.”

Lỗ Ai công hỏi Khổng Tử rằng: “Xin hỏi, người như thế nào thì được gọi là người tầm thường?”

Khổng Tử đáp: “Những người được gọi là người tầm thường là chỉ những người ngoài miệng không thể nói ra lời tử tế, trong tâm không biết lo lắng, không biết lựa chọn hiền nhân thiện sĩ để gửi gắm bản thân trừ bỏ đi nỗi lo hoạn nạn, khi hành động thì không biết nên làm gì, còn bị chi phối bởi thất tình lục dục, những người như vậy có thể được gọi là người thường”.

Lỗ Ai công nói: “Rất hay, vậy như thế nào thì được gọi là kẻ sĩ”.

Khổng Tử đáp: “Được gọi là kẻ sĩ, là chỉ người mặc dù không thể biết hết được các cách thức làm việc, nhưng vẫn có thể làm việc theo nguyên tắc; mặc dù không thể hoàn thành sự việc một cách thập toàn thập mỹ, nhưng chắc chắn cũng đã giải quyết phần nào. Vì vậy người ấy không truy cầu sự uyên bác của tri thức, mà chú trọng vào tính chính xác của tri thức ấy; không theo đuổi sự rườm rà trong câu chữ, mà quan trọng là lời nói có chính xác hay không; không quan trọng là làm nhiều hay ít, mà chú trọng xem hành động có đúng hay không”.

Lỗ Ai công lại hỏi: “Vậy thì như thế nào mới được tính là bậc quân tử?”

Khổng Tử đáp rằng: “Nói lời trung thực, giữ chữ tín, nhưng trong tâm lại không cho rằng đó là phẩm chất cao quý gì, hành sự coi trọng nhân nghĩa, nhưng không hề vì vậy mà kiêu ngạo; suy nghĩ rõ ràng thấu đáo, nhưng ngôn từ không hơn thua hiếu chiến, nên anh ta thong dong chậm rãi mà không sợ người khác có thể đuổi kịp, đây chính là bậc quân tử”.

Lỗ Ai công nói: “Nói thật quá hay! Vậy ngài có thể cho tôi biết người như thế nào có thể tính là hiền nhân không?”

Khổng Tử hồi đáp rằng: “Hiền nhân là chỉ người mà làm việc phù hợp quy củ, lại vừa không trái với bản tính của mình; ngôn luận của người ấy đủ để làm gương cho khắp thiên hạ, nhưng lại sẽ không vì vậy mà tổn hại đến bản thân ông ấy; giàu có nhất nhì thế gian lại không tích lũy của cải, có thể xả bỏ tài vật cho người khác, mà không hề lo lắng bản thân nghèo khổ, người như vậy có thể được gọi là hiền nhân”.

Văn hóa truyền thống Trung Hoa coi việc truy cầu đạo đức là nền tảng làm người, theo đuổi sự hoàn thiện trong đạo đức con người, mà trong đó bậc quân tử và hiền nhân lại là hình mẫu lý tưởng mà Nho gia đặt ra. Mặc dù họ đại diện cho những cảnh giới đạo đức khác nhau, nhưng lại đều là những người đức hạnh vẹn toàn, mà đây cũng là điểm khác nhau căn bản của họ với người tầm thường và kẻ sĩ. Vì vậy, Nho gia đề xướng phải lấy đức tu thân, thông qua đạo đức mà đề cao bản thân, hoàn thiện bản thân, đạt đến cảnh giới của quân tử và hiền nhân.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/48868https://www.zhengjian.org/node/48868

The post Tinh giải luận ngữ (47): Con người cần sống ngay thẳng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tinh giải luận ngữ (46): Mạnh Chi Phản không khoe cônghttps://chanhkien.org/2025/04/tinh-giai-luan-ngu-46-manh-chi-phan-khong-khoe-cong.htmlWed, 02 Apr 2025 01:46:00 +0000https://chanhkien.org/?p=36969[ChanhKien.org] Nguyên văn 子曰:「孟之反(1)不伐(2),奔(3)而殿(4),將入門,策(5)其(6)馬,曰:非敢後也,馬不進也” (《論語•雍也第六》) Hán Việt Tử viết: “Mạnh Chi Phản bất phạt, bôn nhi điến, tương nhập môn, sách kỳ mã, viết: Phi cảm hậu dã, mã bất tiến dã”. (Luận Ngữ, chương 6 Ung Dã) Phiên âm Zǐ yuē: “Mèng zhī fǎn bú fá, bēn ér diàn, jiàng rùmén, cè qí mǎ, […]

The post Tinh giải luận ngữ (46): Mạnh Chi Phản không khoe công first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

[ChanhKien.org]

Nguyên văn

子曰:「孟之反(1)不伐(2),奔(3)而殿(4),將入門,策(5)其(6)馬,曰:非敢後也,馬不進也” (《論語•雍也第六》)

Hán Việt

Tử viết: “Mạnh Chi Phản bất phạt, bôn nhi điến, tương nhập môn, sách kỳ mã, viết: Phi cảm hậu dã, mã bất tiến dã”.

(Luận Ngữ, chương 6 Ung Dã)

Phiên âm

Zǐ yuē: “Mèng zhī fǎn bú fá, bēn ér diàn, jiàng rùmén, cè qí mǎ, yuē: Fēi gǎn hòu yě, mǎ bù jìnyě”.

Chú âm

子ㄗˇ曰ㄩㄝ:「孟ㄇㄥˋ之ㄓ反ㄈㄢˇ(1)不ㄅㄨˋ伐ㄈㄚˊ(2),奔ㄅㄣ(3)而ㄦˊ殿ㄉㄧㄢˋ(4),將ㄐㄧㄤ入ㄖㄨˋ門ㄇㄣˊ,策ㄘㄜˋ(5)其ㄑㄧˊ(6)馬ㄇㄚˇ,曰ㄩㄝ:非ㄈㄟ敢ㄍㄢˇ後ㄏㄡˋ也ㄧㄝˇ,馬ㄇㄚˇ不ㄅㄨˋ進ㄐㄧㄣˋ也ㄧㄝˇ”

(《論ㄌㄨㄣˊ語ㄩˇ•雍ㄩㄥ也ㄧㄝˇ第ㄉㄧˋ六ㄌㄧㄡˋ》)

Chú thích

1. 孟之反 (Mạnh Chi Phản): Còn gọi là Mạnh Chi Biên, là quan đại phu của nước Lỗ.

2. 伐 (Phạt): Tự khoe khoang.

3. 奔 (Bôn): Bại tẩu. Vì nước Lỗ suy yếu nên nước Tề đã chuẩn bị lực lượng để xâm lược Lỗ, nhưng Tử Cống đã thuyết phục nước Ngô lấy danh nghĩa là cứu nước Lỗ để liên minh với nước Lỗ đánh Tề. Năm 484 trước công nguyên quân Ngô hạ trại ở Nghệ Lăng (nay ở phía đông huyện Lai Vu tỉnh Sơn Đông), Ngô vương hợp mưu cùng Quý Khang Tử của Lỗ, khi 15 vạn quân Tề tấn công, Ngô vương để cho quân Lỗ và quân Tề giao tranh trước nhằm quan sát thực lực quân Tề, hai đội quân tả hữu của Lỗ là Nhiễm Cầu và Phàn Trí bị thua phải bỏ chạy.

4. 殿 (Điến): Điến là sau cùng, để chỉ đội quân được giao ở lại cuối để yểm hộ cho quân Lỗ rút lui an toàn. Lúc đó Mạnh Chi Phản là thống soái chỉ huy đội chặn hậu, không những đã yểm hộ thành công mà còn đánh bại quân Tề.

5.策 (Sách): Dùng mũi tên làm roi quất ngựa.

6. 其 (Kỳ): Chỉ con ngựa Mạnh Chi Phản cưỡi.

Dịch nghĩa

Khổng Tử nói: “Mạnh Chi Phản không khoe khoang công lao của mình. Khi hai bên Tề Lỗ giao tranh, quân bên Lỗ thua trận rút chạy, thì quân của Mạnh ở lại sau cùng không những yểm trợ cho quân Lỗ rút lui an toàn, mà còn đánh bại quân Tề. Khi sắp về đến cổng thành, ông nghe thấy mọi người nhiệt liệt khen ngợi chiến công của ông, nhưng ông lại khiêm tốn dùng mũi tên làm roi quất con ngựa đang cưỡi mà nói: ‘Không phải là tôi dám ở lại sau cùng, mà là tại con ngựa của tôi chạy không đủ nhanh’”.

Nghiên cứu phân tích

Con người thường bị ảnh hưởng của danh tiếng, nên có một số người vì để được nổi tiếng, vì tranh cường hiếu thắng, vì tranh công thoát tội, vì hiển thị bản thân mà tranh đấu, đố kỵ, tức giận lẫn nhau. Vì vậy khi Mạnh Chi Phản biểu hiện ra mỹ đức khiêm tốn như vậy, thì thật hiếm thấy. Người quân tử coi nhẹ danh lợi, trong thời loạn thế, làm việc cần giữ vững nghiêm chính, lời nói ra cũng rất cẩn thận, để tránh rước họa cho bản thân, Mạnh Chi Phản đã lập được công lao hiển hách như vậy, được mọi người tán thưởng, nhưng thật may mắn là Mạnh Chi Phản đã hạ thấp thái độ của mình, giữ vững tự mình.

Trong thời thế loạn, có biết bao nhiêu người sống trong tranh tranh đấu đấu, không từ thủ đoạn nào, mục đích vì tranh danh đoạt lợi, vì hạnh phúc cá nhân, kết cục lại không thể tránh khỏi việc sát hại lẫn nhau. Khi một người càng được tán dương khen thưởng thì lại sẽ càng dễ nảy sinh tâm danh lợi, càng dễ tự cao tự đại, nên lại càng phải bảo trì tính khiêm tốn, mọi sự đều chú trọng trung dung, biểu hiện xuất ra là mỹ đức.

Câu hỏi mở rộng

1. Bạn có cho rằng tự mình là một người khiêm tốn không? Có khi nào phát hiện tự cho rằng mình là đúng, mình là tài giỏi? Tại sao?

2. Khi gặp mâu thuẫn, bạn có thể làm được là đầu tiên cần cải biến thay đổi cách nghĩ của mình, thay vì cứ nhất định muốn thay đổi người khác?

Tham khảo

Khiêm tốn là một đức tính tốt đẹp, những người luôn nghĩ tự mình có chỗ nào làm chưa tốt cần cải tiến, thì thường có thể khiến tự mình chân chính đạt được thăng hoa, dần dần vứt bỏ cái tâm tự cao tự đại, coi thường người khác, dương dương tự đắc, cho là mình đúng.

Những người này thường sẽ không phóng đại những khuyết điểm của người khác để nhìn, cũng không vọng tưởng cải biến người khác phù hợp với quan điểm của mình, người khiêm tốn lại thường thường tự cải biến cách nghĩ và quan điểm của tự mình, làm cho tự mình càng phù hợp hơn với tiêu chuẩn đạo đức. Luôn ghi nhớ đề cao khiêm tốn, nhất mực khiêm tốn, không đề cao mình hơn người khác, thì mới có thể càng dễ tu tâm dưỡng tính.

3. Bạn có thấy rằng có khá nhiều những quảng cảo các sản phẩm thương mại một cách khoa trương không đúng sự thực, thực tế đã có những bê bối với vài sản phẩm từng nổi tiếng? Tại sao các sản phẩm thương mại cần quảng cáo phóng đại, tại sao người nổi tiếng lại càng cần nổi tiếng hơn? Chẳng phải là vì để cạnh tranh mà sinh tồn? Đây là bất đắc dĩ chăng? Hay là lừa mọi nguời?

Tham khảo

Xã hội càng chú trọng hiện thực, thì hiện tượng khoa trương phóng đại vượt quá sự thật lại càng phổ biến, sự cạnh tranh vô nhân tính, ác độc lại càng kịch liệt, công việc và cuộc sống cũng càng mệt mỏi hơn, càng khó khăn hơn, vì sao lại như vậy? Chẳng phải là nếu quá chú trọng hiện thực vật chất thì lại sẽ càng rời xa quy luật vũ trụ, bản tính thuần chân và cảnh giới phồn vinh của sinh mệnh, nên đương nhiên sinh mệnh lệch xa khỏi trạng thái chân chính càng nghiêm trọng, điều kiện sinh tồn sẽ càng kém đi, những cảm thụ mà sinh mệnh thể nghiệm được cũng ngày càng không tốt, bị hãm trong đó, bị mê trong đó, rất khó để thoát ra khỏi vận mệnh đó được. Ví dụ: giả dối, hư không mất mát, đấu tranh kịch liệt, bận rộn tất bật, mệt mỏi thống khổ…

Câu chuyện thành ngữ

Ngôn quá kỳ thực

Mã Tốc là người tài năng, thích bàn luận mưu kế quân sự, Gia Cát Lượng rất thích ông ta, khi Lưu Bị sắp lâm chung có nhắc nhở Gia Cát Lượng: “Lời nói của Mã Tốc ‘ngôn quá kỳ thực’, không thể dùng. Mong tiên sinh chú ý”.

Sáu năm sau, Gia Cát Lượng xuất binh đến Kỳ Sơn, phái Mã Tốc đi tiên phong. Trong chiến dịch Nhai Đình (nay là đông nam huyện Trang Lãng, tỉnh Cam Túc), Mã Tốc bị quân nước Ngụy đánh cho đại bại, quân lính bỏ chạy tán loạn. Gia Cát Lượng mất căn cứ địa nên phải rút quân, cuối cùng bất đắc dĩ phải chiểu theo quân pháp mà xử tử Mã Tốc, việc này khiến Gia Cát Lượng vô cùng hối hận vì không theo lời dặn của Lưu Bị.

“Ngôn quá kỳ thực” là chỉ những lời nói khoa trương phóng đại, vượt xuất khỏi năng lực thực tế của họ.

(Trích từ: “Tam quốc chí – Thục chí – Mã Lương truyện”)

Dạ Lang tự đại

Dạ Lang là một nước nhỏ ở phía tây nam trong thời kỳ nhà Hán (nay là huyện Đồng Tử, tỉnh Quý châu), là một vùng đất nhỏ, chỉ lớn bằng một huyện của thời nhà Hán, dân số rất ít, không có sản vật gì nổi tiếng.

Có một lần, sứ giả nhà Hán đến nước Dạ Lang. Bởi vì đường đi giữa các nước không thông suốt, không dễ dàng đi lại, nên quốc vương Dạ Lang không biết đất nước nhà Hán to ngần nào, bèn hỏi sứ giả: “Nhà Hán và nước ta thì nước nào lớn hơn?”

“Dạ Lang tự đại” đã trở thành ví dụ về những người thiếu hiểu biết mà lại tự cao tự đại.

(Trích từ “Tây nam di liệt truyện, Sử ký”)

Dương dương tự đắc

Đậu Anh là con của em trai của Đậu Thái hậu, mẫu thân của Hán Cảnh Đế.

Trong thời đầu của Hán Cảnh Đế, Đậu Anh được giao đảm nhiệm chức Chiêm sự (là chức quan đảm nhiệm các việc trong cung của thái hậu và thái tử). Trong một buổi yến tiệc, Cảnh Đế uống rượu rất cao hứng, nói với Đậu Thái hậu: “Sau khi trẫm băng hà thì truyền ngôi cho Lương Vương”. Lương Vương là em trai của Cảnh Đế vốn rất được Đậu Thái hậu yêu thích. Nghe thấy vậy Đậu Anh liền nói: “Từ thời Hán Cao Tổ đã bắt đầu thực hiện ngôi vị cha truyền con nối, tại sao riêng hoàng thượng lại muốn truyền cho em trai Lương Vương?” Vì thế Đậu Thái hậu rất tức giận Đậu Anh. Đậu Anh cũng do đó mà sinh bệnh và xin từ chức.

Vào năm Cảnh Đế thứ ba, bảy vị vương hầu đã làm phản loạn, Cảnh Đế muốn dùng Đậu Anh dẹp loạn, nhưng Đậu Anh kiên quyết chối từ, Đậu Thái hậu cũng ân hận, nên Cảnh Đế nói: “Hiện nay tình thế rất cấp bách, ông cũng là thành viên vương thất thì sao lại từ chối được?”, vì thế Đậu Anh nhận chức đại tướng quân. Do Đậu Anh chỉ huy quân đội giỏi, nên cuối cùng đã bình định được phiến loạn, được phong làm Ngụy kỳ hầu (là tên của một huyện thời nhà Hán khi ấy, nay là phía nam Lâm Nghi tỉnh Sơn Đông).

Vào năm thứ tư Cảnh Đế, Lưu Vinh con trai trưởng của Hán Cảnh Đế (còn được gọi là thái tử Lật) được lập làm thái tử, Đậu Anh được làm thầy dạy của Lật thái tử, nhưng bốn năm sau đó thì thái tử Lật bị phế, Đậu Anh đã nhiều lần can thiệp nhưng không có kết quả, nên ở nhà mấy tháng liền không ra làm việc.

Sau đó chức thừa tướng bị khuyết, Đậu Thái hậu đã vài lần muốn giao cho Đậu Anh, nhưng Hán Cảnh Đế nói: “Mẫu hậu cho rằng trẫm không muốn cho Đậu Anh làm thừa tướng sao? Đậu Anh là người dương dương tự đắc, khó thay đổi ý kiến của ông được, nên khó mà có thể gánh vác trọng trách thừa tướng”. Nên cuối cùng cũng không giao trọng trách ấy cho Đậu Anh.

“Dương dương tự đắc”: là người luôn tự cho mình là đúng, tự mãn hài lòng với bản thân.

(Trích từ “Ngụy Kỳ An Vũ hầu liệt truyện, Sử ký”)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/48868

The post Tinh giải luận ngữ (46): Mạnh Chi Phản không khoe công first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tinh giải luận ngữ (45): Hiếu chi giả bất như lạc chi giảhttps://chanhkien.org/2025/03/tinh-giai-luan-ngu-43-hieu-chi-gia-bat-nhu-lac-chi-gia.htmlTue, 18 Mar 2025 03:47:47 +0000https://chanhkien.org/?p=36835[ChanhKien.org] Nguyên văn: 子曰:「知之(1)者不如好(2)之者,好之者不如樂之者。」(《論語•雍也第六》) Hán Việt: Tử viết: “Tri chi giả, bất như hiếu chi giả; hiếu chi giả, bất như lạc chi giả”. (Luận Ngữ, chương 6 Ung Dã) Phiên âm: Zǐ yuē: “Zhīzhī (1) zhě bùrú hǎo (2) zhī zhě, hǎo zhī zhě bùrú lè zhī zhě”. Chú âm: 子ㄗˇ曰ㄩㄝ:「知ㄓ之(1)ㄓ者ㄓㄜˇ不ㄅㄨˋ如ㄖㄨˊ好(2)ㄏㄠˇ之ㄓ者ㄓㄜˇ,好ㄏㄠˇ之ㄓ者ㄓㄜˇ不ㄅㄨˋ如ㄖㄨˊ樂ㄌㄜˋ之ㄓ者ㄓㄜˇ。」 Chú thích: 1. […]

The post Tinh giải luận ngữ (45): Hiếu chi giả bất như lạc chi giả first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

子曰:「知之(1)者不如好(2)之者,好之者不如樂之者。」(《論語•雍也第六》)

Hán Việt:

Tử viết: “Tri chi giả, bất như hiếu chi giả; hiếu chi giả, bất như lạc chi giả”. (Luận Ngữ, chương 6 Ung Dã)

Phiên âm:

Zǐ yuē: “Zhīzhī (1) zhě bùrú hǎo (2) zhī zhě, hǎo zhī zhě bùrú lè zhī zhě”.

Chú âm:

子ㄗˇ曰ㄩㄝ:「知ㄓ之(1)ㄓ者ㄓㄜˇ不ㄅㄨˋ如ㄖㄨˊ好(2)ㄏㄠˇ之ㄓ者ㄓㄜˇ,好ㄏㄠˇ之ㄓ者ㄓㄜˇ不ㄅㄨˋ如ㄖㄨˊ樂ㄌㄜˋ之ㄓ者ㄓㄜˇ。」

Chú thích:

1. 之(Chi): Chỉ những thứ nên cần phải học tập, như: kỹ nghệ, văn học, đức hạnh, đạo lý, tu tâm dưỡng tính…

2. 好 (Hiếu): Cùng âm đọc là “hào” của chữ 浩 (hạo), ý nghĩa là yêu thích.

Giải thích:

Lão Tử nói: “Người học tập mà đã biết được ý nghĩa, sẽ không bằng người học tập mà yêu thích nó, nhưng người đã sinh ra yêu thích rồi, lại không bằng người vui thích học tập”.

Nghiên cứu phân tích:

Tùy theo việc không ngừng học tập thâm sâu và thuần thục, mà tư tưởng của người học sẽ càng lý giải sâu sắc hơn. Ví dụ, khi phát hiện ra một vài cách nghĩ của tự mình là sai, nếu như có thể lĩnh hội được thâm sâu hơn, thì không những có thể chỉnh sửa lại những tư tưởng bất hảo, cũng có thể tạo lập thành những quan niệm chính xác, cũng có thể tu chính lại những tâm thái không đúng đắn. Từ đó mà biểu hiện ra càng hiếu Đạo hơn, tư tưởng và tâm thái dần dần sẽ càng thuần chính hơn, niệm đầu cũng sẽ càng thuần chính hơn, nên biểu hiện và lời nói sinh ra khi này sẽ làm cho quan hệ của mình với người và sự việc khác sẽ càng đúng đắn hơn, từ đó làm hoàn cảnh cũng sẽ được cải thiện tốt hơn lên. Vòng lặp tuần hoàn tốt này sẽ chứng thực cho đạo lý, đức hạnh và tâm tính mà người học đã học tập là có lợi cho mọi người và lợi cho mình, là điều có thể không ngừng thăng hoa, đương nhiên người học sẽ vui thích học không biết mệt mỏi.

Nhan Hồi là người hiếu học, thật thà, hiền hậu, cuộc sống tuy nghèo khó nhưng rất vui vẻ học tập không mệt mỏi, được Khổng Tử khen ngợi. Khổng Tử nói: “Người hiền như Hồi, cuộc sống thanh đạm, với một giỏ cơm, một bầu nước, nhà ở trong ngõ hẹp, người khác không chịu được, nhưng Hồi vẫn không thay đổi niềm vui. Thật là người hiền như Hồi vậy” (Luận Ngữ chương 6 Ung Dã). Cảnh giới của người vui thích học tập là tự mình thấy vui thích, nhưng thường dưới con mắt mọi người lại cho rằng thế là quá khổ. Có nhiều ví dụ tương tự như thế: “Khổng Tử tại nước Tề nghe nhạc Thiều (là một khúc nhạc của vua Thuấn), ba tháng ăn thịt mà không cảm nhận được mùi vị của thịt” (Luận Ngữ, chương Thuật nhi), cũng như “sống đạm bạc, ăn gạo thô, uống nước lã, co tay mà gối đầu, thì niềm vui cũng ở trong đó rồi” (Luận Ngữ, chương Thuật nhi).

Câu hỏi mở rộng:

1, Người có kỹ năng tuyệt vời có khi đề cao kỹ thuật thì sẽ tiến nhập vào trạng thái hồn nhiên vong ngã, tự đạt niềm vui, tâm tính thăng hoa, cảnh giới tư tưởng đề cao thì có thể sẽ càng cảm nhận được vui vẻ. Là sinh mệnh sau khi phản bổn quy chân, bản nguyên chính là vô tư vô ngã, là tự thấy vui vẻ vô cùng hay sao? Ba cảnh giới vô tư vô ngã, phản bổn quy chân và tự đắc kỳ lạc này chẳng phải có mối liên hệ cao độ sao? Có thể nói những người thích làm việc thiện, bố thí, cho dù ở đâu thì cũng vị tha nghĩ đến người khác, việc gì thì đầu tiên cũng nghĩ đến người khác trước thì chẳng phải là sẽ mang đến cho tự mình hạnh phúc may mắn sao?

2, Cảnh giới của người vui thích học tập có thể là gợi mở cho con người hiện tại. Tự đắc kỳ lạc luôn là niềm vui thực sự xuất phát từ nội tâm, bởi vì sau khi tiến sâu hơn vào tầng diện nội tại của tinh thần, thì sẽ thể ngộ được bản tính, thiện tâm và đạo lý thuần chân của mình và cảm giác trải nghiệm đến sự sung mãn, vĩnh hằng, hạnh phúc; còn sự hưởng thụ vật chất trong xã hội hiện thực ngày nay sẽ thường cảm giác thấy hư không trống rỗng, thoảng qua ngắn ngủi và cảm thấy thất vọng. Chẳng phải là con người hiện đại đang quá chú trọng vào văn minh khoa học kỹ thuật vật chất? Theo tư tưởng Trung dung thì chẳng phải là nên chú trọng hơn về văn minh tinh thần hay sao?

Câu chuyện thành ngữ:

Vi thiện tối lạc

Lưu Thương là con trai của Lưu Tú, năm 15 Kiến Vũ được phong làm Đông Bình Công, năm 17 Kiến Vũ được phong vương.

Lưu Thương là người uyên bác đa tài, nên Hán Minh Đế rất trọng dụng ông, mỗi khi ra ngoài đi thị sát, đều giao kinh thành cho ông quản lý. Mặc dù có địa vị cao quý, nhưng Lưu Thương không bao giờ có thói quen của giới hoàng thân quốc thích tỏ ra kiêu ngạo ngông cuồng theo đuổi lạc thú, trái ngược lại, ông rất quan tâm đến cuộc sống của bá tánh, thường thường có những lời khuyên với Hán Minh Đế, đã có nhiều cống hiến quan trọng cho thời “thịnh trị thái bình” trong những năm đầu của nhà Đông Hán.

Do phẩm chất đạo đức đôn hậu, chân thành với người khác, nên thanh danh của ông ngày càng cao, do vậy ông rất lo lắng bất an, đã nhiều lần thỉnh cầu vua cha xin từ chức, muốn trở về vùng đất được phong là Đông Bình (ngày nay là huyện Đông Bình tỉnh Sơn Đông), vua cha Hán Minh Đế đã trì hoãn rất lâu rồi mới chấp nhận.

Sau khi về Đông Bình, Lưu Thương vẫn đóng góp rất nhiều những kiến giải có ích đối với quốc gia đại sự. Hán Minh Đế rất quan tâm đến ông, có lần đã hỏi ông khi ở nhà thì làm điều gì là vui thích nhất, Lưu Thương đáp: “Vi thiện tối lạc”.

“Vi thiện tối lạc”: ý nghĩa là làm việc thiện là việc vui vẻ nhất.

(Trích từ “Hậu Hán thư, tập 42”)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/48868

The post Tinh giải luận ngữ (45): Hiếu chi giả bất như lạc chi giả first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tinh giải luận ngữ (44): Tự bó buộchttps://chanhkien.org/2025/03/tinh-giai-luan-ngu-44-tu-bo-buoc.htmlMon, 10 Mar 2025 04:37:14 +0000https://chanhkien.org/?p=36756[ChanhKien.org] Nguyên văn 冉求曰:“非不说(1)子之道,力不足也。”子曰:“力不足者,中道而废(2)。今女(3)画(4)。” (《论语•雍也第六》) Hán Việt Nhiễm Cầu viết: “Phi bất duyệt (1) tử chi đạo, lực bất túc dã.” Tử viết: “Lực bất túc giả, trung đạo nhi phế (2). Kim nhữ (3) hoạ (4).” (Luận Ngữ – Chương 6 – Ung dã) Phiên âm Rǎn qiú yuē: “Fēi bù shuō zǐ zhī […]

The post Tinh giải luận ngữ (44): Tự bó buộc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Nguyên văn

冉求曰:“非不说(1)子之道,力不足也。”子曰:“力不足者,中道而废(2)。今女(3)画(4)。” (《论语•雍也第六》)

Hán Việt

Nhiễm Cầu viết: “Phi bất duyệt (1) tử chi đạo, lực bất túc dã.” Tử viết: “Lực bất túc giả, trung đạo nhi phế (2). Kim nhữ (3) hoạ (4).”

(Luận Ngữ – Chương 6 – Ung dã)

Phiên âm

Rǎn qiú yuē: “Fēi bù shuō zǐ zhī dào, lì bù zú yě.” Zǐ yuē: “Lì bù zú zhě, zhōng dào ér fèi. Jīn nǚ huà.”

(Lùn yǔ • Yōng yě dì lìu)

Chú âm

冉ㄖㄢˇ 求ㄑㄧㄡˊ 曰ㄩㄝ: “非ㄈㄟ ㄅㄨˋ 说ㄕㄨㄛ 子ㄗˇ 之ㄓ 道ㄉㄠˋ, 力ㄌㄧˋ 不ㄅㄨˋ 足ㄗㄨˊ 也ㄧㄝˇ.” 子ㄗˇ 曰ㄩㄝ: “力ㄌㄧˋ 不ㄅㄨˋ 足ㄗㄨˊ 者ㄓㄜˇ, 中ㄓㄨㄥ 道ㄉㄠˋ 而ㄦˊ 废ㄈㄟˋ. 今ㄐㄧㄣ 女ㄋㄩˇ 画ㄏㄨㄚˋ.”

(《论ㄌㄨㄣˊ语ㄩˇ•雍ㄩㄥ也ㄧㄝˇ第ㄉㄧˋ六ㄌㄧㄡˋ》)

Chú thích

1. 说 (duyệt): đồng âm với chữ “悦” (duyệt), chỉ sự vui vẻ, hớn hở.

2. 中道而废 (Trung đạo nhi phế): bỏ cuộc giữa chừng.

3. 女 (nhữ): đồng âm với chữ “汝” (nhữ) – anh, bạn (đại từ xưng hô ngôi thứ hai).

4. 画 (hoạ): cũng có nghĩa là “划” (hoạ) – vạch ra vòng tròn hay giới hạn, trói buộc không cho tiến lên.

Diễn nghĩa

Nhiễm Cầu nói: “Không phải trò không thích những lời giảng của thầy về Đạo Nho, mà do năng lực của trò thực sự yếu kém!”, Khổng Tử nói: “Năng lực người ta có hạn là khi họ đi được nửa đường rồi mới dừng dại, mà nay trò lại gò bó mình trong một vòng tròn mà không chịu tiến lên”.

Nghiên cứu và phân tích

Thông qua phân tích giải nghĩa hai câu nói “Phi bất thuyết tử chi đạo” (không phải trò không thích những lời giảng của thầy về Nho Đạo) và “lực bất túc dã” (năng lực của trò thực sự yếu kém) của Nhiễm Cầu, có thể thấy câu “Phi bất thuyết tử chi đạo” khá giống với bản tính của Nhiễm Cầu, cũng như “tử chi đạo” (đạo của thầy) là đều hướng về phản bổn quy chân; nhưng mà “lực bất túc dã”, tư tưởng này lại cản trở con đường phản bổn quy chân, đó không xuất phát từ bản tính thuần chân của Nhiễm Cầu. “Lực bất túc dã” phản ánh sự thiếu tự tin, tâm lý sợ khó sợ khổ, không đủ kiên định vào thầy và Đạo. Đó đều là những quan niệm biến dị và bất thuần mà hậu thiên hình thành, tạo nên can nhiễu, quan nạn cho những người tu tâm dưỡng tính, phản bổn quy chân. Chỉ có thông qua không ngừng học đạo lý, minh lý, minh tâm, thấy được bản tính, ý thức thanh tỉnh không mơ hồ, mới có thể phân biệt rõ ràng niệm đầu tư tưởng nào là thật sự xuất phát từ bản tính thuần chân, và niệm đầu tư tưởng nào là chướng ngại hay quan niệm nên phải tu chính và trừ bỏ.

Trong quá trình thăng hoa tu tâm dưỡng tính, phản bổn quy chân, thì bản tính thuần chân từ tiên thiên trộn lẫn, lẫn lộn với những chấp trước hay quan niệm bất thuần hình thành từ hậu thiên, đó là vì bản thân vẫn có những chấp trước và quan niệm mà mình vẫn chưa ý thức được, thế nên những tâm ấy mới biểu hiện ra ngoài. Mà người làm thầy sở dĩ có thể làm thầy, chính là vì người thầy có thể hiểu được lý của tầng thâm sâu hơn, có thể dễ dàng thông qua những cuộc trò chuyện hay lời truyền miệng mà nhìn được sáng tỏ những chấp trước và quan niệm của học trò, để từ đó có thể dẫn dắt “truyền Đạo”, “giải điều mê hoặc”, giống như “Kim nữ hoạ”, một trâm đúng huyệt, điểm trúng trọng tâm.

Trên thực tế, Nhiễm Cầu vẫn thấy khó làm được, tín tâm không vững, vậy rốt cuộc sai ở đâu? Thật ra nếu Nhiễm Cầu thực sự ham học, thực sự đặt tâm học “đạo của thầy”, thì sẽ hoàn toàn không cần Khổng Tử chỉ dạy thêm nữa. Chính vì có trở ngại, nên mới khiến Nhiễm Cầu không học tốt được “đạo của thầy”, vậy trở ngại đó là gì? Bị điều gì trói buộc? Là điều gì đã hạn chế tự ngã của bản thân? Đó có phải là những quan niệm và chấp trước được hình thành từ nhân gian không? Mục đích của việc không ngừng học những đạo lý cao thâm hơn, chẳng phải vì để trừ bỏ đi những chấp trước và quan niệm ấy sao? Nếu ôm chặt không buông những chấp trước và quan niệm ấy để học “đạo của thầy”, thì học được gì đây? Có thể chẳng học được gì cả, cũng chẳng cải biến được gì, tâm tính cũng không đạt được đề cao, vậy đương nhiên khó làm được, đương nhiên sẽ nói “lực bất túc dã”, còn sản sinh tâm lý tiêu cực, sợ khổ, bởi vì những suy nghĩ biểu hiện ra chính là những chấp trước và quan niệm kia đang gắng sức tránh khỏi bị thanh trừ. Thực ra, cần dùng đạo lý cao tầng hơn nữa để yêu cầu bản thân, với cơ điểm như vậy mới có thể học được đạo lý từ tầng cao hơn. Như vậy, nội hàm của việc học tập là rất thâm sâu, mà “biển học vô bờ”, học trò nên hiểu được ý nghĩa sâu sắc của “học tập” mới có thể thật sự thăng hoa lên trên.

Câu hỏi mở rộng

1. Con người rất dễ từ cơ điểm của một khuôn mẫu quan niệm cũ cố hữu để hình thành hình mẫu làm việc và mô thức tư duy, mãi ôm chết cứng những quan niệm cũ, lý luận và giá trị quan cũ, bảo thủ mà không muốn tiếp thu những nhận thức mới, kết quả lại luôn dập khuôn chính mình, dậm chân tại chỗ, không theo kịp sự phát triển. Những điều bản thân cho rằng rất chính xác, rất tán đồng như vậy, vậy tại sao khi kiên trì với những điều ấy lại khiến bản thân bị bế tắc, không còn đường đi?

Hãy nghĩ xem: những quan niệm truyền thống mà trước đó luôn cho rằng rất chính xác ấy, nhận thức của lúc đó liệu có vĩnh viễn đúng đắn được sao? Những tư tưởng tốt đẹp của con người có thể cố định bất biến như đá tảng hay không? Đó chẳng phải là những tư tưởng trì trệ, dập khuôn, cứng nhắc hay sao? Tại sao tư tưởng quan niệm của con người lại không thể thoát ra khỏi cái khung gò bó, khuôn mẫu cố hữu đó? Có phải vì con người tự mình cứ ôm chết cứng không buông, rất chấp trước, nhìn nhận rất tuyệt đối không? Điều này chẳng phải cũng giống với việc rất nhiều người luôn tự cho mình là đúng hay sao? Con người luôn có những thứ họ rất chấp trước, ví dụ như những quan niệm đã ăn sâu bám rễ và có thể khiến người ta tự trói buộc chính mình.

2. Vì sao con người phải học tập? Giữa việc học của con người và những quan niệm không tốt và chấp trước của họ có quan hệ gì? Việc học vì để bảo hộ chấp trước và những quan niệm bất hảo có là tốt? Hay là học để phân biệt được thật và giả, tốt và xấu, từ đó trừ bỏ đi tâm chấp trước và những quan niệm bất hảo mới là tốt? Nếu vẫn bảo hộ, trân quý, yêu thích, tiếp nhận, đồng tình với những chấp trước và quan niệm bất hảo của chính mình thì có phải là học thực sự không? Nếu là học với mục đích như vậy thì cho dù có học chăm chỉ hơn nữa cũng uổng công. Về bản chất thì nếu không học tập thật sự, mà trong tâm vẫn ôm chết cứng không buông với những chấp trước và quan niệm cố hữu, trong khi đó, bên ngoài làm ra vẻ học tập, như vậy ai là người đang học đây? Bản thân không thật sự học tập rồi! Thực ra là bản thân không đủ nghiêm túc với việc học, thử nghĩ xem, một đồ đệ muốn bái sư học Đạo, vậy mà bản thân lại chẳng chân thành học sư học Đạo, thì liệu có thành công được không? Nếu học sinh có thể có nhận thức sâu hơn về bản thân việc học tập, thì lúc này người ấy đã thực sự học rất tốt rồi, vậy thì bất kể anh ấy học điều gì, hiệu quả học tập nhất định sẽ tốt. Vậy thì tại sao con người lại phải học tập?

Tài liệu đọc hiểu: Câu chuyện về chiếc bánh kem lạnh

Đối với con người thì quan niệm giống như một chương trình phần mềm được cài đặt trong hệ thống máy tính. Con người vẫn luôn luôn sống vì những quan niệm. Đặc biệt là khi con người tranh chấp với nhau, ngoài những lợi ích thiết thân ra, thì đa phần người ta bị kích động là vì để bảo vệ những quan niệm của bản thân.

Quan niệm bài xích lý tính, quan niệm không phải là chân lý, quan niệm có thể thao túng tư tưởng con người.

Có một câu chuyện khiến tôi cảm động sâu sắc:

Vào một ngày Chủ nhật cách đây không lâu, anh ở nhà, tranh thủ lúc nghỉ ngơi viết vài thứ, còn cô thì lên phố làm chút việc vặt. Chẳng mấy chốc sau trời đã tối rồi, đứa trẻ lẫm chẫm đi tới, nói: “Bố ơi, con đói”.

Anh lộ rõ vẻ bối rối, trong lúc đang phân vân thì đứa trẻ lại nói: “Chúng ta ăn bánh kem lạnh ở trên ban công mà dì La mang đến hai hôm trước đi!”

Anh đồng ý, thế là đứa trẻ vui sướng bê hộp bánh kem lạnh lớn vào phòng, mở nắp ra. Bên ngoài là một tầng vỏ sô-cô-la đen dày, xung quanh trang trí hoa kem trắng, phía trên là mấy bông hoa kem hồng.

Anh nghĩ nên đợi cô về rồi cùng ăn, nhưng đứa nhỏ đói không chịu được, trông có vẻ cũng thèm ăn lắm rồi, liền nói: “Chúng ta ăn bên viền bánh, đừng làm hỏng bánh, đợi mẹ con về rồi cắt bánh ăn nhé”.

Anh vừa nói vừa cầm dĩa khoét vỏ sô-cô-la ở một góc bánh, rồi đào một cái lỗ, đứa trẻ cũng cầm dĩa nhựa vừa khoét bánh vừa ăn. Ăn được một lúc thì anh phát hiện cái lỗ này rất giống lỗ chuột gặm, liền nói: “Chúng ta đợi mẹ về rồi trêu mẹ cái lỗ này là do chuột gặm nhé”.

Đứa bé cười hi hi, nói: “Được ạ”.

Thế là hai bố con lại dùng dĩa vạch ra mấy vết nhỏ không đều nhau sao cho giống dấu chân chuột, rồi ăn luôn mấy “bông hoa”, để lại vệt kem còn in dấu vết cào nhỏ không đều của chiếc dĩa.

Để cho giống thật, anh lại dùng dĩa khui một cái lỗ trên nắp nhựa xốp của hộp bánh kem, đứa trẻ lại để cái lỗ trên bánh kem bên trong và cái lỗ ở nắp hộp bên ngoài đối xứng với nhau, rồi đậy nắp hộp lại, đặt lại ban công.

Lúc trời gần như tối mịt rồi mẹ mới về. Hai bố con vờ điềm nhiên như không. Vì để chuẩn bị trêu mẹ, bố nói: “Hôm nay anh thấy có chuột trên ban công”.

Mẹ kinh ngạc, rồi nói mai phải lập tức mua thuốc chuột, vì cô sợ nhất chuột, ghét nhất chuột, đến ma quỷ cô cũng chẳng sợ, nhưng cô lại sợ chuột. Vì nhà mẹ đẻ của cô theo vô thần luận, không cúng tế tổ tiên cũng chẳng tin vào Thần, chỉ tin vào phấn đấu, nên càng không tin có ma quỷ, nên cô coi tất cả những điều không giải thích được là hiện tượng tự nhiên hay những điều cần được khám phá, không thể thoát ra khỏi quan niệm cố hữu để nhận thức lại mới về thế giới. Cô ấy sợ chuột như vậy, là vì hồi mới biết ghi nhớ sự việc, từng có con chuột chạy thẳng đến chỗ cô, dọa cô sợ chết khiếp. Từ khi ấy cô vừa ghét vừa sợ, luôn thấp thỏm trong lòng về tất cả các loại chuột.

Đợi đến khi mẹ bận làm cơm, bố nói ban công chẳng phải có một cái bánh kem lạnh hay sao? Tối chúng ta ăn bánh đi, làm chút món ăn là được rồi.

Mọi người đều đồng ý.

Đứa trẻ lại bê bánh đến, hai bố con chẳng ai bắt tay vào mở hộp trước, nên tất nhiên mẹ sẽ mở bánh. “Ô … aaa!”

Mẹ hét lên kinh hãi: “Bánh kem bị chuột ăn rồi!”

Hai bố con cũng hùa theo giả bộ kinh ngạc.

Mẹ cười nhưng lại tránh xa chiếc bánh kem đó, mẹ kinh hãi kêu la, vừa thán phục bản lĩnh của con chuột vừa kêu hét sợ hãi, mẹ la rằng ghét chuột, ghét tất cả những thứ chuột động vào.

Đứa nhỏ cũng cười, cũng kêu la, thấy mẹ cười, em bé cũng bắt chước cười, thấy mẹ hét cũng hùa theo hét lên. Đứa trẻ gập người cười, cười đau cả bụng.

Bố đương nhiên cũng cười, nhưng có tiết chế lại.

Sau đó, bố nói không sợ chuột, rồi cầm dĩa thép lên xắt một miếng ở cái lỗ trên bánh kem đưa lên miệng ăn, đứa trẻ cũng nói không sợ chuột, cũng bắt chước bố ăn bánh kem.

Nhưng mẹ cũng chẳng suy nghĩ kỹ lại, dường như cô phát điên, mẹ kinh hãi, mẹ kêu la, mẹ cười lớn. Mẹ cười con chuột, cười hai bố con.

Đứa trẻ cũng cười lớn, em cười mẹ, cuối cùng cười bấm bụng đến mức không ăn được tiếp.

Sau một hồi kích động, mẹ bình tĩnh trở lại, rồi đi vo gạo cắm cơm. Hai bố con thủ thỉ mấy câu, quyết định nói cho mẹ biết bí mật, để tránh mẹ bỏ lỡ mất cơ hội thưởng thức bánh kem. Nhưng không ngờ rằng, mẹ chẳng những không bất ngờ, trách mắng, mà còn bán tín bán nghi, vẫn không động vào chiếc bánh kem, thậm chí mẹ còn quan sát vỏ ngoài sô-cô-la to đùng từ đằng xa, trong lòng tâm trạng ngổn ngang. Hai bố con ăn thử cho mẹ xem, mẹ vẫn giữ thái độ như cũ, kiên quyết nói: “Mẹ không ăn bánh đâu, mẹ ăn cơm”. Sau khi ăn xong cơm tối, anh tổng kết lại nói: “Em là bị ảnh hưởng từ quan niệm đến lời nói dối, rồi lại chứng kiến quá trình diễn biến của quan niệm. Đầu tiên là có quan niệm sợ chuột, do nghe tin vào lời dối trá mà hình thành nên quan niệm mới, nên dù có yêu thích bánh kem nhưng vẫn tránh xa, từ đó hình thành nên chướng ngại tâm lý mới, mà không đi phân tích chân tướng sự việc một cách lý trí. Giả dụ là anh, ban đầu anh sẽ nghĩ: chuột làm sao vào được ban công, ban công hoàn toàn đóng kín, nó mà vào thì phải đi qua bốn con đường, khả năng này rất thấp. Với lại, anh cũng chẳng ra ban công lấy đồ gì to lớn cả, khả năng nó chạy vào theo cùng đồ vật cũng gần như bằng không, cho nên sống ở nhà lầu thì thường không có chuột; hơn nữa, lỗ mà chuột gặm sẽ tròn tròn, bên ngoài sẽ rơi vãi rất nhiều mẩu nhỏ, mảnh vụn, mà ở đây đều không có; còn nữa, chuột rất có hứng thú với đồ ăn các loại, có lẽ chẳng thèm ăn kem bơ hay sô-cô-la đâu. Vậy thì làm sao mà mấy bông hoa kem bị ăn sạch sẽ gọn gàng thế được? Chuột ăn đồ ăn thì vừa ăn vừa phá, nó tuyệt đối không ăn gọn gàng sát viền đâu. Cuối cùng, những chỗ chuột trèo qua đại đa số sẽ có lông mảnh sót lại, có lúc sẽ lưu lại dấu chân và đuôi chuột kéo qua, mà những dấu vết này đều không có. Vậy nên, chỉ cần bình tĩnh quan sát, thì sẽ phát hiện ra trò lừa bịp”.

Sau khi nghe anh tỉ mỉ phân tích và giải thích, cô dường như cũng thông suốt rồi, nhưng vẫn không khơi lên được cơn thèm ăn bánh kem của cô, vì cô không thừa nhận bản thân bị nói là hình thành quan niệm mới, nên chỉ thử vài miếng bánh nhỏ cho có, ăn xong cũng không đánh giá gì, xem chừng có vẻ chỉ ăn mà chẳng cảm nhận được vị gì.

Thật ra chính là như vậy, con người rất dễ hình thành quan niệm, nhưng để phá trừ quan niệm thì rất khó. Càng là người được coi là có nhiều kinh nghiệm thì quan niệm càng nhiều, khi làm việc gì đó thì trong đầu não sẽ có vô số những khuôn mẫu trói buộc khởi tác dụng, nhìn trước ngó sau, làm gì cũng thuận lợi rồi dẫn đến hiểu sai, làm sai sự việc. Hàm nghĩa của câu: “Thông minh quá bị thông minh hại”, trong đó phần lớn có lẽ là chỉ những trường hợp hiểu sai sự việc bởi có đem theo quan niệm.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/48868

The post Tinh giải luận ngữ (44): Tự bó buộc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tinh giải luận ngữ (43): Đức trung dunghttps://chanhkien.org/2025/03/tinh-giai-luan-ngu-43-duc-trung-dung.htmlSun, 02 Mar 2025 23:21:50 +0000https://chanhkien.org/?p=36683[ChanhKien.org] Nguyên văn: 子曰:「中庸(1)之為德也,其至(2)矣乎!民鮮(3)久矣。」(《論語•雍也第六》) Hán Việt: Tử viết: “Trung dung chi vi đức dã, kỳ chí hỹ hồ! Dân tiên cửu hỹ.” (Luận Ngữ chương 6 Ung Dã) Phiên âm: Zǐ yuē: `Zhōngyōng (1) zhī wèi dé yě, qí zhì (2) yǐ hū! Mín xiān (3) jiǔ yǐ.’ Chú âm: 子ㄗˇ曰ㄩㄝ:「中ㄓㄨㄥ庸ㄩㄥ(1)之ㄓ為ㄨㄟˋ德ㄉㄜˊ也ㄧㄝˇ,其ㄑㄧˊ至ㄓˋ(2)矣ㄧˇ乎ㄏㄨ!民ㄇㄧㄣˊ鮮ㄒㄧㄢ(3)久ㄐㄧㄡˇ矣ㄧˇ。 Chú thích: 1. Trung […]

The post Tinh giải luận ngữ (43): Đức trung dung first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

子曰:「中庸(1)之為德也,其至(2)矣乎!民鮮(3)久矣。」(《論語•雍也第六》)

Hán Việt:

Tử viết: “Trung dung chi vi đức dã, kỳ chí hỹ hồ! Dân tiên cửu hỹ.” (Luận Ngữ chương 6 Ung Dã)

Phiên âm:

Zǐ yuē: `Zhōngyōng (1) zhī wèi dé yě, qí zhì (2) yǐ hū! Mín xiān (3) jiǔ yǐ.’

Chú âm:

子ㄗˇ曰ㄩㄝ:「中ㄓㄨㄥ庸ㄩㄥ(1)之ㄓ為ㄨㄟˋ德ㄉㄜˊ也ㄧㄝˇ,其ㄑㄧˊ至ㄓˋ(2)矣ㄧˇ乎ㄏㄨ!民ㄇㄧㄣˊ鮮ㄒㄧㄢ(3)久ㄐㄧㄡˇ矣ㄧˇ。

Chú thích:

1. Trung dung “中庸”: Trung “中” là không thiên không lệch, không quá độ cũng không thiếu hụt. Dung “庸” là hợp với cái lý thông thường mà trường tồn bất biến.

2. Đến “至”: Đạt đến chí cao, có thể thông suốt đến cảnh giới cực cao (hoặc có thể nói là rất trọng yếu).

3. Tiên “鮮”: âm đọc là “xiǎn”như chữ hiển “顯”, nghĩa là ít ỏi, hiếm.

Dịch nghĩa:

Khổng Tử nói: “Đức hạnh Trung dung có thể đạt đến cảnh giới chí cực vô tận! (Cũng nói là rất quan trọng vậy!) Nhưng từ lâu rồi rất ít người có thể đạt đến được loại đức hạnh này”.

Nghiên cứu phân tích:

Học thuyết Trung dung là tư tưởng trọng yếu của Nho giáo. Ý niệm, tư tưởng, tâm thái của con người dường như có năng lực tự giác điều chỉnh, nếu như có thể thấu qua cảm thụ, tri giác và câu thông để điều chỉnh trạng thái cân bằng “trung hòa”, thì đã có thể quay trở về trạng thái đúng đắn của nguyên lý và quy luật Thiên nhân hợp nhất, có thể ổn định xuống mà không xa rời khỏi trạng thái đúng đắn ấy, đây có thể là nguyên nhân quan trọng của sự thịnh suy của sinh mệnh và vạn sự vạn vật. Trong trạng thái đúng đắn này, tất cả những phương diện biểu hiện xuất ra của con người đều là đức hạnh Trung dung này, tu dưỡng đức hạnh Trung dung có thể khiến cho tâm tính bản thân càng ổn định, tâm thái càng chính, sinh mệnh càng phồn vinh, trở thành quân tử, cũng là đạt đến chí cực càng cao hơn, thẳng đến cảnh giới chí thiện chí mỹ.

Đức hạnh trọng yếu này, nhưng con người thời ấy lại ít người có, chẳng trách gì khi Khổng Tử than rằng: “Cảnh giới chí cực vô tận, nhưng từ lâu rồi rất ít người có thể đạt đến được loại đức hạnh này”. Vậy thì tại sao con người đã đánh mất đức hạnh trọng yếu như thế mà không thể điều chỉnh nó quay trở lại? Vì sao con người trong thời gian dài bị lệch xa khỏi trạng thái đúng đắn mà không thể quy chính lại được? Đương nhiên nguyện vọng của bản thân sinh mệnh là rất chủ yếu, nếu như con người không muốn tự mình tu chính lại mình, quy thuận chính Đạo, thế thì sẽ chỉ có thể ngày càng mê lạc, ngày càng không còn hy vọng phản bổn quy chân nữa, cũng không còn hy vọng trạng thái mỹ hảo gì như hài hòa, cân đối, đúng đắn, ổn định, mỹ diệu, thiên nhân hợp nhất nữa, thậm chí còn tê liệt đến hoàn toàn không nhận thức được sự trọng yếu của Trung dung nữa.

Câu hỏi mở rộng:

1. Đức hạnh Trung dung này, tại sao ngay tại thời kỳ của Khổng Tử đã rất ít người có? Thời cổ chẳng phải là có rất nhiều người chân thành, thiện lương sao?

2. Hãy nghĩ xem: Chẳng phải xã hội hiện nay cũng có rất nhiều người chân thành và thiện lương sao?

Tham khảo:

Những người được đánh giá là thiện lương trong xã hội hiện nay, thì dưới con mắt của người thời Khổng Tử có thể là còn chưa đủ chân thành thiện lương. Cũng như thế, những người chân thành thiện lương thời kỳ Khổng Tử, thì dưới sự nhìn nhận của người thời vua Nghiêu vua Thuấn cũng có thể là chưa đủ chân thành thiện lương, mà thời vua Nghiêu vua Thuấn cũng có thể có tương đối nhiều người có đức hạnh Trung dung.

Tức là, tùy theo sự diễn biến của thời đại, nhân tâm xã hội ngày càng rời xa Trung dung, nhưng mỗi người từ nhỏ đến lớn đều trưởng thành ở trong không gian hữu hạn của xã hội thời đó, nên rất khó mà nhận ra nhân tâm xã hội đã rời xa khỏi Trung dung rất nhiều. Chỉ có nhảy ra khỏi thời không của xã hội hữu hạn đó, nhìn tổng thể mọi thời không trong lịch sử, thì mới có thể nhận ra nhân tâm xã hội đã thực sự rời xa khỏi Trung dung rất nhiều, Trung dung chân chính là siêu việt khỏi thời không hữu hạn mà bất động bất biến, sẽ không tùy theo sự biến hóa của các thời kỳ mà hạ thấp tiêu chuẩn.

Trong xã hội đạo đức càng ngày càng bại hoại, thì cũng có Trung dung thuộc về thời không hữu hạn đó, nhưng nó là càng ngày càng rời xa Trung dung, ngày càng gần với “Trung dung của tiểu nhân không kiêng sợ gì”. Trong xã hội rất bại hoại, thì người tương đối tốt có thể cho rằng tự mình là rất tốt, là gần với Trung dung, nhưng trên thực tế, toàn bộ xã hội đã rời xa Trung dung rất nhiều, nên rất khó để nhận ra và khó khởi lên sự coi trọng tính trọng yếu của Trung dung.

3. Làm thế nào để có thể thực hiện đức Trung dung trong thực tiễn? Làm sao để có thể đề cao cảnh giới?

Tham khảo:

Vì Trung dung có thể điều chỉnh niệm đầu tư tưởng và lời nói hành vi của tự mình, có thể phù hợp với cái lý thông thường mà trường tồn bất biến, có thể đạt đến hàm nghĩa của cảnh giới cao hơn v.v., cho nên cũng có vấn đề cần không ngừng học tập đạo lý, tu tâm dưỡng tính, không ngừng thăng hoa. Khi tâm tính tự mình đã đạt đến phù hợp với đạo lý của cảnh giới nào đó, thì sẽ không lại tự tạo ra những vấn đề trong cảnh giới đó nữa, và nhận thức của chúng ta cũng sẽ đạt đến tiêu chuẩn của cảnh giới đó.

Như vậy chúng ta sẽ học được các đạo lý của tầng thâm sâu hơn, trong mọi phương diện của thực tiễn cuộc sống cũng sẽ đề cao tâm tính của mình, điều chỉnh những niệm đầu tư tưởng, xếp đặt chính đáng những quan hệ giữa người và sự vật, khiến cho tự mình có thể biểu hiện được đức hạnh Trung dung, và cảnh giới cũng lại tiếp tục đề cao.

Vì sao có thể đề cao? Là vì tu tâm dưỡng tính mà đạt đến đức hạnh Trung dung, đó chẳng phải là quá trình đề cao tâm tính mà đạt đến tiêu chuẩn của cảnh giới càng cao hơn sao? Khi đã phù hợp với đạo Trung dung rồi, biểu hiện ra đức hạnh Trung dung rồi, chẳng phải là đã đạt đến trong cảnh giới đức hạnh tối cao đó sao? Chẳng phải là đã đạt đến tiêu chuẩn đề cao cảnh giới sao?

Tài liệu tham khảo:

Quân tử hài hòa mà không buông trôi

Tử Lộ xin chỉ giáo Khổng Tử: “Thỉnh tiên sinh có thể nói với con thế nào là mạnh không?”

Khổng Tử hỏi: “Con hỏi về cái mạnh của người phương Nam, hay là cái mạnh của người phương Bắc, hay là cái mạnh con muốn học tập?”

Tử Lộ lại hỏi: “Những cái mạnh này có gì khác nhau không ạ?”

Khổng Tử nói: “Đương nhiên là có khác nhau rồi. Dùng khoan dung nhân hậu ôn hòa mà giáo huấn người khác, không báo thù kiểu ăn miếng trả miếng đối với kẻ ngang ngược hung bạo vô lễ, đó chính là cái mạnh của người phương Nam. Người quân tử là nên có phẩm chất này. Còn coi đao thương giáp trụ như gối ngủ, mọi thời khắc vũ khí quân phục bất ly thân, coi nhẹ cái chết, đó là cái mạnh của người phương Bắc. Những người thượng võ hiếu đấu đều thuộc loại này”.

Tử Lộ lại hỏi: “Xin ý kiến của thầy về cái mạnh mà con nên học tập?”

Khổng Tử trả lời: “Quân tử có thể hài hòa, nhưng không nên buông trôi theo dòng, đây mới là cái mạnh thực sự vậy! Người quân tử muốn làm được dung hòa nhưng lại không buông trôi theo đời, thì cần phải lập được vững vàng đức Trung dung, không thiên lệch. Khi chính trị đất nước tốt đẹp khai sáng, mà vẫn giữ được những phẩm chất vốn có từ thuở ban đầu khi còn nghèo khó; còn khi đất nước chuyên chế hung bạo, không có đức để cai trị điều hành, thì dù có chết cũng không thay đổi chí hướng cả đời của mình, đó mới là người thật sự mạnh vậy!”

Văn hóa truyền thống Trung Quốc nhấn mạnh rằng làm người là cần phải kiên trì phù hợp với chủ trương và nguyên tắc của chính Đạo, không thể tùy tiện trôi theo dòng, tín niệm kiên định vào mục tiêu giá trị của chính đạo đã lựa chọn, chỉ có như vậy mới có thể khích lệ tự mình khắc phục mọi gian khổ khó khăn, dũng mãnh tiến lên, có nghị lực dũng khí không sợ hãi và tín tâm để thực hiện lý tưởng và mục tiêu to lớn.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/48868

The post Tinh giải luận ngữ (43): Đức trung dung first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tinh giải luận ngữ (42): Liêm sỉ của người quân tửhttps://chanhkien.org/2025/02/tinh-giai-luan-ngu-42-liem-si-cua-nguoi-quan-tu.htmlThu, 20 Feb 2025 03:27:28 +0000https://chanhkien.org/?p=36576[ChanhKien.org] Nguyên văn: 子曰:“巧言令色足恭(1),左丘明(2)恥之,丘(3)亦恥之。匿怨(4)而友其人,左丘明恥之,丘亦恥之。” (《論語‧公冶長第五》) Hán Việt: Tử nói: “Xảo ngôn, lệnh sắc, túc cung (1), Tả Khâu Minh (2) sỉ chi; Khâu (3) diệc sỉ chi. Nặc oán (5) nhi hữu kỳ nhân, Tả Khâu Minh sỉ chi; Khâu diệc sỉ chi”. (Trích Luận Ngữ, chương 5 Công Dã Tràng). Phiên âm: Zǐ yuē: […]

The post Tinh giải luận ngữ (42): Liêm sỉ của người quân tử first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

子曰:“巧言令色足恭(1),左丘明(2)恥之,丘(3)亦恥之。匿怨(4)而友其人,左丘明恥之,丘亦恥之。” (《論語‧公冶長第五》)

Hán Việt:

Tử nói: “Xảo ngôn, lệnh sắc, túc cung (1), Tả Khâu Minh (2) sỉ chi; Khâu (3) diệc sỉ chi. Nặc oán (5) nhi hữu kỳ nhân, Tả Khâu Minh sỉ chi; Khâu diệc sỉ chi”. (Trích Luận Ngữ, chương 5 Công Dã Tràng).

Phiên âm:

Zǐ yuē: “Qiǎo yán lìng sè zú gōng (1), zuǒ qiū míng (2) chǐ zhī, qiū (3) yì chǐ zhī. Nì yuàn (4) ér yǒu qí rén, zuǒ qiū míng chǐ zhī, qiū yì chǐ zhī.”

Chú âm:

子ㄗˇ曰ㄩㄝ:巧ㄑㄧㄠˇ言ㄧㄢˊ令ㄌㄧㄥˋ色ㄙㄜˋ足ㄗㄨˊ恭ㄍㄨㄥ(1),左ㄗㄨㄛˇ丘ㄑㄧㄡ明ㄇㄧㄥˊ(2)恥ㄔˇ之ㄓ,丘ㄑㄧㄡ(3)亦ㄧˋ恥ㄔˇ之ㄓ。匿ㄋㄧˋ怨ㄩㄢˋ(4)而ㄦˊ友ㄧㄡˇ其ㄑㄧˊ人ㄖㄣˊ,左ㄗㄨㄛˇ丘ㄑㄧㄡ明ㄇㄧㄥˊ恥ㄔˇ之ㄓ,丘ㄑㄧㄡ亦ㄧˋ恥ㄔˇ之ㄓ

Chú thích:

1. Túc cung “足恭”: Cung kính quá mức. Chữ túc “足” (cái chân) phát âm giống chữ cự “巨” là “jù”, nghĩa là to lớn, cự đại.

2. Tả Khâu Minh “左丘明”: Quan Thái sử nước Lỗ (là người chép sử ở nước Lỗ), ông và Khổng Tử vừa là thầy trò vừa là bạn hữu. Ông họ Tả, tên Khâu Minh. Vào những năm cuối đời, Tả bị mù, được gọi là Manh Tả (Tả mù), tương truyền ông chính là tác giả của cuốn “Tả truyện” (tham khảo Bách khoa toàn thư Trung Hoa). “Tả truyện” có tên gọi ban đầu là “Tả thị xuân thu”.

3. Khâu “丘”: Khổng Tử tên là Khâu, tự là Trọng Ni, là người nước Lỗ cuối thời kỳ Xuân Thu (nay là huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông).

4. Nặc oán “匿怨”: Oán hận trong tâm, mà không hiển lộ ra bên ngoài.

Dịch nghĩa:

Khổng Tử nói: “Những người dùng lời lẽ hoa ngôn xảo ngữ dễ nghe, thể hiện ra nét mặt ưa nhìn, phô bày ra thái độ nịnh nọt khiêm cung thái quá, thì Tả Khâu Minh cho rằng thật đáng hổ thẹn, Khổng Tử cũng cho là thật đáng hổ thẹn. Che giấu nỗi oán hận với người khác ở trong tâm, còn biểu hiện bề mặt với người khác lại như thể bạn bè, Tả Khâu Minh cho rằng những người ấy thật đáng xấu hổ, Khổng Tử cũng cho là thật đáng hổ thẹn”.

Nghiên cứu phân tích:

Trong chương “Học nhi”, Khổng Tử viết: “Xảo ngôn, lệnh sắc, tiên hỹ nhân”, tức là những người cố tình nói ra những lời ngọt ngào dễ nghe thì hiếm khi có trái tim nhân hậu. Vì thể diện, vì những ham muốn cá nhân, vì để duy trì mối quan hệ hữu hảo ở bề ngoài, mà biểu hiện khẩu thị tâm phi, trong ngoài bất nhất, đóng kịch giả dối, dần dần sẽ làm mất đi bản tính thành thực thiện lương và chân chính của con người. “Những người dùng lời lẽ hoa ngôn xảo ngữ dễ nghe, thể hiện ra nét mặt ưa nhìn, phô bày ra thái độ nịnh nọt khiêm cung thái quá” và “Che giấu nỗi oán hận với người khác ở trong tâm” đều là người đạo đức bại hoại, những người tu dưỡng tâm tính lại càng phải nên lấy đó làm sỉ nhục, lại càng phải nhận rõ những ngôn hành cử chỉ đó là sản phẩm của nhân tâm biến dị, là căn nguyên dẫn đến sự biến dị nhân tâm và đạo đức bại hoại; đây chính là vị tư vị ngã, biểu hiện cụ thể là giả dối không thực, là ghen tức tật đố, là không tự biết xấu hổ v.v. Nếu như ai ai cũng tự biết xấu hổ thì sẽ không nhận thức như thế, cũng sẽ không tiếp nhận những biểu hiện đáng xấu hổ như thế, thì những biểu hiện xấu hổ ấy sẽ bị cự tuyệt, sẽ không có thị trường, đây chính là tự giác duy hộ bản tính đạo đức và thiện lương.

Tham khảo mở rộng

1. Trong xã hội mà tiêu chuẩn đạo đức thấp kém, thì cái tâm biết xấu hổ cũng mờ nhạt, ví như: chê cười người nghèo chứ không chê cười kỹ nữ. Nhiều người cho rằng chỉ cần không vi phạm pháp luật ở xã hội này, thì có xấu hổ cũng không sao. Nếu như muốn tu dưỡng tâm tính, thì nên dùng pháp luật đo lường hay là tiêu chuẩn đạo đức cao hơn để đo lường? Nếu như không dùng tiêu chuẩn đạo đức cao hơn mà ước thúc bản thân, chẳng phải sẽ dễ bị dòng nước cuốn đi sao? Thậm chí lại còn lửa cháy đổ thêm dầu sao? Khi một người bắt đầu nhận thức cái xã hội ấy, thích ứng với xã hội ấy và chạy theo trào lưu xã hội ấy thì người đó đã thực sự bị ô nhiễm rồi. Trưởng thành trong cái xã hội đạo đức thấp kém như vậy, mọi người đã quen với những điều đó và coi là bình thường rồi, nên người đó rất khó mà nhận ra, rất khó mà tự cảm thấy xấu hổ với những việc đó, ngoại trừ trường hợp họ đã đề thăng đạo đức thông qua tu dưỡng đạo đức rồi quay lại nhìn thì mới cảm nhận được.

2. Rất nhiều chuyện bất hạnh thường là do tâm tật đố và tâm oán hận tạo thành. Một người càng vị tư vị ngã, thì tiêu chuẩn đạo đức của họ sẽ càng thấp kém, nên sẽ càng khó phân biệt thế nào là tốt-xấu, Thiện-ác, nên dễ đồng tình với những quan niệm giá trị quan thấp kém, cũng dễ bị tật đố, dần dần nhập vào vô tri phong kín tự mình và tự làm tự chịu.

Hãy nghĩ xem: Con người là nên từ gốc rễ xả bỏ cái tâm căm ghét hận đời, và lấy chân thành thiện lương mà đối nhân xử thế thì chẳng sẽ càng tốt hơn hay sao? Còn nếu vẫn ôm giữ tâm tật đố, ăn nói khéo léo, dáng vẻ hiền lành bề ngoài, để đóng kịch giả dối thì chẳng bị ô nhiễm hay sao?

Câu chuyện lịch sử

Hành động của bản thân phải có liêm sỉ

Mạnh Tử nói với Công Tôn Châu: “Con người không thể không biết liêm sỉ, nhưng mà con người bây giờ có rất nhiều người đã không còn biết liêm sỉ về hành vi của mình, đây mới là sự sỉ nhục thực sự vậy!”

Công Tôn Châu hỏi Mạnh Tử: “Xin tiên sinh giải thích rõ?”

Mạnh Tử liền kể cho Công Tôn Châu một câu chuyện:

Nước Tề có một người, anh ta ở cùng nhà với vợ cả và vợ lẽ. Chồng của họ mỗi khi ra ngoài, thì nhất định là cơm no rượu say rồi mới về. Vợ cả của anh ấy hỏi, anh đi ăn uống với những ai thế? Mỗi lần anh ta đều nói tên của những nguời giàu có quyền lực. Thế nên bà vợ cả rất ngạc nhiên, bèn bàn với bà vợ lẽ: “Chồng chúng ta ra ngoài, nhất định là ăn no uống say rồi mới về nhà, nói rằng uống rượu cùng những người giàu có danh giá. Nhưng từ trước tới giờ cũng chưa thấy có người danh giá nào đến nhà chúng ta. Tôi định đi theo chồng để xem anh ấy đã đi đâu”.

Thế rồi sáng sớm ngày hôm sau, vợ của người nước Tề ấy đã lặng lẽ đi theo sau chồng, để xem anh ấy đến đâu, nhưng thấy rằng không có ai ở trong thành này để ý đến chồng mình, ngay cả không có một ai đứng lại nói chuyện với anh ấy. Cuối cùng người chồng đi vào nghĩa địa ở ngoài cổng thành phía đông, xin đồ ăn từ những người quét mộ. Những người khác đối xử với anh ta rất coi thường.

Sau khi vợ anh ta về, đã kể với bà vợ lẽ tất cả những gì đã thấy: “Chồng là nơi mà chúng ta dựa vào suốt đời a! Nhưng chồng chúng ta lại là như thế”. Thế là cả hai người cùng nhau khóc, nhưng chồng của họ cũng không hề biết gì cả. Khi anh ta đi về nhà vẫn dương dương đắc ý tỏ ra oai phong trước mặt cả hai người vợ.

“Sỉ” là giới hạn đạo đức thấp nhất mà Nho giáo đề xuất, là khởi điểm mà con người tự hoàn thiện đạo đức tự thân. Nho giáo cho rằng con người tất phải có liêm sỉ, chỉ có sau khi biết thế nào là hổ thẹn nhục nhã, mới có thể phân biệt rõ ràng thị và phi, đúng và sai, thiện và ác, có như thế mới có thể tránh không làm những việc vô đạo đức. Nếu không thì không biết thế nào là “hổ thẹn nhục nhã” để từ đó mà sửa chữa, để từ đó mà đề cao cảnh giới tư tưởng của tự mình.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/48868

The post Tinh giải luận ngữ (42): Liêm sỉ của người quân tử first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tinh giải luận ngữ (41): Chí của Phu Tửhttps://chanhkien.org/2025/02/tinh-giai-luan-ngu-41-chi-cua-phu-tu.htmlThu, 13 Feb 2025 04:13:44 +0000https://chanhkien.org/?p=36530[ChanhKien.org] Nguyên văn 颜渊、季路侍(1)。子曰:“盍(2)各言尔志?”子路曰:“愿车马、衣轻裘(3),与朋友共,敝(4)之而无憾。”颜渊曰:“愿无伐善(5),无施劳(6)。”子路曰:“愿闻子之志。”子曰:“老者安(7)之,朋友信(8)之,少者怀(9)之。”(《论语·公冶长第五》) Hán Việt Nhan Uyên, quý lộ thị (1). Tử viết: “Hạp (2) các ngôn nhĩ chí?” Tử Lộ viết: “Nguyện xa mã, y khinh cừu (3), dữ bằng hữu cộng, tệ (4) chi nhi vô hám.” Nhan Uyên viết: “Nguyện vô phạt thiện (5), vô thi lao (6).” Tử Lộ viết: […]

The post Tinh giải luận ngữ (41): Chí của Phu Tử first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

[ChanhKien.org]

Nguyên văn

颜渊、季路侍(1)。子曰:“盍(2)各言尔志?”子路曰:“愿车马、衣轻裘(3),与朋友共,敝(4)之而无憾。”颜渊曰:“愿无伐善(5),无施劳(6)。”子路曰:“愿闻子之志。”子曰:“老者安(7)之,朋友信(8)之,少者怀(9)之。”(《论语·公冶长第五》)

Hán Việt

Nhan Uyên, quý lộ thị (1). Tử viết: “Hạp (2) các ngôn nhĩ chí?” Tử Lộ viết: “Nguyện xa mã, y khinh cừu (3), dữ bằng hữu cộng, tệ (4) chi nhi vô hám.”

Nhan Uyên viết: “Nguyện vô phạt thiện (5), vô thi lao (6).”

Tử Lộ viết: “Nguyện văn tử chi chí.” Tử viết: “Lão giả an (7) chi, bằng hữu tín (8) chi, thiểu giả hoài (9) chi.” (Trích Luận ngữ – Chương 5 – Công dã tràng)

Phiên âm

Yányuān, jì lù shì. Zǐ yuē: “Hé gè yán ěr zhì?” Zǐlù yuē: “Yuàn chē mǎ, yī qīng qiú, yǔ péngyǒu gòng, bì zhī ér wú hàn.”

Yányuān yuē: “Yuàn wú fá shàn, wú shī láo.”

Zǐlù yuē: “Yuàn wén zǐ zhī zhì.” Zǐ yuē: “Lǎozhě ān zhī, péngyǒu xìn zhī, shǎo zhě huái zhī.” (“Lúnyǔ – gōng yě zhǎng dì wǔ”)

Chú âm

颜ㄧㄢˊ渊ㄩㄢ、季ㄐㄧˋ路ㄌㄨˋ侍ㄕˋ。子ㄗˇ曰ㄩㄝˋ:“盍ㄏㄜˊ各ㄍㄜˋ言ㄧㄢˊ尔ㄦˇ志ㄓˋ?”子ㄗˇ路ㄌㄨˋ曰ㄩㄝˋ:“愿ㄩㄢˋ车ㄔㄜ马ㄇㄚˇ、衣ㄧ轻ㄑㄧㄥ裘ㄑㄧㄡˊ,与ㄩˇ朋ㄆㄥˊ友ㄧㄡˇ共ㄍㄨㄥˋ,敝ㄅㄧˋ之ㄓ而ㄦˊ无ㄨˊ憾ㄏㄢˋ。”

颜ㄧㄢˊ渊ㄩㄢ曰ㄩㄝˋ:“愿ㄩㄢˋ无ㄨˊ伐ㄈㄚˊ善ㄕㄢˋ,无ㄨˊ施ㄕ劳ㄌㄠˊ。”

子ㄗˇ路ㄌㄨˋ曰ㄩㄝˋ:“愿ㄩㄢˋ闻ㄨㄣˊ子ㄗˇ之ㄓ志ㄓˋ。”子ㄗˇ曰ㄩㄝˋ:“老ㄌㄠˇ者ㄓㄜˇ安ㄢ之ㄓ,朋ㄆㄥˊ友ㄧㄡˇ信ㄒㄧㄣˋ之ㄓ,少ㄕㄠˋ者ㄓㄜˇ怀ㄏㄨㄞˊ之ㄓ。”(《论ㄌㄨㄣˊ语ㄩˇ·公ㄍㄨㄥ冶ㄧㄝˇ长ㄔㄤˊ第ㄉㄧˋ五ㄨˇ》)

Chú thích

1. 侍 (thị): hầu hạ ở bên, theo hầu bề tôn trưởng.

2. 盍 (hạp): cớ sao không, tại sao không, đồng âm với chữ “何” (hà)

3. 裘 (cừu): áo lông

4. 敝 (tệ): rách, cũ nát

5. 伐善 (phạt thiện): khoe khoang sở trường của mình, chữ “伐” (phạt) có nghĩa là phô trương.

6. 施劳 (thi láo): biểu dương công lao của bản thân, chữ “施” có nghĩa là khoe khoang, phô trương

7. 安 (an): chữ “安” (an) trong “Phụng dưỡng an lạc” (phụng dưỡng và làm người lớn vui lòng)

8. 信 (tín): tin tưởng lẫn nhau

9.怀 (hoài): quan tâm chăm sóc

Diễn nghĩa

Nhan Uyên, Tử Lộ theo hầu bên cạnh Khổng Tử, Khổng Tử nói: “Hai trò nói chí hướng của tự mình cho ta nghe?” Tử Lộ thưa: “Con bằng lòng chia sẻ xe ngựa, áo da cừu của con cho bạn hữu dùng chung, dù dùng hỏng con cũng không oán trách một lời”. Nhan Uyên nói: “Con nguyện không khoa trương sở trường của con, không tự biểu dương công lao của mình”. Tử Lộ thưa: “Nhưng chúng con mong được nghe chí hướng của thầy”. Khổng Tử nói: “Ta nguyện cho người già được phụng dưỡng đầy đủ vui vẻ, bạn bè tin cậy lẫn nhau, trẻ em được quan tâm chăm sóc”.

Nghiên cứu và phân tích

Chí hướng và hồng nguyện to lớn của Khổng Tử đã phản ánh ra tâm tính và cảnh giới rất cao, mà chí hướng và hồng nguyện to lớn ấy làm sao có thể được thấu tỏ rõ trong tâm của Khổng Tử như vậy? Nếu không phải xuất phát từ tiêu chuẩn đo lường đạo đức uyên bác tinh túy, thì sao có thể hình thành nên một hệ thống giá trị phổ quát trường tồn mà bất hủ như vậy? Mà bộ hệ thống giá trị, tiêu chuẩn đạo đức này giúp con người, trên có thể tiếp xúc với chân tính, dưới có thể hiểu rõ thế gian.

Con người ai cũng có ý chí riêng, qua việc ngôn chí, minh chí và lập chí có thể rõ được chân tâm, nhìn rõ được bản tính, càng có thể kiên định vào con đường phản bổn quy chân của chính mình; cũng có thể nhìn vào ý chí của mình để tìm ra khoảng cách giữa mình với người khác để có thể tiến bộ hơn. Ví dụ: ý chí của Tử Lộ ngay thẳng phóng khoáng, có thể khiến tình bạn bền chặt, đồng cam cộng khổ, trừ bỏ đi tự tư tự lợi; ý chí của Nhan Uyên thể hiện sự đôn hậu từ đức hạnh, có thể trau dồi bản tính, tu mình lợi người, đạm bạc mà quên đi hư danh của bản thân. Chí hướng của Khổng Tử trong lòng có thể chứa cả thiên hạ, ngôn hành thiện lương, vô tư vô ngã, trong tâm suy nghĩ cho con người khắp thế gian.

Câu hỏi phân tích

1. Con người sinh sống tại thế gian, đa số đều trong vô tri vô giác mà truy cầu và lạc lối vô tận, những điều người ta nghĩ, nói và làm ra mặc dù xuất phát từ ý chí tự do cá nhân, từ động cơ của bản thân, nhưng luôn luôn là vị tư vị kỷ, tự tư tự lợi, có lợi cho mình mà có hại cho người, đây không phải bản tính thuần chân hoàn mỹ của một con người, là điều bất thuần nào đã che đậy đi bản tính thuần chân của con người?

Hãy nghĩ mà xem: chí hướng của bản thân có thuần chân hay không? Là điều gì bất thuần đã che đậy mất bản tính thuần chân của mình? Liệu có phải là truy cầu hướng ngoại vô tận không biết đủ, mà bất tri bất giác đã hình thành nên các loại quan niệm và kinh nghiệm? Trong thùng thuốc nhuộm lớn bất thuần của xã hội, những người càng tinh ranh càng sành sỏi, chẳng phải là những người càng cách xa bản tính thuần chân hay sao? Chẳng phải càng đánh mất tâm chí hay sao? Người ấy cũng đang lập chí, nhưng lại rất khôn, rất hiện thực, chí hướng ấy ắt chẳng được to lớn.

2. Trong xã hội ngày nay, nhân tâm vô cùng phức tạp, giá trị quan của rất nhiều người bị bóp méo nghiêm trọng, chuẩn mực đạo đức rất thấp, tranh đấu lợi ích, quan niệm sùng bái kim tiền, tâm lý biến thái v.v. có rất nhiều biểu hiện thấp kém. Những đám đông người này cũng hình thành nên một hệ giá trị, tiêu chuẩn đo lường, họ cũng có cách nhìn, quan niệm, ý kiến chung của họ về con người và sự vật. Rất nhiều người không phòng bị trước sự lưu thông của những loại thông tin thấp hèn này, năng lực phân biệt tín tức tốt xấu còn yếu kém, trong vô thức đã tiếp nhận nhiều loại thông tin kiểu này, khiến tư tưởng bị ô nhiễm, nên không còn sức kháng cự lại và bị cuốn theo cơn sóng trào lưu.

Hãy nghĩ xem: một đứa trẻ vô tri bị nhấn chìm trong hoàn cảnh xã hội hiểm ác như vậy, làm sao có được chí hướng to lớn đây? Từng thế hệ những người trưởng thành với chuẩn mực đạo đức chỉ có thể ngày càng thấp, giá trị quan càng thêm méo mó, năng lực phân biệt tốt xấu càng yếu kém, sẽ khiến hoàn cảnh xã hội càng thêm hiểm ác, vì vậy, có phải chúng ta nên giáo dục trẻ nhỏ tiếp cận với văn hoá, tin tức và những con người với ý chí to lớn, đạo đức cao thượng không?

Câu chuyện lịch sử: Chí hướng không ở sự no ấm

Vương Ngân thời Tống, tên là Tăng, từ nhỏ đã miệt mài sử sách, phẩm hạnh hiền hoà đôn hậu, ông luôn ra sức học tập, là người có chí hướng phi thường.

Thời vua Tống Chân Tông, Vương Ngân thi đỗ Trạng nguyên. Có người nói với ông: “Thi đỗ Trạng nguyên rồi, thì một đời ăn chẳng hết, không cần lo cái ăn cái mặc nữa”. Vương Ngân nghiêm túc nói: “Chí hướng của ta xưa nay chưa từng hướng về ăn no mặc ấm”. Sau này, Vương Ngân nhiều lần nhậm chức Tể tướng, thanh liêm mà biết giữ mình, làm việc chính trực, triều đình rất trọng dụng ông.

Có thể thấy rằng, bậc quân tử nên lập chí từ nhỏ, chí hướng thanh liêm cao thượng. Nếu như lập chí cao thượng và kiên định, ngày sau, khi phục vụ xã hội, ông tuyệt đối sẽ không bị lợi ích cám dỗ.

Tương truyền vào thời nhà Minh có một người tên là Trâu Lập Am, năm 16 tuổi đến kinh thành tham dự kỳ thi Hội, trò chuyện với một thí sinh khác cũng đến tham gia thi cử, người ấy vừa gặp mặt liền hỏi: “Thi đỗ Trạng nguyên được bao nhiêu tiền nhỉ?” Trâu Lập Am vừa nghe vậy thì quay đầu bước đi, không buồn nói chuyện với người kia nữa.

Chí hướng của mỗi người mỗi khác, quan điểm và hiểu biết đối với sự vật sự việc cũng khác nhau, vì vậy tâm nhất định phải chính, chí hướng nhất định phải thuần chính, nếu không sẽ thuận theo dòng chảy số đông mà dễ đánh mất chính mình.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/48868

The post Tinh giải luận ngữ (41): Chí của Phu Tử first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tinh giải luận ngữ (40): Thiện tâm đối đãi ngườihttps://chanhkien.org/2025/02/tinh-giai-luan-ngu-40-thien-tam-doi-dai-nguoi.htmlSat, 08 Feb 2025 03:14:51 +0000https://chanhkien.org/?p=36488[ChanhKien.org] Nguyên văn: 子曰:「晏平仲(1)善與人交,久而敬之(2)。」(《論語‧公冶長第五》) Hán Việt: Tử viết: “Án Bình Trọng thiện dữ nhân giao; cửu nhi kính chi”. (Trích “Luận ngữ – Chương 5 – Công dã tràng”) Phiên âm: Zǐ yuē:”Yàn píng zhòng (1) shàn yǔ rén jiāo,jiǔ ér jìng zhī (2)” Chú âm: 子ㄗˇ曰ㄩㄝ:「晏ㄧㄢˋ平ㄆㄧㄥˊ仲ㄓㄨㄥˋ (1) 善ㄕㄢˋ與ㄩˊ人ㄖㄣˊ交ㄐㄧㄠ,久ㄐㄧㄡˇ而ㄦˊ敬ㄐㄧㄥˋ之ㄓ (2) Chú thích 1. Án Bình […]

The post Tinh giải luận ngữ (40): Thiện tâm đối đãi người first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

子曰:「晏平仲(1)善與人交,久而敬之(2)。」(《論語‧公冶長第五》)

Hán Việt:

Tử viết: “Án Bình Trọng thiện dữ nhân giao; cửu nhi kính chi”.

(Trích “Luận ngữ – Chương 5 – Công dã tràng”)

Phiên âm:

Zǐ yuē:”Yàn píng zhòng (1) shàn yǔ rén jiāo,jiǔ ér jìng zhī (2)”

Chú âm:

子ㄗˇ曰ㄩㄝ:「晏ㄧㄢˋ平ㄆㄧㄥˊ仲ㄓㄨㄥˋ (1) 善ㄕㄢˋ與ㄩˊ人ㄖㄣˊ交ㄐㄧㄠ,久ㄐㄧㄡˇ而ㄦˊ敬ㄐㄧㄥˋ之ㄓ (2)

Chú thích

1. Án Bình Trọng “晏平仲”: là đại quan của nước Tề, tên là Anh, thụy hiệu là Bình. Trong tập 62 của Sử Ký có chuyện về ông.

2. Trong đoạn “久而敬之”: chi “之” là để chỉ Án Bình Trọng.

Dịch nghĩa:

Khổng Tử nói: “Án Bình Trọng có thể dựa vào thiện tâm để đối đãi với mọi người, nên dù lâu không gặp nhau, thì mọi người vẫn kính trọng”.

Nghiên cứu phân tích

Án Anh đối nhân xử thế bằng thiện tâm, nên lâu dần người ta có thể cảm thụ được sức mạnh của thiện tâm, nhận được cảm hóa mà kính trọng Án Anh. Khổng Tử đã dùng thực tiễn việc lấy “thiện” để đối xử với mọi người ấy làm tài liệu để giảng dạy cho học trò. Từ đó, giúp học trò có thể thể nghiệm được sức mạnh của việc thực hành “nhân”. Đồng thời, cũng có thể tự tìm được những thiếu sót và khoảng cách của mình so với người khác.

Câu hỏi mở rộng

1. “Nhân chi sơ, tính bản thiện”, trong xã hội hiện nay, tâm tính con người không còn như xưa, giao tiếp giữa người với người rất lạnh nhạt, tự tư tự lợi, không có chân thành.

Hãy nghĩ xem: hiện nay người mà không chịu ảnh hưởng của trào lưu xã hội, có thể chân thành, thiện tâm trong giao tiếp xã hội chẳng phải rất hiếm có sao? Nếu như chúng ta muốn hướng thiện, muốn phản bổn quy chân, thì chẳng phải là nên kết giao, học hỏi những người như vậy sao? Nếu như một người mà xung quanh họ không có được một người chân thành, thiện tâm để kết giao, vậy thì người ấy chẳng phải là rất đáng thương sao? Nếu những người này tiếp tục bị ô nhiễm nữa thì họ có còn hy vọng không? Bạn có cho rằng những người rất khôn, rất truy cầu lợi ích cá nhân kia có thể sẽ trở thành những người bạn tốt không?

2. Vì sao sức mạnh của “thiện” lại to lớn đến thế? Khi một người phát huy bản tính thiện, thì đối với tất cả mọi phương diện giao tiếp trong cuộc sống, hễ có ai nguyện ý hướng thiện, thì hầu như đều cảm thụ được năng lực của thiện ấy, khi đã có định hướng chuyển hóa để hướng thiện, khi bản chất đã có bản tính thiện ấy thì có thể câu thông giao lưu thấu đáo, dần dần, sẽ liên kết các sinh mệnh thiện thành một, hướng thượng thăng hoa, cho đến tận vũ trụ vô cùng vô tận, thuần thiện thuần mỹ, diễn hóa thành thế giới phồn thịnh mỹ hảo.

Hãy nghĩ xem: năng lượng ấy chẳng phải là rất to lớn hay sao? “Nhân giả vô địch” (nghĩa là: Người nhân nghĩa sẽ không có kẻ địch), đổi lại góc độ khác mà xét, những người có lương tri, thì ai dám chống lại bản tính thiện ấy? Như vậy, chẳng phải người nhân nghĩa sẽ là người có năng lực nhất để khiến cho những người có lương tri tự nội tâm kính trọng và muốn gần cận sao?

Câu chuyện lịch sử: Tế thế an dân – hậu đức tải vật

Trình Di thời Bắc Tống là học giả Nho giáo có ý chí tế thế an dân rất mạnh mẽ, bất kể làm quan ở đâu, ông đều lấy bốn chữ “thị dân như thương” (đối đãi với người dân như với thương binh, vì lo ngại sẽ làm họ phiền nhiễu – hình dung về người ở vị trí cao mà trân trọng, yêu quý sâu sắc đối với người dân) làm phương châm hành động cho mình. Khi ông nhậm chức tại huyện Phù Câu, tỉnh Hà Nam, đã giúp đỡ người dân giải quyết rất nhiều khó khăn thực tế.

Khi vừa nhậm chức, nghe nói nước uống ở đây bị nhiễm mặn, ông hỏi phụ tá: “Chẳng lẽ bách tính cứ phải uống nước này sao?” Phụ tá thưa: “Ngài có điều chưa biết, gần đây chỉ có giếng ở nhà chùa thì nước ngọt hơn một chút, nhưng giếng nước này thì không cho phụ nữ đến lấy nước”. Sau khi bàn bạc với các phụ tá, ông ra lệnh đào một cái giếng ở tại cùng mạch nước với giếng ấy, vậy nên người dân đã có nước ngọt để sử dụng. Mọi người đều nói: “Vấn đề này đã bao nhiêu năm rồi, vậy mà huyện lệnh vừa đến đã giải quyết xong”.

Quan tuần duyệt bảo giáp Vương Trung Chính là người thân cận của Hoàng đế, mỗi khi đến tuần tra nơi nào đó, thì quan cai quản ở đó đều chi rất nhiều tiền để lấy lòng ông. Nên khi ông đến huyện Phù Câu, quan lại huyện Phù Câu xin ý kiến của Trình Di về khoản chi phí để tiếp đón Vương Trung Chính, Trình Di đã dứt khoát trả lời: “Huyện ta còn nghèo, làm sao có thể theo các huyện khác chi dùng khoản tiền lớn để biếu Vương hồng nhân đó được? Hơn nữa, tiền ngân khố đều là thu từ người dân, theo phép thì không nên chi tiêu sai”. Sự cương trực của Trình Di đã làm Vương Trung Chính bị chấn nhiếp, nên trong suốt thời gian Trình Di nhậm chức ở đó, Vương Trung Chính cũng không đến nữa.

Trình Di viết thư với bạn nói: “Đối với bách tính, tôi chủ trương dụng nhân đức để giáo hoá”. Có người ăn trộm bị bắt, Trình Di nói: “Nếu ngươi cố gắng sửa chữa những sai lầm trước đây, thì ta sẽ tha cho mà xử nhẹ đi”. Người này sau đó tái phạm, khi quan huyện đến bắt anh ta, anh ta xấu hổ khi gặp lại Trình huyện lệnh, nên đã tự sát.

Khi Trình Di rời khỏi huyện Phù Câu để đến nơi khác nhậm chức, thì người dân vừa khóc vừa đi theo đến tận biên giới huyện để mời giữ ông ở lại.

Trịnh Di còn đảm nhận chức quan ở một số nơi khác, nguyên tắc làm quan của ông là dụng đức hạnh để cảm hoá dân chúng. Khi ông làm huyện lệnh ở huyện Thượng Nguyên, đê bị vỡ, cần phải lập tức lấp chặn ngay, nếu không kịp thời thì sẽ ảnh hưởng đến việc tưới tiêu đồng ruộng, nhưng việc này phải cần rất nhiều nhân lực. Nếu như chờ được cấp trên xem xét cho làm thì đã quá muộn, Trình Di ngay lập tức quyết định tổ chức nhân dân lấp chỗ đê vỡ, sau đó mới bẩm báo lên trên. Các phụ tá của ông nói: “Lẽ nào ngài không biết làm như thế thì sẽ bị cấp trên trách phạt sao?”. Trình Di đáp: “Ta không còn lựa chọn nào khác, nếu như không như thế, đợi cấp trên cử người đến lấp đê vỡ, thì hoa màu đã hỏng rồi, năm tới người dân lấy gì ăn? Lại nói, ta vì tính mệnh của người dân, nếu như tính đây là tội, thì ta cũng không phàn nàn gì”.

Như vậy, dưới sự đốc thúc của ông, chỗ đê bị vỡ đã rất nhanh được sửa chữa. Thế nên năm đó mùa màng thu hoạch rất tốt, người dân đều nói: “May cho chúng tôi gặp được Trình huyện lệnh, là người đức hạnh, nhân ái, độ lượng, đã thương xót cho nỗi khổ của dân, thật là một vị quan tốt!”

Người Trung Quốc xưa có câu nói “Vui với thiên hạ, lo lắng cùng thiên hạ”, vì các quan thời xưa được giáo dục trong bối cảnh tư tưởng như vậy, nên họ có ý chí tế thế an dân mạnh mẽ. Một mặt, họ tích cực quan tâm đến cả khó khăn và lợi ích của nhân dân, dùng chính trị nhân từ yêu dân; mặt khác, họ nỗ lực làm được “dụng đức phục người”, dùng sức mạnh của đạo đức để cảm hoá dân chúng, đây chính là lý tưởng chính trị mà Nho gia vẫn luôn theo đuổi.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/48868

The post Tinh giải luận ngữ (40): Thiện tâm đối đãi người first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tinh giải luận ngữ (39): Yên dụng nịnh*https://chanhkien.org/2025/01/tinh-giai-luan-ngu-39-yen-dung-ninh.htmlWed, 22 Jan 2025 23:43:41 +0000https://chanhkien.org/?p=35948[ChanhKien.org] Sao phải dựa vào khẩu tài ăn nói khéo léo, năng ngôn thiện biện làm gì? Nguyên văn 或曰:「雍(1)也仁而不佞(2)。」子曰:「焉用佞?禦人以口給(3),屢憎於人(4),不知其仁(5)。焉用佞?」(《論語‧公冶長第五》) Hán Việt Hoặc viết: “Ung dã, nhân nhi bất nịnh.” Tử viết: “Yên dụng nịnh? Ngữ nhân dĩ khẩu cấp, lũ tăng ư nhân. Bất tri kỳ nhân; yên dụng nịnh?” (Luận ngữ, chương 5 […]

The post Tinh giải luận ngữ (39): Yên dụng nịnh* first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

  • Sao phải dựa vào khẩu tài ăn nói khéo léo, năng ngôn thiện biện làm gì?

Nguyên văn

或曰:「雍(1)也仁而不佞(2)。」子曰:「焉用佞?禦人以口給(3),屢憎於人(4),不知其仁(5)。焉用佞?」(《論語‧公冶長第五》)

Hán Việt

Hoặc viết: “Ung dã, nhân nhi bất nịnh.” Tử viết: “Yên dụng nịnh? Ngữ nhân dĩ khẩu cấp, lũ tăng ư nhân. Bất tri kỳ nhân; yên dụng nịnh?” (Luận ngữ, chương 5 Công dã tràng)

Phiên âm

Huò yuē: Yōng yě rén ér bùnìng. Zǐ yuē:`Yān yòng nìng? Yù rén yǐ kǒu gěi, Lǚ zēng yú rén (4), bùzhī qí rén. Yān yòng nìng.

Chú âm

或ㄏㄨㄛˋ曰ㄩㄝ:「雍ㄩㄥ(1)也ㄧㄝˇ仁ㄖㄣˊ而ㄦˊ不ㄅㄨˋ佞ㄋㄧㄥˋ(2)。」子ㄗˇ曰ㄩㄝ:「焉ㄧㄢ用ㄩㄥˋ佞ㄋㄧㄥˋ?禦ㄩˋ人ㄖㄣˊ以ㄧˇ口ㄎㄡˇ給ㄍㄟˇ(3),屢ㄌㄩˇ憎ㄗㄥ於ㄩˊ人ㄖㄣˊ(4),不ㄅㄨˋ知ㄓ其ㄑㄧˊ仁ㄖㄣˊ(5)。焉ㄧㄢ用ㄩㄥˋ佞ㄋㄧㄥˋ?」

(《論ㄌㄨㄣˊ語ㄩˇ‧ㄍ公ㄨㄥ冶ㄧㄝˇ長ㄔㄤˊ第ㄉㄧˋ五ㄨˇ》)

Chú thích

(1) Ung “雍”: là người họ Nhiễm tên Ung, tự là Trọng Cung, là học trò của Khổng Tử.

(2) Nịnh “佞”: phát âm là “nê ninh” như âm của lầy lội, bùn lầy, nghĩa là năng ngôn thiện biện, tức giỏi ăn nói biện luận, có tài hùng biện.

(3). Khẩu cấp “口給”: nói trôi chảy, ứng phó miệng lưỡi nhanh chóng.

(4). Lũ tăng ư nhân “屢憎於人”: thường dẫn đến sự oán hận của người khác. Chữ tăng (ghét) cùng âm đọc với chữ tăng “增” (tăng thêm), oán hận.

(5). Bất tri kỳ nhân “不知其仁”: không biết được người khéo ăn nói có được gọi là người có nhân đức hay không.

Dịch nghĩa

Có người nói: “Ung Nhiễm có lòng nhân mà không khéo nói”. Đức Khổng tử nói: “Dùng tài khéo nói làm gì? Lấy miệng bẻm mép chống lại người, người ta luôn ghét. Chẳng biết trò ấy có nhân hay chăng, nhưng dùng tài khéo nói làm gì?”

Giải thích

Có người nói: “Nhiễm Ung là người nhân đức, nhưng lại không biết ăn nói khéo léo”. Khổng Tử nói: “Sao phải dựa vào khẩu tài ăn nói khéo léo, năng ngôn thiện biện làm gì? Dựa vào khéo léo ăn nói sẽ dễ dẫn tới tranh biện với người khác, thì thường sẽ chuốc lấy sự oán hận của người ta, người như thế không nhất định là người có nhân đức. Tại sao lại cứ phải thể hiện ăn nói khéo léo, năng ngôn thiện biện làm gì?”

Nghiên cứu phân tích

Khổng Tử nói với mọi người về cách nhìn nhận đối với Nhiễm Ung và đưa ra quan điểm của ông. Ông cho rằng việc tu dưỡng tâm tính, nhân đức của con người mới là cái gốc thật sự, những biểu hiện ngôn năng thiện biện, ăn nói khôn khéo kỳ thực là không quan trọng, là không có lòng nhân nghĩa, hoàn toàn không có gì đáng nói, ngược lại họ lại dễ lợi dụng những tiểu thuật khẩu tài nhỏ nhoi ấy để hiển thị bản thân hoặc là để thỏa mãn những dục vọng ham muốn cá nhân của họ. Vì thế mới nói, người có tài ăn nói không nhất định là có nhân đức, còn người nhân đức lại không nhất định thích nói ra, thích khoe khoang hiển thị. Ta nên dùng nhân đức để đánh giá nhân phẩm của một người chứ không nên dựa vào khẩu tài, năng lực v.v. để đánh giá một người.

Qua đây có thể thấy người ta đã quá coi trọng biểu hiện bề ngoài của lời ăn tiếng nói khéo léo, quên mất rằng tâm tính nội tại mới là cái gốc, vì vậy mà họ có chút nghi hoặc đối với người nhân đức nhưng không biểu hiện ăn nói khéo léo như Nhiễm Ung. Những người coi trọng bề ngoài, coi trọng hưởng thụ vật chất, truy cầu danh lợi, kỳ thực là rất muốn có nhân đức muốn có tài ăn nói để sau đó họ sẽ lợi dụng nó để đạt được mục tiêu cá nhân, thỏa mãn dục vọng cá nhân, nhưng dù cho họ có phấn đấu nỗ lực thế nào thì cũng rất khó thành công. Kỳ thực, những người không chú trọng tu tâm dưỡng tính, vốn có rất nhiều vọng tưởng và nghi hoặc.

Câu hỏi mở rộng

1. “Họa từ miệng mà ra”, câu nói này cảnh tỉnh mọi người rằng khi nói cần thận trọng, rất nhiều mầm tai họa và mâu thuẫn đều đến từ những người thích nói, có tài ăn nói. Kết quả của việc giỏi biện luận, tranh mạnh háo thắng đó thường sẽ dẫn đến tâm tật đố và oán hận.

Hãy nghĩ xem: trong xã hội nhân loại hiện nay khi tâm con người rất phức tạp, mâu thuẫn rất gay gắt, chúng ta nên nói thế nào cho phù hợp? Có thể nói lời giả dối không? Có thể không nói lời công bằng không? Khi nói có thể không nghĩ đến người khác không? Xét đến cùng chẳng phải là nên xuất phát từ cơ điểm lòng nhân ái mà nói ra sao? Lời nói nhân nghĩa, thì chẳng phải sẽ không có tranh luận, cạnh tranh hơn thua, bảo vệ mình mà công kích người khác sao?

2. Trong xã hội hiện nay tràn ngập những người, sự vật giả tạo, như tin tức giả, quảng cáo sai sự thật, hàng giả hàng nhái, chứng nhận giả, tập đoàn lừa đảo… quả thật là rất nhiều, khi nhân tâm và xã hội đã mất đi quy phạm đạo đức, thì việc phát huy khẩu tài khéo nói hoặc kỹ năng chuyên nghiệp khác, thường là vì tự tư tự lợi, không từ bất kỳ thủ đoạn để đạt được mục tiêu, lợi dụng tài ăn nói để lừa người, lợi dụng tâm thiện lương của con người, lợi dụng nhược điểm của con người để lừa người, hoàn toàn không xem xét đến hậu quả và sự sống chết của người khác.

Hãy nghĩ xem: tài năng ăn nói và kỹ năng có phải là có thể sử dụng cho mục đích tốt hoặc có thể sử dụng cho mục đích xấu, cũng giống như dung mạo và biểu hiện bề ngoài của người ta vậy, cũng có thể nhìn thấy rất đẹp, rất thiện, nhưng nội tâm lại ẩn chứa mưu mô nham hiểm, đó chẳng phải càng lừa dối hơn hay sao? Bất cứ sự tốt đẹp về mặt hình thức bên ngoài nào có thể đồng đẳng với bản chất nội hàm sao? Chẳng phải nên coi nội hàm bản chất là nét đẹp thực sự sao? Những thứ có thể lừa người được, chẳng phải thường lợi dụng thuật che mắt “bên ngoài lộng lẫy kiêu sa, bên trong mục nát không ra hình người” để mê hoặc người ta sao?

Vấn đề thảo luận

Trong sinh hoạt hàng ngày, chúng ta làm thế nào để làm được tu khẩu? Nên thể hiện thái độ ăn nói thể nào cho đúng?

Câu chuyện lịch sử

Dán miệng ba lần

Khổng Tử đến triều đình nhà Chu, thăm nhà tổ miếu của triều Chu, thấy một bức tượng hình người bằng đồng ngay trước bậc tam cấp ở bên phải của tổ miếu, miệng của bức tượng bị phong kín ba tầng, phía sau lưng có khắc bài văn: “Đây là vị thận trọng cổ xưa trong lời nói. Cẩn thận nhé! Cẩn thận nhé! Không nên nói nhiều lời, nếu nói nhiều lời tất nhiên sẽ có sơ xuất; không nên nhiều chuyện, nếu nhiều chuyện tất sẽ thất thố. Khi bình an vui vẻ nhất định cần chú ý, không được làm những việc khiến bản thân phải hối hận. Đừng cho rằng sẽ không có hậu quả nguy hiểm gì, vì họa loạn sẽ theo đó mà đến; cũng đừng cho rằng không có ai biết, thiên tai đang ở bên trên để chờ trừng phạt kẻ ác. Đốm lửa nhỏ không dập tắt, khi bùng lên ngùn ngụt sẽ không cách nào dập tắt; một dòng nước nhỏ không chặn lại, khi thành dòng sông sẽ không thể ngăn chặn. Nếu như nói ra lời bất cẩn, thì chính là đã gieo mầm tai họa. Người ngỗ ngược sẽ không chết một cách bình thường, người hiếu thắng nhất định sẽ gặp địch thủ”.

“Người quân tử biết rằng thiên hạ không thể một tay che trời, vì vậy mà nhún nhường một chút, khiêm tốn một chút, sẽ khiến người khác ngưỡng mộ. Nếu bảo trì thái độ nhún nhường, khiêm tốn ấy, thì sẽ không có ai ganh đua cạnh tranh với mình. Mọi người đều đi theo dòng sang bên kia, chỉ có mình tôi kiên trì ở bên này; mọi người tâm trí mê loạn, còn mình tôi tư tưởng kiên định. Hãy giữ trí huệ ở sâu trong tim, không so đo tài năng cao thấp với người khác. Làm được như thế, thì dù có ở địa vị cao quý, cũng sẽ không bị nguy hại. Sông lớn sở dĩ thành sông lớn là do nó đặt mình xuống thấp. Thiên thượng sẽ công bằng không dành yêu thương đặc biệt cho riêng ai, nhưng nhất định người sẽ phù trợ cho những người thiện lương. Hãy cẩn thận! Hãy cẩn thận!”

Sau khi đọc xong, Khổng Tử quay lại nói với các đệ tử: “Hãy nhớ kỹ bài văn này. Tuy rằng lời lẽ không bóng bẩy, nhưng nói đúng chỗ yếu hại. Tục ngữ có nói: ‘Đặc biệt chú ý và thận trọng, giống như bản thân đang ở bên rìa bờ vực, như chân đang giẫm trên lớp băng mỏng vậy’. Nếu như có thể chiểu theo đó mà đối nhân xử thế, thì làm sao có thể vì vạ miệng mà chuốc lấy tai họa được”.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/48868

The post Tinh giải luận ngữ (39): Yên dụng nịnh* first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tinh giải luận ngữ (38): Bất tri sở dĩ tài chihttps://chanhkien.org/2025/01/tinh-giai-luan-ngu-38-bat-tri-so-di-tai-chi.htmlSun, 19 Jan 2025 02:31:16 +0000https://chanhkien.org/?p=35919[ChanhKien.org] Nguyên văn 子在陈(1)曰:“归与!归与!吾党之小子(2)狂简(3),斐然(4)成章,不知所以裁(5)之。”(《论语•公冶长第五》) Hán Việt Tử tại Trần (1) viết: “Quy dữ! Quy dữ! Ngô đảng chi tiểu tử (2) cuồng giản (3), phỉ nhiên (4) thành chương, bất tri sở dĩ tài (5) chi.” (Trích “Luận ngữ – Chương 5 – Công dã tràng”) Phiên âm Zǐ zài chén yuē:“Guī yǔ! Guī yǔ! […]

The post Tinh giải luận ngữ (38): Bất tri sở dĩ tài chi first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

[ChanhKien.org]

Nguyên văn

子在陈(1)曰:“归与!归与!吾党之小子(2)狂简(3),斐然(4)成章,不知所以裁(5)之。”(《论语•公冶长第五》)

Hán Việt

Tử tại Trần (1) viết: “Quy dữ! Quy dữ! Ngô đảng chi tiểu tử (2) cuồng giản (3), phỉ nhiên (4) thành chương, bất tri sở dĩ tài (5) chi.” (Trích “Luận ngữ – Chương 5 – Công dã tràng”)

Phiên âm

Zǐ zài chén yuē:“Guī yǔ! Guī yǔ! Wú dǎng zhī xiǎozǐ kuáng jiǎn, fěirán chéngzhāng, bùzhī suǒyǐ cái zhī.”(“Lúnyǔ•gōng yě zhǎng dì wǔ”)

Chú âm

子ㄗ˙在ㄗㄞˋ陈ㄔㄣˊ曰ㄩㄝ:“归ㄍㄨㄟ与ㄩˇ!归ㄍㄨㄟ与ㄩˇ!吾ㄨˊ党ㄉㄤˇ之ㄓ小ㄒㄧㄠˇ子ㄗ˙狂ㄎㄨㄤˊ简ㄐㄧㄢˇ,斐ㄈㄟˇ然ㄖㄢˊ成ㄔㄥˊ章ㄓㄤ,不ㄅㄨˋ知ㄓ所ㄙㄨㄛˇ以ㄧˇ裁ㄘㄞˊ之ㄓ。”(《论ㄌㄨㄣˊ语ㄩˇ•公ㄍㄨㄥ冶ㄧㄝˇ长ㄔㄤˊ第ㄉㄧˋ五ㄨˇ》)

Chú thích

1. 陈 (Trần): tên một nước thời cổ nằm ở phía Đông tỉnh Hà Nam và phía Bắc tỉnh An Huy ngày nay.

2. 吾党之小子 (Ngô đảng chi tiểu tử): thời ngày xưa người ta coi 500 nhà là một đảng. Ngô đảng chính là quê hương của tôi. Tiểu tử là chỉ các học trò ở nước Lỗ của Khổng Tử.

3. 狂简 (cuồng giản): chí hướng cao xa nhưng hành sự không đủ chu toàn, lễ tiết không đủ cẩn trọng.

4. 斐然 (phỉ nhiên): chữ “斐” (phỉ – đẹp đẽ, văn hoa), đồng âm với chữ “匪” (phỉ – thổ phỉ, cường đạo), tức là có dáng vẻ văn chương.

5. 裁 (tài): cân nhắc, điều chỉnh, tùy cơ ứng biến.

Diễn nghĩa

Khổng Tử ở nước Trần đã nói: “Về đi thôi! Về đi thôi! Các học trò quê hương nước Lỗ của ta có chí hướng cao xa nhưng hành sự không đủ chu toàn; mặc dù tài năng có thể viết thành văn chương nhưng vẫn chưa biết làm thế nào để tiết chế phù hợp.

Nghiên cứu và phân tích

Thời điểm Khổng Tử nói câu này ở nước Trần, là lúc Quý Khang Tử đang chấp chính ở nước Lỗ muốn triệu mời Nhiễm Cầu về trợ giúp việc triều chính. Khổng Tử đương nhiên mong muốn các nước có thể thực thi nền chính trị nhân nghĩa, cũng mong muốn học trò của mình có thể “học nhi ưu tắc sỹ” (học tập thành tài và ra làm quan) nên nhân thời cơ này biểu đạt rằng: mong muốn các học trò nơi quê hương nước Lỗ có thể thực hiện được chí hướng cao xa của Nho gia, trở về quê hương cống hiến cho quốc gia làm lợi cho người dân; đồng thời Khổng Tử cũng nhắc nhở họ còn chưa đủ chu toàn, cẩn trọng trong hành sự, lễ tiết, cần hiểu được tùy cơ ứng biến, cần cân nhắc, điều chỉnh tùy theo tình huống thực tế theo con người, sự vật, sự việc, thời gian, địa điểm, để sớm ngày thành thục lên. Từ những chỉ dẫn quan trọng này ta có thể thấy rằng: phương diện nào cũng cần chú ý đến trung dung, cần cân bằng cả hai phía, không thiên vị bên nào. Mắt hướng vào những mục tiêu cao rộng, nhưng cần bắt tay từ chỗ nhỏ, cho dù chí hướng rộng lớn cao xa nhưng hành sự cần đặt vào thực tế.

Câu hỏi mở rộng

1. Người ta thường nói rằng: “Nhân luyện sự, sự ma nhân” (Con người rèn luyện qua sự việc, sự việc mài dũa con người). Nhiệt tình đảm đương trách nhiệm làm việc, không chỉ có thể bồi dưỡng năng lực xử lý công việc, khả năng ứng biến nắm bắt thời cơ, mà còn có thể hiểu được lễ tiết biết đối đáp, biết tiến biết lui, khiến tâm tính người ta thành thục lên. Đó là vì con người không còn cố chấp ở các phương diện tâm tính, tư tưởng, ngôn hành cho đến các phương diện như nội tại và bên ngoài, tinh thần và vật chất của con người, khi đó dễ dàng tâm nghĩ sự thành. Nếu một phương diện nào đó còn có sự cố chấp thì cũng dễ xuất hiện mâu thuẫn xung đột ở phương diện đó, biểu hiện ra là sự không hài hòa, phối hợp không tốt, khiến cho sự việc làm không được kết quả tốt, từ đó khiến người ta cảm thấy phiền não, mệt mỏi, dằn vặt, dày vò.

Thử nghĩ xem: để thành tựu một việc tốt lớn chẳng phải cần có phẩm đức rất tốt phải không? Những thời đại thái bình thịnh thế thời cổ chẳng phải đều có những vị quân chủ anh minh sao? “Học nhi ưu tắc sỹ” chẳng phải để cống hiến cho quốc gia làm lợi cho người dân sao? Người có phẩm đức cao thượng liệu sẽ tham ô, lộng quyền được không?

2. Khi phục vụ mọi người, trong tâm nhất định phải giữ một niệm rằng, bất kể sự việc gì cũng cần nghĩ cho người khác, nghĩ cho người mà chúng ta đang phục vụ, nếu không chẳng phải sẽ dễ khiến người ta cảm thấy qua loa đại khái, tùy tiện vô lễ sao? Nếu không cẩn trọng suy xét đến tình huống của đối phương để ứng đối phù hợp thì cho dù bạn có ý tốt cũng có thể không phục vụ tốt cho đối phương mà còn dễ khiến họ cảm thấy phản cảm hoặc chịu tổn thương. Ít nhất lời chúng ta nói và việc chúng ta làm cần phải khiến cho đối phương có thể lý giải và tiếp nhận được. Một người không quen phục vụ người khác và quá ư coi trọng bản thân phải chăng khó có thể làm được điều này? Vì vậy người có tu dưỡng càng cẩn trọng trong việc phục vụ người khác thì càng có thể mưu cầu phúc lợi cho người khác. Người thực sự có tu dưỡng ngoài chí hướng cao xa còn cần ứng biến linh hoạt trong mọi tình huống, không thiên vị, nghĩ vì người khác, xử lý công việc một cách thỏa đáng.

Câu chuyện lịch sử

Huống Chung – vị thanh quan trong lòng dân chúng

Thuở nhỏ, tôi đã xem một cuốn sách nhỏ tên là “Thập ngũ quán” được cải biên từ cuốn “Thập ngũ quán truyền kỳ” của nhà viết kịch Chu Tố Thần thời triều Thanh. Đến nay tôi vẫn nhớ mang máng hình tượng vị thanh quan được miêu tả trong cuốn sách. Sau này lớn lên, tôi mới biết câu chuyện đó được biên soạn dựa theo nguyên mẫu về vị thanh quan giỏi xử án Huống Chung của triều đại nhà Minh.

Huống Chung, tự là Bá Luật, hiệu Như Ngu, sinh năm Minh Hồng Vũ thứ 16 (tức năm 1383) tại Nhai Khẩu Long Cương Châu của huyện Tịnh An tỉnh Giang Tây, vì thế ông còn có hiệu là “Long Cương”. Ông thông minh giỏi giang, làm việc sáng suốt, hơn nữa còn là người chính trực, thanh liêm nên rất được triều đình trọng dụng. Vào năm Minh Vĩnh Lạc thứ tư (tức năm 1406), Huống Chung 23 tuổi được Du Ích tri huyện Tịnh An nhắm trúng, chọn làm thư lại. Chín năm sau, Huống Chung được tiến cử cho Minh Thành Tổ Chu Đệ. Qua trò chuyện trực tiếp, Chu Đệ đặc cách đề bạt Huống Chung làm Chánh lục phẩm lễ bộ nghi chế ty chủ sự. Năm Vĩnh Lạc thứ 22 (tức năm 1424), Chu Đệ băng hà, Chu Cao Sí kế vị, Huống Chung một lần nữa được thăng cấp làm Chánh tứ phẩm nghi chế ty lang trung. Vào năm Tuyên Đức thứ năm (tức năm 1430), Huống Chung lại được tân hoàng Chu Chiêm Cơ bổ nhiệm làm Tri phủ phủ Tô Châu.

Tô Châu lúc đó bị cho là phủ khó trị lý nhất cả nước. Quan lại ở đó gian xảo, tham lam, sưu cao thuế nặng, cuộc sống của người dân vô cùng khốn khó, rất nhiều người phải rời bỏ quê hương. Sau khi Huống Chung nhậm chức, ông một mặt phê duyệt công văn sổ sách, một mặt lặng lẽ quan sát, điều tra. Sau khi ông nắm rõ được chứng cứ phạm tội của một loạt gian quan, ông đưa từng người ra xét xử theo pháp luật, và hành hình sáu tên gian quan xấu xa nhất. Việc làm của ông ngay lập tức gây chấn động cả một phủ, dân chúng Tô Châu gọi ông là “Huống Thanh Thiên”. Sau khi chấn chỉnh quan lại, Huống Chung còn cắt giảm sưu thuế, cân bằng lại lao dịch, làm lợi cho dân chúng, khuyến khích chăn nuôi trồng trọt. Ông đặc biệt được dân chúng ca ngợi trong việc giải quyết những vụ án tồn đọng và sửa chữa những vụ án oan sai. Theo ghi chép, ông “mỗi ngày xử lý công việc của một huyện, đến cuối năm (một năm), ông đã điều tra, thẩm vấn được hơn 1.520 phạm nhân, gột sạch oan khuất cho những người bị oan sai. Từ đó, quan lại không còn dám gian trá, người dân không còn bị oan khuất, mọi người ca tụng ông là Bao Long Đồ (tức Bao Thanh Thiên) tái sinh.

Huống Chung nghiêm khắc với bản thân, sống liêm khiết công chính mà giản dị, xứng đáng là vị quan “lưỡng tụ thanh phong” (ý chỉ hai ống tay áo của ông không cất gì trong đó, khi gặp gió thì bị gió thổi lồng lộng phồng lên). Sử sách ca ngợi ông là: “Nội thự túc nhiên, vô phô thiết hoa mỹ vật” (Trong phủ quan nghiêm trang, không phô bày vật xa hoa), trên bàn ăn cũng chỉ “nhất nhục nhất sơ” (một món thịt, một món rau) mà thôi, “Phi công yến, biệt vô kiêm vị” (Không phải yến tiệc công thì không bày biện nhiều món). Về sau, khi ông mất đi, những đồ vật được táng cùng cũng chỉ có sách và những vật dụng thông thường (tuất nhi quy táng, chu trung duy thư tịch, phục dụng khí vật) chứ không hề có những vật phẩm quý giá nào khác, khiến người Tô Châu đều vô cùng thương tiếc.

Ở phủ Tô Châu, Huống Chung từng ba lần rời chức vụ, nhưng đều vì dân chúng níu giữ nên lại quay lại. Năm Tuyên Đức thứ sáu (tức năm 1431), lần đầu tiên Huống Chung rời khỏi nhiệm sở để về quê chịu tang mẹ. Ông vừa đi khỏi, phủ Tô Châu lại “gian lại vô pháp, tệ nạn bùng lên”. Không lâu sau, hơn 37.500 người trong quận cùng viết tấu thư, xin triều đình triệu hồi Huống Chung. Vì thế, hoàng đế Tuyên Đức liền lệnh cho Huống Chung kìm nén lại nỗi đau thương. Huống Chung vừa trở lại Tô Châu thì quan lại lại khôi phục kỷ cương. Năm Tuyên Đức thứ tám (tức năm 1432), sau khi tại nhiệm ba năm, ông phải về chầu triều đình, nên rời nhiệm sở lần thứ hai. Người dân Tô Châu nhớ thương Huống Chung, lo rằng lần này ông về kinh rồi sẽ không quay trở lại. Đợi đến mùa xuân năm sau, khi ông trở lại Tô Châu, dân chúng mới thực sự yên tâm. Dân gian có câu ca dao ca ngợi Huống Chung rằng: “Thái thú triều kinh, ngã dân bất ninh, Thái thú quy lai, ngã dân hân tai” (Thái thú về kinh, lòng dân bồn chồn, thái thú trở lại, lòng dân hân hoan). Lần thứ ba Huống Chung rời nhiệm sở là vào năm Chính Thống thứ năm (tức năm 1440). Năm đó ông giữ chức vụ tròn chín năm, theo thông lệ sẽ được thăng một cấp, nên ông đến Bộ lại để thăng chức. Khi đó hơn 18.000 người lại dâng tấu thư giữ ông lại. Hoàng Thượng thấy tình hình ấy đành thăng Huống Chung làm quan tam phẩm, vẫn đảm nhiệm phủ Tô Châu. Lần thứ ba ông trở lại Tô Châu, dân chúng ra khỏi cổng thành hân hoan nghênh đón ông. Có thể thấy được ông có vị trí vô cùng quan trọng trong lòng người dân.

Huống Chung cai quản Tô Châu tổng cộng 30 năm. Đến tháng 12 năm Chính Thống thứ bảy (tức năm 1442), do làm việc vất vả sinh bệnh nên ông mất khi còn tại nhiệm, hưởng thọ 60 tuổi. Sau khi Huống Chung ra đi, không chỉ người dân Tô Châu khóc thương ông, mà người dân ở các quận lân cận như Tùng, Thường, Gia, Hồ cũng đến đưa tang ông. Vào ngày đưa tang, người dân khắp cả thành đều đưa tiễn ông, hai bên bờ áo quan trắng xóa chèo thuyền tiễn biệt. Để tưởng nhớ “Huống Thanh Thiên”, tất cả các thị trấn lớn nhỏ ở bảy huyện của phủ Tô Châu đều lập miếu thờ ông, hương khói cúng bái quanh năm. Dân chúng cũng treo tượng thờ cúng ông tại gia. Tại Thương Lãng Đình ở Tô Châu có một bức chân dung tạc bằng đá của Huống Chung vẫn còn tồn tại đến ngày nay, bên dưới có khắc những dòng ca tụng vẫn còn vô cùng rõ nét rằng: “Pháp hành dân lạc, nhiệm lưu trật thiên, thanh thiên chi dự, công vô quý yên”.

Mộ phần của ông được đặt trong lâm viên Huống Chung ở huyện Tịnh An tỉnh Giang Tây. Bên trên phần mộ có khắc bốn chữ lớn: “Huống Chung chi mộ”. Phía sau mộ có một tấm bia cao 3.5 mét, rộng 6 mét, sau nữa là “Phong Thanh Đình” với lối kiến trúc đấu củng mái vòm cong, rường cột chạm trổ, cổ kính, tao nhã. Khắc trên hai cột trụ của “Thanh Phong Đình” là một đôi câu đối ca ngợi vị quan thanh liêm Huống Chung. Đôi câu đối viết rằng: “Nhất kiên hành lý, thí vấn phong kiến quan trường hữu kỷ? Lưỡng tụ thanh phong, thả khán Tô Châu thái thú như hà”.

Cuốn “Huống Chung truyện” trong “Minh Sử” đã bình luận về Huống Chung rằng: “Huống Chung cương chính liêm khiết, cần cù thương dân, không có vị thái thú Tô Châu nào có thể sánh được”, Lý Chí – một triết gia nhà Minh đã đánh giá về Huống Chung rằng: “Kiên cường, quả cảm, khoan dung, không sợ những thế lực mạnh … Làm việc liêm khiết, không nhiễm bụi trần”.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/48868

The post Tinh giải luận ngữ (38): Bất tri sở dĩ tài chi first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tinh giải luận ngữ (37): Bang vô đạo tắc ngu (Nước vô đạo thì giả ngu muội)https://chanhkien.org/2025/01/tinh-giai-luan-ngu-37-bang-vo-dao-tac-ngu-nuoc-vo-dao-thi-gia-ngu-muoi.htmlWed, 15 Jan 2025 22:01:56 +0000https://chanhkien.org/?p=35873[ChanhKien.org] Nguyên văn 子曰:「寧武子(1),邦有道,則知(2);邦無道,則愚(3)。其知可及也;其愚不可及也。」(《論語‧公冶長第五》) Hán Việt Tử viết: “Ninh Vũ Tử, bang hữu đạo, tắc trí; bang vô đạo, tắc ngu. Kỳ trí khả cập dã; kỳ ngu bất khả cập dã.” (Luận ngữ, chương 5 Công dã tràng) Phiên âm Zǐ yuē: “Níng wǔzi, bāng yǒu dào, zé zhī; bāng wúdào, zé yú. Qí […]

The post Tinh giải luận ngữ (37): Bang vô đạo tắc ngu (Nước vô đạo thì giả ngu muội) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Nguyên văn

子曰:「寧武子(1),邦有道,則知(2);邦無道,則愚(3)。其知可及也;其愚不可及也。」(《論語‧公冶長第五》)

Hán Việt

Tử viết: “Ninh Vũ Tử, bang hữu đạo, tắc trí; bang vô đạo, tắc ngu. Kỳ trí khả cập dã; kỳ ngu bất khả cập dã.”

(Luận ngữ, chương 5 Công dã tràng)

Phiên âm

Zǐ yuē: “Níng wǔzi, bāng yǒu dào, zé zhī; bāng wúdào, zé yú. Qí zhī kě jí yě; qí yúbùkějí yě.”

Chú âm

子ㄗˇ曰ㄩㄝ:「寧ㄋㄧㄥˊ武ㄨˇ子ㄗ˙ (1),邦ㄅㄤ有ㄧㄡˇ道ㄉㄠˋ,則ㄗㄜˊ知ㄓ (2);邦ㄅㄤ無ㄨˊ道ㄉㄠˋ,則ㄗㄜˊ愚ㄩˊ (3)。其ㄑㄧˊ知ㄓ可ㄎㄜˇ及ㄐㄧˊ也ㄧㄝˇ;其ㄑㄧˊ愚ㄩˊ不ㄅㄨˋ可ㄎㄜˇ及ㄐㄧˊ也ㄧㄝˇ。」

(《論ㄌㄨㄣˊ語ㄩˇ ‧公ㄍㄨㄥ冶ㄧㄝˇ長ㄔㄤˊ第ㄉㄧˋ五ㄨˇ》)

Chú thích

1. Ninh Vũ Tử “寧武子”: là người họ Ninh tên Du, là đại phu (bác sỹ) nước Vệ, Vũ là thụy hiệu (tên được đặt sau khi qua đời). Ninh âm đọc như chữ “ninh”.

2. Tri “知”: là thông tỏ, có kiến thức trí tuệ, hiển lộ phẩm chất đạo đức, tài năng mà được người ta biết đến và sử dụng.

3. Ngu “愚”: hiển thị như ngu muội vô tri (cũng không để tâm khi người khác cười mình là ngu ngốc).

Giải nghĩa

Khổng Tử nói: “Ninh Vũ Tử, khi nước có kỷ cương luân lý, thì ông hãy hiển lộ phẩm chất đạo đức tài năng, không cần phải che dấu để người ta biết mà còn sử dụng; khi nước luân lý đạo đức bại loạn, ông không cần hiển lộ phẩm chất đạo đức tài năng để người ta không biết mà dùng, vì vậy ông sẽ biểu hiện giả như người ngu muội vô tri. Ông hiển lộ tài năng cho người ta biết để dùng là việc mà nhiều người có thể làm thế được; Còn ông che dấu không để lộ tài năng, biểu hiện ra như là người ngu muội vô tri, là việc mà người bình thường khó liễu giải và cũng khó làm được”.

Nghiên cứu phân tích

Tại sao khi đất nước vô đạo thì Ninh Vũ Tử che dấu không để lộ tài năng mà biểu hiện ra giống như là người ngu muội vô tri? Tại sao người bình thường khó liễu giải và cũng khó làm được? Thử nghĩ xem khi đất nước vô đạo, một vị vua hôn quân cầm quyền, tiểu nhân đắc thế, triều đình và quan lại toàn là những kẻ cầu danh, cầu lợi, tranh quyền đoạt thế, có lẽ những người lớn lên trong hoàn cảnh xã hội theo những trào lưu ấy, bị ô nhiễm bởi thùng thuốc nhuộm ấy, đã không còn cảm nhận được mức độ bại hoại của đạo đức, chính là như thế mà bị cuốn trôi theo những thói hư xấu, hoàn toàn không có cách nào lý giải việc truy cầu danh lợi và việc làm rạng rỡ tổ tông có cái gì không đúng!

Giống như câu ngạn ngữ “Không nhận ra diện mạo chân thực của núi Lư Sơn, là bởi vì chính thân đang ở trong núi”. Chỉ có những kẻ sĩ có chí có thể thoát ra khỏi thế tục, đặt tâm ngoài thế tục, mới có thể tại trong thế giới hỗn loạn này mà điềm nhiên giữ gìn sự thuần khiết của bản thân, vững tâm bất động, ở trong bùn bẩn mà không bị ô nhiễm, thủy chung như nhất.

Một người có danh tiếng có năng lực, khi đất nước vô đạo, nếu muốn hòa vào dòng đời ô hợp, thì thường rất khó làm được, thậm chí còn dễ bị ràng buộc bởi danh tiếng, bị tâm tật đố tiểu nhân, bị cuốn nhập vào dòng xoáy quyền lực, rất khó có thể ứng phó mà không bị ảnh hưởng bởi sự đấu đá hỗn loạn của tranh đấu chính trị giữa các phe phái. Ninh Vũ Tử có thể thích ứng với thiên thời, thế cuộc mà động tĩnh tùy nghi, hơn nữa hành vi có tiết độ, vì thế mà ông ấy có thể kiên định chính đạo, thủy chung như nhất. Đạo lý này có mấy người có thể hiểu được? Có mấy người có thể làm được?

Câu hỏi mở rộng

1. Truy cầu thỏa mãn nổi danh nổi tiếng, kim tiền tư lợi, dục vọng ham thích là điều thường tình của con người, còn về những quy phạm luân lý đạo đức thì con người hiện nay lại coi đó là những thứ trên bề mặt có thể có, có thể không.

Có nhiều người càng truy cầu thỏa mãn cá nhân vô hạn độ, thì họ lại càng muốn phá bỏ những quy phạm đạo đức bị người hiện đại chán ghét này. Đối với những người này mà nói, thì đạo đức lương tâm, chân thành thiện lương, khắc kỷ phục lễ, đã trở thành quá viển vông, rất không thực tế và rất khó hiểu. Nếu người dạng này chiếm ưu thế trong xã hội thì họ sẽ ngày càng coi trọng cuộc sống vật chất, rời xa văn minh tinh thần, đến lúc toàn bộ xã hội sẽ cho rằng sự truy cầu nhằm thỏa mãn lợi ích cá nhân vô hạn độ ấy có gì là không đúng đâu? Đó chẳng giống như đất nước đến hồi vô đạo ư? Chẳng phải là toàn bộ các hệ thống tiêu chuẩn giá trị của xã hội đều bị đảo lộn?

Khi này những người kiên định chính đạo, coi nhẹ danh lợi, không bị trôi theo dòng đời ô nhiễm thì trong con mắt mọi người thành là người ngu muội vô tri nhất? Những người như vậy chẳng phải sẽ chịu áp lực rất lớn? Nhưng chẳng phải họ chính là hy vọng cho kiến tạo lại mới xã hội tương lai sao? Họ chẳng phải giống như bông sen thanh cao yêu kiều trong thế nhân ô trọc sao? Người như vậy chẳng phải là rất khó tìm sao? Bạn có thể đưa ra ví dụ những người như vậy trong xã hội.

2. Khi đất nước có đạo, hãy cống hiến tài năng để mang lại lợi ích cho người dân và xã hội; khi đất nước vô đạo, ẩn giấu tài năng, giữ vững đạo nghĩa, xa rời khỏi những cám dỗ danh lợi. Bạn cho rằng cân nhắc làm như thế chủ yếu nhằm để làm gì?

Tham khảo

Khi xã hội nhân tâm tư tâm ít, chú trọng đạo đức, thì xã hội sẽ ổn định; trong bối cảnh thiên thời và nhân hòa đó, người dân vốn sẽ được hưởng địa lợi, phúc phận; người có tài năng, lợi kỷ lợi nhân cũng sẽ không vi phạm thiên ý, đạo đức, nhân tâm.

Ngược lại, khi xã hội nhân tâm tư tâm nhiều, khinh thường đạo đức, xã hội sẽ họa loạn, thiên tai nhân họa sẽ đến, người dân lúc này sẽ không đáng được hưởng địa lợi và phúc phận nữa; vì vậy người có tài năng, nếu như không thận trọng lời nói hành vi, mà còn muốn mưu cầu tư lợi hoặc muốn mưu cầu phúc lợi cho đại chúng, thì chính là vi phạm thiên ý, đạo đức, nhân tâm, sẽ bị trời trừng phạt, đây há chẳng phải là tự làm tự chịu sao? Nếu như khi con người thực sự nghĩ rằng có thể càng khinh thường đạo đức thì lại càng có phúc lợi, vậy thì chính là đã đến lúc Thiên-Địa-Nhân-Tâm đều bị họa loạn rồi.

Câu chuyện lịch sử

Nhân nghĩa nặng hơn lợi

Trong “Chiến Quốc sách-Tề sách tứ” có câu chuyện: “Phùng Hoan làm khách của Mạnh Thường Quân”, Mạnh Thường Quân của nước Tề trong thời kỳ Chiến Quốc, ông là người yêu thích kẻ sĩ nên trong nhà luôn có hàng nghìn khách, trong đó có một người tên là Phùng Hoan. Phùng Hoan ở nhà Mạnh Thường Quân gõ kiếm mà hát: “Trường Thang về thôi! Thức ăn không có cá, đi ra ngoài không có xe, chẳng có gì giúp nhà”, vì vậy Phùng bữa ăn đã có cá, ra ngoài có xe đi, phụ mẫu của Phùng cũng được Mạnh Thường Quân chiếu cố.

Có một ngày, Mạnh Thường Quân có thông báo hỏi ý kiến tất cả khách đang ở trong phủ: “Có ai biết về tính toán sổ nợ và quản lý tiền bạc, có thể thay tôi đến đất Tiết thu nợ được không?”. Phùng Hoan viết lên tờ thông báo: “Tôi có thể”. Thế là Mạnh Thường Quân cử Phùng Hoan đi thu nợ, trước lúc đi, ông hỏi: “Sau khi đã thu xong toàn bộ nợ, thì dùng tiền đó để mua thứ gì mang về?” Mạnh Thường Quân nói: “Xem nhà tôi thiếu thứ gì thì mua cái đó”. Phùng nhanh chóng đi xe ngựa đến Tiết Thành, cử người đi triệu tập tất cả những người cần trả nợ đến để đối chiếu khế ước nợ. Đối chiếu khế ước nợ xong, Phùng Hoan giả truyền lệnh rằng Mạnh Thường Quân ban tặng các khoản nợ đó cho tất cả mọi người, hãy đốt khế ước nợ đi, mọi người thảy đều vui mừng đồng thanh hô vạn tuế.

Ngay sau đó Phùng Hoan lại cấp tốc quay trở về đô thành nước Tề, sáng sớm tinh mơ đã xin vào gặp Mạnh Thường Quân. Mạnh Thường Quân thấy rất kỳ lạ sao Phùng lại quay về nhanh thế, liền mặc y phục trang trọng đội mũ quan để tiếp kiến Phùng, hỏi: “Đã thu hồi hết các khoản nợ chưa, sao lại về nhanh thế?” Phùng Hoan đáp: “Thưa ngài đã thu xong hết rồi”. Mạnh Thường Quân lại hỏi: “Vậy dùng tiền đó mua được những gì mang về?” Phùng Hoan nói: “Ngài đã nói trong nhà thiếu cái gì thì mua cái đó, nên tôi đã cân nhắc thấy trong phủ của ngài đã đầy ngọc ngà châu báu, chó ngoan, ngựa tốt đầy đàn, gia súc đầy chuồng, trong nhà cũng nhiều mỹ nữ. Thứ mà trong phủ của ngài thiếu chính là ‘nhân nghĩa’, vì vậy tôi thay ngài mua ‘nhân nghĩa’ ấy”. Mạnh Thường Quân lại hỏi: “Làm thế nào để mua được ‘nghĩa’”? Phùng Hoan đáp: “Như hiện nay ngài chỉ có một vùng đất Tiết nho nhỏ, nhưng đã không thể chăm sóc bảo hộ trăm họ ở đó, mà lại dùng cách của thương nhân để thu lợi tức của người dân ở đó, nên tôi đã tự mình giả truyền mệnh lệnh của ngài cho đốt hết các khế ước vay nợ, bách tính hết thảy đều vui mừng đồng thanh hô vạn tuế, đó chẳng phải là tôi đã mua ‘nghĩa’ cho ngài sao!” Mạnh Thường Quân dù không vui nhưng đành phải nói: “Được rồi, hãy quên đi!”.

Năm sau, Tề Mẫn Vương nói với Mạnh Thường Quân: “Ta không dám sử dụng các đại thần của tiên vương làm đại thần của ta”. Mạnh Thường Quân đành phải quay về sống ở đất được phong ấp tại Tiết Thành. Khi cách đất Tiết Thành 100 dặm, thì thấy bách tính đã dìu dắt già trẻ lớn bé ra khỏi thành trăm dặm chờ đợi và nghênh đón Mạnh Thường Quân. Lúc ấy Mạnh Thường Quân mới nói với Phùng Hoan rằng: “Tiên sinh đã thay tôi mua ‘nghĩa’, đến hôm nay tôi Điền Văn này (tên của Mạnh Thường Quân) mới tận mắt thấy”.

Tấm lòng nhân nghĩa không giống như tiền bạc hoặc của cải vật chất thể hiện thực tại có thể sờ thấy được, nhìn thấy được, cho nên khi Phùng Hoan lấy một lượng lớn tài vật để “mua” nhân nghĩa cho mình thì Mạnh Thường Quân rất không vui. Khi Mạnh Thường Quân bị Tề Vương giáng chức phải quay về đất Tiết, thì mới nhận ra những gì bỏ ra, tưởng như bị mất trước đây thì ngày nay đã nhận được phúc báo gấp bội. Thật sự là “Nhân nghĩa nặng hơn lợi!”.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/48868

The post Tinh giải luận ngữ (37): Bang vô đạo tắc ngu (Nước vô đạo thì giả ngu muội) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tinh giải luận ngữ (36): Văn nhất tri thập (Nghe một biết mười)https://chanhkien.org/2025/01/tinh-giai-luan-ngu-36-van-nhat-tri-thap-nghe-mot-biet-muoi.htmlFri, 10 Jan 2025 07:04:21 +0000https://chanhkien.org/?p=35826[ChanhKien.org] Nguyên văn 子谓子贡曰:“女(1)与回也孰(2)愈(3)?”对曰:“赐也何敢望(4)回?回也闻一以知十(5),赐也闻一以知二(6)。”子曰:“弗如(7)也。吾与(8)女弗如也。”(《论语·公冶长第五》) Hán Việt Tử vị Tử Cống viết: “Nhữ dữ Hồi dã thục dũ?”. Đối viết: “Tứ dã hà cảm vọng Hồi? Hồi dã văn nhất dĩ tri thập, tứ dã văn nhất dĩ tri nhị”. Tử viết: “Phất như dã. Ngô dữ nhữ phất như dã.” (Trích “Luận ngữ – Chương […]

The post Tinh giải luận ngữ (36): Văn nhất tri thập (Nghe một biết mười) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Nguyên văn

子谓子贡曰:“女(1)与回也孰(2)愈(3)?”对曰:“赐也何敢望(4)回?回也闻一以知十(5),赐也闻一以知二(6)。”子曰:“弗如(7)也。吾与(8)女弗如也。”(《论语·公冶长第五》)

Hán Việt

Tử vị Tử Cống viết: “Nhữ dữ Hồi dã thục dũ?”. Đối viết: “Tứ dã hà cảm vọng Hồi? Hồi dã văn nhất dĩ tri thập, tứ dã văn nhất dĩ tri nhị”. Tử viết: “Phất như dã. Ngô dữ nhữ phất như dã.” (Trích “Luận ngữ – Chương 5 – Công dã tràng”)

Phiên âm

Zǐ wèi Zǐ Gòng yuē: “Nǚ yǔ Huí yě shú yù?” Duì yuē: “Cì yě hé gǎn wàng Huí? Huí yě wén yī yǐ zhī shí, cì yě wén yī yǐ zhī èr.” Zǐ yuē: “Fú rú yě. Wú yǔ nǚ fú rú yě.”

(“Lúnyǔ·Gōng yě zhǎng dì wǔ”)

Chú âm

子ㄗˇ謂ㄨㄟˋ子ㄗˇ貢ㄍㄨㄥˋ曰ㄩㄝ:「女ㄋㄩˇ(1)與ㄩˇ回ㄏㄨㄟˊ也ㄧㄝˇ孰ㄕㄨˊ(2)癒ㄩˋ(3)?」對ㄉㄨㄟˋ曰ㄩㄝ:「賜ㄘˋ也ㄧㄝˇ何ㄏㄜˊ敢ㄍㄢˇ望ㄨㄤˋ(4)回ㄏㄨㄟˊ?回ㄏㄨㄟˊ也ㄧㄝˇ聞ㄨㄣˊ一ㄧ以ㄧˇ知ㄓ十ㄕˊ(5),賜ㄘˋ也ㄧㄝˇ聞ㄨㄣˊ一ㄧ以ㄧˇ知ㄓ二ㄦˋ(6)。」子ㄗˇ曰ㄩㄝ:「弗ㄈㄨˊ如ㄖㄨˊ(7)也ㄧㄝˇ。吾ㄨˊ與ㄩˇ(8)女ㄋㄩˇ弗ㄈㄨˊ如ㄖㄨˊ也ㄧㄝˇ。」(《論ㄌㄨㄣˊ語ㄩˇ‧公ㄍㄨㄥ冶ㄧㄝˇ長ㄔㄤˊ第ㄉㄧˋ五ㄨˇ》)

Chú thích

1. 女 (Nhữ) cũng có nghĩa là “汝”(Nhữ): anh, bạn (đại từ nhân xưng ngôi thứ hai).

2. 孰 (Thục): ai (đại từ nghi vấn).

3. 愈 (Dũ): thắng, vượt trội hơn.

4. 望 (Vọng): cố gắng đạt được, mong muốn đạt được

5. 十 (Thập): chỉ các phương diện hoàn chỉnh của một chủng tâm thái hoặc con người, sự vật, sự việc nào đó.

6. 二 (Nhị): chỉ việc suy đoán từ một phương diện này ra một phương diện khác của một chủng tâm thái hoặc con người, sự vật, sự việc nào đó.

7. 弗如 (Phất như): không bằng

8. 与 (Dữ): tán thành, đồng ý.

Giải Nghĩa

Khổng Tử nói với Tử Cống rằng: “Trò và Nhan Hồi ai có được tố chất tu dưỡng tốt hơn?” Tử Cống đáp rằng: “Trò nào dám sánh với tố chất tu dưỡng của Nhan Hồi? Nhan Hồi khi nhìn thấy, nghe thấy một chủng tâm thái hoặc con người, sự vật, sự việc nào đó thì có thể vượt qua cái lý ở tầng thứ, cảnh giới đó mà thông tỏ được hết thảy mọi mặt, mọi phương diện liên quan đến điều đó một cách hoàn chỉnh; còn trò khi nghe thấy, nhìn thấy một chủng tâm thái hoặc người, sự vật, sự việc nào đó thì chỉ có thể suy đoán ra một khía cạnh khác dựa trên một biểu hiện cụ thể nào đó”. Khổng Tử nói: “Đúng là trò không bằng Nhan Hồi! Ta đồng ý với điều trò nói, đúng là như vậy!”

Nghiên cứu và phân tích

Có lẽ bản thân Nhan Hồi có thể tự làm chính lại tâm thái, tư tưởng của mình và có tín tâm kiên định, một lòng một dạ với đạo của Phu Tử nên ông có thể nhanh chóng nhìn thấy được cái lý của một vài cảnh giới nào đó và hiểu được hết thảy những cái lý ở cảnh giới thấp hơn. Ông cũng có trí huệ siêu phàm, có thể trực tiếp chính ngộ được vấn đề một cách lý tính. Người như ông hẳn là có căn cơ và ngộ tính không hề tầm thường. Đây cũng là điều không thể cưỡng cầu mà có được.

Tử Cống đại biểu cho tuyệt đại đa số con người nơi thế gian hữu hình, sống trong hoàn cảnh rối ren giữa người với người, giữa các chủng tâm thái, sự vật, sự việc, thông qua việc rèn luyện, tu chính, xếp đặt tâm tính của bản thân cũng như các mối quan hệ từ đó dần dần từng bước từ hai đầu cực của lưỡng nguyên đối lập quay trở về với Trung Dung, dần dần ngộ ra cái lý từng chút một, giống như câu nói “Bất kinh nhất sự, bất trưởng nhất tri” (Không trải qua sự việc thì không có được kiến thức).

Từ quá trình tự nhận thức của Tử Cống có thể thấy rằng mặc dù đại đa số mọi người không có được tố chất “văn nhất tri thập” (nghe một biết mười) nhưng nếu nhận được sự giáo dục phù hợp và thông qua từng bước tu dưỡng tâm tính, sắp đặt cho chính mối quan hệ với các phương diện thì cũng có thể minh bạch được cái lý ở cảnh giới cao và đạt được “văn nhất tri thập” (nghe một biết mười). Khổng Tử tán thành với Tử Cống có lẽ có ý khen ngợi Tử Cống hiểu rõ khả năng của bản thân và khích lệ những học trò như Tử Cống biết kiến hiền tư tề (noi gương, học hỏi cái tốt của người khác).

Câu hỏi mở rộng

1. Lý luận về trí tuệ hiện đại càng ngày càng nhấn mạnh vào tính đa dạng và tính thực dụng, cho rằng có thể nâng cao và phát triển năng lực, trí tuệ thông qua việc học tập và khai phá tiềm năng.

Nhưng bạn thử nghĩ xem: cái gọi là học tập, khai phá, phát triển tiềm năng (của con người) là được thực hiện về phương diện nào? Nếu tâm tính không được thăng hoa, cảnh giới không được đề cao, thì với tâm can bất chính chỉ muốn tham lam truy cầu, sự phát triển của khoa học kỹ thuật cao trái lại sẽ càng dễ dẫn đến sự hủy diệt chính mình? Chẳng phải nâng cao đạo đức thì quan hệ về mọi phương diện đều có thể giải quyết ổn thỏa, đề cao cảnh giới thì sẽ tự nhiên minh bạch được cái lý bên trong, từ đó trí tuệ và năng lực cũng được nâng cao?

2. Bạn thử nghĩ xem: nguyên nhân căn bản nhất tạo nên sự khác biệt giữa “văn nhất tri thập” (nghe một biết mười) và “văn nhất tri nhị” (nghe một biết hai) là gì? Khi con người có cái nhìn quá tuyệt đối về những quan điểm, quan niệm, chế độ, đạo lý, tâm thái, con người, sự vật, sự việc nào đó thì chẳng phải sẽ dễ dãng bị vây hãm, u mê ở trong đó, để rồi mất đi trí huệ tự do tự tại, thoát tục như ý, tự hiểu chính mình sao. Bởi vậy, có phải “chấp trước” chính là nguyên nhân căn bản khiến con người ta không hiểu đạo lý, tạo ra mâu thuẫn đối lập? Chấp trước càng nghiêm trọng thì sẽ từ “văn nhất tri thập” (nghe một biết mười) rớt xuống càng sâu, cuối cùng là “văn nhất tri linh” (nghe một biết không, tức là nghe mà không hiểu gì). Vậy làm thế nào để thoát khỏi tình cảnh không hiểu được cái lý của sự việc? Phải chăng là cần phải vứt bỏ các chủng chấp trước?

Tài liệu đọc hiểu

Tiên tri của Lý Hà Châu

Đường Huyền Tông là một người sùng Đạo. Trong những năm Khai Nguyên triều đại nhà Đường (713-741), có một vị là Lý Hà Châu, nhờ tinh thông Đạo thuật, tiên đoán trước sự việc nên đã từng được chiêu mời vào cung.

Khi tể tướng Lý Lâm Phủ đến thăm hỏi, ông đã nói với Lý Lâm Phủ rằng: “Khi ông còn sống thì nhà ông được an toàn; nhưng sau khi ông qua đời thì nhà ông cũng theo đó mà bại vong”. Lý Lâm Phủ rơi lệ cầu xin ông giúp đỡ. Lý Hà Châu cười không đáp, chỉ nói rằng: “Chỉ là câu nói đùa mà thôi”.

Vào những năm Thiên Bảo của triều đại nhà Đường (742-756), Lý Hà Châu thường xuyên ra vào nội cung, nhưng sau đó ông đã xin rời cung đến ở tại Huyền Đô Quán. Ông đã đề hơn một nghìn câu thơ ở sân vườn nơi ông từng sinh sống. Vào những năm cuối Thiên Bảo, tướng An Lộc Sơn ngày càng hống hách ngang ngược, mọi người ở khắp nơi xa gần đều lo lắng, duy chỉ có vua Đường Huyền Tông là không nhận ra. Đến một ngày mọi người không còn thấy Lý Hà Châu, cũng không biết ông đã đi đâu. Đường Huyền Tông chỉ thấy mấy bài thơ mới được viết trên tường tại nơi ở của Lý Hà Châu, trong đó bài thơ cuối cùng viết rằng: “Yên thị nhân giai khứ, Hàm Quan mã bất quy. Nhược phùng sơn hạ quỷ, hoàn thượng hệ la y”. (Dịch nghĩa: “Người ở thành Yên đều đi, ngựa ở Hàm quan không quay về. Nếu gặp quỷ dưới núi, vòng ngọc treo lên dải áo lụa”).

Ban đầu, mọi người đọc bài thơ của ông đều không hiểu, nhưng sau khi sự việc được chứng nghiệm thì mọi người mới hiểu ra. Bài thơ này viết về ý định cướp nước của An Lộc Sơn và việc Đường Huyền Tông sẽ phải sang đất Thục tị nạn. Câu “Yên thị nhân giai khứ”, là nói về việc An Lộc Sơn và tướng lĩnh U châu, Kế châu của đất Yên sẽ đứng dậy tạo phản; “Hàm quan mã bất quy” (Ngựa ở Hàm quan không quay về) là chỉ việc đại tướng Ca Thư Hàn bị bại trận ở Đồng quan, toàn quân bị tiêu diệt nên ngựa cũng không quay về; trong câu “Nhược phùng sơn hạ quỷ” (Nếu gặp quỷ trong núi), chữ Sơn “山” ghép với chữ Quỷ “鬼” tạo thành chữ Ngôi “嵬” tức là Gò Mã Ngôi, ý của câu này là “nếu đi đến gò Mã Ngôi”; “Hoàn thượng hệ la y” (chiếc vòng (Hoàn) thắt lên dải lụa), thuở nhỏ Dương Quý Phi tên là Ngọc Hoàn, A Hoàn. Hai câu này ý nói rằng khi Đường Huyền Tông đến đất Thục tránh nạn, đến gò Mã Ngôi, thì Cao Lực Sỹ sẽ dùng chiếc khăn lụa bức tử Dương Quý Phi.

(Trích “Triều dã thiêm tái”)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/48868

The post Tinh giải luận ngữ (36): Văn nhất tri thập (Nghe một biết mười) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tinh giải luận ngữ (35): Vô gia chư nhân (Không áp đặt cho người khác)https://chanhkien.org/2024/11/tinh-giai-luan-ngu-35-vo-gia-chu-nhan-khong-ap-dat-cho-nguoi-khac.htmlSun, 10 Nov 2024 02:15:15 +0000https://chanhkien.org/?p=34904[ChanhKien.org] Nguyên văn 子贡曰:“我不欲人之加(1)诸(2)我也,吾亦欲无加诸人。”子曰:“赐(3)也,非尔(4)所及也。”(《论语·公冶长第五》) Hán Việt Tử Cống viết: “Ngã bất dục nhân chi gia (1) chư (2) ngã dã, ngô diệc dục vô gia chư nhân.” Tử viết: “Tứ (3) dã, phi nhĩ (4) sở cập dã.” (Trích “Luận ngữ – Chương 5 – Công dã tràng”). Phiên âm Zǐ Gòng yuē: “Wǒ bù […]

The post Tinh giải luận ngữ (35): Vô gia chư nhân (Không áp đặt cho người khác) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Nguyên văn

子贡曰:“我不欲人之加(1)诸(2)我也,吾亦欲无加诸人。”子曰:“赐(3)也,非尔(4)所及也。”(《论语·公冶长第五》)

Hán Việt

Tử Cống viết: “Ngã bất dục nhân chi gia (1) chư (2) ngã dã, ngô diệc dục vô gia chư nhân.” Tử viết: “Tứ (3) dã, phi nhĩ (4) sở cập dã.” (Trích “Luận ngữ – Chương 5 – Công dã tràng”).

Phiên âm

Zǐ Gòng yuē: “Wǒ bù yù rén zhī jiā zhū wǒ yě, wú yì yù wú jiā zhū rén.” Zǐ yuē: “Cì yě, fēi ěr suǒ jí yě.” (“Lúnyǔ·Gōng yě zhǎng dì wǔ”)

Chú âm

子ㄗˇ贡ㄍㄨㄥˋ曰ㄩㄝ:“我ㄨㄛˇ不ㄅㄨˋ欲ㄩˋ人ㄖㄣˊ之ㄓ加ㄐㄧㄚ诸ㄓㄨ我ㄨㄛˇ也ㄧㄝˇ,吾ㄨˊ亦ㄧˋ欲ㄩˋ无ㄨˊ加ㄐㄧㄚ诸ㄓㄨ人ㄖㄣˊ。”子ㄗˇ曰ㄩㄝ:“赐ㄘˋ也ㄧㄝˇ,非ㄈㄟ尔ㄦˇ所ㄙㄨㄛˇ及ㄐㄧˊ也ㄧㄝˇ。”(《论ㄌㄨㄣˊ语ㄩˇ·公ㄍㄨㄥ冶ㄧㄝˇ长ㄔㄤˊ第ㄉㄧˋ五ㄨˇ》)

Chú thích

1. 加 (Gia): ý chỉ việc người trên áp đặt, không tôn trọng đối với người dưới, không cho tự do lựa chọn theo ý chí của mình.

2. 诸 (Chư): đối với.

3. 赐 (Tứ): Tử Cống họ Đoan Mộc tên là Tứ.

4. 尔 (Nhĩ): bạn, anh (ngôi thứ hai).

Diễn nghĩa

Tử Cống nói rằng: “Trò không muốn người ta áp đặt điều gì đó cho mình, và cũng không muốn áp đặt điều gì đó cho ai”. Khổng Tử nói: “Tử à! Đây không phải là cảnh giới mà trò hiện nay có thể đạt được”.

Nghiên cứu và phân tích

Việc người khác áp đặt điều gì cho mình và mình áp đặt điều gì cho người khác đều là những việc thường tình mà người bình thường đều rất khó tránh khỏi, trừ các bậc Thánh hiền. Ngay cả những người có tri thức nếu muốn thoát khỏi những can nhiễu bên ngoài khiến người ta khó thanh tỉnh tự tại, khó ước thúc ngôn hành của bản thân, thì trong một thời gian ngắn cũng rất khó làm được. Chỉ có trường kỳ tu tâm dưỡng tính, quy chính ngôn hành cử chỉ, từ đó tư tưởng được thăng hoa và hoàn trả những gì đã nợ người khác thì mới thực sự đạt được cảnh giới như ý nguyện, siêu nhiên, thoát ra khỏi sự hỗn loạn, bụi bặm và phiền toái nơi trần gian. Ngược lại, người có cái tôi càng lớn và càng cho mình là đúng thì lại càng dễ biểu hiện ra sự áp đặt đối với người khác, hơn nữa tất nhiên càng khó dung nhẫn sự áp đặt của người khác lên mình, họ chính là mâu thuẫn như thế. Nguyện vọng của Tử Cống là tốt, nhưng cảnh giới đó không phải cứ mong cầu là được, mà cần phải dốc sức làm thì mới có thể đạt được.

Câu hỏi mở rộng

1. Có một số người luôn cho rằng mình rất hoàn hảo, phóng túng bản thân theo những suy nghĩ phù phiếm, viển vông, vọng tưởng, mơ mộng mà không muốn thanh tỉnh ra. Tại sao người ta luôn không thể đối diện với hiện thực, đối diện với sự không hoàn hảo của bản thân, nhìn thẳng vào những lỗi lầm mà mình đã từng mắc phải? Chỉ dựa vào những suy nghĩ đẹp đẽ viển vông thì có thể khiến bản thân đạt được cảnh giới đó hay sao? Bạn hãy nghĩ xem mình có những khuyết điểm gì, cần khắc phục những khuyết điểm đó như thế nào?

2. Con người không phải bậc Thánh hiền, ai cũng từng có lỗi lầm. Nếu mình gây tổn thương cho người khác, thì theo lý công bằng mà nói, mình nhất định phải bồi thường sự đau khổ đó cho người ta. Nhưng rất nhiều người lại không thể đối diện, không thể chấp nhận được sự thực này, mà lại cứ một mực chán ghét và trốn chạy, cho rằng ông Trời bất công với mình. Bạn hãy thử làm điều này: lần sau khi bạn cảm thấy người khác đang áp đặt điều gì đó cho mình thì hãy cứ thử thản nhiên tiếp nhận, không trốn tránh, hơn nữa tự nhìn lại mình xem đã từng áp đặt điều gì cho người khác chưa?

Câu chuyện lịch sử

Khoan dung nhân hậu, không tính toán lỗi lầm của người khác

Khi thừa tướng nhà Tống Ngụy quốc công Hàn Kỳ làm thống lĩnh quân đội ở Định Vũ, một buổi tối ông cần ngồi viết thư nên gọi một người lính canh đến bên cạnh cầm nến cho mình. Người lính canh bất cẩn nhìn đi chỗ khác, làm cho nến cháy vào tóc mai của ông, ông lập tức dùng tay áo dập lửa rồi tiếp tục viết thư. Một lúc sau, ông quay đầu lại nhìn thì thấy đã đổi người lính canh khác cầm nến. Hàn Kỳ lo lắng người lính canh đó bị cấp trên trừng phạt nên đã vội vàng nói với cấp trên của anh ta rằng: “Đừng đổi người khác, anh ta đã hiểu cách cầm nến như thế nào rồi”. Vì thế quan binh trong quân đội đều rất khâm phục ông.

Khi Hàn Kỳ trấn thủ phủ Đại Danh, có người dâng lên cho ông hai chiếc chén ngọc, nói rằng: “Đây là hai chiếc chén ngọc do người nông dân tìm thấy khi khai quật mộ, từ trong ra đến ngoài không có một tỳ vết, quả là những báu vật tuyệt thế vô song!”. Hàn Kỳ lấy ngân lượng thưởng cho người dâng chén ngọc. Ông vô cùng yêu thích hai chiếc chén ngọc ấy, mỗi khi mở yến tiệc thiết đãi quan khách ông đều cho bày hai chiếc chén đó lên, dùng vải gấm lót bên dưới và đặt chén lên trên.

Một hôm, vị quan viên lo việc trà nước chuẩn bị rót rượu vào hai chiếc chén ngọc để thiết đãi quan khách thì chẳng may bị một người lính canh bất cẩn đụng phải khiến cho hai chiếc chén ngọc vỡ tan tành. Quan khách ai nấy đều kinh ngạc sững sờ, người lính canh ấy vội vàng quỳ xuống đất đợi trừng phạt. Hàn Kỳ khuôn mặt không biến sắc, cười nói với quan khách rằng: “Phàm là đồ vật bị hỏng hay không hỏng cũng đều là vận số của chúng”. Một lúc sau ông quay sang nói với người lính canh kia rằng: “Ngươi do bất cẩn mà phạm lỗi chứ không phải cố ý, vậy có gì là sai?” Quan khách đều thán phục trước tấm lòng khoan dung độ lượng của Hàn Kỳ.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/48868

The post Tinh giải luận ngữ (35): Vô gia chư nhân (Không áp đặt cho người khác) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tinh giải luận ngữ (34): Quả dục tắc cương (Biết tiết chế dục vọng mới là người mạnh mẽ)https://chanhkien.org/2024/11/tinh-giai-luan-ngu-34-qua-duc-tac-cuong-biet-tiet-che-duc-vong-moi-la-nguoi-manh-me.htmlSun, 03 Nov 2024 03:32:23 +0000https://chanhkien.org/?p=34868[ChanhKien.org] Nguyên văn 子曰:「吾未見剛者。」或對曰:「申棖(1)。」子曰:「棖也欲,焉得剛?」(《論語‧公冶長第五》) Hán Việt Tử viết: “Ngô vị kiến cương giả”. Hoặc đối viết: “Thân Trành (1)”. Tử viết: “Trành dã dục, yên đắc cương?” (Trích “Luận ngữ – Chương 5 – Công dã tràng”). Phiên âm Zǐ yuē: “Wú wèi jiàn gāng zhě.” Huò duì yuē: “Shēn Chéng (1).” Zǐ yuē: “Chéng […]

The post Tinh giải luận ngữ (34): Quả dục tắc cương (Biết tiết chế dục vọng mới là người mạnh mẽ) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Nguyên văn

子曰:「吾未見剛者。」或對曰:「申棖(1)。」子曰:「棖也欲,焉得剛?」(《論語‧公冶長第五》)

Hán Việt

Tử viết: “Ngô vị kiến cương giả”. Hoặc đối viết: “Thân Trành (1)”. Tử viết: “Trành dã dục, yên đắc cương?” (Trích “Luận ngữ – Chương 5 – Công dã tràng”).

Phiên âm

Zǐ yuē: “Wú wèi jiàn gāng zhě.” Huò duì yuē: “Shēn Chéng (1).” Zǐ yuē: “Chéng yě yù, yān dé gāng?”

Chú âm

子ㄗˇ曰ㄩㄝ:「吾ㄨˊ未ㄨㄟˋ見ㄐㄧㄢˋ剛ㄍㄤ者ㄓㄜˇ。」或ㄏㄨㄛˋ對ㄉㄨㄟˋ曰ㄩㄝ:「申ㄕㄣ棖ㄔㄥˊ(1)。」子ㄗˇ曰ㄩㄝ:「棖ㄔㄥˊ也ㄧㄝˇ欲ㄩˋ,焉ㄧㄢ得ㄉㄜˊ剛ㄍㄤ?」(《論ㄌㄨㄣˊ語ㄩˇ‧公ㄍㄨㄥ冶ㄧㄝˇ長ㄔㄤˊ第ㄉㄧˋ五ㄨˇ》)

Chú thích

1. 申枨 (Thân Trành): họ Thân, tên là Trành (đồng âm với chữ “成” – Thành), tự là Chu, là học trò của Khổng Tử.

Diễn nghĩa

Khổng Tử nói: “Ta chưa từng gặp được người thực sự kiên cường”. Có người đáp rằng: “Có Thân Trành”. Khổng Tử nói: “Thân Trành vẫn còn không ít dục vọng và truy cầu, làm sao có thể coi là người kiên cường được?”

Nghiên cứu và phân tích

Trong con mắt của Khổng Tử, sự kiên cường thực sự có lẽ là chỉ ý chí nhất tâm hướng Đạo. Có một số người nhìn biểu hiện bên ngoài người ta cho rằng người đó kiên cường, nhưng đó chỉ là sự kiên cường tạo nên bởi những dục vọng và truy cầu mãnh liệt, khác xa với sự kiên cường của những bậc nhân nghĩa chí sỹ có tấm lòng thanh tâm quả dục, sống thanh bần đạo hạnh. Chữ “cương” (kiên cường, mạnh mẽ) mà Khổng Tử đề xuất là cao hơn so với cách nhìn và lý giải của người thường.

Câu hỏi mở rộng

1. Vì sao dục vọng và truy cầu quá nhiều thì không những không làm cho người ta thêm mạnh mẽ, mà ngược lại còn làm cho người ta mai một ý chí? Bạn có phát hiện ra rằng: khi xã hội nhân loại tràn lan sự ham muốn và truy cầu thỏa mãn về mặt vật chất thì quan hệ giữa người với người cũng trở nên ngày càng xa cách, ngày càng cảm thấy trống rỗng không?

2. Nếu những người thanh tâm quả dục, thanh bần đạo hạnh, có ít ham muốn vật chất mà có chí hướng nhất tâm hướng Đạo thì chẳng phải sẽ dễ dàng trở về với bản tính lương thiện? Họ sẽ không dễ bị dao động chí hướng bởi những mê hoặc, cám dỗ của những sự việc bên ngoài? Người như vậy chẳng phải rất kiên cường, mạnh mẽ và cũng rất ung dung, tự tại sao?

Câu chuyện lịch sử

Mềm mỏng thắng cứng rắn

Có một lần thầy của Lão Tử là Thường Song bị bệnh nặng, Lão Tử đi thăm hỏi thầy.

Lão Tử hỏi: “Thưa thầy, thầy đang bị bệnh thì có điều gì cần căn dặn đệ tử không ạ?” Thường Song hỏi: “Đi ngang qua quê nhà cần xuống xe, điều này con có biết không?” Lão Tử thưa: “Đi ngang qua quê nhà cần xuống xe có phải là để biểu thị rằng không quên cố hương không ạ?” Thường Song hỏi tiếp: “Đúng vậy. Đi qua cây lớn cần cúi đầu, con có biết sao không?”, Lão Tử đáp: “Thưa thầy, đi qua cây lớn cần cúi đầu là thể hiện kính lão có phải không?” Thường Song nói: “Đúng rồi”. Thường Song lại há to miệng nói với Lão Tử: “Lưỡi của ta còn không?” Lão Tử đáp: “Dạ còn”, “Răng của ta còn không?” Lão Tử đáp: “Dạ, không còn”. Thường Song nói: “Con có biết tại sao lại thế không?” Lão Tử đáp: “Lưỡi vẫn còn, há chẳng phải là vì nó mềm dẻo sao? Còn răng bị rụng hết rồi chẳng phải vì nó cứng rắn sao?” Thường Song nói: “Đúng vậy! Hết thảy mọi việc trong thiên hạ ta đã nói hết rồi, còn điều gì để nói với con nữa đây!”

(Trích “Thuyết Uyển- Kính Thận”)

Vị Hoàng đế Thánh đức Đường Thái Tông

Thời kỳ “Trinh Quán chi trị” được truyền tụng qua bao thế hệ là một thời kỳ đỉnh cao độc nhất, không gì sánh nổi trong lịch sử Trung Quốc. Có được sự huy hoàng đó là nhờ vào Thánh đức của vị Hoàng đế Đường Thái Tông. Chúng ta có thể thấy được điều đó qua một ghi chép lịch sử dưới đây.

Sau khi biết được hữu kiêu vệ đại tướng quân Trưởng Tôn Thuận Đức nhận hối lộ lụa là từ người khác, vua Đường Thái Tông nói rằng: “Một nhân tài như Thuận Đức nếu mang lại lợi ích cho quốc gia thì ta có thể sẵn sàng chia sẻ tài phú của quốc gia với ông ấy, cớ sao ông ấy lại tham lam tiền tài vật chất đến thế!” Vì trân trọng công lao đóng góp cho quốc gia của ông ấy, nên Thái Tông đã không những không trừng phạt mà còn ban thưởng cho ông ấy hàng chục tấm lụa. Đại lý thiếu khanh Hồ Diễn hỏi rằng: “Thuận Đức đã vi phạm pháp luật khi nhận của cải hối lộ, đáng lẽ không nên được miễn tội, nhưng cớ sao lại được bệ hạ ban thưởng?” Thái Tông đáp: “Nếu như ông ấy là người có nhân cách, thì việc nhận ban thưởng sẽ cảm thấy xấu hổ hơn nhiều so với nhận hình phạt; còn nếu ông ấy không biết xấu hổ, thì chẳng khác gì loài cầm thú, có giết ông ấy thì cũng chẳng ích gì!”

Khi Thái Tông tại vị, người dân tộc thiểu số Đột Quyết thường xuyên xâm phạm biên giới nhà Đường. Một năm, người Đột Quyết gặp phải trận tuyết lớn, dê ngựa chết rất nhiều, người dân đói kém, súc vật gầy còm, quần thần khuyên Thái Tông nhân cơ hội này mà tiến đánh Đột Quyết. Thái Tông nói: “Ta và họ vừa mới kết thành đồng minh mà lại quay ra phản bội hiệp ước là không giữ chữ tín; mưu cầu lợi ích khi người ta gặp tai họa là không nhân ái; tranh thủ lúc người ta đang gặp khó khăn mà giành thắng lợi cũng không phải là hành động vũ trang chính đáng. Cho dù các bộ lạc của Đột Quyết đều phản loạn, súc vật mất sạch thì ta cũng không tấn công, nhất định phải đợi đến khi họ gây tội xâm phạm, thì ta mới tiến đánh thảo phạt”.

Thái Tông nói với các quần thần tả hữu rằng: “Hoàng đế dựa vào quốc gia, quốc gia lại dựa vào người dân. Nếu như ép buộc người dân cung phụng hoàng đế, thì cũng như tự cắt thịt mình để lấp đầy cái bụng, ăn no xong rồi thì cũng chết, khi hoàng đế giàu có thì cũng là lúc đất nước bị diệt vong. Vì vậy, nỗi lo lắng của hoàng đế không phải đến từ bên ngoài mà là từ chính bản thân mình. Hoàng đế mà nhiều dục vọng thì tiêu tốn nhiều tiền, phí tổn cao, người dân sẽ vì thuế khóa nặng nề mà vô cùng thống khổ, quốc gia sẽ lâm nguy, hoàng đế cũng mất vị trí. Ta thường nghĩ như vậy nên không dám phóng túng dục vọng của bản thân”.

(Theo “Tư trị thông giám”)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/48868

The post Tinh giải luận ngữ (34): Quả dục tắc cương (Biết tiết chế dục vọng mới là người mạnh mẽ) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tinh giải luận ngữ (33): Tính dữ Thiên Đạo (bản tính và Thiên Đạo)https://chanhkien.org/2024/10/tinh-giai-luan-ngu-33-tinh-du-thien-dao-ban-tinh-va-thien-dao.htmlSun, 27 Oct 2024 23:06:07 +0000https://chanhkien.org/?p=34808[ChanhKien.org] Nguyên văn 子贡曰:“夫子之文章(1),可得而闻也;夫子之言性(2)与天道(3),不可得而闻也。” (《论语·公冶长第五》) Hán Việt Tử Cống viết: “Phu Tử chi văn chương, khả đắc nhi văn dã; Phu Tử chi ngôn tính dữ thiên đạo, bất khả đắc nhi văn dã.” (Trích “Luận ngữ – Chương 5 – Công dã tràng”) Phiên âm Zǐ Gòng yuē: “Fūzǐ zhī wénzhāng, kě dé ér […]

The post Tinh giải luận ngữ (33): Tính dữ Thiên Đạo (bản tính và Thiên Đạo) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Nguyên văn

子贡曰:“夫子之文章(1),可得而闻也;夫子之言性(2)与天道(3),不可得而闻也。” (《论语·公冶长第五》)

Hán Việt

Tử Cống viết: “Phu Tử chi văn chương, khả đắc nhi văn dã; Phu Tử chi ngôn tính dữ thiên đạo, bất khả đắc nhi văn dã.” (Trích “Luận ngữ – Chương 5 – Công dã tràng”)

Phiên âm

Zǐ Gòng yuē: “Fūzǐ zhī wénzhāng, kě dé ér wén yě; Fūzǐ zhī yán xìng yǔ tiāndào, bù kě dé ér wén yě.” (Lúnyǔ‧Gōng yě zhǎng dì wǔ)

Chú âm

ㄗˇ貢ㄍㄨㄥˋ曰ㄩㄝ:”夫ㄈㄨ子ㄗˇ之ㄓ文ㄨㄣˊ章ㄓㄤ,可ㄎㄜˇ得ㄉㄜˊ而ㄦˊ聞ㄨㄣˊ也ㄧㄝˇ;夫ㄈㄨ子ㄗˇ之ㄓ言ㄧㄢˊ性ㄒㄧㄥˋ與ㄩˇ天ㄊㄧㄢ道ㄉㄠˋ,不ㄅㄨˋ可ㄎㄜˇ得ㄉㄜˊ而ㄦˊ聞ㄨㄣˊ也ㄧㄝˇ。”(《論ㄌㄨㄣˊ語ㄩˇ‧公ㄍㄨㄥ冶ㄧㄝˇ長ㄔㄤˊ第ㄉㄧˋ五ㄨˇ》)

Chú thích

1. 文章 (Văn chương): chỉ toàn bộ thi, thư, lễ, nhạc mà Khổng Tử truyền dạy.

2. 性 (Tính): chỉ bản tính của con người hoặc là chỉ đặc tính của con người, sự vật, sự việc.

3. 天道 (Thiên Đạo): chỉ Thiên lý, hoặc là chỉ nguyên lý của con người, sự vật, sự việc.

Diễn nghĩa

Tử Cống nói: “Thi, thư, lễ, nhạc mà thầy dạy là những điều hữu hình biểu hiện trên bề mặt, có thể quan sát được; còn bản tính của con người và Thiên lý mà thầy dạy (hay chính là đặc tính và nguyên lý của người, sự vật, sự việc) là thứ vô hình tiềm ẩn trong bản chất nội tại, không thể trực tiếp quan sát được”.

Nghiên cứu và phân tích

Những hình thức văn hóa nghệ thuật như thi, thư, lễ, nhạc là phù hợp để giáo hóa dân chúng, người bình thường đều có thể học tập, lưu truyền; còn bản tính của con người và Thiên lý (hay chính là đặc tính và nguyên lý của hết thảy con người, sự vật, sự việc) lại là điều cao thâm, huyền diệu, siêu thường hơn. Vì việc học tập là tiến lên từng bước, và việc dạy học cũng không thể nhảy cóc, nên chỉ những học trò có sự tiến bộ từng bước trong học tập, giống như đi từ nông cạn đến thâm sâu, thì Khổng Tử mới xem xét thời điểm thích hợp để giảng cho học trò ấy về bản tính và Thiên Đạo, chứ không phải tất cả học trò muốn nghe Khổng Tử giảng về bản tính và Thiên Đạo đều có thể nghe được. Đoạn này có thể là cảm xúc và lời tán thưởng của Tử Cống khi được nghe Khổng Tử giảng về bản tính và Thiên Đạo.

Câu hỏi mở rộng

1. Vì sao Khổng Tử muốn giảng về bản tính và Thiên Đạo cho các đệ tử có sự tiến bộ từng bước trong học tập? Phải chăng ông hy vọng họ có thể quay về bản tính thiện lương, không xa rời bản tính và Thiên lý? Phải chăng những đệ tử có thể làm được như vậy sẽ là những người hạnh phúc nhất? Đây có phải là mục tiêu giáo dục của Khổng Tử chăng?

2. Thử nghĩ xem, sau khi nghe Khổng Tử giảng về bản tính và Thiên Đạo, phải chăng Tử Cống cần nghiêm khắc yêu cầu hành vi, lời nói, suy nghĩ của bản thân quay trở về với bản tính thiện lương, không được rời xa bản tính và Thiên lý trong mọi phương diện của cuộc sống? Nếu như Tử Cống không nguyện ý yêu cầu bản thân như thế, không làm được như thế, hoặc vẫn chỉ là học tập giống như học thi, thư, lễ, nhạc thì liệu Khổng Tử có dạy ông về bản tính và Thiên Đạo không?

Câu chuyện lịch sử

Học theo tự nhiên, Du Bá Nha sáng tác nên khúc nhạc nổi tiếng

Vào thời Xuân Thu, Du Bá Nha nước Sở từng theo người thầy dạy nhạc nổi tiếng Thành Liên học đánh đàn. Thành Liên thấy ông có tài năng thiên phú nên dốc hết sức truyền thụ kiến thức. Sau ba năm học tập gian khổ, kỹ năng chơi đàn của Bá Nha đã đạt đến trình độ chân truyền của sư phụ. Nhưng khi chơi nhạc ông cứ luôn cảm thấy trong tiếng đàn còn thiếu một chút gì đó. Bá Nha vì thế mà vô cùng khổ não, phiền muộn. Ông biết rằng nếu có thể xung phá được quan này thì ông sẽ trở thành một người chơi đàn kiệt xuất, nếu không bất quá cũng chỉ là “thợ” chơi nhạc mà thôi. Một ngày nọ, sư phụ Thành Liên nói với ông: “Bá Nha à! Điều con còn thiếu chỉ là một chút Thần vận mà thôi! Nhưng đây là cảnh giới của Thần, không thể truyền thụ bằng lời được. Sư phụ của ta là Phương Tử Xuân sống trên đảo Bồng Lai ở Đông Hải, ông ấy có thể giúp con, chúng ta hãy cùng đến đó thỉnh giáo ông ấy nhé!”

Thế rồi hai thầy trò đi thuyền đến đảo Bồng Lai ở trên biển, lúc này Thành Liên nói rằng phải đi nơi khác đón thái sư Phương Tử Xuân nên bảo Bá Nha hãy đợi ở trên đảo. Bá Nha một mình ở lại trên hoang đảo, ban đầu ông chỉ biết đi đi lại lại dọc bờ biển, sốt ruột chờ sư phụ quay lại. Nhưng lâu dần, ngày ngày nhìn ngắm mặt trời lên mặt trăng lặn, thủy triều lên thủy triều xuống, ông trầm tĩnh lại. Một ngày nọ, ông chợt cảm thấy một nỗi niềm trào dâng trong lòng, muốn thì thầm nói chuyện với biển. Thế rồi ông mang đàn ra bờ biển thong thả gảy những dây đàn. Chỉ nghe thấy tiếng đàn của ông thuận theo tiếng gió biển, lúc nhanh lúc chậm, sóng biển cũng lại thuận theo tiết tấu thăng trầm của tiếng đàn, khi thì lên bổng khi thì xuống trầm. Trong sự hòa quyện với thiên nhiên, bất tri bất giác ông cảm thấy hết thảy nỗi niềm dường như đều tan biến vào hư không, chỉ còn lại tiếng nhạc tựa như âm thanh của tự nhiên bao phủ khắp cả đất trời, khi thì sục sôi, khi thì trầm lắng. Khi khúc nhạc kết thúc, ông cảm nhận thấy một kết cấu vũ trụ vĩ đại dường như đã hình thành trong trái tim mình: hóa ra cảm giác khi trí huệ được lấp đầy bởi vạn vật trong tự nhiên là như thế này! Những điều tốt đẹp nhất là được triển hiện như thế này. Trong cõi u minh, rốt cuộc là bàn tay nào đang chi phối hết thảy?

Lúc này, ông lại tấu lên một khúc nhạc, cảm thấy bản thân đạt được Thiên nhân hợp nhất, du du tự tại, cuối cùng danh khúc “Thủy tiên tháo” được ấp ủ bao lâu nay trên hoang đảo cũng đã hoàn thành! Một hôm, trong khi đang đặt hết tâm tư chơi khúc nhạc “Thủy tiên tháo” thì ông nghe thấy một tiếng cười vang lên từ phía sau, thì ra là sư phụ Thành Liên đã trở về! Sư phụ Thành Liên mỉm cười nói với ông: “Bá Nha à! Thiên nhiên vĩ đại đã khai mở trí huệ vô biên của con, vậy thì còn cần Tử Xuân thái sư đến vẽ rắn thêm chân làm gì nữa!”. Lúc này Bá Nha mới hiểu ra, thì ra ở đây vốn không có vị “thái sư” nào cả!

Từ câu chuyện này, chúng ta có thể ngộ ra triết lý sống độc đáo “tĩnh quan thiên địa, sư pháp tự nhiên” (tĩnh lặng quan sát trời đất, học hỏi từ tự nhiên) của người Trung Quốc cổ xưa. Người xưa thông qua quan sát thiên tượng, xem xét địa lý, du ngoạn cảnh vật sơn thủy, đã hiểu ra rằng trong trời đất có tồn tại một lực lượng chủ tể thầm lặng mà vĩ đại, nếu mọi người có thể thuận theo đạo lý này thì sẽ được bình an tự tại; còn nếu đi ngược lại với “đạo” này thì ắt không tránh khỏi thiên tai nhân họa. Từ quy luật vận hành có trật tự này, con người sẽ được dẫn dắt và điểm hóa. Con người sống trong trời đất tự nhiên sẽ học được đức tính khiêm tốn, bao dung và cảm ân, từ đó phát triển thành phương thức sinh hoạt tương ứng. Ví dụ như: trong lịch pháp của Trung Quốc, 24 tiết khí trở thành cơ sở tốt nhất cho đời sống nông nghiệp cổ xưa, “xuân canh, hạ vân, thu thu, đông tàng” (ý là “mùa xuân gieo trồng, mùa hạ chăm sóc, mùa thu thu hoạch, mùa đông tích trữ”), độ chính xác của nó khiến cho hậu thế vô cùng thán phục.

Do có thể chung sống hài hòa với vạn vật trong thiên nhiên, nên người Trung Quốc tự nhiên cũng noi theo tinh thần của trời đất từ lời nói, hành vi đến tư tưởng. Chúng ta có thể hiểu được ít nhiều thông qua những từ vựng phong phú được lưu truyền từ thời cổ đại đến nay. Ví dụ như khi muốn khích lệ bản thân mở rộng tấm lòng thì sẽ nghĩ đến “hải khoát thiên không” (biển rộng trời cao); khi muốn học cách khiêm tốn, cung kính thì phải là “hư hoài nhược cốc” (tấm lòng rộng lớn như núi có thể dung chứa vạn vật, dùng để mô tả những người khiêm tốn có thể tiếp thu ý kiến của người khác); để hình dung nhân cách cao thượng vĩ đại của một người thì người ta sẽ ví von với “sơn cao thủy trường” (núi cao sông dài). Nếu một người vô cùng nhanh nhẹn hoạt bát, tràn trề sức sống thì nói anh ta là “diên phi ngư dược” (diều hâu bay cá nhảy), v.v. Những điều này thể hiện sự kính ngưỡng và niềm tin của người Trung Quốc đối với tự nhiên. Hơn nữa, một số thành ngữ mà chúng ta đang dùng hàng ngày như “thần công quỷ phủ”, “thần cơ diệu toán”, “thần thánh”, “kinh thiên địa, khấp quỷ thần”, v.v. không câu nào không thể hiện sự thán phục và tấm lòng sùng kính của người xưa đối với Đấng tạo hóa. Vì thế những người biết thiên mệnh, hiểu Thiên lý thì dù đi đâu cũng có thể sống vui vẻ tự tại, đứng trước biến cố mà không hề nao núng!

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/48868

The post Tinh giải luận ngữ (33): Tính dữ Thiên Đạo (bản tính và Thiên Đạo) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tinh giải luận ngữ (32): Bất niệm cựu ác (không nhớ oán xưa)https://chanhkien.org/2024/10/tinh-giai-luan-ngu-32-bat-niem-cuu-ac-khong-nho-oan-xua.htmlFri, 25 Oct 2024 22:43:26 +0000https://chanhkien.org/?p=34793[ChanhKien.org] Nguyên văn 子曰:“伯夷叔齐(1)不念旧恶(2),怨是用希(3)。”(《论语·公冶长第五》) Hán Việt Tử viết: “Bá Di Thúc Tề bất niệm cựu ác, oán thị dụng hy.” (Trích “Luận ngữ – Chương 5 – Công dã tràng”) Phiên âm Zǐ yuē: Bó Yí Shū Qí bù niàn jiù è, yuàn shì yòng xī.” Chú âm 子ㄗˇ曰ㄩㄝ:“伯ㄅㄛˊ夷ㄧˊ叔ㄕㄨ齐ㄑㄧˊ(1)不ㄅㄨˋ念ㄋㄧㄢˋ旧ㄐㄧㄡˋ恶ㄜˋ(2),怨ㄩㄢˋ是ㄕˋ用ㄩㄥˋ希ㄒㄧ(3)。”(《论ㄌㄨㄣˊ语ㄩˇ·公ㄍㄨㄥ冶ㄧㄝˇ长ㄔㄤˊ第ㄉㄧˋ五ㄨˇ》) Chú thích 1. 伯夷、叔齐 (Bá Di, […]

The post Tinh giải luận ngữ (32): Bất niệm cựu ác (không nhớ oán xưa) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Nguyên văn

子曰:“伯夷叔齐(1)不念旧恶(2),怨是用希(3)。”(《论语·公冶长第五》)

Hán Việt

Tử viết: “Bá Di Thúc Tề bất niệm cựu ác, oán thị dụng hy.” (Trích “Luận ngữ – Chương 5 – Công dã tràng”)

Phiên âm

Zǐ yuē: Bó Yí Shū Qí bù niàn jiù è, yuàn shì yòng xī.”

Chú âm

子ㄗˇ曰ㄩㄝ:“伯ㄅㄛˊ夷ㄧˊ叔ㄕㄨ齐ㄑㄧˊ(1)不ㄅㄨˋ念ㄋㄧㄢˋ旧ㄐㄧㄡˋ恶ㄜˋ(2),怨ㄩㄢˋ是ㄕˋ用ㄩㄥˋ希ㄒㄧ(3)。”(《论ㄌㄨㄣˊ语ㄩˇ·公ㄍㄨㄥ冶ㄧㄝˇ长ㄔㄤˊ第ㄉㄧˋ五ㄨˇ》)

Chú thích

1. 伯夷、叔齐 (Bá Di, Thúc Tề): là hai người con trai của nhà vua nước Cô Trúc cuối thời nhà Ân (Cô Trúc là một nước chư hầu của triều đại nhà Thương). Sau khi phụ thân qua đời, hai người con không ai muốn kế vị mà nhường cho nhau, sau đó họ đều chạy đến chỗ Chu Vũ Vương. Khi Chu Vũ Vương khởi binh phạt Trụ, họ cho rằng đây là việc thần giết quân vương, là hành vi bất trung bất hiếu, nên ra sức ngăn chặn. Sau khi nhà Chu diệt nhà Thương thống nhất thiên hạ, họ coi việc ăn lương thực của nhà Chu là một sự sỉ nhục nên đã bỏ vào núi sâu rừng già ăn cỏ dại qua ngày, rồi bị chết đói trong núi Thủ Dương.

2. 不念旧恶 (Bất niệm cựu ác): Không để tâm đến những oán hận của người khác đối với họ trong quá khứ.

3. 希 (Hy): đồng âm với từ “稀”(hy), nghĩa là hiếm thấy.

Diễn nghĩa

Khổng Tử nói rằng: “Bá Di, Thúc Tề không để tâm đến những oán hận của người khác đối với họ trong quá khứ, đó là vì họ rất ít khi oán hận người khác”.

Nghiên cứu và phân tích

Mặc dù Trụ vương của nhà Thương là vị vua vô đạo, nhưng trong con mắt của Bá Di và Thúc Tề thì việc Chu Vũ Vương phạt Trụ cũng là “lấy ác trị ác”, là việc làm phá hoại lễ quân thần. Vì thế đứng trên cơ sở duy hộ lễ pháp chính thống, họ vẫn ngăn cản Vũ Vương phạt Trụ, “bất thực Chu túc” (không ăn lương thực của nhà Chu). Mặc dù Bá Di và Thúc Tề đã phải chịu đau khổ vì sự vô đạo của Trụ vương, nhưng họ không hề ghi nhớ việc ác xưa của ông, cũng không vì việc Vũ vương phạt Trụ có thể nhất thời giải trừ nỗi oan khuất thống khổ của dân mà từ bỏ lễ pháp truyền thống mà bản thân luôn giữ gìn để đi theo Vũ vương. Khổng Tử khen ngợi Bá Di và Thúc Tề chính là vì họ luôn đối đãi với người khác bằng tấm lòng chính nghĩa và bản tính thiện lương, chứ không rơi vào cái vòng hận thù luẩn quẩn “lấy ác trị ác”, “ăn miếng trả miếng”, “lấy hung bạo thay cho hung bạo”, “oan oan tương báo”, thực ra đây cũng là sự sáng suốt cần có trong việc đối nhân xử thế.

Thử nghĩ xem: nếu chúng ta luôn đối xử với người khác bằng tấm lòng chính nghĩa và bản tính thiện lương, thì trong tâm sẽ không sinh ra những suy nghĩ oán hận với người khác, như vậy chẳng phải có thể vui vẻ chung sống một cách ôn hòa, khoan dung với mọi người và sẽ không bị rơi vào vòng hận thù luẩn quẩn “lấy ác trị ác”, “oan oan tương báo” nữa phải không?

Câu hỏi mở rộng

1. “Lấy ác trị ác”, “oan oan tương báo” không thể nào kết thúc được vòng hận thù luẩn quẩn, chỉ có “lấy thiện trừ ác” (phát huy bản tính thiện lương, vứt bỏ cái ác khiến ta rời xa bản tính) mới có thể kết thúc vòng hận thù ấy. Bá Di và Thúc Tề có thể luôn luôn đối đãi với người đã gây ra những tổn thương, oán hận cho mình bằng tấm lòng chính nghĩa và bản tính thiện lương, chẳng phải là cần có ý chí, sự kiên trì và nhẫn nại rất lớn sao. Bạn thử xem mình có thể không oán hận, không làm tổn thương người khác hay không?

2. “Thiện hữu thiện báo”, nếu chúng ta luôn đối đãi người khác bằng tấm lòng chính nghĩa và bản tính thiện lương thì thường sẽ nhận được sự báo đáp thiện ý từ người khác; “ác hữu ác báo”, nếu chúng ta đối đãi với người khác bằng những suy nghĩ bị ô nhiễm bởi oán hận, tà ác, xa rời bản tính thì thường sẽ chuốc lấy sự báo thù và oán hận, hơn nữa “oan oan tương báo đến khi nào mới dứt?”

Vậy hãy thử nghĩ xem vận mệnh của một người tốt hay xấu phải chăng có liên quan đến việc người ấy dùng thiện hay ác để đối đãi với người khác?

Câu chuyện lịch sử

Làm việc thiện, cải biến vận mệnh

Câu chuyện của tể tướng Bùi Độ thời Đường

Trong u mê, vận mệnh của mỗi người chúng ta dường như đã được định sẵn ngay từ khi chúng ta cất tiếng khóc oa oa rơi xuống nơi thế gian con người này. Thoạt nhìn vận mệnh của chúng ta không phải do chúng ta nắm giữ, nhưng trên thực tế, vận mệnh ấy lại do chính chúng ta chi phối. Khi ta dùng thiện niệm để chỉ đạo ngôn từ, hành vi của bản thân thì vận mệnh cũng theo đó mà cải biến. Đây là lý do vì sao trước lúc lâm chung Lưu Bị đã dạy con trai A Đẩu rằng: “Đừng vì việc ác nhỏ mà làm, đừng vì việc thiện nhỏ mà không làm”. Câu chuyện của tể tướng Bùi Độ thời Đường là một minh chứng tốt nhất cho lời giáo huấn cổ xưa này.

Thư lệnh phổ quốc công triều Đường Bùi Độ có ngoại hình vừa gầy vừa nhỏ, không có quý tướng, nhiều lần gặp trở ngại trên con đường công danh sự nghiệp khiến bản thân ông vô cùng nghi hoặc. Khi đó vừa hay có một người xem tướng ở Lạc Trung, được giới quan lại học giả rất kính trọng. Bùi Độ đến gặp ông ấy, hỏi xem vận mệnh của mình thế nào, người xem tướng nói: “Hình thần của lang quân có chút không giống với người bình thường. Nếu không làm quan lớn thì sẽ bị chết đói. Hiện tại tôi vẫn không nhìn ra được, vài ngày nữa ông hãy quay lại đây, tôi sẽ xem kỹ cho ông”. Bùi Độ bằng lòng trở về.

Một hôm, ông lên chùa Hương Sơn dạo chơi, khi đang đi loanh quanh ở giữa hành lang và phòng bên thì đột nhiên nhìn thấy một người phụ nữ mặc thường phục, đặt một chiếc túi cầm tay ở lan can chùa và ngồi cầu nguyện rất lâu, sau khi ngẩng đầu bái tạ thì liền rời đi. Một lúc sau, Bùi Độ nhìn thấy cái túi vẫn ở chỗ cũ, biết rằng người phụ nữ kia đã bỏ quên, định đuổi theo để đưa nhưng không kịp nên đành cầm lấy túi, đợi người phụ nữ quay lại thì trả. Đến khi mặt trời lặn ông vẫn không thấy người phụ nữ ấy quay lại tìm đồ, Bùi Độ liền mang cái túi trở về quán trọ.

Sáng sớm ngày hôm sau, Bùi Độ lại mang cái túi lên chùa Hương Sơn. Cổng chùa vừa mở, ông nhìn thấy người phụ nữ hôm qua vội vã chạy đến, hoang mang sợ hãi, dáng vẻ thở dài tiếc nuối, dường như là đang gặp phải tai họa ngoài ý muốn. Bùi Độ tiến đến hỏi cô ấy có chuyện gì. Người phụ nữ nói: “Cha của tôi vô tội nhưng lại bị bắt giam, hôm qua có một quý nhân đến đưa tôi một chiếc đai ngọc và một chiếc đai tê giác, trị giá hơn một nghìn xâu tiền, tôi định dùng nó để đưa cho vị quan chủ quản, không may lại bị mất ở đây, xem ra người cha già yếu của tôi gặp phải đại họa rồi”. Bùi Độ rất đồng cảm với cô ấy, hỏi kỹ càng về màu sắc của các đồ vật, cô ấy đều nói đúng, Bùi Độ liền đưa cái túi trả cho cô. Người phụ nữ khóc lóc bái tạ, xin Bùi Độ giữ lại một chiếc đai ngọc, Bùi Độ cười từ chối.

Không lâu sau, ông quay lại chỗ người xem tướng, sau khi nhìn kỹ lưỡng, thấy giọng nói nét mặt có thay đổi lớn, ông kinh ngạc nói: “Ông nhất định đã làm việc thiện, tích được đại đức, tiền đồ vô cùng rộng mở, không giống như những gì tôi đã biết”. Bùi Độ liền đem câu chuyện mấy hôm trước thuật lại cho ông ấy.

Bùi Độ sau này quả nhiên đã làm quan đến chức vị cao nhất.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/48868

The post Tinh giải luận ngữ (32): Bất niệm cựu ác (không nhớ oán xưa) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tinh giải luận ngữ (31): Kiến kỷ quá nhi nội tự tụnghttps://chanhkien.org/2024/10/tinh-giai-luan-ngu-31-kien-ky-qua-nhi-noi-tu-tung.htmlSat, 19 Oct 2024 23:53:08 +0000https://chanhkien.org/?p=34747[ChanhKien.org] Nguyên văn 子曰:“已矣乎(1)!吾未见能见其过(2),而内自讼(3)者也。” (《论语·公冶长第五》) Hán Việt Tử viết: “Dĩ hỹ hồ! Ngô vị kiến năng kiến kỳ quá, nhi nội tự tụng giả dã.” (Trích “Luận ngữ – Chương 5 – Công dã tràng”) Phiên âm Zǐ yuē: “Yǐ yǐ hū! Wú wèi jiàn néng jiàn qí guò, ér nèi zì sòng zhě yě.” […]

The post Tinh giải luận ngữ (31): Kiến kỷ quá nhi nội tự tụng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Nguyên văn

子曰:“已矣乎(1)!吾未见能见其过(2),而内自讼(3)者也。” (《论语·公冶长第五》)

Hán Việt

Tử viết: “Dĩ hỹ hồ! Ngô vị kiến năng kiến kỳ quá, nhi nội tự tụng giả dã.” (Trích “Luận ngữ – Chương 5 – Công dã tràng”)

Phiên âm

Zǐ yuē: “Yǐ yǐ hū! Wú wèi jiàn néng jiàn qí guò, ér nèi zì sòng zhě yě.” (“Lúnyǔ·Gōng yě zhǎng dì wǔ”)

Chú âm

子ㄗˇ曰ㄩㄝ:“已ㄧˇ矣ㄧˇ乎ㄏㄨ!吾ㄨˊ未ㄨㄟˋ见ㄐㄧㄢˋ能ㄋㄥˊ见ㄐㄧㄢˋ其ㄑㄧˊ过ㄍㄨㄛˋ,而ㄦˊ内ㄋㄟˋ自ㄗˋ讼ㄙㄨㄥˋ者ㄓㄜˇ也ㄧㄝˇ。”(《论ㄌㄨㄣˊ语ㄩˇ·公ㄍㄨㄥ冶ㄧㄝˇ长ㄔㄤˊ第ㄉㄧˋ五ㄨˇ》)

Chú thích

1. 已矣乎 (dĩ dĩ hồ): Xong rồi (cảm thán xã hội này thế là hết rồi).

2. 能见其过 (năng kiến kỳ quá): Có thể phát hiện ra lỗi lầm của chính mình.

3. 内自讼 (nội tự tụng): Tự khiển trách trong tâm, sâu sắc kiểm điểm lại mình. 讼 (tụng) tức là trách tội.

Diễn nghĩa

Khổng Tử nói: “Cái xã hội này xong rồi! Ta trước giờ chưa từng gặp được người mà khi phát hiện ra khuyết điểm, sai lầm của mình, thì đồng thời cũng có thể tiến thêm một bước là tự khiển trách trong tâm, sâu sắc kiểm điểm lại mình”.

Nghiên cứu và phân tích

“Nhân phi thánh hiền, thục năng vô quá” (Con người không phải bậc Thánh hiền, không thể không mắc lỗi), điều quan trọng là khi phạm lỗi, và được chỉ ra lỗi lầm, thì thái độ của chúng ta như thế nào? Có người phân tích thấy sự thiếu sót thì sâu sắc tự kiểm điểm; có người vội vàng đùn đẩy cho người khác trốn tránh trách nhiệm. Nhan Uyên có mỹ đức “bất nhị quá” (không phạm lỗi hai lần). Kỳ thực đối với rất nhiều người mà nói, họ không lo có lỗi lầm, mà lo đã sai lại sai thêm, lo không biết sửa như thế nào. Dũng cảm sửa lỗi mới là người sáng suốt, mới là phúc.

Câu hỏi mở rộng

1. Khổng Tử nhìn thấy đạo đức nhân loại trượt dốc, cảm thán rằng xã hội sắp xong rồi; Lão Tử cũng lưu lại Đạo Đức Kinh với 5.000 chữ, rồi vội vàng rời khỏi Trung Nguyên. Phải chăng tiêu chuẩn đạo đức của nhân loại thực sự có liên quan đến phúc họa, hưng suy và vận mệnh tương lai của xã hội nhân loại?

2. Nguyên nhân nào khiến cho con người không thể “kiến kỷ quá nhi nội tự tụng” (nhận ra lỗi lầm, tự trách bản thân), không coi trọng đạo đức, thiếu chân thành, ngày càng xa rời bản tính thiện lương của mình? Điều gì đang làm ô nhiễm bản tính chân thành, thiện lương của con người?

Câu chuyện lịch sử

Vua Thang vào rừng dâu cầu Trời

Triều đại nhà Thương bắt đầu chưa lâu, thì xuất hiện một trận hạn hán kéo dài bảy năm. “ …Tháng ba, vua nhà Thương lên ngôi Thiên tử thì gặp đại hạn hán”. (Theo “Thông giám tiền biên”) “Thời vua Nghiêu vua Vũ có chín năm ngập lụt, còn thời vua Thang (tức vua Thương) thì có bảy năm hạn hán” (Theo “Quản tử – khinh trọng”).

Hạn hán bảy năm liên tiếp khiến cho sông ngòi cạn kiệt, cây cỏ khô héo, mạ non không mọc nổi, mùa màng thất bát, xương trắng phơi khắp nơi. Trận hạn hán gay gắt gây chấn động toàn vương triều nhà Thương. Người thời đó đều cho rằng đó là do Thiên đế làm. Trong quẻ bốc có câu: “Trinh (vấn): Bất vũ, đế giai hạn ngã.” (Trích “Quy” 1.25.13) ý nghĩa là: “Trời không mưa, là hạn hán mà Thiên đế giáng xuống cho ta”. Lúc này nhà Thương (hay còn gọi là nhà Ân) “Ân nhân tôn Thần, suất dân dĩ sự Thần, tiên quỷ nhi hậu lễ”, có nghĩa là: Người Ân tôn kính Thần, người dân hành sự theo ý Thần, quỷ Thần trước rồi đến lễ (trích “Tiểu đới trát – Biểu ký”), vì vậy, từ sau khi hạn hán xảy ra, vua Thương là Thành Thang đã cho xây dựng đàn tế ở ngoại ô, hàng ngày cử người tế lễ, cầu xin Thiên đế trừ hạn làm mưa. Đây chính là “giao tế”.

Bảy năm trôi qua mà đại hạn vẫn như cũ. Vua Thành Thang liền lệnh cho sử quan xem quẻ. Sử quan sau khi chiêm bốc nói: “Cần phải dùng người làm vật cúng tế”. Sau khi trầm ngâm suy nghĩ vua Thành Thang nói: “Ta cầu mưa là vì dân chúng, nếu như cần người để làm cúng tế thì hãy dùng thân thể của ta để tế Trời!” Thế rồi, vua Thành Thang tắm rửa sạch sẽ, trai giới, cắt gọn râu tóc, móng tay, móng chân, đánh xe bạch mã, mặc bộ y phục vải gai, vào rừng dâu lập đàn tế Trời. Ông cầu xin với Thượng Thiên rằng: “Tội là do mình tôi, không thể trừng phạt muôn dân được; muôn dân có tội thì cũng đều là do một mình tôi. Xin đừng vì sự bất tài của tôi mà khiến Thiên đế quỷ Thần phải phương hại đến tính mệnh của muôn dân”. Rồi ông tự trách mình về sáu sự việc như sau: “Trời không mưa là do việc chính sự của ta không có tiết chế, không có chế độ pháp luật chăng? Là muôn dân trăm họ đang có nỗi thống khổ mà ta lại thiếu trách nhiệm với họ chăng? Là do hành vi tham ô hối lộ tràn lan của quan lại chăng? Là do việc tu sửa cung điện đã gây hao tài vật tốn sức dân chăng? Là do có nữ nhân can nhiễu đến chính sự chăng? Là do có kẻ tiểu nhân hoành hành mà ta lại nghe và tin những lời gièm pha chăng?” Vua Thành Thang còn chưa dứt lời thì bỗng trời đổ cơn mưa to như trút nước, bao phủ hàng nghìn dặm.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/48868

The post Tinh giải luận ngữ (31): Kiến kỷ quá nhi nội tự tụng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tinh giải luận ngữ (30): Đức bất cô tất hữu lânhttps://chanhkien.org/2024/09/tinh-giai-luan-ngu-30-duc-bat-co-tat-huu-lan.htmlWed, 04 Sep 2024 03:57:10 +0000https://chanhkien.org/?p=34069[ChanhKien.org] Nguyên văn 子曰:“德不孤,必有邻(1)。”(《论语·里仁第四》) Hán Việt Tử viết: “Đức bất cô, tất hữu lân.” (Trích “Luận ngữ – Chương 4 – Lý Nhân) Phiên âm Zǐ yuē: “Dé bù gū, bì yǒu lín.” (“Lúnyǔ·Lǐ rén dì sì”) Chú âm 子ㄗˇ曰ㄩㄝ:“德ㄉㄜˊ不ㄅㄨˋ孤ㄍㄨ,必ㄅㄧˋ有ㄧㄡˇ邻ㄌㄧㄣˊ。”(《论ㄌㄨㄣˊ语ㄩˇ·里ㄌㄧˇ仁ㄖㄣˊ第ㄉㄧˋ四ㄙˋ》) Chú thích (1) Đức bất cô, tất hữu lân (德不孤,必有邻): Người có phẩm đức, ắt […]

The post Tinh giải luận ngữ (30): Đức bất cô tất hữu lân first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Nguyên văn

子曰:“德不孤,必有邻(1)。”(《论语·里仁第四》)

Hán Việt

Tử viết: “Đức bất cô, tất hữu lân.” (Trích “Luận ngữ – Chương 4 – Lý Nhân)

Phiên âm

Zǐ yuē: “Dé bù gū, bì yǒu lín.” (“Lúnyǔ·Lǐ rén dì sì”)

Chú âm

子ㄗˇ曰ㄩㄝ:“德ㄉㄜˊ不ㄅㄨˋ孤ㄍㄨ,必ㄅㄧˋ有ㄧㄡˇ邻ㄌㄧㄣˊ。”(《论ㄌㄨㄣˊ语ㄩˇ·里ㄌㄧˇ仁ㄖㄣˊ第ㄉㄧˋ四ㄙˋ》)

Chú thích

(1) Đức bất cô, tất hữu lân (德不孤,必有邻): Người có phẩm đức, ắt sẽ có hàng xóm. Ý là người có đức, thì ắt sẽ có những người tương tự gần gũi, thân thiết, không bao giờ bị cô đơn. Đồng nghĩa với câu “đắc Đạo đa trợ” (得道多助), tức là người có đạo đức thì sẽ nhận được nhiều sự giúp đỡ.

Diễn nghĩa

Khổng Tử nói: “Người có đạo đức thì sẽ không bị cô lập, nhất định sẽ có người chung chí hướng ở cùng với họ”.

Nghiên cứu và phân tích

“Chúng nhân giai thụy ngã độc tỉnh” (mọi người đều ngủ, chỉ mình tôi thức), “tri âm nan cầu” (bạn tri âm khó tìm được). Trên con đường đời giản dị, tầm thường của một thiền nhân, mấy ai có thể nhận ra và tin tưởng họ. Có câu “Tự cổ thánh hiền giai tịch mịch” (các vị thánh hiền khi xưa sống trong cô đơn tịch mịch), cho đến bậc tiên hiền như Khổng Tử cũng từng bị chế nhạo là “Đông Gia Khâu” (tức là người thiếu hiểu biết về người khác). Song, “đức bất cô, tất hữu lân”, khi nhất thời bị người khác hiểu lầm, chúng ta không cần phải để tâm, bởi vì chúng ta biết rằng sự hy sinh này có thể thành tựu được nhiều người hơn, nên dù phải chịu khổ thêm nữa cũng không sao, tin rằng thời gian qua đi, thì tinh thần vô tư nghĩ cho người khác này tất sẽ làm cảm động những người thiện lương cùng chung chí hướng. Vì vậy những việc nên làm thì vẫn cần cố gắng hoàn thành, chỉ cần trong tâm cảm thấy thoải mái, không hổ thẹn, thì vô hình trung sẽ có một nguồn sức mạnh đến trợ giúp bạn, đây chính là minh chứng tốt nhất của câu “đức bất cô, tất hữu lân”. Nhưng trong quá trình nỗ lực, những khảo nghiệm thực sự mà chúng ta phải đối mặt chính là chúng ta có đủ nhẫn nại, thiện tâm và nghị lực để khắc phục khó khăn hay không, và có thể kiên trì trước sau như một hay không.

Câu hỏi mở rộng

1. Người xưa có câu “Trạch thiện cố chấp” (chọn điều thiện và kiên trì không đổi), nếu đổi lại là bạn, thì bạn cảm thấy nên thể hiện thiện ý và sự vô tư như thế nào để người khác có thể tiếp nhận?

2. Mặc dù đạo đức ngày nay đang ngày càng bại hoại, nhưng vẫn còn có những người bạn thiện lương với tấm lòng từ bi trắc ẩn khiến người ta bội phục đang lặng lẽ cống hiến cho cộng đồng xã hội, bạn có nhận ra sự tồn tại của họ không? Xin hãy đưa ra ví dụ để nói rõ.

Câu chuyện lịch sử

Thần cứu thanh quan

Vương Xuân Nguyên là người phủ Hà Gian huyện Nhiêu Dương thời nhà Minh, tính tình ngay thẳng chính trực. Trong thời gian làm huyện lệnh huyện Phượng Tường, ông luôn giữ mình trong sạch, chăm chỉ làm việc, yêu thương dân chúng. Vào mùa thu một năm nọ, mùa màng đang rất tươi tốt, thì đột nhiên xuất hiện một loại côn trùng nhỏ, trông giống như con tằm nhưng bé hơn, toàn thân đen thui. Chúng chuyên gặm nhấm các loại cây trồng, sức tàn phá rất lớn. Ở các hương làng các huyện đều phát hiện thấy có loại côn trùng gây hại này. Người dân trông thấy hoa màu trên đồng ruộng bị cướp đi thì vô cùng đau đớn, xót xa. Vương Xuân Nguyên đích thân dẫn nông dân đi bắt và tiêu diệt côn trùng nhưng cũng chẳng thấm vào đâu. Vì quá ư lo lắng nên tinh thần và sức khỏe của ông ngày một sa sút. Các thuộc hạ đều khuyên ông nghỉ ngơi, nhưng ông không chịu, mà thức liền mấy đêm để viết một bài văn tế Thần linh, nội dung là tự trách bản thân đã giết côn trùng và cầu xin Thần ban ơn huệ cho bách tính. Sau khi quỳ bái Thần linh và hoá bài văn tế, thì rất nhanh Thần tích liền xuất hiện: Loại bệnh trùng này đột nhiên biến mất tăm mất tích trên các cánh đồng khắp cả huyện, cũng không ai biết nhiều sâu hại như thế trong nháy mắt đã đi đâu hết.

Vương Xuân Nguyên mải lo việc chính sự, vất vả lâu ngày nên đổ bệnh, không có thuốc nào chữa trị khỏi. Dân chúng nghe tin, đa số đều rớt nước mắt, rất nhiều người đã cầu khẩn Thần linh bảo hộ cho ông sớm ngày hồi phục. Một đêm nọ, Vương Xuân Nguyên mơ thấy một vị Thần tiên nói với ông một câu rằng: “Phục bổ tâm đan nãi dũ” (uống bổ tâm đan sẽ khỏi). Sáng hôm sau, ông mua bổ tâm đan về uống, bệnh liền khỏi ngay. Dân chúng nói: “Vương huyện lệnh là thanh quan, nên Thần đã cứu ông ấy”. Khi Vương Xuân Nguyên biết được rằng trong lúc ông đổ bệnh bách tính đều cầu xin Thần cho ông ấy, liền nói: “Là nhờ có người dân làm cảm động tới Thần linh, nên Thần linh mới cứu tôi”.

Than ôi! Thanh quan mắc bệnh, Thần đến cứu mạng; ác quan tham lam, tai hoạ liên miên. Thiện ác hữu báo, lẽ nào không tin; bỏ ác theo thiện, ắt sẽ có tiền đồ.

(Trích “Dũng chàng tiểu phẩm”)

Bài tập

1. Trong “Mạnh Tử. Công Tôn Sửu hạ” có viết: “Đắc đạo giả đa trợ, thất đạo giả quả trợ” (người có đạo đức sẽ nhận được nhiều sự giúp đỡ, người không có đạo đức sẽ hiếm nhận được sự giúp đỡ). Vương Xuân Nguyên nhờ vào cái gì mà có thể làm cảm động được người dân và Thiên thượng?

2. Bạn có biết câu chuyện nào về “thất đạo giả quả trợ” (người không có đạo đức sẽ hiếm nhận được sự giúp đỡ) từ xưa đến nay không? Sau khi thảo luận với các bạn thì hãy chia sẻ với mọi người.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/48868

The post Tinh giải luận ngữ (30): Đức bất cô tất hữu lân first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tinh giải luận ngữ (29): Kiến hiền tư tềhttps://chanhkien.org/2024/08/tinh-giai-luan-ngu-29-kien-hien-tu-te.htmlFri, 30 Aug 2024 23:35:25 +0000https://chanhkien.org/?p=34024[ChanhKien.org] Nguyên văn 子曰:“见贤思齐(1)焉,见不贤而内自省也。”(《论语·里仁第四 》) Hán Việt Tử viết: “Kiến hiền tư tề yên, kiến bất hiền nhi nội tự tỉnh dã” (Trích “Luận ngữ – Chương 4 – Lý nhân”) Phiên âm Zǐ yuē: “Jiàn xián sī qí yān, jiàn bù xián ér nèi zì xǐng yě.”(“Lúnyǔ·Lǐ rén dì sì”) Chú âm 子ㄗˇ曰ㄩㄝ:“见ㄐㄧㄢˋ贤ㄒㄧㄢˊ思ㄙ齐ㄑㄧˊ焉ㄧㄢ,见ㄐㄧㄢˋ不ㄅㄨˋ贤ㄒㄧㄢˊ而ㄦˊ内ㄋㄟˋ自ㄗˋ省ㄒㄧㄥˇ也ㄧㄝˇ。”(《论ㄌㄨㄣˊ语ㄩˇ·里ㄌㄧˇ仁ㄖㄣˊ第ㄉㄧˋ四ㄙˋ》) Chú […]

The post Tinh giải luận ngữ (29): Kiến hiền tư tề first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Nguyên văn

子曰:“见贤思齐(1)焉,见不贤而内自省也。”(《论语·里仁第四 》)

Hán Việt

Tử viết: “Kiến hiền tư tề yên, kiến bất hiền nhi nội tự tỉnh dã” (Trích “Luận ngữ – Chương 4 – Lý nhân”)

Phiên âm

Zǐ yuē: “Jiàn xián sī qí yān, jiàn bù xián ér nèi zì xǐng yě.”(“Lúnyǔ·Lǐ rén dì sì”)

Chú âm

子ㄗˇ曰ㄩㄝ:“见ㄐㄧㄢˋ贤ㄒㄧㄢˊ思ㄙ齐ㄑㄧˊ焉ㄧㄢ,见ㄐㄧㄢˋ不ㄅㄨˋ贤ㄒㄧㄢˊ而ㄦˊ内ㄋㄟˋ自ㄗˋ省ㄒㄧㄥˇ也ㄧㄝˇ。”(《论ㄌㄨㄣˊ语ㄩˇ·里ㄌㄧˇ仁ㄖㄣˊ第ㄉㄧˋ四ㄙˋ》)

Chú thích

(1) 齐 (Tề): Noi gương, ý mở rộng là học tập.

Diễn nghĩa

Khổng Tử nói rằng: “Gặp được người có đức hạnh, tài năng, thì nên chủ động học tập, noi gương theo người đó; gặp người không có đức hạnh, tài năng thì nên tự xem xét lại bản thân có những lỗi lầm như người ta hay không”.

Nghiên cứu và phân tích

“Kiến hiền tư tề, kiến bất hiền nội tự tỉnh” là một trong những cách đề cao sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Trên thực tế đây chính là lấy sở trường của người khác bù đắp cho sở đoản của bản thân, đồng thời xem lỗi sai của người khác như chiếc gương soi, không lặp lại những lỗi tương tự, đây chính là thái độ xử thế tu thân đầy trí huệ và lý trí. Ngược lại, nếu bất cứ sự việc gì cũng xuất phát từ cơ điểm của bản thân để suy xét sự việc hoặc bình luận người khác thì người đó sẽ mãi mãi sống trong cái khung giới hạn mình định ra mà không thể thấu triệt được triết lý nhân sinh và trí huệ tầng cao hơn. Cũng có nghĩa là mất đi cơ hội đề cao tu dưỡng cá nhân.

Câu hỏi mở rộng

1. Bình thường khi tiếp xúc với mọi người, bạn thường nhìn vào ưu điểm hay khuyết điểm của người ta? Hãy suy nghĩ sâu thêm về tâm thái đằng sau như thế nào?

2. Sau khi học xong bài này, bạn cảm thấy suy nghĩ trước đây có chỗ nào cần sửa đổi không?

Tài liệu đọc hiểu

Tam nhân hành, tất hữu ngã sư

(Ba người cùng đi, tất có người làm thầy ta)

Khi Khổng Tử chu du liệt quốc, rất nhiều người đều đi theo Khổng Tử mong muốn bái ông làm thầy. Có một người nước Lỗ gọi là Thúc Sơn Vô Chỉ, anh ta vì phạm pháp mà bị chặt đi một bàn chân, sau khi thấy Khổng Tử thì anh ta cứ đi theo sau, muốn được gặp Khổng Tử và bái ông làm thầy.

Sau khi gặp được Khổng Tử, Khổng Tử nói: “Anh làm việc không cẩn thận, đã vì vi phạm pháp luật mà bị chặt đi một bàn chân, cho dù nay anh tìm được đến ta cũng không bù đắp lại được, thế thì có ích gì đây?”

Thúc Sơn Vô Chỉ đáp rằng: “Tôi chỉ là vì không hiểu lý lẽ, nên mới mất đi bàn chân. Giờ đây tôi tìm đến ngài, là vì vẫn còn có điều tôn quý hơn cả bàn chân mà tôi cần gìn giữ trọn vẹn. Không có chỗ nào mà Trời không che phủ, vạn vật đều được Đất bao dung, tôi vốn coi Phu Tử như Trời Đất, không ngờ Phu Tử lại có thái độ như thế này!”

Khổng Tử nghe xong, vô cùng hổ thẹn nói với Thúc Sơn Vô Chỉ rằng: “Khổng Khâu ta thật quá nông cạn, sao tiên sinh không ngồi xuống? Xin tiên sinh hãy nói ra đạo lý mà mình biết, tôi sẽ vô cùng chăm chú lắng nghe”. Nhưng Thúc Sơn Vô Chỉ không thèm để ý đến Khổng Tử nữa mà rời đi.

Khổng Tử nói với các đệ tử rằng: “Ta hôm nay đã phạm phải lỗi lầm lớn, làm sao có thể dựa vào thiện ác trước kia của một người để phán đoán người đó? Giống như Thúc Sơn Vô Chỉ vì phạm lỗi mà bị mất đi một bàn chân, nhưng vẫn nỗ lực cầu học để bù đắp cho lỗi lầm trước đây, huống hồ là người chưa từng mắc lỗi lầm! Chúng ta nhất định phải ghi nhớ! Dù chỉ có ba người cùng nhau đi trên đường, thì trong đó nhất định cũng có một người là thầy của ta, cần phải học tập ưu điểm của người đó, coi khuyết điểm của người đó là tấm gương soi để sửa đổi chính mình, chỉ có như vậy mới có thể khiến bản thân tiến bộ không ngừng!”

Nho gia cho rằng địa vị cao thấp của một người không do tài phú quyết định, mà là do trình độ đạo đức và học vấn cao thấp của người đó quyết định. Muốn đề cao đạo đức và học vấn bản thân thì cần không ngừng học hỏi. “Tam nhân hành, tất hữu ngã sư” chính là nói cần nhìn ra thiếu sót của bản thân, thừa nhận mỗi người đều có ưu điểm và sở trường, đều xứng đáng để được người khác tôn trọng và học tập. Con người chỉ có khiêm tốn học hỏi người khác mới có thể lấy sở trường của người mà bù đắp cho sở đoản của mình, thúc đẩy bản thân không ngừng hoàn thiện đạo đức.

Bài tập

Khổng Tử trong câu chuyện trên đã phạm phải lỗi lầm gì? Bạn đã từng phạm phải lỗi lầm như vậy chưa? Những tổn thất và nuối tiếc tạo thành từ lỗi lầm đó có khiến bạn rút ra bài học gì không, để từ đó không mắc sai lầm lần nữa không? Hãy chia sẻ những kinh nghiệm quý báu của bản thân với các bạn học.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/48868

The post Tinh giải luận ngữ (29): Kiến hiền tư tề first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tinh giải luận ngữ (28): Ngô đạo nhất dĩ quán chihttps://chanhkien.org/2024/08/tinh-giai-luan-ngu-28-ngo-dao-nhat-di-quan-chi.htmlSat, 24 Aug 2024 02:55:41 +0000https://chanhkien.org/?p=33932[ChanhKien.org] Nguyên văn 子曰:“参(1)乎,吾道一以贯之(2)。”曾子曰:“唯(3)。”子出,门人问曰:“何谓也?”曾子曰:“夫子之道,忠恕(4)而已矣。”(《论语·里仁第四 》) Hán Việt Tử viết: “Sâm hồ! Ngô đạo nhất dĩ quán chi”. Tăng Tử viết: “Duy”. Tử xuất, môn nhân vấn viết: “Hà vị dã?”. Tăng Tử viết: “Phu Tử chi đạo, trung thứ nhi dĩ hỹ!” (Trích “Luận Ngữ – Lý nhân đệ tứ”) Phiên âm Zǐ yuē: “Cān […]

The post Tinh giải luận ngữ (28): Ngô đạo nhất dĩ quán chi first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Nguyên văn

子曰:“参(1)乎,吾道一以贯之(2)。”曾子曰:“唯(3)。”子出,门人问曰:“何谓也?”曾子曰:“夫子之道,忠恕(4)而已矣。”(《论语·里仁第四 》)

Hán Việt

Tử viết: “Sâm hồ! Ngô đạo nhất dĩ quán chi”. Tăng Tử viết: “Duy”. Tử xuất, môn nhân vấn viết: “Hà vị dã?”. Tăng Tử viết: “Phu Tử chi đạo, trung thứ nhi dĩ hỹ!” (Trích “Luận Ngữ – Lý nhân đệ tứ”)

Phiên âm

Zǐ yuē: “Cān hū! Wú dào yī yǐ guàn zhī.” Zēng Zǐ yuē: “Wéi.” Zǐ chū, mén rén wèn yuē: “Hé wèi yě?” Zēng Zǐ yuē:“Fūzǐ zhī dào, zhōng shù ér yǐ yǐ.” (“Lúnyǔ·Lǐ rén dì sì”)

Chú âm

ㄗˇ曰ㄩㄝ:“参ㄘㄢ乎ㄏㄨ,吾ㄨˊ道ㄉㄠˋ一ㄧ以ㄧˇ贯ㄍㄨㄢˋ之ㄓ。”曾ㄗㄥ子ㄗˇ曰ㄩㄝ:“唯ㄨㄟˊ。”子ㄗ˙出ㄔㄨ,门ㄇㄣˊ人ㄖㄣˊ问ㄨㄣˋ曰ㄩㄝ:“何ㄏㄜˊ谓ㄨㄟˋ也ㄧㄝˇ?”曾ㄗㄥ子ㄗˇ曰ㄩㄝ:“夫ㄈㄨ子ㄗˇ之ㄓ道ㄉㄠˋ,忠ㄓㄨㄥ恕ㄕㄨˋ而ㄦˊ已ㄧˇ矣ㄧˇ。”(《论ㄌㄨㄣˊ语ㄩˇ·里ㄌㄧˇ仁ㄖㄣˊ第ㄉㄧˋ四ㄙˋ》)

Chú thích

(1) 参 (Sâm): Tăng Sâm

(2) 一以贯之 (Nhất dĩ quán chi): Là phép đảo từ của “以一贯之” (Dĩ nhất quan chi – nhất quán theo một). Quán nghĩa là xuyên suốt, quán thông.

(3) 唯 (Duy): Vâng.

(4) 忠恕 (Trung thứ): Trung thành, khoan dung.

Diễn nghĩa

Khổng Tử nói rằng: “Sâm à! Đạo mà ta giảng là dựa trên một tư tưởng căn bản quán triệt từ đầu đến cuối”. Tăng Tử đáp: “Dạ, trò hiểu rồi!” Sau khi Khổng Tử ra ngoài, các đồng môn liền hỏi Tăng Tử: “Điều này nghĩa là gì vậy?” Tăng Tử đáp: “Đạo của thầy đại khái là trung thành và khoan dung”.

Nghiên cứu và phân tích

Khổng Tử nói rằng: “Ngôn hành, quân tử chi sở dĩ động thiên địa dã, khả bất thận hồ? (Tạm dịch: Sự thận trọng từ lời nói đến hành động của người quân tử, là nguyên nhân làm cảm động trời đất, nên liệu có thể không thận trọng không?)” (trích “Dịch Kinh – Hệ từ thượng truyện). Xem ra sở dĩ người xưa thận trọng trong lời nói và hành động của bản thân đến thế không phải là không có nguyên nhân. Ngôn ngữ hành vi có mối quan hệ trọng đại không thể xem thường. Đệ tử Tử Cống hỏi Khổng Tử: “Hữu nhất ngôn nhi khả dĩ chung thân hành chi giả hồ?”. Khổng Tử nói rằng: “Kỳ thứ hồ! Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” (Tạm dịch: Tử Cống hỏi Khổng Tử rằng: “Có chữ nào có thể theo đuổi cả đời không?” Khổng Tử trả lời: “Có lẽ là chữ “thứ”! Có nghĩa là những việc mà mình không thích, thì hãy đặt mình vào hoàn cảnh người khác mà đừng áp đặt với họ”) (Trích “Luận Ngữ – Chương 15 – Vệ Linh Công). Đệ tử Tăng Sâm nói: “Đạo của Phu Tử, chỉ là trung thành và khoan dung mà thôi!” E rằng những gì Tăng Sâm nói chưa hoàn toàn chính xác, nếu nói là nhân từ và khoan dung thì còn được, nền tảng đạo của Khổng Tử là đạo đức. Cái gọi là “trung thành, khoan dung” là một phần của đức, gắng hết sức mình là “trung”, bao dung với người khác là “khoan dung”. Đạo lý trung thành và khoan dung là nội dung quan trọng trong tư tưởng của Khổng Tử, đối đãi với mọi người một cách trung thành và khoan dung là yêu cầu cơ bản của lòng nhân, xuyên suốt mọi phương diện trong tư tưởng của Khổng Tử.

Câu hỏi mở rộng

1. Khổng Tử dùng câu “kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” (việc mình không thích, chớ làm cho người) để diễn giải chữ “thứ”, bạn thực hành điều đó trong cuộc sống như thế nào?

2. Nối tiếp câu hỏi trên, nếu như không làm được điều đó thì bạn suy nghĩ xem nguyên nhân chủ yếu là gì? (Tham khảo: có thể hướng dẫn học sinh đào sâu sự phá hoại của “tư tâm”)

Câu chuyện lịch sử

Dữu Công không bán Đích Lô

Trong số những con ngựa mà Dữu Lượng cưỡi có một con rất hung dữ tên là “Đích Lô” (nó cũng đồng thời là một trong năm con ngựa quý nổi tiếng của các anh hùng Trung Quốc thời xưa), có người khuyên ông nên bán nó đi. Dữu Lượng nói rằng: “Bán nó thì nhất định sẽ có người mua, như thế sẽ có thể làm hại đến người đó; lẽ nào có thể vì bất lợi cho bản thân mà chuyển nó cho người khác? Xưa kia Tôn Thúc Ngao đã giết con rắn hai đầu để sau này không ai vì thấy nó mà bị hại, trở thành câu chuyện được mọi người say sưa truyền tụng. Noi gương theo Tôn Thúc Ngao chẳng phải rất hợp lý sao?”

(Trích “Thế Thuyết Tân Ngữ – Đức hạnh đệ nhất”)

Bài tập

Tinh thần của Dữu Công và Tôn Thúc Ngao trong câu chuyện trên đều là nghĩ vì người khác, nếu như người khác mang đến cho bạn điều không tốt, thì bạn sẽ đối đãi như thế nào?

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/48868

The post Tinh giải luận ngữ (28): Ngô đạo nhất dĩ quán chi first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tinh giải luận ngữ (27): Bất hoạn mạc kỷ tri, cầu vi khả tri dãhttps://chanhkien.org/2024/08/tinh-giai-luan-ngu-27-bat-hoan-mac-ky-tri-cau-vi-kha-tri-da.htmlWed, 21 Aug 2024 03:53:10 +0000https://chanhkien.org/?p=33871[ChanhKien.org] Nguyên văn 子曰:“不患(1)无位(2),患所以立(3);不患莫己知(4),求为可知(5)也。”(《论语·里仁第四 》) Hán Việt Tử viết: “Bất hoạn vô vị, hoạn sở dĩ lập; bất hoạn mạc kỷ tri, cầu vi khả tri dã.” (Trích “Luận ngữ – Lý nhân đệ tứ”) Phiên âm Zǐ yuē: “Bù huàn wú wèi, huàn suǒ yǐ lì; bù huàn mò jǐ zhī, qiú wèi kězhī […]

The post Tinh giải luận ngữ (27): Bất hoạn mạc kỷ tri, cầu vi khả tri dã first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

[ChanhKien.org]

Nguyên văn

子曰:“不患(1)无位(2),患所以立(3);不患莫己知(4),求为可知(5)也。”(《论语·里仁第四 》)

Hán Việt

Tử viết: “Bất hoạn vô vị, hoạn sở dĩ lập; bất hoạn mạc kỷ tri, cầu vi khả tri dã.” (Trích “Luận ngữ – Lý nhân đệ tứ”)

Phiên âm

Zǐ yuē: “Bù huàn wú wèi, huàn suǒ yǐ lì; bù huàn mò jǐ zhī, qiú wèi kězhī yě.”(“Lúnyǔ·Lǐ rén dì sì”)

Chú âm

ㄗˇ曰ㄩㄝ:“不ㄅㄨˋ患ㄏㄨㄢˋ无ㄨˊ位ㄨㄟˋ,患ㄏㄨㄢˋ所ㄙㄨㄛˇ以ㄧˇ立ㄌㄧˋ;不ㄅㄨˋ患ㄏㄨㄢˋ莫ㄇㄛˋ己ㄐㄧˇ知ㄓ,求ㄑㄧㄡˊ为ㄨㄟˋ可ㄎㄜˇ知ㄓ也ㄧㄝˇ。”(《论ㄌㄨㄣˊ语ㄩˇ·里ㄌㄧˇ仁ㄖㄣˊ第ㄉㄧˋ四ㄙˋ》)

Chú thích

1. 患 (Hoạn): Lo nghĩ, lo lắng

2. 位 (Vị): Chức vụ

3. 所以立 (Sở dĩ lập): Chỉ việc có được chức vụ nào đó nhờ tài đức

4. 莫己知 (Mạc kỷ tri): Là phép đảo từ của “莫知己” (Mạc tri kỷ), tức là không ai biết được mình.

5. 可知 (Khả tri): Có thể nhìn nhận ra điều thực chất.

Diễn nghĩa

Khổng Tử nói rằng: “Đừng lo lắng vì mình chưa có quan tước, mà nên lo lắng xem bản thân mình có đủ tài đức để đảm đương chức vụ ấy hay không. Đừng sợ rằng không có ai biết đến mình, mà chỉ nên mong cầu bản thân trở thành người có thực tài xứng đáng được mọi người biết đến”.

Phân tích và nghiên cứu

Bậc quân tử cần phải thường xuyên tự kiểm điểm bản thân, xét xem mình có sự tiến bộ về đức hạnh, trí huệ, tài năng và kiến thức hay không, có đủ để đảm đương chức vụ hay không. Khi gặp phải tình huống không được người khác coi trọng hoặc để ý đến, thì càng cần đào sâu tìm nguyên nhân ở tự mình, để sửa đổi trở nên tinh tấn hơn, chứ không nên đổ lỗi cho người ta không biết coi trọng mình. Người quân tử thực sự có tài đức, là cầu ở bản thân chứ không cầu ở người khác, cầu tại tâm chứ không cầu chức vụ, hướng nội cầu chứ không hướng ngoại cầu, cầu tài đức vẹn toàn thực chất, chứ không cầu hư danh.

Câu hỏi mở rộng

1- Khi trong lớp có một số bạn học dường như không có điều kiện tốt như mình về nhiều mặt, thì bạn sẽ đối đãi như thế nào cho đúng mực? (Tham khảo: ngoài việc xem xét tự mình như đã nói ở trên, còn có thể hướng dẫn học sinh không bị mê hoặc bởi những biểu hiện bên ngoài, hoặc tìm ra tâm tật đố, hoặc thể ngộ được đạo lý mỗi người đều có vận mệnh của riêng mình).

2- Bạn hiểu câu “cầu vi khả tri dã” như thế nào? Khi áp dụng vào thực tiễn thì cần phải làm như thế nào để không bị biến tướng thành sự nỗ lực chỉ vì truy cầu cái danh “được biết đến”?

Câu chuyện lịch sử

Sự thành thật của Mạnh Tín

Mạnh Tín, tự là Tu Nhân, người Quảng Xuyên (nay là huyện Trường Sơn, tỉnh Sơn Đông). Gia thế ông nghèo khó, nhưng gia tộc nhiều đời đều sùng bái Nho học. Về sau, ông gác bút tòng quân, đi theo Hiếu Vũ Đế, làm quan đến chức thái thú Triệu Bình. Trong việc triều chính ông chủ trương khoan hậu hòa bình, những cường hào có thế lực ở địa phương cũng đều không dám vi phạm pháp luật.

Trong thời gian Mạnh Tín tại nhiệm, ông làm việc rất liêm khiết, đến khi không còn giữ chức quan nữa vẫn vô cùng thanh bạch. Gia đình ông nghèo khó, một ngày không đủ ba bữa cơm, trong nhà chỉ có một con bò già. Một lần, cháu trai của ông định bán nốt con bò già để đổi lấy củi gạo. Giấy tờ mua bán viết xong thì vừa hay Mạnh Tín từ ngoài về đến nhà, nhìn thấy người mua bò, mới biết đến việc mua bán này. Thế là Mạnh Tín nói với người mua bò rằng: “Con bò này có bệnh, chỉ làm việc vất vả một chút là nó sẽ phát bệnh, chẳng giúp ích được gì cho ông đâu”. Nói rồi liền quay lại đánh cháu trai 20 roi, trách cháu trai không được lừa gạt. Người mua bò than vãn hồi lâu, rồi nói với Mạnh Tín: “Mạnh Công, ông cứ bán con bò này cho tôi, tôi không cần nó làm việc vất vả”. Nhưng cho dù người mua có khẩn nài tha thiết thế nào, thì Mạnh Tín cũng không đồng ý, người mua đành phải từ bỏ.

Không ngờ rằng người mua bò ấy lại chính là thuộc hạ thân tín của Chu Văn Đế, sau khi biết chuyện Chu Văn Đế hết lời khen ngợi. Chẳng bao lâu, Mạnh Tín được mời làm thầy dạy cho thái tử, sau ông được phong làm thái phó cho thái tử, các nho giả học sỹ đương thời đều lấy đó làm vinh dự. Sau đó ông còn được giữ nhiều chức vụ khác. Đến khi về già Mạnh Tín mới vinh quy từ quan.

Văn hóa truyền thống Trung Quốc cho rằng để có thể trị quốc bình thiên hạ, thì trước tiên cần phải tu thân, làm một người chính trực. Khi Nho gia đánh giá một người thì điều đầu tiên được xem xét là phẩm đức của người đó, chứ không phải tài năng. Nhìn từ góc độ của Nho gia, điều đầu tiên con người cần học tập là khiến bản thân trở thành một người có đạo đức cao thượng, như vậy mới có thể trở thành một nhân tài hữu dụng.

Bài tập

1. Sau khi đọc xong câu chuyện, bạn có thể nói vì sao Mạnh Tín lại nhận được sự khen ngợi của Chu Văn Đế?

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/48868

The post Tinh giải luận ngữ (27): Bất hoạn mạc kỷ tri, cầu vi khả tri dã first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tinh giải luận ngữ (26): Quân tử dục nột ư ngôn nhi mẫn ư hànhhttps://chanhkien.org/2024/05/tinh-giai-luan-ngu-26-quan-tu-duc-not-u-ngon-nhi-man-u-hanh.htmlMon, 27 May 2024 02:34:58 +0000https://chanhkien.org/?p=33229[ChanhKien.org] Nguyên văn 子曰:“君子欲讷(1)于言而敏(2)于行。”(《论语·里仁第四》) Hán Việt Tử viết: “Quân tử dục nột ư ngôn nhi mẫn ư hành”. (Trích “Luận ngữ – Lý nhân đệ tứ”) Phiên âm Zǐ yuē: “Jūnzǐ yù nè yú yán ér mǐn yú xíng.” (“Lúnyǔ·Lǐ rén dì sì”) Chú âm 子ㄗˇ曰ㄩㄝ:“君ㄐㄩㄣ子ㄗˇ欲ㄩˋ讷ㄋㄜˋ(1)于ㄩˊ言ㄧㄢˊ而ㄦˊ敏ㄇㄧㄣˇ(2)于ㄩˊ行ㄒㄧㄥˊ。”(《论ㄌㄨㄣˊ语ㄩˇ·里ㄌㄧˇ仁ㄖㄣˊ第ㄉㄧˋ四ㄙˋ》) Chú thích 1. 讷 (Nột): Chậm chạp. Ý ở […]

The post Tinh giải luận ngữ (26): Quân tử dục nột ư ngôn nhi mẫn ư hành first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

[ChanhKien.org]

Nguyên văn

子曰:“君子欲讷(1)于言而敏(2)于行。”(《论语·里仁第四》)

Hán Việt

Tử viết: “Quân tử dục nột ư ngôn nhi mẫn ư hành”. (Trích “Luận ngữ – Lý nhân đệ tứ”)

Phiên âm

Zǐ yuē: “Jūnzǐ yù nè yú yán ér mǐn yú xíng.” (“Lúnyǔ·Lǐ rén dì sì”)

Chú âm

子ㄗˇ曰ㄩㄝ:“君ㄐㄩㄣ子ㄗˇ欲ㄩˋ讷ㄋㄜˋ(1)于ㄩˊ言ㄧㄢˊ而ㄦˊ敏ㄇㄧㄣˇ(2)于ㄩˊ行ㄒㄧㄥˊ。”(《论ㄌㄨㄣˊ语ㄩˇ·里ㄌㄧˇ仁ㄖㄣˊ第ㄉㄧˋ四ㄙˋ》)

Chú thích

1. 讷 (Nột): Chậm chạp. Ý ở đây là lời nói cần thận trọng.

2. 敏 (Mẫn): Ý là linh hoạt, nhanh chóng.

Diễn nghĩa

Khổng Tử nói rằng: “Quân tử nói năng cần thận trọng, nhưng hành động cần nhanh chóng”.

Nghiên cứu và phân tích

Người quân tử nói năng cần thận trọng bởi “nước đã hất đi thì không lấy lại được”, nếu cứ tuỳ tiện nghĩ gì nói nấy, thì đối với người khác mà nói là thiếu sự tôn trọng, còn về phía bản thân mà nói, đối với sự việc có tính quyết định, người quân tử biết đến là cần làm ngay, tuyệt không do dự chần chừ mà lỡ mất thời gian. Nhanh hay chậm chính là thể hiện nguyên tắc xử thế hữu vi hữu thủ của bậc quân tử. (“Hữu vi hữu thủ” tức là có thể hành động với sự chính trực).

Câu hỏi mở rộng

1. Người ta thường nói rằng: “Hoạ từ miệng ra”, vậy chúng ta nên nói năng như thế nào mới có thể tránh được tai hoạ?

(Gợi ý: Chân thành, không cướp lời, không nói dối, không đi ngược với lương tri, v.v.)

2. Đối với những tri thức hoặc đạo lý xử thế mà thầy cô giáo dạy trên trường, bạn áp dụng vào thực tiễn cuộc sống như thế nào? Bạn tranh thủ thời gian để tự mình thực hành hay vẫn cứ thích gì làm nấy?

(Gợi ý: Thảo luận với học sinh ý nghĩa thực sự của việc học tập, học tập là đem học vấn áp dụng vào thực tiễn cuộc sống chứ không chỉ là bàn việc quân trên giấy)

Câu chuyện thành ngữ

Ngôn tất hữu trung

Mẫn Tổn, tự Tử Khiên, là người nước Lỗ thời Xuân Thu.

Mẹ của Mẫn Tử Khiên mất sớm, cha ông lấy mẹ kế sinh thêm được hai người con. Mẹ kế thiên vị các con của mình, ngược đãi Tử Khiên, không cho ông được ăn no, mùa đông chỉ cho ông mặc áo bông lau. Tình cờ cha ông phát hiện ra, muốn đuổi mẹ kế đi, Tử Khiên quỳ trước mặt cha nói rằng: “Mẹ ở thì chỉ có mình con bị lạnh, mẹ đi thì cả ba đứa chúng con đều lạnh”. Từ đó mẹ kế coi Tử Khiên như con ruột của mình.

Khi nước Lỗ muốn xây dựng lại khố phòng, đến xin ý kiến của Tử Khiên, ông nói: “Khố phòng chẳng phải đang rất tốt sao? Tại sao phải hao người tốn của đi xây dựng lại? (Lỗ nhân vi trường phủ, Mẫn Tử Khiên viết: ‘Nhưng cựu quán, như chi hà? Hà tất cải tác?’)”

Khổng Tử đã đánh giá về ông rằng: “Mẫn Tử Khiên bình thường không nói, nhưng một khi đã nói thì có thể nói ra điểm mấu chốt (Phu nhân bất ngôn, ngôn tất hữu trung)”.

“Ngôn tất hữu trung” ý nói là một khi đã nói thì có thể nói ra bản chất của sự việc.

(Trích “Luận ngữ – Tiên tiến”)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/48868

The post Tinh giải luận ngữ (26): Quân tử dục nột ư ngôn nhi mẫn ư hành first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tinh giải luận ngữ (24): Phóng ư lợi nhi hành, đa oánhttps://chanhkien.org/2024/04/tinh-giai-luan-ngu-24-phong-u-loi-nhi-hanh-da-oan.htmlSat, 27 Apr 2024 04:20:59 +0000https://chanhkien.org/?p=33052[ChanhKien.org] Nguyên văn 子曰:“放(1)于利而行,多怨(2)。” (《论语·里仁第四》) Hán Việt Tử viết: “Phóng ư lợi nhi hành, đa oán”. (Trích “Luận ngữ – Lý nhân đệ tứ”) Phiên âm Zǐ yuē: “Fàng yú lì ér xíng, duō yuàn”. (“Lúnyǔ·Lǐ rén dì sì”) Chú âm 子ㄗˇ曰ㄩㄝ:“放ㄈㄤˋ于ㄩˊ利ㄌㄧˋ而ㄦˊ行ㄒㄧㄥˊ,多ㄉㄨㄛ怨ㄩㄢˋ。”(《论ㄌㄨㄣˊ语ㄩˇ·里ㄌㄧˇ仁ㄖㄣˊ第ㄉㄧˋ四ㄙˋ》) Chú thích 1. 放 (phóng): đồng âm với từ “仿” (phỏng), tức là […]

The post Tinh giải luận ngữ (24): Phóng ư lợi nhi hành, đa oán first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Nguyên văn

子曰:“放(1)于利而行,多怨(2)。” (《论语·里仁第四》)

Hán Việt

Tử viết: “Phóng ư lợi nhi hành, đa oán”. (Trích “Luận ngữ – Lý nhân đệ tứ”)

Phiên âm

Zǐ yuē: “Fàng yú lì ér xíng, duō yuàn”. (“Lúnyǔ·Lǐ rén dì sì”)

Chú âm

子ㄗˇ曰ㄩㄝ:“放ㄈㄤˋ于ㄩˊ利ㄌㄧˋ而ㄦˊ行ㄒㄧㄥˊ,多ㄉㄨㄛ怨ㄩㄢˋ。”(《论ㄌㄨㄣˊ语ㄩˇ·里ㄌㄧˇ仁ㄖㄣˊ第ㄉㄧˋ四ㄙˋ》)

Chú thích

1. 放 (phóng): đồng âm với từ “仿” (phỏng), tức là làm theo, noi theo, nghĩa bóng là truy cầu.

2. 怨 (oán): oán hận.

Diễn nghĩa

Khổng Tử nói rằng: “Nếu cứ một mực hành động vì truy cầu lợi ích thì sẽ càng rước lấy nhiều oán hận hơn”.

Nghiên cứu phân tích

Khổng Tử cho rằng, làm một trang quân tử có nhân cách cao thượng, người đó sẽ không mãi luôn cân nhắc sự được mất của lợi ích cá nhân, lại càng không một mực truy cầu lợi ích cá nhân, nếu không, thì sẽ tự chiêu mời những oán hận và chỉ trích từ các phía. Thử nghĩ xem: Nếu điều mà mỗi người nghĩ đến đầu tiên đều là “lợi”, thì tất nhiên giữa người với người sẽ không ngừng nảy sinh xung đột; ngược lại, nếu điều đầu tiên mà mỗi người khi khởi tâm động niệm nghĩ đến đều là việc này liệu có gây thiệt hại và tổn thương tới người khác hay không, thì chắc chắn sẽ mang đến bầu không khí và quan hệ hài hoà giữa mọi người.

Câu hỏi mở rộng

1. “Kiến lợi vong nghĩa” (thấy lợi mà quên nghĩa) là hành động của những kẻ tiểu nhân, người như vậy thì cuối cùng có thực sự đạt được “lợi” không? (có thể lấy ví dụ từ thực tế cuộc sống để làm rõ).

2. Tiếp theo, trong đời người điều gì là trân quý nhất? Phải chăng là danh lợi và địa vị? Tiền bạc và phú quý? Hay là điều gì khác? (Tham khảo: Khi bạn vì truy cầu những thứ hữu hình này mà dần dần xa rời chân, thiện và lương tri, thì bạn sẽ vô hình trung đánh mất đi những điều bản nguyên vô giá nhất của mình)

Tài liệu đọc hiểu

Tiểu nhân

Nói chung, con người phải biết tôn trọng lẫn nhau, thế nhưng trên thế giới, lại có một bộ phận không hiểu nguyên lý làm người cơ bản này. Bạn đối xử tốt với họ, thì họ lại cho rằng bạn sợ họ; bạn nhẫn nhịn với họ, thì họ lại cho rằng bạn yếu đuối dễ bắt nạt; khi bạn hơn họ mọi mặt thì họ sẽ vờ cúi đầu phục tùng; khi bạn gặp cảnh ngộ khó khăn, thì họ lại lên mặt bắt nạt; khi họ cần bạn giúp đỡ, họ sẽ nói những lời nịnh hót ngọt ngào; nhưng khi bạn cần sự giúp đỡ của họ, thì họ lại vờ như không biết, họ không đổ thêm dầu vào lửa, không thừa cơ hãm hại đã là dễ dãi với bạn lắm rồi.

Theo tiêu chuẩn đạo đức truyền thống, thì những người như thế bị gọi là kẻ tiểu nhân. Sở dĩ kẻ tiểu nhân được gọi là “tiểu”, không chỉ vì bụng dạ hẹp hòi, tầm nhìn thiển cận mà còn vì đạo đức thấp kém, khiến người ta coi thường, khinh rẻ, nên mới có những câu nói như “kẻ tiểu nhân đê tiện”, “kẻ tiểu nhân tật đố”, “kẻ tiểu nhân vong ân phụ nghĩa”, “kẻ tiểu nhân kiến lợi vong nghĩa”.

Kẻ tiểu nhân thường ích kỷ, coi lợi ích bản thân là mục tiêu cuối cùng của đời người, vì thế, dù ở đâu, lợi ích cá nhân và việc bảo vệ bản thân luôn là hàng đầu với họ. Kẻ tiểu nhân tật đố, thấy người khác giỏi giang, thì liền ghen tức vô cớ. Kẻ tiểu nhân mang nhiều thù hận, luôn cho rằng mình bị thiệt thòi, cho rằng người khác đang lừa họ, lôgic của họ là: “Nếu không chiếm được lợi thế thì chính là bị thiệt thòi”. Kẻ tiểu nhân mắc chứng sai lệch trí nhớ, họ khắc trong tâm những điều không tốt của người khác, còn những ân tình của mọi người thì lại lãng quên. Kẻ tiểu nhân khó được mãn nguyện, nếu bạn muốn làm hài lòng họ e rằng không dễ, dục vọng của họ là vô bờ bến, bạn đối xử tốt với họ, họ lại càng làm tới, được đằng chân lân đằng đầu…

Tuy nhiên, trên đời này người chịu thiệt thòi nhất lại chính là những kẻ tiểu nhân không muốn chịu thiệt kia. Bởi vì hàng ngày họ đều khổ sở suy nghĩ làm sao để không bị thiệt, vì thế họ ăn không ngon, ngủ không yên, gây tổn hại đến sức khỏe tự thân, đây là cái thiệt lớn đầu tiên; lại bởi vì cái nhìn hạn hẹp, họ chỉ nhìn thấy lợi ích trước mắt, không suy xét đến sự vĩnh viễn của sinh mệnh, nên dù bạn có mang bảo vật vô giá đến trước mặt thì họ cũng chưa chắc đã nhận ra, đây là cái thiệt lớn thứ hai. Kẻ tiểu nhân vì lợi ích bản thân hoặc để đạt được cái không thuộc về mình, hoặc phỉ báng, vu khống, nhục mạ người khác, đều sẽ tạo thành ác nghiệp, những nghiệp này đời này trả không hết thì đời sau trả tiếp, đây chính là cái thiệt lớn thứ ba. Vậy nên, người ngốc nhất trên thế gian trước tiên phải là kẻ tiểu nhân, mà vẫn tự cho rằng mình thông minh nhất.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/48868

The post Tinh giải luận ngữ (24): Phóng ư lợi nhi hành, đa oán first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tinh giải Luận ngữ (23): Quân tử chi vu thiên hạ dãhttps://chanhkien.org/2024/04/tinh-giai-luan-ngu-23-quan-tu-chi-vu-thien-ha-da.htmlTue, 16 Apr 2024 05:20:03 +0000https://chanhkien.org/?p=32992[ChanhKien.org] Nguyên văn 子曰:“君子之于天下也,无适(1)也,无莫(2)也,义(3)之与比(4)。”(《论语·里仁第四》) Hán Việt Tử viết: “Quân tử chi vu thiên hạ dã, vô đích dã, vô mặc dã, nghĩa chi dữ tỷ”. (Trích “Luận ngữ – Lý nhân đệ tứ”) Phiên âm Zǐ yuē:“Jūnzǐ zhī yú tiān xià yě, wú shì yě, wú mò yě, yì zhī yǔ bǐ”. (“Lúnyǔ·Lǐ rén dì […]

The post Tinh giải Luận ngữ (23): Quân tử chi vu thiên hạ dã first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

[ChanhKien.org]

Nguyên văn

子曰:“君子之于天下也,无适(1)也,无莫(2)也,义(3)之与比(4)。”(《论语·里仁第四》)

Hán Việt

Tử viết: “Quân tử chi vu thiên hạ dã, vô đích dã, vô mặc dã, nghĩa chi dữ tỷ”. (Trích “Luận ngữ – Lý nhân đệ tứ”)

Phiên âm

Zǐ yuē:“Jūnzǐ zhī yú tiān xià yě, wú shì yě, wú mò yě, yì zhī yǔ bǐ”. (“Lúnyǔ·Lǐ rén dì sì”)

Chú âm

子ㄗˇ曰ㄩㄝ:“君ㄐㄩㄣ子ㄗˇ之ㄓ于ㄩˊ天ㄊㄧㄢ下ㄒㄧㄚˋ也ㄧㄝˇ,无ㄨˊ适ㄕˋ也ㄧㄝˇ,无ㄨˊ莫ㄇㄛˋ也ㄧㄝˇ,义ㄧˋ之ㄓ与ㄩˇ比ㄅㄧˇ。”(《论ㄌㄨㄣˊ语ㄩˇ·里ㄌㄧˇ仁ㄖㄣˊ第ㄉㄧˋ四ㄙˋ》)

Chú thích

1. 适 (Đích): Đồng âm với từ “笛” (địch), cũng có nghĩa là chuyên chú.

2. 莫 (Mạc): Không.

3. 义 (Nghĩa): Thích hợp, thoả đáng.

4. 比 (Tỷ): Chiểu theo.

Dịch nghĩa

Khổng Tử nói rằng: “Đối với người và việc trong thiên hạ, người quân tử không có tiêu chuẩn tuyệt đối phải như thế nào, cũng không có tiêu chuẩn tuyệt đối không thể như thế nào, mà cần chiểu theo nghĩa để nhận định”.

Nghiên cứu và phân tích

Vấn đề được đàm luận trong chương này là sự tu dưỡng đạo đức của một người, cơ điểm của yêu cầu mà Khổng Tử đề xuất với người quân tử là: “Nghĩa chi dữ tỉ”. Người quân tử có nhân cách cao thượng sẽ đối xử với người khác công chính, thân thiện, xử thế nghiêm túc linh hoạt, sẽ không nhất bên trọng nhất bên khinh.

Câu hỏi mở rộng

1. Nếu bạn nhặt được 10.000 đô la Mỹ trên đường, bạn sẽ xử lý như thế nào, tại sao?

2. Từ cổ chí kim, từ trong nước đến ngoài nước, có rất nhiều người khi đứng trước công danh phú quý vẫn không bị dao động tâm trí với chính nghĩa làm nền tảng. Bạn hãy lấy một ví dụ cụ thể về một nhân vật để làm rõ.

Câu chuyện lịch sử

Phạm Bàng biệt mẫu

Tô Đông Pha được mẹ dạy học từ thuở nhỏ, khi lên chín tuổi, trong lúc dạy Đông Pha đọc “Hậu Hán thư – Phạm Bàng truyện”, Tô Mẫu đã không kìm nổi mà thở dài, thế là Tô Đông Pha hỏi mẹ: “Nếu con cũng giống như Phạm Bàng, thì mẹ sẽ trả lời như thế nào?” Trình Thị (mẹ Tô Đông Pha) đáp rằng: “Con có thể giống như Phạm Bàng, thì lẽ nào mẹ không thể giống như Bàng mẫu?”

Sau này Tô Đông Pha coi thiên hạ là trách nhiệm của mình, không ngại khó khăn gian khổ là nhờ được ảnh hưởng sâu sắc từ Phạm Bàng và lấy đó làm hình mẫu, vậy Phạm Bàng là người như thế nào? Điều mà mẹ con Trình Thị cảm khái là gì?

Phạm Bàng, tự Mạnh Bác, người ở Chinh Khương, Nhữ Nam. Ông là nhân sỹ có chí khí, căm ghét cái ác, yêu nước thương dân thời Hậu Hán. Khi Ký Châu xảy ra nạn đói lớn, đạo tặc hoành hành, nhưng quan lại vẫn không quan tâm đến sự sống chết của dân chúng, mà vẫn mặc sức lừa gạt, bóc lột. Triều đình cử Phạm Bàng đi điều tra, xử lý các tham quan. Khi đó, Phạm Bàng nhanh chóng lên ngựa cầm cương đến Ký Châu với ý chí quyết tâm làm sáng tỏ mọi việc. Khi ông gần đến biên giới Ký Châu, các quan địa phương biết rằng mình mắc trọng tội khó thoát, lần lượt nghe ngóng rồi giải ấn từ quan. Sau hai năm, nhờ có công trạng lớn lao, Phạm Bàng được bổ nhiệm chức Chủ sự Quang lộc huân.

Chức quan của Phạm Bàng trước giờ đều không to, khi nhậm chức Công tào quận Nhữ Nam, ông đã át chế cường hào, trừng phạt những kẻ làm trái pháp luật, kết giao với các nhân sỹ, phản đối hoạn quan. Về sau, Phạm Bàng trở thành thuộc hạ của thái úy Hoàng Quỳnh, chuyên môn giám sát, đôn đốc hành vi của các quan lại. Phạm Bàng không quan tâm đến được mất cá nhân, liên tiếp luận tội hơn 20 thứ sử và quan chức ở vị trí cao. Có vị thượng thư chỉ trích Phạm Bàng, hoài nghi ông có mối hận thù cá nhân. Phạm Bàng nói, tôi sở dĩ làm như vậy, tuyệt không phải vì hận thù cá nhân, mà là vì tình huống rất nghiêm trọng, nên cần xử lý khẩn cấp, tôi nghe nói người nông dân nhổ sạch cỏ thì ngũ cốc mới tốt tươi, vậy thì trung thần trừ gian nịnh thì Vương đạo mới được trong sạch. Nếu phát hiện thẩm tra thực tế có sai lệch, tôi cam nguyện chịu trừng phạt. Nghe vậy vị thượng thư cũng không nói được gì nữa.

Vào năm Kiến Ninh thứ hai dưới thời vua Hán Linh Đế, hoạn quan chuyên quyền, ra tay quét sạch đảng nhân (sự kiện “Đảng cố chi hoạ” cuối thời Đông Hán). Là nhân vật thuộc phái thanh lưu, Phạm Bàng lúc này đã sớm bãi quan về hưu. Quan đốc bưu Ngô Đạo phụng mệnh đi bắt giữ Phạm Bàng, nhưng khi đến Nhữ Nam lại phủ phục trên giường mà khóc lớn. Phạm Bàng biết rằng ông ấy đến là vì mình nên tự nguyện ra thụ án. Huyện lệnh Nhữ Nam thấy Phạm Bàng đến liền vội tháo bỏ đai ấn sang một bên, muốn cùng Phạm Bàng đi nơi khác lánh nạn. Phạm Bàng nói: “Bàng ta chết thì tai hoạ sẽ dứt, nào dám làm liên luỵ đến ngài, lại khiến mẹ già phải lưu lạc đây?”

Khi ấy mẹ ông cũng ở đó, ông quay sang nói với mẹ lời ly biệt: “Trọng Bác (em trai của ông) là một người hiếu kính, có thể phụng dưỡng mẹ, Bàng con dù sống hay chết cũng có chỗ đứng cho riêng mình, chỉ mong mẹ xả bỏ mối ân tình khó dứt, xin đừng thêm sầu muộn”. Mẹ ông nói: “Giờ đây con đã giống như Lý, Đỗ (chỉ Lý Ưng, Đỗ Mật, đều là những danh sỹ đương thời, cùng bị triều đình gọi về và chịu tội chết), chết cũng không còn gì phải hối tiếc! Đã có tiếng thơm, lại mong cầu tuổi thọ, sao có thể được cả hai đây?” Phạm Bàng quỳ xuống nhận lời giáo huấn của mẹ. Sau đó, ông đứng dậy nói với con trai rằng: “Cha muốn dạy con làm ác, nhưng ác là điều không thể làm; cha muốn dạy con hành thiện, nhưng dù cuộc đời cha chưa từng làm điều ác, mà vẫn gặp phải kết cục này”. Nói rồi, những người xung quanh ông đều cùng bật khóc. Cuối cùng Phạm Bàng ung dung cùng quan đốc bưu về kinh thành, chẳng bao lâu sau thì chết trong ngục, năm đó ông mới 33 tuổi. Sau khi Lý Ưng, Đỗ Mật, Phạm Bàng mất, những nhân sỹ trong thiên hạ đều nghị luận, e rằng thiên hạ của Đại Hán cũng chẳng còn được bao lâu nữa.

Câu chuyện Phạm Bàng biệt mẫu, đã để lại cho thiên hạ và lịch sử văn hóa Trung Hoa một đoạn thiên cổ tuyệt xướng. Người đời sau khi nói đến nghĩa cử của Phạm Bàng đều cảm thán trước sự hiên ngang đối diện với cảnh lao tù, gia đình tan vỡ, cảm thán trước mẫu thân của ông dù bà phải chịu nỗi đau kẻ tóc bạc tiễn người đầu xanh nhưng vẫn vui vì điều nghĩa của con trai. Còn Trương Kiệm thời đó lại bị người đời khinh thường. Trương Kiệm là một danh sỹ, cũng là một đảng nhân, khi gặp phải “đảng cố chi hoạ” đã hoảng loạn trốn đi. Trong lúc bỏ trốn, nhiều người trong thiên hạ nghe thấy tên đều không nỡ bỏ rơi ông, dẫn đến rất nhiều người bị liên lụy đến bản thân và gia tộc. Người đời sau khi so sánh với hai nhân vật này, thì sự xả thân vì nghĩa của Phạm Bàng luôn khiến người ta tự cảm thấy hổ thẹn.

Trên đây chính là câu chuyện Phạm Bàng biệt mẫu! Chẳng trách Tô mẫu Trình Thị đã phải cảm khái than thở và khích lệ con mình học theo. Mặc dù trong lịch sử có không ít những vị quan thanh liêm như Phạm Bàng, nhưng có mấy ai làm được như mẹ của Phạm Bàng? Mỗi khi đọc đến đây tôi luôn cảm thấy sôi sục tinh thần khảng khái, hào khí cũng tăng lên gấp bội! Trải qua hàng vạn năm, Phạm mẫu vẫn được lưu danh sử sách, để lại tiếng thơm vạn cổ nhờ tấm lòng và sự điềm tĩnh của mình.

Chú thích của người dịch:

“Đảng cố chi hoạ” là chỉ sự kiện xảy ra cuối nhà Đông Hán dưới thời vua Hán Hoàn Đế và Hán Linh Đế. Thời đó giới sỹ đại phu và quý tộc bất mãn với sự chuyên quyền lộng hành của hoạn quan nên giữa hai bên có xảy ra mâu thuẫn và tranh chấp. Phe hoạn quan đã phát động hai cuộc thanh trừng lớn, qua đó đã bức hại, định tội danh “đảng nhân” cho những người thuộc phe đối lập và cấm họ làm quan suốt đời. “Đảng cố chi hoạ” kết thúc dưới thời vua Hán Linh Đế bằng việc phe hoạn quan sát hại hầu hết những người thuộc phái sỹ đại phu và quý tộc, trong đó có những người như Lý Ưng, Đỗ Mật, Phạm Bàng.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/48868

The post Tinh giải Luận ngữ (23): Quân tử chi vu thiên hạ dã first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tinh giải luận ngữ (22): Quân tử khứ nhân, ố hô thành danhhttps://chanhkien.org/2024/04/tinh-giai-luan-ngu-22-quan-tu-khu-nhan-o-ho-thanh-danh.htmlWed, 10 Apr 2024 04:41:59 +0000https://chanhkien.org/?p=32943[ChanhKien.org] Nguyên văn 子曰:“富与贵,是人之所欲也,不以其道得之,不处也;贫与贱,是人之所恶也,不以其道得之,不去也。君子去仁,恶乎成名?君子无终食(1)之间违仁,造次(2)必于是,颠沛(3)必于是。” (《论语·里仁第四》) Hán Việt Tử viết: “Phú dữ quý, thị nhân chi sở dục dã, bất dĩ kỳ đạo đắc chi, bất xử dã; bần dữ tiện, thị nhân chi sở ố dã, bất dĩ kỳ đạo đắc chi, bất khứ dã. Quân tử khứ nhân, ố hô thành danh? Quân tử […]

The post Tinh giải luận ngữ (22): Quân tử khứ nhân, ố hô thành danh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

[ChanhKien.org]

Nguyên văn

子曰:“富与贵,是人之所欲也,不以其道得之,不处也;贫与贱,是人之所恶也,不以其道得之,不去也。君子去仁,恶乎成名?君子无终食(1)之间违仁,造次(2)必于是,颠沛(3)必于是。” (《论语·里仁第四》)

Hán Việt

Tử viết: “Phú dữ quý, thị nhân chi sở dục dã, bất dĩ kỳ đạo đắc chi, bất xử dã; bần dữ tiện, thị nhân chi sở ố dã, bất dĩ kỳ đạo đắc chi, bất khứ dã. Quân tử khứ nhân, ố hô thành danh? Quân tử vô chung thực chi gian vi nhân, tháo thứ tất ư thị, điên bái tất ư thị”. (Trích “Luận ngữ – Lý nhân đệ tứ”)

Phiên âm

Zǐ yuē:“Fù yǔ guì, shì rén zhī suǒ yù yě, bù yǐ qí dào dé zhī, bù chù yě; pín yǔ jiàn, shì rén zhī suǒ è yě, bù yǐ qí dào dé zhī, bù qù yě. Jūnzǐ qù rén, è hū chéng míng? Jūnzǐ wú zhōng shí zhī jiān wéi rén, zào cì bì yú shì, diān pèi bì yú shì.” (“Lúnyǔ·Lǐ rén dì sì”)】

Chú âm

子ㄗˇ曰ㄩㄝ:“富ㄈㄨˋ与ㄩˇ贵ㄍㄨㄟˋ,是ㄕˋ人ㄖㄣˊ之ㄓ所ㄙㄨㄛˇ欲ㄩˋ也ㄧㄝˇ,不ㄅㄨˋ以ㄧˇ其ㄑㄧˊ道ㄉㄠˋ得ㄉㄜˊ之ㄓ,不ㄅㄨˋ处ㄔㄨˋ也ㄧㄝˇ;贫ㄆㄧㄣˊ与ㄩˇ贱ㄐㄧㄢˋ,是ㄕˋ人ㄖㄣˊ之ㄓ所ㄙㄨㄛˇ恶ㄜˋ也ㄧㄝˇ,不ㄅㄨˋ以ㄧˇ其ㄑㄧˊ道ㄉㄠˋ得ㄉㄜˊ之ㄓ,不ㄅㄨˋ去ㄑㄩˋ也ㄧㄝˇ。君ㄐㄩㄣ子ㄗˇ去ㄑㄩˋ仁ㄖㄣˊ,恶ㄜˋ乎ㄏㄨ成ㄔㄥˊ名ㄇㄧㄥˊ?君ㄐㄩㄣ子ㄗˇ无ㄨˊ终ㄓㄨㄥ食ㄕˊ(1)之ㄓ间ㄐㄧㄢ违ㄨㄟˊ仁ㄖㄣˊ,造ㄗㄠˋ次ㄘˋ(2)必ㄅㄧˋ于ㄩˊ是ㄕˋ,颠ㄉㄧㄢ沛ㄆㄟˋ(3)必ㄅㄧˋ于ㄩˊ是ㄕˋ。”(《论ㄌㄨㄣˊ语ㄩˇ·里ㄌㄧˇ仁ㄖㄣˊ第ㄉㄧˋ四ㄙˋ》

Chú thích

1. 终食 (chung thực): Thời gian của một bữa cơm (ý chỉ thời gian ngắn ngủi).

2. 造次 (tháo thứ): Vội vàng, cấp bách.

3. 颠沛 (điên bái): Ví von thói đời suy thoái, hỗn loạn hoặc những chướng ngại trong đời người.

Diễn nghĩa

Khổng Tử nói rằng: “Giàu có và phú quý là điều mà ai ai cũng mong muốn, nhưng nếu không đạt được một cách chính đáng thì người quân tử sẽ không hưởng thụ nó; bần cùng và thấp hèn là điều mà ai ai cũng chán ghét, nhưng nếu không có cách nào để thoát khỏi nó một cách chính đáng thì người quân tử cũng sẽ không cố thoát ra. Người quân tử mà xa rời nhân đức, thì sao còn có thể gọi là quân tử nữa? Người quân tử không xa rời nhân đức dù là trong đoạn thời gian ngắn ngủi như một bữa cơm, tức là ngay cả khi vội vàng, cấp bách nhất hay khi phải sống lang bạt kỳ hồ cũng nhất định phải chiểu theo nhân đức mà hành sự.

Nghiên cứu và phân tích

Hầu hết mọi người đều không cam chịu sống cuộc sống bần cùng khốn khó, lang bạt kỳ hồ, mà luôn hy vọng có được cuộc sống phú quý an nhàn. Nhưng điều này phải đạt được bằng những phương pháp và con đường chính đáng. Nếu không thì người quân tử thà sống thanh bần chứ không hưởng thụ phú quý. Cho đến hôm nay, loại quan niệm này vẫn giữ được giá trị riêng rất đáng coi trọng. Nếu như con người có thể đạt được phú quý hoặc trốn tránh nghèo khó bằng những phương cách bất nghĩa, ai ai cũng thích gì làm nấy, không điều ác nào không làm, thì cuối cùng sẽ dẫn đến các loạn tượng xã hội tràn ngập lòng ích kỷ và thảm cảnh đạo đức nhân loại bị huỷ diệt, tiêu vong!

Câu hỏi mở rộng

1. Bài này đề cập đến việc chúng ta nên đối mặt một cách đúng đắn với “phú quý” và “nghèo khó” như thế nào?

2. Bạn có cái nhìn như thế nào về “người giàu” và “người nghèo”?

3. Bạn hiểu như thế nào về câu “quân tử vô chung thực chi gian vi nhân”? Trong những thời khắc then chốt một niệm của con người có thể dẫn đến những kết quả khác nhau cả nghìn dặm, bạn có thể đưa ra ví dụ để nói rõ không?

4. Bạn đã từng nghe câu “nhất thất túc thành thiên cổ hận” (tạm dịch: một sai lầm có thể trở thành nỗi hận nghìn năm”) chưa? Có thể thấy rằng nhất tư nhất niệm của con người là vô cùng quan trọng, bình thường bạn tự yêu cầu bản thân làm một đứa trẻ tốt, một thanh niên tốt như thế nào (bất kể là bạn ở vào hoàn cảnh tốt hay xấu)? Hãy đưa ra ví dụ để chia sẻ.

Tài liệu đọc hiểu

Đỗ Phủ lo cho nước lo cho dân

Vào mùa xuân năm 761 công nguyên, với sự giúp đỡ của người thân và bè bạn, Đỗ Phủ đã dựng được một căn nhà tranh bên suối Hoán Hoa ở Thành đô. Ở được vài tháng trong ngôi nhà mới, bỗng một hôm ông tận mắt chứng kiến từng lớp từng lớp cỏ tranh trên mái nhà bị gió thu thổi phăng đi. Những sợi cỏ bị gió thổi không rơi xuống quanh nhà, mà cuốn theo chiều gió bay qua sông rồi rụng lả tả như mưa ở khắp nơi.

Những sợi cỏ bay cao thì bị mắc trên ngọn cây không lấy xuống được; bay thấp thì rơi xuống mặt nước hoặc chỗ bùn lầy, cũng không nhặt lại được. Phần cỏ rơi xuống chỗ đất bằng khô ráo có thể mang về để lợp lại lên mái nhà thì bị một đám trẻ con từ thôn phía Nam chạy ra nhặt lấy ngay trước mặt nhà thơ rồi chạy tuốt vào trong rừng trúc. Nhà thơ tay chân yếu đuối đuổi không kịp, miệng lưỡi khô khan hét không nổi, đành chậm rãi đi bộ về nhà, tựa vào cây gậy trong tay mà buồn bã than thở một mình.

Nỗi khổ về nhà cửa còn chưa nguôi ngoai thì lại thêm cảnh mưa dột. Thật là nhà đổ lại gặp phải mưa nửa đêm! Gió vừa ngừng thổi thì những đám mây tối đen như mực kéo đến khiến trời đất trở nên âm u mù mịt. Mái nhà thiếu cỏ bị mưa dột xuống khắp nhà; chăn vải không đủ ấm làm cho trẻ nhỏ ngủ không yên giấc, không ngừng quẫy đạp khiến chăn cũng bị rách; nhà cửa ẩm ướt, đầu giường không có chỗ nào khô ráo nên khung cảnh càng trở nên lạnh lẽo thê lương.

Vốn đã bị mất ngủ trong thời gian dài vì những nỗi đau và nỗi lo cho nước cho dân từ sau loạn An Sử, tình cảnh hiện tại lại càng khiến Đỗ Phủ phải thức trắng đêm. Trong mưa to gió lớn ngồi chờ trời sáng, màn đêm lạnh lẽo dường như cũng trở nên dài hơn!

Mặc dù ở trong hoàn cảnh tuổi cao sức yếu, nghèo khó không người nương tựa, vất vả không nói nên lời cùng những nỗi lo âu mất ngủ, nhưng nhà thơ không chỉ nghĩ cho riêng mình, mà ông lại liên tưởng đến hàng nghìn vạn hàn sĩ trong thiên hạ cũng đang giống như mình, ông mong muốn tìm thấy một ngôi nhà rộng lớn với hàng nghìn vạn gian để giúp họ tránh được tình cảnh khổ sở hiện tại của mình, còn bản thân mình dù có phải chết cóng một mình cũng không hối tiếc. Điều này thể hiện rõ tấm lòng nhân ái vĩ đại và nhân cách cao thượng của nhà thơ.

Chính nhờ tư tưởng đáng quý này, mà những lời ông mô tả về hoàn cảnh khổ sở của bản thân càng có nội hàm thâm sâu rộng lớn hơn, bởi đó không chỉ là lời bộc bạch của ông về chính mình, mà đó còn là lời nói thay cho hàng nghìn vạn hàn sĩ ở trong hoàn cảnh tương tự. Và cũng chính nhờ phẩm chất cao thượng lo cho nước nghĩ cho dân, lo nghĩ vì người khác mà rất nhiều những tác phẩm thơ ca của ông đã được lưu truyền thiên cổ. Có lẽ không phải là nhà thơ đã sáng tác ra những vần thơ hay mà chính là thiện niệm đã bồi dưỡng nên một nhà thơ tài!

Dich từ: https://www.zhengjian.org/node/48868

The post Tinh giải luận ngữ (22): Quân tử khứ nhân, ố hô thành danh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tinh giải Luận ngữ (21): Cẩu chí vu nhân hĩ, vô ác dãhttps://chanhkien.org/2024/04/tinh-giai-luan-ngu-21-cau-chi-vu-nhan-hi-vo-ac-da.htmlThu, 04 Apr 2024 02:51:00 +0000https://chanhkien.org/?p=32900[ChanhKien.org] Nguyên văn 子曰:“苟志于仁矣,无恶也。”(《论语·里仁第四》) Hán Việt Tử viết: “Cẩu chí vu nhân hĩ, vô ác dã”. (Trích “Luận ngữ – Lý nhân đệ tứ”) Phiên âm Zǐ yuē: “Gǒu zhì yú rén yǐ, wú è yě.”(“Lún yǔ·Lǐ rén dì sì”) Chú âm 子ㄗˇ曰ㄩㄝ:“苟ㄍㄡˇ志ㄓˋ于ㄩˊ仁ㄖㄣˊ矣ㄧˇ,无ㄨˊ恶ㄜˋ也ㄧㄝˇ。”(《论ㄌㄨㄣˊ语ㄩˇ·里ㄌㄧˇ仁ㄖㄣˊ第ㄉㄧˋ四ㄙˋ》) Diễn nghĩa Khổng Tử nói: “Nếu đã lập chí hướng ở lòng […]

The post Tinh giải Luận ngữ (21): Cẩu chí vu nhân hĩ, vô ác dã first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Nguyên văn

子曰:“苟志于仁矣,无恶也。”(《论语·里仁第四》)

Hán Việt

Tử viết: “Cẩu chí vu nhân hĩ, vô ác dã”. (Trích “Luận ngữ – Lý nhân đệ tứ”)

Phiên âm

Zǐ yuē: “Gǒu zhì yú rén yǐ, wú è yě.”(“Lún yǔ·Lǐ rén dì sì”)

Chú âm

子ㄗˇ曰ㄩㄝ:“苟ㄍㄡˇ志ㄓˋ于ㄩˊ仁ㄖㄣˊ矣ㄧˇ,无ㄨˊ恶ㄜˋ也ㄧㄝˇ。”(《论ㄌㄨㄣˊ语ㄩˇ·里ㄌㄧˇ仁ㄖㄣˊ第ㄉㄧˋ四ㄙˋ》)

Diễn nghĩa

Khổng Tử nói: “Nếu đã lập chí hướng ở lòng nhân, thì sẽ không làm việc ác nữa”.

Nghiên cứu và phân tích

Người đã dưỡng thành tấm lòng nhân đức thì sẽ không làm việc xấu nữa, tức là sẽ không làm loạn, không làm việc ác, cũng sẽ không kiêu ngạo, xa hoa, dâm dật hay tùy ý phóng túng theo dục vọng; mà là có thể làm những việc thiện có lợi cho mình, cho người và cho thiên hạ.

Tài liệu đọc hiểu

Cổ nhân luận về minh chí

“Minh chí” là chí hướng rõ ràng, đúng đắn. Cổ nhân rất coi trọng việc xác lập chí hướng nhân sinh, Gia Cát Lượng nói rằng “chí đương tồn cao viễn” (tạm dịch: chí hướng nên đặt ở cao và xa), chỉ có chí hướng rộng lớn, cao xa mới có thể khắc phục được những khó khăn trước mắt và những điểm yếu của bản thân để tiến đến những mục tiêu đã định trước. Người xưa thường thể hiện tâm chí bằng cách trèo lên cao để nhìn xa, “Khổng Tử lên đỉnh núi Đông Sơn nhìn thấy nước Lỗ nhỏ bé, lên đỉnh núi Thái Sơn nhìn thấy thiên hạ nhỏ bé”. Chỉ khi đứng trên cao người ta mới nhìn được xa, lòng ôm chí lớn, không tính đếm những thành bại được mất nhất thời, cuối cùng thực hiện được chí hướng to lớn.

Khổng Tử nói: “Sỹ chí vu đạo, nhi sỉ ác y ác thực giả, vị túc dữ nghị dã” (trích “Luận ngữ – Lý nhân”), đại ý là người cầu tri thức lập chí về đạo nhân nghĩa, nhưng lại xấu hổ vì ăn đói mặc rách, thì không xứng đáng để đàm luận cùng (Tham khảo Tinh giải luận ngữ (20): Sỹ chí vu đạo).

Cổ nhân có câu “an bần lạc đạo”. Khổng Tử đã từng nói những câu như “quân tử mưu đạo bất mưu thực” (Tạm dịch: người quân tử cầu đạo chứ không cầu ăn), “quân tử ưu đạo bất ưu bần” (Tạm dịch: người quân tử lo nghĩ về đạo, chứ không lo nghĩ về chuyện bần hàn). Nhan Uyên là môn sinh mà Khổng Tử đắc ý nhất, ông là người an bần hiếu học, Khổng Tử thường khen ông rằng ăn cơm bằng giỏ, uống nước bằng gáo, sống trong ngôi nhà xiêu vẹo sơ sài, nhưng lại có thể giữ được niềm vui cầu đạo không bao giờ thay đổi.

Trong “Luận Ngữ – Thái Bá” có viết rằng: “Sỹ bất khả dĩ bất hoằng nghị, nhiệm trọng nhi đạo viễn”, đại ý là kẻ sĩ không thể không cứng cỏi kiên trì, bởi họ có trách nhiệm lớn lao và con đường đi rất dài.

Câu nói này là xuất phát từ Tăng Sâm, đệ tử của Khổng Tử. Về việc này, ông giải thích rằng: “Nhân dĩ vi kỷ nhiệm, bất diệc trọng hồ? Tử nhi hậu dĩ, bất diệc viễn hô?” Ý nghĩa là xem việc thực hiện nhân đức với thiên hạ là trách nhiệm của bản thân, trách nhiệm này chẳng phải rất trọng đại hay sao? Cần nỗ lực đến lúc chết mới dừng lại, con đường này chẳng phải rất lâu dài hay sao? Trong số các đệ tử của Khổng Tử, thì Tăng Sâm luôn được nhận định là một người tính tình ôn hòa, nhưng câu nói này của ông lại rất có khí phách, thể hiện sự tự tin đối với đạo đức và không ngừng theo đuổi lý tưởng nhân cách của ông.

Gia Cát Lượng nói rằng: “Chí đương tồn cao viễn” (trích “Giới ngoại thư sinh”), tức là một người nên lập chí hướng cao thượng, lớn lao, sâu xa. Ông còn nói rằng: “Phi đạm bạc vô dĩ minh chí, phi ninh tĩnh vô dĩ trí viễn” (trích “Giới tử thư”), nghĩa là nếu không làm được việc kiềm chế dục vọng thì không thể xác lập được chí hướng rõ ràng đúng đắn, nếu không đạt được tĩnh lặng thì không thể suy nghĩ được sâu xa. Đây là lời giáo huấn ân cần của Gia Cát Lượng dành cho con trai mình, cũng là một danh ngôn của ông về việc tu thân dưỡng đức.

Một người mà bị lợi ích, dục vọng làm mê muội tâm can thì không thể có chí hướng rộng lớn, cao xa được; tính tình xốc nổi, thì rất khó có được nhận thức đúng đắn. Chỉ có không màng danh lợi mới có thể lập nên chí hướng rộng lớn, tâm thái bình hòa mới có thể suy nghĩ sâu xa. Lý tưởng cao thượng tất nhiên cần phải thoát ly khỏi tham dục của thế tục, tư duy thấu triệt cũng thường bắt nguồn từ cảnh giới tâm hồn tĩnh lặng. Nhân cách cao thượng, cần sự bồi đắp của tâm tình ý chí cao thượng, cần phải không ngừng theo đuổi và thăng hoa trong sự thanh bạch và tĩnh lặng.

Người xưa trong “Hậu Hán thư – Cảnh Yểm liệt truyện” có nói rằng: “Hữu chí giả sự cảnh thành” (Tạm dịch: Người có chí thì sẽ thành công). Nhưng không có nghĩa là sau khi đã xác lập chí hướng to lớn thì có thể ngồi chờ thành công đến. Giữa lập chí và thành công, còn cần phải kiên trì nỗ lực không ngừng nghỉ. Nếu như không có sự phó xuất thực sự, thì chí hướng to lớn đến đâu cũng chỉ là lâu đài đình các trên không trung. Thời nhà Đường, hòa thượng Giám Chân đã sang Nhật Bản để hoằng dương Phật Pháp, trải qua ma nạn trùng trùng, năm lần đầu đều thất bại. Nhưng ông không từ bỏ, cuối cùng đến lần thứ sáu cũng đến được Nhật Bản, mang văn hóa nhà Đường đến Nhật Bản và trở thành người sáng lập ra Luật tông của Nhật Bản.

Nhà văn Tô Thức thời nhà Tống nói rằng: “Cổ chi lập đại sự giả, bất duy hữu siêu thế chi tài, diệc tất hữu kiên nhận bất bạt chi chí” (Tạm dịch: người lập nên đại sự thời xưa, không chỉ là nhờ vào tài năng phi thường, mà còn cần có ý chí kiên định không lay chuyển” (trích “Trào Thố luận”)), muốn thành tựu đại sự, thì cả tài năng và nghị lực đều không thể thiếu. Từ xa xưa dân tộc Trung Hoa đã có rất nhiều tục ngữ khích lệ con người ta lập chí từ nhỏ, như “hữu chí bất tại niên cao, vô chí không trưởng bách tuế” (tạm dịch: có chí không phải ở tuổi tác lớn, không có chí thì trăm tuổi cũng vẫn trắng tay). Danh tướng Mã Viện thời Đông Hán “từ nhỏ đã có chí lớn”, lấy câu “trượng phu lập chí, cùng đương ích kiên, lão đương ích kiện” (tạm dịch: bậc trượng phu lập chí, nghèo khó thì càng thêm kiên cường, tuổi cao thì càng thêm hùng tráng) để khuyến khích tự mình, vì quốc gia Đông chinh Tây phạt, lập nên những chiến công hiển hách. Vì vậy, việc xây dựng chí hướng rộng lớn, cao xa rất quan trọng đối với một đời người, nhưng những chí hướng này cần phải phù hợp với đạo nghĩa, nếu không, sẽ không có được cảnh giới nhân cách cao thượng.

Dich từ: https://www.zhengjian.org/node/48868

The post Tinh giải Luận ngữ (21): Cẩu chí vu nhân hĩ, vô ác dã first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tinh giải luận ngữ (20): Sỹ chí vu đạohttps://chanhkien.org/2024/03/tinh-giai-luan-ngu-20-sy-chi-vu-dao.htmlFri, 29 Mar 2024 02:52:46 +0000https://chanhkien.org/?p=32867[ChanhKien.org] Nguyên văn 子曰:“士志(1)于道,而耻恶衣恶食(2)者,未足与议(3)也。” (《论语·里仁第四》) Hán Việt Tử viết: “Sỹ chí vu đạo, nhi sỉ ác y ác thực giả, vị túc dữ nghị dã.” (Trích “Luận ngữ – Lý nhân đệ tứ”) Phiên âm Zǐ yuē: “Shì zhì yú dào, ér chǐ è yī è shí zhě, wèi zú yǔ yì yě.” (“Lún yǔ […]

The post Tinh giải luận ngữ (20): Sỹ chí vu đạo first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

[ChanhKien.org]

Nguyên văn

子曰:“士志(1)于道,而耻恶衣恶食(2)者,未足与议(3)也。” (《论语·里仁第四》)

Hán Việt

Tử viết: “Sỹ chí vu đạo, nhi sỉ ác y ác thực giả, vị túc dữ nghị dã.” (Trích “Luận ngữ – Lý nhân đệ tứ”)

Phiên âm

Zǐ yuē: “Shì zhì yú dào, ér chǐ è yī è shí zhě, wèi zú yǔ yì yě.” (“Lún yǔ – Lǐ rén dì sì”)

Chú âm

子ㄗˇ曰ㄩㄝ:“士ㄕˋ志ㄓˋ于ㄩˊ道ㄉㄠˋ,而ㄦˊ耻ㄔˇ恶ㄜˋ衣ㄧ恶ㄜˋ食ㄕˊ者ㄓㄜˇ,未ㄨㄟˋ足ㄗㄨˊ与ㄩˇ议ㄧˋ也ㄧㄝˇ。”(《论ㄌㄨㄣˊ语ㄩˇ·里ㄌㄧˇ仁ㄖㄣˊ第ㄉㄧˋ四ㄙˋ》)

Chú thích

(1) 士志 (sỹ chí): Sỹ là người đọc sách. Chí là tâm đã có chí hướng.

(2) 耻恶衣恶食 (sỉ ác y ác thực): sỉ là nhục nhã, xấu hổ. Ác y ác thực là chỉ cuộc sống vô cùng bần hàn, áo quần rách rưới, ăn uống đạm bạc.

(3) Vị túc dữ nghị: Không cần phải đàm luận với anh ta.

Diễn nghĩa

Khổng Tử nói rằng: “Người có chí hướng, tâm đã ở trong đạo, thì không nên tham cầu hưởng thụ, nếu vẫn coi việc áo quần rách rưới và đồ ăn đạm bạc là đáng xấu hổ, thì không đáng để đàm luận với anh ta”.

Nghiên cứu và phân tích

Khổng Tử cho rằng: Một người cân đo đong đếm những điều vụn vặt trong cuộc sống như chuyện ăn mặc thì sẽ không có chí hướng sâu rộng, bởi vậy, hoàn toàn không cần đàm luận với người này về đạo. Từ đó có thể biết được rằng người xưa sống thanh bần mà vui với đạo. Đoạn này cũng nói với chúng ta rằng, cần tu dưỡng đạo đức với tinh thần thanh bần vui với đạo.

Câu hỏi mở rộng

1. Khi các bạn học so bì với nhau về việc mặc đồ hàng hiệu, bạn có động tâm hay không? Bản thân bạn nhìn nhận việc này như thế nào?

2. Đối với việc ăn uống, bạn có chấp trước vào việc nhất định phải ăn đồ gì không? Bạn buông bỏ những tâm thái bất hảo như thế nào?

3. Cách nói “Ngô ái chân lý” (Tôi yêu sự thật) của phương Tây và “Cầu đạo” của phương Đông đều là nói lên lý tưởng của con người, bạn làm thế nào để có thể đạt được chân lý đây?

Góc kể chuyện

Bậc quân tử khi nghèo khó

Trong “Luận ngữ” có viết rằng: Khổng Tử và các đệ tử ở một địa phương nọ của nước Trần, bị người nơi đó vây hãm, cắt nguồn lương thực, những người đi theo đều rất đói, không thể gượng dậy làm gì. Tử Lộ mặt đầy tức giận đi gặp Khổng Tử nói: “Quân tử mà cũng có khi bị cùng quẫn sao?” Khổng Tử đáp: “Quân tử đương nhiên cũng có lúc gặp khốn khó, nhưng vẫn có thể giữ vững tiết tháo. Còn kẻ tiểu nhân gặp khốn khó thì không thể ước thúc bản thân mà làm càn”.

Trong “Sử ký – Trọng Ni đệ tử liệt truyện” có viết rằng: Nguyên Hiến khi sinh sống ở nước Lỗ thì cuộc sống rất nghèo khó, nhà cửa sơ sài, cánh cửa cũng không toàn vẹn, hễ trời mưa là bị dột, nhưng ông vẫn ngồi nghiêm chỉnh trong nhà đánh đàn. Khi tiếp đón Tử Cống, ông đầu đội mũ rách, chân đi dép rách, chống cây trượng gỗ dựa bên cửa. Tử Cống hỏi: “Tiên sinh bị ốm hay sao vậy?” Nguyên Hiến đáp rằng: “Ta nghe nói, không có tiền tài thì là nghèo khó, người học đạo mà không thể thực hành thì mới gọi là có bệnh. Ta hiện nay là nghèo, chứ không phải bệnh”.

Lưu Thiếu Bá thời Nam Tống, thuở nhỏ rất nghèo khó. Sau này khi đảm nhiệm chức vụ thái thú Vũ Lăng lại càng nghèo khó hơn. Có một lần, khi ông đang ở trong nhà tính toán tiền nong thì đột nhiên nhìn thấy một con quỷ ở bên cạnh vỗ tay cười lớn. Lưu Thiếu Bá thở dài nói: “Nghèo khó vốn là số mệnh định ra, thế mà ta lại không hiểu, để bây giờ bị quỷ cười nhạo thế này”. Thế là ông không tính toán nữa, vẫn cứ giữ nghèo khó vậy.

Người ta thường nói rằng: “Sinh tử hữu mệnh, phú quý tại thiên”. Mạnh Tử nói rằng: “Nghèo khó không thể khiến mình thay đổi chí hướng thì mới là bậc đại trượng phu”. Khi đối mặt với nghèo khó, đệ tử Nhan Uyên đã có thể làm được sống trong cảnh rau cháo qua ngày vẫn có thể an bần lạc đạo như lời Khổng Tử dạy, đó mới là bậc quân tử.

Dich từ: https://www.zhengjian.org/node/48868

The post Tinh giải luận ngữ (20): Sỹ chí vu đạo first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tinh giải luận ngữ (19): Nhân chi quá dãhttps://chanhkien.org/2024/03/tinh-giai-luan-ngu-19-nhan-chi-qua-da.htmlFri, 22 Mar 2024 02:39:55 +0000https://chanhkien.org/?p=32820[ChanhKien.org] Nguyên văn 子曰:“人之过也,各于其党(1)。观过,斯知仁(2)矣。” (《论语·里仁第四》) Hán Việt Tử viết: “Nhân chi quá dã, các ư kỳ đảng (1). Quan quá, tư tri nhân (2) hĩ.” (Trích “Luận ngữ – Lý nhân đệ tứ”) Phiên âm Zǐ yuē: Rén zhī guò yě, gè yú qí dǎng. Guān guò, sī zhī rén yǐ. Chú âm 子ㄗˇ曰ㄩㄝ:“人ㄖㄣˊ之ㄓ过ㄍㄨㄛˋ也ㄧㄝˇ,各ㄍㄜˋ于ㄩˊ其ㄑㄧˊ党ㄉㄤˇ(1)。观ㄍㄨㄢ过ㄍㄨㄛˋ,斯ㄙ知ㄓ仁ㄖㄣˊ(2)矣ㄧˇ。”(《论ㄌㄨㄣˊ语ㄩˇ·里ㄌㄧˇ仁ㄖㄣˊ第ㄉㄧˋ四ㄙˋ》) Chú […]

The post Tinh giải luận ngữ (19): Nhân chi quá dã first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

[ChanhKien.org]

Nguyên văn

子曰:“人之过也,各于其党(1)。观过,斯知仁(2)矣。” (《论语·里仁第四》)

Hán Việt

Tử viết: “Nhân chi quá dã, các ư kỳ đảng (1). Quan quá, tư tri nhân (2) hĩ.” (Trích “Luận ngữ – Lý nhân đệ tứ”)

Phiên âm

Zǐ yuē: Rén zhī guò yě, gè yú qí dǎng. Guān guò, sī zhī rén yǐ.

Chú âm

子ㄗˇ曰ㄩㄝ:“人ㄖㄣˊ之ㄓ过ㄍㄨㄛˋ也ㄧㄝˇ,各ㄍㄜˋ于ㄩˊ其ㄑㄧˊ党ㄉㄤˇ(1)。观ㄍㄨㄢ过ㄍㄨㄛˋ,斯ㄙ知ㄓ仁ㄖㄣˊ(2)矣ㄧˇ。”(《论ㄌㄨㄣˊ语ㄩˇ·里ㄌㄧˇ仁ㄖㄣˊ第ㄉㄧˋ四ㄙˋ》)

Chú thích

(1) 党 (Đảng): Các loại khác nhau.

(2) 观过斯知仁 (Quan quá tư tri nhân): Chữ 斯 (tư) là liên từ, có nghĩa là “thì”. Tri nhân tức là biết được có tấm lòng nhân đức hay là bất nhân.

Diễn nghĩa

Khổng Tử nói: “Lỗi lầm của mỗi người là không ai giống ai. Quan sát lỗi lầm mà người ta phạm phải thì sẽ biết được tâm của người đó có nhân từ hay không”.

Nghiên cứu và phân tích

Khổng Tử cho rằng, sở dĩ một người phạm điều sai trái thì về cơ bản là do không có lòng nhân đức. Người có lòng nhân đức thường biết tránh làm điều sai trái, còn người không có lòng nhân đức thì không tránh được sai trái, như vậy từ điểm này mà xét thì tính chất của những sai trái mà người không có lòng nhân đức mắc phải là tương tự nhau. Nói cách khác, ta có thể thấy được sự thiện ác của một cá nhân qua những lỗi lầm mà người đó mắc phải. Cũng chính là nói lên tầm quan trọng của việc tăng cường tu dưỡng đạo đức của chúng ta.

Câu hỏi mở rộng

1. Nhan Hồi nói rằng “bất nhị quá” (tạm dịch: không mắc lỗi hai lần), bạn có thường xuyên tự phản tỉnh bản thân để không mắc lại những lỗi lầm cũ hay không?

2. Bằng việc quan sát hành vi ứng xử của những người bạn đồng trang lứa, bạn có thể hiểu được tâm tính của họ hay không?

3. Làm thế nào mới có thể đề cao sự tu dưỡng đạo đức của bản thân?

Bài tập

Bạn hãy học thuộc lòng phần nguyên văn ở trên để có thể thời thời khắc khắc hòa tan trong “Thiện”, tự thân trải nghiệm và thực hành.

Góc kể chuyện

Khoan dung độ lượng dũng cảm sửa sai

“Nhân phi thánh hiền, thục năng vô quá”. “Tri quá năng cải, thiện mạc đại yên”.

(Tạm dịch: Con người không phải là bậc thánh hiền, ai có thể chưa từng mắc lỗi? Biết sai có thể sửa, thì không còn gì tốt hơn)

Từ Tồn Trai khi được viện hàn lâm phái đến Triết Giang làm đốc học, còn chưa đến 30 tuổi. Có một vị tú tài đã dùng câu “Nhan khổ Khổng chi trác” trong bài văn của mình, Từ Tồn Trai đã khoanh vào câu này, phê hai chữ “hư cấu” và đánh giá hạng tư. Vị tú tài này cầm bài văn của mình đến thỉnh giáo Từ Tồn Trai và nói rằng: “Kiến giải và chỉ giáo của Thái Tông Sư đương nhiên là chính xác, nhưng câu “Nhan khổ Khổng chi trác” là lấy từ bài “Pháp ngôn” của Dương Tử, không phải là tôi hư cấu”. Từ Tồn Trai nghe xong, đứng dậy nói: “Tôi đây thực sự rất may mắn, được làm quan từ quá sớm, mà nghiên cứu học vấn chưa tốt lắm, hôm nay rất cảm ơn lời chỉ giáo này của tú tài”. Nói rồi ông sửa bài văn của vị tú tài này thành hạng nhất. Khi việc này được truyền ra ngoài, mọi người đều khen ngợi rằng Từ Tồn Trai có tấm lòng độ lượng.

Từ sự dũng cảm sửa chữa sai lầm của mình có thể thấy được tấm lòng độ lượng và kiến thức của một người. Vào những năm đầu Vạn Lịch thời vua Minh Thần Tông, có một vị tú tài lấy đề tài bài văn là “Oán mộ chương”, trong đó có dùng câu “vi Thuấn dã phụ giả, vi Thuấn dã mẫu giả”, bị quan khảo thí khi đó chấm hạng tư, và phê hai chữ “bất thông” (Tạm dịch: không hiểu đề bài). Người tú tài đến gặp vị quan khảo thí trình bày rằng, câu này là lấy từ bài “Lễ Ký – Đàn Cung”. Vị quan khảo thí tức giận nói: “Chỉ một mình ngươi đã đọc ‘Lễ ký – Đàn Cung’ sao?” Sau đó ông ấy chấm hạ bài văn của vị tú tài này xuống hạng năm. Từ đó có thể thấy rằng tấm lòng độ lượng của mỗi người là khác nhau.

Dich từ: https://www.zhengjian.org/node/48868

The post Tinh giải luận ngữ (19): Nhân chi quá dã first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tinh giải luận ngữ (18): Lý nhân vi mỹhttps://chanhkien.org/2024/03/tinh-giai-luan-ngu-18-ly-nhan-vi-my.htmlWed, 13 Mar 2024 03:24:40 +0000https://chanhkien.org/?p=32773[ChanhKien.org] Nguyên văn 子曰:“里仁为美(1),择不处仁(2),焉得知(3)?” (《论语·里仁第四》) Hán Việt Tử viết: “Lý nhân vi mỹ, trạch bất xứ nhân, yên đắc tri?” (Trích “Luận ngữ – Lý nhân đệ tứ”) Phiên âm Zǐ yuē:“Lǐ rén wèi měi, zé bù chù rén, yān dé zhī?” (“Lúnyǔ·Lǐ rén dì sì”) Chú âm 子ㄗˇ曰ㄩㄝ:“里ㄌㄧˇ仁ㄖㄣˊ为ㄨㄟˋ美ㄇㄟˇ,择ㄗㄜˊ不ㄅㄨˋ处ㄔㄨˇ仁ㄖㄣˊ,焉ㄧㄢ得ㄉㄜˊ知ㄓ?”(《论ㄌㄨㄣˊ语ㄩˇ·里ㄌㄧˇ仁ㄖㄣˊ第ㄉㄧˋ四ㄙˋ》) Chú thích (1) 里仁为美 (Lý nhân […]

The post Tinh giải luận ngữ (18): Lý nhân vi mỹ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Nguyên văn

子曰:“里仁为美(1),择不处仁(2),焉得知(3)?” (《论语·里仁第四》)

Hán Việt

Tử viết: “Lý nhân vi mỹ, trạch bất xứ nhân, yên đắc tri?” (Trích “Luận ngữ – Lý nhân đệ tứ”)

Phiên âm

Zǐ yuē:“Lǐ rén wèi měi, zé bù chù rén, yān dé zhī?” (“Lúnyǔ·Lǐ rén dì sì”)

Chú âm

子ㄗˇ曰ㄩㄝ:“里ㄌㄧˇ仁ㄖㄣˊ为ㄨㄟˋ美ㄇㄟˇ,择ㄗㄜˊ不ㄅㄨˋ处ㄔㄨˇ仁ㄖㄣˊ,焉ㄧㄢ得ㄉㄜˊ知ㄓ?”(《论ㄌㄨㄣˊ语ㄩˇ·里ㄌㄧˇ仁ㄖㄣˊ第ㄉㄧˋ四ㄙˋ》)

Chú thích

(1) 里仁为美 (Lý nhân vi mỹ): 里 (Lý) ở đây là động từ, nghĩa là cư trú, sinh sống. Mỹ (美) nghĩa là thiện. Cụm này có thể hiểu là sống ở nơi có người nhân đức mới tốt.

(2) 处 (Xứ): cư trú, sinh sống.

(3) 焉得知 (Yên đắc tri): 焉 (Yên) là phó từ, có nghĩa là “thế nào”. 知 (Tri) hiểu là “智” (Trí).

Diễn nghĩa

Khổng Tử nói rằng: “Một thôn làng hoặc khu dân cư có nếp sống thuần phác, trung hậu, nhân đức mới được xem là tốt lành, khi lựa chọn nơi an cư mà không chú ý chọn nơi có nếp sống thuần phác thiện lương, có nhân đức thì sao có thể là người có trí huệ đây?”

Nghiên cứu và phân tích

Sự tu dưỡng đạo đức là việc của tự thân mỗi người, nhưng cũng lại có liên quan với hoàn cảnh bên ngoài nơi mình sinh sống. Chú trọng môi trường sống và lựa chọn bạn bè là vấn đề rất được coi trọng trong Nho gia. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng, sống cùng với người nhân đức, nghe quen tai nhìn quen mắt thì sẽ được ảnh hưởng từ họ; ngược lại thì khó có thể dưỡng thành lòng “nhân từ”. Trong chương này Khổng Tử dạy thế nhân cần lựa chọn hoàn cảnh sinh sống tốt.

Câu hỏi mở rộng

1. Tập thể có ảnh hưởng sâu sắc đối với chúng ta, những yếu tố nào sẽ là ưu tiên để bạn lựa chọn bạn bè? Tại sao?

2. Bạn có hài lòng với khu dân cư mình đang ở không? Nếu không hài lòng lắm, bạn sẽ làm thế nào để giảm bớt sự ảnh hưởng xấu tới mình?

Bạn cảm thấy sự giáo dục của hoàn cảnh có ảnh hưởng tới một người ở những phương diện nào?

Góc kể chuyện

Mạnh mẫu ba lần chuyển nhà

Mạnh Tử lên ba tuổi thì mồ côi cha, được mẹ nuôi dạy khôn lớn. Nhà họ Mạnh ở gần một nghĩa địa nên thường xuyên có các đoàn người đưa tang đi qua cửa. Mạnh Tử liền bắt chước dáng vẻ khóc lóc của đoàn người đưa tang. Mạnh mẫu thấy con trai chơi đùa kiểu như vậy thì rất tức giận, thấy rằng không tốt cho việc học tập của con, nên chuyển nhà vào trong thành.

Vào trong thành, nhà ông ở ngay giữa khu chợ ồn ào, suốt cả ngày nghe tiếng giết mổ lợn, tiếng mua bán, Mạnh Tử và lũ trẻ con hàng xóm lại rủ nhau chơi trò mua bán.

Mạnh mẫu cảm thấy nơi này cũng rất khó chuyên tâm đọc sách, nên một lần nữa chuyển nhà đến đối diện một trường học của quan. Vào ngày mồng một âm lịch hàng tháng, các quan viên ra vào văn miếu, quỳ bái hành lễ cung kính, tiến lui khiêm nhường, Mạnh Tử nhìn thấy, ghi nhớ từng chi tiết một. Mạnh mẫu nghĩ: “Đây mới đúng là nơi ở cho trẻ nhỏ”, liền định cư tại đây.

Một hôm, Mạnh Tử vì không chăm chỉ học tập nên bỏ trốn về nhà. Mạnh mẫu ngay lập tức cầm kéo lên, cắt đứt mảnh vải đang dệt trên khung cửi và nói với Mạnh Tử rằng: “Việc học tập cũng giống như dệt vải, phải dệt từng sợi từng sợi vào với nhau, mới có thể dệt thành một mảnh vải hữu dụng. Con học tập cũng vậy, cần dụng tâm nỗ lực, tích lũy trong một thời gian dài, mới có thể có được thành tựu. Con không chăm chỉ như thế này, làm sao có thể thành tựu đại nghiệp đây?”

Vì rất chú trọng đến sự giáo dục trong những năm tháng tuổi thơ, nên Mạnh mẫu mới biết để ý đến hành vi sai lệch của con mình là do ảnh hưởng từ những hoàn cảnh không tốt. Để Mạnh Tử từ thuở nhỏ có thể đặt tâm tư vào việc học tập mà bà đã ba lần chuyển nhà, lưu lại câu chuyện giáo dục hữu ích “Tích Mạnh mẫu, trạch lân xứ; Tử bất học, đoạn cơ trữ” (Mẹ Mạnh Tử ngày xưa, chọn láng giềng mà ở; Con trốn học về chơi, mẹ cắt vải khung cửi).

Dich từ: https://www.zhengjian.org/node/48868

The post Tinh giải luận ngữ (18): Lý nhân vi mỹ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tinh giải luận ngữ (17): Tế Thần như Thần tạihttps://chanhkien.org/2024/03/tinh-giai-luan-ngu-17-te-than-nhu-than-tai.htmlFri, 08 Mar 2024 03:00:17 +0000https://chanhkien.org/?p=32747[ChanhKien.org] Nguyên văn 祭如在,祭神如神在。子曰:“吾不与(1)祭,如不祭。”(《论语·八佾第三》) Hán Việt Tế như tại, tế Thần như Thần tại. Tử viết: Ngô bất dữ tế, như bất tế. (Trích “Luận ngữ – Bát dật đệ tam”) Phiên âm Jì rú zài, jì shén rú shén zài. Zǐ yuē:“Wú bù yǔ jì, rú bù jì.”(“Lúnyǔ·Bā yì dì sān”) Chú âm 祭ㄐㄧˋ如ㄖㄨˊ在ㄗㄞˋ,祭ㄐㄧˋ神ㄕㄣˊ如ㄖㄨˊ神ㄕㄣˊ在ㄗㄞˋ。子ㄗˇ曰ㄩㄝ:“吾ㄨˊ不ㄅㄨˋ与ㄩˇ(1)祭ㄐㄧˋ,如ㄖㄨˊ不ㄅㄨˋ祭ㄐㄧˋ。”(《论ㄌㄨㄣˊ语ㄩˇ·八ㄅㄚ佾ㄧˋ第ㄉㄧˋ三ㄙㄢ》) […]

The post Tinh giải luận ngữ (17): Tế Thần như Thần tại first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Nguyên văn

祭如在,祭神如神在。子曰:“吾不与(1)祭,如不祭。”(《论语·八佾第三》)

Hán Việt

Tế như tại, tế Thần như Thần tại. Tử viết: Ngô bất dữ tế, như bất tế. (Trích “Luận ngữ – Bát dật đệ tam”)

Phiên âm

Jì rú zài, jì shén rú shén zài. Zǐ yuē:“Wú bù yǔ jì, rú bù jì.”(“Lúnyǔ·Bā yì dì sān”)

Chú âm

祭ㄐㄧˋ如ㄖㄨˊ在ㄗㄞˋ,祭ㄐㄧˋ神ㄕㄣˊ如ㄖㄨˊ神ㄕㄣˊ在ㄗㄞˋ。子ㄗˇ曰ㄩㄝ:“吾ㄨˊ不ㄅㄨˋ与ㄩˇ(1)祭ㄐㄧˋ,如ㄖㄨˊ不ㄅㄨˋ祭ㄐㄧˋ。”(《论ㄌㄨㄣˊ语ㄩˇ·八ㄅㄚ佾ㄧˋ第ㄉㄧˋ三ㄙㄢ》)

Chú thích

(1) 与 (Dữ): tham dự, tham gia.

Diễn nghĩa

Tế tự tổ tiên giống như tổ tiên đang ở trước mặt, tế Thần giống như Thần đang ở trước mặt. Khổng Tử nói: Nếu ta không đích thân tham dự việc tế tự thì cũng bằng như không cử hành tế tự vậy.”

Nghiên cứu và phân tích

Khổng Tử nói tế tự tổ tiên, Thần linh giống như tổ tiên, Thần linh đang thực sự ở trước mặt vậy, đặc biệt nhấn mạnh việc người tham gia tế tự cần thành kính từ trong tâm. Ngày nay chúng ta thường nói “Tín tắc hữu, bất tín tắc một hữu” (Tạm dịch: thà tin là có, chứ không tin là không có), khi tế tự tổ tiên, Thần linh, Khổng Tử đều mang một tấm lòng kiền thành, trang trọng, cung kính, giống như tổ tiên đang ở trước mặt, Thần linh đang ở bên cạnh vậy. Hơn nữa việc Khổng Tử nhất định phải đích thân tế tự tổ tiên, Thần linh cũng thể hiện tấm lòng kính ngưỡng của ông với tổ tiên, Thần linh.

Phong tục dân gian thời Trung quốc cổ đại rất thuần phác, tế tự là một cách thể hiện lòng biết ơn và sự báo đáp của con người đối với những gì Thần lưu lại, những gì tổ tiên để lại cho người đời sau. Khổng Tử rất coi trọng việc tế lễ, cũng rất nghiêm túc tuân thủ các lễ nghi tế tự, trong các kinh điển như “Luận ngữ”, “Lễ ký” đều có rất nhiều ghi chép về việc này.

Văn hóa truyền thống của Trung quốc là văn hóa nửa Thần, trong một khoảng thời gian khá dài là trạng thái nhân Thần đồng tại; khi con người thành kính tin tưởng vào Thần, Thần cũng hiển hiện cho con người, khiến con người có thể cảm thụ được, nhìn thấy, nghe thấy, thực sự tin vào sự tồn tại của Thần, đương nhiên, Thần cũng đang bảo hộ những người tín Thần, đồng thời cũng lưu lại một số ghi chép văn tự, bao gồm hội họa, điêu khắc, âm nhạc.

Câu hỏi mở rộng

Ngày nay, toàn nhân loại có 90% số người là có tín ngưỡng tôn giáo, chùa chiền, đạo quán, giáo đường có ở khắp mọi nơi, mọi người đều thành kính dâng hương, bái lạy, cầu khấn, bạn nhìn nhận như thế nào về hiện tượng này?

Gợi mở tư duy

1- Có thể thảo luận từ một vài phương diện, ví dụ, văn hóa Phật Đạo Thần được lưu truyền qua hàng nghìn năm đã cắm rễ sâu trong tâm khảm mỗi người; khi con người tin tưởng vào Thần, Thần sẽ hiển hiện cho con người, khiến con người càng thêm tin tưởng vào sự tồn tại của Thần; bản tính trở về nguồn cội trong sâu thẳm sinh mệnh thôi thúc con người tìm kiếm chốn trở về của sinh mệnh, đây là kết quả tất yếu…

2- Bạn đã từng có trải nghiệm về “như Thần tại” chưa? Bao gồm cảm nhận khi đến chùa chiền, đạo quán, giáo đường hoặc giấc mơ chân thực. Hãy chia sẻ với mọi người nhé.

Tài liệu đọc hiểu

Chớ tưởng không Thần, Thần đang quản

Vào thời nhà Nguyên, đạo tặc ở Quảng Đông vượt sông Trường Giang, chiếm đóng hai vùng đất Qua Châu và Trấn Giang. Triều đình phải phái đại quân, tập trung tàu chiến thuỷ quân tại Tiêu Sơn để chặn con đường mà bọn cướp có thể đi từ sông thông ra biển. Trong số lính thủy quân có một người họ Lý, vốn là một người lái tàu chiến, nhưng do có công lớn nên được lên làm tổng quan. Hành vi của anh ta rất ngang ngược, ban đêm thường ra ngoài cướp bóc.

Mùa đông năm Bính Thìn, có một đôi vợ chồng già cùng cả gia đình đi thuyền từ Dương Châu về phía nam. Họ lái một chiếc thuyền đánh cá thuận chiều gió đi ngang qua thuyền của Lý tổng quan. Anh này liền dùng dây móc câu giữ thuyền lại, mượn cớ cần tiến hành kiểm tra, dẫn một đám người lên thuyền cá lục soát khoang thuyền, lục lọi hòm tủ, tịch thu toàn bộ hơn hai trăm lạng bạc và một hộp đựng đầy đồ trang sức vàng bạc.

Đôi vợ chồng già không phục, tranh giành qua lại với Lý, hắn liền giở trò uy hiếp hù dọa, khiến họ sợ quá mà đồng ý đưa đồ trang sức cho anh ta, nhưng yêu cầu trả lại số bạc, Lý không đồng ý. Họ lại cầu xin anh ta đừng lấy hết toàn bộ, mà để lại cho họ một ít hành lý và lộ phí, Lý vẫn không đồng ý. Ông lão phẫn nộ nói: “Thế đạo biến đổi không ngừng, chả lẽ không khi nào nhìn thấy ánh sáng ban ngày nữa ư!” rồi quay mũi thuyền, tháo dây neo toan rời đi.

Lý tổng quan e rằng ông lão sẽ tố cáo mình, nên giở mặt nói dối rằng: “Ta chỉ đùa với lão tiên sinh chút thôi! Giờ trời đã tối rồi, không tiện di chuyển đồ đạc. Xin hãy đợi đến sáng sớm mai, ta sẽ trả lại toàn bộ!”. Nói rồi anh ta dùng dây buộc thuyền cá của ông lão vào sát phía dưới thuyền chiến.

Đến nửa đêm, Lý lái tàu đè chìm chiếc thuyền cá, hai vợ chồng ông lão cùng gia đình hai con trai, tổng cộng 11 người đều bị chết chìm. Lý tổng quan dương dương tự đắc. Khi đó có khoảng hơn 20 người ở trên thuyền cùng với Lý, trong đó chỉ có 5 người không tham gia vào vụ mưu sát này, còn lại những người khác đều nhúng tay. Trong số những người không tham gia có một người lính thủy quân là Mỗ Giáp, người này là người nhất mực tín phụng Thần Phật, những lúc không phải ra trận thì anh đều quỳ trên boong tàu để bái Thần niệm Phật. Khi anh ta nghe thấy sự việc giết người cướp của này thì vô cùng lo lắng nói: “Sự việc này tất sẽ dẫn đến báo ứng nghiêm trọng! Chúng ta đều ở trên cùng một con thuyền này, phải làm sao đây?” Đám người Lý tổng quan đều cười nhạo anh là mê tín.

Ngày hôm sau, khi sang thăm bạn ở một chiếc thuyền khác, Lý đột nhiên bị đau đầu, vội vàng gọi tùy tùng chèo thuyền đưa về. Thuyền đến giữa sông, các tay chèo đột nhiên dừng lại không chèo nữa. Lý tổng quan hỏi vì sao lại dừng lại, các tay chèo chỉ vào thuyền của Lý nói: “Mũi tàu đang bị sét đánh, ngài không nhìn thấy Lôi Thần đang đứng trên mũi tàu giận dữ nhìn chằm chằm vào chúng ta sao!” Lý nghe xong tức giận mắng anh ta nói những lời nhảm nhí mê hoặc mọi người, dùng lưng đao đánh mạnh vào anh ta, anh ta bất đắc dĩ đành phải lái thuyền cập vào mạn tàu. Khi Lý tổng quan vừa lên tàu thì một tiếng sét đã giết chết anh ta.

Những người trên tàu thấy mũi tàu bị sét đánh thì đều chạy về đuôi tàu, tiếng sấm sét lại gầm vang lên, cắt tàu làm đôi, nửa sau con tàu cùng toàn bộ người trên đó bị nhấn chìm theo tiếng sấm sét. Lúc này nửa trước của con tàu vẫn nổi trên mặt nước, Mỗ Giáp đang ở khoang dưới đầu tàu niệm Phật, nghe thấy tiếng sét đánh mấy lần liền đi lên boong tàu để xem, chỉ thấy Lý tổng quan đã chết, một chiếc tàu nguyên vẹn giờ chỉ còn một nửa, người cùng thuyền không còn một ai. Mỗ Giáp vô cùng hoảng sợ, giơ tay chụp lấy hành lý, hô hoán cầu cứu, thì có người chèo chiếc thuyền nhỏ đến cứu. Khi Mỗ Giáp vừa lên thuyền, chưa chèo được bao xa lại nghe thấy một tiếng sấm nổ, quay đầu lại nhìn thì thấy nửa phần đầu còn lại của con tàu cũng bị chìm xuống nước.

Những người không tham gia vào vụ mưu sát kia, đều bị sét đánh dạt sang bãi biển bên kia, một lúc lâu sau mới tỉnh lại. Có người hỏi họ tình hình lúc đó, họ đều nói: “Khi Lý tổng quan bị sét đánh chết ở đầu tàu, thì họ cũng chạy theo mọi người đến cuối tàu để tránh sét, trong lúc hoảng hốt thì thấy một vị Thần Kim Giáp ôm lấy mình, rồi như bị mê man đi, hoàn toàn không biết làm thế nào mà sang được đến đây.” Sau này có câu thơ rằng:

Nguyên văn

肆意江中起盗心

伤心巨柁压船沉

隔宵同伙皆天殛

莫道无神却有神

Hán Việt

Tứ ý giang trung khởi đạo tâm

Thương tâm cự đà áp thuyền trầm

Cách tiêu đồng hoả giai thiên cức

Mạc đạo vô Thần khước hữu Thần

Phiên âm

Sì yì jiāng zhōng qǐ dào xīn

Shāng xīn jù duò yā chuán chén

Gé xiāo tóng huǒ jiē tiān jí

Mò dào wú Shén què yǒu Shén

Chú âm

肆ㄙˋ意ㄧˋ江ㄐㄧㄤ中ㄓㄨㄥ起ㄑㄧˇ盗ㄉㄠˋ心ㄒㄧㄣ

伤ㄕㄤ心ㄒㄧㄣ巨ㄐㄩˋ柁ㄉㄨㄛˋ压ㄧㄚ船ㄔㄨㄢˊ沉ㄔㄣˊ

隔ㄍㄜˊ宵ㄒㄧㄠ同ㄊㄨㄥˊ伙ㄏㄨㄛˇ皆ㄐㄧㄝ天ㄊㄧㄢ殛ㄐㄧˊ

莫ㄇㄛˋ道ㄉㄠˋ无ㄨˊ神ㄕㄣˊ却ㄑㄩㄝˋ有ㄧㄡˇ神ㄕㄣˊ

Dịch thơ

Trên sông lòng nổi ý trộm cướp

Thương tâm thuyền cá chìm dòng nước

Hôm sau Trời phạt ác vong thân

Chớ tưởng không Thần, Thần có thực

Bài tập

Hãy nói lên cảm nhận của bạn sau khi đọc câu chuyện này, và chia sẻ những câu chuyện tương tự mà bạn đã được nghe.

Dich từ: https://www.zhengjian.org/node/48868

The post Tinh giải luận ngữ (17): Tế Thần như Thần tại first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tinh giải luận ngữ (16): Ngô hà dĩ quan chi taihttps://chanhkien.org/2024/02/tinh-giai-luan-ngu-16-ngo-ha-di-quan-chi-tai.htmlSat, 24 Feb 2024 03:06:15 +0000https://chanhkien.org/?p=32649[ChanhKien.org] Nguyên văn 子曰:“居上不宽,为礼不敬,临丧不哀,吾何以观之哉?” (《论语·八佾第三》) Hán Việt Tử viết: “Cư thượng bất khoan, vi lễ bất kính, lâm tang bất ai, ngô hà dĩ quan chi tai?” (Trích “Luận ngữ – Bát dật đệ tam”) Phiên âm Zǐ yuē:“Jū shàng bù kuān, wèi lǐ bù jìng, lín sàng bù āi, wú hé yǐ guān zhī […]

The post Tinh giải luận ngữ (16): Ngô hà dĩ quan chi tai first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Nguyên văn

子曰:“居上不宽,为礼不敬,临丧不哀,吾何以观之哉?” (《论语·八佾第三》)

Hán Việt

Tử viết: “Cư thượng bất khoan, vi lễ bất kính, lâm tang bất ai, ngô hà dĩ quan chi tai?” (Trích “Luận ngữ – Bát dật đệ tam”)

Phiên âm

Zǐ yuē:“Jū shàng bù kuān, wèi lǐ bù jìng, lín sàng bù āi, wú hé yǐ guān zhī zāi?” (“Lúnyǔ·Bā yì dì sān”)

Chú âm

子ㄗˇ曰ㄩㄝ:“居ㄐㄩ上ㄕㄤˋ不ㄅㄨˋ宽ㄎㄨㄢ,为ㄨㄟˋ礼ㄌㄧˇ不ㄅㄨˋ敬ㄐㄧㄥˋ,临ㄌㄧㄣˊ丧ㄙㄤˋ不ㄅㄨˋ哀ㄞ,吾ㄨˊ何ㄏㄜˊ以ㄧˇ观ㄍㄨㄢ之ㄓ哉ㄗㄞ?”

Diễn nghĩa

Khổng Tử nói: “Người ở địa vị cao, mà không thể khoan hậu đối đãi với người khác, khi hành lễ không thể cung kính trang nghiêm, khi tham gia tang lễ cũng không bi ai thương xót, tình cảnh kiểu này ta làm sao có thể chịu đựng được?”

Nghiên cứu và phân tích

Khổng Tử chủ trương thực hành “đức trị”, “lễ trị”, điều này trước tiên đặt ra yêu cầu về đạo đức đối với người chấp chính. Nếu một vị quan chấp chính không làm được những yêu cầu về “lễ”, tu dưỡng đạo đức của bản thân không đủ, thì quốc gia đó không thể cai trị được. Cục diện lễ nhạc băng hoại của xã hội thời đó khiến Khổng Tử cảm thấy khó mà dung nhẫn.

Câu hỏi mở rộng

1. Khổng Tử không thể dung nhẫn đối với những ngôn từ và hành vi nào của người nắm quyền chính quốc gia?

2. Người nắm quyền chính quốc gia cần có những phẩm chất nhân cách như thế nào? Tại sao?

(Tham khảo: Thời xưa bậc quân tử nhân đức thu phục người khác bằng đức, một cách tự nhiên sẽ nhận được sự kính mến của bách tính muôn dân và sự quy phục của các nước lân bang)

Tài liệu đọc hiểu

Khổng Tử nói về khoan dung: Chí sát vô đồ (Xét nét thì không có ai theo)

Tử Trương thỉnh giáo Khổng Tử về đạo lý chấp chính, Khổng Tử nói: “Quân tử trị lý dân chúng, không được dùng tiêu chuẩn cao để yêu cầu, không được dùng những mục tiêu xa vời để dẫn dắt họ, cũng không được cưỡng ép dân làm những việc mà họ không thể làm được”.

Tử Trương nói: “Đệ tử xin thành khẩn tiếp thụ giáo huấn của thầy”.

Khổng Tử lại nói: “Trò nhất định phải ghi nhớ, nước nếu như quá trong thì sẽ không có cá, người nếu như xét nét thì sẽ không có ai theo. Bởi vậy vào thời xưa, mũ miện của đế vương có chuỗi ngọc ở phía trước chính là để cho đôi mắt không nhìn quá rõ ràng, dùng miếng vá vải bằng tơ che tai, chính là để tai không quá nhạy bén. Khi trong dân chúng xuất hiện cái ác thì cần phải làm chính trở lại, từ đó có được thành quả”.

Khổng Tử nói tiếp: “Cần thực hành chính sách khoan dung độ lượng, khiến dân chúng tự tìm ra chỗ thiếu sót của bản thân. Cần dựa theo trình độ của dân chúng để dạy dỗ đạo lý cho họ, giúp người dân có thể độc lập suy nghĩ, tự mình tìm ra phương hướng. Người dân phạm phải lỗi nhỏ, không nên tìm trăm phương ngàn kế để lôi ra lỗi sai của họ, mà nên dựa vào những việc làm thiện của dân để miễn xá cho họ, để người dân giống như một người chết được hồi sinh trở lại, như vậy thì dân chúng nhất định sẽ trở nên tốt hơn, và đây cũng chính là thực thi chính sách nhân từ!”

Tử Trương nghe xong thành khẩn nói với Khổng Tử: “Tiên sinh nói chí phải”.

Khổng Tử nói: “Bởi vậy trò cần nghĩ cách khiến cho lời nói của mình có thể nhận được sự tin tưởng của người khác, tốt nhất là hãy khiêm tốn tiếp thu ý kiến của người khác, nếu muốn mệnh lệnh của chính quyền mau chóng được chấp hành, tốt nhất hãy tự mình làm gương trước. Nếu trò có thể làm được những việc này, chứ không phải là trách móc dân chúng, thì sẽ trở thành một người chấp chính tốt”.

“Chí sát vô đồ” chính là nói cần đối đãi với người bằng tấm lòng khoan dung, không thể yêu cầu cao đối với người khác. Làm người ai cũng có khuyết điểm này, khuyết điểm kia, chí sát vô đồ chính là khuyên răn mọi người cần khoan dung, không yêu cầu quá nghiêm khắc đối với người khác, không kỳ vọng quá cao, cần thiện ý tìm ra sở trường, tìm ra những điểm đáng được tôn trọng, đáng được học tập của người khác, từ đó không ngừng hoàn thiện việc tu dưỡng đạo đức của bản thân.

Bài tập về nhà

Sự khoan dung có chỗ nào tốt với người khác và với chính mình? Hãy đưa ra một ví dụ thực tế trong cuộc sống để làm rõ.

Dich từ: https://www.zhengjian.org/node/48868

The post Tinh giải luận ngữ (16): Ngô hà dĩ quan chi tai first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tinh giải luận ngữ (15): Quân thần chi lễhttps://chanhkien.org/2024/02/tinh-giai-luan-ngu-15-quan-than-chi-le.htmlTue, 20 Feb 2024 00:17:09 +0000https://chanhkien.org/?p=32628[ChanhKien.org] Nguyên văn 定公(1)问:“君使臣,臣事君,如之何(2)?”孔子对曰:“君使臣以(3)礼,臣事君以忠。” (《论语·八佾第三》) Hán Việt Định Công (1) vấn: “Quân sử thần, thần sự quân, như chi hà (2)? Khổng Tử đối viết: “Quân sử thần dĩ (3) lễ, thần sự quân dĩ trung”. (Trích “Luận ngữ – Bát dật đệ tam”) Phiên âm Dìng Gōng (1) wèn: “Jūn shǐ chén, chén shì […]

The post Tinh giải luận ngữ (15): Quân thần chi lễ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

[ChanhKien.org]

Nguyên văn

定公(1)问:“君使臣,臣事君,如之何(2)?”孔子对曰:“君使臣以(3)礼,臣事君以忠。” (《论语·八佾第三》)

Hán Việt

Định Công (1) vấn: “Quân sử thần, thần sự quân, như chi hà (2)? Khổng Tử đối viết: “Quân sử thần dĩ (3) lễ, thần sự quân dĩ trung”. (Trích “Luận ngữ – Bát dật đệ tam”)

Phiên âm

Dìng Gōng (1) wèn: “Jūn shǐ chén, chén shì jūn, rú zhī hé (2)?” Kǒngzǐ duì yuē:“Jūn shǐ chén yǐ (3) lǐ, chén shì jūn yǐ zhōng”. (“Lúnyǔ·Bā yì dì sān”)

Chú âm

定ㄉㄧㄥˋ公ㄍㄨㄥ问ㄨㄣˋ:“君ㄐㄩㄣ使ㄕˇ臣ㄔㄣˊ,臣ㄔㄣˊ事ㄕˋ君ㄐㄩㄣ,如ㄖㄨˊ之ㄓ何ㄏㄜˊ?”孔ㄎㄨㄥˇ子ㄗˇ对ㄉㄨㄟˋ曰ㄩㄝ:“君ㄐㄩㄣ使ㄕˇ臣ㄔㄣˊ以ㄧˇ礼ㄌㄧˇ,臣ㄔㄣˊ事ㄕˋ君ㄐㄩㄣ以ㄧˇ忠ㄓㄨㄥ。”(《论ㄌㄨㄣˊ语ㄩˇ·八ㄅㄚ佾ㄧˋ第ㄉㄧˋ三ㄙㄢ》)

Chú thích

(1) Định Công: Là vua nước Lỗ, họ Cơ tên Tống, Định là thụy hiệu. Tại vị từ năm 509 trước công nguyên đến năm 495 trước công nguyên.

(2) Như chi hà: cũng có nghĩa là “như thế nào”.

(3) Dĩ: dùng, sử dụng.

Diễn nghĩa

Lỗ Định Công hỏi Khổng Tử rằng: “Bậc quân chủ nên sai khiến bề tôi như thế nào, còn bề tôi thì nên phụng sự bậc quân chủ như thế nào?” Khổng Tử đáp rằng: “Bậc quân chủ nên chiểu theo lễ mà sai khiến bề tôi, còn bề tôi thì nên phụng sự bậc quân chủ bằng sự trung thành”.

Nghiên cứu và phân tích

“Quân sử thần dĩ lễ, thần sự quân dĩ trung”, đây là nội dung chủ yếu trong lễ quân thần của Khổng Tử. Chỉ cần làm được điểm này thì mối quan hệ giữa quân và thần sẽ được hòa hợp.

Câu hỏi mở rộng

1. Học sinh có thể thực hành “lễ” ở những phương diện nào trong cuộc sống?

(Tham khảo: Hãy thảo luận với anh em, người thân, thầy cô và bạn bè cùng trang lứa trên nhiều phương diện …)

2. Khi giao tiếp với mọi người, trong bất kỳ sự việc gì bạn có yêu cầu người khác cần đối đãi với mình thế nào, mà quên đi yêu cầu chính mình hay không?

Thành ngữ liên quan

Lễ thượng vãng lai: Lễ tiết coi trọng việc có đi có lại. Ý nói rằng khi người khác dùng lễ để đối đãi, thì mình cũng cần phải dùng lễ để hồi báo. Sau này cũng dùng “lễ thượng vãng lai” để mô tả việc người khác đối đãi với bạn như thế nào, thì bạn cũng cần đối đãi lại với người ta như vậy.

Nguyên văn

太上(1)贵德,其次(2)务施报,礼尚(3)往来。往而不来,非礼也;来而不往,亦非礼也。人有礼则安,无礼则危,故曰:“礼者,不可不学也。”夫礼者,自卑而尊人,虽负贩者,必有尊也,而况富贵乎!富贵而知好礼,则不骄、不淫;贫贱而知好礼,则志不慑。(出自《礼记·曲礼上》)

Hán Việt

Thái Thượng (1) quý đức, kỳ thứ (2) vụ thi báo, lễ thượng (3) vãng lai. Vãng nhi bất lai, phi lễ dã; lai nhi bất vãng, diệc phi lễ dã. Nhân hữu lễ tắc an, vô lễ tắc nguy, cố viết: “Lễ giải, bất khả bất học dã”. Thất lễ giả, tự ti nhi tôn nhân, tuy phụ phiến giả, tất hữu tôn dã, nhi huống phú quý hô! Phú quý nhi tri hảo lễ, tắc bất kiêu, bất dâm; bần tiện nhi tri hảo lễ, tắc chí bất nhiếp. (Trích “Lễ ký – Khúc lễ thượng”)

Phiên âm

Tài shàng guì dé, qí cì wù shī bào, lǐ shàng wǎng lái. Wǎng ér bù lái, fēi lǐ yě; lái ér bù wǎng, yì fēi lǐ yě. Rén yǒu lǐ zé ān, wú lǐ zé wēi, gù yuē: “Lǐ zhě, bù kě bù xué yě.” Fū lǐ zhě, zìbēi ér zūn rén, suī fù fàn zhě, bì yǒu zūn yě, ér kuàng fù guì hū! Fù guì ér zhī hǎo lǐ, zé bù jiāo, bù yín; pínjiàn ér zhī hǎo lǐ, zé zhì bù shè. (Chū zì “Lǐ jì·Qū lǐ shàng”)

Chú âm

太ㄊㄞˋ上ㄕㄤˋ贵ㄍㄨㄟˋ德ㄉㄜˊ,其ㄑㄧˊ次ㄘˋ务ㄨˋ施ㄕ报ㄅㄠˋ,礼ㄌㄧˇ尚ㄕㄤˋ往ㄨㄤˇ来ㄌㄞˊ。往ㄨㄤˇ而ㄦˊ不ㄅㄨˋ来ㄌㄞˊ,非ㄈㄟ礼ㄌㄧˇ也ㄧㄝˇ;来ㄌㄞˊ而ㄦˊ不ㄅㄨˋ往ㄨㄤˇ,亦ㄧˋ非ㄈㄟ礼ㄌㄧˇ也ㄧㄝˇ。人ㄖㄣˊ有ㄧㄡˇ礼ㄌㄧˇ则ㄗㄜˊ安ㄢ,无ㄨˊ礼ㄌㄧˇ则ㄗㄜˊ危ㄨㄟ,故ㄍㄨˋ曰ㄩㄝ:“礼ㄌㄧˇ者ㄓㄜˇ,不ㄅㄨˋ可ㄎㄜˇ不ㄅㄨˋ学ㄒㄩㄝˊ也ㄧㄝˇ。”夫ㄈㄨ礼ㄌㄧˇ者ㄓㄜˇ,自ㄗˋ卑ㄅㄟ而ㄦˊ尊ㄗㄨㄣ人ㄖㄣˊ,虽ㄙㄨㄟ负ㄈㄨˋ贩ㄈㄢˋ者ㄓㄜˇ,必ㄅㄧˋ有ㄧㄡˇ尊ㄗㄨㄣ也ㄧㄝˇ,而ㄦˊ况ㄎㄨㄤˋ富ㄈㄨˋ贵ㄍㄨㄟˋ乎ㄏㄨ!富ㄈㄨˋ贵ㄍㄨㄟˋ而ㄦˊ知ㄓ好ㄏㄠˇ礼ㄌㄧˇ,则ㄗㄜˊ不ㄅㄨˋ骄ㄐㄧㄠ、不ㄅㄨˋ淫ㄧㄣˊ;贫ㄆㄧㄣˊ贱ㄐㄧㄢˋ而ㄦˊ知ㄓ好ㄏㄠˇ礼ㄌㄧˇ,则ㄗㄜˊ志ㄓˋ不ㄅㄨˋ慑ㄕㄜˋ。(出ㄔㄨ自ㄗˋ《礼ㄌㄧˇ记ㄐㄧˋ·曲ㄑㄩ礼ㄌㄧˇ上ㄕㄤˋ》)

Chú thích

(1) 太上 (Thái thượng): thời thượng cổ, chỉ thời đại Tam Hoàng Ngũ Đế.

(2) 其次 (Kỳ thứ): chỉ thời kỳ Tam Vương.

(3) 尚 (Thượng): chỉ chú trọng, coi trọng.

Diễn giải

“Lễ ký” là một trong những điển tịch của Nho gia, do Đới Thánh triều Hán biên soạn, là một trong 13 kinh điển của Nho gia, đa số nội dung là được các đệ tử của Khổng Tử và các học giả đời sau ghi chép lại. Nội dung trong sách đều là những nghi thức lễ nghi phong tục thời thượng cổ và chế độ chính trị trong lý tưởng Nho gia. Trong “Lễ ký – Khúc lễ thượng” có đề cập rằng, vào thời thượng cổ con người có tấm lòng thuần phác, phàm việc gì cũng không có chuẩn tắc mà chỉ hành xử chiểu theo thành ý trong tâm; đến thời đại văn minh, mới chú trọng đến mối quan hệ qua lại giữa cho và nhận, nhận được ân huệ của người khác thì cũng cần hồi báo ân huệ cho người ta. Nếu như nhận ân huệ mà không báo đáp, thì cũng không hợp lễ; nếu như nhận báo đáp của người mà không tặng ân huệ cho người, thì cũng không hợp lễ. Quan hệ giữa người và người nhờ có lễ mà có thể duy trì sự hài hòa, nếu không có lễ, thì sẽ phát sinh những mối nguy. Vì vậy lễ là điều nhất định cần phải học. “Lễ thượng vãng lai” dùng để ví von việc khi người khác dùng lễ để đối đãi mình thì mình cần dùng lễ để hồi báo.

Bài tập

Khi mà bạn dùng lễ để đối đãi người khác, nhưng đối phương lại không “lễ thượng vãng lai” thì bạn sẽ nhìn nhận về bản thân và đối phương như thế nào?

(Tham khảo: 1. Hướng dẫn học sinh xem xét việc thực hành lễ của mình, có bị thái quá hoặc có tâm mục đích hay không? 2. Bồi dưỡng cho trẻ nhỏ mỹ đức khoan dung đối đãi với sự thiếu sót của người khác.)

Dich từ: https://www.zhengjian.org/node/48868

The post Tinh giải luận ngữ (15): Quân thần chi lễ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tinh giải Luận ngữ (14): Lòng nhân đứchttps://chanhkien.org/2024/02/tinh-giai-luan-ngu-14-long-nhan-duc.htmlMon, 05 Feb 2024 01:32:04 +0000https://chanhkien.org/?p=32519[ChanhKien.org] Nguyên văn 子曰:“人而不仁(1),如礼何(2)?人而不仁,如乐(3)何?”(《论语·八佾第三》) Hán Việt Tử viết: “Nhân nhi bất nhân (1), như lễ hà (2)? Nhân nhi bất nhân, như nhạc (3) hà?” (“Luận ngữ – Bát dật đệ tam”) Phiên âm Zǐ yuē: “Rén ér bù rén, rú lǐ hé? Rén ér bù rén, rú yuè hé?” Chú âm 子ㄗˇ曰ㄩㄝ:“人ㄖㄣˊ而ㄦˊ不ㄅㄨˋ仁ㄖㄣˊ,如ㄖㄨˊ礼ㄌㄧˇ何ㄏㄜˊ?人ㄖㄣˊ而ㄦˊ不ㄅㄨˋ仁ㄖㄣˊ,如ㄖㄨˊ乐ㄌㄜˋ何ㄏㄜˊ?” Chú thích […]

The post Tinh giải Luận ngữ (14): Lòng nhân đức first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

[ChanhKien.org]

Nguyên văn

子曰:“人而不仁(1),如礼何(2)?人而不仁,如乐(3)何?”(《论语·八佾第三》)

Hán Việt

Tử viết: “Nhân nhi bất nhân (1), như lễ hà (2)? Nhân nhi bất nhân, như nhạc (3) hà?” (“Luận ngữ – Bát dật đệ tam”)

Phiên âm

Zǐ yuē: “Rén ér bù rén, rú lǐ hé? Rén ér bù rén, rú yuè hé?”

Chú âm

子ㄗˇ曰ㄩㄝ:“人ㄖㄣˊ而ㄦˊ不ㄅㄨˋ仁ㄖㄣˊ,如ㄖㄨˊ礼ㄌㄧˇ何ㄏㄜˊ?人ㄖㄣˊ而ㄦˊ不ㄅㄨˋ仁ㄖㄣˊ,如ㄖㄨˊ乐ㄌㄜˋ何ㄏㄜˊ?”

Chú thích

(1) 不仁 (Bất nhân): Không có tấm lòng nhân đức, tức là phẩm đức xấu xa.

(2) 如礼何 (Như lễ hà): 如 (Như), nghĩa là “làm thế nào”. 礼 (Lễ) chỉ lễ tiết (phép lịch sự), là thái độ đối với chữ “仁”(Nhân).

(3) 乐 (Nhạc): Chỉ nhạc luật âm điệu.

Diễn nghĩa

Khổng Tử nói: “Một người nếu như không có lòng nhân đức, thì nói gì đến lễ? Một người nếu như không có lòng nhân đức, thì nói gì đến nhạc?”

Nghiên cứu và phân tích

Chương này cho thấy sự coi trọng của Khổng Tử đối với phẩm đức của chữ “仁” (Nhân). Nếu một người ngay cả tấm lòng nhân đức cơ bản nhất cũng không có thì cũng không cần bàn đến những việc khác!

Góc kể chuyện

15 lạng, đại hoả hoạn

Ở vùng Phụ Dương tỉnh An Huy có một khu chợ tên là Vương Thị Tập, ở đó đường phố tấp nập, người đi lại và mua bán rất nhiều. Nhưng thời ấy, những thương nhân ở đó lòng dạ không tốt.

Mọi người thường nói rằng mười người buôn chín kẻ gian, lòng người không công bằng, thương nhân ở đó bán hàng cho người ta đều tính 15 lạng là một cân (người thời đó dùng loại cân mà một cân bằng 16 lạng), rút bớt đi một lạng của khách hàng. Lâu dần, mọi người cũng không tranh luận nữa. Nhưng Thần sẽ không để cho người ta mãi không có lương tâm như vậy được.

Chính vào lúc này thì xảy ra một việc, có một người hô lớn trên đường phố rằng: “15 lạng, đại hoả hoạn…” Cứ hôm nào gặp buổi họp chợ là anh ta lại hô lớn như thế suốt cả ngày, mọi người đều bảo rằng anh ta bị thần kinh, không ai thèm để ý đến.

Một hôm người này không còn hô lớn nữa thì cũng chính vào ngày đó, các cửa tiệm nhỏ đều bị cháy rụi. Nhưng có một nhà không bị cháy, về sau người ta mới biết được rằng cửa tiệm này đều bán đủ 16 lạng một cân cho mọi người.

Câu chuyện cho chúng ta biết rằng, nếu người ta không thể mua bán bằng tấm lòng lương thiện của mình, thì cho dù có kiếm được nhiều tiền cũng sẽ tạo thành “nghiệp” lực chiếm tiện nghi của người khác, không chừng đến một ngày nào đó sẽ có thiên tai thực sự đến trừng trị; ngược lại, người có tấm lòng nhân hậu có thể sẽ không có được lợi ích tức thì nhưng tương lai nhất định có thể có được đại phúc báo.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/48868

The post Tinh giải Luận ngữ (14): Lòng nhân đức first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tinh giải luận ngữ (13): Lâm Phóng hỏi về cái gốc của Lễhttps://chanhkien.org/2024/02/tinh-giai-luan-ngu-13-lam-phong-hoi-ve-cai-goc-cua-le.htmlFri, 02 Feb 2024 03:24:13 +0000https://chanhkien.org/?p=32497[ChanhKien.org] Nguyên văn 林放(1)问礼之本(2)。子曰:“大哉(3)问!礼,与其奢(4)也,宁俭(5)。丧,与其易(6)也,宁戚(7)。” (《论语·八佾第三》) Hán Việt Lâm Phóng (1) vấn lễ chi bản (2). Tử viết: “Đại tai (3) vấn! Lễ, dữ kỳ xa (4) dã, ninh kiệm (5). Tang, dữ kỳ dịch (6) dã, ninh thích (7).” (Trích “Luận ngữ – Bát dật đệ tam”) Phiên âm Lín Fàng wèn lǐ zhī běn. […]

The post Tinh giải luận ngữ (13): Lâm Phóng hỏi về cái gốc của Lễ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Nguyên văn

林放(1)问礼之本(2)。子曰:“大哉(3)问!礼,与其奢(4)也,宁俭(5)。丧,与其易(6)也,宁戚(7)。” (《论语·八佾第三》)

Hán Việt

Lâm Phóng (1) vấn lễ chi bản (2). Tử viết: “Đại tai (3) vấn! Lễ, dữ kỳ xa (4) dã, ninh kiệm (5). Tang, dữ kỳ dịch (6) dã, ninh thích (7).” (Trích “Luận ngữ – Bát dật đệ tam”)

Phiên âm

Lín Fàng wèn lǐ zhī běn. Zǐ yuē:“Dàzāi wèn! Lǐ, yǔ qí shē yě, níng jiǎn. Sàng, yǔ qí yì yě, níng qī.”

Chú âm

林ㄌㄧㄣˊ放ㄈㄤˋ (1)问ㄨㄣˋ礼ㄌㄧˇ之ㄓ本ㄅㄣˇ (2)。子ㄗˇ曰ㄩㄝ:“大ㄉㄚˋ哉ㄗㄞ(3)问ㄨㄣˋ!礼ㄌㄧˇ,与ㄩˇ其ㄑㄧˊ奢ㄕㄜ(4)也ㄧㄝˇ,宁ㄋㄧㄥˊ俭ㄐㄧㄢˇ (5)。丧ㄙㄤˋ,与ㄩˇ其ㄑㄧˊ易ㄧˋ (6)也ㄧㄝˇ,宁ㄋㄧㄥˊ戚ㄑㄧ(7)。”

Chú thích

(1) 林放(Lâm Phóng): người nước Lỗ thời Xuân Thu, là học trò của Khổng tử.

(2) 本 (Bản): ý là căn bản.

(3) 大哉 (Đại tai): từ dùng để khen ngợi.

(4) 奢 (Xa): xa xỉ.

(5) 奢 (Kiệm): là tiết kiệm.

(6) 易 (Dịch): chỉ lễ tiết, nghi thức của tang lễ.

(7) 戚 (Thích): đau buồn, bi ai

Diễn nghĩa

Lâm Phóng hỏi Khổng Tử điều căn bản của lễ là gì. Khổng Tử đáp: “Câu hỏi của trò rất hay! Theo lễ mà nói, thay vì quá ư xa xỉ lãng phí, chẳng thà tiết kiệm giản đơn. Khi cử hành đại sự tang lễ, thay vì quá ư chú trọng hình thức và bề ngoài của những lễ nghi rườm rà phức tạp, chẳng thà đau buồn từ trong tâm.”

Nghiên cứu và phân tích

Trong chương này, Khổng Tử đã làm rõ tính trọng yếu của lễ pháp (ý là “kỷ cương, phép tắc của xã hội”).

Câu hỏi mở rộng

1- Bạn hãy nghĩ xem những hành vi nào của bạn học xứng đáng để mọi người học hỏi?

2- Bạn suy nghĩ xem những hành vi về phương diện nào của mình là không phù hợp với lễ pháp?

3- Tôi nên làm thế nào cho tốt hơn?

Góc kể chuyện

Trưởng tôn Khánh Minh thủ lễ

Thời bắc Ngụy có một vị tên là Trưởng Tôn Khánh Minh, được hoàng đế ban cho cái tên là Tố Kiệm, nên ông còn được gọi là Trưởng Tôn Kiệm. Kiệm từ nhỏ đã là người hành xử đoan chính, có phẩm hạnh cao thượng, cho dù là ở trong nhà của mình thì hàng ngày cũng đều vô cùng trang nghiêm, vì thế Ngụy Văn Đế rất coi trọng ông.

Đương thời, vùng Kinh Tương mới được thu phục quy hàng, Văn Đế lệnh cho trưởng tôn Kiệm đi thống lĩnh. Trưởng Tôn Kiệm đảm nhiệm chức đô đốc thống lĩnh 12 châu, vì Kinh Tương lúc đó vẫn là vùng đất hoang vu man di, từ trước tới nay hậu bối không phụng dưỡng trưởng bối, Trưởng Tôn Kiệm cảm thấy cần phải vứt bỏ tập tục xấu này, vì vậy ông đã giáo dục họ về đạo lý hiếu đễ, phong tục dân gian địa phương đã dần trở nên thiện lương.

Sau đó Trưởng Tôn Kiệm lên làm quan thượng thư. Có một lần, trong khi trò chuyện với các quan đại thần hoàng đế nói: “Vị thượng thư Trưởng Tôn này, là người hành xử đoan chính và trang nghiêm, giữ lễ nghĩa trang trọng, các hiền khanh nên noi theo đức hạnh của ông ấy, có giữ lễ thì mới có thể giữ được cái gốc cho dân.”

Câu chuyện này nói cho chúng ta rằng người thủ lễ đoan chính sẽ có thể lặng lẽ cảm hóa mọi người xung quanh, khi gặp họ chúng ta tất nhiên sẽ cung kính nể phục. Bởi vậy nếu chúng ta muốn có được sự kính trọng của người khác, thì trước tiên cần có hành vi đoan trang, đây chính là đạo lý tự trọng nhi nhân trọng (tạm dịch: bản thân tự trọng nên khiến người khác tôn trọng mình.)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/48868

The post Tinh giải luận ngữ (13): Lâm Phóng hỏi về cái gốc của Lễ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tinh giải luận ngữ (12): Nhân nhi vô tín, bất tri kỳ khả dãhttps://chanhkien.org/2024/01/tinh-giai-luan-ngu-12-nhan-nhi-vo-tin-bat-tri-ky-kha-da.htmlFri, 26 Jan 2024 04:09:54 +0000https://chanhkien.org/?p=32441[ChanhKien.org] Nguyên văn 子曰:“人而无信,不知其可也。大车无輗(1),小车无軏(2),其何以行之哉?” (《论语·为政第二》) Hán Việt Tử viết: “Nhân nhi vô tín, bất tri kỳ khả dã. Đại xa vô nghê (1), tiểu xa vô nghê (2), kỳ hà dĩ hành chi tai?” (Trích “Luận ngữ – Vi chính đệ nhị”). Phiên âm Zǐ yuē: “Rén ér wú xìn, bùzhī qí kě yě. Dà […]

The post Tinh giải luận ngữ (12): Nhân nhi vô tín, bất tri kỳ khả dã first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Nguyên văn

子曰:“人而无信,不知其可也。大车无輗(1),小车无軏(2),其何以行之哉?” (《论语·为政第二》)

Hán Việt

Tử viết: “Nhân nhi vô tín, bất tri kỳ khả dã. Đại xa vô nghê (1), tiểu xa vô nghê (2), kỳ hà dĩ hành chi tai?” (Trích “Luận ngữ – Vi chính đệ nhị”).

Phiên âm

Zǐ yuē: “Rén ér wú xìn, bùzhī qí kě yě. Dà chē wú ní, xiǎochē wú yuè, qí héyǐ xíng zhī zāi?”

Chú âm

子ㄗˇ曰ㄩㄝ:“人ㄖㄣˊ而ㄦˊ无ㄨˊ信ㄒㄧㄣˋ,不ㄅㄨˋ知ㄓ其ㄑㄧˊ可ㄎㄜˇ也ㄧㄝˇ。大ㄉㄚˋ车ㄔㄜ无ㄨˊ輗ㄋㄧˊ,小ㄒㄧㄠˇ车ㄔㄜ无ㄨˊ軏ㄩㄝˋ,其ㄑㄧˊ何ㄏㄜˊ以ㄧˇ行ㄒㄧㄥˊ之ㄓ哉ㄗㄞ?

Chú thích

1. 輗 (Nghê): đồng âm với từ “尼” (Ni), chỉ cái đòn gỗ trên thanh ngang trước càng xe của xe lớn thời cổ đại. Xe lớn (đại xa) là chỉ “xe bò”.

2. 軏 (Nguyệt): đồng âm với từ “月” (Nguyệt), chỉ cái chốt gỗ trên thanh ngang trước càng xe của xe nhỏ thời cổ đại. Không có nghê “輗” và nguyệt “軏” thì cả xe lớn và xe nhỏ đều không đi được.

Diễn nghĩa

Khổng Tử nói: “Một người không coi trọng chữ tín thì không biết người đó lập thân xử thế như thế nào. Giống như chiếc xe lớn không có đòn xe (tức nghê 輗) và chiếc xe nhỏ không có chốt (tức nguyệt 軏) thì chúng dựa vào cái gì để chuyển động đây?”

Nghiên cứu và phân tích

Tín, là một trong những chuẩn tắc luân lý truyền thống của Nho gia. Khổng Tử cho rằng “tín” là cơ điểm cho việc lập thân xử thế. Trong “Luận ngữ”, tín có hai hàm nghĩa: Một là tín nhiệm, tức là có được sự tín nhiệm của người khác; hai là tin tưởng người khác. Trong những bài viết khác của “Luận ngữ” như “Tử Trương”, “Dương Hóa”, “Tử Lộ”, đều đề cập đến đạo đức của chữ “tín”.

Câu hỏi mở rộng

Bình thường, trong giao tiếp với mọi người bạn có chỗ nào chưa làm được thành tín? Nếu chưa thì tại sao?

(Tham khảo: Thầy cô giáo có thể hướng dẫn học sinh, ngoài việc nói về sự quan trọng của thành tín, cũng cần nhắc nhở học sinh không hứa hẹn một cách dễ dàng, nhưng một khi đã hứa thì nhất định phải thực hiện lời hứa.)

Câu chuyện thành ngữ

Béo vì nuốt lời

Vào thời Xuân Thu, nước Lỗ có một vị đại thần tên là Mạnh Vũ, tước Bá, ông có một tật xấu lớn nhất là nói mà không giữ lời. Một hôm Lỗ Ai Công mở yến tiệc thiết đãi quần thần, Mạnh Vũ cũng tham gia. Trên bàn tiệc, Mạnh Vũ không ưa một vị đại thần khác là Trịnh Trọng, liền cố ý hỏi ông ấy: “Trịnh tiên sinh sao càng ngày càng béo vậy?” Ai Công nghe thấy vậy nói: “Một người thường nuốt cả những lời hứa của mình thì đương nhiên sẽ béo lên rồi!”

Triều nhà Tấn có một người tên là Ân Tiễn. Ông ấy đã từng làm thái thú quận Dự Chương, khi ông miễn nhiệm rời Dự Chương về kinh thành, rất nhiều người đã nhờ ông đưa thư và ông đều đồng ý. Khi đến bờ sông Trường Giang ông liền ném những bức thư này xuống sông và nói: “Hãy xuống nước hết đi! Muốn chìm muốn nổi thế nào thì tùy các ngươi, Ân Tiễn ta không làm thái thú nữa, nhưng cũng không thể làm người đưa thư cho người ta được!”

“Béo vì nuốt lời” là chỉ không giữ chữ tín.

(Trích “Tả truyện – Ai Công nhị thập ngũ niên” và “ Thế thuyết tân ngữ”)

Thành ngữ khác: Lời hứa ngàn vàng (一诺千金 – Nhất nặc thiên kim)

Bài tập về nhà

Không chỉ không được dễ dàng hủy bỏ lời hứa với người khác, mà lời hứa với chính mình cũng cần phải thực hiện. Vào buổi học tiếp theo, hãy chia sẻ cụ thể với mọi người, trong năm tới, bạn muốn cổ vũ bản thân như thế nào để đạt được mục tiêu?

(Tham khảo: Ví dụ tôi muốn sửa đổi tật xấu nằm ườn trên giường; tôi muốn giúp mẹ rửa bát hàng ngày,… và tự đưa ra những yêu cầu cho chính mình, chắc chắn bạn sẽ lên được tầng cao hơn!)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/48868

The post Tinh giải luận ngữ (12): Nhân nhi vô tín, bất tri kỳ khả dã first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tinh giải luận ngữ (11): Tam thập nhi lậphttps://chanhkien.org/2024/01/tinh-giai-luan-ngu-11-tam-thap-nhi-lap.htmlFri, 19 Jan 2024 02:25:26 +0000https://chanhkien.org/?p=32404[ChanhKien.org] Nguyên văn 子曰:“吾十有(1)五而志于学,三十而立,四十而不惑(2),五十而知天命(3),六十而耳顺,七十而从心所欲,不逾矩(4)。” (《论语·为政第二》) Hán Việt Tử viết: “Ngô thập hữu (1) ngũ nhi chí vu học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc (2), ngũ thập nhi tri thiên mệnh (3), lục thập nhi nhĩ thuận, thất thập nhi tòng tâm sở dục, bất du củ (4)”. (Trích “Luận ngữ – […]

The post Tinh giải luận ngữ (11): Tam thập nhi lập first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Nguyên văn

子曰:“吾十有(1)五而志于学,三十而立,四十而不惑(2),五十而知天命(3),六十而耳顺,七十而从心所欲,不逾矩(4)。” (《论语·为政第二》)

Hán Việt

Tử viết: “Ngô thập hữu (1) ngũ nhi chí vu học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc (2), ngũ thập nhi tri thiên mệnh (3), lục thập nhi nhĩ thuận, thất thập nhi tòng tâm sở dục, bất du củ (4)”. (Trích “Luận ngữ – Vi chính đệ nhị”)

Phiên âm

Zǐ yuē: “Wú shí yǒu wǔ ér zhì yú xué, sānshí ér lì, sìshí ér bù huò, wǔshí ér zhī tiānmìng, liùshí ér ěr shùn, qīshí ér cóng xīn suǒ yù, bù yú jǔ.”

Chú âm

子(ㄗˇ) 曰(ㄩㄝ):“吾(ㄨˊ) 十(ㄕˊ) 有(ㄧㄡˇ) 五(ㄨˇ) 而(ㄦˊ) 志(ㄓˋ) 於(ㄩˊ) 学(ㄒㄩㄝˊ),三(ㄙㄢ) 十(ㄕˊ) 而(ㄦˊ) 立(ㄌㄧˋ),四(ㄙˋ) 十(ㄕˊ) 而(ㄦˊ) 不(ㄅㄨˋ) 惑(ㄏㄨㄛˋ), 五(ㄨˇ) 十(ㄕˊ) 而(ㄦˊ) 知(ㄓ) 天(ㄊㄧㄢ) 命(ㄇㄧㄥˋ),六(ㄌㄧㄡˋ) 十(ㄕˊ) 而(ㄦˊ) 耳(ㄦˇ) 順(ㄕㄨㄣˋ),七(ㄑㄧ) 十(ㄕˊ) 而(ㄦˊ) 從(ㄘㄨㄥˊ) 心(ㄒㄧㄣ) 所(ㄙㄨㄛˇ) 欲(ㄩˋ),不(ㄅㄨˋ) 踰(ㄩˊ) 矩(ㄐㄩˇ) (4)。”

Chú thích

(1) 有 (Hữu): đồng âm, đồng nghĩa với từ “又”(hựu).

(2) 惑 (Hoặc): mê hoặc.

(3) 天命 (Thiên mệnh): chỉ sự việc không thể chi phối bởi sức mạnh của con người.

(4) 逾矩 (Du củ): vượt ra ngoài khuôn phép.

Diễn nghĩa

Khổng Tử nói: “Ta 15 tuổi lập chí học tập, 30 tuổi có thể tự lập, 40 tuổi không bị mê hoặc bởi những hiện tượng bề mặt của ngoại cảnh, 50 tuổi hiểu được thiên mệnh là gì, 60 tuổi có thể lắng nghe và đối đãi chính xác với những ý kiến khác nhau, 70 tuổi có thể làm theo ý muốn của mình mà không vượt ra ngoài khuôn phép”.

Nghiên cứu và phân tích

Đây là lời tự thuật của Khổng Tử về cuộc đời của mình, cũng chính là quá trình từng bước đề cao cảnh giới tư tưởng thuận theo tuổi tác tăng lên.

Thời thiếu niên, học đạo với ý chí bền bỉ; thời thanh niên có thể tự lập trong đạo, kiên định không thay đổi; thời tráng niên tâm trí thanh tỉnh không mê không hoặc; người biết được thiên mệnh là đã hiểu tận được lý này; người thuận theo thiên mệnh gặp việc gì cũng có thể thông tỏ; làm theo ý muốn mà không vượt ra ngoài khuôn phép thì đã là ở trong đạo. Khổng Tử đã nói cho chúng ta biết những cảnh giới cần đạt được trong việc tu dưỡng của đời người, đây không phải là việc trong một sớm một chiều, mà phải tiến dần lên theo trình tự, phải nỗ lực suốt cả một đời. Khổng Tử còn nói cho chúng ta rằng, sự đề cao của tu dưỡng đạo đức là quá trình đồng hóa tư tưởng, hành vi với đạo, cuối cùng mới có thể hoàn toàn đắm mình trong đạo.

Câu hỏi mở rộng

1. Khổng Tử nói “tứ thập bất hoặc”, bạn nghĩ xem chúng ta “hoặc” (mê hoặc, mê mờ) ở chỗ nào? Làm thế nào để có thể làm được “bất hoặc” (không bị mê hoặc, không bị mê mờ)?

2. Bạn nhìn nhận như thế nào về thiên mệnh? “Nhân định thắng thiên” có đúng không?

3. Để làm được “nhĩ thuận” thì phải trang bị sự tu dưỡng cá nhân như thế nào?

Góc kể chuyện

Lạc thiên tri mệnh

Lạc thiên tri mệnh chính là thuận theo sự biến đổi của thiên ý, biết được mệnh số, vui vẻ với thiên nhiên. Câu nói trên xuất từ “Dịch Kinh – Hệ từ”: “Lạc thiên tri mệnh, cố bất ưu”.

Người xưa giảng rằng “Tử sinh hữu mệnh, phú quý tại thiên”. Vì vậy một người cần chú trọng tu dưỡng thân tâm của mình, bất kể khi khốn khó hay lúc hiển đạt, đều phải thuận theo tự nhiên, cần biết rằng tất cả quá khứ và tương lai đều không chỉ là do bản thân mình quyết định, không được oán trời trách người, như vậy tự nhiên sẽ được vui vẻ. Chiến thắng là vui, xả bỏ cũng là vui; thu hoạch là vui, trồng trọt cũng là vui; gảy đàn đối thơ ngâm thơ là vui, đốt trầm yên tĩnh đọc sách cũng là vui; trị quốc bình thiên hạ là vui, “hái cúc dưới hàng rào phía Đông, thong thả nhìn ngắm Nam Sơn” (bài Ẩm tửu kỳ 05 của Đào Tiềm) cũng là vui.

Khổng Tử nói: Không hiểu được thiên mệnh, thì không thể trở thành bậc quân tử. Thực ra, những nỗi khổ của đời người chẳng qua là quá ư chấp trước vào công danh lợi lộc, tựa như tiền tài, danh vọng, địa vị. Nhưng vạn sự ở thế gian đều là có nhân duyên, chứ không phải ông trời thuận theo ý muốn của con người. Nếu có những ham muốn vật chất quấn thân, con người đương nhiên sẽ không thoát ra được, cũng không vui vẻ lên được. Thử nghĩ một chút, một người không thuận theo thiên mệnh, tham lam vô độ, ảo vọng hão huyền thì tự nhiên sẽ đi ngược lại với con đường của bậc quân tử. Một người đối với sinh tử, phú quý đều thuận theo tự nhiên, nhưng người ấy hoàn toàn có thể gắng hết sức làm những việc mà bản thân có thể làm được, như là rèn giũa tiết hạnh, nâng cao đạo đức, phát triển sự nghiệp, thì chính là bậc quân tử rồi.

Có một lần, Khổng Tử bị người thành Quảng ở nước Vệ bao vây, Khổng Tử vẫn ở trong phòng gảy đàn ca xướng với thần thái an nhiên. Tử Lộ chạy vào thấy vậy hỏi: “Thưa thầy, sao thầy vẫn có tâm trạng gảy đàn ca xướng?” Khổng Tử nói: “Trọng Do, để thầy nói cho con biết nhé! Ta từ lâu đã muốn thoát khỏi vòng vây, nhưng vẫn là không thể tránh được, đây là thiên mệnh! Ta từ lâu đã muốn tìm kiếm sự giác ngộ, kết quả vẫn không được, đây là thời vận không tốt. Vào thời đại Nghiêu Thuấn, thiên hạ không có ai không được như ý, không phải là do trí huệ con người cao minh; vào thời Kiệt Trụ, thiên hạ không có ai được đắc ý, cũng không phải do trí huệ con người thấp kém, là thời thế tạo thành như vậy. Ta biết rằng sự nguy nan chính là vận mệnh, muốn vượt qua cần phải chờ thời cơ. Đối diện tai họa mà không sợ hãi, đây chính là dũng khí của bậc thánh nhân. Trọng Do à! Con đi nghỉ ngơi đi! Ta là thuận theo thiên mệnh mà làm, người thành Quảng thì có thể đối với ta như thế nào đây?” Đến ngày thứ năm trong vòng vây, quả nhiên có một vị tướng quân đến tạ tội, nói: “Mấy hôm trước, chúng tôi hiểu nhầm rằng ngài là Dương Hổ dẫn quân đến quấy rối thành Quảng, nên đã khiến phu tử phải chịu ủy khuất. Thật là mạo phạm, mong phu tử thứ tội”. Khổng Tử cuối cùng cũng được giải vây.

Khổng Tử đề xướng, không chỉ cần “tri thiên mệnh” mà còn phải “úy thiên mệnh”. Chữ “úy” này có ý là “kính sợ”, có nghĩa là tấm lòng cung kính và sự phục tùng đối với thiên mệnh của con người, và sự độ lượng tri mệnh nhi hành.

Bài tập về nhà

Trò chuyện với người lớn tuổi, xem xem cuộc đời họ đã trải qua như thế nào và nhận thức như thế nào, so sánh với Khổng Tử và nghĩ xem mình nên làm như thế nào để bước đi đúng trên con đường nhân sinh.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/48868

The post Tinh giải luận ngữ (11): Tam thập nhi lập first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tinh giải luận ngữ (10): Tử Hạ vấn hiếuhttps://chanhkien.org/2023/12/tinh-giai-luan-ngu-10-tu-ha-van-hieu.htmlSat, 30 Dec 2023 02:41:24 +0000https://chanhkien.org/?p=32228[ChanhKien.org] Nguyên văn 子夏问孝。子曰:“色难(1)。有事,弟子(2)服其劳;有酒食(3),先生馔(4),曾(5)是以为孝乎?”(《论语·为政第二》) Hán Việt Tử Hạ vấn hiếu. Tử viết: “Sắc nan (1). Hữu sự, đệ tử (2) phục kỳ lao; hữu tửu thực (3), tiên sinh soạn (4), tằng (5) thị dĩ vi hiếu hồ?” (Trích “Luận ngữ – Vi chính đệ nhị”) Phiên âm Zǐ xià wèn xiào. Zǐ yuē :“Sè […]

The post Tinh giải luận ngữ (10): Tử Hạ vấn hiếu first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Nguyên văn

子夏问孝。子曰:“色难(1)。有事,弟子(2)服其劳;有酒食(3),先生馔(4),曾(5)是以为孝乎?”(《论语·为政第二》)

Hán Việt

Tử Hạ vấn hiếu. Tử viết: “Sắc nan (1). Hữu sự, đệ tử (2) phục kỳ lao; hữu tửu thực (3), tiên sinh soạn (4), tằng (5) thị dĩ vi hiếu hồ?” (Trích “Luận ngữ – Vi chính đệ nhị”)

Phiên âm

Zǐ xià wèn xiào. Zǐ yuē :“Sè nán. Yǒu shì, dì zǐ fú qí láo, yǒu jiǔ shí, xiān shēng zhuàn, céng shì yǐ wèi xiào hū ?”

Chú âm

子(ㄗˇ) 夏(ㄒㄧㄚˋ) 問(ㄨㄣˋ) 孝(ㄒㄧㄠˋ)。 子(ㄗˇ) 曰(ㄩㄝ):“色(ㄙㄜˋ) 難(ㄋㄢˊ)。有(ㄧㄡˇ) 事(ㄕˋ), 弟(ㄉㄧˋ) 子(ㄗˇ ) 服(ㄈㄨˊ) 其(ㄑㄧˊ) 勞(ㄌㄠˊ);有(ㄧㄡˇ) 酒(ㄐㄧㄡˇ) 食(ㄕˊ),先(ㄒㄧㄢ) 生(ㄕㄥ) 饌(ㄓㄨㄢˋ),曾(ㄘㄥˊ) 是(ㄕˋ) 以(ㄧˇ) 为(ㄨㄟˊ) 孝(ㄒㄧㄠˋ) 乎(ㄏㄨ)?”

Chú thích

1. 色难 (sắc nan): Có hai cách giải thích: Cách giải thích thứ nhất là khi phụng dưỡng cha mẹ, có thể giữ vẻ mặt vui vẻ hòa nhã là khó nhất; chữ “sắc” ở đây là chỉ sắc mặt của con cái. Cách giải thích thứ hai là con cái có thể lựa theo sắc mặt của cha mẹ là khó nhất; chữ “sắc” ở đây là chỉ sắc mặt của cha mẹ. “Sắc” nghĩa là sắc mặt, “nan” nghĩa là “khó khăn”, làm được không dễ dàng.

2. 弟子 (đệ tử): Chỉ người nhỏ tuổi như là thế hệ sau, con cái.

3. 食 (thực): Chỉ cơm, đồ ăn.

4. 先生馔 (tiên sinh soạn): Tiên sinh là chỉ người lớn tuổi hoặc cha mẹ. Soạn nghĩa là ăn uống, dùng bữa.

5. 曾 (tằng): Thính là, lại là, lẽ nào.

Diễn nghĩa

Khi Tử Hạ thỉnh giáo Khổng Tử về đạo hiếu, Khổng Tử nói: “Phụng dưỡng cha mẹ mà luôn giữ được vẻ mặt vui vẻ hòa nhã là khó nhất! Khi có công việc, thì con cái dốc sức làm giúp cha mẹ; khi có cơm rượu thì mời cha mẹ dùng bữa, làm được như vậy lẽ nào không thể coi là hiếu thuận rồi chăng?”

Nghiên cứu và phân tích

“Sắc nan” chính là tâm nan, chỉ có sự quan tâm và tôn trọng chân thành từ nội tâm mới có thể giữ được vẻ mặt vui vẻ hòa nhã mọi lúc mọi nơi. Cái hiếu thực sự không chỉ là sự phụng dưỡng ở bề mặt và vật chất.

Việc gì cũng đều nghĩ cho người khác, làm việc tốt cho mọi người, huống hồ là chính cha mẹ anh em của mình.

Câu hỏi mở rộng

1. Tục ngữ Trung Quốc có câu: “Bách thiện hiếu vi tiên”. Thế còn bạn thì có cách nghĩ như thế nào?

2. Trong tài liệu đọc hiểu dưới đây có đề cập đến những ngôn luận khác nhau về “hiếu” trong chương Vi chính, bạn có kiến giải như thế nào?

Tài liệu đọc hiểu

1. Mạnh Ý Tử vấn hiếu. Tử viết: “Vô vi”. (Tạm dịch: Không trái, Vi: nguyên văn chữ Hán là 違, nghĩa là trái, chứ không phải chữ 爲 có nghĩa là làm) (Trích “Luận ngữ – Vi chính đệ nhị”)

2. Mạnh Vũ Bá vấn hiếu. Tử viết: “Phụ mẫu duy kỳ tật chi ưu”. (Tạm dịch: Cha mẹ chỉ có nỗi lo âu về con bị bệnh tật) (Trích “Luận ngữ – Vi chính đệ nhị”)

3. Tử Du vấn hiếu. Tử viết: “Kim chi hiếu giả, thị vị năng dưỡng. Chí ư khuyển mã, giai năng hữu dưỡng. Bất kính, hà dĩ biệt hồ?” (Tạm dịch: Hiện nay cho rằng nuôi dưỡng cha mẹ là hiếu thuận. Nhưng chó và ngựa cũng được con người nuôi dưỡng. Nếu như không có lòng tôn kính với cha mẹ thì có khác gì?) (Trích “Luận ngữ – Vi chính đệ nhị”)

Góc kể chuyện

Hiếu kính cha mẹ, tôn kính thầy giáo luôn được cho là mỹ đức truyền thống của dân tộc Trung Hoa, trong lịch sử có đạo sĩ Hứa Tốn thời Đông Tấn nhờ thực hành đạo hiếu mà tu thành Tiên, còn có Vương Tường thời nhà Tấn vì mẹ mà nằm trên băng cầu cá chép. Về sau, câu chuyện Vương Tường nằm trên băng cầu cá chép đã trở thành thành ngữ “Đông phố ngư kinh”, một điển tích về tấm lòng hiếu thảo.

Vương Tường, tự Hưu Chinh, người Lang Tà là một người con chí hiếu. Ông mồ côi mẹ từ nhỏ, mẹ kế của ông là Chu Thị đối xử với ông không tốt, nhiều lần nói xấu ông trước mặt cha, khiến cho tình cảm cha con rạn nứt. Hàng ngày ông đều phải phụ trách quét dọn chuồng bò. Cha mẹ bị ốm, ông ngày đêm chăm sóc không một lời oán trách.

Có một lần, mẹ kế bị ốm nặng, cần dùng cá chép để làm thuốc. Khi đó trời lạnh đến đóng băng, Vương Tường không quản giá rét, đến giữa sông, cởi bỏ quần áo, nằm trên băng cầu cá chép. Lúc này, băng đột nhiên tự nứt ra, một đôi cá chép nhảy ra từ giữa sông, Vương Tường bắt lấy cá chép chạy về. Một tấm lòng hiếu thảo đã được đền đáp như ước nguyện.

Người trong làng đều kinh ngạc, cho rằng tấm lòng hiếu thảo của ông đã làm cảm động đến tận trời xanh. (Theo Tấn thư – truyện Vương Tường)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/48868

The post Tinh giải luận ngữ (10): Tử Hạ vấn hiếu first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tinh giải luận ngữ (9): Biết thì nói là biếthttps://chanhkien.org/2023/12/tinh-giai-luan-ngu-9-biet-thi-noi-la-biet.htmlFri, 22 Dec 2023 03:38:42 +0000https://chanhkien.org/?p=32159[ChanhKien.org] Nguyên văn 子曰:“由(1)!诲女知之乎(2)!知之为知之,不知为不知,是知也。”(《论语·为政第二》) Hán Việt Tử viết: “Do (1)! Hối nữ tri chi hô (2)! Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất chi, thị tri dã.” (Trích “Luận ngữ – Vi chính đệ nhị”). Phiên âm Zǐ yuē: “Yóu1! Huì nǚ zhīzhī hū2! Zhīzhī wéi zhīzhī, bùzhī wéi bùzhī, shì zhīyě.” Chú […]

The post Tinh giải luận ngữ (9): Biết thì nói là biết first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Nguyên văn

子曰:“由(1)!诲女知之乎(2)!知之为知之,不知为不知,是知也。”(《论语·为政第二》)

Hán Việt

Tử viết: “Do (1)! Hối nữ tri chi hô (2)! Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất chi, thị tri dã.” (Trích “Luận ngữ – Vi chính đệ nhị”).

Phiên âm

Zǐ yuē: “Yóu1! Huì nǚ zhīzhī hū2! Zhīzhī wéi zhīzhī, bùzhī wéi bùzhī, shì zhīyě.”

Chú âm

子ㄗˇ曰ㄩㄝ:“由ㄧㄡˊ (1)!誨ㄏㄨㄟˋ 女ㄋㄩˇ 知ㄓ 之ㄓ 乎ㄏㄨ(2)!知ㄓ 之ㄓ 為ㄨㄟˊ 知ㄓ 之ㄓ, 不ㄅㄨˋ 知ㄓ 為ㄨㄟˊ 不ㄅㄨˋ 知ㄓ, 是ㄕˋ 知ㄓ 也ㄧㄝˇ。”

Chú thích

1. 由 (Do): là đệ tử của Khổng Tử. Ông họ Trọng, tên Do, tự là Tử Lộ, hiệu Quý Lộ, người đất Biện, ít hơn Khổng Tử chín tuổi. Ông có tính cách cương trực và dũng cảm, ngay thẳng và hào phóng, là học trò giỏi về khoa chính trị trong bốn khoa của Khổng môn.

2. 诲女知之乎 (Hối nữ tri chi hô): hối, cũng có nghĩa là dạy dỗ. Nữ, giống như là nhữ, nghĩa là bạn. Tri chi, cách hiểu biết đạo lý.

Diễn nghĩa

Khổng Tử nói: “Do à! Ta dạy trò cách hiểu biết đạo lý! Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết, đây mới là thái độ đối đãi đúng đắn với việc biết hay không biết, đây mới là trí huệ!”

Nghiên cứu và phân tích

Trong việc đối nhân xử thế, điều đáng quý nhất là sự chân thành, trong việc tìm cầu tri thức học tập cũng như vậy. Trang Tử nói: “Ngô sinh dã hữu nhai, nhi tri dã vô nhai”. Sinh mệnh của con người là hữu hạn, nhưng những điều cần học lại vô cùng vô tận. Nếu không biết mà cho là biết, tự cho mình là đúng, nói lời vô căn cứ, suy nghĩ phiến diện, nhỏ thì sẽ phô trương bản thân, hùa theo lấy lòng; lớn thì sẽ làm hỏng muôn dân, hại người vô số. Người làm thầy, không biết mà cho là biết tất sẽ dẫn học trò đi lạc đường; người có quyền, không biết mà cho là biết tất sẽ tàn sát bách tính thiện lương.

“Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri” (biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết) cũng là một cách tự kiểm điểm, nhìn nhận rõ bản thân, nhìn thẳng vào sự thiếu sót của mình mà dũng cảm thừa nhận bản thân có điều chưa biết, xóa bỏ đi cái khung hạn chế vốn có trong tâm, để thực sự đối diện với chính mình, đây mới là trí huệ chân chính.

Câu hỏi mở rộng

1. Bạn cảm thấy cái tâm như thế nào khiến người ta dễ mắc phải tật xấu “không biết mà cho là biết” nhất?

2. Khi cái tâm này xuất hiện, sẽ tạo thành những vấn đề gì? Nên trừ bỏ đi như thế nào?

Góc kể chuyện

Khổng Tử tri lễ

Khi Khổng Tử còn trẻ, ông nổi tiếng ở quê nhà nhờ sự hiểu biết lễ nghi. Có một lần, Khổng Tử lần đầu tiên vào thái miếu để trợ giúp việc cúng tế, việc nào cũng phải hỏi mọi người, dường như là không hiểu việc lễ nghi, có người liền chê cười rằng ông chỉ có cái danh là hiểu biết lễ nghi, chứ thực tế thì không hiểu biết gì cả. Khổng Tử nghe thấy vậy liền nói: “Đây chính là lễ đó!”

Khổng Tử lúc đó mặc dù đã có tiếng là “tri lễ”, nhưng đối với những việc chưa biết hoặc không hiểu rõ, ông vẫn khiêm tốn học hỏi, tuyệt đối không biết mà tự cho là biết.

Phú ông trả lời người mượn bò

Phù bạch trai chủ nhân có ghi chép rằng: Có người viết thư cho một phú ông nào đó để mượn bò, khi thư được đưa đến nơi, vừa hay có khách đang ngồi chơi, phú ông không biết chữ nhưng lại giả vờ là biết chữ, mở thư ra, xem xong thì nói với người đưa thư rằng: “Ta biết rồi! Đợi một chút rồi tự ta sẽ qua”. Đây chính là câu chuyện cười về việc không biết lại cho là biết.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/48868

The post Tinh giải luận ngữ (9): Biết thì nói là biết first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tinh giải luận ngữ (8): Thận chung truy viễnhttps://chanhkien.org/2023/12/tinh-giai-luan-ngu-8-than-chung-truy-vien.htmlMon, 18 Dec 2023 00:21:52 +0000https://chanhkien.org/?p=32136[ChanhKien.org] Nguyên văn 曾子曰:“慎终(1)追远(2),民德归厚(3)矣。” (《论语•学而第一》) Hán Việt Tăng Tử viết: “Thận chung1 truy viễn2, dân đức quy hậu3 hĩ.” (Trích “Luận ngữ – Học nhi đệ nhất”) Phiên âm Zēng Zǐ yuē: Shèn zhōng zhuī yuǎn, mín dé guī hòu yǐ. Chú âm 曾(ㄗㄥ) 子(ㄗˇ) 曰(ㄩㄝ):“慎(ㄕㄣˋ) 终(ㄓㄨㄥ) 追(ㄓㄨㄟ) 远(ㄩㄢˇ),民(ㄇㄧㄣˊ) 德(ㄉㄜˊ) 归(ㄍㄨㄟ) 厚(ㄏㄡˋ) 矣(ㄧˇ) Chú thích […]

The post Tinh giải luận ngữ (8): Thận chung truy viễn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Nguyên văn

曾子曰:“慎终(1)追远(2),民德归厚(3)矣。” (《论语•学而第一》)

Hán Việt

Tăng Tử viết: “Thận chung1 truy viễn2, dân đức quy hậu3 hĩ.” (Trích “Luận ngữ – Học nhi đệ nhất”)

Phiên âm

Zēng Zǐ yuē: Shèn zhōng zhuī yuǎn, mín dé guī hòu yǐ.

Chú âm

曾(ㄗㄥ) 子(ㄗˇ) 曰(ㄩㄝ):“慎(ㄕㄣˋ) 终(ㄓㄨㄥ) 追(ㄓㄨㄟ) 远(ㄩㄢˇ),民(ㄇㄧㄣˊ) 德(ㄉㄜˊ) 归(ㄍㄨㄟ) 厚(ㄏㄡˋ) 矣(ㄧˇ)

Chú thích

(1) 终(Chung): con người chết đi gọi là chung, ở đây chỉ sự nỗ lực tuân theo đến lúc chết. (2) 远(Viễn): Tổ tiên từ nhiều đời về trước. Sách Cựu chú viết : “Truy viễn giả tế tận kỳ kính”. (3) 厚 (Hậu): nhiều.

Diễn nghĩa

Tăng Tử nói: “Một đời tuân hành và theo đuổi những lời dạy của tổ tiên xa xưa, chỉ có kính phụng đến chết không đổi với các vị thánh vương tiên tổ thì mới có thể trở thành tấm gương sáng để quy chính lại thói quen phong tục của người dân, mới khiến cho đạo đức của bách tính và quốc gia quy chính”.

Câu hỏi mở rộng

1. Câu chuyện “Thủy tổ Hoa Hạ – Hoàng Đế” đã lưu lại cho dân tộc Trung Hoa những di sản văn hóa nào?

2. Những năm gần đây vào ngày sinh nhật của Khổng Tử (ngày 28 tháng 9), hơn 80 nước trên toàn thế giới đều cùng cử hành nghi lễ lớn tế tự, bạn nhìn nhận việc này như thế nào?

Gợi ý

1. Từ câu chuyện “Thủy tổ Hoa Hạ – Hoàng Đế”, có thể thấy rằng Hoàng Đế đã để lại cho dân tộc Trung Hoa rất nhiều di sản văn hóa. “Cảm ứng hữu dựng” (tạm dịch: cảm ứng mà có thai) là một kiểu điềm báo sự ra đời của rất nhiều danh nhân trong lịch sử, Hoàng Đế lấy vợ không xét vẻ ngoài, mà xét mỹ đức và trí huệ, Luy Tổ đã dạy mọi người nuôi tằm, quay tơ, kéo sợi, dệt vải, giúp mọi người biết mặc y phục, Hoàng Đế đã sáng tạo ra những thứ cần thiết trong đời sống như mũ miện, thuyền bè, cung thất, bếp lò, đàn, chuông, chế định âm luật, lịch, thiên văn v.v.; quy định những quy phạm đạo đức như nhân nghĩa, từ hiếu; lưu lại linh bảo ngũ phù, đạo thuật, binh pháp, “âm phù kinh”; giúp chúng ta biết được đạo tu thân dưỡng tính và đạo trị quốc vô vi; tái hiện trạng thái sinh tồn trong cảnh giới thần tiên của Hoa Tư Quốc; giúp con người biết được rằng nếu ở trên trời không phù hợp với tiêu chuẩn của tầng đó thì sẽ bị rơi rớt xuống dưới, nỗ lực tu hành cũng có thể phản bổn quy chân; lưu lại cho hậu thế đạo tu tiên và văn hóa tu luyện Đạo gia bay lên tiên giới, tất cả đều là văn hóa mà Thần truyền cấp cho con người.

2. Nghi thức lễ bái Khổng Tử trang nghiêm long trọng, thể hiện sự kính ngưỡng của người dân toàn thế giới đối với Khổng Tử, cũng như sự sùng bái đối với bậc thánh nhân. Điều quan trọng hơn đó là niềm tin và sự tôn sùng đối với tư tưởng và văn hóa Nho gia mà Khổng Tử lưu lại cho mọi người. Trong 2500 năm trở lại đây, tư tưởng của Khổng Tử đã ảnh hưởng toàn thế giới, trở thành quy phạm đạo đức làm người, duy trì chuẩn mực đạo đức của xã hội nhân loại. Thời nay khi mà đạo đức nhân loại trở nên bại hoại, mọi người đều đang đi tìm con đường cứu vãn, tìm lại tiêu chuẩn làm người, mà đó chính là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín của Nho gia. Đây chính là bản tính của nhân loại đang thức tỉnh, linh hồn đang giác ngộ, và quay về với truyền thống.

Tài liệu đọc thêm

Thủy tổ Hoa Hạ – Hoàng Đế

Hoàng Đế họ Công Tôn, tương truyền mẹ ông nằm mơ thấy một luồng sáng khổng lồ bao quanh ngôi sao Thiên Xu (ngôi sao đầu tiên trong Bắc Đẩu thất tinh) chiếu sáng cả một vùng hoang dã, từ đó cảm ứng mà có thai, sau 24 tháng, sinh ra ông ở đồi Hiên Viên, Tây Bắc của Tân Trịnh.

1. Hoàng Đế lấy vợ

Năm Hoàng Đế 15 tuổi thì kế thừa vương vị, hiệu là Hoàng Đế Hiên Viên Thị. Hoàng Đế ở địa vị thiên tử tôn quý luôn hết lòng vì bách tính muôn dân, những người lớn tuổi không ai là không lo lắng cho việc hôn sự của ông. Có người còn dẫn con gái mình đến cầu thân, đó đều là những cô nương rất xinh đẹp. Cha ông (là Thiếu Điển) và mẹ ông cũng mong ông sớm kết hôn, khuyên ông chọn lấy một ý trung nhân. Hoàng Đế cười nói: “Không thể chỉ nhìn vào tướng mạo, chỉ coi trọng ngoại hình, mà cần xem có bản lĩnh hay không.” Cha mẹ thấy ông có chủ kiến riêng cũng không lên tiếng nữa.

Một hôm, Hoàng Đế đi săn đến Tây Sơn, ngẩng đầu lên nhìn, thấy chỗ gốc cây dâu lớn bên sườn núi, có một người phụ nữ đang vịn tay vào cây, một chân quỳ trên đất, nhả tơ ra từ miệng, thấy trên mặt đất đã nhả được một cái kén to như cái bình. Hoàng Đế nấp sau một tảng đá lớn nhìn xem, thấy cô gái ấy nhả ra một nắm tơ màu vàng rồi lại nhả ra một nắm tơ màu bạc, đều sáng lấp lánh. Hoàng Đế thầm nghĩ: “Hôm nay gặp được một kỳ nữ biết nhả tơ, thật là nằm mơ cũng không ngờ tới. Nhờ Hữu Sào Thị, Thần Nông Thị, mà thức ăn và chỗ ở đều không phải lo lắng nữa, nhưng mọi người vẫn mặc quần áo từ da thú, thật khó coi. Nếu giờ có được những sợi tơ này để dệt thành vải may quần áo thì tốt biết mấy.” Lúc này, cô gái kia đã nhả xong cái kén thứ ba, đứng lên rời đi, thì Hoàng Đế vội chạy ra trước cô gái nói: “Tôi thấy đại tỷ biết tạo ra tơ, có thể dạy cho tôi được không?”

Cô gái cúi đầu, đỏ mặt nói: “Cha mẹ tôi đã căn dặn, nếu không phải là chồng thì không được truyền kỹ thuật làm tơ.” Hoàng Đế nghe xong ngẩng đầu lên nhìn kỹ cô gái, thấy cô gái có làn da đen, dáng người thô kệch. Nhưng ông lại nghĩ, có một người biết nhả tơ như này là việc quá tốt, nên liền vui mừng đồng ý.

Cô gái ấy nói với Hoàng Đế: “Tôi tên Luy Tổ, là thị nữ của Vương Mẫu Nương Nương, trước đây vì phạm thiên quy nên bị đày xuống trần gian.” Hóa ra, có một lần, Luy Tổ đến hoa viên của Vương Mẫu Nương Nương ngắm hoa, thấy trong vườn có một cây cỏ ngũ sắc ra đầy quả, vô cùng hấp dẫn, không kìm nổi liền hái mấy quả ăn thử. Một lúc sau, cô liền cảm thấy buồn nôn, ruột gan cồn cào, liền ngồi xuống đất nôn. Nhìn kỹ thì thấy thứ nôn ra trên mặt đất là loại tơ trong suốt óng ánh. Lúc này có mấy con bươm bướm ngũ sắc bay lượn quanh cỏ thơm, Luy Tổ nghĩ trong lòng: Nếu đem hạt cỏ thơm này cho bươm bướm ngũ sắc ăn, thì chẳng phải bươm bướm ngũ sắc cũng sẽ nôn ra tơ sao?” Bươm bướm đẻ trứng, trứng nở thành con tằm. Luy Tổ liền dùng cỏ thơm cho tằm ăn, con tằm đó cũng nhả ra tơ. Lúc này Luy Tổ mới biết rằng cỏ thơm ngũ sắc vốn là cỏ tiên, muốn hái nhiều hạt một chút để cho tằm ăn, không ngờ rằng mới hái được một nắm thì bị Vương Mẫu Nương Nương phát hiện. Vương Mẫu Nương Nương nổi trận lôi đình, lập tức đày cô xuống trần gian. Luy Tổ ở trên núi suýt chút nữa thì bị sói ăn thịt, về sau được Tây Lăng Thị cứu, từ đó hai người sống cùng nhau, gọi nhau là mẹ con.

Luy Tổ lại nói: “Tôi có nuôi một ít tằm ở sườn núi phía Bắc, hiện đang nhả tơ. Những con tằm đó đều ăn lá dâu, lớn rất nhanh, hay là để tôi dẫn ngài đi xem”. Hoàng Đế và Luy Tổ đi đến sườn núi phía Bắc, nhìn thấy những kén tằm đó vừa to vừa đẹp, to như vò sành, phát sáng lấp lánh, mừng rỡ nói: “Ta lần này về sẽ phái một vài người đến thu hoạch kén tằm.”

Hoàng Đế về đến nhà liền thưa ngay với cha mẹ việc lấy Luy Tổ làm vợ, cha mẹ nghe thấy vậy đều vô cùng mừng rỡ, liền nói cho những người xung quanh, một truyền mười, mười truyền một trăm, tất cả mọi người đều biết. Khi Hoàng Đế đưa Luy Tổ về, mọi người sớm đã tập trung ở cửa nhà ông để đón tiếp tân nương. Mọi người thấy Luy Tổ ngoại hình xấu xí thì lấy làm khó hiểu. Nhưng Luy Tổ lại rất rộng lượng, không hề để tâm đến những lời đàm tiếu của mọi người, chỉ dẫn mấy cô gái đi rút tơ.

Từ sau khi Luy Tổ đến, mọi người học được cách nuôi tằm, quay tơ, kéo sợi, dệt vải, dần dần đều có quần áo mặc. Lúc này mọi người mới khen Hoàng Đế có con mắt tinh tường, không lấy vợ dựa vào ngoại hình, từ trong tâm càng bội phục Luy Tổ hơn nữa. Luy Tổ qua đời trước Hoàng Đế, bà là người đầu tiên nuôi tằm lấy tơ ở Trung Quốc, được người đời sau suy tôn là Tiên Tằm, xem như một vị Thần. Trong phòng dệt vải của những nhà nông bình thường đều thờ cúng vị Thần Luy Tổ.

2. Hoàng Đế chiến tranh với Xi Vưu

Hoàng Đế rất muốn tìm một số đại thần hiền đức, tài năng để trợ giúp cho đế nghiệp. Một hôm, ông mơ thấy một trận gió lớn nổi lên, thổi bay hết cát bụi trong thiên hạ, lại nhìn thấy một người tay cầm chiếc cung lớn, đuổi theo một đàn dê. Sau khi tỉnh dậy, ông suy nghĩ nhiều lần về cảnh trong giấc mộng, đoán rằng: “Gió lớn thổi bay cát bụi, tức là sẽ có người họ Phong tên Hậu ra làm tể tướng; chiếc cung lớn tượng trưng cho sức mạnh, đuổi theo một đàn dê thì có thể tên là Mục, hẳn sẽ có người họ Lực tên Mục ra làm đại tướng quân.”

Thế là Hoàng Đế đi khắp nơi hỏi thăm, cuối cùng đã tìm được Phong Hậu ở vùng ven biển, tìm thấy Lực Mục ở một vùng đầm lớn, phong cho họ làm tể tướng và tướng quân. Với sự giúp đỡ của những người thợ thủ công giỏi, Hoàng Đế đã sáng tạo ra mũ miện, thuyền bè, cung điện, bếp lò, âm luật, lịch, thiên văn, thế lực ngày một mạnh hơn. Về sau thế lực của Viêm Đế suy yếu, Hoàng Đế đã thay thế, thống nhất chư bang của Hoa Hạ, duy chỉ có Xi Vưu là không chịu phục tùng.

Xi Vưu họ Khương, là con cháu của Viêm Đế. Tương truyền ông ta có bốn con mắt và sáu bàn tay, thân người móng trâu, trên đầu mọc sừng nhọn, tóc mai ở tai thì cứng như đao kiếm. Xi Vưu có tám mươi huynh đệ, ai ai cũng đầu đồng trán sắt, không ăn ngũ cốc, chuyên ăn cát sỏi. Hoàng Đế và Xi Vưu đã có một trận chiến ở Trác Lộc, Xi Vưu đã cầu một màn sương dày đặc tứ phía, ba ngày không hề tiêu tán, binh lính của Hoàng Đế bị mất phương hướng, rơi vào cảnh hỗn loạn. May là Phong Hậu kịp thời chế tạo ra một bộ xe chỉ nam, nhờ đó Lực Mục mới có thể chỉ huy toàn quân xung phá vòng vây.

Trải qua chín trận đánh liên tiếp, phía Hoàng Đế bị hao tổn toàn lực, vẫn không thể thắng được Xi Vưu. Một hôm, Hoàng Đế ngồi một mình trầm ngâm trong doanh trại, vắt óc suy nghĩ cách đánh bại chiến lược của kẻ địch. Liên tiếp mấy ngày như vậy, ông mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần, mơ mơ màng màng ngủ thiếp đi. Ông nằm mơ thấy rằng Tây Vương Mẫu phái một nữ sứ giả ban cho bùa phép. Sau khi tỉnh dậy, Hoàng Đế đi tìm Phong Hậu bàn bạc, quyết định lập đàn cầu nguyện. Cầu nguyện liên tiếp ba ngày ba đêm thì Cửu Thiên Huyền Nữ liền xuất hiện trao cho Hoàng Đế Linh Bảo Ngũ Phù, đạo thuật, binh pháp, “âm phù kinh”. Hoàng Đế đã vận dụng chúng, cuối cùng tiêu diệt được Xi Vưu, thống nhất thiên hạ. Từ đó người dân của bộ lạc Xi Vưu ở vùng Trung Nguyên, người dân bộ tộc Viêm Đế và người dân bộ tộc Hoàng Đế cùng chung sống, hòa hợp với nhau, cùng hình thành nên tổ tiên của dân tộc Trung Hoa, và Hoàng Đế cũng được gọi là thủy tổ của Hoa Hạ.

Hoàng Đế đã cai trị quốc gia theo “âm phù kinh”, còn tạo ra các loại nhạc cụ như đàn, chuông, định ra những quy phạm đạo đức như nhân nghĩa, từ hiếu, giúp cho quốc gia ngày càng vững mạnh, bách tính được an cư lạc nghiệp.

3. Nằm mơ đến Hoa Tư

Một hôm, Hoàng Đế nghe nói vị thần tiên nổi tiếng Quảng Thành Tử ở núi Không Động, liền dẫn theo các đại thần đến bái vọng. Hoàng Đế muốn thỉnh giáo Quảng Thành Tử phương pháp trị quốc, Quảng Thành Tử nói: “Từ khi ngài trị vì thiên hạ đến nay, trật tự đại loạn. Mây trên trời còn chưa tụ lại thì trời đã bắt đầu mưa; cây cỏ chưa héo úa mà lá đã rụng hết; ánh nhật nguyệt cũng trở nên ảm đạm, người như ngài thì có tư cách gì để đến đàm luận đạo trị quốc đây?”

Hoàng Đế bị ông giáo huấn một hồi liền trở về, khổ não suy nghĩ suốt ba tháng ròng, rồi lại lên núi bái kiến Quảng Thành Tử. Chỉ thấy Quảng Thành Tử nằm đó đầu quay về phía nam, lãnh đạm thờ ơ. Hoàng Đế cẩn thận quỳ trước mặt Quảng Thành Tử, vừa khấu đầu vừa hỏi Quảng Thành Tử thân pháp trị thân. Quảng Thành Tử vừa nghe thấy ông hỏi về đạo tu thân dưỡng tính liền ngồi phắt dậy nói: “Đây mới là điều mà ông nên hỏi! Lại đây, ta sẽ giảng cho ông nghe về sự huyền bí của Đạo. Chí Đạo chi tinh, yểu yểu minh minh. Chí Đạo chi cực, hôn hôn mặc mặc. Bất thị bất thính, bất tư bất niệm, bất yếu lao thần, bất yếu thất tinh. Bão thần thủ tĩnh, tri đa vi hại. Đắc thử đạo giả, thượng vi tiên hoàng. Thất thử đạo giả, hạ vi trần sỹ.” (Tạm dịch: cái Tinh túy của Đạo đó tinh thâm vi diệu, tột đỉnh của Đạo đó là mờ mờ tịch tịch. Không nhìn không nghe, không nghĩ không suy, không nên lao thần, đừng mất tinh thần. Giữ thần trong tĩnh, biết nhiều có hại. Người đắc Đạo này lên cao có thể thành tiên. Kẻ mất Đạo này xuống dưới là kẻ trần sỹ).

Hoàng Đế nghe xong thì bừng tỉnh ngộ, từ đó không quan tâm việc triều chính, chuyên tâm tịnh dưỡng, cả ngày nửa mơ nửa tỉnh. Một hôm, nguyên thần của Hoàng Đế xuất ra bay đến Hoa Tư Quốc. Nhưng lại thấy Hoa Tư Quốc không có người đứng đầu, dân chúng thuần phác, không có ham muốn dục vọng gì, không vì được sống mà vui, không vì chết mà buồn, vì thế nên cũng không có sinh không có tử. Họ không có yêu cũng không có ghét, không có sự phân biệt thân thích quyến thuộc, không ủng hộ ai cũng không phản đối ai, vì thế không có sự xung đột lợi ích và đấu tranh tàn sát. Họ bước vào lửa không thấy nóng, nhảy xuống nước không bị chìm, bay trên không trung như đi trên mặt đất, nằm ngủ trên mây cũng êm ái như ở trên giường.

Hoàng Đế tỉnh mộng, cảm thấy rất vui vẻ thư thái, nói với hạ thần rằng: “Ta nhàn cư ba tháng nay, chỉ biết được sự quan trọng của việc tu thân dưỡng tính, mà không có chút thu hoạch nào cho đạo trị quốc. Hôm nay trong mộng ngao du đến Hoa Tư Quốc, mới hiểu ra rằng Đạo không thể nói thành lời, trị quốc cần phải vô vi.” Nhờ đó Hoàng Đế tuân theo đạo vô vi, mà thiên hạ được thái bình, dân chúng an vui, giống như Hoa Tư Quốc.

4. Đỉnh Hồ thăng thiên

Tương truyền Hoàng Đế đi tuần du khắp nơi, gặp các vị thần tiên để thỉnh giáo đạo tu tiên, nắm được “Cửu đỉnh đan pháp” ở Vương Ốc Sơn nên ông đã từ bỏ vương vị. Sau đó lại đắc được Kim dịch thần đan ở núi Thiên Thai, đắc được Tam hoàng nội văn ở núi Thanh Khâu, cuối cùng được truyền thụ Chân nhất chi pháp ở núi Thanh Thành, rồi theo chỉ dẫn của thần nhân đúc đỉnh dưới chân núi Cảnh Sơn.

Ngày đỉnh được đúc xong, một con rồng trắng trên trời giáng hạ, đến đón Hoàng Đế lên trời. Hoàng Đế liền cưỡi lên lưng rồng, hơn 70 quần thần cũng cưỡi lên theo. Nhưng trên lưng rồng chỉ có hơn 70 chỗ ngồi, những người khác không có chỗ ngồi, liền nắm chặt lấy râu rồng. Con rồng từ từ bay lên trời, nhưng những sợi râu rồng mỏng mảnh sao có thể chịu được trọng lượng của nhiều người đến thế? Râu bị đứt, những người nắm lấy râu rồng lần lượt bị rơi xuống, ngay cả cây cung của Hoàng Đế cũng bị rơi xuống. Mọi người ngẩng lên thấy Hoàng Đế bay lên trời thành tiên, còn mình vẫn phải ở dưới nhân gian chịu khổ, không cầm nổi nước mắt ôm lấy cây cung khóc lớn, nước mắt ngập hết mặt đất, đọng lại thành hồ, nhấn chìm cả chiếc đỉnh. Người đời sau gọi nơi này là Đỉnh Hồ, gọi cây cung kia là Ô Hiệu.

Sau khi Hoàng Đế cưỡi rồng bay lên trời, trở thành vị Thiên Đế ở trung ương, ngồi giữa thiên đình, có tôi thần phụ tá là Hậu Thổ tay cầm dây mực quản lý bốn phương. Ở bốn phương của Hoàng Đế, mỗi phương có một vị thiên đế cai quản các việc trong vùng của mình. Thiên đế ở phương Đông là Thái Hạo, có tôi thần phụ tá là Câu Mang tay cầm thước quy tròn cai quản mùa xuân, là vị thần mùa xuân; thiên đế ở phương Nam là Viêm Đế, có tôi thần phụ tá là Chúc Dung tay cầm cái cân cai quản mùa hạ, là vị thần mùa hạ; thiên đế phương Tây là Thiếu Hạo, có tôi thần phụ tá là Nhục Thu, tay cầm thước củ cai quản mùa thu, là vị thần mùa thu; thiên đế ở phương Bắc là Chuyên Húc có tôi thần phụ tá là Huyền Minh tay cầm quả cân cai quản mùa đông, là vị thần mùa đông. Bốn vị thiên đế ở bốn phương đều phục tùng theo sự cai quản của Hoàng Đế.

Bài tập

1. Hãy hỏi người lớn trong nhà câu chuyện về các vị tiền bối trong gia tộc.

2. Hồi tưởng lại về nguồn gốc của mọi thứ trong văn hóa và đời sống.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/48868

The post Tinh giải luận ngữ (8): Thận chung truy viễn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tinh giải Luận Ngữ (7): Không lo người không hiểu mình, chỉ e mình không hiểu ngườihttps://chanhkien.org/2023/11/tinh-giai-luan-ngu-7-khong-lo-nguoi-khong-hieu-minh-chi-e-minh-khong-hieu-nguoi.htmlThu, 23 Nov 2023 02:48:43 +0000https://chanhkien.org/?p=31905[ChanhKien.org] Nguyên văn 子曰:“不患(1)人之不己知,患不知人也。” (《论语·学而第一》) Tử viết: “Bất hoạn (1) nhân chi bất kỷ tri, hoạn bất tri nhân dã”. (Trích “Luận ngữ – Học nhi đệ nhất”) Phiên âm Zǐ yuē: “Bù huàn rén zhī bù jǐ zhī, huàn bù zhī rén yě.” Chú âm 子(ㄗˇ) 曰(ㄩㄝ):“不(ㄅㄨˋ) 患(ㄏㄨㄢˋ) (1)人(ㄖㄣˊ) 之(ㄓ) 不(ㄅㄨˋ) 己(ㄐㄧˇ) 知(ㄓ),患(ㄏㄨㄢˋ) 不(ㄅㄨˋ) […]

The post Tinh giải Luận Ngữ (7): Không lo người không hiểu mình, chỉ e mình không hiểu người first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Nguyên văn

子曰:“不患(1)人之不己知,患不知人也。” (《论语·学而第一》)

Tử viết: “Bất hoạn (1) nhân chi bất kỷ tri, hoạn bất tri nhân dã”. (Trích “Luận ngữ – Học nhi đệ nhất”)

Phiên âm

Zǐ yuē: “Bù huàn rén zhī bù jǐ zhī, huàn bù zhī rén yě.”

Chú âm

子(ㄗˇ) 曰(ㄩㄝ):“不(ㄅㄨˋ) 患(ㄏㄨㄢˋ) (1)人(ㄖㄣˊ) 之(ㄓ) 不(ㄅㄨˋ) 己(ㄐㄧˇ) 知(ㄓ),患(ㄏㄨㄢˋ) 不(ㄅㄨˋ) 知(ㄓ) 人(ㄖㄣˊ) 也(ㄧㄝˇ)”

Chú thích

1. 患 (Hoạn): Lo âu, sợ.

Diễn nghĩa

Khổng Tử nói: “Không lo người không hiểu mình, chỉ e mình không hiểu người”.

Nghiên cứu và phân tích

Khổng Tử cho rằng, “học nhi ưu tắc sĩ”, là một thái độ nhập thế tích cực. Mà điều muốn biểu đạt ở đây là: coi việc hiểu người khác một cách thiện ý quan trọng hơn là để cho người khác hiểu mình.

Câu hỏi mở rộng

1. Khi giữa bạn và người khác phát sinh sự việc không vui, điều đầu tiên bạn nghĩ đến là bản thân mình hay người khác? Khi suy xét từ những góc độ khác nhau, bạn có phát hiện ra những kết quả không giống nhau trong đó không? Hãy đưa ra một ví dụ để nói rõ.

Tài liệu đọc hiểu

Nếu là bạn, thì bạn sẽ nghĩ thế nào?

Có một người mời một nhóm khách đến ăn dưa hấu, sau khi khách ra về, anh ấy phát hiện sàn nhà chỗ nào cũng có vết bẩn của nước dưa hấu, dọn dẹp rất mất công. Chủ nhà này ngẩn ngơ một lúc, ngồi xuống nghĩ: “Ơ! Những người khách mình mời sao lại như thế này nhỉ! Không có một chút lịch sự nào cả”.

Sau đó anh ấy lại nghĩ: “Hừ! Thôi, dù sao chịu thiệt chính là chiếm tiện nghi, mình nhẫn nại có thể đề cao tâm tính, thế nên thôi,… Lần sau mình phải nhớ khi mời khách thì mời loại quả khác,… Giờ thì mau dọn dẹp thôi!” Trong lúc dọn dẹp anh ấy lại nghĩ: “Do mình không suy xét toàn diện, nếu mình lót báo và sắp xếp bàn ghế cẩn thận trước rồi mới mang dưa hấu ra, thì mọi người sẽ không làm rơi vãi khắp sàn, lần sau sửa lại vậy!”

Quét dọn xong, ngồi nghỉ ngơi, anh ấy lại nghĩ: “Mình cắt dưa hấu thành từng miếng to, nên khách chỉ có thể cầm lên cắn nên mới…. Lần sau, mình nên bỏ vỏ trước rồi cắt thành miếng vừa ăn, sau đó chia thành đĩa theo số lượng người ăn rồi hãy bưng ra, mọi người ăn bằng dĩa, hạt thì bỏ vào đĩa của mình, như vậy sẽ không sao cả”.

Sau đó, anh ấy lại nghĩ thêm nữa: “Ôi! Chỉ cần mình mất công thêm một tí ở trong bếp, đem dưa hấu ép thành nước, mỗi người một cốc, không cần trải giấy báo, cũng không cần bỏ hạt, vậy sẽ tiện hơn,… Ây da! Nếu mình sớm nghĩ ra thế này thì tốt!”

Nếu bạn là người chủ nhà này, bạn sẽ có cách nghĩ nào? Nếu như dưa hấu đổi thành một vật phẩm quan trọng nào đó trong cuộc sống hoặc về mặt tình cảm, thì đáp án có phải cũng thay đổi theo?… Nếu bạn cũng có cái tâm giống như người chủ nhà trong câu chuyện này, trong khi phát sinh mâu thuẫn có thể hướng nội suy nghĩ vấn đề một cách thâm sâu, thì tâm của bạn sẽ được ma luyện trở nên ngày càng vô tư, không tì vết, đồng thời giữ được sự trong sáng thuần khiết vĩnh hằng.

Bài tập về nhà

Sau khi đọc xong câu chuyện trên, bạn hãy chia sẻ trải nghiệm trong cuộc sống về việc tâm tính được thăng hoa thông qua xem xét lại một sự việc từng tầng từng lớp. (Hãy chuẩn bị để chia sẻ cùng với mọi người vào buổi học tuần sau).

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/48868

The post Tinh giải Luận Ngữ (7): Không lo người không hiểu mình, chỉ e mình không hiểu người first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tinh giải Luận Ngữ (6): Hiền hiền dị sắchttps://chanhkien.org/2023/11/tinh-giai-luan-ngu-6-hien-hien-di-sac.htmlFri, 17 Nov 2023 23:34:24 +0000https://chanhkien.org/?p=31851[ChanhKien.org] Nguyên văn 子夏(1)曰:“贤贤(2)易(3)色;事父母能竭其力;事君,能致其身(4);与朋友交,言而有信。虽曰未学,吾必谓之学矣。”(《论语·学而第一》) Tử Hạ (1) viết: “Hiền hiền (2) dị (3) sắc; sự phụ mẫu năng kiệt kỳ lực; sự quân, năng trí kỳ thân (4); dữ bằng hữu giao, ngôn nhi hữu tín. Tuy viết vị học, ngô tất vị chi học hỉ” (Trích “Luận ngữ – Học nhi đệ nhất”). Phiên […]

The post Tinh giải Luận Ngữ (6): Hiền hiền dị sắc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Nguyên văn

子夏(1)曰:“贤贤(2)易(3)色;事父母能竭其力;事君,能致其身(4);与朋友交,言而有信。虽曰未学,吾必谓之学矣。”(《论语·学而第一》)

Tử Hạ (1) viết: “Hiền hiền (2) dị (3) sắc; sự phụ mẫu năng kiệt kỳ lực; sự quân, năng trí kỳ thân (4); dữ bằng hữu giao, ngôn nhi hữu tín. Tuy viết vị học, ngô tất vị chi học hỉ” (Trích “Luận ngữ – Học nhi đệ nhất”).

Phiên âm

Zǐ Xià yuē: Xián xián yì sè; shì fù mǔ néng jié qí lì; shì jūn, néng zhì qí shēn; yǔ péng yǒu jiāo, yán ér yǒu xìn. Suī yuē wèi xué, wú bì wèi zhī xué yǐ.

Chú âm

子(ㄗ˙)夏(ㄒㄧㄚˋ) (1)曰(ㄩㄝ):“賢(ㄒㄧㄢˊ)賢(ㄒㄧㄢˊ) (2)易(ㄧˋ) (3)色(ㄙㄜˋ);事(ㄕˋ)父(ㄈㄨˋ)母(ㄇㄨˇ)能(ㄋㄥˊ)竭(ㄐㄧㄝˊ)其(ㄑㄧˊ)力(ㄌㄧˋ);事(ㄕˋ)君(ㄐㄩㄣ),能(ㄋㄥˊ)致(ㄓˋ)其(ㄑㄧˊ)身(ㄕㄣ)(4);與(ㄩˇ)朋(ㄆㄥˊ)友(ㄧㄡˇ)交(ㄐㄧㄠ),言(ㄧㄢˊ)而(ㄦˊ)有(ㄧㄡˇ)信(ㄒㄧㄣˋ)。雖(ㄙㄨㄟ)曰(ㄩㄝ)未(ㄨㄟˋ)學(ㄒㄩㄝˊ),吾(ㄨˊ)必(ㄅㄧˋ)謂(ㄨㄟˋ)之(ㄓ)學(ㄒㄩㄝˊ)矣(ㄧˇ).

Chú thích

1. 子夏 (Tử Hạ): Họ Bốc, tên Thương, tự Tử Hạ, là học trò của Khổng Tử, ít hơn Khổng Tử 44 tuổi, sinh vào năm 507 trước công nguyên. Sau khi Khổng Tử mất, ông đã chủ trương truyền bá tư tưởng của Khổng Tử ở nước Ngụy.

2. 贤贤 (Hiền hiền): Chữ “贤” (Hiền) đầu tiên là động từ, có ý nghĩa là “tôn trọng”. Chữ “贤” (Hiền) thứ hai là danh từ, có ý nghĩa là “hiền giả”, hiền hiền có nghĩa là tôn trọng bậc hiền giả.

3. 易 (Dị): Có hai cách giải thích; nghĩa thứ nhất là cải biến, thay đổi, câu này có nghĩa là vì tôn trọng bậc hiền giả mà cải biến tâm háo sắc; nghĩa thứ hai là “coi nhẹ”, đó là coi trọng bậc hiền đức mà coi nhẹ nữ sắc.

4. 致其身 (Trí kỳ thân): Trí, có nghĩa là “cống hiến”, “tận lực”. Ý nói rằng đem sinh mệnh cống hiến cho bậc quân chủ.

Diễn nghĩa

Tử Hạ nói: “Một người có thể xem trọng hiền đức mà xem nhẹ nữ sắc; khi phụng dưỡng cha mẹ có thể dốc hết sức lực; khi thờ quân chủ có thể không tiếc hi sinh sinh mệnh của bản thân; khi giao thiệp với bạn bè nói lời thành thật và giữ chữ tín. Người như vậy, mặc dù bản thân người ấy nói chưa từng đi học, nhưng tôi nhất định nói người ấy đã đi học rồi”.

Nghiên cứu và phân tích

Tử Hạ cho rằng, một người có học vấn hay không, học vấn của người ấy tốt hay không, không phải là nhìn vào tri thức văn hóa, mà là xem người ấy có thể thực hành đạo đức luân lý truyền thống như “hiếu”, “trung”, “tín” hay không. Chỉ cần làm được mấy điểm này, mặc dù người ấy nói mình chưa từng được học tập, nhưng đã là người có tu dưỡng đạo đức rồi. Vì vậy, chương này có thể thấy đặc điểm cơ bản của giáo dục Khổng Tử là coi trọng hành động có đức.

Câu hỏi mở rộng

1. Khi đến trường học, thì điều quan trọng nhất phải học tập là cái gì?

2. Trao đổi xem bình thường bạn hiếu thuận với cha mẹ như thế nào?

3. Trong giao thiệp với bạn bè, điều gì là quan trọng nhất? Bạn có làm được không? Làm thế nào để làm được?

Câu chuyện thành ngữ

Tọa hoài bất loạn

Câu chuyện “Tọa hoài bất loạn” như sau: Nước Lỗ có một người đàn ông nọ sống một mình, trong một đêm mưa to gió lớn, nhà của người quả phụ hàng xóm bị gió mưa đánh sập, người quả phụ liền chạy sang nhà của người đàn ông này xin ngủ nhờ một đêm, nhưng bị anh ấy kiên quyết từ chối. Trong câu chuyện, người quả phụ đã dẫn ví dụ Liễu Hạ Huệ ở nước Lỗ thời Xuân Thu nói rằng: Năm xưa Liễu Hạ Huệ qua đêm ở cổng thành, gặp một người phụ nữ không kịp vào thành để về nhà, Liễu Hạ Huệ sợ cô ấy bị lạnh, đã cho cô ấy ngồi trong lòng mình để lấy thân sưởi ấm cho cô ấy qua một đêm, cả nước không ai nói ông ấy là dâm loạn. Người quả phụ hy vọng rằng người nam ấy có thể đồng ý cho cô trú nhờ một đêm, nhưng cuối cùng vẫn bị từ chối. Về sau câu chuyện Liễu Hạ Huệ được gọi là “Tọa hoài bất loạn”, dùng để mô tả người đàn ông hành sự đoan chính, mặc dù ở cùng với phụ nữ nhưng không có hành vi dâm loạn.

Nguyên văn

Nước Lỗ có một người nam sống một mình trong một ngôi nhà. Hàng xóm của anh là một góa phụ cũng sống một mình. Trong một đêm mưa to gió lớn, vì nhà bị đổ nên người phụ nữ chạy qua nhờ người nam xin trú nhờ, nhưng anh ấy đóng cửa không giúp. Người phụ nữ đứng ngoài nói: “Sao anh không giúp tôi?” Người nam nói: “Tôi nghe nói rằng, nam tử chưa đến 60 tuổi thì không thể nhàn cư, hiện nay cô còn trẻ tôi cũng còn trẻ nên tôi không thể tiếp cô”. Người phụ nữ nói: “Sao anh không thể giống như Liễu Hạ Huệ, giúp đỡ cô gái không kịp về nhà, mọi người không ai nói rằng ông ấy làm điều xằng bậy”. Người nam đáp: “Liễu Hạ Huệ có thể làm được vậy, còn tôi lại không thể; tôi lấy cái không thể của mình để học theo cái có thể của Liễu Hạ Huệ” (trích “Kinh thi – Tiểu nhã – Hạng bá” do Mao Hanh (nhà Hán) truyền).

Bài tập về nhà

Trong lịch sử có một số người được lưu truyền thiên cổ không phải vì có công lao to lớn hay sự nghiệp vĩ đại, mà là vì phẩm đức cao quý, bạn có thể lấy một vài ví dụ để chia sẻ với bạn học không?

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/48868

The post Tinh giải Luận Ngữ (6): Hiền hiền dị sắc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tinh giải Luận Ngữ (5): Bách thiện hiếu vi tiênhttps://chanhkien.org/2023/11/tinh-giai-luan-ngu-5-bach-thien-hieu-vi-tien.htmlWed, 08 Nov 2023 02:49:52 +0000https://chanhkien.org/?p=31760[ChanhKien.org] Nguyên văn 子曰:“弟子入则孝(1),出则弟(2),谨而信,泛爱众,而亲仁(3)。行有余力,则以学文(4)。” (《论语·学而第一》) Tử viết: “Đệ tử nhập tắc hiếu (1), xuất tắc đễ (2), cẩn nhi tín, phiếm ái chúng, nhi thân nhân (3). Hành hữu dư lực, tắc dĩ học văn (4)” (Trích “Luận ngữ – Học nhi đệ nhất”). Phiên âm Zǐ yuē: dì zǐ rù zé xiào , chū […]

The post Tinh giải Luận Ngữ (5): Bách thiện hiếu vi tiên first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

[ChanhKien.org]

Nguyên văn

子曰:“弟子入则孝(1),出则弟(2),谨而信,泛爱众,而亲仁(3)。行有余力,则以学文(4)。” (《论语·学而第一》)

Tử viết: “Đệ tử nhập tắc hiếu (1), xuất tắc đễ (2), cẩn nhi tín, phiếm ái chúng, nhi thân nhân (3). Hành hữu dư lực, tắc dĩ học văn (4)” (Trích “Luận ngữ – Học nhi đệ nhất”).

Phiên âm

Zǐ yuē: dì zǐ rù zé xiào , chū zé tì , jǐn ér xìn , fàn ài zhòng ér qīn rén , xíng yǒu yú lì , zé yǐ xué wén.

Chú âm

子(ㄗˇ) 曰(ㄩㄝ):“弟(ㄉㄧˋ) 子(ㄗˇ) 入(ㄖㄨˋ) 则(ㄗㄜˊ) 孝(ㄒㄧㄠˋ),出 (ㄔㄨ) 则(ㄗㄜˊ) 弟 (ㄉㄧˋ),谨 (ㄐㄧㄣˇ) 而 (ㄦˊ) 信 (ㄒㄧㄣˋ),泛 (ㄈㄢˋ) 爱 (ㄞˋ) 众 (ㄓㄨㄥˋ),而 (ㄦˊ) 亲 (ㄑㄧㄣ) 仁 (ㄖㄣˊ) 。行 (ㄒㄧㄥˊ) 有 (ㄧㄡˇ) 余 (ㄩˊ) 力 (ㄌㄧˋ),则 (ㄗㄜˊ) 以 (ㄧˇ) 学 (ㄒㄩㄝˊ) 文 (ㄨㄣˊ)。”

Chú thích

(1) 入 (Nhập): Thời ngày xưa cha và con ở hai chỗ khác nhau. Nhập là chỉ nhập cung cha, đến nơi ở của cha hoặc là có ý là ở nhà.

(2) 出 (Xuất): Đối nghĩa với “nhập”, chỉ ở ngoài. 弟 (Đễ) đồng nghĩa với 悌 (Đễ), phụng sự huynh trưởng. Ở đây chỉ sự tôn trọng đối với thầy giáo hoặc là người giỏi hơn mình.

(3) 仁 (Nhân): Tức là người có lòng nhân từ.

(4) 文 (Văn): Chỉ những tri thức văn hóa như “Thi”, “Thư”, “Lễ”, “Nhạc”.

Diễn nghĩa

Khổng Tử nói: “Các trò khi ở trước mặt cha mẹ cần phải hiếu thuận, ở ngoài thì phải nghe theo các thầy, ngôn hành cần thận trọng, giữ chữ tín, phải yêu thương rộng khắp mọi người, ở gần thân cận người nhân đức. Sau khi thực hành những điều này mà vẫn còn dư sức thì đi học tri thức văn hóa”.

Nghiên cứu và phân tích

Thế nào là hiếu (孝)? Trong cuốn “Thuyết văn giải tự” giải thích rằng: “Hiếu, là giỏi phụng sự phụ mẫu. Là từ chữ lão (老) lược bớt, từ hàm ý của chữ tử (子), biểu thị con cái phụng sự bậc phụ lão”. Chữ “hiếu”, theo văn cổ, phía trên là một người già, phía dưới là một đứa trẻ. Giống như một đứa trẻ dùng đầu để người già vịn bước đi. Dùng hình tượng đỡ người già đi để biểu thị chữ “hiếu”. Hiếu là gốc của đức, ở nhà là hiếu, ở ngoài là trung, đối với bạn bè thì thân, đối với mọi người thì nhân từ, đối với vạn vật thì yêu thương.

Cha mẹ con cái là một kiểu duyên, trong luân hồi ân ân oán oán, có nợ thì phải trả, có ân thì phải báo. Những điều này duy chỉ có chữ hiếu mới có thể đoạn dứt được.

Cha mẹ là căn bản của sinh mệnh, cho ta thân người, có thân người mới có thể nghe được Phật Pháp, mới có thể có được cơ duyên phản bổn quy chân.

Ân của cha mẹ sừng sững tựa núi không biết cao bao nhiêu, mênh mông tựa biển lớn không biết sâu bao nhiêu, làm sao để báo đáp?

Nhân loại là do Thần tạo ra, Thần cũng định ra quy phạm hành vi của con người: Cha mẹ phải yêu thương con cái, con cái phải hiếu thuận với cha mẹ. Nghe theo ý chỉ của Thần thì Thần sẽ ban cho con người hạnh phúc, an khang và trường thọ; đi ngược lại với an bài của Thần, Thần sẽ trừng phạt con người gặp đau khổ, tai họa, dẫn đến hủy diệt.

Câu hỏi mở rộng

1. Tại sao nói “Bách thiện hiếu vi tiên”? Tại sao người xưa coi chữ hiếu quan trọng đến thế?

2. Về vấn đề đọc sách và làm người, bạn cho rằng cái nào nặng cái nào nhẹ, cái nào trước cái nào sau? Tại sao lại nhận thức là “hành hữu dư lực, tắc dĩ học văn” (tạm dịch: làm những việc kia còn dư sức thì mới học văn)?

Bài đọc

Tấm lòng hiếu thảo cảm động trời cao, nai dẫn đường cho Hiếu Tự tìm được nhân sâm

Nguyễn Hiếu Tự tự là Sỹ Tông, người huyện Úy Thị quận Trần Lưu (nay là huyện Úy Thị tỉnh Hà Nam), là học giả thời nhà Tề, Lương thời Nam triều, cũng là mục lục học gia (là người phân loại, biên soạn mục lục các loại học vấn). Cha ông là Ngạn Chi, làm quan đến chức Thái úy tòng sự Trung lang thời nhà Tống. Năm Hiếu Tự bảy tuổi, ông được bác họ là Dận Chi nhận làm con trai. Sau này mẹ của Dận Chi là Chu Thị qua đời, để lại hàng trăm vạn tài sản. Về lý thì ông được thừa hưởng những tài sản này. Nhưng ông không hề lấy một đồng mà chuyển toàn bộ cho chị gái của bác (mẹ của Vương Yến ở Lang Gia). Mọi người biết việc này đều cảm thán không ngớt và cảm thấy khó hiểu.

Nguyễn Hiếu Tự từ nhỏ đã vô cùng hiếu thuận, tính cách trầm tĩnh. Có một lần, Hiếu Tự đang nghe giảng ở Trung Sơn. Mẹ của ông là Vương Thị đột nhiên mắc bệnh nặng. Các anh em liền muốn gọi Hiếu Tự về. Mẹ nói: “Không cần gọi. Hiếu Tự có tính thành chí thuần hậu, có thể câu thông với quỷ thần. Hiếu Tự sẽ tự về”. Quả nhiên Hiếu Tự đột nhiên cảm thấy vô cùng lo lắng, tinh thần bất an, liền vội vã trở về nhà. Hàng xóm và những người trong nhà đều cảm thấy vô cùng thần kỳ, không thể tin được.

Trong thuốc mà mẹ ông uống cần có một vị là nhân sâm tươi. Theo truyền thuyết của tiền bối, ở Trung Sơn có nhân sâm. Thế là Hiếu Tự liền đích thân đi đến đó tìm. Ông đã vượt qua những nơi nguy hiểm hẻo lánh, phải mất mấy ngày. Có một hôm, ông đột nhiên nhìn thấy một con nai đi trước mặt, Hiếu Tự liền đi theo con nai, con nai chạy tới đâu ông cũng đi theo tới đó. Đột nhiên con nai biến mất, ở nơi con nai biến mất liền phát hiện ra nhân sâm. Sau khi mẹ của ông uống, bệnh quả nhiên khỏi. Mọi người đều nói đó là tấm lòng hiếu thảo của ông đã cảm động trời cao.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/48868

The post Tinh giải Luận Ngữ (5): Bách thiện hiếu vi tiên first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tinh giải Luận Ngữ (4): Xảo ngôn lệnh sắchttps://chanhkien.org/2023/11/tinh-giai-luan-ngu-4-xao-ngon-lenh-sac.htmlThu, 02 Nov 2023 02:14:11 +0000https://chanhkien.org/?p=31689[ChanhKien.org] Nguyên văn 子曰:“巧言令色(1),鲜(2)矣仁。”(《论语·学而第一》) Hán Việt Khổng Tử viết rằng: “Xảo ngôn lệnh sắc (1), tiên (2) hỷ nhân”. (Trích thiên “Học nhi đệ nhất”, Luận Ngữ) Phiên âm Zǐ yuē: “Qiǎo yán lìng sè, xiān yǐ rén”. Chú âm 子(ㄗˇ) 曰(ㄩㄝ):“巧(ㄑㄧㄠˇ) 言(ㄧㄢˊ) 令(ㄌㄧㄥˋ) 色(ㄙㄜˋ),鲜(ㄒㄧ) 矣(ㄢㄧˇ) 仁(ㄖㄣˊ)”. Chú thích (1) Xảo ngôn lệnh sắc: Xảo […]

The post Tinh giải Luận Ngữ (4): Xảo ngôn lệnh sắc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

[ChanhKien.org]

Nguyên văn

子曰:“巧言令色(1),鲜(2)矣仁。”(《论语·学而第一》)

Hán Việt

Khổng Tử viết rằng: “Xảo ngôn lệnh sắc (1), tiên (2) hỷ nhân”. (Trích thiên “Học nhi đệ nhất”, Luận Ngữ)

Phiên âm

Zǐ yuē: “Qiǎo yán lìng sè, xiān yǐ rén”.

Chú âm

子(ㄗˇ) 曰(ㄩㄝ):“巧(ㄑㄧㄠˇ) 言(ㄧㄢˊ) 令(ㄌㄧㄥˋ) 色(ㄙㄜˋ),鲜(ㄒㄧ) 矣(ㄢㄧˇ) 仁(ㄖㄣˊ)”.

Chú thích

(1) Xảo ngôn lệnh sắc: Xảo và lệnh đều mang nghĩa là mỹ hảo, nhưng ở đây nên hiểu là dáng vẻ giả vờ vui vẻ dễ chịu.

(2) Tiên: Đồng âm với từ “hiển”, có nghĩa là ít.

Diễn nghĩa

Khổng Tử nói rằng: “Những người cố tình nói ra những lời ngọt ngào dễ nghe thì hiếm khi có trái tim nhân hậu”.

Nghiên cứu và phân tích

Nho gia coi trọng sự chất phác mộc mạc, phản đối những lời nói kiểu hoa ngôn xảo ngữ; chủ trương nói chuyện cần từ tốn cẩn thận, nói thì phải làm, lời nói đi đôi với hành động, phản đối những lời nói không thành tâm, nói và làm tuỳ theo cảm hứng, hoặc nói mà không làm, lời nói chỉ dừng ở trên miệng. Điều này thể hiện rằng Khổng Tử và Nho gia rất coi trọng hành động thực tế của con người, đặc biệt tránh những lời nói sáo rỗng phù du, lời nói không thật lòng. Kiểu thái độ thành thật và tinh thần chất phác này lâu dần đã ảnh hưởng đến người Trung Quốc, trở thành tinh hoa trong văn hoá tư tưởng truyền thống Trung Hoa.

Câu hỏi mở rộng

1. Bạn có thích nghe người khác nói lời khen ngợi với mình không? Thử nghĩ xem có nguyên nhân gì phía sau hay không?
(Tham khảo: Với tính cách có thể là hễ nói ra là nổi giận, lời nói chứa đầy tâm hư vinh và khiêu khích, như vậy sẽ gián tiếp dẫn đến đối phương tạo khẩu nghiệp…)

2. Bạn có thích nói lời dễ nghe với người khác không? Tại sao? Phải nói thế nào cho phù hợp với “chân thành” mà không đạo đức giả?
(Tham khảo: Lời nói tốt đẹp xuất phát từ sự chân thành và lời nói tốt đẹp cố ý nói ra để hài lòng người khác, khác nhau một trời một vực về mục đích bên trong đó, những lời nói chân thật vì muốn tốt cho người khác có thể coi như những lời khuyên tốt không khó nghe, mà ngược lại sẽ khiến đối phương tôn trọng và trân quý). (Giáo viên có thể chia sẻ câu chuyện của Đường Thái Tông và vị trung thần Nguỵ Trưng).

3. Khi ý kiến của người khác khác với của bạn, bạn biểu đạt ý kiến của mình như thế nào?
(Tham khảo: (1) Thay vì phụ hoạ theo, chi bằng thành thật biểu đạt ý kiến bản thân, cũng thiện ý hiểu cho người khác, học cách tôn trọng nhưng không a dua. Đặc biệt là giữa các bạn học với nhau rất dễ “vào hùa” với nhau cả gan làm việc xấu. (2) “Thiểu số phục tùng đa số”, đứng ở góc độ chân lý để xem xét thì điều này không tuyệt đối chính xác. Có thể cùng thảo luận với học sinh, làm thế nào để nắm vững tiêu chuẩn phân biệt thiện ác, đúng sai để đưa ra phán đoán chính xác, chứ không phải là gió chiều nào xuôi chiều ấy để rồi mất đi chuẩn tắc làm người).

Tài liệu đọc

Miệng mật lòng gươm

Lý Lâm Phủ là tể tướng dưới thời vua Đường Huyền Tông, ông giỏi nịnh hót nên rất được lòng Huyền Tông và các thân tín. Bình thường khi giao tiếp với mọi người, Lý Lâm Phủ luôn mang vẻ niềm nở, miệng luôn nói những lời hay ý đẹp, nhưng trên thực tế, ông ta lại vô cùng xảo quyệt, thường âm thầm hãm hại người khác. Lâu dần, mọi người phát hiện sự ngụy thiện của ông ta sau lưng đều gọi ông ta là “miệng có mật, lòng có gươm”.

Một lần, ông giả vờ thân thiết nói với đồng liêu Lý Thích Chi rằng: “Dưới chân núi Hoa Sơn có chứa lượng lớn vàng, nếu có thể khai thác thì sẽ tăng thêm tài sản quốc gia. Tiếc là Hoàng thượng chưa biết”. Lý Thích Chi tưởng là thật, vội vã chạy đi báo cáo với Huyền Tông, Huyền Tông nghe xong rất vui mừng, lập tức tìm Lý Lâm Phủ bàn việc, Lý Lâm Phủ lại nói: “Việc này thần sớm đã biết, nhưng núi Hoa Sơn là nơi có địa chất phong thủy đế vương, làm sao có thể tùy tiện khai thác? Người khuyên bệ hạ khai thác e rằng có ý không tốt; thần sớm đã muốn nói chuyện này với bệ hạ, nhưng vì đại cục nên trước sau không dám mở lời”.

Huyền Tông bị những lời này của ông ta làm cho xúc động, cảm thấy ông ta là người trung quân ái quốc, nhưng lại rất bất mãn với Lý Thích Chi, dần dần xa lánh ông. Về sau, Tư Mã Quang trong khi biên soạn cuốn “Tư trị thông giám” đã đánh giá Lý Lâm Phủ, chỉ ra rằng ông ta là một người miệng mật lòng gươm, điều này rất đúng với thực tế. Bởi vì bề ngoài ông ta thường khen ngợi người khác, nhưng sau lưng lại âm thầm hãm hại họ, vì thế mọi người đều nói ông ta rằng trong miệng có mật, trong bụng lại có gươm.

Chú thích: Lý Lâm Phủ (? – năm 752) là người Thiểm Tây, làm quan dưới thời nhà Đường, là cháu năm đời của Lý Hổ, ông nội của Đường Cao Tổ, tên mụ là Ca Nô. Ông làm tể tướng dưới thời vua Đường Huyền Tông từ năm Khai Nguyên thứ 22 (năm 734) cho đến năm Thái Bảo thứ 11 (năm 752), được truy phong thái úy, đại thống đốc Dương Châu, mọi người gọi ông là “miệng mật lòng gươm”. Về sau người ta đều cho rằng ông chính là một trong những nhân vật quan trọng khiến triều Đường từ thịnh chuyển sang suy, một đại biểu của những kẻ gian thần.

Nụ cười có đao

Trung thư thị lang thời Đường Lý Nghĩa Phủ, bình thường đối xử với mọi người rất trung thực, hiền hoà; hơn nữa bất kể nói chuyện với ai cũng đều mỉm cười, luôn có vẻ chân thành. Nhưng thực ra trong tâm ông ta rất xấu xa, giảo hoạt, thường dùng những âm mưu quỷ quyệt để hãm hại người tốt. Lâu dần, mọi người cũng phát hiện ra bộ mặt giả dối của ông ta, liền nói ông rằng “nụ cười có đao”.

Hai câu chuyện “Miệng mật lòng gươm” và “Nụ cười có đao” có ý nghĩa là: Miệng nói là có mà trong lòng không có, bề ngoài và trong tâm bất nhất; bên ngoài thể hiện rất tốt, nói tốt về người khác, nhưng trong tâm lại toàn nghĩ việc mưu hại, tính kế người khác. Người như thế này thì sẽ không có tấm lòng nhân đức, chính là ứng với câu nói “Xảo ngôn lệnh sắc, tiên hỷ nhân” của Khổng Tử.

Bài tập

Làm thế nào có thể làm được việc “tu khẩu” trong cuộc sống hàng ngày? Trong cuộc sống hàng ngày bạn có gặp phải một số chuyện rắc rối do việc không tu khẩu không, hoặc là nhờ vào việc tu khẩu mà bạn đã tránh được những phiền phức không cần thiết hay không? Hãy chia sẻ với mọi người câu chuyện của bạn vào buổi học sau nhé.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/48868

The post Tinh giải Luận Ngữ (4): Xảo ngôn lệnh sắc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tinh giải Luận Ngữ (3): Học mà thường xuyên ôn tập thực hành chẳng phải vui lắm saohttps://chanhkien.org/2023/10/tinh-giai-luan-ngu-3-hoc-ma-thuong-xuyen-on-tap-thuc-hanh-chang-phai-vui-lam-sao.htmlThu, 19 Oct 2023 02:15:38 +0000https://chanhkien.org/?p=31567[ChanhKien.org] Nguyên văn 子曰(1):“学(2)而时习(3)之,不亦说(4)乎?有朋(5)自远方来,不亦乐(6)乎?人不知(7)而不愠(8),不亦君子(9)乎?” (《论语·学而第一》) Tử viết1 : “Học2 nhi thời tập3 chi, bất diệc duyệt4 hồ? Hữu bằng5 tự viễn phương lai, bất diệc lạc6 hồ? Nhân bất tri7 nhi bất uấn8, bất diệc quân tử9 hồ?” (trích Luận ngữ – Học nhi đệ nhất) Phiên âm zǐ yuē:“xué ér shí xí zhī, bù yì […]

The post Tinh giải Luận Ngữ (3): Học mà thường xuyên ôn tập thực hành chẳng phải vui lắm sao first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Nguyên văn

子曰(1):“学(2)而时习(3)之,不亦说(4)乎?有朋(5)自远方来,不亦乐(6)乎?人不知(7)而不愠(8),不亦君子(9)乎?” (《论语·学而第一》)

Tử viết1 : “Học2 nhi thời tập3 chi, bất diệc duyệt4 hồ? Hữu bằng5 tự viễn phương lai, bất diệc lạc6 hồ? Nhân bất tri7 nhi bất uấn8, bất diệc quân tử9 hồ?” (trích Luận ngữ – Học nhi đệ nhất)

Phiên âm

zǐ yuē:“xué ér shí xí zhī, bù yì yuè hū?yǒu péng zì yuǎn fāng lái, bù yì lè hū?rén bù zhī ér bù yùn, bù yì jūn zǐ hū?”

Chú âm

子(ㄗˇ) 曰(ㄩㄝ): 學(ㄒㄩㄝˊ) 而(ㄦˊ) 時(ㄕˊ) 習(ㄒㄧˊ) 之(ㄓ), 不(ㄅㄨˋ) 亦(ㄧˋ) 說(ㄩㄝˋ) 乎(ㄏㄨ)? 有(ㄧㄡˇ) 朋(ㄆㄥˊ) 自(ㄗˋ) 遠(ㄩㄢˇ) 方(ㄈㄤ) 來(ㄌㄞˊ), 不(ㄅㄨˋ) 亦(ㄧˋ) 樂(ㄌㄜˋ) 乎(ㄏㄨ)? 人(ㄖㄣˊ) 不(ㄅㄨˋ) 知(ㄓ) 而(ㄦˊ) 不(ㄅㄨˋ) 慍(ㄩㄣˋ), 不(ㄅㄨˋ) 亦(ㄧˋ) 君(ㄐㄩㄣ) 子(ㄗˇ) 乎(ㄏㄨ)?

Chú thích

1. 子 Tử: cách gọi tôn trọng đối với những người đàn ông có địa vị, có học vấn thời Trung Quốc cổ đại, cũng có khi gọi là nam tử. Từ “Tử viết” trong sách Luận ngữ đều là chỉ những lời nói của Khổng Tử.

2. 學/学 Học: Chữ “học” mà Khổng Tử nói đến ở đây chủ yếu là chỉ học tập những điển tịch văn hoá truyền thống như “Lễ”, “Nhạc”, “Thi”, “Thư” của nhà Tây Chu.

3. 時習/时习 Thời tập: “Thời” được giải thích là thường xuyên. “Tập”, chỉ việc diễn tập “Lễ”, “Nhạc”; ôn tập “Thi”, “Thư”. Cũng bao hàm ý ôn tập, thực tập, luyện tập.

4. 說/说 Duyệt: Đồng âm đồng nghĩa với chữ “duyệt” (悦), có ý nghĩa là vui vẻ, cao hứng.

5. 有朋 Hữu bằng (Chú thích của người dịch: dùng chữ “有 hữu” trong từ “sở hữu”, mang ý là “có”): Có một bản khác viết là “友朋 hữu bằng” (Chú thích của người dịch: dùng chữ “友hữu” trong từ “hữu nghị”, có ý là “bạn bè”). Sách Cựu chú viết: “Đồng môn là bằng”, tức là những người cùng học một thầy thì được gọi là bằng, cũng chính là người có cùng chí hướng đường đi.

6. 樂/乐 Lạc: cũng có nghĩa là vui, nhưng khác với chữ “duyệt” (说). Sách Cựu chú viết: Duyệt tại nội tâm, lạc tắc kiến vu ngoại (Tạm dịch là: Duyệt ở trong nội tâm thì sẽ thấy lạc ở bên ngoài. Việt Nam có cách nói vui vẻ, tức nếu trong tâm thực sự vui thì có thế thấy được sự mừng rỡ từ vẻ ngoài).

7. 人不知 Nhân bất tri: “Tri” có ý nghĩa là “liễu giải” (hiểu). Nhân bất tri ý nói rằng người khác không hiểu được mình.

8. 慍/愠 Uấn: đồng âm với chữ “vận”, có ý nghĩa là giận dữ, oán hận.

9. 君子 Quân tử: Quân tử trong sách Luận ngữ có khi thì chỉ người có đức, có khi thì chỉ người có địa vị. Ngoài ra còn chỉ những người có nhân cách cao thượng.

Diễn nghĩa

Khổng Tử nói: “Nếu có thể thường xuyên ôn tập những học vấn mà mình mong cầu thì chẳng phải rất cao hứng sao? Nếu có người bạn cùng chí hướng từ phương xa đến chơi, chẳng phải sẽ khiến người ta cảm thấy hân hoan sao? Cho dù người ta không hiểu được mình thì cũng không vì thế mà cảm thấy oán hận, giận dữ, đó chẳng phải bậc quân tử có đức sao?”

Nghiên cứu và phân tích

Niềm vui thích lớn nhất trong cuộc đời của Khổng Tử là học tập và dạy học, trong cuốn Luận ngữ, ngay từ chương một của thiên đầu tiên “Học nhi”, ông đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nỗ lực học tập. Trong toàn bộ cuốn Luận ngữ có thể nói là chỗ nào cũng thấy Khổng Tử đàm luận về các kinh nghiệm học tập, ví dụ trong thiên “Vi chính”, Khổng Tử đã nói ông “Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học” (Tạm dịch: Ta lúc 15 tuổi đã lập chí học tập), trong thiên “Thuật nhi” ông còn đề cập rằng bản thân “phát phẫn vong thực, lạc dĩ vong ưu, bất tri lão chi tương chí” (Tạm dịch: Nỗ lực quên ăn, vui quên cả âu lo, không biết rằng tuổi già đã cận kề), vì ham đọc sách mà ông thường quên cả bữa ăn, giấc ngủ, thậm chí ngay cả việc bản thân sắp già cũng không biết.

Có học giả đời sau cho rằng, nhà biên soạn cuốn Luận ngữ đã để “Học nhi” làm thiên mở đầu, chính là muốn nhấn mạnh “học tập” là nội dung căn bản của Luận ngữ, có thể nói là có dụng ý rất thâm sâu. Tóm lại, chương này đề xuất coi học tập là niềm vui, làm được “nhân bất tri nhi bất uấn”, thể hiện rằng Khổng Tử chủ trương học mà chẳng biết chán, dạy người mà không thấy mệt mỏi, chú trọng tu dưỡng, nghiêm khắc yêu cầu bản thân.

Câu hỏi mở rộng

1. Môn học yêu thích nhất của bạn ở trường là gì? Đối với những tri thức học được trên trường lớp bạn có làm được việc ôn cố tri tân (học điều xưa mà biết được điều nay) không? Tại sao thường xuyên luyện tập cần có sự vui vẻ? Bạn có trải nghiệm về niềm vui đọc sách nào để chia sẻ cùng mọi người không?

2. Tại sao cần phải học những thư tịch kinh điển cổ điển như Luận ngữ? Bạn có thể lĩnh hội được ý nghĩa gì trong đó không?

3. Tại sao nói “nhân bất tri nhi bất uấn” là bậc quân tử? Chia sẻ về cái “nhẫn” thực sự mà bạn đã làm được trong cuộc sống như thế nào?

Câu chuyện lịch sử

Âu Dương Tu khi ở trên lưng ngựa, khi đi ngủ và khi vệ sinh cá nhân

Thời nhà Tống có một chính trị gia, nhà văn tên là Âu Dương Tu, khi nói về những tâm đắc đối với tác phẩm của mình ông đã kết luận rằng: “Làm văn có ba việc nhiều: đọc nhiều, làm nhiều, thương lượng nhiều”. Trong suốt cuộc đời của mình, ông đã đọc rất nhiều những tác phẩm của các bậc thánh hiền xưa, trong đó ông đặc biệt thích những bài viết của nhà văn lớn triều Đường là Hàn Dũ. Người ta nói rằng khi ông chưa thành danh, có một lần, ông đã bị hấp dẫn bởi di cảo của Hàn Dũ trong một hòm sách cũ, từ đó ông quên ăn quên ngủ, cần mẫn khắc khổ và phát thệ muốn đuổi kịp Hàn Dũ.

Trải qua sự nỗ lực không ngừng nghỉ, Âu Dương Tu không chỉ học được những ưu điểm của Hàn Dũ, hơn nữa nhờ sự sáng tạo và đề xướng của ông đã khiến văn xuôi cổ từ thời Đường được khai hoa kết trái vào thời Tống, tạo ra phong cách văn chương giản dị lưu loát, thiết thực và đi vào trọng tâm.

Sau khi làm quan, Âu Dương Tu mặc dù bận rộn với việc công nhưng để thực hiện cải cách nền chính trị, ông vẫn viết ra rất nhiều tác phẩm thơ và tản văn. Thái độ sáng tác của ông vô cùng nghiêm túc và cẩn thận, mỗi lần viết xong một tác phẩm ông liền dán ở trên tường để thuận tiện chỉnh sửa, cho đến khi cảm thấy hoàn thiện rồi mới đưa ra.

Năm xưa, khi bị giáng chức đến Trừ Châu, tỉnh An Huy làm thái thú, ông đã viết “Túy ông đình ký”. Khi viết bản sơ thảo, ông đã dùng mười mấy từ để mô tả phong cảnh huyện Trừ. Tuy nhiên sau nhiều lần suy ngẫm, cuối cùng ông khái quát lại trong vỏn vẹn năm chữ “Hoàn Trừ giai sơn dã” (Tạm dịch: Huyện Trừ toàn là núi). Có người hiếu kỳ hỏi rằng sao ông có nhiều thời gian để suy nghĩ đến thế? Âu Dương Tu đáp rằng: “Tôi viết văn đa phần ở ba nơi, đó chính là tận dụng thời gian ở trên lưng ngựa, nằm trên giường và khi vệ sinh cá nhân”.

Mặc dù là ông tổ văn học một thời nhưng khi làm văn Âu Dương Tu vẫn rất khiêm tốn xin lời khuyên từ người khác, chưa từng tỏ ra kiêu ngạo. Có một lần, Âu Dương Tu, Tạ Hy Thâm và Doãn Sư Lỗ cùng viết bài về một chủ đề tương tự nhau. Kết quả, bài của Tạ Hy Thâm có khoảng 700 chữ, bài của Âu Dương Tu có 500 chữ, còn bài của Doãn Sư Lỗ chỉ có hơn 380 chữ, kết cấu chặt chẽ, lập luận hoàn chỉnh, ngôn từ tinh tế. Âu Dương Tu đọc xong vô cùng bái phục. Sau bữa tối, ông đích thân mang rượu đến nhà họ Doãn hỏi thăm và thỉnh giáo, hai người đã đàm đạo đến tận khi trời sáng. Sau khi về nhà, ông không cần nghỉ ngơi chút nào mà ngay lập tức vực dậy tinh thần viết lại một lần nữa. Kết quả, ông không chỉ viết ít hơn Doãn Sư Lỗ 20 chữ, mà bài văn của ông còn thêm phần hoàn chỉnh và lắng đọng. Doãn Sư Lỗ đọc xong đã phải giơ ngón tay cái lên khen ngợi Âu Dương Tu rằng: “Quả là một ngày đi ngàn dặm!”

Vào những năm cuối đời, Âu Dương Tu đã trở thành một văn nhân danh tiếng hiển hách. Nhưng ông vẫn vì việc lựa chọn câu chữ mà trầm ngâm suy tư. Vợ ông đã khuyên rằng: “Văn chương của ông đã vang danh thiên hạ rồi, lẽ nào vẫn sợ các vị tiên sinh mắng sao?” Âu Dương Tu vuốt râu cười lớn nói rằng: “Không phải, tôi không sợ các vị tiên sinh mắng mỏ, mà sợ bị hậu thế cười chê!”

Bài tập

Hãy chia sẻ một câu chuyện về sự cần cù học tập từ xưa đến nay cả trong nước và ngoài nước mà bạn biết.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/48868

The post Tinh giải Luận Ngữ (3): Học mà thường xuyên ôn tập thực hành chẳng phải vui lắm sao first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tinh giải Luận ngữ (2): Hàng ngày xét bản thân qua ba sự việchttps://chanhkien.org/2023/10/tinh-giai-luan-ngu-2-hang-ngay-xet-ban-than-qua-ba-su-viec.htmlWed, 18 Oct 2023 02:53:30 +0000https://chanhkien.org/?p=31560[ChanhKien.org] Nguyên văn 曾子(1)曰:“吾日三省吾身(2):为人谋而不忠(3)乎?与朋友交而不信(4)乎?传(5)不习(6)乎?” (《论语·学而第一》) Tăng Tử 1 viết rằng: “Ngô nhật tam tỉnh ngô thân2: vi nhân mưu nhi bất trung3 hồ? Dữ bằng hữu giao nhi bất tín4 hồ? Truyền5 bất tập6 hồ?” (Luận ngữ, Học nhi đệ nhất) Phiên âm zēng zǐ yuē:”wú rì sān xǐng hū wú shēn。wèi rén móu ér […]

The post Tinh giải Luận ngữ (2): Hàng ngày xét bản thân qua ba sự việc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Hàng ngày xét bản thân qua ba sự việc. (Flowering Water Lily, Ohara Koson, 1920 – 1930, nguồn hình: Rijksmuseum)

Nguyên văn

曾子(1)曰:“吾日三省吾身(2):为人谋而不忠(3)乎?与朋友交而不信(4)乎?传(5)不习(6)乎?” (《论语·学而第一》)

Tăng Tử 1 viết rằng: “Ngô nhật tam tỉnh ngô thân2: vi nhân mưu nhi bất trung3 hồ? Dữ bằng hữu giao nhi bất tín4 hồ? Truyền5 bất tập6 hồ?” (Luận ngữ, Học nhi đệ nhất)

Phiên âm

zēng zǐ yuē:”wú rì sān xǐng hū wú shēn。wèi rén móu ér bù zhōng hū?yǔ péng yǒu jiāo ér bù xìn hū?chuán bù xí hū?”

Chú âm

曾(ㄗㄥ) 子(ㄗˇ) 曰(ㄩㄝ):吾(ㄨˊ) 日(ㄖ) 三(ㄙㄢ) 省(ㄒㄧㄥˇ) 吾(ㄨˊ) 身(ㄕㄣ)。 (為ㄨㄟˋ) 人(ㄖㄣˊ) 謀(ㄇㄡˊ) 而(ㄦˊ) 不(ㄅㄨˋ) 忠(ㄓㄨㄥ) 乎(ㄏㄨ)?與(ㄩˇ) 朋(ㄆㄥˊ) 友(ㄧㄡˇ) 交(ㄐㄧㄠ) 而(ㄦˊ) 不(ㄅㄨˋ) 信(ㄒㄧㄣˋ) 乎(ㄏㄨ)?傳(ㄔㄨㄢˊ) 不(ㄅㄨˋ) 習(ㄒㄧˊ) 乎(ㄏㄨ)?

Chú thích

1. 曾子 Tăng Tử: Đệ tử của Khổng Tử, tên thật là Sâm, tự Tử Dư, người Nam Vũ thành, nhỏ hơn Khổng Tử 46 tuổi.

2. 三省吾身 Tam tỉnh ngô thân: Dùng ba việc để phản tỉnh bản thân. Tỉnh, phản tỉnh, kiểm điểm.

3. 忠 Trung: Tận tâm tận lực. Xét bản thân đã tận tâm tận lực hay chưa thì chỉ có tự kiểm điểm bản thân mới có thể biết được.

4. 信 Tín: Thành thật. Xét bản thân làm việc có thành thật đúng với lương tâm hay không thì chỉ có tự kiểm điểm bản thân mới có thể biết được.

5. 傳/传 Truyền: Những học vấn mà thầy giáo truyền dạy.

6. 習/习 Tập: Học tập và thực hành.

Giải nghĩa

Tăng Tử nói: “Mỗi ngày ta dùng ba sự việc để phản tỉnh ngôn hành của bản thân: Khi làm việc thay cho người khác đã tận tâm tận lực làm hay chưa? Giao du với bạn bè có chỗ nào chưa thành thật không? Những điều thầy giáo dạy, ta đã học tốt và thực hành vào cuộc sống hay chưa?”

Nghiên cứu và phân tích

Trong sách Tuân tử – Khuyến học viết: “Quân tử bác học nhi nhật tham tỉnh hồ kỉ, tắc tri minh nhi hành vô quá hĩ” (tạm dịch: Người quân tử học cho rộng mà ngày ngày xét bản thân mình qua ba việc thì trí tuệ sáng suốt mà hành vi được sửa sang, không phạm lỗi lầm). Từ đó có thể thấy được tầm quan trọng của việc “tự xét mình”. Dùng phương pháp thiết thực nhất để kiểm điểm, phản tỉnh nhất ngôn nhất hành, nhất cử nhất động của bản thân, từ đó ngày càng trở nên tốt hơn. Bằng cách nỗ lực từng ngày như này mới có thể từng bước từng bước đạt được mục đích đề cao bản thân.

Câu hỏi mở rộng

1. Làm thế nào có thể tự phản tỉnh một cách có hiệu quả? Có những cách nào?

2. Từ đạo lý mà nói, mỗi người đều biết sự quan trọng của việc phản tỉnh, nhưng tại sao rất nhiều người không làm được, nên làm thế nào để cải thiện?

Câu chuyện

Vào thời nhà Tống có một người tên Triệu Khái đã dùng hạt đậu để kiểm tra sự tiến bộ và lỗi lầm của bản thân trong một ngày. Anh ta đặt ba cái lọ trong thư phòng, một lọ đựng hạt đậu đen, một lọ đựng hạt đậu tương, và một lọ để không. Mỗi tối trước khi ngủ, anh ta mở ba cái lọ ra, nghĩ lại những lời nói, hành động trong ngày của mình. Nếu làm một việc tốt hoặc có suy nghĩ tốt thì cho một hạt đậu tương vào hộp không; nếu làm một việc xấu hoặc sản sinh niệm đầu bất hảo thì cho một hạt đậu đen vào hộp không.

Ban đầu số hạt đậu đen luôn nhiều hơn số hạt đậu tương, sau đó số hạt đậu tương càng ngày càng nhiều lên, số hạt đậu đen càng ngày càng ít đi, sự tu dưỡng của anh ta cũng càng ngày càng đề cao lên.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/48868

The post Tinh giải Luận ngữ (2): Hàng ngày xét bản thân qua ba sự việc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tinh giải Luận Ngữ (1): Lời nói đầuhttps://chanhkien.org/2023/10/tinh-giai-luan-ngu-1-loi-noi-dau.htmlSat, 07 Oct 2023 03:36:52 +0000https://chanhkien.org/?p=31470[ChanhKien.org] Lời nói đầu “Luận ngữ” là điển tịch nổi tiếng của Nho gia, phần lớn những ghi chép trong sách là những cuộc đối thoại vấn đáp của Khổng Tử và các đệ tử với người đương thời, do các đệ tử của Khổng Tử và những đệ tử đời sau chỉnh lý biên […]

The post Tinh giải Luận Ngữ (1): Lời nói đầu first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

[ChanhKien.org]

Lời nói đầu

“Luận ngữ” là điển tịch nổi tiếng của Nho gia, phần lớn những ghi chép trong sách là những cuộc đối thoại vấn đáp của Khổng Tử và các đệ tử với người đương thời, do các đệ tử của Khổng Tử và những đệ tử đời sau chỉnh lý biên soạn ra.

Hai từ “Luận ngữ” có nghĩa là từ ngữ luận đàm về đạo, nội dung bao gồm rất nhiều những giáo huấn cổ về việc lập thân hành sự, các phương diện như giáo hoá chính trị, tu dưỡng cá nhân, quy phạm đạo đức, giáo dục, triết học đều được viết ra một cách giản dị, súc tích và chân thành, xứng đáng là một bộ sách quý báu về trí huệ nhân sinh, bởi vậy từ cổ chí kim, “Luận ngữ” luôn là bộ sách quý kinh điển mà ai ai cũng đều phải đọc.

Nhận thấy giá trị tham khảo cho việc tu thân trị quốc và hàm dưỡng đạo đức của bộ sách này, Ban biên tập tài liệu giảng dạy Chánh Kiến đặc biệt chọn lọc ra những bài viết trong hơn 200 bài, chia thành ba tập thượng, trung, hạ, để phân tích và thảo luận chi tiết về nội dung từng bài. Ngoài việc giúp độc giả có thể cảm nhận được nội hàm phong phú trong các điển tích của cổ nhân, chúng tôi cũng hy vọng có thể gợi ý cho độc giả mở rộng tư duy, cũng như gợi mở trái tim thuần tịnh đã bị bụi trần che phủ từ lâu của con người hiện đại, đồng thời tìm lại bản tính thuần chân của chính mình thông qua việc bồi đắp những văn hoá truyền thống của cổ nhân.

Ngoài ra, cuốn sách này giải thích các đạo lý một cách đơn giản dễ hiểu và lựa chọn ra những bài viết có liên quan, qua đó sẽ giúp độc giả không bị khoảng cách về thời không mà có thể đắm mình trong văn hoá cổ điển đẹp đẽ, gợi mở chính kiến và thiện căn của sinh mệnh, làm sống dậy những tinh thần đạo đức và hy vọng mà con người hiện đại nên có. Rất mong bạn đọc ở các lĩnh vực có thể góp ý, chỉ giáo để chúng ta cùng nhau nỗ lực làm sâu sắc thêm cũng như phát huy văn hoá dân tộc Trung Hoa!

Trân trọng,

Ban biên tập tài liệu giảng dạy Chánh Kiến

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/48868

The post Tinh giải Luận Ngữ (1): Lời nói đầu first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>