thiên tự văn | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnSun, 14 Jul 2024 03:05:56 +0000en-UShourly1Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (49)https://chanhkien.org/2024/07/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-thien-tu-van-49.htmlFri, 12 Jul 2024 02:21:43 +0000https://chanhkien.org/?p=33495Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 陳根委翳,落葉飄颻。 游鵾獨運,凌摩絳霄。 Bính âm: 陳(chén) 根(gēn) 委(wěi) 翳(yì) , 落(luò) 葉(yè) 飄(piāo) 颻(yáo) 。 游(yóu) 鵾(kūn) 獨(dú) 運(yùn) , 凌(líng) 摩(mó) 絳(jiàng) 霄(xiāo) 。 Chú âm: 陳﹙ㄔㄣˊ﹚根﹙ㄍㄣ﹚委﹙ㄨㄟˇ﹚翳﹙ㄧˋ﹚, 落﹙ㄌㄨㄛˋ﹚葉﹙ㄧㄝˋ﹚飄﹙ㄆㄧㄠ﹚颻﹙ㄧㄠˊ﹚。 游﹙ㄧㄡˊ﹚鵾﹙ㄎㄨㄣ﹚獨﹙ㄉㄨˊ﹚運﹙ㄩㄣˋ﹚, 凌﹙ㄌㄧㄥˊ﹚摩﹙ㄇㄛˊ﹚絳﹙ㄐㄧㄤˋ﹚霄﹙ㄒㄧㄠ﹚。 Âm Hán Việt: Trần căn uỷ ế, Lạc diệp phiêu diêu. […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (49) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

陳根委翳,落葉飄颻。

游鵾獨運,凌摩絳霄。

Bính âm:

陳(chén) 根(gēn) 委(wěi) 翳(yì) ,

落(luò) 葉(yè) 飄(piāo) 颻(yáo) 。

游(yóu) 鵾(kūn) 獨(dú) 運(yùn) ,

凌(líng) 摩(mó) 絳(jiàng) 霄(xiāo) 。

Chú âm:

陳﹙ㄔㄣˊ﹚根﹙ㄍㄣ﹚委﹙ㄨㄟˇ﹚翳﹙ㄧˋ﹚,

落﹙ㄌㄨㄛˋ﹚葉﹙ㄧㄝˋ﹚飄﹙ㄆㄧㄠ﹚颻﹙ㄧㄠˊ﹚。

游﹙ㄧㄡˊ﹚鵾﹙ㄎㄨㄣ﹚獨﹙ㄉㄨˊ﹚運﹙ㄩㄣˋ﹚,

凌﹙ㄌㄧㄥˊ﹚摩﹙ㄇㄛˊ﹚絳﹙ㄐㄧㄤˋ﹚霄﹙ㄒㄧㄠ﹚。

Âm Hán Việt:

Trần căn uỷ ế,

Lạc diệp phiêu diêu.

Du côn độc vận,

Lăng ma giáng tiêu.

Giải thích:

1. Nghĩa của chữ:

Trần (陳): lâu năm.

Căn (根): chỉ rễ, rễ cây, bộ phận hút chất dinh dưỡng ở đoạn dưới cùng của cây.

Uỷ (委): giống như chữ “萎” mang nghĩa khô héo.

Ế (翳): giống như chữ “殪”, cây chết tự nhiên thì gọi là ế.

Côn (鵾): giống như chữ “鯤”, là loài cá lớn trong truyền thuyết, có thể hoá thành chim Bằng, có thể mượn lốc xoáy mà lên đến chín vạn dặm, xem “Tiêu dao du” của Trang Tử. Sau này Côn Bằng được ví với người tài năng lỗi lạc, có chí hướng cao xa.

Vận (運): di động, ở đây chỉ bay lượn.

Lăng (凌): lên cao.

Ma (摩): gần tới.

Giáng (絳): màu đỏ thẫm.

Tiêu (霄): bầu trời.

Nghĩa của từ:

Trần căn (陳根): rễ già của cây.

Uỷ ế (委翳): khô héo.

Lạc diệp phiêu diêu (落葉飄颻): lá cây rụng xuống theo gió bay đi.

Du côn (游鵾): Côn Bằng rong chơi.

Độc vận (獨運): một mình bay lượn.

Lăng ma (凌摩): lên cao tới.

Giáng tiêu (絳霄): chỉ bầu trời rất cao rất cao. Bầu trời vốn là màu xanh, vì sao lại gọi là giáng tiêu? Theo giải thích của Vương Quỳ, là bởi vì người xưa quan sát thiên tượng, đều lấy Bắc Cực làm mốc, do vậy bầu trời nhìn thấy đều ở phía nam Bắc Cực, mà phía nam trong ngũ hành thì thuộc Hoả, ngũ sắc thuộc màu đỏ, cho nên mượn màu của phía nam để ví von với trời xanh, vậy nên mới có cách nói “đan tiêu”, “giáng tiêu”, “xích tiêu”.

Lời dịch tham khảo:

Rễ già mục nát, cỏ cây khô héo, những chiếc lá rụng cuốn theo gió mất đi nguồn sống, trước mặt khắp chốn đều là một cảnh điêu tàn. Lúc này chỉ có chí hướng cao xa như Côn Bằng không bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh, có thể dang rộng đôi cánh bay cao, một mình bay lượn trên chín tầng mây.

Câu chuyện văn tự:

Căn (根): cũng là một chữ hình thanh hội ý, trong Tiểu triện viết là “”, chữ Mộc (木) biểu nghĩa và bộ Cấn (艮) biểu âm. Nghĩa gốc là “cội cây”, là chỉ bộ phận ăn vào đất của cây, cho nên Mộc (木) biểu nghĩa. Mà Cấn (艮) có nghĩa là ngang ngạnh; rễ cây đan xen xoắn xít, cũng có ý là không thuận theo, cho nên Cấn (艮) biểu âm.

Căn (根) là bộ phận ăn sâu vào trong đất của cây, hút dinh dưỡng cho cây, và là tổ chức quan trọng cố định thân cây, dựa vào độ cứng và mềm có thể phân thành rễ thân gỗ và rễ thân thảo. Về thời gian sống: có thể phân thành rễ một năm, rễ hai năm, rễ nhiều năm; về hình dạng của rễ: có thể phân thành rễ sợi, rễ chùm, rễ hình trụ, rễ hình nón, rễ tròn; về vị trí của rễ: có rễ trên không, rễ dưới nước, rễ trong đất, rễ ký sinh; về biến đổi của rễ: có rễ củ, rễ bám, rễ hút. Những loại rễ khác nhau này đều đóng một vai trò quan trọng là duy trì sự sống của cây, không có rễ thì không thể sống được.

Suy ngẫm và thảo luận:

Câu chuyện Ngu Công dời núi

Thái Hành Sơn và Vương Ốc Sơn là hai ngọn núi lớn có bán kính 700 dặm, độ cao đến hàng vạn thước (1 thước = 1/3 mét), chúng vốn toạ lạc ở phía nam Ký Châu và phía bắc Hà Dương.

Lúc ấy, ở phía bắc ngọn núi có một ông lão độ tuổi 90 tên gọi Ngu Công sinh sống. Bởi vì hai ngọn núi lớn chắn ngang cổng nhà khiến ông cảm thấy việc ra vào hết sức bất tiện. Một hôm, ông tập hợp mọi người trong nhà đến, và hỏi xem ý kiến mọi người thế nào. Ông nói: “Ta muốn cùng mọi người dốc sức san bằng hai ngọn núi lớn kia, để chúng ta khỏi phải đi vòng nữa, mà có thể đi thẳng đến Dự Nam, đến được Hàn Âm, mọi người thấy thế được không?” Sau một hồi thảo luận sôi nổi, mọi người đều đồng ý, cho rằng đây là một ý tưởng rất hay. Thế nhưng bà vợ của ông đã nêu ra một nghi vấn, bà nói: “Ý tưởng hẳn là rất tốt, tuy nhiên với thể lực của ông mà nói, đến cả một hòn núi nhỏ như Khoa Phụ cũng không động đến được, huống chi hai ngọn núi Thái Hành và Vương Ốc cao lớn như thế chứ? Hơn nữa chỗ đất bới ra thì làm thế nào đây?” Mọi người đồng thanh đáp: “Cái đó đơn giản thôi mà! Đem đất bỏ cả vào biển là được chứ gì!” Do đó Ngu Công dẫn theo con cháu ba người bắt đầu đào núi, sau đó dùng cái gầu chuyển đến biển Bột Hải và đổ xuống biển. Hàng xóm của ông bà goá Kinh Thành Thị có một đứa con trai bảy tuổi, cảm thấy trò này thú vị nên chạy qua giúp. Nhưng do đường sá xa xôi, một năm mới về lại một lần. Có lão Trí Tẩu sống ở khúc ngoặt của sông nhìn thấy tình cảnh ấy, cảm thấy đây là chuyện không tưởng, do đó cười cợt ngăn Ngu Công lại nói: “Ông thật quá sức hồ đồ, ông chẳng thử nghĩ xem tuổi tác của ông đã lớn thế rồi, với phần đời còn lại và chút sức lực của ông đến cả ngọn cỏ trên núi còn không làm gì được huống chi ngọn núi lớn thế chứ?” Ngu Công nghe những lời ấy thì thở dài một tiếng nói: “Ta không ngờ đầu óc ông lại ngoan cố thế này, cố chấp còn không bằng một quả phụ và một đứa trẻ nữa! Họ có thể tiếp tục công việc ta chưa hoàn thành; hơn nữa con trai ta lại sẽ sinh thêm cháu, cháu ta sẽ lại sinh con. Con rồi lại sinh con nữa, con lại sinh tiếp cháu. Cứ thế con con cháu cháu không ngừng đông lên, sao lại không có người chứ?” Núi sẽ không cao thêm, sao phải lo không thể san bằng chứ?” Những lời này khiến lão Trí Tẩu không thể thốt nên lời, đỏ mặt tía tai bỏ đi.

Một vị Thần trên tay cầm con rắn đã nghe thấy những lời ấy của Ngu Công, ông nghĩ nếu Ngu Công thật sự làm như thế, núi kia chắc chắn bị san bằng, tuy nhiên biển Bột Hải cũng sẽ bị lấp đầy. Do đó liền vội vàng báo lên Thiên đế. Sau khi Thiên đế nghe được đã rất cảm động trước sự chân thành của Ngu Công nên đã phái hai người con trai đại lực sĩ của Khoa Nga Thị dời hai ngọn núi đi, một núi đặt ở Sóc Đông, một núi đặt ở Ung Nam, từ đó trở đi từ Ký Châu xuống phía nam đến bờ nam Hàn Thuỷ đã không còn trở ngại nào nữa.

(Liệt Tử Thang Vấn Thiên – 2)

Bạn có cảm nghĩ gì sau khi đọc xong câu chuyện thần thoại này nào?

Bạn thấy Ngu Công và Trí Tẩu ai thông minh hơn? Vì sao?

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/44768

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (49) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (48)https://chanhkien.org/2024/07/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-thien-tu-van-48.htmlSun, 07 Jul 2024 23:19:32 +0000https://chanhkien.org/?p=33477Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 渠荷的歷,園莽抽條。 枇杷晚翠,梧桐早凋。 Bính âm: 渠(qú)荷(hé)的(dì)歷(lì), 園(yuán)莽(mǎng)抽(chōu)條(tiáo)。 枇(pí)杷(pá)晚(wǎn)翠(cuì), 梧(wú)桐(tóng)早(zǎo)凋(diāo)。 Chú âm: 渠(ㄑㄩˊ)荷(ㄏㄜˊ)的(ㄉㄧˋ)歷(ㄌㄧˋ), 園(ㄩㄢˊ)莽(ㄇㄤˇ)抽(ㄔㄡ)條(ㄊㄧㄠˊ)。 枇(ㄆㄧˊ)杷(ㄆㄚˊ)晚(ㄨㄢˇ)翠(ㄘㄨㄟˋ), 梧(ㄨˊ)桐(ㄊㄨㄥˊ)早(ㄗㄠˇ)凋(ㄉㄧㄠ)。 Âm Hán Việt: Cừ hà đích lịch, Viên mãng trừu điều. Tỳ bà vãn thuý, Ngô đồng tảo điêu. Giải thích: 1. Nghĩa của chữ: Cừ (渠): […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (48) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

渠荷的歷,園莽抽條。

枇杷晚翠,梧桐早凋。

Bính âm:

渠(qú)荷(hé)的(dì)歷(lì),

園(yuán)莽(mǎng)抽(chōu)條(tiáo)。

枇(pí)杷(pá)晚(wǎn)翠(cuì),

梧(wú)桐(tóng)早(zǎo)凋(diāo)。

Chú âm:

渠(ㄑㄩˊ)荷(ㄏㄜˊ)的(ㄉㄧˋ)歷(ㄌㄧˋ),

園(ㄩㄢˊ)莽(ㄇㄤˇ)抽(ㄔㄡ)條(ㄊㄧㄠˊ)。

枇(ㄆㄧˊ)杷(ㄆㄚˊ)晚(ㄨㄢˇ)翠(ㄘㄨㄟˋ),

梧(ㄨˊ)桐(ㄊㄨㄥˊ)早(ㄗㄠˇ)凋(ㄉㄧㄠ)。

Âm Hán Việt:

Cừ hà đích lịch,
Viên mãng trừu điều.
Tỳ bà vãn thuý,
Ngô đồng tảo điêu.

Giải thích:

1. Nghĩa của chữ:

Cừ (渠): kênh đào.
Hà (荷): cây sen, loài thực vật sống trong bùn, lá to tròn, nở hoa vào mùa hè.
Viên (園): nơi trồng cây cối hoa cỏ.
Mãng (莽): cỏ, lùm cỏ.
Trừu (抽): nảy mầm, mọc ra.
Điều (條): cành cây nhỏ và dài.
Tảo (早): sớm hơn so với thời gian vốn định trước, chưa đến thời gian dự định.
Điêu (凋): điêu tàn xơ xác.

2. Nghĩa của từ:

(1) Đích lịch (的歷): tươi sáng, rạng rỡ.

(2) Viên mãng (園莽): trong vườn cây cỏ tốt tươi.

(3) Trừu điều (抽條): cành non mới mọc.

(4) Tỳ bà (枇杷): loài cây cao lớn xanh tốt quanh năm, có quả.

(5) Vãn thuý (晚翠): tuy trải qua mùa đông lạnh giá, lá cây vẫn xanh tươi không đổi sắc. Ví với người tuổi càng già càng cứng cỏi.

(6) Ngô đồng (梧桐): tên loài thực vật, mùa hè nở hoa nhỏ màu vàng.

(7) Tảo điêu (早凋): sớm đã điêu tàn rồi.

Lời dịch tham khảo:

Vào mùa hè, hoa sen mọc trong dòng kênh nở rộ, sắc màu rạng rỡ. Vào mùa xuân, cây cỏ khắp vườn mọc tươi tốt, mọc ra những cành non mới.

Cây tỳ bà tuy trải qua mùa đông lạnh giá, lá vẫn xanh tươi không đổi sắc. Truyền thuyết kể rằng cây ngô đồng là cây mà chim phượng hoàng nghỉ chân, nhưng loài cây không phải tầm thường ấy lại bắt đầu rụng lá trở nên điêu tàn khi mà mùa thu còn chưa kết thúc nữa.

Câu chuyện văn tự:

Mãng (莽): Kim văn viết là “”, Tiểu triện viết là “”, chữ Mãng (莽) trông như trên dưới giữa hai lùm cỏ có một chú chó, chó vốn thích truy bắt thỏ, mà thỏ thường xuất hiện trong các lùm cỏ, lúc mà chó kia vào trong lùm cỏ tức là đang truy bắt thỏ, vậy nên nghĩa chữ ban đầu của chữ này chính là chó chạy vào lùm cỏ truy lùng thỏ hoang vậy.

Vãn (晚): Tiểu triện viết là “ ”, nghĩa gốc là lúc Mặt Trời lặn. Diễn biến đến chữ Lệ thư được viết là “”, chính là chữ Nhật (日) thêm chữ Miễn (免), mà nghĩa ban đầu của Miễn (免) là trốn thoát, có nghĩa là chạy mất rồi. Mặt Trời chạy đi mất rồi, hẳn là chỉ trời đã rất tối rồi.

Tảo (早): Kim văn viết là “”, hình dáng chữ trông như Mặt Trời ở trên ngọn cỏ, ý là Mặt Trời vừa mới mọc lên đến mặt thảm cỏ xanh thôi, cho thấy thời gian còn rất sớm. Đến Tiểu triện viết là “”, trở thành chữ Nhật (日) ở trên chữ Giáp (甲), Giáp (甲) có nghĩa là mũ giáp, lấy mũ giáp thay cho cái đầu, tức Mặt Trời ở trên đầu, nghĩa là lúc sáng sớm.

Suy ngẫm và thảo luận:

Trong bài này, chúng ta có nhắc đến hoa sen, mà hoa sen tức là chỉ liên hoa, liên hoa là tên loài hoa trong văn học Trung Quốc. Kỳ thực, không chỉ có liên hoa, trong văn học Trung Quốc cũng từng thấy có tác giả lấy đặc tính của hoa khác gán cho hình tượng nào đó để sáng tác. Ví như, Chu Đôn Di trong “Ái Liên Thuyết” từng nói rằng “Cúc, hoa chi ẩn dật giả dã. Mẫu đơn, hoa chi phú quý giả dã. Liên, hoa chi quân tử giả dã”. Tạm dịch: Cúc là hoa ẩn dật; mẫu đơn là hoa phú quý; liên hoa là hoa quân tử vậy. Ý nói rằng: Hoa cúc là hoa của bậc cao sĩ ẩn cư; mẫu đơn là hoa của bậc nhân sĩ phú quý; mà liên hoa lại là hoa của người quân tử vậy. Các bạn hãy thử nghĩ xem, ví von như vậy có chuẩn xác không nào?

(1) Vì sao liên hoa được ví là hoa quân tử?

(2) Chúng ta thử nghĩ xem, còn có tập tính của loài thực vật nào rất đặc biệt nữa không? Hãy thử gán cho nó một hình tượng và nói rõ vì sao nhé.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/44767

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (48) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (47)https://chanhkien.org/2024/06/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-thien-tu-van-47.htmlWed, 26 Jun 2024 02:21:11 +0000https://chanhkien.org/?p=33399Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 求古尋論,散慮逍遙。 欣奏累遣,戚謝歡招。 Bính âm: 求(qiú) 古(gǔ) 尋(xún) 論(lùn) , 散(sàn) 慮(lǜ) 逍(xiāo) 遙(yáo) 。 欣(xīn) 奏(còu) 累(lèi) 遣(qiǎn) , 戚(qī) 謝(xiè) 歡(huān) 招(zhāo) 。 Chú âm: 求﹙ㄑㄧㄡˊ﹚古﹙ㄍㄨˇ﹚尋﹙ㄒㄩㄣˊ﹚論﹙ㄌㄨㄣˋ﹚, 散﹙ㄙㄢˋ﹚慮﹙ㄌㄩˋ﹚逍﹙ㄒㄧㄠ﹚遙﹙ㄧㄠˊ﹚。 欣﹙ㄒㄧㄣ﹚奏﹙ㄘㄡˋ﹚累﹙ㄌㄟˋ﹚遣﹙ㄑㄧㄢˇ﹚, 戚﹙ㄑㄧ﹚謝﹙ㄒㄧㄝˋ﹚歡﹙ㄏㄨㄢ﹚招﹙ㄓㄠ﹚。 Âm Hán Việt: Cầu cổ tầm luận, Tản lự tiêu dao. […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (47) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

求古尋論,散慮逍遙。

欣奏累遣,戚謝歡招。

Bính âm:

求(qiú) 古(gǔ) 尋(xún) 論(lùn) ,

散(sàn) 慮(lǜ) 逍(xiāo) 遙(yáo) 。

欣(xīn) 奏(còu) 累(lèi) 遣(qiǎn) ,

戚(qī) 謝(xiè) 歡(huān) 招(zhāo) 。

Chú âm: 求﹙ㄑㄧㄡˊ﹚古﹙ㄍㄨˇ﹚尋﹙ㄒㄩㄣˊ﹚論﹙ㄌㄨㄣˋ﹚,

散﹙ㄙㄢˋ﹚慮﹙ㄌㄩˋ﹚逍﹙ㄒㄧㄠ﹚遙﹙ㄧㄠˊ﹚。

欣﹙ㄒㄧㄣ﹚奏﹙ㄘㄡˋ﹚累﹙ㄌㄟˋ﹚遣﹙ㄑㄧㄢˇ﹚,

戚﹙ㄑㄧ﹚謝﹙ㄒㄧㄝˋ﹚歡﹙ㄏㄨㄢ﹚招﹙ㄓㄠ﹚。

Âm Hán Việt:

Cầu cổ tầm luận,

Tản lự tiêu dao.

Hân tấu luỹ khiển,

Thích tạ hoan chiêu.

Giải thích:

1. Nghĩa của chữ:

Tản (散): giải trừ.

Hân (欣): vui vẻ.

Tấu (奏): thông thường là “湊”, hợp nhất, hợp lại.

Luỹ (累): u sầu.

Khiển (遣): loại bỏ.

Thích (戚): bi thương.

Tạ (謝): từ chối.

Hoan (歡): vui mừng.

Chiêu (招): đưa đến.

2. Nghĩa của từ:

(1) Cầu cổ tầm luận (求古尋論): tìm kiếm các luận thuật của người xưa trong các tài liệu lịch sử.

(2) Tản lự (散慮): giải trừ âu lo.

(3) Tiêu dao (逍遙): thong dong tự tại.

(4) Hân tấu (欣奏): đem những chuyện vui hợp nhất lại.

(5) Luỹ khiển (累遣): đem những chuyện u sầu tiêu bỏ đi.

(6) Thích tạ (戚謝): từ chối chuyện bi thương.

(7) Hoan chiêu (歡招): đưa đến những chuyện vui mừng.

Lời dịch tham khảo:

Trong những ngày tháng ở ẩn nơi núi rừng, lật mở những cuốn sách cổ, đọc những lời hay ý đẹp của tiền nhân; đem những ưu lo giải trừ đi, mới có thể sống cuộc sống thong dong tự tại; đem những chuyện vui xâu chuỗi lại mới có thể khiến niềm vui tăng gấp bội; đem những chuyện u sầu tiêu bỏ đi thì ưu sầu sẽ không còn nữa. Như thế mới có thể từ chối bi thương, và đưa đến những chuyện vui mừng được.

Câu chuyện văn tự:

Hân (欣): có nghĩa là vui mừng, ai cũng thích chữ này cả, rất nhiều người đã trực tiếp lấy chữ này để đặt tên, nên có thể thấy nó là một chữ rất tốt lành. Tuy nhiên từ hình dạng chữ mà xét, thì có vẻ nó không phải tốt lành như ý đến vậy. Vì một bên là chữ Khiếm (欠), có nghĩa là khiếm khuyết, bên kia là chữ Cân (斤), chẳng phải là chỉ lưỡi rìu còn gì? Cho dù là thiếu cái lưỡi rìu (công cụ mưu sinh) hay là nghèo đến mức cần cái lưỡi rìu, chữ này dù xét thế nào cũng đều không tốt lành. Kỳ thực chúng ta đã bị bề ngoài của nó gây trở ngại rồi. Trong Tiểu triện chữ Hân (欣) này được viết là “ ”, chữ Khiếm “” (欠) biểu âm và chữ Cân “ ” (斤) biểu nghĩa. “ ” có phần trên giống chữ Khí (氣), và phần dưới giống chữ Nhân (人), là hình dáng một người ngửa đầu tuôn ra một tràng cười vậy. Còn chữ Cân “” (斤) thì sao? Phần nằm ngang trông giống cái đầu, phần kéo thẳng xuống thì giống cái cán, phần nằm dưới bên phải thì giống mảnh gỗ bị chặt xuống, vậy nên đây là một loại công cụ để đốn cây. Chúng ta biết rằng khi người ta vui quá đỗi thì sẽ có dáng vẻ ngửa đầu tuôn ra một tràng cười. Mà khi đốn cây sẽ liên tục phát ra âm thanh, cũng giống như người ta lúc cao hứng cũng sẽ có âm thanh liên tục không dứt như thế. Vậy nên người xưa đã dùng hình thanh hội ý để biểu đạt hình dáng người ta khi vui mừng ấy. Qua việc tìm hiểu về chữ này, chúng ta cũng đã học được một điều, chính là đừng đánh giá bất kể sự vật gì qua bề ngoài của nó, có lẽ nó còn có hàm nghĩa sâu xa hơn đang đợi chúng ta đi khám phá đó.

Suy ngẫm và thảo luận:

Bài ca ẩn sĩ – Khảo Bàn (Gõ mâm)

Trong bài học của ngày hôm nay xin giới thiệu đến mọi người một bài thi ca từ cổ xưa, nó là một bài dân ca địa phương rất phổ biến của nước Vệ thời Đông Chu (nay là huyện Xã Kỳ tỉnh Hà Nam), mô tả cuộc sống những hiền sĩ lui về ở ẩn nơi núi rừng, sống cuộc sống vui vẻ tự tại, đây cũng là bài hát về ẩn sĩ sớm nhất của nước ta. Bây giờ xin giới thiệu đến mọi người nhé.

“Khảo bàn tại giản,

Thạc nhân chi khoan.

Độc mị ngụ ngôn,

Vĩnh thỉ phất huyên”.

Tạm dịch:

Gõ mâm nơi con suối,

Lòng thênh thang rộng lớn.

Tự ngủ tự sảng mê,

Mãi nhớ chẳng muốn quên.

Ý nói người ẩn sĩ ngồi bên khe nước gõ chiếc mâm đồng, tấm lòng rộng lớn, tiếng ca lảnh lót, khiến những phiền muộn tan biến như dòng nước, một mình đi ngủ, một mình sảng mê, muốn ghi nhớ mãi niềm vui này trong lòng.

“Khảo bàn tại a,

Thạc nhân chi khoa.

Độc mị ngụ ca,

Vĩnh thỉ phất qua”.

Tạm dịch:

Gõ mâm nơi hẻm núi,

Lòng thênh thang khoáng đãng.

Tự ngủ thức tự ca,

Thề chẳng lại như xưa.

Ý nói người ẩn sĩ lúc trong hẻm núi cũng không quên gõ mâm giải khuây, dầu cho năm tháng ngày trước ân oán chất chồng như núi, nhưng tấm lòng người ẩn sĩ rộng lớn, không nhớ đến những ân oán trước đây, một mình đi ngủ, lúc thức thì tự tại hát ca, nguyện không trở lại cuộc sống trước đây nữa.

“Khảo bàn tại lục,

Thạc nhân chi trục.

Độc mị ngụ túc,

Vĩnh thỉ phất cáo”.

Tạm dịch:

Gõ mâm nơi triền núi,

Lòng thênh thang thản đãng.

Sống một mình tự tại,

Sẽ chẳng nói cùng ai.

Ý nói người ẩn sĩ nhàn nhã gõ mâm giải khuây trên triền núi, trong lòng đã hoàn toàn buông bỏ hết thảy, chẳng còn gì có thể lay động được nữa, một mình sống cuộc sống tự tại không bị câu thúc, niềm vui của cuộc sống ấy sẽ chẳng bao giờ nói với ai.

(1) Người ta vì sao có âu lo? Làm thế nào mới có thể giải trừ được âu lo đây?

(2) Bạn có âu lo không? Hãy nói ra để mọi người giúp bạn nhé?

(3) Vì sao lui về ở ẩn nơi núi rừng lại khiến người ta có được cuộc sống vui vẻ nhỉ? Còn cách nào khác cũng có thể khiến người ta bình an vui vẻ nữa không?

(4) Thế nào là cuộc sống vui vẻ? Hãy nói suy nghĩ của bạn nhé.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/44766

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (47) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (46)https://chanhkien.org/2024/06/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-thien-tu-van-46.htmlSat, 22 Jun 2024 03:24:52 +0000https://chanhkien.org/?p=33372Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 兩疏見機,解組誰逼。 索居閒處,沉默寂寥。 Bính âm: 兩(liǎng) 疏(shū) 見(jiàn) 機(jī), 解(jiě) 組(zǔ) 誰(shéi) 逼(bī)。 索(suǒ) 居(jū) 閒(xián) 處(chǔ), 沉(chén) 默(mò) 寂(jí) 寥(liáo)。 Chú âm: 兩(ㄌㄧㄤˇ)疏(ㄕㄨ)見(ㄐㄧㄢˋ)機(ㄐㄧ), 解(ㄐㄧㄝˇ)組(ㄗㄨˇ)誰(ㄕㄟˊ)逼(ㄅㄧ)。 索(ㄙㄨㄛˇ)居(ㄐㄩ)閒(ㄒㄧㄢˊ)處(ㄔㄨˇ), 沉(ㄔㄣˊ)默(ㄇㄛˋ)寂(ㄐㄧˊ)寥(ㄌㄧㄠˊ)。 Âm Hán Việt: Lưỡng sơ kiến cơ, Giải tổ thuỳ bức. Sách cư nhàn xứ, […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (46) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

兩疏見機,解組誰逼。

索居閒處,沉默寂寥。

Bính âm:

兩(liǎng) 疏(shū) 見(jiàn) 機(jī),

解(jiě) 組(zǔ) 誰(shéi) 逼(bī)。

索(suǒ) 居(jū) 閒(xián) 處(chǔ),

沉(chén) 默(mò) 寂(jí) 寥(liáo)。

Chú âm:

兩(ㄌㄧㄤˇ)疏(ㄕㄨ)見(ㄐㄧㄢˋ)機(ㄐㄧ),

解(ㄐㄧㄝˇ)組(ㄗㄨˇ)誰(ㄕㄟˊ)逼(ㄅㄧ)。

索(ㄙㄨㄛˇ)居(ㄐㄩ)閒(ㄒㄧㄢˊ)處(ㄔㄨˇ),

沉(ㄔㄣˊ)默(ㄇㄛˋ)寂(ㄐㄧˊ)寥(ㄌㄧㄠˊ)。

Âm Hán Việt:

Lưỡng sơ kiến cơ,

Giải tổ thuỳ bức.

Sách cư nhàn xứ,

Trầm mặc tịch liêu.

Giải thích:

1. Nghĩa của chữ:

Kiến (見): thấy, nhìn thấy.

Cơ (機): thời cơ, cơ hội. Ở đây nói về thời khắc then chốt trọng yếu của sự việc.

Giải (解): đả khai, nới lỏng.

Tổ (組): ngày xưa dùng đai lụa để đeo các thứ như ấn tín, mượn dùng chỉ quan ấn hay chức quan.

Thuỳ (誰): ai đó.

Bức (逼): uy hiếp, cưỡng bức.

Sách (索): đơn độc.

Cư (居): ở.

Nhàn (閒): an nhàn.

Xứ (處): cư ngụ, cư trú.

Tịch (寂): yên tĩnh.

Liêu (寥): lạnh lẽo, vắng vẻ.

2. Nghĩa của từ:

(1) Lưỡng sơ (兩疏): là chỉ hai chú cháu Sơ Quảng và Sơ Thụ thời nhà Hán.

(2) Giải tổ (解組): cởi bỏ quan ấn, từ bỏ chức quan.

(3) Sách cư (索居): rời xa chốn đông người, sống đơn độc.

(4) Trầm mặc (沉默): không nói.

(5) Tịch liêu (寂寥): yên ắng vắng vẻ.

Lời dịch tham khảo:

Hai chú cháu Sơ Quảng và Sơ Thụ thời nhà Hán đều cùng lúc làm quan trong triều, nhưng biết nắm thời cơ thích hợp để từ quan, và trở về quê hương. Như thế thì ai có thể dùng quyền thế để bức hại được họ nữa đây?

Sau khi từ quan về quê, thì không bao giờ hỏi đến chuyện quốc gia đại sự nữa, rời xa chốn đông người, sống cuộc sống an nhàn thanh đạm. Chẳng cần lục đục tranh đấu, tranh giành danh lợi với người khác nữa.

Câu chuyện văn tự:

Kiến (見): chữ này trong Giáp cốt văn viết là “ ”, Kim văn viết là “ ” xem ra đều giống hình dạng một người đang mở to mắt, người mở to mắt thì tự nhiên có thể thấy được mọi thứ rồi. Đến Tiểu triện thì được viết là “ ”, từ hình dạng chữ có thể thấy chữ này được ghép bởi chữ Mục (目) và chữ Nhân (人), Mục (目) là con mắt, chữ Mục (目) ở trên chữ Nhân (人) biểu thị ý nghĩa mắt nhìn chăm chăm.

Giải (解): chữ này được ghép thành bởi chữ Ngưu (牛), Giác (角) và Đao (刀). Trong Giáp cốt văn viết là “ ”, trông giống như dùng tay tách mở sừng bò vậy. Cách viết trong Kim văn là “ ” và trong Tiểu triện “” khá giống nhau, đều có nghĩa là dùng dao chia tách sừng bò, vậy nên nghĩa gốc của nó là cắt xẻ, sau này được suy diễn thành ý nghĩa là phân tán.

Nhàn (閒): trong Kim văn có hai cách viết là “ ”, “ ”. đến Tiểu triện thì được viết là “ ”, hình dáng chữ đều là được ghép bởi chữ Môn (門) và chữ Nguyệt (月). Cánh cửa là có khe hở, ánh trăng sẽ lọt vào qua khe hở của cánh cửa, mà chỗ ánh trăng chiếu qua thì được gọi là Nhàn (閒), vậy nên nghĩa gốc của chữ này vốn là chỉ khe hở.

Suy ngẫm và thảo luận:

Sơ Quảng và Sơ Thụ thời nhà Hán đều cùng làm quan trong triều, Sơ Quảng làm Sư phó cho Hoàng thái tử Lưu Thích (Thái tử Thái phó), Sơ Thụ làm thầy dạy học cho Thái tử (Thái tử Thiếu phó). Có lần Sơ Quảng nói với Sơ Thụ rằng: “Biết đủ thì không phải chịu nhục, biết dừng lại thì không gặp nguy hiểm. Hai chú cháu ta quan vị đã cao, danh tiếng đã vang xa, nếu vẫn cứ mê đắm với vinh hoa phú quý trước mắt, không chịu rời đi, thì e rằng tương lai sẽ phải hối hận đó”. Do đó hai chú cháu lấy cớ mắc bệnh, cùng ngày dâng thư xin về quê. Sau đó, Hán Tuyên Đế phê chuẩn thỉnh cầu của họ và ban thưởng cho họ rất nhiều vàng bạc.

Sơ Quảng và Sơ Thụ sau khi về đến quê nhà, đã đem vàng bạc bán hết rồi mở tiệc rượu chiêu đãi dân làng cùng bạn bè. Có người khuyên Sơ Quảng để vàng bạc lại cho con cháu, Sơ Quảng đã nói rằng: “Nhà ta vốn đã có ruộng có đất, con cháu nếu cố gắng làm lụng, chăm chỉ chịu khó, cũng đủ cho chúng sống rồi. Tuy nhiên bây giờ có thêm số vàng này, nếu chúng có tài năng, thì tài sản quá nhiều sẽ mài mòn ý chí hoài bão của chúng; nếu chúng vụng dại, thì tài sản quá nhiều sẽ tăng thêm tội lỗi của chúng. Hơn nữa, số vàng này là Thánh thượng ban cho lão thần ta, ta rất vui vẻ muốn cùng làng xóm dòng tộc chung hưởng ân điển này”. Nghe những lời này của Sơ Quảng, mọi người không ai là không bội phục ông.

(1) Chúng ta hãy thử nghĩ xem vì sao hai chú cháu Sơ Quảng và Sơ Thụ lại buông bỏ vinh hoa phú quý trước mắt, quyết định cáo lão về quê nào?

(2) Bạn nghĩ gì về việc Sơ Quảng đem bán hết vàng bạc mà vua ban cho ông, rồi bày tiệc rượu chiêu đãi dân làng, mà không để vàng lại cho con cháu?

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/44738

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (46) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (45)https://chanhkien.org/2024/06/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-thien-tu-van-45.htmlMon, 17 Jun 2024 00:20:18 +0000https://chanhkien.org/?p=33348Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 省躬譏誡,寵增抗極。 殆辱近恥,林皋幸即。 Bính âm: 省(shěng) 躬(gōng) 譏(jī) 誡(jiè) , 寵(chǒng) 增(zēng) 抗(kàng) 極(jí) 。 殆(dài) 辱(rù) 近(jìn) 恥(chǐ) , 林(lín) 皋(gāo) 幸(xìng) 即(jí) 。 Chú âm: 省﹙ㄒㄧㄥˇ﹚躬﹙ㄍㄨㄥ﹚譏﹙ㄐㄧ﹚誡﹙ㄐㄧㄝˋ﹚, 寵﹙ㄔㄨㄥˇ﹚增﹙ㄗㄥ﹚抗﹙ㄎㄤˋ﹚極﹙ㄐㄧˊ﹚。 殆﹙ㄉㄞˋ﹚辱﹙ㄖㄨˋ﹚近﹙ㄐㄧㄣˋ﹚恥﹙ㄔˇ﹚, 林﹙ㄌㄧㄣˊ﹚皋﹙ㄍㄠ﹚幸﹙ㄒㄧㄥˋ﹚即﹙ㄐㄧˊ﹚。 Âm Hán Việt: Tỉnh cung cơ giới, Sủng tăng kháng cực. […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (45) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

省躬譏誡,寵增抗極。

殆辱近恥,林皋幸即。

Bính âm:

省(shěng) 躬(gōng) 譏(jī) 誡(jiè) ,

寵(chǒng) 增(zēng) 抗(kàng) 極(jí) 。

殆(dài) 辱(rù) 近(jìn) 恥(chǐ) ,

林(lín) 皋(gāo) 幸(xìng) 即(jí) 。

Chú âm:

省﹙ㄒㄧㄥˇ﹚躬﹙ㄍㄨㄥ﹚譏﹙ㄐㄧ﹚誡﹙ㄐㄧㄝˋ﹚,

寵﹙ㄔㄨㄥˇ﹚增﹙ㄗㄥ﹚抗﹙ㄎㄤˋ﹚極﹙ㄐㄧˊ﹚。

殆﹙ㄉㄞˋ﹚辱﹙ㄖㄨˋ﹚近﹙ㄐㄧㄣˋ﹚恥﹙ㄔˇ﹚,

林﹙ㄌㄧㄣˊ﹚皋﹙ㄍㄠ﹚幸﹙ㄒㄧㄥˋ﹚即﹙ㄐㄧˊ﹚。

Âm Hán Việt:

Tỉnh cung cơ giới,

Sủng tăng kháng cực.

Đãi nhục cận sỉ,

Lâm cao hạnh tức.

Giải thích:

1. Nghĩa của chữ:

Tỉnh (省): phản tỉnh, kiểm điểm.

Cung (躬): tự thân.

Cơ (譏): chê cười, giễu cợt.

Giới (誡): lời cảnh cáo.

Kháng (抗): thường chỉ “Cang” (亢), cũng có nghĩa là cao.

Cực (極): vô cùng, cực kỳ.

Đãi (殆): gần như.

Cận (近): gần, lân cận.

Cao (皋): mô đất cao bên dòng nước.

Hạnh (幸): hi vọng.

Tức (即): đến.

2. Nghĩa của từ:

(1) Tỉnh cung (省躬): tự mình kiểm điểm.

(2) Sủng tăng (寵增): nhận được ân sủng nhiều hơn.

(3) Kháng cực (抗極): ý là rất cao, rất cao.

(4) Đãi nhục cận sỉ (殆辱近恥): cận kề sỉ nhục.

(5) Lâm cao (林皋): mô đất giữa núi rừng, tức là nơi ẩn cư chốn sơn dã.

Lời dịch tham khảo:

Khi nghe thấy người khác chê cười, giễu cợt, nói lời cảnh cáo với chúng ta thì ta cần phải tự mình kiểm điểm, phản tỉnh lời nói hành vi của mình xem có phải là đã vượt quá mức cho phép rồi không. Khi mà chúng ta nhận được ân sủng càng ngày càng nhiều, địa vị càng ngày càng cao, thì người đố kỵ, phỉ báng, đặt điều, hãm hại sẽ nhiều vô kể, thế thì sỉ nhục và tai hoạ sẽ càng ngày càng đến gần chúng ta. Lúc này hi vọng lớn nhất của bạn chính là có thể nhanh chóng rút lui, đến nơi vắng vẻ chốn núi rừng sống cuộc đời thanh đạm, tránh xa hoạ nạn.

Câu chuyện văn tự:

Cung (躬): là một chữ tượng hình lẫn hình thanh hội ý, trong Kim văn viết là “ ”, cách viết của bộ Lữ (呂) trong Tiểu triện là “” , cách viết của bộ Thân (身) trong Tiểu triện là “ ”. Chữ thứ nhất trong Tiểu triện là bộ Thân (身) biểu âm, bộ Lữ (呂) biểu ý, Lữ (呂) có nghĩa là xương sống, gắn xương sống với Thân (身) thì là Cung (躳). Chữ thứ hai là bộ Thân (身) biểu nghĩa bộ Cung (弓) biểu âm, có nghĩa là thân cong như cánh cung, bộ Cung (弓) biểu âm. Dù là bộ Lữ (呂) hay bộ Cung (弓), thì chữ này đều là chỉ thân thể, suy ra là tự thân. Khi thân cong như cánh cung thì thể hiện sự cung kính, khiêm nhường. Vậy nên chữ Cung (躬) mang hai tầng nghĩa ấy.

Suy ngẫm và thảo luận:

Câu chuyện về Đào Chu Công

Đào Chu Công là Đại phu Phạm Lãi của nước Việt thời Xuân Thu, ông ngoài việc giúp đỡ Việt Vương Câu Tiễn phục quốc diệt Ngô, còn hiệp trợ Câu Tiễn xưng Bá chư hầu, lập công lao hiển hách cho nước Việt, đồng thời đảm đương chức Tướng quân. Tuy nhiên ông cảm thấy Câu Tiễn là vị vua chỉ yêu giang sơn, không tiếc quần thần, và cũng cảm thấy chức vị đã cao, thời gian nhậm chức cũng đã lâu, không hẳn là chuyện tốt, do đó có ý rời bỏ Câu Tiễn. Thời điểm ấy, ông và Câu Tiễn vẫn còn ở nước Ngô, nghĩ rằng thắng trận còn chưa về nước, vua vẫn còn ở bên ngoài, lúc này mà rời đi thì không đúng lẽ bề tôi, do vậy chưa thực hiện.

Sau khi về đến nước Việt, Phạm Lãi liền tích cực chuẩn bị việc từ quan, và nói với một vị đại thần là Văn Xung rằng: “Ông hãy đi cùng ta! Nếu không Việt Vương sẽ sát hại ông đó”. Văn Xung không cho là vậy, Phạm Lãi lại viết một bức thư khuyên rằng: “Trời có bốn mùa, xuân sinh sôi đông tàn úa. Người có thịnh suy, vận rủi đến tận cùng thì vận may sẽ đến, vận may phải chăng rồi cũng có lúc kết thúc”, còn nói: “Chim bay cao cũng tan, cung tốt rồi cũng cất. Thỏ tinh ranh đã hết, thì chó săn giỏi cũng bị đem nấu”. Rồi lại nói với ông ấy: “Việt Vương có thể cùng chung hoạn nạn nhưng khó có thể chung hưởng an vui, có thể cùng nhau vào sinh ra tử, nhưng khó bên nhau trong lúc thái bình. Ngài nếu không đi, sẽ hại đến thân, rõ ràng thay”. Nhưng đáng tiếc Văn Xung chẳng nghe lọt, quả nhiên sau đó đã bị hại.

Phạm Lãi sau khi chuẩn bị xong xuôi, liền đến từ biệt Việt Vương, Việt Vương không chịu, còn dụ dỗ ép buộc ông ở lại. Tuy nhiên Phạm Lãi lòng đã quyết ra đi, do đó đã ngồi thuyền nhỏ ra khỏi Tam Giang, đi vào Ngũ Hồ, biệt vô âm tín, không ai biết rốt cuộc ông đã đi đâu. Sau đó không lâu, tại một thị trấn nhỏ ven biển hẻo lánh, xuất hiện một gia đình, chủ gia đình tự xưng là Si Di Tử Bì, họ ở ven biển khai khẩn đất đai, chăm chỉ trồng trọt, mất mấy năm bỏ công sức đã tích lũy được gia sản khổng lồ. Tin tức truyền đến tai Tề Vương, Tề Vương biết Si Di Tử Bì chính là Phạm Lãi, một bậc hiền thần trị quốc, nên đã cử người đến mời ông về làm Tể tướng. Tuy nhiên Phạm Lãi cho rằng thăng quan phát tài tuy là mong muốn lớn nhất của một người bình thường nhưng đối với ông mà nói, danh và lợi đã không còn là mục tiêu theo đuổi của ông nữa. Vậy nên đã từ chối tiếp nhận, đem tài sản chia cho bè bạn thân quyến, hàng xóm láng giềng, còn bản thân chỉ đem theo những thứ cần thiết rồi cùng gia quyến lặng lẽ rời đi, lại tìm đến một nơi xa lạ khác.

Cuối cùng ông đã đến một nơi được gọi là “Đào”, ông cảm thấy Đào là một nơi giao thông thuận tiện rất thích hợp làm ăn buôn bán, do đó Phạm Lãi bắt đầu bước vào công việc kinh doanh, lấy tên là Đào Chu Công. Bởi vì ông buôn bán có đạo đức, biết nắm bắt thời cơ, có thể ổn định cơ nghiệp, biết cách thu nhận người, biết người biết việc, gây dựng được uy tín, lại lấy lợi nhuận thấp, nên ai cũng muốn làm ăn với ông, chẳng mấy chốc, ông lại tích luỹ được gia sản giàu có.

Nghe nói Đào Chu Công đã từng ba lần tích lũy gia sản lớn, tuy nhiên vào thời khắc then chốt, ông lại có thể vứt bỏ những tiền tài ấy mà chẳng chút tiếc nuối, tặng hết cho bạn bè thân quyến, bà con làng xóm nghèo khó, còn bản thân lại làm lại từ đầu, không muốn là một nô lệ cho tiền tài. Chính thái độ biết tiến biết lùi, có thể làm được cũng có thể xả bỏ ấy khiến ông nổi tiếng khắp thiên hạ, trở thành hình mẫu của thương nhân, vậy nên đời sau có người tôn ông là Thần Tài.

(1) Vì sao Phạm Lãi sau khi công thành danh toại thì lại chọn rời khỏi Việt Vương?

(2) Một thương nhân như thế nào mới được xem là thành công? Hãy nêu ra suy nghĩ của bạn nhé.

(3) Thái độ sống thế nào mới có thể khiến chúng ta tránh xa được hoàn cảnh “cận kề sỉ nhục” nào?

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/44605

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (45) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (44)https://chanhkien.org/2024/06/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-thien-tu-van-44.htmlThu, 13 Jun 2024 03:36:27 +0000https://chanhkien.org/?p=33322Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 聆音察理,鑒貌辨色。 貽厥嘉猷,勉其祗植。 Bính âm: 聆(líng) 音(yīn) 察(chá) 理(lǐ), 鑒(jiàn) 貌(mào) 辨(biàn) 色(sè)。 貽(yí) 厥(jué) 嘉(jiā) 猷(yóu), 勉(miǎn) 其(qí) 祗(zhī) 植(zhí)。 Chú âm: 聆(ㄌㄧㄥˊ)音(ㄧㄣ)察(ㄔㄚˊ)理(ㄌㄧˇ), 鑒(ㄐㄧㄢˋ)貌(ㄇㄠˋ)辨(ㄅㄧㄢˋ)色(ㄙㄜˋ)。 貽(ㄧˊ)厥(ㄐㄩㄝˊ)嘉(ㄐㄧㄚ)猷(ㄧㄡˊ), 勉(ㄇㄧㄢˇ)其(ㄑㄧˊ)祗(ㄓ)植(ㄓˊ)。 Âm Hán Việt: Linh âm sát lí, Giám mạo biện sắc. Di quyết gia du, […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (44) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

聆音察理,鑒貌辨色。

貽厥嘉猷,勉其祗植。

Bính âm:

聆(líng) 音(yīn) 察(chá) 理(lǐ),

鑒(jiàn) 貌(mào) 辨(biàn) 色(sè)。

貽(yí) 厥(jué) 嘉(jiā) 猷(yóu),

勉(miǎn) 其(qí) 祗(zhī) 植(zhí)。

Chú âm:

聆(ㄌㄧㄥˊ)音(ㄧㄣ)察(ㄔㄚˊ)理(ㄌㄧˇ),

鑒(ㄐㄧㄢˋ)貌(ㄇㄠˋ)辨(ㄅㄧㄢˋ)色(ㄙㄜˋ)。

貽(ㄧˊ)厥(ㄐㄩㄝˊ)嘉(ㄐㄧㄚ)猷(ㄧㄡˊ),

勉(ㄇㄧㄢˇ)其(ㄑㄧˊ)祗(ㄓ)植(ㄓˊ)。

Âm Hán Việt:

Linh âm sát lí,

Giám mạo biện sắc.

Di quyết gia du,

Miễn kỳ chi thực.

Giải thích:

1. Nghĩa của chữ:

Linh (聆): nghe.

Âm (音): âm hưởng, thanh âm.

Sát (察): làm rõ, hiểu rõ.

Lí (理): quy luật, ý chỉ của sự vật.

Giám (鑒): thẩm sát.

Mạo (貌): tướng mạo, bề ngoài.

Biện (辨): phân biệt, phân rõ.

Sắc (色): nét mặt, thần sắc.

Di (貽): lưu lại.

Quyết (厥): cái ấy, ở đây chỉ (lời dạy tốt đẹp).

Gia (嘉): tốt đẹp.

Du (猷): đạo lý, pháp tắc.

Miễn (勉): khuyến khích.

Kỳ (其): chúng.

Chi (祗): cung kính.

Thực (植): nghĩa gốc là trồng trọt, ở đây mang nghĩa là nhớ kỹ.

2. Nghĩa của từ:

(1) Linh âm (聆音): lắng nghe đối phương nói chuyện.

(2) Sát lí (察理): hiểu lí lẽ.

(3) Giám mạo biện sắc (鑒貌辨色): quan sát sắc mặt người khác mà tuỳ cơ hành sự.

(4) Di quyết (貽厥): lưu truyền, lưu lại.

(5) Gia du (嘉猷): lời dạy tốt đẹp.

Lời dịch tham khảo:

Khi chung sống với người khác, cần phải biết thăm dò ý tứ qua ngôn từ và sắc mặt, trước hết phải nghe xem đối phương nói những gì, nghĩ xem người ấy nói có đạo lý không, rồi nhìn xem biểu cảm trên khuôn mặt của người đó có thành khẩn, chân thành không, như thế mới có thể phán đoán một người là tốt hay xấu và động cơ trong lời nói của người ta là gì.

Chúng ta nên gắng sức làm gương để lưu lại những hình mẫu tốt đẹp cho con cháu đời sau, khuyến khích chúng thành tâm thành ý nhớ kỹ trong lòng, đồng thời tiếp tục lưu truyền về sau.

Câu chuyện văn tự:

Linh (聆): chữ này được tạo thành bởi một chữ Nhĩ (耳) và một chữ Lệnh (令), Tiểu triện viết là “ ” , nghĩa gốc là nghe. Nghe âm thanh phải nhờ đến tai, mà Lệnh (令) lại mang ý nghĩa tốt lành, vậy nên Linh (聆) thường là ý chỉ nghe những lời hay ý đẹp.

Mạo (貌): xuất hiện sớm nhất trong Đào văn (chữ viết trên gốm), viết là “” , được tạo bởi hai cổ tự Diệp (頁) và Mã (馬). Cách viết trong Tiểu triện là “ ”, đã rất giống với cách viết chữ Mạo (貌) của ngày nay rồi, nghĩa gốc là chỉ dung mạo. Ngoài bộ Trĩ (豸), thì phía còn lại của chữ Mạo (貌) trông như đầu người thêm phần thân và chân, cho nên chữ Mạo (貌) được dùng với ý là dung mạo của người.

Sắc (色): Tiểu triện viết là “ ”, được tạo thành bởi một chữ Nhân (人) và một chữ Tiết (節) cổ văn. Những hỉ nộ ai lạc ái ố của người ta sau khi được tiết chế thì thứ biểu hiện trên khuôn mặt chính là Sắc, vậy nên nghĩa gốc của Sắc (色) là các loại nét mặt sinh ra từ tâm và biểu hiện ra giữa hai lông mày.

Suy ngẫm và thảo luận:

Từ xưa người Trung Quốc đã coi trọng việc giáo dục con cái trong gia đình, đặc biệt là sự giáo dục của người cha, trong lịch sử nổi tiếng có Nhan Chi Thôi thời Bắc Tề, Chu Hy thời nhà Tống, Vương Phu Chi thời nhà Minh, cùng Trịnh Bản Kiều, Tăng Quốc Phiên thời nhà Thanh v.v.. đều lưu lại những gia huấn được nhiều người biết đến.

Nhan Chi Thôi thời Bắc Tề vì để khuyên răn con cháu không được ỷ lại dòng dõi, mà sinh ra kiêu ngạo lười biếng, đồng thời cũng hi vọng con cháu có thể giữ được gia phong dòng dõi sĩ tộc không bị suy tàn, do đó ông đã viết cuốn “Nhan Thị gia huấn” gồm 20 phần, ước chừng hơn bốn vạn từ. Cuốn Gia huấn này được truyền tụng suốt 1300 đến 1400 năm sau đó, và được hậu thế tôn thành tổ sư của Gia huấn.

Và “Trọng đức tu thân” luôn là nội dung cốt lõi của mọi Gia huấn. Chu Hy nhà triết học về Nho giáo thời Tống đã chỉ ra trong cuốn “Gia Huấn” như sau: “Người đức độ dù tuổi nhỏ hơn ta, ta tất kính trọng; kẻ kém đức dù tuổi lớn hơn ta, ta tất tránh xa”. Ý nói là người có đức dù tuổi tác nhỏ hơn ta, ta cũng sẽ kính trọng; còn người kém đức dù tuổi tác có lớn hơn ta đi nữa, thì ta chắc chắn cũng sẽ tránh xa. Từ đó có thể thấy được Chu Hy coi trọng đức đến mức độ nào. Chu Hy còn chỉ ra rằng: “Chớ thấy điều thiện nhỏ mà không làm, chớ thấy điều ác nhỏ mà làm”. Ý là việc thiện dù nhỏ đến mấy cũng cần tích cực làm, việc ác dù nhỏ đến mấy cũng không thể làm.

Trong những Giáo huấn nổi tiếng này đều chứa đựng những phẩm chất đạo đức tốt đẹp về sự tiết nghĩa trung hiếu, nhân nghĩa lễ trí tín, và tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ, vậy nên thường được hậu nhân dùng để căn dặn con cháu cần phải ghi nhớ trong lòng.

(1) Các bạn hãy thử nói xem, tại sao “Trọng đức tu thân” lại là nội dung chủ yếu của mọi Gia huấn nào?

(2) Để giáo dục con cháu đời sau, ngoài việc “ngôn truyền” (lấy lời nói) lưu lại Gia huấn, thì việc “thân giáo” (lấy mình làm gương) càng quan trọng hơn nữa, hãy nêu ra suy nghĩ của bạn về việc này hoặc nêu ra những ví dụ từng xuất hiện trong lịch sử liên quan đến điều này nhé.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/44604

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (44) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (43)https://chanhkien.org/2024/06/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-thien-tu-van-43.htmlSun, 09 Jun 2024 02:23:33 +0000https://chanhkien.org/?p=33302Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 孟軻敦素,史魚秉直。 庶幾中庸,勞謙謹敕。 Bính âm: 孟(mèng) 軻(kē) 敦(dūn) 素(sù) , 史(shǐ) 魚(yú) 秉(bǐng) 直(zhí) 。 庶(shù) 幾(jī) 中(zhōng) 庸(yōng) , 勞(láo) 謙(qiān) 謹(jǐn) 敕(chì)。 Chú âm: 孟﹙ㄇㄥˋ﹚軻﹙ㄎㄜ﹚敦﹙ㄉㄨㄣ﹚ 素﹙ㄙㄨˋ﹚, 史﹙ㄕˇ﹚魚﹙ㄩˊ﹚秉﹙ㄅㄧㄥˇ﹚直﹙ㄓˊ﹚。 庶﹙ㄕㄨˋ﹚幾﹙ㄐㄧ﹚ 中﹙ㄓㄨㄥ﹚ 庸﹙ㄩㄥ﹚, 勞﹙ㄌㄠˊ﹚謙﹙ㄑㄧㄢ﹚謹﹙ㄐㄧㄣˇ﹚敕﹙ㄔˋ﹚。 Âm Hán Việt: Mạnh Kha đôn tố, Sử Ngư […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (43) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

孟軻敦素,史魚秉直。

庶幾中庸,勞謙謹敕。

Bính âm:

孟(mèng) 軻(kē) 敦(dūn) 素(sù) ,

史(shǐ) 魚(yú) 秉(bǐng) 直(zhí) 。

庶(shù) 幾(jī) 中(zhōng) 庸(yōng) ,

勞(láo) 謙(qiān) 謹(jǐn) 敕(chì)。

Chú âm:

孟﹙ㄇㄥˋ﹚軻﹙ㄎㄜ﹚敦﹙ㄉㄨㄣ﹚ 素﹙ㄙㄨˋ﹚,

史﹙ㄕˇ﹚魚﹙ㄩˊ﹚秉﹙ㄅㄧㄥˇ﹚直﹙ㄓˊ﹚。

庶﹙ㄕㄨˋ﹚幾﹙ㄐㄧ﹚ 中﹙ㄓㄨㄥ﹚ 庸﹙ㄩㄥ﹚,

勞﹙ㄌㄠˊ﹚謙﹙ㄑㄧㄢ﹚謹﹙ㄐㄧㄣˇ﹚敕﹙ㄔˋ﹚。

Âm Hán Việt:

Mạnh Kha đôn tố,

Sử Ngư bỉnh trực.

Thứ cơ trung dung,

Lao khiêm cẩn sắc.

Giải thích:

1. Nghĩa của chữ:

Đôn (敦): chú trọng; tôn sùng.

Tố (素): mộc mạc; bản sắc.

Bỉnh (秉): giữ vững.

Trực (直): chính trực.

Trung (中): không thiên vị, trung lập.

Dung (庸): thường hằng không đổi.

Lao (勞): chăm chỉ.

Khiêm (謙): khiêm nhường.

Cẩn (謹): cẩn thận.

Sắc (敕): thận trọng.

2. Nghĩa của từ:

(1) Mạnh Kha (孟軻): tức là Mạnh Tử, tên Kha tự là Tử Dư. Nhà tư tưởng thời Chiến quốc, có chủ trương là con người tính bản thiện.

(2) Sử Ngư (史魚): Đại phu của nước Vệ thời Xuân Thu, nổi danh bởi chính trực.

(3) Thứ Cơ (庶幾): hầu như, gần như.

Lời dịch tham khảo:

Mạnh Tử chất phác mộc mạc, Sử Ngư ngay thẳng chính trực, đều là những tấm gương đối nhân xử thế cho chúng ta noi theo, nếu học theo được, thì cũng gần như đã phù hợp với đạo lý trung dung rồi đó. Đương nhiên, chúng ta còn phải giữ gìn những đức tính tốt đẹp như chăm chỉ, khiêm nhường, cẩn thận và thận trọng nữa thì mới có thể trở thành một bậc quân tử được.

Câu chuyện văn tự:

Lao (勞): là một chữ hình thanh hội ý, Kim văn viết là “”. Tiểu triện viết là “ ”. Trong Tiểu triện thì bộ Lực (力) biểu âm và chữ Huỳnh (熒) giản lược bộ Hoả (火) bên dưới biểu nghĩa. Chữ Huỳnh (熒) này có chữ Diệm (焱) (âm 燕: yān) và bộ Mịch (冖) (âm 密: mì), Mịch (冖) có hình dáng tương tự như mái nhà, Diệm (焱) có nghĩa là tia lửa, nên Huỳnh (熒) cũng có nghĩa là trong nhà có ánh lửa, cuộc sống ngày xưa rất mộc mạc giản dị. Mặt trời lên thì làm việc, mặt trời lặn thì nghỉ ngơi, nên thông thường người ta ít dùng lửa để chiếu sáng, khi phát hiện thấy trong nhà có tia lửa bất thường, đa phần là đã xảy ra hoả hoạn rồi. Nhà ngày xưa đều là bằng gỗ và tre, một khi đã cháy thì không thể xử lý, hiện trường đám cháy thường hết sức hỗn loạn, vừa phải cứu người lại phải dập lửa, còn phải tránh cho bản thân khỏi bị thương. Do vậy việc cứu hoả là vô cùng nguy hiểm lại còn vất vả nữa, nhất định phải cố gắng hết sức tạt nước mới có thể dập tắt được. Và hành động tích cực được phát huy hết mức này chính là Lao (勞). Người xưa đã dùng tâm trạng, sự nguy hiểm, cái cực nhọc và sự nỗ lực khi cứu hoả để giải thích cho chữ Lao (勞) này, thật là tài tình quá.

Suy ngẫm và thảo luận:

Đây là một câu chuyện trong cuốn thứ bảy của tập “Hàn Thi Ngoại Truyện” do Hàn Anh thời Tây Hán biên soạn.

Vào thời Xuân Thu nước Vệ có một vị Đại phu tên là Sử Ngư, trong lúc ông bệnh tình nguy kịch sắp chết đã nói với con trai của mình rằng: “Cừ Bá Ngọc là một người tài giỏi, ta từng nhiều lần tiến cử ông ấy với vua, tuy nhiên vẫn chưa được chấp thuận. Ta cũng từng nói Di Tử Hà bất tài, thế nhưng cũng chưa thể tước bỏ chức quan của hắn. Là một bề tôi, lúc còn sống không thể tiến cử người hiền lương, cũng không thể trừ bỏ kẻ bất tài, thế thì lúc chết không thể làm tang sự ở chính đường được, hãy khâm liệm ta ở gian nhà nhỏ bên cạnh là được rồi”.

Vua nước Vệ đến viếng điếu, nhìn thấy tình cảnh ấy cảm thấy rất kỳ lạ bèn hỏi con trai của Sử Ngư vì sao không tổ chức tang lễ theo đúng lễ nghi như vậy. Do đó con trai của Sử Ngư đã đem những lời lúc lâm chung của cha nói hết cho vua Vệ. Vua Vệ nghe xong cảm động sâu sắc, lập tức bổ dụng Cừ Bá Ngọc, và bãi chức Di Tử Hà, đồng thời ra lệnh chuyển quan tài vào chính đường, cúng bái xong xuôi mới rời đi. Hành vi lúc sống dùng thân thể để can gián, lúc chết dùng thi thể để can gián này của Sử Ngư chính là chính trực, cho nên đến cả Khổng Tử cũng nói “trực tai Sử Ngư” nghĩa là: Sử Ngư chính trực làm sao.

Sau khi đọc xong câu chuyện này rồi chúng ta hãy cùng thảo luận và trả lời các câu hỏi dưới đây nhé:

(1) Vì sao hành động của Sử Ngư được xem là chính trực?

(2) Người xưa nói rằng: “Ích giả tam hữu, hữu trực, hữu lượng, hữu đa văn”, ý nói rằng, có ba kiểu bạn bè có ích có thể kết giao, đó là bạn chính trực, bạn thành tín, bạn có hiểu biết sâu rộng. Bạn nghĩ sao về điều này?

(3) Chính trực có nghĩa là “có chính kiến”, cũng chính là không thiên vị không che giấu, vậy làm thế nào để nuôi dưỡng được đức tính này?

Phụ lục:

Xưa kia Vệ Đại phu Sử Ngư lâm bệnh mà chết, đã nói với con trai rằng: “Ta nhiều lần nói Cừ Bá Ngọc tài giỏi mà không thể tiến cử, Di Tử Hà bất tài mà không thể phế bỏ. Là bề tôi khi sống không thể tiến cử người tài mà phế bỏ kẻ bất tài, thì chết không được làm tang chay nơi chính đường, linh cữu đặt ở gian bên là được”. Vua Vệ hỏi nguyên do, thì người con trai kể lại lời cha. Vua bèn triệu dùng Bá Ngọc, và phế bỏ Di Tử Hà, rồi cho di chuyển linh cữu vào chính đường, lễ lạt xong xuôi mới rời đi. Khi sống dùng thân mình can gián, khi chết dùng thi thể can gián, có thể nói là chính trực vậy. «Thi» viết rằng: “Tịnh cung nhi vị, hảo thị chính trực”. Dịch nghĩa: Ở cương vị của mình thì nên nghiêm túc kính cẩn, gần gũi thân với người chính trực. (Hàn Thi Ngoại Truyện)

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/44603

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (43) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (42)https://chanhkien.org/2024/05/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-thien-tu-van-42.htmlTue, 28 May 2024 02:51:44 +0000https://chanhkien.org/?p=33235Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 俶載南畝,我藝黍稷。 稅熟貢新,勸賞黜陟。 Bính âm: 俶(chù) 載(zài) 南(nán) 畝(mǔ), 我(wǒ) 藝(yì) 黍(shǔ) 稷(jì)。 稅(shuì) 熟(shú) 貢(gòng) 新(xīn), 勸(quàn) 賞(shǎng) 黜(chù) 陟(zhì) Chú âm: 俶(ㄔㄨˋ)載(ㄗㄞˋ)南(ㄋㄢˊ)畝(ㄇㄨˇ), 我(ㄨㄛˇ)藝(ㄧˋ)黍(ㄕㄨˇ)稷(ㄐㄧˋ)。 稅(ㄕㄨㄟˋ)熟(ㄕㄨˊ)貢(ㄍㄨㄥˋ)新(ㄒㄧㄣ), 勸(ㄑㄩㄢˋ)賞(ㄕㄤˇ)黜(ㄔㄨˋ)陟(ㄓˋ)。 Âm Hán Việt: Thục tải nam mẫu, Ngã nghệ thử tắc. Thuế thục cống tân, […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (42) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

俶載南畝,我藝黍稷。

稅熟貢新,勸賞黜陟。

Bính âm:

俶(chù) 載(zài) 南(nán) 畝(mǔ),

我(wǒ) 藝(yì) 黍(shǔ) 稷(jì)。

稅(shuì) 熟(shú) 貢(gòng) 新(xīn),

勸(quàn) 賞(shǎng) 黜(chù) 陟(zhì)

Chú âm:

俶(ㄔㄨˋ)載(ㄗㄞˋ)南(ㄋㄢˊ)畝(ㄇㄨˇ),

我(ㄨㄛˇ)藝(ㄧˋ)黍(ㄕㄨˇ)稷(ㄐㄧˋ)。

稅(ㄕㄨㄟˋ)熟(ㄕㄨˊ)貢(ㄍㄨㄥˋ)新(ㄒㄧㄣ),

勸(ㄑㄩㄢˋ)賞(ㄕㄤˇ)黜(ㄔㄨˋ)陟(ㄓˋ)。

Âm Hán Việt:

Thục tải nam mẫu,

Ngã nghệ thử tắc.

Thuế thục cống tân,

Khuyến thưởng truất trắc.

Giải thích:

1. Nghĩa của chữ:

Thục (俶): bắt đầu.

Tải (載): công việc đồng áng.

Nam (南): phía Nam.

Mẫu (畝): bờ ruộng, chỗ đất cao lên trong ruộng.

Ngã (我): tự xưng.

Nghệ (藝): trồng trọt.

Thuế (稅): chỉ thuế ruộng, là thuế má đất ruộng thời cổ đại. Ở đây dùng làm động từ chỉ việc giao nộp thuế má.

Thục (熟): lúa chín.

Cống (貢): dâng cho vua.

Tân (新): chỉ thóc lúa mới.

Khuyến (勸): khích lệ, khen thưởng.

Thưởng (賞): ban tài vật cho người có công.

Truất (黜): cách chức.

Trắc (陟): thăng quan.

2. Nghĩa của từ:

Thục tải nam mẫu (俶載南畝): đến bờ ruộng phía Nam bắt đầu làm việc. Trích từ «Kinh Thi – Chu Tụng», “Tắc tắc lương cử, thục tải nam mẫu. Bá quyết bách cốc, thực hàm tư hoạt.” Tạm dịch: Tra lưỡi cày sắc bén, từ bờ nam ta bắt đầu làm việc. Đem hạt giống gieo trồng, hạt nảy mầm mang đầy sức sống. Thử tắc (黍稷): lương thực, trích từ «Kinh Thi – Tiểu Nhã – Sở Tì», “Sở sở giả từ, ngôn trừu kỳ cức. Tự tích hà vi, ngã nghệ thử tắc”. Tạm dịch: Cỏ gai mọc tươi tốt, phải trừ loài gai góc. Từ xưa sao làm vậy, vì phải trồng lương thực.

Cống tân (貢新): dâng lên thóc lúa mới chín.

Khuyến thưởng (勸賞): khen thưởng.

Truất trắc (黜陟): thăng, giáng chức quan.

Lời dịch tham khảo

Mùa xuân đã đến, người nông dân đều bắt đầu xuống ruộng, bận rộn trồng trọt lương thực.

Nông dân đem thóc lúa chín giao cho quan phủ nộp thuế, quan viên lại đem lúa mới dâng lên triều đình. Triều đình vì để khích lệ phát triển nông nghiệp, nên tiến hành khảo hạch quan viên khuyến nông các nơi, quan nào chăm chỉ thì ban thưởng thăng quan, quan nào không chăm lo việc đồng áng thì xử phạt cách chức.

Câu chuyện văn tự

Nam (南): chữ này trong Giáp cốt văn viết là “”, nghĩa chữ ban đầu là đồ chứa rượu hoặc đựng lương thực. Mỗi ngày Mặt trời mọc lên từ phía đông và lặn ở phía tây, cả ngày chỉ khi Mặt trời đi qua phía nam là ấm áp nhất. Trong Kim văn viết là “”, và Tiểu triện viết là “”, nghĩa chữ ban đầu là khoẻ khoắn có ích, nhưng từ hình dạng của chữ thì trông giống hình dạng phát triển mạnh mẽ của cây cỏ, tượng trưng cây cỏ hướng đến phía nam có Mặt trời ấm áp mà phát triển mạnh mẽ, khỏe khoắn tươi tốt.

Thử (黍): lúa nếp, trong Giáp cốt văn viết là “ ”, vì Thử không phải lúa gạo, hơn nữa Thử thêm nước vào thì có thể ủ rượu, nhằm để phân biệt với lúa gạo, nên hình dáng chữ trông giống bông lúa rời rạc và chữ Thuỷ (水). Trong Kim văn viết là “ ” ý tứ tương đồng với chữ Giáp cốt văn. Đến Tiểu triện được viết là “”, gồm chữ Hoà (禾) thêm chữ Vũ (雨) bị thiếu một nét ngang, nghĩa gốc là loại lương thực tương tự lúa gạo nhưng có chất dính.

Khuyến (勸): cách viết trong chữ chính thể không khác mấy so với chữ “ ” (khuyến) trong Tiểu triện và chữ “” (khuyến) trong Lệ thư. Khuyến (勸) là chữ Ngạc (齶) thêm chữ Lực (力), hàm nghĩa của chữ Ngạc (齶) là bắt nguồn từ chữ 鸛鳥 (chim cò). Cò là một loài chim giống chim hạc, nhưng trên đầu không có mào đỏ. Thường làm tổ trên cây bên bờ nước, lúc đói sẽ bay đến giữa dòng nước, lội ngược dòng tìm kiếm thức ăn. Tuy rằng vô cùng vất vả nhưng nó vẫn chăm chỉ làm việc, do vậy chữ Ngạc (齶) đại biểu cho việc nỗ lực phấn đấu, mà Ngạc (齶) thêm chữ Lực (力) mang nghĩa là khuyến khích đạt đến sự tốt lành.

Suy ngẫm và thảo luận

Trong bài này, chúng ta đã biết được rằng nhờ có người nông dân trồng trọt chăm chỉ nên mùa màng mới có thể thu hoạch được. Và mỗi hạt lương thực mà chúng ta thường ăn đều là do nông dân trồng trọt vất vả trên đồng ruộng mới có, vậy nên chúng ta phải trân trọng đó nhé. Tiếp theo chúng ta sẽ đến với một bài thơ Đường, bài thơ này ngoài việc miêu tả sự gian khổ của người nông dân trồng trọt trên đồng ruộng, nó còn nhắc nhở chúng ta cần phải trân trọng những thành quả mà người nông dân phải lao động chăm chỉ mới có được.

Mẫn nông thi

Tác giả: Lý Thân

Sừ hòa nhật đương ngọ,
Hãn trích hòa hạ thổ.
Thuỳ tri bàn trung xan,
Lạp lạp giai tân khổ.

Tạm dịch:

Bài thơ thương người nông dân

Làm đồng ngay buổi ban trưa,
Mồ hôi thánh thót rơi trên ruộng đồng.
Ai ơi biết bát cơm đầy,
Hạt nào cũng thấm đắng cay nhọc nhằn.

Dịch nghĩa:

Mặt trời giữa trưa ngay trên đỉnh đầu, thời tiết nóng nực như thế, mà người nông dân vẫn cầm cuốc làm việc. Mồ hôi thánh thót rớt xuống bùn đất trên đồng ruộng. Mấy ai biết rằng cơm trắng trong bát chúng ta ăn, mỗi một hạt đều là nhờ vào sự lao động vất vả cực nhọc của người nông dân mới có được!

1) Người nông dân phải trồng trọt chăm chỉ chúng ta mới có cơm để ăn, hãy nghĩ xem, chúng ta phải làm gì để bày tỏ sự biết ơn của mình đối với họ nào?

2) Người ta trong các ngành nghề của xã hội cũng đều giống như những người nông dân vậy, làm việc chăm chỉ vì bổn phận của bản thân. Là một học sinh, chúng ta nên làm gì mới được tính là làm tròn bổn phận của mình nào?

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/44602

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (42) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (41)https://chanhkien.org/2024/05/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-thien-tu-van-41.htmlWed, 22 May 2024 04:00:31 +0000https://chanhkien.org/?p=33208Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 曠遠綿邈,岩岫杳冥。 治本於農,務茲稼穡。 Bính âm: 曠(kuàng) 遠(yuǎn) 綿(mián) 邈(miǎo) , 岩(yán) 岫(xiù) 杳(yǎo) 冥(míng) 。 治(zhì) 本(běn) 於(yú) 農(nóng) , 務(wù) 茲(zī) 稼(jià) 穡(sè) 。 Chú âm: 曠﹙ㄎㄨㄤˋ﹚遠﹙ㄩㄢˇ﹚綿﹙ㄇㄧㄢˊ﹚邈 ﹙ㄇㄧㄠˇ﹚, 岩﹙ㄧㄢˊ﹚岫﹙ㄒㄧㄡˋ﹚杳﹙ㄧㄠˇ﹚冥﹙ㄇㄧㄥˊ﹚。 治﹙ㄓˋ﹚本﹙ㄅㄣˇ﹚於﹙ㄩˊ﹚農﹙ㄋㄨㄥˊ﹚, 務﹙ㄨˋ﹚茲﹙ㄗ﹚稼﹙ㄐㄧㄚˋ﹚穡﹙ㄙㄜˋ﹚。 Âm Hán Việt: Khoáng viễn miên mạc, Nham tụ diểu […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (41) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

曠遠綿邈,岩岫杳冥。

治本於農,務茲稼穡。

Bính âm:

曠(kuàng) 遠(yuǎn) 綿(mián) 邈(miǎo) ,

岩(yán) 岫(xiù) 杳(yǎo) 冥(míng) 。

治(zhì) 本(běn) 於(yú) 農(nóng) ,

務(wù) 茲(zī) 稼(jià) 穡(sè) 。

Chú âm:

曠﹙ㄎㄨㄤˋ﹚遠﹙ㄩㄢˇ﹚綿﹙ㄇㄧㄢˊ﹚邈 ﹙ㄇㄧㄠˇ﹚,

岩﹙ㄧㄢˊ﹚岫﹙ㄒㄧㄡˋ﹚杳﹙ㄧㄠˇ﹚冥﹙ㄇㄧㄥˊ﹚。

治﹙ㄓˋ﹚本﹙ㄅㄣˇ﹚於﹙ㄩˊ﹚農﹙ㄋㄨㄥˊ﹚,

務﹙ㄨˋ﹚茲﹙ㄗ﹚稼﹙ㄐㄧㄚˋ﹚穡﹙ㄙㄜˋ﹚。

Âm Hán Việt:

Khoáng viễn miên mạc,

Nham tụ diểu minh.

Trị bổn ô nông,

Vụ từ giá sắc.

Giải thích:

1. Nghĩa của chữ:

Khoáng (曠): rộng lớn.

Viễn (遠): cự ly rất dài.

Miên (綿): liên tiếp không ngừng.

Mạc (邈): xa xôi.

Nham (岩): vách núi cao chót vót.

Tụ (岫): hang động, sơn cốc.

Diểu (杳): sâu thẳm.

Minh (冥): tối tăm.

Ô (於): ở chỗ.

Nông (農): việc trồng trọt.

Vụ (務): chuyên tâm làm việc.

Từ (茲): ấy, này.

Giá (稼): cấy trồng.

Sắc (穡): gặt hái ngũ cốc.

2. Nghĩa của từ:

(1) Khoáng viễn (曠遠): rộng lớn vô biên.

(2) Miên mạc (綿邈): xa tít tắp.

(3) Nham tụ (岩岫): núi cao vực sâu.

(4) Diểu minh (杳冥): sâu thẳm tối tăm.

(5) Trị bổn (治本): biện pháp căn bản cai quản đất nước.

(6) Vụ từ (務茲): dốc sức vào.

(7) Giá sắc (稼穡): chỉ hết thảy việc nông nghiệp.

Lời dịch tham khảo:

Lãnh thổ quốc gia bao la hùng vĩ, cửa ải biên thành hiểm yếu, nối tiếp nhau không ngừng. Núi cao chót vót, vực sâu thăm thẳm, quả đúng là một dải giang sơn gấm vóc.

Để cai quản một đất nước như vậy, điều quan trọng nhất là phải làm cho người dân tránh được nguy cơ đói kém, vậy nên phát triển nông nghiệp là kế sách căn bản của quốc gia. Nhất định phải để người dân dốc sức vào công việc trồng trọt và gặt hái, như thế đất nước mới có thể hoà bình và ổn định lâu dài được.

Câu chuyện văn tự:

Diểu (杳): là một chữ hội ý, trong Tiểu triện viết là “ ”. Chữ Nhật (日) ở dưới chữ Mộc (木), biểu thị khi Mặt Trời lặn xuống dưới cái cây thì đêm tối sắp đến, bầu trời trở nên tối tăm, và cảnh vật xung quanh cũng dần dần không thấy rõ nữa, vậy nên nghĩa gốc của từ này là “u tối”. Màu tối là đêm tối cũng mang ý nghĩa là tối tăm. Nhìn không rõ cảnh vật thì ngoài lý do ánh sáng không đủ còn có nguyên nhân nữa là khoảng cách quá xa, vậy nên Diểu (杳) còn có thêm ý tứ là “xa xăm”.

Giá (稼): là chữ hình thanh hội ý, trong Tiểu triện viết là “”, có bộ Hoà (禾) biểu nghĩa và chữ Gia (家) biểu âm, nghĩa gốc là lúa chín, vậy nên Hoà (禾) biểu nghĩa. Bởi vì lúa chín là yếu phẩm cần thiết trong cuộc sống của người dân, người xưa coi nó như một phần của gia đình vậy, cho nên chữ Gia (家) biểu âm. Cũng có người cho rằng lúa non lớn đến một độ cao nhất định thì cần nhổ trồng, tức là cấy. Nghe giống với từ Giá (嫁: con gái xuất giá) vậy, hi vọng người con gái sau khi gả đến hoàn cảnh mới cũng có thể thuận lợi trưởng thành, vậy nên chữ Giá (嫁) tỉnh lược thành chữ Gia (家) biểu âm. Cả hai cách nói này đều có lý, bởi vì họ đều coi lúa non như người nhà của mình mà chăm sóc vậy, dùng tấm lòng trân trọng như thế mà làm việc cày cấy, nhất định sẽ có vụ mùa bội thu. Từ đây chúng ta cũng có thể thể hội được dụng tâm khi tạo chữ của người xưa rồi đó.

Suy ngẫm và thảo luận:

Trung Quốc từ xưa đã tự hào là lấy nông nghiệp lập quốc, từ những công cụ làm nông bằng đá được khai quật, đã chứng minh rằng trong thời kỳ đồ đá mới (khoảng 7000 đến 8000 năm trước) đã có trồng trọt. Đến thời nhà Thương, trong chữ Giáp cốt đã xuất hiện những chữ như: nông (農: nông nghiệp), sắc (嗇) (âm sắc; chỉ việc thu gom thóc lúa), quyến (甽) (âm khuyển; chỉ mương nước giữa ruộng), hoà (禾: lúa thóc), thử (黍: lúa nếp), tắc (稷: lúa tắc), mễ (米: gạo); càng minh chứng rằng vào thời nhà Thương các loại nông sản đã là nguồn tài nguyên sống quan trọng rồi. Đến thời nhà Chu, không những đã coi Thần Nông Hậu Tắc là thuỷ tổ, mà ngay cả nhà vua cũng phải làm việc cấy cày.

Chúng ta đều biết «Kinh Thi» là tập thơ lâu đời nhất của Trung Quốc, nó ghi chép lại tình hình xã hội trong khoảng 500 năm từ thời kỳ đầu nhà Chu cho đến giữa thời Xuân Thu bằng những ngôn từ giản dị, là một bộ tác phẩm văn học tả thực, trong «Kinh Thi» có rất nhiều những miêu tả về cuộc sống của người nông dân, như bài Đại Điền đã miêu tả tường tận về quá trình cày cấy. “Đại điền đa tắc, kí chủng kí giới, kí bị nãi sự, dĩ ngã đàm cử, thục tải nam mẫu”. (Tạm dịch: Ruộng lớn trồng được nhiều, lựa giống rồi sửa sang nông cụ, chuẩn bị hết xong xuôi, ta lấy cày sắc bén, đến bờ nam bắt đầu cày cấy). Ý nói là phải làm tốt công tác chuẩn bị rồi mới có thể xuống ruộng cày cấy. “Bá quyết bách cốc, kí đình thư thạc, tằng tôn thị nhã”. (Tạm dịch: Gieo mầm hạt ngũ cốc, vừa thẳng vừa khoẻ khoắn, khiến cháu con vui mừng). Miêu tả các loại ngũ cốc được trồng vừa thẳng lại vững chắc, nên nhận được tán thưởng. “Kí phương kí tạo, kí kiên kí hảo, bất lang bất hựu”. (Tạm dịch: Lúa trổ bông căng hạt, vừa chắc lại vừa tốt, ruộng không có cỏ dại). Ý nói hoa màu được trồng bắt đầu kết hạt, trong ruộng cũng chẳng còn cỏ dại, cho thấy người nông dân không những cần chăm sóc hoa màu, mà còn cần trừ bỏ cỏ dại, thì mới có thể mong đợi một mùa bội thu. “Khứ kỳ minh đằng, cập kỳ mâu tặc, vô hại ngã điền trĩ, điền tổ hữu thần, bỉnh tỉ viêm hoả”. (Tạm dịch: Trừ sâu bọ đục thân, cùng cả loài cuốn lá, không làm hại ruộng ta, điền tổ có thần quản, bắt ném vào lửa cháy). Đoạn này nói về việc tiêu trừ sâu hại, bắt được thì ném vào trong lửa, điều này tốt cho môi trường hơn là dùng thuốc trừ sâu. Đến sau khi thu hoạch xong, “Bỉ hữu bất hoạch trĩ, thử hữu bất liễm tế; bỉ hữu di bỉnh, thử hữu trệ tuệ; y quả phụ chi lợi”. (Tạm dịch: Ở kia lúa non chưa gặt, ở đây lúa cắt chưa gom; chỗ kia để rơi vài bó, chỗ này sót lại mấy bông; lợi ấy là cho quả phụ). Cố tình để lại một chút thóc vãi để người nghèo khó mà trong nhà không có tráng đinh đi nhặt nhạnh, quả là rất có dụng tâm. Sau mùa bội thu, tiếp đến là “Lai phương nhân tự, dĩ kỳ tinh hắc, dư kỳ thử tắc, dĩ hưởng dĩ tự, dĩ giới cảnh phúc”. (Tạm dịch: Cháu con tề tựu tế trời, bò đỏ heo đen bày sắp sẵn, thóc lúa cao lương cùng lễ quý, hiến dâng tế phẩm hành tế lễ, cầu ban đại phúc cho chúng dân). Dùng tế lễ long trọng cảm tạ trời đất thần linh. Đây chính là hình ảnh cày cấy của nông dân thời nhà Chu. Bài thơ này đã cho chúng ta thấy được bản chất giản dị, cẩn thận, chăm chỉ, thương xót người nghèo, và biết cảm ơn của người xưa, thật khiến người ta cảm động.

(1) Bạn nghĩ xem vì sao Trung Quốc phải “lấy nông nghiệp lập quốc”?

(2) Bạn thử nghĩ xem, chúng ta phải làm gì mới khiến hoa màu không có cỏ dại, vừa chắc lại tốt nào?

(3) Vì sao người xưa lại phải cố ý để lại một ít thóc vãi để người ta đi nhặt nhạnh nhỉ?

(4) Chúng ta hãy nói xem việc canh tác ngày nay và ngày xưa có gì khác nhau?

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/44601

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (41) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (40)https://chanhkien.org/2024/05/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-thien-tu-van-40.htmlFri, 10 May 2024 03:17:11 +0000https://chanhkien.org/?p=33115Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 雁門紫塞,雞田赤城。 昆池碣石,巨野洞庭。 Bính âm: 雁(yàn) 門(mén) 紫(zǐ) 塞(sài) , 雞(jī) 田(tián) 赤(chì) 城(chéng)。 昆(kūn) 池(chí) 碣(jié) 石(shí), 巨(jù) 野(yě) 洞(dòng) 庭(tíng)。 Chú âm: 雁(ㄧㄢˋ)門(ㄇㄣˊ)紫(ㄗˇ)塞(ㄙㄞˋ), 雞(ㄐㄧ)田(ㄊㄧㄢˊ)赤(ㄔˋ)城(ㄔㄥˊ)。 昆(ㄎㄨㄣ)池(ㄔˊ)碣(ㄐㄧㄝˊ)石(ㄕˊ), 巨(ㄐㄩˋ)野(ㄧㄝˇ)洞(ㄉㄨㄥˋ)庭(ㄊㄧㄥˊ)。 Âm Hán Việt: Nhạn Môn Tử Tái, Kê Điền Xích Thành. Côn Trì Kiệt […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (40) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

雁門紫塞,雞田赤城。

昆池碣石,巨野洞庭。

Bính âm:

雁(yàn) 門(mén) 紫(zǐ) 塞(sài) ,

雞(jī) 田(tián) 赤(chì) 城(chéng)。

昆(kūn) 池(chí) 碣(jié) 石(shí),

巨(jù) 野(yě) 洞(dòng) 庭(tíng)。

Chú âm:

雁(ㄧㄢˋ)門(ㄇㄣˊ)紫(ㄗˇ)塞(ㄙㄞˋ),

雞(ㄐㄧ)田(ㄊㄧㄢˊ)赤(ㄔˋ)城(ㄔㄥˊ)。

昆(ㄎㄨㄣ)池(ㄔˊ)碣(ㄐㄧㄝˊ)石(ㄕˊ),

巨(ㄐㄩˋ)野(ㄧㄝˇ)洞(ㄉㄨㄥˋ)庭(ㄊㄧㄥˊ)。

Âm Hán Việt:

Nhạn Môn Tử Tái,

Kê Điền Xích Thành.

Côn Trì Kiệt Thạch,

Cự Dã Động Đình.

Giải thích:

1. Nghĩa của chữ:

Tái (塞): biên giới, quan ải

2. Nghĩa của từ:

(1) Nhạn Môn (雁門): Nhạn Môn Quan của Vạn Lý Trường Thành, nằm ở phía Bắc tỉnh Sơn Tây. Núi Nhạn Môn cao chót vót, chim Nhạn không thể bay qua, nhưng miệng núi chỗ Nhạn Môn Quan khá thấp, nên chim Nhạn chỉ có thể bay qua từ chỗ này, đây là chỗ hai ngọn núi đối chọi nhau thành hình như cái cửa, vậy nên gọi là Nhạn Môn. Trong «Lã Thị Xuân Thu» có ghi chép rằng: “Thiên hạ chín ải, Nhạn Môn đứng đầu”. Hình thế của Nhạn Môn Quan hùng vĩ, đứng đầu trong chín quan ải lớn nổi tiếng ở Trung Quốc, từ xưa đã là trọng địa biên phòng, là quan ải trọng yếu ngăn chặn sự xâm nhập của dân tộc phương Bắc.

(2) Tử Tái (紫塞): chính là Trường Thành. Vì khi nhà Tần xây dựng Trường Thành, loại đất được dùng đều là màu tím, vậy nên mới gọi Trường Thành là “Tử Tái”.

(3) Kê Điền (雞田): tên của một châu.

(4) Xích Thành (赤城): tên núi, tên quận.

(5) Côn Trì (昆池): tên ao hồ, là chỉ ao Côn Minh.

(6) Kiệt Thạch (碣石): tên núi thời cổ đại, ở tỉnh Sơn Đông ngày nay.

(7) Cự Dã (巨野): tên một đầm nước thời cổ đại, ở tỉnh Sơn Đông ngày nay.

(8) Động Đình (洞庭): tức là hồ Động Đình, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Hồ Bắc.

Lời dịch tham khảo

Trung Quốc do đất đai rộng lớn, xung quanh đất nước có rất nhiều vùng đất biên phòng trọng yếu, ví như quận Nhạn Môn, quan Tử Tái, châu Kê Điền, quận Xích Thành ở phương Bắc ngày xưa, những nơi này đều là vùng đất quốc phòng trọng yếu của Trung Quốc.

Sông núi ao hồ của Trung Quốc cũng nhiều vô kể, như ao Côn Minh, núi Kiệt Thạch, đầm Cự Dã, hồ Động Đình v.v. đều là những danh sơn đại hồ của Trung Quốc cả.

Câu chuyện văn tự

Môn (門): chữ Môn chính thể khá giống với cách viết trong cổ văn. Chữ Môn trong Giáp cốt văn viết là “”, Kim văn viết là “” hình dáng như hai cánh cửa. Còn Tiểu triện viết “”, nghĩa gốc là hai cánh cửa có thể đóng mở cùng lúc để cho người ta ra vào. Ngày nay loại cửa thế này đã rất hiếm thấy, phần lớn được nhìn thấy ở trong chùa chiền, miếu mạo hoặc là những kiến trúc khá cổ xưa.

Kê (雞): trong Giáp cốt văn có hai cách viết, là “ ” và “”, Kim văn viết là “ ”, những chữ này đều được tạo theo vẻ ngoài của con gà, trên đầu có mào, đặc biệt trong Giáp cốt văn còn vẽ cả lông trên thân gà nữa. Tiểu triện thì viết là “ ”. Nghĩa gốc là chỉ loài chim biết báo thức, cách viết trong Tiểu triện gần giống với chữ Kê (雞) trong chữ chính thể, bộ Chuy (隹) tượng trưng cho loài chim, mà chữ Hề (奚) là chỉ tiếng kêu của gà.

Thành (城): Kim văn viết là “ ”, Tiểu triện viết là “ ”. Nghĩa chữ ban đầu của thành là “thịnh dân” (盛民), là nơi có thể chứa nạp đủ số lượng bách tính, đảm bảo được chỗ ở, nơi sinh hoạt cho họ. Thành được xây dựng nên từ đất đá, dùng để chứa người dân, cũng là kiến trúc có thể bảo vệ những người dân tập trung trong thành.

Suy ngẫm và thảo luận

Tương truyền vào thời thượng cổ, Mặt Trời mỗi ngày đều mọc đằng Đông và lặn đằng Tây, không hề để ý trên núi Thành Đô Tải Thiên trong chốn hoang vu ở phương Bắc có một người khổng lồ đang quan sát Ông. Người khổng lồ dùng hai con rắn màu vàng làm bông tai, trong tay cũng nắm hai con rắn màu vàng, người ấy là cháu của Hậu Thổ, con trai của Tín, tên là Khoa Phụ.

Một hôm Khoa Phụ nghĩ rằng: Khi Mặt Trời lặn xuống, bóng đêm sẽ đến; ta yêu ánh sáng, và căm ghét bóng tối, ta phải đuổi theo Mặt Trời để Ông mãi mãi ở trên bầu trời. Hơn nữa ta thích bốn mùa đều như mùa xuân, không nóng bức cũng không rét buốt, ta phải đuổi theo Mặt Trời, khuyên Ông phân phối nhiệt năng đồng đều. Khoa Phụ nghĩ ngợi mãi, rồi nhấc gậy gỗ lên, hướng về phía Mặt Trời mà đuổi. Thế nhưng cho dù Khoa Phụ có ra sức chạy thế nào thì Mặt Trời vẫn ở phía trước ông.

Khoa Phụ cắm cúi chạy cả nửa ngày, mồ hôi ướt đẫm toàn thân, hơn nữa càng đuổi đến gần Mặt Trời thì càng bị quả cầu lửa thiêu đốt, thực là vừa nóng vừa khát. Do đó, ông chạy đến bờ sông Hoàng Hà, một ngụm đã hút cạn sông Hoàng Hà, rồi lại quay lại uống cạn sông Vị Hà, bởi vì Khoa Phụ quả là quá khát rồi, do đó ông lật đật đi về phía cái đầm lớn ở phương Bắc. Cuối cùng không gắng gượng nổi nữa và ngã xuống, thân thể ông từ từ tan thành sông suối và sơn mạch, còn đôi mắt của ông thì bay lên trời trở thành Mặt Trăng và những vì sao, vĩnh viễn đuổi theo sau Mặt Trời. Khoa Phụ chết khát rồi, cây gậy gỗ mà ông mang theo bên mình đã hoá thành rừng đào tươi tốt trĩu trịt quả. Người ta nói rằng, đó là thứ mà Khoa Phụ để lại cho những người theo đuổi lý tưởng đời sau để che nắng che mưa, chống đói chống khát đó.

Các bạn nhỏ có biết không? Người Trung Quốc cổ đại tin rằng vạn vật trong trời đất đều là do Thần tạo nên, nhằm cung cấp tất cả những nhu cầu sinh sống cho con người, vậy nên tổ tiên người Trung Quốc đều hết sức tôn sùng Trời Đất và tự nhiên đó.

(1) Hãy thử suy nghĩ xem, khi môi trường tự nhiên bị phá hoại, thì sẽ gây ra ảnh hưởng gì đối với sự sinh tồn của nhân loại nào? Các bạn hãy đưa ra ví dụ minh hoạ nhé!

(2) Bảo vệ môi trường tự nhiên là vấn đề quan trọng mà nhân loại ngày nay đang phải đối mặt, các bạn hãy nói xem, trong cuộc sống hàng ngày chúng ta có thể làm gì để bảo vệ môi trường sống của chúng ta nào?

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/44505

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (40) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (39)https://chanhkien.org/2024/05/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-thien-tu-van-39.htmlWed, 01 May 2024 22:37:39 +0000https://chanhkien.org/?p=33086Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 九州禹跡,百郡秦並。 岳宗泰岱,禪主雲亭。 Bính âm: 九(jiǔ) 州(zhōu) 禹(yǔ) 跡(jī), 百(bó) 郡(jùn) 秦(qín) 並(bìng) 。 岳(yuè) 宗(zōng) 泰(tài) 岱(dài) , 禪(shán) 主(zhǔ) 雲(yún) 亭(tíng) 。 Chú âm: 九﹙ㄐㄧㄡˇ﹚州﹙ㄓㄡ﹚禹﹙ㄩˇ﹚跡﹙ㄐㄧ﹚, 百﹙ㄅㄛˊ﹚郡﹙ㄐㄩㄣˋ﹚秦﹙ㄑㄧㄣˊ﹚並﹙ㄅㄧㄥˋ﹚。 岳﹙ㄩㄝˋ﹚宗﹙ㄗㄨㄥ﹚泰﹙ㄊㄞˋ﹚岱﹙ㄉㄞˋ﹚, 禪﹙ㄕㄢˋ﹚主﹙ㄓㄨˇ﹚雲﹙ㄩㄣˊ﹚亭﹙ㄊㄧㄥˊ﹚ Âm Hán Việt: Cửu châu Vũ tích, Bách quận Tần tính. Nhạc […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (39) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

九州禹跡,百郡秦並。

岳宗泰岱,禪主雲亭。

Bính âm:

九(jiǔ) 州(zhōu) 禹(yǔ) 跡(jī),

百(bó) 郡(jùn) 秦(qín) 並(bìng) 。

岳(yuè) 宗(zōng) 泰(tài) 岱(dài) ,

禪(shán) 主(zhǔ) 雲(yún) 亭(tíng) 。

Chú âm:

九﹙ㄐㄧㄡˇ﹚州﹙ㄓㄡ﹚禹﹙ㄩˇ﹚跡﹙ㄐㄧ﹚,

百﹙ㄅㄛˊ﹚郡﹙ㄐㄩㄣˋ﹚秦﹙ㄑㄧㄣˊ﹚並﹙ㄅㄧㄥˋ﹚。

岳﹙ㄩㄝˋ﹚宗﹙ㄗㄨㄥ﹚泰﹙ㄊㄞˋ﹚岱﹙ㄉㄞˋ﹚,

禪﹙ㄕㄢˋ﹚主﹙ㄓㄨˇ﹚雲﹙ㄩㄣˊ﹚亭﹙ㄊㄧㄥˊ﹚

Âm Hán Việt:

Cửu châu Vũ tích,

Bách quận Tần tính.

Nhạc tôn Thái Đại,

Thiện chủ Vân Đình.

Giải thích:

1. Nghĩa của chữ:

Châu (州): tên địa khu hành chính thời cổ đại.

Vũ (禹): Đại Vũ, nhà trị thuỷ thời cổ đại, người kiến lập nên nhà Hạ.

Tích (跡): dấu chân.

Quận (郡): tên địa khu hành chính thời cổ.

Tần (秦): nhà Tần.

Tính (並): sáp nhập.

Nhạc (岳): núi cao.

Tôn (宗): tôn sùng.

Đại (岱): tên gọi khác của núi Thái Sơn.

Thiện (禪): trong bài từ Thiện này là chỉ đại lễ tế Đất. Đại lễ cúng tế Trời Đất của Đế vương thời cổ đại được gọi là “phong thiện”.

Chủ (主): chủ yếu.

Vân (雲): tên gọi tắt của núi Vân Vân Sơn.

Đình (亭): tên gọi tắt của núi Đình Đình Sơn.

2. Nghĩa của từ:

(1) Cửu châu (九州): Cửu châu đảo, phiếm chỉ thiên hạ, cả nước Trung Quốc cổ đại được phân thành chín địa khu hành chính.

(2) Bách quận (百郡): thời nhà Hán sau khi diệt Tần, thì đem 36 quận vốn có của cả nước phân lại thành 103 quận, gọi tắt là bách quận.

(3) Thái Đại (泰岱): tức là Thái Sơn, ở tỉnh Sơn Đông ngày nay.

(4) Vân Đình (雲亭): hai ngọn núi gần Thái Sơn.

Lời dịch tham khảo:

Đại Vũ người lập nên nhà Hạ, sau khi dẹp được hồng thuỷ, đã đem các khu vực hành chính của cả nước phân lại thành chín châu. Vì để trị hồng thuỷ Đại Vũ đã đi khắp thiên hạ, vậy nên mỗi châu đều lưu lại dấu chân ông từng đến khảo sát. Chế độ quận huyện của Trung Quốc là sau khi Tần Thuỷ Hoàng diệt sáu nước, thống nhất thiên hạ mới kiến lập nên, lúc bấy giờ cả nước được phân thành 36 quận, đến thời nhà Hán đã phân lại thành 103 quận. Việc thiết lập những chế độ này có ảnh hưởng sâu sắc đối với các thế hệ sau.

Trong năm ngọn núi nổi tiếng của Trung Quốc thì Đông Nhạc Thái Sơn là được tôn sùng nhất, đứng đầu quần thể núi. Nhiều đời vua vì để báo đáp công đức của Trời Đất đều chọn núi Thái Sơn làm nơi tế Trời (gọi là “phong”), còn núi Vân Vân Sơn hoặc Đình Đình Sơn ở gần đó làm nơi tế Đất (gọi là “thiện”), để hoàn thành đại lễ cúng tế Trời Đất.

Câu chuyện văn tự:

Thiện (禪): cũng là chữ hình thanh hội ý, xuất hiện sớm nhất trong chữ Tiểu triện. Chữ Thiện trong Tiểu triện viết là “ ” khá giống với chữ Thiện chính thể hiện nay, chữ Thiện (禪) Tiểu triện: có bộ Thị (示) biểu nghĩa và chữ Thiện (單) biểu âm, nghĩa gốc là “tế Trời” (xem Hán – Hứa Thận «Thuyết văn giải tự»), đại lễ cúng tế Trời Đất chư Thần của các vua cổ đại được gọi là “phong thiện”, cũng có người gọi việc tế Trời là “phong”, việc tế Đất là “thiện”. Vậy nên Thị (示) biểu nghĩa. Mà chữ Thiện (單) có nghĩa là trọng đại, phía trên chữ Thiện (單) có hai bộ Khẩu (口) sóng đôi ra âm Huyên (喧), là tiếng la hét, âm thanh lúc la hét thường rất lớn, do đó nghĩa gốc của nó lấy chữ Đại (大) để giải thích, vậy nên chữ Thiện (單) biểu âm. Thiện (禪) là lễ tế trọng đại, tuy nhiên chữ Thiện (禅) trong giản thể đã không còn thấy được ý nghĩa của lễ tế trọng đại nữa rồi.

Suy ngẫm và thảo luận:

Câu chuyện: Đại Vũ trị thuỷ

Theo ghi chép của «Sử Ký – Hạ Bổn Ký», Đại Vũ cũng là hậu duệ của Hoàng Đế. Tính ra có lẽ là cháu năm đời của Hoàng Đế. Vào thời Đế Nghiêu, hồng thuỷ ngất trời, rất nhiều nơi bị ngập trong nước lớn, không thể cư ngụ cũng không thể trồng trọt được, cuộc sống của dân chúng rơi vào vực thẳm khốn khổ, khiến Đế Nghiêu lo lắng vô cùng. Vì để giải trừ khốn khổ của dân chúng, ông đã trưng cầu khắp nơi để tìm người có tài năng trị thuỷ đến giúp ông trị thuỷ, kết quả mọi người đều tiến cử Cổn là cha của Vũ đi trị thuỷ. Mặc dù Đế Nghiêu thấy Cổn quá kiêu ngạo, rất khó tiếp thu ý kiến của người khác, không phải là nhân tài xuất sắc, nhưng nhất thời cũng không tìm được ai khác, lại thêm sự hết lòng tiến cử của mọi người nên đành giao cho Cổn đi trị thuỷ. Cổn áp dụng phương pháp đắp đập vây chặn để trị thuỷ, ở chỗ có lượng nước không lớn, biện pháp này cũng được xem là hiệu quả, nhưng khi thế nước càng ngày càng lớn thì chống đỡ không nổi. Nước càng chặn càng nhiều, nước lớn tràn qua đập, rồi phá vỡ đập, từ chỗ bị vỡ mà cuồn cuộn trào ra, trong chốc lát ruộng vườn trở thành ao hồ, còn nghiêm trọng hơn cả khi chưa có đập. Bởi phương pháp trị thuỷ không đúng, lại không tiếp thu ý kiến của người khác, nên Cổn mất chín năm mà không những không trị được thuỷ, trái lại còn tạo thành tai hoạ lớn hơn. Do đó Thuấn thừa hành Thiên tử phán xử tử ông, kết quả Cổn chạy đến núi Vũ rồi nhảy xuống vực tự sát mà chết. Truyền thuyết kể rằng Cổn sau khi chết thì hoá thành một con ba ba lớn có ba chân màu vàng, cũng có người nói là gấu vàng, chui vào trong vực không xuất hiện trở lại nữa.

Đế Nghiêu vẫn luôn canh cánh trong lòng về việc chưa bình định được hồng thuỷ, do đó Thuấn đã tiến cử con trai của Cổn là Vũ, tiếp tục phụ trách công việc trị hồng thuỷ. Theo ghi chép trong «Sử Ký», Vũ là một quân tử thông minh cơ trí, chịu khó chịu khổ, ông tuân thủ đạo đức, nhân ái dễ gần, lời nói đáng tin cậy, vậy nên khi trị thuỷ ông được rất nhiều người ủng hộ và giúp đỡ. Ông còn là người nghiêm thủ kỷ cương, mẫu mực, vì việc công quên mình, trong 13 năm trị thuỷ, không hề nghỉ ngơi ngày nào. Ông từng đi qua nhà ba lần nhưng không vào, không hề chú trọng việc ăn, mặc, ở, đi lại của bản thân, chi phí tiết kiệm được đều dùng cho việc trị thuỷ. Vất vả khiến ông hao gầy, bôn ba khắp nơi khiến lông chân đều trụi sạch, lưng còng như một ông cụ, tuy nhiên nhất cử nhất động của ông đều khiến người ta kính phục. Trong suốt 13 năm, ông đã đi khắp mọi nơi ở Trung Quốc, bất kể là núi cao, sông lớn, sa mạc, vùng biển đều có dấu chân của ông cùng những sự tích về ông, nên mới nói “cửu châu đảo Vũ tích”.

Vũ trị thuỷ là dùng phương pháp khơi thông, ông nhận thấy nguyên nhân nước lớn không lùi là vì có các rặng núi lớn nhỏ ngăn trở dòng chảy của hồng thuỷ, rất nhiều sông ngòi tắc nghẽn không thông, dòng nước không tìm được chỗ thoát, không thể đổ ra biển, vậy nên nước tràn lan khắp nơi thành tai hoạ. Sau khi khảo sát cẩn thận, ông quyết định từ Bắc xuống Nam, thuận theo địa thế, đào bới vách núi, khơi thông sông ngòi, dẫn nước về chỗ thấp, đưa vào biển lớn, cuối cùng dẹp được hoạ hồng thuỷ.

Vũ không những trị thuỷ, mà còn quan tâm đến cuộc sống của dân chúng, thương xót chúng sinh, ông lệnh cho Bác Ích dạy người dân trồng lúa ở chỗ thấp trũng ẩm ướt, sau mùa bội thu ông lại lệnh cho Hậu Tắc chia lương thực cho những nơi thiếu thốn, để bách tính thiên hạ đều không bị đói. Ông lại dựa theo hình thế núi sông chia thiên hạ thành chín khu vực hành chính là Kí châu, Duyệt châu, Thanh châu, Từ Châu, Dương châu, Kinh châu, Dự châu, Lương châu, Ung châu (đây chính là nguồn gốc của cửu châu đảo). Đồng thời dựa theo sự khác nhau của nước, đất, khí hậu của các châu và sức sản xuất khác nhau mà định ra số lượng cùng loại cống phẩm và thuế ruộng, để bách tính thiên hạ đều có thể an cư lạc nghiệp.

Dưới sự trị vì của Vũ, thiên hạ thống nhất, khắp nơi đều có thể cư trú, cửu châu đảo thông suốt không bị ngăn trở, tất cả sông hồ kênh mương không còn tắc nghẽn nữa, những đầm sâu hồ lớn cũng đều có bờ kè không còn bị tràn nữa, bách tính thực sự đã thoát khỏi sự đe dọa của hồng thuỷ, không còn phải lang bạt nữa. Đến cả Đế Thuấn cũng cảm động sâu sắc trước công trạng này của ông, do đó đã đề xuất Vũ kế vị. Ba năm sau khi vua Thuấn qua đời, dù Vũ nhường ngôi vị cho con trai của Thuấn là Thương Quân, nhưng chư hầu thiên hạ đều không ủng hộ Thương Quân, trái lại cứ đến bái chầu Vũ, do vậy Vũ đành phải kế vị Thiên tử, lấy quốc hiệu là Viết Hạ.

Đại Vũ với nghị lực chịu khổ phi thường, tinh thần vị công quên mình, và tấm lòng nhân ái đã giành được sự cảm phục của những người đương thời lẫn hậu nhân, vậy nên được người đời gọi với cái tên “Đại Vũ” hay “Thần Vũ” để biểu thị sự ca ngợi ông bằng cả tấm lòng.

(1) Các bạn hãy cho biết sự khác nhau trong phương pháp trị thuỷ của Cổn và Vũ?

(2) Vì sao Đại Vũ được người đời cảm phục và ca ngợi?

(3) Chúng ta hãy thử cùng nhau nói xem việc Vũ “Ba lần đi qua nhà nhưng không vào” thể hiện ý nghĩa gì?

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/44504

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (39) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (38)https://chanhkien.org/2024/04/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-thien-tu-van-38.htmlSun, 28 Apr 2024 03:58:28 +0000https://chanhkien.org/?p=33059Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn 起翦頗牧,用軍最精。 宣威沙漠,馳譽丹青。 Bính âm 起(qǐ) 翦(jiǎn) 頗(pǒ) 牧(mù) , 用(yòng) 軍(jūn) 最(zuì) 精(jīng) 。 宣(xuān) 威(wēi) 沙(shā) 漠(mò) , 馳(chí) 譽(yù) 丹(dān) 青(qīng) 。 Chú âm 起(ㄑㄧˇ)翦(ㄐㄧㄢˇ)頗(ㄆㄛˇ)牧(ㄇㄨˋ), 用(ㄩㄥˋ)軍(ㄐㄩㄣ)最(ㄗㄨㄟˋ)精(ㄐㄧㄥ)。 宣(ㄒㄩㄢ)威(ㄨㄟ)沙(ㄕㄚ)漠(ㄇㄛˋ), 馳(ㄔˋ)譽(ㄩˋ)丹(ㄉㄢ)青(ㄑㄧㄥ)。 Âm Hán Việt Khởi Tiễn Pha Mục, Dụng quân tối tinh. […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (38) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn

起翦頗牧,用軍最精。

宣威沙漠,馳譽丹青。

Bính âm

起(qǐ) 翦(jiǎn) 頗(pǒ) 牧(mù) ,

用(yòng) 軍(jūn) 最(zuì) 精(jīng) 。

宣(xuān) 威(wēi) 沙(shā) 漠(mò) ,

馳(chí) 譽(yù) 丹(dān) 青(qīng) 。

Chú âm

起(ㄑㄧˇ)翦(ㄐㄧㄢˇ)頗(ㄆㄛˇ)牧(ㄇㄨˋ),

用(ㄩㄥˋ)軍(ㄐㄩㄣ)最(ㄗㄨㄟˋ)精(ㄐㄧㄥ)。

宣(ㄒㄩㄢ)威(ㄨㄟ)沙(ㄕㄚ)漠(ㄇㄛˋ),

馳(ㄔˋ)譽(ㄩˋ)丹(ㄉㄢ)青(ㄑㄧㄥ)。

Âm Hán Việt

Khởi Tiễn Pha Mục,

Dụng quân tối tinh.

Tuyên uy sa mạc,

Trì dự đan thanh.

Giải thích

1. Nghĩa của chữ:

Khởi (起): chỉ Bạch Khởi

Tiễn (翦): chỉ Vương Tiễn

Pha (颇): chỉ Liêm Pha

Mục (牧): chỉ Lý Mục

Tối (最): tột cùng

Tinh (精): sở trường

Tuyên (宣): tuyên dương, truyền bá.

Uy (威): danh tiếng uy vũ

Sa (沙): cát

Mạc (漠): dải đất trữ cát rộng lớn không có nước, cây cỏ hay con người.

Trì (馳): truyền bá, lan truyền.

Dự (譽): danh tiếng

Đan (丹): đan sách, ghi chép công lao.

Thanh (青): sử xanh, ghi lại sự kiện lịch sử.

Nghĩa của từ

Khởi Tiễn (起翦): là chỉ hai danh tướng nước Tần thời Chiến Quốc.

Pha Mục (頗牧): là hai tướng giỏi nước Triệu thời Chiến Quốc.

Dụng quân (用軍): tướng lĩnh quân sự dùng binh đánh trận.

Tối tinh (最精): thành thạo nhất.

Tuyên uy (宣威): tuyên dương uy danh của đất nước.

Sa mạc (沙漠): vùng đất sa mạc.

Trì dự (馳譽): ý nói danh tiếng vang xa.

Đan thanh (丹青): phiếm chỉ sử sách.

Lời dịch tham khảo

Trong thời Chiến Quốc đã xuất hiện rất nhiều đại tướng quân, ví như Bạch Khởi và Vương Tiễn nước Tần, Liêm Pha và Lý Mục nước Triệu, họ đều rất giỏi dùng binh đánh trận.

Uy danh và tiếng tăm của những đại tướng quân này vang xa đến tận vùng sa mạc, và thanh danh của họ cũng đã được ghi chép vào trong sử sách, khiến người đời sau ngưỡng mộ.

Câu chuyện văn tự

Sa (沙): Kim văn viết là “ ” Tiểu triện viết “” hai mẫu chữ này đều do chữ Thuỷ (水) và chữ Thiểu (少) cấu thành. Nghĩa gốc của chữ Sa (沙) là chỉ những viên đá nhỏ bị nước xối vụn. Hơn nữa chữ Thuỷ (水) và chữ Thiểu (少) ý nói chỉ có ít cát ở trong nước, hoặc là ở nơi nước nông mới có thể nhìn thấy được.

Đan (丹): Giáp cốt văn viết là “”; Kim văn viết “”; Tiểu triện viết “ ”. Nghĩa chữ ban đầu của Đan là đan sa, chu sa màu đỏ; về sau cũng dùng để chỉ loại màu có sắc đỏ này. Trong thời cổ đại, đan sa thu thập được đều sẽ đựng trong đồ đựng đan bằng tre, vậy nên vòng ngoài của chữ Đan (丹) chính là đồ đựng đan bằng tre, và cái chấm ở giữa được dùng để biểu thị cho đan sa.

Thanh (青): cây cỏ mới sinh ra có màu xanh. Kim văn viết là “”, phần ở trên là hình ngọn cỏ mới trồi ra từ bùn đất; phần bên dưới là phù tiết biểu âm của Thanh (青), vì âm ban đầu của chữ Thanh là có một bộ phận âm đến từ chữ Tỉnh (井), về sau người ta lấy thứ màu của cây cỏ mới sinh ra này dùng chỉ màu xanh. Mà cách viết trong Tiểu triện “” đã rất gần với cách viết của chữ Thanh (青) ngày nay, ý nghĩa là chỉ một trong năm màu sắc, màu sắc của cỏ cây tạo thành.

Suy ngẫm và thảo luận

Triệu Vương vì sở hữu Hòa thị bích (có nghĩa là “Ngọc bích họ Hòa”) khiến Tần Vương thèm muốn, nguyện đem 15 thành đổi lấy Hòa thị bích, nước Triệu biết có lừa gạt bên trong, tuy nhiên đối mặt với nước Tần lớn mạnh lại không còn cách nào ứng phó, cuối cùng Mục Hiền đã giới thiệu Lạn Tương Như đi sứ nước Tần, và Lạn Tương Như quả đúng không phụ kỳ vọng của mọi người đã mang được ngọc bích hoàn trả về nước Triệu, nhờ đó mà được phong làm Đại phu.

Nhiều năm sau, Lạn Tương Như lại đòi lại danh dự cho Triệu Vương trước mặt Tần Vương, rồi được phong làm Thượng khanh, quan vị còn cao hơn cả Liêm Pha. Liêm Pha trong lòng nghĩ rằng: “Ta vì nước Triệu lập nên công lao hiển hách, còn Lạn Tương Như thì sao chứ? Chẳng qua chỉ là kẻ dựa vào miệng lưỡi lập công, mà chức vị lại cao hơn ta”. Do đó, ông công khai rêu rao rằng chỉ cần gặp phải Lạn Tương Như thì nhất định làm nhục ông ta. Câu nói này truyền đến tai Lạn Tương Như, Lạn Tương Như bèn giả bệnh không lên triều.

Một hôm, Lạn Tương Như đưa môn khách cùng ngồi xe đi ra ngoài, từ xa đã nhìn thấy xe ngựa của Liêm Pha đang đi đến, ông bèn vội bảo người lái xe lùi vào trong ngõ tránh đi, để xe ngựa của Liêm Pha qua trước. Môn khách cảm thấy Lạn Tương Như không nên nhát gan quá như vậy. Lạn Tương Như liền nói với những môn khách rằng: “Nếu đem so Liêm tướng quân với Tần Vương thì ai mạnh hơn?” Môn khách trả lời: “Đương nhiên là Tần Vương mạnh hơn”. Lạn Tương Như nói: “Đúng thế! Chư hầu trong thiên hạ đều sợ Tần Vương. Vì để bảo vệ nước Triệu, tôi đã dám quở trách ông ta tại chỗ, thì làm sao tôi gặp Liêm tướng quân lại phải sợ cơ chứ? Vì tôi nghĩ, nước Tần lớn mạnh không dám đến xâm phạm nước Triệu là vì có tôi và Liêm tướng quân ở đây. Nếu hai người chúng tôi bất hoà, nước Tần biết được sẽ nhân cơ hội mà đến xâm phạm nước Triệu. Vì lẽ này tôi đành nhường nhịn ông ấy vậy”.

Có người kể lại chuyện này cho Liêm Pha, Liêm Pha cảm thấy vô cùng hổ thẹn, bèn cởi áo, buộc một cây gậy bằng mận gai trên lưng rồi đi bộ đến nhà của Lạn Tương Như quỳ xin chịu tội. Lạn Tương Như thấy vậy cũng vội quỳ xuống đón tiếp, ông không những tha thứ cho Liêm Pha mà còn kết bằng hữu thân thiết với ông ấy nữa.

Chúng ta hãy thử nghĩ xem, lý do vì sao Lạn Tương Như luôn phải nhường nhịn Liêm Pha?

Liêm Pha có thể nhận lỗi là biểu hiện của sự dũng cảm, vậy các bạn hãy thử nói xem, các bạn đã bao giờ như vậy chưa?

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/44499

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (38) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (37)https://chanhkien.org/2024/04/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-thien-tu-van-37.htmlSat, 20 Apr 2024 00:04:02 +0000https://chanhkien.org/?p=33007Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 假途滅虢,踐土會盟。 何遵約法,韓弊煩刑。 Bính âm: 假(jiǎ) 途(tú) 滅(miè) 虢(guó) , 踐(jiàn) 土(tǔ) 會(huì) 盟(méng) 。 何(hé) 遵(zūn) 約(yuē) 法(fǎ) , 韓(hán) 弊(bì) 煩(fán) 刑(xíng)。 Chú âm: 假﹙ㄐㄧㄚˇ﹚途﹙ㄊㄨˊ﹚滅﹙ㄇㄧㄝˋ﹚虢﹙ㄍㄨㄛˊ﹚, 踐﹙ㄐㄧㄢˋ﹚土﹙ㄊㄨˇ﹚會﹙ㄏㄨㄟˋ﹚盟﹙ㄇㄥˊ﹚。 何﹙ㄏㄜˊ﹚遵﹙ㄗㄨㄣ﹚約﹙ㄩㄝ﹚法﹙ㄈㄚˇ﹚, 韓﹙ㄏㄢˊ﹚弊﹙ㄅㄧˋ﹚煩﹙ㄈㄢˊ﹚刑﹙ㄒㄧㄥˊ﹚。 Âm Hán Việt: Giả đồ diệt Quách, Tiễn Thổ hội minh. Hà […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (37) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

假途滅虢,踐土會盟。

何遵約法,韓弊煩刑。

Bính âm:

假(jiǎ) 途(tú) 滅(miè) 虢(guó) ,

踐(jiàn) 土(tǔ) 會(huì) 盟(méng) 。

何(hé) 遵(zūn) 約(yuē) 法(fǎ) ,

韓(hán) 弊(bì) 煩(fán) 刑(xíng)。

Chú âm:

假﹙ㄐㄧㄚˇ﹚途﹙ㄊㄨˊ﹚滅﹙ㄇㄧㄝˋ﹚虢﹙ㄍㄨㄛˊ﹚,

踐﹙ㄐㄧㄢˋ﹚土﹙ㄊㄨˇ﹚會﹙ㄏㄨㄟˋ﹚盟﹙ㄇㄥˊ﹚。

何﹙ㄏㄜˊ﹚遵﹙ㄗㄨㄣ﹚約﹙ㄩㄝ﹚法﹙ㄈㄚˇ﹚,

韓﹙ㄏㄢˊ﹚弊﹙ㄅㄧˋ﹚煩﹙ㄈㄢˊ﹚刑﹙ㄒㄧㄥˊ﹚。

Âm Hán Việt:

Giả đồ diệt Quách,

Tiễn Thổ hội minh.

Hà tuân ước pháp,

Hàn tệ phiền hình.

Giải thích:

1. Nghĩa của chữ:

Giả (假): vay mượn

Đồ (途): đường đi

Diệt (滅): tiêu diệt

Quách (虢): tên nước chư hầu thời Xuân Thu.

Hội (會): hội họp

Minh (盟): hiệp ước liên minh

Hà (何): một trong những công thần khai quốc nhà Hán, họ Tiêu tên Hà, chuyên trách Luật pháp và hộ chính.

Tuân (遵): tuân theo

Ước (約): ước định

Pháp (法): pháp lệnh

Hàn (韓): nhà tư tưởng thời Chiến Quốc, họ Hàn tên Phi, với chủ trương dùng hình phạt nghiêm khắc.

Tệ (弊): định tội

Phiền (煩): rườm rà, hà khắc, tàn khốc

Hình (刑): hình phạt

2. Nghĩa của từ:

Giả đồ (假途): mượn đường.

Tiễn Thổ (踐土): tên vùng đất cổ xưa, ở Huỳnh Dương, Hà Nam ngày nay.

Hội minh (會盟): hội họp chư hầu ký kết hiệp ước liên minh.

Ước pháp (約法): pháp lệnh mà Hán Cao Tổ định ước với người dân ban đầu khi vào Quan Trung.

Lời dịch tham khảo

Trong thời Xuân Thu vua nước Tấn là Tấn Hiến Công mượn đường nước Ngu, nhờ đó đã tiêu diệt được nước Quách, đến khi đại quân nước Tấn khải hoàn trở về cũng thuận tiện tiêu diệt luôn nước Ngu. Tấn Văn Công hội họp chư hầu các lộ tại vùng Tiễn Thổ, cùng nhau ký kết hiệp ước liên minh, và bản thân ông cũng trở thành minh chủ của chư hầu lúc bấy giờ.

Tiêu Hà tuân theo ước pháp mà Hán Cao Tổ đã định ước với người dân ban đầu khi vào Quan Trung, chế định ra Hán luật cửu chương – luật pháp đơn giản dễ thi hành. Hàn Phi chủ trương lấy hình phạt nghiêm khắc để trị lý đất nước, không những hại bách tính, mà cuối cùng đến bản thân ông ta cũng chịu chết bởi pháp luật tàn khốc và rườm rà do chính bản thân định ra.

Câu chuyện văn tự

“Đồ” (途) là một chữ hình thanh hội ý, chữ này trong Tiểu triện viết là “” có bộ Tẩu (走) biểu nghĩa và chữ Đồ (塗) giản lược (tức là 塗 giản lược thành 余) biểu âm. Nghĩa gốc của nó là dùng chữ “Lộ” (路) để giải thích. Lộ là con đường dùng cho người đi, vậy nên bộ Tẩu (走) biểu nghĩa. Lại bởi nghĩa gốc của chữ Đồ (塗) lấy chữ Nê (泥) để giải thích; con đường lắm bùn đất, thường kèm theo bước chân người đi, cho nên chữ Đồ (途) có chữ Đồ (塗) giản lược biểu âm. Hiện nay chữ Đồ (途) được viết khác đi so với chữ Tiểu triện, và khá giống với chữ “ ” trong Lệ thư.

“Minh” (盟) cũng là chữ hình thanh hội ý, trong Giáp cốt văn viết là “ ” giống một dụng cụ bên trong chứa máu, mang nghĩa uống máu (chữ Sát 煞 biểu âm). Chữ “Minh” (盟) trong Tiểu triện là “” có chút giống với chữ “Minh” (盟) hiện nay, có chữ Huyết (血) biểu nghĩa và chữ Minh (明) biểu âm. Nghĩa gốc của nó là “sát sinh uống máu”, là một loại hành vi tuyên thệ giữa các nước liên kết thành đồng minh thời cổ đại. Uống máu chính là những người kết đồng minh cùng uống máu của con vật bị giết, hoặc dùng máu của con vật bị giết bôi lên mép, ý nghĩa của nó theo những ghi chép trong sách cổ là “hễ kết minh thì làm lễ sát sinh uống máu, cáo thị thần minh, nếu làm trái, mong lệnh thần giáng hoạ dữ như vật hiến tế này vậy”. Làm như vậy nhằm chứng tỏ sự thủ tín không hai lòng, vậy nên chữ Huyết (血) biểu nghĩa, đến thời Lệ thư thì đổi Huyết (血) thành Mãnh (皿) cho đến nay. Từ nghĩa gốc của chữ này mà xét, việc kết đồng minh với người khác là một chuyện vô cùng thần thánh, mặc dù thời đại ngày nay không có hành vi “sát sinh uống máu”, nhưng giơ nắm tay phát thệ, giao hoán minh ước cũng là rất nghiêm túc, và có thần minh thiên địa chứng giám. Do đó ký kết minh ước cần phải được coi trọng, không làm được thì không thể ký, nếu bất cẩn ký rồi, thì phải nhanh chóng nói với đối phương hủy giao ước, thoái xuất khỏi liên minh, nhằm tránh bị thần minh bỏ rơi mà gặp hoạ dữ.

Suy ngẫm và thảo luận

Đối với nước Tấn mà nói thì Tấn Hiến Công là một vị vua có cống hiến rất lớn, khi ông còn tại vị ông đã hoàn thành việc dời đô, thôn tính các nước nhỏ xung quanh, mở rộng lãnh thổ, đặt nền móng phát triển lớn mạnh cho nước Tấn. Trong các chuyện kể về việc ông thôn tính các nước nhỏ xung quanh nổi tiếng nhất là câu chuyện ông mượn đường diệt Quách. Nước Quách từng xâm chiếm nước Tấn, nên Hiến Công rất muốn báo thù tiêu diệt nước Quách. Tuy nhiên xen giữa hai nước còn có nước Ngu, muốn tấn công nước Quách không thể không đi qua nước Ngu, ông ta vì muốn đạt được mục đích của mình đã dùng đến ý kiến của Đại phu Tuần Tức, mang ngựa tốt và ngọc báu của mình tặng cho nước Ngu, để mượn đường chinh phạt nước Quách. Vua nước Ngu là một kẻ hám lợi, thấy báu vật liền đồng ý với Tấn Hiến Công ngay, và tự nguyện khởi binh giúp nước Tấn chinh phạt nước Quách.

Mặc dù nước Ngu có một vị Đại phu rất có mưu trí là Cung Chi Kỳ đã nhìn thấu âm mưu của nước Tấn, và khuyên vua nước Ngu chớ đồng ý, nhưng vua Ngu không nghe, còn cho mượn đường và xuất binh giúp Tấn Hiến Công chinh phạt nước Quách. Ba năm sau, nước Tấn lại mượn đường nước Ngu chinh phạt nước Quách, lần này Cung Chi Kỳ đã lấy ví dụ về “môi hở răng lạnh” để khuyên can vua Ngu, tuy nhiên vua Ngu cho rằng ông và nước Tấn có cùng tổ tông, với lại tế phẩm cúng bái thần minh đều trong sạch và thịnh soạn, thần minh nhất định bảo hộ ông khỏi bị tổn hại. Nhưng Cung Chi Kỳ nói với ông ta rằng, Tấn Hiến Công đến cả tình thân cũng dám giết hại, còn xót họ hàng xa sao? Lại nói: “Quỷ thần không thực sự thân với người, duy chỉ có đức mới có thể dựa vào”. Lại lấy những lời trong «Chu Thư»: “Hoàng Thiên vô thân, duy đức thị phụ”, “thử tắc phi hinh, minh đức duy hinh”, “dân bất dịch vật, duy đức hệ vật” (tạm dịch nghĩa: “Trời xanh không thân với ai, chỉ giúp người có đức”, “lúa nếp cao lương không thơm, chỉ đức sáng mới thơm”, “tế phẩm người ta đều như nhau, chỉ có đức mới là tế phẩm thực sự”, để minh chứng việc thần minh là lấy đức quyết định người được bảo hộ, chứ không phải ở tế phẩm thịnh soạn hay không, nhưng vẫn là không thức tỉnh nổi lòng tham của vua Ngu. Quả nhiên, nước Tấn thôn tính nước Quách xong trên đường trở về đã thuận tiện tiêu diệt luôn nước Ngu.

Đây là một câu chuyện lịch sử được ghi chép trong «Tả Truyện», đọc xong mọi người hãy cùng thảo luận một chút nhé:

(1) Bạn có suy nghĩ gì về việc Tấn Hiến Công muốn đất nước mình lớn mạnh mà thôn tính các nước nhỏ xung quanh?

(2) Vì sao thần minh không bảo hộ vua nước Ngu? Điều này giống với những hành vi nào của người ngày nay?

Tấn Hiến Công sau khi mượn đường diệt Quách, lại thuận tiện tiêu diệt luôn nước Ngu, bạn có suy nghĩ gì về hành vi như vậy?

(3) Bạn nghĩ gì về những lời mà Cung Chi Kỳ nói với vua nước Ngu?

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/44498

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (37) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (36)https://chanhkien.org/2024/04/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-thien-tu-van-36.htmlWed, 17 Apr 2024 04:14:27 +0000https://chanhkien.org/?p=32995Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 俊乂密勿,多士寔寧。 晉楚更霸,趙魏困橫。 Bính âm: 俊(jùn) 乂(yì) 密(mì) 勿(wù) , 多(duō) 士(shì) 寔(shí) 寧(níng) 。 晉(jìn) 楚(chǔ) 更(gēng) 霸(bà) , 趙(zhào) 魏(wèi) 困(kùn) 橫(héng)。 Chú âm: 俊(ㄐㄩㄣˋ)乂(ㄧˋ)密(ㄇㄧˋ)勿(ㄨˋ), 多(ㄉㄨㄛ)士(ㄕˋ)寔(ㄕˊ)寧(ㄋㄧㄥˊ)。 晉(ㄐㄧㄣˋ)楚(ㄔㄨˇ)更(ㄍㄥ)霸(ㄅㄚˋ), 趙(ㄓㄠˋ)魏(ㄨㄟˋ)困(ㄎㄨㄣˋ)橫(ㄏㄥˊ)。 Âm Hán Việt: Tuấn nghệ mật vật, Đa sĩ thực ninh. Tấn […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (36) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

俊乂密勿,多士寔寧。

晉楚更霸,趙魏困橫。

Bính âm:

俊(jùn) 乂(yì) 密(mì) 勿(wù) ,

多(duō) 士(shì) 寔(shí) 寧(níng) 。

晉(jìn) 楚(chǔ) 更(gēng) 霸(bà) ,

趙(zhào) 魏(wèi) 困(kùn) 橫(héng)。

Chú âm:

俊(ㄐㄩㄣˋ)乂(ㄧˋ)密(ㄇㄧˋ)勿(ㄨˋ),

多(ㄉㄨㄛ)士(ㄕˋ)寔(ㄕˊ)寧(ㄋㄧㄥˊ)。

晉(ㄐㄧㄣˋ)楚(ㄔㄨˇ)更(ㄍㄥ)霸(ㄅㄚˋ),

趙(ㄓㄠˋ)魏(ㄨㄟˋ)困(ㄎㄨㄣˋ)橫(ㄏㄥˊ)。

Âm Hán Việt:

Tuấn nghệ mật vật,

Đa sĩ thực ninh.

Tấn Sở canh bá,

Triệu Ngụy khốn hoành.

Giải thích:

1. Nghĩa của chữ:

Tuấn (俊): kiệt xuất.

Nghệ (乂): người tài đức xuất chúng.

Đa (多): rất nhiều.

Sĩ (士): hiền sĩ.

Thực (寔): thông “thị” (是), có khả năng.

Ninh (寧): an định.

Tấn (晉): tên nước. Là một nước chư hầu thời nhà Chu. Trong thời Xuân Thu nước Tấn chiếm phần lớn tỉnh Sơn Tây và khu vực Tây Nam tỉnh Hà Bắc ngày nay, trải dài cả hai bên sông Hoàng Hà. Về sau phân thành ba nước Hàn, Triệu, Nguỵ.

Sở (楚): tên nước. Chu Thành Vương đã phong cho Hùng Dịch nước Sở, đến thời Xuân Thu tự xưng Vương, và trở thành một trong bảy nước lớn thời Chiến Quốc. Nắm giữ vùng Hồ Nam, Hồ Bắc, An Huy, Chiết Giang và miền Nam Hà Nam ngày nay, nhưng về sau đã bị nhà Tần tiêu diệt.

Canh (更): thay đổi, thay thế.

Bá (霸): xưng hùng, làm thủ lĩnh của chư hầu liên minh.

Triệu (趙): là một trong bảy nước lớn thời Chiến Quốc, nằm trong khoảng phía Nam của tỉnh Hà Bắc và phía Bắc của tỉnh Sơn Tây ngày nay.

Nguỵ (魏): tên nước. Là một nước trong thời Chiến Quốc, vị trí trước đây của nó nằm ở phía Bắc tỉnh Hà Nam và phía Tây Nam tỉnh Sơn Tây ngày nay, nhưng về sau đã bị nhà Tần tiêu diệt.

Khốn (困): bao vây, vây chặt.

Hoành (橫): gọi tắt của “liên hoành” (liên kết các nước ở phía Đông và phía Tây lại gọi là “hoành”). Là một chính sách ngoại giao do Tần Trương Nghi thời Chiến Quốc đề xướng. Đối lập với “hợp tung” (hợp các nước ở phía Bắc và phía Nam lại gọi là “tung”).

2. Nghĩa của từ:

(1) Tuấn nghệ (俊乂): người hiền tài kiệt xuất, trích từ «Thượng Thư – Cao Dao Mô», “Tuấn nghệ tại quan” (nghĩa là người hiền tài làm quan).

(2) Mật vật (密勿): tận tâm. Trích từ «Hán Thư – Lưu Hướng Truyền», “Mật vật tòng sự” (nghĩa là làm việc tận tâm).

(3) Đa sĩ thực ninh (多士寔寧): rất nhiều nhân sĩ hiền tài phò tá quốc sự, đất nước càng có thể thái bình an vui. Trích từ «Kinh Thi – Đại nhã Văn Vương», “Tề tề đa sĩ, Văn Vương dĩ ninh” (nghĩa là hiền sĩ đầy triều, Văn Vương yên vui).

(4) Canh bá (更霸): hai nước thay nhau xưng bá.

(5) Khốn hoành (困橫): bị bao vây bởi chính sách “liên hoành” của nhà Tần, lần lượt bị nhà Tần đánh bại mà diệt vong.

Lời dịch tham khảo

Đất nước cần những hiền tài xuất chúng, có thể một lòng tận tâm phò tá triều chính. Với sự giúp sức của nhiều nhân sĩ tài giỏi như vậy, thì nền chính trị của đất nước mới có thể trong sạch và ổn định, người dân mới có thể hưởng thái bình an vui được.

Vào thời Xuân Thu, Tấn Văn Công và Sở Trang Vương là những bá chủ của thời bấy giờ, lãnh đạo rất nhiều nước nhỏ khác. Nhưng đến thời Chiến Quốc, thì sáu nước Sở, Yên, Tề, Hàn, Triệu, Nguỵ đều bị chính sách “liên hoành” của nhà Tần vây khốn, cuối cùng lần lượt bị đánh bại mà diệt vong.

Câu chuyện văn tự

Chữ “Mật” (密): Trong Kim văn viết là “”, Tiểu triện viết là “”. Nghĩa ban đầu của nó là chỉ ba mặt núi cao, duy chỉ có một mặt tương đối thấp, phần ở giữa được bao quanh bởi bốn mặt núi bằng phẳng. Vậy nên ý nghĩa của chữ Mật (密) lại được suy rộng ra là “an ổn”, bởi trên núi nếu có mảnh đất rộng rãi bằng phẳng thì người ta có thể an cư lạc nghiệp rồi.

Chữ “Khốn” (困): Trong Giáp cốt văn viết là “ ”, cây cối vốn nên thuận theo thiên tính mà phát triển ra bốn phía, để cành lá sum suê, nhưng nếu thêm vào một chữ “Vi” (囗) để hạn chế, thì sẽ khiến cây khó mà vươn cao. Tiểu triện viết là “”, chữ Khốn (困) này trong Tiểu triện còn có một ý nghĩa khác, chữ Vi (囗) tượng trưng cho bốn bức tường của ngôi nhà, giả dụ cây có thể sinh trưởng trong nhà, cho thấy căn nhà này đã cũ kĩ, hư hoại rồi. Vậy nên Khốn (困) trong Tiểu triện lại có thể dùng chỉ ngôi nhà bỏ hoang.

Suy ngẫm và thảo luận

Vào giữa và cuối thời Chiến Quốc, Tần và Tề là hai nước lớn lúc bấy giờ, đều muốn mở rộng lãnh thổ về vùng Trung Nguyên. Khi đó Tô Tần đã kiến nghị với Tần Huệ Vương kế sách “Thôn tính chư hầu, xưng đế rồi cai trị”, nhưng không được Tần Huệ Vương chấp nhận. Sau mấy lần thất bại, Tô Tần đã thuyết phục được những nước nhỏ yếu là Hàn, Triệu, Nguỵ, Sở, Yên cùng Tề liên hiệp lại đối kháng với nước Tần. Nguyên tắc “tập hợp những nước yếu để đánh một nước mạnh” này gọi là “hợp tung”, nhờ sự thành công của kế sách hợp tung, Tô Tần đã trở thành tể tướng của liên minh sáu nước.

Về sau Trương Nghi đã đến nước Tần, gặp được Tần Huệ Vương. Tần Huệ Vương lúc này đang đau đầu với chính sách hợp tung của sáu nước, Trương Nghi dùng tài ăn nói của mình phân tích tình thế lúc bấy giờ, Tần Huệ Vương vô cùng vừa ý, và cho rằng Trương Nghi là một nhân tài, do đó đã ban cho Trương Nghi làm Khách khanh, sau đó lại phong làm tướng quốc, trực tiếp tham dự việc mưu tính thảo phạt chư hầu.

Trương Nghi vì được Tần Huệ Vương trọng dụng, nên đã tận tâm dốc sức thể hiện năng lực của mình, ông đề xuất “chính sách liên hoành”, dùng nguyên tắc “một nước mạnh đánh các nước yếu” để phá chính sách hợp tung của sáu nước. Ông thăm dò và biết được trong sáu nước tuy liên minh hợp tung theo kế của Tô Tần nhưng nội bộ vẫn có mâu thuẫn, không phải thật tâm đồng lòng hợp sức. Trong sáu nước thì Tề và Sở là nước lớn, nên ông quyết định động thủ với Sở trước, ông bảo Tần Huệ Vương phái ông đến Sở, trước là lấy lễ vật hậu hĩnh mua chuộc Cận Thượng vốn là trọng thần tín sủng của Sở Hoài Vương, để được vào gặp Sở Hoài Vương.

Lúc bấy giờ nước Tần là nước lớn mạnh nhất nên khi Tần phái sứ giả đến, Sở Hoài Vương đã đón tiếp rất nồng nhiệt. Trương Nghi không vòng vo mà nói thẳng rằng: “Tần Vương phái tôi đến giao hảo cùng quý quốc, chỉ cần ngài đoạn giao với nước Tề, nước Tần nguyện mãi mãi hoà hảo với quý quốc, còn nguyện ý đem 600 dặm vùng Thương Dư (huyện Chiết Xuyên tỉnh Hà Nam ngày nay) dâng cho quý quốc nữa”. Sở Hoài Vương trong lòng nghĩ, có được sự giao hảo của nước Tần, vậy ta hà tất phải dựa vào nước Tề chứ! Nên đã vui vẻ mà nhận lời. Các đại thần đều chúc mừng Sở Vương, duy chỉ có Trần Chẩn là đưa ra ý kiến phản đối, ông nói với Hoài Vương rằng: “Tại sao nước Tần phải đem 600 dặm vùng Thương Dư tặng cho Đại vương chứ? Là vì Đại vương đã ký hiệp ước liên minh với nước Tề, nước Sở được nước Tề làm nước đồng minh, nước Tần mới không dám đến ức hiếp chúng ta. Nếu Đại vương tuyệt giao với nước Tề, chẳng phải là mặc cho nước Tần xâu xé rồi đó! Nếu nước Tần thật lòng muốn nhường vùng Thương Dư cho chúng ta, vậy Đại vương cứ cử người đi tiếp nhận trước. Đợi sau khi 600 dặm vùng Thương Dư đến tay rồi hẵng tuyệt giao với nước Tề vẫn chưa muộn”. Thế nhưng Sở Hoài Vương nào nghe lọt lời trung thần, một mặt tuyệt giao với nước Tề, mặt khác cùng đi với Trương Nghi đến nước Tần để tiếp nhận Thương Dư.

Khi sứ giả của nước Sở đến Hàm Dương chuẩn bị tiếp nhận Thương Dư, Trương Nghi một mực phủ nhận nói: “Làm gì có chuyện ấy, ông hẳn đã nghe nhầm rồi, đất đai nước Tần sao có thể dễ dàng tặng cho người khác chứ? Điều ta nói là sáu dặm chứ không phải sáu trăm dặm, là đất của ta tặng cho ông, chứ không phải đất của nước Tần”. Ngay khi sứ giả báo về, Sở Vương giận đến nỗi lập tức phát binh tấn công nước Tần, nước Tần không những nghênh chiến còn mời nước Tề đến trợ chiến, nước Sở thất bại thảm hại, từ đó nguyên khí tổn thương nặng nề.

Trương Nghi sau đó lại đến nước Tề, nước Triệu, nước Hàn, nước Vệ thuyết phục chư hầu các nước liên hoành kết thân với Tần, cứ như thế liên minh hợp tung của sáu nước cuối cùng đã bị Trương Nghi phá hỏng.

(1) Sở Vương vì lợi ích mà làm trái cam kết đoạn giao với nước Tề, sau đó phát hiện bị lừa nhưng đã quá muộn rồi, kết quả tạo nên tổn thất còn lớn hơn. Hãy thử nói xem bạn rút ra được bài học gì từ câu chuyện này nào?

(2) Bạn thử nghĩ xem, nguyên nhân chủ yếu nào khiến liên minh hợp tung của sáu nước bị phá hoại?

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/44481

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (36) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (35)https://chanhkien.org/2024/04/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-thien-tu-van-35.htmlFri, 12 Apr 2024 04:51:04 +0000https://chanhkien.org/?p=32952Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 桓公匡合,濟弱扶傾。 綺回漢惠,說感武丁。 Bính âm: 桓(huán) 公(gōng) 匡(kuāng) 合(hé) , 濟(jì) 弱(ruò) 扶(fú) 傾(qīng) 。 綺(qǐ) 回(huí) 漢(hàn) 惠(huì) , 說(yuè) 感(gǎn) 武(wǔ) 丁(dīng) 。 Chú âm: 桓﹙ㄏㄨㄢˊ﹚公﹙ㄍㄨㄥ﹚匡﹙ㄎㄨㄤ﹚合﹙ㄏㄜˊ﹚, 濟﹙ㄐㄧˋ﹚弱﹙ㄖㄨㄛˋ﹚扶﹙ㄈㄨˊ﹚傾 ﹙ㄑㄧㄥ﹚。 綺﹙ㄑㄧˇ﹚回﹙ㄏㄨㄟˊ﹚漢﹙ㄏㄢˋ﹚惠﹙ㄏㄨㄟˋ﹚, 說﹙ㄩㄝˋ﹚感﹙ㄍㄢˇ﹚武﹙ㄨˇ﹚丁﹙ㄉㄧㄥ﹚。 Âm Hán Việt: Hoàn Công khuông hợp, Tế nhược phù […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (35) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

桓公匡合,濟弱扶傾。

綺回漢惠,說感武丁。

Bính âm:

桓(huán) 公(gōng) 匡(kuāng) 合(hé) ,

濟(jì) 弱(ruò) 扶(fú) 傾(qīng) 。

綺(qǐ) 回(huí) 漢(hàn) 惠(huì) ,

說(yuè) 感(gǎn) 武(wǔ) 丁(dīng) 。

Chú âm:

桓﹙ㄏㄨㄢˊ﹚公﹙ㄍㄨㄥ﹚匡﹙ㄎㄨㄤ﹚合﹙ㄏㄜˊ﹚,

濟﹙ㄐㄧˋ﹚弱﹙ㄖㄨㄛˋ﹚扶﹙ㄈㄨˊ﹚傾 ﹙ㄑㄧㄥ﹚。

綺﹙ㄑㄧˇ﹚回﹙ㄏㄨㄟˊ﹚漢﹙ㄏㄢˋ﹚惠﹙ㄏㄨㄟˋ﹚,

說﹙ㄩㄝˋ﹚感﹙ㄍㄢˇ﹚武﹙ㄨˇ﹚丁﹙ㄉㄧㄥ﹚。

Âm Hán Việt:

Hoàn Công khuông hợp,

Tế nhược phù khuynh.

Ỷ hồi Hán Huệ,

Thuyết cảm Vũ Đinh.

Giải thích:

1. Nghĩa của chữ:

Công (公): tên tước vị, đứng vị trí thứ nhất trong năm tước (công, hầu, bá, tử, nam)

Khuông (匡): tu chỉnh

Hợp (合): tập hợp

Tế (濟): giúp đỡ

Nhược (弱): nhỏ yếu

Phù (扶): phù trợ

Khuynh (傾): lật đổ.

Ỷ (綺): chỉ ẩn sĩ Ỷ Lý Quý thời kỳ đầu nhà Hán, là một trong bốn Thương Sơn tứ hạo (bốn ông lão ẩn sĩ trên Thương Sơn)

Hồi (回): hồi báo, bảo hộ

Hán (漢): tên triều đại, sau khi Lưu Bang diệt Tần thì lập nên nhà Hán

Huệ (惠): chỉ Hán Huệ Đế, con trai của Lưu Bang, tên Doanh

Thuyết (說): tên người, họ Phó, là đại thần thời vua Vũ Đinh nhà Thương

Cảm (感): cảm ngộ

Vũ Đinh (武丁): chỉ vua Vũ Đinh của nhà Thương

2. Nghĩa của từ:

(1) Hoàn Công (桓公): là vua nước Tề thời Xuân Thu, họ Khương tên Tiểu Bạch, là một trong năm Bá chủ thời Xuân Thu.

(2) Tế nhược phù khuynh (濟弱扶傾): giúp đỡ kẻ yếu phù trợ vương quốc bị lật đổ.

(3) Ỷ hồi Hán Huệ (綺回漢惠): Hán Huệ Đế nhờ được Ỷ Lý Quý cùng các Thương Sơn tứ hạo khác bảo vệ mà tránh khỏi bị phế truất.

(4) Thuyết cảm Vũ Đinh (說感武丁): vua Vũ Đinh của nhà Thương do được Thần nhân chỉ điểm trong mộng mà bổ nhiệm Phó Thuyết làm Tể tướng.

Lời dịch tham khảo

Tề Hoàn Công vì để tu chỉnh cảnh hỗn loạn trong thiên hạ lúc bấy giờ, nên đã tập hợp các chư hầu cùng đến giúp đỡ các nước yếu, đồng thời duy trì địa vị cùng làm chủ thiên hạ của vương triều nhà Chu, nhờ vậy mà vương triều nhà Chu thoát khỏi vận mệnh bị diệt vong.

Hán Huệ Đế Lưu Doanh nhờ có sự bảo vệ của Ỷ Lý Quý cùng các Thương Sơn tứ hạo mà tránh khỏi bị phế truất, được kế thừa ngôi vị. Vua Vũ Đinh của nhà Thương được Thần nhân gặp trong mộng chỉ lời mà phong cho Phó Thuyết vốn là tội phạm đang thụ hình làm công nhân xây dựng lên làm Tể tướng, xử lý quốc sự, cuối cùng lập nên đại nghiệp phục hưng đất nước.

Câu chuyện văn tự

Trong bài này chúng tôi sẽ giới thiệu cho mọi người cùng làm quen với chữ Khuông “匡” này nhé.

Khuông “匡” là một chữ hình thanh hội ý, trong Kim văn và Tiểu triện có cách viết khá giống nhau, chữ Khuông “ ” trong Kim văn có chút phức tạp hơn chữ Khuông “” trong Tiểu triện. Chữ Khuông trong Tiểu triện có bộ Phương “匚” và bộ Hoàng “ ” biểu âm, nghĩa gốc là đồ đựng cơm bằng tre. “匚” là dụng cụ đựng đồ, nếu xoay phần khuyết trống của nó lên trên thì thấy rõ ngay. Mà âm Hoàng “” nghĩa là mớ cỏ, đem mớ cỏ lộn xộn bỏ vào trong cái dụng cụ đựng đồ, chẳng phải là trông chỉnh tề hơn sao? Vậy nên Khuông “匡” còn có nghĩa là phù chính, phù trợ nữa.

Suy ngẫm và thảo luận

Trong bài này tổng cộng nhắc đến ba câu chuyện lịch sử, các nhân vật chính trong ba câu chuyện lịch sử này là Tề Hoàn Công vua nước Tề, Ỷ Lý Quý cùng các Thương Sơn tứ hạo thời nhà Hán và vua Vũ Đinh của nhà Thương.

Tề Hoàn Công là một trong các chư hầu thời Xuân Thu, khi thấy quốc lực nhà Chu lúc bấy giờ yếu kém, các chư hầu lớn nhỏ đều không tôn trọng vua Chu, đến cả các dân tộc mọi rợ cũng thừa gió bẻ măng, khiến nhà Chu không thể thống trị thiên hạ một cách hữu hiệu được, do vậy ông đã hô hào kêu gọi “Tôn trọng vua và bài trừ mọi rợ”, dùng kinh tế và lực lượng quân sự lớn mạnh của nước Tề để cứu trợ các nước nhỏ yếu, tiêu trừ hiện tượng chư hầu cậy mạnh hiếp yếu, nước lớn bắt nạt nước nhỏ, đồng thời bảo vệ địa vị của nhà Chu, và ngăn ngừa sự xâm nhập của mọi rợ bên ngoài, khiến muôn dân thiên hạ thoát khỏi tai họa chiến tranh.

Sau khi Hán Cao Tổ Lưu Bang giành được thiên hạ, đã lập con trưởng Lưu Doanh do Lã Hậu sinh ra làm Thái tử, phong Như Ý con trai của Thích phu nhân làm Triệu Vương. Sau đó vì sủng hạnh Thích phu nhân, nên ông muốn phế Lưu Doanh vốn yếu đuối, không có tài năng gì nổi trội, và lập Như Ý thông minh làm Thái tử. Lã Hậu rất hoảng sợ, không biết phải làm sao. Có người đã hiến cách cho bà, nhờ Hán Lưu Hầu Trương Lương bày mưu tính kế cho, vì Hoàng thượng rất tín nhiệm ông ta. Lã Hậu bèn cử Kiến Thành Hầu Lã Trạch đi thúc ép Trương Lương. Trương Lương không còn cách nào đành đề xuất đi mời Thương Sơn tứ hạo đến trợ giúp Thái tử. Lã Hậu làm theo ý kiến của Trương Lương, bảo Lã Trạch cử người mang thư của Thái tử, dùng lời lẽ khiêm tốn cung kính và lễ vật hậu hĩnh đón mời họ. Chẳng ngờ Thương Sơn tứ hạo đến cả Lưu Bang cũng mời không được nhưng lại nguyện ý trợ giúp Thái tử. Có một hôm, Lưu Bang bày yến tiệc, Thái tử ở bên cạnh hầu hạ. Thương Sơn tứ hạo cũng theo sau Thái tử, họ đều đã ngoài 80 tuổi, râu tóc trắng tinh, áo mũ lộng lẫy. Hoàng thượng lấy làm kỳ lạ, nên hỏi họ là làm gì. Bốn người hướng đến Hoàng thượng trả lời, mỗi người tự nói ra tên của mình là: Đông Viên Công, Lộc Lý, Ỷ Lý Quý, Hạ Hoàng Công. Hoàng thượng kinh ngạc hỏi: “Ta tìm kiếm các ông mấy năm nay, các ông trốn tránh ta. Nay tại sao các ông lại tự nguyện đến chơi với con ta vậy?” Bốn người trả lời rằng: “Bệ hạ khinh kẻ sĩ, hay mắng người, bọn thần nghĩa khí không chịu nhục, cho nên sợ mà trốn tránh. Nay trộm nghe Thái tử là người nhân nghĩa hiếu thuận, cung kính khiêm nhường, thương yêu kẻ sĩ, trong thiên hạ không ai không muốn dốc sức liều chết vì Thái tử. Bởi vậy chúng tôi đến đây”. Lưu Bang cũng từ đó bỏ luôn ý định phế bỏ Thái tử. Lưu Doanh sau đó kế vị, trở thành Hán Huệ Đế.

Ân Cao Tông Vũ Đinh sau khi lên ngôi, muốn phục hưng nhà Ân (hay nhà Thương), nhưng mãi không tìm được đại thần phò tá thích hợp. Do vậy Vũ Đinh ba năm không màng đến việc triều chính, quốc sự đều do các tướng quyết định, còn bản thân chỉ ở bên thận trọng quan sát tình hình chính sự đương thời. Một hôm, ông mộng thấy Thiên thượng ban cho ông một Thánh nhân, tên là Thuyết. Sau khi tỉnh dậy, Vũ Đinh dựa theo hình dáng nhìn thấy trong mộng quan sát quần thần bách quan nhưng không ai giống với Thánh nhân trong mộng cả. Nên đã cử các quan đi tìm kiếm khắp cả nước, cuối cùng đã tìm ra Thuyết ở đất Phó Nham. Thời điểm ấy, Thuyết đang phục dịch, làm công việc cực nhọc trát bờ đường. Nên đã đưa Thuyết đến gặp Vũ Đinh, Vũ Đinh nói Thuyết chính là người ông muốn tìm. Sau khi trò chuyện với Thuyết, Vũ Đinh nhận thấy ông đúng là thánh hiền, liền phong làm Tể tướng. Bởi vì Thuyết được tìm thấy ở vùng Phó Nham nên gọi ông là Phó Thuyết. Sau khi Phó Thuyết lên làm Tể tướng, dốc sức phò tá Vũ Đinh, khiến đất nước cường thịnh trở lại, thỏa nguyện khiến “Ân quốc đại trị”. Sử sách lấy thời gian 59 năm trị vì của vua Vũ Đinh (năm 1250 TCN đến năm 1192 TCN) gọi là “Vũ Đinh phục hưng đất nước”.

(1) Trong ba nhân vật chính được kể ở trên, bạn thích ai nhất? Hãy chia sẻ cùng mọi người về suy nghĩ của bạn nhé.

(2) Tại sao Tề Hoàn Công muốn “Tôn trọng vua và bài trừ mọi rợ” nhỉ?

(3) Tại sao Ỷ Lý Quý cùng các Thương Sơn tứ hạo nguyện ý đến phò tá Thái tử vậy?

(4) Nguyên nhân nào khiến Vũ Đinh được gọi là vị vua phục hưng nhà Ân Thương?

(5) Ba câu chuyện ở trên có tình tiết khác nhau, tuy nhiên những gì họ làm đều là suy xét cho sự an nguy của muôn dân bá tánh, vì sao lại như vậy? Hãy nói một chút cảm nghĩ của bạn về điều đó nhé.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/44310

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (35) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (34)https://chanhkien.org/2024/04/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-thien-tu-van-34.htmlSun, 07 Apr 2024 23:32:52 +0000https://chanhkien.org/?p=32928Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 磻溪伊尹,佐時阿衡。 奄宅曲阜,微旦孰營。 Bính âm: 磻(pán) 溪(xī) 伊(yī) 尹(yǐn), 佐(zuǒ) 時(shí) 阿(ē) 衡(héng)。 奄(yǎn) 宅(zhè) 曲(qū) 阜(fù), 微(wéi) 旦(dàn) 孰(shú) 營(yíng)。 Chú âm: 磻(ㄆㄢˊ)溪(ㄒㄧ)伊(ㄧ)尹(ㄧㄣˇ), 佐(ㄗㄨㄛˇ)時(ㄕˊ)阿(ㄜ)衡(ㄏㄥˊ)。 奄(ㄧㄢˇ)宅(ㄓㄜˋ)曲(ㄑㄩ)阜(ㄈㄨˋ), 微(ㄨㄟˊ)旦(ㄉㄢ?)孰(ㄕㄨˊ)營(ㄧㄥˊ)。 Âm Hán Việt: Bàn Khê Y Doãn, Tá thời A hoành. Yểm trạch Khúc Phụ, […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (34) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

磻溪伊尹,佐時阿衡。

奄宅曲阜,微旦孰營。

Bính âm:

磻(pán) 溪(xī) 伊(yī) 尹(yǐn),

佐(zuǒ) 時(shí) 阿(ē) 衡(héng)。

奄(yǎn) 宅(zhè) 曲(qū) 阜(fù),

微(wéi) 旦(dàn) 孰(shú) 營(yíng)。

Chú âm:

磻(ㄆㄢˊ)溪(ㄒㄧ)伊(ㄧ)尹(ㄧㄣˇ),

佐(ㄗㄨㄛˇ)時(ㄕˊ)阿(ㄜ)衡(ㄏㄥˊ)。

奄(ㄧㄢˇ)宅(ㄓㄜˋ)曲(ㄑㄩ)阜(ㄈㄨˋ),

微(ㄨㄟˊ)旦(ㄉㄢ?)孰(ㄕㄨˊ)營(ㄧㄥˊ)。

Âm Hán Việt:

Bàn Khê Y Doãn,

Tá thời A hoành.

Yểm trạch Khúc Phụ,

Vi Đán thục doanh.

Giải thích:

1. Nghĩa của chữ:

Tá (佐): phụ tá, phụ trợ

Thời(時): đương thời, hợp thời

A (阿): dựa vào, nhờ vào

Hoành (衡): trị quốc thái bình

Yểm (奄): tên một nước thời cổ đại

Trạch (宅): nơi ở

Vi (微): vô, có ý nghĩa là không có

Đán (旦): tức Chu Công, tên Đán. Là người con thứ tư của Chu Văn Vương, em trai Võ Vương, từng phụ trợ Võ Vương, Thành Vương, đồng thời chế tác ra lễ nhạc khiến thiên hạ đại trị. Chu Công được tôn là thuỷ tổ của Nho giáo, Khổng Tử suốt đời khởi xướng chế độ lễ nhạc của Chu Công, nền chính trị nhân từ của nhà Chu thời kỳ đầu được học phái Nho giáo của Khổng Tử coi là lý tưởng chính trị cao nhất.

Thục (孰): ai, người nào

Doanh (營): kinh doanh, kiến thiết

2. Nghĩa của từ:

(1) Bàn Khê (磻溪): một suối nước bên bờ Vị Thuỷ tỉnh Đạm Tây. Tương truyền Khương Thái Công (Khương Thượng, tự là Tử Nha) câu cá nơi đây, để lưỡi câu cách mặt nước ba tấc, bảo rằng ai muốn thì tự mắc câu. Chu Văn Vương gặp được Khương Thượng ở đây, tôn là Thái Công Vọng, rồi phong làm Quốc sư, Khương Thái Công trợ giúp Văn Vương chế định chiến lược “Tu đức để lật đổ nhà Thương”, có hơn 40 nước đã quy thuận nhà Chu, sau đó phò tá Chu Võ Vương chinh phạt Trụ Vương, nhà Thương bị diệt vong.

(2) Y Doãn (伊尹): tên người đã giúp Thương Thang chinh phạt Hạ Kiệt, là một hiền tướng thời đầu của nhà Thương.

(3) Tá thời (佐時): đương thời phò tá Thương Thang.

(4) A hoành (阿衡): tên chức quan Thừa tướng nhà Thương. Thương Thang nhờ vào Y Doãn mà được thái bình thiên hạ, vì cớ ấy lấy đó làm tên chức quan.

(5) Khúc Phụ (曲阜): ngày nay là thành phố Khúc Phụ tỉnh Sơn Đông, là kinh đô của nước Yểm thời nhà Thương, và là kinh đô của nước Lỗ thời nhà Chu, quê hương của Khổng Tử thời Xuân Thu. Sau khi nhà Chu thành lập, Chu Công được phong đất Lỗ.

Lời dịch tham khảo:

Chu Văn Vương gặp Khương Thái Công câu cá ở Bàn Khê, từ đó nhà Chu được Khương Thái Công phụ chính mới đánh bại được Thương Trụ, có được thiên hạ. Thành Thang được Y Doãn phò tá, mới có thể thảo phạt Hạ Kiệt, lập nên nhà Thương. Họ đều là những quan A hoành phò tá hiền chủ cả.

Võ Vương phân phong nước Lỗ cho Chu Công, lập nên kinh đô Khúc Phụ. Nếu nhà Chu không có Chu Công, thì ai có thể gây dựng thành Khúc Phụ, khiến nước Lỗ trở thành trung tâm văn hoá trong thời Xuân Thu đây?

Câu chuyện văn tự:

Đán (旦): trong Giáp cốt văn viết là “ ”, Kim văn viết là “”, hai chữ này đều trông giống hình dáng Mặt Trời đang nhô lên từ đâu đó. Trong Tiểu triện viết là “ ” gần giống với cách viết hiện nay, giống với hình dạng Mặt Trời lúc mới mọc, chữ Nhất “一” bên dưới thể hiện mặt đất hay đường chân trời. Khi Mặt Trời ló dạng, trước tiên những tia nắng yếu ớt sẽ từ từ xuất hiện, phản chiếu khung cảnh xung quanh thành một quầng sáng tuyệt đẹp, sau đó cả vầng Mặt Trời sẽ rất mau chóng nhô lên khỏi đường chân trời.

Khúc (曲): là chữ tượng hình, viết là “ ”, Kim văn viết là “ ”. Nghĩa ban đầu của Khúc (曲) là không thẳng thắn, Kim văn và Giáp cốt có cách giải thích tương đồng, đến Tiểu triện thì viết thành “ ” , hình dáng chữ giống như một dụng cụ để đựng đồ, biểu thị một dụng cụ hình tròn bện bằng tre và rơm cỏ.

Doanh (營): xuất hiện đầu tiên trong thể chữ Tiểu triện, viết là “ ”, nửa phần trên của chữ là hai bộ Hoả (火), tượng trưng cho rất nhiều đèn đuốc; nửa phần dưới là chữ Cung (宮) có thể hiểu là nhà cửa. Rất nhiều căn nhà thắp lên rất nhiều đèn, biểu hiện cảnh tượng muôn nhà sáng đèn. Vậy nên nghĩa gốc của chữ Doanh (營) này là rất nhiều người, ngày nay lại mang ý nghĩa là kinh doanh.

Suy ngẫm và thảo luận:

Y Doãn là một Thừa tướng vô cùng hiền năng của nhà Thương. Bây giờ chúng ta hãy cùng xem xem những câu chuyện về Y Doãn phò tá Thương Thang phạt Hạ Kiệt và lưu đày Thái Giáp nhé.

Chuyện kể rằng vào những năm cuối thời nhà Hạ, có một bộ lạc nhỏ ở phía Đông gọi là Hữu Sằn. Một hôm, có cô gái hái dâu người ở đó vào trong rừng dâu thì bỗng nhiên nghe thấy tiếng khóc của một đứa trẻ. Cô đi theo tiếng khóc và phát hiện một đứa trẻ sơ sinh trong hốc một cây dâu già. Cô gái hái dâu liền bọc đứa trẻ lại và mang dâng cho tù trưởng của họ. Người tộc trưởng liền đem đứa trẻ giao cho người đầu bếp của mình nuôi dưỡng, đứa trẻ này chính là Y Doãn. Y Doãn sau khi lớn lên, cũng trở thành đầu bếp, và rất giỏi nấu nướng.

Tuy rằng Y Doãn có thân hình thấp bé, gương mặt không xuất chúng, nhưng túc trí đa mưu, chí hướng cao xa. Thời ấy Hạ Vương Kiệt bạo ngược tàn nhẫn, lạm dụng sức dân, hiếp đáp dân chúng, đồng ruộng hoang vu, dân sống lay lắt. Sau này, Thương Thang đến phía Đông du ngoạn, đi đến bộ lạc Hữu Sằn, yêu mến con gái của tộc trưởng bèn xin lấy về làm vợ. Lúc đó Y Doãn đang muốn đến chỗ Thương Thang làm việc nên nhân cơ hội tộc trưởng Hữu Sằn cưới gả con gái, tự nguyện làm bề tôi bồi giá (gả theo) để đi theo đến Thương bộ lạc.

Y Doãn sau khi bồi giá đến chỗ Thương Thang, vẫn làm công việc đầu bếp. Vì món ăn do Y Doãn làm rất hợp khẩu vị của Thương Thang, nên Thang cho triệu kiến Y Doãn đến, do đó ông liền nhân cơ hội nói ra hoài bão của mình. Thương Thang sau khi trò chuyện với Y Doãn xong, liền cảm thấy tiếc cho sự gặp gỡ muộn màng, lập tức hạ lệnh phong Y Doãn làm “A hoành” (Thừa tướng).

Dưới sự kiến thiết của Thương Thang và Y Doãn, lực lượng của Thương Thang bắt đầu lớn mạnh, và muốn tiến đánh Hạ Kiệt. Y Doãn kiến nghị Thương Thang dừng việc tiến cống cho Hạ Kiệt, để xem Hạ Kiệt phản ứng ra sao, nhằm thăm dò thực lực của Hạ Kiệt. Quả nhiên Hạ Kiệt vô cùng phẫn nộ, điều động binh lực Cửu Di muốn đến phạt Thương. Y Doãn tức thì khuyên Thương Thang rằng: Hạ Kiệt còn có thể điều động binh lực, vậy thời cơ chúng ta chinh phạt hắn vẫn chưa chín muồi. Do đó, Thương Thang lại tiếp tục tiến cống cho Hạ Kiệt. Lúc Y Doãn thấy thời cơ đã chín muồi rồi, lại cho dừng tiến cống Hạ Kiệt, nhưng lần này vì sự bạo hành của mình, Hạ Kiệt không thể điều động quân đội được nữa, vậy nên Y Doãn liền kiến nghị Thương Thang cho khởi binh.

Thương Thang nhờ có sự phò tá của Y Doãn, dốc lòng xây dựng đất nước, nên được thiên hạ bách tính yêu mến. Sau khi Thương Thang tạ thế, Y Doãn tiếp tục phò tá con cháu của Thương Thang. Lúc cháu của Thương Thang là Thái Giáp lên ngôi, Thái Giáp bạo ngược loạn đức. Sau khi Thái Giáp lên ngôi Thiên tử, ngày ngày hưởng lạc, không màng quốc sự, Y Doãn liền cho lưu đày Thái Giáp đến một nơi gọi là Đồng. Sau ba năm, Thái Giáp chịu thừa nhận lỗi lầm, và sửa đổi bản thân, do đó Y Doãn lại cho đón Thái Giáp về, trả lại triều chính, rồi tự mình cáo lão về quê. Sau khi Thái Giáp trở lại ngôi vị, phát huy đức chính của Thương Thang, cần kiệm yêu dân, khiến chư hầu quy thuận, xã hội an ổn. Sau khi Y Doãn tạ thế, Đế Ốc Đinh (con trai của Thái Giáp) đã chôn cất ông theo nghi lễ của Thiên tử.

(1) Chúng ta hãy suy nghĩ xem, nguyên nhân gì khiến Y Doãn tài cán tích cực muốn đến nương tựa Thương Thang?

(2) Chúng ta hãy cùng suy xét xem, nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến sự hưng thịnh của Thương Thang và sự diệt vong của Hạ Kiệt?

(3) Bạn thử nói xem bạn nghĩ gì về việc Y Doãn cho lưu đày Thái Giáp?

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/44309

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (34) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (33)https://chanhkien.org/2024/03/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-thien-tu-van-33.htmlSat, 30 Mar 2024 03:23:18 +0000https://chanhkien.org/?p=32869Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 世祿侈富,車駕肥輕。 策功茂實,勒碑刻銘。 Bính âm: 世(shì) 祿(lù) 侈(chǐ) 富(fù) , 車(jū) 駕(jià) 肥(féi) 輕(qīng) 。 策(cè) 功(gōng) 茂(mào) 實(shí) , 勒(lè) 碑(bēi) 刻(kè) 銘(míng) 。 Chú âm: 世﹙ㄕˋ﹚祿﹙ㄌㄨˋ﹚侈﹙ㄔˇ﹚富﹙ㄈㄨˋ﹚ , 車﹙ㄐㄩ﹚駕﹙ㄐㄧㄚˋ﹚肥﹙ㄈㄟˊ﹚輕﹙ㄑㄧㄥ﹚。 策﹙ㄘㄜˋ﹚功﹙ㄍㄨㄥ﹚茂﹙ㄇㄠˋ﹚實﹙ㄕˊ﹚, 勒﹙ㄌㄜˋ﹚碑﹙ㄅㄟ﹚刻﹙ㄎㄜˋ﹚銘﹙ㄇㄧㄥˊ﹚。 Âm Hán Việt: Thế lộc xỉ phú, Xa giá phì […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (33) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

世祿侈富,車駕肥輕。

策功茂實,勒碑刻銘。

Bính âm:

世(shì) 祿(lù) 侈(chǐ) 富(fù) ,

車(jū) 駕(jià) 肥(féi) 輕(qīng) 。

策(cè) 功(gōng) 茂(mào) 實(shí) ,

勒(lè) 碑(bēi) 刻(kè) 銘(míng) 。

Chú âm:

世﹙ㄕˋ﹚祿﹙ㄌㄨˋ﹚侈﹙ㄔˇ﹚富﹙ㄈㄨˋ﹚ ,

車﹙ㄐㄩ﹚駕﹙ㄐㄧㄚˋ﹚肥﹙ㄈㄟˊ﹚輕﹙ㄑㄧㄥ﹚。

策﹙ㄘㄜˋ﹚功﹙ㄍㄨㄥ﹚茂﹙ㄇㄠˋ﹚實﹙ㄕˊ﹚,

勒﹙ㄌㄜˋ﹚碑﹙ㄅㄟ﹚刻﹙ㄎㄜˋ﹚銘﹙ㄇㄧㄥˊ﹚。

Âm Hán Việt:

Thế lộc xỉ phú,

Xa giá phì khinh.

Sách công mậu thực,

Lặc bi khắc minh.

Giải thích:

1. Nghĩa của chữ:

Thế (世): đời người, thế hệ

Lộc (祿): bổng lộc

Xỉ (侈): xa xỉ, lãng phí

Phú (富): giàu có, sung túc

Xa (車): chiếc xe

Giá (駕): lái, kéo, chỉ con ngựa kéo xe

Phì (肥): mập mạp, phì nhiêu

Khinh (輕): nhẹ, nhẹ nhàng, linh hoạt

Sách (策): kế sách, sách lược

Công (功): công lao

Mậu (茂): đông đúc

Thực (實): xác thực, chân thực

Lặc (勒): chạm khắc

Bi (碑): bia đá

Khắc (刻): dùng dao điêu khắc

Minh (銘): chữ khắc, văn từ khắc trên kim loại hay đá nhằm ca ngợi công đức hoặc để cảnh tỉnh bản thân.

Nghĩa của từ:

Thế lộc (世祿): bổng lộc được hưởng qua nhiều đời.

Xỉ phú (侈富): giàu có xa xỉ hào hoa.

Xa giá phì khinh (車駕肥輕): ngựa kéo xe vừa to vừa khỏe, xe vừa nhẹ vừa tốt.

Sách công mậu thực (策功茂實): công lao bày mưu hiến sách lược vừa lớn lại nhiều.

Lặc bi khắc minh (勒碑刻銘): bài văn ca ngợi được khắc trên bia đá.

Lời dịch tham khảo:

Con cháu của các đại thần có cống hiến cho đất nước đều được hưởng bổng lộc hậu đãi, sống cuộc sống sung túc xa hoa, mang áo da vừa nhẹ vừa ấm, có ngựa to khỏe kéo xe.

Nhằm biểu dương công lao bày mưu hiến sách lược cùng những cống hiến to lớn của các đại thần cho đất nước, những sự tích của họ được chọn lựa và viết thành những bài ca ngợi, và được khắc trên bia đá lưu lại cho hậu thế, để con cháu đời sau lấy đó làm ngưỡng mộ và noi theo.

Câu chuyện văn tự:

Trong bài này chúng ta sẽ giới thiệu mọi người làm quen với chữ Khắc “刻” này nhé.

Khắc “刻” cũng là một chữ hình thanh hội ý. Trong chữ Giáp cốt không có chữ này, nhưng chữ “ ” trên thạch văn (bài viết trên đá) có cách viết tương tự chữ Khắc “” của Tiểu triện. Chữ Khắc của Tiểu triện là có bộ Đao “刀” biểu nghĩa và chữ Hợi “亥” biểu âm, ý nghĩa ban đầu của nó là “khắc”, tức là dùng đao đẽo gọt đồ vật, vậy nên bộ Đao biểu nghĩa. Chữ Hợi “亥” giống với chữ Thỉ “豕” (biểu âm), Thỉ “豕” chỉ “con lợn” (豬), con lợn có tập tính không ngừng dùng mõm ủi đất về phía trước, điêu khắc cũng là dùng đao không ngừng tiến chà về phía trước, vậy nên bộ Hợi “亥” biểu âm. Hán tự chính là ảo diệu, thú vị như thế đấy, đặc biệt là chữ hình thanh hội ý, chỉ cần nhìn hình dáng, thanh âm của chữ, thì có thể hiểu được ý nghĩa đại khái của nó rồi. Do đó, học Hán tự cũng không phải là khó. Chỉ là do chịu ảnh hưởng của thói quen học các loại chữ khác trước đây mà nhất thời không thể thích ứng, cảm thấy khó khăn, nhưng nếu bạn có thể buông bỏ cái tâm ấy xuống, và từ từ điều chỉnh phương pháp học, như thế bạn đã có thể tận hưởng niềm vui của việc học Hán tự, đặc biệt là Hán tự chính thể rồi đó.

Suy ngẫm và thảo luận:

(1) Sau khi học xong bài học của ngày hôm nay, chúng ta đã hiểu được những vị hoàng đế cổ đại đối đãi ra sao với các đại thần có công với triều đình rồi, ngoài việc lập bia ca ngợi lưu danh hậu thế ra, còn cho con cháu nhiều đời của họ được hưởng thụ đãi ngộ hậu hĩnh, sống cuộc sống xa hoa. Các bạn có cảm nghĩ gì về thể chế như thế ?

(2) Tại sao hoàng đế lại trọng đãi các công thần của mình như vậy?

(3) Việc trọng đãi này có ảnh hưởng thế nào đối với đất nước và con cháu nhiều đời của các công thần? Bạn nghĩ nên trọng đãi những người có cống hiến cho đất nước như thế nào là phù hợp?

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/44313

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (33) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (32)https://chanhkien.org/2024/03/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-thien-tu-van-32.htmlSat, 23 Mar 2024 03:45:24 +0000https://chanhkien.org/?p=32823Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 戶封八縣,家給千兵。 高冠陪輦,驅轂振纓。 Bính âm: 戶(hù) 封(fēng) 八(bā) 縣(xiàn) , 家(jiā) 給(jǐ) 千(qiān) 兵(bīng) 。 高(gāo) 冠(guān) 陪(péi) 輦(niǎn) , 驅(qū) 轂(gǔ) 振(zhèn) 纓(yīng) 。 Chú âm: 戶(ㄏㄨ?)封(ㄈㄥ)八(ㄅㄚ)縣(ㄒ│ㄢ?), 家(ㄐ│ㄚ)給(ㄐ│ˇ)千(ㄑ│ㄢ)兵(ㄅ│ㄥ)。 高(ㄍㄠ)冠(ㄍㄨㄢ)陪(ㄆㄟ?)輦(ㄋ│ㄢˇ), 驅(ㄑㄩ)轂(ㄍㄨˇ)振(ㄓㄣ?)纓(│ㄥ)。 Âm Hán Việt: Hộ phong bát huyện, Gia cấp thiên binh. […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (32) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

戶封八縣,家給千兵。

高冠陪輦,驅轂振纓。

Bính âm:

戶(hù) 封(fēng) 八(bā) 縣(xiàn) ,

家(jiā) 給(jǐ) 千(qiān) 兵(bīng) 。

高(gāo) 冠(guān) 陪(péi) 輦(niǎn) ,

驅(qū) 轂(gǔ) 振(zhèn) 纓(yīng) 。

Chú âm:

戶(ㄏㄨ?)封(ㄈㄥ)八(ㄅㄚ)縣(ㄒ│ㄢ?),

家(ㄐ│ㄚ)給(ㄐ│ˇ)千(ㄑ│ㄢ)兵(ㄅ│ㄥ)。

高(ㄍㄠ)冠(ㄍㄨㄢ)陪(ㄆㄟ?)輦(ㄋ│ㄢˇ),

驅(ㄑㄩ)轂(ㄍㄨˇ)振(ㄓㄣ?)纓(│ㄥ)。

Âm Hán Việt:

Hộ phong bát huyện,

Gia cấp thiên binh.

Cao quan bồi liễn,

Khu cốc chấn anh.

Giải thích:

1. Nghĩa của chữ:

Hộ (戶): một cánh cửa gọi là hộ, ví với một nhà.

Phong (封): lấy đất đai, tước vị, danh hiệu thụ cấp cho vương tộc hoặc người có công.

Bát (八): số 8, mô tả số nhiều hoặc nhiều phương diện.

Huyện (縣): khu vực hành chính địa phương. Thời xưa thuộc châu, phủ, đạo. Nay là đơn vị hành chính ở dưới tỉnh mà trên thị trấn.

Gia (家): chỉ nhà, gia đình, quán, tiệm, xí nghiệp lớn.

Cấp (給): cho, ban cho.

Thiên (千): nghìn, ngàn.

Binh (兵): binh lính, quân nhân, chỉ thành viên cơ sở nhất trong quân đội.

Cao (高): chỉ độ cao.

Quan (冠): mũ, nón.

Bồi (陪): cùng, theo cạnh.

Liễn (輦): xe chuyên dùng cho vua.

Khu (驅): gắng sức chạy về phía trước, lao nhanh.

Cốc (轂): bánh xe.

Chấn (振): chấn động, dao động.

Anh (纓): dây nón.

2. Nghĩa của từ:

(1) Bát huyện (八縣): chỉ vùng đất lớn bằng tám huyện.

(2) Thiên binh (千兵): ngàn binh, đội vệ binh một ngàn binh sĩ.

(3) Cao quan (高冠): mũ quan chóp cao.

(4) Bồi liễn (陪輦): đi theo xe của vua.

(5) Khu cốc (驅轂): lái xe nhanh.

(6) Chấn anh (振纓): dây nón lay động.

Lời dịch tham khảo:

Các công thần chức tước cao được Thiên tử ban thưởng hậu hĩnh, mỗi người được ban cho đất đai lớn bằng tám huyện, và một ngàn binh sĩ làm hộ vệ bên cạnh.

Khi xe vua ra ngoài thị sát, rất nhiều đại thần đội mũ chóp cao đi bên cạnh xe vua. Khi chiếc xe lao nhanh thì dây mũ của các đại thần cũng lay động theo.

Câu chuyện văn tự:

Hộ (戶): chữ Giáp cốt viết là “ ” giống một cánh cửa, vì nhà nào cũng đều có cửa cả, vậy nên về sau chữ này được dùng với nghĩa chỉ “một hộ”, “một nhà”. Chữ Kim văn viết là “ ” và chữ Tiểu triện viết là ““” về mặt hình dáng chữ không có khác biệt mấy, đều trông giống một cánh cửa.

Huyện (縣): chữ Kim văn viết là “ ” chữ Tiểu triện viết là “ ”. Nghĩa ban đầu của chữ này là dùng dây mảnh treo một cái đầu bị treo ngược. Từ hình dáng chữ cho thấy bên trái là chữ Thủ “首” Kim văn viết ngược, bên phải là cuộn dây mảnh. Tuy nhiên phát triển về sau, chúng ta đều dùng chữ Huyện “縣” thành chữ Huyện 縣 trong “縣市” (huyện thị), “縣長” (huyện trưởng). Mà ý nghĩa ban đầu lại thêm chữ Tâm “心” bên dưới chữ Huyện “縣” trở thành chữ Huyền “懸” mới biết được.

Liễn (輦): Kim văn viết là “ ” , trong chữ có hai chữ Phu “夫” cũng là chỉ người, do đó Liễn “輦” là giống như hai người đang kéo xe vậy. Chữ Liễn trong Tiểu triện viết là “ ” trông rất giống với chữ Liễn “輦” ngày nay.

Suy ngẫm và thảo luận:

Chúng ta biết Hán Cao Tổ Lưu Bang có thể bình định thiên hạ là nhờ có những công thần hiền lương. Danh tướng thời kỳ đầu nhà Hán – Hàn Tín là một trong số ấy. Bây giờ chúng ta hãy cùng đọc một vài câu chuyện nhỏ về Hàn Tín nhé.

Hàn Tín là người Hoài Âm (Giang Tô ngày nay), thời niên thiếu đã mất cả cha lẫn mẹ, cuộc sống rất cơ cực, thường xuyên không có cơm ăn, chỉ đành đến bên sông Hoài câu cá kiếm sống, nếu câu được cá thì có thể đem bán lấy tiền mua gạo, nhưng nếu không câu được thì đành để bụng đói mà thôi. Lúc bấy giờ bên bờ sông Hoài có một nhóm phụ nữ lớn tuổi đang giặt lụa, mỗi người làm ở đây đều mang theo giỏ cơm. Một người trong số họ thấy Hàn Tín đói rũ rượi liền đem phần cơm của mình chia cho cậu, liên tục mấy chục hôm liền như vậy. Hàn Tín vô cùng cảm kích nói với bác gái ấy rằng: “Sau này con nhất định báo đáp bác thật tốt”. Nhưng bác gái ấy lại nổi giận với cậu: “Ta thấy cậu đáng thương nên mới mang cơm cho cậu ăn, chẳng mong cầu báo đáp gì hết!”

Sau này Hàn Tín được Hán Cao Tổ Lưu Bang trọng dụng, phong làm tướng quân, trong cuộc chiến giữa hai nhà Hán – Sở, Hàn Tín đã lập được chiến công hiển hách giúp Hán Cao Tổ giành được thiên hạ, cùng với Trương Lương, Tiêu Hà được gọi là “Hưng Hán tam kiệt”. Hàn Tín được phong làm Sở Vương. Đất Sở vốn là quê hương của Hàn Tín, ông là người có ơn báo ơn, Hàn Tín đã tìm cách tìm được bác gái năm xưa chia cơm cho mình, ông không ngớt cảm tạ bà, lại lấy ngàn vàng báo đáp. Tuy rằng bác gái ấy không màng đến số tiền này, nhưng vì từ chối không được nên đành nhận lấy cảm tạ rồi rời đi.

Dựa trên câu chuyện này, người đời sau đã rút ra câu thành ngữ “bữa cơm ngàn vàng”, để ví với việc mang ơn trả ơn hậu hĩnh. Cũng có người dùng câu “ân tình bữa cơm” để nói về việc có ơn thì phải báo đáp.

(1) Bạn cho rằng đạo lý mà câu chuyện này nhắn nhủ với chúng ta là gì?

(2) Bạn đã bao giờ được ai đó giúp đỡ chưa? Bạn đã báo đáp người ấy như thế nào?

(3) Bạn đã bao giờ giúp đỡ ai đó chưa? Bạn cảm thấy thế nào khi giúp đỡ người khác? Hãy chia sẻ trải nghiệm của bạn với mọi người nhé.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/44312

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (32) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (31)https://chanhkien.org/2024/03/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-thien-tu-van-31.htmlThu, 14 Mar 2024 05:39:00 +0000https://chanhkien.org/?p=32776Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 杜藁鍾隸,漆書壁經。 府羅將相,路俠槐卿。 Bính âm: 杜(dù) 藁(gǎo) 鍾(zhōng) 隸(lì), 漆(qī) 書(shū) 壁(bì) 經(jīng)。 府(fǔ) 羅(luó) 將(jiàng) 相(xiàng), 路(lù) 俠(jiá) 槐(huái) 卿(qīng)。 Chú âm: 杜﹙ㄉㄨˋ﹚藁﹙ㄍㄠˇ﹚鍾﹙ㄓㄨㄥ﹚隸﹙ㄌㄧˋ﹚, 漆﹙ㄑㄧ﹚書﹙ㄕㄨ﹚壁﹙ㄅㄧˋ﹚經﹙ㄐㄧㄥ ﹚。 府﹙ㄈㄨˇ﹚羅﹙ㄌㄨㄛˊ﹚將﹙ㄐㄧㄤˋ﹚相﹙ㄒㄧㄤˋ﹚, 路﹙ㄌㄨˋ﹚俠﹙ㄐㄧㄚˊ﹚槐﹙ㄏㄨㄞˊ﹚卿﹙ㄑㄧㄥ﹚。 Âm Hán Việt: Đỗ cảo Chung Lệ, Tất thư bích kinh. Phủ la tướng tướng, […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (31) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

杜藁鍾隸,漆書壁經。

府羅將相,路俠槐卿。

Bính âm:

杜(dù) 藁(gǎo) 鍾(zhōng) 隸(lì),

漆(qī) 書(shū) 壁(bì) 經(jīng)。

府(fǔ) 羅(luó) 將(jiàng) 相(xiàng),

路(lù) 俠(jiá) 槐(huái) 卿(qīng)。

Chú âm:

杜﹙ㄉㄨˋ﹚藁﹙ㄍㄠˇ﹚鍾﹙ㄓㄨㄥ﹚隸﹙ㄌㄧˋ﹚,

漆﹙ㄑㄧ﹚書﹙ㄕㄨ﹚壁﹙ㄅㄧˋ﹚經﹙ㄐㄧㄥ ﹚。

府﹙ㄈㄨˇ﹚羅﹙ㄌㄨㄛˊ﹚將﹙ㄐㄧㄤˋ﹚相﹙ㄒㄧㄤˋ﹚,

路﹙ㄌㄨˋ﹚俠﹙ㄐㄧㄚˊ﹚槐﹙ㄏㄨㄞˊ﹚卿﹙ㄑㄧㄥ﹚。

Âm Hán Việt:

Đỗ cảo Chung Lệ,

Tất thư bích kinh.

Phủ la tướng tướng,

Lộ hiệp hoè khanh.

Giải thích:

1. Nghĩa của chữ:

Đỗ (杜): chỉ Đỗ Độ, nhà thư pháp Thảo thư nổi tiếng thời nhà Hán

Cảo (藁): cùng nghĩa với “稿” chỉ thảo cảo (bản thảo bằng rơm cỏ)

Chung (鍾): trong Chung Dao (鍾繇) tên nhà thư pháp Lệ thư nổi tiếng nước Ngụy thời Tam Quốc

Lệ (隸): Lệ thư, thể chữ Lệ

Tất (漆): sơn, nước sơn

Thư (書): bài viết được đóng thành quyển, tập (sách)

Bích (壁): bức tường

Kinh (經): điển chương

Phủ (府): công thự cung đình

La (羅): chiêu mộ, thu nạp

Tướng (將): quan võ địa vị cao

Tướng (相): quan văn địa vị cao

Lộ (路): con đường

Hiệp (俠): cùng nghĩa với “夾” : chen lẫn, kẹp, cặp

Hoè (槐): cây hoè. Trong thời cổ đại cây hoè là tượng trưng địa vị của Tam Công tể phụ. Trong «Chu Lễ – Thu Quan» ghi rằng: “Triều sĩ chưởng quản việc kiến lập pháp luật các triều ngoại bang, chín cây táo gai bên trái là vị trí các cô khanh đại phu, quần sĩ đứng phía sau, chín cây táo gai bên phải là vị trí các công, hầu, bác, tử, nam. Quần lại đứng đằng sau. Trước ba cây hoè là vị trí của Tam Công. Châu trưởng chúng thứ đứng sau”. Đây là nói rằng bên ngoài cung đình nhà Chu trồng ba cây hoè, khi Tam Công chầu Thiên tử, thì đứng hướng mặt về ba cây hoè này. Người sau vì thế mà lấy ba cây hoè ví với Tam Công. Tam Công ở đây là chỉ Thái sư, Thái phó, Thái bảo là cách gọi chung cho ba chức quan cao nhất thời nhà Chu.

Khanh (卿): chức quan văn địa vị cao

2. Nghĩa của từ:

(1) Đỗ cảo (杜藁): bản viết tay Thảo thư của Đỗ Độ.

(2) Chung Lệ (鍾隸): tác phẩm Lệ thư của Chung Dao.

(3) Tất thư (漆書): sách viết bằng sơn.

(4) Bích kinh (壁經): các tác phẩm kinh điển được phát hiện bên trong bức tường nhà Khổng Tử.

(5) Phủ la tướng tướng (府羅將相): trong cung đình đã chiêu nạp được đại thần văn võ.

(6) Lộ hiệp (路俠): đứng dọc bên đường.

Lời dịch tham khảo:

Trong những sách cổ quý giá có bản viết tay Thảo thư của Đỗ Độ nhà Hán, có tác phẩm của Chung Dao – nhà thư pháp Lệ thư nổi tiếng nước Ngụy thời Tam Quốc. Còn có các thư sách viết bằng sơn thời thượng cổ cùng các tác phẩm kinh điển được phát hiện bên trong bức tường trong nhà của Khổng Tử, đây đều là những văn vật lịch sử vô cùng quý giá.

Thiên tử ở trong cung đình, văn võ đại thần sắp xếp theo thứ bậc, khi xuất hành ngoài cung đình Tam Công Cửu Khanh đứng dọc hai bên, họ đều là những trọng thần, phụ tá quân vương trị lý thiên hạ.

Câu chuyện văn tự:

Hiệp “俠” cũng là chữ hình thanh hội ý, trong Giáp cốt, Kim văn đều không thấy chữ này. Trong Tiểu triện chữ hiệp“” tòng nhân giáp thanh (bộ Nhân 人 biểu nghĩa và chữ Giáp 夾 biểu âm), chữ Giáp “夾” trong chữ Giáp cốt là hình dáng như thế này “ ”, giống một người to lớn kẹp thứ gì đó dưới nách. Mà chữ Giáp “夾” trong chữ Tiểu triện được viết là “ ”, lại là tòng đại tòng nhị nhân (bộ đại 大 và hai bộ Nhân 人 biểu nghĩa), giống hai người hợp sức kẹp chặt một người vậy, ý là dìu đỡ hai bên, cho nên Hiệp “俠” chính là người chủ động trợ giúp người khác. Trong quá trình trợ giúp có thể cần vận dụng cả trí tuệ, dốc hết gia tài, không màng nguy hiểm, sau khi thành công không cầu hồi báo. Điều đáng tiếc là, những sự tích về các nhân sĩ hiệp nghĩa chân chính ấy đã bị chôn vùi theo lịch sử rồi. Điều được lưu lại là những truyền thuyết chợ búa phô trương sức mạnh, vì chủ quan cá nhân mà rút kiếm, khiến máu chảy thành dòng. Những truyền thuyết này qua sự tô vẽ của các tiểu thuyết gia thì mỗi người đều trở thành những chàng trai anh tuấn ai gặp cũng tấm tắc ngợi khen, thân mang võ công tuyệt thế, phong lưu phóng khoáng, oanh yến vờn quanh, không phải bang chủ thì là minh chủ, hiệu lệnh ban xuống muôn người nghe theo, vì để báo ân oán tình thù không ngại gây chiến, trong lòng đâu còn vương pháp, như thể bản thân chính là quốc vương vậy. Những tình tiết thế này đã làm cho những người đọc tiểu thuyết không ai không khỏi mơ mộng mình chính là nhân vật chính ấy.

Kỳ thực muốn thân mang võ công tuyệt thế, công năng đặc dị, không chỉ là luyện mấy bộ quyền pháp, kiếm pháp, võ công bí tịch là nên chuyện. Cũng không phải ăn tuyết liên nghìn năm, hà thủ ô vạn năm hoặc là kỳ hoa dị thảo, kỳ trân dị thú thì công lực tăng vọt chỉ trong một đêm. Công lực của bạn cần phải trường kỳ tu luyện, sau khi không ngừng đề cao tâm tính của mình mới có thể gia tăng được. Tuy nhiên, sau khi bạn tu luyện thành công, tâm tính đề cao lên rồi thì đối với những ân oán tình thù trong thế tục, đối với danh lợi trói buộc bạn còn không buông xuống được sao? Bạn còn vì chủ quan cá nhân của bản thân mà lạm sát vô tội sao? Vậy nên hiệp sĩ chân chính không phải là lấy sức trị người, mà là những nhân sĩ chính nghĩa lấy lý thu phục nhân tâm, dùng trí hành sự, hành thiện không mong ai biết, làm ơn không cầu báo đáp. Có lẽ đây chính là nguyên nhân mà những sự tích về họ không được lưu truyền lại cũng nên!

Suy ngẫm và thảo luận:

Hôm nay chúng ta hãy nói một chút về câu chuyện “bích kinh” nhé.

Sau khi thống nhất sáu nước, Tần Thuỷ Hoàng vừa lòng thỏa chí, bỏ phép phong kiến, lập quận huyện, dùng hình phạt nghiêm khắc để cai trị thiên hạ. Bác sĩ (tên chức quan) Thuần Vu Việt đã kiến nghị với Tần Thuỷ Hoàng phải học hỏi ưu điểm của chế độ cũ của nhà Thương, Chu để đảm bảo đất nước ổn định lâu dài. Những lời ấy khiến Tần Thuỷ Hoàng nghe rồi rất không vui, nên đã giao cho Thừa tướng Lý Tư nghiên cứu, Lý Tư vì để lấy lòng Tần Thuỷ Hoàng, nên đã thưa rằng: “Mọi người vì sao có nhiều ý kiến và bình luận đến thế, đó là vì thứ mà những kẻ đọc sách kia học đều là những thứ trước kia, hơn nữa đem tiêu chuẩn trước đây để đo lường chế độ mà Hoàng đế đã kiến lập, những thư sinh cổ hủ ấy làm sao hiểu được sự vĩ đại của Hoàng đế chứ? Thần kiến nghị; ngoại trừ những văn thư của nước Tần ra, thì đem đốt hết. Trừ những thứ mà quan Bác sĩ cần dùng cho chức vụ ra thì những Thi, Thư, Bách gia chư tử do tư nhân cất giữ, toàn bộ sẽ do các quan địa phương thu gom rồi thiêu huỷ hết, nếu kẻ nào dám đàm luận Thi, Thư thì đều giết không tha. Kẻ nào lấy xưa phỉ báng nay thì tru di cửu tộc. Quan lại biết mà không trình báo thì xử cùng tội. Mệnh lệnh ban ra trong 30 ngày không chấp hành thì xử sung quân đi xây dựng thành. Như thế thì sẽ không còn ai dám phê bình nữa”. Tần Thuỷ Hoàng nghe theo ý kiến của Lý Tư, do đó văn hoá Trung Hoa đã hứng chịu sự phá hoại mang tính huỷ diệt, nhưng cũng vì thế mà nhà Tần đã gieo mầm bị diệt vong nhanh chóng.

Đến thời Hán Vũ Đế, em trai của ông là Lỗ Cung Vương vì để mở rộng cung điện của mình, nên đã đem căn nhà cũ của Khổng Tử ở bên cạnh sửa thành hoa viên, lúc phá dỡ tường nhà thì công nhân đột nhiên phát hiện trong cái lỗ hẹp của bức tường có một thếp thẻ tre, đồng thời từ trong không trung truyền đến âm thanh như một hồi chuông trang nghiêm, làm cho Lỗ Cung Vương khiếp sợ vội vàng quỳ mọp xuống đất bái lạy và hạ lệnh ngừng ngay việc tháo dỡ.

Những thẻ tre được phát hiện trong bức tường gồm có những cuốn như «Thượng Thư», «Hiếu Kinh», «Lễ Ký», «Luận Ngữ», theo khảo chứng cho thấy khả năng là Khổng Phụ cháu đời thứ tám của Khổng Tử đã cất giấu khi Tần Thuỷ Hoàng hạ lệnh đốt sách. Việc phát hiện những kinh điển này đã có đóng góp rất lớn cho việc phân biệt thật giả đối với những kinh sách cổ, và cũng lưu lại cho nền văn hoá Trung Hoa những điển chương quý giá.

(1) Tại sao Tần Thuỷ Hoàng lại ra lệnh đốt sách?

(2) Hãy cho biết vì sao “bích kinh” lại quý giá?

(3) Theo bạn nhà Tần vì sao lại diệt vong nhanh chóng như vậy?

(4) Bạn đã đọc tiểu thuyết võ hiệp bao giờ chưa? Hãy thử phát biểu cảm nghĩ của bạn về nhân vật chính trong các tiểu thuyết đó xem sao nhé.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/44311

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (31) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (30)https://chanhkien.org/2024/02/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-thien-tu-van-30.htmlSun, 18 Feb 2024 23:38:29 +0000https://chanhkien.org/?p=32612Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 右通廣內 (1),左達承明 (2)。既集墳典 (3),亦聚群英 (4)。 Bính âm: 右 (yòu) 通 (tōng) 廣 (guǎng) 內 (nèi), 左 (zuǒ) 達 (dá) 承 (chéng) 明 (míng)。 既 (jì) 集 (jí) 墳 (fén) 典 (diǎn), 亦 (yì) 聚 (jù) 群 (qún) 英 (yīng)。 Chú âm: […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (30) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

右通廣內 (1),左達承明 (2)。既集墳典 (3),亦聚群英 (4)。

Bính âm:

右 (yòu) 通 (tōng) 廣 (guǎng) 內 (nèi),

左 (zuǒ) 達 (dá) 承 (chéng) 明 (míng)。

既 (jì) 集 (jí) 墳 (fén) 典 (diǎn),

亦 (yì) 聚 (jù) 群 (qún) 英 (yīng)。

Chú âm:

右 (ㄧㄡˋ) 通 (ㄊㄨㄥ) 廣 (ㄍㄨㄤˇ) 內 (ㄋㄟˋ),

左 (ㄗㄨㄛˇ) 達 (ㄉㄚˋ) 承 (ㄔㄥˋ) 明 (ㄇㄧㄥˋ)。

既 (ㄐㄧˋ) 集 (ㄐㄧˋ) 墳 (ㄈㄣˋ) 典 (ㄉㄧㄢˇ),

亦 (ㄧˋ) 聚 (ㄐㄩˋ) 群 (ㄑㄩㄣˋ) 英 (ㄧㄥ)。

Âm Hán Việt:

Hữu thông Quảng Nội,

Tả đạt Thừa Minh.

Ký tập phần điển,

Diệc tụ quần anh.

Giải thích:

1. Nghĩa của chữ:

Hữu (右): phải, bên phải, đối lập với Tả 左 (trái).

Thông (通): thông đạt, thông suốt, từ chỗ này đến chỗ khác.

Quảng (廣): rộng, từ đối lập là Hiệp 狹 (hẹp).

Nội (內): bên trong.

Tả (左): trái, bên trái, đối lập với Hữu 右 (phải).

Đạt (達): đến, tới một địa điểm, một giai đoạn nào đó.

Thừa (承): tiếp tục, kế tục, kéo dài, tiếp nối.

Minh (明): sáng, ánh sáng.

Ký (既): lại, vừa.

Tập (集): tập hợp.

Phần (墳): tức “Tam phần”, là cuốn sách ghi chép về Tam Hoàng (Phục Hy thị, Thần Nông thị, Hoàng Đế).

Điển (典): tức “Ngũ điển”, là cuốn sách ghi chép về Ngũ Đế (Thiếu Hạo, Chuyên Húc, Đế Khốc, Nghiêu, Thuấn).

Diệc (亦): cũng.

Tụ (聚): hợp lại, tụ họp lại.

Quần (群): nhóm, chỉ số nhiều.

Anh (英): người tài đức xuất chúng.

2. Nghĩa của từ:

(1) Quảng Nội (廣內): tức điện Quảng Nội, là nơi Hoàng đế cất giữ các loại điển tịch (sách xưa, sách cổ), tranh sách.

(2) Thừa Minh (承明): tức điện Thừa Minh, là nơi Hoàng đế hội kiến văn võ đại thần.

(3) Phần điển (墳典): tức “Tam phần” và “Ngũ điển”, là những cuốn sách cổ xưa nhất của Trung Quốc, sớm đã thất truyền.

(4) Quần anh (群英): rất nhiều người tài đức xuất chúng, ở đây chỉ văn võ bá quan.

Lời dịch tham khảo:

Trong cung điện hùng vĩ tứ thông bát đạt (thông suốt cả bốn mặt tám phương), bên phải thì thông đến điện Quảng Nội, bên trái thì nối với điện Thừa Minh. Điện Quảng Nội là nơi lưu giữ những kiệt tác và kinh điển như “Tam phần” và “Ngũ điển”, v.v.; còn điện Thừa Minh là chốn tụ họp của các anh tài văn võ bá quan.

Câu chuyện văn tự:

Hữu 右: Kim văn viết là “ ” ; chữ Tiểu triện viết là “”. “ ” chính là tay, khi tay không ứng phó được thì sử dụng “口” Khẩu (miệng) để hiệp trợ; giống như một số lúc chúng ta dùng tay nhưng không mở được nút thắt thì cũng có thể dùng miệng (口) để trợ giúp. Cho nên nghĩa gốc của chữ “Hữu” là “tay và miệng tương trợ nhau”.

Nội 內: Giáp cốt văn viết là “” ; Kim văn viết là “”. “ ” giống hình dáng bên ngoài của ngôi nhà, còn “ ” chính là chữ “Nhập”, cho nên tiến vào trong nhà chính là “Nội”.

Tả 左: Kim văn viết là “” ; chữ Tiểu triện viết là “ ” . Phần trên (giống chữ Hữu “右”) là cái tay, phần dưới “工” là công việc, công tác; bất kể là dùng tay trái làm việc gì đó hay là làm việc ở bên trái thì đều có hàm ý là trợ giúp từ bên cạnh, cho nên nghĩa gốc của chữ Tả là “bàn tay phụ tá, trợ giúp”.

Tập 集: Giáp cốt văn viết là “ ” ; Kim văn viết là “” ; chữ Tiểu triện viết là “” . Từ mấy kiểu chữ này đều có thể nhìn ra dáng vẻ chim đậu trên cây, cho nên nghĩa gốc của chữ Tập này là “bầy chim trên cây”.

Điển 典: Giáp cốt văn viết là “ ”, hình dáng chữ tựa như dùng hai tay tiếp nhận giản sách (sách thẻ tre), từ đó có thể biết rằng quyển Sách 冊 rất quan trọng thì chính là Điển 典 (kinh sách trọng yếu, được coi là mẫu mực, dùng làm tiêu chuẩn). Kim văn viết là “ ”, hình dáng giống như là đem Sách 冊 đặt ở trên Cơ 丌, “丌” Cơ là đồ chuyên dùng để lưu giữ thư tịch, cũng chính là nói những thư tịch được cất giữ trên Cơ thì gọi là Điển.

Suy ngẫm và thảo luận:

Thi Lễ Truyền Gia

Xưa kia, trong phòng khách của rất nhiều gia đình có văn hóa đều treo tấm biển “Thi Lễ Truyền Gia”.

Khổng Tử dạy con học Thi học Lễ, điều này xưa nay được truyền thừa ca tụng, và được gọi là “Đình Huấn”, “Thi Lễ Thùy Huấn”, v.v., còn các hậu duệ của Khổng Tử gọi đó là “Tổ Huấn”, hay “Thi Lễ Truyền Gia”.

Câu chuyện Khổng Tử dạy con học Thi học Lễ được viết trong cuốn “Luận Ngữ – Quý Thị”. Trong sách kể rằng, có một ngày, Khổng Tử đang đứng một mình ở trong sân thì con của ông là Khổng Lý bước từng bước nhỏ cung kính đi qua và bị Khổng Tử gọi lại. Khổng Tử hỏi con đã học “Kinh Thi” chưa? Khổng Lý đáp rằng vẫn chưa học, Khổng Tử liền nói với Khổng Lý rằng không học tập “Thi” thì không biết cách giao thiệp với người khác. Thế là Khổng Lý liền lui về nghiêm túc học tập “Kinh Thi”. Sau đó có một ngày, khi Khổng Lý đi ngang qua sân thì lại bị Khổng Tử gọi lại, ông lại hỏi Khổng Lý rằng đã học tập lễ nghi chưa, Khổng Lý đáp rằng vẫn chưa. Khổng Tử lại dạy bảo rằng, không học tập “Lễ” thì rất khó lập thân làm người. Thế là Khổng Lý lại lui về học tập lễ nghi.

Khổng Tử từng nói: Mọi người sao không học “Thi” xem sao? “Thi” vừa có thể kích thích làm gia tăng chí thú (hứng thú) của một người, tăng trưởng tri thức của một người, lại vừa có thể dung hòa cảm tình với đại chúng, cũng có thể trút ra những cảm xúc ủy khuất của bản thân. Nói gần thì có thể giúp người ta hiểu được phải phụng dưỡng cha mẹ như thế nào; nói xa hơn một chút thì có thể giúp người ta hiểu được cách phụng sự quân vương; ngoài ra còn có thể nhận biết cách gọi tên cỏ cây chim thú nhiều hơn. Khổng Tử còn nói “Thi tam bách, nhất ngôn dĩ tế chi, viết ‘tư vô tà’ ” (trích “Luận Ngữ – Vi Chính”) (tạm dịch: Ba trăm bài thơ, nói tóm lại, là ‘tư tưởng vô tà’). Câu này có thể lý giải là “Kinh Thi” là cuốn sách khuyến thiện trừ ác, các tác giả của hơn 300 bài thơ trong “Kinh Thi” đều là dùng tư tưởng thuần tịnh vô tà để sáng tác ra những bài thơ này; sau khi đọc chúng, người ta có thể trừ bỏ đi những tư tưởng tà ác.

Còn “Lễ” là quy phạm hành vi, lễ nghi đạo đức… mà ai ai cũng cần phải tuân thủ. Đức Khổng Tử đã nói: “Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động” (trích “Luận Ngữ – Nhan Uyên”) (tức là: Không đúng Lễ chớ nhìn, không đúng Lễ chớ nghe, không đúng Lễ chớ nói, không đúng Lễ chớ làm). “Lễ” đã có ý nghĩa quan trọng như thế, vậy thì một người không học “Lễ”, không hiểu “Lễ” thì làm sao biết cách lập thân, đối nhân xử thế trong xã hội? Đây chính là đạo lý “Bất học lễ, vô dĩ lập” (Không học Lễ thì không thể lập thân trong xã hội).

Người Trung Quốc từ xưa đã chú trọng ‘đình huấn gia giáo’ (dạy bảo, giáo dục trong nhà, trong gia đình); trong văn hóa truyền thống Trung Quốc vốn có các văn hóa và mỹ đức: nhân nghĩa lễ trí tín, trung hiếu tiết nghĩa, lễ nghĩa liêm sỉ, và tu thân – tề gia – trị quốc – bình thiên hạ, những điều này thường được thấy trong các gia huấn gia quy nổi tiếng trong các triều đại. Ví dụ như vị quan Nhan Chi Thôi thời Bắc Tề đã giáo dục con cháu theo đạo đức truyền thống và đạo lập thân trị gia, cuốn “Nhan Thị Gia Huấn” của ông được người đời sau tôn xưng là “Gia Huấn Chi Tổ” (tổ tông của các cuốn gia huấn), cuốn này có ảnh hưởng sâu rộng đến các thế hệ sau.

(1) Tại sao đức Khổng Tử muốn dạy con của ông là Khổng Lý học Thi học Lễ?

(2) Câu chuyện này nói cho chúng ta biết trong văn hóa truyền thống Trung Quốc thì làm người cần phải học tập những gì?

(3) Văn hóa truyền thống Trung Quốc chú trọng các mỹ đức như “nhân nghĩa lễ trí tín, trung hiếu tiết nghĩa, lễ nghĩa liêm sỉ”, hãy thử chia sẻ những biểu hiện của mỹ đức trong cuộc sống hàng ngày của bạn nhé?

(4) Mời bạn chia sẻ những câu chuyện có liên quan đến “Nhân nghĩa lễ trí tín, trung hiếu tiết nghĩa, lễ nghĩa liêm sỉ” mà bạn biết. (Có thể tham khảo câu chuyện “Làm người phải thủ Tín tri Lễ” dưới đây)

Phụ lục:

Làm người phải “thủ Tín tri Lễ”

Trần Thực, tự Trọng Cung, là người Dĩnh Xuyên ở Đông Hán (nay là phía đông của thành phố Hứa Xương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc). Do từng nhậm chức Huyện trưởng huyện Thái Khâu cho nên mọi người gọi ông là Trần Thái Khâu, ông nổi tiếng vì sự chính trực và phẩm đức thường hằng nghiêm chính. Con của ông được ông đích thân dạy bảo, từ lời nói tới việc làm ông đều làm gương cho con, mưa dầm thấm đất, nhờ vậy mà con của ông cũng chịu ảnh hưởng từ cha, cho nên từ khi còn rất nhỏ đã biết rõ những chuẩn tắc cơ bản mà làm người cần phải tuân theo như “thủ Tín tri Lễ”, v.v.

Có một lần, Trần Thái Khâu hẹn bạn cùng nhau ra ngoài vào buổi trưa, đã quá giờ hẹn nhưng người bạn ấy vẫn chưa đến, Trần Thái Khâu liền đi một mình. Sau khi người bạn kia đến nhà thì gặp Nguyên Phương, cậu con trai bảy tuổi của Trần Thái Khâu, đang chơi đùa ở ngoài cửa, liền hỏi: “Cha của con có nhà không?”. Đứa nhỏ đáp: “Chờ ngài rất lâu mà ngài chưa tới, cha con đã đi rồi ạ!”

Người bạn này liền tức giận và nói: “Thật không ra gì! Đã hẹn nhau rồi mà lại bỏ đi trước!”

Nguyên Phương nói: “Ngài hẹn với cha con giữa trưa sẽ đến, nhưng tới giữa trưa ngài lại không đến, đây là vô Tín; ở trước mặt con trẻ mà nhục mạ cha của chúng, đây là vô Lễ ạ”.

Người bạn này thấy đứa nhỏ mới bảy tuổi nhưng đã hiểu được đạo lý làm người phải “thủ Tín tri Lễ”, cho nên tự cảm thấy vô cùng hổ thẹn, thế rồi liền xuống xe cầm tay Nguyên Phương để tỏ ý xin lỗi.

Thành thật thủ Tín (giữ chữ Tín) là một biểu hiện của “Chân”, “tri thư đạt lý” (đọc Kinh Thư, Kinh Thi, có văn hóa, hiểu lễ nghĩa) là một biểu hiện của người có tu dưỡng; đây đều là những tiêu chuẩn làm người mà cổ nhân duy trì, tuân theo và tôn sùng, bởi vì chỉ có như vậy thì mới có thể được người khác tôn kính.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/44082

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (30) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (29)https://chanhkien.org/2024/02/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-thien-tu-van-29.htmlWed, 07 Feb 2024 01:08:07 +0000https://chanhkien.org/?p=32528Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 肆筵設席 (1),鼓瑟 (2)吹笙 (3)。升階 (4)納陛 (5),弁轉 (6)疑星 (7)。 Bính âm: 肆 (sì) 筵 (yán) 設 (shè) 席 (xí), 鼓 (gǔ) 瑟 (sè) 吹 (chuī) 笙 (shēng)。 升 (shēng) 階 (jiē) 納 (nà) 陛 (bì), 弁 (biàn) 轉 (zhuǎn) 疑 (yí) 星 […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (29) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

肆筵設席 (1),鼓瑟 (2)吹笙 (3)。升階 (4)納陛 (5),弁轉 (6)疑星 (7)。

Bính âm:

肆 (sì) 筵 (yán) 設 (shè) 席 (xí),

鼓 (gǔ) 瑟 (sè) 吹 (chuī) 笙 (shēng)。

升 (shēng) 階 (jiē) 納 (nà) 陛 (bì),

弁 (biàn) 轉 (zhuǎn) 疑 (yí) 星 (xīng)。

Chú âm:

肆 (ㄙˊ) 筵 (ㄧㄢˊ) 設 (ㄕㄜˊ) 席 (ㄒㄧˊ),

鼓 (ㄍㄨˇ) 瑟 (ㄙㄜˊ) 吹 (ㄔㄨㄟ) 笙 (ㄕㄥ)。

升 (ㄕㄥ) 階 (ㄐㄧㄝ) 納 (ㄋㄚˊ) 陛 (ㄅㄧˊ),

弁 (ㄅㄧㄢˊ) 轉 (ㄓㄨㄢˇ) 疑 (ㄧˊ) 星 (ㄒㄧㄥ)。

Âm Hán Việt:

Tứ diên thiết tịch,

Cổ sắt xuy sênh.

Thăng giai nạp bệ,

Biện chuyển nghi tinh.

Giải thích:

1. Nghĩa của chữ:

Tứ (肆): bày trí.

Thiết (設): thiết lập, bố trí.

Diên (筵): lễ tiệc.

Tịch (席): bữa tiệc, bàn tiệc, mâm cỗ, tiệc rượu.

Cổ (鼓): gảy, đánh, chơi nhạc cụ.

Sắt (瑟): đàn sắt, là một loại nhạc cụ dây, hình dạng như cổ cầm, dài hơn 8 xích (1 xích = 1/3 mét).

Xuy (吹): thổi hơi ra từ miệng.

Sênh (笙): cái sênh, tên một nhạc cụ hơi của Trung Quốc có các ống thẳng đứng.

Thăng (升): từ dưới lên trên.

Giai (階): bậc thềm, bậc thang; dùng gạch, đá mà xây thành và dùng để bước lên chỗ cao.

Nạp (納): đưa vào, dẫn vào.

Bệ (陛): bậc thềm cao nhất của chính điện, là nơi Hoàng đế ngồi khi nghe các đại thần báo cáo việc nước; vậy nên gọi bậc thềm cung điện của đế vương là “Bệ” 陛.

Biện (弁): một loại mũ được giới quý tộc đội vào thời cổ đại.

Chuyển (轉): chuyển động.

Nghi (疑): tương tự, giống như là.

Tinh (星): sao, ngôi sao trên trời.

2. Nghĩa của từ:

(1) Tứ diên thiết tịch (肆筵設席): bày trí, thiết đãi yến tiệc.

(2) Cổ sắt (鼓瑟): đánh đàn sắt.

(3) Xuy sênh (吹笙): thổi sênh.

(4) Thăng giai (升階): bước lên từng bậc từng bậc.

(5) Nạp bệ (納陛): từng bước một, bước tới bậc cao nhất của chính điện.

(6) Biện chuyển (弁轉): nón mũ chuyển động.

(7) Nghi tinh (疑星): thật giống như những ngôi sao trên trời.

Lời dịch tham khảo:

Hoàng đế thiết đãi yến tiệc trong cung, các nhạc công thổi và chơi các loại nhạc cụ để tạo không khí vui tươi, hiện ra cảnh tượng ca múa thái bình. Các văn võ bá quan bước lên bậc thang tiến vào cung điện, ngọc thạch trên mũ quan chuyển động theo bước đi của họ, khi ánh sáng chiếu xuống trông chúng tựa như những vì sao lấp lánh.

Câu chuyện văn tự:

Xuy 吹: Giáp cốt văn viết là “ ”; bên phải là “” giống như vật thể, bên trái là “” giống như người đang quỳ, mở miệng và hướng vào vật thể để thổi khí ra ngoài, cho nên “Xuy” chính là chỉ hành động dùng sức để thổi hơi ra ngoài qua đường miệng.

Thăng 升: chữ Tiểu triện viết là “”, mà chữ “Đấu” 鬥 trong Tiểu triện viết là “ ”, cả hai chữ này chỉ khác nhau một nét, cho nên “Thăng” là chỉ một dụng cụ đo lường có hình dạng giống cái “Đấu” nhưng có thêm tay cầm. Đơn vị nhỏ hơn “thăng” là “cáp” 合, lớn hơn “thăng” là “đấu”, “thập cáp” 十合 (10 cáp) bằng 1 thăng, còn “thập thăng” 十升 (10 thăng) thì bằng 1 đấu.

Suy ngẫm và thảo luận:

Bậc đế vương thời cổ đại sống tiết kiệm, giản dị mà quang vinh

Khi Đường Túc Tông vẫn còn là Thái tử, có một lần ông cùng phụ hoàng là Đường Huyền Tông ăn cơm. Trong bữa ăn hàng ngày thường có đùi dê, Huyền Tông bảo Thái tử cắt đùi dê. Sau khi Thái tử cắt xong thì lấy miếng bánh để chùi tay, Huyền Tông nhìn thấy thì có chút không vui. Đến lúc Thái tử chùi tay xong thì cũng ăn luôn cái bánh đó, Đường Huyền Tông lúc này mới hài lòng nói với Thái tử: “Người có phúc phận, cần phải biết trân quý như vậy”.

Đường Túc Tông đã kế thừa mỹ đức tiết kiệm, giản dị này. Khi ăn uống, ông không ăn những thứ sơn hào hải vị, ngay cả các ca nữ múa hát cho vua cũng không có y phục và trang sức hoa lệ.

Trong cuốn “Vịnh Sử” của nhà thơ Lý Thương Ẩn ghi rằng: “Nhìn lại các bậc tiên hiền và các nước trong lịch sử mới thấy, thành công là do cần kiệm, đổ vỡ là do xa xỉ”. Trước kia, có rất nhiều bậc Đế vương Thiên tử đều coi sự tiết kiệm, giản dị là điều vinh quang, coi đó là mỹ đức, cho rằng đây là biểu hiện của việc trân quý phúc phận. Nhưng bây giờ có rất nhiều người lại tiêu xài vung tay quá trán, coi đó là biểu hiện của khí phách, coi sự xa hoa lãng phí là niềm vinh quang, dùng để thể hiện thân phận và địa vị của bản thân. Mà lại không biết rằng xa hoa lãng phí sẽ bị Trời khiển trách, hết thảy những gì có được trong hiện tại đều là có được nhờ vào phúc phận, mà phúc phận lại không phải là thứ vô cùng vô tận, sao lại không biết trân quý vậy?

(1) Sau khi nghe xong câu chuyện Đường Túc Tông sống tiết kiệm, giản dị, nếu bạn biết có những tấm gương khác cũng tự đặt yêu cầu nghiêm cẩn (chặt chẽ cẩn thận) cho chính mình như vậy trong cuộc sống, hãy chia sẻ cùng mọi người nhé (Có thể tham khảo câu chuyện “Lệnh công cố cùng” dưới đây).

(2) Với người mà được mọi người kính trọng, trong cuộc sống sinh hoạt họ sẽ có những biểu hiện nào đáng để chúng ta học tập theo?

(3) Bạn hãy nêu ví dụ về việc bản thân đã làm như thế nào để không phô trương lãng phí trong cuộc sống nhé?

Phụ lục:

Câu chuyện: Lệnh công cố cùng

Đức Khổng Tử nói: “Quân tử cố cùng”, ý là quân tử đến lúc cùng khốn cũng không đánh mất khí tiết. Cao Doãn, vị Trung thư thị lang thời Bắc Ngụy, chính là một bậc “quân tử” “cố cùng” như thế.

Trước kia, quan viên triều đình Bắc Ngụy đều không có bổng lộc. Các quan viên thông thường đều có gia sản riêng của mình, nhưng Cao Doãn lại không có. Nhà ông nghèo xác xơ, các con ông thường ngày lên núi đốn củi để kiếm sống. Tuy thế, chuyện này cũng không làm thay đổi chí hướng của ông. Ở trong triều đình, ông nổi tiếng với những lời can gián cương trực. Nếu trong triều có điều gì làm không thích hợp, ông sẽ khẩn cầu được yết kiến Hoàng thượng. Bắc Ngụy Văn Thành Đế Thác Bạt Tuấn thường cho các quan lui xuống để một mình nói chuyện với ông. Có lúc lời lẽ của Cao Doãn dữ dội, chỉ trúng chỗ hiểm khiến Thác Bạt Tuấn không nghe nổi nữa, đành phải sai người đưa ông đi. Nhưng Thác Bạt Tuấn lại vô cùng tín nhiệm ông, đặc biệt thăng cấp cho ông làm Trung thư lệnh.

Có một ngày, quan Tư đồ Lục Lệ nhịn không được mà tâu với Thác Bạt Tuấn rằng: “Bệ hạ, Cao Doãn mặc dù được ân huệ, nhưng nhà ông ấy lại nghèo xác xơ!”

Thác Bạt Tuấn sững sờ, nói: “Sao có thể như vậy?”

“Xác thực là vậy, vợ con của ông ấy không có lấy một bộ y phục ra dáng, căn bản không thể đi ra ngoài để gặp người khác”.

Thác Bạt Tuấn lập tức khởi giá, đích thân đến nhà Cao Doãn. Hoàng đế quan sát, thấy nhà của Cao Doãn chỉ là mấy gian nhà tranh, khăn trải giường chỉ là vải thô, y phục mà vợ con ông mặc đều được làm từ sợi bông cũ, trong nhà bếp cũng chỉ có chút dưa muối. Thác Bạt Tuấn cảm thán không thôi, lập tức ban cho Cao Doãn 500 xấp tơ lụa, 1000 hộc lương thực (1 hộc bằng 10 đấu, sau đổi thành 5 đấu), và phong cho con trưởng của Cao Doãn là Cao Duyệt làm quan Thái thú ở Trường Lạc. Cao Doãn kiên quyết chối từ, nhưng Thác Bạt Tuấn không chấp nhận lời từ chối này.

Từ đó, Thác Bạt Tuấn càng thêm coi trọng Cao Doãn, khi gặp mặt thường gọi ông là “Lệnh công” chứ không gọi thẳng tên của ông.

(Trích từ “Tư Trị Thông Giám”)

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/44081

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (29) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (28)https://chanhkien.org/2024/02/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-thien-tu-van-28.htmlSat, 03 Feb 2024 23:38:08 +0000https://chanhkien.org/?p=32510Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 圖寫 (1)禽獸 (2),畫彩 (3)仙靈 (4)。丙舍 (5)傍啟 (6),甲帳 (7)對楹 (8)。 Bính âm: 圖(tú) 寫(xiě) 禽(qín) 獸(shòu), 畫(huà) 彩(cǎi) 仙(xiān) 靈(líng)。 丙(bǐng) 舍(shè) 傍(páng) 啟(qǐ), 甲(jiǎ) 帳(zhàng) 對(duì) 楹(yíng)。 Chú âm: 圖 (ㄊㄨˋ) 寫 (ㄒㄧㄝˇ) 禽 (ㄑㄧㄣˋ) 獸 (ㄕㄡˋ), 畫 (ㄏㄨㄚˋ) 彩 (ㄘㄞˇ) […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (28) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

圖寫 (1)禽獸 (2),畫彩 (3)仙靈 (4)。丙舍 (5)傍啟 (6),甲帳 (7)對楹 (8)。

Bính âm:

圖(tú) 寫(xiě) 禽(qín) 獸(shòu),

畫(huà) 彩(cǎi) 仙(xiān) 靈(líng)。

丙(bǐng) 舍(shè) 傍(páng) 啟(qǐ),

甲(jiǎ) 帳(zhàng) 對(duì) 楹(yíng)。

Chú âm:

圖 (ㄊㄨˋ) 寫 (ㄒㄧㄝˇ) 禽 (ㄑㄧㄣˋ) 獸 (ㄕㄡˋ),

畫 (ㄏㄨㄚˋ) 彩 (ㄘㄞˇ) 仙 (ㄒㄧㄢ) 靈 (ㄌㄧㄥˋ)。

丙 (ㄅㄧㄥˇ) 舍 (ㄕㄜˋ) 傍 (ㄆㄤˋ) 啟 (ㄑㄧˇ),

甲 (ㄐㄧㄚˇ) 帳 (ㄓㄤˋ) 對 (ㄉㄨㄟˋ) 楹 (ㄧㄥˋ)。

Âm Hán Việt:

Đồ tả cầm thú,

Họa thái tiên linh.

Bính xá bàng khải,

Giáp trướng đối doanh.

Giải thích:

1. Nghĩa của chữ:

Đồ (圖): vẽ, hội họa.
Tả (寫): viết, vẽ, tả; mô phỏng vẽ theo.
Cầm (禽): cách gọi chung các loài chim.
Thú (獸): chỉ các loài động vật có xương sống, bốn chân, toàn thân mọc lông.
Họa (畫): vẽ, miêu tả.
Thái (彩): ngũ thái thập sắc, ý chỉ các màu sắc.
Tiên (仙): người trường sinh bất lão.
Linh (靈): Thần.
Bính (丙): tên của một trong 10 Thiên can, xếp ở vị trí thứ ba.
Xá (舍): nhà ở, chỗ ở, phòng ốc.
Bàng (傍): giống như Bàng 旁, nghĩa là bên cạnh.
Khải (啟): bắt đầu.
Giáp (甲): tên của một trong 10 Thiên can, xếp ở vị trí thứ nhất.
Trướng (帳): màn trướng.
Đối (對): hướng, hướng về, nhìn về.
Doanh (楹): cột nhà lớn ở sảnh chính, nhà chính, chính điện.

2. Nghĩa của từ:

(1) Đồ tả (圖寫): miêu tả, mô tả.
(2) Cầm thú (禽獸): chim bay thú chạy, đủ loại động vật.
(3) Họa thái (畫彩): hoa văn màu, hình vẽ màu, tô màu, vẽ màu.
(4) Tiên linh (仙靈): Thần Tiên.
(5) Bính xá (丙舍): phòng ốc xếp ở thứ bậc thứ ba trong cung, là phòng ở hai bên chính thất (phòng chính, chính điện), người đời sau gọi là thiên điện, hay phối điện (điện phụ).
(6) Bàng khải (傍啟): từ hai bên của chính điện bắt đầu xếp theo thứ tự.
(7) Giáp trướng (甲帳): màn trướng đẹp đẽ dùng để cúng Thần. Cuốn “Hán Vũ cố sự” có ghi chép: “Dĩ lưu ly châu ngọc, minh nguyệt dạ quang, thác tạp thiên hạ trân bảo vi giáp trướng, kỳ thứ vi ất trướng. Giáp dĩ cư thần, ất dĩ tự cư”. Ý là màn trướng của thời Hán Vũ Đế là “Dùng các loại bảo thạch, san hô, phỉ thúy, trân châu… để khảm nạm, là màn trướng loại một, người xưa gọi là giáp trướng, loại hai thì gọi là ất trướng. Giáp trướng dùng để cúng Thần, loại mà bản thân dùng thì gọi là ất trướng”.
(8) Đối doanh (對楹): đối diện, hướng về phía cột trụ của chính điện.

Lời dịch tham khảo:

Trong cung điện vẽ đủ các loài chim bay thú chạy, vẽ Thần Tiên với màu sắc rực rỡ; ở trong cung, các điện phụ sẽ nằm theo thứ tự ở hai bên chính điện, bức màn trướng hoa lệ được treo trong cung điện sẽ ở vị trí đối diện với cột trụ của chính điện.

Câu chuyện văn tự:

Tiên 仙: chữ Tiểu triện viết là “ ” ; người thời xưa thường đi vào núi thanh vắng để tu Đạo, hy vọng có thể trường sinh bất tử rồi thăng Thiên (bay lên Trời).

Khải 啟: Giáp cốt văn viết là “ ”, chính là dùng tay mở “Hộ” 戶 (“hộ” là một nửa của cánh cửa).

Suy ngẫm và thảo luận:

Thời “Trinh Quán chi trị” của vua Đường Thái Tông trong lịch sử Trung Quốc là thời thái bình thịnh thế, quân thần (vua – tôi) đều dốc lòng xây dựng đất nước. Thời ấy, bách tính an cư lạc nghiệp, thậm chí ban đêm cũng không cần phải đóng cửa đề phòng kẻ trộm.

Vua Đường Thái Tông thấy được bài học giáo huấn của triều Tùy – vì xa xỉ mà vong quốc, cho nên sau khi lên ngôi, mặc dù cung điện trải qua khói lửa chiến tranh rồi bị thiêu hủy, sớm đã cũ nát, song ông vẫn một mực không cho phép khởi công xây dựng cung điện mới.

Vua Thái Tông có bệnh về khí (liên quan đến hệ hô hấp, hệ tuần hoàn), mà cung điện mùa hạ thì nóng mùa thu thì lạnh lại ẩm ướt, cho nên dễ khiến bệnh cũ tái phát. Vào năm Trinh Quán thứ hai (năm 628), có vị đại thần vì lo cho sức khỏe của vua mà dâng tấu xin xây dựng một lầu các cho vua ở. Vua Đường Thái Tông nói: “Ta có bệnh về khí, đúng là không nên ở trong cung ẩm ướt, nhưng nếu xây dựng rầm rộ, tất nhiên sẽ lãng phí nhân công và tiền của. Xưa kia Hán Văn Đế xây lộ đài, bởi vì thấy tiếc số tài sản của 10 hộ mà cho ngừng xây. Công đức của ta kém xa Văn Đế, xây cung mới phí tổn còn hơn cả lộ đài, đây không phải là việc mà người ở vị trí quân vương của thiên hạ nên làm”. Các đại thần nhiều lần tấu xin, nhưng vua Thái Tông đều kiên trì không cho phép, nên việc này mới thôi.

Trong năm Trinh Quán thứ nhất (năm 627), trên cơ bản không khởi công xây dựng công trình lớn nào. Không chỉ có vậy, lúc Lạc Dương gặp lũ lụt, nhà cửa của bách tính bị phá hủy, vua Thái Tông đã hạ lệnh dỡ bỏ một số cung điện ở Lạc Dương, đem vật liệu gỗ phân cho bách tính gặp nạn, dùng để sửa chữa nhà cửa. Còn về cung điện Lạc Dương, sau khi bị lũ lụt làm hư hỏng, vua cũng chỉ cho tu sửa lại một chút mà thôi.

(1) Đường Thái Tông, Hán Văn Đế thân là “Thiên hạ chi quân” (vua của thiên hạ), nhưng trong cuộc sống các ngài ấy đặt yêu cầu cho bản thân như thế nào? Hãy chia sẻ tâm đắc của bạn sau khi nghe xong câu chuyện trên nhé.

(2) Sau khi nghe xong câu chuyện này, bạn hãy thử chia sẻ xem làm thế nào để không tiêu xài phung phí trong sinh hoạt hàng ngày nhé.

(3) Bạn có biết câu chuyện nào về các vị vua nhân từ hay bạo ngược không? Hãy chia sẻ với mọi người nhé!

Phụ lục:

Câu chuyện về vị vua thời cổ đại: Quý tiếc phí tổn xây lộ đài

Sách sử thời Tây Hán chép rằng: Hán Văn Đế từng dự định xây dựng một đài cao không mái (lộ đài), nên đã lệnh cho thợ thủ công tính toán xem cần bao nhiêu kinh phí. Sau khi người thợ tính toán xong thì bẩm báo cho Văn Đế rằng cần dùng một trăm lạng vàng. Văn Đế nói: “Số tài sản một trăm lạng vàng này, nếu tính theo những nhà ở tầng lớp trung lưu thì có thể bằng số tài sản của 10 hộ, nay chỉ vì xây một cái đài mà tiêu phí sản nghiệp của 10 hộ, chẳng phải đáng tiếc sao! Vả lại ta thừa kế cung điện của Tiên Đế, không phải là người dựng lên, cũng không phải là người mở rộng, thường sợ bản thân vô đức, làm vậy chẳng khác gì bôi nhọ Tiên Đế, lại còn lãng phí tài sản của dân mà làm việc vô ích này ư?” Thế là nhà vua cho đình chỉ việc xây đài, không còn nhắc lại việc này nữa.

Vua Văn Đế nắm giữ tứ hải, lại còn là thời thái bình vô sự, tiền của có thừa, một trăm lạng vàng chỉ là khoản nhỏ, nhưng vua vẫn quý tiếc, không muốn phung phí như vậy. Đó là vì vua nặng lòng yêu dân, nên mới chi tiêu rất ít cho bản thân. Nếu vua xây một cái đài thì mới tiêu đi tài sản của 10 hộ, còn như cung A Phòng, lăng Ly Sơn của Tần Thủy Hoàng đã hao phí số tài sản của không biết bao nhiêu ngàn vạn nhà. Lấy tiền của vạn dân để dùng cho ham muốn của bản thân, một khi dân nghèo, trộm cắp nổi dậy, xã tắc hoang tàn đổ vỡ, thì dù có đình đài lầu các, ao hồ chim muông, há có thể một mình vui vẻ sao? Người làm vua, thật nên học theo Hán Văn Đế, chớ cho rằng xây dựng những thứ nhỏ thì chi phí cũng nhỏ mà tùy ý làm vậy.

(Trích từ cuốn “Đế Giám Đồ Thuyết” do Trương Cư Chính triều Minh biên soạn)

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/44080

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (28) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (27)https://chanhkien.org/2024/01/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-thien-tu-van-27.htmlMon, 29 Jan 2024 23:47:43 +0000https://chanhkien.org/?p=32475Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [Chanhkien.org] Nguyên văn: 背邙 (1)面洛 (2),浮渭 (3)據涇 (4)。宮殿 (5)盤郁,樓觀 (6)飛驚 (7)。 Bính âm: 背 (bèi) 邙 (máng) 面 (miàn) 洛 (luò) , 浮 (fú) 渭 (wèi) 據 (jù) 涇 (jīng) 。 宮 (gōng) 殿 (diàn) 盤 (pán) 郁 (yù) , 樓 (lóu) 觀 (guàn) […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (27) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[Chanhkien.org]

Nguyên văn:

背邙 (1)面洛 (2),浮渭 (3)據涇 (4)。宮殿 (5)盤郁,樓觀 (6)飛驚 (7)。

Bính âm:

背 (bèi) 邙 (máng) 面 (miàn) 洛 (luò) ,

浮 (fú) 渭 (wèi) 據 (jù) 涇 (jīng) 。

宮 (gōng) 殿 (diàn) 盤 (pán) 郁 (yù) ,

樓 (lóu) 觀 (guàn) 飛 (fēi) 驚 (jīng) 。

Chú âm:

背 (ㄅㄟˋ) 邙 (ㄇㄤˋ) 面 (ㄇㄧㄢˋ) 洛 (ㄌㄨㄛˋ),

浮 (ㄈㄨˋ) 渭 (ㄨㄟˋ) 據 (ㄐㄩˋ) 涇 (ㄐㄧㄥ)。

宮 (ㄍㄨㄥ) 殿 (ㄉㄧㄢˋ) 盤 (ㄆㄢˋ) 郁 (ㄩˋ),

樓 (ㄌㄡˋ) 觀 (ㄍㄨㄢˋ) 飛 (ㄈㄟ) 驚 (ㄐㄧㄥ)。

Âm Hán Việt:

Bội mang diện lạc,

Phù vị cư kinh.

Cung điện bàn uất,

Lâu quán phi kinh.

Giải thích:

1. Nghĩa của chữ:

Bội (背): cõng, vác, gánh.

Mang (邙): núi Bắc Mang ở Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.

Diện (面): hướng về, hướng về phía.

Lạc (洛): sông Lạc Thủy (bắt nguồn từ tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, chảy qua tỉnh Hà Nam của nước này rồi đổ vào sông Hoàng Hà).

Phù (浮): trôi, nổi trên nước.

Vị (渭): sông Vị Hà, còn gọi là Vị Thủy (bắt nguồn từ tỉnh Cam Túc, chảy qua tỉnh Thiểm Tây rồi đổ vào sông Hoàng Hà).

Cư (據): dựa, tựa vào; điểm tựa, chỗ dựa.

Kinh (涇): sông Kinh Hà (bắt nguồn từ tỉnh Ninh Hạ, chảy qua tỉnh Cam Túc và tỉnh Thiểm Tây rồi nhập vào sông Vị Hà).

Cung (宮): nơi ở của bậc đế vương.

Điện (殿): nơi đế vương xử lý việc triều chính.

Bàn (盤): xoay quanh, lượn vòng, quanh quẩn, luẩn quẩn; quanh co, ngoằn ngoèo, khúc khuỷu.

Uất (郁): tươi tốt tráng lệ.

Lâu (樓): tòa nhà có hai tầng trở lên.

Quán (觀): phần kiến trúc cao và mảnh ở hai bên phía ngoài cung đình, dùng để dán thông cáo của triều đình. Phần không gian ở giữa hai “quán” gọi là “khuyết” 闕, có thể thông tới cửa chính của hoàng cung.

Phi (飛): bay cao trên mây trời.

Kinh (驚): kinh sợ.

2. Nghĩa của từ:

(1) Bội mang (背邙): Lạc Dương dựa lưng vào núi Bắc Mang.

(2) Diện lạc (面洛): mặt phía Nam của Lạc Dương hướng về sông Lạc Thủy.

(3) Phù vị (浮渭): Từ trên cao nhìn xuống, Trường An giống như nổi trên sông Vị Hà.

(4) Cư kinh (據涇): định cư cạnh sông Kinh Hà.

(5) Cung điện (宮殿): nơi ở của bậc Đế vương và đại sảnh để nghị chính (luận chính sự, bàn việc nước).

(6) Lâu quán (樓觀): phần kiến trúc cung điện cao nhất.

(7) Phi kinh (飛驚): miêu tả cung điện cao vút tới mây, khiến người ta nhìn mà kinh sợ.

Lời dịch tham khảo:

Thành Lạc Dương, hay còn được gọi là Đông Kinh (kinh đô phía Đông), sau lưng Lạc Dương là núi Bắc Mang, trước mặt (phía Nam) là sông Lạc Thủy; thành Trường An, còn được gọi là Tây Kinh (kinh đô phía Tây), bên trái Trường An là sông Vị Hà, bên phải là sông Kinh Hà.

Cung điện của Đế vương quanh co, hùng vĩ, tráng lệ; lầu các cung khuyết cao ngất như bay, nhìn mà kinh ngạc sửng sốt.

Câu chuyện văn tự:

Diện 面: Giáp cốt văn viết là “ ”, hình dạng của chữ này là dựa theo hình dạng gương mặt người mà vẽ thành. Kim văn viết là “”, ba nét thẳng bên trên đại diện cho phần tóc, ba nét ngang bên dưới tóc lần lượt là để chỉ phần mắt, mũi, miệng. Chữ Tiểu triện viết là “ ”, vốn để chỉ gương mặt khi nhìn thẳng từ phía trước, cũng chính là ngũ quan dưới trán, mà bên ngoài ngũ quan lại có thêm bộ “Vi” 囗, biểu thị hình dáng khuôn mặt của một người.

Phi 飛: Giáp cốt văn viết là “ ”, hình dạng chữ này nhìn tựa như loài chim đập cánh để bay lên. Thạch văn viết là “”, bên trái giống như là cánh chim và cái đuôi, bên phải giống như là thân chim, quay ngang qua nhìn thì đây chính là con chim nhỏ tự do tự tại bay lượn trên không trung. Chữ Tiểu triện viết là “ ”, hình dáng của con chim càng thêm rõ ràng, không chỉ phần cánh mà phần cổ cũng được vẽ thêm lông vũ nữa!

Suy ngẫm và thảo luận:

Trường An lục thắng (Sáu đại danh thắng ở Trường An)

Cùng với sự đồng hành của một người bạn, tôi đã tiến hành một cuộc khảo sát đơn giản về văn vật của vùng đất Tam Tần (tên gọi khác của tỉnh Thiểm Tây), đi khắp các danh lam thắng cảnh ở Trường An, và đi tham quan bảo tàng lịch sử Thiểm Tây. Sau khi trở về Quý Châu, tôi vừa chỉnh lý bản thảo vừa suy ngẫm, và cảm nhận sâu sắc rằng vùng đất Tam Tần thật không tầm thường. Nơi này không chỉ là bảo địa phong thủy cho 13 vương triều đóng đô, mà ông Trời còn kiến tạo cho nơi này sáu đại danh lam thắng cảnh và di tích cổ có một không hai trên toàn Trung Quốc. Bởi vì người Thiểm Tây quen lấy tên gọi Trường An để phiếm chỉ Tam Tần, cho nên tôi gọi sáu đại danh thắng này là “Trường An lục thắng”, lần lượt là:

1. Lăng Hoàng Đế – nơi thờ phụng Hoàng Đế, người được mệnh danh là Nhân văn sơ tổ.

2. Đài Lâu Quán – nơi Lão Tử giảng kinh thuyết Đạo.

3. Chùa Pháp Môn – nơi tái hiện xá lợi ngón tay Phật.

4. Bảo tàng Bi Lâm (rừng bia đá) – nơi lưu giữ các tấm bia đá điêu khắc 30 quyển kinh của Nho gia.

5. Tượng binh mã nhà Tần – đội quân đất nung được mệnh danh là kỳ quan thứ tám của thế giới.

6. Quần thể phong cảnh và di tích cổ thời nhà Đường – nơi triển hiện ra cảnh tượng Thịnh Đường (nhà Đường hưng thịnh).

Trường An từ xưa đến nay là một danh từ thần kỳ. Có Hán Trường An (Trường An thời nhà Hán), Đường Trường An (Trường An thời nhà Đường), Trường An còn được ví như đô thành, hoặc dùng để chỉ Trung Quốc, Võ Tắc Thiên còn từng lấy tên Trường An làm niên hiệu; trong bài thơ “Kim Lăng” của nhà thơ Lý Bạch thời nhà Đường có nhắc đến Trường An, trong bài thơ “Mai Hoa Thi” của tác giả Thiệu Ung thời Bắc Tống cũng có nhắc tới Trường An; tất cả những điều này đã cho thấy rõ sự phi phàm của Trường An. Thường nghe người Thiểm Tây tự hào nói rằng: “Trường An, Trường An, vĩnh cửu bình an, quân Nhật Bản không qua được sông Hoàng Hà, không đến được Đồng Quan” (Đồng Quan là tên một huyện ở tỉnh Thiểm Tây). Câu này không phải ý nói rằng người Nhật Bản không nghĩ đến việc chiếm Thiểm Tây, mà là ông Trời không cho phép có người gây họa làm hại vùng đất Trường An, đặc biệt là phải bảo vệ “Trường An lục thắng”. Tôi phát hiện rằng Trời xanh dường như đã bài bố “Trường An lục thắng” thành một triển lãm đặc biệt. Tôi gọi triển lãm này là “Triển lãm Lịch sử Trung Hoa”, tổng cộng chia thành ba khu triển lãm:

Khu triển lãm thứ nhất là “Nhân văn sơ tổ”, bao gồm: lăng Hoàng Đế, miếu Hiên Viên, miếu Thương Hiệt. Ý nghĩa của khu này là Trung Hoa Thủy tổ – Hiên Viên Hoàng Đế đã thống nhất Trung Hoa, đặt định nền văn minh cho Trung Hoa, có công lao vĩ đại trong việc tạo dựng, hình thành tinh thần dân tộc.

Khu triển lãm thứ hai là “Văn hóa truyền thống”, bao gồm: bảo tàng Bi Lâm, đài Lâu Quán, chùa Pháp Môn. Ý nghĩa của khu này là văn hóa truyền thống Trung Hoa bác đại tinh thâm với tư tưởng của tam gia Nho, Đạo, Thích làm cốt lõi. Đạo gia tu “Chân”, Phật gia tu “Thiện”, Nho gia giảng “Trung Thứ” (trung thành, khoan thứ) và “Nhân Nghĩa” (nhân ái, chính nghĩa). Văn hóa truyền thống đã dung chứa cả đạo đức và tinh thần của dân tộc Trung Hoa, có ảnh hưởng sâu rộng đối với thế giới.

Khu triển lãm thứ ba là “Nhân chính và Bạo chính” (nền chính trị nhân từ và nền chính trị bạo ngược). Quần thể phong cảnh và di tích cổ thời Đường biểu hiện ra rằng nền chính trị nhân từ được thực thi trên khắp Đại Đường, khiến văn hóa truyền thống cường thịnh, sức mạnh quốc gia cường thịnh, nên mới được lưu danh muôn đời là Thịnh Đường. Còn những di tích cổ của thời Tần như tượng binh mã, lăng Tần Hoàng lại cho thấy rõ nhà Tần dùng chính sách hà khắc, sưu cao thuế nặng, dẫn đến kết cục triều đại đoản mệnh.

“Trường An lục thắng” đã được an bài thành một triển lãm đặc biệt tại vùng đất Trung Hoa, đã triển hiện ra lịch sử của Trung Hoa và cũng đã bảo tồn được văn hóa truyền thống, giống như lời cảnh báo cho con cháu muôn đời sau: “Văn hóa Trung Hoa không thể vứt bỏ, thiện ác hữu báo là Thiên lý”. Ý nghĩa tồn tại của “Trường An lục thắng” thật phi thường biết bao!

(1) Tại sao tác giả cho rằng văn hóa truyền thống Trung Hoa được biểu hiện qua phong cảnh và danh thắng của Trường An là những điều bác đại tinh thâm?

(2) Phong cảnh danh thắng ở Trường An vừa hay đã bảo tồn được một lượng lớn văn vật và di tích cổ của triều Tần và triều Đường, qua đó mọi người có thể thấy được kết quả của việc thi hành nền chính trị nhân từ và nền chính trị bạo ngược trong lịch sử. Bạn có tin rằng thiện ác hữu báo là Thiên lý hay không?

(3) Thử nghĩ xem: Trong lịch sử có biết bao nhiêu là triều đại, bao nhiêu là chiến loạn, nhưng hầu hết những danh thắng, di tích cổ và văn vật của Trường An lại có thể được bảo tồn. Đây có được coi là một đại kỳ tích không? Có phải là Thiên ý hay không?

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/44079

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (27) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (26)https://chanhkien.org/2024/01/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-thien-tu-van-26.htmlSat, 27 Jan 2024 04:49:21 +0000https://chanhkien.org/?p=32442Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 堅持 (1)雅操 (2),好爵 (3)自縻 (4)。都邑 (5)華夏 (6),東西二京 (7)。 Bính âm: 堅 (jiān) 持 (chí) 雅 (yǎ) 操 (cāo) , 好 (hǎo) 爵 (jué) 自 (zì) 縻 (mí) 。 都 (dū) 邑 (yì) 華 (huá) 夏 (xià) , 東 (dōng) 西 (xī) […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (26) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

堅持 (1)雅操 (2),好爵 (3)自縻 (4)。都邑 (5)華夏 (6),東西二京 (7)。

Bính âm:

堅 (jiān) 持 (chí) 雅 (yǎ) 操 (cāo) ,

好 (hǎo) 爵 (jué) 自 (zì) 縻 (mí) 。

都 (dū) 邑 (yì) 華 (huá) 夏 (xià) ,

東 (dōng) 西 (xī) 二 (èr) 京 (jīng) 。

Chú âm:

堅 (ㄐㄧㄢ) 持 (ㄔˊ) 雅 (ㄧㄚˇ) 操 (ㄘㄠ),

好 (ㄏㄠˇ) 爵 (ㄐㄩㄝˊ) 自 (ㄗˊ) 縻 (ㄇㄧˊ)。

都 (ㄉㄨ) 邑 (ㄧˊ) 華 (ㄏㄨㄚˊ) 夏 (ㄒㄧㄚˊ),

東 (ㄉㄨㄥ) 西 (ㄒㄧ) 二 (ㄦˊ) 京 (ㄐㄧㄥ)。

Âm Hán Việt:

Kiên trì nhã tháo,

Hảo tước tự mi.

Đô ấp Hoa Hạ,

Đông Tây nhị kinh.

Giải thích:

1. Nghĩa của chữ:

Kiên (堅): kiên cố, vững chắc, kiên định, không buông lỏng, không dao động.

Trì (持): giữ vững, giữ gìn, duy hộ.

Nhã (雅): cao thượng, cao cả, cao quý, thanh cao, không tầm thường.

Tháo (操): tiết tháo, phẩm hạnh, phẩm đức.

Hảo (好): tốt đẹp, lương thiện, lý tưởng.

Tước (爵): chức tước, chức vị, tước vị, quan vị.

Tự (自): tự nhiên, đương nhiên.

Mi (縻): dây buộc ngựa gọi là “ky”, dây buộc trâu gọi là “mi”, mở rộng ra là liên hệ, ràng buộc.

Đô (都): chỗ ở của Thiên tử (hoàng đế, vua nước lớn).

Ấp (邑): chỗ ở của chư hầu (vương, vua nước nhỏ).

Hoa (華): hào quang mỹ lệ, miêu tả văn hóa Trung Quốc huy hoàng xán lạn.

Hạ (夏): to lớn, miêu tả đất nước Trung Quốc rộng lớn, bao la, tài nguyên phong phú.

Đông (東): thành Đông Kinh Lạc Dương, còn gọi là Cửu triều cố đô, từng có chín triều đại định đô ở Lạc Dương, nhà Tây Chu mở đầu xây dựng kinh đô ở đây.

Tây (西): thành Tây Kinh Trường An, là kinh đô của 11 triều đại, thời Tây Hán mở đầu xây dựng kinh đô ở đây.

Nhị (二): số 2.

Kinh (京): kinh đô, thủ đô.

2. Nghĩa của từ:

(1) Kiên trì (堅持): kiên quyết, cố thủ.

(2) Nhã tháo (雅操): tiết tháo cao quý.

(3) Hảo tước (好爵): quan cao lộc dày.

(4) Tự mi (自縻): tự nhiên sẽ đến.

(5) Đô ấp (都邑): chỗ ở của Thiên tử và chư hầu, giống như thủ đô và các tỉnh thành của một quốc gia ngày nay.

(6) Hoa Hạ (華夏): đại biểu cho Trung Quốc.

(7) Đông Tây nhị kinh (東西二京): hai nơi đặt kinh đô của các triều đại Trung Quốc.

Lời dịch tham khảo:

Chỉ cần cố gắng kiên trì giữ gìn phẩm đức, phẩm hạnh của mình, như vậy dù cho không theo đuổi thì quan to lộc hậu tự nhiên cũng sẽ đến với bạn.

Thủ đô của Trung Quốc có hai nơi, một nơi là thành Đông Kinh tại Hà Nam Lạc Dương, nơi còn lại là Tây Kinh ở tại Đạm Tây Trường An. Đông Kinh Lạc Dương (ở Hà Nam), Tây Kinh Trường An (ở Đạm Tây) là hai thủ đô hoa lệ, đẹp nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Câu chuyện văn tự:

Hoa 華: Giáp cốt văn viết là “ ”, hình dạng chữ thoạt nhìn như là trên đầu cành nở hoa, nghĩa gốc của chữ này chính là bông hoa. Thạch văn viết là “”, chữ Tiểu triện viết là “”. Con người sau này cho rằng phong cảnh văn vật của Trung Quốc giống như bông hoa rực rỡ muôn màu, liền gọi Trung Quốc là “Hoa Hạ” 華夏; và những thứ đặc sắc, tuyệt vời được gọi là “Tinh hoa” 精華. Ý nghĩa của chữ Hoa đã có sự thay đổi.

Đông 東: Mỗi sáng sớm mặt trời mọc ở phía Đông, chúng ta có thể nhìn thấy mặt trời từ từ mọc lên cao qua những thân cây. Chữ Đông trong Giáp cốt văn viết là “”, Kim văn viết là “ ”, chữ Tiểu triện viết là “ ”, hình dạng chữ giống như là “Nhật” 日 (mặt trời) ở trên “Mộc” 木 (cây), giống như từ giữa những thân cây, nhìn thấy hướng mặt trời mọc chính là từ phương Đông. Trong chữ Giáp cốt văn, hình dạng chữ Đông “” cũng giống như gói đồ, hai đầu buộc vặn lại giống như gói kẹo vậy. Cho nên sau đó chữ “Đông” này ngoại trừ chỉ phương vị ra, cũng có ý chỉ đồ vật, vật phẩm.

Tây 西: Giáp cốt văn viết là “”, Kim văn viết là “ ”, nguyên bản chữ này không phải dùng để chỉ phương hướng, dựa theo hình dạng chữ mà nhìn thì chữ này tựa như là tổ chim. Đến chữ Tiểu triện đã thành “ ”, hình dạng giống như là một con chim ở trong tổ chim. Bởi vì chim chóc chỉ về tổ nghỉ ngơi khi mặt trời xuống núi, mà mặt trời xuống núi là ở hướng Tây, thế nên mọi người đem nghĩa gốc biểu đạt chim chóc đậu lại ở trên tổ để giả tá (một trong sáu cách tạo chữ) thành chỉ hướng mặt trời chiều xuống núi, cũng chính là chữ “Tây” 西 ngày nay.

Suy ngẫm và thảo luận:

Những năm cuối triều Hán, xã hội hỗn loạn bất an, Tào Tháo và Tôn Quyền đều có binh lực riêng muốn chiếm lĩnh thiên hạ. Lúc ấy Lưu Bị là nhân vật anh hùng, toàn tâm toàn ý muốn thống nhất thiên hạ, thành lập đại nghiệp bất hủ, thế là ông cùng Quan Vũ, Trương Phi kết bái làm huynh đệ, mặc dù họ đều vũ dũng hơn người, song vẫn thiếu một người tài giúp ông đưa ra chủ kiến.

Có một mưu sĩ tên là Từ Thứ đã nói với Lưu Bị rằng: “Gia Cát Lượng là một bậc tuyệt đại kỳ tài ở ẩn tại núi Ngọa Long Cương, người này chẳng những học thức uyên bác, phẩm đức thanh liêm, mà mưu lược lại rất sâu xa, tài năng trác tuyệt, nếu như có được sự trợ giúp của ông ấy thì sẽ không phải lo không an định được thiên hạ”. Thế là, Lưu Bị liền dẫn Quan Vũ, Trương Phi, tự mình đến núi Ngọa Long Cương viếng thăm Gia Cát Lượng. Không may đến đúng vào lúc Gia Cát Lượng có việc đi ra ngoài, Lưu Bị đành phải thất vọng quay về.

Qua vài ngày, Lưu Bị nghe nói Gia Cát Lượng đã trở về, liền vội vàng dẫn theo Quan Vũ, Trương Phi đội gió rét tuyết lớn đi đến thăm Gia Cát Lượng. Trương Phi phàn nàn nói: “Ông ta chỉ là một người quê mùa, hà tất làm phiền đến đại ca, phái mấy người kêu ông ta đến đây là được rồi!” Lưu Bị nói: “Gia Cát Lượng là hiền nhân đương thời, làm sao có thể tùy tiện kêu gọi!” Ai ngờ đến nơi thì Gia Cát Lượng lại đi ra ngoài thăm bạn.

Một thời gian sau, Lưu Bị lại chọn ngày hoàng đạo, chuẩn bị đi thăm Khổng Minh. Ba người đến trước nhà tranh của Gia Cát Lượng ở núi Ngọa Long Cương, hỏi đồng tử giữ cửa, biết được Gia Cát có ở nhà, và đang ngủ trưa ở nhà cỏ. Lưu Bị không dám đánh thức ông, đứng ở bên ngoài đợi đến khi Gia Cát Lượng ngủ trưa tỉnh dậy, mới khiêm tốn thỉnh cầu gặp mặt.

Gia Cát Lượng cùng Lưu Bị đàm đạo chuyện quốc gia đại sự, tài hoa của Gia Cát Lượng khiến Lưu Bị bội phục mãi không thôi, ông thành khẩn mời Gia Cát Lượng xuống núi tương trợ. Gia Cát Lượng vốn không quan tâm đến đại sự thiên hạ, cuối cùng cũng bị thành ý của Lưu Bị với “Tam cố mao lư” (ba lần đến lều tranh) làm cho cảm động mà đồng ý với ông, cuối cùng trở thành nhà quân sự nổi danh trong lịch sử Trung Quốc.

1. Tại sao Lưu Bị có thể cam tâm tình nguyện ba lần đến thăm Gia Cát Lượng?

2. Người có đức hạnh không cô độc chút nào, nhất định sẽ có người cùng chung chí hướng muốn đến làm thân với họ. Các bạn nhỏ ơi, các bạn có thích được làm bạn với người có phẩm đức tốt đẹp hay không? Tại sao?

3. Nghe xong câu chuyện này, các bạn có cảm nghĩ gì không?

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/44077

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (26) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (25)https://chanhkien.org/2024/01/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-thien-tu-van-25.htmlThu, 18 Jan 2024 03:09:52 +0000https://chanhkien.org/?p=32399Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 性靜情逸,心動 (1)神疲 (2) 。守真 (3)志滿 (4),逐物 (5)意移 (6)。 Bính âm: 性 (xìng) 靜 (jìng) 情 (qíng) 逸 (yì), 心 (xīn) 動 (dòng) 神 (shén) 疲 (pí)。 守 (shǒu) 真 (zhēn) 志 (zhì) 滿 (mǎn), 逐 (zhú) 物 (wù) 意 (yì) 移 […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (25) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

性靜情逸,心動 (1)神疲 (2) 。守真 (3)志滿 (4),逐物 (5)意移 (6)。

Bính âm:

性 (xìng) 靜 (jìng) 情 (qíng) 逸 (yì),

心 (xīn) 動 (dòng) 神 (shén) 疲 (pí)。

守 (shǒu) 真 (zhēn) 志 (zhì) 滿 (mǎn),

逐 (zhú) 物 (wù) 意 (yì) 移 (yí)。

Chú âm:

性 (ㄒㄧㄥˋ) 靜 (ㄐㄧㄥˋ) 情 (ㄑㄧㄥˊ) 逸 (ㄧˋ),   心 (ㄒㄧㄣ) 動 (ㄉㄨㄥˋ) 神 (ㄕㄣˊ) 疲 (ㄆㄧˊ)。

守 (ㄕㄡˇ) 真 (ㄓㄣ) 志 (ㄓˋ) 滿 (ㄇㄢˇ),    逐 (ㄓㄨˊ) 物 (ㄨˋ) 意 (ㄧˋ) 移 (ㄧˊ)。

Âm Hán Việt:

Tính tĩnh tình dật,

Tâm động thần bì.

Thủ chân chí mãn,

Trục vật ý di.

Giải thích:

1. Nghĩa của chữ:

Tính (): tâm tính.

Tĩnh (): yên tĩnh, yên lặng, tĩnh mịch, không có tiếng động.

Tình (): tâm tình, tình cảm.

Dật (): an dật, an nhàn, tự do tự tại, không bị ràng buộc.

Tâm (): trái tim, tấm lòng, tâm tư.

Động (): chuyển động, di chuyển, thay đổi.

Thần (): tinh thần.

Bì (): mệt mỏi, uể oải.

Thủ (): bảo trì, giữ vững.

Chân (): chân thật, chân thực, chân thành; không có vọng niệm (ý nghĩ không chính đáng).

Chí (): chí hướng, chí nguyện, đức hạnh.

Mãn (滿): viên mãn, hoàn hảo, tốt đẹp.

Trục (): truy cầu, theo đuổi.

Vật (): vật chất.

Ý (): ý chí.

Di (): cải biến, thay đổi, biến đổi, sửa đổi.

2. Nghĩa của từ:

(1) Tâm động (心動): tâm tư biến động không yên.

(2) Thần bì (神疲): tinh thần uể oải, mệt mỏi.

(3) Thủ chân (守真): bảo trì trong tâm không có vọng niệm.

(4) Chí mãn (志滿): đức hạnh tự nhiên viên mãn.

(5) Trục vật (逐物): theo đuổi đời sống vật chất.

(6) Ý di (意移): thay đổi ý chí cầu tiến hướng về phía trước của bạn.

Lời dịch tham khảo:

Tâm tính an yên, tĩnh tại thì cảm xúc tự nhiên sẽ an nhàn tự tại, nếu như tâm tư biến động bất ổn thì tinh thần sẽ uể oải, mỏi mệt. Có thể bảo trì được tâm không có vọng niệm thì tự nhiên đức hạnh (đạo đức và phẩm hạnh) của bạn sẽ trở nên tốt đẹp, nếu chỉ biết theo đuổi đời sống vật chất, sẽ làm thay đổi ý chí cầu tiến, hướng thượng của bạn mà trở thành nước chảy bèo trôi (ý rằng sẽ xuôi theo dòng mà xuống thấp).

Câu chuyện văn tự:

Thông qua bài này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về chữ “Tĩnh” 靜.

“Tĩnh” 靜 là một chữ hình thanh biểu ý, trong Giáp cốt văn không có chữ này, nhưng trong Kim văn có hai cách viết, thứ nhất là “”, một cách khác là“  ” . Học giả cho rằng “Tĩnh” có ý là không tranh giành, thanh tỉnh. “Tranh” 爭 ý là kéo vật về phía mình hoặc đưa vào mình, mà “Thanh” 青 là tỉ mỉ rõ ràng thoả đáng. Cho nên “Tĩnh” chính là tự cân nhắc xem xét ý nghĩ của mình, là một loại công phu hướng vào nội tâm mà tìm. Khi bạn nghĩ thông suốt nguyên nhân của sự việc rồi, cũng sẽ tâm bình khí hòa và không đi tranh giành nữa. Cổ nhân có câu: “Tĩnh dĩ tu thân, kiệm dĩ dưỡng đức” (ý nghĩa là: Lấy tĩnh để tu thân, lấy cần kiệm để dưỡng đức), bạn nhất định phải bỏ công sức để tu thân một phen mới có thể đạt được “Tĩnh”.

“Tĩnh” ngoài việc là một loại công phu tu thân ra, còn giúp giải thích các loại trạng thái như ổn định, yên tĩnh, thanh lọc, sáng tỏ, im lặng, thanh khiết, khoan thai, điềm tĩnh, bình thản, bình tĩnh, bình hòa… Cho nên “Tĩnh” là một trong những chữ mà rất nhiều người đọc sách thích viết để khuyến khích bản thân mình.

Suy ngẫm và thảo luận:

Bài này đàm luận về vấn đề tâm tính và phẩm hạnh, cổ nhân cho rằng tâm tính là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến cảm xúc và trạng thái tinh thần tốt hay xấu, nếu tâm tính tốt sẽ bảo trì bản tính thuần chân không có ham muốn, không bị cám dỗ bởi cuộc sống vật chất, có thể giúp chúng ta trở thành một người có chí hướng rộng lớn cao xa, thành người có đức hạnh cao siêu. Vậy thì, chúng ta hãy cùng nhau thảo luận mấy vấn đề dưới đây, bạn hãy nói ra quan điểm, cách nhìn nhận của mình và chia sẻ với mọi người nhé.

1. Thế nào là tâm tính tốt?

2. Tại sao tâm tính không tốt sẽ khiến cho tinh thần khó chịu, mỏi mệt?

3. Bạn có hay suy nghĩ lung tung không? Chúng ta nên làm sao để loại bỏ nó nhỉ?

4. Hưởng thụ đời sống vật chất tốt đẹp luôn là mục tiêu theo đuổi của mỗi người, nhưng mà người xưa vẫn hay nói “Trục vật ý di”, câu này có ý gì? Có nghĩa là nếu chỉ biết theo đuổi đời sống vật chất, sẽ làm thay đổi ý chí cầu tiến, hướng thượng của bản thân. Vậy chúng ta phải làm thế nào để có thể cân bằng cả hai?

Phụ lục:

Câu chuyện “Mộc nhân thạch tâm” (người gỗ tim đá)

Vào triều đại nhà Tấn có một người tên là Hạ Thống học rộng tài cao, nhưng không chịu làm quan, rất nhiều người mời ông, đều bị ông từ chối. Lần nọ, ông có việc đến kinh thành, nhân tiện ghé thăm quan Thái úy Giả Sung, Giả Sung rất ngưỡng mộ ông, hy vọng có thể giữ ông lại để giúp việc chính sự. Thế nhưng không có cách nào để thuyết phục được ông, Giả Sung bèn dùng quyền thế để lôi kéo ông. Giả Sung lập tức triệu tập quân đội, xe ngựa, sắp xếp đội ngũ chỉnh tề, thổi kèn vang dội, mời ông cùng đi duyệt binh, đồng thời nói với ông rằng: “Nếu như ngươi đồng ý làm quan thì tất cả quân đội, xe ngựa này liền thuộc về ngươi chỉ huy, đây là việc mà người người đều hâm mộ”.

“Những quân đội, xe ngựa này quả thực là hùng tráng uy vũ, nhưng tôi không hề có chút hứng thú nào với chúng”, Hạ Thống thản nhiên đáp.

Giả Sung nghe xong cảm thấy rất thất vọng. Nhưng ông ta lại nghĩ, có lẽ Hạ Thống không thích quyền thế, nhưng chẳng lẽ không thích tài sắc sao? Thế là ông ta gọi một nhóm rất nhiều ca kỹ với dung mạo mỹ lệ, xiêm y rực rỡ tới trước mặt Hạ Thống rồi bắt đầu ca hát nhảy múa tuyệt đẹp. Giả Sung bèn nói với Hạ Thống: “Nếu như ngươi nguyện ý làm quan, những mỹ nữ này sẽ là của ngươi”. Thế nhưng Hạ Thống lại không chút do dự từ chối, ông đáp: “Sự hưởng thụ này quả thực là những thứ rất khó để có được, nhưng cũng không phải là thứ tôi muốn”. Trải qua mấy lần thuyết phục như vậy, Giả Sung biết quyền thế, sắc đẹp không cách nào đả động được Hạ Thống, liền giận dữ nói với mọi người: “Cái tên tiểu tử Hạ Thống này, thật giống như người làm từ gỗ, tim làm bằng đá”. Đây chính là nguồn gốc của câu thành ngữ “Mộc nhân thạch tâm” dùng để miêu tả ý chí kiên định của một người, bất cứ cám dỗ nào cũng không thể dao động được anh ta, nếu như anh ta tiếp nhận cám dỗ, cải biến ý chí thì khi ấy chính là “Trục vật ý di” rồi.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/43801

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (25) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (24)https://chanhkien.org/2024/01/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-thien-tu-van-24.htmlSat, 13 Jan 2024 23:42:23 +0000https://chanhkien.org/?p=32359Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 仁慈 (1)隱惻 (2),造次 (3)弗離 (4)。節義廉退,顛沛 (5)匪虧 (6)。 Bính âm: 仁 (rén) 慈 (cí) 隱 (yǐn) 惻 (cè), 造 (zào) 次 (cì) 弗 (fú) 離 (lí)。 節 (jié) 義 (yì) 廉 (lián) 退 (tuì), 顛 (diān) 沛 (pèi) 匪 (fěi) 虧 (kuī)。 […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (24) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

仁慈 (1)隱惻 (2),造次 (3)弗離 (4)。節義廉退,顛沛 (5)匪虧 (6)。

Bính âm:

仁 (rén) 慈 (cí) 隱 (yǐn) 惻 (cè),

造 (zào) 次 (cì) 弗 (fú) 離 (lí)。

節 (jié) 義 (yì) 廉 (lián) 退 (tuì),

顛 (diān) 沛 (pèi) 匪 (fěi) 虧 (kuī)。

Chú âm:

仁 (ㄖㄣˊ) 慈 (ㄘ ˊ) 隱 (ㄧㄣˇ) 惻 (ㄘㄜˋ),

造 (ㄗㄠˋ) 次 (ㄘˋ) 弗 (ㄈㄨˊ) 離 (ㄌㄧˊ)。

節 (ㄐㄧㄝˊ) 義 (ㄧˋ) 廉 (ㄌㄧㄢˊ) 退 (ㄊㄨㄟˋ),

顛 (ㄉㄧㄢ) 沛 (ㄆㄟˋ) 匪 (ㄈㄟˇ) 虧 (ㄎㄨㄟ)。

Âm Hán Việt:

Nhân từ ẩn trắc,

Tạo thứ phất ly.

Tiết nghĩa liêm thối,

Điên phái phỉ khuy.

Giải thích:

1. Nghĩa của chữ:

Nhân (): đối xử với mọi người lương thiện khoan dung, nhân hậu (rộng lượng).

Từ (): chỉ tấm lòng tràn đầy thiện tâm của bậc bề trên đối với trẻ nhỏ.

Ẩn (): thương cảm, thương hại, thương xót, cảm thông.

Trắc (): đồng cảm, thông cảm.

Tạo (): vội vàng, bất ngờ, đột ngột.

Thứ (): giữa, đang, đang lúc, đang khi.

Phất (): chẳng, không.

Ly (): mất, đánh mất, mất đi, vứt bỏ.

Tiết ():  phẩm đức, phẩm hạnh, khí tiết.

Nghĩa (): chính nghĩa, đúng với lẽ phải, hợp với đạo lý; hành vi cử chỉ phù hợp với quy phạm đạo đức.

Liêm (): trong sạch, liêm khiết không tham lam.

Thoái (退): thoái lui, lùi; rút khỏi, ra khỏi; khiêm nhượng, khiêm nhường.

Điên (): lay động, giao động, rung động, chấn động.

Phái (): chảy, sóng nước chảy, không cố định.

Phỉ (): không.

Khuy (): thiệt thòi, thua lỗ, khuyết tổn, hao tổn, thiếu sót.

2. Nghĩa của từ:

(1) Nhân từ (仁慈): nhân hậu từ bi, thiện lương.

(2) Ẩn trắc (隱惻): bày tỏ sự đồng cảm hoặc thương xót khi người khác gặp cảnh đau khổ và bất hạnh.

(3) Tạo thứ (造次): trong lúc gấp gáp vội vàng.

(4) Phất ly (弗離): không vứt bỏ, không quăng đi.

(5) Điên phái (顛沛): sống lang thang, trôi dạt khắp nơi (bôn ba tứ xứ), cuộc sống gian nan, khốn đốn.

(6) Phỉ khuy (匪虧): không thể chịu thiệt thòi, thua lỗ; không thể làm trái, không thể đi ngược lại.

Lời dịch tham khảo:

Người có tấm lòng nhân hậu, từ bi, lương thiện, đồng cảm thương xót thì trong lúc gấp gáp vội vàng cũng không thể từ bỏ, không thể rời đi, bỏ đi. Phẩm đức khí tiết, chính nghĩa, thanh liêm, khiêm nhường không thể mất đi, không thể để hao tổn, dù cho cuộc sống có những lúc phải trôi dạt khắp nơi, sinh hoạt gặp nhiều khó khăn.

Câu chuyện văn tự:

Nhân 仁: Kim văn viết là “ ” ; “ ” là giản lược của chữ “Trúc” 竺, cây trúc thì ngoài đặc trong rỗng, nếu như được chẻ ra sẽ trở nên mỏng mảnh, mà toàn thân cây trúc thì dày, bởi vậy có ý là sâu dày, nồng hậu, cho nên ‘nhân’ chính là “đối đãi với người khác phải nồng hậu”. Diễn biến đến chữ Tiểu triện thì viết là “”, đại biểu hai người xem đối phương như là chính mình, chính là “Thân” 亲. Ngoài ra còn có một cách giải thích khác, nói “Nhị” 二 là trời và đất, “ Nhân 仁” chính là “Thiên địa sinh ra vạn vật, người chính là được sinh ra như vậy”.

Nghĩa 義: Kim văn viết là “ ”. Diễn biến đến chữ Tiểu triện viết là “”, “ ” chính là “Ngã” 我 (ta, tôi), đại biểu cho chính mình; “” là “Dương” 羊 (dê), bản tính của con dê là biết phục tùng, cổ nhân xem việc săn bắt dê là phúc lợi, vốn có ý nghĩa tốt lành, cho nên “điều tốt lành do mình thể hiện ra” chính là nghĩa gốc của chữ “Nghĩa”.

Suy ngẫm và thảo luận:

Đào Uyên Minh là một nhà thơ lớn, nhà văn có tên tuổi cuối thời Đông Tấn, cũng là người sáng tác thơ điền viên (đề tài nông thôn) sớm nhất Trung Quốc, tác phẩm của ông thường lấy đề tài về cảnh vật thiên nhiên và cuộc sống nông thôn.

Đào Uyên Minh cả đời chỉ làm chức quan nhỏ bốn lần, thời gian mỗi lần làm quan đều rất ngắn, cũng là bởi vì ông có bản tính bình thản tự nhiên, không màng danh lợi, nên ông không muốn thông đồng làm bậy trong hoàn cảnh chính trị xã hội dối trá hủ hóa. Lần cuối cùng ông làm quan là làm Huyện lệnh Bành Trạch. Ông nhậm chức hơn 80 ngày, đụng phải đốc bưu quận Tầm Dương đến kiểm tra công vụ; nhân phẩm của đốc bưu rất thấp kém, là người thô tục và ngạo mạn, thường mượn danh nghĩa đến huyện tuần sát để nhận hối lộ. Huyện lại bảo ông: “Cần đeo đai lưng nghênh tiếp”. Chính là nên ăn mặc chỉnh tề, chuẩn bị lễ vật, cung kính đi nghênh đón. Đào Uyên Minh thở dài: “Ta sao lại vì năm đấu gạo mà khom lưng với kẻ tiểu nhân nơi thôn xóm đây!” Ý nghĩa là ta có thể nào vì năm đấu gạo lương bổng của chức quan huyện lệnh mà phải ăn nói khép nép tỏ vẻ ân cần với kẻ tiểu nhân như vậy, thế là ông liền từ quan quy ẩn điền viên.

Đào Uyên Minh “Không vì năm đấu gạo mà chịu khom lưng”, lấy nhân phẩm tiết nghĩa tiết tháo làm trọng, được người đời sau vì thế mà tán thưởng, và “Ngũ Liễu Tiên Sinh Truyện” lại càng là tác phẩm khắc họa nhân cách thoát tục, khí tiết cao cả của ông.

1. Theo bạn, làm người cần phải có tiêu chuẩn gì? Hoặc là phải có những phẩm đức nào? (tham khảo *1)

2. Hãy chia sẻ những tâm đắc, cảm nghĩ của bạn về cách cư xử của Đào Uyên Minh. (tham khảo “Ngũ Liễu Tiên Sinh Truyện”)

3. Khi cuộc sống thực tế và lối nghĩ của bản thân không giống nhau, bạn sẽ chọn lựa ra sao? Hay là chọn cách để được cân bằng giữa cả hai bên ? (hay như Đào Uyên Minh lựa chọn tiết tháo “Không vì năm đấu gạo mà chịu khom lưng”)

Phụ lục:

(*1): Trong “Tam Tự kinh” có nói đến “Viết nhân nghĩa, lễ trí tín, thử Ngũ thường, bất dung vấn”, là ý nói “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín là năm tiêu chuẩn đầu tiên để làm người, nhất định phải tuân thủ, không được phép làm rối loạn”.

“Ngũ Liễu Tiên Sinh Truyện”

Tiên sinh không biết người ở đâu, cũng không rõ họ tên, vì bên cạnh nhà có năm cây liễu, nên người ta theo đó mà đặt tên ông là “Ngũ Liễu”. Ngũ Liễu tiên sinh cá tính trầm tĩnh, ít nói, không ham vinh hoa lợi lộc. Thích đọc sách, lại không cần nghiên cứu chi tiết câu chữ quá sâu; mỗi khi có lĩnh hội điều gì thì thường vui vẻ đến nỗi quên cả ăn. Trời sinh ưa thích uống rượu, gia cảnh nghèo khó không thể thường xuyên có rượu để uống. Bằng hữu thân thích biết được tình cảnh của ông như vậy, nên hay mua rượu để mời ông đến uống. Ông uống rượu thì uống cho thỏa, uống say mới thôi. Đã say thì liền cáo từ để ra về, không lưu luyến chi hết. Trong nhà của ông trống không, tuếch toác, không đủ che mưa che nắng; người mặc áo vải thô chắp, rách te tua, vá chằng vá đụp, ăn uống cũng thường thiếu hụt, không đủ, nhưng ông vẫn hài lòng! Ông thường viết văn chương để tự mình giải trí, rất có tài biểu đạt ra tâm chí của mình. Quên hết được mất trong thế tục, cứ vậy sống đến hết đời.

Lời khen rằng: “Vợ của Kiềm Lâu từng nói: ‘Đối với nghèo khó thấp kém không cảm thấy sầu lo, đối với giàu có quyền quý không cố gắng tìm lấy’. Suy đoán từ lời vợ của Kiềm Lâu thấy rằng, Ngũ Liễu tiên sinh đại khái cũng giống loại người như Kiềm Lâu! Có thể vui sướng uống rượu làm thơ, ở trong vui vẻ mà giữ vững chí hướng của mình. Giống như là người đời Vô Hoài thị sống trong xã hội thuần phác thời thượng cổ, hoặc giống như người thời Cát Thiên thị vậy.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/43800

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (24) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (23)https://chanhkien.org/2024/01/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-thien-tu-van-23.htmlTue, 09 Jan 2024 02:16:40 +0000https://chanhkien.org/?p=32315Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 孔懷 (1)兄弟,同氣 (2)連枝 (3)。交友 (4)投分 (5),切磨 (6)箴規 (7)。 Bính âm: 孔(kǒng) 懷(huái) 兄(xiōng) 弟(dì) , 同(tóng) 氣(qì) 連(lián) 枝(zhī) 。 交(jiāo) 友(yǒu) 投(tóu) 分(fēn) , 切(qiē) 磨(mó) 箴(zhēn) 規(guī) 。 Chú âm: 孔 (ㄎㄨㄥˇ) 懷 (ㄏㄨㄞˊ) 兄 (ㄒㄩㄥ) 弟 (ㄉㄧˊ), 同 […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (23) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

孔懷 (1)兄弟,同氣 (2)連枝 (3)。交友 (4)投分 (5),切磨 (6)箴規 (7)。

Bính âm:

孔(kǒng) 懷(huái) 兄(xiōng) 弟(dì) ,

同(tóng) 氣(qì) 連(lián) 枝(zhī) 。

交(jiāo) 友(yǒu) 投(tóu) 分(fēn) ,

切(qiē) 磨(mó) 箴(zhēn) 規(guī) 。

Chú âm:

孔 (ㄎㄨㄥˇ) 懷 (ㄏㄨㄞˊ) 兄 (ㄒㄩㄥ) 弟 (ㄉㄧˊ),

同 (ㄊㄨㄥˊ) 氣 (ㄑㄧˊ) 連 (ㄌㄧㄢˊ) 枝 (ㄓ)。

交 (ㄐㄧㄠ) 友 (ㄧㄡˇ) 投 (ㄊㄡˊ) 分 (ㄈㄣˊ),

切 (ㄑㄧㄝ) 磨 (ㄇㄛˊ) 箴 (ㄓㄣ) 規 (ㄍㄨㄟ)。

Âm Hán Việt:

Khổng hoài huynh đệ,

Đồng khí liên chi.

Giao hữu đầu phận,

Thiết ma châm quy.

Giải thích:

1. Nghĩa của chữ:

Khổng (): rất, lắm, phi thường.

Hoài (): hoài niệm, nhớ nhung, nhớ mong; thường xuyên mong nhớ.

Huynh (): anh, người nam sinh ra trước gọi là huynh.

Đệ (): em, người nam sinh ra sau gọi là đệ.

Đồng (): cùng, đồng dạng, như nhau, giống nhau.

Khí (): thứ ngập tràn huyết mạch, xương cốt, cửu khiếu.

Liên (): liên tục cùng nhau.

Chi (): cành nhánh phân ra từ thân cây.

Giao (): kết giao.

Hữu (): người cùng chí hướng, những người có tình cảm tương thông đều có thể gọi là “Hữu” (bạn).

Đầu (): hợp, hợp nhau, hòa hợp, tính tình hợp nhau.

Phận (): tình nghĩa, tình cảm.

Thiết (): dụng cụ để cắt đứt.

Ma (): dùng đá mài để mài làm sáng bóng vật thể, làm cho sắc bén hoặc đạt được mục đích khác.

Châm (): khuyên nhủ, khuyên can, lời khuyên chân thành.

Quy (): khuyến bảo, khuyên răn, khuyên nhủ cải chính, thay đổi.

2. Nghĩa của từ:

(1) Khổng hoài (孔懷): rất nhớ, tưởng nhớ, dùng để chỉ tình anh em. Trích từ “Thi – Tiểu Nhã – Thường Lệ”: “Tử tang chi uy, huynh đệ khổng hoài”. (Tang ma những buổi u buồn, Anh em thân thích lệ tuôn giòng sầu). Sau này dùng “khổng hoài” để chỉ “huynh đệ” (anh em).

(2) Đồng khí (同氣): cùng chung huyết khí của cha mẹ.

(3) Liên chi (連枝): liên kết cành nhánh.

(4) Giao hữu (交友): kết giao bằng hữu, kết bạn.

(5) Đầu phận (投分): tình cảm thân mật hợp nhau.

(6) Thiết ma (切磨): vốn dùng để chỉ các dụng cụ gia công bằng ngọc thạch, nghĩa rộng là nghiên cứu thảo luận học tập lẫn nhau.

(7) Châm quy (箴規): khuyên nhủ khuyên bảo.

Lời dịch tham khảo:

Anh em sống chung cần phải thân mật khoan dung, bởi vì cùng huyết khí cha mẹ (cùng là cha mẹ sinh ra), giống như cành nhánh liên kết cùng một gốc rễ. Kết giao với những người bạn tâm đầu ý hợp, tương thông về mặt cảm xúc, trong học tập hai bên có thể cùng nghiên cứu học hỏi lẫn nhau (nghiên cứu và thảo luận), khích lệ khuyên nhủ nhau trong cách cư xử (dùng ngôn ngữ trung thực, chính trực lương thiện để thuyết phục khuyên bảo).

Câu chuyện văn tự:

Hữu 友: Giáp cốt văn viết là “ ” ; mà “ ” là chữ “Hựu” 又 (lại, thêm), khi chúng ta nhìn từ mặt bên cạnh vào cổ tay và ngón tay, ngón áp út và ngón út đều bị ngón giữa che mất, chỉ có thể nhìn thấy ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa, cho nên “Hựu” 又 nghĩa gốc là “Thủ” 手 (tay). Chữ “Hữu” 友 chính là hai chữ “Thủ” 手, đại biểu hai người tay trong tay, đồng tâm hiệp lực, có ý trợ giúp lẫn nhau.

Đầu 投: Chữ tiểu triện viết là “ ” ; “ ” giống hình dạng bàn tay và năm ngón tay, là chữ “Thủ” 手; “” là chữ “Thù” 殳, thời cổ đại trước đầu xe chiến đấu có dùng một binh khí như một cây gậy dài dùng để cách ly và ngăn chặn người đến gần, hoặc loại bỏ chướng ngại trên đường. Cho nên, “Đầu” 投 có nghĩa gốc là “Trịch” 擲, ý là ném văng ra xa.

Suy ngẫm và thảo luận:

“Ngũ luân” là những đạo lý của bậc thánh hiền thời cổ đại dạy bảo người đời cách ứng xử giữa cha con, vua tôi, vợ chồng, anh em và bạn bè, cũng chính là lời mà đức Mạnh Tử dạy “Phụ tử hữu thân, quân thần hữu nghĩa, phu phụ hữu biệt, trường ấu hữu tự, bằng hữu hữu tín” (Cha con có tình thân, vua tôi có cái nghĩa, vợ chồng có sự khác biệt, anh em có trật tự trên và dưới, bạn bè thành thật, tin tưởng) (1).

“Trưởng ấu hữu tự” (lớn nhỏ có trật tự) chính là anh chị em sống chung có thể thuận theo tuổi tác lớn nhỏ, tuân thủ nghiêm ngặt bổn phận của mình, tôn kính nhường nhịn lẫn nhau. Như là trong sách “Tam Tự Kinh” có câu chuyện “Dung tứ tuế, năng nhượng lê”, năm gần bốn tuổi Khổng Dung đã biết được đạo lý lễ nhượng (kính nhường) cho anh lớn.

Ngoài ra, bậc thầy hiền triết Khổng Tử còn dạy học trò mình rằng: “Ích giả tam hữu, tổn giả tam hữu; hữu trực, hữu lượng, hữu đa văn, ích hĩ; hữu tiện tịch, hữu thiện nhu, hữu tiện nịnh, tổn hĩ” (2), bởi vậy khi kết bạn phải cẩn thận thì đôi bên mới có được thụ ích ở mọi phương diện.

1. “Trưởng ấu hữu tự” là đạo lý mà bậc thánh hiền thời cổ đại dạy bảo chúng ta cách ứng xử giữa anh chị em với nhau; Khổng Dung vào năm bốn tuổi đã hiểu được phép lễ nhường đối với anh lớn. Hãy lắng nghe lại câu chuyện “Khổng Dung nhường lê”, sau đó bạn hãy nói một chút những điều tâm đắc trong cuộc sống thường ngày giữa bạn với anh chị em của mình nhé!

2. Mời bạn nghe câu chuyện “Quản Ninh cắt chiếu” dưới đây, sau đó hãy chia sẻ với mọi người về cách mà bạn chọn ra người bạn phù hợp với mình như thế nào nhé!

Phụ lục:

Chú thích:

(1) Giữa phụ tử (cha con) phải có tình cảm yêu thương nhân từ và hiếu thảo (cha phải từ, con phải hiếu), giữa quân thần (vua tôi) phải có “nghĩa”, hợp lễ tiết quy phạm (vua phải nhân, tôi phải trung), giữa vợ chồng phải có khác biệt trong ngoài (chồng là ngoại tướng, vợ là nội tướng), giữa anh em phải có thứ tự lớn nhỏ trước sau, giữa bạn bè phải có giao hảo thành tín (tình cảm tốt đẹp giữ uy tín).

(2) Trích từ “Luận Ngữ – Quý Thị Thiên”, lời dịch như sau:

Khổng Tử nói: “Bạn có ích có ba loại, bạn có hại có ba loại. Làm bạn với người chính trực thành tín, khoan dung, kiến thức uyên bác thì là có ích. Làm bạn với kẻ nịnh hót bợ đỡ, thủ thỉ dụ dỗ, hoa ngôn xảo ngữ (lời ngon tiếng ngọt) để nói hay nói tốt thì là có hại”.

Câu chuyện: Khổng Dung nhường lê

Khổng Dung là một nhà văn học cuối thời Đông Hán. Tự là Văn Cử, người nước Lỗ cuối thời nhà Hán, cháu đời thứ 20 của Khổng Tử.

Căn cứ theo ghi chép “Khổng Dung Gia Truyền”, Khổng Dung tổng cộng có bảy anh em, ông đứng thứ sáu. Lúc ông bốn tuổi, mỗi khi các anh em cùng ăn lê, các anh đều chọn quả lớn, ông lại luôn chọn quả nhỏ. Người lớn trong nhà hỏi ông nguyên nhân, ông đáp: “Con tuổi còn nhỏ, cho nên chọn quả lê nhỏ!”

Câu chuyện: Quản Ninh cắt chiếu

Quản Ninh và Hoa Hâm cùng cuốc đất trong vườn rau. Bỗng nhiên, hai người đều nhìn thấy trên mặt đất có vàng. Quản Ninh vung cuốc coi vàng cũng như gạch ngói không có gì khác nhau. Hoa Hâm lại cầm vàng lên một lúc rồi mới ném đi ra xa.

Còn có một lần, Quản Ninh và Hoa Hâm cùng ngồi trên một chiếc chiếu để đọc sách, có một vị quan ngồi xe ngựa màn che (thời cổ đại xe ngựa của quan ở cấp bậc đại phu trở lên có màn che), mặc miện phục (lễ phục thời cổ đại của quan có cấp bậc đại phu trở lên) đi ngang qua, Quản Ninh vẫn đọc sách như cũ, còn Hoa Hâm thì lại buông sách xuống đi ra ngoài ngó nghiêng. Thế là, Quản Ninh liền cắt chiếu làm đôi ngồi tách khỏi Hoa Hâm, và nói: “Cậu không phải là bạn của tôi nữa!”

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/43799

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (23) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (22)https://chanhkien.org/2024/01/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-thien-tu-van-22.htmlTue, 02 Jan 2024 03:06:43 +0000https://chanhkien.org/?p=32249Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 外受傅訓 (1),入奉母儀 (2)。諸姑伯叔 (3),猶子比兒 (4)。 Bính âm: 外 (wài) 受 (shòu) 傅 (fù) 訓 (xùn) , 入 (rù) 奉 (fèng) 母 (mǔ) 儀 (yí) 。 諸 (zhū) 姑 (gū) 伯 (bó) 叔 (shú) , 猶 (yóu) 子 (zǐ) 比 (bǐ) 兒 […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (22) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

外受傅訓 (1),入奉母儀 (2)。諸姑伯叔 (3),猶子比兒 (4)。

Bính âm:

外 (wài) 受 (shòu) 傅 (fù) 訓 (xùn) ,

入 (rù) 奉 (fèng) 母 (mǔ) 儀 (yí) 。

諸 (zhū) 姑 (gū) 伯 (bó) 叔 (shú) ,

猶 (yóu) 子 (zǐ) 比 (bǐ) 兒 (ér) 。

Chú âm:

外 (ㄨㄞˋ) 受 (ㄕㄡˋ) 傅 (ㄈㄨˋ) 訓 (ㄒㄩㄣˋ),

入 (ㄖㄨˋ) 奉 (ㄈㄥˋ) 母 (ㄇㄨˇ) 儀 (ㄧˊ)。

諸 (ㄓㄨ) 姑 (ㄍㄨ) 伯 (ㄅㄛˊ) 叔 (ㄕㄨˊ),

猶 (ㄧㄡˊ) 子 (ㄗˇ) 比 (ㄅㄧˇ) 兒 (ㄦˊ)。

Âm Hán Việt:

Ngoại thụ phó huấn,

Nhập phụng mẫu nghi.

Chư cô bá thúc,

Do tử tỉ nhi.

Giải thích:

1. Nghĩa của chữ:

Ngoại (): bên ngoài, ở ngoài, tha hương,  đất khách quê người.

Thụ (): tiếp nhận, tuân theo, vâng theo.

Phó (): truyền thụ các loại kiến thức, kỹ thuật hoặc là hướng dẫn người khác quy chính hướng thiện.

Huấn (): giáo huấn, dạy bảo, người lớn dạy bảo trẻ nhỏ.

Nhập (): vào, ở trong nhà.

Phụng (): tuân thủ nghiêm ngặt.

Mẫu (): mẫu thân, thường gọi là mẹ.

Nghi (): dáng vẻ, nguyên tắc thái độ, chuẩn tắc khi tiếp xúc với mọi người và xử lý các sự việc.

Chư (): đông đảo, phần đông, rất nhiều, đông đúc.

Cô (): chị em của cha.

Bá (): anh của cha.

Thúc (): em của cha.

Do (): như, giống như, giống nhau, tương tự.

Tỉ (): như, tương tự, sánh bằng, so với.

Tử (), Nhi (): cách gọi con cái thông thường.

2. Nghĩa của từ:

(1) Phó huấn (傅訓): Sự dạy bảo của người lớn đối với trẻ nhỏ.

(2) Mẫu nghi (母儀): Biểu hiện của mẹ trong sinh hoạt hằng ngày, cử chỉ thái độcủa mẹ trong cách đối nhân xử thế với mọi người.

(3) Chư cô bá thúc (諸姑伯叔): Chỉ anh chị em của cha và các bậc bề trên khác.

(4) Do tử bỉ nhi (猶子比兒): Đối đãi như con ruột của mình.

Lời dịch tham khảo:

Ở ngoài phải tuân theo lời dạy của thầy cô và bậc cha chú, ở nhà phải tuân thủ nghiêm ngặt theo cách hành xử của mẹ. Đối với bậc bề trên như cô, chú, bác phải tôn kính như thế; bậc trưởng bối, cha chú đối đãi với con cái của anh chị em mình cũng phải tựa như là con mình sinh ra.

Câu chuyện văn tự:

Thụ 受: Kim văn viết là “”, tựa như hai tay trên dưới cầm “Chu” 舟 (thuyền); “Chu” là phương tiện dùng đi lại giữa hai bên bờ sông. Cho nên “Thụ” có ý khi ngồi thuyền, đôi bên có sự giao nhận.

Phụng 奉: Kim văn viết là “ ”, hình dạng giống như hai cánh tay bưng ngọc; diễn biến đến chữ Tiểu triện thì viết là “  ”, đại biểu ý dùng hai tay cung kính nâng giữ vật phẩm.

Mẫu 母: trong Giáp cốt văn chữ “Nữ” 女 (phụ nữ) viết là “ ”, và chữ “Mẫu” 母 (mẹ) viết là “” . Trong chữ “Mẫu” có thêm hai điểm nổi lên biểu đạt ngực phụ nữ khi mang thai hoặc giai đoạn nuôi trẻ sơ sinh cặp vú đặc biệt đầy đặn.

Đào sâu suy ngẫm:

Trong “Tục Liệt Nữ Truyện – Minh Đức Mã Hậu” có nói: “Đức hậu tại gia tắc khả vi chúng nữ sư phạm, tại quốc tắc khả vi mẫu hậu biểu nghi” (Tạm dịch: Đức tại gia đình thì người nữ làm gương, đức tại quốc gia thì dựa vào biểu hiện của mẹ vua).

Mã hoàng hậu là con gái thứ ba của danh tướng Mã Viên thời Đông Hán, ban đầu nhập cung làm phi cho vua Hán Minh Đế, sau đó được sắc phong làm hoàng hậu, sử gọi là Minh Đức hoàng hậu. Mã hoàng hậu phẩm đức xuất chúng hơn người, là một người đầy tài hoa, lúc vua Minh Đế gặp vấn đề triều chính khó quyết định ông thường để cho Mã hoàng hậu giúp đỡ giải quyết, thế nhưng bà xưa nay không can thiệp triều chính. Mã hoàng hậu không có con cái, Minh Đế đã để bà nuôi dưỡng Lưu Đát, con trai của Giả Thị trong cung. Bà rất mực yêu thương Lưu Đát như con ruột, thậm chí còn hơn các phi tần trong cung yêu thương con cái của mình.

Khi Minh Đế qua đời, Lưu Đát kế vị, lấy hiệu là Chương Đế, Mã hoàng hậu được tôn lên làm Hoàng thái hậu. Chương Đế kế vị được hai năm, thiên hạ đại hạn, trong triều nịnh thần thừa cơ dâng thư, bảo rằng trời hạn hán là do không phong thưởng cho ngoại thích (gia đình bên mẹ hoặc vợ vua), thỉnh cầu Hoàng đế phong tước hầu cho em trai của Hoàng thái hậu. Nhưng Mã hoàng hậu không đồng ý, còn vì chuyện này mà hạ một chiếu thư, hi vọng có thể ghi nhớ bài học từ vết xe đổ của tiền triều – ngoại thích được phong hầu ỷ địa vị cao quý mà hoành hành ngang ngược, cơ hồ phá vỡ tiền đồ của quốc gia, cự tuyệt khả năng phong tước cho gia tộc họ Mã.

Triều Đông Hán, Hoàng đế trẻ người non dạ, ngoại thích cùng hoạn quan thường tranh quyền đấu đá, Hoàng thái hậu lúc trẻ thường dựa vào ngoại thích để nắm giữ triều chính, chỉ có Mã hoàng hậu có thể lấy sử làm gương, cấm chỉ ngoại thích tham chính (tham dự việc triều chính). Mã hoàng hậu cả đời giản tiện, khiêm tốn, thấu tình đạt lý. Sau vì bệnh mà qua đời, hưởng thọ 41 tuổi, thụy hiệu là “Minh Đức”.

(1) Nghe xong câu chuyện “Minh Đức Mã Hậu”, Bạn hãy nói một chút xem Mã hoàng hậu là người như thế nào? Bà có chỗ nào để cho chúng ta học tập và noi theo ?

(2) Có một câu thành ngữ là “Xa ○ ○ ○” liên quan đến câu chuyện Mã hoàng hậu hạ chiếu thư (*), Hãy tìm ra câu thành ngữ này!

(3) Trong những lời dạy thường ngày của giáo viên, có điều gì khiến bạn cảm thấy rất hữu ích? Bạn hãy kể ra đây để chia sẻ với mọi người nhé.

(*) Chú thích:

Theo “Hậu Hán Thư – Minh Đức Mã Hậu” có viết:

“Phàm kẻ thưa chuyện đều muốn nịnh trẫm cầu phúc mà thôi. Khi xưa nhà họ Vương đều được phong Ngũ hầu, lúc đó sương mù tràn ngập, cũng không nghe thấy có mưa xuống. Mặt khác, Điền Phấn rồi Đậu Anh, cậy vào địa vị tôn quý mà bừa bãi hoành hành, đến nỗi gây ra cái họa khuynh bại hủy triều, truyền lại đời sau. Bởi vậy, Tiên Đế khi còn sinh thời, đã cẩn thận đề phòng ngoại thích, không cho bọn họ lãnh địa vị quan trọng. Khi Tiên Đế quyết định phong đất cho các vị Hoàng tử, chỉ phân ra Sở quốc rồi Hoài Dương quốc chỉ có vỏn vẹn một khu, luôn miệng nói: ‘Con của ta làm sao có thể cùng cấp như con của Tiên Đế được chứ!?’ Hiện tại, đám quan viên các ngươi dựa vào đâu mà đem ngoại thích thời nay so với ngoại thích của các Tiên Đế?! Ta làm mẹ của thiên hạ, nhưng người chỉ mặc áo vải thô, cơm không cầu thơm ngọt, người hầu bên người không chuộng phục sức xa hoa, không có túi thơm thêu thùa đẹp mắt, đây chính là tự lấy mình làm gương để biểu suất phong phạm cho các ngươi! Vốn tưởng rằng nhóm ngoại thích nhìn vào, thì sẽ tự biết kiểm điểm, tự giới hạn bản thân, nhưng bọn họ chỉ cười nói xuề xòa Hoàng thái hậu yêu thích giản tiện. Trước đây qua Trạc Long Môn, hỏi tới nhóm ngoại thích, xa như lưu thủy (xe như dòng nước), mã như du long (ngựa như rồng bơi), quần áo cũng hoa lệ hết cỡ. Nhìn lại ta là người cai quản, chỉ mặc áo trắng quả thực kém xa! Đến đây, ta không nỡ trách phạt bọn họ nặng nề, chỉ đoạt một năm bổng lộc, hi vọng bọn họ cảm thấy hổ thẹn, mà lại vẫn giải đãi, không lo lắng cho nước nhà. Hiểu được quân thần, không ai bằng quân vương, huống chi là thân thuộc! Ta sao có thể phụ ý chỉ của Tiên Đế, tàn hại đức hạnh tổ tiên Mã thị của ta, giẫm vào vết xe đổ sự suy đạo của Tây Kinh năm đó!?”

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/43798

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (22) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (21)https://chanhkien.org/2023/12/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-thien-tu-van-21.htmlSat, 23 Dec 2023 23:46:30 +0000https://chanhkien.org/?p=32175Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 樂殊貴賤 (1),禮別尊卑 (2)。上和下睦 (3),夫唱婦隨 (4)。 Bính âm: 樂 (yuè) 殊 (shū) 貴 (guì) 賤 (jiàn) , 禮 (lǐ) 別 (bié) 尊 (zūn) 卑 (bēi) 。 上 (shàng) 和 (hé) 下 (xià) 睦 (mù) , 夫 (fū) 唱 (chàng) 婦 (fù) 隨 […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (21) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

樂殊貴賤 (1),禮別尊卑 (2)。上和下睦 (3),夫唱婦隨 (4)。

Bính âm:

樂 (yuè) 殊 (shū) 貴 (guì) 賤 (jiàn) ,

禮 (lǐ) 別 (bié) 尊 (zūn) 卑 (bēi) 。

上 (shàng) 和 (hé) 下 (xià) 睦 (mù) ,

夫 (fū) 唱 (chàng) 婦 (fù) 隨 (suí) 。

Chú âm:

樂 (ㄩㄝˋ) 殊 (ㄕㄨ) 貴 (ㄍㄨㄟˋ) 賤 (ㄐㄧㄢˋ),

禮 (ㄌㄧˇ) 別 (ㄅㄧㄝˋ) 尊 (ㄗㄨㄣ) 卑 (ㄅㄟ)。

上 (ㄕㄤˋ) 和 (ㄏㄜˋ) 下 (ㄒㄧㄚˋ) 睦 (ㄇㄨˋ),

夫 (ㄈㄨ) 唱 (ㄔㄤˋ) 婦 (ㄈㄨˋ) 隨 (ㄙㄨㄟˋ)。

Âm Hán Việt:

Nhạc thù quý tiện,

Lễ biệt tôn ti.

Thượng hòa hạ mục,

Phu xướng phụ tùy.

Giải thích:

1. Nghĩa của chữ:

Nhạc (樂): âm nhạc, âm thanh có quy luật hài hòa.

Thù (殊): khu biệt, phân biệt, khác biệt.

Quý (貴): thân phận, địa vị cao quý.

Tiện (賤): thân phận, địa vị thấp kém.

Lễ (禮): thái độ, hành vi quy phạm và nghi lễ có sự quy củ, đúng đắn, cung kính.

Biệt (別): khác biệt.

Tôn (尊): thân phận, địa vị tôn hiển (cao quý).

Ti (卑): thân phận, địa vị ti hạ (thấp kém).

Thượng (上): tôn trưởng, trưởng bối (người bề trên) hoặc người có địa vị cao.

Hòa (和): hữu nghị, thân thiện, hòa thuận, hòa hợp, hài hoà.

Hạ (下): tiểu bối (người bề dưới) hoặc người địa vị thấp.

Mục (睦): hòa thuận, thân cận.

Phu (夫): trượng phu, chồng.

Xướng (唱): ở đây giống như “Xướng” 倡, lãnh đạo, khởi xướng, đề xướng.

Phụ (婦): thê tử, vợ.

Tùy (隨): đi theo, thuận theo, nghe theo, vâng theo.

2. Nghĩa của từ:

(1) Quý tiện (貴賤): Địa vị cao thấp.

(2) Tôn ti (尊卑): giống “Quý tiện”.

(3) Thượng hòa hạ mục (上和下睦): chung sống hòa thuận giữa người trên và người dưới.

(4) Phu xướng phụ tùy (夫唱婦隨): Chồng tung vợ hứng, một người khởi xướng một người nghe theo, hài hòa nhất trí.

Lời dịch tham khảo:

Âm nhạc có thể dùng để phân biệt sự khác nhau giữa thân phận địa vị cao quý và thấp kém; các loại lễ nghi có thể dùng để phân biệt sự khác nhau giữa thân phận địa vị tôn hiển và ti hạ.

Trưởng bối và tiểu bối (người bề trên và bề dưới), hay người có địa vị cao và thấp, đều nên chung sống hòa thuận với nhau; chồng đề xướng vợ nghe theo, vợ chồng hòa thuận.

Câu chuyện văn tự:

Thượng 上, hạ 下: hai chữ “thượng, hạ” này đều do một nét ngang và một nét chấm tạo thành, Giáp cốt văn viết là “”, “”, nét ngang khá dài kia nhìn tựa như là mặt bàn hoặc là đường chân trời, mà nét chấm ngắn kia là chỉ đồ vật.

Đồ vật nếu như cao hơn so với mặt bàn hoặc đường chân trời, thì viết nét chấm lên trên nét ngang, tương tự nếu đặt đồ vật ở nơi thấp hơn so với mặt bàn hoặc đường chân trời, thì viết nét chấm xuống bên dưới nét ngang. Cách phân loại này được mở rộng tạo thành hai chữ thượng 上, hạ 下 như ngày nay. Kim văn viết là “ ”, “ ” ; chữ Tiểu triện viết là “ ”, “ ”. Những lối viết này đều rất giống nhau, thay đổi không nhiều.

Phu 夫: chữ Giáp cốt văn viết là “” ; Kim văn viết là “ ” ; chữ Tiểu triện viết là “ ”, thoạt nhìn thì giống như hình một người đội mũ hoặc là búi tóc cài trâm. Bởi vì vào thời cổ đại, vào cái ngày mà người nam tròn 20 tuổi thì buộc phải búi tóc một cách cẩn thận và đội mũ, để thể hiện rằng từ nay trở đi đã không còn là trẻ nhỏ, mà là một người lớn, phải thời thời khắc khắc chú ý hành vi cử chỉ của mình mới được.

Suy ngẫm và thảo luận:

Phu hòa thê nhu (chồng hòa nhã, vợ ôn nhu)

Ông Lương Hồng là một văn học gia thời Đông Hán, tuy nhà nghèo nhưng rất có phẩm hạnh đạo đức, hành vi thường ngày ngay chính, cho nên có rất nhiều người đến nhà làm mai mối, đề nghị kết thông gia, nhưng đều bị ông khéo léo cự tuyệt. Cùng huyện có một một nữ tử tên là Mạnh Quang tuổi đã 30, nhưng vẫn chọn lên chọn xuống không chịu xuất giá, cha mẹ hỏi nàng nguyên nhân, nàng nói: “Muốn gả thì phải gả cho người hiển đạt, tài đức như Lương Hồng”. Sau khi ông Lương Hồng nghe được chuyện này thì đã cưới bà Mạnh Quang về.

Bà Mạnh Quang sau khi về nhà chồng liền trang trí cho trong ngoài nhà rực rỡ hẳn lên. Còn ông Lương Hồng lại liên tiếp bảy ngày không để ý đến bà. Thế là bà quỳ xuống hỏi ông Lương Hồng: “Thiếp nghe nói phu quân phẩm hạnh cao khiết, từng cự tuyệt rất nhiều người đến cầu hôn. Nay thiếp may mắn được phu quân nhìn trúng, lại không biết thiếp đã làm sai việc gì, khiến phu quân không muốn nhìn thiếp vậy?”

Ông Lương Hồng nói: “Người vợ mà ta muốn cưới là người có thể mặc quần áo vải thô, cùng ta ẩn cư trong núi. Nay nàng mặc y phục lụa là hoa lệ, tô son điểm phấn, đó là điều ta không muốn nhìn thấy, cho nên mới lạnh nhạt với nàng”.

Bà Mạnh Quang bừng tỉnh nhận ra rồi nói: “Hóa ra đây là chí hướng của phu quân, thiếp đã chuẩn bị xong quần áo ẩn cư”. Thế rồi bà Mạnh Quang thay áo vải bố, cài trâm gai rồi tới gặp ông Lương Hồng. Ông Lương Hồng nhìn thấy liền vui vẻ nói: “Đây mới là vợ của ta!” Không lâu sau, hai người dời vào trong núi Bá Lăng, làm nghề cày cấy dệt vải, mỗi ngày tụng đọc “Kinh Thi”, “Thượng Thư”, đánh đàn tiêu khiển, sống rất vui vẻ.

Sau đó hai người lại dời đến nước Ngô. Mỗi lần ông Lương Hồng từ bên ngoài trở về nhà, bà Mạnh Quang đều bưng cho ông bữa cơm đã chuẩn bị tươm tất và không dám ngước mắt nhìn, hơn nữa còn dâng khay cơm cao đến ngang chân mày của mình. Mọi người ca ngợi hai người họ như sau: “Đôi phu thê này thật sự là ‘cử án tề mi, tương kính như tân’ (nâng khay ngang mày, tôn trọng nhau như khách)!”

Văn hóa truyền thống Trung Quốc vô cùng xem trọng đạo đức giữa phu thê (người chồng và người vợ). Nho gia xếp quan hệ phu thê vào một cương trong “Tam cương”, cho rằng quan hệ phu thê là lấy đức của thiên địa làm căn bản, nó trực tiếp ảnh hưởng đến sự hài hòa trong gia đình, sự yên ổn của xã hội và sự thuần phác của giáo hóa phong tục. Nho gia cho rằng giữa người chồng và người vợ nên là ‘phu nghĩa phụ thuận’ (chồng chính nghĩa, vợ thuận theo), ‘phu hòa thê nhu’ (chồng hòa nhã, vợ ôn nhu). Ngoài ra, giữa phu thê cũng không chỉ là chàng chàng thiếp thiếp, mà càng phải nên cùng chung hoạn nạn, khích lệ lẫn nhau, đây mới là chỗ tinh hoa của mối quan hệ giữa người chồng và người vợ trong truyền thống.

(1) Ông Lương Hồng đã cự tuyệt rất nhiều người tới nhà đề nghị kết thông gia, sau đó tại sao ông lại cưới bà Mạnh Quang?

(2) Ông Lương Hồng muốn sống ẩn cư trong núi, bà Mạnh Quang sau khi biết chí hướng của chồng thì đối diện với điều này như thế nào?

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/43797

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (21) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (20)https://chanhkien.org/2023/12/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-thien-tu-van-20.htmlThu, 14 Dec 2023 00:17:34 +0000https://chanhkien.org/?p=32072Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 學優 (1)登仕 (2),攝職 (3)從政 (4)。存以甘棠 (5),去而益詠。 Bính âm: 學 (xué) 優 (yōu) 登 (dēng) 仕 (shì) , 攝 (shè) 職 (zhí) 從 (cóng) 政 (zhèng) 。 存 (cún) 以 (yǐ) 甘 (gān) 棠 (táng) , 去 (qù) 而 (ér) 益 (yì) […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (20) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

學優 (1)登仕 (2),攝職 (3)從政 (4)。存以甘棠 (5),去而益詠。

Bính âm:

學 (xué) 優 (yōu) 登 (dēng) 仕 (shì) ,

攝 (shè) 職 (zhí) 從 (cóng) 政 (zhèng) 。

存 (cún) 以 (yǐ) 甘 (gān) 棠 (táng) ,

去 (qù) 而 (ér) 益 (yì) 詠 (yǒng) 。

Chú âm:

學 (ㄒㄩㄝˋ) 優 (ㄧㄡ) 登 (ㄉㄥ) 仕 (ㄕˋ),

攝 (ㄕㄜˋ) 職 (ㄓˋ) 從 (ㄘㄨㄥˋ) 政 (ㄓㄥˋ)。

存 (ㄘㄨㄣˋ) 以 (ㄧˇ) 甘 (ㄍㄢ) 棠 (ㄊㄤˋ),

去 (ㄑㄩˋ) 而 (ㄦˋ) 益 (ㄧˋ) 詠 (ㄩㄥˇ)。

Âm Hán Việt:

Học ưu đăng sĩ,

Nhiếp chức tòng chính.

Tồn dĩ cam đường,

Khứ nhi ích vịnh.

Giải thích:

1. Nghĩa của chữ:

Học (學): nghiên cứu, học tập.

Ưu (優): tốt, thượng đẳng, hảo hạng.

Đăng (登): đỗ đạt trong kỳ thi khoa cử và được nhận vào.

Sĩ (仕): làm quan, nhậm chức.

Nhiếp (攝): đảm nhiệm.

Chức (職): công việc sự vụ, ở đây chỉ chức quan.

Tòng (從): tham dự.

Chính (政): quản lý, cai quản, sửa trị

Tồn (存): giữ gìn, lưu lại.

Dĩ (以): dùng.

Cam (甘): mùi vị mỹ hảo, tốt đẹp.

Đường (棠): tên khác của cây đường lê. Khi Chu Thiệu Công (Thiệu Bá) còn làm quan, ông thường ở dưới cây cam đường mà xử lý chính sự. Sau khi ông mất, nhân dân bách tính nhớ ơn sự đức chính (trái ngược với từ ‘bạo chính’, ‘đức chính’ là thi hành một nền chính trị mang lại lợi ích cho nhân dân) của ông nên đã giữ lại cây cam đường, không dám chặt phá, và còn làm bài thơ “Kinh Thi – Cam Đường” để ca ngợi ông.

Khứ (去): ly khai, rời đi; qua đời, từ trần.

Nhi (而): lại, nhưng, nhưng là, nhưng mà.

Ích (益): càng thêm, hơn nữa.

Vịnh (詠): ca hát tán tụng.

2. Nghĩa của từ:

(1) Học ưu (學優): tìm tòi học hỏi, đọc sách thì sẽ có những biểu hiện tốt đẹp. Sách “Luận Ngữ” viết: “Học nhi ưu tắc sĩ” (nghĩa là: Học hành mà có thành tựu, thì có thể ra làm quan, tham gia vào chính sự, để phát huy tài năng và học vấn của bản thân).

(2) Đăng sĩ (登仕): đỗ đạt, giành được chức quan.

(3) Nhiếp chức (攝職): nhậm chức, đảm nhiệm chức vụ.

(4) Tòng chính (從政): tham gia vào chính sự.

(5) Cam đường (甘棠): tên cây, còn có tên khác là đỗ lê, đường lê.

Lời dịch tham khảo:

Thời cổ nếu như một người cầu học, tìm tòi học hỏi, đọc sách và đạt đến trình độ khá, thì có thể tham gia thi cử, sau khi thi đậu, có thể mưu cầu một chức quan. Sau khi đảm nhiệm chức quan, nhất định phải cố gắng vì quốc gia mà xử lý chính sự.

Đảm nhiệm chức quan thì phải có đức chính, giống như câu chuyện trong “Kinh Thi” viết về đại thần Thiệu Bá triều Chu. Bởi vì lúc làm quan, Thiệu Bá vô cùng yêu thương và bảo vệ bách tính, cho nên khi ông qua đời, dân chúng vì cảm động và thương nhớ ân đức của ông, nên chẳng những không nỡ chặt cây cam đường nơi ông từng dùng để nghỉ ngơi và xử lý chính sự, mà còn làm bài thơ để ca ngợi ông.

Câu chuyện văn tự:

Tòng 從: Giáp cốt văn viết là “”, hình dạng chữ giống như là hai người một trước một sau, nghĩa gốc của chữ này là đi theo. Về sau Kim văn viết là “”, chữ Tiểu triện viết là “”, đó là bởi vì có người cho rằng con người phải dùng chân để đi bộ, cho nên đã thêm vào bộ “Chỉ” 止, bộ “Chỉ” là ngón chân, hơn nữa còn có hai chữ Nhân 人 bên cạnh nhau đại diện cho hai người, từ đó mới biến thành chữ Tòng 從 hiện tại mà chúng ta quen thuộc.

Cam 甘: Giáp cốt văn viết là “”, ý nói rằng trong miệng ngậm đồ mỹ vị, bởi vì mỗi thứ có vị ngon không giống nhau, cho nên dùng nét ngang để biểu thị. Kim văn viết là “”, chữ Tiểu triện viết là “”, hình dạng chữ thay đổi không nhiều, nhưng nghĩa của chữ thì đều là chỉ mùi vị mỹ hảo, giàu dư vị.

Suy ngẫm và thảo luận:

Bài này có nhắc tới một điển cố tên là “Cam Đường” trong cuốn “Kinh Thi”, nội dung miêu tả lòng thương nhớ và kính yêu của nhân dân đối với vị quan hiền đức.

Thiệu Bá, họ Cơ, tên Thích, là một vị đại thần của triều Chu, bởi vì mấy đời được phong đất ở Thiệu Ấp, cho nên mọi người gọi ông là Thiệu Bá hoặc Thiệu Công. Khi ông đi thị sát chính vụ ở các nơi, vì không muốn dân chúng phải dựng nhà cho mình, ông đã dựng chòi lá dưới cây cam đường (một loại cây cao lớn, rụng lá) ở ven đường để nghỉ ngơi, thẩm tra xử lý các vụ thưa kiện của nhân dân, và phân xử phải trái đúng sai cho dân. Bởi vì Thiệu Bá có thể dùng đức để giáo hóa nhân dân, cho nên khi ông mất, dân chúng đều rất thương nhớ ông, ngay cả cây cam đường mà lúc trước ông thường dùng làm chốn nghỉ ngơi, mọi người cũng đều rất trân trọng, không nỡ cắt sửa, chặt bỏ cành lá của nó.

(1) Các bạn nhỏ ơi, chúng ta hãy thử nghĩ xem, tại sao ngài Thiệu Bá lại muốn nghỉ ngơi và làm việc dưới cây cam đường nhé? Điều này có liên quan gì tới lòng thương nhớ mà sau này nhân dân dành cho ông không?

(2) Khi một người có thể thật lòng nghĩ cho người khác, thiện niệm được biểu hiện ra ấy sẽ làm cho người ta cảm động. Các bạn nhỏ thử nghĩ xem, chúng ta cần làm thế nào thì mới có thể thật sự làm được “nghĩ cho người khác”? Hãy lấy ví dụ từ trong cuộc sống thường ngày của mình nhé.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/43626

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (20) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (19)https://chanhkien.org/2023/12/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-thien-tu-van-19.htmlSun, 10 Dec 2023 23:24:03 +0000https://chanhkien.org/?p=32046Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 篤初(1)誠美,慎終 (2)宜令。榮業 (3)所基,籍甚 (4)無竟 (5)。 Bính âm: 篤 (dǔ) 初 (chū) 誠 (chéng) 美 (měi), 慎 (shèn) 終 (zhōng) 宜 (yí) 令 (lìng)。 榮 (róng) 業 (yè) 所 (suǒ) 基 (jī), 籍 (jí) 甚 (shèn) 無 (wú) 竟 (jìng)。 Chú âm: […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (19) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

篤初(1)誠美,慎終 (2)宜令。榮業 (3)所基,籍甚 (4)無竟 (5)。

Bính âm:

篤 (dǔ) 初 (chū) 誠 (chéng) 美 (měi),

慎 (shèn) 終 (zhōng) 宜 (yí) 令 (lìng)。

榮 (róng) 業 (yè) 所 (suǒ) 基 (jī),

籍 (jí) 甚 (shèn) 無 (wú) 竟 (jìng)。

Chú âm:

篤 (ㄉㄨˇ) 初 (ㄔㄨ) 誠 (ㄔㄥˊ) 美 (ㄇㄟˇ),

慎 (ㄕㄣˋ) 終 (ㄓㄨㄥ) 宜 (ㄧˊ) 令 (ㄌㄧㄥˋ)。

榮 (ㄖㄨㄥˊ) 業 (ㄧㄝˋ) 所 (ㄙㄨㄛˇ) 基 (ㄐㄧ),

籍 (ㄐㄧˊ) 甚 (ㄕㄣˋ) 無 (ㄨˊ) 竟 (ㄐㄧㄥˋ)。

Âm Hán Việt:

Đốc sơ thành mỹ,

Thận chung nghi lệnh.

Vinh nghiệp sở cơ,

Tịch thậm vô cánh.

Giải thích:

1. Nghĩa của chữ:

Đốc (篤): thật thà, trung thực, trung hậu, một lòng, hết lòng, một lòng một dạ.

Sơ (初): ban đầu, bắt đầu, khởi đầu.

Thành (誠): thành thật, chân thực, trung thực, xác thực.

Mỹ (美): đẹp.

Thận (慎): cẩn thận.

Chung (終): kết thúc, cuối cùng, hết, suốt, cả, trọn.

Nghi (宜): cần phải.

Lệnh (令): tốt, tốt đẹp.

Vinh (榮): phồn vinh, tươi tốt.

Nghiệp (業): sự nghiệp.

Sở (所): trợ từ.

Cơ (基): căn bản. Chỉ các đức hạnh được nhắc đến ở phần trước như: trung, hiếu, nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.

Tịch (籍): thanh danh, tiếng tăm.

Thậm (甚): vô cùng, rất, lắm.

Vô (無): không có.

Cánh (竟): thông thường viết là “cảnh” 境, biên giới.

2. Nghĩa của từ:

(1) Đốc sơ (篤初): Một sự khởi đầu chắc chắn, khởi đầu làm hết lòng, làm đến nơi đến chốn.

(2) Thận chung (慎終): hoàn thành công việc một cách cẩn thận.

(3) Vinh nghiệp (榮業): sự nghiệp vĩ đại.

(4) Tịch thậm (籍甚): thanh danh lan xa, tiếng lành đồn xa.

(5) Vô cánh (無竟): vô bờ bến.

Lời dịch tham khảo:

Bất kể là khi mới khởi đầu đi học, lập nghiệp, rèn luyện phẩm hạnh, tu đức, chúng ta đều mang theo cái tâm lo lắng và nỗ lực hết mình để thực hiện. Một khởi đầu tốt như vậy tất nhiên là rất tốt, nhưng có thể bền bỉ, kiên trì tới cùng, gặt hái được kết quả viên mãn, tốt đẹp vậy thì càng tốt hơn.

Những đức hạnh tốt đẹp được nói đến ở phần trước bao gồm: trung, hiếu, nhân, nghĩa, lễ, trí, tín… chính là nền tảng tạo dựng sự nghiệp của chúng ta, có những nền tảng (cơ sở) này, lại có thể quán triệt (thi hành, thực hiện) từ đầu đến cuối, có thể giúp bạn nổi danh bốn biển, lưu lại tiếng thơm muôn đời.

Câu chuyện văn tự:

Ở đây chúng ta giới thiệu về chữ “Đốc” 篤 cho mọi người cùng biết nhé!

“Đốc” 篤 kết hợp từ chữ Mã 馬 và thanh trúc 竹 . Là một chữ kết hợp hội ý và hình thanh. Xuất hiện sớm nhất trong chữ Tiểu triện, viết là “ ”. Nghĩa gốc là “Mã hành đốn trì” (ngựa đi thong thả, chậm rãi), để đầu chạm đất gọi là đốn 頓, tiến lên chậm rãi gọi là trì 遲. Nhưng chúng ta biết rằng, khi ngựa đi chậm rãi, bước chân của nó rất ổn định và vững chãi, đầu của nó liên tục ngước lên, bốn vó không ngừng chạm đất, phát ra tiếng trúc trúc (lộc cộc) có tính quy luật, cho nên Đốc có âm trúc (một trong Bát âm: Thạch – Thổ – Kim – Mộc – Trúc – Bào – Ti – Cách). Cảnh tượng “Mã hành đốn trì” như vậy, khiến người ta có một cảm giác ung dung tự tại không vội vã, thẳng tiến không lùi, bởi vậy cổ nhân thường dùng “Đốc hành” (thiết thực thi hành), “Đốc tín” (một lòng tin tưởng, hết lòng tin theo), “Đốc thực” (ngay thẳng, thật thà, chân thành, vững vàng, chắc chắn), “Đốc học” (chăm học, siêng học, chuyên tâm học tập), để hình dung việc làm đến nơi đến chốn, đòi hỏi người hoặc việc đạt được thực sự cầu thị. Bởi vì là “ Thực sự cầu thị ” nên có thể giúp bạn làm mọi việc đều rất tốt, dần dần theo thời gian các kỹ nghệ trở nên thuần thục hơn. Cho nên “Đốc” lại có nghĩa rộng là “Tinh chuyên” 精專 (dốc lòng, chuyên tâm, tập trung tinh thần), cổ nhân nói: “Tẫn lực mạc như đôn đốc” (hết sức chi bằng đôn đốc), chính là nói làm việc tận tâm tận lực mặc dù rất quan trọng, nhưng chuyên tinh (chuyên tâm, tập trung tinh thần) càng quan trọng hơn. Bởi vậy, khi chúng ta đi học nhận được sự giáo dục, dạy bảo, nhất định phải học được thành thạo một nghề (nhất nghệ tinh), sau đó “Đốc hành”, suốt đời không ngừng rèn luyện, qua thời gian lâu, bạn sẽ hiểu được nhiều hơn người khác, làm được tốt hơn, trở thành một chuyên gia trong nghề, tự nhiên sẽ thành người xuất sắc, nổi bật trong xã hội, vì phục vụ cho nhiều người hơn nữa mà có được thanh danh tốt.

Đào sâu suy ngẫm:

Câu chuyện của Nhạc Dương Tử

Thời Chiến Quốc, có một người tên là Nhạc (Âm Nguyệt) Dương Tử, anh ta cưới một người vợ vô cùng tài đức. Có một lần, anh ta nhặt được một khối vàng trên đường liền mang về nhà. Vợ anh ta nói rằng: “Thiếp nghe nói người có chí hướng không uống nước Đạo Tuyền (tên của một dòng suối cổ ở đông bắc huyện Tứ Thủy, tỉnh Sơn Đông trong thời Xuân Thu. Người ở đó nói rằng năm xưa một toán ăn trộm đã chiếm dụng con suối này, nên gọi nó là Đạo Tuyền, suối của kẻ trộm); người liêm khiết, không nhận đồ người khác khinh miệt bố thí. Khối vàng này lai lịch không rõ, chàng thế nào lại cầm về nhà?” Nhạc Dương Tử nghe xong cảm thấy rất xấu hổ, liền đem vàng trả lại chỗ cũ.

Sau đó, Nhạc Dương Tử đi học nơi xa, hơn một năm mới trở về. Lúc về đến nhà, vợ anh ta đang dệt vải, thấy chồng đột nhiên trở về, liền hỏi: “Chàng đã học xong rồi sao?” Nhạc Dương Tử lắc đầu đáp: “Chưa đâu! Bởi vì ta rất nhớ nàng, cho nên về thăm một chuyến”. Vợ Nhạc Dương Tử nghe xong liền lấy ra một cây kéo, đi đến trước khung cửi, nói với Nhạc Dương Tử: “Miếng vải này là từng sợi từng sợi tơ mà dệt thành thốn, thành xích, thành trượng, thành thất. Nếu như bây giờ thiếp đem nó cắt đứt đi, vậy là tấm vải không thể dùng được nữa, như thế rất nhiều thời gian bị lãng phí một cách vô ích, chuyện này cũng giống như chàng đi học ở bên ngoài, cũng là cần phải chuyên tâm học tập, tháng ngày tích lũy kiến thức, mới có thể có thành tựu, nếu bỏ dở nửa chừng, không phải cũng là uổng phí hết thời gian sao?” Nhạc Dương Tử nghe vợ nói những lời này vô cùng cảm động, chàng quay trở lại tiếp tục đi học, mãi đến bảy năm sau học thành tài mới trở về quê nhà.

Bởi vì Nhạc Dương Tử khổ học thành công, mà được Ngụy Văn Hầu khen ngợi, liền mời anh ta ra làm quan để có thể phát huy sở trưởng, vì quốc gia mà cống hiến một phen.

1. Câu chuyện trên nói cho chúng ta rằng, bất luận là đi học, hay làm việc gì đi chăng nữa thì đều cần phải làm đến nơi đến chốn, tập trung toàn tâm mới có thể thành công. Bạn có biết câu chuyện nào khác giống như câu chuyện này không? Hãy kể ra để mọi người cùng chia sẻ được không?

2. Vợ của Nhạc Dương Tử muốn anh ta đem vàng nhặt được trả lại chỗ cũ, làm như vậy có đúng hay không? Tại sao?

3. Tại sao từ nhỏ chúng ta đã cần phải đến trường đi đọc? Môn học nào mà bạn cảm thấy hứng thú nhất? Có thể nói cho mọi người biết nguyên nhân vì sao không?

4. Tại sao rất nhiều người không thể làm một việc đến nơi đến chốn, thường xuyên bỏ dở nửa chừng, bạn biết nguyên nhân vì sao không? Làm thế nào để cải thiện việc này nhỉ? Bạn có thể nói ra cho mọi người cùng nhau chia sẻ được không?

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/43625

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (19) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (18)https://chanhkien.org/2023/11/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-thien-tu-van-18.htmlThu, 30 Nov 2023 04:49:42 +0000https://chanhkien.org/?p=31941Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 川流不息 (1),淵澄取映 (2)。容止 (3)若思 (4),言辭 (5)安定 (6)。 Bính âm: 川 (chuān) 流 (liú) 不 (bù) 息 (xī) , 淵 (yuān) 澄 (chéng) 取 (qǔ) 映 (yìng) 。 容 (róng) 止 (zhǐ) 若 (ruò) 思 (sī) , 言 (yán) 辭 (cí) 安 […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (18) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

川流不息 (1),淵澄取映 (2)。容止 (3)若思 (4),言辭 (5)安定 (6)。

Bính âm:

川 (chuān) 流 (liú) 不 (bù) 息 (xī) ,

淵 (yuān) 澄 (chéng) 取 (qǔ) 映 (yìng) 。

容 (róng) 止 (zhǐ) 若 (ruò) 思 (sī) ,

言 (yán) 辭 (cí) 安 (ān) 定 (dìng) 。

Chú âm:

川 (ㄔㄨㄢ) 流 (ㄌㄧㄡˊ) 不 (ㄅㄨˊ) 息 (ㄒㄧ) ,

淵 (ㄩㄢ) 澄 (ㄔㄥˊ) 取 (ㄑㄩˇ) 映 (ㄧㄥˊ) 。

容 (ㄖㄨㄥˊ) 止 (ㄓˇ) 若 (ㄖㄨㄛˊ) 思 (ㄙ) ,

言 (ㄧㄢˊ) 辭 (ㄘˊ) 安 (ㄢ) 定 (ㄉㄧㄥˊ) 。

Âm Hán Việt:

Xuyên lưu bất tức,

Uyên trừng thủ ánh.

Dung chỉ nhược tư,

Ngôn từ an định.

Giải thích:

1. Nghĩa của chữ:

Xuyên (川): sông ngòi.

Lưu (流): dòng nước.

Bất (不): không, sẽ không.

Tức (息): hơi thở, nghỉ ngơi, đình chỉ.

Uyên (淵): chỗ nước sâu.

Trừng (澄): nước tĩnh lặng và trong veo.

Thủ (取): lấy, dùng để.

Ánh (映): chiếu, soi.

Dung (容): dung nhan, dung mạo, dáng vẻ, sắc mặt.

Chỉ (止): cử chỉ hành vi.

Nhược (若): như, nếu, giống, giống như. Giống như các chữ Như 如, Tượng 像, Tự 似.

Tư (思): nghĩ, nhớ, suy nghĩ sâu xa.

Ngôn (言): nói chuyện.

Từ (辭): thông thường là chữ Từ 詞, tự thuật, dùng ngôn ngữ văn tự để nói rõ.

An (安): bình ổn, an tường (điềm tĩnh, bình thản).

Định (定): xác thực, không thay đổi.

2. Nghĩa của từ:

(1) Bất tức (不息): không ngừng, liên tục, suốt, luôn, liên tiếp.

(2) Thủ ánh (取映): làm tấm gương chiếu rọi mọi thứ.

(3) Dung chỉ (容止): dáng vẻ cử chỉ.

(4) Nhược tư (若思): dạng suy nghĩ sâu sắc.

(5) Ngôn từ (言辭): câu chữ lời nói.

(6) An định (安定): thái độ trầm tĩnh cẩn thận.

Lời dịch tham khảo:

Sông ngòi bởi vì thượng du có đầu nguồn, cho nên nước sẽ cuồn cuộn chảy xuống không dứt; nước của đầm sâu rất trong, tựa như một chiếc gương, có thể dùng để chiếu soi mọi thứ.

Người có đức có dáng vẻ và hành vi trầm tĩnh bình thản, suy nghĩ tỉ mỉ mọi việc, cân nhắc rồi mới làm, không lỗ mãng; lúc nói chuyện, thái độ trầm tĩnh an tường, ngôn từ cẩn thận hợp lý.

Câu chuyện văn tự:

Xuyên 川: Giáp cốt văn viết là “”, Thạch văn viết là “”, chữ Tiểu triện viết là “ ”, hình dạng chữ nhìn đều giống như một dòng sông đang chảy.

Uyên 淵: Giáp cốt văn viết là “ ”, hình dạng giống như là nước giữa hai bờ xoay tròn, cho nên nghĩa nguyên gốc là nước lượn vòng. Thạch văn viết là “ ”, chữ Tiểu triện viết là “ ”, hình dạng chữ nhìn giống như nước từ bốn phương tám hướng chảy vào giữa, dùng để biểu thị chỗ sâu nhất của dòng nước.

An 安: Giáp cốt văn viết là “ ”, Kim văn viết là “”, chữ Tiểu triện viết là “ ” . Chữ An này do “Miên” 宀 và “Nữ” 女 hợp thành, “Miên” 宀 đại biểu cho nhà, “Nữ” 女 đại biểu cho người con gái, thời xưa người con gái ở nhà đều rất an tĩnh, bình thường các nàng thường ở trong phòng đánh đàn, thêu thùa may vá, sẽ không bị quấy nhiễu, vô cùng tự tại. Cho nên nghĩa gốc của chữ An 安 ý là thanh tĩnh và không hoảng hốt.

Suy ngẫm và thảo luận:

Trong Luận Ngữ cũng có một câu chuyện liên quan đến “Xuyên lưu bất tức” (Sông chảy không ngừng), kể rằng Khổng Tử có một lần đứng tại bờ sông, nhìn xem nước sông không ngừng chảy về hướng Đông, không nhịn được mà buông lời cảm thán: “Khán giá hà thủy, thị như thử nhật dạ bất đình địa lưu thệ!” (Nhìn nước sông này, cứ như ngày đêm không ngừng trôi đi mãi!) Có người nói Khổng Tử là đang cảm thán thời gian trôi qua, tựa như nước sông chảy về hướng Đông không quay trở lại. Cũng có người giải thích là Khổng Tử cảm nhận được sự vận hành của thiên địa, tựa như nước chảy cuồn cuộn không ngừng, triển hiện ra sức sống vô cùng vô tận!

(1) Khổng Tử nhìn nước sông chảy không ngừng cảm thán mà thốt lên thành lời, bạn cảm thấy đây là lời cảm thán đối với thời gian trôi qua hay là lời ca ngợi đối với sự vận hành của trời đất?

(2) Các bạn nhỏ ơi, các bạn hãy thử tưởng tượng xem, nếu như bạn đứng bên bờ sông nhìn dòng nước đang cuồn cuộn chảy không ngừng, bạn có cảm tưởng gì?

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/43624

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (18) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (17)https://chanhkien.org/2023/11/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-thien-tu-van-17.htmlThu, 23 Nov 2023 02:47:12 +0000https://chanhkien.org/?p=31894Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 臨深 (1)履薄 (2),夙興 (3)溫凊 (4)。似蘭斯馨,如松之盛。 Bính âm: 臨 (lín) 深 (shēn) 履 (lǚ) 薄 (bó), 夙 (sù) 興 (xīng) 溫 (wēn) 凊 (jìng)。 似 (sì) 蘭 (lán) 斯 (sī) 馨 (xīn), 如 (rú) 松 (sōng) 之 (zhī) 盛 (shèng)。 Chú âm: […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (17) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

臨深 (1)履薄 (2),夙興 (3)溫凊 (4)。似蘭斯馨,如松之盛。

Bính âm:

臨 (lín) 深 (shēn) 履 (lǚ) 薄 (bó),

夙 (sù) 興 (xīng) 溫 (wēn) 凊 (jìng)。

似 (sì) 蘭 (lán) 斯 (sī) 馨 (xīn),

如 (rú) 松 (sōng) 之 (zhī) 盛 (shèng)。

Chú âm:

臨 (ㄌㄧㄣˊ) 深 (ㄕㄣ) 履 (ㄌㄩˇ) 薄 (ㄅㄛˊ),

夙 (ㄙㄨˋ) 興 (ㄒㄧㄥ) 溫 (ㄨㄣ) 凊 (ㄐㄧㄥˋ)。

似 (ㄙˋ) 蘭 (ㄌㄢˊ) 斯 (ㄙ) 馨 (ㄒㄧㄣ),

如 (ㄖㄨˊ) 松 (ㄙㄨㄥ) 之 (ㄓ) 盛 (ㄕㄥˋ)。

Âm Hán Việt:

Lâm thâm lý bạc,

Túc hưng ôn sảnh.

Tự lan tư hinh,

Như tùng chi thịnh.

Giải thích:

1. Nghĩa của chữ:

Lâm (): tới gần, đến gần, đến sát, kế, kề.

Thâm (): từ cao đến thấp, từ bên ngoài vào bên trong, hễ khoảng cách lớn gọi “sâu” ; ở đây ý chỉ “vực sâu”.

Lý (): đạp, giẫm.

Bạc (): mỏng, không dày, ở đây ý chỉ “băng mỏng”.

Túc (): sớm, sáng sớm, lúc trời chưa sáng.

Hưng (): bắt đầu, sáng lập, dấy lên, đứng lên. “Kinh Thi – Đại Nhã – Ức” viết: “Túc hưng dạ mị, sái tảo đình nội, duy dân chi chương” (thức khuya dậy sớm, vẩy nước quét đình, giữ gìn trật tự dân chúng).

Ôn (): tăng nhiệt một chút cho ấm áp.

Sảnh (): mát, làm cho mát.

Tự (): giống như, dường như, tựa như, hình như.

Lan (): hoa lan, cỏ lan, phong lan.

Tư (): này, đây, đó, của, giống như chữ Chi (), chữ Đích ().

Hinh (): hương thơm, mùi thơm bay xa gọi là hinh. Làm được việc tốt tiếng thơm truyền mãi cũng gọi là hinh.

Như (): giống, giống như, dường như

Tùng (): cây thông, cây tùng, một loại cây cao quanh năm có màu xanh, lá kim, giá lạnh không héo tàn.

Chi (): của, giống như chữ đích ().

Thịnh (): hưng thịnh, thịnh hành, mạnh mẽ, to lớn, hết sức, sum suê, tươi tốt.

2. Nghĩa của từ:

(1) Lâm thâm (臨深): Như đối diện vực sâu, ý là “Giống như đến sát rìa đầm nước sâu”.

(2) Lý bạc (履薄): Như giẫm trên băng mỏng, ý là “Giống như giẫm lên trên mặt băng mỏng”.

(3) Túc hưng (夙興): Vốn là “Túc hưng dạ mị” (thức khuya dậy sớm), sáng dậy tối ngủ.

(4) Ôn sảnh (溫凊): Vốn là “Đông ôn hạ sảnh”, đông sưởi ấm hè quạt mát.

Lời dịch tham khảo:

Chăm sóc cha mẹ phải cẩn thận “Như lâm thâm uyên, như lý bạc băng” (nghĩa là: Luôn thận trọng như đi bên cạnh vực sâu, như giẫm lên băng mỏng). Phải thức khuya dậy sớm, để cha mẹ cảm thấy được đông ấm hè mát. Người có thể làm được như vậy, đức hạnh thật giống như hương thơm của hoa lan, như là tùng xanh tươi tốt.

Câu chuyện văn tự:

Túc 夙: Trong Giáp cốt văn viết là “ ”, hình dạng giống một người có thân trên thẳng, hai đầu gối quỳ xuống đất, rất cung kính đang nâng mặt trăng. Ý nghĩa là sáng sớm tinh mơ khi trời vừa sáng đã sớm thức dậy, dùng thái độ cung kính và chăm chỉ để khởi đầu một ngày mới.

Suy ngẫm và thảo luận:

“Hiếu Kinh” là sách Khổng Tử nói rõ hiếu đạo cho Tăng Tử, tổng cộng có 18 chương.

Trong chương thứ nhất “Khai Tông Minh Nghĩa” Khổng Tử có nói với Tăng Tử: “Phù hiếu, đức chi bản dã, giáo chi sở do sinh dã… Phù hiếu, thủy vu sự thân, trung vu sự quân, chung vu lập thân”. Ý nói là: “‘Hiếu’ 孝 là căn bản của đạo đức, hết thảy giáo hóa đều từ đây mà sinh ra… ‘Hiếu’ bắt đầu từ phụng dưỡng cha mẹ; sau đó cần tuân thủ nghiêm ngặt bổn phận của mình, phục vụ xã tắc (đất nước); cuối cùng làm cho mình dương danh với hậu thế, để cha mẹ cảm thấy vinh dự”.

Trong chương thứ bảy “Tam Tài” Khổng Tử lại nói với Tăng Tử rằng: “Phù hiếu, thiên chi kinh dã, địa chi nghĩa dã, dân chi hành dã”. Ý nói là: “‘Hiếu’ là lẽ thường lâu bền bất biến trong trời đất, mỗi người dân đều cần phải tuân theo”.

“Phiến chẩm ôn khâm” (Quạt gối ấm chăn) là một câu chuyện về tấm gương hiếu thảo trong “Nhị Thập Tứ Hiếu” của Trung Quốc thời cổ đại. Trong câu chuyện này nói về hiếu tử Hoàng Hương mặc dù chỉ mới chín tuổi, nhưng lại có thể thực hành được bổn phận hiếu đạo của mình, cho nên trong cuốn sách vỡ lòng “Tam Tự Kinh” của các bậc tiên hiền cổ đại giáo dục con cái đã đưa câu “Hương cửu linh, năng ôn tịch”, một câu văn dạy người ta phải tận hiếu (hết lòng hiếu thảo với cha mẹ).

Ngoài ra, trong “Đệ Tử Quy” cũng kể lại câu chuyện làm thế nào để hiếu kính cha mẹ, đều là những tấm gương đáng giá cho chúng ta tham khảo.

(1) Cha mẹ đã sinh ra và nuôi nấng chúng ta, cho nên tận tâm tận sức hiếu đạo là một việc thiên kinh địa nghĩa (việc đương nhiên). Các bạn hãy thử dựa vào khả năng của bản thân, nói một chút xem, các bạn sẽ làm như thế nào để thực hiện báo đáp ân dưỡng dục của cha mẹ?

(2) Chúng ta phải đối nhân xử thế như thế nào mới có thể khiến cho cha mẹ yên tâm?

(3) Thế nào là hiếu thuận? Mời bạn hãy chia sẻ suy nghĩ của mình về hiếu thuận! Chẳng hạn như lúc chúng ta đáp lại lời cha mẹ thì nên biểu đạt giọng điệu, thái độ như thế nào?

Phụ lục:

Câu chuyện “Phiến chẩm ôn khâm” (Quạt gối ấm chăn)

Hoàng Hương, là người An Lục, Giang Hạ thời Đông Hán (nay là huyện An Lục, tỉnh Hồ Bắc). Lúc Hoàng Hương chín tuổi thì mẹ qua đời.

Hoàng Hương sống cùng cha rất hiếu thuận. Vì không muốn cha quá cực nhọc, dù tuổi còn nhỏ, cậu vẫn chủ động làm những công việc tay chân nặng nhọc, chăm sóc cha cẩn thận từng chút một, nhất là ở phương diện sinh hoạt thường ngày, lại càng chăm sóc từng li từng tí một.

Thời tiết mùa hè rất nóng, muỗi cũng nhiều, Hoàng Hương lo lắng trời nóng cha không ngủ được, sợ cha bị muỗi đốt, cho nên trước khi cha đi ngủ, cậu thường dùng quạt để quạt gối và chiếu mà cha cậu hay dùng cho mát, sau khi đuổi muỗi, mới mời cha đi ngủ. Thời tiết mùa đông giá lạnh, Hoàng Hương sợ cha lạnh, liền dùng nhiệt độ cơ thể mình để sưởi ấm giường chăn, rồi mới mời cha lên giường nghỉ ngơi.

Lòng hiếu hạnh của cậu được truyền đi khắp kinh thành, “Thiên hạ vô song, Giang Hạ Hoàng đồng” (Thiên hạ có một không hai, cậu bé họ Hoàng đất Giang Hạ) chính là câu ca ngợi Hoàng Hương được lưu truyền thời bấy giờ.

Đệ tử quy

“Đệ Tử Quy” có tên ban đầu là “Huấn Mông Văn”, được Tú tài Lý Dục Tú thời Khang Hy nhà Thanh biên soạn. Nội dung của cuốn sách sử dụng điều thứ sáutrong thiên Học nhi của “Luận ngữ”: “Đệ tử nhập tắc hiếu, xuất tắc đệ, cẩn nhi tín, phiếm ái chúng, nhi thân nhân, hành hữu dư lực, tắc dĩ học văn”. (Tạm dịch: khi ở trước mặt cha mẹ cần phải hiếu thuận, ở ngoài thì phải nghe theo các thầy, ngôn hành cần thận trọng, giữ chữ tín, phải yêu thương rộng khắp mọi người, ở gần thân cận người nhân đức. Sau khi thực hành những điều này mà vẫn còn dư sức thì đi học tri thức văn hóa). Biên soạn bằng cách lấy ba chữ làm một câu, hai câu cùng một vần.

Quyển sách này là quy phạm cụ thể ở sinh hoạt hàng ngày, rất thích hợp để dạy bảo trẻ em ở nhà, hoặc những lúc ra ngoài, cũng như cách đối nhân xử thế, tìm tòi học hỏi các loại lễ nghi, cho nên gọi là Đệ Tử Quy.

◎ Nhập tắc hiếu

Âm Hán Việt:

Phụ mẫu hô, ứng vật hoãn; phụ mẫu mệnh hành vật lãn;
Phụ mẫu giáo, tu kính thính; phụ mẫu trách, tu thuận thừa.
Đông tắc ôn, hạ tắc sảnh; Thần tắc tỉnh, hôn tắc định.
Xuất tất cáo, phản tất diện; cư hữu thường, nghiệp vô biến.
Sự tuy tiểu, vật thiện vi; cẩu thiện vi, tử đạo khuy.
Vật tuy tiểu, vật tư tàng; cẩu tư tàng, thân tâm thương.
Thân sở hiếu, lực vi cụ; thân sở ố, cẩn vi khứ.
Thân hữu thương, di thân ưu; đức hữu thương, di thân tu.
Thân ái ngã, hiếu hà nan; thân tăng ngã, hiếu phương hiền.
Thân hữu quá, gián sử canh, di ngô sắc, nhu ngô thanh;
Gián bất nhập, duyệt phục gián, hào khấp tùy, thát vô oán.

Lời dịch:

Cha mẹ gọi, chớ đáp chậm; cha mẹ bảo, chớ làm biếng;
Cha mẹ dạy, phải kính nghe; cha mẹ trách, phải thừa nhận.
Đông phải ấm, hạ phải mát. Sáng phải thăm, tối phải định.
Đi phải thưa, về phải trình; nếp ổn định, luật không đổi.
Việc tuy nhỏ, chớ tự làm; nếu tự làm, thiếu đạo con.
Vật tuy nhỏ, chớ cất riêng; nếu cất riêng, cha mẹ buồn.
Cha mẹ thích, dốc lòng làm; cha mẹ ghét, cẩn thận bỏ.
Thân bị thương, cha mẹ lo; đức tổn thương, cha mẹ tủi.
Cha mẹ thương, hiếu đâu khó; cha mẹ ghét, hiếu mới tốt.
Cha mẹ lỗi, khuyên thay đổi, mặt ta vui, lời ta dịu;
Khuyên không nghe, vui can tiếp, dùng khóc khuyên, đánh không giận.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/43387

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (17) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (16)https://chanhkien.org/2023/11/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-thien-tu-van-16.htmlSat, 18 Nov 2023 23:42:28 +0000https://chanhkien.org/?p=31858Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 資父 (1)事君 (2),曰嚴與敬 (3)。孝當竭力 (4),忠則盡命 (5)。 Bính âm: 資 (zī) 父 (fù) 事 (shì) 君 (jūn), 曰 (yuē) 嚴 (yán) 與 (yǔ) 敬 (jìng)。 孝 (xiào) 當 (dāng) 竭 (jié) 力 (lì), 忠 (zhōng) 則 (zé) 盡 (jìn) 命 (mìng)。 Chú […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (16) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

資父 (1)事君 (2),曰嚴與敬 (3)。孝當竭力 (4),忠則盡命 (5)。

Bính âm:

資 (zī) 父 (fù) 事 (shì) 君 (jūn),

曰 (yuē) 嚴 (yán) 與 (yǔ) 敬 (jìng)。

孝 (xiào) 當 (dāng) 竭 (jié) 力 (lì),

忠 (zhōng) 則 (zé) 盡 (jìn) 命 (mìng)。

Chú âm:

資(ㄗ) 父(ㄈㄨˋ) 事(ㄕˋ) 君(ㄐㄩㄣ),

曰(ㄩㄝ) 嚴(ㄧㄢˋ) 與(ㄩˇ) 敬(ㄐㄧㄥˋ)。

孝(ㄒㄧㄠˋ) 當(ㄉㄤ) 竭(ㄐㄧㄝˋ) 力(ㄌㄧˋ),

忠(ㄓㄨㄥ) 則(ㄗㄜˋ) 盡(ㄐㄧㄣˋ) 命(ㄇㄧㄥˋ)。

Âm Hán Việt:

Tư phụ sự quân,

Viết nghiêm dữ kính.

Hiếu đương kiệt lực,

Trung tắc tận mệnh.

Giải thích:

Nghĩa của chữ:

Tư (資): phụng dưỡng, cung cấp.

Phụ (父): phụ thân, cha.

Sự (事): phụng sự, phụng dưỡng,

Quân (君): quân vương, quân chủ, vua của một nước.

Viết (曰): dùng ở đầu câu hoặc giữa câu, không có nghĩa.

Nghiêm (嚴): thái độ nghiêm cẩn, chặt chẽ cẩn thận.

Dữ (與): cùng, và, mà lại, mà còn, hơn nữa.

Kính (敬): cung kính, kính cẩn.

Hiếu (孝): hiếu thuận với cha mẹ.

Đương (當): nên, cần, phải.

Kiệt (竭): hết, tận, cùng tận, vô tận.

Lực (力): năng lực.

Trung (忠): làm việc tận tâm cho vua.

Tắc (則): thì, liền.

Tận (盡): hết sức, dùng toàn bộ sức lực.

Mệnh (命): tính mệnh.

Nghĩa của từ:

(1) Tư phụ (資父): phụng dưỡng cha.

(2) Sự quân (事君): phụng sự cho vua.

(3) Viết nghiêm dữ kính (曰嚴與敬): thái độ nghiêm cẩn và cung kính.

(4) Kiệt lực (竭力): dùng hết tâm lực, tận tâm tận lực.

(5) Tận mệnh (盡命): không tiếc hy sinh tính mạng.

Lời dịch tham khảo:

Phụng dưỡng cha, phụng sự vua, phải nghiêm cẩn và cung kính. Đối với cha mẹ, chúng ta cần phải tận tâm tận lực để phụng dưỡng, hiếu thuận; đối với vua, chúng ta nhất định phải dâng hiến toàn bộ tâm lực của bản thân, dù cho hy sinh tính mệnh cũng không tiếc.

Câu chuyện văn tự:

Phụ 父: Giáp cốt văn viết là “ ”, Kim văn viết là “ ”, chữ Tiểu triện viết là “ ” . Hình dạng chữ Giáp cốt văn giống như là trên tay cầm đồ vật, điểm này “ ” thoạt nhìn như là lưỡi rìu hoặc là thanh gỗ cầm trên tay. Có thể cầm lưỡi rìu đốn củi để nuôi sống gia đình, lại có thể cầm thanh gỗ quản giáo con cái, như vậy thì đương nhiên đó chính là người cha, làm chủ một gia đình rồi.

Hiếu 孝: Kim văn viết là “”, Tiểu triện viết là “” . Trong cách viết của Kim văn, chữ “ ” ở phía trên là chữ cổ của chữ Lão 老, mà phía dưới của chữ Lão là chữ “ ” đại biểu cho con cái, toàn bộ hình dạng của chữ giống như hình một người trẻ cõng một người già, chữ “Lão” có ý nghĩa là cha mẹ, biểu thị phận làm con thì phải vâng lời, thuận theo cha mẹ và phụng dưỡng cha mẹ mới được xem là tròn trách nhiệm làm con.

Trung 忠: Kim văn viết là “ ”, chữ Tiểu triện viết là “ ” . Hình dạng chữ thay đổi không nhiều, đều là do chữ “Trung” 中 và chữ “Tâm” 心 tổ hợp thành, nghĩa gốc là kính trọng. Chữ “Trung” 中 có nghĩa là công bằng, chữ “Tâm” 心 là đại biểu cho tận tâm làm việc không lười biếng, cho nên luôn đặt tâm của mình ở trung đạo, vì quốc gia mà tận tâm tận lực làm việc, dù cho có nguy hại đến tính mệnh cũng không tiếc, gọi là Trung 忠.

Suy ngẫm và thảo luận:

Nhạc Phi là danh tướng thời Nam Tống. Khi ông còn nhỏ nhà rất nghèo, mẹ của Nhạc Phi đã dùng cành cây viết chữ lên cát để dạy ông, còn khuyến khích ông rèn luyện thân thể, tương lai mới có thể tận sức vì quốc gia. Khi ấy, quân Kim phương Bắc thường tiến đánh Trung Nguyên. Nhạc mẫu liền khuyến khích ông đền đáp quốc gia, lúc ấy Nhạc Phi do dự vì không có người chăm sóc mẹ, nhưng Nhạc mẫu đã nói với ông: “Từ xưa tới nay trung hiếu khó song toàn”, khuyên Nhạc Phi phải lấy quốc gia làm trọng, không nên lo nhớ đến người nhà.

Trước khi Nhạc Phi tòng quân, mẹ ông đã khắc trên lưng ông bốn chữ lớn “Tinh trung báo quốc”. Nhạc Phi hiếu thuận không dám quên lời giáo huấn của mẹ, và bốn chữ ấy cũng trở thành điều tín phụng cả đời của Nhạc Phi.

1. Các bạn nhỏ ơi, nếu bạn là Nhạc Phi, bạn có quyết định ở nhà để chăm sóc cho mẹ không? Hay bạn sẽ rời xa gia đình để đền đáp quốc gia? Bạn hãy nói rõ lý do của mình cho mọi người cũng biết nhé.

2. “Trung tắc tận mệnh” (Trung có nghĩa là dù phải hy sinh tính mạng cũng không tiếc) đã nói rõ người xưa xem chữ “Trung” còn quan trọng hơn cả sinh mệnh, như vậy trong xã hội hiện đại, bạn thấy hành động như thế nào mới được xem là “Trung”?

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/43386

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (16) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (15)https://chanhkien.org/2023/11/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-thien-tu-van-15.htmlThu, 16 Nov 2023 04:22:56 +0000https://chanhkien.org/?p=31824Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 禍因惡積,福緣善慶。尺璧 (1)非寶,寸陰是競 (2) Bính âm: 禍 (huò) 因 (yīn) 惡 (è) 積 (jī), 福 (fú) 緣 (yuán) 善 (shàn) 慶 (qìng)。 尺 (chǐ) 璧 (bì) 非 (fēi) 寶 (bǎo), 寸 (cùn) 陰 (yīn) 是 (shì) 競 (jìng)。 Chú âm: 禍 (ㄏㄨㄛˋ) […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (15) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

禍因惡積,福緣善慶。尺璧 (1)非寶,寸陰是競 (2)

Bính âm:

禍 (huò) 因 (yīn) 惡 (è) 積 (jī),

福 (fú) 緣 (yuán) 善 (shàn) 慶 (qìng)。

尺 (chǐ) 璧 (bì) 非 (fēi) 寶 (bǎo),

寸 (cùn) 陰 (yīn) 是 (shì) 競 (jìng)。

Chú âm:

禍 (ㄏㄨㄛˋ) 因 (ㄧㄣ) 惡 (ㄜˋ) 積 (ㄐㄧ),

福 (ㄈㄨˊ) 緣 (ㄩㄢˊ) 善 (ㄕㄢˋ) 慶 (ㄑㄧㄥˋ)。

尺 (ㄔˇ) 璧 (ㄅㄧˋ) 非 (ㄈㄟ) 寶 (ㄅㄠˇ),

寸 (ㄘㄨㄣˋ) 陰 (ㄧㄣ) 是 (ㄕˋ) 競 (ㄐㄧㄥˋ)。

Âm Hán Việt:

Họa nhân ác tích,

Phúc duyên thiện khánh.

Xích bích phi bảo,

Thốn âm thị cạnh.

Giải thích nghĩa của chữ và từ:

Họa (禍): tai họa.

Nhân (因): do, bởi vì.

Ác (惡): tội lỗi, hành vi bất lương, hành vi không tốt.

Tích (積): tích lũy lâu dài.

Phúc (福): hạnh phúc, chuyện may mắn cát tường.

Duyên (緣): duyên cớ, nguyên do, bởi vì.

Thiện (善): hành thiện, làm việc tốt.

Khánh (慶): phúc trạch (ơn trời đất, tổ tiên ban phúc cho con cháu).

Xích bích (尺璧): ngọc bích có đường kính một xích, được dùng để ví với thứ rất trân quý. Xích 尺 là đơn vị đo chiều dài (một xích của Trung Quốc tương đương 1/3 mét), 3 “thị xích” bằng 1 “công xích” (1 mét), 10 “đài xích” bằng 3 “công xích”. Bích 璧 là một loại đồ ngọc thời cổ đại. Loại “xích bích” này bẹp, hình tròn, chính giữa có lỗ tròn. Cuốn “Hoài Nam Tử – Nguyên Đạo Huấn” có ghi chép: “Thánh nhân bất quý xích chi bích, nhi trọng thốn chi âm, thời nan đắc nhi dịch thất dã” (Tạm dịch: Thánh nhân không coi trọng ngọc bích to cả xích, mà xem trọng thời gian ngắn ngủi, bởi thời gian là thứ khó có được mà lại dễ mất).

Phi (非): không phải là.

Bảo (寶): đồ trân quý.

Thốn âm thị cạnh (寸陰是競): nguyên là “cạnh thốn âm” (tranh thủ thời gian). Thốn 寸 là đơn vị đo chiều dài, 10 thốn bằng 1 xích. Âm 陰 là cái bóng do mặt trời chiếu qua cảnh vật tạo ra, thường dùng để chỉ thời gian. Thốn âm 寸陰 ý chỉ thời gian cực ngắn. Thị 是 là trợ từ không có ý nghĩa. Cạnh 競 nghĩa là tranh thủ.

Lời dịch tham khảo:

Tai họa xảy đến là do trường kỳ làm điều ác, hạnh phúc có được là bởi vì làm nhiều việc thiện. Ngọc bích có kích thước lớn kỳ thật cũng không phải là châu báu thật sự, mà thời gian ngắn ngủi mới là thứ đáng trân quý.

Câu chuyện văn tự:

Khánh 慶: Kim văn viết là “”, chữ Tiểu triện viết là “ ” . Từ hình dạng của chữ thấy rằng chữ Khánh do ba phần – gồm chữ “Lộc” 鹿, chữ “Tâm” 心 và bộ “Phộc” ㄆ tổ hợp thành. Bộ “Phộc” ㄆ có ý là đi lại, mà nghĩa gốc của chữ “Khánh” này là, vào thời cổ nếu như có buổi lễ long trọng, khi mọi người đi đến nhà người khác để chúc mừng, đều sẽ đi với tâm thái vui mừng và mang da hươu đến làm quà biếu.

Bảo 寶: Giáp cốt văn viết là “ ” ; Kim văn viết là “ ” ; đến chữ Tiểu triện thì viết là “ ” và giống với cách viết của hiện tại. Chữ Bảo 寶 này là do các bộ “Miên” 宀, “Ngọc” 玉, “Phũ” 缶, “Bối” 貝 tổ hợp mà thành, mỗi một bộ này đều có nghĩa riêng, “Miên” 宀 là phòng ốc, “Ngọc” 玉 và “Bối” 貝 đều là chỉ tiền dùng vào thời cổ đại, “Phũ” 缶 là một loại bình gốm dùng để chứa rượu, bụng bình to, miệng bình nhỏ, khi dùng thì nhất định phải để đặt cẩn thận nhẹ nhàng. Bốn bộ này hợp thành chữ “Bảo” 寶, ý nói là người xưa đem bảo vật của mình đặt vào trong đồ gốm và để trong nhà, cất giữ cẩn thận.

Suy ngẫm và thảo luận:

Biện Hòa và ngọc “Hòa Thị Bích”

Trong sách “Hàn Phi Tử” có ghi chép một câu chuyện cảm động như sau: Vào thời Xuân Thu, ở nước Sở có một người tên là Biện Hòa. Người này có được một khối đá ngọc từ trong một sơn động ở chân núi phía Đông Kinh Sơn, đó cũng chính là khối đá có chứa ngọc ở bên trong. Biện Hòa liền đem khối đá ngọc này dâng lên cho Sở Lệ Vương, Lệ Vương trong lòng nghi ngờ, liền cho gọi thợ ngọc tới giám định. Đâu biết rằng người này chỉ là một người thợ xoàng xĩnh, sau khi nhìn thì nói rằng đây chỉ là một khối đá bình thường. Lệ Vương cho rằng Biện Hòa lừa dối vua, nên đã sai người chặt đứt chân trái của Biện Hòa.

Sau khi Lệ Vương băng hà, Sở Võ Vương kế vị, Biện Hòa lại dâng khối đá ngọc này lên cho Võ Vương. Võ Vương lại gọi thợ ngọc tới để giám định, thợ ngọc nhìn xong vẫn nói rằng thứ mà Biện Hòa dâng tặng chẳng qua chỉ là một khối đá thông thường mà thôi. Võ Vương cũng giống như Lệ Vương, đều cho rằng Biện Hòa lừa vua, nên đã sai người chặt chân phải của Biện Hòa.

Sau khi Võ Vương mất, Văn Vương kế vị, Biện Hòa lại muốn đi dâng ngọc, thế nhưng hai chân đều đã bị phế, không còn cách nào đi lại, đành phải ôm khối đá ngọc vào ngực, bò đến chân núi Kinh Sơn rồi khóc ròng rã ba ngày ba đêm. Khi nước mắt đã cạn, từ trong khóe mắt lại chảy ra từng giọt máu đào. Về sau khi Văn Vương nghe tin Biện Hòa khóc vì đá ngọc, đã phái người đến hỏi nguyên nhân: “Trong thiên hạ có rất nhiều người bị chặt chân vì phạm tội, ngươi vì sao lại khóc lóc bi thương như thế?” Biện Hòa đáp: “Hạ thần không phải vì bị chặt đứt hai chân mà bi thương, hạ thần đau lòng là vì ngọc thạch trân quý lại bị xem là khối đá bình thường, người trung trinh lại bị xem là kẻ lừa đảo!”

Khi Văn Vương biết được, vua đã mời Biện Hòa mang theo khối đá ngọc vào cung, rồi lệnh cho thợ ngọc đục khối đá đó ra, quả nhiên bên trong là một viên ngọc thạch tinh mỹ. Sau khi được thợ ngọc chế tác tỉ mỉ, viên ngọc thạch này đã biến thành một viên ngọc bích hình tròn. Biện Hòa đã được rửa sạch án oan sai, Văn Vương đặt tên cho viên ngọc này là “Hòa Thị Bích” để ghi nhận lòng trung trinh của Biện Hòa.

Viên ngọc “Hòa Thị Bích” này sau đó đã lưu lạc đến nước Triệu, dẫn tới câu chuyện “Hoàn bích quy Triệu”; sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất cả nước, đã đem “Hòa Thị Bích” chế thành ngọc tỷ, cũng chính là con dấu của Hoàng đế, tượng trưng cho quyền lực cao nhất. Chiếc ngọc tỷ này chính là “Ngọc tỷ truyền quốc” mà người đời sau hay nhắc tới.

Trước kia khi vừa đọc hết câu chuyện này tôi nghĩ rằng: Tại sao Biện Hòa không chiếm khối đá ngọc này làm của riêng? Tại sao bị Sở Vương chặt một chân rồi mà ông ấy vẫn còn muốn dâng lên vua nữa? Hai chân bị chặt rồi cũng vẫn muốn dâng lên vua? Tại sao Biện Hòa không khóc cho bản thân mà lại khóc vì khối đá ngọc? Sau đó cuối cùng tôi đã hiểu được tại sao câu chuyện của Biện Hòa lại có thể lưu truyền thiên cổ, không chỉ bởi vì ông đã hiến dâng một khối bảo ngọc, điều quan trọng nhất chính là tấm lòng trung trinh chân thành vì dân vì nước của Biện Hòa, đây mới là điều đáng quý nhất.

1. Các bạn hãy thử phân tích nhé, tại sao hai lần trước Biện Hòa đi dâng khối đá ngọc đều bị chặt chân, nguyên nhân thực sự là gì, vấn đề rốt cuộc nằm ở đâu?

2. Tại sao sau đó Biện Hòa lại được minh oan? Tại sao ông ấy có thể khiến mọi người nhận ra lòng trung trinh của mình?

3. Sau khi đọc xong câu chuyện này, chúng ta thử suy ngẫm thêm xem: Một người bình thường có dễ dàng nhận ra bảo vật thật sự và sự thành tâm của người khác không? Tại sao khi không hiểu được chân tướng của sự việc, con người lại dễ gây tổn hại cho người khác như vậy?

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/43385

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (15) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (14)https://chanhkien.org/2023/10/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-thien-tu-van-14.htmlSun, 29 Oct 2023 02:19:33 +0000https://chanhkien.org/?p=31648Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 德建名立(1) 形端表正(2) 空谷傳聲(3) 虛堂習聽(4) Bính âm: 德 (dé) 建 (jiàn) 名 (míng) 立 (lì) 形 (xíng) 端 (duān) 表 (biǎo) 正 (zhèng) 空 (kōng) 谷 (gǔ) 傳 (chuán) 聲 (shēng) 虛 (xū) 堂 (táng) 習 (xí) 聽 (tīng) Chú âm: 德 […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (14) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

德建名立(1) 形端表正(2) 空谷傳聲(3) 虛堂習聽(4)

Bính âm:

德 (dé) 建 (jiàn) 名 (míng) 立 (lì)

形 (xíng) 端 (duān) 表 (biǎo) 正 (zhèng)

空 (kōng) 谷 (gǔ) 傳 (chuán) 聲 (shēng)

虛 (xū) 堂 (táng) 習 (xí) 聽 (tīng)

Chú âm:

德 (ㄉㄜˊ) 建 (ㄐ一ㄢˋ) 名 (ㄇ一ㄥˊ) 立 (ㄌ一ˋ)

形 (ㄒ一ㄥˊ) 端 (ㄉㄨㄢ) 表 (ㄅ一ㄠˇ) 正 (ㄓㄥˋ)

空 (ㄎㄨㄥ) 谷 (ㄍㄨˇ) 傳 (ㄔㄨㄢˊ) 聲 (ㄕㄥ)

虛 (ㄒㄩ) 堂 (ㄊㄤˊ) 習 (ㄒ一ˊ) 聽 (ㄊ一ㄥ)

Âm Hán Việt:

Đức kiến danh lập,

Hình đoan biểu chính.

Không cốc truyền thanh,

Hư đường tập thính.

Giải thích:

1. Nghĩa của chữ:

Đức (德): phẩm hạnh.

Kiến (建): kiến lập.

Danh (名): thanh danh, danh dự.

Lập (立): thành lập, dựng nên.

Hình (形): hình thể, thân thể.

Đoan (端): đoan trang.

Biểu (表): dáng vẻ, hình dáng.

Chính (正): chính trực.

Không (空): khoảng trống, trống trải, mênh mông.

Cốc (谷): sơn cốc, hang núi, thung lũng; ngũ cốc, lúa gạo.

Truyền (傳): truyền bá.

Thanh (聲): âm thanh.

Hư (虛): không có.

Đường (堂): đại sảnh, phòng khách.

Tập (習): thông thường viết là Tập 襲, có ý lặp lại, lật ngược.

Thính (聽): nghe thấy.

2. Nghĩa của từ:

Đức kiến danh lập (1) Hình đoan biểu chính (2) Không cốc truyền thanh (3) Hư đường tập thính (4)

(1) Đức kiến danh lập (德建名立): có đức hạnh tốt, sẽ tạo dựng nên thanh danh tốt.

(2) Hình đoan biểu chính (形端表正): hình thể bảo trì sự đoan trang, dáng vẻ tự nhiên sẽ đoan chính.

(3) Không cốc truyền thanh (空谷傳聲): nói chuyện trong sơn cốc (hang núi) trống trải, âm thanh truyền đi rất xa, còn có tiếng vọng cộng hưởng.

(4) Hư đường tập thính (虛堂習聽): nói chuyện trong phòng cao lớn không có người, có thể nghe thấy tiếng vọng trở lại.

Lời dịch tham khảo:

Nếu như có đức hạnh tốt, sẽ được mọi người tôn trọng, tự nhiên sẽ lập nên thanh danh tốt; giống như chúng ta nếu như có thể bảo trì hình thể đoan trang thích hợp, thái độ, dáng vẻ tự nhiên sẽ đoan chính.

Trong sơn cốc trống trải, âm thanh có thể truyền đi rất xa, hơn nữa còn có âm thanh vọng lại cộng hưởng; trong phòng cao lớn không có người có thể nghe thấy tiếng vọng trở lại.

Câu chuyện văn tự:

Đức 德: Giáp cốt văn viết là “”, Kim văn viết là “ ”, nghĩa gốc là hành vi chính trực. Diễn biến đến chữ Tiểu triện, cách viết biến thành “ ”, “ ” có ý nghĩa là hành vi, “” là chữ cổ của từ Trực 直, “ ” đại biểu cho sự chuyên tâm, một lòng, toàn tâm toàn ý. Cũng chính là nói, có thể xuất phát từ nội tâm, biểu hiện ra bên ngoài hành vi chính trực gọi là “Đức”.

Danh 名: Giáp cốt văn viết là “ ”, “” là chữ cổ của từ Hộ 户, có nghĩa là ngoài trời có Nguyệt 月 (trăng), nghĩa gốc là chỉ Quang 光 (ánh sáng). Đến Kim văn viết là “ ”, nguyên bản “” đã biến thành “”. Chữ Tiểu triện viết là “ ”, Cách viết của Kim văn và Tiểu triện giống nhau, “Danh” 名 đều là do từ “Tịch” 夕 và “Khẩu” 口 tổ hợp thành, bởi vì thời cổ không có đèn đường giống như thời nay, sau khi chiều tà, sắc trời dần dần tối, người với người gặp nhau trên đường, bởi vì không biết đối phương là ai, cho nên cần lên tiếng nói ra tên của mình, dùng để phân biệt rõ thân phận.

Suy ngẫm và thảo luận:

Trong “Đệ Tử Quy” có một câu nói: “Hạnh cao giả, danh tự cao; nhân sở trọng, phi mạo cao”. Ý tứ của câu này là chỉ người có phẩm hạnh cao thượng, mọi người đều sẽ kính trọng họ, thanh danh tự nhiên sẽ cao quý, tuyệt đối không phải bởi vì vẻ bề ngoài trông đẹp mắt mới kính trọng họ.

Nếu như phẩm đức hàm dưỡng của một người đều rất tốt, mọi người nhìn thấy cử chỉ lời nói của anh ấy, liền sẽ không tự chủ được mà kính ngưỡng và tôn kính anh ta. Đây là tâm ngưỡng mộ tự nhiên xuất ra từ nội tâm, và không thể dùng quyền thế hoặc bất kỳ ngoại lực nào mà có được. Giống như các bậc đế vương thời cổ đại mặc dù mỗi người đều có danh vị cao nhất thế gian, nhưng có thể khiến cho người ta ghi tạc trong lòng, vẫn là những vị thánh minh quân vương – những người có đức hạnh cao thượng, lo nghĩ cho bách tính thiên hạ.

Trong lịch sử Trung Quốc có rất nhiều vị Thánh quân (vị vua sáng suốt như Thánh) coi trọng việc tu dưỡng đức hạnh; ví dụ như, Văn Vương triều đại nhà Chu bình thường trong cung thất luôn biểu hiện ra thái độ ôn hòa kính cẩn, đối đãi với bậc trưởng lão luôn giữ thái độ tôn kính hữu lễ; mỗi khi tế tự ở miếu đường, hành vi cũng tất là khiêm tốn cung kính, trang trọng nghiêm chỉnh; ở những nơi công cộng, thần sắc, nét mặt luôn ôn hòa nhưng lại không mất đi sự uy nghi; lúc ở một mình, cũng không quên tự xét lại mình, kiểm tra lại ngôn hành ngày thường có chỗ sơ sót nào chăng, cũng không dám có chút lười biếng. Chính vì Chu Văn Vương coi trọng tu dưỡng đức hạnh như vậy, nên dưới sự giáo hóa của ông, thiên hạ thái bình, bách tính sung túc, giàu có.

1. Các bạn hãy thử nói xem tại sao một người có đức hạnh, tự nhiên sẽ có được sự tôn trọng của người khác?

2. Nếu muốn mình trở thành một người có đức hạnh, bạn thấy cần phải bắt đầu từ phương diện nào?

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/42585

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (14) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (13)https://chanhkien.org/2023/10/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-thien-tu-van-13.htmlFri, 27 Oct 2023 02:28:30 +0000https://chanhkien.org/?p=31634Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 墨悲絲染 (1) 詩讚羔羊 (2) 景行 (3) 維賢 克念作聖 (4) Bính âm: 墨 (mò) 悲 (bēi) 絲 (sī) 染 (rǎn) 詩 (shi) 贊 (zàn) 羔 (gao) 羊 (yáng) 景 (jǐng) 行 (xìng) 惟 (wéi) 賢 (xián) 克 (kè) 念 (niàn) 作 (zuò) […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (13) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

墨悲絲染 (1) 詩讚羔羊 (2) 景行 (3) 維賢 克念作聖 (4)

Bính âm:

墨 (mò) 悲 (bēi) 絲 (sī) 染 (rǎn)

詩 (shi) 贊 (zàn) 羔 (gao) 羊 (yáng)

景 (jǐng) 行 (xìng) 惟 (wéi) 賢 (xián)

克 (kè) 念 (niàn) 作 (zuò) 聖 (shèng)

Chú âm:

墨 (ㄇㄛˋ) 悲 (ㄅㄟ) 絲 (ㄙ) 染 (ㄖㄢˇ)

詩 (ㄕ) 贊 (ㄗㄢˋ) 羔 (ㄍㄠ) 羊 (ㄧㄤˊ)

景 (ㄐㄧㄥˇ) 行 (ㄒㄧㄥˋ) 惟 (ㄨㄟˊ) 賢 (ㄒㄧㄢˊ)

克 (ㄎㄜˋ) 念 (ㄋㄧㄢˋ) 作 (ㄗㄨㄛˋ) 聖 (ㄕㄥˋ)

Âm Hán Việt:

Mặc bi ti nhiễm,

Thi tán cao dương.

Cảnh hành duy hiền,

Khắc niệm tác thánh.

Giải thích:

1. Nghĩa của chữ:

Mặc (墨): tên gọi tắt của nhà tư tưởng thời cổ đại Mặc Địch

Bi (悲): thương tâm, đau buồn, sầu khổ

Ti (絲): tơ, sợi tơ do tằm nhả ra để làm kén

Nhiễm (染): nhuộm màu

Thi (詩): tên gọi tắt của “Kinh Thi”

Tán (讚): khen hay, khen tốt, hoan nghênh, tán thưởng

Cao (羔): con dê con, con cừu con

Dương (羊): động vật có vú, gia súc nhai lại

Cảnh (景): cao thượng, cao quý, cao cả, nổi tiếng, địa vị cao

Hành (行): cử chỉ hành vi

Duy (維): chỉ có

Hiền (賢): người có tài năng, đạo đức

Khắc (克): có thể

Niệm (念): nhớ, nghĩ

Tác (作): làm

Thánh (聖): người có trí tuệ, phẩm đức, tài năng mới có thể đạt đến cảnh giới cao nhất

2. Nghĩa của từ:

(1) Mặc bi ti nhiễm (墨悲絲染): Mặc Tử (tên thật là Mặc Địch, gọi tắt là “Địch”) nhìn thấy những sợi tơ trắng tinh bị nhuộm thành các loại màu sắc làm ông liên tưởng đến con người cũng sẽ bị môi trường, hoàn cảnh xung quanh ảnh hưởng làm mất đi bản tính, mà cảm thấy buồn.

(2) Thi tán cao dương (詩讚羔羊): thiên Cao dương trong “Kinh Thi” ca ngợi mãi không thôi màu lông thuần khiết đẹp đẽ của cừu non mới sinh.

(3) Cảnh hành (景行): khiến cho người ta bội phục tôn kính đức hạnh cao thượng.

(4) Khắc niệm tác thánh (克念作聖): hãy luôn nghĩ đến, mong muốn trở thành một vị Thánh nhân.

Lời dịch tham khảo:

Sau khi Mặc Tử (Mặc Địch) nhìn thấy những sợi tơ trắng tinh bị bỏ vào vại nhuộm liền bị nhuộm thành các loại màu sắc, mất đi diện mạo ban đầu, thế là ông liên tưởng đến con người cũng sẽ bị ảnh hưởng của hoàn cảnh mà mất đi bản tính thiện lương, bởi vậy mà cảm thấy đau khổ, buồn bã.

“Kinh Thi” ca ngợi màu lông thuần khiết của cừu non mới sinh. Cho nên con người trong quá trình trưởng thành, cũng nên tránh xa việc ác, một lòng hướng thiện, bảo trì sự thuần khiết, trong sạch giống như con cừu non vậy.

Đối với bậc hiền nhân tài năng xuất chúng, đức hạnh cao thượng, ngoại trừ trong lòng khâm phục và ngưỡng mộ, còn cần phải học tập theo hành vi của họ, lấy họ làm gương. Nếu như có thể không ngừng học theo những mặt tốt, trong lòng luôn luôn giữ thiện niệm thiện hành, đồng thời thực hành chúng, như vậy mới có thể trở thành một Thánh nhân có phẩm đức hoàn mỹ.

Câu chuyện văn tự:

Chúng ta thường nhìn thấy trong văn chương một số cách dùng liên quan đến chữ “nhiễm” 染 như “ô nhiễm” 污染 (làm bẩn, nhiễm bẩn), “cảm nhiễm” 感染 (lây nhiễm), “nhiễm chỉ” 染指 (tranh giành quyền lợi, dây máu ăn phần, chấm mút), “truyền nhiễm” 傳染 (lây truyền, lây bệnh), v.v… dường như chỉ cần dính đến “nhiễm” là không có chuyện gì tốt cả. Thực ra chữ “nhiễm” này, nó cũng có một mặt tốt, bây giờ chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về ý nghĩa chân thực của nó nhé!

Chữ “Nhiễm” xuất hiện sớm nhất trong chữ Tiểu triện, viết là “ ”, gồm có Thủy “ ” (nước), có Mộc“  ” (cây), có Cửu “” (số 9) ; ‘Mộc’ là chỉ các loại thực vật có thể làm thuốc nhuộm như chi tử (cây dành dành), thiến thảo..v.v.. ‘Thủy’ là chỉ nước ép ra có màu nhuộm của cây chi tử (cây dành dành), cỏ thiến thảo, các thực vật khác v.v…, còn ‘Cửu’ có ý nghĩa là chỉ vật bị nhúng vào nước nhuộm rất nhiều lần. Cho nên “Nhiễm” là đem tơ lụa vải vóc nhúng liên tục nhiều lần vào trong thuốc nhuộm để nó thấm màu. Nhưng việc nhuộm màu phải làm rất cẩn trọng, bởi vì nhuộm đen sẽ chính là màu đen, nhuộm vàng sẽ chính là màu vàng, rất khó thay đổi, nhuộm ra màu tơ lụa vải vóc nếu không như ý muốn của bạn, vậy chẳng phải đã lãng phí thời gian và tơ lụa vải vóc sao? Bản tính của con người là thiện lương, nhưng cũng sẽ chịu ảnh hưởng của môi trường xung quanh, tục ngữ có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” chính là ý nghĩa này. Cho nên nhất định phải cẩn thận chọn lựa đối tượng mà bạn muốn học tập theo, tránh xa việc ác, một lòng hướng thiện. Làm một người tốt đường đường chính chính.

Suy ngẫm và thảo luận:

Người phu xe của Yến Tử

Yến Tử là Tể tướng nước Tề thời Xuân Thu. Có một ngày, Yến Tử ngồi xe đi ra ngoài, đúng lúc xe đi ngang qua nhà của người phu xe. Vợ của người phu xe nhìn thấy chồng mình với thần sắc tỏ vẻ vô cùng kiêu ngạo đang vội vàng đánh xe ngựa đi. Khi người phu xe trở về nhà vào buổi tối, vợ anh ta xin được rời đi, muốn ly hôn với anh ta, khiến người phu xe cảm thấy rất khó hiểu, liền hỏi vợ tại sao lại muốn làm như vậy.

Vợ người phu xe nói: “Yến Tử là Tể tướng nước Tề, người ta ngồi trên xe, thái độ khiêm cung hòa khí, khiêm tốn và điềm đạm như vậy. Anh chỉ là một người phu xe, chẳng những không học được thái độ tốt đẹp của người ta, ngược lại thần sắc tỏ vẻ vô cùng kiêu ngạo. Thái độ của anh như vậy, tương lai sẽ không có tiền đồ gì, cho nên muốn ly hôn với anh”.

Người phu xe sau khi nghe vợ nói, cảm thấy rất hổ thẹn, từ đó thay đổi thái độ của mình, không còn ra vẻ kiêu ngạo giống như trước nữa.

Yến Tử thấy thái độ của người phu xe bỗng nhiên thay đổi tốt hơn, cảm thấy rất lạ, liền hỏi phu xe tại sao thái độ bỗng nhiên thay đổi như vậy.

Thế là người phu xe liền đem những lời vợ trách cứ ông từ đầu đến cuối kể cho Yến Tử biết. Sau này Yến Tử liền tiến cử người phu xe làm Đại phu (chức quan to thời xưa, dưới quan khanh, trên quan sĩ) của nước Tề, cùng nhau cai quản nước Tề.

Câu hỏi:

1. Tại sao Yến Tử muốn đề cử người phu xe làm Đại phu của nước Tề? Bạn hãy thử nói ra quan điểm của bạn xem sao.

2. Người phu xe tại sao thái độ bỗng nhiên thay đổi?

3. Thần sắc khiêm cung, hòa khí và kiêu ngạo, có ảnh hưởng gì tới chúng ta? Bạn sẽ lựa chọn thái độ nào? Tại sao?

4. Có người nào ở bên cạnh bạn, khiến bạn cảm thấy kính phục không? Bạn có thể kể ra để mọi người cùng nhau chia sẻ không?

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/42584

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (13) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (12)https://chanhkien.org/2023/10/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-thien-tu-van-12.htmlWed, 25 Oct 2023 02:28:34 +0000https://chanhkien.org/?p=31616Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 罔談彼短(1) 靡恃己長(2) 信使可覆(3) 器欲難量(4) Bính âm: 罔 (wǎng) 談 (tán) 彼 (bǐ) 短 (duǎn) 靡 (mí) 恃 (shì) 己 (jǐ) 長 (cháng) 信 (xìn) 使 (shǐ) 可 (kě) 覆 (fù) 器 (qì) 欲 (yù) 難 (nán) 量 (liáng) Chú âm: 罔 […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (12) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

罔談彼短(1) 靡恃己長(2) 信使可覆(3) 器欲難量(4)

Bính âm:

罔 (wǎng) 談 (tán) 彼 (bǐ) 短 (duǎn)

靡 (mí) 恃 (shì) 己 (jǐ) 長 (cháng)

信 (xìn) 使 (shǐ) 可 (kě) 覆 (fù)

器 (qì) 欲 (yù) 難 (nán) 量 (liáng)

Chú âm:

罔 (ㄨㄤˇ) 談 (ㄊㄢˊ) 彼 (ㄅ一ˇ) 短 (ㄉㄨㄢˇ)

靡 (ㄇ一ˇ) 恃 (ㄕˋ) 己 (ㄐ一ˇ) 長 (ㄔㄤˊ)

信 (ㄒ一ㄣˋ) 使 (ㄕˇ) 可 (ㄎㄜˇ) 覆 (ㄈㄨˋ)

器 (ㄑ一ˋ) 欲 (ㄩˋ) 難 (ㄋㄢˊ) 量 (ㄌ一ㄤˊ)

Âm Hán Việt:

Võng đàm bỉ đoản,

Mị thị kỷ trường.

Tín sử khả phúc,

Khí dục nan lượng.

Giải thích:

1. Nghĩa của chữ:

Võng (罔): không được, không nên, chớ, đừng.

Đàm (談): đàm luận, bàn tán.

Bỉ (彼): người khác, kẻ khác, người ta.

Đoản (短): sở đoản, chỗ yếu, điểm yếu, khuyết điểm.

Mị (靡): không được, không nên, chớ, đừng.

Thị (恃): cậy, ỷ vào.

Kỷ (己): bản thân.

Trường (長): sở trường, chỗ mạnh, điểm mạnh, ưu điểm.

Tín (信): thành thật không lừa gạt, giữ uy tín.

Sử (使): khiến, làm cho.

Khả (可): có thể, có khả năng.

Phúc (覆): nghiệm chứng, kiểm nghiệm.

Khí (器): chỉ lòng dạ, phong thái, khí phách, khí độ của một người.

Dục (欲): nên phải.

Nan (難): khó khăn.

Lượng (量): đo, đo lường.

2. Nghĩa của từ:

(1) Võng đàm bỉ đoản (罔談彼短): Không nên bàn tán về khuyết điểm của người khác.

(2) Mị thị kỷ trường (靡恃己長): Đừng khoe khoang ưu điểm của mình.

(3) Tín sử khả phúc (信使可覆): Lời nói phải có uy tín, nhất định phải nói được làm được, kinh qua được kiểm nghiệm.

(4) Khí dục nan lượng (器欲難量): tấm lòng của một người nên rộng lớn, lớn đến độ người khác khó có thể đo lường.

Lời dịch tham khảo:

Không nên bàn tán về khuyết điểm của người khác, càng không nên khoe khoang ưu điểm của bản thân.

Đối với những lời mà bản thân đã nói ra hoặc hứa hẹn, nhất định phải nói được làm được, kinh qua được kiểm nghiệm. Hơn nữa tấm lòng và khí độ cũng nên rộng lớn, lớn đến độ người khác khó có thể đo lường được.

Câu chuyện văn tự:

Trường 長: chữ này trong Giáp cốt văn có hai cách viết là “”, “ ”, thoạt nhìn như là một người có mái tóc rất dài, nghĩa mở rộng của chữ này là trường cửu (lâu dài). Chữ Kim văn viết là “”, thoạt nhìn có vẻ như là hạt giống từ trong đất nảy mầm lên, cho nên chữ này có nghĩa là sinh trưởng. Chữ Tiểu triện viết là “”, chữ này có ý là xa xưa, lâu đời.

Tín 信: Kim văn viết là “ ”, chữ Tiểu triện viết là “”. Tín là một chữ “Nhân” 人 đặt cạnh một chữ “Ngôn” 言, nghĩa gốc chính là ‘nhân ngôn vi tín’ (lời mà người nói ra là phải đáng tin); nghĩa rộng là chỉ sự thành thực, ý nói rằng lời người nói ra nhất định phải là sự thực, không lừa dối bản thân và cũng không dối gạt người khác, vậy mới có thể làm người khác tin tưởng bạn.

Khí 器: Kim văn có hai cách viết là “”, “ ”, chữ Tiểu triện viết là “ ”, nghĩa gốc là mãnh 皿 (đồ đựng). Khí là một chữ “Khuyển” 犬 (con chó) cộng thêm bốn chữ “Khẩu” 口 (miệng), bởi vì những thứ để đựng đồ vật đều để hở miệng, bốn cái miệng nghĩa là có rất nhiều thứ có thể dùng để chứa đựng như vậy, mà con chó là loài động vật rất giỏi giúp người trông coi canh giữ, cho nên đồ dùng của con người cũng phải để cho chó trông giữ.

Suy ngẫm và thảo luận:

Phú Bật là một bề tôi nổi tiếng của nhà Tống, vì rất có lòng độ lượng mà ông được mọi người kính trọng. Thời Phú Bật còn trẻ, có người ở trước mặt mọi người mà mắng chửi ông, nhưng ông lại làm ngơ, coi như không nghe thấy gì. Người bên cạnh nói với ông: “Người ấy đang mắng chửi anh kìa!”. Phú Bật đáp: “Chắc là anh ta đang mắng chửi người khác đấy!”. Người bên cạnh lại nói: “Thế nhưng hắn kêu tên của anh, lẽ nào lại đang mắng chửi người khác?”. Phú Bật nói: “Vậy có thể anh ta đang mắng chửi người trùng tên trùng họ với tôi thôi!”. Người mắng chửi kia sau khi nghe Phú Bật trả lời vậy thì liền cảm thấy rất xấu hổ.

Phú Bật thường răn dạy các em và con cháu rằng: “‘Nhẫn’ 忍 có thể giải quyết được rất nhiều chuyện. Nếu như có thể có các phẩm đức như thanh liêm, chất phác, thiện lương, v.v. và cộng thêm một chữ ‘Nhẫn’ nữa thì có việc gì mà làm không tốt đây?”. Một người có thể lấy thái độ khoan dung mà đối đãi người khác, đó không những là biểu hiện của người có tu dưỡng, đồng thời còn là biểu hiện về tâm tính cao thấp của họ. Bởi vậy, từ xưa đến nay mọi người đều đặc biệt tôn sùng những người hiền đức có phẩm đức khoan dung.

1. Trong cuộc sống hàng ngày, bạn có từng trải qua sự việc nào tương tự như câu chuyện trên hay không? Bạn đã đối mặt với chuyện ấy thế nào? Hãy cùng chia sẻ với mọi người nhé.

2. Bạn cho rằng thế nào là “khoan dung”? Khi người khác đối xử với chúng ta không tốt, chúng ta cần phải làm thế nào mới được gọi là “khoan dung”?

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/42586

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (12) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (11)https://chanhkien.org/2023/10/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-thien-tu-van-11.htmlMon, 23 Oct 2023 02:13:32 +0000https://chanhkien.org/?p=31590Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 女慕貞潔(1) 男效才良(2) 知過必改(3) 得能莫忘(4) Bính âm: 女 (nǚ) 慕 (mù ) 貞 (zhēn) 潔 (jié) 男 (nán) 效 (xiào) 才 (cái) 良 (liáng) 知 (zhī) 過 (guò) 必 (bì) 改 (gǎi) 得 (dé) 能 (néng) 莫 (mò) 忘 (wàng) Chú âm: […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (11) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

女慕貞潔(1) 男效才良(2) 知過必改(3) 得能莫忘(4)

Bính âm:

女 (nǚ) 慕 (mù ) 貞 (zhēn) 潔 (jié)

男 (nán) 效 (xiào) 才 (cái) 良 (liáng)

知 (zhī) 過 (guò) 必 (bì) 改 (gǎi)

得 (dé) 能 (néng) 莫 (mò) 忘 (wàng)

Chú âm:

女 (ㄋㄩˇ) 慕 (ㄇㄨˋ) 貞 (ㄓㄣ) 潔 (ㄐ一ㄝˊ)

男 (ㄋㄢˊ) 效 (ㄒ一ㄠˋ) 才 (ㄘㄞˊ) 良 (ㄌ一ㄤˊ)

知 (ㄓ) 過 (ㄍㄨㄛˋ) 必 (ㄅ一ˋ) 改 (ㄍㄞˇ)

得 (ㄉㄜˊ) 能 (ㄋㄥˊ) 莫 (ㄇㄛˋ) 忘 (ㄨㄤˋ)

Âm Hán Việt:

Nữ mộ trinh khiết,

Nam hiệu tài lương.

Tri quá tất cải,

Đắc năng mạc vong.

Giải thích:

1. Nghĩa của chữ:

Nữ (女): nói về phái nữ; người chưa xuất giá (chưa lấy chồng) gọi là “nữ”, đã xuất giá gọi là “phụ” 婦; đối lập giới tính với “nam” 男.

Mộ (慕): ngưỡng mộ, yêu thích ao ước; vì yêu thích mà học tập.

Trinh (貞): chỉ người con gái chưa lấy chồng chưa thất thân; phụ nữ đã có chồng, chồng chết không tái giá, một mực giữ đức hạnh.

Khiết (潔): cao thượng trong trắng.

Nam (男): nói về phái nam; giới tính đối lập với “nữ”.

Hiệu (效): mô phỏng, noi theo, làm theo.

Tài (才): người có tài năng, có trí tuệ, có kiến thức.

Lương (良): người có tài năng và lương thiện.

Tri (知): cảm thấy, hiểu được, minh bạch.

Quá (過): ngôn hành sai lầm.

Tất (必): nhất định.

Cải (改): cải chính; thay đổi từ bỏ những việc không tốt để trở thành tốt hơn.

Đắc (得): được, có được do cầu.

Năng (能): ở đây chỉ tri thức, kỹ năng.

Mạc (莫): không thể, không được, không cần, không nên, chớ, đừng.

Vong (忘): vứt bỏ; mất.

2. Nghĩa của từ:

(1) Nữ mộ trinh khiết (女慕貞潔): người nữ cần phải học tập phẩm đức kiên trinh và thanh khiết.

(2) Nam hiệu tài lương (男效才良): người nam cần phải noi theo hiền nhân có tài có đức.

(3) Tri quá tất cải (知過必改): phát hiện ra bản thân có lời nói và việc làm sai trái thì nhất định phải cải chính.

(4) Đắc năng mạc vong (得能莫忘): khi học được một loại tri thức hoặc kỹ năng thì cần phải thường xuyên luyện tập sử dụng, để tránh quên nhãng, bỏ phí công sức trước đó.

Lời dịch tham khảo:

Nữ giới tôn sùng phẩm đức cao thượng kiên trinh và thanh khiết vốn có của phụ nữ, còn nam giới nên noi theo bậc hiền thiện có tài năng và kiến thức. Phát hiện bản thân có sai lầm nhất định phải cải chính. Sau khi học được một loại tri thức hoặc kỹ năng phải thường xuyên luyện tập sử dụng, tránh quên nhãng, bỏ phí công sức trước đó.

Câu chuyện văn tự:

Nữ 女: chữ Giáp cốt văn viết là “ ”, giống như là một người khoanh chéo hai tay để trước ngực, tư thế gập gối ngồi quỳ chân. Nữ tử thời xưa coi trinh tiết là sinh mạng thứ hai của họ, cho nên khi ngồi quỳ sẽ để hai tay đặt ở trên đùi, cũng đại biểu cho bản tính ôn nhu dịu dàng của nữ giới.

Nam 男: do chữ “Điền” 田 và chữ “Lực” 力 tổ hợp thành, đại biểu cho việc cày ruộng, trồng trọt cây nông nghiệp, bởi vậy cần người có sức lực đảm nhiệm. Chữ Nam 男 trong Giáp cốt văn viết là “”, mà “ ” chính là “Lực” 力 trong Giáp cốt văn, là hình dạng của “Cân” 筋 (gân) xuất hiện trên cánh tay khi một người dùng lực.

Tri 知: do chữ “Thỉ” 矢 (mũi tên) và chữ “Khẩu” 口 (miệng) tổ hợp thành, tượng trưng cho khả năng hiểu sự việc một cách thấu tình đạt lý, nhanh như mũi tên từ (những gì) miệng người khác (nói ra). Chữ “Thỉ” trong Giáp cốt văn viết là “ ”, chính là chúng ta hiện tại gọi là “Tiễn” 箭.

Sơ đồ mũi tên: bên trên là mũi tên sắc bén, ở giữa là cán tên, dưới cùng là lông đuôi tên.

Suy ngẫm và thảo luận:

Những danh nhân cổ đại như Mạnh Tử, Âu Dương Tu, cha của họ đều mất sớm, toàn bộ nhờ vào mẹ góa nuôi nấng họ trưởng thành, bởi vì phụ nữ cổ đại đều tuân theo đức hạnh “tam tòng tứ đức”.

“Tam tòng” chỉ ở nhà theo cha, xuất giá (lấy chồng) theo chồng, chồng chết theo con. Nói rõ con gái khi chưa gả cần phục tùng cha, sau khi xuất giá phục tùng chồng, nếu chồng qua đời thì phục tùng con.

“Tứ đức” chỉ phụ đức, phụ ngôn, phụ dung, phụ công (người Việt quen gọi là Công Dung Ngôn Hạnh). Cũng chính là người phụ nữ có chồng cần phải học tập mấy loại lễ nghi và chức sự (trách nhiệm). “Đức” 德 chính là trinh thuận (trung thành theo nguyên tắc, kiên trì không thay đổi), “Ngôn” 言 chính là ngôn từ dịu dàng, “Dung” 容 chính là dáng vẻ hiền thục, “Công” 功 là chỉ lo liệu các việc dệt sợi, may vá, v.v…

Mặt khác, cổ nhân cũng chú trọng tu dưỡng đạo đức, “tự tỉnh” (tự xét lại, tự suy ngẫm) và “tu thân”. Cổ nhân cho rằng, cho dù là thánh hiền, cũng khó tránh khỏi sai lầm. Thế nhưng, nếu có sai lầm mà lại không cải chính, vậy sẽ phạm sai lầm nặng gấp đôi. Một người có dũng cảm sửa đổi, mới có thể không ngừng tu chính ngôn hành của bản thân, trở thành một người có đạo đức cao thượng.

1. Nghe xong câu chuyện “Họa địch dạy con”, mời bạn trải nghiệm cảm giác viết chữ trên cát; đồng thời bạn hãy thử nói về những khó khăn mà mình gặp phải trong quá trình học tập, xem xem liệu bạn có bỏ cuộc trước những khó khăn đó không? Hoặc là bạn sẽ dùng thái độ như thế nào để đột phá những khó khăn ấy?

2. Mời bạn chia sẻ những suy nghĩ của mình sau khi nghe câu chuyện “Biết lỗi có thể sửa đổi”. (Bạn có thể nói về ví dụ của bản thân hay tham khảo câu chuyện “Liêm Pha vác gai tạ tội”).

3. Bạn hãy nói một chút về quy phạm hành vi cá nhân của bạn là lấy tiêu chuẩn gì để yêu cầu bản thân.

4. Nếu như bạn muốn biết thêm những câu chuyện về phụ nữ thời cổ đại Trung Quốc, có thể tham khảo sách “Liệt Nữ Truyện”. Như câu chuyện “Mạnh mẫu ba lần chuyển nhà” là trích từ sách này, trong sách ghi chép lại câu chuyện của 105 người phụ nữ nổi tiếng.

Phụ lục:

Họa địch dạy con (Dùng cọng lau viết chữ dạy con)

Âu Dương Tu là một nhà văn, nhà sử học lỗi lạc thời Bắc Tống, cũng là nhân vật có sức ảnh hưởng lớn nhất trong giới văn đàn thời Tống, được tôn là “Nhất đại Nho tông”.

Âu Dương Tu bốn tuổi mất cha, mẫu thân Trịnh phu nhân thủ tiết nuôi con, làm mẹ kiêm luôn chức phận làm cha. Sau khi ông lớn lên, bởi vì gia cảnh nghèo khó, không cách nào đến trường tư để học, cho nên mẹ ông tự dạy ông viết chữ, nhưng lại vì không đủ tiền mua giấy bút, Trịnh phu nhân liền lấy cọng lau làm bút, dùng cát thay cho giấy, trên mặt đất vẽ từng nét dạy ông nhận biết và viết chữ.

Liêm Pha vác gai tạ tội

Liêm Pha và Lạn Tương Như là hai trọng thần của nước Triệu thời Chiến Quốc.

Liêm Pha xuất thân cao quý là lương tướng của nước Triệu, với 16 năm phò tá Triệu Huệ Văn vương, đánh dẹp Tề, lấy Dương Tấn, được bổ nhiệm làm Thượng khanh, nổi danh dũng khí. Lạn Tương Như lại là gia thần (môn hạ) của hoạn quan đứng đầu nước Triệu là Mục Hiền, ông được Mục Hiền tiến cử, được đi sứ sang nước Tần (hoàn bích quy Triệu – bảo toàn được ngọc bích và uy tín của nước Triệu), lập được công lớn, thế là được phong làm Thượng đại phu; sau đó ở hội Mãnh Trì, lại giúp vua Triệu không bị nhục với nước Tần, cho nên được Triệu Huệ Văn vương tín nhiệm, phong cho ông làm Thượng khanh, địa vị trên cả Đại tướng Liêm Pha.

Khi Lạn Tương Như được phong làm Thượng khanh, Liêm Pha không phục, nói rằng: “Ta thân là tướng quân nước Triệu, có công lao hiển hách công thành dã chiến, Lạn Tương Như chỉ nhờ vào miệng lưỡi lập công, thế mà lại được địa vị cao hơn ta. Hơn nữa, Lạn Tương Như vốn xuất thân thấp hèn, để địa vị của ta thấp hơn, đối với ta mà nói thật sự là sự nhục nhã vô cùng lớn”. Thế là Liêm Pha liền công khai khiêu khích, nếu như nhìn thấy Lạn Tương Như nhất định sẽ sỉ nhục ông.

Lạn Tương Như sau khi biết chuyện này, mỗi buổi triều sớm liền cáo ốm không đi; thậm chí lúc ra cửa, thấy Liêm Pha ở phía xa, cũng lập tức thay đổi hướng xe để tránh mặt ông ấy. Người ngoài cho rằng ông e ngại Liêm Pha, kỳ thật ông chỉ là tránh cùng với Liêm Pha tranh đấu. Nhưng làm vậy cũng khiến cho môn khách dưới trướng (bộ hạ, cấp dưới) của Lạn Tương Như cảm thấy xấu hổ, cho nên ngỏ lời tạm biệt.

Lạn Tương Như không biết làm sao, chỉ còn cách nói rõ với các môn khách rằng: “Uy thế của Tần vương khiến cho người trong thiên hạ đều sợ, mà ta lại dám ở trên triều đình lớn tiếng trách mắng ông ta, làm nhục quần thần của ông ta, ta tuy rằng không có tài cán gì, nhưng lẽ nào lại sợ Liêm tướng quân đây? Nước Tần lớn mạnh một mực không dám đến xâm phạm nước Triệu, cũng là bởi vì có ta và Liêm tướng quân hai người ở đây. Một khi hai người chúng ta bất hòa, để vua Tần biết, vậy liền cho nước Tần cơ hội xâm lược, và nước Triệu sẽ gặp nguy nan. Ta nhường nhịn như vậy, thật sự là đặt sự an nguy của quốc gia lên trước, còn đặt oán hận riêng tư ở phía sau”.

Sau khi Liêm Pha biết chuyện, tức thì cởi áo, lộ ra thân trên, lưng vác bụi gai đến trước cửa nhà Lạn Tương Như tạ tội. Liêm Pha nói rằng: “Tôi thật sự là người thô lỗ hèn mọn, không biết tướng quân là người khoan hậu như vậy, cho nên đến đây tạ tội”. Hai người từ đó hòa hảo, cuối cùng còn trở thành bạn tốt sống chết có nhau.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/42587

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (11) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (10)https://chanhkien.org/2023/10/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-thien-tu-van-10.htmlWed, 11 Oct 2023 02:49:37 +0000https://chanhkien.org/?p=31505Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 蓋此身發(1) 四大(2) 五常(3) 恭惟(4) 鞠養(5) 豈敢毀傷(6) Bính âm: 蓋 (gài) 此 (cǐ) 身 (shēn) 發 (fà) 四 (sì) 大 (dà) 五 (wǔ) 常 (cháng) 恭 (gōng) 惟 (wéi) 鞠 (jú) 養 (yǎng) 豈 (qǐ) 敢 (gǎn) 毀 (huǐ) 傷 (shāng) Chú […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (10) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

蓋此身發(1) 四大(2) 五常(3) 恭惟(4) 鞠養(5) 豈敢毀傷(6)

Bính âm:

蓋 (gài) 此 (cǐ) 身 (shēn) 發 (fà)

四 (sì) 大 (dà) 五 (wǔ) 常 (cháng)

恭 (gōng) 惟 (wéi) 鞠 (jú) 養 (yǎng)

豈 (qǐ) 敢 (gǎn) 毀 (huǐ) 傷 (shāng)

Chú âm:

蓋 (ㄍㄞˋ) 此 (ㄘˇ) 身 (ㄕㄣ) 發 (ㄈㄚˇ)

四 (ㄙˋ) 大 (ㄉㄚˋ) 五 (ㄨˇ) 常 (ㄔㄤˊ)

恭 (ㄍㄨㄥ) 惟 (ㄨㄟˊ) 鞠 (ㄐㄩˊ) 養 (一ㄤˇ)

豈 (ㄑ一ˇ) 敢 (ㄍㄢˇ) 毀 (ㄏㄨㄟˇ) 傷 (ㄕㄤ)

Âm Hán Việt:

Cái thử thân phát,

Tứ đại Ngũ thường.

Cung duy cúc dưỡng,

Khải cảm hủy thương.

Giải thích:

1. Nghĩa của chữ

Cái (蓋): lời mở đầu trong ‘văn ngôn văn’ (thể văn ngôn, văn cổ), không có ý nghĩa cụ thể.

Thử (此): cái này.

Thân (身): cách gọi chung toàn bộ thân thể người.

Phát (發): tóc.

Tứ (四): Phật gia lấy Địa, Thủy, Phong, Hỏa, tức đất, nước, gió, lửa làm Tứ đại. Mặt khác, Đạo gia lấy Đạo, Thiên, Địa, Vương (Nhân), tức Đạo, trời, đất, vua/người làm Tứ đại.

Đại (大): lớn, đối lập với “tiểu” 小 (nhỏ), từ biểu thị tôn kính.

Ngũ (五): chỉ Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.

Thường (常): luân lý đạo đức.

Cung (恭): tôn kính.

Duy (惟): suy nghĩ, suy xét.

Cúc (鞠): dưỡng dục, chăm sóc.

Dưỡng (養): nuôi, chiếu cố, chăm sóc.

Khải (豈): há, chẳng lẽ, lẽ nào.

Cảm (敢): có lòng can đảm và sự hiểu biết, không sợ hãi.

Hủy (毀): làm hại, làm tổn thương, làm hỏng, phá hoại.

Thương (傷): vết thương nơi da thịt.

2. Nghĩa của từ

(1) Cái thử thân phát (蓋此身發): tóc, da và thân thể của chúng ta.

(2) Tứ đại (四大): Phật gia lấy Địa, Thủy, Hỏa, Phong làm Tứ đại. Mặt khác, Đạo gia gọi Đạo, Thiên, Địa, Vương (Nhân) là Tứ đại; trích từ “Lão Tử”: “Đạo đại, Thiên đại, Đất đại, Vương diệc đại” (Đạo lớn, trời lớn, đất lớn, vua/người cũng lớn).

(3) Ngũ thường (五常): Năm luân lý đạo đức gồm Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.

(4) Cung duy (恭惟): cung kính suy ngẫm và nhớ về.

(5) Cúc dưỡng (鞠養): chỉ sự nuôi dưỡng và dạy dỗ của cha mẹ.

(6) Khải cảm hủy thương (豈敢毀傷): há lại dám tùy tiện làm tổn hại thân thể và phẩm đức của bản thân.

Lời dịch tham khảo:

Da, tóc và thân thể của con người chúng ta là do bốn loại vật chất Địa, Thủy, Phong, Hỏa (đất, nước, gió, lửa) tạo thành, gọi là “Tứ đại”. Hành vi của con người thì lấy Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín làm chuẩn tắc, gọi là “Ngũ thường”.

Chúng ta còn phải luôn luôn mang tâm cung kính, cảm kích ơn dưỡng dục của cha mẹ, đồng thời cảnh giác bản thân không được làm việc gây tổn thương thân thể và phẩm đức của mình, đừng để cha mẹ lo lắng và hổ thẹn.

Câu chuyện văn tự

“Cung” 恭 : chữ Kim văn viết là “” , chữ Tiểu triện viết là“”, nghĩa gốc là cảm thấy kính nể, tôn kính. Từ trong cách viết chữ Tiểu triện có thể thấy được, chữ Cung có một chữ tâm “”, ý là trước tiên có lòng tôn kính thì sẽ tự nhiên mà có thể biểu hiện ra dáng vẻ cung kính. Nhưng tại sao phía trên của chữ tâm còn có chữ “Cộng” 共 vậy? Kỳ thật chữ “Cộng” này nghĩa là rất nhiều người cùng nhau/cùng một chỗ, vậy thêm vào cái tâm tôn kính thì biểu đạt ý là khi rất nhiều người cùng nhau ở cùng một chỗ thì phải làm được việc tự ước thúc bản thân và tôn trọng người khác, đó chính là biểu hiện ra sự cung kính.

“Dưỡng” 養 : chữ Kim văn viết là “”, chữ Tiểu triện viết là “” . Chữ Dưỡng này gồm một chữ “Dương” 羊 (con cừu) và một chữ “Thực” 食 (ăn), nghĩa gốc là cung cấp đồ ăn cho người khác. Cừu là loài động vật có tính tình vô cùng ôn hòa, thêm chữ “Thực” vào đây biểu đạt ý rằng khi cung cấp đồ ăn cho người khác thì nhất định phải xuất ra từ thiện ý, hơn nữa thái độ cũng phải thân thiện, vậy mới xứng gọi là “Dưỡng”!

Suy ngẫm và thảo luận

Khổng Tử có một học trò tên là Tăng Sâm, ông là người vô cùng hiếu thuận với cha mẹ, có một lần Tăng Sâm không cẩn thận bị thương, liền lo lắng mà bật khóc. Có người hỏi ông tại sao lại khóc? Tăng Sâm nói: “Tóc da thân thể, nhận từ cha mẹ, không dám làm tổn hại”. Các bạn nhỏ, các bạn biết những lời này có ý nghĩa gì không? Điều Tăng Sâm muốn nói là, cha mẹ vất vả dưỡng dục chúng ta, cho nên chúng ta phải cẩn thận chăm sóc thân thể của mình, nếu làm bị thương, cha mẹ sẽ lo lắng, ấy chính là có lỗi với ơn dưỡng dục của cha mẹ.

Hãy thử suy ngẫm một chút, vì thân thể bị thương mà khiến cha mẹ lo lắng, ấy chính là không làm được hiếu thuận, nếu như chúng ta không tu dưỡng tốt phẩm đức của mình, sẽ làm ra những chuyện để cha mẹ phải hổ thẹn, thương tâm, đau lòng; đó có phải là những hành vi rất không nên làm hay không?

Yêu quý, trân trọng bản thân là biểu hiện của lòng hiếu thuận. Hãy cùng chia sẻ xem bạn đã làm thế nào nhé?

Nếu như bình thường chúng ta có thể chú trọng tu dưỡng phẩm đức của mình, chắc rằng cha mẹ sẽ cảm thấy rất vui mừng, yên tâm. Hãy thử ngẫm lại xem bản thân còn chỗ nào cần phải cải thiện không.

Bạn có nghe qua câu chuyện nào kể về đức “hiếu thuận” chưa? Hãy chia sẻ cùng mọi người nhé!

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/42497

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (10) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (9)https://chanhkien.org/2023/10/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-thien-tu-van-9.htmlSun, 01 Oct 2023 21:47:43 +0000https://chanhkien.org/?p=31409Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 鳴鳳在竹(1) 白駒食場(2) 化被草木(3) 賴及萬方(4) Bính âm: 鳴 (míng) 鳳 (fèng) 在 (zài) 竹 (zhú) 白 (bái) 駒 ( jū) 食 (shí) 場 (cháng) 化 (huà) 被 (bèi) 草 (cǎo) 木 (mù) 賴 (lài) 及 (jí) 萬 (wàn) 方 (fāng) Chú âm: […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (9) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

鳴鳳在竹(1) 白駒食場(2) 化被草木(3) 賴及萬方(4)

Bính âm:

鳴 (míng) 鳳 (fèng) 在 (zài) 竹 (zhú)

白 (bái) 駒 ( jū) 食 (shí) 場 (cháng)

化 (huà) 被 (bèi) 草 (cǎo) 木 (mù)

賴 (lài) 及 (jí) 萬 (wàn) 方 (fāng)

Chú âm:

鳴 (ㄇ一ㄥˊ) 鳳 (ㄈㄥˋ) 在 (ㄗㄞˋ) 竹 (ㄓㄨˊ)

白 (ㄅㄞˊ) 駒 (ㄐㄩ) 食 (ㄕˊ) 場 (ㄔㄤˊ)

化 (ㄏㄨㄚˋ) 被 (ㄅㄟˋ) 草 (ㄘㄠˇ) 木 (ㄇㄨˋ)

賴 (ㄌㄞˋ) 及 (ㄐ一ˊ) 萬 (ㄨㄢˋ) 方 (ㄈㄤ)

Âm Hán Việt:

Minh phượng tại trúc,

Bạch câu thực tràng.

Hóa bị thảo mộc,

Lại cập vạn phương.

Giải thích:

1. Nghĩa của chữ:

Minh (鳴): kêu hót, phát ra tiếng kêu.

Phượng (鳳): chim phượng, còn gọi là phượng hoàng, con trống gọi là phượng, con mái gọi là hoàng. Cổ nhân cho rằng khi thái bình thịnh thế, sẽ có phượng hoàng bay tới, cho nên phượng hoàng tượng trưng cho thiên hạ thái bình, điềm lành.

Tại (在): tại, ở, đậu.

Trúc (竹): cây tre, cây trúc, rừng trúc, bởi vì phượng hoàng ăn quả trúc (hạt trúc).

Bạch (白): màu trắng.

Câu (駒): ngựa. Bạch mã, ví người cưỡi ngựa trắng là người hiền năng.

Thực (食): ăn.

Tràng (場): bãi cỏ xanh non.

Hóa (化): giáo hóa, ý chỉ những giáo hóa mà vị quân chủ hiền năng thi hành.

Bị (被): bao phủ, bao trùm, che phủ.

Thảo (草): cỏ.

Mộc (木): cây cối. Thảo mộc là chỉ cỏ cây, từng gốc cây ngọn cỏ trên mặt đất.

Lại (賴): ý là “lợi” 利, phúc lợi, ân trạch.

Cập (及): khắp.

Vạn (萬): hệ thập phân có thập (10, mười), bách (100, trăm), thiên (1000, ngàn), vạn (10.000, mười ngàn, vạn), thời cổ đại có rất nhiều nước nhỏ (tiểu quốc), thời điểm nhiều nhất có tới vạn quốc.

Phương (方): thời cổ gọi các bộ tộc hoặc quốc gia khác nhau ở các địa phương khác nhau là “phương”. Vạn phương tức là chỉ tất cả bách tính thiên hạ.

2. Nghĩa của từ:

(1) Minh phượng tại trúc (鳴鳳在竹): Phượng hoàng xuất hiện kêu hót trong rừng trúc. Nghĩa rộng là: Thiên hạ thái bình, một cảnh tượng an lành, tường hòa.

(2) Bạch câu thực tràng (白駒食場) (*): Ý gốc là: con ngựa trắng mà vị khách hiền năng cưỡi tới cũng nhận được sự đối đãi một cách ân cần, nó bằng lòng ăn cỏ non trên bãi đất của chủ nhà, cho nên cả khách và chủ đều có thể tận hưởng niềm vui trọn vẹn. Có nghĩa là: người chủ và vị khách hiền năng cùng nhau tiêu diêu vui vẻ, thỏa sức tận hưởng thời khắc tốt đẹp. Nghĩa rộng là: Bậc hiền năng nhận được trọng đãi, nguyện ý ở tại vị trí thích hợp của mình mà phát huy hết tài năng để tạo phúc cho nhân dân, khiến triều đình và dân chúng được hưởng quốc thái dân an, như cá gặp nước, mỗi người đều được sắp đặt ở vị trí phù hợp với mình.

(3) Hóa bị thảo mộc (化被草木): Những giáo hóa mà vị vua hiền năng thực hiện ấy được phủ rộng khắp muôn nơi, cho đến từng gốc cây ngọn cỏ. Nghĩa rộng là: Những giáo hóa mà vị vua hiền năng thực hiện sẽ giống như trận mưa rào sau những ngày nắng hạn mà đại tự nhiên rải xuống khắp mọi nơi, không một chút tư lợi, khiến vạn vật trên địa cầu đều được hưởng ân huệ, được thấm đẫm ơn mưa móc.

(4) Lại cập vạn phương (賴及萬方): Phúc lợi, ân trạch được ban rộng tới khắp cả bách tính trong thiên hạ. Nghĩa rộng là: Tạo phúc rộng rãi cho thế nhân, có thể thiện đãi mọi người mà không phân biệt tốt xấu.

Chú thích (*): Trích từ “Kinh Thi – Tiểu Nhã – Bạch Câu” – “Giảo giảo bạch câu, thực ngã tràng miêu, chấp chi duy chi, dĩ vĩnh kiêm triêu” (Tạm dịch: bạch mã sáng ngời, ăn cỏ nhà ta, duy trì như vậy, mãi như hôm nay).

Lời dịch tham khảo:

Phượng hoàng xuất hiện kêu hót trong rừng trúc, con ngựa trắng của vị khách hiền năng được ăn cỏ non trên bãi đất của chủ nhà, thể hiện ra cảnh tượng an lành tường hòa, thiên hạ thái bình, quốc thái dân an, hoàn cảnh thuận lợi như cá gặp nước, sắp đặt mọi việc đâu đó đều ổn thỏa.

Vị vua hiền năng thực hiện giáo hóa rộng khắp muôn nơi, cho đến từng gốc cây ngọn cỏ trên mặt đất cũng được thấm nhuần; tất cả bách tính trong thiên hạ đều được hưởng phúc lợi và ân trạch, việc vua tiến hành giáo hóa rộng khắp cũng giống như việc đại tự nhiên vô tư vô ngã mà ban mưa xuống khắp thiên hạ sau những ngày nắng hạn, từ đó tạo phúc cho thế nhân.

Câu chuyện văn tự:

“Phượng” 鳳: chữ Phượng này trong Giáp cốt văn có một vài cách viết,, là hai cách viết tương đối hay gặp, hình dạng của chữ “” giống một con chim có mào rực rỡ, trên chiếc đuôi dài còn có hoa văn giống như lông chim Khổng tước. Cách viết “” này bên phải có thêm phần “”, “ ” là chữ “Phàm” 凡 trong chữ cổ, bởi vì gốc của chữ “Hoàn” 鍰 trong Giáp cốt văn là giả tá (mượn chữ có sẵn rồi đọc âm chệch đi, hoặc vẫn giữ nguyên âm đọc nhưng chữ đó mang nghĩa khác) của chữ “?”, sở dĩ thêm vào “ ” là để đại biểu cho âm của chữ “Phàm” 凡. Nghĩa của chữ “” trong Kim văn và chữ “” trong Tiểu triện đều là chỉ loại Thần điểu có màu sắc lông vũ giống như chim Khổng Tước.

“Trúc” 竹: chữ Tiểu triện viết là “ ”, hình dạng giống như loài thực vật có hai nhánh lá buông thõng, có phải rất giống với hình dạng cây trúc chúng ta hay thấy không? Nghĩa gốc của chữ này là thực vật sinh trưởng vào mùa đông, bởi vì vào mùa đông cành lá của cây trúc không héo tàn như các loài cây khác!

“Vạn” 萬: Trong Giáp cốt văn viết là “”, Kim văn viết là “”, Tiểu triện viết là “”, khi nhìn kỹ có phải rất giống một con côn trùng hay không? Kỳ thật chữ “Vạn” 萬 này có nghĩa gốc là một con côn trùng! Hơn nữa còn là độc trùng, nếu như phân tách cách viết trong chữ Tiểu triện sẽ thấy rằng chữ “ ” giống loài côn trùng có hai càng, “” là phần đầu của côn trùng, “ ” thì là cái đuôi, hình dạng này chính là ngoại hình của độc trùng.

Suy ngẫm và thảo luận:

1. Chúng ta hãy thử so sánh xem: Thời cổ đại và thời hiện đại có gì khác biệt? Thời cổ đại thì thái bình thịnh thế, thời hiện đại có hay không? Thời cổ đại có phượng hoàng bay tới, thời hiện đại có hay không? Thời cổ đại có vị vua hiền năng, thời hiện đại có hay không? Thời hiện đại có rất nhiều hành động hủy hoại sinh thái và gây ô nhiễm môi trường, thời cổ đại có hay không? Thời hiện đại có khoa học kỹ thuật và chúng mang đến rất nhiều lạc thú, cho con người hưởng thụ vật chất, thời cổ đại có hay không?

2. Chúng ta hãy thử ngẫm nghĩ xem: Tại sao vị vua hiền năng thời cổ đại có thể làm cho thiên hạ thái bình, quốc thái dân an, tạo ra được cảnh tượng đầy an lành? Tại sao những giáo hóa mà vị vua hiền năng thực hiện lại có thể giống như mưa rào sau ngày nắng hạn, làm thấm đẫm cỏ cây, mang lại ân huệ, tạo phúc cho tất cả bách tính trong thiên hạ?

Phụ lục 1:

Hà thanh hải yến

Ở quận Hạ của nước Thiên Trúc, một thạch (đơn vị đo khối lượng thời xưa, 1 thạch bằng 10 đấu) gạo trắng chỉ có giá bốn đồng, một cân (1/2 kg) dầu vừng chỉ có giá tám ly (đơn vị tiền tệ thời xưa, tương đương với một phần nghìn của 1 đồng), giá này tương đối rẻ, cuộc sống thời ấy khá dễ dàng. Thế nhưng khi ba vị Vương tử mượn binh khí của ba huynh đệ Tôn Ngộ Không đi chế tạo thì lại bị trộm mất.

Bát Giới nói: “Nhất định là do thợ rèn đã trộm! Mau đưa ra đây! Hễ chậm trễ thì sẽ đánh chết các ngươi!”

Đám thợ rèn nói: “Chúng tôi mấy ngày liền vất vả, ban đêm đi ngủ, đến sáng tỉnh dậy thì không thấy tăm hơi binh khí đâu nữa. Mà chúng tôi lại là phàm nhân, làm thế nào có thể dùng binh khí nặng như vậy được? Mong gia gia tha mạng!”

Quốc vương nói: “Quân, dân, thợ, người làm trong thành này đều rất hiểu quy định pháp luật, nhất định không dám trái lương tâm mà phạm tội, hi vọng các ngài suy nghĩ lại một chút!”

Ngộ Không nói: “Không cần nghĩ nhiều nữa, cũng không cần vu cho thợ rèn. Ta chỉ muốn hỏi điện hạ: ‘Tứ phía thành trì này của Ngài, có yêu quái rừng núi gì hay không?’”

Vương tử nói: “Ngoài thành, mạn phía Bắc, có một ngọn núi đầu báo, trong núi có một động hổ. Có người nói trong động có Thần Tiên, có người nói có yêu quái. Chúng tôi không biết rốt cuộc là gì”…

Ba huynh đệ Tôn Ngộ Không kinh qua khổ chiến đã thu phục được yêu tinh Sư tử chín đầu, đoạt lại binh khí.

Quốc vương thiết đại tiệc đáp tạ thầy trò Đường Tăng, lại đem thịt sư tử phân cho bách tính chiêm ngưỡng. Vương tử nói: “Cảm tạ Thần tăng thi triển pháp lực, quét sạch yêu tà, trừ đi hậu hoạn, hiện tại hải yến hà thanh (sông xanh biển lặng), thiên hạ thái bình rồi!”

“Hà thanh hải yến”, “Hải yến hà thanh” đều là chỉ nước sông Hoàng Hà đã trong xanh, biển cả yên bình, ví với thiên hạ thái bình.

(Viết lại từ: Hồi 90 trong “Tây Du Ký”)

(1) Bát Giới hoài nghi binh khí bị đám thợ rèn trộm đi, có đạo lý hay không? Rốt cuộc là ai trộm? Cuối cùng đã tra ra bằng cách nào?

(2) Tại sao yêu tinh Sư tử chín đầu muốn trộm binh khí? Nếu như nó không ăn trộm binh khí thì có bị thanh trừ không? Yêu ma quỷ quái mà không bị thanh trừ sạch sẽ, thiên hạ có khả năng thái bình không?

(3) Lịch sử trong và ngoài nước từ xưa tới nay luôn có một số vua chúa bạo ngược làm trái tự nhiên, ức hiếp người thiện lương, kết quả của họ như thế nào? Bạn có thể đưa ra một số ví dụ không?

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/42340

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (9) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (8)https://chanhkien.org/2023/08/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-thien-tu-van-8.htmlTue, 15 Aug 2023 02:53:54 +0000https://chanhkien.org/?p=31097Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [Chanhkien.org] Nguyên văn: 愛育(1)黎首(2) 臣伏(3)戎羌(4) 遐邇壹體(5) 率賓(6)歸王(7) Bính âm: 愛 (ài) 育 (yù) 黎 (lí) 首 (shǒu) 臣 (chén) 伏 (fú) 戎 (róng) 羌 (qiāng) 遐 (xiá) 邇 (ěr) 壹 (yì) 體 (tǐ) 率 (shuài) 賓 (bīn) 歸 (guī) 王 (wáng) Chú âm: 愛 […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (8) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[Chanhkien.org]

Nguyên văn:

愛育(1)黎首(2) 臣伏(3)戎羌(4) 遐邇壹體(5) 率賓(6)歸王(7)

Bính âm:

愛 (ài) 育 (yù) 黎 (lí) 首 (shǒu)

臣 (chén) 伏 (fú) 戎 (róng) 羌 (qiāng)

遐 (xiá) 邇 (ěr) 壹 (yì) 體 (tǐ)

率 (shuài) 賓 (bīn) 歸 (guī) 王 (wáng)

Chú âm:

愛 (ㄞˋ) 育 (ㄩˋ) 黎 (ㄌㄧˊ) 首 (ㄕㄡˇ)

臣 (ㄔㄣˊ) 伏 (ㄈㄨˊ) 戎 (ㄖㄨㄥˊ) 羌 (ㄑㄧㄤ)

遐 (ㄒㄧㄚˊ) 邇 (ㄦˇ) 壹 (一ˋ) 體 (ㄊㄧˇ)

率 (ㄕㄨㄞˋ) 賓 (ㄅㄧㄣ) 歸 (ㄍㄨㄟ) 王 (ㄨㄤˊ)

Âm Hán Việt:

Ái dục lê thủ,

Thần phục Nhung Khương.

Hà nhĩ nhất thể,

Suất tân quy vương.

Giải thích:

1. Nghĩa của chữ:

Ái (愛): yêu, ân huệ, nhân đức.

Dục (育): dưỡng dục, chiếu cố chăm sóc.

Lê (黎): hắc, đen.

Thủ (首): đầu.

Thần (臣): xưng thần, cách xưng hô của bề tôi đối với vua.

Phục (伏): phục tùng, tin phục.

Nhung (戎): chỉ dân tộc thiểu số phương tây.

Khương (羌): một dân tộc thiểu số ở phía Tây Nam, xưa gọi là Tây Khương.

Hà (遐): phương xa, nơi xa.

Nhĩ (邇): chỗ gần, ở gần, trước mắt.

Nhất (壹): ý là cùng, chung.

Thể (體): chỉnh thể, toàn thể.

Suất (率): tự, tự mình.

Tân (賓): thông thường viết là 濱. Mép nước, bờ nước.

Quy (歸): thuộc về, phụ thuộc, xu hướng.

Vương (王): cách gọi vị quân chủ thống trị thiên hạ thời cổ đại.

2. Nghĩa của từ:

(1) Ái dục (愛育): yêu thương, bảo vệ, chăm sóc

(2) Lê thủ (黎首): đầu màu đen, bách tính bình dân thời xưa thường lấy miếng vải đen quấn đầu, cho nên cũng gọi ‘bách tính, nhân dân’ là lê thủ (tiếng Việt hay nói là lê dân, dân đen).

(3) Thần phục (臣伏): cũng giống như “thần phục” 臣服 (chữ ‘phục’ 服 này trong từ phục vụ, hay tâm phục khẩu phục). Ý nghĩa là quy thuận và xưng thần (bề tôi) với vua.

(4) Nhung Khương (戎羌): là chỉ các dân tộc bốn phương bên ngoài.

(5) Hà nhĩ nhất thể (遐邇壹體): bất luận xa gần, không phân chủng tộc, đối đãi với tất cả mọi người dân đều bình đẳng.

(6) Suất tân (率賓): cách nói tắt của “suất thổ chi tân” 率土之賓, ý nói bên trong tứ hải (thiên hạ). Chỉ lãnh thổ của quốc gia.

(7) Quy vương (歸王): ý là quy thuận vua.

Lời dịch tham khảo:

Nếu như một vị vua có thể dùng lòng nhân từ mà yêu thương, bảo vệ và chăm sóc dân chúng, như vậy thì cho dù là các dân tộc phương xa bên ngoài cũng sẽ nguyện ý quy thuận vị ấy. Nếu như một vị vua có thể dùng lòng nhân ái mà giáo hóa nhân dân, bất luận xa gần, không phân chủng tộc mà đối đãi với tất cả mọi người đều bình đẳng, kết thành một khối, người trong thiên hạ được vị ấy cảm hóa, thì tự nhiên sẽ đến quy thuận vị ấy.

Câu chuyện văn tự:

“Thủ” 首: Kim văn viết là “”, chữ Tiểu triện viết là “”, chữ “Thủ” 首 này có nghĩa gốc là chỉ cái đầu. Phần trên “” đại diện cho tóc, phía dưới “” nhìn có vẻ giống mặt người, còn có lông mày và mắt nữa!

“Khương” 羌: chữ Khương trong Giáp cốt văn viết là “” nghĩa ban đầu là người chăn cừu, từ hình dạng chữ còn có thể nhìn thấy người chăn cừu này mang theo dây thừng bên thân, ý là dùng dây thừng để dắt dê. Chữ Kim văn thì viết là “”, chữ Tiểu triện viết là “”, hình dạng chữ đều là chữ “Dương” 羊 (con dê, con cừu) ở trên thêm một chữ “Nhân” 人 (người) ở dưới, ý là người chăn cừu, từ đó suy rộng ra chủng tộc người chăn cừu chính là chỉ người Khương.

“Tân” 賓: Trong Giáp cốt văn, chữ Tân 賓 được viết là“ “, nghĩa gốc là có khách từ phương xa tới, chủ nhà từ trong nhà ra nghênh tiếp, nhìn kỹ thì thấy chủ nhà trong nhà này “” là dùng tư thế quỳ để đón tiếp khách! Còn phần dưới “” là chữ “Chỉ” 止 trong Giáp cốt văn, ý là ngón/bàn chân người, được dùng để ví với người ngoài tới. Chữ Tân 賓 trong Kim văn viết là “”, chữ Tiểu triện viết là “”. Bộ “Miên” 宀 ở trên cùng là chỉ mái nhà, chữ “Nhất” 一 là biểu thị cho bức bình phong, chữ “Nhân” 人 là chỉ chủ nhân của ngôi nhà, chữ “Bối” 貝 là chỉ người mang quà tặng tới. Nghĩa gốc của chữ này là nói, chủ nhà nghênh đón vị khách mang theo quà đi vào trong nhà. Nhưng chữ “Bối” 貝 này không nhất định là chỉ người khách mang quà lễ đến, cũng có thể biểu đạt ý vị khách tôn quý.

Suy ngẫm và thảo luận:

Trong lịch sử, vua Đường Thái Tông Lý Thế Dân là vị quân vương rất nổi tiếng vì có tài đức sáng suốt, ông không chỉ giỏi bổ nhiệm người theo đúng khả năng của họ, giúp cho các quan đại thần phát huy hết năng lực, mà lòng dạ lại vô cùng rộng lượng, ông đều có thể tiếp nhận những phê bình và kiến nghị của bề tôi. Do đó mới có thể khai sáng ra Đại Đường thịnh thế.

Đường Thái Tông cho rằng, Tùy Dạng Đế nghi kỵ quần thần, ấy là nguyên nhân trọng yếu làm cho triều Tùy diệt vong. Bản thân quân vương phải lấy sự thành tín mà đối đãi với bề tôi, có vậy thì bề tôi mới có thể dốc sức trung thành. Năm đầu Trinh Quán, có người dâng thư cho Đường Thái Tông, thỉnh cầu thanh trừ “gian thần” trong triều. Đường Thái Tông triệu kiến người dâng thư, trước mặt người ấy hỏi: “Đại thần mà ta bổ nhiệm đều là người hiền lương, ngươi biết ai là gian thần?”. Người dâng thư nói: “Thần có một diệu kế, thỉnh bệ hạ thử xem sao, nhất định có thể khiến gian thần lộ nguyên hình”. Thái Tông hỏi là diệu kế gì, người kia đáp: “Lúc bệ hạ cùng quần thần thảo luận việc quốc gia đại sự, hãy cố ý giữ một ý kiến sai lầm, cũng thừa cơ nổi trận lôi đình. Lúc này những vị không sợ hoàng đế nổi giận, dám nói thẳng can gián, không sợ bị chém đầu, ấy chính là trực thần (bề tôi ngay thẳng); trái lại, người sợ sệt sự uy nghiêm của bệ hạ, chỉ lo cho tính mệnh của bản thân và gia đình, thuận theo ý bệ hạ, hùa theo ý chỉ, ấy chính là gian thần (bề tôi gian trá)”.

Thái Tông nghe xong không cho là đúng, nói với người này: “Nước chảy phải chăng cũng có trong có đục, mấu chốt nằm ở đầu nguồn. Quân vương là ngọn nguồn của lệnh trị quốc, thần dân tựa như nước chảy, nguồn nước vẩn đục mà muốn nước chảy trong veo, đó là chuyện không thể. Bản thân đế vương đùa bỡn, thi hành kế sách gian trá, có thể nào khiến thần dân chính trực, thành tín đây?”. Đường Thái Tông lại dùng lời nghiêm, nghĩa chính mà nói với người hiến kế: “Ta muốn khiến lòng tin phủ khắp thiên hạ, trị quốc bằng sự trung thành, quyết không làm việc oai môn tà đạo. Kế của ngươi mặc dù là diệu kế, nhưng với ta thì không dùng được, ta quyết không áp dụng”. Người kia nghe xong thì vô cùng hổ thẹn, vội vã lui xuống, hoảng hốt rời cung.

Cổ ngữ nói: “Đắc nhân tâm giả, đắc thiên hạ” (người mà có được lòng người thì có được thiên hạ), bởi vì Đường Thái Tông tài đức sáng suốt khiến cho bách tính thiên hạ đều tôn kính, sức mạnh quốc gia cũng càng ngày càng cường thịnh, người đời sau liền gọi thời thịnh thế này là “Trinh Quán chi trị”.

Sau khi nghe xong câu chuyện này, bạn có cảm tưởng gì không?

Vào thời cổ đại Trung Quốc, có thể được người đời sau xưng tụng là bậc quân vương tài đức sáng suốt, thì đều là người có thể trị quốc và giáo hóa nhân dân bằng lòng “nhân đức”. Các bạn nhỏ hãy thử nghĩ xem, nếu bạn là vua một nước, bạn sẽ làm như thế nào?

Ngoài Đường Thái Tông ra, trong lịch sử Trung Quốc còn xuất hiện rất nhiều vị vua tài đức sáng suốt, lưu truyền lại không ít câu chuyện được người đời sau ca tụng, hãy chia sẻ câu chuyện mà bạn biết cho mọi người cùng nghe nhé!

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/42328

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (8) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (7)https://chanhkien.org/2023/08/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-thien-tu-van-7.htmlTue, 08 Aug 2023 03:20:25 +0000https://chanhkien.org/?p=31033Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 弔民(1)伐罪(2) 周發(3)商湯(4) 坐朝問道(5) 垂拱(6)平章(7) Bính âm: 吊 (diào) 民 (mín) 伐 (fá) 罪 (zuì) 周 (zhōu) 發 (fā) 商 (shāng) 湯 (tāng) 坐 (zuò) 朝 (cháo) 問 (wèn) 道 (dào) 垂 (chuí) 拱 (gǒng) 平 (píng) 章 (zhāng) Chú âm: 吊 […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (7) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

弔民(1)伐罪(2) 周發(3)商湯(4) 坐朝問道(5) 垂拱(6)平章(7)

Bính âm:

吊 (diào) 民 (mín) 伐 (fá) 罪 (zuì)

周 (zhōu) 發 (fā) 商 (shāng) 湯 (tāng)

坐 (zuò) 朝 (cháo) 問 (wèn) 道 (dào)

垂 (chuí) 拱 (gǒng) 平 (píng) 章 (zhāng)

Chú âm:

吊 (ㄉㄧㄠˋ) 民 (ㄇㄧㄣˊ) 伐 (ㄈㄚ) 罪 (ㄗㄨㄟˋ)

周 (ㄓㄡ) 發 (ㄈㄚ) 商 (ㄕㄤ) 湯 (ㄊㄤ)

坐 (ㄗㄨㄛˋ) 朝 (ㄔㄠˊ) 問 (ㄨㄣˋ) 道 (ㄉㄠˋ)

垂 (ㄔㄨㄟˊ) 拱 (ㄍㄨㄥˇ) 平 (ㄆㄧㄥˊ) 章 (ㄓㄤ)

Âm Hán Việt

Điếu dân phạt tội,

Chu Phát Thương Thang.

Tọa triều vấn đạo,

Thùy củng bình chương.

Giải thích:

1. Nghĩa của chữ:

Điếu (弔): an ủi, thăm hỏi.

Dân (民): nhân dân, người dân, dân chúng, bách tính, đại chúng.

Phạt (伐): thảo phạt, chinh phạt, đánh dẹp, tiến đánh.

Tội (罪): hành vi phạm pháp.

Chu (周): tên một triều đại thời xưa.

Phát (發): tên của người khai quốc triều Chu, họ Cơ tên Phát.

Thương (商): tên một triều đại thời xưa.

Thang (湯): vị vua khai quốc nhà Thương.

Tọa (坐): ngồi, nghĩa gốc là chỉ tư thế “hai đầu gối chạm đất, đặt phần mông lên gót chân” của cổ nhân (tức ngồi quỳ), sau này dùng để chỉ việc đặt mông lên đâu đó để ngồi.

Triều (朝): triều đình, nơi vua chấp chính.

Vấn (問): thỉnh giáo, hỏi người khác điều mình không biết.

Đạo (道): đạo lý.

Thùy (垂): buông rủ xuống.

Củng (拱): chắp tay.

Bình (平): quản lý, sửa trị, cai quản, quản trị.

Chương (章): rõ ràng, sáng tỏ.

2. Nghĩa của từ:

(1) Điếu dân (弔民): động viên thăm hỏi những bách tính bị tổn hại.

(2) Phạt tội (伐罪): thảo phạt kẻ có tội.

(3) Chu Phát (周發): chỉ Cơ Phát – người kiến lập nên triều Chu, còn gọi là Chu Vũ Vương.

(4) Thương Thang (商湯): chỉ Thành Thang – người kiến lập nên triều Thương.

(5) Tọa triều vấn đạo (坐朝問道): ý chỉ vua ngồi thẳng, ngay ngắn ở trên triều đình cùng với bậc quần thần thương nghị về đạo lý trị quốc.

(6) Thùy củng (垂拱): hai ống tay áo rủ xuống, hai tay chắp lại. Biểu thị dáng vẻ vô vi mà trị.

(7) Bình chương (平章): làm việc chính sự phân minh rành mạch.

Lời dịch tham khảo:

Tại Trung Quốc 3000 – 4000 năm trước, vì giải trừ khổ nạn cho dân chúng dưới ách thống trị của vị vua bạo ngược, Cơ Phát của triều Chu và Thành Thang của triều Thương đã đánh dẹp những vua chúa bạo ngược thân mang đầy tội, lật đổ nền bạo chính, để cho dân chúng có lại cuộc sống yên ổn. Trong lịch sử, hai vị vua này là những người nổi tiếng hiền đức.

Những vị vua anh minh hiền đức này ngồi thẳng, ngay ngắn trên triều đình, cùng với quần thần thảo luận đạo lý làm cách nào giúp cho bách tính an cư lạc nghiệp. Đồng thời dùng đạo đức để cảm hóa quần thần, khiến họ tuân theo pháp luật, phụng sự việc công, yêu thương bảo vệ bách tính, cho nên các bậc quân vương như họ có thể ngồi quỳ chắp tay, buông thõng tay áo, dùng thái độ rất trầm tĩnh để xử lý việc nước một cách phân minh rành mạch.

Câu chuyện văn tự:

Bài viết này xin giới thiệu tới mọi người chữ “Dân” 民.

“Dân” 民 là chữ tượng hình, theo chữ Kim văn có 3 cách viết: “,”, “, chữ Tiểu triện thì viết là “. Trong chữ Kim văn hình dạng chữ “Dân” giống như mầm cây cỏ, theo học giả nghiên cứu tư liệu thì đây có lẽ là thể cổ của chữ “Manh” 萌, ý là mầm cỏ sinh trưởng um tùm, tươi tốt. Bởi vì hình dạng của nó cũng có dáng dấp như dân chúng thuận theo và phục tùng vua, từ đó mở rộng ra nghĩa “Dân” trong chữ “thứ dân”. Đồng thời mặt khác cũng chế định ra chữ “Manh” 萌 trong “manh nha” (mới phát sinh, nảy sinh). Do vậy hiện nay chữ “Dân” 民 chỉ dùng để chỉ dân chúng.

Trung Quốc có câu: “Dân duy bang bản, bản cố bang ninh”, ý muốn nói dân chúng là căn bản của quốc gia, bởi vậy người cầm quyền nếu có thể chăm lo cho bách tính, vì bách tính mà tạo nên hoàn cảnh yên bình, giúp họ an cư lạc nghiệp; cái căn bản được củng cố rồi thì quốc gia sẽ không bất an rối loạn. Còn có câu nói: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” (Dân chúng là quý giá nhất, sau mới đến đất nước, vua thì còn nhẹ hơn), đạo lý này giống với quan niệm dân chủ của phương Tây. Lấy dân làm gốc, lấy dân làm chủ, người cầm quyền phải chăm lo cho dân chúng, phục vụ dân chúng. Cho nên trong lịch sử, khi làm trái với những đạo lý này và bức hại, tàn sát dân chúng, thì không có một chính quyền bạo lực nào không bị dân chúng khinh bỉ và lật đổ.

Suy ngẫm và thảo luận:

Khi Chí thánh Tiên sư Khổng Tử đi đến nước Tề, và ngang qua Thái Sơn, ngài trông thấy một người phụ nữ đang khóc thảm thiết trước mộ phần. Khổng Tử liền bảo Tử Lộ đến hỏi thăm bà: “Xin hỏi, bà khóc thương tâm như vậy, chắc đã gặp chuyện đau lòng lắm phải không?” Người phụ nữ đáp: “Vâng, trước đây cha chồng tôi bị hổ cắn chết, sau đó chồng tôi cũng bị hổ cắn chết, giờ thì con trai tôi cũng bị hổ cắn chết, ông xem có khổ không?”

Tử Lộ nghe xong liền hỏi: “Vậy sao bà không rời khỏi chỗ này?”

Người phụ nữ đáp: “Bởi vì nơi đây không có nền bạo chính hà khắc”.

Tử Lộ bẩm lại lời người phụ nữ nói cho Khổng Tử, Khổng Tử nói với Tử Lộ rằng: “Phải nhớ kỹ, nền bạo chính hà khắc còn đáng sợ hơn hổ dữ!”

Nghe xong câu chuyện này, bạn cảm thấy câu nói “Không sợ mãnh hổ bằng sợ nền bạo chính” của người phụ nữ kia có đạo lý hay không?

Bạn có từng gặp hoặc nghe kể về nền chính trị hà khắc nào không? Có thể đưa ra một số ví dụ cho mọi người biết không?

Nếu như có một ngày trong tương lai, bạn đảm nhiệm công việc trong chính phủ, bạn sẽ đối đãi với dân chúng như thế nào?

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/42326

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (7) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (6)https://chanhkien.org/2023/08/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-thien-tu-van-6.htmlSat, 05 Aug 2023 02:54:11 +0000https://chanhkien.org/?p=30978Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 始制文字(1) 乃服衣裳(2)推位讓國(3)有虞(4)陶唐(5) Bính âm: 始 (shǐ) 制 (zhì) 文 (wén) 字 (zì) 乃 (nǎi) 服 (fú) 衣 (yī) 裳 (cháng) 推 (tuī) 位 (wèi) 讓 (ràng) 國 (guó) 有 (yǒu) 虞 (yú) 陶 (táo) 唐 (táng) Chú âm: 始 (ㄕˇ) 制 […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (6) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

始制文字(1) 乃服衣裳(2)推位讓國(3)有虞(4)陶唐(5)

Bính âm:

始 (shǐ) 制 (zhì) 文 (wén) 字 (zì)

乃 (nǎi) 服 (fú) 衣 (yī) 裳 (cháng)

推 (tuī) 位 (wèi) 讓 (ràng) 國 (guó)

有 (yǒu) 虞 (yú) 陶 (táo) 唐 (táng)

Chú âm:

始 (ㄕˇ) 制 (ㄓˋ) 文 (ㄨㄣˊ) 字 (ㄗˋ)

乃 (ㄋㄞˇ) 服 (ㄈㄨˊ) 衣 (一) 裳 (ㄔㄤˊ)

推 (ㄊㄨㄟ) 位 (ㄨㄟˋ) 讓 (ㄖㄤˋ) 國 (ㄍㄨㄛˊ)

有 (一ㄡˇ) 虞 (ㄩˊ) 陶 (ㄊㄠˊ) 唐 (ㄊㄤˊ)

Âm Hán Việt:

Thủy chế văn tự,

Nãi phục y thường.

Thôi vị nhượng quốc,

Hữu Ngu đào Đường.

Giải thích:

1. Nghĩa của chữ:

Thủy (始): khởi điểm, bắt đầu, khởi đầu, mở đầu.

Chế (制): chế tạo, chế định, đặt định, quy hoạch.

Văn (文): văn tự, chữ viết. Ký hiệu dùng để ghi chép ngôn ngữ, khi chữ đó đứng một mình thì gọi là ‘văn’.

Tự (字): Ký hiệu dùng để ghi chép ngôn ngữ, khi nhiều chữ (‘văn’) kết hợp với nhau thì thành ‘tự’.

Nãi (乃): mới, bắt đầu.

Phục (服): mặc, đội, như mặc quần áo, đội mũ nón. Cũng có thể làm cách gọi chung cho trang phục, quần áo.

Y (衣): đồ mặc trên thân người, dùng để che đậy thân thể, chống lạnh. Thông thường dùng vải, da thuộc hoặc các chất liệu khác tạo thành.

Thường (裳): vào thời cổ đại những thứ mặc ở nửa thân người bên dưới được gọi là “thường”, ví dụ như váy.

Thôi (推): lựa chọn, tuyển chọn, đề cử, tiến cử, giới thiệu.

Vị (位): chức quan địa phương sở tại. Trong bài này ý chỉ đế vị (ngôi vua).

Nhượng (讓): khiêm tốn, khiêm cung, lui nhường, nhượng bộ.

Quốc (國): thời cổ đại gọi đất được phong cho quân vương hoặc chư hầu là “quốc”.

Hữu (有): ở trong bài này làm trợ từ, không có ý nghĩa.

Ngu (虞): tên quốc, theo truyền thuyết thì đây là đất phong của tổ tiên vua Thuấn, địa điểm này ước chừng ở Ngu Thành thuộc huyện Bình Lục, tỉnh Sơn Tây ngày nay.

Đào (陶): gốm, là đồ vật do nung đất sét mà tạo thành.

Đường (唐): tên triều đại, thường được dùng để chỉ Trung Quốc, ví dụ người Trung Quốc còn được gọi là ‘Đường nhân’.

2. Nghĩa của từ:

(1) Thủy chế văn tự (始制文字): Bắt đầu chế định ra văn tự.

(2) Nãi phục y thường (乃服衣裳): Mới bắt đầu mặc quần áo để che đậy thân thể.

(3) Thôi vị nhượng quốc (推位讓國): Đem đế vị nhường cho người có tài năng để người đó cai quản quốc gia.

(4) Hữu Ngu (有虞): quốc hiệu của vua Thuấn.

(5) Đào Đường (陶唐): quốc hiệu của vua Nghiêu.

Lời dịch tham khảo:

Con người thời thượng cổ nếu muốn ghi chép lại sự việc thì dùng cách thắt nút dây hoặc vẽ hình để ghi nhớ; khi thời tiết trở lạnh thì dùng da thú để che thân. Mãi cho đến thời Hoàng Đế mới bước đầu xây dựng quy mô lập quốc. Sử quan Thương Hiệt phát minh ra văn tự (chữ viết), Trung Quốc bắt đầu có văn tự; đồng thời vợ của Hoàng Đế là Luy Tổ đã dạy người dân nuôi tằm, dệt vải, chế tác y phục, dân chúng mới bắt đầu dùng vải thay thế da thú để làm đồ che đậy thân thể.

Có thể đem đế vị nhường cho người có tài đức, nhường cho người hiền năng cai quản quốc gia, đây là tấm gương tốt mà chỉ ở thời đại Nghiêu Thuấn mới có, họ đều cân nhắc đến quốc gia và nhân dân mà không hề có chút tư tâm nào.

Câu chuyện văn tự:

“Văn” 文: Bài này chúng ta học được chữ “Văn” trong “Thiên Tự Văn” 千字文, chữ “Văn” trong thể chữ Tiểu triện được viết là “”, từ hình dạng chữ có thể thấy các đường nét giao nhau, đại diện cho các nét bút giao nhau trong văn tự. Các bạn nhỏ hãy thử nhìn kỹ một chút, chữ Trung Quốc của chúng ta có phải xuất hiện rất nhiều nét giao nhau không?

“Tự” 字: Chữ Tiểu triện viết là “” phần “” bên ngoài đại diện cho phòng ốc, phần “” bên trong là cách viết cổ của chữ “Tử” 子, chỉ hình ảnh trẻ nhỏ quấn trong tã lót. Nghĩa gốc ban đầu của chữ Tự “” là nói người mẹ sinh con ở trong phòng, do đó thời cổ đại họ gọi người sinh con là “Tự” 字, cách nói như vậy không phải là rất đặc biệt sao?

“Y” 衣: tạo hình quần áo thời cổ đại và thời hiện đại không giống nhau lắm, trong các bộ phim cổ trang, chúng ta có thể nhìn thấy phía trước quần áo của người xưa có hai vạt áo có thể vắt chéo và che kín, phía dưới dùng dây thắt lưng để buộc lại. Trong Giáp cốt văn chữ “Y” 衣 chiểu theo hình dạng của y phục mà viết thành “”, phần trên “” biểu thị cho cổ áo, phần dưới “” thì biểu thị hai vạt áo giao chéo với nhau.

“Thôi” 推: đẩy thứ gì đó nhất định phải dùng đến tay, cho nên có bộ “Thủ” 扌 bên trái. Bên phải là chữ “Chuy” 隹 biểu thị cho một loài chim đuôi ngắn, vì loài chim thích bay ra bên ngoài cho nên bộ “Thủ” 扌 thêm “Chuy” 隹 tạo thành ý đẩy hướng ra ngoài.

“Quốc” 國: chữ “Quốc” này rất đặc biệt, nếu như coi bộ “Vi” 囗 như là biên giới của quốc gia, ở giữa có “Qua” 戈 biểu thị cho sức mạnh quân sự, “Khẩu” 口 là chỉ nhân dân, “Nhất” 一 nằm phía dưới “Khẩu” 口, nghĩa bóng là vùng đất nơi con người đứng. Như vậy, có nhân dân, có đất, có sức mạnh quân sự, có biên giới thì sẽ thành một quốc gia.

Suy ngẫm và thảo luận:

Trong bài này chúng ta học được rất nhiều điển cố nổi tiếng, ví dụ như: Thương Hiệt tạo chữ, Luy Tổ nuôi tằm lấy tơ, còn có chuyện vua Nghiêu, vua Thuấn nhường ngôi, không biết các bạn nhỏ có hiểu được nhiều điều thông qua những điển cố này không?

Quá trình tạo ra văn tự Trung Quốc đặc biệt như thế, vậy bạn có nhận định thế nào về văn tự Trung Quốc?

Hãy thảo luận một chút, xem xem những câu chuyện “nhường ngôi vị” vô cùng nổi tiếng trong lịch sử đã nêu lên mỹ đức gì?

Sau khi nghe giáo viên kể chuyện, bạn có cảm tưởng gì không, hãy chia sẻ cùng mọi người nhé!

Phụ lục 1: Câu chuyện Thương Hiệt tạo chữ

Thương Hiệt là đại thần của Hoàng Đế, chuyên phụ trách ghi chép các sự việc. Trước khi Thương Hiệt phát minh ra văn tự, mọi người chỉ có thể dựa vào thắt nút dây hoặc vẽ hình để ghi lại các sự việc. Khi xảy ra chuyện lớn, trên sợi dây thắt cái nút lớn; khi xảy ra chuyện nhỏ, trên sợi dây thắt cái nút nhỏ. Những nút thắt và hình vẽ này mặc dù có thể giúp mọi người ghi chép các việc xảy ra, nhưng đều rất bất tiện mà lại dễ quên.

Có một năm, Thương Hiệt đến phương nam tuần sát, ông đã vô tình nhìn thấy một con rùa lớn, trên mai rùa có nhiều hoa văn màu xanh ngọc, Thương Hiệt trông thấy thì cảm thấy rất lạ. Ông nhìn tới nhìn lui, phát hiện rằng có thể hiểu được ý nghĩa của hoa văn trên mai rùa. Ông nghĩ rằng nếu hoa văn có thể biểu thị ra ý nghĩa, vậy nếu như định nghĩa cho các hoa văn khác nhau, chẳng phải là có thể dùng để truyền đạt tâm ý, ghi chép được sự việc hay sao?

Truyền thuyết kể rằng Thương Hiệt có bốn con mắt, có khả năng quan sát vô cùng nhạy bén, ông là một người bán-Thần (nửa Thần nửa nhân). Sau khi quan sát tinh tú trên trời, sông núi trên mặt đất, dấu vết của chim thú, côn trùng và cá, hình dạng của cỏ cây, dụng cụ và khí cụ, ông bắt đầu mô tả phỏng theo để tạo ra các loại ký hiệu khác nhau, đồng thời định ra mỗi một ký hiệu sẽ đại diện cho ý nghĩa gì. Ông đem các ký hiệu được sáng tạo ra này ghép lại thành mấy đoạn có ý nghĩa, rồi đưa cho mọi người xem, qua lời giải thích của Thương Hiệt, mọi người cũng hiểu rõ được ý nghĩa của những ký hiệu này. Thế là Thương Hiệt gọi loại ký hiệu có thể biểu đạt ý nghĩa này là “Văn tự”.

Sau khi Thương Hiệt tạo chữ thành công, đã phát sinh việc thần kỳ, giữa ban ngày trên trời có mưa tiểu mễ (gạo kê), ban đêm còn nghe được ma quỷ kêu khóc. Yêu ma quỷ quái thấy nhân loại có văn tự rồi thì từ đây mở ra trí tuệ, sẽ rất khó bị chúng lừa gạt, điều khiển, cho nên chúng suốt đêm ôm đầu khóc rống. Chữ Hán là văn tự Thần truyền, từ khi phát minh ra văn tự, mọi người có thể đem kinh nghiệm trong quá khứ ghi chép lại một cách hoàn chỉnh để lưu truyền về sau, và cũng càng thuận tiện cho việc tích lũy tri thức. Từ đó nhân loại liền tiến vào một thời đại hoàn toàn mới, mãi cho đến ngày nay, chúng ta vẫn còn sử dụng văn tự mà Thương Hiệt phát minh ra.

Phụ lục 2: Vua Nghiêu, vua Thuấn nhường ngôi

Truyền thuyết kể rằng sau thời Hoàng Đế, trước sau lần lượt xuất hiện ba vị đế vương rất hiền năng, tên là Nghiêu, Thuấn và Vũ. Nghiêu là một vị vua tài đức nhân từ, khi về già ông không đem vương vị truyền cho con trai của mình, mà muốn tìm một người hiền năng để kế thừa.

Có một lần, ông triệu tập thủ lĩnh các bộ lạc bốn phương đến bàn việc tuyển người, kết quả mọi người đều nhất trí đề cử Thuấn, bởi vì Thuấn rất hiếu thuận, mọi người cho rằng ông hẳn là người có đức hạnh rất cao. Thế là vua Nghiêu bắt đầu khảo sát phẩm đức và tài năng của Thuấn, ông đem hai người con gái của mình là Nga Hoàng và Nữ Anh gả cho Thuấn, rồi lại đưa ra rất nhiều công việc để khảo nghiệm trí tuệ của Thuấn. Trải qua khảo sát, vua Nghiêu thấy Thuấn đích thật là người vừa có tài lại vừa có đức, liền đem vương vị truyền cho Thuấn. Kiểu nhường ngôi vị này, trong lịch sử gọi là “Thiện nhượng” .

Sau khi Thuấn lên ngôi, ông cần cù giản dị, vẫn lao động như dân chúng, nên được nhân dân tín nhiệm và yêu quý. Có một năm quốc gia gặp nạn đại hồng thủy, vua Thuấn phái Vũ đi trị thủy, Vũ làm được rất tốt, khai thông được tất cả khiến nước lũ chảy ra biển. Thế là vua Thuấn liền đem vương vị truyền cho Vũ. Bởi vì vua Nghiêu và vua Thuấn đều không có tư tâm, đem vương vị truyền cho người hiền năng, cho nên cai quản quốc gia được rất tốt, mỹ đức “Thiện nhượng” này mãi được người đời sau ca tụng.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/42327

 

 

 

 

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (6) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (5)https://chanhkien.org/2023/07/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-thien-tu-van-5.htmlFri, 28 Jul 2023 02:50:39 +0000https://chanhkien.org/?p=30873Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 海咸河淡(1) 鱗潛(2)羽翔(3) 龍師(4)火帝(5) 鳥官(6)人皇(7) Bính âm: 海 (hǎi) 咸 (xián) 河 (hé) 淡 (dàn) 鱗 (lín) 潛 (qián) 羽 (yǔ) 翔 (xiáng) 龍 (lóng) 師 (shī) 火 (huǒ) 帝 (dì) 鳥 (niǎo) 官 (guān) 人 (rén) 皇 (huáng) Chú âm: 海 […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (5) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

海咸河淡(1) 鱗潛(2)羽翔(3) 龍師(4)火帝(5) 鳥官(6)人皇(7)

Bính âm:

海 (hǎi) 咸 (xián) 河 (hé) 淡 (dàn)

鱗 (lín) 潛 (qián) 羽 (yǔ) 翔 (xiáng)

龍 (lóng) 師 (shī) 火 (huǒ) 帝 (dì)

鳥 (niǎo) 官 (guān) 人 (rén) 皇 (huáng)

Chú âm:

海 (ㄏㄞˇ) 咸 (ㄒㄧㄢˊ) 河 (ㄏㄜˊ) 淡 (ㄉㄢ`)

鱗 (ㄌㄧㄣˊ) 潛 (ㄑㄧㄢˊ) 羽 (ㄩˇ) 翔 (ㄒㄧㄤˊ)

龍 (ㄌㄨㄥˊ) 師 (ㄕ) 火 (ㄏㄨㄛˇ) 帝 (ㄉㄧ`)

鳥 (ㄋㄧㄠˇ) 官 (ㄍㄨㄢ) 人 (ㄖㄣˊ) 皇 (ㄏㄨㄤˊ)

Âm Hán Việt:

Hải hàm hà đạm,

Lân tiềm vũ tường.

Long sư Hỏa đế,

Điểu quan Nhân hoàng.

Giải thích:

1. Nghĩa của chữ:

● Hải (海): là khu vực tích tụ nước và nằm gần đất liền, diện tích nhỏ hơn nhiều so với đại dương (洋).

● Hàm (咸): mặn, một loại vị giác, là vị của muối.

● Hà (河): cách gọi dòng chảy, dòng sông nói chung.

● Đạm (淡): màu sắc nhạt, hương vị không nồng, không đậm đặc.

● Lân (鱗): phần vảy bên ngoài thân của loài cá hoặc động vật bò sát, xếp tựa vào nhau như ngói trên mái nhà, dùng để bảo vệ thân thể.

● Tiềm (潛): lặn, là loại hoạt động dưới mặt nước.

● Vũ (羽): là cách gọi khác của loài chim.

● Tường (翔): lượn, liệng, bay vòng quanh trên không trung.

● Long (龍): là loài thần thú trong truyền thuyết cổ đại Trung Quốc, có thân rắn, đầu cá sấu, chân thằn lằn, móng chim ưng, đuôi rắn, sừng hươu, vảy cá, khóe miệng có râu, dưới trán có châu ngọc. Nó lúc ẩn lúc hiện, mùa xuân thì bay lên trời, mùa thu thì lặn xuống nước sâu, còn có thể hô mưa gọi gió.

● Sư (師): quan viên.

● Hỏa (火): lửa, hình dạng giống như ngọn lửa tóe ra.

● Đế (帝): cách gọi người đứng đầu quốc gia thời Trung Quốc cổ đại.

● Điểu (鳥): loài chim biết bay. Thân thể có lông vũ, có hai cánh, hai chân, là loài động vật đẻ trứng, máu nóng.

● Quan (官): người xử lý công việc của quốc gia, phục vụ dân chúng.

● Hoàng (皇): quân chủ, vua.

2. Nghĩa của từ:

(1) Hải hàm hà đạm (海咸河淡): nước biển thì mặn, nước sông thì nhạt (nước ngọt).

(2) Lân tiềm (鱗潛): loài cá nhờ có mang mà sống được dưới nước.

(3) Vũ tường (羽翔): loài chim do có cánh lông vũ nên có thể bay lượn trên trời.

(4) Long sư (龍師): tương truyền Phục Hy dùng từ “Long” làm tên gọi chức quan, nên được gọi là “Long sư”.

(5) Hỏa Đế (火帝): là Viêm Đế (Thần Nông) – một trong Ngũ Đế thời viễn cổ. Cũng có truyền thuyết nói rằng Hỏa Đế là Toại Nhân – một trong Ngũ Thị, dạy con người khoan gỗ lấy lửa (đánh lửa).

(6) Điểu quan (鳥官): dùng từ “Điểu” (chim) làm tên gọi chức quan.

(7) Nhân Hoàng (人皇): tên một vị thủ lĩnh bộ lạc thời viễn cổ; cùng với Thiên Hoàng và Địa Hoàng hợp lại gọi là Tam Hoàng.

Lời dịch tham khảo:

Nước biển thì mặn, nước sông thì nhạt (nước ngọt). Loài cá có mang nên có thể hô hấp trong nước, có thể lặn, sinh sống dưới nước. Loài chim có cánh lông vũ, nên có thể tự do tự tại bay lượn trên không trung.

Tương truyền các vị vua thời viễn cổ Trung Quốc phần lớn đều là các vị Thần có phẩm đức và trí huệ rất cao được Thiên thượng phái xuống, họ đến để chỉ dạy con người những vấn đề về ăn, mặc, ở. Cho nên con người vô cùng sùng kính các bậc quân vương có Thánh đức (chỉ người có đạo đức chí cao vô thượng), có cống hiến. Ví dụ như: Phục Hy thị dạy dân chúng đánh cá, săn bắt và chăn nuôi; vì gặp được Long Mã (Thần thú đầu rồng thân ngựa) hiến tặng Hà Đồ, nên Ông đã dùng từ ‘Long’ làm tên gọi chức quan và gọi là ‘Long sư’. Thần Nông dùng Hỏa đặt tên cho các chức quan, nên được gọi là Hỏa Đế. Khi Thiếu Hạo, con trai của Hoàng Đế lên ngôi, có Phượng Hoàng đến chúc mừng, cho nên liền lấy ‘Điểu’ (chim) để đặt tên chức vụ cho quan lại, bởi vậy mới có cách gọi ‘Điểu quan’. Còn có một vị thủ lĩnh bộ lạc thời viễn cổ, vì được dân chúng kính yêu nên được gọi là “Nhân Hoàng”; đây là một trong Tam Hoàng, hai vị còn lại là Thiên Hoàng và Địa Hoàng.

Câu chuyện văn tự:

Bài viết lần này sẽ giới thiệu một chữ vô cùng quan trọng, các bạn đoán xem là chữ gì? Chẳng phải chữ nào xa lạ, chính là chữ “Nhân” 人 (người), chữ “Nhân” rất đơn giản chỉ có hai nét mà thôi! Chữ “Nhân” này thuộc về loại tượng hình, Giáp cốt văn viết là , Kim văn viết là . Trong cách viết Giáp cốt văn và Kim văn, chữ “Nhân” 人 tựa như vẽ một người đứng nghiêng (nhìn từ bên hông), có đầu, có lưng, có chân. Chữ Tiểu triện viết là , mặc dù vẫn là đứng nghiêng người nhưng đã chuyển thành hình dạng thân người cúi xuống. Tại sao cổ nhân muốn cải biến như vậy? Bởi vì cổ nhân cảm thấy con người cần phải khiêm tốn, cần phải bình hòa, phải kính Trời, thuận theo Đất thì mới có thể tồn tại hài hòa cùng với thiên nhiên, cho nên đã đem chữ “Nhân” viết thành hình dạng thân mình cúi hạ xuống.

Suy ngẫm và thảo luận:

Trước tiên xin mời các bạn đọc câu chuyện ở phần phụ lục sau đó trả lời cho các câu hỏi dưới đây:

1. Chúng ta hãy thử nghĩ xem, con người làm thế nào mới có thể tồn tại hòa hợp cùng thiên nhiên? Hãy chia sẻ cùng mọi người nhé!

2. Mời bạn nói xem Thần Nông có những ảnh hưởng trọng đại thế nào đối với nhân loại? Tại sao lại được người đời sau kính ngưỡng?

3. Bạn đã từng tới nông trường hoặc nông thôn bao giờ chưa? Nơi đó sản xuất những gì nhỉ? Bạn có thích cuộc sống ở nơi đó không? Hãy chia sẻ cùng mọi người nhé!

Phụ lục 1: Nữ Oa tạo ra con người

Tại Trung Quốc, tương truyền con người là do Thần Nữ Oa tạo ra. Sau khi Bàn Cổ dùng sinh mệnh và thân thể của mình để tạo ra trời đất, lúc đó trên trái đất mặc dù có núi có nước, có hoa có cây, có côn trùng, cá và chim thú, nhưng Thần Nữ Oa luôn cảm thấy như còn thiếu thứ gì đó. Thế là Bà lấy bùn đất, hòa thêm chút nước, chiểu theo hình tượng của mình mà nặn.

Một lúc sau, Bà nặn ra một thứ nho nhỏ có hình dáng khá giống bản thân mình, có đủ tứ chi ngũ quan, Thần Nữ Oa thổi cho nó một luồng khí, rồi đặt nó dưới đất, nó bắt đầu chuyển động, Nữ Oa xem thấy rất hài lòng, Bà lại tiếp tục nặn ra nhiều hơn, Bà gọi chúng là “Người”. Bà hy vọng tạo ra thêm nhiều “Người” hơn nữa để làm phồn vinh trái đất. Thế nhưng dùng tay nặn thì quá chậm, thế là Bà tiện tay lấy một đoạn dây leo, nhúng vào bùn nhão rồi vẩy lên mặt đất, bùn nhão vừa rơi xuống đất liền biến thành những hình người nhỏ, cách này nhanh hơn nhiều so với nặn bằng tay. Bà càng vẩy càng vui mừng, “Người” được tạo ra càng nhiều, Bà đưa những vật nhỏ này đến bốn phương tám hướng, thế là trên khắp trái đất đều có “Người”.

Con người được phỏng theo hình dáng của Thần mà tạo nên, cho nên có sự khác biệt so với các sinh vật khác, lại càng không phải là do tiến hóa từ loài khác mà thành. Nhưng do nhân loại tự đại (kiêu căng, ngạo mạn), cho rằng mình là anh linh của vạn vật, đã bắt đầu không tôn trọng sinh mệnh khác, chiếm đoạt, sát sinh tràn lan; cho rằng có thể “Nhân định thắng Thiên”, liền bất kính với Trời không thuận theo Đất, không kính trọng thế giới mà Thần đã tạo nên, bắt đầu khai khẩn chặt phá tràn lan, phá hoại môi trường sinh thái, trở thành sát thủ của trái đất. Vì để cướp đoạt tư lợi, không tiếc sát hại đồng loại của mình, đây là kết quả của sự tự tư tự lợi mà con người gây ra.

Con người hiện đại sinh sống trong quan niệm tư tưởng “tự cho là đúng” của mình, chấp trước vào những hiểu biết nông cạn của bản thân, nên thường nhìn không thấu chân tướng của sự thật, làm những việc không nên làm, tạo thành những tổn thương không cách nào bù đắp. Nếu muốn thay đổi, cần phải học tập thái độ khiêm tốn, tự nhiên, bình hòa, kính Trời, thuận theo Đất của cổ nhân, thì mới có thể tồn tại hài hòa cùng với thiên nhiên và hết thảy các sinh mệnh khác, có vậy mới không phụ bổn ý của Thần khi tạo ra con người.

Phụ lục 2: Thần Nông

Sau khi Thần Nữ Oa tạo ra con người, nhân loại trên trái đất ngày càng nhiều, họ sinh sống chủ yếu bằng cách săn bắt dã thú, nhưng đi săn là việc rất nguy hiểm, lại chưa chắc có thể săn được, bởi vậy thức ăn thường không đủ. Lúc này, xuất hiện một vị Thần to lớn tới nhân gian trợ giúp con người giải quyết vấn đề thường xuyên thiếu thức ăn. Trong truyền thuyết, Ông có đầu bò thân người, giỏi về làm nông, bởi vậy được gọi là Thần Nông (hay Thần Nông thị). Ông còn có một cái bụng trong suốt như thủy tinh, có thể nhìn thấy tình hình thức ăn biến hóa trong bụng cho nên Ông thường nếm thử các loại rễ, thân, lá, hoa, quả của thực vật.

Thần Nông làm việc đức cho thiên hạ, Thiên thượng liền ban cho cơn mưa hạt “Kê” (Túc 粟). Thần Nông hiểu rõ đây là Thiên thượng ban cho con người lương thực để sinh sống, nếu như gieo trồng rộng rãi, con người sẽ có lúa gạo để ăn. Sau đó Thần Nông lại phát hiện ra ngũ cốc. Thần Nông bắt đầu chế tạo ra dụng cụ cày ruộng, rồi tự mình xuống ruộng dạy cho mọi người cách trồng trọt: Trước tiên xới đất ruộng lên cho tơi xốp, rồi gieo hạt giống ngũ cốc cho nảy mầm, sau đó theo thời tiết mà phân ra bốn mùa, căn cứ vào vùng đất cao thấp, dựa theo đặc tính của trăm loại cốc, xem xét sao cho thích hợp mà trồng; khi cấy mạ cần phải có đường có lối, theo quy tắc, sao cho cây giống có thể hấp thụ được nước và ánh sáng đồng đều; khi cây giống đang trưởng thành phải không ngừng tưới tiêu và bảo vệ, để tránh khô hạn và chim thú phá hoại; đến khi thu hoạch lúa chín, phải đem hạt ngũ cốc đi phơi nắng và chà vỏ, liền có thể nấu ăn hoặc dự trữ.

Mọi người đều rất tin theo lời Thần Nông, liền theo Ông làm ruộng vất vả cần cù trồng thử chín loại ngũ cốc: hạt dẻ (Lật 栗), cao lương (Thuật 秫), bắp ngô (Ngọc mễ 玉米), lúa (Đạo 稻), mè/vừng (Ma 麻), đậu nành (Đại đậu 大豆), đậu đỏ (Tiểu đậu 小豆), lúa mạch (Đại mạch 大麦) và lúa mì (Tiểu mạch 小麦). Đợi đến mùa thu, chín loại ngũ cốc đều chín, hạt trĩu nặng phủ kín ruộng đồng, người lớn con nít vì thế mà hồ hởi reo hò bắt tay vào thu hoạch, phơi nắng, tuốt lúa, phơi thóc, chà vỏ, tồn trữ, khi đem hạt gạo trắng bóng nấu thành cơm thì tỏa ra hương thơm ngào ngạt, khi này mọi người mới biết được vẻ đẹp của việc trồng lúa thu hoạch hơn hẳn các thứ khác. Từ đó mọi người vui thích lao động cày cấy, gieo trồng vào mùa xuân thu hoạch vào mùa thu, làm nông thay thế cho săn bắt. Thần Nông khi ấy còn xây một tòa thành để sàng lọc và dự trữ hạt giống, gọi là “Cốc thành”.

Mọi người tuy không còn phải chịu nỗi khổ do bị đói, nhưng vẫn còn nỗi khổ do bị thương bị bệnh, thế là Thần Nông đã thu thập các loại cây cỏ có thể trị bệnh để giải trừ thống khổ bệnh tật cho mọi người. Vì để phân biệt dược tính và công dụng của các loại thảo dược, Thần Nông tự mình nếm thử trăm loại cây cỏ, xem sự phản ứng của nó bên trong cơ thể như thế nào mà ghi chép lại, đây là một việc vô cùng nguy hiểm, Thần Nông từng bị trúng độc hơn 70 lần trong một ngày. Cuối cùng Ông tìm được 365 vị thuốc, sau đó căn cứ vào triệu chứng bệnh mà bốc thuốc. Nếu một loại cỏ trị một loại bệnh thì được gọi là “Bản thảo”, còn vài loại cỏ trị một loại bệnh thì gọi là “Y phương”, từ đây đặt định ra cơ sở của Trung y (Đông y).

Thần Nông cai quản lâu ngày, dân chúng cũng trở nên chất phác đôn hậu, vạn quốc hòa hợp. Thần Nông tạo ra tiêu chuẩn đo lường đơn giản để mọi người giao dịch. Tạo ra Phân – Tiền – Cân – Lạng để mọi người biết trọng lượng nặng nhẹ; chế ra Phân – Thốn – Trượng – Xích để mọi người biết độ dài ngắn; chế ra Thăng – Đấu – Cân – Thạch để mọi người biết đong lượng nhiều ít; chế ra Thập – Bách – Ngàn – Vạn để cho mọi người biết tăng giảm. Sau đó mới lập ra Triền (nhà ở; quán xá của hộ dân thời xưa) với Quốc (quốc gia, nước), chợ búa trong ngày, dân chúng tụ họp mua bán giao dịch, sắp xếp đâu vào đấy. Đây chính là nguồn gốc của các ngành Y học, Nông nghiệp và Thương nghiệp.

Thần Nông thấy ban đêm mọi người không có ánh sáng sẽ khó làm việc, liền quan sát xem những loại cỏ cây nào có chất béo, đem nghiền rồi vắt ra “Dầu” (Du 油), nhúm cỏ làm dây bấc, nhúng vào dầu đốt lên sẽ có ánh sáng như ban ngày, dùng để thờ cúng hay tiếp đón bạn bè thân hữu, nhân dân cảm thấy tốt lành, thế là tôn Thần Nông là “Viêm Đế”. Thần Nông quan sát trong trăm loài thú, thấy trâu bò có lực lớn, bền bỉ mà lại dễ thuần phục, liền chế tạo ra cày sắt đeo phía sau trâu bò, một người đi sau đỡ cày, để nó giúp người cày ruộng. Thần Nông tạo ra Ngũ huyền cầm (đàn 5 dây), gồm Cung, Thương, Giác, Chủy, Vũ, ứng hợp với ý nghĩa của Ngũ Hành; lại nung đất làm ra Khuông, hai mặt bọc da, chế ra để đánh, những âm thanh đánh ra đùng đùng vang dội như “Trống” (Cổ 鼓); đây là khai thủy của âm nhạc.

Vì để cải thiện cuộc sống của mọi người, mặc dù làm đế vương, mỗi ngày Thần Nông vẫn làm việc vất vả, Ông không ở trong ruộng hướng dẫn mọi người trồng trọt thì cũng ở vùng hoang dã nếm thử các loại thực vật mới phát hiện ra. Có một ngày, Ông phát hiện ra một cây cỏ nhỏ nở ra hoa vàng, lá cây lúc mở lúc đóng, đây là loại cây Ông chưa từng thấy bao giờ, mặc dù Ông cảm thấy nghi ngờ, nhưng vì nghĩ tới thiên hạ bách tính, Ông vẫn đem lá cây bỏ vào miệng nuốt xuống, thế nhưng lá cây kia vừa vào tới bụng, ruột liền bị đứt ra từng đoạn từng đoạn, Thần Nông không kịp nuốt giải dược thì đã chết. Người đời sau vì vậy mà gọi loài cỏ này là “Đoạn Trường thảo” (đoạn là đứt, trường là ruột, thảo là cỏ; người Việt quen gọi là lá ngón).

Vì tạo phúc cho bách tính, Thần Nông đã hy sinh sinh mệnh của mình, người đời sau mãi mãi cũng không quên Ông, đã tôn kính gọi Ông là Thần Nông Đại Đế, Viêm Đế, Dược Vương Bồ Tát, đến nay Ông vẫn còn được mọi người thờ cúng.

Chú thích của người dịch:

Cân – Lạng: 1 cân = 18 lạng, 1 cân = 0,5 kg.

Phân – Thốn – Trượng – Xích: 10 phân = 1 thốn (tấc); 10 thốn (tấc) = 1 xích (thước) = 1/3 mét; 10 xích (thước) = 1 trượng.

Thăng – Đấu – Cân – Thạch: 10 thăng = 1 đấu; 1 cân = 0,5kg; 1 thạch tương đương 100 lít.

Thập – Bách – Ngàn – Vạn: 10, 100, 1000, 10000.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/42247

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (5) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (4)https://chanhkien.org/2023/06/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-thien-tu-van-4.htmlThu, 29 Jun 2023 03:02:55 +0000https://chanhkien.org/?p=30672Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [Chanhkien.org] Nguyên văn 劍號巨闕(1) 珠稱夜光(2) 果珍李奈(3) 菜重芥姜(4) Bính âm 劍 (jiàn) 號 (hào) 巨 (jù) 闕 (què) 珠 (zhū) 稱 (chēng) 夜 (yè) 光 (guāng) 果 (guǒ) 珍 (zhēn) 李 (lǐ) 奈 (nài) 菜 (cài) 重 (zhòng) 芥 (jiè) 姜 (jiāng) Chú âm 劍 […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (4) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[Chanhkien.org]

Nguyên văn

劍號巨闕(1)

珠稱夜光(2)

果珍李奈(3)

菜重芥姜(4)

Bính âm

劍 (jiàn) 號 (hào) 巨 (jù) 闕 (què)

珠 (zhū) 稱 (chēng) 夜 (yè) 光 (guāng)

果 (guǒ) 珍 (zhēn) 李 (lǐ) 奈 (nài)

菜 (cài) 重 (zhòng) 芥 (jiè) 姜 (jiāng)

Chú âm

劍 (ㄐㄧㄢˋ) 號 (ㄏㄠˋ) 巨 (ㄐㄩˋ) 闕 (ㄑㄩㄝˋ)

珠 (ㄓㄨ) 稱 (ㄔㄥ) 夜 (一ㄝˋ) 光 (ㄍㄨㄤ)

果 (ㄍㄨㄛˇ) 珍 (ㄓㄣ) 李 (ㄌㄧˇ) 奈 (ㄋㄞˋ)

菜 (ㄘㄞˋ) 重 (ㄓㄨㄥˋ) 芥 (ㄐㄧㄝˋ) 姜 (ㄐㄧㄤ)

Âm Hán Việt

Kiếm hiệu Cự Khuyết

Châu xưng Dạ Quang

Quả trân lý nại

Thái trọng giới khương

Giải thích

1. Nghĩa của chữ:

Kiếm (劍): một loại binh khí, mảnh, dài, hai cạnh sắc bén.

Hiệu (號): tên gọi, biệt danh.

Cự (巨): to lớn.

Khuyết (闕): cách gọi một cây kiếm tốt vào thời cổ.

Châu (珠): viên hình tròn, sinh ra bên trong vỏ sò, vỏ trai.

Xưng (稱): gọi là, hoặc tán tụng, tán dương.

Dạ (夜): đêm, khoảng thời gian từ lúc trời tối cho đến hừng đông.

Quang (光): sáng tỏ.

Quả (果): trái, quả của thực vật.

Trân (珍): trân quý hiếm lạ.

Lý (李): quả mận, cây mận.

Nại (奈): táo tây, quả của cây táo tây. Một loại trái cây. Hình thù giống như quả mận nhưng thịt đỏ, vị chua ngọt.

Thái (菜): tên gọi chung các loại rau.

Trọng (重): quý trọng, quý giá.

Giới (芥): rau cải.

Khương (姜): gừng. Loại thực vật có thân ngầm phình to, hình dáng không cố định, màu vàng, vị cay, dùng làm gia vị và làm thuốc.

2. Nghĩa của từ:

(1) Kiếm hiệu Cự Khuyết (劍號巨闕): Một thanh bảo kiếm quý, nổi tiếng thời cổ đại, có tên gọi là “Cự Khuyết”. Thanh kiếm này do Việt Vương Câu Tiễn lệnh cho Âu Dã Tử chế tạo ra, vô cùng sắc bén, có thể xuyên phá đồng, sắt, vàng mà không hề để lại vết xây xước nào.

(2) Châu xưng Dạ Quang (珠稱夜光): Trong các loại trân châu thì Dạ Minh Châu là quý giá nhất vì nó có thể tự phát sáng, trong đêm còn có thể phát ra ánh sáng rực rỡ.

(3) Quả trân lý nại (果珍李奈): Loại trái cây quý hiếm nhất chính là trái mận và trái táo tây.

(4) Thái trọng giới khương (菜重芥姜): Trong các loại rau thì rau cải và gừng là hai loại rau quý giá nhất.

Lời dịch tham khảo:

Thời Xuân Thu, có một thanh kiếm tên là Cự Khuyết vô cùng sắc bén, có thể xuyên phá đồng, sắt, vàng mà thân kiếm không hề bị xây xước gì, cho nên chỉ cần nhắc tới kiếm quý liền sẽ nhớ tới kiếm Cự Khuyết. Còn trong các loại trân châu thì Dạ Minh Châu là quý giá nhất vì nó có thể tự phát sáng, trong đêm còn có thể phát ra ánh sáng rực rỡ.

Vào thời cổ trong các loại trái cây thì trái mận và táo khá là quý hiếm. Cũng vậy, rau cải và gừng là thứ rau quý giá nhất trong các loại rau.

Câu chuyện văn tự:

Kiếm 劍: Vào thời cổ đại, bất cứ ai dù là Vương hầu, tướng quân hiền thần, kẻ sĩ hay dân thường đều có thể đeo kiếm, cho nên chữ “Kiếm” 劍 bên phải có lưỡi đao 刃, bên trái là chữ “Thiêm” 僉 có ý nghĩa là toàn bộ, biểu thị rằng vào thời đó kiếm là binh khí thông dụng ai cũng có thể dùng được.

Chữ Kiếm Chữ Quả trong Giáp cốt văn Chữ Quả trong Kim văn

Quả 果: Thực vật ra hoa kết trái (quả). Chữ “Quả” trong Giáp cốt văn viết là “”, chữ này được vẽ giống hình một cây mọc ra rất nhiều trái (quả). Phát triển đến chữ Kim văn thì viết thành “”. Trong chữ Giáp cốt văn thì biểu tượng “” biểu thị cho trái, quả, qua tới Kim văn thì được thay thế bởi “”, ở giữa có thêm “+” là bởi vì sau khi trái chín sẽ tự nhiên nứt ra tứ phía. Phía dưới là chữ mộc “” ý chỉ cây cối, bởi vì chữ “Quả” 果 trước kia có nghĩa gốc là chỉ trái của cây.

Suy ngẫm và thảo luận:

Ở thời Xuân Thu kiếm đã trở thành tượng trưng cho bậc “quân tử” văn võ hợp nhất. Bởi kiếm thường thẳng tắp không cong, mang hàm nghĩa “Trung” 中 (trung dung), “bất khúc” 不曲 (không cong, không khom), giống như bậc chính nhân quân tử vừa ôn hòa lại chính trực. Kỳ thực thời cổ rất nhiều người đeo kiếm trên thân, chính là để thời thời khắc khắc nhắc nhở bản thân làm gì cũng phải giữ trung dung, không khom mình, không khuất phục.

So với các loại binh khí khác, thông thường khi chế tạo một thanh kiếm sẽ tiêu tốn nhiều thời gian hơn, đúc luyện xong còn phải căn cứ vào mục đích sử dụng để lựa chọn độ bén, giống như một bậc quân tử nhất định phải trải qua tầng tầng lớp lớp tôi luyện mới có thể viên dung hòa hợp với thế gian.

Hàm nghĩa thẳng tắp không cong của kiếm được ví như bậc chính nhân quân tử. Trong cuộc sống hằng ngày, các bạn nhỏ hãy thử nghĩ xem những hành vi nào được coi như là một bậc “quân tử chân chính, vừa ôn hòa lại chính trực?”

Muốn chế tạo một thanh kiếm tốt nhất định phải trải qua quá trình trăm luyện nghìn chùy – tôi rèn nung đập tỉ mỉ mới có thể đúc thành. Nó tựa như cách dưỡng thành nhân cách của chúng ta, nhất định phải trải qua muôn trùng khảo nghiệm, tôi luyện hun đúc thì mới có thể bồi dưỡng nên phẩm đức cao thượng. Các bạn nhỏ thân mến, khi gặp trở ngại trong cuộc sống, các bạn nhỏ sẽ giải quyết như thế nào nhỉ?

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/41936

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (4) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (3)https://chanhkien.org/2023/06/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-thien-tu-van-3.htmlSun, 11 Jun 2023 03:20:12 +0000https://chanhkien.org/?p=30408Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn 雲騰致雨(1) 露結為霜(2) 金生麗水(3) 玉出崑岡(4) Bính âm 雲(yún) 騰(téng) 致(zhì) 雨(yǔ) 露(lòu) 結(jié) 為(wéi) 霜(shuāng) 金(jīn) 生(shēng) 麗(lì) 水(shǔi) 玉(yù) 出(chū) 崑(kūn) 岡(gāng) Chú âm 雲(ㄩㄣˊ) 騰(ㄊㄥˊ) 致(ㄓˋ) 雨(ㄩˇ) 露(ㄌㄨˋ) 結(ㄐㄧㄝˊ) 為(ㄨㄟˊ) 霜(ㄕㄨㄤ) 金(ㄐㄧㄣ) 生(ㄕㄥ) 麗(ㄌㄧˋ) 水(ㄕㄨㄟˇ) 玉(ㄩˋ) 出(ㄔㄨ) 崑(ㄎㄨㄣ) 岡(ㄍㄤ) Âm […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn

雲騰致雨(1) 露結為霜(2) 金生麗水(3) 玉出崑岡(4)

Bính âm

(yún) (téng) (zhì) ()

(lòu) (jié) (wéi) (shuāng)

(jīn) (shēng) () (shǔi)

() (chū) (kūn) (gāng)

Chú âm

雲(ㄩㄣˊ) 騰(ㄊㄥˊ) 致(ˋ) 雨(ˇ)

露(ㄌㄨˋ) 結(ㄐㄧㄝˊ) 為(ㄨㄟˊ) 霜(ㄕㄨㄤ)

金(ㄐㄧㄣ) 生(ㄕㄥ) 麗(ㄌㄧˋ) 水(ㄕㄨㄟˇ)

玉(ˋ) 出(ㄔㄨ) 崑(ㄎㄨㄣ) 岡(ㄍㄤ)

Âm Hán Việt

Vân đằng trí vũ
Lộ kết vi sương
Kim sinh Lệ Thủy
Ngọc xuất Côn Cương.

Giải thích

  1. Nghĩa của chữ:
  • Vân (): mây, tức khí ẩm kết tụ lại và tạo ra mưa.
  • Đằng (): lên cao.
  • Trí (): dẫn tới, đưa tới.
  • Vũ (): mưa, tức giọt nước từ trong mây rơi xuống.
  • Lộ (): giọt nước nhỏ đọng lại trên cây cỏ sau một đêm lạnh giá.
  • Kết (): ngưng kết.
  • Vi (): biến thành.
  • Sương (): khi “lộ” (giọt nước nhỏ đọng lại trên cây cỏ sau một đêm) gặp lạnh, ngưng kết thành hạt nhỏ màu trắng thì gọi là sương.
  • Kim (): vàng, một loại kim loại quý màu vàng, tính mềm, cũng gọi là ‘hoàng kim’.
  • Sinh (): sinh sản, sinh ra.
  • Lệ (): mỹ hảo.
  • Thủy (): cách gọi chung cho sông suối biển hồ.
  • Ngọc (): một loại đá sáng loáng đẹp đẽ, nửa trong suốt, tính chất cứng rắn.
  • Xuất (): sinh sản, sinh ra.
  • Côn (): tên gọi tắt của núi Côn Lôn (Côn Luân).
  • Cương (): dãy núi, núi non trùng điệp.
  1. Nghĩa của từ:

(1) Vân đằng trí vũ (雲騰致雨):  nếu mây bốc lên cuồn cuộn không ngừng thì trời sẽ mưa.

(2) Lộ kết vi sương (露結為霜): nếu hạt nước đọng trên cây cỏ sau ban đêm gặp phải giá lạnh thì sẽ kết thành sương.

(3) Kim sinh lệ thủy (金生麗水): Lệ Thủy (hiện nay gọi là sông Kim Sa) là nơi sản xuất ra vàng.

(4) Ngọc xuất Côn cương (玉出崑岡): núi Côn Lôn ở Tân Cương là nơi sinh ra ngọc.

Lời dịch tham khảo

Mây kết tụ lại trên không trung, bốc lên cuồn cuộn, chính là trời sắp mưa.

Hạt nước đọng trên cây cỏ sau ban đêm, nếu như gặp phải giá lạnh sẽ kết thành sương.

Sông Kim Sa (xưa gọi là Lệ Thủy) bắt nguồn từ Thanh Hải, là nơi sản xuất ra “Hoàng kim” (vàng).

Còn núi Côn Lôn ở Tân Cương chính là nơi nổi tiếng sản xuất ra “Mỹ ngọc” (ngọc đẹp). 

Câu chuyện văn tự

Trong bài này, chúng tôi xin giới thiệu tới quý vị mối quan hệ mật thiết của chữ Vũ (mưa) với cuộc sống hàng ngày. Mưa là nước từ trên trời rơi xuống, cho nên cổ nhân liền tạo chữ này theo phương pháp “tượng hình”. Chữ Vũ trong Giáp cốt văn có hai cách viết, cách viết thứ nhất là  , cách viết thứ hai là; sau đó diễn biến tới Kim văn, viết thành. Phía trên chữ Vũ trong Kim văn  có chữ Nhất đại biểu cho Trời, phần khung phía dưới chữ Nhất là “” biểu thị cho mây, bốn dấu  “” bên trong đại biểu cho giọt nước rơi xuống, qua đó giải thích rõ rằng mưa rơi xuống từ mây ở trên trời, rất truyền thần, sinh động.

Chữ Vũ trong: Giáp cốt văn – Kim văn –  Triện văn – Lệ thư – Khải thư

Hai cách viết của chữ Vũ trong Giáp cốt văn

Nước là yếu tố của tất cả sinh mệnh, nhưng nước lại không thể lan tràn tứ phía, có một số nơi không có sông, suối, biển, hồ cho nên không có nước, phải nhờ vào trời mưa để điều hòa lượng nước cần có để mang chất dinh dưỡng cho vạn vật, nếu không thì sinh mệnh sẽ không có cách nào để duy trì. Do đó cần mưa xuống đúng thời điểm, đó chính là “Mưa kịp thời”, là loại mưa được mọi người hoan nghênh nhất. Thế nhưng mưa nhiều cũng sẽ làm hại sinh mệnh, mọi người cũng sẽ không thích. Cho nên mọi người đều hy vọng có thể “Mưa thuận gió hoà”, bình bình an an, không có thiên tai.

Chữ Vũ này ngoại trừ dùng để thể hiện Trời mưa xuống, còn có rất nhiều cách dùng khác. Ví dụ như câu “Mãnh tướng như vân, mưu thần như vũ” (Vị tướng dũng mãnh như mây, bề tôi mưu hay như mưa) được dùng để biểu đạt rằng số lượng mãnh tướng và mưu thần đông đảo, nhiều như mây, như mưa. Hoặc trong câu “Cựu vũ bất lai tòng thảo lục, tân phong độc chước hựu hoa hoàng” (Tạm dịch: mưa xưa không đến theo cỏ xanh, mới đẹp độc ẩm nét phấn vàng), Vũ ở đây được dùng để ví như “bằng hữu” (bạn bè). Còn trong câu “Bi tắc vũ lệ, tân tắc vũ thế” (Lúc buồn lúc khổ thì nước mắt tuôn rơi) thì Vũ có nghĩa là rơi xuống (rơi nước mắt). Cổ nhân dùng mấy chữ ngắn ngủi này là đã biểu đạt được cảm nhận về đời sống, đây là đặc sắc của chữ Hán, cũng là chỗ thú vị của chữ Hán. Bạn nhận biết càng nhiều chữ Hán thì niềm vui thú cũng càng nhiều, chúng ta hãy cùng nhau nhận biết thêm nhiều chữ Hán nữa nhé!

Suy ngẫm và thảo luận

Trong bài số 3 này chúng ta đã biết được nơi sản xuất ra “Hoàng kim” (vàng) và “Mỹ ngọc” thời cổ đại Trung Quốc là ở Lệ Thủy và dãy núi Côn Lôn, nhưng trên thế giới còn có rất nhiều nơi cũng sản xuất “Hoàng kim” và “Mỹ ngọc”. Bởi vì sản lượng “Hoàng kim” và “Mỹ ngọc” không nhiều, công dụng của chúng cũng không ít, lại có thể chế tác thành đồ trang sức tinh mỹ, cho nên mọi người đều thích sưu tầm, bởi vậy nó đã trở thành vật phẩm quý giá.

Người Trung Quốc đặc biệt yêu thích cất giữ “Hoàng kim” và “Mỹ ngọc”, có một câu nói xưa là “Kim ngọc mãn đường” (vàng ngọc đầy nhà) được dùng để hình dung người phú quý, còn người bình thường cũng dựa vào việc có thể “Kim ngọc mãn đường” mà vinh quang, ngạo nghễ. Cho nên có người khi còn nhỏ thì cố gắng đọc sách, học hành, lớn lên cố gắng làm việc, làm việc để kiếm tiền, kiếm tiền để mua nhà, mua nhà rồi lại mua vàng bạc châu báu để cho “Kim ngọc mãn đường”. Trong quá trình truy cầu này, có người sẽ không thuận lợi, có người sẽ lòng tham không đáy, vì đạt được mục đích, họ sẽ khởi lên tâm bất hảo, trộm, cướp, lừa, gạt các loại thủ đoạn sẽ xuất hiện, làm những việc trái với thiên lý. Chuyện xấu làm nhiều rồi, họ sẽ không yên tâm đối với người chung quanh, sợ người khác sẽ dùng thủ đoạn giống vậy đối phó họ, cướp đoạt vàng bạc châu báu của họ, thế là cả ngày nơm nớp lo sợ, tâm thần không yên, vì bản thân đã gieo hạt giống tai họa, Lão Tử dạy: “Kim ngọc mãn đường, mạc chi năng thủ” (Vàng ngọc đầy nhà, không ai có thể giữ) chính là cái ý này. Nhưng, nếu bạn có thể buông bỏ tâm đối với của cải, không truy cầu của cải bất chính, xem của cải tựa như mây bay trên trời, như vậy bạn sẽ không có gánh nặng, liền có thể gặp cát tránh hung.

Cho nên thái độ của bạn đối với của cải vật chất là nguyên nhân quyết định bạn có hạnh phúc vui vẻ hay không.

Bạn có suy nghĩ gì về điều này?

Nếu như có một ngày bạn trở thành người có rất nhiều tiền, hãy thử nói xem bạn sẽ dùng nó ra sao?

Tại sao có người giàu có, có người nghèo khổ, hãy cùng thảo luận một chút về nguyên nhân nhé! 

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/41935

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (2)https://chanhkien.org/2023/06/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-thien-tu-van-2.htmlSun, 04 Jun 2023 12:56:08 +0000https://chanhkien.org/?p=30329Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 寒來暑往(1) 秋收冬藏(2) 閏余成歲 律呂(3)調陽(4) Bính âm 寒 (hán) 來 (lái) 暑 (shǔ) 往 (wǎng) 秋 (qiū) 收 (shōu) 冬 (dōng) 藏 (cáng) 閏 (rùn) 余 (yú) 成 (chéng) 歲 (suì) 律 (lù) 呂 (lǔ) 調 (tiáo) 陽 (yáng) Chú âm 寒 […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

寒來暑往(1) 秋收冬藏(2) 閏余成歲 律呂(3)調陽(4)

Bính âm

寒 (hán) 來 (lái) 暑 (shǔ) 往 (wǎng)

秋 (qiū) 收 (shōu) 冬 (dōng) 藏 (cáng)

閏 (rùn) 余 (yú) 成 (chéng) 歲 (suì)

律 (lù) 呂 (lǔ) 調 (tiáo) 陽 (yáng)

Chú âm

寒 (ㄏㄢˊ) 來 (ㄌㄞˊ) 暑 (ㄕㄨˇ) 往 (ㄨㄤˇ)

秋 (ㄑㄧㄡ) 收 (ㄕㄡ) 冬 (ㄉㄨㄥ) 藏 (ㄘㄤˊ)

閏 (ㄖㄨㄣˋ) 余 (ㄩˊ) 成 (ㄔㄥˊ) 歲 (ㄙㄨㄟˋ)

律 (ㄌㄩˋ) 呂 (ㄌㄩˇ) 調 (ㄊㄧㄠˊ) 陽 (一ㄤˊ)

Âm Hán – Việt

Hàn lai thử vãng

Thu thu đông tàng

Nhuận dư thành tuế

Luật lữ điều dương.

Chú thích

  1. Nghĩa của chữ:
  • Hàn (寒): lạnh. Ý chỉ mùa Đông.
  • Lai (來): đến, tới.
  • Thử (暑): mùa Hạ nóng bức.
  • Vãng (往): đi, đã qua.
  • Thu (秋): mùa Thu.
  • Thu (收): thu lấy.
  • Đông (冬): mùa Đông.
  • Tàng (藏): trữ, dự trữ, tồn trữ.
  • Nhuận (閏): khoảng thời gian 1 năm tính theo Nông lịch (tức Âm lịch) và khoảng thời gian Trái Đất quay quanh Mặt Trời một vòng (theo Dương lịch là 365,256 ngày) sẽ chênh lệch nhau hơn 10 ngày, cho nên cứ cách mấy năm sẽ lại tích lũy thời gian dư, cái dư này được gọi là ‘nhuận’.
  • Dư (余): thêm ra, thừa ra, dư ra.
  • Thành (成): biến thành.
  • Tuế (歲): chỉ 1 năm.
  • Luật (律): Dương luật trong 12 luật của cổ nhạc. Chính là ‘lục luật’ (6 luật).
  • Lữ (呂): Âm luật trong 12 luật của cổ nhạc. Chính là ‘lục lữ’ (6 lữ).
  • Điều (調): thích hợp, hài hòa.
  • Dương (陽): thanh điệu, giọng điệu. Tứ thanh thời cổ đại gồm: dương bình, dương thượng, dương khứ, dương nhập. Bởi vì chịu ảnh hưởng của các phụ âm có độ trong và trầm khác nhau, những chữ khi phát âm ra có tiếng trầm đục (gọi là ‘dương điệu’) thường thấp hơn một chút so với ‘âm điệu’.
  1. Nghĩa của câu:

(1) Hàn lai thử vãng (寒來暑往): miêu tả sự luân chuyển của các mùa nóng – lạnh.

(2) Thu thu đông tàng (秋收冬藏): nông gia dựa theo một năm bốn mùa mà tiến hành canh tác, như mùa Xuân cày bừa, mùa Hạ gieo cấy, mùa Thu thu hoạch, mùa Đông tồn trữ.

(3) Luật lữ (律呂): là khí cụ mà người cổ đại sử dụng để điều chỉnh âm thanh của nhạc cụ.

(4) Điều dương (調陽): điều chỉnh cho thanh điệu thích hợp.

Lời dịch tham khảo

Khi mùa Đông giá lạnh về tới, mùa Hạ nóng bức cũng đã đi xa; mùa Thu là thời điểm tốt để thu hoạch nông sản, ngũ cốc thu được sẽ được đem đi tồn trữ, dùng để ăn vào ngày Đông giá rét.

Trong Nông lịch (Âm lịch) mà dân gian hay dùng, cứ mỗi ba năm lại có một tháng nhuận, còn trong Dương lịch thì cứ mỗi bốn năm là tháng Hai sẽ có thêm 1 ngày, trở thành 29 ngày. Như vậy, tính toán những ngày dư ra ấy một cách rõ ràng và an bài cho thích đáng, sắp xếp thời gian cho năm đó, thì mới có thể phù hợp với tiêu chuẩn vận hành của bốn mùa. Giống như thời cổ đại dùng ‘lục luật’ và ‘lục lữ’ để điều chỉnh âm thanh, điều hòa tốt âm luật, như vậy khi nghe mới thấy chuẩn xác.

Câu chuyện về văn tự

Thu 秋: Mùa Thu chính là mùa thu hoạch lương thực, cho nên bên trái có chữ Hòa 禾 (lúa), mà sau mỗi lần thu hoạch, nông dân luôn dùng lửa đốt thân cây lúa (đốt đồng) để chúng thiêu hủy thành phân bón, như vậy cũng tiện cho việc thu dọn đồng ruộng, chuẩn bị cho mùa gieo trồng tiếp theo, cho nên bên phải chữ Thu 秋 có chữ Hỏa 火 (lửa). Chữ Thu thời cổ đại trông rất giống con dế mèn. Vào mùa Thu, loài côn trùng này sẽ réo tiếng không ngừng. Mỗi lần vào Thu là sẽ nghe được tiếng kêu của nó, cho nên khi tạo chữ này, thì người ta vẽ ra những đặc trưng hình thể của con dế mèn, lại nghĩ tới tiếng kêu của nó, thế là âm đọc chữ Thu 秋 cũng phỏng theo tiếng kêu 啾 (qiū , ㄑㄧㄡ, âm Hán Việt cũng là Thu) của loài côn trùng này.

Chữ Thu thời cổ đại

Chữ Thu ghép từ chữ Hòa (禾) và chữ Hỏa (火)   

Đông 冬: Mùa Đông là mùa cuối cùng trong bốn mùa, đại diện cho sự kết thúc của một năm. Cách viết chữ Đông 冬 trong hệ chữ Giáp cốt là 「 」, hình vẽ này là một sợi dây thừng thắt nút hai đầu, để biểu thị ý kết thúc. Chữ Đông trong thể chữ Tiểu triện được viết là 「 」 , bên trên là 「 」 để biểu đạt rằng mùa Đông đến rồi phải đóng chặt nèn kín các khe cửa sổ, phía dưới là chữ Băng “” biểu thị ý lạnh lẽo, buốt giá, đóng băng. Vào mùa Đông, bên ngoài đều bị đóng băng, cho nên phải đóng thật chặt cửa sổ để tránh gió lạnh thổi vào.

Chữ Đông trong hệ chữ Giáp cốt

Chữ Đông trong thể chữ Tiểu triện

Chữ Hàn (lạnh)

     

              

 

 

 

 

Hàn 寒: phía trên chữ Hàn là bộ Miên “宀” biểu thị mái nhà, ở giữa là “” và “人” biểu thị cho hình ảnh con người vùi trong nệm ấm làm từ cỏ, phía dưới là “仌” tức là Băng biểu thị băng giá, bàn chân người đứng trên băng tuyết thì quả thực là buốt lạnh.

Suy ngẫm và thảo luận

Thiên địa vận hành là có quy luật, nông dân chiểu theo thời tiết bốn mùa mà tiến hành nông vụ, mùa Xuân nắm chắc thời gian mà gieo hạt, mùa Hạ nỗ lực cày bừa, tới mùa Thu thì hân hoan thu hoạch, sau đó mới có đầy đủ lương thực để vượt qua mùa Đông. Bộ lịch của chúng ta cũng giống như vậy, đem thời gian dư ra ấy tích lũy thành năm nhuận, tháng nhuận, vậy thì mới có thể hình thành quy luật 1 năm có 12 tháng. Các bạn nhỏ hãy thử suy ngẫm một chút về các vấn đề dưới đây nhé:

  1. Ngoài quy luật thời tiết 4 mùa, các bạn nhỏ hãy nghĩ xem còn có hiện tượng hay sự việc gì cũng có quy luật hay không?
  2. Thời tiết 4 mùa này do đâu mà hình thành? Tại sao 4 mùa lại có thể vận hành theo quy luật trong một thời gian dài như vậy?
  3. Nếu áp dụng vào cuộc sống thì có phải mỗi ngày chúng ta cũng nên lên kế hoạch cho phù hợp để hình thành quy luật (kỷ luật) hay không?
  4. Câu “Thu thu đông tàng” là muốn nói với chúng ta rằng “Lúc dư dả phải tích trữ để dùng vào lúc thiếu thốn”, mỗi ngày làm việc và nghỉ ngơi cũng giống như vậy, buổi sáng tinh thần tốt, chúng ta phải làm cách nào để nắm chắc khoảng thời gian này và vận dụng tốt hơn nữa thời gian trong ngày?

Dịch từ:

http://big5.zhengjian.org/node/41733

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Vănhttps://chanhkien.org/2023/04/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-thien-tu-van.htmlFri, 28 Apr 2023 00:39:47 +0000https://chanhkien.org/?p=29939Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Ghi chú của người biên tập: Nhằm hoằng dương văn hóa Thần truyền Trung Quốc, thanh trừ ảnh hưởng của văn hóa tà đảng, các đệ tử Đại Pháp trong lĩnh vực giáo dục dùng chính kiến tu xuất được từ trong Đại […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Ghi chú của người biên tập: Nhằm hoằng dương văn hóa Thần truyền Trung Quốc, thanh trừ ảnh hưởng của văn hóa tà đảng, các đệ tử Đại Pháp trong lĩnh vực giáo dục dùng chính kiến tu xuất được từ trong Đại Pháp, bắt đầu biên soạn một bộ tài liệu giảng dạy Văn hóa chính thống Trung Quốc. Bởi vì mới cất những bước đi đầu tiên nên khó tránh khỏi thiếu sót, chúng tôi mong được các đệ tử Đại Pháp trên toàn thế giới, nhất là đệ tử Đại Pháp trong lĩnh vực giáo dục, tham dự và góp ý. Chúng tôi chân thành hy vọng rằng, những đồng tu dùng tài liệu giảng dạy này có thể phản hồi cho chúng tôi những vấn đề gặp phải trong khi đứng lớp và những ưu khuyết điểm của giáo trình, nhằm giúp chúng tôi không ngừng sửa chữa nâng cao, làm cho giáo trình ngày càng đầy đủ và hoàn chỉnh. Đồng thời, chúng tôi cũng hoan nghênh các đồng tu có nguyện ý tham dự sáng tác biên tập tới gia nhập ban biên tập, để cùng nhau biên soạn hoàn thành giáo trình này.

◇◇◇ ◇◇◇ ◇◇◇

Hướng dẫn đọc (câu chuyện về Thiên Tự Văn)

Trước thời kỳ mạt của nhà Thanh, “Thiên Tự Văn”, “Tam Tự Kinh”, “Bách Gia Tính” là tài liệu cơ bản về giáo dục vỡ lòng dành cho trẻ em Trung Quốc, chúng được gọi chung là “Tam, Bách, Thiên”. Bởi vì văn tự ngắn gọn thiết thực, dễ thuộc, cho nên được xã hội đương thời tiếp nhận rộng rãi và trở thành sách mà trẻ em nhất định phải đọc. Bởi vậy, tại thời đại đó, người đi học nói chung đều từng đọc qua những cuốn này. Tới nay, dù không còn là sách học của bậc tiểu học nhưng vẫn còn rất nhiều cha mẹ khuyến khích con cái đọc những cuốn này và coi đây là sách đọc ngoại khóa.

Trong ba cuốn trên, “Thiên Tự Văn” xuất hiện sớm nhất, ước chừng cách ngày nay hơn 1500 năm. Bản “Thiên Tự Văn” mà chúng ta học ngày nay là do Chu Hưng Tự thời Nam Bắc triều biên soạn. Tương truyền, Lương Vũ Đế vì muốn dạy các hoàng tử viết chữ nên đã ra lệnh lấy 1000 chữ không trùng lặp trong các thư pháp của Chung Dao và Vương Hi Chi rồi in khắc ra để các hoàng tử tập viết theo. Sau khi các chữ này được in khắc ra, Lương Vũ Đế thấy rằng chúng lộn xộn không theo thứ tự, các hoàng tử muốn học tập theo thì rất khó, nên đã nghĩ tới việc chiểu theo phương pháp thanh vận mà biên soạn lại các chữ này thành câu văn có ý nghĩa, nhằm giúp các hoàng tử học tập. Thế là vua triệu kiến Chu Hưng Tự – một người có tài học vấn – rồi nói: “Khanh có tài văn chương, hãy gieo vần giúp ta!” Sau khi Chu Hưng Tự nhận lệnh, ông đã vắt óc suy nghĩ, chỉ trong thời gian một buổi tối mà đã biên soạn xong, nghe nói vì vậy mà râu tóc Chu Hưng Tự bạc hết. Lương Vũ Đế sau khi xem qua thì khen ngợi không ngớt, bởi vì Chu Hưng Tự đã đem 1000 chữ hỗn loạn không trật tự kia biên soạn thành một áng văn tuyệt diệu vừa có thể đọc thuộc làu làu lại còn mang ý nghĩa sâu xa.

Do trong “Thiên Tự Văn” không có một chữ nào bị lặp lại, mà còn đều là những chữ thông dụng, cho nên sau khi học được 1000 chữ này, đối với một người bình thường thì từng ấy chữ cũng coi như đủ dùng trong cuộc sống thường ngày; hơn nữa kết cấu và các nét viết của những chữ này có thể nói là tiêu biểu của chữ Hán; nên rất đỗi tự nhiên mà trở thành một tài liệu tốt để dạy trẻ viết chữ, ngay cả rất nhiều nhà thư pháp nổi tiếng trong các thế hệ cũng thích viết chúng. Cho dù thời đại có chuyển biến thế nào, tri thức truyền thống của Trung Quốc trước sau vẫn là tài sản trân quý nhất; mặc dù “Thiên Tự Văn” chỉ vỏn vẹn 1000 chữ, nhưng lối viết tinh xảo, vế đối tinh tế, khí thế hùng hồn, dễ đọc dễ nhớ, nội dung bao hàm thiên văn, địa lý, tự nhiên, lịch sử, giai thoại về các nhân vật, quy chế pháp luật, đạo đức luân lý và đạo lý “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, là cuốn sách hay hiếm có.

Bản giáo trình này tổng cộng chia làm 60 bài, nội dung mỗi bài gồm các phần Nguyên văn, Bính âm, Chú âm, Âm Hán – Việt, Chú thích, Lời dịch tham khảo, Câu chuyện văn tự, Suy ngẫm và thảo luận, còn có những hoạt động ngữ văn thú vị và sinh động. Hy vọng các em thiếu nhi mới học chữ Trung Quốc có thể nắm được văn tự và lĩnh hội được vẻ đẹp của chữ Hán thông qua loạt bài này; đồng thời từ những kiến thức về thiên văn địa lý, những sự tích về nhân vật lịch sử, những đạo lý về đối nhân xử thế, cùng những phương pháp tu dưỡng phẩm hạnh được dạy trong mỗi bài mà định hình nên nguyên tắc làm người; qua đó nhận thức được văn hóa Trung Hoa bác đại tinh thâm của chúng ta.

Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp

Thiên Tự Văn (1)

Nguyên văn

天地玄黃(1) 宇宙洪荒(2) 日月盈昃(3) 辰宿列張(4)

Bính âm

天(tiān) 地(dì) 玄(xuán) 黃(huáng)

宇(yǔ) 宙(zhòu) 洪(hóng) 荒(huāng)

日(rì) 月(yuè) 盈(yíng) 昃(zè)

辰(chén) 宿(xiù) 列(liè) 張(zhāng)

Chú âm

天(ㄊㄧㄢ)地(ㄉㄧˋ) 玄(ㄒㄩㄢˊ) 黃(ㄏㄨㄤˊ)

宇(ㄩˇ) 宙(ㄓㄡˋ) 洪(ㄏㄨㄥˊ) 荒(ㄏㄨㄤ)

日(ㄖˋ) 月(ㄩㄝˋ) 盈(ㄧㄥˊ) 昃(ㄗㄜˋ)

辰(ㄔㄣˊ) 宿(ㄙㄨˋ) 列(ㄌㄧㄝˋ) 張(ㄓㄤ)

Âm Hán – Việt

Thiên Địa huyền hoàng

Vũ trụ hồng hoang

Nhật nguyệt doanh trắc

Thần tú liệt trương.

Chú thích

(1) Thiên 天 Địa 地 Huyền 玄 Hoàng 黃 là cảnh tượng được hình dung vào thời viễn cổ khi địa cầu mới được sinh ra. Lúc ấy, thiên thể mới đang được tổ hợp tạo thành, giữa thiên và địa là một cảnh hỗn độn nóng rực. Do khí quyển bị thiêu đốt mà bầu trời lẫn lộn hai màu đỏ đen, biến hóa khó lường, cho nên gọi đó là “Thiên huyền”. Đại địa vì bị thiêu đốt mà trở nên khô vàng, cho nên gọi đó là “Địa hoàng”.

Cổ nhân gọi không gian la liệt các vì sao trên đầu là “Thiên” (Trời), cũng gọi nơi Thần linh trú ngụ là Thiên, do đó đối với “Trời” thì phi thường kính sợ.

“Địa” 地 chính là địa cầu (Trái Đất) mà nhân loại đang ở, một trong chín đại hành tinh của Thái Dương hệ (hệ Mặt Trời), là nơi cung cấp vật chất cho rất nhiều sinh mệnh.

“Huyền” 玄: màu đen có lẫn màu đỏ thì được gọi là “huyền”, sau này “huyền” thường được dùng để chỉ màu đen; “huyền” còn bao hàm sự thâm áo vi diệu, khó đo lường giải thích, như trong cuốn “Lão Tử” viết “Huyền chi hựu huyền, chúng diệu chi môn”.

“Hoàng” 黃: là một loại màu sắc, tựu chung với màu đỏ và màu lam thì được gọi là “Tam nguyên sắc” (ba màu gốc, ba màu cơ bản). “Hoàng” cũng là một họ lớn của Trung Quốc; “Hoàng Đế” là thủy tổ chung của dân tộc Trung Hoa.

(2) Vũ 宇 Trụ 宙 Hồng 洪 Hoang 荒 là nói, khi đó địa cầu có một đoạn thời gian rất dài bị chìm ngập trong hồng thủy, khắp nơi đều hoang vu thê lương.

“Vũ” 宇 là sự hình dung của cổ nhân về không gian bao la vô hạn, chỉ Trên, Dưới cùng bốn phương Đông, Nam, Tây, Bắc.

“Trụ” 宙 có nghĩa là từ xưa đến nay, ý chỉ thời gian.

Hai chữ “vũ trụ” 宇宙 hợp lại, có hàm ý là không gian lớn vô hạn và thời gian dài vô hạn.

“Hồng” 洪 có nghĩa là “đại” (to lớn), khi làm danh từ thì mang nghĩa là “đại thủy” (lũ lụt).

“Hoang” 荒 là cỏ dại mọc đầy đất, hễ là vùng đất không có hoặc không thể trồng bất cứ loại cây gì thì được gọi là đất hoang.

(3) Nhật 日 Nguyệt 月 Doanh 盈 Trắc 昃 là nói cho chúng ta biết rằng Mặt Trời và Mặt Trăng chuyển động trên bầu trời, do chịu ảnh hưởng của việc Trái Đất tự xoay quanh trục của chính nó nên có hiện tượng Mặt Trời mọc – Mặt Trăng lặn và trăng tròn – trăng khuyết.

“Nhật” 日 là Thái Dương (Mặt Trời), nó là một hằng tinh (hằng tinh là một thiên thể cố định bất động, không thay đổi vị trí, có thể tự phát ra ánh sáng rất mạnh và nóng), chiếu sáng cả hệ Mặt Trời bao gồm Trái Đất ở bên trong. Ngoại trừ hệ Mặt Trời này của chúng ta, tại hệ Ngân Hà trong vũ trụ còn có sự tồn tại của vô số hệ Mặt Trời khác, do khoảng cách quá xa, đôi mắt thường của nhân loại chúng ta không nhìn thấy được.

“Nguyệt” 月 là Mặt Trăng, nó là vệ tinh quay quanh Trái Đất chúng ta, hơn nữa lại là nhân tạo! Nhưng đó là do nhân loại tiền sử xa xưa đã phóng lên. Khoa học kỹ thuật hiện tại của chúng ta còn làm chưa được, điều này cũng chứng minh rằng trước nền văn minh nhân loại kỳ này của chúng ta, trên Trái Đất đã từng xuất hiện những nền văn minh khác và được gọi chung là văn minh tiền sử.

“Doanh” 盈 là chỉ tình trạng tràn đầy và dư thừa, cổ nhân gọi Mặt Trăng vào đêm 15 âm lịch mỗi tháng là “doanh nguyệt”, cho nên “doanh” còn có ý là “viên” (tròn).

“Trắc” 昃 là chỉ Mặt Trời ngả về Tây, cổ nhân nhìn thấy Mặt Trời buổi sáng xuất hiện từ đường chân trời phía Đông, rồi từ từ leo lên trên, đến chính ngọ (giữa trưa, 12:00 trưa) thì Mặt Trời ở ngay trên đỉnh đầu của chúng ta. Nhưng hễ qua chính ngọ thì Mặt Trời bắt đầu hạ về phía Tây, giống như kiểu rơi xuống. Kỳ thực, Mặt Trời là một hằng tinh, nó không hề di động, là vì Trái Đất tự quay quanh trục nên tạo thành giả tượng, tưởng rằng Mặt Trời mọc rồi lặn. Cho nên có cách nói “Nhật trung tắc trắc”, tức là khi Mặt Trời tới trung ngọ (chính ngọ) thì ắt ngả về Tây (ý chỉ sự vật sự việc lên tới cực thịnh rồi sẽ suy, tương tự câu “vật cực tất phản”).

(4) Thần 辰 Tú 宿 Liệt 列 Trương 張 ý chỉ những vì tinh tú lớn nhỏ khác nhau lấp đầy bầu trời vô biên vô tế.

“Thần” 辰 nghĩa là “tinh thần” (tinh trong chữ “tinh tú”, thần trong chữ “giờ thần”), là tên gọi chung của các vì sao trên trời. “Thần” còn là cách gọi thời gian thời cổ đại, buổi sáng từ 7:00 – 9:00 là giờ Thần (giờ Thìn), khi mở rộng nghĩa thì “thời khắc” cũng được gọi là “thời thần”.

“Tú” 宿 có ba cách phát âm là “sù” (túc), “xiù” (tú) và “xiǔ” (âm Hán – Việt cũng là túc).

Khi đọc là “xiù” (tú) thì ý chỉ các vì “tinh tú”. Người Trung Quốc cổ đại tập hợp một số ngôi sao lại gọi là tú, phương Tây gọi là chòm sao, như Cơ Tú là do bốn ngôi sao hợp thành.

Còn khi đọc là “sù” (túc) thì là chỉ nơi có thể nghỉ ngơi; như “túc xá” (ký túc xá, nhà ở tập thể).

Còn nếu là “xiǔ” thì bằng nghĩa với từ “dạ” (đêm), ví như “chỉnh túc vị miên” (cả đêm chưa ngủ).

“Liệt” 列, là trưng bày, phô bày.

“Trương” 張 ý là phân bố; “Liệt trương” 列張 chính là trưng bày phân bố.

Ý nghĩa văn bản

Bốn câu trên là đoạn mở đầu của toàn bộ cuốn “Thiên Tự Văn”. Nó kể về hoàn cảnh lúc khai thiên tịch địa, vũ trụ vừa mới sinh ra và sự vận hành, sắp xếp của Mặt Trời, Mặt Trăng cùng các ngôi sao, đó là điều mà người Trung Quốc cổ đại quan sát vũ trụ thấy được.

Lời dịch tham khảo

Vào lúc Trái Đất mới sinh ra, bốn bề Trái Đất được bao quanh bởi một thể khí màu đỏ đen hỗn độn không rõ và biến ảo khó lường, còn đại địa (mặt đất) là một vùng khô vàng. Khắp nơi đều là lũ lụt, phóng mắt nhìn đều là cảnh hoang vu. Trải qua một đoạn thời gian rất dài, không gian giữa thiên và địa dần sáng tỏ, lúc này có thể nhìn thấy Mặt Trời, Mặt Trăng vận hành rất có quy luật trên bầu trời. Cứ đến đêm 15 (âm lịch), Mặt Trăng sẽ lại sáng và tròn. Còn Mặt Trời hễ qua giữa trưa là bắt đầu dần ngả về hướng Tây, hiện tượng này chưa từng thay đổi. Vô số vì sao phân bố trên bầu trời rộng lớn vô hạn, hoặc tốp năm tốp ba, hoặc một mình đơn lẻ, lấp lánh ánh quang khiến con người say mê ngắm nhìn, mang đến suy tư vô hạn cho nhân loại.

Suy ngẫm và thảo luận

Phạm vi của vũ trụ lớn cỡ nào?

Đối với nhân loại mà nói thì Trái Đất tương đối lớn, bán kính của nó ước chừng 6371,2 km, nhưng còn chưa bằng 1% bán kính của Mặt Trời. Trong khoảng cách từ Mặt Trời đến sao Diêm Vương – hành tinh xa nhất trong Thái Dương hệ, ước chừng có thể đặt vừa hai triệu cái Trái Đất. Mà Mặt Trời chỉ là một hằng tinh trong hệ Ngân Hà. Trong hệ Ngân Hà khổng lồ, ước chừng có hơn 100 tỷ hằng tinh lớn như Mặt Trời, thậm chí có hằng tinh còn lớn hơn Mặt Trời mấy nghìn lần. Từ đó có thể thấy hệ Ngân Hà khổng lồ biết bao.

Sách tham khảo: “Thiên Tự Văn”, “Tam Dân Thư Cục”, “Kiều Giáo Song Chu San”, “Kiều Vụ Ủy Viên Hội”.

Dịch từ:

http://big5.zhengjian.org/node/41430

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>