Thức tỉnh | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnSun, 14 Jul 2024 03:05:56 +0000en-UShourly1Thức tỉnh (3): Sự biến dị của văn hóa truyền thống-Phần 3https://chanhkien.org/2022/01/thuc-tinh-3-su-bien-di-cua-van-hoa-truyen-thong-phan-3.htmlWed, 26 Jan 2022 01:33:18 +0000https://chanhkien.org/?p=28286Tác giả: Trịnh Hợp [ChanhKien.org] Sự biến dị của văn hóa nhân loại: sự hình thành “lễ giáo” và miệt thị truyền thống Con người có phương thức biểu đạt của mình, “Lễ” lúc ban đầu là phương thức để con người biểu đạt lòng tôn kính, kính ngưỡng, dần dần, trong xã hội con […]

The post Thức tỉnh (3): Sự biến dị của văn hóa truyền thống-Phần 3 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Trịnh Hợp

[ChanhKien.org]

Sự biến dị của văn hóa nhân loại: sự hình thành “lễ giáo” và miệt thị truyền thống

Con người có phương thức biểu đạt của mình, “Lễ” lúc ban đầu là phương thức để con người biểu đạt lòng tôn kính, kính ngưỡng, dần dần, trong xã hội con người lại được mở rộng trở thành một loại quy phạm cho con người.

Vào thời cổ đại, con người tôn sùng, ngưỡng mộ “Đạo”. Những người có đạo thời xưa có thể được mọi người kính phục, kính ngưỡng, phương thức biểu đạt sự tôn kính giữa con người với nhau cũng chính là “Lễ”. Mọi người có thể sẽ ôm quyền (cung tay) trước ngực để thể hiện sự tôn trọng, bày tỏ nguyện ý muốn học hỏi từ những người đó, v.v. Trên thực tế, “Lễ” là biểu hiện sự chân thành, thành kính của người tôn sùng “đạo nghĩa” khi được người khác làm cảm động, khi đó con người đều có một trái tim cầu “Chân” rất mạnh mẽ, lễ mà không có nội hàm “đạo nghĩa” thì trong mắt của mọi người đều là giả tạo. Vì vậy, vào thời viễn cổ, “Lễ” và “Đạo” trong thế giới tinh thần của con người là thống nhất, cũng gọi là “tâm khẩu hợp nhất” hoặc gọi là “trong ngoài như một”, cũng là thể hiện hàm dưỡng đạo đức của con người. Về sau, Lễ dần dần truyền rộng trong dân gian, trở thành một phạm trù phổ biến rộng lớn, mang ý nghĩa bày tỏ lòng kính trọng lẫn nhau, chỉ là sau này Lễ ngày càng trở nên phù phiếm mới mất dần ý nghĩa nguyên gốc của nó.

Các vị “Vua” thời thượng cổ đều là những người đắc đạo, đó là phù hợp với giá trị quan mà xã hội tôn sùng. Tuy nhiên, sự ngưỡng mộ và ủng hộ của mọi người đối với Vua, sẽ mang đến cho vị ấy “quyền thế”, cũng chính là có năng lực chi phối con người và vật chất. Bởi vì đạo đức của vị này rất cao, nên có thể thông qua việc thực hiện chủ trương của mình mà giáo hóa con người và tạo phúc cho con người. Từ “chế độ nhường ngôi” (chọn người hiền đức để nhường ngôi) đến “cha truyền con nối”, thì con người đã có tư tâm, nếu những người thừa hưởng quyền lực không tu dưỡng đủ đạo đức thì sẽ dễ bị quyền lực làm cho tha hóa sa ngã, dẫn đến nảy sinh chấp trước vị kỷ. Tuy nhiên, tại sao những người này lại chú trọng đến “Lễ”? Bởi vì, từ những hành vi này con người sẽ cảm nhận được sự tôn trọng của người khác, sinh ra cảm giác nhận được sự tôn kính, trong tình huống này, ý nghĩa của “Lễ” cũng phát sinh thay đổi, trở thành một phương thức để duy hộ quyền lực của bản thân, trở thành thứ có thể kiểm soát chi phối. Dưới tác dụng của loại tâm hư vinh và tư tâm, họ sẽ có thể đặt ra các quy định để cố định “Lễ”, hình thành “Lễ chế”, trở thành thứ tượng trưng cho quyền lực, đẳng cấp và mang theo tính cưỡng chế. Tuy nhiên xã hội con người thời đó vẫn có môi trường để biểu đạt các loại tư tưởng và đạo nghĩa khác nhau, con người không cần che đậy bản thân. Đây là một tình huống hình hành nên “lễ chế”.

Sự xuất hiện của “lễ chế” còn có một số nguyên nhân khác. Người ở các tầng thứ khác nhau sẽ có văn hóa tu tập khác nhau, Thiên Tử có văn hóa của Thiên tử, thần tử có văn hóa của thần tử, bách tính có văn hóa của bách tính, con người sau khi đã phân định vị trí rõ ràng, có các thú vui tiêu khiển, thì cần phải có quy phạm ảnh hưởng của những thú tiêu khiển đó đối với con người. Lễ chế có hai điểm tốt cho con người ở các tầng thứ khác nhau, thứ nhất nó quy định giới hạn và phạm vi của các hành vi và xử sự của những người khác nhau. Vậy thì, Thiên tử cần thể hiện ra đạo nghĩa với thiên hạ, một lời nói đáng giá nghìn vàng, thú tiêu khiển ở đây phải trang nhã, phải xứng với thân phận; tương tự với thần dân, họ có thú tiêu khiển riêng. Cho nên Lễ chế đồng thời cũng duy hộ quyền lực, có thể tiết chế hành vi của người khác, nếu nội hàm chỉ khác đi một chút, thì nó vẫn có thể duy trì quy phạm hành vi bề mặt, vẫn có thể giúp người đời sau trưởng thành trong một hoàn cảnh yêu cầu phù hợp.

Ưu điểm thứ hai của “lễ chế” là nó có thể trở thành một phương pháp vận hành xã hội, ở một mức độ nhất định nó đơn giản hóa quá trình giao tiếp, nó đề cao hiệu suất xử sự, có thể giảm thiểu những tập tục khác biệt và phức tạp, vốn là một quá trình biểu đạt cần rất nhiều công sức giữa con người và con người. Nhưng hậu quả của việc cưỡng chế này là giảm sự kết nối tư tưởng giữa con người và con người. Con người khi đã có lễ chế thì sẽ có một số thói xấu, con người khi học được một thứ gì đó sẽ dễ hình thành khái niệm tiên nhập vi chủ, xuất hiện chấp trước với “lễ chế” của bản thân, mà coi nhẹ đi “Đạo” trong nội hàm của nó, có một số trường hợp tốt xấu lẫn lộn đã đi ngược lại với “Đạo”.

“Lễ chế” trong quá trình phát triển, thuận theo chấp trước của con người vào những ưu điểm nó, phạm vi hành xử của nó cũng mở rộng lên, trở thành càng ngày càng nhiều. Dần dần cố định lại trở thành một thứ phổ biến, hình thành rất nhiều “quy định”, tính cưỡng chế cũng ngày càng mạnh, tương ứng với nó là các “biện pháp trừng phạt”, tính hạn chế con người của nó ngày càng rõ rệt. Tuy rằng vào thời cổ đại, việc tu dưỡng đạo đức tốt đẹp vẫn là trạng thái cơ bản và phổ biến của con người, thiện niệm của con người vẫn còn rất mạnh, tính bao dung với môi trường vẫn rất tốt, xã hội con người cũng hoàn toàn không cần dựa vào “trừng phạt” để quản lý, nhưng con người vẫn dần dần trở nên ngày càng không thể chấp nhận những thứ ngoài lễ chế, hình thành một trạng thái xem trọng hình thức xem nhẹ nội hàm. Trong quá trình hình thành “lễ chế”, quan niệm cố chấp của con người khi chấp trước với việc duy hộ chế độ của bản thân ngược lại đã nảy sinh ra những thứ “ác” trong nội tâm con người và sinh ra những sự việc lệch “tả” trong ý kiến và quan niệm. Nếu không có cơ sở Thiện niệm thì không thể chú ý tới những yêu cầu của tình huống thực tế. Khi con người bị thiêu đốt trong quan niệm nóng giận hay bị tâm lý thù hận khống chế, thì luôn ở trong tâm thái lấy việc trừng trị làm mục đích, chỉ mong nhìn thấy đối phương nếm mùi đau khổ, dường như chỉ có như thế mới có thể bình phục được sự mất cân bằng do sự lo lắng và hận thù trong tâm tạo thành, nhưng con người đã hoàn toàn quên mất ý nghĩa thực sự của việc hoàn thiện bản thân. “Trừng phạt” trở thành một biện pháp để duy trì chế độ, trên thực tế là do chấp trước với quan niệm tự ngã của con người và những “ác niệm” sinh ra từ sự lo lắng trong tâm lý tạo nên. Con người cảm thấy xã hội đang phát triển, mọi thứ dường như càng ngày càng hoàn hiện, bao gồm cả việc đề ra các biện pháp trừng phạt để trở nên thích hợp với sự phát triển đó. Tuy nhiên, xét từ góc độ “Đạo” thì “niệm” do con người khởi lên đóng vai trò rất chủ yếu, khi con người khởi “niệm thiện” thì sẽ phù hợp với “Đạo”, như thế là đúng; còn khi con người khởi “niệm ác” thì sẽ trái với “Đạo”, như thế là sai. Nếu xét từ góc độ này, thì việc trừng phạt sẽ làm thay đổi nội tâm của con người, và thực tế sẽ khiến con người càng ngày càng rời xa “Đạo”. Người tu luyện hiểu điều này sâu sắc hơn, nhưng đó lại không phải là quy luật phát triển của xã hội, vì xã hội nhân loại phát triển dựa theo đặc điểm và quy luật của nó.

Tuy rằng “Quy định” giúp ích cho việc “cai trị” của người thống trị, nhưng việc hình thành một bộ quy định cũng đồng thời tạo nên mâu thuẫn giữa hai bên, đó là mâu thuẫn do con người tạo nên. Sự đề phòng sẽ dần dần hình thành giữa hai bên, hình thành nên ngăn cách, sự xuất hiện của đấu tranh khiến cho hai bên nếu có ý định tiếp xúc với nhau sẽ phải chịu sự tổn hại. Sức ỳ trong mối giao tiếp của con người sẽ càng ngày càng mạnh, trở nên lạnh nhạt hờ hững, vì vậy quy định đã trở thành cái cớ cho sự không muốn tiếp xúc với nhau. Khi con người ỷ lại quá mức vào quy định, thì sẽ xem nhẹ “thiện niệm” và lòng “khoan dung”, sẽ trễ nải việc tu dưỡng, trở nên dễ dàng dùng sự ép buộc mà sinh ra hung ác, không còn có trí huệ, lúc này con người đã không còn cách nào và không còn nhẫn nại để hóa giải mâu thuẫn nữa. Con người luôn tưởng lầm việc duy hộ “lễ chế và quy định” là nội hàm “đạo đức”, thực ra, lúc này đã sớm xa rời “Đạo” rồi.

Lão Tử là người đại biểu cho Đạo gia, nhưng ông không hề chủ trương tạo ra những lễ chế phức tạp đó, mà chính là con người khi chấp trước vào lễ chế đã đánh mất đi nội hàm của “Đạo”. Lão Tử giảng “Vô vi nhi trị”, con người ngày nay lại lý giải là không làm gì, hàm ý đồng nghĩa với người không giữ mình, con người hiện nay đã lý giải nó thành như vậy. Đối với xã hội con người thì vô vi nhi trị là một loại phương pháp quản lý xã hội rộng lớn. Thực ra, muốn đạt đến vô vi nhi trị, chẳng phải nội hàm đạo đức của con người cần phải đạt đến một tiêu chuẩn rất cao để thực hiện điều đó sao? Thực tế, con người nếu có thể kiên trì đến cùng nguyên tắc lấy đạo đức làm tiêu chuẩn xử thể, làm việc gì cũng có thể xem xét từng tư từng niệm của mình, dùng đức hạnh của con người để đo lường mọi việc, mang tâm thái thiện lương để suy nghĩ cho người khác, như vậy, thì có cần những biện pháp trói buộc hành vi con người để quản lý con người nữa không? Đó chẳng phải là quy phạm xã hội tự do lớn nhất phù hợp nhất với con người sao? Mối quan hệ giữa con người với con người và sự vật với sự vật là phức tạp và có nhiều thay đổi, trong mỗi hoàn cảnh và tình huống khác nhau đều có thể xảy ra biến đối, cùng một việc nhưng với ngữ khí nói chuyện khác nhau thì sẽ có thể dẫn tới kết quả khác nhau, sao có thể đối xử với tất cả như nhau được? Làm sao có thể dễ dàng ép buộc một quy định trói buộc để đo lường còn người được? Nếu con người thực sự có thể giữ gìn tấm lòng lương thiện và dùng chính niệm để yêu cầu bản thân, thì sẽ không sợ nhất thời hồ đồ mà làm những việc không nên làm; hoặc là khi nghĩ vẫn đề không toàn diện, sau khi bình tĩnh lại, nếu hai bên tự nội tâm có thể thông cảm cho nhau, bao gồm cả thành khẩn xin lỗi và bình thản đối diện với sai lầm của mình, đây chẳng phải là thiện giải sao? Tâm của con người chính rồi, thì có cần dùng đến đòn roi để trừng phạt và ước thúc con người nữa không? Đối với xã hội con người, nếu ai ai cũng đều có một bộ Phật pháp trong tâm, có thể thể hiện ra chính tín và sự kiên định nên có đối với các giá trị quan phổ quát và thiên lý, thì đó mới là biểu hiện của một dân tộc và một quốc gia mà ở đó nhân tâm được ngưng tụ lại như kim cương không bao giờ phá hoại được, đó mới là nội hàm chân chính của vô vi nhi trị! Bao gồm cả bản thân kết cấu thượng tầng cũng được quy chính. Trừng trị là hậu quả nhận phải khi nghiêm trọng phá hoại thiên lý hoặc là một phương thức ngăn ngừa đối với những sinh mệnh chấp mê bất ngộ, “giết gà doạ khỉ” là nhắm vào những sinh mệnh như vậy, cũng là một phương thức kiểu như người quản lý động vật, nhưng không phải là biện pháp chính của xã hội nhân loại dùng để xử lý mâu thuẫn.

Trong xã hội nhân loại, quy định sẽ không thể tránh khỏi trở nên nhiều và phức tạp, khi tâm con người mất đi khống chế, không tìm được lối thoát thì người ta mới lựa chọn quy định. Còn hình phạt là một cây “roi”, con người quen với việc dùng roi để giải quyết vấn đề là vì người ta phát hiện ra những luân thường đạo đức của nhân loại là cách nhanh chóng nhất để giải quyết những hiện tượng bề mặt. Như vậy mỗi khi xã hội nhân loại xuất hiện những hiện tượng bất hảo, thì họ sẽ đặt ra một quy định để ước thúc hiện tượng này, hình phạt có thể cưỡng chế cải biến quỹ đạo của một lạp tử, nhưng ảnh hưởng của nó lại trên diện rộng, trói buộc người ta trên bề mặt, hiện tượng thì cũng đồng thời trói buộc bản thân con người. Dần dà, mọi người đều cảm thấy đã bị vây hãm trong gông xiềng, không dám vượt qua giới hạn một bước, ngoài bị lợi ích làm kích động ra thì con người đã mất đi tính chủ động và sáng tạo. Các quy định lớn nhỏ khiến con người mất đi không gian sống, bị quản lý giống như động vật vậy. Quy định đã trở thành cách duy nhất để con người giải quyết vấn đề trong xã hội đạo đức trượt dốc này.

Ngày nay, con người chỉ biết dùng quy định để giao tiếp với nhau, dường như đã đánh mất sự trao đổi với nhau. Con người đưa những phát minh của mình vào một bộ quy định nào đó, cái gọi là hệ thống đánh giá và trừng trị được coi là phương pháp cao cấp để quản lý nhân sự và sự việc. Thực ra, hệ thống pháp luật có phức tạp đến mấy cũng không thể bao quát hết được các tình huống muôn hình vạn trạng trong xã hội, xã hội ngày nay cũng như thế, cho nên cái gọi là hệ thống đánh giá này chỉ là phương pháp thể hiện năng lực của những người thích đao to búa lớn, công cụ tốt nhất để minh họa cho cái gọi là phương pháp năng lực, nó chỉ thuận tiện cho người ta làm các bài thuyết trình và thống kê mà thôi. Thực tế là, việc xây dựng quá nhiều quy định pháp luật để điều chỉnh con người là một phương pháp làm việc qua loa của những người trốn tránh trách nhiệm, bo bo giữ cho mình, chỉ cần bắt những người vi phạm pháp luật là được rồi, nhưng thực ra điều đó thể hiện rằng con người đã trở nên vô trách nhiệm và không thể gánh vác trách nhiệm. Nếu một đất nước dùng pháp luật và hình phạt như một phương pháp cốt yếu để ước thúc con người và quản lý xã hội, vậy thì hoàn cảnh sống của con người sẽ rất tàn khốc. Dưới áp lực đó con người sẽ trở nên không thể chịu trách nhiệm cho sai lầm của mình, cũng không dám thông cảm cho người khác, con người sẽ buộc phải liên tục nghĩ biện pháp để chối bỏ những tổn hại này, kỳ thực đây chính là đang phá hoại đạo đức của con người.

Xã hội sẽ tiến tới tha hóa, tranh đấu không khoan nhượng, giả dối lừa gạt, con người sẽ trở nên thờ ơ, lãnh đạm vô tình. Thực tế, người cầm quyền (những người định ra pháp luật) cũng chịu sự ước chế của pháp luật, trong xã hội ngày nay vì sao hễ xảy ra việc gì đó thì người ta lại thích tìm người nào đó để chịu trách nhiệm? Kỳ thực họ cũng không gánh nổi trách nhiệm, họ làm thế với mục đích là để bảo vệ mình, chuyển dịch sự phẫn nộ của công chúng sang người khác để khỏi liên luỵ đến họ mà thôi.

Trong quá trình phát triển lịch sử, ta thấy “lễ giáo” là sản phẩm đặc thù từ sự kết hợp giữa quyền lực và sự nghiêm trị của pháp luật. Quan niệm đạo đức ở bề mặt sẽ không có nội hàm nếu nó không có quá trình tu luyện thâm sâu và sự ngộ đạo, như thế cũng bằng như không hiểu rõ (không giác ngộ), không đứng vững được trước những cám dỗ; còn những người không dụng tâm ngộ đạo thì ngay cả niềm tin trên bề mặt cũng không có, họ càng không hiểu được “đạo đức” là gì nữa. Nhưng những người này đều có một biểu hiện chung, đó là họ chấp trước rất mạnh vào hình thức của lễ chế, đó là biểu hiện khi con người dùng cái “ác” để duy hộ pháp luật một cách cực đoan. Như thế, lễ chế và pháp luật sẽ trở thành cây gậy quyền lực trong tay những người duy hộ lợi ích của bản thân để đánh vào người khác, lễ giáo sẽ trở nên cực đoan, là biểu hiện của những người chấp trước vào lễ chế khi dùng cái “ác” để duy hộ pháp luật, thực ra nó đã hoàn toàn rời xa “Đạo” rồi.

Những tình huống như vậy trong thời kỳ cuối của các triều đại phong kiến cũng biểu hiện ra khá rõ nét, cho nên người Trung quốc thích đánh đồng “lễ giáo phong kiến” với “truyền thống”. Người ta thấy rất nhiều người sau khi ngồi lên ngôi báu “lễ giáo” thì họ thường nói ra đều là quy phạm đạo đức, nhưng hành vi tác phong thì lại không đạt, thậm chí còn làm những hành vi trộm cướp đĩ điếm, rất nhiều người cũng rất hồ đồ theo đó mà phê bình truyền thống. Thực ra, những người này hoàn toàn không đại biểu cho truyền thống, truyền thống và lễ giáo là hai thứ khác nhau rất lớn, lễ giáo không phải là văn hóa truyền thống, cũng không phải là nội hàm của “Đạo”. Đạo Đức kinh của Lão tử và Kinh điển mà Thích giáo lưu lại chính là “Đạo”, Nho giáo giảng về đạo lý làm người, còn Nho gia càng về sau càng không phát triển thêm chút tinh hoa nào, càng về sau càng để lại nhiều quy định cứng nhắc, những thứ đó đều là biểu hiện tất nhiên khi sự vận động vật chất của xã hội nhân loại ở vào thời kỳ cuối cùng. Lễ giáo là do con người sau khi bị quyền lực làm tha hoá và chấp trước vào quyền lực tạo ra, những người không còn chút thiện niệm và những hành vi tàn khốc này có chút liên quan gì với “Đạo” đây! Thực tế là, “Đạo và Pháp” là căn nguyên căn bản tạo nên hết thảy mọi thứ và các sinh mệnh trong vũ trụ, vạn vật tự nhiên và xã hội con người đều chịu sự ước chế của đạo nghĩa. “Pháp” là có yêu cầu với sinh mệnh, tiêu chuẩn làm người và tiêu chuẩn đề thăng cảnh giới của con người chưa hề thay đổi, chỉ là trong quá trình phát triển, con người dần dần ngày càng rời xa “Pháp” để rồi bị hủ hoá mà thôi, cũng giống như quá trình biến chất của vật chất. Nếu con người không thay đổi thì cuối cùng sẽ đối mặt với sự đào thảo và giải thể. Điều mà con người xưa nay vẫn mù mờ không dám tin thực ra lại là “tiêu chuẩn của sinh mệnh” tồn tại trong trời đất. Tất cả những điều này nói rõ rằng, “Đạo và Pháp” mới là tiêu chuẩn vĩnh hằng bất biến trong vũ trụ, còn “lễ giáo” không phải là đạo đức truyền thống, nó chỉ là biểu hiện ở thời kỳ mạt pháp khi con người đã rời xa Pháp mà thôi.

Trong xã hội con người có bao hàm đạo lý chuyển hoá âm dương, thực chất đó là sự thay đổi ở tầng diện tinh thần của con người, còn biểu hiện và sự luân chuyển vận động của vật chất chỉ là hình thức bề ngoài. “Thiện ác hữu báo” là chân lý tuyệt đối của xã hội con người, là thể hiện của “Pháp” chế ước tầng sinh mệnh này. Việc xấu mà con người làm cũng như những tổn hại nó gây ra sẽ hình thành một loại vật chất màu đen ở xung quanh không gian vi quan của sinh mệnh con người, trong Phật giáo gọi đó là “nợ nghiệp”, nó sẽ đi theo “chủ ý thức” của con người, mà chủ ý thức của con người sẽ không mất đi theo sự giải thể của sinh mệnh của thân xác thịt con người. Vì thế, trong luân hồi, chủ ý thức con người mỗi đời mỗi kiếp đều tích thêm chủng “nợ nghiệp” này. Nhưng, “nghiệp lực luân báo” có hai loại là “báo ứng ở đời này” và “báo ứng ở đời sau”. Trong cảnh giới này, tự bản thân con người khó mà thấy được những “nhân quả” này, cũng không cho phép con người nhìn thấy. Con người chỉ có thể thông qua “tu” và “chứng ngộ” để hiểu rõ những mê hoặc này. Cho nên, trong khổ nạn, con người sẽ khó chấp nhận rằng đây là mình đang hoàn trả nợ nghiệp, mỗi một đời lại không ngừng tích thêm món nợ mới, càng ngày càng lớn, cuối cũng trở nên khó có thể vượt qua.

Sự ghen ghét căm hận tràn đầy trong nội tâm con người, những bối rối trong hoàn cảnh khó khăn, cũng như những cám dỗ phải đối mặt, khiến con người luôn chỉ nghĩ đến việc tìm lối thoát về phương diện vật chất. Tuy nhiên, sự giải cứu tự ngã này lại khiến con người ngày càng rời xa đạo, hơn nữa nó lại gia tăng sự tranh đấu, hỗn loạn và hủ hoá trong xã hội. Về biểu hiện, con người ngày càng xem trọng vật chất, dần dần trong tư tưởng họ sẽ hình thành tham sân si, đây là quá trình chuyển hoá khiến cho ý thức của thân thể ngày càng mạnh còn bản tính đạo đức ngày càng yếu nhược, thực chất đó là biểu hiện tất nhiên của sự vận động vật chất ở tầng xã hội nhân loại. Con người chính là từng bước từng bước như vậy đi trên con đường mạt pháp, để rồi phải đương đầu với các loại tai nạn tự nhiên trước mỗi lần hoán chuyển kỷ nguyên của nhân loại. Tuy vậy, con người sẽ không ý thức được những tai nạn đó là gì, vì sao nó lại đến? Con đường tự cứu sinh mệnh rốt cuộc là gì? Thực ra, thứ thực sự có thể cứu vãn con người không phải là vật chất hay kỹ thuật, mà là “đạo đức” của con người và “đạo nghĩa” của xã hội!

(Hết toàn văn)

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/261041

The post Thức tỉnh (3): Sự biến dị của văn hóa truyền thống-Phần 3 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Thức tỉnh (3): Sự biến dị của văn hóa truyền thống-Phần 2https://chanhkien.org/2022/01/thuc-tinh-3-su-bien-di-cua-van-hoa-truyen-thong-phan-2.htmlThu, 20 Jan 2022 04:15:07 +0000https://chanhkien.org/?p=28277Tác giả: Trịnh Hợp [ChanhKien.org] Sự biến dị của văn hóa nhân loại: Sự hình thành và phổ biến của tư tưởng quyền thuật (nghệ thuật cai trị bằng quyền lực, âm mưu, thủ đoạn) Văn hóa truyền thống dạy con người điều gì là “chính”, giúp con người nhận ra các tình huống khác […]

The post Thức tỉnh (3): Sự biến dị của văn hóa truyền thống-Phần 2 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Trịnh Hợp

[ChanhKien.org]

Sự biến dị của văn hóa nhân loại: Sự hình thành và phổ biến của tư tưởng quyền thuật (nghệ thuật cai trị bằng quyền lực, âm mưu, thủ đoạn)

Văn hóa truyền thống dạy con người điều gì là “chính”, giúp con người nhận ra các tình huống khác nhau của bản tính. Văn hóa truyền thống cũng nói cho con người biết những biểu hiện khác nhau của ma tính trong cảm xúc của con người và nguyên nhân sản sinh ra nó, mục đích để con người biết cái gì là “ác”, từ đó giúp con người hiểu rõ nên tu bỏ điều gì, mà được đồng hoá với những điều ngay chính, dần dần có thể minh bạch ra con đường quay trở về bản tính. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển vật chất, cảm xúc quá cường thịnh sẽ ăn mòn con người, khiến cho một số người càng lúc càng chấp trước vào quyền lực và hưởng thụ, biểu hiện này lại càng nổi bật trong tầng lớp thượng lưu. Quá coi trọng vật chất, khiến con người có thể trở nên tham lam, xảo quyệt và dối trá, dẫn đến văn hóa đấu tranh thịnh hành, con người càng lúc càng không nhận ra đặc điểm của bản tính. Những biểu hiện khác nhau trong xã hội thượng lưu cũng khiến cho những người tiếp xúc với chân tướng trở nên vô cùng thất vọng, có một số người vì điều này mà xuôi theo dòng chảy, thậm chí còn trở nên tệ hơn. Tuy nhiên, dù trong hoàn cảnh như vậy, qua mọi triều đại lịch sử, dù ở phương Đông hay phương Tây, rất nhiều người coi trọng nội hàm đạo đức vẫn không ngừng bước ra, lưu lại những câu chuyện của họ và thể hiện phẩm chất tinh thần cao quý của con người, những người thiện lương vẫn có thể giữ được hy vọng cuối cùng. Như vậy, mỗi khi kết cấu thượng tầng thay đổi vẫn lưu giữ lại tư tưởng tôn sùng và phát triển “đạo nghĩa”, để người thống trị trong quá trình cai trị đất nước tiếp tục bổ sung nội hàm đạo đức tòng “Thiện” tồn “Chân” của con người, mà xem đó như là nền tảng lâu dài để trị vì xã hội, coi đó là trách nhiệm xã hội quan trọng của người nắm quyền chấp chính. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của lịch sử, kết cấu thượng tầng vẫn luôn tiềm ẩn vấn đề của chính nó, thay đổi về tính chất càng lúc càng rõ ràng, không tránh khỏi càng lúc càng không thể gánh vác được trách nhiệm duy trì kết cấu đạo đức của con người, nên đến thời cận đại kết cấu thượng tầng đã hoàn toàn mất đi vai trò này của nó.

Nhiều người học tập văn hoá truyền thống nhận thức “hai mặt chính phản” không phải để tu bản thân, mà là nghiên cứu làm cách nào lợi dụng và khống chế người khác. Như vậy, văn hoá truyền thống đã đi ngược lại mục đích ban đầu của nó, không phải do nội hàm và tiêu chuẩn của văn hoá truyền thống có sự thay đổi, mà là những thứ cặn bã hình thành do nhân tâm bại hoại đã làm biến dị những truy cầu của con người và làm biến dị văn hóa. Sự tham lam và lười biếng khiến con người không muốn dành tâm sức và nỗ lực để thay đổi bản thân mình. Những người tập trung quyền lực cũng không tu dưỡng đạo đức, bởi bản thân họ không hề tin tưởng vững chắc vào “đạo nghĩa”, mà họ chuyên chú nghiên cứu các bài học lịch sử để tìm cách làm sao giành lấy vật chất và quyền lực; làm sao để trở nên lạnh lùng tàn khốc, đạo đức giả, mưu kế xảo quyệt, bổ sung mặt “ác” trong con người. Thực ra họ đã thành “ma” phá hoại đạo đức của nhân loại rồi. Những cuộc đấu tranh chính trị vô cùng tàn khốc trong nội bộ các nước cộng sản, cũng là do những kẻ chóp bu trong nội bộ hứng thú châm ngòi và khơi dậy mặt ác trong nhân tính gây ra. Lãnh đạo thế hệ đầu tiên của ĐCSTQ là Mao Trạch Đông được xem là người đã đạt đến đỉnh cao về đấu tranh quyền thuật, Mao đã trải qua tất cả cuộc đấu tranh chính trị và tranh giành quyền lực của ĐCSTQ. Điều đó đã góp phần giúp Mao có cái nhìn đầy đủ và tiếp thu tất cả các thủ đoạn “lấy ác trị ác” trong lịch sử, vì vậy một mặt Mao cực đoan nhấn mạnh tuyên truyền chính trị, mặt khác, xuống tay không thương tiếc đối với những kẻ xâm phạm quyền lực của mình. Cuối cùng, bước ra từ cuộc tranh đấu quyền lực tàn sát, Mao hô hào “đấu với trời, đấu với đất, đấu với người, là niềm vui vô cùng”. Kỳ thực, đây là biểu hiện của một kẻ say mê vào quyền lực, mê đắm với các cuộc tranh giành quyền lực, cho nên ông ta cuồng nhiệt phát động các cuộc đấu tranh giai cấp, cũng bởi vì cả cuộc đời ông ta chỉ nghiên cứu những mặt ác của nhân tính, chỉ học được những trò đấu tranh chính trị mà thôi. Chỉ bằng cách đánh bại những kẻ dám xúc phạm quan niệm và can thiệp vào quyền lực của ông ta, tiêu diệt mọi mối đe dọa thì mới thỏa mãn và xoa dịu được nội tâm khát máu của Mao. Còn về việc bao nhiêu người đã phải chịu đựng thống khổ trong quá trình này, thì những người làm chính trị này hoàn toàn không quan tâm. Vì vậy, nếu có người mạo phạm Mao, nội tâm hiếu chiến của ông ta sẽ hoàn toàn mất khống chế, không tiếc phá hủy hết thảy mọi thứ, đó đã là trạng thái tà ác điên cuồng nhập ma rồi. Trớ trêu thay, những người này bản thân họ hiểu rất rõ, những người thật sự gìn giữ cho một giai đoạn lịch sử, một thời đại không bị thối nát và diệt vong nhanh chóng qua các triều đại đều là những người tuân thủ nội hàm đạo đức! Tuy nhiên, sự chính trực, kiên trì đạo nghĩa, phẩm đức cao thượng của những người đạo đức kiên trinh không chỉ không thể đánh thức được bản tính của họ, ngược lại họ cảm nhận được chỉ là sự thất bại. Bởi vì cảm xúc và cám dỗ vị tư khiến người ta ngày càng xem trọng và quan tâm hơn đến lợi ích thực dụng của âm mưu thủ đoạn, khi mà con người đều suy nghĩ như vậy thì đạo nghĩa làm sao còn có thể tồn tại? “Tư tưởng quyền thuật” đã được hình thành nên như thế, nó đã trở thành một kỹ năng bắt buộc phải tu học trên con đường làm quan. Dưới chiêu bài tuyên truyền chính trị, các quan chức lợi dụng truyền thống của người dân nhằm mục đích bảo vệ quyền lực của mình; mặt khác, vì để mưu cầu sự phóng túng buông thả, họ lợi dụng và thao túng những thứ bất hảo trong nhân tính, ăn mòn và cám dỗ con người, dùng cái ác để uy hiếp cưỡng bách con người nhằm thoả mãn ham mê của bản thân. Thế là, toàn bộ chính khí bên trong kết cấu thượng tầng càng lúc càng giảm thấp, trọc khí (khí dơ bẩn hỗn loạn) càng ngày càng thăng lên, “quyền thuật” thịnh hành đã thay thế nội hàm đạo đức trong văn hoá truyền thống của con người, toàn thể nhận thức của nhân loại cũng bị ô nhiễm và dẫn động, dẫn đến phát sinh hành vi biến dị, phong tục dân gian thuần phác dần dần bị mai một, xã hội đầy rẫy sự hung tàn tranh đấu lợi ích, tham nhũng, giả tạo, xấu xí, ác độc, nịnh bợ. Mâu thuẫn xã hội trùng trùng chẳng phải từ đây mà ra sao? Các quan chức đều cho rằng mình rất thông minh và thực dụng, tuy nhiên, mức độ thối nát và sự diệt vong trong các triều đại lịch sử kỳ thực đều có quan hệ trực tiếp nhất với họ. Nếu toàn bộ nhân loại đều bị tha hóa, họ không chỉ ảnh hưởng tới sự thay đổi của chính trị, mà còn ảnh hưởng đến sự thay đổi của kỷ nguyên nhân loại. Trong khi nhân loại si mê với sự tìm cầu về vật chất mà quên đi quan hệ giữa con người và hoàn cảnh nơi con người tồn tại, nói rộng hơn con người chẳng qua chỉ là một trong các sinh mệnh được tự nhiên và vũ trụ tạo ra mà thôi. Khi con người quên đi bản thân mà buông thả chính mình, nếu không tự biết, không tự sửa được, thì trời trị! Chính con người đã chủ động từ bỏ tiêu chuẩn làm “người”, khiến cho định hướng tinh thần ngày càng thấp, “tội nghiệp” mà con người hình thành trong quá trình rơi rớt này mới là nguyên nhân tạo thành các loại thiên tai nhân hoạ và hủy diệt sinh mệnh. Xét về tổng thể, nhân loại cũng đang từng bước tự đẩy mình đến bờ vực nguy hiểm nhất, sự tha hoá bại hoại của kết cấu thượng tầng là nguyên nhân chính gây nên điều này.

“Quyền thuật” xác thực là xuất hiện trước tiên từ kết cấu thượng tầng, chính là những thứ chủ yếu sau khi văn hoá thượng tầng bị biến dị, bản chất chính là lợi dụng “ý thức thân thể” vốn bị kiểm soát ở một phương diện vật chất nào đó của con người để khống chế họ. Những người cuồng si với quyền thuật yêu thích che giấu quyền thuật, coi âm mưu là bản sự của mình. Thực ra bản thân quyền thuật không có gì thần bí cả, mục đích căn bản của nó chẳng qua chỉ để có được quyền chi phối vật chất và để thực hiện cái gọi là “chủ trương” của con người, bởi vì nó có thể khơi dậy cảm xúc hưng phấn và vui thích của cơ thể, thể hiện giá trị quan con người. Vậy “thuật khống chế cân bằng quyền lực” được thực hiện như thế nào? Nói một cách đơn giản đó là “liên kết và phân hóa”, về phương pháp là bên trên thì “kết bè phái và tham nhũng” để mưu cầu quyền lực, bên dưới thì dùng “phân hoá, dụ dỗ lợi ích và cưỡng ép đàn áp”, đây chính là toàn bộ nội dung của nó.

“Tham nhũng và kết hợp” chính là cái mà người ta gọi “tâm đầu ý hợp”, mối quan hệ này là sự kết hợp dựa trên lợi ích, khi lợi ích không còn thì tự động tan rã, mà loại quan hệ lợi ích này thông thường đều là mối quan hệ không chính đáng. Bên dưới “phân hoá, dụ dỗ lợi ích và cưỡng ép đàn áp”, nói thẳng ra là để cho mỗi thành viên tự tranh đấu nội bộ mà kiềm chế lẫn nhau. Như vậy, giữa các thành viên sẽ có khoảng cách, ở trạng thái cạnh tranh và không tin tưởng lẫn nhau, như vậy không chỉ không thể tạo nên sức mạnh, mà mỗi thành viên sẽ vì sự tồn vong của bản thân mà dựa dẫm vào quan hệ với cấp trên thượng tầng, biểu hiện về nhân tâm là phòng bị lẫn nhau, tranh đấu lẫn nhau, chen lấn leo lên. Đây vừa đúng là điều mà kết cấu thượng tầng đã dự liệu và mong được nhìn thấy. Giận mà không dám nói gì là miêu tả chân thực về trạng thái sinh tồn của người ở tầng dưới. Vì vậy, tạo ra và khơi mào mâu thuẫn là chiến thuật quen dùng của người chơi trò quyền thuật nhằm khống chế và cân bằng con người. Xã hội Trung Quốc hôm nay hiện tượng này có quá nhiều, các cuộc kiểm tra, bình xét và chứng nhận diễn ra liên tục, vô luận nhìn từ lịch sử hay các hình thái xã hội khác hiện nay, cũng đều không có việc thực hiện với mật độ dày đặc như thế. Người Trung Quốc đã bị phong bế trong các cuộc ganh đua đầy tính tranh đấu, mà không có ai suy nghĩ tại sao lại xuất hiện trạng thái như vậy? Xuất phát điểm của con người đến với nhau không phải để cải thiện phẩm chất hoặc giao lưu nội tâm, hoàn thiện và giải quyết sự việc, mà là nóng lòng muốn có được “niềm vui” đánh bại người khác trong tranh đấu, bản thân điều này đã là biến dị rồi. Xã hội đã trở thành những đấu trường khắp nơi, đã vậy người Trung Quốc lại còn cho rằng đây là trạng thái sinh tồn của nhân loại, và còn đặt cho nó mỹ danh là thưởng phạt phân minh. Kỳ thực, khối tài sản khổng lồ do tầng lớp trung lưu và hạ lưu tạo ra từ lâu đã bị kết cấu thượng tầng lấy đi thông qua hình thức “công hữu”, để rồi khối tài sản đó lại trở thành tài sản “tư hữu” của chế độ độc tài độc đảng Trung Cộng, vì vậy mới xuất hiện đặc quyền, và các loại “quỹ đen” tài chính liên quan chặt chẽ đến đặc quyền chính trị, để chống lưng cho nó, thực chất là để phục vụ cho nó, nhằm mục đích che đậy tất cả. Thực ra “chế độ công hữu” chính là nguyên nhân hình thành nên “chế độ tư hữu” đặc quyền của thượng tầng, nếu người dân quả thật nhìn thấy rõ ràng minh bạch được điều này rồi, thì loại “thiết chế xã hội” này chính là giống như đang ngồi trên miệng núi lửa. Vì vậy, để chuyển hướng sự chú ý của dư luận, họ đã cố ý lưu lại một chút gì đó cho hạ tầng bên dưới cạnh tranh nhau, gắn những thứ này với danh dự con người và kinh tế, người ở tầng đáy luôn trong trạng thái phấn đấu, dồn hết sức lực để vật lộn và tranh đoạt, cuối cùng sau khi đánh bại đối thủ cùng cấp, họ đã giành được không gian sinh tồn, được khen ngợi, được chứng nhận và hưởng nhiều lợi ích hơn những người khác một chút. Người ta chỉ quan tâm đến những thứ bề mặt này, họ cũng không còn tinh lực để suy nghĩ bất kỳ điều gì ngoại trừ việc tự bảo vệ lấy mình.

Như vậy, khi có sự cạnh tranh thì kết cấu thượng tầng sẽ được tăng thêm một nội hàm quyền lực là làm trọng tài thẩm định, cạnh tranh càng nhiều thì quyền lực mà họ có được càng lớn, họ sẽ nắm được đại quyền sinh sát đối với hạ tầng. Kỳ thực tại thượng tầng, trong nội bộ tập đoàn đặc quyền cũng có loại quan hệ cạnh tranh này, họ lại chịu sự chế ước của tầng cao hơn, tầng cao hơn nữa cũng vậy. Nhìn từ căn nguyên, sự thịnh hành của tư duy quyền thuật có quan hệ trực tiếp với hết thảy mọi thứ về tinh thần mà Trung Cộng đã đặt định ra qua các cuộc đấu tranh chính trị tàn khốc, để rồi cuối cùng lại được hình thành và bồi dưỡng trong cuộc đấu tranh phe phái trần trụi của “Cách mạng Văn hóa”. Lịch sử đen tối của “văn hóa đấu tranh quyền lực đảng” đã để lại cho toàn bộ quốc gia và quan chức một hình mẫu như vậy, ai sẽ tự nguyện làm suy yếu chính mình đây? Đây chính là trạng thái chân thật của những người trong nội bộ hệ thống của chế độ công hữu. Đáng tiếc là, người Trung Quốc ngày nay dường như đã mê luyến say đắm vào “luật rừng” này, có lẽ là vì con người đã bị “quyền thế” của thượng tầng áp chế đè nén nội tâm trong một thời gian dài, khiến cho con người thuộc các tầng lớp khác nhau ngày càng mất cân bằng, sự thù địch và oán giận giữa họ với nhau tăng dần, tựa như chỉ có “đấu tranh” mới có thể khởi được sự hưng phấn của con người, thể hiện giá trị bản thân, không có “tranh đấu” thì cảm thấy như đánh mất thứ gì.

Sự thịnh hành của quyền thuật có ảnh hưởng gì đối với xã hội nhân loại? Kỳ thực, sự thối nát ngụy thiện, mưu mô giả tạo của những người trong kết cấu thượng tầng sẽ khiến con người triệt để mất đi niềm tin vào đạo nghĩa, những người nhìn thấy chân tướng trong nháy mắt sẽ thay đổi, từ trên xuống dưới, từng tầng đang hủy hoại những thứ này của con người, mở rộng ra đến bề mặt nhất của xã hội. Con người trở nên không tin tưởng vào bất cứ điều gì, việc nhìn nhận vấn đề rất thực dụng đã trở thành tiêu chuẩn để mặt phải và mặt trái của quốc gia và xã hội thực sự đo lường mọi thứ. Điều này hoàn toàn ngược lại với toàn bộ lý niệm trị quốc thiết lập nội hàm đạo đức con người mà văn hoá truyền thống mấy ngàn năm qua vẫn chú trọng xây dựng. Nhận thức của con người hiện đại đối với cái “ác” lại ngược lại, người ta cảm thấy hứng thú với cái “ác” hơn là cái “Thiện”, thậm chí đã nghiên cứu đầy đủ về cái “ác”. Trong giới quan chức và doanh nghiệp nếu nói về “đạo đức và thiện niệm” thì sẽ trở thành biểu tượng cho sự ngây thơ và ấu trĩ, người ta thích quan tâm tìm hiểu những âm mưu hơn, chỉ là trên bề mặt không nói ra mà thôi. Theo cách này, đạo đức của người Trung Quốc chỉ dừng ở cửa miệng và trên sách vở, nhưng càng kỳ lạ hơn là, người ta đã sáng tạo ra một loại bình xét chưa từng có tiền lệ trong lịch sử xã hội Trung Quốc, chính trị hóa “đạo đức”, biến nó trở thành “tư bản”; lấy các biểu ngữ, khẩu hiệu, văn bát cổ, ca khúc, các bài kiểm tra kiến thức về đạo đức, các cuộc thi hiểu biết về đạo đức, làm tiêu chí để đánh giá một nhóm người, một thành phố, hoặc một nhiệm kỳ chính phủ nào đó có đạt tiêu chuẩn đạo đức hay không. Tuy nhiên, đạo đức con người là biểu hiện của sự tu dưỡng nội tâm, là do “tu” được, những người có “Đạo” vốn không chấp trước vào được mất của thế gian, làm sao họ có thể đặt tâm trí sức lực của mình vào việc giành lấy thành tích tư bản chính trị và chứng chỉ giám định đó được? Sự thăng hoa của nội hàm tinh thần là được hình thành thông qua mài giũa rèn luyện con người dưới sự điều động của tâm hướng thiện, chứ không phải do được “bình” (phán xét, đánh giá) mà ra, loại “xây dựng đạo đức” làm theo kiểu qua loa có lệ của chính nó và người dân đã trở thành một hình ảnh kỳ lạ độc đáo của xã hội Trung Quốc. Trong một xã hội đầy rẫy dục vọng tranh giành và cạnh tranh vật chất, niềm tin chân chính của họ chỉ là những thứ phản diện như Chính tích học (thành tích làm việc), nhân mạch học (gốc gác, xuất thân), hậu hắc học (học cách vô sỉ và tự tư), và chủ nghĩa gia đình trị, liệu còn có ai sẽ tĩnh tâm lại để ý và hết lòng sàng lọc, thẩm định đạo đức của một người đây? Quan trường hiện nay nói đến “đạo đức” thì chỉ cần “không tham tiền, không tham sắc dục, không vụ lợi”, như thể đây đã là “đạo đức” rồi. Trên thực tế, những điều phản diện tiêu cực này đã đo lường định tính từ lâu trong lịch sử, tuy nhiên đo lường định tính này lại là sai lầm dễ phạm phải nhất trong ý thức cơ thể con người, nó cũng chỉ là hiểu biết cơ bản về “cái ác” của nhân tính mà thôi. Nhưng đây không phải là “đạo đức” được giảng trong truyền thống, đạo đức nhân loại là những nhận thức về chân lý và hiện tượng chân thực từ chính diện mà làm phong phú thêm nhận thức của con người đối với “vũ trụ (thiên), tự nhiên (địa), xã hội nhân loại (nhân)”; cung cấp cho con người một con đường nhận thức và khôi phục lại phẩm chất tòng “Thiện” tồn “Chân”; và làm thế nào để đồng hoá với yêu cầu của vũ trụ đối với con người, đây chính là “Đạo”, là chữ “Đạo” trong đạo lộ (con đường). Khi trong tâm con người có “Thiện” rồi, còn sợ không nhận ra được “ác” sao? Khi đó “ác” còn có thể tiếp tục tồn tại không? Kỳ thực, những gì con người thực sự mất đi là những nội hàm chính diện trong văn hóa truyền thống.

Nếu những gì người ta nhìn thấy, tiếp xúc đến được đều là những thứ tranh đấu, âm mưu, thủ đoạn, lừa dối và lợi dụng lẫn nhau, thì liệu sẽ còn có bao nhiêu người có thể buông xuống tâm phòng bị cảnh giác mà đi tin tưởng vào sự tồn tại của “thiện lương” đây? Nếu nhân loại thực sự coi “Nhân tâm bổn ác” (Cái ác là bản chất của con người) thành nhận thức căn bản về bản thân, thì liệu con người có còn chút hy vọng gì để hướng “thiện” làm việc tốt nữa không!? Nếu thế thì, con người sẽ không tìm thấy lý do để làm điều thiện! Vì vậy, khi nhân loại đi đến bước này, những người không còn tồn tại bản tính mới cười nhạo rằng đạo đức được đo bằng gì! Đây là do toàn bộ xã hội đã đi lệch khỏi tiêu chuẩn làm người nên mới thai nghén sinh ra sinh mệnh với kiểu kết cấu tư duy như thế này. Những người bị tẩy não bởi đấu tranh chính trị nhìn vấn đề đều mang theo loại tâm thái lo sợ và tâm phòng bị rất mạnh; trạng thái không vụ lợi đã trở thành một trạng thái họ không cách nào hiểu được; giúp đỡ người bị ngã trên đường đã trở thành một điều phức tạp và sợ hãi trong lòng người dân Trung Quốc; biểu hiện thuần thiện của con người bị cho là “đạo đức giả”; họ đã không còn tin rằng con người là có đạo đức và tín ngưỡng, vì vậy, họ lại càng không hiểu rõ “tu luyện” và trạng thái chân thực của người tu luyện là gì?

(Còn tiếp)

Dịch từ http://www.zhengjian.org/node/261041

The post Thức tỉnh (3): Sự biến dị của văn hóa truyền thống-Phần 2 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Thức tỉnh (3): Sự biến dị của văn hóa truyền thống-Phần 1https://chanhkien.org/2022/01/thuc-tinh-3-su-bien-di-cua-van-hoa-truyen-thong-phan-1.htmlSun, 02 Jan 2022 07:33:23 +0000https://chanhkien.org/?p=28251Tác giả: Trịnh Hợp [ChanhKien.org] Văn hóa truyền thống cổ xưa tạo nên thể hệ kết cấu đạo đức và bản tính giác ngộ của con người. Từ một góc độ nào đó, đạo đức của con người rất mong manh, yếu đuối. Chính “cảm giác kính sợ” đang duy trì đạo đức con người […]

The post Thức tỉnh (3): Sự biến dị của văn hóa truyền thống-Phần 1 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Trịnh Hợp

[ChanhKien.org]

Văn hóa truyền thống cổ xưa tạo nên thể hệ kết cấu đạo đức và bản tính giác ngộ của con người. Từ một góc độ nào đó, đạo đức của con người rất mong manh, yếu đuối. Chính “cảm giác kính sợ” đang duy trì đạo đức con người ở một mức độ nhất định để không bị bại hoại nhanh chóng, đây là biểu hiện con người vẫn còn nhận thức, trong tâm còn tồn tại chính tín đối với thiên lý “Thiện ác hữu báo”. Vì vậy, tâm kính sợ là nguyên nhân khiến con người nghiêm túc coi trọng văn hóa. Nếu nội tâm của con người trống rỗng chỉ còn lại “quan niệm vật chất”, vậy thì còn điều gì khiến họ cảm nhận được sự thần thánh và kính sợ nữa đây? Con người sẽ trở nên không còn e ngại điều gì nữa, đạo đức sẽ trở nên không đáng một xu.

Nội hàm của con người là nền tảng cốt lõi của văn hóa truyền thống; biểu hiện “tinh thần” mà con người nhận thức được chính là quy luật chuyển động của vật chất; sự biến đổi của thế giới bên ngoài chỉ là những thay đổi theo giới tự nhiên, không có quá nhiều chấp trước đối với vật chất bề mặt. Khi con người có thể duy trì “thiện niệm” ở trong tâm, khi trong tâm con người có Pháp, thì có thể duy trì sự chuyển động vật chất được ổn định lâu dài, thậm chí có thể quay trở lại cảnh giới bản tính của chính mình. Vì vậy, văn hóa truyền thống là trực tiếp nhắm vào giải quyết những vấn đề này của nhân loại, nó khác hoàn toàn với khoa học thực chứng chỉ để mắt đến “công nghệ sản xuất và hưởng thụ vật chất”. Trong xã hội truyền thống trước đây, luôn có những nơi chuyên giải đáp những câu hỏi nghi hoặc trong tâm của mọi người, hầu hết đó là nhà thờ, đền chùa hoặc cơ quan do quốc gia thành lập, mục đích của nó chính là duy trì nhận thức về chân lý vũ trụ và lý giải đối với nội hàm đạo đức của con người. Bằng cách này con người có thể đứng tại góc độ không gian và thời gian hồng đại to lớn hơn mà xem xét vấn đề, nhận biết được sự tuần hoàn của sinh mệnh theo thiên lý là như thế nào; nhận biết được hai mặt “thiện – ác” tồn tại trong bản thân mình; hiểu được điều gì đúng và điều gì sai; con người tự phán xét những vấn đề của bản thân mình như thế nào; v.v. Trước khi nhân loại vẫn chưa hoàn toàn bại hoại và bước vào thời kỳ mạt pháp, những nơi đó vẫn còn khởi tác dụng. Khi biết được những sự thật này, con người sẽ hiểu được sự tồn tại của bản tính và ý nghĩa của sinh mệnh, đặt định ra nội hàm này, con người sẽ có thể ở trong “chính tín” mà tu tập. Đây là bước quan trọng đầu tiên.

Tuy nhiên, quá trình khôi phục nội hàm đạo đức hoàn toàn ngược lại với quá trình làm thỏa mãn cảm xúc của cơ thể, mục đích và ý nghĩa cũng khác nhau. Khôi phục nội hàm đạo đức phải dựa trên Pháp lý, là tìm kiếm “cảnh giới” làm người, dần dần đạt đến trình độ minh hoặc (hiểu rõ những nghi hoặc), trong quá trình tu tập liên tục nếm trải việc buông bỏ những thứ không tốt, xem nhẹ đi những suy nghĩ tư tưởng quá mãnh liệt; còn thỏa mãn cảm xúc của cơ thể chỉ quan tâm thỏa mãn những chấp trước dục vọng cá nhân không buông bỏ của con người trong cuộc sống hiện thực, con người xác thực là sống trong sự trải nghiệm các loại cảm xúc phức tạp, truy cầu sự đóng mở của cảm xúc của cơ thể (quá trình từ xung động đến lắng xuống). Khôi phục nội hàm đạo đức là làm suy yếu sự khống chế của ý thức cơ thể đối với con người, còn thoả mãn cảm xúc của cơ thể thì hoàn toàn ngược lại. Vì vậy, quá trình khôi phục nội hàm “đạo đức” trên thực tế đầy trở ngại và lực cản. Vậy khôi phục nội hàm “đạo đức” có ý nghĩa gì, có lợi ích là gì đối với con người? Kỳ thực, đây chính là sự “bất hoặc” (không còn nghi hoặc) đối với các hiện tượng trên thế gian và sự “minh ngộ” đối với chân lý; là điều mà con người ở trong cõi “mê” muốn đạt được nhưng khó có thể đạt được; là để con người có thể chân chính tự mình khống chế bản thân mình. Tại nơi sâu thẳm trong tâm của mỗi người đều ẩn chứa một tâm cầu đạo, nó tựa như ý nghĩa mà sinh mệnh đang tìm kiếm trên thế gian vậy, giải thoát con người khỏi thống khổ mê mờ trong nội tâm. Từ góc độ xã hội, “đạo đức” là nguyên nhân duy trì cho vật chất không bị hủ bại nhanh chóng, trong quy luật “thành, trụ, hoại, diệt”, mà kéo dài quá trình kỷ nguyên nhân loại.

Sự đề cao và thay đổi chân chính của con người, chính là chủ động phó xuất bản thân họ. Con người nếu muốn “khởi lên ý niệm” muốn đề cao và thay đổi, thì tâm phải “định” mà lý phải “thông”. Hiển nhiên cốt yếu là làm thế nào để nâng cao “chính niệm”, vậy nên nghe được Phật Pháp đối với con người mà nói là rất quan trọng, chỉ khi có thể đọc hiểu được Phật Pháp, thì con người mới có thể thoát khỏi được sự mê muội do bị cảm xúc cơ thể giam hãm và quấy nhiễu, có như thế mới dần dần có được “tâm pháp” và yêu cầu đối với chính mình. Chính niệm khi được mài giũa sẽ thăng hoa, nếu như có thể giác ngộ được nhận thức chân chính về “Thiện – ác, đúng – sai” thì có thể điều động lực lượng vi quan để chế ước tư tưởng ma tính tại bề mặt. Vào thời khắc quan niệm chuyển biến, con người sẽ cảm thấy thanh cao và trang trọng, không còn những thứ thấp kém, đây là điều mà những người chỉ hô khẩu hiệu nhưng không thực tu sẽ không thể làm được. Chính niệm và tâm từ thiện mà con người có được khi tu tập trong chân lý Phật Pháp hoàn toàn khác với cảm xúc sục sôi lòng yêu nước nhỏ hẹp, biểu hiện đó của con người chẳng qua chỉ là biểu hiện của sự thù hận do tự bảo vệ bản thân một cách cực đoan và tâm lý mất cân bằng, và tâm lý hiển thị mượn cơ hội mà phát tiết tư thù cá nhân mà thôi.

Cái “ác” đến từ cảm xúc cơ thể của con người, bao gồm đố kỵ ghen ghét, cuồng nộ, ác niệm trong tâm sinh ra do quan niệm bị kích động và một số suy nghĩ cực đoan, dẫn đến con người có niệm đầu muốn chém giết và hủy diệt v.v. Cái “ác” cũng có thể làm thay đổi quỹ đạo chuyển động vật chất trong xã hội, nó lợi dụng dục vọng và nỗi sợ hãi của con người để chi phối chúng ta. Con người đứng trước nỗi sợ hãi mất đi vật chất và sự dụ hoặc, thì họ chỉ biết giấu kín những quan niệm của bản thân và những suy nghĩ thực sự trong nội tâm mình, đồng thời khi họ phong bế chính mình, nội tâm bành trướng đều là những thứ cực đoan ích kỷ, và cuối cùng chia cắt mối quan hệ đạo nghĩa giữa con người với nhau. Vì vậy, cái “ác” không có nhân tố cảm hoá con người, chỉ là lợi dụng vật chất để trói buộc con người, từ đó chế ước họ và làm tăng thêm bầu không khí tàn ác thù địch trong xã hội. Hệ quả thực sự của cái ác đối với kết cấu xã hội là cô lập và hạn chế con người. Trên thực tế đó chính là quá trình tử vong của tế bào mà sinh vật học đã giảng. Cưỡng chế ép buộc không thể thay đổi được nhân tâm. Kỳ thực kể cả cảm xúc mãnh liệt mà người ta nói đến cũng giống như vậy, nó cũng sẽ cạn kiệt tiêu hao và mệt mỏi, ngược lại đạo nghĩa là điều tương đối lâu dài hơn. Trong lịch sử, vào mỗi chu kỳ phát triển của nhân loại, đều có “Giác Giả” xuống thế gian nói cho con người biết một số chân lý và chân tướng mà họ nên biết, ở thời đại đó mà giáo hoá con người, cho đến khi con người có được “Chính tín” và “Tâm Pháp”. Có như vậy, con người mới có con đường đề thăng bản thân, phần còn lại sẽ do tự bản thân con người “ngộ”, Lão Tử giảng: “Đạo khả đạo, phi thường đạo” (Gọi là Đạo cũng được nhưng là Đạo phi thường; con đường ấy có thể đi nhưng là con đường phi thường), trong văn hoá Trung Quốc giảng con người cần phải “ngộ Đạo”, chính là con người đã có chính niệm, có thể áp dụng vào thực tiễn, dần dần hiểu rõ các chân lý khác là như thế nào, sự khác biệt chỉ là mỗi người có mức độ nhận thức khác nhau đối với Đạo.

Đối với con người, quá trình tìm kiếm bản tính bao gồm việc nhìn nhận đối đãi thế nào với ý thức cơ thể, từ trong “chân lý Phật Pháp” mà dần dần có được sự hiểu biết sáng suốt minh trí chân chính về tình huống của con người; minh xác đâu là bản tính, đâu không phải là bản tính; trong chính niệm và kiên định mà rèn luyện bản thân, dần dần từng bước thiết lập lại và bổ sung “quan niệm thiện ác” đúng đắn của con người. Có một số người, nếu đặt họ ở trong những hoàn cảnh khác nhau, thì họ vẫn có thể biểu hiện điềm đạm, ung dung, lịch sự, nhã nhặn, lễ độ, chính là người đó đã hiểu rõ hàm nghĩa “được làm và không được làm”, khi nội tâm giác ngộ ra nội hàm của chân lý thì họ tự nhiên biết điều chỉnh hành vi có quy củ, đây là nguyên nhân tại sao tình cảm của họ trở nên “tao nhã”. Câu “Tùng tâm sở dục bất du củ” (nghĩa là làm những gì ta muốn mà không vượt quá các quy tắc) mà Khổng Tử nói chính là ý nghĩa này. Khi đã làm được điều chỉnh tình cảm tự nhiên như ý rồi, thì có thể tùy ý mà sử dụng chân lý, sự “tự do” con người có được khi thoát khỏi quấy nhiễu của ý thức cơ thể là hoàn toàn khác với sự phóng thích năng lượng, điều này giống với “đại tự tại” trong tôn giáo giảng. Đối với người bình thường, nếu năng lượng cảm xúc của cơ thể ở mức độ vừa phải, thì sẽ dễ dàng phản hồi năng lượng và cân bằng nó, trút bỏ được phần nào gánh nặng, bản tính có điều kiện để câu thông, mang lại cho con người cảm giác mãn nguyện, bình tĩnh và hạnh phúc vô cùng quý giá.

Sự khác biệt giữa nền văn minh truyền thống và khoa học thực chứng chính là ở chỗ văn minh truyền thống đi theo con đường trợ giúp bản tính nhận thức thế giới và câu thông với trời. Nền văn minh cổ đại bao hàm toàn diện điều này, người Trung Quốc vẫn luôn lưu truyền tư tưởng “Thiên nhân hợp nhất”, cho nên, trong văn hoá luôn có một bộ phận nói về vũ trụ, tự nhiên và bản thể con người. “Thiên tượng” được giảng trong văn hoá Trung Hoa và “thuật chiêm tinh” của người phương Tây, kỳ thực chính là nghiên cứu chuyển động của vật chất vũ trụ. Lấy một ví dụ, cũng giống như quá trình sinh trưởng của một quả táo tươi, bên trong các “lạp tử vi quan (hạt vi mô)” có quỹ đạo vận hành của chính nó, đó là quỹ đạo “tăng trưởng”; còn khi quả táo thối rữa, nội bộ “lạp tử vi quan” cũng sẽ có quỹ đạo giải thể vật chất trước khi nó “thối rữa”, hai quá trình này là khác nhau. Nói cách khác, nhận biết được chính mình chính là nhận biết được sự chuyển động của vật chất, từ sự chuyển động của lạp tử sẽ có thể biết được sự hưng suy của vật chất. Trên thực tế, sự biến đổi đạo đức con người, sự thay đổi của hoàn cảnh sinh tồn là đồng bộ với chuyển động vật chất trong vũ trụ hồng quan. Đó là do vũ trụ được cấu thành bởi “Pháp”, vốn tự nhiên như thế. Trong xã hội loài người cũng vậy, đây là một cách lý giải khác về “Thiên nhân hợp nhất”. Y học cổ truyền Trung Quốc chú trọng đến “Vọng, văn, vấn, thiết” (nhìn, ngửi, hỏi, bắt mạch), chú trọng “chẩn mạch”, bệnh tật có thể biểu hiện ở trên mặt, lưỡi, mắt, tai và “mạch tượng” của con người, cũng là thể hiện của loại hiện tượng này.

Trong phần này, chúng tôi sẽ phân tích để làm rõ sự biến dị của văn hóa truyền thống của nhân loại từ hai phương diện: (1) sự hình thành và phổ biến của hệ tư tưởng quyền thuật và (2) sự hình thành “lễ giáo” và sự vu khống đối với truyền thống. Mời các bạn đón đọc.

(Còn tiếp)

Dịch từ http://www.zhengjian.org/node/261041

The post Thức tỉnh (3): Sự biến dị của văn hóa truyền thống-Phần 1 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Thức tỉnh (2): Bản tính con người – Phần 3https://chanhkien.org/2021/09/thuc-tinh-2-ban-tinh-con-nguoi-phan-3.htmlTue, 21 Sep 2021 14:14:37 +0000https://chanhkien.org/?p=27892Tác giả: Trịnh Hợp [ChanhKien.org] Ma tính Đối với con người mà nói, “cảm xúc” có tính hai mặt. Con người nhờ có “cảm xúc” mới khiến cho cuộc sống trở nên sinh động. Năng lượng cảm xúc có thể khiến con người cảm thụ được “cảm giác thành tựu, cảm giác được công nhận, […]

The post Thức tỉnh (2): Bản tính con người – Phần 3 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Trịnh Hợp

[ChanhKien.org]

Ma tính

Đối với con người mà nói, “cảm xúc” có tính hai mặt.

Con người nhờ có “cảm xúc” mới khiến cho cuộc sống trở nên sinh động. Năng lượng cảm xúc có thể khiến con người cảm thụ được “cảm giác thành tựu, cảm giác được công nhận, cảm giác thỏa mãn” v.v., đem đến trải nghiệm hạnh phúc. Còn có một loại cảm xúc đặc thù, nó là loại kết cấu cảm xúc mà khi đã được “mở ra” thì phải nghĩ xem làm thế nào để “đóng lại”, đây chính là cảm xúc khao khát của con người đối với sự vật, “quan niệm yêu ghét” của con người là công tắc “tổng” của loại cảm xúc này. Thứ mà con người cho là tốt, cảm thấy yêu thích, thì sẽ sản sinh ra cảm xúc “khát khao”, đồng thời xuất hiện quan niệm “truy cầu”. “Quan niệm yêu ghét – năng lượng của cảm xúc khát khao – quan niệm truy cầu” những thứ này kết hợp lại với nhau gây ảnh hưởng đến con người, chúng là nguyên nhân chủ yếu quyết định hành vi của con người. “Quan niệm đạo đức” của con người là chiểu theo “thiện ác, đúng sai” mà phán đoán điều gì “được làm” và điều gì “không được làm”, khi “quan niệm đạo đức” và “quan niệm yêu ghét” phát sinh mâu thuẫn thì sẽ xem loại quan niệm nào mạnh hơn, khi con người vượt ra khỏi sức khống chế của quan niệm yêu ghét, thì mặt lý tính của con người sẽ chiếm thế thượng phong, sẽ hiểu rõ thực sự đúng và sai, dần dần cũng có thể ảnh hưởng hoặc chuyển biến “quan niệm yêu ghét”, từ đó triệt để chấm dứt cảm xúc “khát khao”. Tuy nhiên, nếu như quan niệm cũ không giải thể, con người có thể sẽ luôn ở trong sự lôi kéo của cảm xúc.

Con người tại thế gian đều đang truy cầu những thứ mình khao khát, từ đó biểu hiện ra các loại hành vi. Ví dụ, khi một người nhìn thấy một món ăn ngon và đẹp mắt thì có thể động chạm đến quan niệm “khẩu vị” của họ, nếu người ta nói đây là “tốt”, từ đó khơi dậy cảm xúc “khát khao” của anh ấy (cô ấy) đối với món ăn này; tuy nhiên, nếu món ăn làm từ nguyên liệu bẩn, có mùi hôi và người ta nói là “không tốt”, tuy rằng món ăn vốn rất ngon và đẹp mắt, con người cũng sẽ không sản sinh ra loại cảm xúc này, đây là do quan niệm yêu ghét sản sinh ảnh hưởng đến con người, đây là “công tắc tổng”. Nếu muốn đóng cảm xúc khát khao, còn có một loại phương pháp đó chính là cho họ thưởng thức “vị ngon” của thức ăn, tận hưởng những “cảm xúc sung sướng” mà thức ăn mang lại cho cơ thể, khi loại vật chất cảm xúc này đủ mạnh thì nó có thể quay lại đóng kết cấu phân tử của “khát khao”, điều này là do kết cấu phân tử sau khi đạt được “năng lượng hồi quy” trở nên mệt mỏi mà tạo thành. Đồng thời, trong những kết cấu này sẽ phóng thích ra một số vật chất, khiến con người có cảm giác “thỏa mãn”, đây là quá trình đóng mở cảm xúc. Chu trình tuần hoàn từ khi mở ra đến lúc đóng lại này là một quá trình hồi quy của năng lượng, cũng là quá trình con người nhận thức thế giới từ cảm tính.

Một số người có biểu hiện bình tĩnh hơn đối với trải nghiệm cảm xúc, giống như thưởng thức trong tĩnh lặng, không có suy nghĩ theo đuổi hoặc sự chiếm hữu mãnh liệt, loại kết cấu “khát khao” này có thể hình thành rất ít trong cơ thể họ. Có một số người bị ảnh hưởng rất nặng thì sẽ có thể sở hữu rất nhiều loại vật chất này. Nếu như kết cấu phân tử của “cảm xúc” rất khó khai mở, có nghĩa là người này không đủ mẫn cảm; còn nếu rất dễ dàng mở ra, vậy thì chỉ cần một sự tiếp xúc nhỏ nhất cũng có thể khiến cảm xúc của họ thay đổi mãnh liệt. Kỳ thực, “cảm xúc” và “ma tính” của con người không phải cùng một khái niệm, “cảm xúc” là đặc điểm sinh mệnh và một nhân tố không thể thiếu của con người. Ảnh hưởng của cảm xúc đối với con người còn có mặt phụ diện tiêu cực, cho nên phải có những nhân tố hạn chế nó.

Tình cảm “khao khát truy cầu” một khi được sản sinh ra, loại năng lượng này sẽ ở trong cơ thể, liên tục ảnh hưởng và khống chế con người, cho đến khi phóng thích ra nhân tố mệt mỏi của nó, chỉ khi nó được đóng lại hay được phát ra, thì mới có thể khiến con người có được sự bình tĩnh cần thiết, tế bào cơ thể người cũng cần nghỉ ngơi điều dưỡng, đây là đặc điểm của cơ thể con người. Ý thức hình thành nên “quan niệm yêu ghét – năng lượng tình cảm khao khát – quan niệm truy cầu” của con người là một chiều, loại hệ thống này không có tồn tại nhân tố “lý tính”, cũng chính là không có sự tiết chế. Ví dụ, yêu đơn phương một người, khi không đạt được những thứ mà mình truy cầu thì loại cảm xúc “khát khao” này sẽ tiếp tục tích lũy và lưu động chảy trong cơ thể, quan niệm “yêu ghét” của con người nếu không chuyển biến, thì sẽ không cách nào từ căn bản mà đóng lại hết thảy những thứ này được, và rất khó để thay đổi quan niệm “yêu ghét”.

Vậy để bình ổn trạng thái cảm xúc này, con người có thể giải quyết bằng cách quên đi hoặc chuyển dịch nó đi, có như vậy loại quan niệm “yêu ghét” mới không khởi tác dụng. Nhưng nếu không làm được điều này, trong tâm cứ nhớ mãi không quên, trong quan niệm vẫn cảm thấy đây là điều “tốt”, như vậy nội tâm của con người có thể sẽ cảm thấy thứ cảm xúc này trở nên thật khó bài trừ. Có một số người cảm thấy năng lượng cảm xúc đột nhiên bùng phát, não bị kích thích và xung động nhiều lần; thân thể sẽ có cảm giác căng thẳng, bí bách, có lúc thật khó mà thả lỏng ra được; có người sẽ có cảm giác khô cổ họng, có người cảm thấy đói, có người cảm thấy ngứa ở trên da, cảm thấy trong tâm bứt rứt, đây đều là do năng lượng này được mở ra và trào dâng tạo nên, lúc này con người sẽ cảm thấy rất khó chịu. Nếu đầu não (tư tưởng) trong thời gian dài bị chìm ngập trong cảm xúc đó mà không giải thoát được, giống như bị chặn lại, những tư duy khác sẽ không thể tiến vào được, trong “ý thức” chỉ mong mong chóng chóng đạt được điều mình truy cầu. Vậy thì, sau khi khắc phục được những khó khăn và đạt được những trải nghiệm mà mình truy cầu sẽ khiến năng lượng hồi quy, khi đó mới có thể đóng lại hoặc loại trừ thứ vật chất khiến con người “căng thẳng khó chịu”, đồng thời đạt được trải nghiệm “cao hứng” và thỏa mãn. Trung y cổ truyền của Trung Quốc cho rằng: tình chí (thất tình) của con người không thông thì có thể dẫn đến mắc bệnh, chính là chỉ hiện tượng tích tụ hoặc thông hoạt của loại cảm xúc “khát khao” một chiều này, Trung y coi hiện tượng này như một loại “bệnh”. Quá trình đóng loại cảm xúc này trở nên rất quan trọng trong cuộc sống của con người.

Nếu như con người quá chấp trước hoặc không biết kiềm chế trải nghiệm cảm xúc của mình, thì sẽ phá hủy sự tồn tại cân bằng giữa bản tính và ý thức của cơ thể, từ đó đi đến cực đoan dẫn đến “hoại”. Thời gian dài bị “đắm chìm” trong cảm xúc “khát khao”, lúc này tế bào bị tác động mà hình thành nên rất nhiều thứ liên quan đến nó bên trong đó, từ đó khiến kết cấu cảm xúc trở nên rất dày đặc, phạm vi cũng được mở rộng, khi nó một lần nữa bị xung động, loại năng lượng vật chất do cảm xúc hình thành này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến não của con người, khi không đạt được nó sẽ có cảm giác thống khổ, cũng là “dục vọng” mà con người nói đến. Kết cấu cảm xúc trở nên nhạy cảm, thường xuyên có các tình huống xung động và kích hoạt chu kỳ, bộ não tràn ngập loại năng lượng này, mục đích chính là càng muốn theo đuổi một cách minh xác và muốn đạt được, như vậy, con người có thể sẽ bị những thứ này khống chế. Vì vậy, trong thể hệ đạo đức giảng phải có “mức độ” giới hạn sự truy cầu của con người, người ta nếu vẫn duy trì lý tính rõ ràng, biết cái gì được làm, cái gì không được làm, thì sẽ không bị dục vọng lèo lái khống chế. Một khi vượt quá giới hạn này thì sẽ đi về phía đối lập, thể hiện ra đạo lý “vật cực tất phản”. Con người nếu như không kịp thời kiểm soát những nhân tố này, tiếp tục phóng túng nó, thì dục vọng sẽ tràn ngập trong tế bào, sau khi kết cấu phân tử tiến thêm một bước đào sâu hơn nữa, nó sẽ được kết nối và liên kết lại với nhau, dần dần hình thành một kết cấu giống như mạng lưới trong cơ thể, khi đó con người rất mẫn cảm. Hệ thống này có năng lực tự khởi động càng mạnh, chu kỳ càng ngắn, thì năng lượng tình cảm giải phóng ra cũng ngày càng mãnh liệt, sự xung kích đối với não cũng càng lớn, con người có thể cảm nhận được sự tồn tại, tích tụ và chạy loạn của loại năng lượng này trong cơ thể. Đến bước này, xung động năng lượng được hình thành đó chính là “cơn nghiện” mà con người biết đến. Khi loại “cơn nghiện” này bị dẫn động, nó có thể mê hoặc tâm khiếu của con người, những gì não bộ “ý thức” được là một loại chấp niệm không thể nhẫn chịu và truy cầu bất chấp mọi thứ. Tựa như trạng thái khi thuốc phiện khai mở kết cấu dục vọng cơ thể người, hầu như khó có thể kiểm soát được nó. Khi cảm xúc của con người bị bùng phát đến bước này thì sẽ rất nguy hiểm, người ta có thể vì để thoả mãn và bình ổn năng lượng bị tích tụ của “cơn nghiện”, mà dễ dàng tiếp nhận tà niệm xâm nhập, đối với con người mà nói, loại cảm xúc bị “tà niệm” lợi dụng, đó là “ma tính”.

Ngày nay, rất nhiều người đặt trọng tâm vào “cái tôi” và đặt giải phóng “tự ngã” ở vị trí đầu tiên, trong quá trình đó, sự truy cầu vô độ đang thổi phồng và đào sâu vào những dục vọng ham muốn thể xác và quan niệm về cái ác của con người, kỳ thực đều là đang dẫn dắt con người đi trên con đường ma đạo. Mặt khác, do sự suy yếu của nội hàm đạo đức truyền thống, khiến đạo đức bề mặt của con người trở nên rất nông cạn hời hợt, người có chính niệm không đủ mạnh rất khó cưỡng lại được dụ hoặc và nỗi khổ giày vò của việc cấm đoán mà nó mang lại. Nếu một người không có chính niệm, thì có thể sẽ bị tà niệm xâm nhập và lợi dụng. “Cơn nghiện” và “tà niệm” dung hợp lại với nhau, trong não con người một lần nữa thiết lập một bộ “hệ thống giá trị hoàn toàn theo nhu cầu của cơ thể”, con người chỉ có thể suy nghĩ bằng ý thức cơ thể, lúc này “đạo nghĩa” đã triệt để không còn tồn tại nữa. Nhân loại lúc này, sự nhận thức về nhân tính cơ bản của con người chỉ còn tin vào sự tồn tại của “cái ác và hướng đến lợi ích”, cũng không còn tin vào bất cứ điều gì khác. Loại người này trong thân thể sẽ hình thành năng lượng cảm xúc “màu đen” dung hợp hoàn toàn với tà niệm, họ đã bị “lòng tham” chi phối. Những người bị “lòng tham” chi phối đều có dục niệm ham muốn tột độ cuồn cuộn bên trong cơ thể, bao bọc trong tư tưởng là các loại tư duy “ma tính” để đạt được mục tiêu và trạng thái rõ nét, trong tư tưởng tràn đầy các loại quan niệm “giả dối, xấu ác, nịnh nọt, quyết rũ, bất chấp thủ đoạn” được hình thành một cách có chủ ý, con người đã bị ma tính thực thể hóa. Con người không còn bản tính có thể sẽ phạm phải rất nhiều điều sai trái, ác độc, gây ra những tội ác mà tạo ra “nghiệp lực” cự đại.

Tuy nhiên, dù cho cảm xúc cực đoan hay quan niệm “ác” trên thế giới thống trị con người như thế nào đi nữa, thì “bản tính” mới là sinh mệnh chủ thể, chịu trách nhiệm với hết thảy mọi thứ. Khi con người chết đi sẽ không còn nhục thể, những thứ hình thành hậu thiên, những thứ từng được xem là nhân tố của bản thân cũng sẽ không được lưu lại, những gì nên bị tiêu hủy thì sẽ tiêu hủy. Bản tính sẽ tựa như được tỉnh dậy, từ trong loại ức chế này mà được phóng thích thoát ra, tựa như đột nhiên hiểu được yêu cầu của vũ trụ đối với sinh mệnh, như thể đột nhiên hiểu được “tiêu chuẩn”, mỗi một lời nói trong quá khứ, mỗi một lời thề, mỗi một trạng thái đều sẽ tìm thấy “nguyên nhân” của nó, cũng chính là nói mọi sự được ghi chép lưu giữ lại. Lúc này, giống như một bộ phim, trong tiêu chuẩn “thiện và ác” chân chính, anh ấy (cô ấy) sẽ nhìn hết thảy những gì đã làm trong một đời của mình. Con người mang theo nghiệp lực của bản thân mà tiến vào luân hồi, người phúc phận lớn một chút có thể sẽ đi đến nơi tốt đẹp hơn, người có nghiệp ác cự đại có thể sẽ bị đả nhập vào địa ngục, một số người phải thông qua luân hồi đời tiếp theo mà chịu đựng cực khổ để hoàn trả lại hết thảy. Lý “thiện ác hữu báo” là pháp lý tuyệt đối đối với sinh mệnh, trong luân hồi, nếu nghiệp lực quá lớn đến mức không thể trả được thì điều mà con người phải đối mặt chính là ý thức thân thể (nhục thân) và thần thức bản tính trong bồi hoàn thống khổ sẽ triệt để bị tiêu hủy, trong tôn giáo gọi là “Hình Thần toàn diệt”, đây là sự kết thúc chân chính của ý thức và sinh mệnh trong vũ trụ.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/261040

The post Thức tỉnh (2): Bản tính con người – Phần 3 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Thức tỉnh (2): Bản tính con người – Phần 2https://chanhkien.org/2021/09/thuc-tinh-2-ban-tinh-con-nguoi-phan-2.htmlSun, 19 Sep 2021 08:37:33 +0000https://chanhkien.org/?p=27886Tác giả: Trịnh Hợp [ChanhKien.org] Bản tính Về mặt năng lượng, “Ý thức và cảm xúc của cơ thể” con người đều ở bề mặt của tầng thứ này; còn bản tính lại ở nơi cực vi quan với thể hệ năng lượng độc lập, người tu luyện thể nghiệm rõ hơn về tình huống […]

The post Thức tỉnh (2): Bản tính con người – Phần 2 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Trịnh Hợp

[ChanhKien.org]

Bản tính

Về mặt năng lượng, “Ý thức và cảm xúc của cơ thể” con người đều ở bề mặt của tầng thứ này; còn bản tính lại ở nơi cực vi quan với thể hệ năng lượng độc lập, người tu luyện thể nghiệm rõ hơn về tình huống này. Bản tính là có thể câu thông với vạn sự vạn vật trong vũ trụ. Kỹ thuật khoa học hiện đại dùng thiết bị có thể quan sát được ánh sáng phát ra từ cơ thể người, khi con người ở trong trạng thái cảm xúc điên cuồng, bi thương, phẫn nộ, đó là lúc cơ thể có sức bùng phát mạnh mẽ nhất, cơ thể sẽ phát ra ánh sáng đỏ, người ta phát hiện đây là loại bước sóng dài và có năng lượng rất thấp; Khi con người ở trong trạng thái bình yên tĩnh lặng, khi đó cảm xúc rất nhẹ, cơ thể sẽ phát ra ánh sáng tím với loại bước sóng rất ngắn và có năng lượng khá cao. Tức là, con người càng tĩnh lặng thì càng thể hiện ra được đặc tính vi quan, năng lượng của bản tính sẽ dễ dàng phóng xuất (biểu hiện) ra.

Vào thời cổ đại, dù ở phương Đông hay người phương Tây, người ta đều chú trọng tu dưỡng tinh thần; tại Trung Quốc thời đó, mọi người đều coi trọng tĩnh tâm, điều tức, đả tọa, v.v.. Khi thể ngộ trong “tu tập” của con người càng ngày càng mạnh, tầm hiểu biết về mối liên hệ giữa bản tính và đạo đức càng lúc càng thâm sâu, thì họ có thể kiên định theo đuổi việc tu dưỡng tinh thần này, và toàn bộ xã hội đều ở trong trạng thái như thế. Sau khi văn hóa truyền thống bị phá vỡ, xã hội nhân loại chạy theo “lý luận hiện đại” đề cao “thỏa mãn cảm xúc” đi ngược lại với truyền thống, đây là do sự biến dị và thay đổi trong nhận thức của con người đối với bản tính gây nên.

Vào thời cận đại, khi khí công được thịnh hành tại Trung Quốc, người ta đã tiến hành các cuộc nghiên cứu đối với khí công sư, rất nhiều dữ liệu nghiên cứu đã được lưu lại. Trong quá trình nghiên cứu phát hiện rằng, các khí công sư đều có trường năng lượng cao. Kỳ thực, các quốc gia khác đều đã làm những thí nghiệm như vậy nhưng không công bố, bởi vì việc nghiên cứu năng lượng trong cơ thể người tu luyện không chuyên sâu và cũng chưa có hệ thống, vậy nên những nghiên cứu này chưa thu hút được sự quan tâm rộng rãi của giới khoa học kỹ thuật. Điều này thật đáng tiếc! Kỳ thực, với những kỹ thuật hiện có cũng có thể phát hiện ra một số điều rồi. Lý do chính khiến các chính phủ không công bố kết quả nghiên cứu, một là để giữ bí mật công nghệ và giữ tính cạnh tranh, hai là không muốn mọi người chú ý đến điều này, vì sẽ ảnh hưởng đến việc kiểm soát của họ đối với sự phát triển vật chất của nhân loại, cũng chính là muốn hạn chế năng lực lý giải của con người đối với thế giới tinh thần vốn có của bản thân. Bởi vì, khoa học hiện nay không thể nhận thức được hết thảy việc này, không tìm được nguyên nhân của vấn đề. Mà “khoa học” lại có ảnh hưởng tuyệt đối đến con người, con người coi khoa học – một thứ phát triển rất nông cạn trong vũ trụ – là chân lý duy nhất. Họ ngày càng lý giải một cách không đầy đủ đối với chân tướng vũ trụ (Phật Pháp) do các sinh mệnh cao tầng trong thương khung hồng đại đem đến. Một khi bị người có dụng tâm khác hoặc “chuyên gia” chụp lên cái mũ “giả (không) khoa học”, thì nó liền trở thành đối tượng bị đả kích. Vì vậy, người ta không dám đụng chạm đến thứ gì khác ngoài khoa học.

Lý do nói loại khoa học này thấp kém vì “định hướng tinh thần” của nó dựa vào cạnh tranh kỹ thuật, cuối cùng để phục vụ cho mục đích hưởng thụ vật chất, phạm vi nghiên cứu này giới hạn ở sự nhận biết thế giới thông qua “cảm quan của con người dựa vào khoa học kỹ thuật mà phát triển”, con người say mê trong hưởng thụ và cạnh tranh vật chất, dục vọng và truy cầu của con người chi phối sự phát triển của kỹ thuật. Nền văn minh truyền thống là từ nhận thức bản tính mà dần dần hiểu rõ đạo lý vận hành của vật chất trong xã hội, dần dần đạt đến mức độ quy chân (yêu cầu của vũ trụ đối với sinh mệnh), trong tư tưởng con người muốn vận dụng tốt trí huệ tự nhiên, gánh vác và duy trì sự ổn định của xã hội và tự nhiên. Vì vậy, đối với con người mà nói, “cơ điểm” phát triển của khoa học đã đi lệch khỏi Pháp, theo xu hướng này, nhân loại cho rằng kỹ thuật sẽ làm chủ tương lai của sinh mệnh và xã hội, chỉ cần có kỹ thuật thì có thể đáp ứng nhu cầu dục vọng của con người, xã hội nhân loại cũng thuận theo định hướng tinh thần sai lầm này mà dẫn đến trạng thái hiện nay, xuất hiện vô số vấn đề. Cấu trúc tư duy xã hội trong văn hóa truyền thống là có yêu cầu nội hàm đạo đức, đều là biểu hiện tinh thần “Thiện” và “Chân”, khi bản tính thức tỉnh cũng có thể làm chủ con người, nó có thể thúc đẩy “năng lượng” lớn hơn ở vi quan để hạn chế và giải thể những nhân tố bề mặt tại tầng rất thấp, tương tự, nó cũng sẽ mang lại cho con người một nền văn minh vật chất phù hợp với “Pháp”.

Trong xã hội, người ta vẫn luôn thảo luận về “chính khí” là gì, làm thế nào để khôi phục lại “chính khí”? Thực ra đó là để xem làm thế nào giải phóng được năng lượng của bản tính. Theo một ý nghĩa nào đó, “chính khí” chính là trường năng lượng ngoại vi của bản tính, khi nó càng hiển lộ ra thì trong xã hội trường năng lượng này càng lớn. Nó không chỉ là thể hiện tinh thần mà còn là biểu hiện năng lượng tinh thần của con người, chỉ có loại năng lượng này mới có sức mạnh làm con người thay đổi. Giống như lúc còn nhỏ chưa bị ô nhiễm bởi vật chất và quan niệm hậu thiên, khi chúng ta nhìn thấy ai đó đang đẩy chiếc xe đạp cùng với đồ vật rất nặng, leo dốc một cách khó khăn, rất nhanh chóng và tự nhiên, chính niệm sẽ nổi lên trong đầu, chúng ta sẽ quan tâm, lo lắng và có suy nghĩ muốn giúp đỡ họ. Trong khi giúp đỡ người khác, tư tưởng con người thuần tịnh, không có tạp niệm, từ ngôn ngữ, ánh mắt đến hành động đều có thể khiến họ thực sự cảm nhận đến hết thảy điều này. Loại cảm thụ này là lập thể, là thể hiện của năng lượng vi quan, sức mạnh phát ra từ tầng thứ nào đó có thể xuyên qua tầng tầng nhân tâm và khiến người khác cảm động, dấy khởi lòng cảm kích, sự cảm kích biết ơn này rất đơn thuần, thuần tịnh, sẽ đánh động đến nơi sâu thẳm trong nội tâm của bạn. Toàn bộ trường không gian thật hài hòa, những trao đổi qua lại giữa con người đều tràn đầy chính niệm, cho đến tận bề mặt.

Khi bản tính đang câu thông với nhau, con người có thể cảm nhận được sự ấm áp, trọn vẹn, giá trị của bản thân, cảm giác thực tại, an toàn và ý nghĩa của sự tồn tại, sẽ có cảm giác hòa vào quần thể, đây là lý do tại sao con người không cảm thấy cô đơn, sự kết nỗi giữa con người với con người chính là “Đạo nghĩa”. Khi ma tính nổi lên, xung quanh cơ thể sẽ hình thành một trường năng lượng, loại năng lượng này làm ô nhiễm con người, nó thúc đẩy những thứ cảm xúc phụ diện, tiêu cực trên bề mặt cơ thể, những gì con người cảm thụ được có thể là phóng túng cuồng vọng, cũng có thể là nỗi sợ hãi và tà niệm ở nơi thâm sâu, v.v.. Những nhân tố này tụ lại xung quanh thân thể tạo thành thứ rất dày đặc, giống như bức tường ngăn cách con người với bản tính. Tuy nhiên, sau khi cảm xúc tiêu hao, sự liên kết cuồng nhiệt và quan niệm truy cầu sẽ không tiếp tục duy trì nữa, trong khoảng khắc có thể cảm thụ rõ ràng sự lãnh đạm, cảm giác mất đi chỗ dựa và thấy cô quạnh. Thực ra, đây là cảm thụ của bản tính khi khôi phục từ trạng thái bị ức chế, trong nội tâm mang một cảm giác khổ sở không nói nên lời. Sự trút bỏ của con người thực ra là nhu cầu của cơ thể, nó có “giới hạn”, nếu cứ nhất mực phóng túng nó thì sẽ phá vỡ sự cân bằng giữa bản tính và ý thức cơ thể, xuất hiện tình trạng âm dương đảo chiều (âm dương phản bối), biến thành trở ngại không câu thông với bản tính thiện lương và khiến mâu thuẫn bộc phát. Những quan niệm phức tạp hình thành trong đầu não con người hôm nay khiến cảm xúc càng trở nên không ổn định, cảm xúc lặp đi lặp lại làm người ta cảm thấy nghi hoặc, khổ não, tức giận và thất vọng, người ta không biết đâu mới là chân thật, đâu mới là mối quan hệ ổn định lâu dài giữa con người. Kỳ thực ai cũng có tâm cầu đạo, tìm đáp án cho những nghi hoặc chính là tìm kiếm ý nghĩa của sinh mệnh. Chỉ có tiêu trừ ma tính trong cảm xúc, tiêu trừ tính tham lam, ích kỷ cực đoan và tâm tranh đấu biến dị của con người, thì người ta mới có thể kết nối với bản tính, mới có thể khôi phục lại cái gọi là “chính khí” trong xã hội.

Nhận thức liên quan đến bản tính đa số là khi con người đo lường “thiện ác, tốt xấu” khởi “Thiện niệm” mà ý thức được. “Bản tính” có thể phối hợp với “quan niệm đạo đức” tiếp thu từ hậu thiên, có điều bản tính ở nơi cực vi quan, không cùng một tầng thứ với “quan niệm đạo đức” hình thành hậu thiên, tương ứng với nó, quan niệm đạo đức của con người là nhân tố bản tính có thể khống chế, nội hàm đạo đức càng sâu sắc, thì lực lượng sức mạnh của bản tính càng dễ dàng thể hiện xuất lai. Cũng chính là nói, sau khi “quan niệm đạo đức” được tu dưỡng trau dồi thì “Lý” sẽ thăng hoa, làm việc gì cũng càng lúc càng thuần tịnh, nếu như có thể giác ngộ được nhận thức cao hơn đối với “Thiện ác, đúng sai” thì có thể điều động năng lượng vi quan để chế ước những thứ bất chính, khiến quan niệm chuyển biến trong phút chốc, người ta sẽ cảm thấy thanh tịnh, thoải mái và tôn nghiêm, những thứ thấp kém cũng không tồn tại nữa. Tuy nhiên, nếu như không có quá trình đề cao và thăng hoa, thì quan niệm đạo đức sẽ chỉ là khẩu hiệu mong manh, nông cạn trên bề mặt.

“Bản tính” bị vùi lấp trong những thứ “phi bản tính”, phải thông qua khải ngộ mới có thể giải phóng (triển hiện) ra, nhưng con đường giác ngộ bản tính là khó khăn trùng trùng, trong văn hóa Trung Quốc có một từ ngữ miêu tả rõ ràng về quá trình này, đó là “tu luyện”, người hiện đại gọi là “khí công”, phương Tây gọi những người này là “thầy dòng”. Con người đi trên con đường này phải trải qua muôn trùng ma nạn và dụ hoặc, thêm vào đó phải thản nhiên duy trì “chính niệm, chính hành và chính tín” đối với tín ngưỡng cổ xưa, chỉ có như thế mới có thể nhìn thấy được một mặt triển hiện của chân lý, mới có thể giải phóng được bản tính. Vì vậy, đối mặt với lực cản trở này, nghe được (Phật) Pháp là điều rất trọng yếu đối với con người. Trong quá trình đó, nếu có thể đứng tại “Pháp” mà suy nghĩ và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống thì lý giải đối với Pháp càng rõ ràng, chính niệm càng mạnh, tâm Pháp bén rễ sâu trong tâm, khi đối diện với ma nạn thì đạo đức mới có thể “kim cang bất phá”.

Đối với người không tu luyện mà nói, văn minh truyền thống tạo nên kết cấu đạo đức của bề mặt cơ thể người, nó cũng là thứ duy trì sự cân bằng giữa bản tính và cảm xúc, là thứ chỉ dạy con người đạo lý về hành vi và cách xử sự. Trên bề mặt, nó chính là khiến cho con người dần dần có năng lực thoát khỏi ảnh hưởng quá mức của “Ý thức của cơ thể nguyên thủy”, để theo đuổi “Tín niệm” (niềm tin và tín ngưỡng) của bản thân trên thế gian. Đối với những người có hoài bão chính trị, thì cần biết “Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ”, coi việc giải quyết nỗi đau khổ của thiên hạ là thành tựu chính trị của chính mình, người làm chính trị đó nếu có thể kiên định đi con đường chính đạo thì sẽ cảm thấy ý nghĩa sự tồn tại của mình trong niềm vui của chính niệm, chính hành và sự ủng hộ của dân chúng. Đối với người bình thường mà nói, cần phải chú trọng đối xử “tử tế, khiêm tốn, chân thành, không đánh giá con người qua vẻ bề ngoài”, coi đời sống vật chất bằng “tâm thái nhẹ nhàng” dần dần thăng hoa hướng tới cảnh giới cao hơn “bất dĩ vật hỷ, bất dĩ kỷ bi” (không vì vật chất tốt xấu hay bản thân được mất mà vui mừng hay bi thương). Khi đứng trước lựa chọn chính – tà, “không bị uy quyền khuất phục, không bị nghèo khó lung lay” là phẩm chất mà con người tôn trọng và theo đuổi. Khi xử lý mối quan hệ giữa tình cảm và tiền bạc, người ta xem phẩm cách đạo đức là điều quan trọng nhất, coi trọng “chữ tín và danh dự”, không khoa trương hay hứa hẹn tùy tiện, chú trọng “lời nói ngàn vàng”. Đây là trạng thái mà cổ nhân đã từng hành xử qua sự bồi đắp của văn hóa truyền thống Trung Quốc, là xu thế chủ đạo của xã hội nhân loại.

Rất nhiều bộ phim điện ảnh và truyền hình ở Trung Quốc hiện đại mô tả xã hội cổ đại với nền văn hóa truyền thống là xã hội “quyền lực và dục vọng”, suốt ngày “mưu mô tranh đấu”, mục đích là để kích thích con người hiện đại với tâm thái đã mất cân bằng kia đạt được niềm vui “chiến thắng trong cuộc đấu” và phóng túng những sở thích cùng tư tưởng biến thái. Sự biến dị của văn hoá thực sự bắt đầu từ giai cấp cao tầng cho tới tầng lớp dưới, thời cổ đại cũng có, vào giai đoạn cuối của mỗi triều đại sẽ có biểu hiện nghiêm trọng hơn, nhưng nền tảng đạo đức xã hội qua các thời đại chưa thực sự bị hủy hoại, vì vậy, những thứ đồ biến dị không thể tạo thành xu hướng chủ đạo trong xã hội nhân loại, càng không đạt đến mức độ như ngày nay. Những cặn bã rác rưởi do văn hóa tranh đấu được truyền hình điện ảnh hiện đại tạo nên kia có gì tốt đối với kết cấu tư duy của con người? Ngoại trừ việc kích thích thú tính của con người, thì nó có thể gợi mở bản tính thiện lương không? “Cách mạng Văn hóa” đã phá hủy toàn bộ đạo đức truyền thống và nền văn minh do tam giáo “Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo” thiết lập nên, khiến cho người Trung Quốc mất đi cội nguồn văn hóa, thời đại tựa như bị cắt bỏ đi một tầng, khiến người đại lục hiện đại không biết năm nghìn năm văn minh của Trung Quốc rốt cuộc diễn dịch điều gì, khiến họ cho rằng thời cổ chỉ có những lễ giáo cổ hủ và những cuộc tranh đấu vào thời kỳ cuối của từng triều đại, từ đó căn bản phủ định toàn bộ lịch sử của chính mình, trở thành một dân tộc rất nông cạn, mất đi nội hàm thâm sâu. Vì vậy, một số tác phẩm điện ảnh và truyền hình của Trung Quốc hiện đại chỉ có thể chắp vá phương pháp biểu hiện và giá trị quan của nhân vật phương Tây, có một số phương pháp không có một chút giá trị, có một số phương pháp đến từ những thứ cặn bã của văn hóa phương Tây, tôn sùng nhân cách không có giới hạn đạo đức, đánh nhau bằng vũ khí, xã hội đen, sa vào hưởng thụ khoái lạc vô độ, sắc tình, mê hoặc, không có luân lý…, các tác phẩm điện ảnh truyền hình này đang thay đổi giá trị quan của con người.

Nhân loại mất đi “tâm pháp” sẽ không mong muốn tìm hiểu và tu dưỡng đạo đức bản thân, trong tác phẩm nghệ thuật chỉ có thể dùng ngôn ngữ đơn giản nông cạn để biểu đạt và bộc phát cảm xúc mà không biết làm thế nào để biểu đạt từ nội tâm kết cấu tư duy “vụt sáng” trong nhân tính. Bởi vì họ hoàn toàn không biết kết cấu tư duy này được hình thành như thế nào. Nội tâm người sáng tác không có quá trình tạo dựng và trải nghiệm đạo đức, cũng không biết biểu đạt và khơi gợi khán giả tìm lại khoảng khắc cảm động sâu sắc thế nào. Trong tư tưởng không có kết cấu tư duy của văn hoá truyền thống thì không thể từ cơ bản mà nói rõ “chính niệm” được hình thành như thế nào, càng không thể nói đến việc làm thế nào để thức tỉnh người khác. Ngược lại, những tác phẩm Trung Quốc xây dựng những nhân vật đối lập đầy mưu mô, nội tâm đen tối và dối trá, những màn biểu diễn ” đấu tranh chính trị, cài đặc vụ, đấu đá sau lưng”, tập hợp đủ thứ cặn bã rác rưởi tinh thần của nhân loại, chúng mang những kết cấu biến dị đen tối này diễn hóa chi tiết tường tận cho con người. Những tác phẩm đó ngoại trừ lôi kéo được sự sùng bái của những kẻ “thích tranh đấu” ra thì chúng mang lại lợi ích tốt đẹp gì đây?Không hiểu muốn mang đến cho những con người hiện đại vốn đạo đức mong manh kia thứ gì đây? Khiến con người tin vào điều gì đây? Muốn dẫn dắt bầu không khí xã hội đi đến đâu đây?  Một trong những tiêu chuẩn tạo nên văn hóa là để con người giác ngộ và duy trì hoàn cảnh đạo đức của con người, chứ hoàn toàn không phải để kinh doanh thương mại hay kích thích vô độ dục vọng thân thể của con người.

Vậy thì văn hoá truyền thống cổ xưa rốt cuộc lưu lại điều gì cho chúng ta? Trên thực tế, văn hoá truyền thống lưu lại cho con người “Pháp lý (Kinh điển Phật pháp)” và vô số câu chuyện “tu luyện”, để lại cho chúng ta những đạo lý làm người tại các cảnh giới khác nhau, cũng như con đường mà họ đạt đến cảnh giới và trạng thái tinh thần của họ. Nếu con người có thể tập trung tư tưởng để tìm hiểu về “chân lý” ẩn chứa trong tự nhiên, vũ trụ, vạn sự vạn vật, con người cũng có thể có được niềm vui của chính mình từ việc khám phá những bí ẩn của sinh mệnh, có như vậy, kết cấu phù hợp với “Đạo” trong não của con người sẽ trở nên phong phú tràn đầy, dần dần hiểu được ý nghĩa của việc con người sống tại thế gian, và chân lý vận hành của “Thiên, địa, nhân”, cách hành xử và hành vi của họ tự nhiên sẽ trở nên hợp lý, chừng mực. Vì vậy, trong xã hội truyền thống cổ xưa, con người đều có truy cầu đối với cảnh giới của sinh mệnh, bằng cách này, họ sẽ có một con đường tu tập của chính mình, cho dù là trong công việc, trong cuộc sống hàng ngày, trong ngôn từ cử chỉ hay trong lời nói, văn chương, việc ức chế những thứ thô tục đem đến cho con người cảm xúc tràn làn và phóng túng…?

(Còn tiếp)

The post Thức tỉnh (2): Bản tính con người – Phần 2 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Thức tỉnh (2): Bản tính con người – Phần 1https://chanhkien.org/2021/08/thuc-tinh-2-ban-tinh-con-nguoi-phan-1.htmlTue, 31 Aug 2021 14:02:28 +0000https://chanhkien.org/?p=27811Tác giả: Trịnh Hợp [ChanhKien.org] Con người có “lý trí” và “tình cảm”, đó là hai mặt tồn tại đối lập “Lý trí” chân chính là thể hiện của “đạo đức”, hoàn toàn khác với với biểu hiện “lạnh lùng, tàn khốc” khi người ta tranh giành lợi ích. “Lý trí” có liên quan tới […]

The post Thức tỉnh (2): Bản tính con người – Phần 1 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Trịnh Hợp

[ChanhKien.org]

Nguồn hình: phronesisltd.com

Con người có “lý trí” và “tình cảm”, đó là hai mặt tồn tại đối lập

“Lý trí” chân chính là thể hiện của “đạo đức”, hoàn toàn khác với với biểu hiện “lạnh lùng, tàn khốc” khi người ta tranh giành lợi ích. “Lý trí” có liên quan tới “bản tính” của con người, (bản tính là tính cách, là tinh yếu vốn có của con người), nó làm chủ con người, tác động và ảnh hưởng đến hết thảy mọi thứ. Lý trí có tác dụng kiểm soát khống chế “cảm xúc”, vì vậy, khi con người “cao hứng, phẫn nộ, bi thương, sợ hãi” đều là có từng “cấp độ”.

Con người sống trong cảnh giới này là ngập tràn trong cái “Lý” của “tình cảm”, “tình cảm” là biểu hiện ý thức của cơ thể (nhục thân), từ khi sinh ra đã có. Đối với con người mà nói, vật chất “tình cảm” xuyên suốt quán thông khắp bề mặt thế giới này, mà “bản tính” lại tồn tại ở nơi cực vi quan nhất, là thứ hoàn toàn khác với hiểu biết của con người hiện đại, (không phải là thứ mà con người vẫn đang nhìn nhận). Như vậy, “tình cảm” này phản ánh đến bề mặt hình thức vật chất của cơ thể người, như là một loại thể hiện của năng lượng, có thể cảm nhận được sự tồn tại của nó qua sự thay đổi của “năng lượng”, nó được gọi là “năng lượng cảm xúc”. Con người hiện đại cho rằng; khi người ta phát sinh các loại cảm xúc khác nhau sẽ hình thành rất nhiều hình thức vật chất khác nhau (năng lượng cảm xúc), và cảm xúc hình thành “cơ chế” tạo ra những vật chất này. Bởi vì trọng tâm của khoa học thực chứng không phải là thế giới tinh thần của con người. Khoa học về cơ thể người dường như chỉ là suy đoán, có bao nhiêu loại cảm xúc thì có bấy nhiêu dạng vật chất (năng lượng cảm xúc) tương ứng. Những vật chất này phản ánh đến đại não, tại đó nó được chuyển đổi thành “ý thức”, trở thành một nguồn để con người “nhận thức” thế giới. Nhân tố cấu thành tế bào là lập thể (từ vi quan đến bề mặt), nhân tố quyết định đến sự hình thành “năng lượng cảm xúc” cũng như vậy, nếu chúng ta có thể vi quan hóa “cơ chế phân tử” này, thì sẽ phát hiện ra vẫn còn rất nhiều nhân tố quyết định đến cơ chế bề mặt này, mỗi một tầng còn có “cơ chế vi quan” của nó. Từ các tầng vi quan sẽ là nguyên nhân quyết định và phản ánh ra bề mặt. Vì vậy, khi con người giác ngộ, thức tỉnh thì có thể chế ước “tình cảm”, đây là đứng từ góc độ khác mà nhìn nhận con người.

Trên cơ thể con người, bên trong tế bào có một bộ cơ chế và kết cấu phân tử có liên hệ với “cảm xúc”, những kết cấu vật chất này có thể đóng mở theo chu kỳ, các vật chất được phóng thích ra có thể tạo nên một loại cảm xúc cơ bản rất mờ nhạt. “Ý thức” của con người sau khi được đại não chuyển đổi, thì vẫn có hình thức tồn tại vật chất, đang điều khiển con người. Những vật chất này phản ánh đến kết cấu phân tử, có thể điều khiển sự hình thành và chuyển đổi “năng lượng cảm xúc”. Khi năng lượng cảm xúc lưu thông trong cơ thể thì có thể ảnh hưởng đến các tế bào xung quanh nó, và “ý thức” lại làm ảnh hưởng này mạnh hơn, dần dần có thể hình thành nên một bộ các kết cấu “năng lượng cảm xúc” trong tế bào, trở thành một công cụ mở rộng cảm xúc. Ở một mức độ nhất định, “ý thức” và “cảm xúc” của con người có thể cường điệu hóa hoặc làm thay đổi kết cấu vi quan của tế bào. Với một số người cảm xúc sẽ phản ứng đến bề mặt da, một số người thì vị giác thay đổi, một số khác sẽ cảm thấy “tức ngực” hoặc đau “vùng gan”, số khác thì bị “bứt rứt trong lòng” v.v., những hiện tượng này có thể được coi là biểu hiện của “ý thức” và “cảm xúc” trên cơ thể.

Năng lượng cảm xúc và ý thức khi kết hợp với nhau trong cơ thể sẽ tạo thành một hệ thống do “ý thức” làm chủ, năng lượng cảm xúc được ý thức duy trì và làm cho nó mạnh mẽ hơn, từ đó ảnh hưởng đến thế giới tinh thần, làm tăng cường trải nghiệm cảm xúc phát sinh đó. Vì vậy, khi con người thay đổi quan niệm sẽ quyết định đến các trải nghiệm cảm xúc, trải nghiệm cảm xúc đó mạnh hay yếu. Năng lượng cảm xúc không phải vật chất cao năng lượng, và không chuyển hóa thành vật chất cao năng lượng, nó cũng không có năng lực điều động năng lượng vi quan, nó không giống như mô tả trong phim ảnh như một loại năng lượng có khả năng siêu việt khỏi tầng thứ và thuộc tính của sinh mệnh. Nó có thể điều động khí trong cơ thể ở tầng phân tử, chỉ là vật chất tại tầng phân tử bề mặt mà thôi, nó ức chế việc chuyển hóa loại cảm xúc sợ sệt. Nói thẳng ra, nó là một loại năng lượng được giải phóng từ hợp chất carbohydrate, tất cả đều ở cùng một tầng thứ. Ngoài ra, cảm xúc là thứ có tính tiêu hao, một khi bị tiêu hao thì hệ thống ý thức đang duy trì nó cũng không thể tiếp tục duy trì được, vậy nên nó tồn tại không ổn định. Đây chính là nguyên nhân khiến người ta thường thay đổi và bối rối đối với “Tình”. Ngược lại với nó, vật chất càng vi quan thì sức mạnh càng lớn và càng ổn định, đây chính là lý do tại sao “Đạo nghĩa” lại khác với cảm xúc.

Sự phát triển của con người, cùng với “nhận thức” trong cảnh giới này, “cảm xúc” sẽ xung động theo. “Ý thức” đại não phù hợp với kết cấu phân tử nào của cơ thể người, thì sẽ thúc đẩy cơ thể con người hình thành loại năng lượng tình cảm đó. Tuy nhiên, nếu như nó bị chế ước tại vi quan mà không động, thì sẽ không sản sinh ra năng lượng cảm xúc, và con người cũng sẽ không thể trải nghiệm được bất cứ cảm xúc gì. Ví dụ, cơ thể con người là do các “hạt” (lạp tử) như “Carbon, hydro, oxy, nitơ, v.v.” tổ hợp thành, nên con người có thể cảm thụ được các loại cảm giác như “lạnh, nóng, đói, mệt”, “chua, ngọt, đắng, cay”, đây là những thứ mà thân thể vật chất tại cảnh giới phân tử đem đến cho sinh mệnh, đã tạo nên nền tảng “nhận thức” cơ bản của con người về thế giới, hình thành nên cái “Lý” của con người cũng như trạng thái sinh tồn “Lão, bệnh, tử”. Những thứ mà lạp tử nhỏ hơn một tầng thứ đem đến cho sinh mệnh ở tầng thứ đó lại khác biệt hoàn toàn, Lý mà sinh mệnh khác nhau nhận thức được hoặc cảm nhận được về hoàn cảnh bản thân sẽ không bị giới hạn trong phạm vi của chúng ta, đây là do tầng thứ quyết định.

Vào thời kỳ đầu, những “cảm giác cơ thể nguyên thủy” phản ánh đến đại não và tạo nên “Ý thức cơ thể nguyên thủy”, những “Ý thức” này có thể thúc đẩy con người sản sinh ra các loại “cảm xúc” khác nhau. Ví dụ, khi bộ não nhận biết được cơn đau thì kết cấu phân tử sẽ sản sinh ra cảm xúc thống khổ, lo lắng; khi bộ não ý thức được ôn nhu ấm áp sẽ sản sinh ra các loại cảm xúc dễ chịu, vui vẻ .v.v. Ý thức thông qua tích lũy những trải nghiệm của thân thể mà có được càng nhiều kinh nghiệm, hình thành nên “nhận thức” của con người đối với thế giới bên ngoài, “nhận thức” cũng là vật chất, dần dần trong tế bào hình thành nên dạng tồn tại ổn định của nó, có một bộ cơ chế phù hợp với nó, như vậy, nó đã có sự sống rồi, đây là quá trình từ “nhận thức” hình thành “quan niệm”. Tuy nhiên, hệ thống hình thành quan niệm là không đầy đủ, vì quan niệm hình thành không mang theo tiêu chuẩn “Chân lý”, cũng chính là không có tính ước chế, nó vận động theo tiêu chuẩn hình thành nên nó. Vậy thì, khi gặp phải vấn đề tương tự, con người sẽ phán đoán đánh giá mà không cần trải qua cảm giác của thân thể, trực tiếp tiến nhập vào trình tự “quan niệm”, bởi vì quan niệm thiếu khuyết đi nội hàm của chân lý, nên con người có đặc điểm “tiên nhập vi chủ”(thứ vào trước là chủ).

Quan niệm là do hậu thiên sinh ra, đó là vật chất phái sinh. Về mặt vật chất, quan niệm cũng là do các “hạt” cơ bản tổ hợp thành, mà các “hạt” cơ bản này thực ra chính là “Lý” cơ bản trong cảnh giới này, tức là, vật chất phái sinh (quan niệm) được hình thành từ “lý” cơ bản. Đối với con người mà nói, con người có một bộ phận nhận thức đến từ “Ý thức của cơ thể”. Vậy cơ điểm và lý cơ bản của “Ý thức của cơ thể” là gì? Đó chính là đặc điểm “Xu lợi tị hại (theo cái lợi tránh cái hại)” của cơ thể. Như vậy tất cả những quan niệm phái sinh này cũng được hình thành từ cơ điểm và “hạt” cơ bản này, chịu sự chế ước của nó, vô luận là bạn vui thích gì, yêu cái gì, nhưng hễ thứ đó phát sinh xung đột cùng với “Lý” cơ bản kia thì những điều đó sẽ không được hình thành, đó là nguyên nhân căn bản hình thành nên quan niệm này, nó có tính ràng buộc đối với hết thảy vật chất phái sinh. Như vậy, con người ở tầng phân tử này sẽ đại biểu cho thuộc tính của sinh mệnh tầng vật chất này, đại diện cho một tầng lý. Trong một phạm vi vũ trụ nhất định, sự phân chia tầng thứ và cảnh giới tinh thần của sinh mệnh có quan hệ trực tiếp đến “hạt lạp (lý)” cơ bản cũng như tiêu chuẩn của nó, bản tính cũng có cơ điểm của chính nó, đây chính là nội hàm thực chất của “sự vận động của vật chất là có quy luật”.

Khi người ta sinh ra, chưa tiếp xúc với thế giới bên ngoài không mang theo bất kỳ quan niệm nào, chính là nói rằng, trẻ nhỏ có thể dùng bản tính rất thuần tịnh mà nhìn thế giới, gọi đó là “Thiên chân” (ngây thơ). Những lời trẻ nói ra có thể động đến nơi sâu thẳm của sinh mệnh, một em bé cất tiếng hát rất hay sẽ không giống như người lớn hát – vốn mang theo một loại tình tự cảm xúc nồng đậm- đối với trẻ nhỏ dù là nói hay hát đều có thể xuyên thấu, rung động tâm can mọi người. Khi người ta không có tâm phòng bị, sẽ cảm thấy rất nhẹ nhàng thư thái, có thể sẽ bị chúng làm cảm động, cảm thấy những thứ tại tầng thứ thâm sâu đang giao lưu với nhau, thực ra, đây chính là một mặt bản tính tự nhiên đang bị dẫn động theo. Vì vậy, ca hát không nhất định phải dùng đến cảm xúc nồng đậm để dấy động quan niệm hậu thiên ảnh hưởng đến con người, sự “ngây thơ” của trẻ nhỏ có thể sẽ khiến con người cảm động sâu sắc hơn, đây chính là điều mà người trưởng thành với ảnh hưởng của quan niệm hậu thiên và luôn mang theo tâm cố chấp phòng bị không thể làm được. Người lớn bắt chước sự ngây thơ của đứa trẻ chỉ là biểu hiện của quan niệm hậu thiên, bởi vì họ không thể phóng thích ra được bản tính của mình, không thể đột phá để câu thông, tiếp xúc với bản tính ở bề mặt. Những thứ liên kết với cảm xúc sẽ thuận theo xung động của cảm xúc mà xung động theo, sẽ ngày một mờ nhạt dần rồi biến mất.

Rất nhiều đặc điểm nguyên thủy ở tầng phân tử của nhân loại là lý cơ bản của vật chất trong cảnh giới này, hoặc gọi là thuộc tính của “hạt” cơ bản, tuy nhiên lạp tử cơ bản không chỉ có một, vì vậy đặc điểm của chúng là khác nhau, ví dụ như đặc điểm của đặc tính “Xu lợi tị hại”, đặc tính điên cuồng, tính lười biếng, đặc tính hiếu thắng tranh đấu v.v., đây là do tầng thứ của vật chất quyết định. Nhận thức cao hơn về kết cấu của thế giới này đó là thế giới do nhân tố cơ bản “Kim, mộc, thủy, hoả, thổ” cấu thành nên, bản tính của con người ở tại nơi cực kỳ vi quan là đối lập với quan niệm của cơ thể trên bề mặt.

Ngoài ra, ý thức cơ của thể còn tạo thành một loại trạng thái cho con người: Tất cả những trải nghiệm cảm xúc “khó chịu hay vui vẻ” mà con người sản sinh ra sẽ hình thành một loại quan niệm vô cùng quan trọng, đó chính là “quan niệm yêu và ghét” của con người. Những thứ con người yêu thích thì sẽ biểu hiện ra sự theo đuổi hoặc muốn gần gũi, những thứ mà con người không yêu thích thì sẽ biểu hiện ra là trốn tránh hoặc bài xích, từ chối, “quan niệm yêu ghét”. một khi được hình thành thì nó sẽ quay lại quyết định hành vi của con người, con người theo tiêu chuẩn của quan niệm mà đeo đuổi những thứ mình truy cầu. “Quan niệm yêu ghét” này khác với “quan niệm đạo đức” học được trong văn hóa truyền thống, thậm chí chúng hoàn toàn trái ngược tương phản nhau, “quan niệm đạo đức” của con người là dùng “Thiện ác” để phán đoán sự vật, nói một cách đơn giản, khi trong tâm sinh “Thiện niệm” thì là đúng, mà khi trong tâm sinh ra “Ác niệm” thì là sai, đây là hàm nghĩa bề mặt của quan điểm thiện ác, khi con người sinh ra ý niệm thì không ngừng phải yêu cầu chính mình như vậy, những điều họ làm sẽ càng lúc càng chính xác, sẽ có lực lượng của “chân lý”, chính là có thể biểu hiện ra các đặc điểm của bản tính rồi.

Sự khác biệt giữa người và loài thú

Khi Thần tạo ra con người, vô luận là ở phương Tây hay là phương Đông, con người không có bất kỳ nhận thức gì về thế giới. Cảm xúc của cơ thể con người lúc nguyên sơ là rất tồi tệ, khi cao hứng cũng sẽ đi đến cực đoan, khi bi thương đau buồn cũng sẽ cực đoan, tức giận phẫn nộ cũng cực đoan, sợ hãi cũng cực đoan, từ trên biểu hiện, hoàn toàn là lấy nhận thức cảm tính làm trung tâm, không có tiết chế, chỉ có thể từ nhu cầu nguyên thủy của cơ thể mà đo lường sự vật. Dần dần, con người có nhận thức về thế giới, có thể thích ứng với hoàn cảnh, những thứ cực đoan kia cũng dần bình ổn lại, tuy nhiên, trạng thái đó là hoàn toàn khác với “đạo đức” của con người, đó là loại tư duy một chiều, là sự truy cầu cảm xúc không có tiết chế, cũng chính là “thú” tính còn rất là nặng.

Về mặt kết cấu cảm xúc, cơ thể của loài thú và cơ thể của con người có nhiều điểm tương đồng, ở một mức độ nào đó là giống nhau, giống như hai nhà máy cho ra một sản phẩm, nếu không phải là con người thể hiện ra “bản tính” của con người, thì con người và loài thú sẽ ở cùng một tầng thứ với nhau. Như vậy, sự khác biệt lớn nhất giữa người và loài thú thể hiện ở chỗ tế bào có thể hình thành và sản sinh ra những thứ liên quan đến “tâm tính” của con người hay không, đó là do sự khác biệt trong kết cấu và vật chất tạo nên. Nếu không có những thứ này, thì không thể nói đến việc thăng hoa và câu thông với bản tính, không thể nhận thức và hình thành đạo đức của con người.

Vào thời kỳ tiền sử, một nhóm người tập hợp lại với nhau, sẽ có người trở thành vua hoặc thủ lĩnh tinh thần, sau khi họ dần dần giác ngộ, thức tỉnh và nhớ lại những thứ tiên thiên vốn có, họ đem những nhận thức này ra từng bước từng bước chỉ dạy cho con người. Ví dụ Thần và thế giới của Thần là gì, văn minh là gì, giữa con người với nhau nên sinh sống cùng nhau như thế nào, quy phạm đạo đức là gì, ý thức của cơ thể là gì, vì sao cần kiểm soát ý thức cơ thể? Họ đã đem những thứ này chỉ dạy cho con người, thông qua việc tự thân truyền dạy bằng lời nói để dần dần học được những kết cấu luân lý này.

Vì vậy, Đạo đức là văn hóa mà Thần đã hệ thống lại để tạo ra và ban cho con người, là những điều con người sau này học được. Cơ điểm chân chính của Đạo đức hoàn toàn khác biệt với ý thức cơ thể của con người, không phải là những thứ phái sinh sinh ra từ ý thức, nó hình thành tại nơi vi quan, sau khi đạo đức hình thành quy phạm cũng sẽ xuất hiện những thứ tại kết cấu bề mặt mà hình thành quan niệm. Chỉ duy nhất con người là có thể nhận thức và lý giải được hệ thống Đạo đức. Sự khác biệt chân chính giữa “người và thú” là khi con người học được những “đạo đức và quy phạm” này, chứ không phải là ở chỗ biết sử dụng công cụ hay không. Con người trong sự phát triển của vật chất, nếu như ham muốn vật chất của bản thân chiếm ưu thế, thì có thể một lần nữa bị thú hóa, đây là điểm mâu thuẫn giữa đạo đức và ý thức của cơ thể. Trí lực của “Thú” không giống như con người, là bởi vì não của chúng nhận sự trói buộc ước thúc rất mạnh, Thiên lý chính là như vậy, nếu không quả thật là “tà ác” đã xuất hiện rồi.

Thế giới của “Thú” cũng có quan hệ quần thể, chỉ là, đặc điểm tạo nên quan hệ giữa chúng hoàn toàn xuất phát từ ý thức của cơ thể, vì vậy mới gọi là “Nhược nhục cường thực, thích giả sinh tồn” (Cá lớn nuốt cá bé, kẻ mạnh sinh tồn), hoặc gọi là “Tùng lâm pháp tắc” (Luật rừng). Theo một ý nghĩa nào đó mà giảng, có lẽ đây là một loại tham chiếu, bởi vì, “Lý” của thú không phải là lý mà vũ trụ tạo ra cấp cho con người, đó chắc chắn không phải là biểu hiện và tiêu chuẩn làm người, cũng không phải là trạng thái bình thường của xã hội nhân loại. Như vậy, sau khi một bộ luân lý được hình thành, con người có “Quan niệm đạo đức phổ quát”, cảm xúc của cơ thể nguyên thủy sẽ dần dần được bình ổn lại, sự khai hóa của con người là chỉ về con người được khai hóa về đạo đức, khi có những thứ này, mới là sự khởi đầu chân chính của xã hội nhân loại. Kỳ thực, văn minh nhân loại không chỉ là biểu hiện thế giới tinh thần mà người hiện đại vẫn nhận thức, “Văn minh” cũng sẽ lắng đọng thấm nhuần vào bên trong cơ thể, bên trong cơ thể người cũng có kết cấu và hình thái vật chất vi quan của nó; không chỉ như vậy, những đặc điểm, kết cấu này trong cơ thể có thể được di truyền cho đời sau, và chúng tồn tại lâu dài. Vì vậy, mỗi một dân tộc đều có một “gốc rễ”, cũng gọi là “đặc điểm dân tộc”, là do Thần (Giác Giả) của mỗi dân tộc sáng tạo ra, là văn hóa được hệ thống và truyền dạy cho con người tạo nên, về sau nó được xác định và thừa nhận là tiêu chuẩn làm “người”.

Đồng thời, những vị Thần (Giác Giả) đến thế gian bằng hình tượng con người đã giảng xuất ra chân tướng tại vũ trụ cao tầng, lưu lại cho “Bản tính” một con đường quay trở về. “Sinh mệnh” nếu như đi ngược lại những tiêu chuẩn này, tuy rằng sinh mệnh ấy có hình dáng con người và trí lực cao hơn loài thú, và nếu chỉ dựa vào ý thức của cơ thể và quan niệm mà hành xử, thì kết cấu khiếm khuyết của “Đạo đức” sẽ một lần nữa “Thú hoá”, sinh mệnh ấy không thể được xem là con người. Vì vậy, Thần đã định ra một tiêu chuẩn làm người cho con người, đó chính là lưu lại trong kết cấu ý thức của con người một tâm thái để chính niệm nhìn nhận “Thiện và ác”.

Giữa loài thú với nhau cũng có sự tương trợ lẫn nhau, nhưng không có sự phân biệt thiện ác, sự tương trợ đó chỉ là vì để chiến đấu và sinh tồn trong hoàn cảnh khốc liệt, sự hợp tác giữa thú với nhau không phải là những điều hình thành bởi ký kết đạo đức và đạo nghĩa. Kỳ thực, con người cũng có thể trong luân hồi mà chuyển sinh thành loài vật, đó là kết quả tạo thành bởi nghiệp lực mà sinh mệnh trước đây đã nợ quá lớn. Cho nên, xã hội nhân loại là khác biệt và không thể đánh đồng với loài thú. Khi con người có chính niệm để suy nghĩ một cách độc lập về “Thiện ác” đó chính là đạo đức tối căn bản, là sự khác biệt giữa con người và loài thú. Hoạt động xã hội của nhân loại biểu hiện ở chỗ “được phép làm, hoặc không được phép làm”, về căn bản mà nói, khi đối mặt với cái “thiện”, người ta có thể nhận thức, đồng cảm, gần gũi và đồng hóa, vẫn còn lưu giữ ý nghĩ truy cầu phẩm chất tinh thần “cao quý” của con người; khi đối mặt với “cái ác”, người ta có thể gạt bỏ “Tự ngã và ham muốn vật chất của cơ thể” để đo lường vấn đề, có một tâm công chính, có thể chân chính phân biệt được “Chính tà”, có thể thể hiện ra “Chính niệm và sự bài xích từ bên trong” vốn nên có. Khi con người đi lệch khỏi Pháp, thông thường sẽ không để ý đến “Chính tà, thiện ác”, biểu hiện ra là đứng trên chấp trước mà nhìn nhận vấn đề theo “lợi ích cá nhân và quan niệm yêu ghét”.

Một người nếu sống trong hoàn cảnh đấu tranh vật chất một thời gian dài thì rất dễ bị “quan niệm lợi ích” khống chế, dần dần sẽ mất đi kết cấu của “đạo đức”, trở thành sinh mệnh hoàn toàn bị “vật chất hóa và dục vọng hóa” bởi ý thức của cơ thể. Con người mà không thể phân biệt được “thiện ác”, không có sự tiết chế của luân lý, hành vi không tiết độ, thì chỉ là loài “thú” với trí lực cao hơn mà thôi, Thần cũng sẽ không xem họ là con người, kết cục là chỉ có thể bị đào thải. Hiện nay, rất nhiều người đã đánh mất quan niệm đạo đức của con người với mức bại hoại rất sâu, thường lấy câu “Người không vì mình, trời tru đất diệt” trở thành châm ngôn để sống. Chỉ vì, vũ trụ là có yêu cầu và tiêu chuẩn “đạo đức” đối với sinh mệnh, nên họ hiện nay vẫn còn tồn tại, vì thọ mệnh nơi dương thế chưa tận; vì Lý “Tương sinh tương khắc” biểu ra ở xã hội nhân loại chính là Thiện ác đồng thời tồn tại; ở trong trạng thái “Mê”, nếu lợi dụng không tốt thì sẽ khiến cho con người thế gian tạo nghiệp, đồng thời cấp cho những sinh mệnh còn nhân tính một cơ hội, để họ khi đối diện với “Thiện ác, chính tà” mà đưa ra lựa chọn, cũng là để mỗi một người tự lựa chọn vị trí cho sinh mệnh của chính mình.

(Còn tiếp)

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/261040

The post Thức tỉnh (2): Bản tính con người – Phần 1 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Thức tỉnh (1): Chuyển động của vật chấthttps://chanhkien.org/2020/10/thuc-tinh-1-chuyen-dong-cua-vat-chat.htmlSun, 25 Oct 2020 05:16:19 +0000https://chanhkien.org/?p=26748Tác giả: Trịnh Hợp [ChanhKien.org] “Thiện Ác hữu báo” là một tầng Pháp lý của Trời, cũng là quy luật vận động của vật chất ảnh hưởng đến xã hội nhân loại. Phật giáo trong quá khứ có đề cập đến rằng chúng ta tồn tại trong thiên thể này có [tồn tại] hiện tượng […]

The post Thức tỉnh (1): Chuyển động của vật chất first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Trịnh Hợp

[ChanhKien.org]

“Thiện Ác hữu báo” là một tầng Pháp lý của Trời, cũng là quy luật vận động của vật chất ảnh hưởng đến xã hội nhân loại. Phật giáo trong quá khứ có đề cập đến rằng chúng ta tồn tại trong thiên thể này có [tồn tại] hiện tượng “Lục đạo luân hồi cùng nghiệp lực luân báo”, kỳ thực, điều này vẫn luôn tồn tại [một cách] chân thật đối với [các] sinh mệnh trong tầng thứ này, chỉ là con người không tin mà thôi. Từ trên căn bản mà giảng, vũ trụ là do Pháp (Thiên lý) cấu thành, mà con người là sản vật của vũ trụ, như vậy Pháp vũ trụ cũng có tính chế ước đối với nhân loại. Chỉ là, khi tiến nhập vào thời kỳ mạt Pháp, những điều mà con người hiện đại thực sự “tin tưởng” là dục vọng và quyền lực nhằm chi phối vật chất, trong đó bao gồm cả một số tôn giáo, con người biến đổi trở nên không còn tiếp tục tin vào yêu cầu của vũ trụ đối với sinh mệnh, con người không hề kiêng dè mà theo đuổi mọi truy cầu của bản thân họ. “Bản tính” của con người một khi bị mai một, thì sẽ tùy theo dục vọng của thân xác mà khống chế xã hội, từ đó xung đột sẽ nảy sinh, người người xem nhau như kẻ thù; đồng thời, con người dưới sự chi phối của tâm tham, sẽ thổi phồng ảo tưởng cho rằng [thông qua việc] khống chế kỹ thuật sẽ có thể thay đổi được môi trường sinh tồn của tự nhiên và bản thân mình; như vậy sẽ cắt đứt mối liên hệ đạo nghĩa giữa người với người và con người với tự nhiên; mâu thuẫn xã hội sẽ ngày càng sâu sắc, trong khi các bên làm tổn hại lẫn nhau mà tích lũy “nghiệp lực” càng lúc càng lớn, khi những “Tội nghiệp” này từ trong vi quan tiến nhập vào bề mặt môi trường vật chất đã bại hoại, biểu hiện của nó chính là các loại thiên tai nhân họa, chính là kết cấu vốn có của vật chất sắp bị giải thể. Bởi vì sinh mệnh là đang tự lựa chọn, trong quá trình biểu hiện tự ngã mà hoàn toàn rời xa khỏi Pháp (Thiên Lý), con người nếu không tự biết, con người nếu không [tự] trị thì Trời sẽ trị! Đây cũng là trạng thái biểu hiện ra của xã hội nhân loại trước mỗi lần vận động vật chất tiến vào thời kỳ cuối cần phải giải thể. Bản chất của Vật cực tất phản thực ra chính là chuyển biến thay đổi tính chất bên trong của vật chất, còn đối với nhân loại mà nói thì chính là biểu hiện [đi từ] “Tôn sùng điều thiện, hướng thiện, hành thiện” cho đến “Thiện ác, chính tà bất phân, bất cố”, biểu hiện của xã hội chính là từ “Hài hòa, trật tự, đồng tồn” cho đến “Hỗn loạn, vô trật tự, đấu tranh thịnh hành”, đi kèm theo đó là môi trường sống của con người ngày càng suy thoái, v.v. Cho nên những sự việc trên thế gian liền biểu hiện ra quá trình “Thành, trụ, hoại, diệt”. Nói về sự thay đổi giữa [các] kỷ nguyên [của] nhân loại, kỳ thực chính là quá trình “đào thải” và “tân sinh” của sinh mệnh và vật chất, nhân loại chính là từng đợt từng đợt [những] quần thể sinh mệnh luân phiên [thay nhau] tuần hoàn.

Quy luật biến hoá của vận động vật chất là do sự dẫn dắt của “Tính chất”, mà cái gọi là “tính chất” của vật chất chính là biểu hiện của nhân tâm. Vào thời kỳ viễn cổ, nội hàm tinh thần của con người vốn được tạo nên bởi nhận thức của văn hoá truyền thống cổ xưa đối với thiên thể hồng đại và thiên lý chính là nguyên nhân thực sự duy trì sự tồn tại “Đạo Nghĩa” trong xã hội. Kỳ thực, nội hàm đạo đức của con người truyền thống chính là văn minh mà sinh mệnh cao tầng (Thần) trong vũ trụ truyền cấp cho con người một cách hệ thống, những tiêu chuẩn đạo đức được đặt định nên cũng chính là yêu cầu của vũ trụ đối với sinh mệnh nơi đây. Chính tín đối với “Thần” và sự truy cầu phẩm chất tinh thần cao thượng trong kết cấu tư duy của con người vẫn luôn là chủ tuyến (vai trò chủ đạo) quán xuyến thế giới con người, trong quá trình nền văn hóa “Đạo Đức” mà nó mang đến được phổ biến trong xã hội, thì “Đạo Nghĩa” tại thế gian cũng có được sự tồn tại ổn định. Như vậy, nhân loại trong quá trình “Thành, Trụ”, đạo đức có thể được duy trì ở một mức độ tương đối cao. Ở thời kỳ này, bất luận là ở phương tây hay phương đông, con người đều ở trong trạng thái “bán tu hành”, con người dành sự quan tâm vào việc truy cầu những điều cao nhã tiết tháo và thiện dụng trí huệ của tự nhiên, truy cầu sự cộng hưởng về tinh thần giữa con người với nhau cho đến việc cùng nhau sinh sống hoà hợp, biết tiết chế tính lười biếng và tham lam, cũng có thể chịu khổ, con người như vậy có thể tiêu trừ được rất nhiều “Nghiệp lực”, dục vọng về vật chất của họ xác thực ít hơn nhiều so với người hiện đại. Người “thực tu” đề cao phẩm chất của tự thân trên [phương diện] tinh thần, sẽ dần dần có thể thể hội và câu thông với vật chất và tinh thần, có nhận thức rộng lớn hơn về tự nhiên và vũ trụ, từ đó càng thêm kiên định vào chính tín của mình. Những hiểu biết và hiện tượng siêu vượt con người trong văn hóa tu luyện tại thế gian, sự chân thành và quyết tâm của người tu hành đối với “Đạo Nghĩa”, những hành động thực tế xả thân vì nghĩa biểu hiện ra hành vi cao thượng, là những yếu tố có thể cảm hoá được người thường, trở thành trụ cột và hình mẫu tinh thần tốt đẹp cho những người bình thường hướng đến, duy trì thiện niệm của con người và niềm tin chân chính giúp xã hội an định ngay chính.

Sau khi sự tham lam và dục vọng cùng với mong muốn kiểm soát vật chất dần dần tiến nhập vào con người sẽ khiến tính chất của họ dần phát sinh biến hoá. Những gì mà “khoa học thực chứng” đưa vào thế giới nhân loại thực chất chính là kỹ thuật và sự cạnh tranh, mục đích căn bản là để trục lợi, không có nền tảng và chế ước của văn hoá hay phẩm hạnh đạo đức, dần dần thay đổi thế giới tinh thần của con người từ một khía cạnh khác, mà là nhận thức của nội tâm càng ngày càng [trở nên] “vật chất hoá”, khiến con người ngày càng lún sâu vào sự chấp trước đối với thể nghiệm và cảm giác của ngũ quan. Con người nhất mực truy cầu kỹ thuật bề mặt của thế giới bên ngoài, sùng bái vật chất và sự hưởng thụ, kỳ thực chính là buông bỏ đi sự tìm tòi và yêu cầu đối với bí ẩn của tự thân (thế giới vật chất và tinh thần). Như vậy, con người chỉ là bò lết trên sự phát triển kỹ thuật mà hình thành nên một chút nhận thức ít ỏi về mặt tinh thần đối với biểu tướng trên bề mặt của vật chất, đây chính là toàn bộ tinh thần mà con người hiện đại có được từ “khoa học thực chứng”. Trong quá trình thúc giục con người cầu danh trục lợi, con người càng ngày càng không thể khống chế được dục vọng của chính mình, quan niệm hành ác và những xung động nguyên thủy của cơ thể, tư duy biến đổi thấp kém tựa như một loài “thú” đang suy nghĩ và xử lý các vấn đề xung quanh nó, tính chất đấu tranh đủ cả mười phần. Bản tính của con người khi bị mê mất, thì cũng cắt đứt đi con đường giúp con người đề cao phẩm chất sinh mệnh từ “Pháp” và dựa vào bản tính mà nhận thức và liên hệ với vũ trụ. Kỳ thực, vũ trụ quá lớn, từ nhận thức của người hiện đại về “vật chất tối” ([phần] vũ trụ chưa biết đến) mà nói, vũ trụ mà con người đã khám phá thông qua mọi mặt của công nghệ cũng chưa đến 10%, hơn 90% còn lại của vũ trụ chỉ có thể thông qua lý luận và tính đoán để suy đoán ra sự tồn tại của nó. Mắt của con người, tai của con người cộng thêm cơ quan xúc giác của con người có thể thăm dò biết được các loại “ánh sáng, âm thanh” với bước sóng khác nhau, nhưng nếu đứng tại [tầm vóc] vũ trụ mà nhìn chỉ là những điều cực kỳ hạn chế, người ta không phải nói rằng “vật chất có khả năng phân chia vô hạn” hay sao? Vậy thì còn có bao nhiêu “âm thanh, ánh sáng” [ở mức] vi quan hơn, hồng quan hơn? Trong các trường thời gian nhanh, chậm khác nhau, khác biệt rất lớn và vô cùng vô tận, có lẽ dùng hết khả năng cả một đời người cũng không cách nào có thể nhận thức hết được một phần “nội dung” thực chất của “ánh sáng”, mà có những loại ánh sáng là mắt người và kỹ thuật công nghệ hiện có căn bản [cũng] không thể thu nhận được, làm thế nào có thể nhận thức được toàn bộ biểu hiện của vật chất trong vũ trụ đây? Vì vậy những thứ “vật chất tối” đối với con người mà nói có lẽ nó bao hàm cả một số chân tướng mà con người mong muốn được hiểu rõ.

Kỳ thực, nhìn một cách lý tính, cũng không khó để chúng ta phát hiện ra, nhận thức của khoa học thời kỳ này của con người về vật chất và sinh mệnh đều là rất hạn chế.

Trong cốt lõi của văn hóa truyền thống có bao hàm nội hàm của “tu luyện”, có một bộ phận vẫn luôn nói về vũ trụ, chỉ là những nhận thức này đứng tại tầng thức cao hơn, xa hơn, [khiến] con người cảm thấy không thể hình dung nổi, đó chính là vì con người không hiểu biết đối với “Chủ” của bản thân và cảnh giới tu luyện, không có tín tâm mà tạo thành như vậy, mà đây lại là những nội dung không thể thiếu trong văn hoá truyền thống. Dưới đây, chúng ta hãy thay đổi góc độ mà nhìn nhận lại mới về vũ trụ. Vũ trụ mà chúng ta tồn tại, chiểu theo nhận thức hiện có, đại khái đã trải qua 13,7 tỷ năm lịch sử, lần văn minh lần này của nhân loại đến nay mới khoảng năm ngàn năm, đoạn lịch sử mà nhân loại đi qua ấy, đứng tại vũ trụ mà nhìn rốt cuộc là khái niệm gì? Nếu như ví một đời người (60 năm) như số tuổi của vũ trụ, thì lịch sử phát triển của nhân loại (10.000 năm) so với số tuổi của vũ trụ (13,7 tỷ năm), chính là giống như hài nhi vừa mới ra đời, đến thế giới này chỉ mới có 23 phút mà thôi, từ vũ trụ mà nhìn chẳng qua chỉ là như thế mà thôi. Đó mới chỉ là chúng ta đứng trên phạm vi nhỏ của vũ trụ để nhìn nhận con người. Kỳ thực, từ không gian mà nhìn cũng giống vậy, lấy hệ ngân hà làm ví dụ, đối với chúng ta mà nói đã là rất to lớn rồi (đường kính của Dải Ngân hà là khoảng 100.000 năm ánh sáng ≈ khoảng cách ánh sáng đi qua 100.000 năm ≈ chiều dài của 100 triệu km được trải dài ra 9,4 tỷ lần). Khoa học kỹ thuật hiện đại đã phát hiện, Trái Đất thực ra nằm ở lớp ngoài cùng của hệ ngân hà, cũng chính là biên duyên, nếu như dùng kỹ thuật nhanh nhất hiện nay của nhân loại (Vận tốc vũ trụ cấp ba), rời khỏi vùng biên duyên này cũng cần hơn 200 triệu năm thời gian, hệ ngân hà đối với nhân loại mà nói là một khái niệm như vậy. Nếu như đem cơ thể người (160cm) ví như kích thước hệ ngân hà của chúng ta, kích thước của hệ mặt trời (Đường kính ≈ 2 năm ánh sáng) cũng giống như phạm vi của một tế bào trong cơ thể con người (30µm), mà Trái Đất (12.000 km) trong hệ ngân hà chính là tựa như lớn bằng 1/50 triệu của một vi khuẩn nhỏ (1µm) trong cơ thể người, nó giống như một “hạt” giữa nguyên tử và điện tử. Đây chính là toàn bộ những gì con người chúng ta đã trải qua: tồn tại trong [hơn] 20 phút và dựa trên nền tảng cơ sở của một hạt “lạp tử” mà nhận thức bản thân và vũ trụ. Mà hệ ngân hà chúng ta đang ở kỳ thực cũng là một “lạp tử” tinh hệ rất nhỏ trong vũ trụ, chính là khoa học nhân loại hiện nay đã phát hiện ra vẫn còn rất nhiều thiên hà có đường kính hơn 100 triệu năm ánh sáng (Khoảng cách ánh sáng từ 100 triệu đến 1 tỷ năm), tình huống chân thật chính là, nếu như đem hệ ngân hà mà chúng ta đang ở đặt vào trong đó chính là giống như một hạt cát giữa dòng sông “Nile”, mà đây vẫn không phải là thiên thể lớn nhất mà con người phát hiện được, đường kính của thiên thể lớn nhất vượt quá 10 tỷ năm ánh sáng (Khoảng cách ánh sáng đi qua trong 10 tỷ năm). Vì vậy, đối với đại não bị phong bế trí huệ mà nói, sự phát triển trong 20 phút và nhận thức đối với vũ trụ đã lớn đến mức con người không cách nào tưởng tượng được, to lớn đến nỗi khiến chúng ta hoài nghi nhận thức nông cạn của khoa học hiện đại đối với sinh mệnh, vũ trụ kỳ thực là rộng lớn mênh mông như vậy……. Từ hồng quan mà nhìn, số lượng những thiên thể giống với thiên thể như hệ ngân hà chúng ta (nhìn từ xa cũng giống như một hạt lạp tử) mà các kính viễn vọng thiên văn ước tính và nhận thức đến được có khoảng gần 200 tỷ, nếu đem so sánh, khoảng cách giữa các hệ ngân hà (lạp tử) so với kích thước lớn nhỏ của chính nó thì vẫn còn là rất xa, nếu đem những hạt “lạp tử” trên khắp vũ trụ như vậy tập hợp lại thì bề mặt vật chất cấu thành của chúng sẽ là gì? Thiên thể bên ngoài những “lạp tử” mà chúng ta nhận thức đến được này thì chúng lại là như thế nào? Có lẽ, người ta chỉ có thể tưởng tượng thôi ……;

Ngược lại, từ vi quan mà nhìn tế bào thân thể người, người ta cho rằng chúng đang “Sống”, có khoảng hơn 40 ngàn tỷ cấu trúc tế bào dạng hạt trong cơ thể con người (40 ngàn tỷ hệ mặt trời giống như tế bào thì sẽ tạo thành những gì?), như vậy, một tế bào lại là do bao nhiêu hạt “lạp tử” tạo thành? Có người nói có khoảng 1 ngàn đến 10 ngàn tỷ hạt “lạp tử” cấp nguyên tử cấu thành một tế bào. Chúng ta biết rằng, nguyên tử là do hạt nhân nguyên tử và điện tử cấu thành, như vậy, trong các “lạp tử” cấu thành nguyên tử giống như “lạp tử trái đất (hạt electron)” lại có bao nhiêu hạt? Trên bề mặt của “hạt lạp tử giống với hạt lạp tử trái đất” (hạt electron) sẽ có gì? Lại hướng đến càng vi quan hơn nữa sẽ có gì?…….. Đối với chúng ta mà nói đó là vô cùng vô tận! Lúc đó bộ não cấu tạo bởi các phân tử sẽ giống như bị đứt đi một sợi dây thần kinh, tưởng tượng không được cũng không thể hiểu nổi, tư duy dường như bị đứt đoạn, đây là bởi vì nhận thức tại vi quan vẫn chưa được mở ra, cảnh giới khác nhau có các sinh mệnh khác nhau và nhận thức của cảnh giới đó.

“Khoa học thực chứng” kỳ thực là có khiếm khuyết. Sở dĩ nói nó cản trở nhân loại là bởi vì định hướng tinh thần của nó là chú trọng vào khoa học “công nghệ sản xuất và đời sống vật chất”, nó không nâng cao nội hàm phẩm chất tinh thần của con người và cũng không yêu cầu điều đó, cũng chính là không cách nào thay đổi tầng thứ của sinh mệnh. Nhận thức sâu hơn một chút của “Khoa học thực chứng” là đến từ những khám phá đối với vi mô và vĩ mô của nó, tuy nhiên nó cũng chỉ là nhận thức của “ánh sáng và âm thanh” thăm dò được trong hơn 20 phút đó đối với một bộ phận rất nông, thậm chí chỉ là rất nhỏ của thế giới phân tử bề mặt, đối với nghiên cứu vi quan [thì] chỉ giới hạn tại một “điểm” (hạt), đối với việc khám phá “Lĩnh vực ý thức, tinh thần” của con người hầu như không có gì cả. “Khoa học thực chứng” không phải vì nó quá cao, mà chính là ngược lại bởi vì “phương hướng tinh thần” của nó quá thấp mới nên mới phong kín nhận thức của con người về vũ trụ, cũng chính là nói, cảnh giới không đề cao lên được, thì không cách khai khởi được bộ phận vi quan của con người. Nếu như trong đầu tràn ngập những hưởng thụ vật chất, và các dạng quan hệ mâu thuẫn như vui và buồn, và khi những vật chất và tinh thần ở tầng diện phân tử chiếm cứ toàn bộ não bộ, thì nhận thức của họ sẽ bị phong bế bởi những thứ đó, đối với vũ trụ bên ngoài nó thì sẽ không cách nào cảm thụ và nhận thức đến được. Khi đứng trước những tai nạn bất ngờ, trong khoảnh khắc đó, khi mà tất cả các chấp trước không thể khống chế não bộ, con người giống như [vừa] tỉnh dậy, các bộ phận [vốn] bị phong bế được mở ra, sẽ biểu hiện ra nhận thức tại những tầng thứ thâm sâu, cảm thụ được tự nhiên. Khi cảnh giới con người đề thăng lên trên, thì những sự vật được quan tâm đến sẽ càng ngày càng lớn, tư duy, tâm trí, hoài bão, tầm nhìn cũng sẽ thay đổi, những điều này lại giống như dung lượng của bộ não đang được mở ra, như chiếc chìa khóa mở ra những lĩnh vực mới, nhận thức vượt qua khỏi cảnh giới phân tử càng nhiều, thì những khu vực vẫn chưa được mở ra trong đầu não sẽ có cơ hội được khai mở. Cũng là nói, “nhận thức” chính là chìa khóa khai mở đại não và câu thông với tự nhiên và vũ trụ. Vì vậy, mức độ khai mở não bộ của người “Tu Đạo” và người bình thường là không giống nhau, khu vực được mở ra trong não bộ của người bình thường chính là cấp cho con người sinh sống, mà ở tầng thứ thâm sâu hơn xa hơn lại có ý nghĩa đặc thù, tại vi quan sẽ đem đến nhận thức mới cho con người. Vì vậy, khoa học cao cấp thực sự chính là chú trọng vào việc tìm tòi học vấn về “sinh mệnh và tinh thần”, đây vừa khớp là nội hàm trung tâm của văn minh truyền thống, mà những nội hàm này ngược lại có tác dụng trong việc duy trì đạo đức và sự phát triển ổn định vật chất của xã hội.

Trên nhận thức đối với sinh mệnh, nhận thức mà con người có được từ khoa học hiện có cũng rất hạn chế. Người ta cho rằng [đầu tiên] những lạp tử vi quan “không có sinh mệnh” tổ hợp lại với nhau, [sau đó] có được kết cấu tế bào [ở phần] bề mặt, xuất hiện tân trần đại tạ, thì mới có sinh mệnh. Vì sao những vật chất tựa như không có sinh mệnh lại có thể hình thành sinh mệnh “sống”? Con người dùng khoa học hiện đại thì không thấy được, nhưng khi tôn giáo giảng ra thì lại không thừa nhận, cho rằng bản thân là sinh mệnh duy nhất trong vũ trụ. Vũ trụ khai thiên tịch đưa đến nay dùng 13,7 tỷ năm lịch sử lẽ nào chỉ vì để sáng tạo ra một tầng “người”? Chỉ có con người với “văn minh [trong] hai mươi mấy phút”? Trên thực tế, nhận thức của người hiện đại về sinh mệnh đã lệch dời rất xa so với chân tướng chân thực. Biểu hiện của “sinh mệnh” trong vũ trụ có rất nhiều, cơ sở cấu thành nên “ngoại hình” của sinh mệnh cũng không đều giống như hình dáng của nhân loại, do các sinh mệnh được tổ thành từ các hạt lạp tử năng lượng thấp như “cacbon, hydro, oxy và nitơ”. Lấy một ví dụ đơn giản, “lạp tử” trong vũ trụ là không tính đếm được, theo như hiểu biết của khoa học hiện nay thì các ngôi sao (cũng là các hạt lạp tử) với các kích thước năng lượng lớn nhỏ khác nhau cũng nhiều vô số kể, như vậy quan hệ kết cấu giữa các ngôi sao này với nhau cũng là do “Pháp” tạo thành, điều này là khẳng định. Nếu như thay thế hết những lạp tử cơ sở cấu thành nên con người đều bằng các hạt lạp tử có năng lượng như các ngôi sao, thì đó có còn giống như con người không? Vì vậy, các chủng loại sinh mệnh cũng không chỉ là con người và những sinh mệnh có năng lực giống như con người, quý vị chẳng qua chỉ là đang [sinh] sống trong thân thể của người khác mà thôi. Sinh mệnh còn có rất nhiều hình thức biểu hiện, “lạp tử” trong vũ trụ cũng là sinh mệnh, chúng tuyệt đối không phải là những hiện tượng hoá học và vật lý mà con người nhận thức, từ xa mà nhìn thì Trái Đất cũng chỉ là một hạt “lạp tử”, tuy nhiên nước trên bề mặt Trái Đất giống như máu lưu thông trong cơ thể người, tự bản thân nó cũng [đang tân trần] đại tạ (trao đổi chất), tự chuyển đổi và xoay vòng theo chu kỳ, [vậy thì] ai đang duy trì những biểu hiện này? Kỳ thực nguyên tử, điện tử cũng là đang có sự “trao đổi chất”, chúng cũng là đang “sống”, chỉ là con người nhận thức không được biểu hiện tinh thần của chúng, mà văn hoá truyền thống đều có luận thuật về những điều này. Những gì mà khoa học thực chứng nhận thức không được thì con người liền cho rằng chúng là mê tín. Trong vũ trụ, những kết cấu to lớn được tạo thành nên từ các ngôi sao và tinh hệ cũng có sinh mệnh như thế. Thuyết tiến hoá là không tồn tại, có vô lượng vô số “lạp tử” và tổ hợp hình thành từ “lạp tử”, chúng bao hàm vô số kết cấu và các loại quan hệ khác nhau, và cả những kết cấu to lớn hơn được tổ hợp thành, kết cấu to lớn hơn nữa hơn nữa, lớn đến cỡ nghìn tỷ [đương nhiên] không phải hình thành theo thuyết tiến hoá, nó cũng không phải “vô ý thức” mà tổ hợp ngẫu nhiên, vũ trụ và vật chất đều là “Pháp” tạo thành. Vì vậy, Pháp bao hàm lực ước thúc và yêu cầu đối với vật chất và sinh mệnh, mà những biểu hiện và năng lực to lớn của “Pháp” tại các tầng thứ khác nhau [là] vượt xa khỏi cái gọi là nhận thức của con người về chân tướng của vũ trụ, “Pháp” tựa như là sự thể hiện của trí huệ và năng lực của sinh mệnh cao tầng. Khỉ cũng không phải là tổ tiên của con người, chúng chỉ là một chủng động vật được vũ trụ sáng tạo nên mà thôi. Trong tương lai, đối với những ai có thể trải qua giai đoạn này, và lắng nghe được chân tướng của Phật Pháp, thì khái niệm về sinh mệnh của họ sẽ có được nhận thức và phát triển mới từ đầu.

Con người mong muốn dựa vào “Khoa học kỹ thuật” để đột phá cảnh giới sở tại của bản thân, hoặc là đi nhận thức biểu hiện hồng quan và vi quan của “lạp tử”, đều rất khó. Ngay cả khoa học công nghệ của người ngoài hành tinh [cũng] chỉ là nhận thức đến những gì mà chúng được phép nhận thức, điều này có quan hệ với tầng thứ sở tại của sinh mệnh. Đối với con người mà nói, thực ra con người là sinh mệnh siêu việt khỏi khoa học kỹ thuật của người ngoài hành tinh, bởi vì con người có một điểm đặc thù đó là con người có tồn tại một “bản tính” có thể nhận thức và câu thông với tất cả [những điều] từ hồng quan đến vi quan trong vũ trụ, chính là [nói] con người có thể lựa chọn một con đường khoa học kỹ thuật khác. Trung Quốc cổ đại, có một tư tưởng gọi là “Thiên Nhân hợp nhất”, Đạo gia cho rằng cơ thể con người chính là một vũ trụ, cũng giống như vũ trụ bên ngoài vậy, chúng câu thông với nhau, mà bản tính làm chủ thể cơ thể con người chịu trách nhiệm tất cả mọi thứ. Người Trung Quốc cổ đại gọi phương thức nhận thức vũ trụ bằng cách giác ngộ “bản tính” là “tu luyện”, người hiện đại gọi là khí công, người trong xã hội quốc tế gọi những người như vậy là “tu đạo sỹ – người tu đạo”. Đạo gia “tu luyện” giảng phản bổn quy chân, quay trở về bản tính của chính mình, chính là mở ra một cánh cửa để đột phá nhận thức các thứ vi quan ở các tầng thứ khác nhau. Có rất nhiều sinh mệnh mà con người không thể nhận biết được, đối với nhận thức về chân lý và chân tướng trong vũ trụ cũng giống như vậy, cũng sẽ không bởi vì khoa học nhân loại nhận thức chưa đến thì [có nghĩa là] chúng không tồn tại. “Thần (Giác Giả)” chỉ là [có sự] khác biệt quá lớn đối với nội hàm của con người, năng lực lớn hơn mà thôi nhưng cũng tuân thủ theo thiên lý mà hành sự. Các quần thể sinh mệnh khác nhau [thì] nhận thức và chân tướng Phật Pháp mà họ tiếp xúc cũng khác nhau.

Trong xã hội nhân loại, có một số người có thể biết được về sự tồn tại của khoa học kỹ thuật của người ngoài hành tinh, những khoa học kỹ thuật ngoài hành tinh này có thể siêu việt không gian, nó cũng có thể tạo ra một thành trì to lớn như một thành phố trên không trung, những ai biết được một số tình huống này vẫn luôn nghi hoặc khó hiểu rằng vì sao khoa học kỹ thuật ngoài hành tinh vượt xa khỏi con người lại luôn phải lén lút như vậy, chiểu theo nhận thức của con người, ai có kỹ thuật quân sự mạnh, thì người đó có thể cai trị và lãnh đạo người khác, tại sao họ không đường hoàng hiện ra mà làm chủ hết thảy mọi thứ nơi đây? Đó là bởi vì, trong vũ trụ còn có tồn tại nhân tố chế ước chúng. Công nghệ mà con người tôn sùng lại không thực sự mạnh mẽ, điều lớn mạnh chân chính là “Pháp” bất biến đang đo lường và ước chế tất cả mọi sinh mệnh và vật chất nhưng con người không nhìn thấy, không tin tưởng, mà yêu cầu của “Pháp” đối với sinh mệnh là quyết định tương lai căn bản của sinh mệnh và sự hưng suy của vận động vật chất. Chỉ là Pháp cấp cho sinh mệnh sự “tự do” lựa chọn, con người chính là ở trong quá trình này mà biểu hiện ra định hướng tinh thần của mình và những hành động sự việc đã làm, cuối cùng [sẽ] đối diện với một lần “Thẩm phán”. “Thần” mà con người lý giải là sự lý giải của văn hoá biến dị, đặc biệt là Trung Quốc đến thời kỳ cận đại, người ta cho rằng Thần (Giác Giả) là thay con người “Tiêu tai, giải nạn”, cho rằng chỉ cần thành kính “cầu” xin là có thể cảm động đến Thần (Giác Giả), từ đó mà được như ý nguyện. Người Trung Quốc đi chùa phần nhiều đều là vì “phát tài”, người hiện đại cho rằng con người thời cổ xưa cũng là như vậy, kỳ thực sự khác biệt là rất lớn. Con người cổ đại không có quá nhiều “tư dục” như vậy, nhưng lại có truy cầu đối với “cảnh giới” của tự thân, khi nhắc đến [hai chữ] “tu hành” liền khởi lên tinh thần tràn đầy sự trang nghiêm chính giác, cảm thấy rất thần thánh. “Tu hành” là biểu hiện của người có huệ căn, ngộ tính và ý chí kiên cường. Chỉ là đã đến thời cận đại, lễ giáo thay thế cho truyền thống, những nhân tâm ẩn tàng trong chùa miếu thay thế cho chính niệm tu hành, văn hoá điện ảnh mang đến cho con người rất nhiều nhận thức sai lầm. Kỳ thực, nếu suy nghĩ cẩn thận thì “Tiêu tai, giải nạn, phát tài” căn bản không phải là văn hoá mà “Thần (Giác Giả)” truyền cấp cho con người, lật hết tất cả các kinh điển tôn giáo chính thống căn bản là không có loại hàm nghĩa này! Vì vậy đây chỉ là vọng niệm của con người mà thôi! “Chính Thần” trong tôn giáo căn bản không quản những thứ này. Tuy nhiên, trong không gian có một số thứ linh tinh hỗn tạp đang quản, vì vậy con người đang bái lạy những thứ này, nó chỉ là loại “dịch vụ có trả phí”, trong quan hệ một mất một được thì điều thực sự đánh mất lại có thể là những thứ còn trân quý hơn, kết cục có thể sẽ càng thảm hại. Từ bi của Thần (Giác Giả) là cấp cho bản tính con người một con đường quay trở về, giúp con người hiểu rõ những nghi hoặc về căn nguyên của “khổ”, khiến con người giác ngộ, người tu luyện xác thực là có Thần đang quản, đây là tình huống thực tế mà người hiện đại không biết. Một phương diện khác, Thần (Giác Giả) từ hồng quan đang chế ước quan hệ giữa sinh mệnh với nhau, bảo hộ nhân loại, ổn định hoàn cảnh sinh sống của các loài, nếu không, có nhiều sinh mệnh như vậy, thì sớm đã bị rối tung lên rồi.

Con người ai ai cũng có mặt “bản tính”, có thể từ trên biểu hiện mà biết được cái gì là đúng, cái gì là sai, nhưng cũng chỉ là như vậy mà thôi. “Bản tính” bị chôn vùi trong “phi bản tính” cần phải thông qua khải ngộ mới có thể giải phóng ra được, nhưng con đường để giác ngộ bản tính là khó khăn trùng trùng. Đứng trước dụ hoặc, người ta thường khó mà tìm ra được căn nguyên để giữ vững chính niệm, nguyên nhân là vì nhận thức (chân tướng) đối với “ma tính tư tưởng” của cảm xúc nhục thân không thể thăng hoa lên được, cũng không biết Pháp môn để đề cao. Không có kết cấu tư duy “Tâm pháp” của thế giới truyền thống và quá trình ma luyện, thì không cách nào nhìn thấy hoặc nhận thức đến thể hiện của chân tướng tại tầng thứ càng cao, quan niệm không thay đổi thì không cách nào giác ngộ trong cảnh giới “mê” này. Một số người trải qua ma nạn, đau đớn thống khổ, có thể bình tĩnh mà suy ngẫm về nhân sinh, đã từng cảm thán sự vô thường của con người và sự tang thương (đổi thay như bãi bể nương dâu) của thế giới, có thể đã từng vật lộn, thất vọng, từng cố gắng loại bỏ những thứ quấy nhiễu trong tâm v.v… , cũng có thể đã từng một phen nỗ lực, muốn duy trì bản tính, chỉ là không biết làm như thế nào, đây là những gì mà tu luyện cấp cho con người. Sở dĩ Xã hội nhân loại có thể tu luyện là vì, ngoài “bản tính” ra thì nguyên nhân cấu thành nên con người hoàn chỉnh còn có tồn tại “ý thức cơ thể”, đây cũng là biểu hiện nhân tố chính phụ đồng tại của con người. Con người vẫn luôn vật lộn trong mâu thuẫn giữa bản tính và dục vọng của cơ thể, vì vậy nói cảnh giới [sở tại] của con người là “mê”, chính là chỉ việc con người sẽ nhận chịu loại mê hoặc này. Tuy nhiên, [trong khi] mâu thuẫn hình thành giữa con người với nhau, sẽ có thể nhìn thấy lựa chọn từ trong tâm của họ, đối đãi với mâu thuẫn như thế nào, có thể giác ngộ hay không .v.v…. Quá khứ Cơ đốc giáo giảng “Khi ai tát má bên phải của con, hãy đưa cả má bên trái cho họ đánh”, cũng chính là trong mâu thuẫn cần xem “tâm” của người này muốn gì, “Ý niệm” khởi lên như thế nào? Cảnh giới ở đâu? Có thể đạt đến yêu cầu và mức độ thuần khiết của thế giới thiên quốc hay không? Đứng từ góc độ này mà nhìn, xã hội nhân loại cung cấp cho con người một hoàn cảnh tu luyện, từ trong trở lực của nhân tố phụ diện mà đánh thức mặt chính diện của mình.

Tất cả văn minh truyền thống cổ xưa, cho dù là phương đông hay phương tây, điều đầu tiên [cần] cấp cho con người đều là những kết cấu chính diện như chân lý, chân tướng “tòng Thiện tồn Chân” (bảo tồn sự chân thật [chân tướng] đi theo sự thiện lương), bởi vì đây chính là những nguồn gốc để giác ngộ bản tính. Thông qua học tập phía chính diện, con người dần dần minh bạch ra mặt phụ diện trong cảm xúc [của] thân thể là gì, nguyên nhân chân chính khiến tính chất của con người xuất hiện biến hoá, hiểu rõ những nhân quả này, trong tu luyện dần dần buông bỏ những thứ bất hảo, có thể hội và cảm ngộ thì [sẽ] giúp con người có những lý giải thâm sâu hơn đối với “Pháp”. “Chính tín” tồn tại ổn định, nhận thức của con người đề cao lên rồi, thì sẽ có sức mạnh lực lượng bất phá để hoá giải các loại ma tính và cảm xúc không tốt trong ý thức cơ thể. Nếu như con người biết nương theo truyền thống mà không ngừng đề cao bản thân, như vậy là đã ở trong tu luyện rồi. Nền văn minh cổ xưa của Trung Hoa có nguồn gốc uyên nguyên rất thâm sâu về [vấn đề] “tu luyện”, văn hóa Thần truyền tại đây đã lưu lại rất nhiều những đạo lý mà năng lực bộ não của con người không với tới được như các “kinh điển về đạo đức” và câu chuyện tu luyện, còn có “Thái cực, hà đồ, lạc thư, chu dịch, bát quái” v.v, chỉ đạo nhận thức của con người đối với vật chất và tinh thần, vũ trụ cho đến thời không. Vì vậy, vào thời cổ đại khi mà văn hoá tu luyện vẫn còn thịnh hành, người Trung Quốc thường gọi nghề nghiệp của mình là “Đạo”, mỗi một nghề đều có một bộ “phẩm hạnh tu tập” của chính nó, [điều này] được gọi là văn hoá ngành nghề, thực ra chính là những gì mà con người giảng về “xả thân vì nghĩa, những gì nên làm, những gì không nên làm”, trên biểu hiện chính là con người khi đứng trước lợi ích có thể giữ được giới hạn của mình hay không, đây chính là “Đạo đức” mà mọi người nói đến, thậm chí ngay cả tên trộm cũng có yêu cầu đối với chính mình, trong lịch sử từng xuất hiện “Hiệp đạo” (đạo tặc hào hiệp) có lẽ chính là tình huống này. Con người luôn ở trong loại trạng thái thế này, khi làm việc đều chú ý đến việc buông bỏ tạp niệm, tĩnh tâm và điều tức, con người bình thường sau một ngày làm việc sẽ dành cho bản thân một khoảng thời gian ở một mình, hoặc đả toạ hoặc học thuộc lòng giáo huấn của thánh hiền, làm dịu lại sự nóng nảy [trong ngày]; cũng sẽ tự suy ngẫm lại bản thân, đối chiếu những khiếm khuyết của bản thân với những bậc tiền bối, con người [khi đó chính là] đang gìn giữ vinh diệu và đạo nghĩa của bản thân và nghề nghiệp của mình. Nói chung, người ta tin rằng thông qua việc đề cao phẩm chất đạo đức [sẽ] có thể giác ngộ được nhận thức về nhân sinh, sinh mệnh và vũ trụ, trong thế giới con người thì họ coi những điều này là ý nghĩa tìm cầu của sinh mệnh và nội hàm chân chính làm người. Con người nhìn nhận phẩm chất tinh thần quan trọng hơn vật chất, đây là điều mà con người hiện đại khi đã tiến vào thời kỳ mạt Pháp khó mà lý giải được. Kỳ thực, sự thăng hoa phẩm chất tinh thần cũng sẽ đem đến cho nhân loại nhận thức khoa học mới, tạo nên trạng thái phát triển khác trong xã hội. Xét về mặt thời gian, người Trung Quốc cổ đại đã có thể hiểu rõ nắm vững được tình huống “Phương sinh phương diệt” (Có sinh có diệt), nhìn nhận sự tồn tại của sinh mệnh trong [một trường] thời gian lớn hơn; về không gian, Phật giáo nói cho con người biết rằng “một bông hoa là một thế giới”, “trong một hạt cát có tồn tại tam thiên đại thiên thế giới”. Con người là ở trong nhận thức to lớn này mà nhìn nhận tiến trình sinh mệnh và ý nghĩa [sự tồn tại] của thế giới vật chất đối với nhân loại, vì vậy con người mới có thể cảm thán [về] sự nhỏ bé tầm thường của tự thân, duy trì bản tính khiêm tốn cho chính mình, nhìn thấu sự phù phiếm, mới có tâm đi tìm kiếm một cuộc sống rộng lớn hơn và bản tính thiện lương, mới có thể xem nhẹ ảnh hưởng thực sự của danh lợi đến những thứ vận động của vật chất tại tầng thứ xã hội nhân loại này. Vì vậy, cho dù là ở phương đông hay phương tây, một số khoa học gia tư tưởng cởi mở và có thành tựu đã lần lượt bước vào tôn giáo, cũng bởi vì họ phát hiện ra rằng, nhận thức của tôn giáo đối với hồng quan và vi quan, vật chất và sinh mệnh, có thể là một cánh cửa dẫn đến nhận thức chân tướng của vũ trụ, khi con người ở trong “chính tín” và thân thể nỗ lực thực hành “tu luyện”, thì mới có thể mở ra cánh cửa đó. Một khi họ tiến vào họ sẽ làm như vậy, không ngừng đề cao chính mình, khi bản tính quy vị thì điều được giải phóng ra là nhận thức đối với vật chất và tinh thần ở tầng thứ cao hơn, đây là đứng từ góc độ người tu luyện mà giảng.

Văn minh 5000 năm của Trung Quốc đã mang đến cho nhân loại nền văn hoá rộng lớn của thiên thể, đồng thời cũng đặt định thế giới tinh thần cao thượng và tiêu chuẩn đạo đức phổ quát cho con người. Trên biểu hiện, kỳ thực chính là [tam giáo] “Thích, Đạo, Nho”. Thích giáo (Phật giáo) giúp con người nhận biết về các vị Thần và thế giới của họ, về biểu hiện và cảnh giới của người tu luyện, về tầng Thiên lý đang chế ước nhân loại này, sinh mệnh trong [tầng] Thiên lý này sẽ tuần hoàn và luân hồi ra sao; Đạo gia đem đến cho con người nhận thức đối với “Thái cực, âm dương, tu chân, vô vi, thiên địa nhân”; Nho giáo thì dạy con người “Nhân lễ nghĩa trí tín” (Ngũ thường), dạy con người biết “Lễ nhạc xạ ngự thư số” (Lục nghệ). Sự phát triển của vật chất đều được chứa đựng trong hai chữ “Đạo Nghĩa”, người ta đều tuân theo nó, những quần thể sinh mệnh khác nhau tuân theo những “Thiên lý” khác nhau, chân tướng mà họ nhận thức đến được cũng khác nhau, nhưng tất cả đều bị Đạo Nghĩa chế ước, sự phát triển rời xa Đạo Nghĩa chính là làm rối loạn chuyển động vật chất, khiến chúng hủ hoá và tất yếu sẽ giải thể. Vì vậy, đối với nhân loại mà giảng, nếu muốn biết được những điều vượt qua khỏi tầng thứ và cảnh giới của nhân loại, nhận thức đến chân tướng của vật chất, hiểu rõ biểu hiện hai mặt chính phụ của vật chất, thì giác ngộ “bản tính” mới là phương pháp câu thông và nhận biết trực tiếp nhất về bí ẩn của vũ trụ. Trong quá trình tìm về truyền thống, không ngừng đề cao bản thân, thản nhiên buông bỏ những điều bất hảo, thì ước thúc đối với đại não sẽ được giảm bớt, [con người khi đó] sẽ thể ngộ và phát hiện ra được [những] nhận thức cao hơn, nếu như có thể từ trên phẩm chất đạo đức không ngừng siêu việt khỏi [sự chế ước của] thuộc tính của sinh mệnh, thì có thể quay về và phù hợp với quần thể sinh mệnh cao hơn, nhận thức được vũ trụ to lớn hơn.

Từ góc độ xã hội nhân loại mà giảng, đối với một người không tu luyện, thì cách gốc rễ để duy trì đạo đức của họ, chính là cần giải quyết những [điều] mê [hoặc] của họ. Khiến cho họ hiểu rõ [quan hệ] giữa “được và mất” và sự tồn tại của “nhân quả”, chính là cần giải đáp cho được ý nghĩa của đạo đức đối với con người và phương thức tồn tại chân thực của nó trong vũ trụ. Khi con người tin chắc vào “tiền nhân hậu quả” (nguyên nhân phía trước [dẫn tới] hậu quả phía sau) và tiêu chuẩn đo lường tốt xấu, thì trong mâu thuẫn mới có thể thản nhiên đối mặt với hết thảy, nội tâm cân bằng và bình tĩnh. Đạo đức của con người là mong manh yếu nhược, bởi vì xã hội nhân loại rất “mê”, “mê” ở chỗ con người không cách nào thông qua khoa học kỹ thuật mà nhìn thấy và nhận thức được thế giới thiên thể hồng đại, “mê” ở chỗ ý thức thân thể chấp trước và tham lam đối với “vật [chất]”, mê ở chỗ con người không biết thông qua tu hành gian khổ liệu có thực sự đạt được sự đề cao bản thân và tầng thứ sinh mệnh hay không? Vì vậy, bản tính không có cách nào giải phóng ra được, nên sẽ không nhìn thấy được nhân tố chế ước sinh mệnh và cái “Lý” chân chính đang quyết định sự vận động của vật chất, mà quan hệ xã hội hình thành trong sự phát triển của vật chất xác thực có thể làm hủ hoá và ăn mòn con người, cho nên nhân tâm mới lúc sáng lúc tối. Như vậy nhìn lại, sự phát triển quá độ của vật chất, hay tốc độ phát triển quá nhanh của nó đối với con người không nhất định là một việc tốt, đạo đức không theo kịp, trong sự dao động đó [luôn] tồn tại vấn đề tin hay không tin đối với văn minh cổ xưa, [khi đó] nhân loại sẽ đối mặt với nguy hiểm của sự hủ hóa. Đối với con người trong các thời kỳ khác nhau mà nói thì [cần] có văn hoá có thể duy trì được đạo đức của họ, người càng ở trung tâm của vật chất thì yêu cầu [đối với họ] lại càng cao, vì vậy, trong xã hội truyền thống, thiên tử có văn hóa kế thừa của thiên tử, thần dân có văn hoá của thần dân, các hoàn cảnh văn hóa tại các tầng thứ khác nhau do truyền thống sáng tạo nên đã trở nên vô cùng quan trọng đối với con người.

Mặc dù vậy, khi Thích giáo truyền xuất vào 2500 năm trước, đã nói cho con người biết rằng khi đó đã là [thời kỳ] “Ngũ độc ác thế” rồi. Đạo đức của con người vẫn là không tránh khỏi việc trượt xuống dốc, nhân tâm của con người hôm nay so với con người vào thời đó đã khác biệt lớn như thế nào rồi. Biến dị của nhân tâm bắt đầu từ trung tâm quyền lực thượng tầng bên trên tiếp tục đi xuống các tầng diện khác nhau đồng thời biểu hiện nó ra bề mặt, thúc đẩy mỗi một tầng, đều không ngừng xuất hiện những biến dị về văn hoá, những thứ rác rưởi như: tham lam, giảo hoạt xảo quyệt, ngụy thiện đạo đức giả, tham nhũng hủ bại, kết bè đảng mưu lợi riêng, kẻ lừa người dối, khát máu, bạo lực và đấu tranh .v.v…. những thứ cặn bã này thuận theo lịch sử mà tiếp diễn, thì chỉ khác nhau ở mức độ và phạm vi mà thôi. Những gì cuối cùng hình thành nên thượng tầng bên trên chính là “quyền thuật (thủ đoạn quyền lực)”, con người rơi vào một loại đấu tranh chính trị “ngươi chết ta sống”, ảnh hưởng của nó đến con người chính là khiến cho con người triệt để mất đi tín tâm vào Đạo Nghĩa, từng tầng từng tầng mà hủy hoại những điều này của con người, không ngừng mở rộng đến bề mặt của xã hội. Khi Đạo Nghĩa không còn tồn tại, thì “người không vì mình trời tru đất diệt” đã trở thành biểu hiện cuối cùng của trạng thái tinh thần phổ biến của nhân loại và sự vận động của vật chất. Con người không thể hiểu được những thứ thiên tai nhân họa liên tiếp [là đang] tấn công vào điều gì mà đến? Thực ra, vật chất đã bại hoại rồi, điều mà nó đối mặt chính là giải thể, là đào thải đối với sinh mệnh. Thời kỳ khác nhau, ở những nơi khác nhau trên thế giới, đều có các Giác Giả khác nhau đến thế gian, hồng truyền thiên lý và Phật Pháp, Phật Pháp có thể cứu độ con người, đồng thời đem tâm Pháp lưu lại cho thế giới, cứu vãn đạo đức của nhân loại và tiêu trừ đi một bộ phận nghiệp lực của con người. Từ góc độ xã hội nhân loại mà giảng, phá hoại Phật Pháp chính là phá hoại đạo đức của con người, sẽ khiến cho con người bởi bại hoại nhanh chóng mà gánh chịu lượng nghiệp lực cự đại, điều họ đối mặt là sự bại hoại và đào thải toàn diện. Vì vậy, đối với những sinh mệnh tà ác vu cáo cho chân lý của Phật Pháp và bức bại Phật Pháp hồng truyền mà nói chính là đã tạo nên tội ác to lớn cực đại, trở thành “trọng tội”, cuối cùng họ phải đối mặt với sự sự tiêu hủy triệt để từ “hình thể” đến “thần thức”, “hình Thần toàn diệt” mà tôn giáo giảng, đây mới chính là sự thống khổ của sinh mệnh và là kết thúc vĩnh viễn cho thế giới tinh thần [của họ].

Thánh giả giảng: “Người vô đức, thiên tai nhân họa. Đất vô đức, vạn vật điêu tàn. Trời vô Đạo, đất nứt trời sập, thương khung trống rỗng. Pháp Chính, càn khôn chính, sinh cơ bừng bừng, trời đất ổn, Pháp trường tồn.” (Trích từ “Tinh Tấn Yếu Chỉ – Pháp Chính”)

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/261039

The post Thức tỉnh (1): Chuyển động của vật chất first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>