Tìm hiểu lục nghệ | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnThu, 24 Apr 2025 07:00:24 +0000en-UShourly1Khám phá lục nghệ (8): Lời kếthttps://chanhkien.org/2021/08/kham-pha-luc-nghe-8-loi-ket.htmlSat, 21 Aug 2021 14:32:49 +0000https://chanhkien.org/?p=27792Tác giả: Trọc Thế Thanh Liên (Đại Lục) [ChanhKien.org] Về nội hàm và ẩn ý sâu xa cũng như những điều huyền diệu của lục nghệ, chúng tôi xin chỉ giới thiệu một cách đơn giản đến đây. Thoạt nhìn thì thấy chúng ta chỉ nói về lục nghệ, nhưng xét từ lục nghệ tổng […]

The post Khám phá lục nghệ (8): Lời kết first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Trọc Thế Thanh Liên (Đại Lục)

[ChanhKien.org]

Về nội hàm và ẩn ý sâu xa cũng như những điều huyền diệu của lục nghệ, chúng tôi xin chỉ giới thiệu một cách đơn giản đến đây. Thoạt nhìn thì thấy chúng ta chỉ nói về lục nghệ, nhưng xét từ lục nghệ tổng quan cho đến những chỗ uyên thâm của lục nghệ thì mọi người sẽ phát hiện rằng những nguyên lý sâu xa ẩn sau sáu chủng tri thức và kỹ thuật này có sự nhất quán và tương thông với nhau. Lục nghệ vốn bắt đầu từ thiên đạo, người học lục nghệ nếu tuân theo [nguyên lý] của lục nghệ mà làm thì sẽ thăng hoa đạt đến thiên đạo. Giống như một ngọn núi lớn có sáu con đường đại đạo để lên núi, từ các hướng khác nhau, từ các đường khác nhau mà leo núi thì cuối cùng vẫn quy về cùng một chỗ [là đỉnh núi]. Trăm sông cùng đổ về một biển. Bởi vì các con đường khác nhau vốn từ cùng một điểm xuất phát mà ra, nên khi ta đi từ điểm cuối mà quay ngược trở về, thì tự nhiên sẽ quay về cùng một chỗ.

Kỳ thực, đâu chỉ là lục nghệ mà mỗi một ngọn cỏ, mỗi một nhành hoa, mỗi một cái cây, mỗi một hòn đá, vạn sự vạn vật trên thế gian này bên trong đều hàm chứa thiên đạo. Tất cả đều có thể giúp chúng ta ngộ đạo, tất cả đều là con đường để nhân loại quay trở về với thiên quốc [của mình]. Thần Phật vốn từ bi, lúc ban sơ khi tạo ra vạn sự vạn vật thì Thần đã ẩn thiên đạo huyền cơ vào trong đó, mục đích là khai sáng phương tiện để thế nhân sau này tại các ngành, các nghề khác nhau vào mọi lúc, mọi nơi đều có thể ngộ ra [thiên đạo] để quay về thiên quốc. Nếu như thế nhân chấp mê bất ngộ, không biết được đường về thiên quốc thì chính là đang khăng khăng tiến vào địa ngục một cách bất tri bất giác.

Hỡi thế nhân! Xin đừng cô phụ sự từ bi và dụng tâm của Thần Phật, cũng đừng cô phụ sự chờ đợi và kêu gọi từ hàng nghìn năm của thiên thượng. Cơ hội không nên để tuột mất, thời gian cũng sẽ không quay trở lại (1). Hãy quay về thôi! Bể khổ vô biên, quay đầu là bờ!

(1) Nguyên văn: Cơ bất khả thất, thời bất tái lai

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/53790

The post Khám phá lục nghệ (8): Lời kết first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Khám phá lục nghệ (7): Cửu sốhttps://chanhkien.org/2021/08/kham-pha-luc-nghe-7-cuu-so.htmlFri, 06 Aug 2021 14:10:15 +0000https://chanhkien.org/?p=27739Tác giả: Trọc Thế Thanh Liên (Đại Lục) [ChanhKien.org] Cửu số chỉ chín chương toán thuật, bao gồm Phương điền 方田, Túc mễ 粟米, Sai phân 差分, Thiếu quảng 少廣, Thương công 商功, Quân thâu 均輸, Phương trình 方程, Doanh bất túc 盈不足, Bàng yếu 徬要, là chín loại phương pháp giải quyết vấn đề […]

The post Khám phá lục nghệ (7): Cửu số first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Trọc Thế Thanh Liên (Đại Lục)

[ChanhKien.org]

Cửu số chỉ chín chương toán thuật, bao gồm Phương điền 方田, Túc mễ 粟米, Sai phân 差分, Thiếu quảng 少廣, Thương công 商功, Quân thâu 均輸, Phương trình 方程, Doanh bất túc 盈不足, Bàng yếu 徬要, là chín loại phương pháp giải quyết vấn đề trong số học.

Học toán như thế nào mới đạt đến thiên đạo?

Chúng ta hãy lấy ví dụ về việc đếm số. Chúng ta đếm từ 1 đến 10, rồi từ 11 đến 20, từ 21 đến 30… kỳ thực chính là đếm từ 1 đến 10, rồi lại từ 1 đến 10, rồi lại từ 1 đến 10 nữa, cứ tuần hoàn lặp lại, tuần hoàn lặp lại như vậy cho đến vô cực. Câu mà Hứa Thận viết trong “Thuyết Văn Giải Tự” rằng “Thập, số chi chung dã” (số 10 cũng là số cuối cùng) đã khái quát cho chúng ta quy luật này. Đếm số vì sao lại đếm như thế? Bởi vì đạo của trời đất là như thế, người xưa chẳng qua chỉ là tuân theo thiên đạo để hành sự mà thôi. Sự vận hành của mặt trời và mặt trăng, sự lưu chuyển của bốn mùa, sự biến đổi của ngày và đêm, thảo mộc tươi tốt rồi khô héo, việc thay triều đổi đại, thế sự hưng suy, vân vân và vân vân, tất cả đều đến cực hạn rồi quay lại, tuần hoàn lặp lại, hết một vòng là lại quay trở về đầu như vậy. Ngay cả cách gieo vần bằng trắc trong thơ cũng như thế.

Trong “Chu dịch – Hệ Từ Thượng” có câu: “Hình nhi thượng giả vị chi Đạo” [1],theo các môn, các phái mà thực hành đi lên, thì đều có thể đạt được một điểm căn bản chung là Đạo, Vô cực, Thái cực cho đến đặc tính Chân Thiện Nhẫn của Vũ trụ. Đây chính là đạo lý, rằng các môn học khác nhau đi theo các con đường khác nhau nhưng đều hướng chung về một đích.

Các phép giải trong toán học như công thức, định lý, hệ phương trình v.v.., nhìn bề mặt thì chỉ là những ký hiệu trừu tượng hay những trình bày lý luận, nhưng kỳ thực nó đều là thể hiện một cách khái quát về bản chất của các sự vật cùng loại, là quy luật chung mà các sự vật cùng loại tuân theo, là thể hiện của chân lý tương đối của vũ trụ, cũng là cách thể hiện bằng ký hiệu hay sự mô tả theo cách đơn giản nhất của quy luật thiên đạo [2]. Người học toán từ những định lý, công thức, phương trình…mà tìm tòi sâu hơn sẽ phát hiện rằng số học không hề khô khan mà ngược lại lại ý vị như thơ, cái nét ý vị này không có ngôn từ diễn đạt trọn vẹn hết, đẹp không tả xiết. Tính súc tích cực độ và đặc điểm bao la vô tận của toán học, nếu dùng cách nói “một định lý chính là một thế giới, một phương trình chính là một thiên quốc” để hình dung thì cũng không có gì là thái quá.

Sự huyền diệu huyền áo của vũ trụ, huyền cơ của thiên đạo đều ẩn bên trong vạn sự vạn vật. Mỗi một loại hiện tượng trong toán học đều hàm chứa thiên cơ, khi học sâu vào ngộ ra được đạo lý sẽ cảm thấy mỹ diệu vô cùng; còn nếu như người học chỉ học ở bề mặt, không có đào sâu thêm ý tứ bên trong thì sẽ thấy toán học quả thực là nhạt nhẽo, vô vị. Thử hỏi cả người dạy và người học toán học số học ngày nay có thể giảng, học và ngộ được vậy không?

[1] “Hình nhi thượng giả vị chi Đạo, Hình nhi hạ giả vị chi khí.” Hai câu này trong lịch sử có nhiều cách lý giải khác nhau, quý độc giả có thể tự tìm hiểu thêm. Cách lý giải của người dịch là: Từ thế giới hữu hình này, có thể lấy đó làm môi trường tu luyện để ngộ lên trên thì đó chính là đang hướng về Đạo; còn nếu dùi vào đó, chấp mê vào thế giới hữu hình này thì chỉ là thứ tầm thường, Khí.

[2] Theo hiểu biết nông cạn của người dịch, có thể đưa ra các ví dụ như sau:

Công thức tính động năng của một vật là 1/22.

hoặc là 1/2mv2.

Công thức tính năng lượng trữ trong cuộn cảm là: 1/2Li2.

Công thức tính năng lượng trữ trong tụ điện là: 1/2CU2.

Công thức tính thế năng của lò xo là:  1/2kx2.

Các công thức trên đều rất tương tự nhau, các sự vật tưởng chừng khác nhau rất nhiều nhưng qua công thức tương tự thì có thể thấy bản chất của chúng có tính tương tự.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/53789

The post Khám phá lục nghệ (7): Cửu số first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Khám phá lục nghệ (6): Lục thưhttps://chanhkien.org/2021/08/kham-pha-luc-nghe-6-luc-thu.htmlTue, 03 Aug 2021 14:02:14 +0000https://chanhkien.org/?p=27718Tác giả: Trọc Thế Thanh Liên (Đại Lục) [ChanhKien.org] Người xưa căn cứ dựa trên hình dạng, âm điệu, ngữ nghĩa và điều lệ tạo chữ của chữ Hán mà quy nạp lại thành 6 phép cấu tạo chữ Hán gọi là lục thư, gồm: Tượng Hình (象形), Chỉ Sự (指事), Hội Ý (會意), Hình […]

The post Khám phá lục nghệ (6): Lục thư first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Trọc Thế Thanh Liên (Đại Lục)

[ChanhKien.org]

Người xưa căn cứ dựa trên hình dạng, âm điệu, ngữ nghĩa và điều lệ tạo chữ của chữ Hán mà quy nạp lại thành 6 phép cấu tạo chữ Hán gọi là lục thư, gồm: Tượng Hình (象形), Chỉ Sự (指事), Hội Ý (會意), Hình Thanh (形聲), Chuyển Chú (轉注) và Giả Tá (假借).

Từ xưa đến nay khi giáo dục cho học sinh thì việc dạy trẻ biết đọc, biết viết là nội dung quan trọng nhất, còn về trình độ lý giải nội hàm của Hán tự một cách sâu sắc thì đương nhiên giữa học sinh thời xưa và thời nay sẽ rất khác nhau.

Hán tự là văn tự Thần truyền. Cũng chính vì đó là văn tự mà Thần truyền cấp cho con người nên mới có thể lưu truyền bền bỉ mấy ngàn năm, bất kể là con người có quyền lực lớn đến mấy, không ai có thể cải biến Hán tự từ căn bản. Lúc ban sơ khi mới tạo ra chữ viết, Thần đã dung nạp ý chỉ của mình vào trong hình dạng, âm điệu, ý nghĩa của chữ Hán, người xưa sẽ thông qua học tập hình-âm-nghĩa của chữ Hán mà liễu giải cũng như thể hội sâu sắc thiên cơ và ý chỉ của Thần. Đây chính là một cách hữu hiệu để người xưa đạt đến cảnh giới cao, thiên nhân hợp nhất.

Chữ lập theo triện văn, có thể thấy là nét ngang (一) ở dưới chữ đại (大)

Ví dụ về 3 chữ “大” đại, “天”, thiên “立” lập. Chữ “大” đại là hình tượng một người đang đứng (dang hai tay) khi nhìn từ phía chính diện. Thêm một nét ngang “一” ở trên đầu chữ “大” đại sẽ thành chữ “天” thiên, còn thêm một nét ngang “一” phía dưới sẽ thành chữ “立” lập . Đỉnh đầu của con người đội trời, chân đạp đất, gọi là đỉnh thiên lập địa. Vị trí của một người giữa Trời Đất quyết định việc hết thảy mọi hành vi chuẩn tắc của con người phải phù hợp với quy luật của Thiên Địa, nếu không bầu trời trên đầu sẽ sụp đổ, mặt đất sẽ sụt lún, thiên địa bất dung. Nếu thiên địa bất dung thì tương lai người ấy sẽ đứng ở đâu? Chỉ với ba chữ đại “大”, thiên “天”, lập “立” nhưng đã một cách hình tượng mà bao hàm cả địa vị của con người, chuẩn tắc hành vi của con người trong đó. Những giáo viên dạy Hán ngữ ngày nay liệu có thể lý giải thâm sâu đến mức độ này không, huống nữa là học sinh của họ?

Chúng ta hãy phân tích về chữ 婚 hôn. Sách “Thuyết Văn Giải Tự” viết rằng: “Hôn, phụ gia dã. Lễ, thú phụ dĩ hôn thời, phụ nhân âm dã. Tòng nữ hôn, hôn diệc thanh” (Hôn, là nghi lễ tổ chức ở nhà gái, lấy vợ thường tổ chức lúc hoàng hôn, phụ nữ thuộc về âm. Chữ hôn 婚 trong hôn nhân gồm chữ nữ và chữ hôn (hoàng hôn) ghép lại). Hôn(婚) là chỉ nhà gái. Chữ nữ 女 và hôn 昏 đều là thiên bàng chỉ ý, riêng chữ 昏 hôn vừa là biểu ý vừa là biểu âm. Nhà gái vì sao lại có bao gồm thành phần hôn (昏)? Bởi vì người xưa lấy vợ sẽ lấy lúc hoàng hôn. Cưới vợ vì sao lại chọn thời điểm hoàng hôn? Học thuyết âm dương thời xưa phân chia hết thảy vạn sự vạn vật thành hai loại lớn là âm và dương. Nam thuộc dương, nữ thuộc âm, ngày là dương, đêm là âm, mặt trời mọc là dương, mặt trời lặn là âm, v.v. Bởi vì người nữ thuộc âm nên chọn hoàng hôn là lúc khí âm dâng cao sẽ rước người nữ vào nhà, nên lấy vợ sẽ chọn lúc hoàng hôn. Bài thơ Đường “Động phòng tạc dạ đình hồng chúc, Đãi hiểu đường tiền bái cữu cô” [1] (Dịch nghĩa: Đêm trước khi động phòng, tắt ngọn nến hồng, đợi đến sáng lên nhà chào mẹ cha), đến nay ở một số địa khu thuộc Trung Quốc đại lục vẫn còn lưu truyền phong tục phải rước nàng dâu mới vào nhà trước khi mặt trời lên đều là xuất phát từ nghi lễ này.

Chỉ một từ 婚 hôn thôi mà người học không chỉ cần học và nắm vững được hình-âm-nghĩa của chữ mà còn cả các nội hàm cực kỳ phong phú như nội hàm sâu sắc của học thuyết âm dương đằng sau con chữ cũng như sự lý giải về học thuyết âm dương của người xưa, tự giác chiểu theo nguyên lý âm dương mà làm các việc. Bản thân quá trình người xưa nghe, nói, đọc, nhận biết và viết chữ 婚 hôn đã bao hàm quá trình nội hoá [2] và lý giải nội hàm vô hạn của con chữ, cảnh giới của người học cũng từ đó mà thăng hoa một cách bất tri bất giác. Kỳ thực không chỉ là chữ 婚 hôn, mỗi mọi chữ Hán cổ đại đều [có hội hàm phong phú] như thế. Học tập Hán tự mà không lĩnh ngộ được nội hàm sâu sắc của con chữ thì chính là cô phụ sự từ bi và khổ tâm tạo chữ của Thần.

Bố cục kết cấu của Hán tự cũng như thế. Mỗi một chữ Hán đều có một trục trung tâm hữu hình hay vô hình bên trong. Ví dụ những chữ như 永 thuỷ、中 trung、小 tiểu、木 mộc、朱 chu đều có đường nét bút vạch theo trục tung, còn những chữ như 况 huống、耿 cảnh、刚 cương 、谓 vị ..không có đường nét bút vạch theo trục tung nhưng lúc viết đều phải giữ cho không lệch xa khỏi trung tâm và giữ cho chính, luôn giữ cho về gần trục trung tâm dù trục đó là hữu hình hay vô hình, hơn nữa giữa các nét bút cũng phải duy trì sự cân bằng, hòa hợp. Nếu không giữ vững quanh trung tâm, nếu bị lệch, bị nghiêng, hoặc xê dịch, thì hoặc là sẽ không thành được chữ muốn viết, hoặc là sẽ mất đi đặc điểm nhận dạng chữ đó và thành chữ khác. Việc viết chữ viết lớn hay nhỏ cũng là cùng một đạo lý như vậy. Vị trí tương quan của các nét và các bộ phận thành phần (thiên bàng) trong chỉnh thể một chữ Hán cũng không có khác biệt gì với vị trí tương quan của Thiên Địa trong Vũ Trụ, vị trí của các ngôi sao trong thiên thể, vị trí của con người trong Vũ Trụ và các hành vi, chuẩn tắc mà con người nên tuân theo. Người ta thường nói: Người thế nào văn thế ấy, người thế nào chữ thế ấy. Làm người và hành văn, viết chữ, là cùng một đạo lý, làm sao có thể không có liên hệ được?

Thiên đạo và thiên cơ ẩn ý từ Thần xuất hiện ở khắp mọi nơi. Trong các phép cấu tạo Hán tự thì từ kết cấu hình thể cho đến âm điệu và hàm nghĩa, hết thảy đều có thiên cơ. Trong văn tự mà Thần truyền thì khắp mọi chỗ đều là triển hiện thiên đạo cho con người cũng như ám thị cho con người thiên cơ ẩn ý từ Thần, chỉ là xem con người có thể suy nghĩ sâu thêm hay không, có thể ngộ ra được hay không. Nếu ngộ ra được thì mỗi một Hán tự đều là một chiếc thang bắc lên trời, còn nếu không ngộ ra được thì Hán tự chỉ là một loại công cụ văn tự có mang hình-âm-nghĩa mà thôi.

Con người là vạn vật chi linh [3], là vì con người có thể lĩnh ngộ được thiên cơ, có thể không ngừng nâng cao bản thân để đạt đến thiên đạo. Nếu không, con người cùng lắm cũng chỉ là một sinh vật trong vạn vật, chỉ là một con cờ trong ván cờ của thần Thời Gian mà thôi. Như thế con người há chẳng phải đáng thương lắm hay sao?

(còn tiếp)

Chú thích của dịch giả:

【1】 Hai câu thơ này được trích trong bài thơ Khuê ý – Cận thí thướng Trương thuỷ bộ của Chu Khánh Dư thời Đường (theo thivien.net)

【2】 Nội hóa: (tiếng anh: internalization), tạm hiểu là quá trình học hiểu và ngấm dần vào tâm trí, biến nó thành một phần của mình.

【3】Vạn vật chi linh: Những sinh mệnh có linh tính nhất trong vạn vật

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/53774

The post Khám phá lục nghệ (6): Lục thư first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Khám phá lục nghệ (5): Ngũ lễhttps://chanhkien.org/2021/07/kham-pha-luc-nghe-5-ngu-le.htmlThu, 29 Jul 2021 13:31:30 +0000https://chanhkien.org/?p=27700Tác giả: Trọc Thế Thanh Liên (Đại Lục) [ChanhKien.org] Từ “lễ” ở đây ý chỉ những quy phạm về hành vi của con người. Người xưa phân chia ra lễ tế tự gọi là: “cát lễ”, lễ cưới hỏi gọi là: “gia lễ”, lễ tiếp đón khách gọi là: “tân lễ”, các lễ nghi dùng […]

The post Khám phá lục nghệ (5): Ngũ lễ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Trọc Thế Thanh Liên (Đại Lục)

[ChanhKien.org]

Từ “lễ” ở đây ý chỉ những quy phạm về hành vi của con người. Người xưa phân chia ra lễ tế tự gọi là: “cát lễ”, lễ cưới hỏi gọi là: “gia lễ”, lễ tiếp đón khách gọi là: “tân lễ”, các lễ nghi dùng trong hoạt động quân sự gọi là: “quân lễ”, các lễ liên quan đến tang lễ, chôn cất gọi là: “hung lễ”, 5 loại lễ tiết này hợp lại gọi là ngũ lễ.

Người xưa không có phân biệt việc lớn hay nhỏ, tất cả đều cần phải tuân thủ theo những quy định, quy phạm nghi thức hoặc phép tắc về hành vi, các quy định đó cũng tương ứng với thân phận con người trong xã hội. Người xưa gọi những người không biết lễ nghi là man di, còn với những người thông hiểu lễ nghĩa, lại dốc sức thực hành theo thì được gọi là thánh nhân. Năm ấy Khổng Tử nhờ việc biết lễ nghi mà nổi danh trong các nước chư hầu. Sau này khi trẻ em đi học thì phải học lễ, đặc biệt là đi đứng tiến lùi, nhận hay trao vật gì cũng phải phù hợp với những lễ tiết nhất định.

Từ ngoài mà nhìn thì dường như lễ tiết chỉ là những nghi thức mang tính hệ thống, là những thứ thuộc về hình thức, kỳ thực không phải như vậy. Đối với tất cả hành vi, người xưa đều coi việc hợp với thiên đạo là chuẩn tắc, và tất cả các nghi thức về lễ tiết lớn nhỏ cũng không phải ngoại lệ.

Trong Nhạc ký – Lễ ký có viết: “Đại nhạc dữ thiên địa đồng hòa, đại lễ dữ thiên địa đồng tiết” (Đại nhạc hòa đồng cùng Trời Đất, đại lễ cùng tiết [tấu] với Trời Đất). Trong “Tang phục tứ chế – Lễ ký” có viết rằng: “Phàm lễ chi đại thể, thể thiên địa, pháp tứ thời, tắc âm dương, thuận nhân tình. Cố vị chi lễ’’. Có nghĩa là, những phép tắc quy định lễ nghi thời xưa tuyệt không phải là muốn gì liền làm nấy, mà là phải phù hợp với Thiên Địa, bốn mùa, âm dương, lòng người. Vì thế trong quá trình trẻ con học tập lễ nghi, trên bề mặt mà nhìn thì là vì để tuân theo những lễ tiết như hiếu, đễ, trung, thuận mà người làm con, người làm em, người làm bề tôi, và người ở vị trí ít tuổi hơn cần tuân theo, nhưng trên thực chất là để họ hiểu được quy luật vận hành của thiên địa, sự luân chuyển của bốn mùa, biến hoá của âm dương và quá trình hình thành bản tính thường tình của con người. Rồi từ đó mà cuối cùng đạt đến một cảnh giới cao là tự giác hành sự chiểu theo quy luật biến hoá phát triển của thiên địa, bốn mùa, âm dương và lòng người.

Thế thì “Lễ” của nhân gian như thế nào mới phù hợp với quy luật của thiên địa?

Chúng ta có thể phân tích ví dụ về quy luật thiên tôn địa ti. Thiên cao địa thấp (trời cao đất thấp), trời là chủ tể, đất chỉ thuận theo trời, trời sinh ra vạn vật, đất nuôi dưỡng vạn vật, trời vĩnh viễn cao hơn đất, bổn phận của đất là nỗ lực để hoàn thành sứ mệnh của trời. Thân phận và vị trí trong quy luật thiên tôn địa ti vĩnh viễn không thể cải biến, nếu không thì sẽ đảo lộn trời đất, hết thảy đều không thể ổn định được.

Trong “Nhạc ký – Lễ ký” viết rằng: “Lễ giả, thiên địa chi tự dã” (Lễ, là điều đảm bảo trật tự trong trời đất). Lễ tiết thời cổ đại đều là chiểu theo, học theo Trời Đất, “Lễ” chính là thể hiện cho sự khác biệt của thiên địa ở nhân gian. Lấy mối quan hệ quân-thần (vua-tôi) làm ví dụ. Quân phải thuần chính hoà ái như trời, thần phải tòng thuận trung thành như đất, toàn lực giúp quân chủ hoàn thành sứ mệnh. Thân phận và vị trí trong mối quan hệ quân-thần không thể tuỳ ý thay đổi. Xạ lễ thời cổ đại quy định rằng khi vua và quan tỉ thí bắn cung, các quan phải đứng lùi về sau nhường vua một thước, không thể đứng ngang hàng với vua. Vì sao? Bởi vì vua và các thần tử có sự khác biệt. Thời Xuân Thu Chiến Quốc vua nước Yên và Yến Tương Tử đổi chỗ cho nhau, vua Yên xuống làm bề tôi còn Yến Tương Tử lên làm vua, kết quả nước Yên đại loạn 3 năm, suýt chút nữa thì vong quốc.

Ví dụ kế tiếp là mối quan hệ phu-phụ (vợ-chồng). Chồng làm chủ các việc, vợ thuận theo, khi đối nội thì vợ chồng tương kính như tân, khi đối ngoại thì phu xướng phụ tuỳ, dân gian Trung Quốc từ xưa đã có câu “gả cho gà thì theo gà, gả cho chó thì theo chó” (1) không phải là không có đạo lý.

Lấy ví dụ về quan hệ phụ-tử (cha-con). Cha mẹ cần yêu thương nuôi dạy con cái, con cái phải hiếu thuận chăm sóc cho cha mẹ, ấy là đạo lý phụ từ tử hiếu.

Ví dụ về mối quan hệ huynh-đệ (anh-em). Anh cần yêu thương em, em phải kính trọng anh, ấy là huynh hữu đệ cung.

Bàn về mối quan hệ sư-sinh (thầy-trò). Một ngày làm thầy (sư) cả đời làm cha (phụ), nên gọi là sư phụ. Phải đối xử với thầy như đối xử với cha. Năm xưa khi Khổng Phu Tử qua đời các học trò của ông đã tập hợp lại cùng nhau để tang 3 năm, riêng Tử Cống một mình chịu tang thêm 3 năm, tổng cộng Tử Cống chịu tang 6 năm.

Lễ tiết thời xưa hết sức nhiều và nội dung cũng rất chi tiết, phức tạp. Nhưng cho dù lễ tiết có chi tiết tỉ mỉ đến bao nhiêu cũng đều lấy quy luật phát triển cũng như sự khác biệt giữa thiên địa làm chuẩn tắc. Đây là điều cơ bản để con người có thể làm người, cũng chính là điều căn bản để con người lập thân, cũng là cơ sở của việc tề gia trị quốc bình thiên hạ. Do đó thời xưa khi học sinh đi học thì phải học lễ trước tiên, học tập lễ tiết hiếu, đễ, trung, thuận, sắp xếp vị trí bản thân cho phù hợp với các hoàn cảnh xã hội, giữ vững bổn phận của bản thân trong các hoàn cảnh để tránh gây kết oán và hối hận về sau. Trong Quan Nghĩa – Lễ Ký viết: “Hiếu đễ trung thuận hành chi, nhi hậu khả dĩ vi nhân; khả dĩ vi nhân, nhi hậu khả dĩ trị nhân dã. Cố thánh vương trọng lễ.” (tạm dịch: Chiểu theo hiếu đễ trung thuận mà xử sự thì sau đó mới có thể làm người, có thể làm người, rồi mới có thể cai trị người. Thế nên thánh vương xưa nay đều coi trọng lễ).

Ngày nay những lễ tiết xưa đều đã bị lãng quên. Con cháu trong nhà đã trở thành những ông vua nhỏ, cả nhà đều xúm lại quanh chúng, chúng trở thành những kẻ không chức không vị lại có đặc quyền, có thể hô mưa gọi gió, chỉ huy, yêu cầu hết thảy. Nền nghệ thuật hội hoạ thanh cao nhã nhặn của truyền thống bị lạnh nhạt bỏ rơi, bị bài xích, còn cái gọi là phái hiện đại hỗn loạn hồ đồ lại chiếm cứ những nơi trưng bày nghệ thuật. Văn hoá thần truyền chính thống, những đạo lý phổ quát lại bị phê phán đàn áp, còn các loại tà thuyết lại chiếm thế thượng phong, vân vân và vân vân. Lý niệm về chính-tà, quý-tiện đã bị đảo lộn cả lên như thế, thử hỏi xã hội có thể không loạn được sao?

(còn tiếp)

Chú thích:

(1) Người Việt thường có câu là: thuyền theo lái gái theo chồng

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/53754

The post Khám phá lục nghệ (5): Ngũ lễ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Khám phá lục nghệ (4): Lục nhạchttps://chanhkien.org/2021/07/tim-hieu-luc-nghe-4-luc-nhac.htmlWed, 28 Jul 2021 13:47:45 +0000https://chanhkien.org/?p=27697Tác giả: Trọc Thế Thanh Liên (Đại Lục) [ChanhKien.org] Từ “nhạc” là chỉ âm nhạc. Lục nhạc là chỉ 6 loại nhạc vũ trứ danh gồm: Vân Môn của Hoàng Đế, Đại Hàm của vua Đường Nghiêu, Đại Thiều của vua Ngu Thuấn, Đại Hạ của vua Hạ Vũ, Đại Hoạch của Thương Thang và […]

The post Khám phá lục nghệ (4): Lục nhạc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Trọc Thế Thanh Liên (Đại Lục)

[ChanhKien.org]

Từ “nhạc” là chỉ âm nhạc. Lục nhạc là chỉ 6 loại nhạc vũ trứ danh gồm: Vân Môn của Hoàng Đế, Đại Hàm của vua Đường Nghiêu, Đại Thiều của vua Ngu Thuấn, Đại Hạ của vua Hạ Vũ, Đại Hoạch của Thương Thang và Đại Vũ của Vũ Vương.

Nhã nhạc là phương cách giáo hoá văn hoá đạo đức chủ yếu nhất thời cổ đại. Trong Nhạc ký – Lễ Ký có viết rằng: “Đại nhạc dữ thiên địa đồng hòa, đại lễ dữ thiên địa đồng tiết” (đại nhạc hòa đồng cùng Trời Đất, đại lễ cùng khánh tiết với Trời Đất). Lục nhạc, tức 6 loại nhạc vũ trứ danh đều là những nhạc khúc thượng thừa được sáng tác khi con người cảm ứng được thiên đạo. Mà thiên đạo và bản tính con người vốn có sự tương thông mật thiết. Vì thế những nhạc khúc thượng thừa ấy đều có tác dụng giáo hoá tẩy tịnh tâm linh, đánh thức bản tính thiện lương phù hợp với thiên đạo vốn tồn tại trong mỗi con người. Thời xưa việc giáo dục âm nhạc của học sinh tiểu học chính là thông qua việc tập luyện nhã nhạc mà dần dần đề cao được đạo đức của mình, cuối cùng đạt đến cảnh giới thiên nhân hợp nhất.

Người xưa rất chú trọng tác dụng giáo hoá đạo đức của nhã nhạc, không chỉ là học sinh cần học tập nhã nhạc mà trong việc tề gia trị quốc bình thiên hạ cũng đều được tin dùng. Có rất nhiều ví dụ điển hình về việc này. Trong sách Thượng thư có ghi chép rằng vào thời vua Thuấn trị có tộc Hữu Miêu không phục, vua Thuấn không dùng võ lực để trị mà dùng đức giáo hoá 3 năm, chỉ để binh sĩ cầm thuẫn và rìu nhảy múa, khiến tộc Hữu Miêu nể phục. Năm ấy khi Khổng Tử dẫn dắt các đệ tử đi chu du, giữa đường bị bao vây, Khổng Tử đã đánh đàn còn Tử Lộ thì cùng các đệ tử hát xướng, chẳng bao lâu vòng vây được giải.

Dục vọng của con người là trái ngược với thiên đạo, khi con người phóng túng dục vọng, ai ai cũng hành sự dựa trên tự tư tự lợi của cá nhân thì thiên hạ ắt sẽ loạn. Người xưa khắc chế dục vọng là không dựa trên pháp luật áp chế từ bên ngoài mà khắc chế từ bên trong, dùng nhã nhạc giáo hoá nhân tâm, hoán tỉnh bản tính từ trong tâm rồi mới đến hành xử bên ngoài, từ đó khiến nhân tâm quay về với thiên đạo. Người xưa gọi phương pháp giáo hoá này là lấy đức chế dục, tức là dẫn dắt lòng người hướng về thiên đạo, dùng thiên đạo mà khắc chế dục vọng. Khi người dân trăm họ đều quy chân hướng thiện thì tự họ sẽ làm mọi việc dựa theo thiên đạo, lúc ấy tự nhiên sẽ khiến gia đạo được hoà thuận, đất nước yên ổn, thiên hạ thái bình. Những điển tích như Ngu Thuấn chuyển thù thành bạn, Khổng Tử dùng đàn ca hát xướng để giải vây đã giúp chúng ta thấy được hiệu quả của phương pháp lấy đức chế dục.

Trong sách Luận Ngữ có viết một câu chuyện như thế này. Khi Khổng Tử đến nước Tề nghe được nhạc vũ Đại Thiều của vua Ngu Thuấn xong thì ba tháng ròng ăn thịt mà không thấy mùi vị. Thời cổ đại thịt rất hiếm, khi người trên 70 tuổi có thịt để ăn thì đã được tính đó là biểu hiện của thời thái bình thịnh thế. Còn Khổng Tử nghe nhạc Thiều xong 3 tháng ăn thịt không cảm nhận được mùi vị của thịt. Nhã nhạc có tác dụng giáo hoá đạo đức rất lớn, từ câu chuyện trên chúng ta có thể cảm nhận được nhã nhạc có sức mạnh giáo hoá to lớn đến nhường nào.

Do đó thời xưa khi có việc đại sự hay việc trọng đại người ta đều dùng đến lễ nhạc. Người đắc Đạo sẽ chơi những nhạc khúc phù hợp với thiên đạo, đạo đức của người chơi nhạc càng cao thì tác dụng giáo hoá tâm linh của nhạc khúc phát ra càng lớn.

Tiếng nhạc phát ra chính là biểu hiện của cảnh giới đạo đức của người chơi nhạc. Thời Tam quốc, khi Gia Cát Lượng thực hiện “không thành kế”, đại quân của Tư Mã Ý đã áp sát thành nhưng vẫn không dám tiến vào thành. Vì sao vậy? Vì từ âm thanh trầm tĩnh bình hoà của tiếng đàn mà Gia Cát Lượng đánh ra có thể nhìn ra được tâm thái của ông, và Tư Mã Ý đoán rằng có quân mai phục bên trong nên đã lui binh. Nhìn bề mặt thì Gia Cát Lượng đã dùng tiếng đàn áp chế được thiên binh vạn mã của Tư Mã Ý nhưng thực chất chính là nhờ cảnh giới đạo đức của ông, tiếng đàn chỉ là biểu hiện bên ngoài của cái đức bên trong mà thôi.

Ngược lại, các loại nhạc rock, nhạc disco hiện đại lại khiến con người dâng trào dục vọng, tâm không bình, khí không hoà, gặp chuyện là nổi cơn tam bành, dễ dàng gây sự với người khác. Khi lòng người không tĩnh thì xã hội làm sao có thể an định được đây? Còn âm nhạc và vũ đạo của đoàn nghệ thuật Thần Vận (Shen Yun) biểu diễn trở thành những tác phẩm nghệ thuật hàng đầu thế giới chính là do họ thực hành tu luyện đạo đức chiểu theo đặc tính tối cao của vũ trụ Chân Thiện Nhẫn; vậy nên âm nhạc và vũ đạo của Thần Vận khiến người xem chấn động tâm linh, có tác dụng đưa đạo đức thăng hoa, đây cũng chính là phản ánh tác dụng của nhã nhạc trong giáo hoá đạo đức, giúp con người hợp với thiên đạo ở mức cao nhất thời nay.

(còn tiếp)

Dịch từ https://www.zhengjian.org/node/53717

The post Khám phá lục nghệ (4): Lục nhạc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Khám phá lục nghệ (3): Ngũ xạhttps://chanhkien.org/2021/07/tim-hieu-luc-nghe-3-ngu-xa.htmlTue, 27 Jul 2021 14:18:13 +0000https://chanhkien.org/?p=27692Tác giả: Trọc Thế Thanh Liên (Đại Lục) [ChanhKien.org] Từ xạ 射 chỉ xạ tiễn, tức là bắn cung. Đây là một trong những nội dung chủ yếu trong cuộc sống của nam giới thời cổ đại. Từ việc đi săn bắt tìm thức ăn hay tham gia chiến đấu công phá thành trì cho […]

The post Khám phá lục nghệ (3): Ngũ xạ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Trọc Thế Thanh Liên (Đại Lục)

[ChanhKien.org]

Từ xạ 射 chỉ xạ tiễn, tức là bắn cung. Đây là một trong những nội dung chủ yếu trong cuộc sống của nam giới thời cổ đại. Từ việc đi săn bắt tìm thức ăn hay tham gia chiến đấu công phá thành trì cho tới gia nhập quân đội hay tuyển quan…đều không tách khỏi nghề xạ tiễn. Ngũ xạ chính là chỉ năm phương pháp bắn cung thời cổ đại.

Bắn cung như thế nào mới đạt đến thiên đạo? Trước hết chúng ta hãy tìm hiểu về tiêu chuẩn yêu cầu đối với nghề bắn cung thời xưa. Trong sách “Lễ ký – Xạ nghĩa” của Khổng Tử, có ghi chép rằng: thời xưa khi chư hầu, khanh, đại phu tham gia bắn cung trước tiên phải cử hành lễ nghi tương ứng; từ đó khiến chư hầu hiểu rõ cái nghĩa quân thần, còn khanh, đại phu thì hiểu rõ được thứ tự trưởng ấu. Người bắn cung trong các bước tiến, thoái, xoay người, đều phải hợp với lễ nghi, tư thế ngay chính, ý chính tâm thành, tay cầm cung tên một cách vững chãi, sau đó mới nói đến mục tiêu bắn cung. Thông qua việc bắn tên có thể quan sát được đức tính của người bắn. Thời xưa thông qua việc bắn cung, thiên tử có thể tuyển chọn được chư hầu và các quan viên như khanh, đại phu… Do đó, thiên tử sẽ cử hành một cuộc thi bắn cung lớn gọi là “xạ hầu”, tức là từ việc bắn cung có thể thăm dò được thái độ của chư hầu.

Từ việc học tập người xưa, chúng ta có thể thấy rằng nghệ thuật bắn cung có hàm chứa đạo nhân nghĩa bên trong. Bắn cung trước hết phải chính kỷ (chính lại bản thân mình), gồm cả hai phương diện là chính lại ngoại hình, dáng dấp bên ngoài và chính cái tâm bên trong. Chính kỷ rồi mới tới xạ tiễn (bắn cung), sau đó rồi mới nói đến chuyện bắn trúng đích. Nếu như bắn chưa trúng thì không được oán hận người vượt trội mình, mà phải quay lại tìm xét nguyên nhân ở bản thân, tiếp tục chính kỷ tu thân, đặt công phu tập luyện.

Chúng ta hãy cùng xem câu chuyện Kỷ Xương học bắn cung.

Kỷ Xương theo danh sư Phi Vệ học bắn cung. Thầy Phi Vệ nói: “Ngươi hãy trở về, trước tiên luyện tập việc nhìn không chớp mắt cho ta”. Khi trở về nhà Kỷ Xương liền nằm dưới chân bàn đạp khung cửi mà vợ anh dệt vải, hai mắt nhìn chằm chằm không chớp mắt vào bàn đạp khi đôi chân kia chuyển động. Sau hai năm, Kỷ Xương đã đạt đến trình độ dù có dùi đâm vào khoé mắt cũng không chớp mắt. Kỷ Xương bèn đi tìm thầy Phi Vệ, lần này thầy Phi Vệ nói: “Ngươi hãy trở về, luyện sao cho đôi mắt ngươi nhìn thấy vật nhỏ như vật lớn, nhìn vật cực nhỏ mà cũng như đang hiện rõ trước mắt”. Kỷ Xương về nhà tìm một con rận, dùng sợi lông trâu nhỏ nhất cột con rận treo lên cửa sổ, ngày ngày nhìn con rận không chớp mắt. Cứ nhìn như vậy con rận càng ngày càng lớn lên. Sau ba năm, anh nhìn con rận như đã trở nên lớn bằng cái bánh xe. Kỷ Xương cầm cung lên, bắn vào con rận ấy, đầu mũi tên xuyên qua chính giữa con rận mà sợi lông trâu treo con rận vẫn không đứt. Kỷ Xương bẩm lên thầy Phi Vệ, thầy anh cao hứng nói: “Ngươi học thành tài rồi”. Sau này, Kỷ Xương trở thành cao thủ thiện xạ, bách phát bách trúng.

Việc luyện cho đôi mắt nhìn mà không chớp và nhìn vật nhỏ như vật lớn thì có rất nhiều phương pháp, còn rèn tâm pháp thì chỉ có một cách duy nhất. Tâm pháp trong xạ nghệ mà Kỷ Xương học được chính là chuyên tâm nhất chí, thành ý chính tâm. Tầm mắt nhìn được cũng chính là sức chứa của tâm, tâm thái thuần khiết thì tầm nhìn cũng rộng mở.

Trong việc học bắn cung của người xưa, các phương pháp luyện tập chỉ là yếu tố bề mặt, thực chất thì thành ý chính tâm mới là nhân tố quyết định. Quá trình học tập xạ tiễn cũng là quá trình tu chính lại cái tâm của người học. Tâm tính cao thì xạ nghệ mới cao được. Hay nói cách khác kỹ nghệ thiện xạ là nhờ đức hạnh tốt, tâm tính cao. Thế nên mới có việc thiên tử thông qua tổ chức cuộc thi xạ tiễn để tuyển chọn quan lại.

(còn tiếp)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/53673

The post Khám phá lục nghệ (3): Ngũ xạ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Khám phá lục nghệ (2): Ngũ ngựhttps://chanhkien.org/2021/07/tim-hieu-luc-nghe-phan-2-ngu-ngu.htmlMon, 26 Jul 2021 14:20:55 +0000https://chanhkien.org/?p=27690Tác giả: Trọc Thế Thanh Liên (Đại Lục) [ChanhKien.org] Xe ngựa là phương tiện đi lại quan trọng của người thời xưa, đồng thời đó cũng là nhân tố quan trọng để giành được chiến thắng trong các cuộc chiến tranh. Chiến xa là phương tiện chủ yếu trong chiến trận thời xưa, khi đánh […]

The post Khám phá lục nghệ (2): Ngũ ngự first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Trọc Thế Thanh Liên (Đại Lục)

[ChanhKien.org]

Xe ngựa là phương tiện đi lại quan trọng của người thời xưa, đồng thời đó cũng là nhân tố quan trọng để giành được chiến thắng trong các cuộc chiến tranh. Chiến xa là phương tiện chủ yếu trong chiến trận thời xưa, khi đánh trận thì cần đi nhanh tiến xa, tấn công kẻ địch, nhanh chóng giành tiên cơ (chớp thời cơ chiếm những yếu tố lợi thế), nên kỹ năng của người đánh xe chính là yếu tố quyết định tới thành bại của cuộc chiến. Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về ngũ ngự, là 5 kỹ thuật đánh xe mà người xưa cần phải nắm vững.

Đánh xe như thế nào mới đạt đến thiên đạo? Trước tiên chúng ta hãy xem câu chuyện cổ nhân học đánh xe.

Triệu Tương Tử học đánh xe với Vương Vu Kỳ. Khi học xong, trước lúc về nhà, Triệu tỉ thí công phu đánh xe với Vương Vu Kỳ. Lần tỉ thí thứ nhất Triệu Tương Tử thua, bèn nói: “Không đúng không đúng, là do ngựa của ta không tốt.” Thấy thế Vương Vu Kỳ đổi ngựa cho Triệu Tương Tử rồi tiếp tục tỉ thí. Lần tỉ thí thứ hai Triệu Tương Tử lại thua, Triệu nói: “Không đúng không đúng, là do xe của ta cũng không tốt.” Vương Vu Kỳ thấy thế bèn đổi xe ngựa với Triệu. Lần tỉ thí thứ ba Triệu Tương Tử đánh xe ngựa của Vương Vu Kỳ, Vương Vu Kỳ đánh xe của Triệu Tương Tử, kết quả Triệu vẫn thua. Lần này Triệu Tương Tử lại viện lý do: “Là do huynh không dạy hết kỹ thuật cho ta, nếu không sao lần này xe của ta tốt hơn nhưng ta vẫn thua huynh?”, Triệu hoài nghi Vương Vu Kỳ giấu nghề cho riêng mình. Vương nói: “Kỹ thuật thì ta đã chỉ dạy hết cho huynh rồi. Khi đánh xe thì ngựa phải liền với xe, dùng tâm điều khiển ngựa. Nhưng còn huynh, khi bị tụt lại phía sau ta thì cứ muốn vượt qua ta, khi hơn ta rồi lại e ta sẽ thắng huynh. Huynh đánh xe ngựa nhưng tâm huynh chỉ đặt ở nơi ta, thì làm sao có thể đạt được tiến tốc trí viễn?”

Câu chuyện này đã nói rõ cho chúng ta một đạo lý thâm sâu: đánh xe cần có kỹ pháp, nhưng quan trọng hơn là cần có tâm pháp. Tâm pháp liên quan trực tiếp đến vấn đề cảnh giới tâm của con người. Kỹ pháp thì thông qua miệng nói, tai nghe thì thầy có thể truyền lại cho trò, rồi qua quá trình luyện tập là có thể nắm vững được, còn tâm pháp thì người học phải tự mình ngộ, tu tâm, đề cao cảnh giới tâm tính thì mới có thể đạt được. Tâm pháp là thứ phải được trui rèn lâu dài, không phải là việc ngày một ngày hai mà có được. Tâm pháp đánh xe của Vương Vu Kỳ chính là khi người đánh xe đã tu bỏ được tâm cầu danh cầu lợi, chuyên tâm toàn chí vào việc điều khiển xe, ngựa, thì người và xe, ngựa đạt được sự hài hoà cao độ, phối hợp nhất trí, đồng tâm đồng đức, tề tâm hiệp lực, sau đó mới có thể tiến tốc trí viễn [1].

Khi một người đánh xe đạt được hoà hợp cao độ với cả ngựa và xe, thì người đó sẽ hòa hợp nhất trí với những người xung quanh, với các thành viên trong gia đình cũng như với môi trường xã hội; dần dần tâm thái ấy sẽ thành tự nhiên, sẽ đạt được hài hoà hợp nhất với trời đất, đó cũng là cảnh giới cao thiên nhân hợp nhất, cũng là cảnh giới cao của đạo tu thân của người xưa. Người như thế tề gia thì gia đạo hoà thuận, trị quốc thì quốc sẽ an ổn, bình thiên hạ thì thiên hạ sẽ thái bình [2]. Trong việc tề gia trị quốc bình thiên hạ, không tuyển chọn người như thế thì sẽ tuyển ai đây?

(còn tiếp)

[1] Đi được nhanh, tiến được xa

[2] Bản gốc: “tề gia tắc gia tề, trị quốc tắc quốc trị, bình thiên hạ tắc thiên hạ bình”

Gia tề: Ý nói gia đình nề nếp, hòa thuận

Quốc trị: Ý nói trị vì đất nước được tốt

Thiên hạ bình: Ý nói thiên hạ yên bình, thái bình

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/53623

The post Khám phá lục nghệ (2): Ngũ ngự first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Khám phá lục nghệ (1)https://chanhkien.org/2021/02/tim-hieu-luc-nghe-phan-1.htmlWed, 24 Feb 2021 15:50:46 +0000https://chanhkien.org/?p=27082Tác giả: Trọc Thế Thanh Liên (Đại Lục) [ChanhKien.org] Sách «Chu Lễ ▪ Địa Quan ▪ Bảo Thị» có ghi chép : “Bảo Thị chưởng gián vương ác, nhi dưỡng Quốc tử dĩ đạo, nãi giáo chi lục nghệ: nhất viết ngũ lễ, nhị viết lục nhạc, tam viết ngũ xạ, tứ viết ngũ ngự, ngũ viết […]

The post Khám phá lục nghệ (1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Trọc Thế Thanh Liên (Đại Lục)

[ChanhKien.org] Sách «Chu Lễ ▪ Địa Quan ▪ Bảo Thị» có ghi chép : “Bảo Thị chưởng gián vương ác, nhi dưỡng Quốc tử dĩ đạo, nãi giáo chi lục nghệ: nhất viết ngũ lễ, nhị viết lục nhạc, tam viết ngũ xạ, tứ viết ngũ ngự, ngũ viết lục thư, lục viết cửu số.” [Bảo Thị chưởng quản việc can gián khuyên bảo vua, dạy dỗ con cháu quý tộc theo đạo, đó là dạy lục nghệ : thứ nhất là ngũ lễ (lễ nghĩa), thứ hai là lục nhạc (âm nhạc), thứ ba là ngũ xạ (bắn cung), thứ tư là ngũ ngự (cưỡi ngựa đánh xe…), thứ năm là lục thư (thư pháp), thứ sáu là cửu số (toán học).] Con cháu quý tộc thời xưa khi đến tám tuổi nhập học tiểu học, do Bảo Thị dạy dỗ các em dựa trên các giá trị đạo đức cao thượng phù hợp với thiên thượng của bản thân, dạy các em sáu loại kiến thức và kỹ năng là lễ nghĩa, âm nhạc, bắn cung, cưỡi ngựa, thư pháp và toán học.

Trong lục nghệ ngoại trừ bắn cung và cưỡi ngựa, những nội dung khác trong sách giáo khoa tiểu học của Trung Quốc đại lục ngày nay đa phần đều có liên quan, nhưng những điều mang tính thực chất như mục đích học tập và yêu cầu thì đều khác rất xa so với thời xưa. Người xưa chú trọng “tiểu học nhi thượng đạt” (học những cái nhỏ về sự vật, nhân tình thế thái, để rồi hiểu những pháp tắc của tự nhiên), các môn đồ tiểu học học tập lục nghệ, một mặt, là vì sáu loại tri thức và kỹ năng này rất cần thiết trong cả cuộc đời của các em, một mặt khác, và cũng là phương diện trọng yếu hơn, đó là trong cả cuộc đời của các em cần thông qua việc học tập sáu loại tri thức và kỹ năng này cuối cùng thăng hoa đến cảnh giới cao thiên nhân hợp nhất, do đó cần phải là bởi một Bảo Thị vốn có phẩm đức phù hợp với thiên thượng dạy dỗ các em.

Loại cảnh giới cao thiên nhân hợp nhất này quyết định ý nghĩa cuộc sống và chất lượng sinh tồn của một cá nhân, cũng quyết định sự thịnh suy của một dân tộc, xã hội, đó là pháp bảo để con người có thể đứng vững ở vị trí bất bại, hoàn toàn vượt xa so với việc chỉ nắm vững sáu loại tri thức và kỹ năng.

Vậy cũng chính là nói, lục nghệ thực tế là sáu con đường lớn (đại đạo) thông thiên để các môn sinh tiểu học thời xưa có thể làm được “tiểu học nhi thượng đạt”. Người xưa từ thuở nhỏ đã thuận theo sáu con đường lớn này mà tiến bước, một mạch cho đến khi đạt đến cảnh giới cao thiên nhân hợp nhất. Như vậy thì, “học nhi ưu tắc sĩ” (học tập giỏi thì làm quan) cũng trở thành điều hợp lý trong xã hội. Bởi vì những người “học nhi ưu” (học tập giỏi) kia đều là những người ngộ được thiên đạo, những người ngộ được thiên đạo mà làm quan trị quốc bình thiên hạ, thiên hạ đương nhiên sẽ thái bình thịnh vượng.

Mà giáo dục trong học đường ngày nay chỉ chú trọng những kiến thức và kỹ năng trên sách vở, bỏ qua phương diện thực chất nhất, cốt yếu nhất đó là việc học tập và trau dồi tri thức vốn là để thăng hoa đến cảnh giới cao, chỉ nắm được những thứ vỏ ngoài của lục nghệ đã coi như “học nhi ưu” (học tập giỏi) rồi. Những người như vậy mà ra làm quan, phục vụ xã hội, đạo đức nếu không xuống dốc, xã hội mà không trở nên hỗn loạn mới là chuyện lạ!

(còn tiếp)

Khám phá lục nghệ (2): Ngũ ngự

Khám phá lục nghệ (3): Ngũ xạ

Khám phá lục nghệ (4): Lục nhạc

Khám phá lục nghệ (5): Ngũ lễ

Khám phá lục nghệ (6): Lục thư

Khám phá lục nghệ (7): Cửu số

Khám phá lục nghệ (8): Lời kết

Dịch từ: http://zhengjian.org/node/53622

The post Khám phá lục nghệ (1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>